Tình hình hoạt động tín dụng tiêu dùng của các Ngân hàng tại thành phố

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giới hạn tín dụng trong vay tiêu dùng của hộ gia đình tại thành phố cần thơ (Trang 39)

phố Cần Thơ

Những tháng cuối năm 2014 là thời điểm các ngân hàng tập trung đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, để giải quyết các nhu cầu tiêu dùng nhƣ: mua nhà, mua xe, mua sắm các thiết bị phục vụ đời sống. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Cần Thơ hoạt động cho vay tiêu dùng đang phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức, các gói cho vay ƣu đãi, sản phẩm tài chính khác biệt để cạnh tranh, thu hút khách hàng cũng nhƣ đáp ứng kịp thời cho nhu cầu của khách hàng vào thời điểm mùa mua sắm cuối năm. NHNN Việt Nam chi nhánh TP Cần Thơ cho biết, tổng dƣ nợ cho vay đến cuối tháng 8-2014 đạt 47.539 tỉ đồng, tăng 8,67% so với cuối năm 2013. Nợ xấu là 1.810 tỉ đồng, chiếm 3,81% trong tổng dƣ nợ cho vay, tăng so với cuối năm 2013, nhƣng tỷ lệ này nằm

trong phạm vi cho phép. Lãi suất cho vay VND đối với một số lĩnh vực, ngành kinh tế ở mức 7-8%/năm.

Điển hình tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank), NH dành ra 4.500 tỷ đồng cho khách hàng cá nhân vay mua, xây dựng hoặc sửa chữa BĐS. Số tiền vay có thể lên tới 100% giá trị, thời hạn vay lên đến 20 năm, mức lãi suất chỉ từ 6,88%/năm đối với khoản vay có thời hạn dƣới 60 tháng trong 6 tháng đầu tiên… Sacombank cũng dành thêm 1.000 tỷ đồng cho vay mua xe ô tô dành cho khách hàng cá nhân với lãi suất từ 8%/năm trong 6 tháng đầu tiên. (Bản tin Kinh tế - Tài chính Sacombank, 2014)

Theo trào lƣu đó, BIDV cũng đã triển khai gói tín dụng 3.500 tỷ đồng cho vay nhu cầu nhà ở, bao gồm vay mua, xây, sửa, mua sắm nội thất… với lãi suất 7,8%/năm. VietinBank cho khách hàng vay vốn trong chƣơng trình "Ƣu đãi khách hàng mới" với mức lãi suất 7,99%/năm, thời gian ƣu đãi tối đa lên đến 6 tháng.

HDBank cũng đang triển khai nhiều gói tài chính ƣu đãi nhƣ dành 1.500 tỷ đồng trong chƣơng trình cho khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh, vay mua nhà đất, tiêu dùng…(Ngọc Ánh, 2014. Kinhdoanh.net)

SeAbank vừa triển khai chƣơng trình ƣu đãi đặc biệt dành cho khách hàng cá nhân vay mua nhà, đất và xây dựng, sửa chữa nhà với các mức lãi suất 0%/năm trong 3 tháng đầu hoặc 6%/năm trong 6 tháng đầu khoản vay...

VPbank cũng đã khuyến khích cho khách hàng cá nhân vay mua nhà. Hiện nay, gói cho vay lãi suất 4,9% đang đƣợc VPbank triển khai mạnh và có tăng trƣởng tốt. Từ nay đến cuối năm, tiêu dùng cá nhân nói chung, tiêu dùng mua nhà nói riêng chắc chắn tăng trƣởng. Ngoài gói cho vay lãi suất 4,9%, hiện nay VPbank có liên kết với các chủ đầu tƣ dự án BĐS nhỏ lẻ để cho vay.

Nhìn chung, các NH đang cạnh tranh với nhau về mặt lãi suất với nhau để thu hút khách hàng, đẩy mạnh dƣ nợ trong phân khúc thị trƣờng tín dụng tiêu dùng, nhằm đạt chỉ tiêu tăng trƣởng tín dụng mà NHNN đề ra là 12 - 14% năm 2014. Mặt trái của vấn đề về đó là về phía NH dễ gặp phải rủi ro tín dụng, gia tăng nợ xấu, gây ảnh hƣởng đến hoạt động của hệ thống Ngân hàng. Về phía khách hàng đi vay, với những ƣu đãi mà NH đƣa ra, trƣớc khi vay khách hàng cần xem xét lại điều kiện trả nợ và điều kiện trả nợ trƣớc hạn, vì thƣờng khách hàng phải trả lãi phạt khi trả trƣớc nợ gốc trƣớc hạn. Khó khăn tìm ẩn, khi ngƣời vay chƣa xem xét kỹ khi vay là lãi suất cho vay chỉ cố định trong năm đầu tiên, sau đó sẽ áp dụng lãi suất thả nổi. Vì vậy lãi suất chỉ là điều kiện cần, nhƣng không phải là điều kiện đủ. (Báo Hải Quan, 2014)

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIỚI HẠN TÍN DỤNG TRONG VAY TIÊU DÙNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH

TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU ĐIỀU TRA

4.1.1 Đặc điểm của hộ gia đình có vay vốn tiêu dùng tại các ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ địa bàn thành phố Cần Thơ

4.1.1.1 Thông tin về nhân khẩu học

Đề tài đƣợc nghiên cứu dựa trên 105 quan sát, mỗi quan sát là một hộ gia đình, có những đặc điểm về nhân khẩu học khác nhau. Theo nguồn số liệu thu đƣợc từ mẫu điều tra, tác giả tiến hành tổng hợp và tính toán thống kê đƣợc một số đặc điểm chung về tuổi, thu nhập của chủ hộ và số thành viên của gia đình, đƣợc trình bày trong bảng 4.1 sau đây:

Bảng 4.1: Mô tả một số đặc điểm của hộ gia đình vay vốn ngân hàng

Các yếu tố Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Tuổi (tuổi) 44,43 9,13 26 63

Số thành viên (ngƣời/hộ gia đình) + Trong độ tuổi lao động + Tạo ra thu nhập 4,15 3,09 2,89 1,24 1,20 0,97 2 2 1 7 6 6 Thu nhập (1.000 đồng/tháng) 10.154,29 7.792,05 3.000 50.000

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Qua bảng 4.1 cho thấy, tuổi trung bình của chủ hộ trong mẫu điều tra là 45 tuổi. Đây là độ tuổi thể hiện có nhiều kinh nghiệm, suy nghĩ rất cẩn thận và có nhiều kế hoạch hay định hƣớng sản xuất kinh doanh mới. Vì vậy, nhu cầu về nguồn vốn có thể gia tăng ở độ tuổi này. Theo nguồn số liệu điều tra, đa phần chủ hộ trong độ tuổi lao động là gia đình hai thế hệ, chủ hộ theo dạng này thƣờng là cha mẹ trong gia đình và là lực lƣợng sản xuất chính mang lại thu nhập.

Số thành viên trong mỗi hộ gia đình theo nhƣ khảo sát thì nằm trong khoảng từ 2-7 ngƣời và số lƣợng gia đình có 4 thành viên là cao nhất, chiếm 37%, chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong quy mô hộ gia đình đó chính là hộ có 3 nhân khẩu, số hộ có số nhân

khẩu bằng 7 rất ít. Phần lớn số nhân khẩu là những hộ gia đình có hai thế hệ gồm có cha mẹ và con cái. Riêng đối với hộ gia đình có 5 nhân khẩu trở lên thƣờng là những hộ gia đình có 3 thế hệ: ông bà, cha mẹ và con cái. Thông thƣờng, hộ gia đình này có số thành viên sống phụ thuộc nhiều và có nhiều ý kiến trong việc vay vốn hơn gia đình hai thế hệ. Bên cạnh đó, trung bình số ngƣời trong độ tuổi lao động và số ngƣời tạo ra thu nhập lần lƣợt khoảng 3 ngƣời/hộ gia đình.

Tiếp theo là thu nhập của hộ gia đình, đây là đặc điểm quan trọng quyết định đến khả năng tài chính, cũng nhƣ khả năng tạo ra nguồn vốn ổn định cho gia đình để đáp ứng và phục vụ cho các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống nhƣ: ăn uống, học tập, sinh hoạt cá nhân, vui chơi giải trí, mua sắm các thiết bị và nhiều vấn đề phát sinh khác. Một khi thu nhập của hộ càng cao thì hầu hết khả năng tài chính của họ càng tốt và nguồn vốn của họ cũng đƣợc tăng lên, họ có thêm có kế hoạch và dự định sử dụng vốn trong tƣơng lai.

Qua kết quả phân tích đƣợc thể hiện trong bảng 4.1 cho thấy, thu nhập của hộ gia đình dao động trong khoảng từ 3-50 triệu đồng/tháng và thu nhập trung bình đƣợc tính toán là 10,1543 triệu đồng/tháng. Hơn nữa, từ số liệu phỏng vấn tác giả thống kê đƣợc 75 hộ gia đình có thu nhập dƣới 12 triệu, chiếm 71,43% trong tổng số hộ đƣợc phỏng vấn và còn lại là số chủ hộ có thu nhập từ 12 triệu đồng/tháng trở lên.

Theo nguồn số liệu điều tra, chủ hộ chủ yếu là ngƣời Kinh, có 88 ngƣời chiếm 83,81%; trong đó, giới tính nam là 60 ngƣời chiếm 68,18% và giới tính nữ chiếm 31,82%. Chủ hộ gia đình là ngƣời Hoa, có 15 ngƣời chiếm 14,29%; trong đó chủ hộ là nam 9 ngƣời chiếm 60% và chủ hộ là nữ chiếm 40%. Còn lại 1,90% chủ hộ là ngƣời Khmer; trong đó có tỉ lệ nam và nữ bằng nhau và đƣợc thể hiện trong bảng 4.2 sau đây:

Bảng 4.2: Thống kê số lƣợng nam và nữ theo dân tộc của chủ hộ

Dân tộc của chủ hộ Số ngƣời Tổng

Nữ Nam

Kinh 28 60 88

Hoa 6 9 15

Khmer 1 1 2

Tổng 35 70 105

Nguồn: Thống kê t d liệu điều tra, 2014

Bên cạnh các đặc điểm của hộ gia đình vừa phân tích nhƣ trên thì tiếp sau đây là một đặc điểm cũng rất quan trọng trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng nhƣ: trình

Bảng 4.3: Trình độ học vấn của chủ hộ

Trình độ Số lƣợng Tỷ trọng (%)

Tốt nghiệp cấp 1 4 3,81

Tốt nghiệp cấp 2 19 18,10

Tốt nghiệp cấp 3 38 36,19

Tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học 40 38,10

Sau Đại học 4 3,81

Tổng 105 100

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Qua kết quả thống kê đƣợc thể hiện trong bảng 4.3 cho thấy, trình độ học vấn của chủ hộ trong gia đình có sự khác nhau. Trong đó, chủ hộ có trình độ từ đại học, cao đẳng trở lên chiếm tỷ lệ khá cao là 41,91%; chủ hộ có trình độ hết cấp 3 chiếm tỷ lệ tƣơng đối là 36,19%; tỷ lệ chủ hộ học hết cấp 2 là 18,10% và tỷ lệ chủ hộ chỉ đạt trình độ cấp 1 thấp, chiếm khoảng 3,81%. Qua số liệu thống kê cho thấy, trình độ học vấn của ngƣời dân ở mức cao và mức trung bình là đã tốt nghiệp hết cấp 3. Vì đây là khu vực thành thị nên trình độ dân trí cao vì họ có điều kiện học tập, nâng cao kiến thức, và hầu hết cán bộ, công nhân viên chức, và những lao động có trình độ tập trung nhiều ở thành thị. Đây là yếu tố quan trọng, vì khi trình độ học vấn càng cao thì khả năng hiểu biết càng cao, nắm bắt đƣợc nhiều thông tin và linh hoạt hơn hơn trong cuộc sống, mối quan hệ của họ ngày càng đƣợc mở rộng,… Nên việc tìm hiểu, tiếp cận thủ tục và quy trình tín dụng của các NHTM cũng trở nên thuận lợi và nhanh chóng hơn.

Tiếp theo là đặc điểm về nghề nghiệp của chủ hộ trong gia đình khi có vay vốn tiêu dùng tại các NHTM. Theo nhƣ nguồn số liệu điều tra, nghề nghiệp của chủ hộ bao gồm nhiều nhóm ngành nghề nhƣ: công nhân; viên chức, công chức Nhà nƣớc; giáo viên hay giảng viên; buôn bán, tự kinh doanh và một số nghề khác. Trong đó nghề khác gồm có làm ruộng, làm vƣờn, bảo vệ và nghỉ hƣu. Tỷ lệ nghề nghiệp của chủ hộ đƣợc thể hiện cụ thể trong hình 4.1 dƣới đây:

Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện nghề nghiệp hiện tại của chủ hộ

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Dựa vào hình 4.1 cho thấy, nghề nghiệp của chủ hộ trong gia đình tƣơng đối đa dạng. Các ngành nghề đỏi hỏi có bằng cấp và trình độ học vấn nhất định nhƣ: giáo viên, công nhân viên chức chiếm tỷ lệ cao là 42,85%. Bên cạnh đó, nhóm ngành nghề chiếm tỷ lệ cao nhất là buôn bán, kinh doanh tại hộ gia đình, thu hút 43,81% chủ hộ tham gia. Đối với chủ hộ là công nhân, mặt dù địa bàn nghiên cứu tập trung nhiều khu công nghiệp nhƣng tỷ lệ công nhân tham gia vay vốn khá thấp, chiếm 6,67% trong tổng số hộ gia đình đƣợc phỏng vấn. Cuối cùng là các ngành nghề khác cũng chiếm tỷ lệ là 6,67%.

4.1.1.2 Thông tin về diện tích đất

Diện tích đất của mỗi hộ gia đình là một trong những yếu tố quan trọng có liên quan trực tiếp đến việc tiếp cận nguồn vốn vay từ các NHTM. Vì nó là một trong những công cụ dùng để đảm bảo tiền vay chủ yếu của hộ gia đình khi vay vốn ngân hàng. Thông thƣờng khi hộ gia đình có diện tích đất càng nhiều, thì khả năng tích lũy trong quá khứ của họ càng lớn, để đảm bảo khả năng duy trì và gia tăng lƣợng tài sản của họ trong tƣơng lai. Điều này cũng làm gia tăng khả năng tài chính của mỗi hộ gia đình, đây cũng là cơ sở để đánh giá giá trị tài sản mà họ nắm giữ. Thông tin về diện tích đất của hộ gia đình đƣợc trình bày trong bảng 4.4 dƣới đây:

Bảng 4.4: Thông tin về diện tích đất của hộ gia đình Loại đất Diện tích đất (m 2 ) Trung bình Cao nhất Thấp nhất Đất ruộng 180,95 5.000 0 Đất vƣờn 119,76 2.000 0 Đất thổ cƣ 89,32 700 0 Tổng diện tích đất 390,03 5.100 45

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Theo bảng 4.4 cho thấy, tổng diện đất trung bình của tất cả các hộ đƣợc thống kê là 309,03 m2. Trong đó, diện tích trung bình của các loại nhƣ: đất thổ cƣ, đất nông nghiệp, đất vƣờn và đất khác của hộ gia đình lần lƣợt là 180,95 m2

; 119,76 m2, 89,32 m2. Chủ yếu các hộ gia đình chỉ sở hữu đất thổ cƣ, có giá trị thị trƣờng cao hơn so với đất nông nghiệp và đất vƣờn. Diện tích đất thổ cƣ của mỗi gia đình nằm trong khoảng từ 0-700 m2

. Qua quá trình khảo sát nhận thấy đất vƣờn và đất nông nghiệp, nhìn chung một số ít hộ sống ở thành phố đƣợc sở hữu những loại đất này thƣờng do thừa kế tài sản từ cha mẹ, hoặc do đất này thuộc quyền sử dụng của những hộ sống tập trung tại các quận nhƣ quận Bình Thủy, Cái Răng và các khu vực xa trung tâm, xa các trục giao thông chính thuộc các phƣờng nhƣ phƣờng An Hòa, An Khánh của quận Ninh Kiều. Tuy nhiên, đa số các ngân hàng chấp nhận tài sản thế chấp là bằng đỏ quyền sử dụng đất thổ cƣ, hoặc đất vƣờn, đất ruộng với diện tích lớn, có giá trị không quá thấp. Trƣờng hợp chấp nhận đất nông nghiệp thì định giá theo giá của Ủy ban nhân nhân đƣa ra, thấp hơn so với giá thị trƣờng rất nhiều.

4.1.2 Thông tin về tình hình vay vốn tiêu dùng của hộ gia đình

Theo nguồn số liệu khảo sát thu thập đƣợc thông những hộ có vay vốn tiêu dùng tại các NHTM trong thời gian vừa qua trên địa bàn thành phố Cần Thơ, tác giả tiến hành tổng hợp và phân tích và đƣa ra một số thông tin chung về lần vay vốn gần nhất của hộ gia đình.

Sự xuất hiện ngày càng nhiều các NHTM đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng. Tín dụng tiêu dùng cũng đƣợc các ngân hàng chú trọng với ngày càng nhiều sản phẩm ra đời, giúp khách hàng có thể lựa chọn các sản phẩm phù hợp với điều kiện của mình. Theo nhƣ nguồn số liệu khảo sát, có rất nhiều NHTM đƣợc hộ gia đình lựa chọn để vay vốn. Sau đây là hình 4.2 thể hiện các NHTM mà hộ gia đình lựa chọn vay vốn trên địa bàn thành phố Cần Thơ:

Hình 4.2 Các NHTM mà hộ gia đình đã vay vốn trong thời gian qua

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Hình 4.2 cho thấy, có rất nhiều NHTM khác nhau đƣợc hộ gia đình chọn để vay vốn trong thời gian vừa qua. Trong đó, ngân hàng NN&PTNN là NHTM đƣợc chủ hộ gia đình chọn tham gia vay vốn nhiều nhất, lên đến 40% trong tổng số hộ đƣợc phỏng vấn. Do đây là NHTM hàng đầu giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tƣ cho nông nghiệp, nông dân, nông. Vì thế, ngân hàng đã dần tạo đƣợc mối quan hệ bền vững với những hộ gia đình đã và đang có nhu cầu tham gia vay vốn. Tiếp theo, ngân hàng BIDV đây là NHTMCP lớn thứ hai sau ngân hàng NN&PTNN, riêng về lĩnh vực cho vay tiêu dùng ngân hàng có rất nhiều sản phẩm với nhiều ƣu đãi dành cho cán bộ, công nhân viên chức nhà nƣớc, với tính dễ tiếp cận giành riêng cho những đối tƣợng khách hàng nêu trên, vì thế mối quan hệ tín dụng đƣợc thiết lập, thống kê cho thấy khoảng 12,35% trong tổng số hộ có quan hệ tín dụng với ngân hàng này.

Ngoài ra, còn có rất nhiều ngân hàng khác đƣợc các hộ gia định chọn để vay vốn nhƣ: Vietinbank, Sacombank, Vietcombank, MHB,... Đây là những ngân hàng có định hƣớng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ hàng đầu hiện nay, nhằm mục tiêu hƣớng

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giới hạn tín dụng trong vay tiêu dùng của hộ gia đình tại thành phố cần thơ (Trang 39)