Thông tin về tình hình vay vốn tiêu dùng của hộ gia đình

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giới hạn tín dụng trong vay tiêu dùng của hộ gia đình tại thành phố cần thơ (Trang 45)

Theo nguồn số liệu khảo sát thu thập đƣợc thông những hộ có vay vốn tiêu dùng tại các NHTM trong thời gian vừa qua trên địa bàn thành phố Cần Thơ, tác giả tiến hành tổng hợp và phân tích và đƣa ra một số thông tin chung về lần vay vốn gần nhất của hộ gia đình.

Sự xuất hiện ngày càng nhiều các NHTM đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng. Tín dụng tiêu dùng cũng đƣợc các ngân hàng chú trọng với ngày càng nhiều sản phẩm ra đời, giúp khách hàng có thể lựa chọn các sản phẩm phù hợp với điều kiện của mình. Theo nhƣ nguồn số liệu khảo sát, có rất nhiều NHTM đƣợc hộ gia đình lựa chọn để vay vốn. Sau đây là hình 4.2 thể hiện các NHTM mà hộ gia đình lựa chọn vay vốn trên địa bàn thành phố Cần Thơ:

Hình 4.2 Các NHTM mà hộ gia đình đã vay vốn trong thời gian qua

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Hình 4.2 cho thấy, có rất nhiều NHTM khác nhau đƣợc hộ gia đình chọn để vay vốn trong thời gian vừa qua. Trong đó, ngân hàng NN&PTNN là NHTM đƣợc chủ hộ gia đình chọn tham gia vay vốn nhiều nhất, lên đến 40% trong tổng số hộ đƣợc phỏng vấn. Do đây là NHTM hàng đầu giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tƣ cho nông nghiệp, nông dân, nông. Vì thế, ngân hàng đã dần tạo đƣợc mối quan hệ bền vững với những hộ gia đình đã và đang có nhu cầu tham gia vay vốn. Tiếp theo, ngân hàng BIDV đây là NHTMCP lớn thứ hai sau ngân hàng NN&PTNN, riêng về lĩnh vực cho vay tiêu dùng ngân hàng có rất nhiều sản phẩm với nhiều ƣu đãi dành cho cán bộ, công nhân viên chức nhà nƣớc, với tính dễ tiếp cận giành riêng cho những đối tƣợng khách hàng nêu trên, vì thế mối quan hệ tín dụng đƣợc thiết lập, thống kê cho thấy khoảng 12,35% trong tổng số hộ có quan hệ tín dụng với ngân hàng này.

Ngoài ra, còn có rất nhiều ngân hàng khác đƣợc các hộ gia định chọn để vay vốn nhƣ: Vietinbank, Sacombank, Vietcombank, MHB,... Đây là những ngân hàng có định hƣớng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ hàng đầu hiện nay, nhằm mục tiêu hƣớng đến khách hàng là cá nhân hay hộ gia đình vay vốn. Các ngân hàng này luôn tìm cách đa dạng hóa các sản phẩm, nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng tham gia giao dịch.

Kết quả thống kê về số lần vay vốn, thời hạn vay vốn, số tiền xin vay ngân hàng, số tiền ngân hàng cho hộ gia đình vay và giá trị TSĐB đƣợc thể hiện trong bảng 4.5 dƣới đây:

Bảng 4.5: Một số thông tin chung về khoản vốn vay của hộ gia đình Các yếu tố Trung Bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Số lần vay (lần) 1,8 1,2 1 6 Thời hạn vay (tháng) 29,7 17,3 6 72

Giá trị TSĐB đánh giá lại (1.000 đồng) 280.192,3 268.759,5 0 1.350,0 Số tiền xin vay (1.000 đồng) 101.695,2 116.313,5 10.000,0 600.000,0 Số tiền ngân hàng cho vay (1.000 đồng) 89.828,6 105.576,0 0 550.000,0

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Số lần vay vốn trung bình của hộ gia đình tại ngân hàng gần 2 lần. Trong đó, số lần vay vốn tối thiểu là 1 lần và nhiều nhất là 6 lần trên một hộ. Với thời gian vay vốn nằm trong khoảng từ 6 tháng đến 72 tháng, thời gian vay vốn trung bình trên đƣợc ƣớc tính khoảng 30 tháng trên một hộ gia đình.

Hầu hết các hộ gia đình đều có TSĐB cho khoản vốn vay của mình khi vay vốn tại các NHTM. TSĐB này đƣợc ngân hàng thẩm định và đƣa ra mức giá trị cụ thể. Giá trị TSĐB trung bình đƣợc thống kê là 280,192 triệu đồng và giá trị này lớn hơn giá trị trung bình của khoản nợ mà hộ gia đình đã vay. Đây là một yếu tố quan trọng đối với các NHTM trong quá trình thu hồi nguồn vốn cho vay, vì đây là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng khi nguồn thu nợ thứ nhất không còn. Điều này có thể kết luận đây là những khoản cho vay an toàn đối với ngân hàng, vì khả năng đảm bảo trả nợ lớn hơn nghĩa vụ trả nợ tƣơng ứng. Tuy nhiên, vẫn có một số trƣờng hợp hộ gia đình đi vay không có tài sản làm đảm bảo cho khoản vốn vay của mình và đƣợc phân tích trong phần tiếp theo.

Bên cạnh đó, có sự chênh lệch giữa số tiền mà hộ gia đình có nhu cầu đi vay so với số tiền mà ngân hàng xét duyệt đồng ý cho vay. Trong đó, số tiền mà ngân hàng cho hộ gia đình vay ít hơn so với nhu cầu vay vốn của họ. Điều này cho thấy, có việc GHTD xảy ra đối với hộ gia đình khi vay vốn tại các NHTM trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Cụ thể, trong số các lần đi vay thì số tiền mà hộ gia đình vay ngân hàng trung bình đƣợc thống kê là 101,695 triệu đồng. Với số tiền vay tối thiểu là 10 triệu đồng và tối đa là 600 triệu đồng, nhằm đáp ứng các nhu cầu về nguồn vốn để thực hiện các mục tiêu của hộ gia đình. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ cho vay với số tiền trung bình đƣợc thống kê là 89,826 triệu đồng, nhỏ hơn so với nhu cầu trung bình đi vay của hộ gia đình. Hơn nữa, số tiền nhỏ nhất mà ngân hàng cho hộ gia đình vay theo nhƣ thống kê là 0 đồng thấp hơn so với số tiền tối thiểu mà hộ gia đình xin vay là 10 triệu đồng, điều này tƣơng ứng với việc ngân hàng đã không cho hộ gia đình vay vốn. Đây là mức GHTD 100% đối với hộ gia đình (tỷ lệ GHTD là 1).

Bảng 4.5 cũng cho thấy, số tiền mỗi hộ gia đình xin vay trung bình là 101,69 triệu đồng. Trong đó, số tiền mà hộ gia đình lựa chọn vay nhiều nhất từ 150 triệu đồng trở xuống, chiếm 82,86% trong tổng số hộ đƣợc phỏng vấn (bảng 4.6). Số tiền mà mà hộ gia đình chọn để vay vốn nằm trong khoảng trên 150-300 triệu đồng, chiếm 11,42%. Bên cạnh đó, số tiền vay từ trên 300 triệu trở lên chiếm tỷ lệ thấp hơn là 5,71%. Tùy theo mục đích vay vốn mà mỗi hộ gia đình xin vay với số vốn khác nhau, nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng của mình. Chi tiết về nhu cầu các khoản vốn vay của mẫu quan sát đƣợc thống kê trong bảng 4.6 sau đây:

Bảng 4.6: Thống kê số tiền xin vay ngân hàng của hộ gia đình

Số tiền xin vay ngân hàng (A) Số hộ Tỷ trọng (%)

A  150 triệu đồng 87 82,86

150 triệu đồng < A  300 triệu đồng 12 11,43 300 triệu đồng < A  600 triệu đồng 6 5,71

Tổng 105 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Tiếp theo là bảng thống kê về thời hạn vay tiêu dùng của hộ gia đình tại các NHTM trên địa bàn nghiên cứu. Bảng 4.7 cho thấy, thời hạn vay vốn của các hộ gia đình có sự chênh lệch với nhau. Thời hạn vay vốn chủ yếu rơi vào khoảng thời gian ngắn và trung hạn, có một số ít hộ gia đình vay vốn với thời hạn dài (trên 60 tháng). Bảng 4.7: Thực trạng về thời hạn vay vốn tiêu dùng của hộ gia đình

Thời hạn vay vốn (t) Số hộ Tỷ trọng (%) t  12 tháng 30 28,57 12 tháng < t  36 tháng 53 50,48 36 tháng < t  60 tháng 16 15,24 t > 60 tháng 6 5,71 Tổng 105 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Trong đó, vay ngắn hạn chiếm 28,57%, còn lại là vay trung hạn chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong vay trung hạn thì thời hạn vay vốn mà hộ gia đình lựa chọn nhiều nhất là trên 12-36 tháng, chiếm 50,48%.

Thời hạn vay vốn từ 36-60 tháng thì chiếm tỷ lệ 15,24% trong tổng số hộ đƣợc phỏng vấn. Điều này phù hợp với nhu cầu vay vốn tiêu dùng, phục vụ cho mục đích của hộ gia đình với thời hạn vay thƣờng là từ 3 đến 5 năm, không giống nhƣ mục đích

vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo số liệu điều tra, đối với khoản vay nhỏ từ 10-100 triệu đồng, thời gian vay tƣơng đối ngắn thƣờng từ 6-36 tháng. Tƣơng tự, khi số tiền vay của hộ lớn hơn thì thời hạn vay cũng dài hơn. Đối với các khoản vay từ 200-600 triệu đồng, với mục đích mua nhà, mua đất thời hạn vay ít nhất là từ 24-72 tháng.

Trong quá trình phỏng vấn, tác giả đã thu thập thông tin về mối quan hệ quen biết giữa chủ hộ và nhân viên ở ngân hàng mà hộ có tham gia vay vốn. Cụ thể, thông tin đƣợc thể hiện trong hình 4.3 sau đây:

Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ hộ gia đình có quen với NVNH

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Qua kết quả khảo sát đƣợc thể hiện trong hình 4.3 cho thấy, số hộ gia đình trƣớc khi vay vốn có quen với các bộ tín dụng trong ngân hàng chiếm tỷ lệ tƣơng đối cao, khoảng 44,76% trong tổng số hộ gia đình đƣợc phỏng vấn. Mối quan hệ này có đƣợc là do quá trình tiếp xúc vay vốn giữa hộ gia đình và cán bộ tín dụng trong ngân hàng, hay do mối quan hệ họ hàng hoặc qua sự giới thiệu từ bạn bè. Đây là điều tƣơng đối thuận lợi trong quá trình tiếp xúc với ngân hàng nhằm thỏa thuận, thực hiện các thủ tục cần thiết và đi đến mục đích cuối cùng là ký kết hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng là tổ chức cho vay với hộ gia đình là ngƣời đi vay. Tuy nhiên, đây mới chỉ là vấn đề thuận lợi trong quá trình xem xét, phê duyệt hồ sơ và một số thủ tục cần thiết. Còn việc quyết định có vay đƣợc vốn hay không, đƣợc vay với số vốn bao nhiêu thì tùy theo mỗi ngân hàng mà sẽ có những quy định cụ thể về quy trình thủ tục vay vốn. Vì vây, yếu tố chủ hộ có quen nhân viên ngân hàng sẽ ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến việc bị GHTD và mức GHTD sẽ đƣợc làm rõ hơn trong phần 4.2.

Để đƣợc vay vốn, một trong những điều kiện quan trọng mà ngƣời đi vay (hay hộ gia đình vay vốn) phải đáp ứng đƣợc là: chứng minh khả năng tài chính nhằm mục đích trả nợ, có TSĐB theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo nguồn thu nợ cho

ngân hàng, nếu khách hàng không trả đƣợc nợ nhƣ thỏa thuận nêu trong hợp đồng. Thông thƣờng chủ hộ gia đình đi vay thƣờng đem tài sản của mình ra để đảm bảo cho khoản vốn đã vay, chứng minh khả năng tài chính thông qua bảng kê khai thu nhập hàng tháng của chủ hộ (nếu có). Đối với trƣờng hợp những hộ vay tín chấp thì ngân hàng không cần TSĐB, nhƣng chủ hộ cần chứng minh đƣợc mình đang làm việc cho một công ty, tổ chức hoặc cơ quan phù hợp với quy định cho vay của ngân hàng và có thu nhập tối thiểu bằng với mức quy định của ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng còn xem xét cho vay tín chấp theo một số tiêu chí nhƣ: thời gian làm việc của chủ hộ, hợp đồng lao động, lƣơng thanh toán qua tài khoản của ngân hàng hay khách hàng có mua bảo hiểm của ngân hàng,…

Kết quả phỏng vấn từ mẫu khảo sát tại địa bàn nghiên cứu cho thấy, có 78 hộ gia đình trong tổng số 105 hộ gia đình có vay vốn, chiếm 74,29% là có TSĐB cho khoản vay của mình tại các NHTM. Số hộ gia đình còn lại thì không có TSĐB, trong đó có một số hộ vay với hình thức tín chấp nên ngân hàng dựa vào thu nhập là yếu tố quan trọng nhất. Dƣới đây là hình 4.4 mô tả một số loại TSĐB cho khoản vốn vay của 78 hộ gia đình, có TSĐB khi vay vốn tại các NHTM trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong thời gian vừa qua:

Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện loại TSĐB của hộ gia đình khi vay vốn ngân hàng

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Nhìn vào hình 4.4 cho thấy, phần lớn các hộ gia đình đều sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy tờ nhà đất để dùng làm TSĐB cho khoản vốn vay của mình tại NHTM. Bởi đây là tài sản thiết thực và gần gũi nhất mà hầu hết các hộ gia đình đều có. Trong đó, TSĐB cho khoản vay là nhà cửa chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 50%. Bên cạnh đó, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và giấy tờ nhà đất có tới 35,9% chủ hộ dùng làm TSĐB. Còn việc đảm bảo cho khoản vốn vay bằng sổ tiết kiệm chiếm tỷ lệ nhỏ, khoảng 14,1% trong tổng số hộ vay có dùng TSĐB cho khoản

vay. Nguyên nhân là do, việc sử dụng sổ tiết kiệm để thế chấp cho khoản vốn vay tại ngân hàng thƣờng không trùng khớp về thời gian giữa nguồn vốn có đƣợc từ sổ tiết kiệm khi đến hạn và hộ gia đình cũng không đồng ý rút tiền trƣớc thời hạn so với nhu cầu về nguồn vốn sử dụng khi phát sinh nhu cầu cần thiết.

Tuy nhiên, việc định giá các loại TSĐB của cán bộ thẩm định trong ngân hàng vẫn còn chƣa đƣợc minh bạch. Vì thế có nhiều chủ hộ gia đƣa ra ý kiến về vấn đề này, do chúng gây ra khó khăn cho họ khi tham gia vay vốn tại các ngân hàng. Nguyên nhân chủ yếu là do việc định giá giá trị TSĐB khác với giá trị thị trƣờng của các loại TSĐB nhƣ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy tờ nhà đất.

Theo kết quả phỏng vấn cho thấy, trong 78 hộ gia đình vay vốn có TSĐB thì có đến 17 ngƣời cho rằng ngân hàng đã định giá thấp giá trị tài sản của họ so với giá trị thị trƣờng, chiếm 21,8%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc định giá TSĐB mà chủ yếu là bất động sản chƣa sát với thị trƣờng.

Thứ nhất, do quan điểm của ngân hàng về định giá bất động sản (BĐS) thế chấp định giá BĐS thấp hơn so với thực tế để đảm bảo an toàn. Thứ hai, có thể là do phƣơng pháp định giá BĐS nhƣ hiện nay là chƣa thích hợp. Thứ ba, do trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ định giá chƣa cao và cách thức tổ chức, quy trình định giá chƣa hợp lý.

Ngoài ra, còn do các nguyên nhân khách quan khác nhƣ: Hành lang pháp lý của Việt Nam chƣa hoàn thiện, khung giá nhà nƣớc ban hành thấp hơn thị trƣờng rất nhiều; Sự chênh lệch giá đất giữa các khu vực, các vùng rất cao, thậm chí trên cùng một địa bàn hai mảnh đất có giá chênh lệch nhau đến vài lần; Sự biến động không ổn định của thị trƣờng BĐS ở nƣớc ta chịu nhiều ảnh hƣởng từ nhà nƣớc, thị hiếu và nhu cầu ảo của ngƣời tiêu dùng.

Theo nhƣ phân tích ở bảng 4.5 cho thấy, có việc GHTD xảy ra khi chủ hộ gia đình vay vốn tại các NHTM trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Theo kết quả điều tra cho thấy, có đến 59 hộ bị GHTD, chiếm tỷ lệ 56,19% và đƣợc thể hiện trong hình 4.5 bên dƣới. Số hộ gia đình còn lại thì không bị GHTD khi vay vốn, khi đó họ đƣợc ngân hàng đáp ứng đủ 100% nguồn vốn theo nhƣ nhu cầu đi vay.

Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện số lƣợng hộ gia đình bị GHTD

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Tùy theo mỗi hộ gia đình sẽ có mức GHTD khác nhau khi vay vốn tại các NHTM. Mức GHTD sẽ phụ thuộc vào khả năng đảm bảo hoàn trả nợ vay trong quá trình vay vốn, hay sự xét duyệt về giá trị TSĐB cho khoản vốn vay của ngân hàng. Theo nguồn số liệu cho thấy đƣợc mức GHTD trung bình của hộ gia đình khi vay vốn tại các NHTM trên địa bàn thành phố Cần Thơ là 11,05% trong tổng số hộ gia đình đƣợc phỏng vấn và đƣợc thể hiện trong bảng 4.8 nhƣ sau:

Bảng 4.8: Thực trạng về mức giới hạn tín dụng của hộ gia đình khi vay vốn

Mức GHTD của hộ gia đình (X) Số hộ Tỷ trọng (%) 0% < X 10% 20 33,90 10% < X 20% 18 30,51 20% < X 30% 13 22,04 30% < X 40% 6 10,17 40% < X 50% 1 1,69 50% < X <100% 0 0,00

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giới hạn tín dụng trong vay tiêu dùng của hộ gia đình tại thành phố cần thơ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)