Tình hình chung về việc sử dụng vốn vay và trả nợ vay của hộ gia đình

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giới hạn tín dụng trong vay tiêu dùng của hộ gia đình tại thành phố cần thơ (Trang 54)

đình trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Hình 4.6 Mục đích vay vốn của hộ gia đình

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Qua hình 4.6 cho thấy, có nhiều mục đích vay vốn khác nhau. Tuy nhiên, đặc điểm chung của các mục đích này là vay để tiêu dùng trong gia đình, và để buôn bánh kinh doanh qui mô nhỏ trong hộ gia đình. Trong đó, mục đích vay vốn để phục vụ cho

việc mua sắm đồ dùng chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 35,24% và mục đích vay vốn để mua sắm tài sản chiếm 31,43%, thực tế là mua nhà, xe, hoặc đất. Đây là các khoản vay chiếm số lƣợng đông nhất, nhƣng số vốn mà chủ hộ đi vay thƣờng nhỏ dao động trong khoảng từ 10-250 triệu đồng và thời gian tƣơng đối ngắn thƣờng là kéo dài tối đa đến 60 tháng.

Trong khi số lƣợng hộ gia đình vay vốn nhằm mục đích sửa chữa hay xây mới nhà cửa, đầu tƣ và mở rộng SXKD thì tƣơng đối ít hơn, lần lƣợt chiếm 14,29% và 10,48%.

Bên cạnh đó, một số hộ gia đình có thể sử dụng vốn vay thông qua việc mở thẻ tín dụng tại một số NHTM, thì khi đó chủ thẻ có thể sử dụng số tiền trong hạn mức của thẻ mà ngân hàng cung cấp, để thanh toán tiền cho việc mua hàng hóa, rút tiền mặt hay nhất là việc sử dụng phục vụ cho việc tham quan hay đi du lịch thì rất dễ dàng và thuận tiện. Vì không phải mang theo một lƣợng lớn tiền mặt bên mình. Đây cũng là một trong những hình thức vay vốn của chủ thẻ đối ngân hàng mở thẻ. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài không đề cập đến hình thức vay tiền này.

Kê khai mục đích sử dụng vốn vay là một yêu cầu bắt buộc trong thủ tục xin vay tại hầu hết các ngân hàng, từ đó ngân hàng có thể đƣa ra quyết định cấp vay với hạn mức, lãi suất và thời hạn phù hợp cho từng lƣợt vay. Đồng thời, mục đích sử dụng vốn vay còn phản ánh một phần khả năng trả nợ của hộ, việc sử dụng vốn vay sai mục đích khai báo ban đầu với tổ chức tín dụng khiến các yếu tố nhƣ lãi suất, thời hạn, hạn mức đƣợc quy định ban đầu không còn thích hợp, dẫn đến việc hộ gia đình dễ bị mất khả năng chi trả. Về tình hình sử dụng vốn vay, mặc dù ngƣời đi vay ghi trong đơn xin vay với mục đích tiêu dùng và đây cũng là yếu tố để Ngân hàng xem xét quyết định cho vay.

Nhƣng bởi vì các Ngân hàng không thể quản lý hết đƣợc tình hình sử dụng vốn của tất cả các khách của mình. Do đó, từ hình 4.6 cho thấy mặc dù hộ gia đình có mục đích xin vay ban đầu là 35,24% là phục vụ cho mua sắm đồ dùng, 31,43% là mua sắm tài sản nhƣng một thực tế cho thấy chỉ có 34,29% và 30,48% lần lƣợt số hộ gia đình sử dụng vốn nhằm các mục đích vừa nêu, số hộ còn lại dùng vốn vay sử dụng cho mục đích khác. Tƣơng tự các mục đích khác nhƣ sửa chữa hay xây mới nhà cửa, đầu tƣ mở rộng SXKD cũng vậy.

Tuy nhiên, không phải tất cả các hộ đều sử dụng hết phần vốn vay đƣợc sai mục đích, một số hộ chỉ trích một phần vốn vay sang mục đích khác khi có việc đột xuất. Cụ thể, có 3 hộ gia đình sử dụng vốn vay đƣợc để chi tiêu trong gia đình, 2 hộ dùng để chữa bệnh, 1 hộ đi du lịch. Điều này có thể là do những l ý do chủ yếu nhƣ sau:

Một là, hộ gia đình lúc đi vay muốn đƣợc vay vốn và để đƣợc vay nên họ phải làm hồ sơ vay với mục đích xin vay tiêu dùng nhƣng thực sự họ lại dùng vốn vay để

sử dụng cho mục đích cá nhân, hay trả nợ,…Thêm vào đó, các tổ chức cho vay không kiểm tra tình hình sử dụng vốn của khách hàng định kỳ, có thể do có quá nhiều khoản vay nhỏ lẻ trong khi đội ngũ cán bộ tín dụng ít, nên ngân hàng cũng khó có thể quản lý hết đƣợc tình hình sử dụng vốn vay của các hộ.

Hai là, trong qua trình sử dụng vốn hộ gia đình thực sự dùng số tiền vay đƣợc đúng mục đích sử dụng, nhƣng gặp phải việc đột xuất, cần vốn gấp nên họ chuyển phần vốn vay còn lại sang mục đích khác . Phần vốn bị thiếu họ sẽ tìm cách bù lại sau từ hiệu quả sản xuất kinh doanh, lƣơng hay vay mƣợn khác.

Về nguồn tiền trả nợ vay của hộ gia đình có thể thấy cụ thể qua kết quả thống kê nhƣ sau:

Bảng 4.10: Tình hình trả nợ và nguồn tiền trả nợ của hộ gia đình

Chỉ tiêu Số hộ trả đƣợc nợ vay Tỷ trọng (%)

Trả nợ vay đúng hạn 99 95,19

Nguồn tiền trả nợ từ lƣơng 41 39,42

Nguồn tiền trả nợ từ hiệu quả SXKD 53 50,96

Nguồn tiền trả nợ từ vay mƣợn khác 9 8,65

Nguồn tiền trả nợ từ nguồn khác 0 0

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Từ kết quả thống kê cho thấy tình hình trả nợ vay các hộ gia đình ở địa bàn nghiên cứu khá tốt chiếm tỷ lệ 95,19%, chỉ còn 5 hộ chƣa trả đƣợc nợ. Nguyên nhân không trả đƣợc nợ là do 3 hộ gia đình gặp vấn đề trong buôn bán, gặp lỗ lã nên không đủ tiền trả nợ, 2 hộ do trong gia đình có ngƣời bị bệnh đột xuất, tốn nhiều tiền, thu nhập không đủ bù đấp. Tuy nhiên, một nguyên nhân khác là vì các hộ gia đình muốn vay đƣợc nhiều hơn nên đã xác nhận mức thu nhập cao hơn thực tế, dẫn đến không đủ thu thập trả nợ vay. Việc này cũng có một phần do ngân hàng chƣa quản lý chặt chẽ trong giai đoạn xét duyệt thủ tục. Thế nên hiện giờ các ngân hàng cho vay tiêu dùng đã hạn chế hơn trƣớc với thủ tục rất chặt chẽ nhất là trƣờng hợp không có tài sản thế chấp.

Về nguồn tiền để hộ dùng trả nợ vay ngân hàng:

Theo thống kê thì khoảng 90,38% nguồn trả nợ vay của ngân hàng là nguồn tiền từ hiệu quả sản xuất kinh doanh và lƣơng, còn lại 8,65% nguồn tiền trả nợ là do hộ gia đình ở đây xoay sở bằng cách vay mƣợn ngƣời thân.

Đối với nguồn tiền trả nợ vay t vay mượn khác

Bên cạnh đó, không có hộ gia đình nào cần thêm nguồn tiền trả nợ vay ngân hàng từ mƣợn ngƣời khác. Nhìn chung, tình hình trả nợ vay ngân hàng cho thấy các hộ rất linh hoạt trong công tác xoay chuyển đồng vốn để trả nợ. Khi tạm thời thiếu hụt tiền trả nợ họ thƣờng tìm đến ngƣời thân để vay mƣợn tạm, tới khi có thu nhập họ có thể trả lại tiền cho ngƣời thân mình. Nhƣ vậy đa số các hộ đều trả đƣợc nợ vay đúng hạn.

Sau đây là một số khó khăn mà hộ thƣờng gặp phải khi tham gia vay vốn tại các ngân hàng đƣợc trình bày ở bảng 4.11 dƣới đây:

Bảng 4.11: Những khó khăn của hộ gia đình khi vay vốn ngân hàng

Khó khăn khi vay vốn Số quan sát Phần trăm lựa chọn (%)

Không Không (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không biết thế nào để đƣợc vay 95 9 91,35 8,65

Thủ tục rƣờm rà 77 27 74,04 25,96

Thời gian chờ đợi lâu 60 44 57,69 42,31

Đánh giá TSĐB thấp hơn giá TT 87 17 83,65 16,35

Lãi suất cao 82 22 78,85 21,15

Thái độ phục vụ của NVNH 101 3 97,12 2,88

Các sản phẩm cho vay còn ít 99 5 95,19 4,81

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Theo kết quả điều tra, phần lớn hộ gia đình cho rằng không có gặp khó khăn gì trong việc đi vay vốn từ ngân hàng chiếm 22,12%, còn lại 77,88% gặp một, hai, hoặc ba khó khăn. Trong đó thời gian chờ đợi để đƣợc giải ngân, thủ tục rƣờm rà và lãi suất cao đƣợc xem là 3 khó khăn lớn nhất đối với hộ lần lƣợt chiếm 42,31%, 25,96% và 21,15%.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giới hạn tín dụng trong vay tiêu dùng của hộ gia đình tại thành phố cần thơ (Trang 54)