Mô hình xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến mức giới hạn tín dụng của

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giới hạn tín dụng trong vay tiêu dùng của hộ gia đình tại thành phố cần thơ (Trang 28)

của hộ khi tham gia vay tiêu dùng

 Giới hạn tín dụng của hộ gia đình là giới hạn về lƣợng vốn tối đa mà ngân hàng cho vay, so với nhu cầu đi vay thực tế của hộ gia đình. Để ƣớc lƣợng xem các nhân tố ảnh hƣởng đến mức GHTD của hộ gia đình khi vay vốn tại các NHTM trên địa bàn thành phố Cần Thơ, tác giả sử dụng mô hình Tobit để xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến mức GHTD của hộ,mô hình đƣợc xây dựng theo dạng nhƣ sau:

Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + β8X8 + ε (2.6)

Trong đó:

+ ε:sai số ngẫu nhiên.

+ Y: biến phụ thuộc, là mức GHTD của hộ gia đình (0 ≤ Y ≤ 1). Hay còn gọi là mức giới hạn về lƣợng vốn tối đa mà ngân hàng cho vay, so với nhu cầu đi vay thực tế của hộ gia đình. (Martin Petrick, 2004)

Các biến độc lập có trong mô hình (2.6) gồm: + X1: Tuổi của chủ hộ (năm)

+ X2: Trình độ học vấn, phân loại theo 4 cấp bậc: bằng 0 nếu chủ hộ tốt nghiệp cấp 1; bằng 1 nếu tốt nghiệp cấp 2; bằng 2 nếu tốt nghiệp cấp 3; bằng 3 nếu tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng; bằng 4 nếu có trình độ sau Đại học

+ X4: Tài sản đảm bảo (1.000 đồng) + X5: Thu nhập (1.000 đồng/tháng) + X6: Số lần vay vốn (lần)

+ X7: Nghề nghiệp (0: nếu chủ hộ là công chức, viên chức Nhà nƣớc hay giáo viên, giảng viên; 1: nếu chủ hộ làm nghề khác)

+ X8: Có quen với nhân viên ngân hàng (0: nếu không quen biết; 1: nếu có quen) Theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm vào năm 2013 của TS. Trần Ái Kết và Thái Thanh Thoảng, dựa trên lý thuyết về cung - cầu tín dụng tiêu dùng, các đặc tính kinh tế - xã hội của hộ gia đình phản ánh uy tín của hộ đối với ngƣời cho vay và do đó quyết định khả năng tiếp cận cũng nhƣ mức độ tiếp cận vốn tín dụng của hộ tại ngân hàng thƣơng mại mà họ tham gia vay vốn, vì vậy các biến độc lập phần lớn cùng đƣợc sử dụng cho 2 mô hình Probit và Tobit. Diễn giải về các biến độc lập có trong 2 mô hình và kỳ vọng dấu về mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc trình bày tóm tắt trong bảng 2.2.

2.4.3Diễn giải về các biến độc lập trong mô hình vàgiả thuyết dấu kỳ vọng

Dựa trên cơ sở lý thuyết về cung – cầu tín dụng tiêu dùng và kết quả các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây, các biến giải thích (X1, …, Xk) và dấu kỳ vọng có trong mô hình đƣợc trình bày dƣới đây:

Tuoi (X1): tuổi của chủ hộ. Đây là biến định lƣợng có đơn vị tính là năm. Biến này đƣợc kỳ vọng có hệ số hồi quy mang dấu âm. Chủ hộ có thƣờng có vai trò quan trọng với việc ra quyết định trong gia đình. Khi tuổi chủ hộ càng lớn thì khả năng tiếp cận tín dụng của chủ hộ sẽ cao hơn do thƣờng có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có trách nhiệm pháp lý đối với việc vay vốn, có nhiều tài sản hơn những chủ hộ trẻ (Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung, 2010). Khi đó khả năng bị GHTD của họ có xu hƣớng giảm và lƣợng vốn vay ngân hàng sẽ tăng lên và tiến gần đến lƣợng vốn vay theo nhu cầu của họ (mức GHTD có xu hƣớng giảm).

Trinhdohocvan (X2): Đƣợc phân loại theo 4 cấp bậc: Bằng 0 nếu chủ hộ tốt nghiệp cấp 1; bằng 1 nếu tốt nghiệp cấp 2; bằng 2 nếu tốt nghiệp cấp 3, bằng 3 nếu tốt nghiệp cao đẳng, đại học và bằng 4 nếu có trình độ sau đại học. Các chủ hộ có trình độ học vấn cao hơn thƣờng dễ vay vốn hơn và biết cách sử dụng vốn càng hiệu quả. Và đó là lý do tại sao họ vay đƣợc nhiều vốn hơn (Nghiên cứu của Trần Ái Kết, Huỳnh Trung Thời, 2013 và nghiên cứu của Quách Thị Khánh Ngọc,Trƣơng Quốc Hảo, 2012).

Dientichdat (X3): là diện tích đất gồm đất ruộng, đất vƣờn, và đất thổ cƣ của hộ đƣợc tính bằng 1.000 m2

thì càng dễ vay vốn. Khi đó khả năng bị GHTD sẽ giảm, đồng nghĩa với lƣợng vốn đƣợc vay sẽ tăng lên. (Trần Ái Kết, Huỳnh Trung Thời, 2013). Vậy yếu tố tổng diện tích đất đƣợc kỳ vọng có hệ số hồi quy mang dấu âm.

Taisandambao (X4): Tài sản đảm bảo đƣợc tính bằng tiền, đơn vị là 1.000 đồng. Theo nhƣ những nghiên cứu trƣớc, khi chủ hộ có tài sản với giá trị càng lớn thì khả năng bị GHTD càng thấp, đồng thời lƣợng vốn mà chủ hộ nhận đƣợc sẽ càng cao (Nguyễn Văn Ngân và Lê Khƣơng Ninh, 2005). Nên đề tài kỳ vọng biến tài sản đảm bảo có hệ số hồi quy mang dấu âm. Đồng nghĩa với việc giá trị tài sản đảm bảo của hộ gia đình càng tăng thì mức GHTD khi vay vốn ngân hàng càng giảm.

Thunhap (X5): Là khoản tiền trung bình hộ gia đình nhận đƣợc sau khi trừ đi chi phí trong tháng, đơn vị tính là 1.000 đồng. Biến này đƣợc kỳ vọng có hệ số hồi quy mang dấu âm. Hộ gia đình có thu nhập trung bình cao hơn sẽ có khả năng trả nợ tốt hơn, nên mức GHTD thƣờng thấp hơn (Trần Ái Kết, Thái Thanh Thoảng, 2013).

Solanvayvon (X6): là biến này đƣợc kỳ vọng mang dấu âm, đánh giá khả năng giao dịch của hộ gia đình với ngân hàng. Khi hộ gia đình vay vốn càng nhiều lần và thực hiện tốt các điều khoản trong hợp đồng tín dụng thì mối quan hệ nghiệp vụ giữa hộ gia đình và khách hàng càng trở nên tốt hơn, nên lƣợng vốn vay đƣợc cũng nhiều hơn, vì vậy mức GHTD càng giảm (Quách Thị Khánh Ngọc, Trƣơng Quốc Hảo, 2012).

Nghenghiep (X7): Đề tài sử dụng biến giả 0 và 1. Bằng 0 nếu chủ hộ là công chức, viên chức Nhà nƣớc hoặc giáo viên, giảng viên và bằng 1 nếu làm nghề khác. Khi chủ hộ gia đình là công chức Nhà nƣớc, giáo viên giảng viên sẽ có thu nhập ổn định, và thƣờng vay theo lƣơng với hình thức vay tín chấp, vì vậy họ ít bị GHTD hơn những hộ có nghề nghiệp khác. Từ đó, đề tài kỳ vọng biến nghề nghiệp chủ hộ gia đình sẽ có quan hệ ngƣợc chiều với mức GHTD khi hộ gia đình tham gia vay vốn tại ngân hàng.

Coquennhanviennh (X8): Chủ hộ có ngƣời thân (bạn bè) làm việc trong các ngân hàng. Biến này là biến giả nhận một trong hai giá trị là 1 nếu có quen và 0 nếu không quen biết. Mặt dù những nghiên cứu trƣớc đó, các tác giả đều cho rằng biến chủ hộ có quen với nhân viên ngân hàng không có ảnh hƣởng đến mô hình. Nhƣng đề tài vẫn chọn biến này để đƣa vào mô hình. Bởi lẽ, khi có ngƣời thân làm việc ở NH thì hộ gia đình sẽ chủ động hơn trong việc xin vay, nắm thông tin vay nhanh hơn những hộ không có mối quan hệ thân thiết với các tổ chức này. Dấu của biến trong mô hình đƣợc kỳ vọng là dấu âm.

Bảng 2.2: Tổng hợp biến với dấu kì vọng có trong mô hình Probit và Tobit

Biến độc lập Ký hiệu Dấu kỳ vọng Probit Tobit Tuổi tuoi - - Trình độ học vấn trinhdo - - Tổng diện tích đất tongdtdat - Tài sản đảm bảo tsdb - - Thu nhập thunhap - - Số lần vay vốn solanvay - - Nghề nghiệp nghenghiep - -

Có quen với NVNH coquennvnh - -

Ghi chú:Dấu “-” là biến độc lập tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc Nguồn: tác giả tổng hợp, 2014

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Hình 3.1 Bản đồ hành chính Thành phố Cần Thơ

Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích tự nhiên là 1.409,0 km², trong đó diện tích nội thành là 53 km². Thành phố Cần Thơ chiếm 3,49% diện tích toàn vùng và dân số vào khoảng 1.200.300 ngƣời, mật độ dân số tính đến 2011 là 852 ngƣời/km². Cần Thơ cũng là Thành phố hiện đại và lớn nhất của cả vùng hạ lƣu sông Mê Kông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thành phố Cần Thơ nằm toàn bộ trên đất có nguồn gốc phù sa sông Mê Kông bồi đắp và đƣợc bồi lắng thƣờng xuyên qua nguồn nƣớc có phù sa của dòng sông Hậu. Địa chất trong thành phố đƣợc hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50 m có hai loại trầm tích là Holocen (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ).

Địa hình nhìn chung tƣơng đối bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông, ngƣ nghiệp, với Độ cao trung bình khoảng 1–2 m dốc từ đất giồng ven sông Hậu, và sông Cần Thơ thấp dần về phía nội đồng tức là từ phía đông bắc sang phía tây nam. Bên cạnh đó, thành phố còn có các cồn và cù lao trên sông Hậu nhƣ Cồn Ấu, Cồn Khƣơng, Cồn Sơn, Cù lao Tân Lập. Thành phố Cần Thơ có 3 dạng địa hình chính là địa hình ven sông Hậu hình thành dải đất cao là đê tự nhiên và các cù lao ven sông

chằng chịt. Vùng tứ giác Long Xuyên, thấp trũng, chịu ảnh hƣởng lũ trực tiếp hàng năm. Đồng bằng châu thổ chịu ảnh hƣởng triều cùng lũ cuối vụ.

Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28°C, số giờ nắng trung bình cả năm khoảng 2.249,2 h, lƣợng mƣa trung bình năm đạt 1600 mm. Độ ẩm trung bình năm giao động từ 82-87%. Do chịu ảnh hƣởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm.

Các lợi thế này rất thuận lợi cho sinh trƣởng và phát triển của sinh vật, có thể tạo ra 1 hệ thống nông nghiệp nhiệt đới có năng suất cao, với nhiều chủng loại cây con, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Tuy nhiên, mùa mƣa thƣờng đi kèm với ngập lũ ảnh hƣởng tới khoảng 50% diện tích toàn thành phố, mùa khô thƣờng đi kèm với việc thiếu nƣớc tƣới, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là khu vực bị ảnh hƣởng của mặn, phèn làm tăng thêm tính thời vụ cũng nhƣ nhu cầu dùng nƣớc không đều giữa các mùa của sản xuất nông nghiệp.

Thành phố Cần Thơ có con Sông Hậu chảy qua với tổng chiều dài là 65 km, trong đó đoạn qua Cần Thơ có chiều rộng khoảng 1,6 km. Tổng lƣợng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m3

/năm. Tại Cần Thơ, lƣu lƣợng cực đại đạt mức 40.000 m3 /s. Mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 6, thấp nhất là vào tháng 3 và tháng 4, lƣu lƣợng nƣớc trên sông tại Cần Thơ chỉ còn 2.000 m3/s, mực nƣớc sông lúc này chỉ cao hơn 48 cm so với mực nƣớc biển.

Sông Cần Thơ bắt nguồn từ khu vực nội đồng tây sông Hậu, đi qua các quận Ô Môn, huyện Phong Điền, quận Cái Răng, quận Ninh Kiều và đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sông Cần Thơ có nƣớc ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tƣới nƣớc trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông. Sông Cái Lớn dài 20 km, chiều rộng cửa sông 600–700 m, độ sâu 10–12 m nên có khả năng tiêu, thoát nƣớc rất tốt.

Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch dày đặc, với hơn 158 sông, rạch lớn nhỏ là phụ lƣu của 2 sông lớn là Sông Hậu và sông Cần Thơ đi qua thành phố nối thành mạng đƣờng thủy. Các sông rạch lớn khác là sông Bình Thủy, sông Trà Nóc, sông Ô Môn, sông Thốt Nốt, kênh Thơm Rơm và nhiều kênh lớn khác tại các huyện ngoại thành là Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Phong Điền, cho nƣớc ngọt suốt hai mùa mƣa nắng, tạo điều kiện cho nhà nông làm thủy lợi và cải tạo đất.

3.1.2 Đặc điểm Kinh tế - Xã hội

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP - giá so sánh 2010) ƣớc 9 tháng đầu năm 2014 đạt 37.408,5 tỷ đồng, tăng 10,5% so cùng kỳ, 9 tháng đầu năm 2013 tăng 10,24%, trong đó: Khu vực nông lâm nghiệp - thủy sản giảm 0,09%; khu vực công nghiệp - xây dựng, tăng 3,38% và khu vực thƣơng mại - dịch vụ tăng 15,71%.trong đó: Khu vực nông lâm nghiệp - thủy sản đạt 4.429 tỷ đồng, tăng 0,75%; khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 9.080,9 tỷ đồng, tăng 10,11% và khu vực thƣơng mại - dịch vụ đạt 23.898,5 tỷ đồng, tăng 12,68% so cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế (theo giá hiện hành): Tỷ trọng khu vực nông nghiệp - thủy sản chiếm tỷ lệ 10,33%, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ lệ 29,87% và khu vực thƣơng mại - dịch vụ chiếm tỷ lệ 59,79%.

Năm 2011, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của thành phố Cần Thơ đạt 14,64%, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 2.346 USD. Trong 6 tháng đầu 2012, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của thành phố ƣớc đạt 8,36%, trong khi đó cùng kỳ năm 2011 mức tăng là 12,21%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời của Cần Thơ ƣớc đạt 1.819 USD.

Tỷ trọng nông nghiệp thủy sản chiếm 10,83%, công nghiệp xây dựng chiếm 44,45% và dịch vụ thƣơng mại chiếm 44,72%. Giá trị sản xuất nông nghiệp thủy sản thực hiện đƣợc 1.617 tỉ đồng, đạt 39,5% kế hoạch cả năm, công nghiệp xây dựng thực hiện đƣợc 12.433 tỉ đồng, đạt 38,6% kế hoạch cả năm, dịch vụ thƣơng mại ƣớc thực hiện đƣợc 7.309 tỉ đồng, đạt 37% kế hoạch cả năm. Tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn ƣớc thực hiện đƣợc 3.443 tỉ đồng, đạt 40,99% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao. Tổng vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội thực hiện đƣợc 16.770 tỉ đồng.

Trong giai đoạn 9 Tháng đầu năm 2012, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Thành phố Cần Thơ đạt 10,3%, mức cao nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Đây là mức tăng trƣởng khá cao và hợp lý trong điều kiện sản xuất khó khăn và tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Giá trị sản xuất công nghiệp ƣớc tăng 7,5%, tổng mức bán ra hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 18,5%, vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội tăng 4,97% so với cùng kỳ, thu ngân sách đƣợc 5.092 tỉ đồng, đạt 59,5% chỉ tiêu của Hội đồng nhân dân thành phố đề ra…

Bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, các ngành, lĩnh vực có mức tăng trƣởng thấp hơn mức tăng của những năm trƣớc, ảnh hƣởng trực tiếp đến tăng trƣởng kinh tế và thu ngân sách nhà nƣớc, giá cả hàng hóa, dịch vụ, xăng, dầu và một số vật liệu chủ yếu tăng cao, mặt bằng lãi suất còn cao và khó tiếp cận đã gây áp lực cho sản xuất và đời sống dân cƣ, tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, nhũng nhiễu gây chậm trễ, phiền hà cho tổ chức và nhân dân chƣa giảm…

Cây nông nghiệp chính của Cần Thơ là lúa, với sản lƣợng 1.194,7 tấn. Ngoài ra, còn có một số cây hoa màu khác nhƣng sản lƣợng không đáng kể. Ngành chăn nuôi ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi heo và gia cầm. Số lƣợng heo là 2.589,3 nghìn con, số lƣợng

gia cầm hạn chế khoảng 13 nghìn con do bị cúm gia cầm. Các gia súc khác nhƣ trâu bò chiếm số lƣợng không nhiều. Ngành thủy sản ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi trồng.

Công nghiệp Cần Thơ về cơ bản đã xây dựng đƣợc nhiều cơ sở hạ tầng để phục vụ cho các đối tác nƣớc ngoài tác nhập, điển hình là 2 khu công nghiệp tại Trà Nóc trực thuộc quận Bình Thủy, khu công nghiệp Thốt Nốt, khu công nghiệp Hƣng Phú 1 và 2, khu công nghiệp tại quận Ô Môn. Trung tâm Công nghệ Phần mềm Cần Thơ, Cantho Software Park CSP cũng là một trong những dự án đƣợc Thành phố quan tâm đầu tƣ phát triển. Với những lợi thế về phát triển công nhiệp, Cần Thơ cũng đã đƣợc

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giới hạn tín dụng trong vay tiêu dùng của hộ gia đình tại thành phố cần thơ (Trang 28)