Kết quả mô hình Tobit các yếu tố tác động đến mức giới hạn tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giới hạn tín dụng trong vay tiêu dùng của hộ gia đình tại thành phố cần thơ (Trang 61)

của hộ gia đình khi vay vốn ngân hàng

Mô hình gồm các biến sau: tuổi, trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất, tài sản đảm bảo, thu nhập của hộ, số lần vay vốn ngân hàng, nghề nghiệp của chủ hộ và có quen với nhân viên ngân hàng. Ta có kết quả xử lý mô hình Tobit sau:

Giá trị kiểm định gần đúng bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng tất cả các hệ số của hàm hồi qui đều bằng 0, trừ hệ số chặn. Điều này có thể thấy cụ thể là xác suất lớn hơn giá trị kiểm định là 0,0000. Kết quả này chứng minh sự phù hợp của mô hình đối với vấn đề nghiên cứu.

Bảng 4.14: Kết quả hồi qui mô hình Tobit

Biến Hệ số β Giá trị P X1: Tuổi -0,0127646 *** 0,000 X2: Trình độ học vấn -0,0216395 ns 0,468 X3: Diện tích đất 0,0000438 ns 0,109 X4: Tài sản đảm bảo -0,0001435 * 0,092 X5: Thu nhập -0,0095797 ** 0,014 X6: Số lần vay vốn -0,0060456 ns 0,780 X7: Nghề nghiệp 0,08351 ns 0,154 X8: Có quen NVNH -0,0791309 ns 0,155 Hằng số 0,7540866 *** 0,000 Tổng số quan sát 105

Giá trị log của hàm gần đúng -3,993

Giá trị kiểm định chi bình phƣơng 61,45

Xác suất lớn hơn giá trị chi bình phƣơng 0,0000

Hệ số xác định R2

88,50% Ghi chú *, ** và *** chỉ các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1% tương ứng

Bảng 4.14 trình bày kết quả hồi quy của mô hình Tobit về các nhân tố ảnh hƣởng đến mức GHTD của hộ gia đình vay tiêu dùng. Qua kết quả hồi quy, ta thấy mô hình có 3 biến có ảnh hƣởng ở các mức ý nghĩa khác nhau từ 10% đến 1%. Trong đó, có 1 biến có ảnh hƣởng ở mức ý nghĩa 1% đó là biến tuổi và 1 biến có ảnh hƣởng ở mức ý nghĩa 10% là biến tài sản đảm bảo, cuối cùng là 1 biến có ảnh hƣởng ở mức ý nghĩa 5% là thu nhập trung bình của hộ gia đình.

Nhận xét các biến có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu

- Tuổi: Hệ số hồi quy của biến tuổi là -0,0127646 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả nghiên cứu của biến này cho thấy phù hợp với kỳ vọng ban đầu. Thực tế, khi tuổi của chủ hộ càng lớn thì mối tƣơng quan giữa nhu cầu vốn và khả năng trả nợ gần nhƣ cùng chiều với nhau, của cải tích lũy cũng nhiều hơn những ngƣời trẻ tuổi, và có kinh nghiệm trong việc cân đối giữa chi tiêu và thu nhập, nên khi họ vay vốn thƣờng biết cân đối lƣợng vốn vay nhƣ thế nào để phù hợp với nhu cầu sử dụng mà trong khả năng tài trợ của TSĐB, hơn nữa các khoản vay này thƣờng có phƣơng án trả nợ hợp lý, vì thế mức GHTD sẽ giảm khi tuổi của chủ hộ càng tăng. Cụ thể kết quả nghiên cứu cho thấy khi tuổi chủ hộ tang lên 1 tuổi thì mức GHTD sẽ giảm đi 1,27646% với điều kiện các yếu tố khác không đổi.

- Tài sản đảm bảo: Kết quả phân tích cũng cho thấy hệ số hồi quy của biến tài sản đảm bảo là -0,0001435 phù hợp với mức ý nghĩa 10%. Kết quả nghiên cứu cho biết khi giá trị TSĐB cho khoản vốn vay tăng lên 1 ngàn đồng thì mức GHTD sẽ giảm xuống 0,001435%, khi các yếu tố khác là không đổi. Do đây là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng nếu khách hàng không trả đƣợc nợ nhƣ đã thỏa thuận ban đầu trong hợp đồng tín dụng. Nên TSĐB cho khoản vốn vay có giá trị càng cao, thì càng có lợi cho ngân hàng. Khi đó ngân hàng sẽ hạn chế đƣợc khả năng mất vốn, vì có thể đem tài sản này đi phát mãi để thu hồi khoản nợ cho đã vay, khi khách hàng không còn khả năng trả nợ. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu trƣớc đây của PGS.TS Võ Thành Danh thực hiện năm 2008, ông cũng cho rằng, TSĐB khi vay vốn ngân hàng là yếu tố quan trọng có ảnh hƣởng đến mức GHTD.

- Thu nhập: Đối với biến thu nhập của hộ gia đình có hệ số hồi quy là - 0,0095797 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%, mang dấu âm cho biết khi thu nhập của hộ gia đình tăng lên thì mức GHTD sẽ giảm xuống. Cụ thể, khi thu nhập của chủ hộ tăng lên 1 nghìn đồng thì mức GHTD sẽ giảm xuống 0,95797%, khi các yếu tố khác là không đổi. Do thu nhập của chủ hộ gia đình chính là nguồn thu nợ của ngân hàng khi cho vay vốn. Thu nhập của chủ hộ càng cao thì chứng tỏ khả năng tài chính của họ càng cao. Đồng thời, khả năng tiết kiệm cũng nhiều hơn. Vì vậy, họ có khả năng nhiều hơn trong việc hoàn trả khoản nợ đã vay. Thêm vào đó, đối với tâm lý ngƣời đi vay thì cho thấy rằng họ sẽ có nhu cầu vay tƣơng xứng với thu nhập và lợi

nhuận từ sản xuất kinh doanh mà họ có đƣợc. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu trƣớc đây của Trần Ái Kết và Huỳnh Trung Thời (2013).

Nhận xét các biến không có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu

Các biến khác còn lại trong mô hình Tobit không có ảnh hƣởng đến mức GHTD khi vay vốn tại các NHTM trên địa bàn thành phố Cần Thơ là trình độ học vấn, diện tích đất, nghề nghiệp của chủ hộ, số lần vay và có quen với nhân viên ngân hàng đƣợc trình bày cụ thể nhƣ sau:

Đầu tiên làbiến trình độ học vấn của chủ hộ không có ảnh hƣởng do đa số hộ có trình độ học vấn cao đều có thể tiếp cận tín dụng chính thức đúng theo cơ sở lý thuyết từ các nghiên cứu trƣớc đây. Tuy nhiên, những chủ hộ có trình độ học vấn thấp thì vẫn có thể có mức GHTD thấp khi lựa chọn số tiền vay ít, thời hạn vay dài và chứng minh hộ có thu nhập ổn định đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Nhƣ đã đề cầp ở phần phân tích các biến độc lập không có ảnh hƣởng đến khả năng GHTD, biến số lần vay cũng không ảnh hƣởng do đa số các quan sát đƣợc phỏng vấn chỉ vay vốn 1 lần cùng với yếu tố có quen với nhân viên ngân hàng cũng không đƣợc các ngân hàng quan tâm khi xét mức GHTD cho vay do có quen hay không chỉ có ảnh hƣởng khi làm thủ tục vay vốn, tiếp cận nguồn thông tin vay vốn nhanh hơn, còn về mức GHTD khi vay vốn còn phải xét đến nhiểu yếu tố khác nữa.

Tiếp theo là yếu tố diện tích đất cũng không có ảnh hƣởng đến mức GHTD là do nếu hộ không có tài sản là đất đai thì hộ có thể dùng sổ tiết kiệm hoặc vay tín chấp dựa trên thu nhập.

Cuối cùng là yếu tố nghề nghiệp của chủ hộ không có ảnh hƣởng đến mức GHTD, do đa số chủ hộ khi vay vốn tại ngân hàng thƣờng đƣợc thẩm định không chỉ điều kiện về nghề nghiệp, thời gian của hợp đồng lao động là dài hay ngắn hạn, đã làm bao lâu, ngoài ra còn xét đến kế hoạch trả nợ, thu nhập có đủ để tài trợ cho khoản nợ vay hay không, nên công việc của hộ chƣa đủ để phản ánh đƣợc sự ảnh hƣởng đến mức GHTD.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giới hạn tín dụng trong vay tiêu dùng của hộ gia đình tại thành phố cần thơ (Trang 61)