Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 108 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
108
Dung lượng
867,46 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
----- -----
TRẦN THỊNH
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK
CHI NHÁNH HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế ngoại thương
Mã số ngành: 52340120
Cần Thơ 4 - 2014
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
----- -----
HỌ TÊN: TRẦN THỊNH
MSSV: 4105341
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK
CHI NHÁNH HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
Mã số ngành: 52340120
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Th.S: LÊ TRẦN THIÊN Ý
Cần Thơ 4 - 2014
2
LỜI CẢM TẠ
..... …..
Đối với em, thành công là cả một quá trình phấn đấu để đạt được. Và
trong cuộc sống, không ai có thể tự mình đi đến sự thành công mà không cần
sự hỗ trợ, động viên từ phía gia đình, thầy cô và xã hội… Những năm học vừa
qua là cả một quá trình cố gắng, phấn đấu, trải nghiệm học hỏi rất nhiều từ
cuộc sống, gia đình, bạn bè và đặc biệt là thầy cô trường Đại học Cần Thơ.
Trước hết em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Cần
Thơ, đặc biệt là quý thầy cô đã tận tình dạy bảo em trong khoản thời gian qua.
Lời biết ơn chân thành đến quý thầy cô bộ môn Kinh doanh quốc tế ( Khoa
Kinh Tế - QTKD) - trường Đại học Cần Thơ. Đặc biệt là cô Lê Trần Thiên Ý
đã trực tiếp hướng dẫn em, cô đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em rất nhiều để
em có thể hoàn thành luận văn chuyên ngành của mình.
Em xin gởi lời cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng VietinBank Chi nhánh
Hậu Giang, cô chú và các anh chị phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp đã nhiệt
tình hướng dẫn, luôn giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn
thành tốt đề tài của mình. Em xin kính chúc Ban lãnh đạo và các anh/chị dồi
dào sức khỏe, công tác tốt và hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Trong quá trình thực hiện luận văn do thời gian có hạn, vấn đề em
nghiên cứu chưa sâu. Kiến thức về lý thuyết và kinh nghiệm hiểu biết về thực
tế còn hạn chế nên không tránh khỏi sai sót. Do đó để đề tài được hoàn chỉnh
hơn em kính mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của Giáo viên
hướng dẫn cũng như quý thầy cô trong bộ môn Kinh doanh quốc tế. Cuối lời,
em chúc cô Trần Lê Thiên Ý và quý thầy cô khoa Kinh tế nói riêng, thầy cô
Đại học Cần Thơ nói chung luôn dồi dào sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2014
Sinh viên thực hiện
Trần Thịnh
i
LỜI CAM ĐOAN
..... …..
Tôi xin cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu,
thông tin thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không
trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Ngày……tháng……năm 2014
Sinh viên thực hiện
Trần Thịnh
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..
Ngày……tháng……năm 2014
Thủ trưởng đơn vị
iii
BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Họ và tên người nhận xét:………………………………Học vị:……………
Chuyên ngành:……………………………………………………………….
Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ hướng dẫn
Cơ quan công tác:……………………………………………………………
Tên sinh viên:………………………………………MSSV…………………
Lớp: ………………………………………………………………………….
Tên đề tài: ……………………………………………………………………
Cơ sở đào tạo: ………………………………………………………………..
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
2. Hình thức trình bày:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
5. Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu)
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
6. Các nhận xét khác:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
các yêu cầu chỉnh sửa,…)
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
Cần Thơ, ngày ….. tháng …. năm 2014
NGƯỜI NHẬN XÉT
iv
BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Họ và tên người nhận xét:………………………………Học vị:……………..
Chuyên ngành:……………………………………………………………
Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ phản biện
Cơ quan công tác: ………………………………………………………..
Tên sinh viên:
…………………………………………MSSV………………..
Lớp:
……………………………………………………………………………
Tên đề tài:
……………………………………………………………………..
Cơ sở đào tạo:
..………………………………………………………………..
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
2. Hình thức trình bày:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
5. Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu)
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
6. Các nhận xét khác:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
các yêu cầu chỉnh sửa,…)
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày ….. tháng …. năm 2014
v
NGƯỜI NHẬN XÉT
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................ 01
1.1 Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 01
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 02
1.2.1 Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 02
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 02
1.3 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 02
1.3.1 Phạm vi về thời gian ................................................................................ 02
1.3.2 Phạm vi về không gian ........................................................................... 02
1.4 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu ............................... 02
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................... 04
2.1 Tổng quan về thanh toán quốc tế ................................................................ 04
2.1.1 Khái niệm về thanh toán quốc tế ............................................................. 04
2.1.2 Các điều kiện trong thanh toán quốc tế ................................................... 04
2.1.3 Các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng .................................... 07
2.1.4 Vai trò của thanh toán quốc tế ................................................................. 13
2.2 Rủi ro trong thanh toán quốc tế .................................................................. 14
2.2.1 Khái niệm về rủi ro .................................................................................. 14
2.2.2 Rủi ro trong thanh toán quốc tế ............................................................... 15
2.2.3 Các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá ...................................................... 25
2.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 27
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu................................................................... 27
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................. 27
Chương 3: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TẠI VIETINBANK
HẬU GIANG .................................................................................................... 29
3.1 Quá trình hình thành và phát triển của VietinBank .................................... 29
vi
3.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh ..................................................................... 30
3.3 Tình hình nguồn vốn ................................................................................... 32
3.3.1 Về huy động vốn ...................................................................................... 32
3.3.2 Về sử dụng vốn ........................................................................................ 34
3.4 Tình hình hoạt động kinh doanh ................................................................. 37
3.4.1 Các hoạt động dịch vụ ............................................................................ 37
3.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh ................................................................. 38
Chương 4: THỰC TRANG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
VIETINBANK CHI NHÁNH HẬU GIANG .................................................. 41
4.1 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank ........................... 41
4.1.1 Sự phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại VietinBank ..................... 41
4.1.2 Kết quả thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại VietinBank ............. 42
4.1.3 Quy trình mở L/C nhập khẩu ................................................................... 55
4.2 Tình hình quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế tại VietinBank Chi
nhánh Hậu Giang ............................................................................................. 59
4.2.1 Tình hình quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế tại VietinBank .......... 59
4.2.2 Khảo sát tình hình quản trị rủi ro về tỷ giá tại các doanh nghiệp là khách
hàng của VietinBank Chi nhánh Hậu Giang..................................................... 68
4.3 Đánh giá công tác phòng chống rủi ro trong thanh toán quốc tế tại
VietinBank ........................................................................................................ 76
4.3.1 Đánh giá công tác phòng chống rủi ro tại ngân hàng VietinBank Chi
nhánh Hậu Giang .............................................................................................. 76
4.3.2 Đánh giá công tác phòng chống rủi ro tại doanh nghiệp ......................... 78
Chương 5: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG THANH
TOÁN QUỐC TẾ VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC
TẾ TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH HẬU GIANG ..................................... 80
5.1 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của VietinBank trong
thời gian tới ....................................................................................................... 80
5.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thanh toán quốc tế của
VietinBank ........................................................................................................ 81
5.2.1 Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ thanh toán .................................. 81
vii
5.2.2 Đẩy mạnh hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu và tăng cường nguồn
ngoại tệ phục vụ thanh toán quốc tế ................................................................. 83
5.2.3 Khai thác ưu thế tài trợ xuất khẩu ............................................................ 84
5.2.4 Ngân hàng phải điều chỉnh mức phí giao dịch ........................................ 84
5.2.5 Tăng cường hiệu quả Marketing tác động đến khách hàng ..................... 84
5.2.6 Cho vay mua nguyên liệu chế biến với lãi suất ưu đãi ............................ 86
5.2.7 Lựa chọn những phương pháp giải quyết phù hợp khi có tranh chấp
thương mại xảy ra ............................................................................................. 86
5.3 Các giải pháp đồng bộ nhằm quản lý rủi ro trong thanh toán quốc tế của
VietinBank ........................................................................................................ 86
5.3.1 Giải pháp nâng cao thanh toán quốc tế đi đôi với tiêu chí an toàn .......... 86
5.3.2 Xây dựng mô hình quản lý rủi ro mới trong thanh toán quốc tế ............. 87
5.3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng nhân sự thanh toán quốc tế .................... 89
5.3.4 Giải pháp về công nghệ thông tin trong hoạt động thanh toán quốc tế ... 90
5.3.5 Có hệ thống thông tin đầy đủ phục vụ hoạt động kinh doanh ngoại tệ ... 90
Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 91
6.1 Kết luận ....................................................................................................... 91
6.2 Một số kiến nghị ......................................................................................... 92
6.2.1 Đối với chính phủ .................................................................................... 92
6.2.2 Đối với ngân hàng nhà nước .................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 94
viii
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn ..................................................... 32
Bảng 3.2 Cơ cấu huy động vốn theo chủ thể .................................................... 33
Bảng 3.3 Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế ................................. 34
Bảng 3.4 Cơ cấu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế ............................ 35
Bảng 3.5 Cơ cấu doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế .............................. 36
Bảng 3.6 Các hoạt động dịch vụ qua 3 năm ..................................................... 37
Bảng 3.7 Doanh thu qua các năm ..................................................................... 38
Bảng 3.8 Chi phí qua các năm .......................................................................... 38
Bảng 4.1 Doanh số thanh toán quốc tế ............................................................. 42
Bảng 4.2 Doanh số thanh toán xuất khẩu ......................................................... 46
Bảng 4.3 Doanh số thanh toán nhập khẩu ........................................................ 49
Bảng 4.4 Tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế xuất và nhập khẩu .... 52
Bảng 4.5 Xếp hạng rủi ro quốc gia tháng 7,2003 ............................................. 61
Bảng 4.6 Loại hình doanh nghiệp ..................................................................... 69
Bảng 4.7 Lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp............................................. 69
Bảng 4.8 Loại ngoại tệ sử dụng trong kinh doanh ............................................ 70
Bảng 4.9 Tổn thất do biến động tỷ giá gây ra ................................................... 70
Bảng 4.10 Tần suất gặp phải các loại tổn thất .................................................. 71
Bảng 4.11 Mức độ hiểu biết về công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá ................... 72
Bảng 4.12 Mức độ sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá ......................... 73
Bảng 4.13 Ý kiến của doanh nghiệp về khó khăn khi sử dụng công cụ phòng
ngừa rủi ro tỷ giá ............................................................................................... 74
Bảng 5.1 Phân công trách nhiệm của từng bộ phận trong mô hình quản lý rủi
ro mới. ............................................................................................................... 88
ix
DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Trang
Hình 2.1 Quy trình phương thức chuyển tiền ................................................... 08
Hình 2.2 Quy trình phương thức nhờ thu phiếu trơn ........................................ 09
Hình 2.3 Quy trình phương thức nhờ thu kèm chứng từ .................................. 09
Hình 2.4 Quy trình phương thức thanh toán CAD ........................................... 11
Hình 2.5 Quy trình phương thức tín dụng chứng từ ......................................... 12
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức chi nhánh ngân hàng VietinBank ............................... 30
Hình 3.2 Tổng doanh thu và chi phí qua các năm ............................................ 39
Hình 3.3 Lợi nhuận qua các năm ...................................................................... 40
Hình 4.1 Doanh số thanh toán quốc tế qua các năm ......................................... 43
x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TTQT: Thanh toán quốc tế.
WTO: Tổ chức thương mại thế giới.
PNRRTG: Phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
PNRRTGHĐ: Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái.
L/C: Phương thức tín dụng chứng từ.
TTR: Phương thức chuyển tiền.
DN: Doanh nghiệp.
KH: Khách hàng.
XNK: Xuất nhập khẩu.
L/G: Thư bảo đảm.
NHCTVN: Ngân hàng công thương Việt Nam.
NHTM: Ngân hàng thương mại.
NH: Ngân hàng.
NHPH: Ngân hàng phát hành.
NHTB: Ngân hàng thông báo.
SWIFT: Hệ thống giao dịch tài chính liên ngân hàng quốc tế.
ICC: Phòng Thương mại Quốc tế.
OECD: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.
TDCT: Tín dụng chứng từ.
URC: Quy tắc thống nhất về nghiệp vụ nhờ thu.
FOB, CFR: Điều kiện giao hàng trong Incoterms.
WTO: Tổ chức thương mại thế giới.
PTTT: Phương thức thanh toán.
UCP: Quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ.
URC: Quy tắc thống nhất về nghiệp vụ nhờ thu.
URR: Quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền hàng theo tín dụng chứng từ.
XNK: Xuất nhập khẩu.
xi
ISO: Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá.
TTTM: Tài trợ thương mại.
NHCT VN: Ngân hàng Công thương Việt Nam.
TMCP: Thương mại cổ phẩn.
HĐGS: Hợp đồng giao sau.
xii
CHƯƠNG 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong xu hướng quốc tế hóa mạnh mẽ nền kinh tế thế giới, nền kinh tế
Việt Nam đang dần từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Đặc biệt là, việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra những cơ hội lớn cho các
doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa mặt hàng
xuất khẩu. Trong quan hệ thương mại với đối tác nước ngoài, do sự cách trở
về mặt địa lý, sự khác nhau về phong tục, tập quán và ngôn ngữ đòi hỏi các
doanh nghiệp phải có sự nghiên cứu kỹ càng thị trường, bạn hàng và sử dụng
một phương thức thanh toán đảm bảo cho việc nhận được tiền hàng sau khi đã
xuất khẩu.
Thanh toán quốc tế là một trong số các nghiệp vụ của ngân hàng trong
việc thanh toán giá trị của các lô hàng giữa bên mua và bên bán hàng thuộc
lĩnh vực ngoại thương. Như một mắt xích không thể thiếu được trong hoạt
động kinh tế đối ngoại, hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng ngày
càng có vị trí và vai trò quan trọng, nó được xem là công cụ, là cầu nối trong
hoạt động kinh tế đối ngoại, quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước trên
thế giới. Hoạt động thanh toán quốc tế là một trong những mặt hoạt động quan
trọng của Ngân hàng, nó có liên quan đến nhiều mặt hoạt động khác của Ngân
hàng.
Với thế mạnh là một trong các Ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất
trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, có mạng lưới kinh doanh rộng khắp, sản
phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng và chất lượng cao, hệ thống máy tính và
truyền thông hiện đại, công nghệ xử lý thông tin Ngân hàng tiên tiến, có uy tín
đối với khách hàng trong nước và quốc tế và là thành viên của Hiệp hội Tài
chính Viễn thông liên Ngân hàng Toàn cầu (SWIFT), hoạt động thanh toán
quốc tế tại VietinBank được thực hiện từ năm 1990 tới nay đã đạt được những
thành quả nhất định, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về các nghiệp vụ
liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá cho khách hàng một cách
nhanh chóng, chính xác, an toàn và hiệu quả.
Tuy nhiên, hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank cũng có những
rủi rỏ và còn nhiều hạn chế như mất cân đối giữa hoạt động thanh toán xuất
1
khẩu và nhập khẩu, thủ tục thanh toán còn mang nặng tính hành chính, quy mô
hoạt động TTQT còn hạn chế…. Do đó, việc nghiên cứu hoạt động thanh toán
quốc tế tại VietinBank để tìm ra giải pháp phát triển trong tương lai cần được
quan tâm. Vì vậy mà đề tài “Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại
VietinBank Chi nhánh Hậu Giang” được chọn để nghiên cứu.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Phân tích thực trạng các phương thức thanh toán quốc tế, quản trị rủi ro
trong thanh toán quốc tế của ngân hàng VietinBank Hậu Giang và thực trạng
quản trị rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp là khách hàng của VietinBank Hậu
Giang.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng thanh toán quốc tế của ngân hàng VietinBank Chi
nhánh Hậu Giang.
- Phân tích thực trạng quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế của ngân
hàng và khách hàng.
- Đưa ra những giải pháp nhằm tăng hiệu quả trong thanh toán quốc tế
tại VietinBank giúp hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng hoạt động
mạnh hơn, thu hút nhiều đối tác và mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Giới hạn về thời gian: Số liệu thứ cấp được cập nhập từ năm 2011
đến hết năm 2013.
1.3.2 Giới hạn về không gian: Ngân hàng VietinBank Chi nhánh Hậu
Giang.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU
Trong quá trình nghiên cứu em đã sử dụng một số tài liệu như sau:
- Nguyễn Xuân Thành, “Phân tích tình hình thanh toán quốc tế tại ngân
hàng công thương thành phố Cần Thơ (TPCT)”, Luận văn tốt nghiệp khoa
Kinh tế & Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ năm 2005, Thư viện
Khoa.
Tóm tắt nội dung chính: khái quát tình hình tổ chức và hoạt động ngân
hàng công thương TPCT. Phân tích tình hình thực hiện TTQT tại ngân hàng
2
công thương TPCT và một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của các phương
thức thanh toán quốc tế.
Kết quả: Đề tài đã phân tích, làm rõ được thực trạng hoạt động thanh
toán quốc tế đang diễn ra tại ngân hàng công thương TPCT và đã đề ra một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại Ngân hàng.
- Lê Thị Phương Liên, “Rủi ro trong thanh toán quốc tế của ngân hàng
thương mại”, tài liệu thu thập từ trang web Wikipedia.
Tóm tắt nội dung chính: Đưa ra khái niệm về rủi ro trong thanh toán
quốc tế, các rủi ro có thể gặp trong TTQT, rủi ro trong từng phương thức
TTQT, đối tượng có thể chịu rủi ro và một số giải pháp để hạn chế rủi ro.
- Bên cạnh đó em còn sử dụng những tài liệu khác như: “Thanh toán
quốc tế-TS Đỗ Linh Diệp- Học viện ngân hàng- Đại học kinh tế; Thanh Toán
Quốc Tế và Hối Đoái- Dương Hữu Hạnh-NXB Thông Kê”
3
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ
2.1.1 Khái niệm về thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế là việc chi trả các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh trong các
mối quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng của các tổ chức, các đơn
vị kinh tế, các cá nhân giữa nước này với nước khác.
Thanh toán quốc tế là khâu rất quan trọng trong quá trình thực hiện buôn
bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nước. Nó phản ánh sự vận động của
giá trị trong quá trình chu chuyển hàng hóa tiền tệ giữa các quốc gia và được
xem là khâu cuối cùng trong một giao dịch kinh tế.
Thanh toán quốc tế không chỉ đơn thuần giống hoạt động thanh toán
trong quan hệ giao dịch mua bán trong nước. Điều này là do TTQT có liên
quan đến nhiều quốc gia khác nhau và nhiều đồng tiền thanh toán khác nhau.
Hơn nữa, việc thanh toán giữa các quốc gia đều phải thông qua các tổ chức tài
chính trung gian mà chủ yếu là ngân hàng. Hoạt động thanh toán này chủ yếu
là thanh quyết toán giữa các ngân hàng. Vì vậy, hoạt động thanh toán quốc tế
có những đặc thù riêng.
2.1.2 Các điều kiện trong thanh toán quốc tế
Để thực hiện TTQT, điều khoản thanh toán quy định trong hợp đồng
ngoại thương các bên tham gia phải quan tâm đến các điều kiện sau.
2.1.2.1 Điều kiện về tiền tệ
Điều kiện này quy định cụ thể đồng tiền nào để tính toán và thanh toán
trong quan hệ mua bán, cách xử lý khi tỷ giá hối đoái biến động nhằm đảm
bảo quyền lợi của các bên tham gia ký hợp đồng.
a) Lựa chọn đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán
Trong giao dịch thương mại quốc tế, đồng tiền tính toán và đồng tiền
thanh toán có thể giống hoặc khác nhau, có thể là tiền tệ của nước người mua,
nước người bán hoặc nước thứ ba, nhưng thông thường là các ngoại tệ mạnh.
4
Tuy nhiên, để xác định điều kiện tiền tệ trong các hợp đồng mua bán giữa các
nước với nhau phải dựa vào các yếu tố sau:
So sánh tương quan lực lượng, năng lực kinh doanh và mối quan hệ cung
cầu về hàng hóa mà hai bên mua bán trên thị trường.
Vị trí của đồng tiền trên thế giới.
Tập quán sử dụng đồng tiền trong thanh toán quốc tế.
Người mua và người bán muốn dùng đồng tiền nước mình để tính toán
và thanh toán vì những lý do như không phải xuất ngoại tệ để trả nợ, tránh
được sự biến động của tỷ giá, nâng cao uy tín của nước mình trên thế giới.
b) Lựa chọn kỹ thuật đảm bảo khi tỷ giá biến động
Để tránh rủi ro cho các nhà xuất nhập khẩu khi tỷ giá thay đổi, khi ký
hợp đồng mua bán ngoại thương, đôi bên cần bàn bạc lựa chọn đưa vào điều
kiện đảm bảo trong hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ giữa các
bên.
Thông thường các điều kiện đảm bảo gồm đảm bảo vàng, đảm bảo ngoại
tệ và đảm bảo theo biến động giá cả hàng hóa.
Đảm bảo vàng:
- Đảm bảo vàng: là đảm bảo theo khối lượng vàng, khi ký kết hợp đồng,
quy định đơn giá và tổng giá trị hợp đồng được quy đổi trực tiếp bằng một
khối lượng vàng nhất định.
- Đảm bảo theo hàm lượng vàng: là khi ký kết hợp đồng đơn giá và tổng
giá trị hợp đồng được xác định theo một đồng tiền có xác định hàm lượng
vàng.
- Đảm bảo theo giá vàng là: khi ký hợp đồng, đơn giá và tổng giá trị hợp
đồng được tính toán theo một đồng tiền nào đó, đồng thời quy định giá vàng
của đồng tiền đó.
Đảm bảo theo tiền tệ:
- Đảm bảo ngoại tệ: là việc đảm bảo dựa vào một ngoại tệ tương đối ổn
định mà do hai bên lựa chọn.
- Đảm bảo theo rổ ngoại tệ: là việc lựa chọn một số ngoại tệ làm đảm
bảo. Số ngoại tệ càng nhiều thì tính chính xác càng cao nhưng phức tạp trong
tính toán. Theo điều kiện này lấy giá từng ngoại tệ tại thời điểm ký hợp đồng
và thanh toán nếu biến động thì tiến hành điều chỉnh lại tổng giá trị hợp đồng.
Đảm bảo theo biến động giá cả của hàng hóa:
5
Căn cứ vào biến động chỉ số giá cả hàng hoá lúc thanh toán so với lúc ký
hợp đồng điều chỉnh.
2.1.2.2 Điều kiện về thời gian thanh toán
Đây là điều kiện rất quan trọng vì thời gian thanh toán càng ngắn càng
giảm được chi phí thanh toán, tránh được những biến động về tỷ giá, ảnh
hưởng lớn đến việc luân chuyển vốn và các khoản thu nhập của các bên.
Trong điều kiện về thời hạn thanh toán có thể lựa chọn một trong ba cách quy
định sau:
a) Trả tiền trước
Việc trả tiền trước một phần giá trị hợp đồng được thực hiện sau khi ký
hợp đồng hoặc nhận đơn đặt hàng, nhưng phải trước khi giao hàng.
Thực chất trả tiền trước chính là nhà nhập khẩu cấp tín dụng ngắn hạn
cho nhà xuất khẩu, trong trường hợp nhà xuất khẩu thiếu vốn, số tiền trả trước
tương đối lớn và thời gian trả tương đối dài.
b) Trả tiền ngay
Việc trả tiền được thực hiện ngay sau khi người bán hoàn thành nghĩa vụ
giao hàng theo như quy định trong hợp đồng, tức là trong khoảng thời gian từ
lúc chuẩn bị xong hàng, giao hàng cho người chuyên chở cho đến khi hàng
được giao người mua theo đúng quy định.
c) Trả tiền sau
Việc trả tiền của người mua được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Người mua trả tiền sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận được thông báo
của người bán đã hoàn thanh nghĩa vụ giao hàng tại nơi quy định.
- Người mua trả tiền sau bao nhiêu ngày kể từ ngày chấp nhận hối phiếu.
- Người mua trả tiền sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận được bộ chứng
từ.
- Người mua trả tiền sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận hàng.
2.1.2.3 Điều kiện về phương thức thanh toán
Phương thức thanh toán là cách thức hai bên trong quan hệ hợp đồng
ngoại thương thực hiện chuyển tiền và nhận tiền. Hiện nay, các NHTM cung
cấp nhiều PTTT tiện ích, đa dạng cho khách hàng như: chuyển tiền, nhờ thu,
tín dụng chứng từ,…. Mỗi PTTT đều có đặc điểm riêng và có thể gây bất lợi
hoặc tạo thuận lợi cho các bên. Vì vậy, các bên cần phải lưu ý khi lựa chọn
PTTT trong kinh doanh quốc tế.
6
2.1.2.4 Điều kiện về bộ chứng từ thanh toán
Bộ chứng từ mô tả hàng hóa, dịch vụ và toàn bộ quá trình thực hiện hợp
đồng. Nhà xuất khẩu phải lập bộ chứng từ xuất trình để chứng minh việc giao
hàng của mình. Nhà nhập khẩu sẽ nhận hàng dựa trên bộ chứng từ nhà xuất
khẩu lập. Trong một số phương thức, việc quyết định thanh toán chỉ dựa vào
bộ chứng từ nhà xuất khẩu xuất trình. Với mong muốn hạn chế rủi ro trong
thương mại, nhà nhập khẩu thường đòi hỏi chứng từ đầy đủ về số lượng, nội
dung, hoàn hảo đến từng chi tiết và đôi khi cả đơn vị phát hành chứng từ. Điều
này có thể làm gia tăng chi phí, tốn thời gian cho nhà xuất khẩu, thậm chí đôi
khi nhà xuất khẩu không thể thực hiện được. Vì vậy, ngay từ thời điểm kýhợp
đồng, các bên cần phải quy định rõ ràng về bộ chứng từ thanh toán để tạo
thuận lợi cho quá trình mua bán.
2.1.3 Các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng
2.1.3.1 Phương thức chuyển tiền (Remittance)
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó một khách
hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người
hưởng lợi ở một thời điểm nhất định. Ngân hàng chuyển tiền phải thông qua
đại lýcủa mình ở nước người thụ hưởng để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền.
Phương thức thanh toán chuyển tiền có thể được thực hiện bằng 2 hình
thức chủ yếu:
Chuyển tiền bằng thư (Mail transfer, M/T): là hình thức chuyển tiền
trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội
dung một bức thư mà ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán qua bưu
điện.
Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic transfer, T/T): là hình thức trong đó
lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một
bức điện mà ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán qua fax, telex hoặc
thông qua mạng viễn thông SWIFT.
Nhìn chung, giữa hai hình thức chuyển tiền nêu trên, mọi hình thức đều
có những ưu, nhược điểm riêng, với M/T chi phí thấp nhưng thời gian thanh
toán chậm, còn T/T thì ngược lại. Với những ưu điểm vượt trội của mình, hình
thức chuyển tiền thông qua mạng SWIFT ngày càng trở nên thông dụng và
chiếm tỉ trọng cao trên thế giới.
Ngoài ra các ngân hàng còn sử dụng hình thức chuyển tiền bằng Séc
ngân hàng (Bank Cheque), chuyển tiền bằng Séc là mệnh lệnh thanh toán do
7
một ngân hàng ký phát cho một ngân hàng khác để yêu cầu ngân hàng này
thanh toán ngay một số tiền nhất dành cho người thụ hưởng.
Tóm lại, phương thức chuyển tiền là một phương thức thanh toán đơn
giản về thủ tục và thanh toán tương đối nhanh. Trong phương thức này,
thường thì nhà nhập khẩu sau khi nhận hàng rồi mới thanh toán tiền, do đó
việc nhận được tiền hay không phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí và khả năng
thanh toán của nhà nhập khẩu.
Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền được thể hiện trong sơ đồ sau:
NGÂN HÀNG CHUYỂN
TIỀN
(3)
NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ
(2)
NHÀ NHẬP KHẨU
(4)
(1)
NHÀ XUẤT KHẨU
Hình 2.1: Quy trình phương thức chuyển tiền
(1) Giao dịch thương mại bao gồm kí kết hợp đồng ngoại thương hoặc
thực hiệc cung cấp hàng hoá dịch vụ.
(2) Người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền
nhất định cho người xuất khẩu.
(3) Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng đại lýcủa mình ở nước
ngoài để chuyển trả cho người xuất khẩu.
(4) Ngân hàng đại lýchuyển tiền cho người xuất khẩu.
2.1.3.2 Phương thức nhờ thu (Collection)
Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà người bán sau khi
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ kí hối phiếu đòi tiền người mua, nhờ ngân
hàng thu hộ số tiền thu ghi trên tờ hối phiếu đó.Có hai loại nhờ thu:
a. Nhờ thu phiếu trơn (Clean collection): là phương thức mà người bán
nhờ ngân hàng thu hộ tiền hối phiếu của người mua, nhưng không kèm theo
điều kiện. Chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính (hối phiếu, kỳ
phiếu, séc, giấy nhận nợ hay công cụ thanh toán khác), còn các chứng từ
thương mại (vận đơn, hóa đơn, bảo hiểm,…) được gửi trực tiếp cho người
nhập khẩu, không thông qua ngân hàng.
Quy trình phương thức nhờ thu phiếu trơn được thể hiện trong sơ đồ sau:
8
NGÂN HÀNG
THU HỘ
(6)
NGÂN HÀNG
ĐẠI LÝ
(3)
(7)
(2)
(4)
(1)
NHÀ XUẤT
KHẨU
(5)
NHÀ NHẬP
KHẨU
Hình 2.2 Quy trình phương thức nhờ thu phiếu trơn
(1) Nhà xuất khẩu giao hàng, lập bộ chứng từ và gửi bộ chứng từ thẳng
cho người mua.
(2) Nhà xuất khẩu ký phát hối phiếu đòi tiền Nhà nhập khẩu và nhờ ngân
hàng thu hộ tiền của hối phiếu đó.
(3), (4) Ngân hàng thu hộ chuyển hối phiếu cho Ngân hàng đại lý, Ngân
hàng đại lý sẽ dùng hối phiếu để đòi tiền Nhà nhập khẩu.
(5), (6), (7) Nhà nhập khẩu chuyển tiền cho Ngân hàng để chuyển cho
Nhà xuất khẩu.
b. Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection): là phương thức mà
người bán sau khi sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, lập bộ chứng từ
thanh toán nhờ thu (chứng từ gửi hàng và hối phiếu) và nhờ ngân hàng thu hộ
tờ hối phiếu đó khi người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng
mới trao toàn bộ chứng từ gửi hàng cho người mua nhận hàng.
Quy trình nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ được thể hiện trong sơ đồ sau:
(3)
NGÂN HÀNG
THU HỘ
NGÂN HÀNG
ĐẠI LÝ
(7)
(2)
(8)
(5)
NHÀ XUẤT
KHẨU
(4)
(6)
NHÀ NHẬP
KHẨU
(1)
Hợp đồng ngoại thương
Hình 2.3 Quy trình phương thức nhờ thu kèm chứng từ
9
(1) Nhà xuất khẩu chuyển hàng cho Nhà nhập khẩu (không kèm theo bộ
chứng từ).
(2) Nhà xuất khẩu chuyển bộ chứng từ cùng với hối phiếu cho ngân hàng
và nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu.
(3),(4) Đòi tiền Nhà nhập khẩu thông qua ngân hàng.
(5) Nhà nhập khẩu trả tiền cho ngân hàng.
(6) Ngân hàng giao bộ chứng từ để Nhà nhập khẩu nhận hàng.
(7), (8) Ngân hàng giao trả tiền cho Nhà xuất khẩu.
Nhờ thu kèm chứng từ có thể được thực hiện theo hai dạng sau đây:
* Nhờ thu kèm chứng từ với điều kiện D/P (Documents against
Payment): thanh toán đổi chứng từ.
Theo điều kiện này, ngân hàng đại lý/ngân hàng thu hộ được chỉ định
rằng chỉ giao bộ chứng từ hàng hóa cho Nhà nhập khẩu sau khi họ đã thực
hiện việc thanh toán tiền trên hối phiếu.
Theo phương thức D/P, cũng có thể sử dụng hối phiếu có kỳ hạn
(Usance Bill) khi Nhà nhập khẩu được ngân hàng thu hộ xuất trình hối phiếu
có kỳ hạn để ký chấp nhận, họ chưa được ngân hàng trao bộ chứng từ để nhận
hàng ngay, chỉ khi hối phiếu được thanh toán, ngân hàng mới trao bộ chứng từ
để Nhà nhập khẩu đi nhận hàng.
* Nhờ thu kèm chứng từ với điều kiện D/A (Documents against
Acceptance ): chấp nhận hối phiếu đổi lấy bộ chứng từ.
Theo điều kiện này, ngân hàng thu hộ được chỉ thị, yêu cầu Nhà nhập
khẩu ký chấp nhận trả tiền trên hối phiếu, nghĩa là thừa nhận nghĩa vụ trả tiền
của mình đối với người thụ hưởng trên hối phiếu. Sau khi Nhà nhập khẩu hoàn
tất thủ tục chấp nhận hối phiếu, ngân hàng sẽ trao cho Nhà nhập khẩu bộ
chứng từ để nhận hàng.
So với nhờ thu phiếu trơn, nhờ thu kèm chứng từ đảm bảo quyền lợi cho
bên Xuất khẩu hơn, vì giữa việc thanh toán tiền và nhận hàng của Nhà nhập
khẩu đã có sự ràng buộc chặt chẽ.
Vai trò của ngân hàng trong nhờ thu kèm chứng từ không chỉ là trung
gian thu hộ tiền một cách đơn thuần như ở phương thức nhờ thu phiếu trơn mà
còn là người quyết định với việc nhận hàng của Nhà nhập khẩu.
10
2.1.3.3 Phương thức mở tài khoản (Open Account)
Là phương thức thanh toán mà nhà xuất khẩu sau khi giao hàng hay cung
ứng dịch vụ tiến hành mở tài khoản ghi nợ cho nhà nhập khẩu và việc thanh
toán các khoản nợ này được thực hiện trong một thời kỳ nhất định.
Phương thức này chỉ được áp dụng khi giữa các bên có quan hệ thường
xuyên, tin cậy lẫn nhau, giữa nội bộ các công ty với nhau, giữa công ty mẹ với
công ty con, dùng trong thanh toán phi mậu dịch như: cước phí, bảo hiểm, hoa
hồng. Thực chất đây chính là tín dụng thương mại mà nhà xuất khẩu cung cấp
cho nhà nhập khẩu.
2.1.3.4 Phương thức thanh toán CAD (Cash Against Document)
Phương thức CAD là phương thức trong đó tổ chức nhập khẩu trên cơ sở
hợp đồng mua bán yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở một tài khoản tín thác
(Trust Account) để thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu khi nhà xuất khẩu
xuất trình đầy đủ chứng từ theo đúng thỏa thuận.
Quy trình phương thức thanh toán CAD được thể hiện qua sơ đồ sau:
NHÀ XUẤT
KHẨU
(5)
(4)
NHÀ NHẬP
KHẨU
(3)
(1)
(2)
(6)
NGÂN HÀNG
Hình 2.4 Quy trình phương thức thanh toán CAD
(1) Nhà nhập khẩu trên cơ sở hợp đồng yêu cầu ngân hàng mở tài khoản
tín thác.
(2) Ngân hàng thông báo cho Nhà xuất khẩu biết là Nhà nhập khẩu đã
mở tài khoản tín thác.
(3) Nhà xuất khẩu chuyển hàng hóa cho Nhà nhập khẩu( không kèm theo
bộ chứng từ)
(4) Nhà xuất khẩu chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng.
(5) Sau khi xem xét bộ chứng từ, nếu hợp lệ thì ngân hàng sẽ chuyển tiền
cho Nhà xuất khẩu.
11
(6) Ngân hàng giao bộ chứng từ cho Nhà nhập khẩu để nhận hàng và kết
toán tài khoản tín thác.
2.1.3.5 Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credit)
Khái niệm: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (còn gọi tắt là
L/C) là một sự thoả thuận, trong đó một Ngân hàng (ngân hàng mở thư tín
dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một
số tiền nhất định cho một người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín
dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký trong phạm vi số tiền đó khi
người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với
những quy định đề ra trong thư tín dụng.
Các bên tham gia:
- Người xin mở L/C: là người mua yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát
hành một L/C cho người bán hưởng.
- Người thụ hưởng L/C: là người bán được hưởng tiền thanh toán hay sở
hữu hối phiếu chấp nhận thanh toán.
- Ngân hàng phát hành L/C: là ngân hàng theo yêu cầu của người mua,
phát hành một L/C cho người bán hưởng.
- Ngân hàng thông báo L/C: là ngân hàng được ngân hàng phát hành yêu
cầu thông báo L/C cho người thụ hưởng. Ngân hàng thông báo thường là ngân
hàng đại lý hay là một chi nhánh của ngân hàng phát hành ở nước nhà xuất
khẩu.
- Ngân hàng xác nhận: là một ngân hàng khác đứng ra xác nhận khả
năng thanh toán cho ngân hàng phát hành. Thông thường ngân hàng xác nhận
là một ngân hàng lớn có uy tín và trong nhiều trường hợp ngân hàng thông báo
được đề nghị là ngân hàng xác nhận L/C.
Qui trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ được thể hiện qua sơ đồ sau:
(2)
NGÂN HÀNG
THÔNG BÁO
(3)
(5)
NGÂN HÀNG
MỞ L/C
(5)
(6)
(6)
NHÀ XUẤT
KHẨU
(4)
(8)
(7)
NHÀ NHẬP
KHẨU
Sơ đồ 2.5 Quy trình phương thức tín dụng chứng từ
12
(1)
(1) Nhà nhập khẩu làm đơn xin mở L/C và gởi cho ngân hàng mở L/C,
yêu cầu ngân hàng mở L/C cho người được hưởng.
(2) Căn cứ vào đơn xin mở L/C, Ngân hàng mở L/C tiến hành mở L/C
và thông báo nội dung L/C này cho Nhà xuất khẩu biết và gởi bản chính L/C
cho Nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo.
(3) Ngân hàng thông báo thông báo nội dung L/C cho người bán và
chuyển bản chính L/C cho Nhà xuất khẩu.
(4) Nhà xuất khẩu giao hàng cho Nhà nhập khẩu, nếu chấp nhận L/C;
nếu không chấp nhận L/C thì yêu cầu Nhà nhập khẩu và Ngân hàng mở L/C
sửa đổi L/C theo ýcủa mình, đến khi chấp nhận mới tiến hành giao hàng.
(5) Nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán và xuất trình cho Ngân
hàng mở thông qua ngân hàng thông báo hoặc một ngân hàng khác để đòi tiền.
(6) Ngân hàng mở L/C tiến hành kiểm tra bộ chứng từ thanh toán nếu
thấy phù hợp với L/C thì tiến hành trả tiền cho Nhà xuất khẩu. Nếu thấy không
phù hợp ngân hàng mở từ chối thanh toán và gởi trả lại toàn bộ chứng từ cho
Nhà xuất khẩu.
(7) Ngân hàng mở đòi tiền Nhà nhập khẩu.
(8) Nhà nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì trả
tiền lại cho Ngân hàng mở L/C và nhận bộ chứng từ; nếu thấy không phù hợp
có quyền từ chối trả tiền.
2.1.4 Vai trò của thanh toán quốc tế
2.1.4.1 Vai trò của thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế
Thanh toán quốc tế ra đời dựa trên các quan hệ kinh tế đối ngoại và
TTQT thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển. TTQT là phương tiện
liên kết trong mối quan hệ kinh tế đối ngoại, không có hoạt động TTQT thì
không có hoạt động kinh tế đối ngoại. Việc tổ chức TTQT được tiến hành
nhanh chóng, an toàn chính xác sẽ làm cho các nhà sản xuất yên tâm và đẩy
mạnh hoạt động XNK của mình, nhờ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại
phát triển, đặc biệt là hoạt động ngoại thương.
Bên cạnh đó, hoạt động TTQT góp phần hạn chế rủi ro trong quá trình
thực hiện hợp đồng kinh tế đối ngoại. Trong hoạt động TTQT, do vị trí địa lý
các đối tác xa nhau nên việc tìm hiểu khả năng tài chính, khả năng thanh toán
của người mua gặp nhiều khó khăn. Nếu tổ chức tốt công tác TTQT thì sẽ giúp
cho các nhà kinh doanh hàng hoá XNK hạn chế được rủi ro trong quá trình
13
thực hiện hợp đồng kinh tế đối ngoại, nhờ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối
ngoại phát triển.
Vì vậy, TTQT đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện quá
trình hội nhập của một quốc gia đối với các nước còn lại trên Thế giới.
2.1.4.2 Vai trò của thanh toán quốc tế đối với các NHTM
Đối với hệ thống NHTM, TTQT là dịch vụ mang lại lợi nhuận cao.
Nghiệp vụ TTQT có mối quan hệ tương hỗ và tạo điều kiện phát triển các hoạt
động kinh doanh khác của ngân hàng như: kinh doanh ngoại tệ, tài trợ ngoại
thương, bảo lãnh, đầu tư, ngân quỹ… Và cùng với các nghiệp vụ này, hoạt
động TTQT đã mở rộng phạm vi giao dịch, nâng cao khả năng cạnh tranh của
ngân hàng ra ngoài trụ sở hành chính của nó.
Việc toàn cầu hoá các hoạt động mậu dịch tài chính hiện nay, người ta
thể chế hoá một số nghiệp vụ TTQT. Một số luật chủ yếu chi phối hoạt động
của TTQT như sau: Phòng thương mại quốc tế (ICC) đã ban hành “quy tắc và
thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” gọi tắt là UCP. UCP500 áp dụng
từ ngày 1-1-1994 và được sửa đổi thành UCP 600 đã được áp dụng chính thức
vào ngày 1-7-2007, đóng vai trò là hành lang pháp lý cho mọi giao dịch quốc
tế của Ngân hàng và nền thương mại thế giới; “Quy tắc thống nhất về hoàn trả
tiền hàng theo tín dụng chứng từ” gọi tắt là URR (bản 725) và đối với nghiệp
vụ nhờ thu, phòng thương mại quốc tế đã soạn thảo “Quy tắc thống nhất về
nghiệp vụ nhờ thu” gọi tắt là URC (bản đầu tin 1956 bản 522 áp dụng từ 1-11996 là bản mới nhất); ngoài ra còn có các luật chi phối hoạt động TTQT: luật
thống nhất về hối phiếu và kỳ phiếu Công ước Geneve 1930… Ngoài ra, để
tạo điều kiện thực thi thuận lợi và có hiệu quả cho Công ước Geneve đồng thời
bảo vệ lợi ích cho nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân
tham gia quan hệ thương phiếu Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội đã ra pháp lệnh
số 17/1999/PLUBTVQH, ngày 24 tháng 12 năm 1999, ngày 10 tháng 12 năm
2003 Chính Phủ cũng đã đưa ra Nghị Định số 159/2003/NĐ-CP về cung ứng
và sử dụng Sec tạo một bước thông thoáng mới và đa dạng hơn cho công cụ
thanh toán trong hoạt động TTQT .
2.2 RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
2.2.1 Khái niệm về rủi ro
Có thể nói rủi ro tồn tại ở khắp mọi lĩnh vực trong cuộc sống, hiện diện ở
mọi hoạt động của con người. Khi có rủi ro, người ta không thể dự đoán chính
xác kết quả, và sự hiện diện của mọi rủi ro gây nên sự bất ổn định. Nguy cơ
14
rủi ro sẽ phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng được hay
mất không thể đoán trước.
Khi nói về rủi ro thì có khá nhiều quan điểm nhưng chúng đều có điểm
chung là đề cập đến một hay một chuỗi sự kiện mà nó xảy ra sẽ tạo ra các tổn
thất. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chỉ xét rủi ro ở đây như là các biến
cố có thể gây ảnh hưởng xấu đến quá trình hoạt động kinh doanh của các ngân
hàng thương mại, làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Từ đó đưa ra
các giải pháp hạn chế rủi ro nhằm ngăn chặn các tổn thất trong hoạt động của
ngân hàng.
2.2.2 Rủi ro trong thanh toán quốc tế
Sự cách biệt về địa lý, ngôn ngữ, hệ thống luật pháp, tập quán kinh
doanh... làm cho hoạt động TTQT nói riêng và nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại
nói chung chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Bên cạnh các rủi ro vốn có của hoạt
động ngân hàng thương mại như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi
suất, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường...hoạt động TTQT chứa đựng nhiều rủi
ro đặc thù.
2.2.2.1 Rủi ro quốc gia, rủi ro chính trị pháp lý
Rủi ro quốc gia có thể tồn tại dưới các dạng sau:
Rủi ro chính trị: Tính ổn định của một quốc gia đóng vai trò rất quan
trọng trong giao thương quốc tế. Bất cứ một sự thay đổi nào về chỉnh thể,
chính sách của chính phủ đều có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
quốc tế. Chẳng hạn, khi một quốc gia có chiến tranh, cuộc chiến sẽ phá vỡ mối
quan hệ giữa quốc gia lâm chiến với một số nước khác trên Thế giới. Sự tàn
phá của chiến tranh có thể làm cho quốc gia bị nạn giảm hoặc không còn khả
năng thực hiện các cam kết đã ký với đối tác quốc tế.
Rủi ro kinh tế: Bối cảnh kinh tế của một quốc gia sẽ tác động đến niềm
tin của nhà kinh doanh, đầu tư quốc tế đến quốc gia đó. Nếu một quốc gia suy
thoái hoặc bị khủng hoảng kinh tế, khả năng thu hút vốn và giao thương quốc
tế của nước đó sẽ giảm sút và ngược lại.
2.2.2.2 Rủi ro về quản lý ngoại hối
Quản lý ngoại hối là hệ thống kiểm soát luồng ngoại hối nhập vào hoặc
chuyển ra khỏi một đất nước. Trong quản lý kinh tế, các chính phủ thường ban
hành các chính sách nhằm khơi thông hoặc hạn chế luồng ngoại hối nhằm thực
hiện chính sách phát triển kinh tế của quốc gia trong từng thời kỳ. Những biện
pháp này có thể tạo ra sự chậm trễ trong thanh toán, làm gia tăng chi phí và
thời gian của các thương gia và nhà đầu tư quốc tế.
15
2.2.2.3 Rủi ro tác nghiệp
Rủi ro tác nghiệp là rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện nghiệp vụ.
Trong nghiệp vụ tín dụng chứng từ, rủi ro tác nghiệp xảy ra phần lớn là do
trình độ của cán bộ nhân viên. Ngoài ra, sự sơ suất, thiếu cẩn thận dẫn đến
việc hành động không theo đúng các quy định, tập quán quốc tế cũng gây ra
những rủi ro tác nghiệp nghiêm trọng.
2.2.2.4 Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi ngân hàng không thu hồi được các
khoản tín dụng đã cấp cho các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng
từ. Các khoản tín dụng đó là: mở L/C theo yêu cầu nhà nhập khẩu, cho nhà
nhập khẩu vay để thanh toán L/C, chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu theo L/C.
2.2.2.5 Rủi ro đối tác trong các phương thức thanh toán quốc tế
Rủi ro này phát sinh do bởi các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, các ngân
hàng đại lý tham gia vào hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu không thực hiện
đúng nghĩa vụ của mình. Điều này được thể hiện rõ qua các hình thức như:
người bán không giao hàng theo đúng hợp đồng. Người mua chậm thanh toán
do chưa chuẩn bị kịp tiền thanh toán, thanh toán không đủ, hoặc thậm chí từ
chối thanh toán dù người bán đã cung ứng hàng hóa, người mua bị mất khả
năng chi trả, vỡ nợ, phá sản; bất đồng về xử lý nghiệp vụ giữa các ngân hàng
đại lý, sự yếu kém về công tác quản lý khách hàng của Ngân hàng phục vụ nhà
nhập khẩu cộng với tình trạng mất khả năng thanh toán, phá sản của các Ngân
hàng này.
Ngoài các rủi ro trên, thanh toán XNK còn gặp phải những rủi ro khác
như: rủi ro bất khả kháng, lừa đảo (người mua lừa người bán, hoặc người bán
lừa người mua, hoặc người mua và nguời bán thông đồng để chiếm đoạt các
khoản tài trợ của Ngân hàng), rửa tiền, …
* Rủi ro trong phương thức chuyển tiền:
a. Chuyển tiền sau khi nhận hàng:
Nghiệp vụ chuyển tiền là phương thức đơn giản, trong đó người chuyển
tiền và người nhận tiền tiến hành thanh toán trực tiếp với nhau. Ngân hàng chỉ
là trung gian và chỉ hưởng hoa hồng mà không bị ràng buộc bất kỳ trách
nhiệm nào. Việc trả tiền hay không phụ thuộc vào thiện chí của nhà nhập
khẩu, nhà nhập khẩu có thể sau khi nhận được hàng nhưng không tiến hành
chuyển tiền, hoặc cố tình dây dưa kéo dài thời hạn trả tiền để chiếm dụng vốn
của nhà xuất khẩu, quyền lợi của tổ chức xuất khẩu không được đảm bảo.
Chính vì vậy mà trong ngoại thương phương thức chuyển tiền này chỉ áp dụng
16
trong trường hợp các bên mua bán có uy tín và tin cậy lẫn nhau hoặc thường
dùng để thanh toán các chi phí liên quan đến xuất nhập khẩu như: bảo hiểm,
vận chuyển, bưu điện….
b. Chuyển tiền trước khi nhận hàng:
Nhà nhập khẩu chấp nhận giá hàng của nhà xuất khẩu và chuyển thanh
toán cùng với đơn đặt hàng khi hàng hóa được chắc chắn (không hủy ngang),
nghĩa là việc thanh toán xảy ra trước khi hàng hoá được chở đi.
Rủi ro đối với nhà xuất khẩu: Nếu nhà nhập khẩu không thực hiện thanh
toán trước, thì nhà xuất khẩu phải chịu chi phí quản lý, chi phí lưu kho, tiền
bảo hiểm, hoặc phải chở hàng trở về (nếu hàng đã gửi đi), và tìm khách hàng
mua khác rất tốn kém hay phải giảm giá.
Rủi ro đối với nhà nhập khẩu: Phương thức này đảm bảo cho nhà xuất
khẩu nhận thanh toán trước khi giao hàng, ngược lại đối với nhà nhập khẩu
phải gánh chịu những rủi ro: Hàng bị chủ tâm không giao hoặc được giao
không đúng số lượng, chất lượng của hợp đồng. Hàng giao trễ hơn so với quy
định. Nhà xuất khẩu không giao hàng trong trường hợp nhà xuất khẩu bị phá
sản, hoặc không có hàng để giao, hoặc khi giá cả thị trường đang có xu hướng
tăng giá nhà xuất khẩu sẽ bán lô hàng này cho người khách hàng khác và chấp
nhận khoảng phạt trong hợp đồng nếu thấy vẫn có lợi cho mình. Không kiểm
soát được việc hàng hóa có được bảo hiểm đầy đủ trong quá trình vận chuyển
hay không. Do phải thanh toán trước, nhà nhập khẩu có thể phải chịu áp lực về
tài chính. Tình hình sẽ xấu hơn, nếu hàng hóa đến chậm hoặc bị khiếm khuyết
thì điều này ngăn cản nhà nhập khẩu bán hàng thu hồi tiền và làm cho lợi
nhuận có thể giảm.
* Rủi ro của phương thức nhờ thu:
a. Rủi ro trong phương thức Nhờ thu phiếu trơn
Do việc trả tiền trong phương thức nhờ thu trơn không căn cứ vào bộ
chứng từ hàng hóa, mà chỉ dựa vào hối phiếu do nhà xuất khẩu ký phát, do đó:
Rủi ro chủ yếu thuộc về nhà xuất khẩu, bao gồm:
Nếu nhà nhập khẩu vỡ nợ, thì nhà xuất khẩu chẳng bao giờ nhận được
tiền thanh toán.
Nếu năng lực tài chính của nhà nhập khẩu kém, thì việc thanh toán sẽ
dây dưa, chậm trễ và tốn kém.
Nếu nhà nhập khẩu chủ tâm lừa đảo, vẫn nhận hàng nhưng từ chối thanh
toán hay từ chối ký chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn.
17
Đến hạn thanh toán hối phiếu kỳ hạn, mà nhà nhập khẩu không thể thanh
toán hoặc không muốn thanh toán (do tình hình tài chính, kinh doanh nhà nhập
khẩu trở nên xấu đi, hay nhà nhập khẩu phát sinh chủ tâm lừa đảo) thì nhà xuất
khẩu có thể kiện ra tòa nhưng rất tốn kém và không phải lúc nào cũng nhận
được tiền.
Rủi ro đối với nhà nhập khẩu: Rủi ro có thể phát sinh khi hối phiếu đòi
tiền đến trước và phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán, trong khi hàng hóa
không được gửi đi, hoặc đã được gửi đi nhưng chưa tới, hoặc khi nhận hàng
hoá có thể không đảm bảo đúng chất lượng, chủng loại và số lượng như đã
thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương.
b. Rủi ro trong phương thức Nhờ thu kèm chứng từ
Trong phương thức này nhà xuất khẩu mất quyền kiểm soát hàng hóa và
chưa được thanh toán cũng như không có bảo lãnh thanh toán ngay từ lúc gửi
hàng đi.
Rủi ro đối với nhà xuất khẩu:
Tập trung chủ yếu việc thanh toán không được thực hiện sau khi hàng
giao. Nó bao gồm:
Làm trái với lệnh nhờ thu, ngân hàng xuất trình đã trao bộ chứng từ
hàng hóa cho nhà nhập khẩu trước khi người này thanh toán hay chấp nhận
thanh toán. Điều này có thể xảy ra ở một số quốc gia, khi mà ngân hàng ưu
tiên đặt mối quan hệ doanh nghiệp trong nước lên trên trách nhiệm và nghĩa
vụ của họ đối với doanh nghiệp bên ngoài lãnh thổ quốc gia. Lúc này, nhà
xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn trong việc khiếu nại đối với ngân hàng xuất
trình.
Chữ ký chấp nhận thanh toán có tên bị giả mạo, hoặc người ký chấp
nhận không đủ thẩm quyền hay chưa được đăng ký mẫu dấu, chữ ký.
Ngân hàng chuyển chứng từ (NH nhà xuất khẩu) luôn giữ lập trường
rằng, nếu ngân hàng xuất trình có sai sót trong việc thực hiện lệnh nhờ thu, thì
mọi hậu quả đều do nhà xuất khẩu phải tự gánh chịu, thậm chí ngay cả trong
trường hợp nhà xuất khẩu không hề liên quan đến việc chỉ định ngân hàng
xuất trình (Theo URC522, điều 11b).
Toàn bộ hay một phần chứng từ bị thất lạc.
Số hàng hóa (mà bộ chứng từ là đại diện) chỉ có thể được chuyển cho
(hay theo lệnh của) ngân hàng xuất trình với sự đồng ý của ngân hàng này từ
18
trước. Ngoài ra, ngân hàng không chịu bất cứ trách nhiệm nào về việc lưu kho,
mua bảo hiểm hàng hóa, giao hàng hay dỡ hàng hóa.
Khi ngân hàng hành động để bảo vệ hàng hóa như dàn xếp việc lưu kho,
mua bảo hiểm hàng hóa thì ngân hàng không chịu bất cứ trách nhiệm nào về
tổn thất hay hư hỏng, mất mát hàng hóa.
Nhà xuất khẩu thường phải gánh chịu mọi chi phí liên quan đến công
việc bảo vệ hàng hóa của ngân hàng, cho dù ngân hàng không được yêu cầu
làm các công việc này.
Nhà nhập khẩu đã thanh toán để nhận bộ chứng từ, nhưng ngân hàng
xuất trình không chuyển cho ngân hàng chuyển chứng từ để trả cho nhà xuất
khẩu. Điều này có thể xảy ra, ví dụ khi ngân hàng xuất trình không thể hoặc
phải chậm thanh toán do các giải pháp kiểm soát ngoại hối cấm chuyển ngoại
tệ ra ngoài lãnh thổ quốc gia.
Ngân hàng xuất trình chuyển tiền cho ngân hàng chuyển chứng từ,
nhưng ngân hàng này lại chậm trễ hay bị mất khả năng thanh toán, do đó nhà
xuất khẩu nhận được tiền chậm hoặc không nhận được tiền.
Nhà nhập khẩu khước từ thanh toán hay chấp nhận thanh toán, trong khi
hàng hóa đã được gửi từ trước. Dù nhà xuất khẩu có thể kiện nhà nhập khẩu
theo hợp đồng đã ký, nhưng điều này mất nhiều thời gian, trong khi, hàng hóa
có thể đã bốc dỡ và lưu kho hoặc nhà xuất khẩu đã ra lệnh chuyên chở hàng về
nước.
Hàng hóa đã được bảo hiểm đầu đủ hay chưa? Và nhà xuất khẩu có thể
khiếu nại tiền bồi thường nếu hàng hóa bị tổn thất hay hư hại không?
Các ngân hàng không chịu trách nhiệm về bất kỳ sự chậm trễ hay thất
lạc chứng từ nào (theo URC522, điều 14a).
Nếu hóa đơn thanh toán bằng ngoại tệ, nhà xuất khẩu không chịu rủi ro
tỷ giá cho đến khi nhận được tiền.
Bất kỳ chi phí phát sinh nào liên quan đến nhờ thu hay chi phí lãi suất
mà nhà nhập khẩu chịu (như đã thỏa thuận) mà nhà nhập khẩu từ chối thanh
toán, ngân hàng xuất trình vẫn trao chứng từ cho nhà nhập khẩu theo lệnh nhờ
thu để được thanh toán và khấu trừ chi phí phát sinh, số tiền còn lại trả cho
ngân hàng chuyển chứng từ để thanh toán cho nhà xuất khẩu (Theo URC522,
điều 21a). Điều này làm nhà xuất khẩu mất một khoản chi phí không muốn.
19
Rủi ro đối với nhà nhập khẩu:
Phương thức nhờ thu kèm chứng từ phần lớn rủi ro thuộc về nhà xuất
khẩu, tuy nhiên nhà nhập khẩu vẫn đứng trước các rủi ro sau:
Cho dù nhà nhập khẩu có cơ hội kiểm chứng từ trước khi thanh toán hay
chấp nhận thanh toán, nhưng hàng hóa thì có thể đã không được kiểm định,
chưa được bảo hiểm đầy đủ, hay không tuân theo các tiêu chuẩn ghi trong hợp
đồng thương mại.
Nhà nhập khẩu có thể đứng trước rủi ro khi nhà xuất khẩu lập thanh
toán do các giải pháp kiểm soát ngoại hối cấm chuyển ngoại tệ ra ngoài lãnh
thổ quốc gia. Ngân hàng xuất trình chuyển tiền cho ngân hàng chuyển chứng
từ, nhưng ngân hàng này lại chậm trễ hay bị mất khả năng thanh toán, do đó
nhà xuất khẩu nhận được tiền chậm hoặc không nhận được tiền.
Nhà nhập khẩu khước từ thanh toán hay chấp nhận thanh toán, trong khi
hàng hóa đã được gửi từ trước. Dù nhà xuất khẩu có thể kiện nhà nhập khẩu
theo hợp đồng đã ký, nhưng điều này mất nhiều thời gian, trong khi, hàng hóa
có thể đã bốc dỡ và lưu kho hoặc nhà xuất khẩu đã ra lệnh chuyên chở hàng về
nước.
Hàng hóa đã được bảo hiểm đầy đủ hay chưa? Và nhà xuất khẩu có thể
khiếu nại tiền bồi thường nếu hàng hóa bị tổn thất hay hư hại không?
Các ngân hàng không chịu trách nhiệm về bất kỳ sự chậm trễ hay thất
lạc chứng từ nào (theo URC522, điều 14a).
Rủi ro đối với ngân hàng chuyển chứng từ:
Nhìn chung, ngân hàng chuyển chứng từ chỉ chịu rủi ro khi đã thanh
toán hay đã cho nhà xuất khẩu vay trước khi nhận được tiền chuyển đến ngân
hàng xuất trình (chiết khấu chứng từ nhờ thu). Nếu không nhận được tiền
chuyển đến, ngân hàng chuyển chứng từ chịu rủi ro tín dụng trong việc nhà
xuất khẩu hoàn trả tiền vay.
Rủi ro đối với ngân hàng xuất trình:
Nếu ngân hàng xuất trình chuyển tiền cho ngân hàng chuyển chứng từ
trước khi nhà nhập khẩu thanh toán, thì phải chịu rủi ro nếu như nhà nhập
khẩu không nhận chứng từ và không thanh toán hoặc không chấp nhận thanh
toán.
Nếu ngân hàng xuất trình cho nhà nhập khẩu vay để thanh toán, thì có
thể chịu rủi ro tín dụng từ phía nhà nhập khẩu. Chịu trách nhiệm kiểm tra
chứng từ nhận được xem có đủ và phù hợp với danh mục liệt kê chứng từ gửi
20
tới, nếu chứng từ không đủ hoặc không phù hợp thì phải thông báo cho ngân
hàng chuyển chứng từ để xin chỉ thị tiếp. Ngân hàng chuyển chứng từ có thể
yêu cầu rằng, nếu nhà nhập khẩu không thanh toán hoặc không chấp nhận
thanh toán, thì ngân hàng xuất trình thu xếp để hàng hóa được lưu kho và được
bảo hiểm cho đến khi bán được cho khách hàng mới hay chuyển hàng quay về
nước. Nếu điều này xảy ra, thì ngân hàng xuất trình phải được bù đắp chi phí
đầy đủ.
* Rủi ro trong phương thức Tín dụng chứng từ:
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán
đảm bảo được quyền lợi cho nhà sản xuất cao nhất so với các phương thức
thanh toán khác.
Tuy nhiên nó không phải là phương thức thanh toán tuyệt đối an toàn
cho các bên tham gia. Vẫn còn một số rủi ro tồn tại.
Đối với nhà xuất khẩu:
Có thể gặp nhiều khó khăn hoặc không thể thực hiện được các điều
khoản trong thư tín dụng, nếu như nhà nhập khẩu cố tình mở thư tín dụng khác
với nội dung đã thỏa thuận, hoặc đưa thêm vào các điều khoản mà chưa được
đồng ý trước đây, chẳng hạn:
Thời gian giao hàng quá gấp không thể đáp ứng được.
Các chứng từ quy định phải xuất trình quá khó khăn hoặc không thể
thực hiện được.
Quy định một cước phí vận tải mà nhà xuất khẩu không thể chấp nhận
được.
Thời hạn hiệu lực L/C quá ngắn, nhà xuất khẩu không đủ thời gian tập
hợp chứng từ để xuất trình.
Loại thư tín dụng không đúng như đã được thỏa thuận.
Ngay khi nhà xuất khẩu đã chấp nhận các điều kiện của thư tín dụng,
vẫn gặp rủi ro trong khâu thanh toán: Bộ chứng từ không phù hợp và ngân
hàng từ chối thanh toán hoặc NHPH/Ngân hàng xác nhận mất khả năng thanh
toán. Trong thực tiễn buôn bán giữa các quốc gia trong khu vực gần nhau,
hàng đến cảng trước khi nhà nhập khẩu nhận được chứng từ vận tải. Để thuận
tiện cho việc nhận hàng mà không cần bảo lãnh của ngân hàng, người mở thư
tín dụng yêu cầu một bản vận đơn gốc gửi theo hàng hoá hoặc được nhà xuất
khẩu gửi trực tiếp cho nhà nhập khẩu. Chứng từ gốc này sẽ được nhận hàng
thay thế cho chứng từ gửi qua cho ngân hàng. Trong trường hợp này, nếu như
21
ngân hàng xác định là bất hợp lệ, trong khi nhà nhập khẩu đã nhận được hàng
và từ chối thanh toán. Như vậy nhà xuất khẩu phải chấp nhận rủi ro. NHPH
L/C không thực hiện đúng cam kết của mình trong thanh toán cho nhà xuất
khẩu.
Đối với nhà nhập khẩu:
Ngân hàng sẽ tiến hành trả tiền cho người hưởng lợi dựa trên các chứng
từ được xuất trình, không dựa vào việc kiểm tra hàng hoá. Ngân hàng không
chịu trách nhiệm về tính xác thực của các chứng từ, không chịu trách nhiệm về
số lượng và chất lượng hàng được giao. Do vậy, nếu có sự giả mạo trong việc
xuất trình chứng từ giả để nhận được thanh toán, thì trong trường hợp này, nhà
nhập khẩu phải bồi hoàn lại số tiền mà NHPH thư tín dụng đã trả cho người
hưởng lợi.
Trong trường hợp nhà xuất khẩu xuất trình các chứng từ phù hợp với
quy định của L/C và nhận được thanh toán từ ngân hàng. Nhưng hàng hoá
không giao đúng hợp đồng. Khi cần thiết có sự thay đổi về các điều khoản
trong hợp đồng thì nhà nhập khẩu phải tu chỉnh, sửa đổi các điều khoản trong
L/C. Như vậy, thời gian giao hàng có thể bị trễ hơn, không thể đáp ứng nhu
cầu kinh doanh của nhà nhập khẩu kịp thời, và phải chịu phí tu chỉnh, sửa đổi.
Trong một số trường hợp, hàng đã được giao đến nơi đến nhưng nhà
nhập khẩu vẫn chưa nhận được các chứng từ thanh toán và như vậy không thể
nhận hàng được. nếu nhà nhập khẩu cần gấp hàng hóa hay sợ chịu chi phí lưu
kho thì phải thu xếp để NHPH phát hành một bảo lãnh gửi hãng tàu để nhận
hàng, nhà nhập khẩu phải chịu thêm chi phí không nhỏ trả cho ngân hàng.
Ngân hàng xác nhận hay một ngân hàng được chỉ định khác có thể mắc sai
lầm khi đã thanh toán cho một bộ chứng từ sai sót, sau đó ghi nợ NHPH L/C.
Nếu ngân hàng mắc sai lầm lại do nhà nhập khẩu chỉ định, thì NHPH có quyền
truy hoàn số tiền đã bị ghi nợ. Hơn nữa, trong một số trường hợp, nhà nhập
khẩu phải chấp nhận điều khoản hoàn trả cho NHPH ngay cả khi ngân hàng
mắc sai lầm do NHPH chỉ định.
Về nguyên tắc, ngân hàng chỉ định mắc sai lầm phải hoàn trả số tiền đã
ghi nợ cho NHPH, nhưng thực tế thì rất phức tạp và dễ bị từ chối. Điều này
xảy ra là vì, để được bồi hoàn buộc NHPH phải giao dịch với một ngân hàng ở
rất xa và tại một quốc gia khác, hơn nữa ngân hàng này thường đề cao mối
quan hệ và trách nhiệm của mình với nhà xuất khẩu nội địa. Thậm chí, cho dù
cuối cùng NHPH cũng được bồi hoàn, nhưng phải mất nhiều thời gian và chi
phí có thể vượt giá trị L/C.
22
Đối với ngân hàng:
+ Đối với NHPH:
NHPH phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định
của L/C ngay cả trong trường hợp nhà nhập khẩu chủ tâm không hoàn trả. Với
lý do này, rủi ro tín dụng đối với NHPH là rất cao.
Khi thanh toán L/C xác nhận, NHPH hay được yêu cầu chấp nhận thanh
toán cho người thụ hưởng mà chưa nhìn thấy bộ chứng từ. Trong trường hợp
này, nếu không có sự chấp thuận trước của người nhập khẩu về việc hoàn trả,
thì NHPH sẽ gặp rủi ro khi bộ chứng từ sai sót, nên nhà nhập khẩu từ chối, do
đó ngân hàng sẽ không truy hoàn được tiền từ nhà nhập khẩu. Về mặt nguyên
tắc, NHPH có quyền truy đòi ngân hàng trả tiền cho bộ chứng từ sai sót.
Nhưng như đã nói ở trên, việc này tỏ ra mất thời gian và tốn kém.
Nếu NHPH trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn, mà
không kiểm tra kỹ lưỡng bộ chứng từ, để bộ chứng từ có lỗi, nhà nhập khẩu từ
chối thì NHPH không thể đòi tiền nhà nhập khẩu.
Rủi ro xảy ra trong quá trình vận chuyển mà trách nhiệm không thuộc
hãng tàu mà nhà nhập khẩu không mua bảo hiểm, nhà nhập khẩu không sẵn
lòng thanh toán thì NHPH có thể gặp rủi ro.
Rủi ro nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán hoặc phá sản, rủi ro này
gây thiệt hại nặng nề cho NHPH nếu NHPH tài trợ vốn nhập khẩu.
Rủi ro do nhà xuất khẩu có hành vi lừa đảo, nhà xuất khẩu giả mạo
chứng từ, mặc dù ngân hàng được chỉ định đã kiểm tra nhưng không phát hiện
ra, còn NHPH thì cho phép NH chiết khấu trích tài khoản tiền gửi của mình để
thanh toán cho người bán hoặc đòi tiền tại NH thứ ba. Nếu như nhà xuất khẩu
là một tổ chức “ma” hoặc bị phá sản trong khi nhà nhập khẩu không có đủ
năng lực tài chính để bồi thường cho NHPH thì NHPH cuối cùng là người
gánh chịu rủi ro. NHPH không cẩn trọng thanh toán bộ chứng từ không có B/L
hay AWB gốc, tức là thanh toán tiền ra nước ngoài không chứng minh trên cơ
sở có hàng hoá đối ứng, gây rủi ro là thanh toán không hay phía nước ngoài lợi
dụng để xuất trình đòi tiền tiếp với bộ chứng từ hoàn hảo có B/L hay AWB
gốc.
Rủi ro do NHPH không hành động đúng UCP mà thư tín dụng đã dẫn
chiếu. Theo UCP, NHPH được miễn trách nhiệm thanh toán nếu bộ chứng từ
có lỗi. Tuy nhiên nếu NHPH không hành động đúng theo những quy định tại
điều 16 UCP600 thì NHPH gặp rủi ro trên chính những bộ chứng từ có lỗi đó.
Đó là những trường hợp sau:
23
Thông báo từ chối nhưng không nêu rõ và đầy đủ các bất hợp lệ của bộ
chứng từ, hoặc những bất hợp lệ này bị Ngân hàng chiết khấu phủ nhận và trở
nên không có giá trị;
Thông báo những bất hợp lệ và từ chối chứng từ vượt quá 5 ngày làm
việc của Ngân hàng;
Không nêu chỉ thị về việc định đoạt bộ chứng từ. Đã chuyển giao chứng
từ cho người mở, hoặc làm mất không trả lại đầy đủ và nguyên vẹn bộ chứng
từ cho phía xuất trình, hoặc không giao chứng từ cho phía thứ ba do phía xuất
trình chỉ định.
+ Đối với Ngân hàng thông báo:
Ngân hàng thông báo chịu trách nhiệm phải có sự “quan tâm hợp lý” để
đảm bảo rằng thư tín dụng là chân thật, bao gồm cả việc xác thực chữ ký, khóa
mã, mẫu điện trước khi gửi thông báo cho nhà xuất khẩu. Ngân hàng thông
báo chịu trách nhiệm khi quyết định không thông báo thư tín dụng mà không
gửi thông báo về quyết định của mình cho NHPH biết một cách nhanh chóng.
+ Đối với NH được chỉ định:
Trừ khi là Ngân hàng xác nhận, các ngân hàng được chỉ định không có
một trách nhiệm nào phải thanh toán cho người xuất khẩu trước khi nhận được
tiền từ NHPH. Tuy nhiên, trong thực tế, trên cơ sở bộ chứng từ xuất trình, các
ngân hàng được chỉ định thường ứng trước cho nhà xuất khẩu với điều kiện
truy đòi (with recourse) để trợ giúp nhà xuất khẩu, do đó, ngân hàng này phải
tự chịu rủi ro tín dụng đối với NHPH hoặc nhà xuất khẩu.
+ Đối với NH xác nhận:
Nếu bộ chứng từ là hoàn hảo, thì Ngân hàng xác nhận phải trả tiền cho
nhà xuất khẩu bất luận là có truy hoàn được tiền từ NHPH hay không. Như
vậy, Ngân hàng xác nhận chịu rủi ro tín dụng đối với NHPH, cũng như rủi ro
chính trị và rủi ro cơ chế (hạn chế ngoại hối) của nước NHPH. NH xác nhận
không nắm được năng lực tài chính của NHPH mà vội xác nhận theo yêu cầu
của họ để cuối cùng, Ngân hàng xác nhận phải nhận lãnh trách nhiệm thanh
toán cho NHPH do NHPH thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán, thậm
chí bị phá sản. Nếu Ngân hàng xác nhận trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối
phiếu kỳ hạn, mà không có sự kiểm tra một cách thích đáng bộ chứng từ, để
bộ chứng từ có lỗi, NHPH không chấp nhận, thì không thể đòi tiền NHPH.
Đối với NH chiết khấu chứng từ: NH chiết khấu có thể là Ngân hàng xác nhận
nếu là L/C xác nhận, hoặc là NHPH nếu người hưởng không muốn xuất trình
qua ngân hàng thứ ba, nhưng thông thường là Ngân hàng được chỉ định cụ thể
24
hoặc bất cứ Ngân hàng nào nếu L/C cho phép chiết khấu tự do (any bank
negotiation). Theo UCP 600, NHPH được quyền từ chối thanh toán bộ chứng
từ có lỗi. Mặc dù điều khoản chiết khấu cho phép Ngân hàng chiết khấu được
phép truy đòi lại nhà xuất khẩu nhưng nếu nhà xuất khẩu không đủ khả năng
thanh toán thì Ngân hàng chiết khấu gặp rủi ro.
2.2.3 Các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá
2.2.3.1 Hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn là một thoả thuận giữa hai bên về việc mua hay bán
một tài sản nào đó vào một thời điểm định trước trong tương lai. Do vậy, trong
loại hợp đồng này, ngày kí kết và ngày giao hàng là hoàn toàn tách biệt nhau.
Khác với hợp đồng quyền chọn, trong đó người giữ hợp đồng có quyền thực
hiện hoặc không thực hiện quyền của mình, thì ở hợp đồng kì hạn, 2 bên chịu
sự ràng buộc pháp lý chặt chẽ phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, trừ khi cả hai
bên thoả thuận huỷ hợp đồng.
Hợp đồng kì hạn được sử dụng để phòng ngừa rủi ro, ví dụ như rủi ro
mất giá tiền tệ (hợp đồng kì hạn đối với USD hoặc EUR) hay rủi ro biến động
giá một loại hàng hoá nào đó (hợp đồng kì hạn với dầu mỏ).
Trong hợp đồng kì hạn, một bên đồng ý mua, còn bên kia đồng ý bán,
với một mức giá kì hạn được thống nhất trước, nhưng không có việc thanh
toán tiền thật sự ngay thời điểm kí kết. Ngược lại với giá kì hạn là giá giao
ngay (spot price), giá bán của tài sản được giao vào ngày giao ngay (spot
date), thường là trong vòng 2 ngày kể từ ngày kí. Chênh lệch giữa giá kì hạn
và giá giao ngay gọi là khoản thặng dư (forward premium) nếu giá kì hạn cao
hơn, hoặc khoản khấu trừ (forward discount) nếu giá kì hạn thấp hơn.
2.2.3.2 Hợp đồng hoán đổi
Hợp đồng hoán đổi, hay còn gọi là hợp đồng SWAP, là một công cụ tài
chính phái sinh (derivative) trong đó hai bên đối tác trao đổi một dòng tiền
(Cash flow) này lấy một dòng tiền khác của bên kia. Những dòng tiền này
được gọi là các nhánh của SWAP (Legs), các dòng tiền được tính toán dựa
trên một con số ước tính nhất định.
Các hợp đồng hoán đổi thường được dùng để phòng ngừa các loại rủi ro
tài chính (như rủi ro về lãi xuất thay đổi, rủi ro về tỉ giá, rủi ro về giá cổ
phiếu), để hưởng các ưu đãi dành cho các công ty trong nước, hoặc nhằm mục
đích đầu cơ.
Các hợp đồng SWAP thường được sử dụng giao dịch bên ngoài các thị
trường giao dịch tập trung, hay nói cách khác nó là một loại công cụ tài chính
25
phái sinh OTC (Over the counter). Hợp đồng SWAP không thể được mua bán,
trao đổi như là các loại chứng khoán hay hợp đồng tương lai, mà chúng thật sự
là các hợp đồng cá biệt giữa hai bên xác định. Do đó, cách duy nhất để thoát ra
khỏi hợp đồng này là bằng thỏa thuận song phương với phía đối tác để hủy
hợp đồng, hoặc bằng cách chuyển nhượng nó cho bên thứ ba với điều kiện có
sự đồng ý của phía đối tác.
2.2.3.3 Hợp đồng giao sau
Hợp đồng giao sau là một cam kết pháp lý của các bên về việc mua hoặc
bán một lượng hàng hóa vào một thời điểm trong tương lai thông qua Sở giao
dịch và các cơ quan trung gian ở một giá được định trước.”
Sự cam kết pháp lý về một hành vi trong tương lai này có thể được các
bên hủy bỏ một cách hợp pháp khi lập một HĐGS khác ngược lại vị thế mà
mình đã có. Cũng vì lý do đó mà ta có thể chia HĐGS thành hai loại :
- Hợp đồng giao sau được thanh lý sau khi giao hàng. Đây là loại hợp
đồng tồn tại một sự giao hàng thực sự theo như thời điểm giao hàng đã thoả
thuận trong hợp đồng . Trong trường hợp này, về bản chất thì HĐGS tương tự
như hợp đồng kỳ hạn (forward).
- Hợp đồng giao sau được thanh lý trước ngày giao hàng ghi trong hợp
đồng. Đây là loại hợp đồng không có sự giao hàng trên thực tế xảy ra, các bên
chấm dứt sự ràng buộc của mình đối với phía bên kia bằng nghiệp vụ thanh
toán bù trừ, nghĩa là các bên mua hoặc bán lại chính loại hàng hóa đó ngược
với vị thế mà mình đã có (vị thế mua hoặc bán trước đây).
2.2.3.4 Hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn là một hợp đồng cho phép người nắm giữ nó
được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc được bán (nếu là quyền chọn bán)
một khối lượng hàng hoá cơ sở nhất định tại một mức giá xác định và trong
một thời gian nhất định.
Các hàng hóa cơ sở này có thể là: cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu,
chỉ số trái phiếu, tiền hay hợp đồng tương lai.
Một hợp đồng quyền chọn bất kỳ đều bao gồm 4 đặc điểm cơ bản sau:
Loại quyền (quyền chọn bán hoặc chọn mua).
Tên hàng hóa cơ sở và khối lượng được mua hoặc bán theo quyền.
Ngày đáo hạn.
Giá thực thi.
26
Có 4 đối tượng tham gia trên thị trường quyền chọn:
Người mua quyền mua. (Buyers of calls)
Người bán quyền mua. (Sellers of calls)
Người mua quyền bán. (Buyers of puts)
Người bán quyền bán. (Sellers of puts)
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Các số liệu thứ cấp trong đề tài chủ yếu được cung cấp bởi phòng khách
hàng doanh nghiệp của VietinBank Hậu Giang. Số liệu bao gồm:
- Bảng kết quả hoạt động kinh doanh.
- Bảng báo cáo doanh thu hoạt động thanh toán quốc tế qua 3 năm: 2011,
2012 và 2013.
- Các thông tin khác về VietinBank.
Đề tài còn sử dụng số liệu sơ cấp về hoạt động quản trị rủi ro tỷ giá thu
được từ các doanh nghiệp là khách hàng của VietinBank Hậu Giang.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số thông tin từ các nguồn khác như:
sách báo, tạp chí kinh tế, website, …
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu
2.3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp tập hợp các chỉ tiêu phân tích để tổng hợp đưa ra những
nhận xét, đánh giá từng đối tượng có liên quan đến quá trình nghiên cứu.
Bao gồm các cách sau:
So sánh bằng số tuyệt đối
Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các
chỉ tiêu kinh tế
y = y1 – y0
(2.1)
Trong đó:
Y0: chỉ tiêu năm trước
Y1: chỉ tiêu năm sau
y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
27
Phương pháp này được sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu
năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không.
Phân tích tỷ lệ
Xem xét cơ cấu, tính tỷ trọng các khoản mục, chỉ tiêu trong bảng số liệu
So sánh bằng số tương đối
Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của
các chỉ tiêu kinh tế.
y = (y1/y0) * 100% - 100%
(2.2)
Trong đó:
Y0: chỉ tiêu năm trước
Y1: chỉ tiêu năm sau
y: là biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này được sử dụng để làm rõ mức độ biến động của các chỉ
tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu
giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu.
28
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TẠI VIETINBANK
HẬU GIANG
3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIETINBANK
Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập
từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Là Ngân hàng
thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt
Nam. Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 157 chi
nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm. Có 9 Công ty hạch toán
độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương,
Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty Bảo hiểm
VietinBank, Công ty Quản lý Quỹ, Công ty Vàng bạc đá quý, Công ty
Công đoàn, Công ty Chuyển tiền toàn cầu, Công ty VietinAviva và 3 đơn vị sự
nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực.
Là thành viên sáng lập và là đối tác liên doanh của Ngân hàng
INDOVINA. Có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại
hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Là ngân hàng đầu tiên
của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. Là thành viên của Hiệp
hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính
viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh
toán thẻ VISA, MASTER quốc tế. Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng
dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu
quản trị & kinh doanh. Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại
Châu Âu, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên
thị trường khu vực và thế giới. Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản
phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất
nhu cầu của khách hàng.
VietinBank Chi nhánh Hậu Giang chính thức khai trương vào ngày
22/12/2010 theo công văn số 1333/NHNN-TTGSNH ngày 22/02/2010 chấp
thuận đề nghị mở chi nhánh tại tỉnh Hậu Giang của VietinBank. Chi nhánh
VietinBank Hậu Giang là chi nhánh thứ 157 của Ngân hàng VietinBank. Ban
lãnh đạo VietinBank nhận thấy Hậu Giang là địa phương có nhiều thế mạnh,
đặc biệt là nông nghiệp, nhu cầu về vốn của người nông dân, doanh nghiệp và
cá nhân thực sự rõ rệt. Việc ra đời của VietinBank Chi nhánh Hậu Giang tạo
29
thêm một kênh huy động vốn mới, đồng thời mở rộng thị trường hoạt động
đầu tư tín dụng, triển khai đồng bộ các dịch vụ của VietinBank, đáp ứng nhu
cầu phát triển của tỉnh. Ngân hàng đã chính thức hoạt động vào tháng 8/2010.
Qua 4 tháng kể từ ngày hoạt động, nhiều doanh nghiệp lớn đã hợp tác toàn
diện với chi nhánh như: Công ty TNHH Toyota, Công ty Huyndai, Công ty
TNHH Thanh Ngọc, Công ty CP lương thực Hậu Giang,… Với phong cách
phục vụ ân cần, chu đáo, đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng, đến
hết năm 2010 đã đạt dư nợ trên 100 tỷ đồng và huy động vốn trên 60 tỷ đồng.
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI NHÁNH
Tổ chức chi nhánh của VietinBank khá chặt chẽ, với nhiều khối và phòng
thực hiện các chức năng và nghiệp vụ khác nhau. Điều này giúp cho chi nhánh
hoạt động một cách trơn tru hơn.
Ban Giám
Đốc
Khối kinh
doanh
Khối quản
lý rủi ro
Khối tác
nghiệp
Khối hỗ trợ
P. Khách
hàng doanh
nghiệp
P. Quản lý
rủi ro
P. Kế toán
P. Tổng
hợp
P. Khách
hàng cá
nhân
P. Quản lý
rủi ro Nợ
có vấn đề
P. Tiền tệ,
kho quỹ
P. Thanh
toán xuất
nhập khẩu
Phòng
giao dịch
P. tổ chức
hành chính
P. Thông
tin điện
toán
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức chi nhánh ngân hàng VietinBank
Chức năng của từng khối trong chi nhánh:
Ban giám đốc: Điều hành hằng ngày các hoạt động nghiệp vụ của
NHTM theo nhiệm vụ và quyền hạn, phù hợp với pháp luật và điều lệ NH.
30
Khối kinh doanh:
+ Phòng khách hàng doanh nghiệp: Là phòng nghiệp vụ tham mưu, giúp
Hội Đồng Quản Trị và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành tổ chức kinh
doanh của Vietinbank.Thực hiện xây dựng chính sách khách hàng, chỉ đạo,
điều hành, quản lýhoạt động kinh doanh đối với khách hàng là doanh nghiệp
phù hợp với qui định của Ngân hàng Nhà nước và Vietinbank.
+ Phòng khách hàng cá nhân: tổ chức và quản lýđội ngũ phát triển kinh
doanh và bán hàng đối với sản phẩm khách hàng cá nhân: Tín dụng, Huy động
vốn,Thẻ, Ngân hàng, điện tử. Thiết lập và phát triển các kênh phân phối. Xây
dựng, phát triển và khai thác có hiệu quả cơ sở dữ liệu khách hàng tiềm năng.
Tổ chức việc phát triển, duy trì quan hệ với khách hàng cá nhân. Đảm bảo quá
trình tuân thủ hoạt động kinh doanh theo quy định của Ngân hàng, của Ngân
hàng Nhà nước, của Pháp luật….
Khối quản lý rủi ro:
+ Phòng quản lý rủi ro: Nhận biết và xác định mức độ của các nguy cơ
rủi ro. Có hành động phòng tránh hoặc giảm thiểu các rủi ro chính. Triển khai
kế hoạch đối phó sự cố bất ngờ và xử lýnhững thất bại có thể xảy ra.
+ Phòng quản lý rủi ro Nợ có vấn đề: Thu hồi nợ là tiếp nhận quản lýnợ
tồn đọng, cơ cấu nợ tồn đọng bằng các biện pháp, xử lý tài sản đảm bảo nợ
vay bằng các biện pháp thích hợp.
Mua bán nợ là mua bán nợ của các tổ chức tín dụng khác, bán các tài sản
đảm bảo nợ vay thuộc quyền Ngân hàng.
Khối tác nghiệp:
+ Phòng kế toán: Tham mưu phương hướng, biện pháp, quy chế quản lý
tài chính, thực hiện các quyết định tài chính của ban GĐ và tổ chức thực hiện
công tác kế toán sao cho hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí, đúng qui chế, chế
độ theo quy định hiện hành.
+ Phòng tiền tệ, kho quỹ: Thực hiện nhiệm vụ quản lý, xuất nhập và bảo
quản an toàn tuyệt đối Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành và các
tài sản khác trong kho quỹ tại chi nhánh; Thực hiện các nghiệp vụ về quản lý,
lưu thông tiền tệ, cung ứng tiền mặt cho các Tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà
nước trên địa bàn; Tổ chức việc kiểm tra chấp hành chế độ an toàn kho, quỹ
của các Tổ chức tín dụng, các tổ chức có hoạt động ngân hàng.
31
+ Phòng thanh toán XNK: Tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước để
xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phương án kinh doanh xuất - nhập
khẩu, dịch vụ uỷ thác và các kế hoạch khác có liên quan của Tổng Công ty.
Khối hỗ trợ:
+ Phòng tổ chức hành chính: Đảm bảo tham mưu hiệu quả công tác tổ
chức bộ máy nhân sự, quản lý vàhoạch định nguồn lực nhân sự tại chi nhánh;
Đảm bảo điều kiện, trang thiết bị, kỹ thuật và cơ sở vật chất cho hoạt động của
chi nhánh, tổ chức các hoạt động hành chính khác.
+ Phòng thông tin điện toán: Quản lý, khai thác các ứng dụng công nghệ
thông tin theo đúng định hướng, mục đích, chức năng hoạt động của NH và
theo qui định của Nhà nước.
Phòng giao dịch: thực hiện các nghiệp vụ, trực tiếp giao dịch với khách
hàng để huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ cho vay,
các nghiệp vụ thanh toán, bảo lãnh…theo đúng qui định của nhà nước và
Ngân hàng công thương.
3.3 TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN
3.3.1 Về huy động vốn
Bằng nổ lực không biết mệt mỏi của Ban Giám đốc cũng như toàn thể
nhân viên của ngân hàng cùng với sự ủng hộ và lòng tin của khách hàng, uy
tín của ngân hàng VietinBank. Sự quan tâm giúp đỡ của các ban ngành Trung
Ương và địa phương đã tạo cho VietinBank Chi nhánh Hậu Giang hoạt động
ngày càng sôi nổi và đạt được những thành quả đáng khích lệ, cụ thể được
biểu hiện qua các bảng sau:
Bảng 3.1 Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Tổng nguồn huy động
186.854
256.317
354.385
Nguồn không kỳ hạn
25.469
52.101
105.000
125.087
165.749
194.200
36.298
38.467
55.185
Nguồn có kỳ hạn
Dưới
12 tháng
Trên 12 tháng
Nguồn: Số liệu VietinBank Chi nhánh Hậu Giang
32
Tình hình huy động vốn của ngân hàng tăng qua các năm, năm 2011
tổng nguồn vốn huy động đạt 186.854 triệu đồng đến năm 2012 con số này là
256.317 triệu đồng, chênh lệch 69.463 triệu đồng và tăng 37,17% so với năm
2011. Tổng nguồn vốn huy động năm 2013 đạt 354.385 triệu đồng, chênh lệch
98.068 triệu đồng và tăng 38,26% so với năm 2012. Mức tăng trưởng của hoạt
động huy động vốn ở VietinBank Chi nhánh Hậu Giang tăng qua các năm thể
hiện được sự hiệu quả trong công tác huy động vốn của ngân hàng và uy tín
của ngân hàng ngày càng được đảm bảo, khách hàng ngày càng tin tưởng vào
nguồn lực tài chính của ngân hàng. Số vốn thu từ hoạt động huy động vốn có
kỳ hạn cao hơn so với hoạt động vốn không kỳ hạn. Năm 2011, số vốn huy
động được từ nguồn có kỳ hạn đạt 161.385 triệu đồng trong khi nguồn không
kỳ hạn chỉ đạt 25.469 triệu đồng, mức chênh lệch lên đến 135.916 triệu đồng.
Số vốn huy động có kỳ hạn vào năm 2012 là 204.216 triệu đồng cao hơn
152.115 triệu đồng so với số vốn huy động không kỳ hạn. Năm 2013, số vốn
huy động có kỳ hạn vẫn tiếp tục chiếm ưu thế với số vốn là 249.385 triệu đồng
chiếm 70,37% tổng nguồn huy động vốn. Trong số vốn huy động có kỳ hạn thì
số vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng rất cao. Có thể thấy
điển hình qua năm 2013 trong khi số vốn huy động có kỳ trên 12 tháng chỉ đạt
55.185 triệu đồng thì số vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng cao hơn đến 139.015
triệu đồng. Những con số cho thấy thực tế là khách hàng thường chỉ thích gửi
tiền vào ngân hàng theo kỳ hạn vì gửi theo kỳ hạn thì lãi suất mà họ nhận sẽ
cao hơn là không có kỳ hạn, họ quan trọng lãi suất được hưởng. Kỳ hạn mà
khách hàng thường gửi là dưới 12 tháng, thể hiện khách hàng vừa muốn tăng
số vốn của họ, vừa có nhu cầu sử dụng vốn trong ngắn hạn, họ có nhiều dự
tính trong tương lai ngắn.
Bảng 3.2 Cơ cấu huy động vốn theo chủ thể
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Tổng nguồn huy động
186.854
256.317
354.385
Dân cư
145.367
192.520
196.520
38.376
56.295
128.480
3.111
7.502
29.385
Tổ chức kinh tế
Nguồn khác
Nguồn: Số liệu VietinBank Chi nhánh Hậu Giang
Số vốn huy động được chủ yếu là từ dân cư, việc thu hút vốn từ tổ chức
kinh tế và nguồn khác vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Từ sự nổ lực hết mình của
toàn thể cán bộ, công nhân viên của chi nhánh, qua 3 năm chi nhánh đã dần
33
dần lấy được niềm tin của dân cư và tổ chức kinh tế cũng như các nguồn khác.
Đối với việc huy động từ dân cư, năm 2011 huy động được 145.367 triệu
đồng, cho đến năm 2012 con số này là 192.520 triệu đồng, tăng 32,43% so với
năm 2011. Năm 2013 đạt 196.520 triệu đồng tăng 2,07% so với năm 2012.
Hậu Giang là một tỉnh mới nên số lượng dân cư ở đây vẫn còn hạn chế nên
việc năm 2013 số vốn huy động tăng trưởng thấp là chuyện được xem là dễ
hiểu. Nếu như số vốn huy động từ tổ chức kinh tế ở năm 2011 và năm 2012
lần lượt đạt 38.376 triệu đồng và 56.295 triệu đồng thì đến năm 2013 con số
này đã tăng hơn hẳn 2 năm trước, với 128.480 triệu đồng. Tăng 234,79% so
với năm 2011 và 128,23% so với năm 2012. Năm 2013 đánh dấu sự thành
công trong việc khẳng định uy tín của chi nhánh đối với các tổ chức kinh tế
trong tỉnh, ngân hàng đã dần dần được các tổ chức kinh tế tin tưởng qua cách
làm việc cũng như nguồn lực của mình. Bên cạnh đó cuối năm 2012 đầu năm
2013 có nhiều doanh nghiệp được thành lập trong tỉnh, những doanh nghiệp
mới thành lập có nhu cầu tạo lập mối quan hệ nên chủ động gửi tiền vào ngân
hàng. Việc huy động từ các nguồn khác cũng tăng qua 3 năm, năm 2013 số
vốn huy động được cũng cao hơn hẳn so với năm 2011 và năm 2012. Tăng
844,55% so với năm 2011 và 291,70% so với năm 2012. Có thể thấy năm
2013 là năm rất thành công trong việc huy động vốn của ngân hàng, số vốn
huy động tăng dần theo tất cả các chỉ tiêu, đem lại nguồn vốn hoạt động cao
cho ngân hàng.
3.3.2 Về sử dụng vốn
Bằng việc làm tốt trong hoạt động huy động vốn, chi nhánh đã tự tạo ra
cho mình một nguồn vốn mạnh và ổn định để phát triển hoạt động cho vay,
hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng phát triển với doanh số cho vay
tăng dần theo các năm, bên cạnh việc cho vay thì ngân hàng cũng rất chú trọng
đến hoạt động thu hồi nợ, hoạt động này được ngân hàng kiểm soát rất chặt
chẽ và từng bước đạt được những hiệu quả nhất định. Sau đây là tình hình sử
dụng vốn của ngân hàng trong 3 năm:
Bảng 3.3 Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Cá nhân
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
78.796
107.452
124.844
Tổ chức kinh tế
329.532
427.748
510.638
Tổng
408.328
535.200
635.482
Nguồn: Số liệu VietinBank Chi nhánh Hậu Giang
34
Dư nợ cho vay của ngân hàng năm 2011 đạt 408.328 triệu đồng đến
năm 2012 dư nợ cho vay tăng lên thành 535.200 triệu đồng, tăng 31,07% so
với năm 2011. Năm 2013 con số này tiếp tục tăng thêm 100.282 triệu đồng,
tăng 18,74% so với năm 2012. Năm 2011, dư nợ cho vay đối với cá nhân đạt
78.796 triệu đồng, đối với tổ chức kinh tế là 329.532 triệu đồng. Năm 2012,
dư nợ cho vay đối với tổ chức kinh tế lên đến con số 427.748 triệu đồng,
chênh lệch 98.216 triệu đồng, tăng 29,80% so với năm 2011. Khi đó đối với
chủ thể cá nhân, con số này chỉ đạt 107.452 triệu đồng, chênh lệch 28.656
triệu đồng và tăng 36,37% so với năm 2011. Đến năm 2013, dư nợ cho vay
của tổ chức cá nhân đạt 510.638 triệu đồng, tăng 19,38% so với năm 2012. Dư
nợ cho vay của cá nhân đạt 124.844 triệu đồng tăng 16,19%. Mức chênh lệch
dư nợ cho vay giữa 2 chủ thể qua 3 năm có sự khác biệt lớn, xét trên doanh số
dư nợ cho vay theo chủ thể thì các tổ chức kinh tế là chủ thể có mức dư nợ cho
vay cao nhất, năm 2011 các tổ chức kinh tế vay 329.532 triệu đồng trong khi
chủ thể cá nhân chỉ vay 78.796 triệu đồng, chênh lệch nhau 250.736 triệu
đồng, dư nợ cho vay của cá nhân chỉ bằng 23,91% của tổ chức kinh tế. Năm
2012, chênh lệch 320.296 triệu đồng, dư nợ cho vay đối với cá nhân chỉ bằng
25,12% dư nợ cho vay của tổ chức kinh tế. Đến năm 2013, dư nợ cho vay cá
nhân chỉ bằng 24,45% dư nợ cho vay tổ chức kinh tế.
Bảng 3.4 Cơ cấu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Cá nhân
61.987
49.781
119.001
Tổ chức
486.078
694.019
795.267
Tổng
548.065
743.800
914.268
Nguồn: Số liệu VietinBank Chi nhánh Hậu Giang
Doanh số cho vay của ngân hàng tăng qua 3 năm, năm 2011 doanh số
cho vay đạt 548.065 triệu đồng, đến năm 2012 con số này tăng lên đạt 743.800
triệu đồng, chênh lệch 195.735 triệu đồng và tăng 35,71% so với năm 2011.
Năm 2013, con số này là 914.268 triệu đồng, chênh lệch 170.468 triệu đồng,
tăng 22,92% so với năm 2012. So sánh con số này giữa 2 năm 2011 và 2013,
với con số chênh lệch lên đến 366.203 triệu đồng. Có thể thấy nhu cầu vay
vốn của 2 chủ thể cá nhân và tổ chức kinh tế ngày càng cao. Tuy nhiên, tổ
chức kinh tế là chủ thể vay vốn nhiều nhất từ ngân hàng, năm 2011 con số mà
tổ chức kinh tế vay từ ngân hàng là 486.078 triệu đồng, đến năm 2012 con số
này là 694.019 triệu đồng, chênh lệch 207.941 triệu đồng và tăng 42,78% so
35
với năm 2011. 795.267 triệu đồng là con số của năm 2013, chênh lệch 101.248
triệu đồng, tăng 14,59% so với năm 2012. Trong khi đó, năm 2011 chủ thể cá
nhân chỉ vay từ ngân hàng 61.987 triệu đồng, đến năm 2012 doanh số cho vay
cá nhân giảm 19,69% và chỉ còn 49.781 triệu đồng. Năm 2013, con số này lại
tăng lên 139,04%, chênh lệch 69.220 triệu đồng so với năm 2012. Sự chênh
lệch về doanh số cho vay đối với 2 chủ thể rất lớn, điển hình năm 2013, doanh
số cho vay tổ chức kinh tế lớn hơn doanh số cho vay cá nhân đến 676.266
triệu đồng, doanh số cho vay cá nhân chỉ bằng 14,96% doanh số cho vay tổ
chức kinh tế. Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng vốn của các tổ chức kinh tế
cao hơn rất nhiều so với chủ thể cá nhân, thể hiện đúng bản chất của 2 chủ thể,
hầu hết cá nhân chỉ kinh doanh nhỏ lẻ hay cần một số vốn trong thời gian nhất
định để sử dụng cho mục đích cá nhân, còn tổ chức kinh tế thì cần một số vốn
lớn để kinh doanh, đầu tư để kiếm lại những khoảng lợi nhuận cao hơn.
Bảng 3.5 Cơ cấu doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Cá nhân
8.651
21.125
119.000
Tổ chức
236.351
595.803
740.756
Tổng
245.002
616.928
859.756
Nguồn: Số liệu VietinBank Chi nhánh Hậu Giang
Trong 3 năm, doanh số thu nợ tăng dần, trong đó doanh số thu nợ của
năm 2013 là cao nhất với 859.756 triệu đồng, chênh lệch 242.828 triệu đồng,
tăng 39,36%. Năm 2012 doanh số thu nợ đạt mức 616.928 triệu đồng, chênh
lệch 371.926 triệu đồng, tăng 151,81% so với năm 2011. Khi so sánh năm
2013 và năm 2011, với mức chênh lệch lên đến 614.754 triệu đồng, con số của
năm 2011 chỉ bằng 28,50% năm 2013. Thực tế cho thấy các khoảng vốn vay
đã dần dần được thu hồi và đến năm 2012, năm 2013 số khoảng vay đến hạn
phải trả là nhiều nhất, tạo nên sự chênh lệch lớn về doanh số so với năm 2011.
Đối với doanh số thu nợ tổ chức kinh tế, năm 2011 đạt 236.351 triệu đồng,
qua năm 2012 doanh số thu nợ đạt 595.803 triệu đồng, chênh lệch 359.452
triệu đồng và tăng 152,08% so với năm 2011. Đối với doanh số thu nợ cá
nhân, năm 2011 là 8.651 triệu đồng, đến năm 2012 con số này là 21.125 triệu
đồng, chênh lệch 12.474 triệu đồng và tăng 144,19%. Doanh số năm 2013 là
119.000 triệu đồng, chênh lệch 97.875 triệu đồng và tăng 463,31%.
36
3.4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
3.4.1 Các hoạt động dịch vụ
Bảng 3.6 Các hoạt động dịch vụ qua 3 năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
Doanh thu TTQT
Nghìn USD
Thẻ ATM
Thẻ
Phí tài trợ thương mại
Triệu đồng
Doanh số chi trả kiều hối
USD
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
10.600
10.418
16.075
7.109
7.603
18.780
215
197
547
1.047.731
1.474.577
1.610.495
Nguồn: Số liệu Vietinbank Chi nhánh Hậu Giang
Về doanh thu thanh toán quốc tế, doanh thu tăng giảm theo từng năm. Nếu
như năm 2011 doanh thu TTQT thu được là 10.600 nghìn USD thì đến năm
2012 còn lại 10.418 nghìn USD, giảm 1,72% so với năm 2011, doanh thu năm
2012 giảm nhẹ so với năm 2011. Doanh thu TTQT của năm 2013 tăng lên
thành 16.075 nghìn USD, chênh lệch 5.657 nghìn USD, tăng 54,30% so với
năm 2012. Năm 2013 là năm đánh dấu sự phát triển trong công tác TTQT của
ngân hàng, được thể hiện qua doanh số vượt trội hơn hẳn 2 năm còn lại. Trải
qua 3 năm hoạt động, hoạt động TTQT của ngân hàng dần đi vào quỹ đạo tuy
có sự sụt giảm nhẹ trong năm 2012 nhưng nhìn chung hoạt động TTQT vẫn đi
theo đúng mục tiêu mà ngân hàng đặt ra.
Về hoạt động kiều hối, trong thời gian vừa qua, dịch vụ kiều hối của
VietinBank đã đạt được nhiều thành công đáng kể, mạng lưới chi trả kiều hối
đã được triển khai đến hầu hết các phòng giao dịch, điểm giao dịch của
VietinBank. Các giao dịch kiều hối được xử lý tập trung tại Hội sở chính
VietinBank, cho phép tài khoản khách hàng được ghi Có ngay khi nhận được
và xử lý giao dịch. Khách hàng không có tài khoản có thể nhận tiền tại bất kỳ
chi nhánh, điểm giao dịch nào thuận tiện nhất của VietinBank. Trong 3 năm
doanh số chi trả kiều hối của chi nhánh tăng dần qua các năm. Năm 2011,
doanh số đạt 1.047.731 USD, đến năm 2012 doanh số đã tăng lên 1.474.577
USD, tăng 40,74% so với năm 2011. Hết năm 2013 con số này tiếp tục tăng
đạt 1.610.495 USD, tăng 9,22% so với năm 2012. Có thể thấy việc chi trả kiều
hối đang được thực hiện rất tốt.
Phí tài trợ thương mại tăng giảm qua các năm, năm 2011 phí TTTM là
215 triệu đồng, và giảm còn 197 triệu đồng năm 2012. Đến năm phí TTTM
tăng lên thành 547 triệu đồng. Năm 2012, phí TTTM giảm không đáng kể, sự
sụt giảm này là do các hoạt động TTQT trong năm này có sự sụt giảm. Việc
37
TTTM của ngân hàng tăng lên khá cao ở năm 2013 là vì càng ngày có nhiều
doanh nghiệp thực hiện giao dịch TTQT tại Ngân hàng.
Về dịch vụ thẻ ATM, năm 2011 ngân hàng đã phát hành 7.109 thẻ. Đến
năm 2012, số thẻ ATM được phát hành đạt 7.603 thẻ. Năm 2013 đánh dấu sự
phát hành thẻ mạnh mẽ của ngân hàng với con số ấn tượng là 18.780 thẻ.
Nhận thấy các cá nhân và tổ chức đã sử dụng ngày càng nhiều thẻ ATM của
ngân hàng.
3.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh
Từ khi Chi nhánh Hậu Giang thành lập tới nay, mục tiêu của ngân hàng là
lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Doanh thu và chi phí qua 3 năm của
VietinBank Chi nhánh Hậu Giang được thể hiện qua bảng và hình dưới đây:
Bảng 3.7 Doanh thu qua các năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011
Thu từ hoạt động cho vay
Năm 2012
Năm 2013
50.850
80.274
84.506
Thu từ bán vốn cho NHCT VN
5.526
8.486
31.326
Thu từ dịch vụ và thu khác
1.874
2.615
2.428
58.250
91.375
118.260
Tổng
Nguồn: Số liệu VietinBank Chi nhánh Hậu Giang
Bảng 3.8 Chi phí qua các năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011
Chi phí huy động vốn
Năm 2012
Năm 2013
46.774
73.861
63.851
Chi phí mua vốn từ NHCT VN
3.850
5.827
28.745
Chi phí khác
6.424
8.552
16.931
57.048
88.240
109.527
Tổng
Nguồn: Số liệu VietinBank Chi nhánh Hậu Giang
38
120,000
118,260
Triệu đồng
100,000
80,000
91,375
88,240
58,250
109,527
Tổng doanh thu
Tổng chi phí
60,000
57,048
40,000
20,000
0
2011
2012
2013
Nguồn: Số liệu VietinBank Chi nhánh Hậu Giang
Hình 3.2 Tổng doanh thu và chi phí qua các năm
Trong 3 loại hình doanh thu thì doanh thu từ hoạt động cho vay chiếm tỷ
trọng cao nhất, năm 2011 thu từ hoạt động cho vay chiếm 87,29%, năm 2012
chiếm 83,70% và năm 2013 chiếm 71,46%. Sở dĩ có sự giảm trong tỷ trọng
của hoạt động cho vay là do sự tăng lên của hoạt động khác, thu từ bán vốn
cho NHCT VN, năm 2011 thu từ bán vốn cho NHCT VN chỉ đạt 5.526 triệu
đồng, chiếm 9,49% trong tổng doanh thu, thu khác chiếm 3,22%. Năm 2012,
doanh thu của thu từ bán vốn cho NHCT VN và thu từ dịch vụ, thu khác lần
lượt là 8.486 triệu đồng và 2.615 triệu đồng. Tỷ trọng của thu từ bán vốn cho
NHCT VN lại chiếm tỷ trọng cao hơn so với thu từ dịch vụ và thu khác, thu từ
dịch vụ và thu khác chiếm 2,86% trong khi thu từ bán vốn cho NHCT VN
chiếm 13,44%. Năm 2013, điều đáng chú ý là thu từ bán vốn cho NHCT VN
tăng rất nhanh, doanh số đạt 31.326 triệu đồng, tăng 269,15%. Thu từ dịch vụ
và thu khác năm 2013 là 2.428 triệu đồng, giảm 7,15%.
Tổng chi phí qua 3 năm tăng nhưng nhìn chung vẫn nhỏ hơn so với
doanh thu qua 3 năm. Năm 2011, khi tổng doanh thu là 58.250 triệu đồng thì
chí phí là 57.048 triệu đồng, chênh lệch là 1.202 triệu đồng. Đến năm 2012
tổng chi phí là 88.240 triệu đồng, tổng doanh thu đạt 91.375 triệu đồng, chênh
lệch 3.135 triệu đồng. Doanh thu năm 2012 tăng 56.87% và tổng chi phí tăng
54,68% so với năm 2011. Năm 2013, tổng doanh thu đạt mức 118.260 triệu
đồng trong khi đó tổng chi phí là 109.527 triệu đồng, chênh lệch là 8.733 triệu
đồng. Tổng doanh thu và chi phí lần lượt tăng so với năm 2012 là 29,42% và
24,12%.
39
Xét trên từng loại chi phí cụ thể, chi phí huy động vốn tăng giảm theo
từng năm, năm 2011 con số này là 46.774 triệu đồng, đến năm 2012 con số
này tăng lên thành 73.861 triệu đồng, tăng 57,91% so với năm 2011. Đến năm
2013 chi phí huy động vốn giảm còn 63.851 triệu đồng, giảm 13,55% so với
năm 2012. Đối với chi phí mua vốn từ NHCT VN, năm 2011 là 3.850 triệu
đồng, năm 2012 là 5.827 triệu đồng, tăng 51,35% so với năm 2011. Đến năm
2013, chi phí này là 28.745 triệu đồng, có sự gia tăng nhanh chóng trong chi
phí này ở năm 2013, mức chênh lệch lên đến 58.024 triệu đồng. Cuối cùng là
chi phí khác, năm 2011 là 6.424 triệu đồng, năm 2012 là 8.552 triệu đồng,
tăng 33,12%. Năm 2013, con số này là 16.931 triệu đồng, tăng 97,98%.
Nhìn chung, tốc độ gia tăng của tổng doanh thu so với tổng chi phí qua
các năm là nhanh hơn. Điều này chứng tỏ được năng lực kinh doanh của
VietinBank
Triệu đồng
Lợi nhuận qua 3 năm của ngân hàng được thể hiện qua hình sau:
9,000
8,000
7,000
6,000
5,000
4,000
3,000
2,000
1,000
0
8,733
3,135
Lợi nhuận
1,202
2011
2012
2013
Nguồn: Số liệu VietinBank Chi nhánh Hậu Giang
Hình 3.3 Lợi nhuận qua các năm
Xem như VietinBank Chi nhánh Hậu Giang đã hoàn thành tốt mục tiêu
của mình là lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Năm 2011 lợi nhuận mà
ngân hàng đạt được là 1.202 triệu đồng, năm 2012 là 3.135 triệu đồng, tăng
160,82%. Đến năm 2013, lợi nhuận đạt được là 8.733 triệu đồng, tăng
178,56%. Có thể thấy lợi nhuận qua các năm đều tăng, bên cạnh đó tốc độ gia
tăng lợi nhuận cũng tăng trong 3 năm. Chi nhánh chỉ mới được thành lập vào
tháng 8/2010 và gặp nhiều khó khăn kể từ khi thành lập nhưng qua 4 tháng và
3 năm hoạt động, đội ngũ cán bộ và công nhân viên VietinBank đã chứng tỏ
họ là những người có nâng lực cao, thực hiện rất tốt những chỉ tiêu được đề ra.
40
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ QUẢN
TRỊ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI VIETINBANK
CHI NHÁNH HẬU GIANG
4.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
VIETINBANK
4.1.1 Sự phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại VietinBank
Hoạt động TTQT của VietinBank đã và đang được cải thiện, nâng cao.
Với kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực hoạt động thanh toán quốc tế
cùng với đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt tình và có trình độ, chuyên môn sâu
luôn sẵn sàng phục vụ, hướng dẫn tư vấn khách hàng về chuyên môn, chất
lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, đặc biệt là công tác tư vấn hiệu quả cho
khách hàng. Các nghiệp vụ thanh toán quốc tế được VietinBank thực hiện theo
tập quán quốc tế UCP 600, URR 525, URC 522,… của Phòng thương mại
quốc tế (ICC) và các quy định, pháp luật của Nhà nước Việt Nam.
Hệ thống thanh toán của VietinBank bảo đảm các giao dịch thanh toán
quốc tế của khách hàng luôn chính xác, an toàn, nhanh chóng và tiết kiệm chi
phí.
Hoạt động TTQT là hoạt động đòi hỏi phải có một quy trình thống nhất
trong việc thực hiện để đảm bảo được tính chính xác, an toàn và hệ thống. Vì
vậy, VietinBank đã ban hành" Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ thanh toán quốc
tế" để phục vụ việc thanh toán thống nhất trong hệ thống.
Theo đó, mọi hoạt động TTQT của toàn bộ hệ thống VietinBank đều
được thực hiện tập trung về sở giao dịch III – trung tâm TTQT của VietinBank
bằng mạng INCAS, mạng SWIFT và các hệ thống khác theo một chương trình
phần mềm thống nhất, qua đó Sở giao dịch III thực hiện việc quản lý và thanh
toán vốn tập trung toàn hệ thống.
VietinBank là pháp nhân duy nhất được đặt quan hệ đại lý, mở và duy trì
tài khoản NOSTRO tại các ngân hàng đại lý nước ngoài, mở tài khoản tiền
gửi, tiền vay bằng ngoại tệ tại các ngân hàng nước ngoài và các Ngân hàng
thương mại khác trên lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời, VietinBank cũng được
phép mở và quản lý các tài khoản cho các ngân hàng nước ngoài và các Ngân
hàng thương mại khác ở Việt Nam.
41
Trong quan hệ với chi nhánh, Hội sở chính VietinBank mở các tài khoản
điều chuyển vốn ngoại tệ cho từng chi nhánh. Hàng quý, VietinBank thông
báo hạn mức sử dụng vốn ngoại tệ cho các chi nhánh để chủ động giải quyết
quan hệ với khách hàng. Mọi nghiệp vụ ngân hàng quốc tế phát sinh từ ngân
hàng khởi tạo và kết thúc ở ngân hàng nhận đều phải thực hiện hạch toán tập
trung tại Sở giao dịch III.
Căn cứ vào khả năng xử lý nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, các chi nhánh
cấp I được phép thực hiện nghiệp vụ TTQT được phân thành chi nhánh loại I
và chi nhánh loại II. Sở giao dịch III là chi nhánh loại I, được phép thực hiện
đầy đủ các nghiệp vụ TTQT như chuyển tiền, nhờ thu bằng ngoại tệ và thư tín
dụng.
Với chiến lược phát triển hoạt động TTQT đáp ứng nhu cầu của hội nhập
kinh tế quốc tế và xu hướng mới cùng với việc hướng tới đạt tiêu chuẩn ISO
9001 VietinBank đã không ngừng hoàn thiện và phát triển nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu mới, không ngừng đổi mới công nghệ thông tin, sắp xếp lại mạng
lưới hoạt động cho hiệu quả cao, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động TTQT.
Nhờ đó mà trong những năm gần đây, VietinBank đã đạt được những kết quả
tích cực, số lượng giao dịch cũng như chất lượng dịch vụ không ngừng tăng
lên. Qua hoạt động TTQT, VietinBank ngày càng nâng cao uy tín của mình
đối với doanh nghiệp, khách hàng trong nước và quốc tế.
4.1.2 Kết quả thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại VietinBank
4.1.2.1 Tình hình chung
Bảng 4.1 Doanh số thanh toán quốc tế
Đơn vị tính: Nghìn USD
Doanh số
TTQT
2011
2012
2013
2012/2011
Tuyệt
đối
L/C
3.193
3.616
6.049
TTR
5.279
4.302
7.365
Nhờ thu
2.128
2.500
2.661
372
10.600 10.418 16.075
(182)
Tổng
423
%
13,25
(977) (18,51)
Tuyệt
đối
%
2.433 167,28
3.063
71,2
17,48
161
6,44
(1,72)
5.657
54,30
Nguồn: Số liệu VietinBank Chi nhánh Hậu Giang
42
2013/2012
8,000
7.365
7,000
6.049
Nghìn USD
6,000 5.279
5,000
4.302
4,000 3.193
3,000
3.616
2.500
2.128
2.661
2,000
L/C
TTR
Nhờ Thu
1,000
0
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Nguồn: Số liệu VietinBank Chi nhánh Hậu Giang
Hình 4.1 Doanh số thanh toán quốc tế qua các năm
Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy rằng hoạt động TTQT thực sự đóng
góp một phần lợi nhuận không nhỏ trong hiệu quả hoạt động kinh doanh của
VietinBank Hậu Giang, thông qua việc mang lại doanh số TTQT cao, giúp NH
thu được những khoản tiền khá lớn từ việc thu phí dịch vụ TTQT. Bên cạnh
đó, doanh số TTQT cao góp phần khẳng định được hiệu quả hoạt động TTQT
của ngân hàng qua ba năm (2011-2013).
Doanh số thanh toán quốc tế tại ngân hàng VietinBank Chi nhánh Hậu
Giang tăng giảm qua các năm, năm 2011 doanh số TTQT đạt 10.600 nghìn
USD, đến năm 2012 doanh số TTQT bị giảm 1,72% so với năm 2011 và
chênh lệch là 182 nghìn USD. Nhưng đến năm 2013 thì doanh số TTQT tăng
rất cao và đạt 16.075 nghìn USD, tăng 54,30% so với năm 2012. Sở dĩ có sự
tăng nhanh về doanh số TTQT trong năm 2013 là do trong năm này tất cả các
doanh số thu được từ các nghiệp vụ TTQT đồng loạt tăng mạnh. Qua đến năm
thứ 4 thì tất cả các hoạt động của chi nhánh đã đi vào quỹ đạo. Hoạt động
TTQT của VietinBank Hậu Giang vẫn đang duy trì và phát triển rất mạnh
trong bối cảnh cạnh tranh khá gay gắt giữa các ngân hàng hiện nay. Bên cạnh
đó, khách hàng của chi nhánh là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu hoạt
động trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản, nông sản. Hiện các doanh nghiệp này
đang gặp khó khăn về việc tiếp cận vốn và các quốc gia nhập khẩu cũng lập ra
các rào cản để hạn chế nhập khẩu, đó có thể là rào cản kỹ thuật, hoặc ép doanh
nghiệp Việt giảm giá bán. Điều đó đã khẳng định được uy tín và vị thế của
VietinBank Hậu Giang trong lĩnh vực hoạt động TTQT. Đặc biệt là các đối
43
tác, NH nước ngoài cũng đã rất tin tưởng và chấp nhận hợp tác. Bên cạnh đó
việc thực hiện Nghị quyết 13/NQ - CP của Chính phủ thời gian qua, Bộ Tài
chính đã miễn, giảm, gia hạn hàng chục ngàn tỷ đồng tiền thuế, phí cho cộng
đồng doanh nghiệp. Đây thực sự là “liều thuốc bổ” giúp doanh nghiệp trong
nước nói chung và doanh nghiệp Hậu Giang nói riêng phục hồi sản xuất, từng
bước vượt qua khó khăn. Điều này đã giúp các doanh nghiệp là khách hàng
của ngân hàng và giúp cho ngân hàng ngày càng có nhiều hơn nữa những giao
dịch TTQT, góp phần làm tăng doanh số TTQT.
Nhìn chung qua 3 năm, trong các phương thức thanh toán quốc tế thì
phương thức TTR là phương thức có doanh thu cao nhất, tiếp theo đó là
phương thức L/C và cuối cùng là phương thức nhờ thu.
Đối với phương thức TTR:
Năm 2011 doanh thu của phương thức thanh toán TTR là 5.279 nghìn
USD, đến năm 2012 con số này giảm xuống còn 4.302 nghìn USD, giảm
18,51%. Nhưng đến năm 2013 doanh thu của TTR lại tăng lên thành 7.365
triệu đồng, tăng 71,20%. Từ năm 2011 đến năm 2012, sở dĩ có sự sụt giảm
trong phương thức TTR là do môi trường kinh doanh cạnh tranh trên địa bàn
ngày càng gay gắt, giữa các tổ chức tín dụng với nhau, giữa các chi nhánh ngân
hàng khác trên cùng địa bàn với nhau. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến thị phần
kinh doanh của các chi nhánh. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn trong thanh toán
quốc tế thì TTR là phương thức thường mang nhiều rủi ro hơn các phương thức
khác như: L/C, Nhờ thu nên doanh nghiệp hạn chế việc chọn phương thức TTR
vì thế doanh số thanh toán TTR trong năm 2012 cũng bị giảm đáng kể. Lượng
TTR năm 2012 chủ yếu là thanh toán các khoảng nhỏ lẻ, phần lớn là thanh toán
bằng các phương thức khác. Từ năm 2012 đến năm 2013, doanh số TTQT theo
phương thức TTR lại tăng lên vì đến năm thứ 3 hoạt động thì ngân hàng đã dần
dần khẳng định được uy tín và vị thế của mình so với các chi nhánh ngân hàng
khác, bên cạnh đó tình hình kinh tế dần trở nên ổn định làm cho các doanh
nghiệp hoạt động bình thường trở lại, các hợp đồng xuất nhập khẩu cũng nhiều
hơn so với năm 2012, công tác tiếp thị, duy trì khách hàng cũ và khai thác khách
hàng đã dần dần được triển khai một cách hiệu quả. Điều đáng chú ý ở đây là
phương thức TTR ít tốn phí nhất so với các phương thức khác, cụ thể là các
doanh nghiệp thường chọn phương thức T/T để giao dịch mua bán với đối tác, vì
sự nhanh chóng trong việc giao dịch và thủ tục đơn giản.
Đối với phương thức thanh toán L/C:
Doanh số thanh toán L/C tăng qua các năm, năm 2011 doanh số đạt 3.193
nghìn USD, đến năm 2012 con số này tiếp tục tăng đạt 3.616 nghìn USD,
44
chênh lệch 423 nghìn USD và tăng 13,25% so với năm 2011. Năm 2013, con
số này là 6.049 nghìn USD, chênh lệch 2.443 nghìn USD và tăng 167,28%. Có
thể thấy rằng phương thức thanh toán L/C là phương thức có mức tăng trưởng
ổn định nhất, tốc độ gia tăng doanh số tăng qua các năm, điều này chứng tỏ
phương thức L/C là phương thức tỏ ra là an toàn nhất và càng ngày càng có
nhiều doanh nghiệp áp dụng phương thức này để đảm bảo an toàn khi kinh
doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Như ở trên đã nói việc tăng nhanh về
doanh số L/C là do uy tín trong lĩnh vực TTQT của VietinBank ngày càng
được khẳng định, càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp biết đến chi nhánh và
hợp tác với chi nhánh theo phương thức L/C. Bên cạnh đó, giá trị của các giao
dịch ngày càng tăng lên theo thời gian vì doanh nghiệp đã dần tin tưởng vào
chi nhánh. Tất cả các điều này đã làm cho doanh số TTQT theo phương thức
L/C tăng lên rất nhanh trong năm 2013.
Đối với phương thức Nhờ thu:
Hoạt động thanh toán theo phương thức nhờ thu chỉ chiếm một tỷ lệ
nhỏ trong tổng doanh thu từ hoạt động TTQT tại VietinBank. Do đó, doanh
thu từ hoạt động này cũng chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng doanh thu TTQT
của ngân hàng. Tuy nhiên, nhờ thu có ưu điểm là nhanh, an toàn hơn chuyển
tiền và chi phí khá hợp lý, nên các khách hàng lựa chọn phương thức nhờ thu
để thanh toán tại ngân hàng ngày một tăng trong những năm gần đây. Năm
2011 doanh số phương thức nhờ thu đạt được là 2.128 nghìn USD, đến năm
2012 con số này tăng lên thành 2.500 nghìn USD, chênh lệch 372 nghìn USD,
tăng 17,48% so với năm 2011. Đến năm 2013, doanh số thu được từ phương
thức Nhờ thu là 2.661 nghìn USD, chênh lệch 161 nghìn USD và tăng 6,44%
so với năm 2012, nhờ thu là phương thức ít được sử dụng nhất trong các
phương thức.
Qua 3 năm, doanh số TTQT giữa các phương thức TTQT lại có sự
chênh lệch đáng kể, năm 2011 phương thức TTR chênh lệch với phương thức
L/C là 2086 nghìn USD và phương thức nhờ thu là 3151 nghìn USD. Đến năm
2012, phương thức TTR vẫn là phương thức có doanh số cao nhất, chênh lệch
với phương thức L/C là 686 nghìn USD và phương thức nhờ thu là 1802 nghìn
USD. Có thể thấy được sự chênh lệch về doanh số giữa các phương thức thanh
toán trong năm 2012 đã nhỏ hơn nhiều so với năm 2012. Năm 2013, phương
thức TTR chênh lệch với phương thức L/C là 1316 nghìn USD và phương
thức nhờ thu là 4704 nghìn USD. Tuy có sự sụt giảm đáng kể trong doanh số
TTQT của phương thức TTR nhưng theo tổng thể thì phương thức này vẫn
chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động TTQT của ngân hàng.
45
Xét về tỷ trọng trong các phương thức thanh toán:
Tỷ trọng của phương thức TTR là cao nhất, năm 2011 chiếm 49,80% tới
năm 2012 chiếm 41,29% và năm 2013 chiếm 45,81%. Năm 2011, tỷ trọng
phương thức TTR là cao nhất so với 2 năm còn lại, tỷ trọng của năm 2012 lại
thấp hơn 2011, giảm 8,51% so với năm 2011, năm 2013 tỷ trọng lại tăng lên
4,52% nhưng lại không bằng năm 2011.
Tỷ trọng của phương thức L/C tuy không phải là cao nhất nhưng đây là
là phương thức có tỷ trọng ổn định tăng theo thời gian. Năm 2011, tỷ trọng
của phương thức là 30,12% đến năm 2012 tỷ trọng lại tăng lên thành 34,70%
và đến năm 2013 là 37,62%. Phương thức L/C đang được các doanh nghiệp sử
dụng và họ đã dần dần quen với nó.
Nhờ thu có tỷ trọng tăng giảm qua các năm và cũng là phương thức
chiếm tỷ trọng thấp nhất. Năm 2011, tỷ trọng phương thức nhờ thu chiếm
20,08%. Đến năm 2012 tỷ trọng này tăng lên thành 24,01%, tăng 3,93%. Năm
2013 tỷ trọng của phương thức này giảm còn 16,57%.
Có thể thấy được tỷ trọng của phương thức TTR đã bị hẹp lại phần nào
so với năm 2011. Nguyên nhân chính gây ra việc này là do phương thức L/C
ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn, việc sử dụng phương thức L/C đang dần
dần được doanh nghiệp làm quen và sử dụng nhiều hơn vì tính an toàn của nó.
Xét trên tổng thể doanh số TTQT, có thể thấy được sự chênh lệch của
từng phương thức TTQT với nhau. Sau đây ta sẽ tiến hành phân tích về các
phương thức TTQT xuất khẩu và nhập khẩu.
4.1.2.2 Doanh số thanh toán xuất khẩu
Bảng 4.2 Doanh số thanh toán xuất khẩu
Đơn vị tính: Nghìn USD
2012/2011
2013/2012
Doanh số
TTQT
2011
L/C
1.505 1.744
2.211
TTR
2.288 2.036
1.881
Nhờ thu
1.489 1.750
1.862
261
17,53
112
6,4
Tổng
5.282 5.530
5.954
248
4,69
424
7,67
2012
2013
Tuyệt
đối
239
%
15,88
(252) (11,01)
Nguồn: Số liệu VietinBank Chi nhánh Hậu Giang
46
Tuyệt
đối
467
%
26,78
(155) (7,61)
Tỷ trọng thanh toán xuất khẩu trong tổng doanh thu thanh toán quốc tế:
Từ năm 2011 đến năm 2013 tỷ trọng thanh toán xuất khẩu lần lượt đạt là
49,83%, 53,08% và cuối cùng là 37,03%. Có thể thấy được tỷ trọng thanh toán
xuất khẩu tăng lên từ năm 2011 đến năm 2012 nhưng đến năm 2013 thì tỷ
trọng thanh toán xuất khẩu giảm khá mạnh, mức chênh lệch về tỷ trọng giữa
thanh toán xuất khẩu và nhập khẩu là khá lớn ở năm 2013.
Tỷ trọng các phương thức trong tổng doanh thu thanh toán xuất khẩu:
Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy được tỷ trọng của phương thức TTR
xuất khẩu là cao nhất vào hai năm 2011 và 2012. Nhưng đến năm 2013 thì
phương thức L/C xuất khẩu lại chiếm tỷ trọng cao nhất. Phương thức L/C có
tỷ trọng tăng dần theo các năm và rất ổn định, từ năm 2011 đến năm 2012 thì
phương thức L/C tăng dần tỷ trọng từ 28,49% lên 31,54% và đến năm 2013 là
37,13%. Trong khi đó phương thức TTR xuất khẩu có tỷ trọng giảm dần theo
từng năm, năm 2011 chiếm tỷ trọng cao nhất với 43,32% nhưng đến năm 2012
tỷ trọng của phương thức giảm còn 36,82% và đến năm 2013 tỷ trọng của nó
chỉ còn lại 31,59%. Phương thức nhờ thu xuất khẩu chiếm tỷ trọng thấp nhất
trong 3 phương thức ở năm 2011 và 2013, năm 2011 phương thức nhờ thu
chiếm tỷ trọng 28,19%, đến năm 2012 tỷ trọng của phương thức nhờ thu tăng
lên thành 31,64% nhưng đến năm 2013 tỷ trọng của nó lại giảm xuống còn
31,28%.
Doanh số các phương thức thanh toán xuất khẩu:
Doanh số TTQT theo phương thức L/C xuất khẩu tăng liên tục trong 3
năm, năm 2011 doanh số thanh toán L/C đạt 1.505 nghìn USD đến năm 2012
doanh số đạt 1.744 nghìn USD, chênh lệch 239 nghìn USD và tăng 15,88% so
với năm 2011. Năm 2013, doanh số L/C đạt 2.211 nghìn USD, chênh lệch 467
nghìn USD và tăng 26,78% so với năm 2012. Doanh số L/C xuất khẩu chiếm
tỷ trọng 14,20% đối với tổng doanh số TTQT năm 2011, đến năm 2012 chiếm
16,73% và năm 2013 là 13,76% . Đặt năm gốc là năm 2011, thì ở năm 2013
tốc độ tăng trưởng so với năm 2011 sẽ là 46,91% và ở năm 2012 thì tốc độ
tăng trưởng sẽ là 15,88%.
Đối với phương thức TTR xuất khẩu, doanh thu giảm qua các năm, năm
2011 đạt 2.288 nghìn USD. Qua năm 2012, doanh số TTR giảm xuống còn
2.036 nghìn USD, giảm 11,01% so với năm 2011. Năm 2013, doanh số
phương thức TTR tiếp tục giảm xuốn còn 1.881 nghìn USD, giảm 7.61% so
với năm 2012. Doanh số TTR xuất khẩu chiếm tỷ trọng là 21,58% trong tổng
doanh số TTQT năm 2011, năm 2012 chiếm 19,54% và năm 2013 là 11,69%
47
.Việc sụt giảm doanh số phương thức TTR qua các năm là vì các doanh nghiệp
khi xuất khẩu đã dần dần hạn chế sử dụng phương thức TTR. Đặt năm gốc là
năm 2011 thì năm 2012 tốc độ tăng trưởng sẽ là -11,01%, năm 2013 tốc độ
tăng lại tiếp tục giảm thành -17,79%.
Nhờ thu năm 2011 đạt 1.489 nghìn USD và tiếp tục tăng qua các năm
còn lại. Năm 2012, doanh số phương thức nhờ thu đạt 1.750 nghìn USD tăng
17,53% so với năm 2011, cho đến năm 2013 con số này là 1.862 nghìn USD
tăng 6,4% so với năm 2012. Nhờ thu xuất khẩu chiếm tỷ trọng 14,04% trong
tổng doanh số TTQT năm 2011, năm 2012 tỷ trọng của nhờ thu xuất khẩu đạt
16,80% và năm 2013 đạt 11,58% trong tổng doanh số TTQT. Đặt năm gốc là
năm 2011, tốc độ tăng trưởng của năm 2012 sẽ là 17,52%, đến năm 2013 tốc
độ tăng trưởng là 25,05%.
Có thể thấy rằng, tốc độ tăng trưởng của 2 phương thức L/C xuất khẩu và
nhờ thu xuất khẩu là hai phương thức có tốc độ tăng trưởng tăng ổn định qua 3
năm, chỉ có phương thức TTR xuất khẩu là phương thức có tốc độ tăng trưởng
âm. Tốc độ tăng trưởng của phương thức TTR giảm từ năm này qua năm khác,
chứng tỏ đã có sự sụt giảm đáng kể về việc sử dụng phương thức TTR xuất
khẩu trong kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp xuất khẩu ở Hậu Giang.
Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ là khách hàng của chi
nhánh, các doanh nghiệp này chủ yếu là xuất khẩu các mặt hàng nông sản như
khóm, mía, mía đường, các loại thủy sản như cá thát lát, cá tra, cá basa và
hàng may mặc. Tuy những nhóm ngành xuất khẩu này có đặc điểm là thường
giao dịch với các bạn hàng đã hợp tác lâu dài và đáng tin cậy nhưng hiện nay
vì lý do các doanh nghiệp đang tiến hành mở rộng thị trường xuất khẩu ra các
nước khác cũng như là tìm kiếm thêm đối tác nên trong khâu giao dịch được
các doanh nghiệp rất quan tâm. Vì khách hàng mới và thị trường mới không
đáng tin cậy, hợp tác chưa lâu dài nên việc sử dụng phương thức TTR có rủi ro
rất cao. Vì thế trong việc xuất khẩu các doanh nghiệp này chủ động sử dụng
phương thức L/C để đảm bảo an toàn trong kinh doanh, tránh tình trạng tranh
chấp thương mại, thêm vào đó do tình hình cạnh tranh khá gay gắt giữa các
doanh nghiệp với nhau ở Hậu Giang, việc kinh doanh xuất khẩu là việc kinh
doanh đem đến nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, để có thể đảm bảo thu lại
được lợi nhuận cao thì việc họ phải nghĩ đến là làm sao để có thể đảm bảo các
hợp đồng được thực hiện một cách an toàn từ khi bắt đầu đến khi kết thúc hợp
đồng. Tiêu chuẩn an toàn khi giao dịch là điều mà họ rất quan tâm, trong khi
đó phương thức L/C là phương thức là phương thức an toàn nhất hiện nay.
Nên việc doanh nghiệp chọn phương thức L/C là điều tất yếu hiện nay.
48
Doanh số TTQT giữa các phương thức TTQT xuất khẩu lại có sự chênh
lệch đáng kể, năm 2011 phương thức TTR chênh lệch với phương thức L/C là
783 nghìn USD và phương thức nhờ thu là 799 nghìn USD. Đến năm 2012,
phương thức TTR vẫn là phương thức có doanh số cao nhất, chênh lệch với
phương thức L/C là 292 nghìn USD và phương thức nhờ thu là 286 nghìn
USD. Có thể thấy được sự chênh lệch về doanh số giữa các phương thức thanh
toán trong năm 2012 đã nhỏ hơn nhiều so với năm 2012. Năm 2013, phương
thức L/C lại là phương thức có doanh số cao nhất, chệnh lệch với phương thức
TTR là 330 nghìn USD và phương thức nhờ thu là 349 nghìn USD.
4.1.2.3 Doanh số thanh toán nhập khẩu
Bảng 4.3 Doanh số thanh toán nhập khẩu
Đơn vị tính: Nghìn USD
2012/2011
Doanh số
TTQT
2011
L/C
1.688 1.872
3.838
TTR
2.991 2.266
5.484
Nhờ thu
Tổng
639
2012
750
2013
Tuyệt
đối
184
%
2013/2012
Tuyệt
đối
%
10,90
1.966 105,02
(725) (24,23)
3.218 142,01
799
111
17,37
49
6,53
5.318 4.888 10.121
(282)
(4,89)
5258
95,79
Nguồn: Số liệu VietinBank Chi nhánh Hậu Giang
Tỷ trọng thanh toán nhập khẩu trong tổng doanh số thanh toán quốc tế:
Tỷ trọng của thanh toán nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao hơn so với thanh
toán xuất khẩu ở năm 2011 và 2013. Cụ thể là năm 2011, tỷ trọng của thanh
toán nhập khẩu là 50,17%, đến năm 2012 là 46,92% và cuối cùng 62,97% năm
2013. Chênh lệch tỷ trọng giữa thanh toán nhập khẩu và xuất khẩu ở năm
2013 là 25,94%. Có thể thấy năm 2013 hoạt động về thanh toán nhập khẩu
diễn ra khá nhiều. Đặc biệt là trong phương thức TTR.
Tỷ trọng các phương thức trong tổng doanh thu thanh toán nhập khẩu:
Tỷ trọng trong 3 năm của phương thức TTR là cao nhất, tiếp theo đó là
phương thức L/C và sau cùng là phương thức nhờ thu.
Năm 2011, TTR chiếm tỷ trọng là 56,24%, đứng sau phương thức TTR
là phương thức L/C với tỷ trọng là 31,74% và sau cùng là phương thức nhờ
thu với tỷ trọng là 12,02%. Đến năm 2012, tỷ trọng TTR giảm xuống còn
46,35% trong khi đó phương thức L/C lại tăng lên thành 38,30% và phương
49
thức nhờ thu đạt 15,35%. Năm 2012 cho thấy sự sụt giảm tỷ trọng của phương
thức TTR và sự tăng trưởng ổn định của phương thức L/C và Nhờ thu. Đến
năm 2013, tỷ trọng phương thức TTR lại chiếm tỷ trọng cao nhất với 54,18%,
tiếp đó là phương thức L/C với 37,92% và chỉ có phương thức nhờ thu bị giảm
còn 7,9% vào năm này. Có thể thấy sự tăng trưởng ổn định nhất vẫn thuộc về
phương thức L/C với 3 năm tăng liên tục về tỷ trọng, thể hiện được vai trò của
phương thức L/C trong thanh toán quốc tế.
Doanh số các phương thức thanh toán nhập khẩu:
Doanh số phương thức L/C tăng qua các năm, năm 2011 đạt 1.688 nghìn
USD, đến năm 2012 doanh số tăng lên thành 1.872 nghìn USD, chênh lệch
184 nghìn USD và tăng 10,90% so với năm 2011. Năm 2013 có sự tăng lên
nhanh chóng của doanh số phương thức L/C, với doanh thu đạt 3.838 nghìn
USD thì năm 2013 này đã tăng 105,02% và chênh lệch 1.966 nghìn USD so
với năm 2012. Lý do mà doanh số L/C nhập khẩu có sự tăng lên nhanh chóng
là do trong năm 2013 các doanh nghiệp xuất khẩu là KH của VietinBank Hậu
Giang yêu cầu NH sử dụng phương thức tín dụng chứng từ để giúp họ thanh
toán với đối tác là chủ yếu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhập khẩu phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật và thiết bị điện tử trên địa bàn Hậu Giang ngày
càng có nhu cầu về nhập khẩu để mở rộng sản xuất kinh doanh và có thể đáp
ứng cho thị trường tiêu thụ trong nước. Doanh số L/C nhập khẩu chiếm tỷ
trọng 15,92% đối với tổng doanh số TTQT năm 2011, đến năm 2012 chiếm
17,97% và năm 2013 là 23,86%. Đặt năm gốc là năm 2011 thì năm 2012 tốc
độ tăng trưởng của phương thức này là 10,90%, tốc độ tăng trưởng năm 2013
là 127,37%, đây là tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng.
Doanh số phương thức TTR tăng giảm qua các năm, năm 2011 đạt 2.991
nghìn USD, đến năm 2012 doanh số giảm còn 2.266 nghìn USD, chênh lệch
725 nghìn USD và giảm 24,23% so với năm 2011. Năm 2013, doanh số
phương thức TTR lại tăng lên thành 5.484 nghìn USD, chênh lệch 3218 nghìn
USD và tăng 142,01% so với năm 2012. Có sự sụt giảm vào năm 2012 về
doanh số là do việc giá trị của các giao dịch đã bị giảm so với năm 2011.
Doanh số TTR nhập khẩu chiếm tỷ trọng là 28,22% trong tổng doanh số
TTQT năm 2011, năm 2012 chiếm 21,75% và năm 2013 là 34,12%. Đặt năm
gốc là năm 2011 thì tốc độ tăng trưởng năm 2012 sẽ là -24,24%, từ năm 2011
đến năm 2012 tốc độ tăng trưởng của phương thức TTR là con âm nhưng đến
năm 2013 tốc độ tăng trưởng lại tăng lên thành 83,35%. Đối với phương thức
TTR tuy có mức tăng trưởng không ổn định nhưng xét về mặt doanh số TTQT
thì đây là phương thức có doanh số cao nhất, lý do hiện nay phương thức này
vẫn còn chiếm tỷ trọng rất cao là do theo doanh nghiệp nhập khẩu phân bón và
50
thiết bị điện tử ở địa bàn Hậu Giang cho biết hiện nay nguồn cung hàng của họ
rất ổn định và đối tác của họ là đối tác làm ăn với nhau đã lâu nên họ đã thống
nhất sử dụng phương thức TTR trong giao dịch, bên cạnh đó cũng có thể thấy
rằng trong phương thức TTR này, rủi ro dành chủ yếu cho nhà xuất khẩu và
phương thức này có chi phí thấp cũng như giao dịch nhanh chóng nên phần
nào các doanh nghiệp nhập khẩu ở Hậu Giang cũng yên tâm mà không lựa
chọn điều kiện khác.
Phương thức nhờ thu tăng qua các năm, năm 2011 đạt doanh số là 639
nghìn USD đến năm 2012 con số này là 750 nghìn USD tăng 17,37 % so với
năm 2011. Năm 2013 doanh số của phương thức nhờ thu là 799 nghìn USD và
tăng 6,53% so với năm 2012. Từ năm 2011 đến năm 2013, nhờ thu nhập khẩu
chiếm tỷ trọng trong tổng doanh số TTQT lần lượt là 6,04%, 7,21% và 4,99%.
Đặt năm gốc là năm 2011 thì năm 2012 tốc độ tăng trưởng của phương thức
nhờ thu là 17,37%, đến năm 2013 tốc độ tăng trưởng của phương thức này là
25,04%. Chúng ta có thể được là giữa Nhờ thu xuất và Nhờ thu nhập có sự
chênh lệch khá cao, Nhờ thu nhập chỉ chiếm khoảng 30% trong tổng doanh số
thanh toán theo phương thức Nhờ thu, thực tế là việc thanh toán theo phương
thức Nhờ thu ở VietinBank Chi nhánh Hậu Giang đa phần là do các khách
hàng là nhà xuất khẩu yêu cầu sử dụng. Nên doanh số Nhờ thu nhập chiếm tỷ
trọng rất thấp so với Nhờ thu xuất.
Phương thức L/C trong TTQT nhập khẩu có một tốc độ tăng trưởng ổn
định, năm sau cao hơn năm trước, tiếp theo đó là phương thức nhờ thu cũng có
tốc độ tăng trưởng rất ổn định. Xếp sau cũng về độ ổn định của tốc độ tăng
trưởng là phương thức TTR, đây là phương thức có tốc độ tăng trưởng âm
trong năm 2012 và tăng trở lại vào năm 2013.
Cũng như doanh số TTQT xuất khẩu, doanh số TTQT giữa các phương
thức TTQT nhập khẩu lại có sự chênh lệch đáng kể, năm 2011 phương thức
TTR chênh lệch với phương thức L/C là 1303 nghìn USD và phương thức nhờ
thu là 2.352 nghìn USD. Đến năm 2012, phương thức TTR vẫn là phương
thức có doanh số cao nhất, chênh lệch với phương thức L/C là 394 nghìn USD
và phương thức nhờ thu là 1.516 nghìn USD. Có thể thấy được sự chênh lệch
về doanh số giữa các phương thức thanh toán trong năm 2012 đã nhỏ hơn
nhiều so với năm 2011. Năm 2013, phương thức TTR chênh lệch với phương
thức L/C là 1.646 nghìn USD và phương thức nhờ thu là 4.685 nghìn USD.
51
4.1.2.4 Đánh giá thực trạng thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
VietinBank Chi nhánh Hậu Giang
Bảng 4.4 Tỷ trọng các phương thức TTQT xuất và nhập khẩu
Đơn vị tính: %
Phương thức TTQT 2011
2012
2013
I. L/C
XK
14,20 16,73 13,76
NK
15,92 17,97 23,86
II. TTR
XK
21,58 19,54 11,69
NK
28,22 21,75 34,12
III. Nhờ thu
XK
14,04 16,80 11,58
NK
6,04
7,21
4,99
Nguồn: Số liệu VietinBank Chi nhánh Hậu Giang
Nhìn chung tỷ trọng qua 3 năm của các phương thức L/C và TTR nhập
khẩu cao hơn so với các phương thức L/C và TTR xuất khẩu. Chỉ riêng có tỷ
trọng của phương thức Nhờ thu xuất khẩu lại cao hơn Nhờ thu nhập khẩu. Xét
theo từng năm, năm 2011 phương thức TTR nhập khẩu lớn hơn TTR xuất
khẩu 6,64%, phương thức L/C nhập khẩu cũng lớn hơn L/C xuất khẩu 1,72%
và phương thức Nhờ thu xuất khẩu cao hơn Nhờ thu nhập khẩu là 8%.
Năm 2012, chênh lệch về tỷ trọng của phương thức TTR là 2,21%, đối
với phương thức L/C là 1,24% và sự chênh lệch về tỷ trọng của phương thức
nhờ thu là 9,59%
Năm 2013, chênh lệch về tỷ trọng tiếp tục nới rộng hơn, cụ thể là ở
phương thức TTR khoảng cách chênh lệch lên đến 22,43%, phương thức L/C
có chênh lệch về tỷ trọng là 10,1% và phương thức có chênh lệch về tỷ trọng ở
mức 6,59%.
Phương thức TTR và Nhờ thu có mức chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập
khẩu cao so với các phương thức L/C. Ở phương thức TTR thì tỷ trọng nhập
cao hơn nhưng ở phương thức Nhờ thu thì tỷ trọng xuất cao hơn.
52
Các doanh nghiệp khách hàng của VietinBank Hậu Giang chủ yếu là các
doanh nghiệp tham gia vào hoạt động nhập khẩu, điều này cũng phán ánh
đúng sự thật là hiện nay số doanh nghiệp nhập khẩu nhiều hơn doanh nghiệp
xuất khẩu trong nước. Cần phải tạo điều kiện để khuyến khích các doanh
nghiệp xuất khẩu nhiều hơn nữa để đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp
cũng như góp phần xây dựng và phát triển cho quê hương, đất nước.
Kết quả đạt được:
Trong những năm qua, VietinBank đã chứng tỏ được khả năng, thế mạnh
của mình so với các ngân hàng khác trong lĩnh vực TTQT.
Hoạt động TTQT trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng
khích lệ, doanh số TTQT không ngừng tăng lên qua các năm, đem lại nguồn
lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Điều này cho thấy hoạt động TTQT ngày càng
đóng vai trò quan trọng đối với các ngân hàng nói chung và VietinBank nói
riêng. Doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế chiếm tỷ trọng đáng kể trong
số tổng doanh thu của ngân hàng. Trong các phương thức TTQT thì phương
thức TTR luôn mang lại nguồn thu lớn nhất. Trong quá trình xử lý các nghiệp
vụ, VietinBank luôn lấy lợi ích của khách hàng lên trên hết nhưng vẫn đảm
bảo không vi phạm các công ước, đạo luật và thông lệ quốc tế. Do đó,
VietinBank đã dần chiếm được lòng tin của khách hàng và tạo dựng được uy
tín trên trường quốc tế.
Hoạt động TTQT được từng bước cải thiện về chất lượng và phát triển đa
dạng các phương thức TTQT. Đến nay, VietinBank đã thực hiện được hầu hết
các phương thức TTQT chủ yếu từ những phương thức đơn giản như chuyển
tiền, nhờ thu đến những phương thức phức tạp, đòi hỏi kỹ năng xử lý các
nghiệp vụ cao như L/C dự phòng, L/C chuyển nhượng.
Hoạt động TTQT phát triển góp phần nâng cao trình độ và kinh nghiệm
của các thanh toán viên. Để có thể xử lý các tình huống phát sinh một cách kịp
thời và hợp lý đòi hỏi thanh toán viên phải có sự hiểu biết nhất định về ngoại
ngữ, các thông lệ và tập quán quốc tế… Thông qua việc xử lý các nghiệp vụ
phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động TTQT sẽ giúp cho cá thanh toán
viên tích lũy được kinh nghiệm, nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình. Hiện
nay VietinBank là ngân hàng thương mại duy nhất tại Việt Nam có hệ thống
trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực riêng của ngân hàng. Trình độ cán
bộ làm nghiệp vụ TTQT tại VietinBank liên tục được nâng cao qua các
chương trình đào tạo ngắn và dài hạn ở trong và ngoài nước.
VietinBank đã đưa ra nhiều chính sách khách hàng hợp lý, với mục tiêu
mở rộng thị phần và thu hút khách hàng. Nếu như trước đây, khách hàng của
53
ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước thì hiện nay ngân hàng đang
mở rộng đối tượng phục vụ là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Hoạt động TTQT của VietinBank cũng thúc đẩy các hoạt động kinh
doanh khác. Các hoạt động kinh doanh quốc tế của VietinBank bao gồm
TTQT, kinh doanh ngoại tệ, tín dụng xuất nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng…
Các hoạt động này có mối quan hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ với nhau. Nếu
một trong những hoạt động này phát triển thì sẽ tạo điều kiện và thúc đẩy các
hoạt động kia phát triển và ngược lại. Ví dụ: hoạt động TTQT phát triển thì nó
sẽ kéo theo hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ phát triển
theo. Hoạt động TTQT phát triển sẽ làm tăng nhu cầu mua bán ngoại tệ tạo
điều kiện cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ phát triển. Nếu ngân hàng thực
hiện được nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ tốt sẽ giúp khách hàng tránh được rủi
ro về biến động của tỷ giá hối đoái, mang lại nguồn thu cho ngân hàng.
VietinBank đã mở rộng quan hệ đại lý, số lượng ngân hàng đại lý và số
Quốc gia mà ngân hàng có quan hệ giao dịch tăng lên. Việc phát triển rộng rãi
của ngân hàng đại lý giúp cho VietinBank phát triển nghiệp vụ TTQT.
Hạn chế trong hoạt động thanh toán quốc tế:
VietinBank có nhiều các chương trình hấp dẫn để thu hút khách hàng
nhưng hiện nay khách hàng ở Hậu Giang vẫn chưa hiểu biết rõ về lợi ích của
các chương trình này nên dẫn đến hiệu quả của công tác marketing chưa cao.
Hoạt động thanh toán quốc tế chủ yếu dựa vào khách hàng truyền thống, chưa
tăng cường tìm kiếm các khách hàng tiềm năng.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu của đa số cán
bộ được nâng lên thông qua các khóa đào tạo ngắn và dài ngày song vẫn chưa
hoàn toàn đáp được nhu cầu phát triển trong thời đại hiện nay. Hoạt động
TTQT càng phát triển thì càng đòi hỏi những cán bộ giỏi về nghiệp vụ.
Quy mô hoạt động TTQT còn hạn chế.
Chương trình hiện đại hoá ngân hàng chưa hoàn thiện và ổn định. Là một
trong những ngân hàng có hệ thống hiện đại nhất trong các ngân hàng trong
nước, tuy nhiên chương trình hiện đại hóa của VietinBank vẫn chưa hoàn toàn
ổn định và hoàn thiện, mức độ tự động hóa chưa cao. Một vài sự cố kỹ thuật
chưa được đáp ứng kịp thời, vẫn xảy ra trường hợp giao dịch bị gián đoạn.
Mất cân đối giữa hoạt động thanh toán xuất khẩu và nhập khẩu. Doanh
số thanh toán hàng xuất khẩu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với nhập khẩu
trong tổng doanh số thanh TTQT tại ngân hàng. Hơn nữa một số khách hàng
thanh toán hàng nhập khẩu qua VietinBank nhưng lại thanh toán hàng xuất
54
khẩu qua các ngân hàng thương mại khác nên VietinBank không thu được
nguồn ngoại tệ về. Điều này làm cho ngân hàng hạn chế về nguồn ngoại tệ để
thanh toán, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Như vậy, bên cạnh những kết quả đã được, hoạt động TTQT của
VietinBank vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế cần phải khắc phục.
4.1.3 Quy trình mở L/C nhập khẩu
1. Yêu cầu mở L/C:
a) Nguồn vốn để đảm bảo thanh toán L/C:
Khi quy định điều khoản thanh toán bằng L/C trong hợp đồng, khách
hàng cần xem xét nguồn vốn để thanh toán cho L/C mà mình sẽ yêu cầu ngân
hàng mở:
- L/C phát hành bằng vốn tự có, khách hàng phải ký quỹ 100%
- L/C phát hành bằng vốn tự có, khách hàng không ký quỹ đủ 100% hoặc
có yêu cầu miễn, giảm mức ký quỹ, khách hàng liên hệ với bộ phận Tín dụng
thẩm định nghiên cứu xem xét và được Giám đốc hoặc người được Giám đốc
uỷ quyền phê duyệt trước khi chuyển sang phòng TTQT thực hiện.
- L/C phát hành bằng vốn vay của ngân hàng: khách hàng liên hệ với bộ
phận Tín dụng thẩm định để xem xét.
b) Yêu cầu mở L/C:
Khách hàng điền đầy đủ thông tin vào Đơn yêu cầu mở L/C. Vì ngân
hàng mở L/C theo yêu cầu của người nhập khẩu, do vậy khách hàng nên xem
xét kỹ nội dung hợp đồng để đảm bảo khi đưa vào L/C không bị mâu thuẫn.
c) Hồ sơ xin mở L/C của khách hàng bao gồm:
- Đơn yêu cầu mở L/C
- Quyết định thành lập doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp giao dịch
lần đầu)
- Đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp giao dịch lần đầu)
- Đăng ký mã số xuất nhập khẩu - nếu có (đối với doanh nghiệp giao dịch
lần đầu)
- Hợp đồng ngoại thương gốc (trường hợp ký hợp đồng qua FAX thì đơn
vị phải ký và đóng dấu trên bản photo).
- Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác (nếu có)
55
- Giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại (nếu mặt hàng nhập khẩu
thuộc Danh mục quản lý quy định tại Quyết định điều hành xuất nhập khẩu
hàng năm của Thủ tướng Chính Phủ).
- Cam kết Thanh toán, Hợp đồng Tín dụng (trường hợp vay vốn), công
văn phê duyệt cho mở L/C trả chậm của ngân hàng (trường hợp mở L/C trả
chậm).
- Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có)
- Bản giải trình mở L/C do phòng Tín dụng của Chi nhánh lập được Giám
đốc chi nhánh hoặc người được Giám đốc uỷ quyền phê duyệt (trường hợp ký
quỹ dưới 100% trị giá L/C).
Tất cả các chứng từ trên đều phải xuất trình bản gốc và lưu lại chi nhánh
bản photo có đóng dấu treo của doanh nghiệp. Riêng các chứng từ sau sẽ phải
lưu bản gốc:
- Cam kết thanh toán
- Hợp đồng vay vốn
- Hợp đồng mua bán ngoại tệ
- Đơn xin mở L/C của khách hàng
- Bản giải trình mở L/C
2. Kiểm tra nội dung L/C
Sau khi ngân hàng phát hành L/C, khách hàng sẽ nhận được một bản sao
L/C đó. Khách hàng nên xem xét đối chiếu giữa nội dung L/C với đơn yêu cầu
của khách hàng để đảm bảo rằng L/C hoàn toàn phù hợp với hợp đồng và với
yêu cầu của khách hàng. Nếu có bất kỳ một sự sai lệch nào, khách hàng nên
thông báo ngay cho ngân hàng để có điều chỉnh, sửa đổi.
3. Sửa đổi L/C
Nếu Quý khách có nhu cầu sửa đổi L/C, đề nghị Quý khách xuất trình
Đơn đề nghị sửa đổi L/C kèm văn bản thoả thuận giữa người mua và người
bán (nếu có).
Trường hợp L/C sửa đổi tăng tiền, Quý khách phải bổ sung mức ký quỹ
và tài sản thế chấp tương ứng để đảm bảo khả năng thanh toán cho L/C đó.
4. Nhận và kiểm tra chứng từ
Sau khi nhận bộ chứng từ giao hàng từ phía ngân hàng, khách hàng cần
kiểm tra đối chiếu giữa nội dung L/C với các chứng từ nhận được. Trường hợp
56
khách hàng nhận được thông báo sai sót chứng từ của ngân hàng, trong vòng
05 ngày làm việc kể từ ngày nhận thông báo, khách hàng phải báo ngay quyết
định của mình hoặc chấp nhận sai sót và thanh toán L/C hoặc không chấp
nhận sai sót ngay trên bản thông báo và gửi trả lại Ngân hàng.
Nếu sau 5 ngày, khách hàng không có ý kiến thì coi như khách hàng từ
chối chứng từ, Ngân hàng tiến hành xử lý bộ chứng từ theo chỉ thị của Ngân
hàng gửi chứng từ.
5. Yêu cầu phát hành bảo lãnh/ Uỷ quyền nhận hàng theo L/C
ngân hàng thực hiện phát hành bảo lãnh nhận hàng khi chưa có vận đơn gốc
hoặc phát hành thư uỷ quyền nhận hàng hoặc ký hậu vận đơn để khách hàng
có thể nhận hàng theo L/C.
Điều kiện để ngân hàng phát hành Thư bảo lãnh – Thư uỷ quyền nhận
hàng, ký hậu vận đơn gốc:
Khách hàng cần ký quỹ 100% trị giá hoá đơn, hoặc uỷ quyền cho ngân
hàng khoanh số tiền tương ứng trên tài khoản tiền gửi hoặc ghi nợ tài khoản
tiền vay khi thanh toán và tuỳ từng trường hợp, khách hàng cần xuất trình các
giấy tờ sau:
-Phát hành Thư bảo lãnh nhận hàng: khách hàng phải có Thư yêu cầu
phát hành bảo lãnh kèm một bản sao vận đơn đường biển hoặc vận đơn hàng
không và 01 bản sao hoá đơn do người xuất khẩu gửi trực tiếp.
-Phát hành Thư uỷ quyền nhận hàng: khách hàng phải có Thư yêu cầu
phát hành Uỷ quyền nhận hàng kèm 01 bản gốc vận đơn, hàng không ghi
người nhận hàng là ngân hàng kèm 01 bản sao hoá đơn.
-Ký hậu vận đơn đường biển: khách hàng phải có Thư yêu cầu ký hậu
vận đơn kèm 01 bản gốc vận đơn đường biển và 01 bản sao hoá đơn.
Trong trường hợp ký hậu vận đơn hoặc bảo lãnh cho khách hàng nhận
hàng khi chưa có vận đơn, khách hàng phải xuất trình ngân hàng văn bản chấp
nhận thanh toán vô điều kiện kể cả trong trường hợp bộ chứng từ có sai sót.
6. Thanh toán L/C
Ngân hàng sẽ trích tiền từ tài khoản đã được chỉ định của khách hàng để
thanh toán cho ngân hàng nước ngoài theo quy định của L/C khi nhận được bộ
chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều khoản của L/C.
57
7. Huỷ bỏ L/C
Nếu khách hàng có yêu cầu huỷ L/C cần lưu ý, ngân hàng không chấp
nhận huỷ L/C trong trường hợp:
a) Khách hàng đã nhận hàng thông qua bảo lãnh nhận hàng của ngân
hàng.
b) Có tranh chấp thương mại mặc dù hai bên mua bán thoả thuận nhưng
chưa được sự chấp nhận huỷ L/C của các Ngân hàng liên quan.
Nếu như so sánh mức phí dịch vụ về phương thức L/C giữa hai ngân
hàng VietinBank và VietcomBank thì mức phí giữa hai ngân hàng tương đối
giống nhau nhưng ở VietinBank giá phí vẫn còn thiếu cạnh tranh so với
VietcomBank ở một số khoảng mục.
Về phí phát hàng thư tín dụng:
+ VietinBank: (Tối thiểu là 50USD).
. Phần giá trị L/C được ký quỹ hoặc đảm bảo bằng sổ/thẻ tiết kiệm do
VietinBank phát hành/số dư TKTG tại VietinBank (áp dụng đối với giá trị ký
quỹ ngay khi phát hành L/C): 0,05% giá trị L/C có ký quỹ.
. Phần giá trị L/C không ký quỹ hoặc đảm bảo bằng sổ/thẻ tiết kiệm do
VietinBank phát hành/số dư TKTG tại VietinBank: 0,15% giá trị L/C không
ký quỹ.
+ VietcomBank:
. L/C Ký quỹ 100%, hoặc L/C đối ứng (trong trường hợp L/C qui định
chỉ phải trả tiền L/C nhập khẩu sau khi nhận được tiền thanh toán của L/C xuất
khẩu): 0,05% trị giá L/C (Tối thiểu 50USD, tối đa 500 USD).
. L/C Miễn ký quĩ hoặc ký quĩ < 100% hoặc đảm bảo bằng hình thức
khác: Phần trị giá L/C được ký quỹ (0,05% trên phần trị giá L/C được ký quỹ),
phần trị giá L/C miễn ký quỹ hoặc được đảm bảo bằng hình thức khác: thời
gian tính phí kể từ ngày phát hành đến ngày hết hạn hiệu lực của L/C (0,05%
/tháng trên phần trị giá L/C miễn ký quỹ hoặc được đảm bảo bằng hình thức
khác).
Về phí thông báo sửa đổi:
+ VietinBank: 15 USD/lần.
+ VietcomBank: 10 USD/lần.
Về phí kiểm tra bộ chứng từ cả 2 ngân hàng đều giống nhau với mức phí:
58
+ Xuất trình tại ngân hàng: Miễn phí.
+ Bộ chứng từ NH đã thực hiện kiểm tra xong nhưng khách hàng lại xuất
trình tại NH khác: 20-50 USD/bộ chứng từ.
4.2 TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC
TẾ
4.2.1 Tình hình quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế tại
VietinBank
Để đảm bảo an toàn trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu,
VietinBank đã và đang thực hiện một số giải pháp quản lý rủi ro trong thanh
toán quốc tế như sau:
Khi VietinBank tiếp nhận hồ sơ thanh toán ứng trước lần đầu của khách
hàng nhập khẩu thì VietinBank sẽ kiểm tra uy tín của khách hàng, hỏi xem
khách hàng nhập khẩu này đã từng nhập hàng với người xuất khẩu này hay
chưa, người nhập khẩu này có được hợp đồng nhập khẩu này thông qua môi
giới hay đã biết nhau từ trước. Nếu cần thiết thì bộ phận TTQT nhờ bộ phận
tín dụng thẩm định thêm thông tin cũng như uy tín của khách hàng nhằm tránh
trường hợp nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu có thể thông đồng để “rửa tiền”.
Ngoài ra, nhân viên TTQT cũng phải kiểm tra mặt hàng nhập khẩu có thuộc
diện cấm xuất hoặc quốc gia người mua cấm nhập hay không, quốc gia của
nhà nhập khẩu có thuộc diện Mỹ cấm vận hay không.
Kiểm tra ngay khi nhận được bộ chứng từ nhờ thu xem có phải do người
bán trực tiếp gửi hay không. Nếu không có thỏa thuận trước thì VietinBank
không nhận chứng từ do người bán gửi trực tiếp đến. Đồng thời kiểm tra ngay
số lượng chứng từ được liệt kê trên thư ngân hàng với chứng từ thực nhận và
có đủ bản gốc chứng từ vận tải không, để thông báo ngay cho nhà nhập khẩu
chọn phương án xử lýlà trả ngay hay rà soát ngân hàng chuyển chứng từ. Khi
giao bộ chứng từ nhờ thu cho nhà nhập khẩu đi nhận hàng, VietinBank yêu
cầu nhân viên ngân hàng xem xét kỹ chữ ký và mẫu dấu đã đăng ký tại
VietinBank, đồng thời có những biện pháp đảm bảo đủ tài sản để thanh toán
cho nước ngoài nếu là thanh toán D/P (hoặc thực hiện ngay việc ký quỹ hay
đảm bảo thanh toán bằng tiền vay dựa trên Giấy nhận nợ của khách hàng).
Nếu là thanh toán D/A thì tại thời điểm nhà nhập khẩu chấp nhận hối phiếu để
lấy bộ chứng từ đi nhận hàng cũng phải kiểm tra kỹ mẫu dấu và chữ ký và
xuất trình hợp đồng ngoại thương (bản sao y) cho VietinBank. Ngày đáo hạn
thanh toán, nếu bộ chứng từ nhờ thu nhận được thiếu chứng từ vận tải gốc thì
nhà NK phải xuất trình tờ khai hải quan chứng minh hàng hóa đã được thông
59
quan liên quan tới các thông tin của bộ chứng từ nhờ thu mà VietinBank đã
nhận.
Hiện nay, ngân hàng thành lập một quỹ phòng ngừa rủi ro thanh toán
quốc tế. Quỹ phòng ngừa rủi ro thanh toán quốc tế lập tại Hộ sở chính. Nguồn
hình thành có thể trích lập từ quỹ dự phòng rủi ro chung, hoặc do chi nhánh
đóng góp với một tỷ lệ nhất định trên cơ sở doanh số hoạt động thanh toán
quốc tế của chi nhánh. Khi có những rủi ro phát sinh, chi nhánh có thể đề nghị
trích quỹ phòng ngừa rủi ro để bù đắp các thiệt hại phát sinh.
Tuy nhiên, việc thực hiện trích từ doanh số hoạt động thanh toán quốc tế
của chi nhánh vẫn còn có nhiều vấn đề phát sinh nên khi gặp rủi ro chi nhánh
chỉ có thể nhờ đến sự giúp đỡ của Hội sở.
Tình hình thực tế hiện nay ở VietinBank Chi nhánh Hậu Giang thì
thường gặp những rủi ro về kỹ thuật trong phương thức thanh toán L/C. Lỗi
này thường thuộc về nhà xuất khẩu và ngân hàng. Có rất nhiều sai sót xảy ra
trong quá trình lập chứng từ và mở L/C, thường gặp vẫn là:
Lập chứng từ sai lỗi chính tả, sai tên, địa chỉ của các bên tham gia, của
hãng vận tải
Chứng từ không hoàn chỉnh về mặt số lượng.
Các sai sót trên bề mặt chứng từ : số tiền trên chứng từ vượt quá giá trị
của L/C; các chứng từ không ghi số L/C, không đánh dấu bản gốc; các
chứng từ không khớp nhau hoặc không khớp với nội dung của L/C về
số lượng, trọng lượng, mô tả hàng hoá…; các chứng từ không tuân theo
quy định của L/C về cảng bốc dỡ hàng, về hãng vận tải, về phương thức
vận chuyển hàng hóa…
Nhân viên thanh toán quốc tế sai sót như nhầm lẫn đánh sai tên, mã
hiệu, lập sai chứng từ….
4.2.1.1 Quản trị rủi ro quốc gia, rủi ro chính trị pháp lý
Rủi ro về chính trị, pháp lýlà những rủi ro bất khả kháng nên khó có thể
có những giải pháp phòng ngừa và hạn chế hữu hiệu. Tuy nhiên, để phòng
ngừa các rủi ro chính trị, pháp lý, VietinBank đã và đang phối hợp với các
doanh nghiệp tham gia trong phương thức TDCT nên tìm hiểu kỹ môi trường
đầu tư cũng như tình hình kinh tế, chính trị của phía đối tác nhằm hạn chế tối
đa rủi ro có thể xảy ra. Đối với rủi ro này, thông tin khách hàng và thị trường
vô cùng quan trọng. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin,
nguồn thông tin có thể tìm kiếm được một cách dễ dàng trên mạng Internet
nhưng cần phải chọn lọc thông tin phù hợp cho mình. Để giảm thiểu rủi ro
60
chính trị, VietinBank đang thực hiện việc hướng dẫn doanh nghiệp tìm hiểu kỹ
về luật thương mại của các nước mà họ tham gia giao dịch và đa dạng hóa thị
trường để phân tán rủi ro.
Cung cấp cho khách hàng bảng đánh giá xếp hạng rủi ro quốc gia cho
các nước trên thế giới (nguồn thông tin từ tạp chí: Euromoney, Institutional
Investor, …) ; Địa chỉ khách hàng có thể truy cập trên mạng Internet để nắm
thông tin : trang Web của OFAC (Văn phòng Quản lýtài sản nước ngoài thuộc
Bộ Tài Chính Mỹ) – http://www.treas.gov/offices/enforcement/ofac/sanctions.
Ví dụ về xếp hạng của Euromoney:
Euromoney cung cấp những đánh giá và xếp hạng rủi ro quốc gia cho
185 quốc gia và vùng lãnh thổ cứ 6 tháng một lần. Các quốc gia được cho
điểm tương ứng dựa trên 9 thành phần, và sau đó được xếp hạng theo điểm số
này. Để có điểm rủi ro quốc gia tổng hợp thì mỗi loại trong 9 thành phần sẽ có
một quyền số (rủi ro chính trị 25%, mức thể hiện kinh tế 25%, các chỉ số nợ
10%, nợ không thanh toán hay giãn nợ 10%, xếp hạng tín dụng 10%, khả năng
tiếp cận đối với tài trợ ngân hàng 10%, khả năng tiếp cận tài trợ ngắn hạn 5%,
khả năng tiếp cận thị trường vốn 5%, và chiết khấu trượt giá 5%). Giá trị cơ sở
tốt nhất cho mỗi loại rủi ro đạt được quyền số đầy đủ, trong khi giá trị tệ nhất
là 0. Tất cả giá trị được tính toán tương xứng với điểm số tốt nhất và tệ nhất.
Các nghiên cứu được phát hành vào tháng 3 và tháng 9 trong các tạp chí
tháng.
Bảng 4.5 Xếp hạng rủi ro quốc gia tháng 7, 2013
Hạng
Quốc Gia
Tổng điểm
1
Na Uy
89,70
2
Thụy Sĩ
87,44
3
Lumxembourg
87,21
4
Singapore
86,59
5
Thụy Điển
86,41
6
Phần Lan
84,54
7
Đan Mạch
82,49
8
Canada
82,45
9
Hồng Kông
81,74
10
Úc
81,53
Nguồn: Euro Money (Thang điểm 100)
61
Cung cấp cho khách hàng danh sách các nước bị Mỹ cấm vận trong
thanh toán.
Tư vấn cho khách hàng là nhà xuất khẩu một cách rõ ràng:
• Điều tra kỹ khả năng tài chánh và uy tín của nhà nhập khẩu.
• Chỉ áp dụng cho các giao dịch mua bán có giá trị nhỏ.
• Chấp nhận thanh toán cho hợp đồng có giá trị lớn khi nhà xuất khẩu và
nhà nhập khẩu có quan hệ chặt chẽ với nhau.
• Khi hợp đồng quy định điều khoản thanh toán bằng T/T trả sau thì nhà
xuất khẩu nên quy định tỉ lệ phạt đối với việc thanh toán chậm. Cần quy định
rõ về điều khoản luật áp dụng trong hợp đồng, trọng tài và giải quyết tranh
chấp.
4.2.1.2 Quản trị rủi ro về quản lý ngoại hối
Giao dịch ngoại hối kỳ hạn (Forward) và hoán đổi (Swap) là những công
cụ quan trọng phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngân hàng. Tại Việt
Nam tất cả các Ngân hàng thương mại được phép kinh doanh ngoại tệ đều
được thực hiện các giao dịch này. Theo đó tùy từng thời kỳ tỷ giá kỳ hạn và
hoán đổi được xác định theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tuy
nhiên do sự hiểu biết có hạn của doanh nghiệp nên những nghiệp vụ này vẫn
được sử dụng với mức độ khiêm tốn. Chỉ có các trụ sở chính hoặc các chi
nhánh ngân hàng lớn mới thực hiện nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi này, còn tại
các chi nhánh nhỏ giao dịch ngoại tệ chủ yếu vẫn chỉ là giao ngay.
Giao dịch quyền chọn (Option) cũng được coi là một công cụ hữu hiệu
nhằm giảm thiểu rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên không giống như nghiệp vụ hối đoái
kỳ hạn hoặc hoán đổi, không phải Ngân hàng nào cũng được thực hiện nghiệp
vụ hối đoái này.
Tuy nhiên dù là nghiệp vụ nào đi nữa thì nghiệp vụ ngoại hối phái sinh là
nghiệp vụ còn rất mới mẻ và xa lạ ở Việt Nam nhất là nghiệp vụ quyền chọn
(option), các nhân viên tác nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm. Do đó, các
Ngân hàng thương mại muốn tham gia nghiệp vụ này cần phải tăng cường đào
tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ ngoại hối phái sinh cho cán bộ, nâng
cao trình độ ngoại ngữ cho nhân viên để tránh những vấn đề hiểu nhầm trong
giao dịch.
Hiện nay, chi nhánh đối với việc sử dụng và giới thiệu các công cụ
phòng ngừa rủi ro tỷ giá vẫn chưa tốt, hầu như về rủi ro này các doanh nghiệp
khách hàng vẫn sử dụng những biện pháp của riêng mình để tránh rủi ro tỷ giá.
62
4.2.1.3 Quản trị rủi ro trong các phương thức thanh toán
a. Quản trị rủi ro trong phương thức chuyển tiền
Đối với trường hợp xuất khẩu: VietinBank chỉ xem xét tài trợ cho khách
hàng xuất khẩu khi khách hàng có nhà xưởng đáp ứng tối thiểu 50% lượng
hàng xuất khẩu, có hợp đồng xuất khẩu thanh toán theo phương thức T/T, có
kinh nghiệm, uy tín trong thanh toán xuất nhập khẩu, có khách hàng nhập
khẩu đáng tin cậy tại các thị trường thuộc khối OECD liên tiếp trong hai năm
gần nhất với doanh số xuất khẩu từ 1.000.000 USD trở lên. Tư vấn cho nhà
xuất khẩu một cách rõ ràng, chi tiết:
Điều tra kỹ khả năng tài chánh và uy tín của nhà nhập khẩu.
Chỉ áp dụng cho các giao dịch mua bán có giá trị vừa và nhỏ.
Chấp nhận thanh toán cho hợp đồng có giá trị lớn khi nhà xuất khẩu và
nhà nhập khẩu có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Chú ý nước nhập khẩu phải không thuộc danh sách cậm vận của Mỹ, nếu
đồng tiền thanh toán là USD.
Khi hợp đồng quy định điều khoản thanh toán bằng T/T trả sau thì nhà
xuất khẩu phải quy định tỉ lệ phạt đối với việc thanh toán chậm. Phải quy định
rõ về điều khoản luật áp dụng trong hợp đồng, trọng tài và giải quyết tranh
chấp.
Đối với trường hợp nhập khẩu: VietinBank quy định nhà nhập khẩu sau
khi chuyển tiền thanh toán cho đối tác 45 ngày phải bổ sung các chứng từ liên
quan (tờ khai hải quan, hoá đơn thương mại, vận tải đơn,…)cho VietinBank.
Nhà nhập khẩu phải bổ sung đầy đủ chứng từ như đã cam kết, nếu sau 45 ngày
đó nhà nhập khẩu không thực hiện đúng cam kết thì VietinBank sẽ từ chối
chuyển tiền thanh toán cho những lô hàng sau.
b. Quản trị rủi ro trong phương thức nhờ thu
VietinBank chỉ xem xét tài trợ cho các khách hàng đã được cấp hạn mức
tín dụng trong thanh toán xuất nhập khẩu, có tài sản đảm bảo và tất nhiên là có
hợp đồng xuất nhập khẩu thanh toán theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ
trong đó toàn bộ (full set) vận đơn lập theo lệnh của ngân hàng thu tiền và
được gửi cho ngân hàng phục vụ để gửi đi nước ngoài nhờ thu (khách hàng
xuất) hoặc toàn bộ vận đơn lập theo lệnh của ngân hàng thu hộ và được ngân
hàng chuyển chứng từ gửi cho ngân hàng thu hộ để thu tiền (khách hàng
nhập), theo Quy tắc thực hành & thống nhất về nhờ thu chứng từ của Phòng
Thương Mại Quốc Tế (Ấn bản 522 của ICC Paris).
63
VietinBank ghi rõ trên chỉ thị nhờ thu đi là “chứng từ không được giao
cho nhà nhập khẩu nếu nhà nhập khẩu không thanh toán các chi phí phát sinh
theo như thỏa thuận” để tránh việc ngân hàng xuất trình vẫn giao bộ chứng từ
cho nhà nhập khẩu và tự động khấu trừ vào tiền của bộ chứng từ toàn bộ chi
phí phát sinh mà nhà nhập khẩu từ chối chịu.
VietinBank cũng thực hiện chuyển chứng từ làm hai lần theo hai cách
thức khác nhau để tránh thất lạc chứng từ.
VietinBank tư vấn cho khách hàng khi khách hàng yêu cầu sử dụng
phương thức nhờ thu: phương thức nhờ thu dù rẻ tiền, tiện lợi, song bản thân
nó lại chứa đựng rủi ro lớn cho tất cả các bên trong quan hệ và không loại trừ
cả các ngân hàng trong trường hợp các ngân hàng này đứng ra trả trước cho
khách hàng của mình. Đối với các khách hàng xuất nhập khẩu việc áp dụng
phương thức này chỉ và chỉ khi hai bên mua bán hàng hóa có mối quan hệ mật
thiết và tin cậy lẫn nhau. Còn đối với ngân hàng, do việc không có một điều
luật quốc tế nào về ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng, nên khi quyết định
thanh toán trước đối với bộ chứng từ nhờ thu hàng xuất luôn có sự cân nhắc và
thận trọng vì sự thất bại trong việc đòi tiền có thể xảy ra nằm ngoài khả năng
kiểm soát của ngân hàng.
c. Quản trị rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ
* Đối với L/C nhập khẩu:
Khi phát hành L/C nhập khẩu:
Trước khi chấp nhận phát hành L/C, VietinBank áp dụng một quy trình
thẩm định chặt chẽ giống như việc cấp tín dụng cho khách hàng nhằm kiểm
soát được khả năng thanh toán khi ngân hàng đã thanh toán cho bộ chứng từ
hoàn hảo. Đây là việc rất quan trọng và là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn
ngừa rủi ro. Tất cả thư tín dụng gửi đến NHTB đều phải phát hành theo định
dạng điện MT700 truyền đi trên mạng SWIFT, với điều kiện NHTB phải là
ngân hàng đại lýcủa VietinBank để tránh gây thất lạc, chậm trễ.
Trong số các nhân tố NHPH luôn xem xét khi quyết định phát hành L/C
đó là liệu ngân hàng có thu lại được một phần hay toàn bộ số tiền đã thanh
toán từ việc bán hàng nếu nhà nhập khẩu bị phá sản.
Nếu L/C đi kèm với một thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng thì L/C và bảo
lãnh thực hiện hợp đồng phải có giá trị song hành.
Phần mô tả hàng hóa cần có tên chung về hàng hóa (ví dụ: con chuột,
bàn phím, Ram… thì tên chung là các phụ kiện và linh kiện máy vi tính –
components of computer).
64
Ngân hàng quy định cụ thể số lượng và chủng loại hàng hóa của mỗi lần
giao hàng trong trường hợp L/C quy định giao hàng nhiều lần mỗi lần giao các
loại hàng hóa khác nhau về chủng loại, tên hàng, kích cỡ đặc biệt là thiết bị
máy móc.
Để hạn chế việc chứng từ đến trước hàng hoá mà VietinBank phải thanh
toán khi bộ chứng từ hoàn hảo, cần tính toán khoảng thời gian vận chuyển
hàng trên đường theo thông lệ, thời gian chuẩn bị chứng từ của bên bán và
thời gian làm việc của ngân hàng thương lượng, thời gian gửi chứng từ qua
bưu điện để xác định thời gian xuất trình chứng từ một cách chính xác.
Đôi khi để giảm chi phí nhập hàng, nhà nhập khẩu đề nghị trong đơn xin
mở L/C điều kiện nhập hàng là giá FOB hay CFR. Đối với các điều kiện này
thì mọi rủi ro sau khi hàng đã chất lên tàu thuộc về nhà nhập khẩu, nếu trong
quá trình vận chuyển xảy ra các rủi ro mà trách nhiệm không thuộc về về hãng
tàu, do đó rủi ro hoàn tòan do nhà nhập khẩu gánh chịu. Nếu nhà nhập khẩu
không có thiện chí hoặc cố tình trốn tránh trách nhiệm, VietinBank với vai trò
là NHPH buộc phải thanh toán theo cam kết cho nước ngoài khi bộ chứng từ
hợp lệ. Vì vậy, VietinBank quy định rõ, đối với L/C kýquỹ dưới 100% (phần
còn lại do VietinBank tài trợ), nhà nhập khẩu buộc phải bổ sung chứng từ mua
bảo hiểm khi mở L/C.
Đối với L/C chuyển nhượng: nội dung giao hàng trong L/C gốc và L/C
chuyển nhượng sẽ giống nhau, ngân hàng mở L/C không có trách nhiệm thanh
toán cho người thụ hưởng L/C chuyển nhượng (trừ khi ngân hàng này là ngân
hàng xác nhận L/C chuyển nhượng). Nhà xuất khẩu thứ nhất đóng vai trò
trung gian nên có một số vấn đề họ sẽ giữ bí mật với nhà xuất khẩu thứ hai,
đặc biệt vấn đề giá cả.
Đối với L/C giáp lưng: Thời điểm giao hàng trong L/C giáp lưng phải
xảy ra trước thời điểm giao hàng trong L/C gốc, nhưng thời điểm thanh lýL/C
giáp lưng được thực hiện sau khi thanh toán L/C gốc.
Khi xử lý chứng từ và thanh toán L/C nhập khẩu:
Khách hàng từ chối thanh toán khi bộ chứng từ sai sót, trong bất kỳ
trường hợp nào cũng phải giữ lại toàn bộ chứng từ nguyên trạng như khi nhận
được để thông báo và chờ chỉ dẫn từ ngân hàng thương lượng.
Tuyệt đối không chấp nhận bộ chứng từ thiếu toàn bộ vận đơn gốc (chỉ
có vận đơn bản copy) cho dù khách hàng có chấp nhận thanh toán và chuyển
tòan bộ số tiền cần thiết để thanh toán L/C cho VietinBank.
Tuân thủ đúng theo những quy định của UCP mà NHPH đã dẫn chiếu:
65
NHPH phải thông báo cho NH chuyển chứng từ (hoặc NH chiết khấu) tất
cả bất hợp lệ của bộ chứng từ trong 5 ngày làm việc của ngân hàng kể từ ngày
NHPH nhận bộ chứng từ. Nội dung thông báo nêu rõ tất cả những bất hợp lệ
được phát hiện vì đây là các bất hợp lệ toàn bộ và cuối cùng, không được bổ
sung thêm sau này.
Trong trường hợp ký hậu vận đơn hay bảo lãnh cho khách hàng nhận
hàng khi chưa nhận được bộ chứng từ có giá trị thương lượng, khách hàng
phải xuất trình cho VietinBank văn bản chấp nhận thanh toán vô điều kiện kể
cả trong trường hợp bộ chứng từ có sai sót, thậm chí chứng từ không có vận
đơn bản gốc.
Đối với L/C trả ngay: Trước khi VietinBank ký hậu vận đơn hoặc phát
hành bảo lãnh nhận hàng, khách hàng phải ký khế ước nhận nợ với
VietinBank (nếu khách hàng vay vốn ngân hàng), hoặc chuyển khoản tiền
tương đương với giá trị lô hàng phải thanh toán vào tài khoản thanh toán với
nước ngoài để chờ thanh toán (nếu khách hàng thanh toán bằng vốn tự có).
Đối với L/C trả chậm: Trước khi ký hậu vận đơn, VietinBank phải yêu
cầu khách hàng thế chấp tài sản đảm bảo (trường hợp thanh toán bằng vốn tự
có) hoặc ký hợp đồng tín dụng hay khế ước nhận nợ (trường hợp vay vốn
VietinBank), VietinBank sẽ chủ động ghi nợ tài khoản tiền vay của khách
hàng và tính lãi kể từ ngày thanh toán cho ngân hàng gửi chứng từ.
Trường hợp sau khi VietinBank đã phát hành bảo lãnh nhận hàng khi
chưa có vận đơn gốc, VietinBank chỉ trao vận đơn cho khách hàng với điều
kiện khách hàng phải trả lại bản gốc thư bảo lãnh nhận hàng trong vòng 30
ngày (theo thời hạn hiệu lực của thư bảo lãnh) và VietinBank hủy thư bảo lãnh
này để tránh thất lạc và lợi dụng.
Đối với vận đơn đường hàng không, đường bộ, đường sắt, VietinBank
không ký hậu trực tiếp cho khách hàng mà phải ký giấy uỷ quyền nhận hàng
cho khách hàng. Vì chúng không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa. Nếu
khách hàng vẫn yêu cầu ký vận đơn hàng không, đường sắt, đướng bộ,
VietinBank phải yêu cầu khách hàng cung cấp cam kết ký hậu với điều kiện
miễn trách cho VietinBank.
Theo UCP600 việc xuất trình một hoặc nhiều bản gốc chứng từ vận tải
theo các điều 19, 20, 21, 22, 23, 24 và 25 phải do người thụ hưởng hoặc người
thay mặt thực hiện không muộn hơn 21 ngày theo lịch sau ngày giao hàng như
mô tả trong các quy tắc này, trong bất cứ trường hợp nào cũng không được
muộn hơn ngày hết hạn của tín dụng.
66
* Đối với L/C xuất khẩu:
Trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, VietinBank với bề
dày trong kinh doanh theo tín dụng chứng từ và luôn lấy phương châm phục
vụ khách hàng đến mức tối đa nên tư vấn cho khách hàng xuất khẩu: khi bộ
chứng từ có bất hợp lệ, người hưởng nên yêu cầu chuyển chứng từ trên cơ sở
chấp nhận thanh toán và ghi rõ áp dụng theo UCP 600 chứ không nên gửi trên
cơ sở nhờ thu.
VietinBank tư vấn cho nhà xuất khẩu yêu cầu L/C phải được phát hành
bởi ngân hàng có uy tín trong TTQT (tốt nhất là các ngân hàng có quan hệ đại
lývà thanh toán với ngân hàng phục vụ bên bán); chọn lựa ngân hàng có nhiều
kinh nghiệm trong TTQT để phục vụ và nhờ thu tiền; tuân theo sự hướng dẫn
của ngân hàng phục vụ khi được đề nghị chỉnh sửa chứng từ cho phù hợp với
L/C. Tư vấn nhà xuất khẩu bán hàng theo giá CFR hoặc CIF để có thể đề nghị
người vận chuyển cấp lại B/L mới mà không bị họ đòi hỏi một cách khắc khe
về sự bảo đảm vật chất gây thêm thiệt hại, khó khăn trong kinh doanh cho bên
bán .
Không chiết khấu gửi chứng từ đi đòi tiền cho những bộ chứng từ xuất
khẩu các mặt hàng mà nhà nước cấm xuất khẩu.
Không chiết khấu chứng từ cho khách hàng mà VietinBank không hiểu
rõ về khách hàng đó.
Không thông báo thư tín dụng khi không có tên chung hàng hóa.
Nghiên cứu tình hình kinh tế chính trị của nước nhà nhập khẩu để quyết
định chiết khấu bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu. Đối với các quốc gia đang có
nội chiến, chiến tranh sắc tộc, tình trạng chính trị không ổn định hay xảy ra
tình trạng đảo chính, đang bị khủng hoảng kinh tế có ảnh hưởng đến các tổ
chức tài chính, tín dụng, các nước bị Mỹ cấm vận… VietinBank kiên quyết
không chiết khấu bộ chứng từ vì rủi ro cao, theo UCP 600, NHPH được miễn
trách thanh toán trong những trường hợp này. Ngoài ra cũng cần xem xét uy
tín của nhà xuất khẩu, thực trạng hoạt động và khả năng tài trợ nếu bộ chứng
từ không được thanh toán.
d. Rủi ro trong thực tế thanh toán quốc tế có thể xảy ra với VietinBank
Trường hợp 1:
Chi nhánh đã thực hiện việc tài trợ mở L/C nhập xăng dầu mua từ Công
ty Unipec Singapore ltd., Singapore cho các công ty xăng dầu địa bàn Hậu
Giang theo giá CFR (nhà NK mua bảo hiểm) theo chấp thuận của NHCTVN.
67
Tại thời điểm thanh toán, việc thanh toán chỉ dựa trên cam kết bồi hoàn của
người thụ hưởng
Nhận diện một số rủi ro đối với các bên tham gia:
+ Về phía NHPH là chi nhánh:
Chi nhánh gánh chịu toàn bộ rủi ro trong xử lý L/C đã phát hành vì phải
thanh toán L/C mà không có trong tay vận đơn gốc để nhận được hàng hóa.
Chi nhánh chưa thể thực hiện việc thuê tàu chuyên chở hay mua bảo
hiểm cho lô hàng nên chi nhánh không kiểm soát được tàu đi an toàn không và
có giao hàng đúng không.
+ Về phía nhà nhập khẩu là các Công ty xăng dầu địa bàn Hậu Giang:
Nhà nhập khẩu có thể gặp rủi ro về đối tác vì việc thanh toán chỉ dựa trên
thư cam kết bồi thường mà không có vận đơn và chứng từ giao hàng gốc. Nếu
bộ chứng từ hợp lệ phải chấp nhận thanh toán nhưng hàng vẫn được giao thì
đây là điều hết sức rủi ro. Mặc khác, nhà nhập khẩu còn có thể gặp rủi ro khi
giá cả xăng dầu tăng đột biến so với lúc thỏa thuận ký hợp đồng hoặc gặp rủi
ro về tỷ giá khi phải thanh toán số tiền lớn mà tỷ giá lại tăng cao.
+ Về phía nhà xuất khẩu là Công ty Unipec Singapore. Ltd.:
Sau khi bơm dầu xuống tàu dể giao hàng cho nhà nhập khẩu nhưng viện
cớ giá tăng cao hay bộ chứng từ có lỗi để không nhận hàng. Hay rủi ro về
thanh toán của đối tác là nhà nhập khẩu đã nhận hàng nhưng bộ chứng từ có
lỗi bị từ chối chấp nhận thanh toán.
Trường hợp 2:
Chi nhánh phải chấp nhận thanh toán L/C số 9001007xxxxx đã mở trị
giá 1.500.426 EUR cho ngân hàng BHF Franfurt mặc dù khách hàng nhập
khẩu là Công XNK P.T có đề nghị tu chỉnh giá trị L/C sang ngoại tệ Đôla Mỹ.
Lý do: đề nghị tu chỉnh giá trị L/C sang ngoại tệ Đôla Mỹ không được khách
hàng thụ hưởng L/C và ngân hàng BHF Franfurt chấp nhận do đồng Đôla Mỹ
đang bị giảm giá so với đồng Euro và thời hạn sửa đổi để sửa đổi điều khoản
loại ngoại tệ thanh toán là 3 tháng trước khi hàng được giao đã trôi qua. Đây là
một ví dụ mà khách hàng cũng như chi nhánh là ngân hàng tài trợ thanh toán
cũng bị rủi ro về biến động tỷ giá.
4.2.2 Khảo sát tình hình quản trị rủi ro về tỷ giá tại các doanh
nghiệp là khách hàng của VietinBank Chi nhánh Hậu Giang
Đối với việc quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế của các doanh
nghiệp, tất cả các các doanh nghiệp khi tham gia trong lĩnh vực XNK đều có
68
mối liên hệ với ngân hàng. Chính ngân hàng cũng là đối tượng hợp tác với
doanh nghiệp cùng nhau phòng chống các rủi ro xảy ra trong thanh toán quốc
tế. Qua thực trạng quản trị rủi ro trong TTQT ở những phần trên, các rủi ro
như rủi ro về chính trị, rủi ro trong các phương thức thanh toán hầu hết doanh
nghiệp đã được ngân hàng hỗ trợ và tư vấn khá tốt. Nhưng xét về rủi ro tỷ giá
thì vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải nói, rủi ro về tỷ giá là rủi ro rất dễ
mắc phải khi tham gia trong lĩnh vực XNK nhưng dường như cả ngân hàng và
doanh nghiệp vẫn còn rất mơ hồ về rủi ro cũng như cách phòng chống rủi ro
này. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng là người phải chủ động trong việc
phòng chống rủi ro tỷ giá này. Vì thế cần phải phỏng vấn doanh nghiệp để biết
rõ hơn về sự hiểu biết của doanh nghiệp về rủi ro tỷ giá cũng như cách để
phòng tránh nó.
4.2.2.1 Mô tả mẫu
Sau khi tiến hành phỏng vấn 10 doanh nghiệp XNK trên địa bàn tỉnh
Hậu Giang về việc quản trị rủi ro về tỷ giá tại doanh nghiệp. Ta có:
Bảng 4.6 Loại hình doanh nghiệp
Loại hình
doanh nghiệp
Số doanh
nghiệp
Doanh
nghiệp tư
nhân
Doanh nghiệp Doanh nghiệp
Cổ phần
hợp danh
Doanh
nghiệp
TNHH
0
5
5
0
Nguồn: Kết quả điều tra tháng 3 năm 2014
Đa phần các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Hậu Giang thường là các
doanh nghiệp TNHH và doanh nghiệp cổ phần.
10 doanh nghiệp được phỏng vấn là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
chuyên về các mặt hàng nông sản, thủy sản, hàng may mặc, bột cá, dầu cá và
phân bón.
Bảng 4.7 Lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp
Đơn vị tính: Tỷ
Mức lợi nhuận
Số doanh nghiệp
100
0
0
Trong các doanh nghiệp được phỏng vấn có 5 doanh nghiệp có lợi nhuận
hàng năm là từ 11 tỷ đến 50 tỷ, 4 doanh nghiệp có lợi nhuận hàng năm từ 1 tỷ
đến 10 tỷ và 1 doanh nghiệp đạt lợi nhuận hàng năm nhỏ hơn 1 tỷ.
Sau khi phỏng vấn về loại ngoại tệ mà doanh nghiệp sử dụng trong kinh
doanh. Ta có:
Bảng 4.8 Loại ngoại tệ sử dụng trong kinh doanh
Ngoại tệ
USD
Lượt chọn
doanh
nghiệp
EUR
8
GBP
0
JPY
1
Khác
2
0
Nguồn: Kết quả điều tra tháng 3 năm 2014
Loại ngoại tệ chủ yếu mà các doanh nghiệp sử dụng trong kinh doanh là
USD, có 8 lượt lựa chọn của doanh nghiệp là sử dụng USD khi giao dịch, chỉ
có 1 doanh nghiệp là sử dụng cùng lúc 2 loại ngoại tệ là USD và JPY, 1 doanh
nghiệp sử dụng ngoại tệ là JPY và 1 sử dụng GBP. Thị trường xuất khẩu mà
các doanh nghiệp thường xuất khẩu hay nhập khẩu là Trung Quốc, Hàn Quốc,
Nhật Bản, Mỹ và Anh. Vì thế nên các doanh nghiệp được phỏng vấn sử dụng
các loại ngoại tệ như USD, JPY và GBP.
4.2.2.2 Sự tác động rủi ro tỷ giá đến doanh nghiệp
Qua phỏng vấn, được biết loại ngoại tệ họ thường sử dụng trong kinh
doanh chính là loại ngoại tệ mà họ thường gặp tổn thất do rủi ro tỷ giá.
Sau khi phỏng vấn về phần trăm ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá đến lợi
nhuận của các doanh nghiệp. Ta có:
Bảng 4.9 Tổn thất do biến động tỷ giá gây ra
Đơn vị tính: %
Mức tổn thất
Số doanh nghiệp
10
6
3
1
0
Nguồn: Kết quả điều tra tháng 3 năm 2014
Các doanh nghiệp đều trả lời có khi được hỏi về việc các doanh nghiệp
có đo lường được tổn thất do tỷ giá biến động gây ra hay không, nhưng hầu
hết tổn thất do rủi ro tỷ giá tác động một phần nhỏ đến lợi nhuận của họ. Có 6
doanh nghiệp trả lời rằng tổn thất do biến động tỷ giá gây ra nhỏ hơn 1% lợi
nhuận của họ, 3 doanh nghiệp tổn thất từ 1%-5% vì rủi ro tỷ giá và 1 doanh
nghiệp chịu tổn thất từ 6%-10%. Có thể thấy được đối với hầu hết các doanh
70
nghiệp XNK ở Hậu Giang việc biến động của tỷ giá vẫn chưa tác động mạnh
đến lợi nhuận của họ. Sau đây là số liệu điều tra về tần suất gặp các tổn thất
của doanh nghiệp khi kinh doanh:
Bảng 4.10 Tần suất gặp phải các loại tổn thất
Tần suất gặp phải Tổn thất giao dịch
Tần suất
Thường xuyên
Số doanh nghiệp
Thỉnh thoảng
1
Chưa bao giờ
2
7
Tần suất gặp phải Tổn thất chuyển đổi
Tần suất
Thường xuyên
Số doanh nghiệp
Thỉnh thoảng
7
Chưa bao giờ
2
1
Tần suất gặp phải Tổn thất kinh tế
Tần suất
Số doanh nghiệp
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
7
Chưa bao giờ
3
0
Nguồn: Kết quả điều tra tháng 3 năm 2014
Đối với tổn thất về chuyển đổi (do chuyển đổi kế toán từ ngoại tệ sang
nội tệ) có 70% doanh nghiệp thường xuyên gặp phải, 20% doanh nghiệp thỉnh
thoảng găp và 10% chưa bao giờ gặp.
Đối với tổn thất kinh tế (do tỷ giá biến động làm ảnh hưởng đến dòng
tiền qui ra nội tệ hoặc ngoại tệ của doanh nghiệp), có 70% doanh nghiệp cho
biết họ phải gặp tổn thất này thường xuyên, 20% thỉnh thoảng gặp và 10%
chưa bao giờ gặp.
Đối với tổn thất giao dịch (do có các khoản phải thu và phải trả bằng
ngoại tệ), có 70% doanh nghiệp cho biết họ không bao giờ gặp, có 20% doanh
nghiệp cho biết họ thỉnh thoảng gặp tổn thất giao dịch và 10% doanh nghiệp
thường xuyên gặp tổn thất giao dịch.
Tuy việc gặp rủi ro về tỷ giá trong kinh doanh còn tương đối ít nhưng
hầu hết các doanh nghiệp đều quan tâm và rất quan tâm đến vấn đề rủi ro tỷ
giá. Có thể thấy được các doanh nghiệp hiện nay đã có tầm nhìn xa hơn trong
kinh doanh, họ nhận biết được trong tương lai nếu doanh nghiệp mở rộng thị
trường và thị phần thì đây cũng là rủi ro mà họ cần phải quan tâm đến.
4.2.2.3 Nhận thức về phòng ngừa rủi ro tỷ giá của doanh nghiệp
Khi điều tra về mức độ hiểu biết của doanh nghiệp về các công cụ phòng
ngừa rủi ro tỷ giá. Ta có kết quả như sau
71
Bảng 4.11 Mức độ hiểu biết về công cụ PNRRTG
Hợp đồng kỳ hạn
Mức độ
hiểu biết
Số doanh
nghiệp
Hoàn toàn không biết
Rất am hiểu
1
2
3
4
5
1
5
3
1
0
Hợp đồng hoán đổi
Mức độ
hiểu biết
Số doanh
nghiệp
Hoàn toàn không biết
Rất am hiểu
1
2
3
4
5
1
6
2
1
0
Hợp đồng giao sau
Mức độ
hiểu biết
Số doanh
nghiệp
Hoàn toàn không biết
Rất am hiểu
1
2
3
4
5
1
5
3
1
0
Hợp đồng quyền chọn
Mức độ
hiểu biết
Số doanh
nghiệp
Hoàn toàn không biết
Rất am hiểu
1
2
3
4
5
1
6
2
1
0
Nguồn: kết quả điều tra tháng 3 năm 2014
Ghi chú: Thang đo Likert: 1 (Hoàn toàn không biết); 2 (Hiểu biết ít); 3 (Hiểu trung
bình); 4 (Hiểu biết); 5 (Rất am hiểu).
Với tổn thất do rủi ro tỷ giá gây ra là tương đối nhỏ thì cũng dễ hiểu khi
hầu hết các doanh nghiệp trả lời là không biết hoặc biết ít về các công cụ
phòng ngừa rủi ro tỷ giá, các loại công cụ phòng ngừa được hỏi lần lượt là hợp
đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng giao sau, hợp đồng quyền chọn. Ở
hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau có đến 6 doanh nghiệp trả lời là không
biết hoặc biết ít, 1 doanh nghiệp hiểu biết và 3 doanh nghiệp hiểu biết trung
bình. Ở hợp đồng hoán đổi và hợp đồng quyền chọn có đến 7 doanh nghiệp trả
72
lời là không biết hoặc biết ít, 2 doanh nghiệp hiểu biết trung bình và 1 doanh
nghiệp hiểu biết. Có thể thấy sự hiểu biết của các doanh nghiệp được phỏng
vấn về các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá vẫn còn rất ít.
4.2.2.4 Thực trạng sử dụng công cụ rủi ro tỷ giá của doanh nghiệp
Vì đa số doanh nghiệp không hiểu biết và hiểu ít về các hợp đồng hạn
chế rủi ro nên mức độ sử dụng các hoạt động cũng ít hoặc chưa bao giờ sử
dụng. Ta thu được thông tin như sau:
Bảng 4.12 Bảng mức độ sử dụng các công cụ PPRRTG
Hợp đồng kỳ hạn
Mức độ sử
dụng
Số doanh
nghiệp
Chưa bao giờ sử dụng
Sử dụng rất nhiều
1
2
3
4
5
7
1
1
1
0
Hợp đồng hoán đổi
Mức độ sử
dụng
Số doanh
nghiệp
Chưa bao giờ sử dụng
Sử dụng rất nhiều
1
2
3
4
5
7
2
0
1
0
Hợp đồng giao sau
Mức độ sử
dụng
Số doanh
nghiệp
Chưa bao giờ sử dụng
Sử dụng rất nhiều
1
2
3
4
5
7
1
2
0
0
Hợp đồng quyền chọn
Mức độ sử
dụng
Số doanh
nghiệp
Chưa bao giờ sử dụng
Sử dụng rất nhiều
1
2
3
4
5
7
2
0
1
0
Nguồn: kết quả điều tra tháng 3 năm 2014
Ghi chú: Thang đo Likert: 1 (Chưa bao giờ sử dụng); 2 (Sử dụng ít); 3 (Sử dụng trung
bình); 4 (Sử dụng thường xuyên); 5 (Sử dụng rất thường xuyên).
73
Việc không sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro xảy ra do nhiều
nguyên nhân, các lý do của doanh nghiệp về việc chưa bao giờ sử dụng các
công cụ phòng ngừa rủi ro đa phần là do không đủ các yếu tố cần thiết như
mong muốn, quá phức tạp và không có nhân lực đã qua đào tạo để sử dụng
chúng, không được phép sử dụng và vì các vấn đề kế toán. Hầu hết các doanh
nghiệp có nhu cầu cao về việc sử dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá
và họ cho rằng khả năng áp dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá là rất
cao, có 2 doanh nghiệp cho rằng việc áp dụng các giải pháp này là không thể
hoặc không cao.
Bảng 4.13 Ý kiến của doanh nghiệp về khó khăn khi sử dụng công cụ
PNRRTGHĐ
Lượt doanh Tỷ lệ (%)
nghiệp trả
lời
Tiêu chí
1. Cơ chế chính sách của Nhà nước chưa rõ ràng
2
15,38
2. Thiếu nhân lực am hiểu về quản trị rủi ro tỷ giá,
các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá
6
46,15
3. Chi phí sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ
giá thường quá cao
2
15,38
4. Các sản phẩm hay các công cụ phòng ngừa rủi ro
tỷ giá do ngân hàng cung cấp chưa đa dạng nên
chưa có nhiều sự lựa chọn cho doanh nghiệp
2
15,38
5. Doanh nghiệp thiếu thông tin về các sản phẩm
hay công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá do ngân hàng
cung cấp
1
7,71
6. Chưa có hướng dẫn hạch toán kế toán liên quan
đến nghiệp vụ phát sinh khi sử dụng các giao dịch
tài chính phái sinh
0
Nguồn: Kết quả điều tra tháng 3 năm 2014
Khi được hỏi về những trở ngại khi sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi
ro, lý do được các doanh nghiệp đưa ra là do chi phí sử dụng các công cụ
phòng ngừa rủi ro tỷ giá thường quá cao, thiếu nhân lực am hiểu về quản trị
rủi ro tỷ giá và các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá, cơ chế Nhà nước chưa rõ
ràng, các sản phẩm hay các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá do ngân hàng
cung cấp chưa đa dạng nên chưa có nhiều sự lựa chọn cho doanh nghiệp, cuối
74
cùng là doanh nghiệp thiếu thông tin về các sản phẩm hay công cụ phòng ngừa
rủi ro tỷ giá do ngân hàng cung cấp.
Bên cạnh những trở ngại mà doanh nghiệp đã từng gặp phải trong quá
trình áp dụng công cụ PNRRTGHĐ mà nghiên cứu vừa chỉ ra, việc đáp ứng
chất lượng dịch vụ PNRRTGHĐ mà chi nhánh cung cấp cũng được xem là
một trong những tác nhân ảnh hưởng đến kết quả áp dụng PNRRTGHĐ tại các
doanh nghiệp. Kết quả khảo sát về mức độ hài lòng đối với chất lượng dịch vụ
phòng ngừa rủi ro do ngân hàng cung cấp cho thấy hầu hết các doanh nghiệp
vẫn chưa thật sự thỏa mãn với những gì họ đã nhận được từ dịch vụ này. Điều
này một phần là do dịch vụ này chưa mang lại lợi ích lớn cho ngân hàng nên
chất lượng PNRRTGHĐ vẫn chưa được ngân hàng quan tâm đúng mức.
Hầu hết do tình hình hiểu biết khá ít về các công cụ phòng ngừa rủi tỷ
giá nên hầu hết doanh nghiệp đều có nhu cầu cao về việc huấn luyện sử dụng
các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
Cách thức mà các doanh nghiệp hiện nay trên địa bàn Hậu Giang dùng
để phòng ngừa rủi ro tỷ giá là luôn kết hợp và cập nhật giá ngoại tệ thường
xuyên, nộp chiết khấu ngân hàng phù hợp, ký kết hợp đồng bán hàng với điều
khoản thanh toán trả ngay khi nhận hàng (L/C at sight) hoặc hợp đồng đặt cọc
hàng hóa 100% trước khi giao hàng để đảm bảo nguồn tiền về doanh nghiệp
không bị thất thoát và nhanh chóng cho nguồn vốn lưu động.
Có thể thấy rằng phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái chiếm một vị trí hết
sức quan trọng trong hoạt động quản trị rủi ro của các doanh nghiệp có hoạt
động xuất nhập khẩu. Việc áp dụng có hiệu quả các công cụ PNRRTGHĐ sẽ
không những giúp doanh nghiệp hạn chế thiệt hại về kinh tế mà còn tạo ra sự
khác biệt và lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp trên thị trường trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay.
Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức và tình hình sử dụng công cụ
PNRRTGHĐ của các doanh nghiệp trên địa bàn đã cho thấy việc áp dụng các
công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái ở doanh nghiệp còn rất nhiều hạn
chế. Để đẩy mạnh việc sử dụng các công cụ PNRRTGHĐ nhằm tránh tổn thất
do rủi ro tỷ giá gây ra tại các doanh nghiệp trên địa bàn, có một số đề nghị sau:
Các doanh nghiệp cần ý thức được vai trò quan trọng của việc
PNRRTGHĐ đối với sự an toàn của doanh nghiệp, giúp đảm bảo hiệu quả
kinh doanh ổn định, khẳng định lợi thế cạnh tranh.
75
Ngân hàng thương mại với tư cách là đơn vị cung ứng công cụ
PNRRTGHĐ cần phải nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ. Yếu
tố văn hóa, đạo đức trong kinh doanh phải được quan tâm đặc biệt.
Đơn vị cung ứng dịch vụ phối hợp với các cơ sở đào tạo- tư vấn nghiệp
vụ tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho các doanh nghiệp hiểu biết rõ ràng về các
loại công cụ PNRRTGHĐ, cách thức sử dụng và tư vấn sử dụng các công cụ
PNRRTGHĐ một cách bài bản, theo phương châm lý thuyết đi đối với thực
hành bằng các ví dụ điển hình.
Các cơ sở đào tạo, tư vấn về PNRRTGHĐ nên xây dựng nội dung bài
giảng và phương pháp giảng dạy phù hợp với thực tiễn của các doanh nghiệp,
thực tế của nền kinh tế. Đồng thời cần cung cấp, hướng dẫn cho doanh nghiệp
một số phương pháp dự báo tỷ giá hối đoái thông dụng hiện nay mà doanh
nghiệp có thể áp dụng như phương pháp phân tích cơ bản, phương pháp phân
tích kỹ thuật dựa trên phần mềm chuyên dụng như Metastock.
Các cấp quản lý có thẩm quyền nên khuyến khích, tạo điều kiện hỗ trợ
cho các doanh nghiệp sử dụng công cụ PNRRTGHĐ, xây dựng cơ sở dữ liệu
về thông tin KT-XH một cách chuyên nghiệp, cập nhật và tin cậy để các doanh
nghiệp cũng như đơn vị cung cấp dịch vụ có nguồn thông tin tốt hỗ trợ công
tác dự báo tỷ giá hối đoái.
4.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG THANH
TOÁN QUỐC TẾ TẠI VIETINBANK
4.3.1 Đánh giá công tác phòng chống rủi ro tại ngân hàng
VietinBank Chi nhánh Hậu Giang
Tuy vẫn còn những hạn chế trong việc quản trị rủi ro trong TTQT nhưng
nhìn chung việc quản trị rủi ro trong TTQT của ngân hàng đang được thực
hiện một cách có hiệu quả. Nhưng về phần quản trị rủi ro tỷ giá dường như
vẫn dậm chân tại chỗ, trong việc thực hiện và tư vấn cho doanh nghiệp các
công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá vẫn còn nhiều vấn đề và khó khăn.
Qua các phân tích ở trên ta có thể đánh giá về những thành công và hạn
chế mà VietinBank Chi nhánh Hậu Giang đã đạt được.
Thành công:
Hoạt động thanh toán quốc tế của VietinBank thời gian qua đạt được
nhiều thành tựu nổi bật, khối lượng giao dịch tăng lên cả về doanh số và phí
dịch vụ. Các chỉ số tài chính đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Số lượng
rủi ro xảy ra tại VietinBank được hạn chế đến mức tối đa. Để có được thành
công này nhờ vào đội ngũ cán bộ nhân viên tại VietinBank có trình độ và kỹ
76
thuật nghiệp vụ chuyên nghiệp. Thái độ giao dịch với khách hàng tận tình, văn
minh, lịch sự, sẵn sàng hướng dẫn khách hàng về các phương thức thanh toán
quốc tế và đặc biệt chú trọng vào các điều khoản trong thư tín dụng sao cho có
lợi cho khách hàng nhất.
Việc số bộ hồ sơ L/C, TTR và Nhờ thu tăng lên nhanh chóng khẳng định
một điều rằng chất lượng thanh toán ngày càng được củng cố, mối quan hệ
giữa khách hàng và ngân hàng ngày càng được duy trì và phát triển.
Trong năm 2013, các rủi ro về số L/C chưa thanh toán chủ yếu do thanh
toán chậm còn đọng lại của năm trước đều được thanh toán.
Hợp tác với các ngân hàng trong nước và ngoài nước cả về chiều rộng và
chiều sâu trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Đồng thời tham gia vào các dự án
đồng tài trợ cùng các ngân hàng nước ngoài. Điều đó chứng tỏ uy tín của ngân
hàng ngày càng được nâng cao trên thị trường trong và ngoài nước. Tăng
cường mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế.
Thành công khác phải kể đến về bộ phận TTQT là có một quy trình
thanh toán quốc tế đồng bộ, thống nhất, luôn được cập nhật, thay đổi, cải tiến
phù hợp với những thay đổi thị trường và thông lệ quốc tế. Nhưng vẫn đảm
bảo nhanh chóng, kịp thời cho khách hàng, song song với quá trình kiểm tra
luôn đảm bảo chính xác, đúng thời gian.
Đồng thời tại VietinBank đang áp dụng mô hình quản lý rủi ro theo
hướng hiện đại đưa ra cấu trúc quản lý rủi ro cũng như các nguyên tắc quản lý
rủi ro chặt chẽ, chính xác góp phần quan trọng trong hoạt động TTQT nói
riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung.
Hạn chế:
Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế, yếu kém mà VietinBank cần
phải khắc phục trong quá trình quản lý rủi ro tại ngân hàng mình. Đó là những
rủi ro tác nghiệp vẫn còn khá phổ biến, vẫn còn tồn tại khoảng cách giữa L/C
nhập khẩu và xuất khẩu.
Với rủi ro tác nghiệp thuộc về phía ngân hàng vẫn còn tồn tại chủ yếu là
do lỗi từ phía chuyên viên thanh toán quốc tế sai sót như nhầm lẫn đánh sai
tên, mã hiệu, vô tình lập sai chứng từ. Tuy nhiên, những tồn tại này đều được
khắc phục ngay để nhằm hạn chế những thiệt hại cho khách hàng bởi những
khâu, bộ phận kiểm soát của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Công cụ thường
dùng để kiểm soát thường là bằng các báo cáo L/C, thư tín dụng được kiểm tra
ở rất nhiều khâu trong chi nhánh và sau đó một lần nữa được kiểm tra khi qua
hệ thống SWIFT.
77
4.3.2 Đánh giá công tác phòng chống rủi ro tại doanh nghiệp
Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái chiếm một vị trí hết sức quan trọng
trong hoạt động quản trị rủi ro của các DN có hoạt động XNK. Việc áp dụng
có hiệu quả các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá không những giúp DN hạn
chế thiệt hại về kinh tế mà còn tạo ra sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh của
một DN trên thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu
rộng hiện nay. Nhận thức rõ vấn đề và trải qua nhiều bài học về rủi ro tỷ giá
khi Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trường theo cam kết của WTO, hiện
nay nhiều DN đã quan tâm thỏa đáng đến hoạt động này.
Tuy các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XNK hiện nay đã có
quan tâm thỏa đáng đến việc phòng chống rủi ro tỷ giá nhưng có thể nhận thấy
việc thực hiện các công cụ phòng ngừa này vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
Các công cụ phòng ngừa này chủ yếu tập trung ở những thành phố lớn, ở các
công ty có quy mô lớn. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì họ vẫn chưa
thể hoàn toàn tiếp cận được cũng như hiểu rõ về các công cụ phòng ngừa rủi
ro tỷ giá. Các doanh nghiệp vẫn đang sử dụng những phương pháp thường hay
được sử dụng để phòng ngừa, bên cạnh đó các doanh nghiệp do hợp tác với
các đối tác là bạn hàng lâu năm nên các hợp đồng vẫn được ký kết theo lối cũ.
Thêm vào đó, vẫn còn một số doanh nghiệp áp dụng kiểu “thà đến đâu hay
đến đó, còn hơn phải trả trước một khoản phí”.
Biết về các công cụ phòng rủi ro tỷ giá là một chuyện, việc áp dụng nó
lại là một chuyện khác. Muốn áp dụng được nó thì cần phải có một đội ngũ
cán bộ am hiểu sâu về các công cụ phòng ngừa này, bên cạnh đó các ngân
hàng cũng phải tư vấn và giới thiệu cho doanh nghiệp biết về các công cụ này.
Phải có sự hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp thì mới có thể giúp được
doanh nghiệp tránh khỏi những rủi ro về tỷ giá trong thời điểm biến động như
hiện nay. Các chính sách hay quy định về việc thực hiện các công cụ phòng
chống rủi ro tỷ giá vẫn chưa rõ ràng khiến cho doanh nghiệp bối rối, cần phải
rõ ràng hơn trong việc quy định về các công cụ tỷ giá này, việc quy định
không rõ ràng dẫn đến việc chi phí áp dụng cho các công cụ phòng ngừa này
khá cao làm cho các doanh nghiệp không dám áp dụng. Do việc thực hiện các
công cụ này còn nhiều vấn đề nên các doanh nghiệp vẫn còn e ngại về việc áp
dụng nó, việc này làm cho ngân hàng gặp khó khăn khi tư vấn cũng như
khuyến khích doanh nghiệp áp dụng.
Hiện Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tự do
hóa kinh tế bao gồm tự do hóa thương mại, tự do hóa đầu tư và tự do hóa tài
chính. Tiến trình tự do hóa tài chính tất yếu sẽ dẫn đến tự do hóa lãi suất, tự do
78
hóa tỷ giá hối đoái. Các bước tự do hóa tài chính này vừa tạo ra thời cơ đồng
thời cũng tạo ra thách thức mới cho nền kinh tế nói chung và cho các DN nói
riêng. Đặc biệt, đến cuối năm 2018, nền kinh tế Việt Nam sẽ hoàn toàn hoạt
động theo cơ chế thị trường như đã cam kết đa phương khi gia nhập WTO. Lộ
trình này cho thấy DN XNK cần thiết phải có nhận thức về các công cụ phòng
ngừa rủi ro tỷ giá nếu không muốn gặp những bất lợi trong hoạt động XNK
của mình.
79
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ QUẢN TRỊ RỦI
RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI VIETINBANK
5.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC
TẾ CỦA VIETINBANK TRONG THỜI GIAN TỚI
Hoạt động TTQT ngày càng trở nên quan trọng, gắn bó mật thiết với các
hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại. Định hướng phát triển
hoạt động TTQT phải dựa trên cơ sở định hướng phát triển hoạt động kinh
doanh đối ngoại của VietinBank. Là một trong bốn Ngân hàng Thương mại
Nhà nước lớn nhất giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt
Nam, VietinBank đã không ngừng nỗ lực hết mình để đưa hoạt động TTQT
của ngân hàng phát triển, đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp xuất
nhập. Trong thời gian tới, VietinBank đã có những định hướng nhằm đưa hoạt
động này phát triển hơn nữa, cụ thể:
- Làm tốt chính sách khách hàng, giữ gìn quan hệ với khách hàng truyền
thống, bên cạnh đó cần tăng cường hoạt động marketing nhằm thu hút nhiều
hơn nữa những khách hàng tiềm năng, chủ động tiếp cận các khách hàng lớn,
có chính sách mềm dẻo đối với từng đối tượng khách hàng nhằm phục vụ
khách hàng tốt hơn.
- Phối hợp với nhiều hoạt động trong ngân hàng tạo điều kiện cho hoạt
động TTQT diễn ra nhịp nhàng đạt hiệu quả, như hoạt động kinh doanh ngoại
tệ, marketing, tín dụng…
- Thực hiện tốt hiện đại hóa ngân hàng, sử dụng tốt công nghệ và mạng
tin học mới nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, thúc đẩy quá trình
hội nhập và phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua.
- Đào tạo cán bộ có nghiệp vụ thanh toán quốc tế để nâng cao chất lượng
TTQT, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển trong điều kiện hội nhập.
- Có chiến lược phát triển hoạt động TTQT rõ ràng, phù hợp với năng
lực của từng chi nhánh cũng như môi trường cạnh tranh bên ngoài.
- Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ TTQT hiện có và các dịch vụ TTQT
tiềm năng như dịch vụ bao thanh toán..v.v.., đồng thời nâng cao chất lượng
dịch vụ TTQT nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của khách hàng
doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước.
80
- Mở rộng phạm vi cung ứng dịch vụ thông qua hình thức thực hiện các
chính sách ưu đãi và nới lỏng các quy định đối với doanh nghiệp tham gia sử
dụng dịch vụ TTQT như tín dụng nhập khẩu, bao lãnh thanh toán…
- Đổi mới công nghệ ngân hàng theo hướng công nghiệp hóa, nâng cao
khả năng áp dụng những phần mềm dịch vụ để đáp ứng yêu cầu một
cáchnhanh chóng, an toàn thuận tiện cho hoạt động TTQT.
5.2 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG THANH
TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIETINBANK
5.2.1 Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế
Nguồn nhân lực là yếu tố nội lực quan trọng, quyết định sự phát triển của
ngân hàng. Trong hoạt động TTQT, tính chính xác, an toàn, nhanh chóng của
dịch vụ này phụ thuộc rất nhiều vào các chủ thể tham gia trong chu trình thanh
toán. Về phía ngân hàng thì trình độ nghiệp vụ của các thanh toán viên là một
trong những vấn đề quyết định đảm bảo cho việc thanh toán có hiệu quả, phục
vụ khách hàng một cách tốt nhất, để tăng khả năng cạnh tranh, nó phản ánh
trực tiếp chất lượng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, từ đó quyết định đến sự
thành công của ngân hàng. Do đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực một
cách thường xuyên là một việc làm hết sức cần thiết. Trong thời gian tới,
VietinBank nên tập trung vào một số biện pháp sau:
- Đào tạo bồi dưỡng, cập nhật kiến thức theo cơ chế thị trường cho nguồn
cán bộ TTQT hiện có nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng phức tạp và chịu áp
lực cạnh tranh ngày càng lớn của môi trường kinh doanh. Sở giao dịch III tiến
hành đào tạo, hội thảo liên quan đến TTQT và tài trợ thương mại hướng dẫn
cho các chi nhánh thường xuyên hơn nữa để các cán bộ nghiệp vụ chi nhánh
có thể nắm bắt và xử lý nghiệp vụ tốt hơn nữa.
- Từng bước hoạch định, tiêu chuẩn hoá và rà soát sắp xếp lại cán bộ làm
công tác TTQT, đảm bảo từ cán bộ quản lý đến cán bộ chuyên môn nghiệp vụ
phải có đủ các tiêu chuẩn bằng cấp và trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, vận
hành và sử dụng thành thạo máy vi tính, được đào tạo, bồi dưỡng các nghiệp
vụ về xuất nhập khẩu, TTQT và luật quốc tế.
- Truyền bá rộng rãi nhận thức về văn hoá kinh doanh, văn hoá doanh
nghiệp; nhận diện, định hình và tôn vinh các giá trị văn hóa doanh nghiệp đặc
trưng làm nền tảng tư tưởng và nền tảng tinh thần của văn hoá kinh doanh Việt
Nam nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng nhằm tạo nên bản sắc văn hoá
kinh doanh hiệp hội, đối phó hiệu quả với sự xâm thực của các lực lượng cạnh
tranh quốc tế.
81
- Phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá trình độ cán bộ để thực hiện đào
tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực cho cán bộ
làm công tác TTQT. Tổ chức các lớp học ngắn hạn đào tạo chuyên sâu về
TTQT, mời các chuyên gia nước ngoài về TTQT giảng dạy để cán bộ và nhân
viên ngân hàng trong các bộ phận có liên quan đến TTQT có điều kiện trau dồi
về nghiệp vụ TTQT. Song song với việc đào tạo kiến thức và kỹ năng cơ bản,
cần quan tâm thích đáng tới việc đào tạo trình độ ngoại ngữ (đặc biệt tiếng
Anh) để mở rộng hơn nữa hoạt động TTQT khi nền kinh tế đã thẩm thấu sâu
vào kinh tế thế giới, cũng như tăng cường khả năng quan hệ giao dịch với các
ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam và các nước khác trên thế giới.
- Một yếu tố cũng cần sự quan tâm của ngân hàng là phải làm sao khuyến
khích được người lao động hăng say làm việc, có tinh thần phấn đấu và trung
thành. Các nhà quản lý phải thường xuyên sử dụng công cụ, phương tiện, cơ
chế kích thích kinh tế và tâm lý xã hội để tạo động lực thúc đẩy người lao
động như các chính sách tiền lương, tiền thưởng, chế độ nghỉ phép, nghỉ ốm…
phải được xây dựng trên cơ sở cân bằng giữa lợi ích của người lao động và
ngân hàng. Ngoài ra yếu tố tâm sinh lý cần được quan tâm thích đáng, phải tạo
được bầu không khí thân thiện, thoải mái, gần gũi, tin tưởng hợp tác làm giảm
mức độ căng thẳng, mệt mỏi cho cán bộ nhân viên ngân hàng tại nơi làm việc,
Như vậy họ mới cảm thấy được tôn trọng, tin tưởng, được đối xử bình đẳng và
tạo cơ hội phát huy tài năng. Bên cạnh đó, VietinBank cũng cần có chế độ
khen thưởng kịp thời đối với những cán bộ giỏi về chuyên môn, hoàn thành
suất sắc công việc được giao, có nhiều sáng tạo trong công việc; Và có chế độ
kỷ luật với những cán bộ không hoàn thành công việc được giao, ảnh hưởng
đến uy tín của ngân hàng.
- Trong tương lai xa hơn, việc đào tạo phải được thực hiện theo phương
pháp “vết dầu loang” – đào tạo ra đội ngũ để đào tạo những người khác (đào
tạo tiểu giáo viên), gắn việc đào tạo lý thuyết với thực hành nghề nghiệp tại
chỗ nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo. Phải coi việc đào tạo và tự
đào tạo cán bộ tân tuyển dụng là quy chế bắt buộc, là nội dung của văn hoá tổ
chức nhằm không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ
cho việc triển khai mạng lưới bán lẻ một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, cần đa
dạng hóa phương thức đào tạo, quan tâm thích đáng đến hình thức đào tạo trực
tuyến, đào tạo từ xa nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học về kiến
thức, về không gian và thời gian. Về lâu dài, nên từng bước xây dựng các bộ
tiêu chuẩn nghề nghiệp ứng với mỗi chức danh, vị trí công tác làm cơ sở cho
việc hướng đến việc tiêu chuẩn hóa cán bộ theo các cấp độ đào tạo khác nhau.
82
Đây là thông lệ phổ biến của các ngân hàng thương mại trên thế giới nhưng lại
chưa có tiền lệ ở Việt Nam.
5.2.2 Đẩy mạnh hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu và tăng cường
nguồn ngoại tệ phục vụ thanh toán quốc tế
Việc đẩy mạnh tín dụng xuất nhập khẩu có vai trò hết sức quan trọng đối
với việc mở rộng hoạt động TTQT tại VietinBank. Vì vậy, để làm tốt công tác
tín dụng xuất nhập khẩu có thể đưa ra một số giải pháp sau:
- Lựa chọn khách hàng để ưu đãi tín dụng xuất nhập khẩu: VietinBank
cần đặt ra các tiêu chuẩn trong từng thời kỳ về khả năng tài chính, kim ngạch
xuất khẩu, thị trường xuất khẩu để có chính sách ưu đãi hợp lý. Ví dụ như:
khách hàng có khả năng tài chính lành mạnh, có uy tín trong quan hệ tín dụng,
thanh toán được ngân hàng ưu đãi hơn đối với khách hàng chỉ quan hệ tín
dụng duy nhất.
- Cần có sự ưu tiên hơn về lãi suất đối với món vay thanh toán xuất nhập
khẩu so với các món vay thông thường khác, bởi vì cho vay thanh toán xuất
nhập khẩu ngoài phần lãi mà ngân hàng nhận được, ngân hàng còn thu được
các loại phí TTQT như phí mở L/C, phí thông báo, sửa đổi...
- Trong thanh toán L/C nhập khẩu, cần quy định lại tỷ lệ ký quỹ và hạn
mức mở L/C nhập khẩu bằng vốn tự có nhằm tạo điều kiện thu hút khách hàng
giao dịch TTQT tại ngân hàng. Mức ký quỹ chỉ nên ở mức 5-10% đối với các
khách hàng bình thường, kể cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài
quốc doanh. Đối với những khách hàng bình thường, hạn mức mở L/C có thể
tăng lên 500.000USD tuỳ thuộc loại hình, quy mô, tình hình tài chính của
doanh nghiệp, tổng hạn mức mở L/C có thể tăng lên đến 1.000.000USD.
Ngoài ra đối với khách hàng quen thuộc, làm ăn có hiệu quả, có quan hệ mở
L/C thường xuyên bằng vốn vay ngân hàng thì bộ phận tín dụng nên xem xét
duyệt một hạn mức riêng trong một kỳ hạn nhất định để tạo điều kiện hơn cho
các doanh nghiệp.
- Trong thời gian tới cần nghiên cứu áp dụng nghiệp vụ chiết khấu miễn
truy đòi (mua đứt bộ chứng từ) đối với những bộ chứng từ hoàn hảo và có
ngân hàng phát hành là ngân hàng đáng tin cậy. Có như vậy mới đảm bảo khả
năng cạnh tranh của VietinBank với các ngân hàng khác.
Bên cạnh đó, muốn mở rộng hoạt động TTQT thì ngân hàng phải đảm
bảo một nguồn vốn ngoại tệ dồi dào để đáp ứng nhu cầu thanh toán. Để đảm
bảo nguồn ngoại tệ thanh toán, VietinBank cần đẩy mạnh huy động vốn ngoại
83
tệ, khai thác tốt các nguồn vốn tài trợ, phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại
tệ.
5.2.3 Khai thác ưu thế tài trợ xuất khẩu
Tăng cường khai thác triệt để ưu thế tài trợ XNK của Ngân hàng. Ngân
hàng nên tiếp tục tập trung vào các doanh nghiệp XNK với sự đa dạng hóa các
hình thức tài trợ nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về vốn của các doanh
nghiệp, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh XNK phát triển
nhanh chóng hơn và lợi nhuận thu được về phía Ngân hàng cũng ngày một gia
tăng. Bên cạnh hình thức tài trợ truyền thống, Ngân hàng có thể đưa ra một số
hình thức tài trợ khác, chẳng hạn: Khi nhà xuất khẩu có quyền sở hữu hoàn
toàn đối với bộ chứng từ hàng xuất (bộ chứng từ này phải thể hiện đầy đủ nội
dung và trị giá hàng hóa đã chuyển giao), đơn vị có thể bán lại bộ chứng từ
này cho Ngân hàng để nhận khoản tín dụng ứng trước. Bằng cách này đơn vị
xuất khẩu có thể thu hồi vốn trước hạn định để tiếp tục tập trung sản xuất kinh
doanh trong suốt thời gian kể từ khi gởi hàng cho đến khi nhà nhập khẩu chấp
nhận bộ chứng từ và thực hiện thanh toán. Trong trường hợp này, Ngân hàng
có quyền đối với bộ chứng từ hàng xuất tức là Ngân hàng được quyền trực tiếp
yêu cầu thanh toán trị giá lô hàng xuất trên cơ sở các chứng từ đòi tiền hoặc
hối phiếu kèm theo.
5.2.4 Ngân hàng phải điều chỉnh mức phí giao dịch
Phí giao dịch thanh toán là một trong các yếu tố mà các đơn vị kinh
doanh XNK quan tâm, giảm chi phí tăng lợi nhuận là mục đích hàng đầu của
các doanh nghiệp. Hiện nay tại VietinBank có một số dịch vụ thanh toán mức
phí còn kém cạnh tranh hơn các Ngân hàng khác đang hoạt động trên cùng địa
bàn. Vì vậy, để mở rộng tầm hoạt động của VietinBank, thu hút khách hàng
đến giao dịch thì ngoài việc áp dụng biểu phí thanh toán đối với những chứng
từ có giá trị lớn, đối với khách hàng truyền thống, có uy tín, giao dịch thường
xuyên với Ngân hàng trong lĩnh vực TTQT tại VietinBank, giảm phí đồng thời
nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán để khách hàng có thể dễ dàng chấp
nhận.
5.2.5 Tăng cường hiệu quả Marketing tác động đến khách hàng
Để có thể có những tác động tích cực đến suy nghĩ của khách hàng trên
địa bàn Hậu Giang, Ngân hàng VietinBank Chi nhánh Hậu Giang nên đẩy
mạnh hoạt động quan hệ công chúng (PR), tổ chức các buổi giới thiệu về Ngân
hàng cũng như các dịch vụ hiện nay mà NH đang cung cấp để khách hàng có
thể hiểu được lợi ích khi sử dụng các dịch vụ mà NH đang cung cấp. Bên cạnh
đó NH nên tích cực đóng góp vào các quỹ, chương trình hỗ trợ những người
84
có hoàn cảnh khó khăn, tài trợ các chương trình khuyến học qua đó tạo mối
quan hệ với các cấp chính quyền, nhờ đó danh tiếng của NH sẽ được nhiều
người biết đến và NH cũng sẽ được chính quyền giúp trong hoạt động quan hệ
công chúng, góp phần tăng cường hiệu quả marketing.
Ngân hàng nên lập kế hoạch tìm kiếm khách hàng tiềm năng, muốn vậy
NH phải xác định cho được khách hàng mục tiêu của mình là ai, tiến hành
nghiên cứu về nhu cầu của khách hàng cũng như là số vốn mà họ đang nắm
giữ, khách hàng hiện nay đang cần gì từ NH. Chỉ như vậy NH mới có thể nâng
cao được lượng khách hàng của mình.
Khách hàng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, nó
quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Và hoạt động
TTQT tại VietinBank cũng luôn đặt khách hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu,
luôn hành động với phương châm" Sự thành đạt của khách hàng là sự thành
đạt của VietiBank". Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các
ngân hàng trong và ngoài nước để thu hút được khách hàng đến với ngân hàng
mình VietinBank cần xây dựng được chiến lược khách hàng hợp lý, thu hút
khách hàng.
VietinBank cần phải đa dạng hoá các đối tượng khách hàng thuộc mọi
thành phần kinh tế, không nên có sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh
tế khác nhau. Tuy nhiên, cần có chế độ ưu đãi hợp lý đối với khách hàng
truyền thống, các khách hàng lớn của ngân hàng và cố gắng đáp ứng tốt các
nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, cần tiến hành phân loại khách hàng để
đánh giá và có những chính sách ưu đãi thích hợp như ưu đãi về phí, tỷ lệ ký
quỹ... nhằm khuyến khích phát triển, phù hợp với định hướng phát triển của
ngân hàng.
- Đối với những khách hàng lớn thường xuyên có hoạt động xuất nhập
khẩu, ngân hàng cần có chính sách ưu đãi như miễn giảm một số loại phí,
giảm lãi suất cho vay, ưu đãi về tỷ lệ ký quỹ khi mở L/C ở mức độ cho phép
để giảm vừa làm hài lòng khách hàng và hạn chế được rủi ro của ngân hàng...
để thu hút và duy trì mối quan hệ với khách hàng truyền thống.
- Đối với những khách hàng ít có hoạt động TTQT, ít có kinh nghiệm
trong hoạt động ngoại thương thì cán bộ TTQT có thể tư vấn lựa chọn phương
thức TTQT nào có lợi nhất, ràng buộc các điều khoản có lợi cho khách hàng
để giảm rủi ro, tạo lòng tin với khách hàng.
- Đối với khách hàng cá nhân, cần có biện pháp linh hoạt trong việc xác
định tài sản thế chấp, có thể thế chấp bằng chính lô hàng, giảm tỷ lệ ký quỹ để
tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể thực hiện hợp đồng ngoại thương khi
85
vốn có hạn nhưng cán bộ tín dụng phải bám sát hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
5.2.6 Cho vay mua nguyên liệu chế biến với lãi suất ưu đãi
Để có khách hàng thực hiện dịch vụ TTQT của ngân hàng, ngân hàng
nên thực hiện một quy trình tài trợ xuất nhập khẩu trọn gói. Trước tiên ngân
hàng cho doanh nghiệp vay mua nguyên liệu đầu vào với lãi suất ưu đãi và sau
đó doanh nghiệp sử dụng dịch vụ TTQT của ngân hàng. Lãi suất cho vay đối
tượng này nên dựa vào mức độ tín nhiệm khác nhau và từng kỳ hạn khác nhau.
Mức lãi suất này có thể tính bằng lãi suất trái phiếu chính phủ cùng kỳ hạn
cộng với tỷ lệ chi phí bù đắp cho hoạt động của ngân hàng. Để giảm rủi ro,
mức cho vay không được quá cao, mức cho vay tối đa không vượt 70% giá trị
hợp đồng xuất khẩu. Thời hạn cho vay phù hợp với thời hạn thanh toán của
hợp đồng xuất khẩu, nhưng phải dưới 12 tháng (để giảm rủi ro về lãi suất và
ảnh hưởng của lạm phát, bởi vì cho vay với lãi suất thấp). Ngân hàng cũng cần
mở rộng cho vay với đối tượng là khách hàng nước ngoài, để mua hàng hóa
thuộc danh mục khuyến kích xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng để vay được cần
có sự bảo lãnh của Chính phủ hoặc ngân hàng trung ương.
5.2.7 Lựa chọn những phương pháp giải quyết phù hợp khi có tranh
chấp thương mại xảy ra
Khi có tranh chấp về thương mại xảy ra thì NH nên có những cách giải
quyết sao cho hợp lý với từng tình huống. Những phương pháp phù hợp sẽ
giúp cho NH giải quyết được vấn đề khó khăn mà không làm ảnh hưởng đến
lòng tin của khách hàng.
5.3 Các giải pháp đồng bộ nhằm quản lý rủi ro trong thanh toán
quốc tế của VietinBank
5.3.1 Giải pháp nâng cao thanh toán quốc tế đi đôi với tiêu chí an
toàn
- Cung ứng dịch vụ XNK trọn gói cho khách hàng để kiểm soát toàn diện
và tốt các rủi ro: tiến hành ký kết hợp đồng liên kết với các doanh nghiệp dịch
vụ Logistics (như Công ty vận chuyển/Đại lý hãng tàu/Đại lý giao nhận hàng
hóa), công ty bảo hiểm và công ty tư vấn để cung cấp cho khách hàng những
dịch vụ liên quan đến XNK hàng hóa. Trong đó, chi nhánh sẽ thực hiện công
việc tư vấn, hướng dẫn khách hàng về nghiệp vụ chứng từ, như: phát hành
L/C, thanh toán XNK theo hình thức nhờ thu qua ngân hàng, phát hành bảo
lãnh (bao gồm cả bảo lãnh nộp thuế), lập/thu thập chứng từ theo quy định trên
L/C – L/G (Letter of Guarantee) để gửi đi thanh toán – Doanh nghiệp dịch vụ
86
Logistics và công ty tư vấn sẽ thực hiện cung cấp cho khách hàng những dịch
vụ tư vấn về thuế, … khai báo hải quan (bao gồm cả lập chứng từ khai báo
phù hợp), giao nhận hàng, bốc xếp – vận chuyển hàng hóa, cho thuê kho bãi
hoặc vận chuyển hàng hóa từ kho người bán đến kho người mua (dịch vụ door
to door) – Công ty bảo hiểm thực hiện tư vấn cho khách hàng mua bảo hiểm
hàng hóa XNK đúng theo Hợp đồng kinh tế đã ký. NHCTVN phải gắn trách
nhiệm với chi nhánh về sự phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ
thanh toán xuất nhập khẩu.
- Tập trung tiếp thị các khách hàng lớn thuộc các ngành hàng có kim
ngạch XNK hàng đầu tại Hậu Giang như: nông sản, thủy sản, phân bón. Mục
tiêu lợi nhuận thu được với các khách hàng lớn kể trên là từ đầu tư tín dụng
xuất nhập khẩu nên sẽ áp dụng một chính sách chăm sóc đặc biệt và khuyến
mãi về phí dịch vụ cạnh tranh nhất. Đây là những khách hàng có uy tín và mức
độ rủi ro được đánh giá là thấp.
- Phối hợp chặt chẽ với phòng kinh doanh xuất nhập khẩu để có những
giải pháp phòng ngừa rủi ro từ phía khách hàng trong việc tài trợ xuất nhập
khẩu..
- Triển khai nghiệp vụ phát hành L/C miễn ký quỹ lúc mở L/C đối với
những doanh nghiệp có hạn mức tín dụng và tài sản thế chấp cho chi nhánh để
khuyến khích, giữ và thu hút khách hàng lớn.
- Qua các NHTM cổ phần có quan hệ đầu tư liên ngân hàng để mở rộng
lĩnh vực thanh toán quốc tế cho khách hàng của các Ngân hàng này, vừa nâng
cao hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, vừa chia sẻ được rủi ro.
- Tăng cường hoạt động phối hợp, liên kết, trao đổi thông tin trong và
ngoài nước đảm bảo an toàn trong hoạt động thanh toán quốc tế.
5.3.2 Xây dựng mô hình quản lý rủi ro mới trong thanh toán quốc tế
Tăng cường công tác hậu kiểm, quản lý và kiểm tra, kiểm soát nội bộ của
chi nhánh để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các rủi ro có thể xảy ra.
Việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ phải được tiến hành một cách thiết thực, tránh
hình thức và cần thiết phải tuân thủ một nguyên tắc để đảm bảo hiệu quả của
hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Bộ phận kiểm soát nội bộ cùng với bộ phận nghiệp vụ thanh toán quốc tế
và bộ phận quản lý rủi ro xây dựng một mô hình quản lý rủi ro mới trong
thanh toán quốc tế, hoạt động của mô hình này gồm 3 bước cơ bản: xác định
rủi ro, đo lường rủi ro và kiểm soát rủi ro (giám sát và quản lý rủi ro).
87
+ Xác định rủi ro: mỗi ngày mỗi nhân viên phòng thanh toán quốc tế
phải hậu kiểm, kiểm tra đối chiếu giữa báo cáo và công việc thực tế đã là, rà
soát lại các hồ sơ chứng từ đã xử lý và sẽ xử lý. Hằng tuần và hằng quý tự
đánh giá rủi ro và kiểm soát bởi chính cán bộ kiểm soát trực tiếp quản lý hồ sơ
liên quan. Xác định rủi ro bằng phỏng vấn, đánh giá rủi ro thông qua thảo
luận, cuộc họp. Xác định rủi ro nhằm sớm tìm ra rủi ro chưa được nhận dạng
và không được chấp nhận, đánh giá tốit hơn khả năng có thể chấp nhận các rủi
ro đã nhận dạng, từ đó xây dựng các biện phápkiểm soát phù hợp.
+ Đo lường rủi ro: công cụ đo lường rủi ro hoạt động thanh toán quốc tế
là báo cáo chỉ số chính, biểu đồ thay đổi, rà soát giới hạn cho phép, các chuẩn
mực về tác nghiệp…
+ Kiểm soát rủi ro: Công cụ thực hiện việc kiểm soát là chuẩn mực kiểm
soát, chuẩn mực này do bộ phận quản lý rủi ro lập dưới sự chỉ đạo của Ban
giám đốc.
Các bước này phải được thực hiện một cách đồng bộ và có kết hợp giữa
bộ phận nghiệp vụ thanh toán quốc tế cùng với bộ phận kiểm soát nội bộ và bộ
phận quản lý rủi ro, cụ thể như sau:
Bảng 5.1 Phân công trách nhiệm của từng bộ phận trong mô hình quản lý
rủi ro mới.
Bộ phận nghiệp vụ TTQT
Bộ phận quản lý
rủi ro
Bộ phận kiểm toán
nội bộ
Thực hiện quá trình hậu kiểm, tự Xây dựng và thực Đánh giá rủi ro TTQT
đánh giá rủi ro.
hiện quá trình quản lý và quá trình quản lý
rủi ro TTQT.
rủi ro TTQT.
Xây dựng, thực hiện quy trình xử lý Xây dựng, rà soát quy
nghiệp vụ TTQT.
trình và hỗ trợ quá
trình tự đánh giá rủi
ro.
Sử dụng kết quả quá
trình tự đánh giá rủi
ro, đánh giá phạm vi
và mức độ, kiểm tra
mẫu và chấm điểm
ngầm.
Xử lý hạng mục nằm trong hệ thống Hỗ trợ quá trình tìm, Khuyến khích, đánh
rà soát.
theo dõi và phối hợp giá hoạt động xử lý
ký phê duyệt.
trong hệ thống.
Thực hiện sự kiểm tra xác đáng đối Xây dựng và đề xuất Đánh giá quá trình rà
với các yêu cầu mới.
chuẩn mực kiểm soát; soát các yêu cầu mới.
hỗ trợ quá trình thực
hiện.
88
5.3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng nhân sự thanh toán quốc tế
TTQT là hoạt động phức tạp, nhiều rủi ro, mà nguyên nhân rủi ro lại
phần lớn do con người trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra. Do vậy, biện pháp tốt
nhất là tăng cường đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho TTQT, thể
hiện ở một số mặt sau đây:
- Kích thích nhân viên chủ động tham gia đào tạo, mở rộng đào tạo là
biện pháp quan trọng và là con đường cơ bản để nâng cao tố chất cho nhân
viên. Việc nhân viên chủ động tham gia đào tạo có ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả đào tạo, từ đó hình thành tính chủ động và tự giác trong việc tham gia
đào tạo. Điều đó tác động trực tiếp đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
mở rộng tri thức, khả năng sáng tạo, phát minh óc tưởng tượng và các kỹ năng
thực hành nghể nghiệp của từng nhân viên.
- Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Đây là tiêu chuẩn cơ bản
đánh giá năng lực của nhà quản trị trong TTQT. Chuyên môn nghiệp vụ TTQT
có độ khó, phức tạp cao bởi tính đa dạng, phong phú của yếu tố quốc tế tác
động. Mặt khác, đào tạo phải theo hướng chuyên sâu, chú trọng sự tuân thủ
các chuẩn mực về hành vi trong công việc.
- Đào tạo, bồi dưỡng về trình độ ngoại ngữ. Ngôn ngữ là cầu nối cơ bản;
quan trọng nhất trong giao tiếp, cũng là nguyên nhân gây ra sự bất đồng,
những rủi ro đáng tiếc trong kinh doanh. Nâng cao trình độ ngoại ngữ là điều
kiện bắt buộc cho các nhà quản trị và nhân viên TTQT để xâm nhập thị trường
quốc tế.
- Đa dạng hóa các hình thức đào tạo: đào tạo ở nước ngoài, đào tạo tại
chỗ, mời chuyên gia giỏi giảng dạy, xây dựng các dự án quốc tế về đào tạo
nhân lực có trình độ cao để đảm bảo nhu cầu thiết yếu trong quá trình hội
nhập; cùng với áp dụng chế độ ưu đãi nhằm thu hút các nhà quản lý và kinh
doanh giỏi của Việt Nam ở nước ngoài về nước để tư vấn về chính sách tài
chính, kinh doanh, đào tạo hoặc chuyển giao công nghệ. Áp dụng chế độ thu
hút, giữ người tài bằng chính sách lương, khen thưởng,…
- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về luật pháp, tập quán thương mại trong
nước và quốc tế một cách thấu đáo và có tiếp cận thực tế. Môi trường pháp lý
thường khá phức tạp mà lại không rõ ràng. Để tránh những vi phạm pháp luật
ngoài mong muốn, cần có sự am hiểu nhất định về những công ước, điều ước
quốc tế,…
89
- Cuối cùng, cần có quy chế tuyển chọn cán bộ mới hợp lýđể thực sự có
được cán bộ có trình độ cũng như đạo đức, bố trí cán bộ đúng vị trí, đúng
người đúng việc, mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ có năng lực vào vị trí thích hợp.
5.3.4 Giải pháp về công nghệ thông tin trong hoạt động thanh toán
quốc tế
Đối với một ngân hàng hiện đại thì áp dụng công nghệ hiện đại phục vụ
các dịch vụ mà ngân hàng đó cung cấp cho khách hàng là yếu tố không thể
thiếu. Công nghệ giúp ngân hàng quản lý dữ liệu thống nhất và có thể truy
xuất bất kỳ lúc nào, giảm được sức người trong việc theo dõi cơ học: như theo
dõi các khoản thanh toán đến hạn, hạn mức của các doanh nghiệp…; giúp
Phòng TTQT có thể theo dõi nghiệp vụ chi nhánh đang thực hiện, thực hiện
các chức năng giám sát từ xa của Phòng thanh toán quốc tế hội sở….
Việc đổi mới công nghệ, ứng dụng các giải pháp mới trong việc quản trị
hệ thống, giao dịch, thanh toán trong các Ngân hàng đã là một yếu tố sống còn
trong thị trường cạnh tranh bình đẳng. Công nghệ sẽ là nền tảng giúp ngân
hàng trong lĩnh vực quản trị, trong việc mở rộng các sản phẩm dịch vụ, thông
qua đó ngày càng đáp ứng được các nhu cầu khắt khe của hệ thống ngân hàng.
Đầu tư vào việc mua các máy móc và ứng dụng hiện đại của nước ngoài
để góp phần hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin.
5.3.5 Có hệ thống thông tin đầy đủ phục vụ hoạt động kinh doanh
ngoại tệ
Các thông tin về tỷ giá phải được cập nhật thường xuyên trong ngày,
phải thường xuyên lập các báo cáo đáng giá về tình hình hoạt động kinh doanh
của các đối tác chiến lược, các khách hàng lớn, các đối thủ cạnh tranh để làm
căn cứ thực hiện các giao dịch trong hoạt động kinh doanh ngoại thương,
nhằm giảm rủi ro.
Xây dựng bộ phận làm nhiệm vụ phân tích các thông tin tài chính Ngân
hàng, phân tích tình hình trên thị trường ngoại hối, đưa ra những dự báo về
biến động tỷ giá một cách chính xác nhất.
90
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế và thương mại quốc
tế ngày càng phát triển thì thanh toán quốc tế đã trở thành một hoạt động cơ
bản, không thể thiếu của các Ngân hàng thương mại. Trong những năm vừa
qua, hoạt động TTQT tại VietinBank ngày càng phát triển và giữ một vai trò
quan trọng, đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, hoạt
động TTQT phát triển còn góp phần nâng cao uy tín của VietinBank trong và
ngoài nước.
Luận văn “Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
VietinBank Chi nhánh Hậu Giang” đã đưa ra những kết quả đạt được trong
hoạt động TTQT tại Ngân hàng VietinBank Chi nhánh Hậu Giang trong giai
đoạn 2011-2013, hoạt động TTQT tại Vietinbank ngày càng phát triển và đạt
được nhiều thành công về doanh số cũng như chất lượng dịch vụ, trình độ cán
bộ thanh toán viên không ngừng được nâng cao. Bên cạnh đó, luận văn cũng
đã đưa ra được tình hình quản trị rủi ro hiện nay tại ngân hàng, mặc dù vẫn
còn một số lỗi trong quá trình quản lý rủi ro nhưng việc quản trị rủi ro của chi
nhánh diễn ra tương đối hiệu quả và từng bức hoàn thiện hệ thống quản lý này
nhờ sự giúp đỡ từ hội sở.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, hoạt động TTQT của VietinBank
không tránh khỏi những hạn chế như công tác Marketing chưa đạt hiệu quả
cao, mất cân đối giữa hoạt động thanh toán xuất khẩu và nhập khẩu, chương
trình hiện đại hóa ngân hàng chưa hoàn thiện… Do đó, VietinBank cần có
những giải pháp trong thời gian tới để hoàn thiện và phát triển hơn nữa hoạt
động TTQT. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp cần thiết cho việc hoàn thiện
và phát triển hoạt động TTQT tại VietinBank như tăng cường hoạt động
marketing, nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm giá phí giao dịch, nâng cao năng
lực, trình độ cho các cán bộ nhân viên, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm
soát đối với hoạt động TTQT và một số giải pháp khác. Bên cạnh đó, luận văn
còn đưa ra một số kiến nghị với Ngân hàng nhà nước nhằm tạo điều kiện hơn
nữa cho sự phát triển của hoạt động TTQT của các ngân hàng thương mại nói
chung và Vietinbank nói riêng.
91
6.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với chính phủ
Để không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp lý và chính sách phát triển
thương mại, nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngoại thương nói chung và
TTQT nói riêng, xin nêu ra một số kiến nghị cụ thể sau đây:
- Chính phủ thông qua Bộ Tài Chính cần xem xét đến vấn đề về vốn và
chi phí có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tài trợ xuất khẩu. Thực hiện chức
năng hoạch định chính sách, định hướng phát triển cần xây dựng các mục tiêu
trung dài hạn và quản lýhệ thống bảo hiểm tài trợ xuất khẩu.
- Tăng cường hệ thống pháp lýthống nhất nhằm tạo ra môi trường pháp
lý, môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp.
- Xây dựng hệ thống pháp lý, chính sách phát triển, quản lýkinh tế trên
cơ sở khoa học, thực tiễn, phù hợp với yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh
doanh, thúc đẩy sự tăng trưởng và hạn chế những khiếm khuyết cản trở đến
hoạt động của các doanh nghiệp.
6.2.2 Đối với ngân hàng nhà nước
Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực
tiền tệ đồng thời là cơ quan chủ quản, trực tiếp phụ trách chỉ đạo hoạt động
TTQT của ngân hàng thương mại. Vì vậy, Ngân hàng nhà nước cần nghiên
cứu các quy định cho hoạt động TTQT của Ngân hàng thương mại hợp lý,
đồng bộ song phải tạo sự thông thoáng cho các ngân hàng có thể tự chịu trách
nhiệm về hoạt động TTQT của mình.
Xây dựng tiêu chuẩn thống nhất chung cho hoạt động TTQT cho các
ngân hàng thương mại. Các yêu cầu đối với khách hàng tham gia hoạt động
TTQT đặc biệt là TTQT bằng phương thức L/C khá phức tạp, khuyến khích
các ngân hàng sử dụng các thông lệ, tập quán quốc tế như UCP 600 trong các
hoạt động thanh toán, tạo điều kiện cho hoạt động TTQT bằng việc nới lỏng
yêu cầu về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, yêu cầu về tín dụng, về ngoại hối… để doanh
nghiệp có thể vay vốn ngân hàng thanh toán cho nước ngoài, khuyến khích
doanh nghiệp phát triển hoạt động xuất nhập khẩu.
Đa dạng hóa các loại ngoại tệ, các phương tiện thanh toán quốc tế được
mua bán trên thị trường.
Đa dạng hóa các hình thức giao dịch mua bán ngoại tệ như mua bán giao
ngay, mua bán kỳ hạn, mua bán quyền chọn…
92
Mở rộng đối tượng tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng như Ngân
hàng Trung ương, NHTM, những người môi giới…
Chỉ khi thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường ngoại hối phát triển
thì mới đảm bảo có được một tỷ giá linh hoạt, hợp lý, góp phần kích thích kinh
tế thị trường phát triển, hạn chế rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp và các ngân
hàng tham gia hoạt động thanh toán quốc tế.
Ngoài ra, ngân hàng nhà nước cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm
soát, xây dựng hệ thống thanh tra đủ mạnh về chất lượng và cả số lượng, đảm
bảo thực hiện công tác kiểm soát độ an toàn của hệ thống, giảm rủi ro cho các
hoạt động của ngân hàng thương mại đặc biệt là hoạt động TTQT và các hoạt
động có liên quan như tín dụng nhập khẩu, bảo lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu…
93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Xuân Trình, 2007. Các nguyên tắc và thực hành thống nhất về tín
dụng chứng từ.
2. Trần Hoàng Ngân, 2003. Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê.
3. Nguyễn Trọng Thùy, 1996. Hướng dẫn áp dụng điều lệ và thực hành
thống nhất tín dụng chứng từ, NXB Thống kê.
4. Bài giảng: Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại (Tác giả: Thái
Văn Đại – Trường Đại học Cần Thơ – Năm 2007).
5. Trang web của ngân hàng thương mại cổ phẩn công thương Việt Nam:
www.vietinbank.vn
6. Ths.Phùng Mạnh Hùng, 2007. Rủi ro trong thanh toán quốc tế của ngân
hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng, số 8, trang 19-22.
7. Dịch và hiệu đính TS.Nguyễn Ninh Kiều, giảng viên trường ĐHKT
TP.HCM (1995), Những tình huống đặc biệt trong thanh toán quốc tế, NXB
Thống Kê.
8. TS. Nguyễn Văn Tiến (2002), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh
doanh ngân hàng, HVNH, NXB Thống Kê.
9. GS.TS.Lê Văn Tư – Lê Tùng Vân (chuyên viên kinh tế), 2002. Tín dụng
xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, NXB Thống Kê,
Hà Nội.
94
[...]... Phân tích thực trạng thanh toán quốc tế của ngân hàng VietinBank Chi nhánh Hậu Giang - Phân tích thực trạng quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế của ngân hàng và khách hàng - Đưa ra những giải pháp nhằm tăng hiệu quả trong thanh toán quốc tế tại VietinBank giúp hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng hoạt động mạnh hơn, thu hút nhiều đối tác và mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng 1.3 PHẠM VI NGHIÊN... hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank Chi nhánh Hậu Giang được chọn để nghiên cứu 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Phân tích thực trạng các phương thức thanh toán quốc tế, quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế của ngân hàng VietinBank Hậu Giang và thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp là khách hàng của VietinBank Hậu Giang 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích. .. chức và hoạt động ngân hàng công thương TPCT Phân tích tình hình thực hiện TTQT tại ngân hàng 2 công thương TPCT và một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của các phương thức thanh toán quốc tế Kết quả: Đề tài đã phân tích, làm rõ được thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế đang diễn ra tại ngân hàng công thương TPCT và đã đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại Ngân hàng -... nhiều quốc gia khác nhau và nhiều đồng tiền thanh toán khác nhau Hơn nữa, việc thanh toán giữa các quốc gia đều phải thông qua các tổ chức tài chính trung gian mà chủ yếu là ngân hàng Hoạt động thanh toán này chủ yếu là thanh quyết toán giữa các ngân hàng Vì vậy, hoạt động thanh toán quốc tế có những đặc thù riêng 2.1.2 Các điều kiện trong thanh toán quốc tế Để thực hiện TTQT, điều khoản thanh toán. .. nhiên, hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank cũng có những rủi rỏ và còn nhiều hạn chế như mất cân đối giữa hoạt động thanh toán xuất 1 khẩu và nhập khẩu, thủ tục thanh toán còn mang nặng tính hành chính, quy mô hoạt động TTQT còn hạn chế… Do đó, việc nghiên cứu hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank để tìm ra giải pháp phát triển trong tương lai cần được quan tâm Vì vậy mà đề tài Phân tích hoạt. .. trường, bạn hàng và sử dụng một phương thức thanh toán đảm bảo cho việc nhận được tiền hàng sau khi đã xuất khẩu Thanh toán quốc tế là một trong số các nghiệp vụ của ngân hàng trong việc thanh toán giá trị của các lô hàng giữa bên mua và bên bán hàng thuộc lĩnh vực ngoại thương Như một mắt xích không thể thiếu được trong hoạt động kinh tế đối ngoại, hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng ngày... trong hoạt động kinh tế đối ngoại, quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước trên thế giới Hoạt động thanh toán quốc tế là một trong những mặt hoạt động quan trọng của Ngân hàng, nó có liên quan đến nhiều mặt hoạt động khác của Ngân hàng Với thế mạnh là một trong các Ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, có mạng lưới kinh doanh rộng khắp, sản phẩm dịch vụ ngân hàng. .. hưởng tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu chấp nhận thanh toán - Ngân hàng phát hành L/C: là ngân hàng theo yêu cầu của người mua, phát hành một L/C cho người bán hưởng - Ngân hàng thông báo L/C: là ngân hàng được ngân hàng phát hành yêu cầu thông báo L/C cho người thụ hưởng Ngân hàng thông báo thường là ngân hàng đại lý hay là một chi nhánh của ngân hàng phát hành ở nước nhà xuất khẩu - Ngân hàng xác... Linh Diệp- Học viện ngân hàng- Đại học kinh tế; Thanh Toán Quốc Tế và Hối Đoái- Dương Hữu Hạnh-NXB Thông Kê” 3 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ 2.1.1 Khái niệm về thanh toán quốc tế Thanh toán quốc tế là việc chi trả các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh trong các mối quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng của các tổ chức, các đơn vị kinh tế, các cá nhân giữa... hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức thư mà ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán qua bưu điện Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic transfer, T/T): là hình thức trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện mà ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán qua fax, telex hoặc thông qua ... - Phân tích thực trạng toán quốc tế ngân hàng VietinBank Chi nhánh Hậu Giang - Phân tích thực trạng quản trị rủi ro toán quốc tế ngân hàng khách hàng - Đưa giải pháp nhằm tăng hiệu toán quốc tế. .. Kết hoạt động kinh doanh 38 Chương 4: THỰC TRANG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH HẬU GIANG 41 4.1 Thực trạng hoạt. .. đó, việc nghiên cứu hoạt động toán quốc tế VietinBank để tìm giải pháp phát triển tương lai cần quan tâm Vì mà đề tài Phân tích hoạt động toán quốc tế VietinBank Chi nhánh Hậu Giang chọn để nghiên