1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh cà mau

63 573 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 7,88 MB

Nội dung

Trang 1

KHOA KINH TE - QUAN TRI KINH DOANH

LUAN VAN TOT NGHIEP

PHAN TICH HOAT ĐỘNG THANH TOÁN QUOC TE TAI NGAN HANG THUONG MAI CO

PHAN CONG THUONG VIET NAM

CHI NHANH CA MAU

Giáo viên hưứng dẫn: Sinh viên thực hiển:

Ths ĐINH THỊ LỆ TRINH VÕ MINH ĐỆ

MSSV: 4074645 Lứp: Ngoại Thương AI Khóa: 33

a

Trang 2

Be Ko

Qua bốn năm học ở Trường đại học Cần Thơ, em luôn được sự chỉ bảo và

giảng dạy nhiệt tình của Quý Thầy Cô, nhất là Quý Thầy Cô Khoa KT- QTKD

đã truyền đạt cho em về lý thuyết cũng như về thực tế trong suốt thời gian học tập ở trường

Sau thời gian thực tập tại Ngân hàng thương mại cỗ phần công thương Việt

Nam chỉ nhánh Cà Mau, được học hỏi thực tế và sự hướng dẫn giúp đỡ nhiệt tình

của Ban Lãnh Đạo và các cô chú trong ngân hàng, đặc biệt là cùng với sự chỉ dạy

của Quý Thầy Cô Khoa KT- QTKD đã giúp em hoàn thành đề tài tốt nghiệp Em kính gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô Khoa KT- QTKD đã truyền đạt

cho em kiến thức bổ ích trong thời gian qua, đặc biệt là cô Đinh Thị Lệ Trinh đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Em kính gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh Đạo và các cô chú Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong thời gian thực tập

Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian tìm hiểu chưa sâu, chắc chắn bài luận

văn của em không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp của Quý Thầy Cô và Ban Lãnh Đạo Chi nhánh giúp em khắc phục được những

thiếu sót và khuyết điểm

Em xin kính chúc Quý Thầy Cô Khoa KT- QTKD, Ban Giám Đốc và toàn thể Quý Cô Chú trong Ngân hàng lời chúc sức khoẻ và luôn thành dat

Can Tho, ngay thang năm 2010

Trang 3

KEG

Tôi cam đoan rằng dé tài này là do chính tơi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quá phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề

tài nghiên cứu khoa học nào

Cần Thơ, ngày tháng năm 2010 Sinh viên thực hiện

(ký và ghi họ tên)

Trang 4

Ngày tháng năm 2010 Thủ trưởng đơn vị

Trang 5

Họ và tên người hướng dẫn: Học vị:

Chuyên ngành: Cơ quan công tác:

Tên học viên : Võ Minh Đệ

Mãsốsinhviên : 4074645

Chuyên ngành : Kinh tế ngoại thương

Tên đề tài : Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cỗ phần công thương Việt Nam chỉ nhánh Cà Mau

NỘI DUNG NHẬN XÉT

Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: Về hình thức:

Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn Nội dung và các kết quá đạt được

Cần Thơ, ngày tháng

Trang 6

thang nam 2010 Giáo viên phản biện

Trang 7

Trang

Chương 1: GIỚI THIỆU - << << sss©s£+s£Ess€sss£ss£vssezss+ssezssesse 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐÈ NGHIÊN CỨU : 2-52 +£+E++£+2E+t2EEerxeerxerrrsrreee 1 1.1.1 Sự cần thiết nghiên COU cceccccsccssesssssstessesssesssesssessesssecsesssecssessssssecssecses 1

1.1.2 Cain ctr thure tite eccccccccccsecscscssscscsscsesesecevsvscsusscsvsvsncecavsesesasavsvsneeesess 2

1.2 MỤC TIÊU NGHIEN CUU on esecescsssstssssessssssssscsssesssseessesssessueessicesseesseesseeess 3

1.2.1 Muc tiéu chung

1.2.2 Mục tiêu cu thé

1.3 PHAM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Phạm vi không gian 1.3.2 Phạm vi thời gian

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU - - 2 £©k+SE2 ÉEEEEEE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkerrerrk 3 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .- 2-22-2222 222E2EEEEE1271122112211 211 21.ecrk, 4

2.1.1 Sơ lược về hoạt động thanh toán quốc VỂ Q.11 111111111111 ca 4

2.1.2 Một số phương thức thanh toán quốc " 10

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 2-22 5¿©2++2£+2£x2Extzxrerxsrxrrrs 18

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên CỨU - ¿6+ seeeesexe+ 18

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu - ¿2 + ©5zt£xcv£xczExcrxsrxrrrsrrk 18 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 2-2 2£ ©2£2+E£2£E£+EE+£xzzrxerrxsrre 19

Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CĨ PHẢN

CƠNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CÀ MAU 20 3.1 SỰ THÀNH LẬP NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU 20 3.2 CƠ CẤU TÔ CHỨC :- 522252222 221222112221122211221122112711 211.1 e2 22 3.3 KHÁI QUÁT KÉT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 25 3.4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIÊN CỦA NHCT CÀ MAU TRONG THỜI 676 90-5 32 3.5 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG CỦA NHCT CÀ MAU

¬ 33

Trang 8

3.5.2 Nhiệm vụ: "

Chuong 4: PHAN TICH HOAT DONG THANH TOAN QUOC TE TAI NGAN HANG CONG THUONG VIET NAM CHI NHANH CA MAU 35 4.1 PHAN TICH GIA TRI THANH TOAN QUOC TE TAI NHCT CA MAU 35 4.2 PHAN TICH GIA TRI THANH TOAN QUOC TE THEO HANG XUAT KHAU CUA TUNG PHƯƠNG THỨC TTQT 2 2 s2 s2 s2 ++£zz£szrs 4I 4.3 PHAN TÍCH GIA TR] THANH TOAN QUOC TE THEO HANG XUẤT KHAU CUA TUNG PHƯƠNG THỨC TTQT 2 2 s2 s2 s2 ++£zz£szrs 48 Chương 5: NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ MỘT SÓ GIẢI PHÁP NHAM NANG CAO HOAT DONG THANH TOAN QUOC TE CUA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU -e-s<s<css+ssesssess 53

N00 0009 17 “454 53

5.1.1 Có uy tín trường quỐc tẾ ¿+ +cx+E+2Ekt2EEEEE2ELtEEtrkrrrkerrkrree 33 5.1.2 Có kinh nghiệm nhiều năm trong thanh toán quốc tế - 53

5.1.3 Có số lượng và quy mô khách hàng truyền thống lớn: 54

5.1.4 Đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực tư vấn, thực hiện nghiệp vụ TTQT

hoàn hảO .- ác 1.11 19111111 111 1111 1E TH TH HT HH HH Hư 54 5.1.5 Hệ thống thơng tin điện tốn thong Sut cescessesseesseesseesesseesseeseesees 54 5.1.6 Co dia diém giao dich thudnn 10i c c.ccccccccccessessessessessessessessssssssessesseene 55

5.1.7 Có sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước 2 s+-s+szs+s++s+z+zx+ 55

5.1.8 Những giải pháp phát triển đúng đắn của NHCTVN .- 5S

1s 04/90 55

5.2.1 Phương thức thanh toán chưa đa dạng 55+ Sex svs+ 55 5.2.2 Co ché tin dung, TTQT, mua ban ngoai té cua chi nhanh con qua that

chặt chưa giải quyết được tinh đặc thù từng khu vực, từng nhóm khách hàng: 56 5.2.3 Sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác: . . :c-c-+sce: 56 5.2.4 Khó khăn từ phía khách hàng gây ra: .- chi, 56 5.2.5 Hệ thống ngân hàng đại lí chưa rộng khắp . - 52 5z ©ss¿ 57

5.3 GIAI PHAP NANG CAO HIEU QUA HOAT ĐỘNG THANH TOÁN QUOC TE TAI NHCT CA MAU

Trang 9

(ỆT HH TH TH TH TH HH TT TH TH TH HT HT HT 57 5.3.2 Ứng dụng chiến lược maketing trong hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng LH HH TH TH TH nh HH TH TH HH TH HH 58

5.3.3 Thực hiện chiến lược hỗ trợ nâng cao nghiệp vụ của khách hàng 58 5.3.4 Nâng cao trình độ nghiệp vụ của thanh toán viÊn: - -: 59

5.3.5 Day manh hop tac quéc 7 59

Chương 6: KÉT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, s- <5 5-sccssecs<essee 60

‹ẽ n 60

6.2 KIÊN NGHỊ, cSeSE2EE9112112111112111121111 111111 11E111111111E11 11c 61

UIN? 00.290) .Ả -ÔỎ 61

6.2.2 Doi VOI NHNN2 wee eessessssessssesecesssnsesecsnseceessnsesceesnnseseesnnnscecennneseesanseeeses 62

6.2.3 Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương: -. - ¿+ 62

Trang 10

KS

Trang

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Ca Mau 2007-2009 va 6 thang

đầu năm 2009-20110 . -:- 222x222 26

Bảng 2: Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu tại NHCT Cà Mau 2007-2009 và 6

tháng đầu năm 2009-2010 eccccsssecscsssesssesssesseesseessessesssecsusesecsseeseessessseesssaseesseess 36

Bảng 3: Doanh số thanh toán hàng nhập tại NHCT Cà Mau 2007-2009 và 6 tháng

đầu năm 2009-2010 -::+:22 22tr rrrrrrrrriirrrrrrrii 42

Bảng 4: Giá trị thanh toán theo từng phương thức 2007-2009 và 6 tháng đầu năm

Trang 11

Ko

Trang

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu t6 chite NHCT Ca Mauh.iescceccccscesseessesssesseessesseesesseesseese 21

Hình 2: Cơ cấu doanh thu tại NHCT Cà Mau 2007-2000 - 2-2 scse¿ 27

Hình 3: Cơ cấu chi phi tai NHCT Ca Mau 2007-2009 20

Hình 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Cà Mau 2007-2009 Hình 5: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Cà Mau 6 tháng đầu năm 2009-2010 Hình HH TH TT TH TH TH TH TH TT HH Hà TH TT Thế 32

Hình 6: Tỉ trọng thanh toán hàng xuất và nhập trong hoạt động TTỌQT tại NHCT

9.86 002078n 37

Hình 7 Tỉ trọng thanh toán hàng xuất và nhập trong hoạt động TTQT tai NHCT

Cà Mau năm 2008 1k 1n HT TH TH HH HH HH 37

Hình 8: Tỉ trọng thanh toán hàng xuất và nhập trong hoạt động TTQT tại NHCT

90.89001002) 8n e 37

Hình 9: Giá trị thanh toán quốc tế tại NHCT Cà Mau giai đoạn 2007 — 2009 38 Hình 10: Giá trị thanh toán quốc tế tại NHCT Cà Mau 6 tháng đầu năm 2009 - 2010 40 Hình 11: Giá trị thanh toán hàng xuất khẩu tại NHCT Cà Mau và kim ngạch xuất

khẩu thủy sản Cà Mau 2007-2009 .- ¿22+ +++cxt2ExtEEESEEEEExetkxerkrsrrrrkrsree 4

Hình 12: Tỉ trọng thanh toán hàng xuất tại NHCT Cà Mau theo từng phương thức thanh toán năm 207 - 6 St E181 1E1 191 E911 911 1E 11 11v nh ng cư 44 Hình 13: Tí trọng thanh toán hàng xuất tại NHCT Cà Mau theo từng phương thức

thamh todn nam 2008 nh 5 44

Hình 14: Ti trong thanh toán hàng xuất tại NHCT Cà Mau theo từng phương thức thanh toán năm 2000 G66 1E *11E211 111151 E111 1 9111 11h HH nh cư 44 Hình 15: Giá trị từng phương thức thanh toán quốc tại tại NHCT Cà Mau theo

đơn vị hàng xuất 2007 — 2009 c¿ 2k 2E E2 1E2112211221211212 11211 45

Trang 12

Tiếng Việt DNXNK DV HĐQT KT-XH NH NHCTVN NHNNoPTNT NHNNVN NHTM NK TMCP TTXNK TTQT TTXNK VNĐ XK XTTM Tiếng Anh CAD COD EU LIC TIR SWIFT USD WTO

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu Dịch vụ

Hội đồng quản trị

Kinh tế - Xã hội

Ngân hàng

Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

Ngân hàng thương mại

Nhập khâu

Thương mại cổ phần

Thanh toán xuất nhập khẩu (chuyên tiền bằng điện có chứng từ) Thanh tốn quốc tế

Thanh toán xuất nhập khẩu

Việt Nam đồng

Xuất khẩu

Xúc tiễn thương mại

Cash against documents (Tra tién ngay)

Cash on delivery (Tra tién mat khi giao hang)

European Union (Lién minh chau Au ) Letter of Credict (Tín dụng chứng từ) Telegraphic transfer reimbursement

Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication (Hiệp hội Tài chính viễn thơng Liên ngân hàng toàn cầu) United States dollar (Dong tiền Mỹ)

Trang 14

CHUONG 1 GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐÈ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu

Ngày nay trong xu thế tồn cầu hóa của nền kinh tế thế giới, Việt Nam chúng ta đang trên đường mở cửa hội nhập, hợp tác, giao lưu buôn bán quốc tế Đặc biệt vào năm 2007, khi chúng ta trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức

kinh tế thế giới (WTO), một sự kiện mở ra kỷ nguyên phát triển toàn điện của

kinh tế Việt Nam, mà tiên phong là thương mại quốc tế (chủ yếu là hoạt động

xuất nhập khẩu), một hoạt động chiếm vị trí vơ cùng quan trọng cho sự phát triển

bền vững của quốc gia Nhận thấy được tầm quan trọng của thương mại quốc tế, cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng đang từng bước đi trên con đường hội nhập và phát triển của thế giới, có gắng từng bước phát huy hết tiềm năng của mình để vinh danh trên thương trường quốc tế vô cùng khắc nghiệt

nhằm thực hiện công cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Song song với xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp xuất nhập khâu cả nước nói chung hay tại tỉnh Cà Mau nói riêng đã, đang và sẻ không ngừng mở rộng và hội nhập để đạt được những mục tiêu đã đề ra trong tiến trình phát triển của mình Tuy nhiên, để phục vụ cho hoạt động của các doanh nghiệp này được diễn ra thông suốt, thuận tiện và dễ dàng, thì vai trị trung gian của hoạt động thanh toán quốc tế là tắt yêu và ngày càng chiếm vị trí vô cùng quan trong Nhận thấy được những vấn đề cấp bách đó của các doanh nghiệp trên địa phương, cũng như các ngân hàng thương mại (NHTM) khác Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Cà Mau (NHCT Cà Mau) đã mạnh dạng đầu tư phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, một mặt vừa tạo doanh thu, đa dạng quá sản phẩm kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh và thương hiệu uy tín cho bản thân ngân hàng, mặt khác cũng góp phan giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp khi

xuất khẩu từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp

trên địa bàn, dé góp phần thúc đây sự phát triển bền vững của địa phương nói riêng và cả nước nói chung Xuất phát từ thực tế đó tơi đã chọn đề tài “PHÂN

Trang 15

THUONG MAI CO PHAN CONG THUONG VIỆT NAM - CHI NHÁNH

CA MAU” dé nghiên cứu rõ hơn về hoạt động, thuận lợi, khó khăn của hoạt động thanh toán quốc tế (TTQT) tại ngân hàng, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp để chỉ nhánh từng bước khắc phục nhược điểm để nâng cao phát triển hơn

dịch vụ, hoạt động kinh doanh của mình

1.1.2 Căn cứ thực tiễn

Cà Mau, là một những địa phương có hoạt động kinh tế rất năng động nhờ

lợi thế nông — lâm - thủy sản của mình, trong đó xuất khẩu thủy sản là một thé

mạnh đặc biệt của tỉnh với nhiều doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu đạt kim

ngạch xuất khâu 632,85 triệu USD vào năm 2009 (chiếm 98% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh), là tỉnh xuất khẩu thủy sản cao nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) và cả nước

Hơn nữa, thực hiện tốt vai trị thanh tốn của mình đồng nghĩa là ngân hàng đã góp phần rất lớn cho sự phát triển của nền kinh tế, cho khách hàng và cho chính ngân hàng Là một trong những ngân hàng có uy tín và được thành lập từ lâu trong hệ thống ngân hàng thương mại quốc gia và trên địa bàn của tỉnh cà mau, ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam — chi nhánh Cà Mau

đã nhận thay được nhu cầu cấp thiết đó của các doanh nghiệp trong tỉnh, nên đã

phát triển và ngày càng hoàn thiện dịch vụ thanh toán quốc tế của mình, để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang hoạt động trên địa phương và những địa phương lân cận khác Đáp ứng được nhu cầu đó có nghĩa là ngân hàng đã gián tiếp góp phần tạo nên sự phát triển bền vững và hài hoài giữa doanh nghiệp, với địa phương và đất nước, từng bước phát huy hơn nữa tiềm năng và thế mạnh nông — lâm - thủy sản của vùng và vì mục tiêu “dân giàu — nước mạnh” mà Đáng - Nhà Nước đã đề ra

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích hoạt động thanh quốc tế của NHCT Cà Mau, để từ đó tìm ra

Trang 16

1.2.2 Mục tiêu cụ thế

Phân tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế Ngân hàng thương mại

cổ phần Công Thương Việt Nam — chỉ nhánh Cà Mau

Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của NHCT Cà Mau trong hoạt động

thanh toán quốc tế

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Phạm vi không gian

Đề tài được thực hiện chủ yếu tại ngân hàng thương mại cổ phần công

thương Việt Nam — chi nhánh Cà Mau

1.3.2 Phạm vi thời gian

Số liệu đề tài được thực hiện chủ yếu từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm

2010

Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 09/2010 đề tháng 11/2010 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau

1.4 LUQC KHAO TAI LIEU

Đề tài “Giải pháp hoàn thiện hoạt động TTXNK tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội”- tác giả Hồ Thu Thủy Trong đó tác giả nêu lên thực trạng hoạt động TTXNK tại NHNNoPTNT Hà Nội trong giai đoạn 1995- 2000 và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TTXNK tại đơn vị

Đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt đông TTXNK tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau” - tác giả Nguyễn Đức Xinh

Trong đó tác giả nêu lên thực trạng thực trạng, hiệu quả hoạt động TTXNK tại

Trang 17

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Sơ lược về hoạt động thanh toán quốc tế

2.1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế là việc thực hiện nghĩa vụ chỉ trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này

với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia voi cac tổ chức quốc tế dựa trên việc vận dụng tổng hợp các điều kiện thanh toán trong quan hệ thanh toán giữa

các Ngân hàng (NH) của các nước liên quan

2.1.1.2 Các văn kiện pháp lý quan trọng trong thanh toán quốc tế Ngày nay, mỗi quốc gia, đất nước đều có những quy định, luật lệ và tập quán kinh tế riêng để điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế Tuy nhiên, thanh tốn quốc tế khơng chỉ phải là hoạt động của một quốc gia mà là hoạt động được thực hiện giữa nhiều quốc gia khác nhau, nên đôi khi những điều luật của quốc gia này không phủ hợp với điều luật và tập quán của quốc gia khác Vì vậy, cần phải có một hệ thống văn bản pháp lý chung để điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế cho tắt cả các quốc gia tham gia hoạt động thanh toán quốc tế:

e Luật và công ước quốc tế:

Công ước liên hiệp quốc về hoạt động mua bán quốc tế (united nations convention on contract for international sale of goods_wien convention 1980)

Công ước Geneve 1930 về luật thống nhất và lệnh phiếu quốc tế (International promissory note_ UN convention 1930)

Céng ude Geneve vé Séc quéc té (Geneve convention for check 1931)

Cac nguồn luật về công ước quốc tế về vận tải bảo hiểm (incoterm 2000,

incoterm 2003)

Trang 18

e Các nguồn luật quốc gia: Bộ luật dân sự

Luật thương mại

Luật ngoại hối

Luật các công cụ chuyển nhượng Luật thanh tốn quốc tế

e Thơng lệ và tập quán quốc tế:

Quy tắc thống nhất và thực hành về tín dụng chứng từ (Uniform customs and practice for Documentary Credict-gọi tắc là UCP)

Quy tắc thông nhất về nhờ thu (Uniform rules for collection-goi tắc là

URC)

Quy tắc về hoàn trả liên ngân hàng (The Uniform for Bank-to-Bank Reimbursement under Document Credict - goi tac 14 URR)

Điều kiện về thương mại quốc tế (International Commercial Terms —

INCOTERMS)

Trình tự ưu tiên theo tính pháp lý giảm dần là: Công ước và luật quốc tế;

Luật quốc gia; Thông lệ và tập quán quốc tế:

Nếu có những mâu thuẫn giữa các nguồn luật thì luật quốc gia sẽ được ưu tiên vượt lên trên về tính chất pháp lý đối với thông lệ và tập quán quốc tế; Công ước và luật quốc tế sẽ được ưu tiên vượt lên trên về tính chất pháp lý đối với luật quốc gia

Thông lệ và tập quán quốc tế chỉ là những văn bản quy phạm pháp luật tùy

ý Điều này được thể hiện ở những nội dung sau:

-Chỉ có hiệu lực khi trong hợp đồng có dẫn chiếu áp dụng rỏ ràng, đồng

thời một khi trong hợp đồng có dẫn chiếu áp dụng thì chúng lại trở thành văn bản có tính chất bắt buộc thực hiện

-Các bên tham gia có thể loại trừ, sửa đổi, bổ sung các điều khoản của

thông lệ quốc tế, trong trường hợp này thì những quy định trong hợp đồng sẽ

được ưu tiên vượt lên trên về mặt pháp lý đối với thông lệ và tập quán quốc tế

Trang 19

2.1.1.3 Điều kiện thanh toán xuất nhập khẩu

Trong quan hệ thanh toán quốc tế của các công ty ở giữa các nước thì liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ mà đôi bên đề ra để giải quyết và thực hiện

được quy định lại thành những điều kiện Những điều kiện đó bao gồm: điều

kiện về tiền tệ, về địa điểm, về thời gian và về phương thức thực hiện thanh

toán

-Diéu kién vé tiền tệ: Là việc quy định thống nhất sử dụng đơn vị tiền tệ nào để tính tốn và thanh toán trong các hợp đồng xuất nhập khâu, đồng thời

quy định phương thức xử lý khi có sự biến động về giá trị của đồng tiền đó

Trong hợp đồng mua bán ngoại thương, đồng tiền chọn sử dụng phụ thuộc vào

rất nhiều yếu tố như: so sánh tương quan vị thế giữa hai bên mua bán, vị trí của

đồng tiền thanh toán trên thị trường quốc tế Đặc biệt là khả năng đảm bảo hồi

đối của nó

-Điêu kiện về thời gian thanh toán: Chỉ rõ thời hạn người nhập khẩu phải

trả tiền cho người xuất khẩu theo quy định trong hợp đồng ngoại thương Thơng thường có ba cách quy định về thời gian thanh toán: trả tiền trước, trả tiền ngay và trả tiền sau

+ Thời gian trả tiền trước: Là sau khi ký hợp đồng hoặc sau khi bên

xuất khâu chấp nhận đơn đặt hàng của bên nhập khẩu, nhưng trước khi giao hàng, thì bên nhập khẩu phải trả cho bên xuất khâu toàn bộ hay một phần tiền hàng Trả tiền trước có thể là với mục đích của người nhập khẩu cấp tín dụng ngắn hạn cho người xuất khẩu Song cũng với mục đích nhằm đảm bảo thực hiện hợp đồng của người nhập khâu Việc ứng trước tiền hàng thường được áp dụng trong các trường hợp khối lượng hàng hoá lớn, thời gian sản xuất dài, người bán không đủ vốn hoặc cả hai bên không thật sự tin tưởng lẫn nhau

+ Thời gian trả tiền ngay: Cô nghĩa là người nhập khẩu phải thực hiện

thanh toán cho người xuất khâu ngay khi nhận được điện báo chuyển hàng, trả ngay khi nhận được bộ chứng từ hoặc ngay khi nhận được lô hàng đầu tiên

+ Thời gian trả tiền sau: Theo cách này người nhập khẩu đã nhận được hàng, thậm chí sử dụng một thời gian nhất định mới thanh toán cho người xuất khẩu Như vậy, thực chất người xuất khẩu đã cấp tín dụng cho người nhập

Trang 20

Trong thương mại quốc tế, tuỳ thuộc vào tính chất, đối tượng hàng hoá hay dịch vụ cung ứng mà áp dụng một trong ba cách trả tiền

-Diéu kién vé dia điểm thanh toán: Trong thanh toán ngoại thương, địa

điểm thanh tốn có thể ở nước người nhập khẩu hoặc ở nước người xuất khẩu hoặc ở nước thứ ba Nhưng trên thực tế, việc xác định địa điểm thanh toán là do sự so sánh lực lượng giữa hai bên quyết định, đồng thời cũng thấy rằng dùng đồng tiền thanh toán của nước nào thì địa điểm thanh tốn thường là nước

Ấy

-Điều kiện về phương thức thanh toán: Điều kiện này quy định cách thức

nhận, trả tiền hàng hóa, dịch vụ trong từng món giao dịch, mua bán giữa các bên

Trong quan hệ thương mại quốc tế người ta có thể chọn nhiều phương thức thanh toán khác nhau, nhưng việc lựa chọn phương thức thanh toán nào cũng nhằm dam bảo quyền lợi của cả nhà nhập khẩu và xuất khâu như: Nhận hàng đúng hạn, đúng số lượng, chất lượng hay thu tiền đầy đủ và đúng hạn Ngay nay phương thức thanh toán bằng L/C được áp dụng nhiều nhất trong các hợp đồng ngoại

thương, vì đây là phương thức đảm bảo được lợi ích của cả nhà xuât và nhập

khâu cao nhất

2.1.1.4 Những nhân tố ảnh hướng đến hoạt động thanh toán quốc tế a) Từ phía Ngân Hàng:

Ngân Hàng phải đáp ứng được nhu cầu xin vay ngoại tệ của khách hàng để mở L/C nhập hàng từ nước ngoài, đảm bảo khả năng thanh toán với khách hàng nước ngoài Tuy nhiên, việc cho vay bằng ngoại tệ sẽ gây khơng ít khó khăn cho cả khách hàng xin vay và NHTM cho vay cả sự biến động của tỷ giá cũng như khả năng cung cấp tín dụng ngoại tệ của các NHTM hiện nay

Khoa học công nghệ cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động TTQT, việc cải tiến phần mềm chương trình TTQT và tham gia vào mạng SWIFT đã tạo điều kiện cho NHTM thực hiện việc mở L/C và thanh tốn nhanh chóng, chính xác hơn Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt

dong TTQT ở các NHTM cịn chưa hồn thiện, con nhiều bất cập do sự chậm trễ,

không cập nhật ngay được thông tin, nhiều khi gây ách tắt trong hoạt động thanh

Trang 21

Trình độ cán bộ thanh toán cũng là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động TTỌQT, sự am hiểu về lĩnh vực thanh toán, về thị trường trong và ngoài nước sẽ giúp thanh toán viên hạn chế được rủi ro, và có thể tư vấn thêm cho khách hàng trong những trường hợp khách hàng đang ở thế bắt lợi hoặc có sự lừa dối của đối tác

Hoạt động quản lý trong nội bộ ngành đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được thực hiện theo đúng pháp luật, đúng định hướng và mục tiêu của ngành đề ra, đảm bảo cho hoạt động TTQT có hiệu quả, nâng cao uy tín của Ngân Hàng, thu hút khách hàng mới, duy trì những kết quả đã đạt được

b) Từ phía khách hàng

Trình độ, kiến thức, kinh nghiệm của những người tham gia hoạt động TTQT chính là yếu tố quan trọng nhất ánh hưởng đến hiệu quả hoạt dong TTQT

Nếu khách hàng am hiểu đối tác của mình, có kiến thức sâu rộng về nghiệp vụ

xuất nhập khẩu thì sẽ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình đạt kết quả

tốt, không gặp rủi ro Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam thường thiếu thông

tin thương mại, chưa nắm chắc về đối tác kinh doanh của mình trên thị trường

quốc tế, do vậy thường gặp những rủi ro trong hoạt động xuất nhập khâu Việc

thiếu thông tin nhất định về đối tác cũng như về nghiệp vụ TTQT khiến cho các

doanh nghiệp thường gặp những thiếu xót khi thực hiện giao dịch với NH như:

Với vai trò là nhà xuất khẩu: thường không nộp bộ chứng từ kịp thời, lập

chứng từ không khớp với L/C, mô tả sai quy cách hàng hóa so với L/C hoặc

khơng đầy đủ

Còn đối với hoạt động nhập khẩu: các doanh nghiệp chưa coi trọng vai trò tham mưu của NH trong việc ký kết hợp đồng, nên đôi khi dẫn đến việc ký kết

hợp đồng thiếu chặt chẽ, có những điều khoản gây bất lợi cho doanh nghiệp,

hoặc việc lựa chọn NH thông báo trong hợp đồng khơng có quan hệ đại lý với

NHTM buộc NH phải tư vấn và hướng dẫn các doanh nghiệp điều chỉnh lại

Trang 22

c) Từ hoạt động quản lý của Nhà Nước:

Nhà Nước quản lý các hoạt động của nền kinh tế thông qua luật pháp và các chính sách kinh tế vĩ mô Luật pháp quốc gia tạo hành lang pháp lý cho các hoạt

động của nền kinh tế Tuy nhiên, luật dành cho hoạt động TTQT của Việt Nam

còn thiếu, bất cập, nhiều văn bản đã được ban hành nhưng khơng cịn phù hợp với điều kiện hiện tại Chưa có một quy chế, văn bản pháp lý hướng dẫn giao dịch TTQT cho ngành NH và từng ngành chức năng có liên quan Các văn ban hiện hành quy định chồng chéo, qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung nên khó thực

hiện Bên cạnh đó, hiệu lực pháp lý chưa cao, còn nhiều khe hở, tạo điều kiện cho khách hàng lợi dụng để thực hiện những mục đích thiếu trung thực trong

kinh doanh

Chính sách của Nhà Nước về xuất nhập khẩu phải được xem xét kỹ trên quan hệ cung cầu, giá cả thị trường để quy định về khối lượng, thời gian, mặt

hàng xuất nhập khẩu, doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu để tao sự én dinh

cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất hàng xuất khâu

Bên cạnh đó cũng phải kế đến những nhân tố khác cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động TTQT như: tỷ giá hối đối và xu hướng tồn cầu hóa, tự do hóa thương mại và tự do hóa tài chinh, day là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến mạnh mẽ đến nền kinh tế trong nước cũng như hiệu quả của hoạt

dong TTQT

2.1.1.5 Vai trò của NHTM trong hoạt động TTỌT a) Đối với hoạt động ngoại thương

Là cầu nói trung gian thanh toán giữa các nhà xuất nhập khẩu với nhau Tiến hành thanh toán theo yêu cầu và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong giao dịch thanh toán, tư vấn, hướng dẫn khách hàng những biện pháp kỹ

thuật

nghiệp vụ TTQT, từ đó hạn chế rủi ro và tăng sự tin tưởng cho khách hàng trong quan hệ giao dịch mua bán với nước ngoài

Thực hiện tài trợ xuất nhập khẩu cho khách hàng một cách chủ động và tích

Trang 23

Là nhà cung cấp hoàn hảo các loại hình dịch vụ kỹ thuật và tài chính nhằm hỗ trợ cho khách hàng thực hiện hoạt động TMQT, cung cấp các phương án lựa chọn phương thức thanh toán xuất nhập khẩu, tài trợ xuất nhập khẩu, đảm bảo an toàn và quyền lợi cho cả hai bên mua bán, từ đó thúc đầy ngoại thương phát triển và mở rộng quan hệ quốc tế

b) Đối với nhà nhập khẩu:

Tìm kiếm những nhà cung cấp hàng hóa nước ngồi

Thấu hiểu những nhu cầu của nhà xuất khâu và sẵn sang tư vấn để nhà nhập khâu bảo vệ tốt nhất lợi ích của mình

Kiểm tra bộ chứng từ hàng nhập

Nhận tiền từ nhà nhập khẩu thanh toán cho bộ chứng từ

Thực hiện chuyển tiền cho nhà xuất khâu

Tài trợ cho nhà xuất khẩu thực hiện thương mại quốc tế

c) Đối với nhà xuất khấu:

Tìm kiếm những nhà nhập khẩu nước ngoài

Thấu hiểu những nhu cà của nhà xuất khâu và sẵn sàng tư vấn đề nhà xuất khâu bảo vệ tốt nhất lợi ích của mình

Kiểm tra bộ chứng từ thanh toán quốc tế

Tổ chức thanh toán cho bộ chứng từ

Nhận tiền thanh toán trên danh nghĩa nhà xuất khẩu Tài trợ cho xuất khẩu thực hiện thương mại quốc tế 2.1.2 Một số phương thức thanh toán quốc tế

2.1.2.1 Một số lưu ý khi lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế Cũng như các phương tiện thanh toán quốc tế, việc sử đụng phương thức thanh toán quốc tế này hay một phương thức thanh toán khác phụ thuộc vào các yêu tố Thứ nhất, cần xác định mức độ thường xuyên hay không thường xuyên của các mối quan hệ thương mại Thứ hai, cần xác định sự tín nhiệm lẫn nhau cao hay thấp Thứ ba, quy mô của hợp đồng thương mại hoặc dịch vụ lớn hay nhỏ Thứ tư, khả năng hàng hóa của người bán và khả năng tài chính của người

Trang 24

hội của mỗi nước tham gia trong hợp đồng, bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến mức độ an toàn trong thanh toán Các bên đối tác cần cân nhắc để chọn phương thức thanh tốn cho thích hợp trong mỗi hợp đồng thương mại

2.1.2.2 Một số phương thức thanh toán chủ yếu a) Tin dung chứng từ L/C (Letter of Credict)

Là phương thức là một sự thỏa thuận trong một NH theo yêu cầu của khách

hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho người thứ ba, hoặc chấp nhập hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba xuất trình bộ chứng từ thanh toán phủ hợp với những quy định đề ra trong chứng từ

e Các loại thư tín dụng thương mại thường thấy:

Trong thanh toán quốc tế thường thấy các loại thư tín dụng thương mại sau: -Thư tín dụng không thể hủy bỏ (Irrevocable Letter of Credit): La loai thư

tín dụng sau khi đã mở ra thì ngân hàng mở L/C không được sửa đổi, bổ sung

hoặc hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó, trừ khi có sự thỏa thuận khác của các

bên tham gia thư tín dụng Đây là loại thư tín dụng được áp dụng rộng rãi nhất trong thanh toán quốc tế và là loại L/C cơ bản nhất

-Thư tín dụng khơng thể húy bỏ có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C): Là loại thư tín dụng khơng thể hủy bỏ được một ngân hàng khác xác nhận đảm bao trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C Do có hai ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nên đây là loại đảm bảo nhất cho người xuất

khẩu

-Thư tin dụng không thể húy bỏ, miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C): Là loại L/C mà sau khi người xuất khâu đã được trả tiền thì ngân hàng mở L/C khơng cịn quyền địi lại tiền người xuất khâu trong bất cứ trường hợp nào Khi sử dụng loại này, người xuất khâu phải ghi câu “miễn truy đòi người ký phát” lên hồi phiếu và trong L/C Loại này cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế

Trang 25

một hay nhiều người khác L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lan Chi phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi đầu tiên chịu

-Thu tin dung tuan hoan (Revolving L/C): Là loại L/C không thé hủy bỏ sau

khi sử dụng xong hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy nó tuần hồn cho đến khi nào tổng giá trị hợp đồng được thực

hiện

-Thu tín dụng giáp lung (Back to back L/C): Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, người xuất khẩu dùng L/C này để thế

chấp mở một L/C khác cho người hưởng lợi khác với nội đung gần giống như

L/C ban đầu, L/C mở sau gọi là L/C giáp lưng Nói chung, L/C gốc và L/C giáp lưng giống nhau, nhưng xét riêng chúng có những điểm cần phải phân biệt về số chứng từ của L/C giáp I ưng nhiều hơn L/C gốc, kim ngạch L/C giáp lưng phải nhỏ hơn L/C gốc, khoản chênh lệch này do người trung gian hưởng dùng để trả chi phí mở L/C giáp lưng và phần hoa hồng của họ, thời hạn giao hàng của L/C giáp lưng phái sớm hơn L/C gốc Nghiệp vụ thư tín dụng giáp lưng rất phức tạp,

nó địi hỏi phải có sự kết hợp khéo léo và chính xác các điều kiện của L/C gốc v

a LIC giáp lưng, nhất là các vấn đề có liên quan đến vận đơn và các chứng từ hàng hóa khác

-Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): Là loại thư tín dụng chỉ bắt đầu có

hiệu lực khi thư tín dụng kia đối ứng với nó đã mở ra Loại này thường được

dùng trong phương thức mua bán hàng đổi hàng

-Thư tín dụng dự phịng (Stand - by L/C): Đề đảm bảo quyền lợi cho người nhập khâu, ngân hàng của người xuất khẩu sẽ phát hành một L/C trong đó cam kết với người nhập khâu sẽ thanh toán lại cho họ trong trường hợp người xuất

khẩu khơng hồn thành nghĩa vụ giao hàng theo L/C da dé ra L/C như thé gọi là

L/C dự phịng Nó được áp dụng phô biến ở Mỹ trong quan hệ một bên là người đặt hàng và một bên là người sản xuất (người bán) Các khoản tín dụng mà người đặt hàng cấp cho người sản xuất như tiền đặt cọc, tiền ứng trước, chỉ phí mở L/C

chiếm tỷ trọng 10 - 15% trị giá của đơn đặt hàng

Trang 26

những thời hạn quy định rõ trong L/C đo Đây là một loại L/C trả chậm từng phan

e Nhận xét và trường hợp ap dung

Các chỉ phí trong phương thức tín dụng chứng từ là rất cao so với các phương thức thanh toán khác Thơng thường có các loại chi phí như phí mở L/C,

phí sửa đổi LIC, phí thực hiện L/C, phí thanh tốn L/C, phí thơng báo L/C Tuy

nhiên đây cũng là phương thức thanh toán an toàn nhất trong bốn phương thức trình bày trong chương này Người bán nếu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và lập được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với yêu cầu của thư tín dụng thì ngân hàng sẽ đảm bảo thanh toán tiền hàng cho người bán Việc người bán giao hàng đúng theo yêu cầu của thư tín dụng cũng chính là người bán đã thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng thương mại, do vậy quyền lợi của người mua cũng được đảm bảo vì họ sẽ nhận được hàng đúng theo yêu cầu của thư tín dụng, cũng

chính là theo yêu cầu của hợp đồng thương mại, bởi lẽ thư tín dụng được xác lập

dựa trên các điều khoản của hợp đồng thương mại đã ký giữa hai bên L/C đòi hỏi ngân hàng có kiến thức chun mơn và kinh nghiệm trong việc điều hành

LIC

Phương thức tín dụng chứng từ nên sử dụng trong các trường hợp mà bên mua và bên bán chưa có sự tin cậy lẫn nhau hoặc là những giao dịch với quy mơ thanh tốn lớn

b) Phương thức thu ngân hay nhờ thu

© Khái Niệm

Là phương thức trong đó người bán khi giao hàng hoặc cung cấp một dịch vụ cho người mua xong; ủy thác cho ngân hàng của mình thu dùm số tiền trên căn bản của hối phiếu do người bán lập

Trên thực tế, có hai loại nhờ thu là nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ: -Nhờ thu phiếu trơn (Clean Collection):

Trang 27

e Nhận xét và trường hop ap dung

Phương thức nhờ thu phiếu trơn không được áp dụng nhiều trong thanh

toán về mậu dịch, vì nó khơng đảm bảo quyền lợi cho người bán do việc nhận

hàng của người mua hoàn toàn tách rời khỏi khâu thanh tốn, người mua có thể nhận hàng và không trả tiền hoặc chậm trả tiền Đối với người mua áp dụng phương thức này cũng có điều bat lợi vì nếu hối phiếu đến sớm hơn chứng từ, người mua phải trả tiền ngay trong khi không biết việc giao hàng của người bán có đúng hợp đồng hay không

- Nho thu kém chitng tir (Documnetary Collection)

Phuong thức nhờ thu kèm chứng từ là phương thức trong đó người bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ v ào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi hàng kèm theo với điều kiện là nếu người

mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng

từ gửi hàng cho người mua để nhận hàng Điều kiện trả tiền là D/A hay D/P:

+Theo diéu kién D/P (Documentary Against Payment): nguoi mua phai tra tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng cho họ

+Theo diéu kién D/A (Documentary Against Acceptance): hanh d6ng tra tiền được thay bằng hành động chấp nhận trả tiền Trường hợp nay ding cho việc bán chịu hàng ngắn ngày của người bán cho người mua

e Nhận xét và trường hợp áp dụng

Trong nhờ thu kèm chứng từ, người ủy thác cho ngân hàng ngoài việc thu

hộ tiền còn nhờ ngân hàng khống chế chứng từ gửi hàng đối với người mua, nhờ

đó quyền lợi của người bán được đảm bảo hơn Đây là sự khác nhau cơ bản giữa nhờ thu kèm chứng từ và nhờ thu phiếu trơn Tuy vậy, nhờ thu kèm chứng từ có một số mặt yếu Người bán thông qua ngân hàng mới khống chế được quyền định đoạt hàng hóa của người mua chứ chưa khống chế được việc trả tiền của

người mua Người mua có thê kéo đài việc trả tiền bằng cách chưa nhận chứng từ hoặc có thể không trả tiền cũng được khi tình hình thị trường bắt lợi với họ Việc

Trang 28

là người trung gian thu tiền hộ cịn khơng có trách nhiệm về việc trả tiền của người mua

c) Phuong thire chuyén tién (REMITTANCE)

La phuong thire nguoi NK yéu cau ngan hang cua minh chuyén mét sé tiền cho người chủ nợ (người XK) hưởng Ngân hàng thực hiện ủy nhiệm này nhờ vào ngân hàng đại lí của mình ở nước nhập khâu

Chuyén tiền có thé thực hiện dưới hai hình thức chuyển tiền chủ yếu:

+Chuyển bằng thư (Mail transƒer -M/T): Theo hình thức thứ nhất, ngân

hàng thực hiện chuyền tiền bằng cách gửi thư cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người hưởng lợi Theo hình thức này, chi phí chuyền tiền thấp, nhưng

tốc độ chậm, do vậy dễ bị ảnh hưởng nếu có biến động nhiều về tỷ giá

+Chuyén tién bang dién (Telegraphic transfer - T/T): Chuyén tién bang điện tức là ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền bằng cách ra lệnh bằng điện cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài trả tiền cho người hưởng lợi Theo cách này, chỉ phí chuyên tiền cao hơn nhưng nhanh chóng hơn, đo vậy ít bị ảnh hưởng của biến động tỷ giá Thông thường, phương thức chuyền tiền được thực hiện sau khi giao hàng, trên thực tế người ta có thê thực hiện chuyển tiền trước khi giao hang trong trường hợp người mua ứng trước một phân tiền hàng cho người bán Khoản tiền này thực chất là một khoản tín dụng do người mua cấp cho người bán, hay cũng có thể coi là một khoản tiền đặt cọc để tạo sự yên tâm cho bên bán giao hàng đồng thời ràng buộc người mua phải nhận hàng Trong tình huống nay, hai bên cần ghi rõ trong hợp đồng mua bán Người ta cũng có thể vận dụng hình thức chuyền tiền trả chậm một khoảng thời gian sau khi giao hàng mà thực chất đây là một hình thức mua bán chịu Ngược lại với tình huống trên, trong tình huống này chính là người bán cấp tín dụng cho người mua

e Nhận xét

Trang 29

vậy phương thức này không đám bảo quyền lợi cho người xuất khâu, tức là người hưởng lợi, tốc độ thanh toán thường chậm

e Trường hợp ap dung

Do phương thức chuyển tiền mức độ an tồn trong thanh tốn thấp, nó chỉ nên sử dụng cho các mối quan hệ giữa các đối tác tin cậy lẫn nhau hoặc quy mơ thanh tốn nhỏ Nó thường được áp dụng cho các trường hợp chuyển vốn đầu tư, chuyến tiền tư nhân, chuyền tiền chính phủ, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài hoặc cho các nghiệp vụ thanh toán phi mậu dịch khác Trong quan hệ thanh toán mậu dịch, không nên sử dụng trong thanh toán hàng xuất khâu mà chỉ nên sử dụng trong thanh toán hàng nhập khâu Thông thường, phương thức chuyên tiền được thực hiện sau khi giao hàng, trên thực tế người ta có thể thực hiện chuyển tiền trước khi giao hang trong trường hợp người mua ứng trước một phần tiền hàng cho người bán Khoản tiền này thực chất là một khoản tín dụng do người mua cấp cho người bán, hay cũng có thể coi là một khoản tiền đặt cọc để tạo sự yên tâm cho bên bán giao hàng đồng thời ràng buộc người mua phải nhận hàng Trong tình huống này, hai bên cần ghi rõ trong hợp đồng mua bán Người ta cũng có thể vận dụng hình thức chuyên tiền trả chậm một khoảng thời gian sau khi giao hàng mà thực chất đây là một hình thức mua bán chịu Ngược lại với tình huồng trên, trong tình huống này chính là người bán cấp tín dụng cho người mua, nó có lợi cho người mua

d) Các phương thức thanh toán khác

- Phương thức thanh toán mở tài khoản (open account)

Là phương thức thanh toán, trong đó người xuất khẩu, sau khi thực hiện giao hàng, hoặc cung cấp dịch vụ cho nhà nhập khẩu, sẽ mở một tài khoản ghi NỢ cho nhà nhập khẩu được thục hiện sau một thời hạn nhất định do hai bên

buôn bán thỏa thuận trước.( người bán thực hiện tín dụng cho người mua)

e Uu điển

Trang 30

Đối với nhà nhập khẩu: Đây là hình thức bán chịu, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ, thiết lập mối làm ăn lâu dài với người mua

Đối với nhà nhập khẩu: rất có lợi vì thường bán hàng xong mới trả tiền

hàng, quyết định hàng hóa (nhận hay khơng nhận) và thanh tốn nhanh hay chậm, hay không thanh toán đều tủy thuộc vào thiện chí của người mua

Người mua chưa tin tưởng vào khả năng giao hàng của người bán: Hàng

hóa kém phẩm chất, giao hàng không đúng hạn đồng bộ

e Nhược điểm

Người xuất khẩu hoàn toàn bất lợi, nếu người mua không trung thực (khơng chịu thanh tốn, thanh tốn chậm, yêu cầu giảm giá mới chịu thanh toán ) vốn bị người mua chiếm dụng, khơng thể quay vịng vốn nhanh

Ap dung

Doanh nghiép Viét Nam chi nén ap dung khi: Là nhà nhập khẩu

Thanh tốn cơng ty mẹ và cơng ty con có trụ sở đặt tại các nước

Hai bên mua bán đáng tin cậy và người bán khỗng chế được việc thanh toán của người mua

Số tiền giao dịch giữa hai bên không lớn

-Phương thức đối chứng từ trả tiền ngay CAD (trả tiền mặt khi giao

hàng COD)

Là phương thức thanh tốn trong đó người mua yêu cầu NH mở tài khoản tín thác đề thanh tốn cho người bán, khi người bán xuất trình đầy đủ chứng từ theo yêu cầu Sau khi giao nhận hàng xong, người bán xuất trình bộ chứng từ cho

NH để nhận tiền

eUu điển

Giao hàng xong là lấy tiền ngay vì chỉ khi nhà nhập khẩu chuyển đủ tiền kí

quỷ, NH mới báo cho nhà XK, rồi nhà xuất khâu mới giao hàng

Bộ chứng từ đơn giản hơn vì NH trả tiền tiền cho nhà XK chỉ dựa vào loại

Trang 31

® Ấp dụng

Người mua và người bán có quan hệ tốt, tin tưởng lẫn nhau

Mua bán các mặt hàng khan hiếm, thị trường là thị trường của nhà XK, tức

là nhà XK có ưu thé hon NK

Được dùng khi người mua có đại diện tại nước xuất khâu để giám sát quá

trình giao hàng, để phòng ngừa nhà XK xuất trình bộ chứng từ khơng phù hợp

với giao hàng để rút tiền của nhà xuất khẩu

COD chỉ dùng ở những nơi có kho ngoại quan Thanh toán hồi phiếu thương mại

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản tại NHCT Cà Mau

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

Chủ yếu là nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ NHCT Ca Mau, tạp chí

chuyên ngành, sách báo và công thông tin điện tử cà mau, để từ đó phân tích làm rõ vấn đề nghiên cứu

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

Phân tích hoạt động thanh tốn quốc tế dùng phương pháp thống kê mô tả như phương pháp số tương đối động thái, số tương đối kết cấu kết hợp với phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối từ đó thiết lập bảng, biểu đồ, sơ

đồ, so sánh, đối chiếu, phân tích, nhận xét và đánh giá

2.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả: Là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính tốn và mơ tả các đặc trưng khác nhau đề phản ánh một

cách tổng quát đối tượng nghiên cứu

+ Số tương đối động thái (lần, %): Là kết quả so sánh giữa hai mức độ của cùng một chỉ tiêu ở hai thời kỳ hay hai thời điểm khác nhau đề thấy được sự thay

Trang 32

+ SỐ tương đối kết cấu (2%): Dùng để xác định tỷ trọng của từng bộ phận

cấu thành nên một tổng thể

2.2.3.2 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh: Là phương pháp đối chiếu các chỉ tiêu kinh tế nhằm rút ra những kết luận đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế Trong những trường hợp đặc biệt có thể so sánh những chỉ tiêu phản ánh những hiện tượng kinh tế khác loại nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau trong q trình

phân tích

+ Phương pháp so sánh tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu là chỉ tiêu kỳ

phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc, chẳng hạn như so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa việc thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước

Ay =y1-Yo

Trong đó:

yo: Là chỉ tiêu năm trước y¡: Là chỉ tiêu năm sau

Ay: Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế

+ Phương pháp so sánh tương đối: là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu cần phân

tích so với chỉ tiêu gốc để thực hiện mức độ hoàn thành kế hoạch của một công

ty, hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc độ

tăng trưởng

Trong đó:

tỉ: Là tốc độ tăng trưởng

yi: Là mức độ cần thiết nghiên cứu ( Mức độ kỳ báo cáo)

Trang 33

CHƯƠNG 3

GIOI THIEU VE NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN CONG THUONG VIET NAM - CHI NHANH CA MAU

3.1 SU THANH LAP NGAN HANG CONG THUONG CA MAU

Ngày 01/01/1988 chi nhanh NHCT Minh Hai được thành lập theo nghị định 53/HĐBT của hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ) về việc chuyển hoạt động của Ngân Hàng sang hạch toán kinh đoanh, thống đốc NHNNVN đã ra quyết

định số 58/TCCB ngày 14/07/1988 về việc thành lập NHCT tỉnh Minh Hải và bắt

đầu hoạt động từ ngày 01/10/1988 Kỳ hợp thứ 10 ngày 12/11/1996, Quốc hội khóa IX quyết định phân chia địa giới tỉnh Cà Mau thành 2 tỉnh Cà Mau và Bạc

Liêu vào ngày 01/01/1997, vì thế NHCT Cà Mau được tách ra từ NHCT Minh

Hải theo quyết định thành lập số 15/NHCT — QÐ ngày 17/12/1996 của Chủ tịch

hội đồng quản trị NHCTVN

Đến năm 2008, NHCT Cà Mau đã tròn 20 năm xây dựng, phát triển và hội nhập, qua từng ấy năm NHCT Cà Mau đã không ngừng phát triển và đổi mới về

mọi mặt: qui mô, sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng ngày càng tiện ích và

hiện đại Đồng thời ngày càng chứng tỏ được năng lực của mình trong hoạt động

tài chính để tạo niềm tin thêm vững chắc đối với khách hàng Đặc biệt, với đội

ngũ cán bộ được đào tạo chính quy, có chuyên môn nghiệp vụ cao, tận tìn phục vụ, tư vấn và hỗ trợ khách hàng, nên NHCT Cà Mau đã trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu của tỉnh thu hút được lượng khách hàng đến giao dịch

lớn với đa dạng các thành phan, chủ thể kinh tế với nhiều lĩnh vực khác nhau,

NHCT Cà Mau đã đóng góp vào nguồn ngân sách của tỉnh một nguồn thu đáng

Trang 34

Phó giám đốc P Điện toán GIÁM ĐĨC Phó giám đốc Phó giám đốc

Ð Kế toán P Tiền tệ ngân P Giao dịch dD Giao dich P Quản lý rủi P Giao dịch P Giao dị:

quỹ TP CM so 01 ro Sông Độc phương 2

P Khách hàng P Thanh toán xuất nhập P Tổ chức hành chánh P Kiểm soát

khâu P Khách hàng doanh nghiệp lớn P Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ P Khách hàng cá nhân

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức NHCT Cà Mau

Trang 35

3.2 CO CAU TÓ CHỨC

Can ett quyét dinh sé 90/QD-HDQT-NHCTI1 ngay 04/06/2003 va quyét

dinh sé 66/QD-HDQT-NHCTI ngay 30/03/2005 cta HDQT NHCTVN về việc

ban hanh quyét định chức năng, nghiệp vụ và vận dụng mơn hình hiện đại hóa

ngân hàng NHCT đã khảo sát cả yếu tố khách quan: địa bàn, quy mô kinh tế của

tỉnh, đối tượng khách hàng, tiềm năng phát triển KT-XH của tỉnh và cả yếu tố

chủ quan: phạm vi hoạt động, lượng lao động của ngân hàng, yêu cầu bổ nhiệm công tác, định hướng phát triển nguồn nhân lực và chiến lược kinh doanh của ngân hàng đã xây dựng mô hình tơ chức gồm I1 phòng nghiệp vụ, 04 phòng

điểm giao dịch Mạng lưới của chỉnh nhánh Cà Mau từ chỗ chỉ có 01 trụ sở giao

dịch từ ngày mới thành lập đến nay ngân hàng đã có một trụ sở chính khag trang ngay tại trung tâm TP CM cùng với 04 phòng giao dịch ở những vị trí kinh tế pát

triển thuận tiện cho việc giao dịch

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

NHCT Cà Mau với I1 phòng ban trực thuộc và ban giám đốc quản lý chi

nhánh có các chức năng và nhiệm vụ khác nhau:

e Ban giám đốc: gồm 1 giám đóc và 3 phó giám đóc hỗ trợ:

-Giám đóc: là người chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành nghiệp vụ kinh

doanh theo quyền hạn của chỉ nhánh, là người chịu trách nhiệm về quyết định cho vay và thực hiện các công việc sau:

Xem xét nội dung thâm định do phịng tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm các quyết định của mình

Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền cho vay và các hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập

Quyết định các biện pháp xử lí nợ: gia hạn nợ, điều chinh kỳ hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lí đối với khách hàng

-Các phó giám đốc: có nhiệm vụ hồ trợ giám đốc, phụ trách các nghiệp vụ

cụ thể được giao và thay thế giám đốc giải quyết một số công việc cụ thể khi giám đốc đi vắng theo giấy ủy quyền của giám đốc

Trang 36

e Các phòng ban:

-Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn (Khách hàng số 01): Nghiệp vụ của phòng là trực tiếp giao dịch đối với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, trực tiếp

khai thác vốn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan

đến tín dụng, quản lí các sản phẩm tín dụng phù hợp với cường độ, thể lệ hiện

hành và hướng dẫn của NHCTVN Trực tiếp quảng bá, tiếp thị, giới thiệu và bán

sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn

-Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (khách hàng số 02): là phòng

nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trực tiếp khai thác vốn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên

quan đến tín dụng, quản lí các sản phẩm tín dụng phù hợp với cường độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCTVN Trực tiếp quảng bá, tiếp thị, giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

-Phòng khách hàng doanh nghiệp cá nhân (khách hàng số 03): là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp cá nhân, trực tiếp

khai thác vốn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lí các sản phẩm tín dụng phù hợp với cường độ thê lệ hiện

hành và hướng dẫn của NHCTVN Trực tiếp quảng bá, tiếp thị, giới thiệu và bán

sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp cá nhân

-Phòng quản lí rủi ro và nợ có vấn đề: là phịng nghiệp vụ có trách nhiệm tham mưu cho ban giám đốc chỉ nhánh về cơng tác quản lí rủi ro của chỉ nhánh,

quản lí giám sát, thực hiện danh mục cho vay, đầu tư bảo đảm tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng Thực hiện chức năng đánh giá, quản lí rủi ro

trong tất cả tất cả các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHCTVN, chịu

trách nhiệm về quản lí rủi ro, xử lí nợ xấu, nợ đã xử lí rủi ro, là đầu mối khai thác

và xử lí tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định của nhà nước nhằm thu hồi nợ

xấu

-Phòng kế tốn: là phịng thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng,

thực hiện các nghiệp vụ và công việc liên quan đến công tác quản lí tài chính, chỉ

tiêu nội bộ tại chỉ nhánh, cung cấp các nghiệp vụ ngân hàng liên quan đến thanh

tốn xử lí hạch toán các dịch Quản lí và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao

dịch trên máy tính, quản lí quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy

Trang 37

định của nhà nước và NHCTVN Đồng thời thực hiện nghiệp vụ tư vấn khách

hàng về sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng

-Phòng thanh toán xuất nhập khẩu: Tổ chức thực hiện nghiệp vụ và tư vấn cho khách hàng xuất nhập khẩu thủy sản về hoạt động TTỌQT tài trợ thương mại và kinh doanh ngoại tệ tại chỉ nhánh theo quy định của NHCTVN

-Phòng tiên tệ kho quÿ: Thực hiện và quản lí an tồn kho quỹ, quản lí tiền mặt theo quy định của NHNNVN và NHCTVN, ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chỉ tiền mặt cho khách hàng có

nhu cầu thu chỉ tiền mặt với khối lượng lớn

-Phòng tơ chức hành chính: Thực hiện các công tác tổ chức cán bộ và đào

tạo tại chỉ nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà Nước và quy định của

NHCTVN, thực hiện công tác quản trị và văn phòng, phục vụ hoạt động kinh doanh tại chỉ nhánh, thực hiện công tác bảo vệ an ninh, an toàn tại chí nhánh

-Phịng thơng tin điện tốn: Thực hiện cơng tác quản lí, duy trì hệ thơng thơng tin điện tốn tại chỉ nhánh, bảo trì bảo dưỡng máy tính nhằm bảo đảm thông suốt mạng máy tính của chỉ nhánh

-Phịng kiểm soát: Thực hiện chức năng giúp giám đốc giám sát, kiểm tra,

kiểm toán các hoạt động kinh doanh của chi nhánh nhằm đảm bảo việc thực hiện

theo đúng pháp luật của nhà nước và cơ chế quản lí của ngành

-Phòng giao dịch số 0ï: Thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng, thực hiện các giao dịch mua bán bằng ngoại tệ tiền mặt, thanh toán và chuyển tiền nội tệ, các giao dịch về thẻ, séc du lịch, séc bảo chỉ, séc chuyển khoản, nhờ thu chi tiền mặt

-Phòng giao dịch Trung Tâm, Sông Đốc, Tắc Vân, phường 2: thực hiện các hoạt động cho vay, huy động vốn, chỉ trả kiều hối theo quy chế hoạt động của NHCTVN đã ban hành

Trang 38

3.3 KHAI QUAT KET QUA HOAT DONG KINH DOANH

Ngân hàng thương mại ra đời va phát triển gắn với nền sản xuất hàng hóa,

ngân hàng kinh doanh một loại hàng hóa rất đặc biệt đó là tiền tệ Tuy nhiên về

bản chất thì hoạt động của NHTM cũng giống như các doanh nghiệp bình thường

khác ở chỗ nó cũng là một đơn vị kinh doanh vì lợi nhuận, bởi vì lợi nhuận là chỉ

tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Các ngân

hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thể đạt được tối đa hóa lợi

nhuận và tối thiểu hóa rủi ro trong kế hoạch kinh doanh của mình Để thấy rõ hơn kết quả hoạt động kinh đoanh của ngân hàng trong thời gian qua, ta xem xét bảng

số liệu sau:

Trang 39

Bang 1: KET QUA HOAT DONG KINH DOANH CUA NGAN HÀNG CÔNG THUONG CA MAU 2007-21 DAU NAM 2009-2010 DVT: Ti Chênh lệch Chỉ tiêu 2007 2008 2009 6T2009 | 6T2010 2008/2007 2009/2008 6T201 Số tiên %|Sôtin |% Số tiên Thu lãi cho vay | 199.009 | 233.880 | 245.816 | 108.787 | 122.710 | 34.871 17,52 | 11.936 5,10} 13.923 DV TTQT 3.422 4.405 4.729 1.986 2.498 983 28,73 324 7,36 512 Khac 13.864 | 17.370) 18.045 7.620 8.110} 3.506 25,29 675 3,89 490 Tổng thu 216.295 | 255.655 | 268.590 | 118.393 | 133.318 | 39.360 18,20 | 12.935 5,06 | 14.925 Tra Lai HDV 142.676 | 177.180 | 189.382 77.212 | 92.774 | 34.504 24,18 12.202 6,89 | 15.562 DV va khac 39.630 | 42.730 43.118] 21.901| 24.990] 3.100 7,82 388 0,91 | 3.089 Thuê 8.497 8.930 9.022 3.570 3.896 433 5,10 92 1,03 326 Tổng chỉ 190.803 | 228.840 | 241.522 | 102.683 | 121.660 | 38.037 19,94 | 12.682 5,54 | 18.977 Lợi nhuận 25.492 | 26.815 | 27.068 15.710 | 11.658 | 1.323 5,19 253 0,94 | (4.052) (Nguon: NHCT Ca Mau)

Trang 40

-26-Được thành lập từ rất sớm trên địa bàn tỉnh Cà Mau nên NHCT đã có sự am

hiểu đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương từ đó chỉ nhánh đã có những chính

sách phát triển phù hợp, cân đối hài hòa giữa thu, chi nên hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian vừa qua luôn đạt được hiệu quả kinh doanh rất cao, luôn đạt được những lợi nhuận trong kinh doanh

e Về doanh thu DVTTGT, DVTTQT, 1.58% KHAC, 6.42% 172% KHÁC, 6.80%

LÃI, 92% Năm 2007 x LÃI, 91.48% Ã ° Năm 2008

DVTTQT, 1.76% KHAG, 6.72% LAL, 91.52% Nam 2009

Hình 2: Cơ cấu doanh thu tại NHCT Cà Mau 2007-2009 Trong tổng doanh thu thì thu lãi chiếm tỷ trọng cao nhất với trên 90%, đây

cũng là tính tất yêu của đặc điểm kinh doanh NHTM và điều kiện kinh tế xã hội

của tỉnh với số lượng doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản rất lớn nên nhu cầu đi vay để mở rộng sản xuất kinh doanh rất cao Tại NHCT Cà Mau, hoạt động chủ yếu của ngân hàng là nhận tiền gửi và cho vay, còn các dịch vụ khác như chuyên tiền, kinh doanh ngoại tệ chỉ mang lại nguồn thu nhập nhỏ, nó chiếm ti trong rất thấp chỉ khoản 8-10% Tuy nhiên nguồn thu từ dịch vụ lại có xu hướng tăng lên do

Ngày đăng: 09/10/2014, 16:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w