1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông thụy hương hải phòng

122 1,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,58 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRỊNH VĂN KIÊN VẬN DỤNG LÝ THUYẾT QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI TRONG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỤY HƢƠNG -THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số : 60 14 05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2013 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo với thầy cô giáo trường Đại học giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, lãnh đạo Sở giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, cán bộ và giáo viên trường THPT Thụy Hương thành phố Hải Phòng đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn. Luận văn là sự thể hiện kết quả học tập nghiên cứu của tác giả và sự tận tâm giảng dạy, giúp đỡ động viên của quý Thầy Cô giáo truờng Đại học Giáo dục- Đại học Quốc gia Hà Nội, sự giúp đỡ nhiệt tình của Lãnh đạo Sở giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, cán bộ và giáo viên trường THPT Thụy Hương thành phố Hải Phòng đã cung cấp thông tin và tham gia nhiều ý kiến quý báu. Tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến PGS.TS Bùi Văn Quân đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình hoàn thành luận văn. Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, thực tiễn công tác là vô cùng phong phú, sinh động và có nhiều vấn đề cần giải quyết, chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tác giả rất mong sự đóng góp chan thànhcủa các thầy giáo, cô giáo, các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp và bạn đọc để luận văn này có giá trị thực tiễn và hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2013 Tác giả luận văn Trịnh Văn Kiên i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BGH : Ban giám hiệu BTVH : Bổ túc văn hoá CBGV : Cán bộ giáo viên CBQL : Cán bộ quản lý CĐ : Cao đẳng CSVC : Cơ sở vật chất ĐMPPDH : Đổi mới phƣơng pháp dạy học ĐH : Đại học ĐHSP : Đại học sƣ phạm GD : Giáo dục GD-ĐT : Giáo dục và Đào tạo GV : Giáo viên HS : Học sinh HSG : Học sinh giỏi PP : Phƣơng pháp PPDH : Phƣơng pháp dạy học QLGD : Quản lý giáo dục THCS : Trung học cơ sở : Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh TNCS HCM : Trung học phổ thông THPT ii MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn ………………………………………………………………... i Danh mục viết tắt.................................................................................... ii Mục lục………………………………………………………………... iii Danh mục các bảng……………………………………………………. vi Danh mục các biểu đồ, sơ đồ…………………………………………. vii MỞ ĐẦU ……………………………………………………………... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẬN DỤNG LÝ THUYẾT QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI TRONG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG……………… 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề…………………………………………… 8 1.2. Các khái niệm và lý luận cơ bản……………………………………… 10 1.2.1. Quản lý……………………………………………………………… 10 1.2.2. Đổi mới……………………………………………………………… 13 1.2.3. Quản lý sự thay đổi…………………………………………………. 13 1.2.4. Phƣơng pháp dạy học……………………………………………….. 14 1.2.5. Đổi mới phƣơng pháp dạy học……………………………………… 14 1.2.6. Quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học……………………………... 15 1.3. Những vấn đề lý luận cơ bản của lý thuyết quản lý sự thay đổi……… 16 1.3.1. Nội dung quản lý sự thay đổi……………………………………….. 17 1.3.2. Các nguyên tắc của quản lý sự thay đổi…………………………….. 17 8 1.4. Quản lý đổi mới PPDH theo lý thuyết quản lý sự thay đổi trong giáo dục 19 1.4.1. Bối cảnh của đổi mới PPDH ở trƣờng THPT hiện nay……………... 19 1.4.2. Nội dung quản lý đổi mới PPDH theo lý thuyết quản lý sự thay đổi 22 Kết luận chƣơng 1…………………………………………………….. 33 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG LÝ THUYẾT QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI TRONG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỤY HƢƠNG – HẢI PHÕNG 34 iii 2.1. Khái quát về vị trí địa lý, dân số, tình hình kinh tế, văn hoá xã hội và giáo dục huyện Kiến Thụy 34 2.1.1 .Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 34 2.1.2. Về kinh tế - văn hoá xã hội 35 2.1.3. Công tác giáo dục và đào tạo 37 2.2 . Khái quát về trƣờng THPT Thụy Hƣơng 38 2.2.1. Thực trạng về trƣờng THPT Thụy Hƣơng 38 2.2.2.Về chất lƣợng giáo dục 42 2.2.3 .Về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý 45 2.3. Thực trạng về ĐMPPDH của GV trƣờng THPT Thụy Hƣơng 47 2.4. Thực trạng quản lý đổi mới PPDH 49 2.4.1. Về “ nhận diện sự thay đổi” khi thực hiện ĐMPPDH 49 2.4.2. Về xác định các “ rào cản” trong ĐMPPDH 50 2.4.3. Về chuẩn bị các nguồn lực cơ sở vật chất cho ĐMPPDH 51 2.4.4. Về xác định các trạng thái tƣơng lai khi tiến hành ĐMPPDH 53 2.4.5. Về sự phản hồi nắm bắt nguyện vọng của giáo viên trogn thực h hiện ĐMPPDH 54 2.4.6. Về xây dựng đội ngũ cốt cán phục vụ ĐMPPDH 55 2.4.7. Về sự cam kết của CBQL và Gv nhà trƣờng trong ĐMPPDH 56 2.4.8. Thực trạng về ý kiến đánh giá về việc điều chỉnh và phát huy tác dụng của cái mơi đã đạt đƣợc để duy trì sự bền vững của các kết quả do 57 ĐMPPDH mang lại. 2.4.9. Về đảm bảo kiến thức môn học, chƣơng trình, môn học sử dụng các phƣơng tiện dạy học trong ĐMPPDH 58 2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý ĐMPPDH của trƣờng THPT Thụy Hƣơng. 60 Kết luận chƣơng 2 65 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP VẬN DỤNG LÝ THUYẾT QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI TRONG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỤY HƢƠNG- HẢI PHÕNG 66 iv 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 66 3.2. Các nhóm biện pháp đƣợc đề xuất 68 3.2.1. Nhóm các biện pháp xác định trạng thái của ĐMPPDH 68 3.2.1.1. Biện pháp xác định“ mục tiêu” của đổi mới phƣơng pháp dạy học theo quan điểm lý thuyết quản lý sự thay đổi. 3.2.1.2. Biện pháp xác định các “ rào cản” của đổi mới phƣơng pháp dạy học 3.2.1.3. Biện pháp khắc phục các rào cản của ĐMPPDH 3.2.1.4. Biện pháp xác định các điều kiện để thực hiện ĐMPPDH 3.2.2 Nhóm biện pháp xác định các “mong đợi”về ĐMPPDH của nhà 76 trƣờng 3.2.2.1. Xây dựng kế hoạch đổi mới phƣơng pháp dạy học . 3.2.2.2.Các biện pháp thực hiện sự “cam kết” của các thành viên trong nhà trƣờng. 3.2.3. Nhóm biện pháp xây dựng kế hoạch hành động tiến tới trạng thái 80 mong đợi về ĐMPPDH 3.2.3.1. Biện pháp quản lý xây dựng nguồn lực phục vụ ĐMPPDH 3.2.3.2.Biện pháp quản lý xây dựng nguồn lƣc phục vụ cho ĐMPPDH 3.2.3.3.Biện pháp đánh giá điều chỉnh, duy trì và phát huy tác dụng của cái mới. 3.3. Kết quả thăm dò về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 88 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 PHỤ LỤC 97 v DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ BẢNG BIỂU NỘI DUNG TRANG Bảng 2.1 : Trình độ tay nghề Giáo dục Trung học phổ thông 38 Bảng 2.2: Tổng số học sinh theo năm học 40 Bảng 2.3: Kết quả xếp loại học lực trong 5 năm 42 Bảng 2.4: Kết quả xếp loại hạnh kiểm trong 5 năm 43 Bảng 2.5: Kết quả thi học sinh giỏi trong 5 năm 43 Bảng 2.6: Kết quả thi nghề trong 5 năm 44 Bảng 2.7: Kết quả thi tốt nghiệp và CĐ –ĐH trong 5 năm 44 Bảng 2.8: Cơ cấu đội ngũ giáo viên trƣờng THPT 45 Bảng 2.9: Kết quả do Giáo viên tự đánh giá 48 Bảng 2.10: Kết quả do Tổ chuyên môn và Hiệu trƣởng đánh 48 giá : Bảng 2.11. Thống kê ý kiến đánh giá về thực trạng “nhận diện 49 sự thay đổi” trong ĐMPPDH theo lý thuyết quản lý sự thay đổi tại trƣờng THPT Thụy Hƣơng - Hải Phòng. Bảng 2.12 : Khảo sát thống kê ý kiến đánh giá về thực trạng 50 những cản trở( rào cản) về nhân lực đổi với khả năng thực hiện sự thay đổi do tính bảo thủ và sức ì quá lớn trong ĐMPPDH theo lý thuyết quản lý sự thay đổi. Bảng 2.13: Khảo sát thống kê ý kiến về các nguồn lực cơ sở 52 vật chất cho ĐMPPDH theo lý thuyết quản lý sự thay đổi Bảng 2.14: Thống kê ý kiến đánh giá về các điều kiện “mong 53 đợi” nội dung của trạng thái tƣơng lai khi tiến hành ĐMPPDH theo lý thuyết quản lý sự thay đổi của nhà trƣờng Bảng 2.15 : Khảo sát thống kê ý kiến đánh giá về thực trạng vi 54 phản hồi để nắm bắt đƣợc nguyện vọng của giáo viên trong khi thực hiện ĐMPPDH của nhà trƣờng Bảng 2.16. Thống kê ý kiến đánh giá về việc xây dựng đội ngũ 55 cốt cán phục vụ ĐMPPDH Bảng 2.17.Thống kê về về sự cam kết của lãnh đạo và mọi 56 thành viên đối với đổi mới phƣơng pháp dạy học theo lý thuyết quản lý sự thay đổi trong ĐMPPDH. Bảng 2.18. Thống kê ý kiến đánh giá về việc điều chỉnh và 57 phát huy tác dụng của “cái mới đã đạt đƣợc” để duy trì sự “bền vững” của các kết quả do ĐMPPDH mang lại. Bảng 3.1: Kết quả thăm dò về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp SƠ ĐỒ : Sơ đồ 1.1. Mô hình quản lý Sơ đồ 1.2. Quan hệ các chức năng quản lý Sơ đồ 3.1. Nguyên tắc quản lý sự thay đổi BIỂU ĐỒ: 2.1. Biểu đồ số lƣợng học sinh 2.2. Biểu đồ xếp loại học sinh 5 năm học vii 88 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong xã hội hiện đại, giáo dục đƣợc xác định là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển, sự tiến bộ của xã hội. Bài học của nhiều quốc gia có bƣớc nhảy vọt trong sự phát triển kinh tế - xã hội là biết đầu tƣ và sử dụng thành quả của giáo dục một cách đúng đắn. Có nhiều yếu tố ảnh hƣớng đến sự phát triển của giáo dục, trong đó có yếu tố quản lý. Quản lý trong giáo dục không chỉ loại trừ những yếu tố gây cản trở và những yếu tố phản phát triển mà còn làm cho sức mạnh của các nguồn lực giáo dục đƣợc nhân lên gấp bội. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện bộ máy và nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục luôn đƣợc các quốc gia có nền giáo dục phát triển quan tâm. Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam, trên cơ sở nhận thức về vai trò của giáo dục trong sự tiến bộ xã hội đã xác định các quan điểm đúng đắn để định hƣớng cho phát triển giáo dục của quốc gia. Những quan điểm đó là: Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nƣớc và của toàn dân; Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; Đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho sự phát triển; Giáo dục vừa là động lực và là mục đích của sự phát triển. Ở nƣớc ta ngay từ đầu của nền giáo dục cách mạng Việt Nam, trong Thƣ gửi học sinh nhân ngày khai Trƣờng Bác Hồ viết“...Từ giờ phút này trở đi, các cháu đƣợc hƣởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam...làm phát triển hoàn toàn năng lực sẵn có của các cháu”. Nội dung của bức thƣ là định hƣớng cho sự phát triển phƣơng pháp dạy học. Theo đó, hàng loạt các chƣơng trình hành động, các kế hoạch phát triển giáo dục đƣợc triển khai. Trong các kế hoạch phát triển giáo dục, vấn đề đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và công tác quản lý giáo dục luôn đƣợc quan tâm thỏa đáng. Chỉ thị 40/CT-TW và Quyết định 09/2005/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về “Xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ 1 QLGD giai đoạn 2005-2010”; Nghị quyết 08/NQ-BCSĐ của Ban Cán sự Đảng Bộ GD&ĐT về phát triển trƣờng sƣ phạm và ngành sƣ phạm của địa phƣơng là một khẳng định cho nhận định trên. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định “ Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học, tích cực chuẩn bị để từ sau năm 2015 thực hiện chƣơng trình giáo dục phổ thông mới” [19]. Nhƣ vậy, về phƣơng diện lý luận và thực tiễn, vấn đề đổi mới phƣơng pháp quản lý và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đã đƣợc khẳng định và triển khai trong sự nghiệp phát triển giáo dục ở nƣớc ta. 1.2. Sự phát triển của giáo dục là quá trình có định hƣớng. Quá trình giáo dục là quá trình hoạch định, tổ chức các yếu tố, nhân tố trong hiện thực giáo dục đã đƣợc nhận thức, đƣợc mô tả bằng lý luận khoa học và thiết kế kỹ thuật nhằm tạo cho những yếu tố, nhân tố này có cơ cấu về nhiều phƣơng diện trong việc truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội. Do đó, sự phát triển của giáo dục hàm chứa trong nó những quá trình đổi mới, phát triển của các thành tố cấu trúc của quá trình giáo dục, trong đó có thành tố phƣơng pháp. Quá trình dạy học là quá trình bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể trong nhà trƣờng. Nhìn chung, mọi hoạt động giáo dục đều dựa trên cơ sở của dạy học. Vì thế, đổi mới giáo dục phải đƣợc bắt nguồn và đƣợc thực hiện bởi đổi mới dạy học. Phƣơng pháp là khái niệm có phạm vi phản ánh rộng. Trong thực tiễn, khái niệm phƣơng pháp đƣợc sử dụng ở nhiều cấp độ khác nhau, từ cấp độ quan điểm, tƣ tƣởng đến cách thức và kỹ thuật cụ thể để thực hiện mục tiêu dạy học. Vì vậy, đổi mới phƣơng pháp dạy học đƣợc thực hiện ở những cấp độ khác nhau. Hiệu quả của đổi mới phƣơng pháp dạy học đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức và đặc biệt vào vai trò chỉ đạo của đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng học đối với lĩnh vực phƣơng pháp trong dạy học. 2 1.3. Thực tiễn triển khai quản lí đổi mới phƣơng pháp dạy học trong trƣờng THPT Thụy Hƣơng trong giai đoạn qua đã thu đƣợc những kết quả nhất định. Tuy nhiên, sự đổi mới này chƣa toàn diện và chƣa thực sự mang tính rộng khắp với tất cả các giáo viên và học sinh trong trƣờng. Hiện tƣợng đổi mới có tính hình thức còn tồn tại không ít trong trƣờng học. Có nhiều nguyên nhân của thực trạng này, một trong những nguyên nhân đó là công tác quản lí đổi mới phƣơng pháp dạy học của đội ngũ cán bộ quản lý các trƣờng trung học phổ thông còn hạn chế, trong đó phải kể đến sự hạn chế về phƣơng tiện kỹ năng, kỹ thuật quản lý chỉ đạo của đội ngũ cán bộ quản lý nhà trƣờng. Hạn chế về kỹ năng và kỹ thuật chỉ đạo của các cán bộ này có nguyên nhân từ việc hạn chế trong cập nhật những lý luận quản lý hiện đại trong quản lý giáo dục vào lĩnh vực chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy học. Phƣơng pháp dạy học là một thành tố cấu thành quá trình dạy học trong nhà trƣờng và là thành tố có tính động hơn so với nhiều thành tố khác của quá trình này. Đổi mới PPDH có bản chất là sự thay đổi. Vấn đề này đƣợc lý thuyết quản lý sự thay đổi đề cập và giải quyết trên nhiều bình diện khác nhau. Lý thuyết này cần đƣợc vận dụng vào thực tiễn quản lý trƣờng học nói chung, vào công tác quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy. Trƣớc thực trạng nêu trên, là một cán bộ quản lý của nhà trƣờng, tôi xin tìm hiểu và trình bầy luận văn của mình về vấn đề quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học theo lý thuyết quản lý sự thay đổi. Đề tài nghiên cứu của luận văn đƣợc biểu đạt bởi tiêu để: “Vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong quản lí đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT Thụy Hương - Hải Phòng” 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các biện pháp quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học theo quy trình của lý thuyết quản lý sự thay đổi trong tổ chức quản lý, góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả dạy học ở trƣờng THPT Thụy Hƣơng - Hải Phòng. 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi vào quá trình quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng THPT Thụy Hƣơng - Hải Phòng 3.2. Đánh giá thực trạng quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng THPT Thụy Hƣơng - Hải Phòng 3.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học theo lý thuyết quản lý sự thay đổi ở trƣờng THPT Thụy Hƣơng - Hải Phòng. 3.4. Thử nghiệm quy trình đƣợc đề xuất - Nghiên cứu các cơ sở lý luận của quy trình vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi. - Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý sự thay đổi trong việc đổi mới phƣơng pháp dạy học - nguyên nhân của thực trạng. - Rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất quy trình vận dụng lý thuyết sự thay đổi vào việc đổi mới phƣơng pháp dạy học. 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Lý luận và thực tiễn vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng THPT Thụy Hƣơng- Hải Phòng 4.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng THPT Thụy Hƣơng Hải Phòng theo lý thuyết quản lý sự thay đổi. 5. Vấn đề nghiên cứu Đề tài tập trung vào nghiên cứu hai vấn đề cơ bản sau: - Quy trình vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học. - Để đảm bảo chất lƣợng của sự vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi vào quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học có cần thiết phải tuân thủ theo quy 4 trình quản lý sự thay đổi hay không và quy trình nhƣ thế nào thì hợp lý và có tính khoa học? 6. Giả thuyết nghiên cứu Nếu áp dụng quy trình quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng theo lý thuyết quản lý sự thay đổi thì hiệu quả của quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học trong nhà trƣờng sẽ đƣợc nâng cao. 7. Giới hạn nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu về lý thuyêt quản lý sự thay đổi chỉ trong phạm vi các quy trình quản lý sự thay đổi và tập trung chủ yếu vào chức năng quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học. - Về địa bàn nghiên cứu: Đề tài luận văn đƣợc triển khai nghiên cứu tại trƣờng THPT Thụy Hƣơng - Hải Phòng 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa lý luận: Tổng kết thực tiễn công tác quản lý sự thay đổi trong quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học, chỉ ra những bài học thành công và mặt hạn chế, cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng quy trình quản lý sự thay đổi trong đổi mới phƣơng pháp dạy học. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu có thể đƣợc áp dụng cho các trƣờng THPT thành phố Hải Phòng. Nó còn có giá trị tham khảo cho các nhà quản lý giáo dục. 9. Phƣơng pháp nghiên cứu 9.1. Phương pháp luận Tiến trình nghiên cứu đề tài luận văn dựa trên các quan điểm phƣơng pháp luận sau: - Nguyên lý về sự vận động phát triển của sự vật hiện tƣợng. - Quan điểm hệ thống trong nghiên cứu trƣờng học và quản lý trƣờng học, quản lý hoạt động dạy học. 5 9.2. Các phương pháp cụ thể 9.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu lý luận nhƣ phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp hệ thống và khái quát hoá để xây dựng các khái niệm công cụ và xây dựng các luận cứ lý luận khác cho vấn đề nghiên cứu. Nguồn tài liệu đƣợc sƣu tầm và nghiên cứu tập trung vào các vấn đề: - Lý thuyết quản lý sự thay đổi trong tổ chức - Quản lý nhà trƣờng và quản lý hoạt động dạy học trong trƣờng THPT - Đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng THPT - Quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng THPT 9.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 9.2.2.1. Phương pháp điều tra Sử dụng phiếu điều tra để thu thông tin về các vấn đề: - Thực trạng đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng THPT Thụy Hƣơng-Hải Phòng - Thực trạng quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng THPT Thụy Hƣơng - Hải Phòng. - Đánh giá tính hợp lý và mức độ khả thi của quy trình quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng THPT Thụy Hƣơng - Hải Phòng đƣợc xây dựng theo lý thuyết quản lý sự thay đổi - Đối tƣợng đƣợc điều tra gồm cán bộ quản lý trƣờng THPT Thụy Hƣơng, các giáo viên và học sinh trƣờng THPT Thụy Hƣơng - Hải Phòng nơi đề tài triển khai nghiên cứu. 9.2.2.2. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Phƣơng pháp đƣợc sử dụng để phân tích các nguyên nhân của sự thành công và tồn tại của công tác quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng THPT Thụy Hƣơng - Hải Phòng. 6 9.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm Đƣợc sử dụng trong tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân của thực trạng chỉ quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng THPT Thụy Hƣơng - Hải Phòng. Sản phẩm là Hồ sơ quản lý hoạt động chuyên môn và Hồ sơ quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học của trƣờng THPT Thụy Hƣơng - Hải Phòng đƣợc nghiên cứu. 9.2.2.4. Phương pháp chuyên gia Nhằm trƣng cầu ý kiến của các chuyên gia về quy trình quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học theo quan điểm của lý thuyết quản lý sự thay đổi trong tổ chức. 9.2.2.5. Phưong pháp thử nghiệm sư phạm - Mục đích: Kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của quy trình quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học theo quan điểm của lý thuyết quản lý sự thay đổi đƣợc đề xuất. Nội dung và phƣơng pháp thực hiện: Lựa chọn trƣờng THPT Thụy Hƣơng nghiên cứu để thử nghiệm. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà trƣờng đƣợc thử nghiệm, đƣợc huấn luyện về quy trình để triển khai trong thực tiễn quản lý hoạt động trong một học kỳ của năm học 2012 – 2013. 9.3. Phƣơng pháp toán thống kế Sử dụng các công thức thống kê để xử lý các số liệu do các phƣơng pháp nghiên cứu trên đem lại. 10. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của việc vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong quản lý đổi mới phƣơng dạy học trong trƣờng Trung học phổ thông Chƣơng 2: Thực trạng vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng Trung học phổ thông Thụy Hƣơng - Hải Phòng. Chƣơng 3: Một số biện pháp vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng Trung học phổ thông Thụy Hƣơng 7 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẬN DỤNG LÝ THUYẾT QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI TRONG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu tìm ra các biện pháp tăng cƣờng quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học ở trƣờng THPT là một vấn đề mang tính thời sự và không đơn giản. Bởi lẽ, công tác quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học ở mỗi cấp học, bậc học, cho mỗi trƣờng mỗi địa phƣơng, vùng miền...là khác nhau. Mặt khác, các biện pháp quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng THPT phụ thuộc vào kết quả nghiên cứu khoa học của nhiều ngành, phụ thuộc vào đối tƣợng quản lý, mục tiêu quản lý từng giai đoạn... và cả kinh nghiệm cũng nhƣ năng lực của nhà quản lý của bộ máy quản lý của nhà trƣờng cụ thể. Do đó, việc tổng kết kinh nghiệm cả về lý luận và thực tiễn về quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học là việc làm cần thiết nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích cho các nhà quản lý. Trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về lý thuyết quản lý sự thay đổi. Các công trình nghiên cứu này đã đƣợc xuất bản thành sách chuyên đề hoặc đƣợc chuyển tải dƣới dạng chuyên đề cho cao học quản lý. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu, các bài viết của các tác giả hàng đầu Việt Nam xung quanh vấn đề này nhƣ các tác giả: Hồ Ngọc Đại, Nguyễn Cảnh Toàn, Vũ Trọng Rỹ, Đặng Xuân Hải, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Đặng Bá Lãm, Phạm Viết Vƣợng, Bùi Văn Quân, Trần Kiểm,... một số hội thảo trong thời gian qua cũng đề cập đến vấn đề trên, điển hình là hội thảo của Khoa Sƣ phạm( tiền thân ĐHGD) với tiêu đề “ Chất lƣợng giáo dục và vấn đề đào tạo giáo viên”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học (10/2004) hay trong các bài viết của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Đức Chính, “ Chuẩn và chuẩn hóa giáo dục - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”... 8 Bên cạnh đó, một số cuốn sách nghiên cứu về PPDH đã ra đời nhƣ: Các biện pháp phát huy tính tích cực của HS trong giờ lên lớp (Đặng Thành Hƣng, 1994); Phƣơng pháp giáo dục tích cực lấy ngƣời học làm trung tâm (Nguyễn Kỳ, HN, 1995); Dạy học giải quyết vấn đề (Vũ Văn Tảo, HN,1996); Dạy học và phƣơng pháp dạy học trong nhà trƣờng (Phan Trọng Ngọc, HN, 2005). Đáng chú ý là “Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới” của Thái Duy Tuyên, ngƣời có công nghiên cứu về lĩnh vực đổi mới về phƣơng pháp dạy học ngày nay, đặc biệt là tác giả Đặng Xuân Hải - Nguyễn Sỹ Thƣ (2012) Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường trong bối cảnh thay đổi, NXB Giáo dục Việt Nam. Đặng Xuân Hải - Tập bài giảng quản lý sự thay đổi tại lớp cao học k11- l3 và một số luận văn thạc sỹ nhƣ: - “Những biện pháp quản lý của Hiệu trƣởng nhằm đổi mới phƣơng pháp dạy học ở các trƣờng THPT Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Thành Hiếu (2006). - “Những biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng các Trƣờng THCS Huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ của tác giả Ngô Hoàng Gia (2007). - “Biện pháp quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học của Hiệu trƣởng các trƣờng THPT Huyện Bảo Lâm- Tỉnh Lâm Đồng” của tác giả Nguyễn Hoàng Vũ (2012). Các công trình đó đều tập trung nghiên cứu vào một số nội dung đổi mới phƣơng pháp dạy học có ý nghĩa lý luận cũng nhƣ thực tiễn ở loại hình nhà trƣờng THPT và đặc điểm từng địa phƣơng. Tuy nhiên chƣa có công trình nghiên cứu toàn diện có hệ thống và phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị và quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học theo xu hƣớng đổi mới và hội nhập. Do đó tác giả chọn đề tài “Vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng trung học phổ thông Thụy Hƣơng – Hải Phòng” để nghiên cứu nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu đề ra. 9 1.2. Các khái niệm và lí luận cơ bản 1.2.1. Quản lý Theo Từ điển Giáo dục học: “Quản lý là tác động có định hƣớng, có chủ đích của chủ thể quản lý (ngƣời quản lý) tới khách thể quản lý (ngƣời bị quản lý) trong tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt đƣợc mục đích của tổ chức”. Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng tối đa các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra”[8]. Thuật ngữ “Quản lý” (Tiếng Việt gốc Hán) lột tả đƣợc bản chất của hoạt động này trong thực tiễn, nó bao gồm hai quá trình tích hợp vào nhau, quá trình “Quản” gồm coi sóc, gìn giữ, duy trì, duy trì ở trạng thái “ổn định”, quá trình “Lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới hệ, đƣa hệ vào “phát triển”[9]. Nếu ngƣời đứng đầu tổ chức chỉ lấy việc “Quản làm chính thì tổ chức dễ bị trì trệ, ngƣợc lại nếu chỉ quan tâm đến việc “Lý” thì sự phát triển của tổ chức không bền vững. Do vậy ngƣời quản lý phải luôn xác định và phối hợp tốt, sao cho trong “Quản” phải có “ Lý” và trong “Lý” phải có “Quản” làm cho trạng thái của hệ thống mình quản lý luôn đƣợc ở trạng thái cân bằng động. Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có mục đích của ngƣời quản lý đến tập thể ngƣời bị quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu quản lý. Trong nhà trƣờng đó là tác động của ngƣời quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lƣợng khác nhằm thực hiện hệ thống các mục tiêu giáo dục. Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng “ QLGD theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành phối hợp các hoạt động xã hội nhằm thúc đẩy mạnh mẽ công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội” [7]. 10 Bản chất của hoạt động quản lý có thể mô hình qua sơ đồ sau: Công cụ Đối tƣợng quản lý Chủ thể quản lý Phƣơng pháp Sơ đồ 1.1: Mô hình quản lý Trong đó: Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức. Khách thể (đối tƣợng) quản lý là những con ngƣời cụ thể và sự hình thành tự nhiên các quan hệ giữa những con ngƣời, giữa các nhóm ngƣời, khác nhau. Công cụ quản lý và phƣơng tiện tác động của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhƣ: Mệnh lệnh, quyết định, chính sách, luật lệ... Phƣơng pháp quản lý đƣợc xác định theo nhiều cách khác nhau. Nó có thể là do nhà quản lý áp đặt hoặc do sự cam kết giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý. Quản lý có bốn chức năng; Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Các chức năng chính của hoạt động quản lý luôn đƣợc thực hiện liên tiếp, đan xen vào nhau, phối hợp và bổ sung cho nhau tạo thành chu trình quản lý. Trong chu trình nay, yếu tố thông tin luôn có mặt trong tất cả các giai đoạn, nó vừa là điều kiện vừa phƣơng tiện không thể thiếu đƣợc khi thực hiện chức năng quản lý và ra quyết định quản lý. Tác giả Nguyễn Quốc Chí đã nhấn mạnh vai trò của thông tin trong trong quản lý: “không có thông tin không có quản lý” 11 Mối liên hệ các chức năng quản lý dƣợc thực hiện qua sƣ đồ sau: Kế hoạch Kiểm tra Thông tin Tổ chức Chỉ đạo Sơ đồ 1.2: Quan hệ các chức năng quản lý *Biện pháp: theo từ điển Tiếng Việt thông dụng do Nguyễn Nhƣ Ý chủ biên, biện pháp là “cách làm, cách thức tiến hành”. Biện pháp là cách thức hành động để thực hiện một mục đích, là cách làm giải quyết một vấn đề cụ thể. Biện pháp là một bộ phận của phƣơng pháp, điều đó có nghĩa là để sử dụng một phƣơng pháp nào đó phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, cùng một biện pháp có thể sử dụng trong nhiều phƣơng pháp. *Biện pháp quản lý là cách thức tác động vào đối tƣợng quản lý giúp chủ thể nâng cao khả năng hoàn thành có kết quả các mục tiêu đề ra. Các biện pháp đƣợc đánh giá theo các tiêu chí sau: Tính thừa kế: không làm sáo trộn, hay quá thay đổi cái đã có mà kế thừa có chọn lọc. Tính phù hợp: biện pháp đƣa ra là những biện pháp phù hợp với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Tính khả thi: biện pháp không bị các yếu tố chi phối, nó ràng buộc ở mức độ cao. Tính hiệu quả: biện pháp giải quyết đƣợc vấn đề đặt ra và không làm nảy sinh những vấn đề phức tạp hơn. 12 Các yếu tố ràng buộc gồm: quyền lực, văn hóa, đạo đức, tài chính, thời gian, con ngƣời và chính sách pháp luật. Cũng theo từ điển Hán - Việt của Thiều Chửu, Biện: đƣợc hiểu là phân tách đúng hoặc sai, tốt hoặc xấu một sự vật hiện tƣợng; nghĩa là xem xét các sự vật hiện tƣợng rồi chia rành rẽ ra đúng sai, tốt, xấu hay phải chăng; Biện: còn đƣợc hiểu là tranh luận bằng lời nói, bằng văn chƣơng để hiểu rõ cái hay cái, cái dở của một sự vật, hiện tƣợng. Pháp; đƣợc hiểu là cách làm, cũng có thể là hiểu là phép thuật, Pháp còn đƣợc hiểu là cách làm giỏi để mọi ngƣời bắt chƣớc mà làm theo[9]. 1.2.2. Đổi mới: theo Từ điển Tiếng Việt 2008 đổi mới là thay đổi hoặc làm cho thay đổi tốt hơn, tiến bộ hơn so với trƣớc, đáp ứng yêu cầu sự phát triển. Đổi mới là cải cách cái lỗi thời, cái cũ thay vào đó là kế thừa cái tốt và thêm vào cái mới hợp thời đại mới. Nhƣ vậy, đổi mới là thay đổi, kế thừa cái cũ và tiếp thu cái mới một cách linh hoạt[25]. Sự thay đổi: Thay đổi là quá trình vận động do ảnh hƣởng tác động qua lại của sự vật hiện tƣợng, của các yếu tố bên trong và bên ngoài, thay đổi là thuộc tính chung của bất kì sự vật hiện tƣợng nào. 1.2.3. Quản lý sự thay đổi Quản lý thay đổi thực chất là xác định cái cần thay đổi, trạng thái phải thay đổi và trạng thái mong muốn sau thay đổi, xác định khoảng cách giữa chúng và tìm lộ trình đi đến trạng thái mong đợi. Tuy nhiên, trong quản lý sự thay đổi, nguyên tắc phù hợp thích ứng và kế thừa phát triển rất đƣợc coi trọng. Theo PGS-TS Đặng Xuân Hải: “Quản lý sự thay đổi thực chất là kế hoạch hóa điều hành và chỉ đạo triển khai sự thay đổi để đạt đƣợc mục tiêu đề ra cho sự thay đổi đó mà không xáo trộn nếu không thật sự cần thiết. Quản lý thay đổi trong giáo dục lấy tƣ duy “ cân bằng động” làm điểm tựa và tính lộ trình là một đặc điểm quan trọng của quản lý sự thay đổi”[11]. 13 1.2.4. Phương pháp dạy học Theo từ điển tiếng Việt: Phƣơng pháp là cách thức tiến hành để có hiệu quả[26]. Khái niê ̣m PPDH là khái niê ̣m đa cấ p đô ̣ . Ở cấp độ thứ nhất , PPDH đƣơ ̣c hiể u nhƣ mô ̣t tƣ tƣởng , mô ̣t quan điể m về tổ chƣ́c da ̣y ho ̣c . Ví dụ : “PPDH lấ y ho ̣c sinh làm trung tâm” ; ở cấp độ thứ hai , PPDH đƣơ ̣c hiể u nhƣ là một mô hình , mô ̣t chiế n lƣơ ̣c trong tổ chƣ́c da ̣y ho ̣c . Ví dụ, PPDH khám phá, PPDH kiế n ta ̣o ..; Ở cấp độ thứ ba , PPDH đƣơ ̣c hiể u là cách thƣ́c , con đƣờng cu ̣ thể nhằ m đa ̣t mu ̣c tiêu da ̣y ho ̣c . Ở cấp độ này, khái niệm PPDH chỉ nhƣ̃ng PPDH cu ̣ thể . Ví dụ: PP thuyế t trình; PP vấ n đáp . Ở cấp độ cuối cùng , PPHD đƣơ ̣c hiể u là nhƣ̃ng ki ̃ thuâ ̣t để thƣ̣c hiê ̣n da ̣y ho ̣c . Ví dụ, PPDH công não, PPDH bể cá… Đề tài luâ ̣n văn sƣ̉ du ̣ng khái niê ̣m PPDH với ý nghiã là những hình thức và cách thức hoạt động của GV và HS trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt đƣợc mục tiêu dạy học. PPDH là một khái niệm phức hợp, có nhiều bình diện, phƣơng diện khác nhau. Có thể nêu ra một số đặc trƣng của PPDH nhƣ sau: PPDH định hƣớng mục tiêu dạy học, PPDH là sự thống nhất của PPDH và phƣơng pháp học; PPDH thực hiện thống nhất chức năng đào tạo và giáo dục: PPDH là sự thống nhất của logic tâm lý nhận thức: PPDH có mặt bên ngoài và mặt bên trong, mặt khách quan và chủ quan; PPDH là sự thống nhất của cách thức hành động và phƣơng tiện dạy học. 1.2.5. Đổi mới phương pháp dạy học Với khái niê ̣m PPDH đã lƣ̣a cho ̣n , có thể hiểu đổi mới PPDH với các mức độ sau đây: - Là sự cải tiến, hoàn thiện các PPDH đang sử dụng để góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả dạy học. - Là việc bổ sung, phối hợp nhiều PPDH để khắc phục mặt hạn chế của các PPDH đang sử dụng nhằm đạt dƣợc mục tiêu dạy học đề ra. 14 - Là sự thay đổi PPDH đang sử dụng bằng các PPDH mới tối ƣu, kết hợp với việc sử dụng các phƣơng tiện truyền thông đa phƣơng tiện: từ đó hình thành nên các kiểu dạy- học mới với mong muốn đem lại hiệu quả cao hơn. 1.2.6. Quản lý đổi mới phương pháp dạy học Là nắm vững và điều chỉnh, quản lý quá trình đổi mới phƣơng pháp dạy học cho phù hợp với các điều kiện dạy học trong nhà trƣờng. Trong đó nắm vững kế hoạch dạy học, phƣơng pháp dạy học, điều chỉnh triển khai sự thay đổi để đạt đƣợc mục tiêu ĐMPPDH đã đề. * Một số văn bản chỉ đạo về đổi mới giáo dục và ĐMPPDH. Những quan điểm và đƣờng lối chỉ đạo của Nhà nƣớc về đổi giáo dục nói chung và THPT nói riêng đƣợc thể hiện trong nhiều văn bản, đặc biệt trong các văn bản sau đây: + CT30/1998/ CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về điều chỉnh chủ trƣơng phân ban ở phổ thông trung học: + Chỉ thị 15/1999 BGDĐT về đổi mới phƣơng pháp dạy học; + Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới CTGDPT; + Chỉ thị 14/2011/ CT- TTg về thực hiện NQ 40/2000/ QH 10; + Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001-2010; + Luật Giáo dục (sửa đổi năm 2005). Ngay sau cách mạng tháng tám năm 1945, cùng với việc xây dựng một nền giáo dục mới, mục tiêu và nguyên lý giáo dục Việt Nam đã đƣợc xác định. Nội dung căn bản của mục tiêu giáo dục là đào tạo con ngƣời phát triển toàn diện. Mục tiêu này tiếp tục đƣợc khẳng định trong Điều 2 của Luật Giáo dục (2005). Nguyên lý giáo dục cũng đƣợc khẳng định trong Điều 3 của Luật giáo dục là hoạt động giáo dục phải thực hiện theo nguyên lý “ học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trƣờng kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội”[27]. Về PPDH, Luật Giáo dục quy định “Phƣơng pháp giáo dục phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tƣ duy sáng tạo của ngƣời học: bồi dƣỡng cho 15 ngƣời học năng lực tự học, khả năng tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và chí vƣơn lên”[27]. Về phƣơng pháp giáo dục giáo dục phổ phông, Điều 28 Luật Giáo dục quy định “Phƣơng pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”[27]. 1.3. Những vấn đề lý luận cơ bản của lý thuyết quản lý sự thay đổi Quản lý sự thay đổi là một lý thuyết ra đời nhằm tăng tính thích ứng của các hoạt động quản lý đối với “sự thay đổi” của bối cảnh và của chính đối tƣợng quản lý trong qúa trình phát triển. Trong thực tế có hai loại thay đổi: “Sự thay đổi tự nhiên” diễn ra thƣờng xuyên và “sự thay đổi đƣợc hoạch định”. Loại thay đổi thứ hai có tính phức tạp, chƣa đƣợc thử nghiệm đối với tổ chức và cần có sự quản lý. Trƣớc tiên ngƣời quản lý phải nhận diện cho đƣợc “sự thay đổi” mà mình phải quản lý có đặc điểm, cũng nhƣ những nội dung cơ bản nào cần giải quyết; đồng thời phân tích đƣợc khả năng” đón nhận” sự thay đổi của tổ chức. Thông thƣờng, quản lý sự thay đổi phải trải qua ba giai đoạn chính, đó là giai đoạn chuẩn bị về mặt tinh thần của nhân viên cho tiến trình thay đổi, ở giai đoạn này, cần phải chuẩn bị cho đội ngũ thay đổi về thái độ, kiến thức kỹ năng... quá trình tiếp theo trong qúa trình thay đổi là tái định hình khi sự thay đổi đã xảy ra, cách làm việc mới... thích ứng với “sự thay đổi” đã đạt đƣợc. Công đoạn tiến hành “sự thay đổi” dài hay ngắn tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ sức ỳ của các nhân viên, trình độ...và đặc biệt là năng lực quản lý sự thay đổi chính đội ngũ quản lý của đơn vị đó. Trong quá trình quản lý sự thay đổi, ngƣời quản lý cần phải quyết định xem mình mong muốn đạt đƣợc và điều gì và nên thực hiện sự thay đổi đó vào lúc nào. Tuy nhiên, trƣớc khi ra quyết định, họ cần phải hiểu rõ nội dung 16 của sự thay đổi và đặc điểm của sự thay đổi này (không có thay đổi chung chung mà phải cụ thể), nên xác định những điểm cân nhắc khi thực hiện sự thay đổi trong đổi trong bối cảnh cụ thể của đơn vị mình. Ngƣời quản lý tìm cách để có đƣợc ảnh hƣởng, sự tin cậy và lòng tôn trọng; kích thích đƣợc tính tự giác, tự giác, của đội ngũ và để phát huy tính đồng đội. Cần lƣu ý nếu không thật cần thiết thì không nên xáo trộn và tôn trọng qui luật lịch sử [11]. 1.3.1. Nội dung quản lý sự thay đổi Nhƣ chúng ta đã đề cập ở trên nội dung cơ bản của quản lý sự thay đổi là nhận diện những bất cập của trạng thái hiện hành và xác định trạng thái mong muốn, tìm lộ trình khoa học cho việc đạt đƣợc trạng thái mong muốn. Thông thƣờng, quản lý sự thay đổi qua ba giai đoạn chính, giai đoạn chuẩn bị về mặt tinh thần của nhân viên cho tiến trình thay đổi đƣợc gọi là giai đoạn khởi động, giai đoạn này cần phải chuẩn bị cho đội ngũ thay đổi về thái độ, kiến thức, kỹ năng...đến giai đoạn thay đổi diễn biến...và đến giai đoạn 3 đây chính là lúc đã đƣợc “trạng thái mong đợi”, tái định hình khi sự thay đổi đã xảy ra, “định hình” niềm tin, cách làm mới...thích ứng với “sự thay đổi” đã đạt đƣợc [5]. Công đoạn 2 là tiến hành sự thay đổi giai đoạn này dài ngắn tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ sức ì của các nhân viên…trình độ văn hóa của tổ chức và đặc biệt là năng lực quản lý của đội ngũ CBQL. 1.3.2.Các nguyên tắc của quản lý sự thay đổi Có ba bộ phận cấu thành chủ yếu, đó là điểm xuất phát “ sự thay đổi”, đích đến khi thực hiện sự thay đổi và khoảng cách cần rút ngắn tồn tại giữa trạng thái hiện tại và đích đến với các chiến lƣợc cần có để rút ngắn khoảng cách. Sơ đồ đó có thể minh họa nhƣ sau: 17 Trạng thái mong muốn: Trạng thái đạt đƣợc sau khi thực hiện đƣợc sự thay đổi, cái mới” đã định hình Lộ trình “quản lí sự chuyển đổi” Tình hình thực hiện mục tiêu, yêu cầu, nội dungcủa ĐMPPDH Trạng thái hiện hành: chứa các yếu tố cần phải thay đổi để tổ chức phát triển bền vững Sơ đồ 1.3: Sơ đồ nguyên tắc của quản lý sự thay đổi - Cụ thể hóa vào các sơ đồ “tiếp cận” ở hình 1.3 và chúng ta thấy quản lý thay đổi phải trải qua các giai đoạn sau: Giai đoạn 1. Nhận diện trạng thái hiện hành của tổ chức/nhà trƣờng bao gồm: - Nhận diện vấn đề tổ chức/ nhà trƣờng đang đối mặt và yêu cầu của sự thay đổi. - Xác định điểm “tối” hay cụ thể hơn là “những cái phải thay đổi”: chỉ cho đƣợc đặc điểm hạn chế của vấn đề phải thay đổi. - Phân tích trạng thái của tổ chức mình khi đón nhận sự thay đổi; sự sẵn sàng, sự phản ứng. Chọn vấn đề tác động lớn nhất và các cơ hội thật sự đang có. Giai đoạn 2: Mô tả trạng thái mong đợi của tổ chức, bao gồm: Chỉ rõ những mong đợi, những “nội dung của trạng thái tƣơng lai” khi đã thực hiện đƣợc sự thay đổi: liệt kê các kết quả mong đợi (liên quan trực tiếp đến nội dung vấn đề định thay đổi), thống nhất những kết quả có khả năng đạt đƣợc. 18 Mô tả đặc điểm của trạng thái “quá độ” hay kết quả của một số giai đoạn chính nếu trong lộ trình tối ƣu đi tới đích phải trải qua thời kì quá độ. Đạt đƣợc sự cam kết từ những ngƣời liên quan sẽ phát huy tác dụng tích cực của “cái mới” đã đạt đƣợc để duy trì sự bền vững của các kết quả do thay đổi mang lại. Giai đoạn 3: Xây dựng kế hoạch hành động tiến tới trạng thái mong đợi, bao gồm: Phân tích bối cảnh, nguồn lực, lựa chọn lộ trình tối ƣu đi đến đích với các điều kiện, nguồn lực cụ thể, thống nhất lộ trình thay đổi và đề nghị cam kết từ những ngƣời liên quan đến nội dung thực hiện lộ trình đã thống nhất. Chọn bƣớc đi cụ thể, thích hợp để đạt đƣợc kết quả đó phù hợp với các giai đoạn của sự thay đổi với các lƣu ý và rào cản hiện hữu (giai đoạn chuẩn bịgiai đoạn thực hiện giai đoạn đánh giá, điều chỉnh và phát huy tác dụng của cái mới đã đạt đƣợc). Lãnh đạo có quyết tâm và có cam kết, cần có sự chỉ đạo quyết liệt cho “sự thay đổi” và đôi khi phải liều lĩnh dựa trên bản lĩnh của ngƣời lãnh đạo. Đặt mọi ngƣời trong nhà trƣờng vào vị thế sẵn sàng cho sự thay đổi. Nên lƣu ý đến “tính động” trong việc thực hiện kế hoạch với lộ trình đã dự kiến để nếu thật cần thiết thì điều chỉnh bƣớc đi nhƣng kiên định với đích đến. Muốn xây dựng đƣợc lộ trình một cách khoa học cho quản lý thay đổi trong giáo dục/ nhà trƣờng cần triển khai các bƣớc sau: Phân tích tình hình và điều kiện nguồn lực của nhà trƣờng khi khởi sƣớng hay nhận diện một thay đổi cần tiến hành: có bao nhiêu động lực, có bao nhiêu rào cản... nhận diện cho đƣợc bối cảnh khi nào thì triển khai sự thay đổi, có thời cơ, thách thức nào. Xác định đúng thực trạng hiện hành và các nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại của trạng thái đó trong giáo dục nhà trƣờng khi đặt ra yêu cầu của sự thay đổi. 1.4. Quản lý đổi mới PPDH theo lý t huyế t quản lý sự thay đổi trong giáo dục THPT 1.4.1. Bố i cảnh của đổ i mới PPDH ở trường THPT hiê ̣n nay Giáo dục nƣớc ta đang phát triển trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi rất nhanh và phức tạp. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về giáo dục đã 19 trở thành xu hƣớng tất yếu. Cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đã tác động trực tiếp đến sự phát triển các nền giáo dục trên thế giới. Công nghệ thông tin đƣợc ứng dụng trên quy mô rộng lớn trong giáo dục, thực hiện một nền giáo dục mở, thu hẹp khoảng cách không gian và thời gian, thích ứng với nhu cầu của từng ngƣời học. Giáo viên hiện nay trƣớc hết phải có nhận thức xã hội sâu sắc, có những giá trị nhân cách, có lối sống lành mạnh, có năng lực đầy đủ, thẩm mỹ, có sức khỏe để đảm trách nhiệm mới. Mặt khác sẵn sàng chuẩn bị đón nhận những điều kiện mới những thay đổi mới và tiếp nhận nó một cách chủ động. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy học của mình, ngƣời GV luôn đón nhận sự thay đổi để cho phù hợp với thực tế ví dụ nhƣ: + Phải có tri thức về chuyên môn nghiệp vụ: có kiến thức chuyên môn sâu rộng về môn học, nắm vững hệ thống và xuyên suốt chƣơng trình môn học... + Biết tổ chức linh hoạt các phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học, gây hứng thú và kích thức tính tích cực chủ động học tập của HS. + Biết khai thác và sử dụng linh hoạt các phƣơng tiện dạy học truyền thống và hiện đại, biết ứng dụng công nghệ thông tin, các trang thiết bị hiện đại vào trong giảng dạy, sử dụng thành thạo máy tính, biết khai thác Internet. + Biết sử dụng sử dụng, quản lý hồ sơ dạy học có hiệu quả, sáng tạo và khoa học. Sử dụng sáng tạo các phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập của HS, đảm bảo tính công khai, khách quan, chính xác từ đó biết tự điều chỉnh hoạt động dạy học của mình. + Biết ứng dụng khéo léo, linh hoạt trong quá trình giảng dạy, tạo đƣợc môi trƣờng học tập dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh. Có kỹ năng - kỹ xảo chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học. Ứng biến nhanh trong quá trình biến đổi của nội dung và PPDH. Từ đó có khả năng tự bồi dƣỡng, tự nghiên cứu để cập nhật, bổ sung kiến thức và kỹ năng mới, từ đó nâng cao chất lƣợng hiệu quả công việc đang làm. Triết lý giáo dục 20 trong bối cảnh mới đã có nhiều thay đổi. Khi quản lý sự thay đổi trong giáo dục ở bối cảnh hiện nay, cần nhận thức những định hƣớng cơ bản đã đƣợc xác định cho đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới nhà trƣờng nói riêng là tập trung vào các vấn đề sau: - Nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, cho học sinh, mở rộng qui mô giáo dục một cách hợp lý. Cần coi trọng cả ba mặt giáo dục: dạy làm ngƣời, dạy chữ, dạy nghề.. làm cho thế hệ trẻ có đủ khả năng và bản lĩnh thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của thế giới.. xây dựng xã hội học tập tạo điều kiện thuận lợi cho mọi ngƣời có điều kiện thuận lợi học tập suốt đời, giáo dục hƣớng nghiệp [22]. - Đổi mới, hiện đại hóa chƣơng trình giáo dục, chuyển mạnh mẽ từ giáo dục theo kiểu khép kín sang tăng cƣờng thích ứng với sự thay đổi của xã hội và đào tạo chuyển từ theo khả năng sang đào tạo theo nhu cầu của kinh tế- xã hội. Với mọi nhà trƣờng, tiếp tục đổi mới PPDH và học khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều; phát huy PPDH tích cực, sáng tạo cho HS, sinh viên, coi trọng công tác giáo dục toàn diện song hƣớng vào năng lực thích ứng và khả năng hội nhập trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng và bùng nổ thông tin vừa là yêu cầu cơ bản của một nhà trƣờng vừa là yêu cầu của bối cảnh. Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá để định hƣớng cho ĐMPPDH và phƣơng pháp giáo dục. Kiểm tra ở mọi bậc học gắn với mức độ đạt đƣợc về mục tiêu năng lực thực hiện của bậc học ngành học; sử dụng đa dạng phƣơng thức kiểm tra, đánh giá, coi trọng khoa học đo lƣờng kết quả học tập theo chuẩn kiến thức kỹ năng đã đƣợc ban hành. Hai vấn đề nêu trên không thể diễn ra theo phong trào mà phải là hoạt động thƣờng xuyên gắn với sự thay đổi của nhu cầu xã hội thông qua nhu cầu của ngƣời học, vì ngƣời học, giúp họ học để làm và để thích ứng với bối cảnh cụ thể đƣơng thời. 21 1.4.2. Nội dung quản lý đổi mới PPDH theo lý thuyế t quản lý sự thay đổ i Nô ̣i dung quản lý ĐMPPDH theo lý thuyế t quản lý sƣ̣ thay đổ i đƣơ ̣c thƣ̣c hiê ̣n theo quy trình quản lý sự thay đổi diễn ra theo 10 bƣớc nhƣ sau[11]: Bƣớc 1. Nhận diện sự thay đổi. Xác định tƣờng minh các đặc điểm của sự thay đổi mà bạn mong muốn thực hiện. Vấn đề ở đây là trƣớc hết ngƣời ngƣời quản lý phải nhận diện đƣợc “sự thay đổi” sẽ hoặc phải diễn ra ở tổ chức/đơn vị là gì, nội dung cụ thể của các khía cạnh của sự thay đổi, mục đích của sự thay đổi này là gì, mức độ cần thiết và ảnh hƣởng của nó đối với hoạt động của tổ chức/đơn vị nhƣ thế nào và cách thức triển khai cũng nhƣ hiệu quả mà nó đem lại cho tổ chức đơn vị trong quá trình phát triển trong bối cảnh cụ thể. Trong lý thuyết quản lý sự thay đổi, cái “thay đổi” phải là một nội dung cụ thể. Ví dụ nhƣ “đổi mới phƣơng pháp dạy học”... có nội dung “thay đổi” cụ thể gắn với “cái thay đổi” chứ không có khái niệm thay đổi chung chung [11]. Trên cơ sở cái cụ thể đó, cần chỉ rõ đích đến thông qua việc nhận diện chính xác các yêu cầu và đích cần đạt, Ví dụ: “ĐMPPDH” là thay đổi cách thức chuyển tải nội dung dạy học sao cho ngƣời học có thể tự chiếm lĩnh nội dung dạy học thông qua điều khiển sƣ phạm của GV... Nếu không nhận diện chính xác đƣợc “sự thay đổi” thì quản lý thay đổi sẽ có thể đi chệch hƣớng và không bao giờ đến đích. Trƣớc tiên, cần nhận thức ĐMPPDH sẽ liên quan đến những vấn đề gì. Trạng thái nhà trƣờng và thói quen, sức ì của CBGV của nhà trƣờng đối với vấn đề ĐMPPDH ở trƣờng mình đang ở mức độ nào? ĐMPPDH ở trƣờng mình nên bắt đầu từ ai, từ đâu, bƣớc đi nào là hiện thực nhất đối với hoàn cảnh, điều kiện của nhà trƣờng... Đó là những câu hỏi cần thiết phải đặt ra và tìm câu trả lời khi ngƣời quản lý “sự thay đổi” vận dụng vào quản lý ĐMPPDH ở một nhà trƣờng cụ thể. Bƣớc 2. Chuẩn bị cho sự thay đổi: làm cho mọi ngƣời hiểu đúng mục đích, nội dung sự thay đổi, tránh gây nhiễu không cần thiết. Ngƣời quản lý sau khi 22 đã tự trả lời rõ ràng các câu hỏi nhƣ đã trình bầy ở trên thì cần đảm bảo ngƣời dƣới quyền cũng hiểu thấu đáo vấn đề tránh các nhiễu không cần thiết đối với việc triển khai sự thay đổi và gây khó khăn cho việc thực hiện, các vấn đề chung nhất có thể gặp và cần lƣu ý trong các bƣớc. Cản trở về cán bộ nhân lực đối với khả năng thực hiện sự thay đổi do tính bảo thủ và sức ì quá lớn. Thiếu các hệ thống thông tin và nguồn lực tối thiểu cho sự thay đổi. Thiếu kinh nghiệm/chuyên môn quản lý “cái mới” hay thiếu tính đồng bộ trong nhận thức dẫn đến việc triển khai khó khăn. Điều quan trọng là ngƣời quản lý phải nhận diện đƣợc thói quen khó thay đổi hay sức ì của nhân viên mình, đồng thời biết phân tích tâm lý hay nắm bắt các trạng thái tâm lý của nhân viên trong đơn vị khi thực hiện sự thay đổi để hóa giải chúng khi tiến hành sự thay đổi: sức ì và thói quen không phải dễ dàng khắc phục, cần phải có biện pháp và thời gian. (Thông thƣờng, để triển khai bƣớc này, ngƣời quản lý nhà trƣờng cần phải có biện pháp và thời gian). Cuối cùng, và rất quan trọng phải nói đến đó là vấn đề thời gian và chi phí cho việc thực hiện thay đổi đó là mọi sự thay đổi nghiêm túc luôn luôn tốn kém. Không phải bao giờ có nhiều tiền đều có thể thực hiện đƣợc sự thay đổi nhƣ mong muốn nếu không giải quyết tốt bài toán lợi ích trong quá trình triển khai “ sự thay đổi”. Cần tạo bầu không khí thân thiện cho sự thay đổi diễn ra, tạo niềm tin cho đội ngũ rằng nếu đồng lòng, cùng quyết tâm có thể thực hiện đƣợc sự thay đổi cần thiết. Bƣớc chuẩn bị cho sự thay đổi thực chất là giai đoạn đầu của “thời kỳ quá độ”, vì vậy có tính động trong các quyết sách. Để làm tốt công đoạn này cần thực hiện một hoạt động quan trọng gọi là “thu thập dữ liệu”. Bƣớc 3. Thu thập số liệu, dữ liệu. Cần có đầy đủ thông tin về “sự thay đổi”: Phân tích “SWOT” (mặt mạnh/yếu của tổ chức; thời cơ/thách thích của bối cảnh) và xác định trạng thái hiện hành của tổ chức/đơn vị mà mình quản lý (về văn hóa của tổ chức, về sự 23 sẵn sàng đón nhận sự thay đổi của đội ngũ, về điều kiện nguồn lực...) và bối cảnh mà tổ chức mình thực hiện thay đổi. Lƣu ý rằng phân tích SWOT khi hoạch định chiến lƣợc có tính “vĩ mô” thì gắn với tầm nhìn dài hạn, còn phân tích SWOT cho bài toán của quản lý sự thay đổi có tính “vi mô” lại hƣớng vào các nội dung thay đổi cụ thể ( nhận diện mạnh - yếu; thời cơ - thách thức đối với cái định thay đổi). Chuyển đổi từ “trạng thái cũ” sang trạng “thái mới” cần phải xây dựng đƣợc “cơ sở giữ liệu” bằng cách tập hợp các giữ liệu trƣớc khi thay đổi hoặc ấn định các kỹ thuật, kinh nghiệm thành công của các nơi đã thực hiện sự thay đổi tƣơng tự. Kiểm tra nguồn lực; nhân lực vật lực, tài lực và thông tin liên quan đến vấn đề định thay đổi (ví dụ đối với việc ĐMPPDH là thông tin về năng lực sƣ phạm của đội ngũ giáo viên, thực trạng dạy học của đơn vị mình... Thay đổi là một quá trình nên thu thập giữ liệu cũng bám sát lộ trình theo các giai đoạn. Bƣớc 4. Tìm các yếu tố khích lệ, hỗ trợ “Sự thay đổi”. Yếu tố hỗ trợ lớn nhất khi tiến hành một thay đổi nào đó với nhà trƣờng là sự đồng thuận của những ngƣời liên đới. Để có đƣợc sự đồng thuận này cần làm tốt công tác truyền thông (cung cấp thông tin và tuyên truyền cho những ngƣời liên đới thấy đƣợc sự cần thiết và lợi ích của sự thay đổi...) Khi thực hiện sự thay đổi có thể sẽ gặp phải những phản ứng hoặc thái độ không chấp nhận của một số nhân viên, vì vậy, ngƣời quản lý cần phải tạo đƣợc “văn hóa thích ứng” cho đội ngũ và phải xây đơn vị mình thành tổ chức biết học hỏi. Theo lý thuyết quản lý hiện đại, một tổ chức có các đặc điểm sau thì đó gọi là “ tổ chức biết học hỏi”: Lãnh đạo/ quản lý theo tƣ tƣởng công khai dân chủ hóa. Văn hóa tổ chức mạnh. Nghĩa là ở đó mọi ngƣời đối xử với nhau đầy tình thƣơng và trách nhiệm, đồng thời mọi ngƣời đều hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ của bản thân và tự nguyện, tự giác thực hiện. - Việc xây dựng tổ chức thành tổ chức biết học hỏi cũng trải qua ba bƣớc: 24 - Phân tích trạng thái của tổ chức trạng thái hiện hành ( chủ yếu về văn hóa tổ chức). - Đƣa các đặc điểm của một “tổ chức biết học hỏi” nêu trên vào tổ chức của mình. - Phát triển và đi đến khẳng định tổ chức của mình đã trở thành tổ chức biết học hỏi với đầy đủ các đặc trƣng của nó và phát huy tác dụng trong việc thực hiện sứ mạng của đơn vị. Bƣớc 5. Xác định mục tiêu cụ thể cho các bƣớc quản lý sự thay đổi Thay đổi cần phải có thời gian vì mọi thói quen đều có sức ì của nó và muốn có “cái mới” phải biết kế thừa giá trị của tổ chức. Lộ trình thực hiện sự thay đổi phải đi qua một số giai đoạn nhƣ phần trên đã trình bày và mục tiêu của từng giai đoạn phải đƣợc xác định tƣờng minh và có thể kiểm soát đƣợc. Thông thƣờng mục tiêu cụ thể trong giai đoạn đầu của quản lý sự thay đổi là chuẩn bị tốt cho sự thay đổi, là “phá vỡ sức ì” và thay đổi dần thói quen không phù hợp với yêu cầu đặt ra cho sự thay đổi mà ngƣời quản lý dự định tiến hành và chuẩn bị các điều kiện tối thiểu cho sự thay đổi. Tiếp đến là làm cho mọi ngƣời hiểu đƣợc nội dung và mục đích của sự thay đổi, sau đó là thống nhất cách làm và cách thức nhận diện sự thay đổi sao cho nó diễn ra theo đúng mong muốn của quản lý, đồng thời chỉ đạo quyết liệt để thực hiện các cam kết đã đạt đƣợc. Mục tiêu của giai đoạn cuối là cái đích của sự thay đổi, là đánh giá đúng những thay đổi, là đánh giá đúng những “thay đổi” tích cực đã đƣợc thực hiện so với mục tiêu dự kiến đặt ra cho “sự thay đổi”. Mục tiêu cuối cùng là duy trì đƣợc những mặt tích cực đã đạt đƣợc của sự thay đổi hay nói cách khác là duy trì để “sự thay đổi” đã diễn ra đƣợc bền vững”. Bƣớc 6. Xác định trọng tâm của mục tiêu Sự thay đổi có thể mất nhiều thời gian mới đạt đƣợc và nó có thể diễn ra thông qua một số giai đoạn, mỗi giai đoạn đều co mục tiêu cụ thể nhƣ đã nêu trên (ví dụ ĐMPPDH phải mất vài năm thậm chí hàng chục năm). Tuy nhiên, cần phải có đặt trọng tâm cho mục tiêu của từng giai đoạn “thay đổi”. Trọng tâm bƣớc chuẩn bị sự thay đổi là nắm bắt chính xác thực trạng của vấn 25 đề định thay đổi và trả lời cụ thể cho câu hỏi tại sao phải thay đổi, xây dựng văn hóa thích ứng cho sự thay đổi. Trọng tâm của giai đoạn triển khai sự thay đổi là thƣờng xuyên xem xét mức độ thực hiện các khía cạnh liên quan đến nội dung mà thay đổi đang tiến hành với triết lý “chọn đúng việc mà làm và làm đúng cách việc đã chọn” theo lộ trình cam kết. Trọng tâm của giai đoạn cuối là tập trung vào việc đánh giá đúng sự thay đổi đã diễn ra và hiệu quả của chúng, tìm cách duy trì để những cái đã đạt đƣợc phát triển bền vững và điều chỉnh nếu thấy thực sự cần thiết. Trong thực tế, các “trọng tâm” này có thể đan xen với nhau mà không phân biệt một cách tƣờng minh cho từng nội dung liên quan đến sự thay đổi. Khuyến cáo trên ý nghĩa cho “một sự thay đổi” đang tiến hành ví dụ nhƣ ĐMPPDH ở một trƣờng cần khá nhiều thời gian và phải quản lý quyết liệt. Bƣớc 7. Xem xét các giải pháp và lựa chọn giải pháp Cần quan tâm đến giai đoạn quá độ. Độ dài của giai đoạn này tùy thuộc vào quy mô phức tạp của sự thay đổi văn hóa của tổ chức khi thực hiện thay đổi. Để sự thay đổi diễn ra theo đúng ý đồ của ngƣời quản lý, việc lập kế hoạch tiến hành thay đổi cần thiết và vì sự thay đổi rất khó lƣờng trƣớc chính xác đƣợc cái đích và thời gian đạt đƣợc đích nên đây là một kế hoạch mang tính “động” và có thể phải lên kế hoạch cho từng thành tố liên quan đến sự thay đổi. Các kế hoạch cần phải đƣợc tham khảo ý kiến rộng rãi trong phạm vi nhà trƣờng, càng nhiều càng tốt. Nếu càng có đƣợc mức độ ủng hộ rộng rãi thì kế hoạch thay đổi càng khả thi. Các kế hoạch cần phải đƣợc hình thành sao cho có thể chỉ ra thời gian biểu hoàn thành các giai đoạn và các cá nhân chịu trách nhiệm về nó. Một điểm quan trọng ở đây là bất cứ sự đổi mới nào cũng xẽ gây ra hàng loạt những cái khác. Vì vậy, chiến lƣợc cần phải xác định xem có bao nhiêu yếu tố ảnh hƣởng và có thể là cản trở đối với các giai đoạn của sự thay đổi, đồng thời tìm hiểu xem nó sẽ có tác động nhƣ thế nào đối với từng giai đoạn. Trong quản lý sự thay đổi, không thể nói biện pháp nào là tốt 26 nhất vì sự thay đổi bao giờ cũng chứa đựng những yếu tố bất định, thậm chí đôi khi cần đến sự mạo hiểm vì vậy cần có biện pháp tối ƣu trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và khả năng của tổ chức/đơn vị mình mà thôi. Tuy nhiên, giải pháp tối ƣu là giải pháp phù hợp với khả năng chỉ đạo của ngƣời quản lý và khả thi trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đơn vị đang thực hiện thay đổi. Cần lƣu ý tính “động” trong khi lựa chọn các giải pháp tối ƣu vì chữ “tối ƣu” gắn với không gian, thời gian lựa chọn và tƣơng thích với điều kiện và hoàn cảnh, nguồn lực. Thông thƣờng có 2 cách tiếp cận để lựa chọn giải pháp phù hợp mà ta có thể nhận diện thông qua hai quan điểm sau: - Sự thay đổi đƣợc áp đặt từ trên xuống. Ngƣời lãnh đạo khởi xƣớng và “áp đặt” cách làm của mình cho mọi ngƣời. - Sự thay đổi đƣợc khởi xƣớng do nhu cầu của con ngƣời và sự thấu hiểu nguyện vọng của con ngƣời trong tổ chức, nó đƣợc “nhân viên” khởi sƣớng. Trong thực tế, ngƣời ta thƣờng kết hợp cả hai cách tiếp cận trên. Có giải pháp tham khảo “chỉ đạo chung” có tính “trên xuống” ví dụ chủ trƣơng ĐMPPDH, những cũng có giải pháp xuất phát từ thực tiễn đơn vị mà ra (ví dụ nhƣ cách thức triển khai dạy học cho môn học cho bài học cụ thể). Cần lƣu ý thích đáng các tiếp cận thích hợp. Cần sử dụng ý kiến chuyên gia và sức mạnh tập thể. Nếu ngƣời quản lý có quyết định sớm theo kiểu “đốt cháy giai đoạn” ở vào thời điểm mà các nhân viên chƣa quen làm việc với nhau trong một thời gian dài hoặc nếu bầu không khí thay đổi chƣa đƣợc xây dựng kỹ càng, thì lựa chọn giải pháp cần lƣu ý đúng mức đến đặc điểm đó để cân nhắc tính “tối ƣu”. Lý tƣởng nhất là việc lựa chọn giải pháp quyết định đồng thuận. Đa số bỏ phiếu ƣng thuận giải pháp đƣợc đề xuất là điều kiện cần đảm bảo rằng mọi ngƣời chấp nhận quyết định của đa số, nếu không sẽ gây rắc rối cho quá trình thay đổi. Khi lập kế hoạch thực hiện, bạn cần quyết định chiến lƣợc của mình lên theo trình tự. Kế hoạch quản lý sự thay đổi có thể đƣợc ví nhƣ lộ trình của 27 một dự án. Những chi tiết ở giai đoạn đầu sẽ phải chính xác hơn giai đoạn tiếp sau, chúng cũng cần phải quyết định khi dự án phát triển. Hãy chỉ ra một số điểm cần rà soát và thời giạn khi nào sẽ thẩm tra, rà soát kế hoạch. Khi lịch biểu đã xây dựng xong, chuyển cho nhân viên và đề nghị họ cho ý kiến về kế hoạch, trình tự và nội dung của lịch biểu. Trọng tâm và tham số của nó cần đƣợc xác định rõ ràng. Nên tập trung vào các lĩnh vực nhỏ và đạt đƣợc sự thay đổi còn hơn là cố gắng để đạt đƣợc quá nhiều mà không đạt đƣợc gì (lƣu ý trọng tâm của các mục tiêu). Bƣớc 8. Lập kế hoạch chỉ đạo quản lý thực thực hiện Khi lập kế hoạch chỉ đạo việc thực hiện, điều quan trọng là phải bám sát lộ trình đã xác định và có sự điều chỉnh nếu thấy thật sự cần thiết, nghĩa là xác định rõ mục tiêu của sự thay đổi và xác định các yếu tố chính của sự thay đổi cho từng giai đoạn của lộ trình, lên danh sách những việc cần làm và đề ra tiến độ phù hợp, dự kiến các giải pháp và dự kiến cách thức duy trì “ sự thay đổi” để đạt đƣợc mục tiêu dự kiến. Trong bất kỳ trƣờng hợp nào cũng sẽ phải có các phƣơng pháp dự phòng vì có thể có một số kết quả không ổn cho dù việc lập kế hoạch có tốt đến đâu. Phƣơng pháp tiếp cận thực dụng là chuyển sự không ổn định đó thành sự “Liều lĩnh khoa học” hay cần chấp nhận mạo hiểm và làm giảm chúng đến mức thấp nhất càng sớm càng tốt, lƣu ý đúng mức đến tính “động” của các kế hoạch trong khi thực hiện sự thay đổi những cần kięn trì đối với đích đến trong qúa trình quản sự thay đổi. Khi quản lí sự thay đổi ở nhà trƣờng cần lƣu ý: cần đảm bảo rằng mong muốn phải rõ ràng. Chẳng hạn nhân viên cần phải biết mặt nào của thay đổi là bắt buộc, mặt nào là chọn. Cần thừa nhận là có khó khăn nhƣng nên nói rõ cho nhân viên biết. Cần lƣu ý trong toàn trƣờng về ảnh hƣởng của kế hoạch thực hiện thay đổi đến hoạt động của nhà trƣờng. GV nên đƣợc khích lệ trƣớc những thành công để tạo động cơ để họ phấn đấu, đồng thời tạo điều kiện cho họ có thể tham gia và 28 nhận đƣợc sự ủng hộ trong suốt các bƣớc. Lƣu ý rằng trong mọi thay đổi ở nhà trƣờng, nhân vật trung tâm là ngƣời dạy và ngƣời học. Cần tìm kiếm sự ủng hộ đó có thể là sự ủng hộ từ cộng đồng xã hội, ủng hộ từ các cấp quản lý đặc biệt là sự đồng thuận của đội ngũ nhà trƣờng đối với sự thay đổi. Sự ủng hộ có thể là nguồn lực vật chất hoặc phi vật chất. Trong chỉ đạo sự thay đổi, sự tƣ vấn từ các chuyên gia là đáng quí. Bạn cũng có thể dùng tƣ vấn ở các giai đoạn đặc biệt vì những mục đích đặc biệt, hoặc bạn cần họ theo dõi và đƣa ra lời khuyên đối từng khía cạnh của quá trình từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc. Trong quá trình quản lý sự thay đổi rất cần lƣu ý giám sát quá trình và đặc biệt là triển khai các kĩ năng giám sát thích hợp với nội dung và đối tƣợng giám sát. Bƣớc 9. Đánh giá thay đổi Không có một “sự thay đổi” nào lại hoàn toàn kết thúc, và những kết quả của các thay đổi hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên, ở một số thời điểm thích hợp sẽ là thực tế tốt nếu tiến hành đánh giá các thành quả đạt đƣợc cho từng giai đoạn. Đổi mới thành công phải đƣợc nối tiếp bằng lề lối làm việc với “cái mới” đã thay thế cho “cái cũ” ví dụ nhƣ bỏ thói quen “đọc - chép” sang kiểu dạy học phát huy tính tích cực của ngƣời học., sự kiểm tra sáng suốt phù hợp với “cái mới”, đã đƣợc (kiểm tra các giờ lên lớp để nhận diện đƣợc cách thức điều khiển sƣ phạm nhằm phát huy tính tích cực của ngƣời học). Có ba khía cạnh đánh giá sự thay đổi của kế hoạch cho sự thay đổi, đó là mức độ thực hiện, giá trị của nó và mức độ mà thay đổi đó đƣợc đƣa vào. Nếu trƣờng của bạn ở giữa của cột biến thiên thì bạn cần phải xem liệu rằng những mục tiêu của kế hoạch có còn phù hợp và có thể đạt đƣợc hay không. GV cần tiếp tục đƣợc ủng hộ, giúp đỡ phù hợp với thay đổi và thời gian. Cần cung cấp những thông tin này và đánh giá lại sau một khoảng thời gian thích hợp. Nếu một thay đổi đƣợc thực hiện, bạn có thể thấy nó đƣợc đƣa vào chƣơng trình và áp dụng một cách rộng rãi, ổn định đúng theo dự kiến của bạn. Giá trị của thay đổi đã đƣợc thực hiện thành công thì giờ đây bạn cần xác 29 định xem thay đổi đó có xứng đáng không. Đừng mong muốn mọi thứ sẽ thay đổi ngay và mọi điều mong muốn đều có thể làm đƣợc. Phải có quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong đánh giá “sự thay đổi”. Cần chỉ ra đƣợc những kết quả thu đƣợc và những điều cần khắc phục để có phát triển bền vững khi đã đạt đƣợc sự thay đổi. Cần thu thập dữ liệu để hỗ trợ quá trình đánh giá. Dữ liệu đó có thể phục vụ cho một số mục đích sau: - Dùng để làm rõ những gì đã đạt đƣợc ở các nội dung hoặc khía cạnh của các nội dung của vấn đề thay đổi. - Dùng để tìm ra giải pháp duy trì bền vững các kết quả mà thay đổi đã đạt đƣợc. Tất cả những thông tin đó đều có tâm quan trọng nhất định. Nó giúp bạn đƣa ra quyết định về kết quả của sự thay đổi một cách sáng suốt dựa trên thực tế, chứ không phải là cảm nhận. Bƣớc 10. Đảm bảo sự liên tục đổi mới Thay đổi đã đƣợc thực hiện một cách thành công. Bây giờ nó phải đƣợc duy trì. Sự thay đổi có thể đƣợc duy trì bền vững khi mọi ngƣời trong tổ chức đều thấy đƣợc lợi ích và mục đích của sự thay đổi là nếu không “thay đổi” sẽ khó tồn tại và phát triển trong bối cảnh hiện thời. Đồng thời mọi ngƣời đƣợc tham gia và có khả năng tham gia, thực hiện tốt công việc mà mình đang đảm nhiệm trong sự thay đổi này. Yếu tố nhận diện của bƣớc này là một chƣơng trình thay đổi đã thành công và đƣợc kiểm soát tốt, đồng thời có chiến lƣợc duy trì các kết quả đạt đƣợc; đã có quyết định thay đổi một số mặt trong định hƣớng và kế hoạch của nhà trƣờng, các quy trình thực hiện hoặc nội dung chƣơng trình. Để đảm bảo thành quả của sự thay đổi vẫn đƣợc duy trì, cần lƣu ý một số điểm sau: a.Hƣớng dẫn ngƣời mới: Những ngƣời mới cần hiểu rằng đây là một phần trong chính sách của nhà trƣờng và rằng cộng đồng nhà trƣờng trông chờ họ tiếp nhận và nối tiếp các thay đổi mà những ngƣời tiến nhiệm đã đạt đƣợc và 30 duy trì chúng. Lập chƣơng trình phát triển kĩ năng cho ngƣời mới để họ kế tiếp công việc. Bố trí họ tham gia các khóa học có liên quan. Bố trí ngƣời hƣớng dẫn, ngƣời có thể giúp cho việc lập kế hoạch và lên chƣơng trình khi cần thiết. b. Lập ngân sách để tiếp tục có quỹ hoạt động: Nguồn lực cần đƣợc duy trì. Đồ dùng cần hải thay thế, hãy lập ngân sách để bảo dƣỡng và thay thế các hạng mục đó hàng năm hoặc để chuẩn bị cho các thay đổi tiếp theo, vì duy trì sự thay đổi cũng cần các điều kiện tối thiểu. c. Nhìn lại quá trình: Sau khi đã thực hiện thay đổi thành công, đã đến lúc bạn phải rút kinh nghiệm từ bản thân mình. Hãy nhìn lại qua trình thay đổi mà bạn đã thành công để rút ra những bài học cho sự chỉ đạo quản lý các thay đổi tƣơng tự hay các thay đổi khác có liên quan đến nhà trƣờng. d. Lƣu hồ sơ: Bạn có hồ sơ lƣu của kế hoạch thực hiện sự đổi mới không? Có tóm tắt các buổi thảo luận, các quyết định, các mục tiêu chiến lƣợc cơ bản mà bạn đã thực hiện trong quá trình chỉ đạo sự thay đổi không? Nếu có những bài học và các tình huống gay cấn trong quá trình chỉ đạo thì bạn đã làm gì để khắc phục, tích lũy kinh nghiệm cho lần sau khi phải “quản lí thay đổi”? Điều quan trọng là phải lƣu trữ hồ sơ cho cả quá trình, từ khi bắt đầu khởi xƣớng dự án thay đổi. Việc lƣu trữ sẽ có lợi cho công tác đánh giá cả quá trình sau này. Làm thế nào để mọi ngƣời cùng chia sẻ chủ trƣơng ĐMPPDH và thay đổi thói quen, phá vỡ sức ì, làm sao cho họ cảm thấy việc ĐMPPDH không phải là một chủ trƣơng áp đặt mà là một nhu cầu khẳng định chất lƣợng và hiệu quả của một gv, của một nhà trƣờng? Có nên bắt đầu bằng việc thảo luận về ĐMPPDH hay bắt đầu bằng việc khuyến khích những “đốm lửa nhỏ” và chỉ đạo theo kiểu “vết dầu loang”. Tức là chọn giáo viên tâm huyết và có khả năng sƣ phạm xung phong đi đầu – làm mẫu, từ đó kích thích mọi ngƣời tham gia vào việc ĐMPPDH hay là quán triệt chủ trƣơng ĐMPPDH trong giai đoạn hiện nay ở các trƣờng cho các cán bộ 31 chủ chốt và đề nghị họ làm cho mọi giáo viên hiểu chủ trƣơng đó? Cho các giáo viên đi tham dự các cuộc thi giáo viên dạy giỏi hoặc dự giờ các GV dạy tốt hoặc đi tham quan điển hình tiên tiến? CBQL nhà trƣờng phải tìm hiểu kĩ việc ĐMPPDH của trƣờng mình, ý đồ quản lý chỉ đạo của cấp trên, tác dụng của việc ĐMPPDH, để bản thân có đủ kiến thức để quản lý vấn đề này trong thực tiễn của nhà trƣờng. Cần lƣu ý rằng trong quản lý thay đổi, khó nhất là thay đổi thói quen, và phá vỡ thói quen cũ. e. Đƣa kết quả của sự thay đổi vào phƣơng hƣớng phấn đấu của nhà trƣờng. Nếu bạn rời nhà nhà trƣờng thì kế hoạch thay đổi sẽ ra sao? Nếu thay đổi khống đƣợc viết rõ trong chính sách của trƣờng thì ngƣời mới đến có thể giả thiết một ý tƣởng khác. Hãy ghi rõ ràng những vấn đề cơ bản. Bạn sẽ chứng minh cho những ngƣời khác giá trị của chúng. Hơn nữa, đó cũng là một phần của chiến lƣợc phát triển của dơn vị [11]. 32 Kết luận chƣơng 1 Chƣơng 1 của luận văn đã đề cập các vấn đề về lý luận của sự thay đổi trong quản lý giáo dục và quản lý ĐMPPDH ở trƣờng THPT. Đó là các vấn đề về quản lý, quản lý sự thay đổi, quản lý ĐMPPDH, các nội dung quản lý sự thay đổi, các nguyên tắc quản lý sự thay đổi, khả năng vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong quản lý ĐMPPDH ở trƣờng THPT. Quản lý ĐMPPDH ở trƣờng phổ thông là quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức, quản lý thực hiện việc cập nhật kiến thức, củng cố, mở mang và trang bị một cách có hệ thống những tri thức kĩ năng, chuyên môn nghiệp vụ cho GV trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy học. Quản lý ĐMPPDH là hiện thực hóa đƣợc các nội dung và yêu cầu về năng lực dạy học đối với mỗi GV đang dạy học ở nhà trƣờng phổ thông, đó cũng chính là việc tạo điều kiện môi trƣờng để cho GV thực hiện các tiêu chí mà ngành đã quy định cũng nhƣ những yêu cầu đổi mới mà ngƣời quản lý đề ra và đáp ứng đƣợc sự thay đổi đang diễn ra hàng ngày. Nếu tổ chức thực hiện tốt lý thuyết quản lý sự thay đổi trong trƣờng THPT theo các tiêu chí quy định, trên cơ sở phù hợp với các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nhà trƣờng, đồng thời có một lộ trình hợp lý thì nhà trƣờng sẽ từng bƣớc thay đổi theo hƣớng tích cực có lợi. Phần cơ sở lý luận trên sẽ soi sáng cho việc điều tra khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động quản lý sự thay đổi trong quản lý ĐMPPDH ở trƣờng THPT Thụy Hƣơng - Hải Phòng so với yêu cầu đổi mới. Từ đó đề xuất các biện pháp khả thi nhằm quản lý ĐMPPDH đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. 33 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG VẬN DUNG LÝ THUYẾT QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI TRONG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỤY HƢƠNG HẢI PHÕNG 2.1. Khái quát về vị trí địa lý, dân số, tình hình kinh tế, văn hoá xã hội và giáo dục huyện Kiến Thụy 2.1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Kiến Thụy là Huyện có vị trí chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh quan trọng của thành phố Hải Phòng, Kiến Thụy nằm về phía Đông Nam thành phố, trên đƣờng đi khu du lịch- nghỉ mát Đồ Sơn, cách trung tâm Thành phố Hải Phòng 20 km. Diện tích Kiến Thụy là 10.750 ha, dân số là 162,045 nghìn ngƣời ( tính đến tháng 4 năm 2009), Bắc và Tây bắc huyện giáp quận Dƣơng Kinh và quận Kiến An, Đông và Đông Nam giáp quận Đồ Sơn và Vịnh Bắc Bộ, Nam và Tây Nam giáp Huyện Tiên Lãng, Tây giáp huyện An Lão. Huyện lỵ đóng tại thị trấn Đối. Huyện có 18 xã Thị Trấn, Vùng đất Kiến Thụy đƣợc tạo lập do quá trình bồi lắng phù sa của hai sông lớn Văn Úc và Lạch Tray và kết quả của việc khai hoang, lấn biển của các thế hệ từ hàng nghìn năm nay. Cƣ dân bao đời sống chủ yếu bằng nghề, đánh bắt thủy sản, làm nghề thủ công. Đồng đất có độ chua mặn cao nên nghề nông rất vất vả, năng xuất thấp bấp bênh, nghề ngƣ cũng thấp kém vì ngƣ dân quá nghèo, không đủ tiền để sắm ngƣ cụ tốt. Ngành nghề thủ công của Kiến Thụy cũng nhỏ bé phân tán, không có những làng nghề lớn lâu đời. Kiến Thụy- Dƣơng Kinh xƣa có truyền thống hiếu học, là nơi phát tích Vƣơng Triều Mạc (Cổ Trai –Dƣơng Kinh 1527-1592), dƣới thời phong kiến , cả Huyện Kiến Thụy có 14 ngƣời đỗ tiến sỹ và nhiều ngƣời thành đạt tham gia triều chính. Với truyền thống hiếu học đó ngƣời dân Kiến Thụy luôn chăm lo việc học hành cho con em mình mặc dù trong điều kiện là huyện nghèo thuần nông nghiệp. Toàn huyện có 18 xã Thị trấn có 04 trƣờng THPT thông 34 là THPT Kiến Thụy thành lập 1965, Trƣờng THPT Nguyễn Đức Cảnh thành lập năm 1978, trƣờng THPT Thụy Hƣơng thành lập 2006, Trƣờng ngoài công lập THPT Nguyễn Huệ thành lập 2000 và một Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên Kiến Thụy với trên dƣới 4000 học sinh. 2.1.2. Về kinh tế- văn hóa xã hội Số liệu thống kê về tình hình phát triển kinh tế văn hóa xã hội giáo dục của Huyện từ 1998 đến 2013 Tổng giá trị gia tăng thực hiện 01 năm là 650,9 tỷ đồng, tăng 10,3% trong đó: giá trị gia tăng nhóm ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp 252,2 tỷ đồng, tăng 3,7% so với năm 2011; Giá trị gia tăng nhóm ngành công nghiệp - xây dựng 193,8 tỷ đồng, tăng 15,2% so với năm 2011; Giá trị gia tăng nhóm ngành dịch vụ 204,9 tỷ đồng, tăng 14,7% so với năm 2011. - Sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản: Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản thực hiện cả năm (theo giá cố định 1994) là 414,551 tỷ đồng, đạt 98,2% KH, tăng 4% so với năm 2011. Về trồng trọt: Tổng diện tích gieo cấy cả năm 9.525,1 ha đạt 99,7% kế hoạch, giảm 0,7% so với năm 2011; năng suất lúa bình quân đạt 61,4 tạ/ha, đạt 101% kế hoạch, tăng 2,8% so với năm 2011. Về cây rau: Tổng diện tích đạt 1.551,1 ha, đạt 96,4% kế hoạch, giảm 2,7% so với năm 2011; sản lƣợng 32.841 tấn, đạt 97,6% kế hoạch, giảm 3,5% so với năm 2011. Về chăn nuôi: Tổng đàn lợn 73.896 con, đạt 100,6% kế hoạch, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2011; đàn trâu, bò 1.180 con, đạt 105,4% so với kế hoạch, tăng 4,4% so với năm 2011; gia cầm 492.600 con, đạt 111,4% so với kế hoạch, tăng 3,8% so với năm 2011. Về thuỷ sản: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 1.207,8 ha, đạt 100,7% kế hoạch, tăng 13,5% với năm 2011; sản lƣợng NTTS 4.503,6 tấn, đạt 95,8% KH, tăng 10,5% so với năm 2011. Khai thác thủy sản: Tổng sản lƣợng khai thác là 6.339,7 tấn đạt 103,1% kế hoạch, tăng 10,3% so với năm 2011. Công tác thủy lợi: Triển khai thực hiện nạo vét khơi thông một số tuyến kênh, mƣơng đảm bảo nƣớc phục vụ sản xuất nông 35 nghiệp; xây dựng trạm bơm Đầm Chợ xã Đại Hợp, trạm bơm Đồng Quan xã Du Lễ. Chƣơng trình nƣớc sạch nông thôn: Số hộ đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh đạt 98% trong đó số hộ sử dụng nƣớc máy từ các nhà máy nƣớc mini đạt 49%. Hoàn thành xây dựng nhà máy nƣớc mini tại xã Minh Tân. - Sản xuất Công nghiệp - TTCN: Giá trị sản xuất CN-TTCN (theo giá cố định 1994) trên địa bàn ƣớc đạt 125,3 tỷ đồng, đạt 98,6% KH, tăng 17,1% so với năm 2011; Tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc đối với các đơn vị, cá nhân đầu tƣ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện. Kiểm tra, nắm bắt thuận lợi, khó khăn của các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện (đến nay còn 26 cơ sở). Phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Điện lực Hải Phòng tổ chức khảo sát, triển khai dự án đầu tƣ xây dựng nâng cấp lộ 972 từ 10kv lên 35kv; tăng cƣờng công tác tuyên truyền, kiểm tra thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 02/6/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ và Chỉ thị số 10/2007/CT-UBND ngày 27/3/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thực hiện tiết kiệm điện và đảm bảo cung cấp điện ổn định an toàn. Phối hợp với Trung tâm Khuyến công thành phố tổ chức các lớp học nghề công nghiệp trên địa bàn huyện Thương mại, dịch vụ: doanh thu ngành dịch vụ 2.117,7 tỷ đồng, đạt 96,3% KH, tăng 19,7% so với năm 2011. - Hoạt động tài chính – ngân hàng: Tổng thu ngân sách nhà nước ƣớc thực hiện 368.637 triệu đồng, đạt 107% kế hoạch năm; trong đó thu ngân sách trên địa bàn 53.990 triệu đồng, đạt 100,5% KH, giảm 20% so với năm 2011. Nhiều chỉ tiêu thu đạt cao nhƣ: Thu thuế NQD đạt 119,3%; Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đạt 300%; tiền thuế đất đạt 375,0%; thu hoa lợi công sản đạt 146%. Tổng chi ngân sách nhà nƣớc ƣớc thực hiện 343.366 triệu đồng, đạt 100% . Hoạt động tín dụng, ngân hàng: Ngân hàng NHNO&PTNT huyện Kiến Thụy: Nguồn vốn huy động thực hiện đạt 347 tỷ đồng, trong đó vốn nội tệ là 339 tỷ đồng, tốc độ tăng 36%, vốn ngoại tệ đạt 8 tỷ đồng đạt 91% kế 36 hoạch. Doanh số cho vay 235 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2011, dƣ nợ 215 tỷ đồng đạt 100% KH, tốc độ tăng 34%. Ngân hàng NHNO&PTNT Đại Hợp: Nguồn vốn huy động 105,1 tỷ đồng, tốc độ tăng 54,31%, dƣ nợ 92,2 tỷ đồng, tốc độ tăng 3,4%, đạt 95,5% so với KH. Ngân hàng chính xã hội: Nguồn vốn huy động đạt 130,483 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 12,2%; tổng số vốn sử dụng đạt 127,602 tỷ đồng. Tiếp tục cho vay các chƣơng trình hộ nghèo, nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn, tạo việc làm, làm nhà ở và học sinh, sinh viên nghèo. 2.1.3.Công tác giáo dục và đào tạo: Nâng cao chất lƣợng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, nâng cao chất lƣợng cho học sinh tiểu học và THCS. Thực hiện tốt đổi mới phƣơng pháp và chƣơng trình giảng dạy, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy, tỷ lệ lên lớp, hoàn thành chƣơng trình tiểu học, tốt nghiệp THCS đạt 99,8%, tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT đạt 99,68%. Kết quả học sinh trúng tuyển vào các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học và nghề cao hơn năm 2011. Số học sinh giỏi tăng lên, đạt 200 giải học sinh giỏi thành phố (bậc Tiểu học có 129 giải, bậc THCS có 38 giải, THPT có 33) và 2 giải ba, 01 giải khuyến khích quốc gia môn Toán và Tiếng Anh. Triển khai nhiệm vụ năm học mới 2012-2013; về quy mô giáo dục: bậc học mầm non 197 nhóm lớp, với 6147 học sinh; bậc tiểu học 264 lớp với 8.033 học sinh; bậc THCS 176 lớp, với 6.050 học sinh; bậc THPT 100 lớp 4.258 học sinh. Công tác xây dựng trƣờng chuẩn đƣợc quan tâm chỉ đạo, trong năm 2012 có 01 trƣờng đƣợc cấp bằng công nhận trƣờng chuẩn quốc gia mức độ 1, có 01 trƣờng đƣợc cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng. Trên cơ sở đó Phòng Giáo dục đã tham mƣu với Huyện uỷ, UBND huyện cho phép mở “Lớp Bồi dƣỡng chất lƣợng cao” đặt tại trƣờng THCS Minh Tân, THCS Ngũ Đoan, THCS Đại Hà gồm các môn Toán, Vật lý, Hóa, Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh của các khối 8, 9. Với đội ngũ giáo viên giảng dạy là Cán bộ, giáo viên có trình độ năng lực, giàu kinh nghiệm trong công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi. Học sinh đƣợc lựa chọn từ các trƣờng trong toàn 37 Huyện. Thời gian bồi dƣỡng từ tháng 10/2012, sau khi thi học sinh giỏi cấp Huyện PGD tiếp tục lựa chọn bồi dƣỡng đội tuyển thi cấp Thành phố. * Kết quả : - Giải HS giỏi cấp huyện 962Trong đó: Nhất:145; Nhì: 209; Ba: 249; KK: 359. - Giải HS giỏi cấp Thành phố: 58 Trong đó: Nhất 04; Nhì 09; Ba 18; KK 27; Bảng 2.1 : Trình độ tay nghề Giáo dục Trung học phổ thông Huyện Kiến Thụy Năm học Chƣa đạt chuẩn 2006-2007 2 Đạt chuẩn 1,5% Trên chuẩn 131 98,5% 14 9,5% 2008-2009 0 169 100 % 35 20,7% 2009-2010 0 169 100 % 35 20,7 % 2010-2011 0 173 100 % 39 22,5% 2011-2012 0 173 41 25,5% 100% ( Nguồn: Sở giáo dục và đào tạo Hải Phòng 2012) Với mục tiêu tổng quát xây dựng và phát triển huyện Kiến Thụy trở thành một trong những huyện tiêu biểu trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, khai thác toàn diện lợi thế kinh tế biển, đẩy mạnh xây dựng đô thị nông thôn theo hƣớng sinh thái, hài hòa, có bản sắc riêng, gắn với phát triển du lịch. Để huyện Kiến Thụy trở thành huyện giàu mạnh vào năm 2030. 2.2. Khái quát về trƣờng THPT Thụy Hƣơng- Hải Phòng 2.2.1. Về quy mô trường lớp và điều kiện cơ sở vật chất Trƣờng THPT Thụy Hƣơng thuộc Huyện Kiến Thụy - Thành phố Hải Phòng đƣợc thành lập vào ngày 30 tháng 8 năm 2006 theo Quyết định số 1932 của UBND Thành phố Hải Phòng, nằm trên địa bàn xã Thụy Hƣơng với diện tích 17.500m2 cách thị trấn Kiến Thụy 1km, tách từ trƣờng THPT Kiến Thụy, trƣờng thành lập với mục tiêu phổ cập học sinh lớp 12 trên địa bàn các xã Tân Trào, Ngũ Đoan, Đại Hà, Thanh Sơn, Thụy Hƣơng, Ngũ Phúc, Kiến Quốc, Du Lễ, Hữu Bằng, Thuận Thiên...đây là khu vực khó khăn nhất của 38 Huyện Kiến Thụy, cƣ dân canh tác trồng lúa nƣớc và chăn nuôi là chủ yếu, đời sống bấp bênh nên sự đầu tƣ cho con em gặp nhiều khó khăn. Năm học 2006-2007 trƣờng THPT có 15 lớp với 714 học sinh : Khối 10: có 6 lớp với 302 học sinh Khối 11: có 9 lớp với 412 học sinh Khối 12: chƣa có Năm học 2007- 2008 trƣờng có 23 lớp với 1213 học sinh : Khối 12 : có 9 lớp với 412 học sinh Khối 11 : có 6 lớp với 301 học sinh Khối 10 : có 10 lớp với 500 học sinh Năm học 2008- 2009 trƣờng có 30 lớp với 1292 học sinh : Khối 12 : có 6 lớp với 300 học sinh Khối 11 : có 10 lớp với 500 học sinh Khối 10 : có 12 lớp với 300 học sinh Năm học 2009- 2010 trƣờng có 28 lớp với 1170 học sinh : Khối 12: có 5 lớp với 216 học sinh Khối 11: có 13 lớp với 504 học sinh Khối 10 : có 10 lớp với 450 học sinh Năm học 2010- 2011 trƣờng có 28 lớp với 1168 học sinh : Khối 12 : có 10 lớp với 461 học sinh Khối 11: có 10 lớp với 398 học sinh Khối 10 : có 10 lớp với 309 học sinh Năm học 2011- 2012 trƣờng có 24 lớp với 1109 học sinh : Khối 12 : có 10 lớp với 383 học sinh Khối 11 : có 7 lớp với 282 học sinh Khối 10 : có 7 lớp với 309 học sinh 39 Bảng 2.2: Tổng số học sinh theo năm học Năm học Số học sinh 2006-2007 714 2007-2008 1213 2008-2009 1292 2009-2010 1170 2010-2011 1168 2011-2012 974 2012-1013 862 (Nguồn: Trường THPT Thụy Hương- Hải Phòng) 1400 1200 2006-2007 2007-2008 1000 2008-2009 800 2009-2010 600 2010-2011 2011-2012 400 2012-1013 200 2013-2014 0 Số học sinh Biểu đồ 2.1: Số lượng học sinh Trường THPT Thụy Hương- Hải Phòng Trƣờng THPT Thụy Hƣơng là một trong các trƣờng THPT trẻ nhất trong khối các trƣờng THPT của thành phố. Là trƣờng mới thành lập, lại nằm trong khu vực vùng nông thôn nghèo của Huyện Kiến Thụy nên gặp nhiều khó khăn. CSVC thiếu thốn: chỉ mới xây dựng đƣợc 18 phòng học, số phòng học thiếu, các phòng chức năng chƣa đủ và chƣa đạt yêu cầu (phòng thí nghiệm, phòng dạy điện tử còn tạm thời), các phƣơng tiện hỗ trợ khác cho 40 công tác giảng dạy nhƣ thiết bị thí nghiệm, tài liệu tham khảo, sách giáo khoa, máy chiếu...còn hạn chế. Đội ngũ GV còn rất trẻ, số GV công tác dƣới 10 năm chiếm 85 %, đội ngũ trẻ cũng có mặt yếu nhƣ thiếu kinh nghiệm, thiếu chiều sâu, trong cách giải quyết công việc và ứng xử. Độ chín về kiến thức và phƣơng pháp chƣa nhiều. Đặc biệt với đội ngũ không có nhiều thế hệ nên điều kiện học hỏi, kế thừa là hạn chế, do đó đa số GV phải tự học, tự bồi dƣỡng. Chất lƣợng đầu vào học sinh lớp 10 còn thấp, thấp nhất Thành phố Hải Phòng cụ thể: Chất lƣợng đầu vào học sinh lớp 10 còn thấp, thấp nhất Thành phố Hải Phòng cụ thể: Năm học 2008-2009 điểm đầu vào lớp 10 là 23,5 điểm Năm học 2009-2010 điểm đầu vào lớp 10 là 24 điểm Năm học 2010-2011 điểm đầu vào lớp 10 là 23,5 điểm Năm học 2011-2012 điểm đầu vào lớp 10 là 24 điểm Năm học 2012-2-13 điểm đầu vào lớp 10 là 24,5 điểm Năm học 2013-2014 điểm đầu vào lớp 10 là 32 điểm Do trƣờng nằm trong khu vực nông nghiệp, bên cạnh các trƣờng có chất lƣợng cao, lâu năm nhƣ trƣờng THPT Kiến Thụy, Trƣờng THPT Mạc Đĩnh Chi, trƣờng THPT Nguyễn Đức Cảnh. Trƣờng THPT Thụy Hƣơng thƣờng là sự lựa chọn số 2 hoặc 3 của các em HS và phụ huynh khi đăng ký vào 10. Chất lƣợng đầu vào thấp thƣờng kéo theo ý thức của các em còn chƣa tốt đồng thời để đạt đƣợc kết quả tốt thì cần đầu tƣ nhiều hơn về thời gian và công sức của các thầy... Bên cạnh những khó khăn trên cũng có những thuận lợi nhƣ: Là trƣờng mới thành lập lại nên đƣợc sự quan tâm của Huyện Kiến Thụy, Thành phố Hải Phòng. Với đội ngũ trẻ có sự năng động, nhiệt tình, có trình độ công nghệ thông tin tốt, dám nghĩ, dám làm, có sức khỏe tốt, sẵn sàng nhận nhiệm vụ và có nhu cầu muốn đƣợc cống hiến, đƣợc thể hiện. Là trƣờng 41 mới nên việc tổ chức xây dựng cái mới, cái chuẩn ngay từ đầu cả về nề nếp tác phong công tác... văn hóa tổ chức sẽ có lợi không phải phá bỏ những mặt hạn chế, tiêu cực vốn đã tồn tại từ lâu. Từ những khó khăn và thuận lợi trên, BGH, CBGV nhà trƣờng xác định rõ những mặt mạnh, mặt yếu từ đó đoàn kết, quyết tâm, nỗ lực phấn đấu để đạt thành tích cao nhất trên mọi mặt hoạt động, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện. 2.2.2. Về chất lượng giáo dục Bảng 2.3: Kết quả xếp loại Học lực trong 5 năm Năm học 2006 -2007 2007 -2008 2008 -2009 2009 -2010 2010 -2011 Loại Giỏi Loại khá Loại TB Loại kém Số lƣợng Loại Yếu Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % 4 0,5 352 45,2 393 50,4 30 3,8 0 0 6 0,6 450 42,3 533 50,1 26 2,4 0 0 59 4,6 759 59,8 422 33,2 28 2,2 2 0,2 120 8,5 775 55,2 470 33.5 38 2,7 2 0,1 106 7,9 812 60,2 382 28,3 45 3,3 3 0,2 (Nguồn: Trường THPT Thụy Hương- Hải Phòng 2012) 900 800 700 600 500 400 300 200 100 0 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 Giỏi Khá Yếu TB Kém Biểu đồ 2.2: Xếp loại học sinh 5 năm học 42 % Bảng 2.4. Kết quả xếp loại hạnh kiểm trong 5 năm Năm học Loại tốt Loại khá Loại TB Loại Yếu Số Số Số Số lƣợng % lƣợng % % lƣợng % lƣợng 2006-2007 216 72,3 180 23,1 35 4,5 1 0,2 2007-2008 957 74,8 190 18,7 65 6,4 1 0,9 2008-2009 1069 82,4 184 14,4 36 2,8 3 0,2 2009-2010 931 83,1 201 14,3 32 2,3 6 0,4 2010-2011 1103 87,8 142 10,5 22 1.6 1 0,1 (Nguồn: Trường THPT Thụy Hương- Hải Phòng 2012) Bảng 2.5: Kết quả thi học sinh Giỏi Thành phố Hải Phòng trong 5 năm Giải HSG Năm học Tổng Nhất Nhì Ba KK 7 0 3 1 3 6 0 2 1 3 2009-2010 5 0 2 1 1 2010-2011 7 2011-2012 6 2007-2008 2008-2009 0 5 1 2 1 (Nguồn: Trường THPT Thụy Hương- Hải Phòng 2012) 43 1 3 Bảng 2.6: Kết quả thi nghề trong 5 năm Năm học 2006-2007 Số lƣợng-Tỉ lệ 227= 100% Ghi chú chỉ có lớp 5 học 2007-2008 356 = 100% chỉ có lớp 6 học 2008-2009 483= 100% chỉ có lớp 10 học 2009-2010 457 = 100% chỉ có lớp 11 học 2010-2011 476 = 100% chỉ có lớp 10 học (Nguồn: Trường THPT Thụy Hương- Hải Phòng 2012) Bảng 2.7: Kết quả thi tốt nghiệp và Đại học trong 5 năm Năm học Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp Tỉ lệ đủ điểm sàn vào đại học, cao đẳng 2007-2008 96% 30% 2008-2009 99,38% 38% 2009-2010 74,56% 25% 2010-2011 99,32% 30 % 2011-2012 94,34% 35% (Nguồn: Trường THPT Thụy Hương- Hải Phòng 2012) Về giáo dục đạo đức : Xác định đây là một công tác quan trọng góp phần quyết định trong quá trình hình thành nhân cách học sinh. Do đó Chi bộ - BGH nhà trƣờng đã có những chỉ đạo cụ thể sâu sắc, liên kết, phối kết hợp các lực lƣợng giáo dục trong trƣờng nhƣ: GVchủ nhiệm, Đoàn thanh niên, ban quản sinh…trong công tác giáo dục đạo đức HS. GVCN là ngƣời gần gũi và sâu sát nhất với HS, nắm đƣợc đặc điểm, tâm sinh lý của từng đối tƣợng HS. Do đó GVCN phải có kế hoạch, trách nhiệm trong công tác giáo dục HS nhƣ: Điều tra lý lịch HS; quản lý chặt chẽ việc thực hiện nề nếp nội quy của lớp. Phát huy tốt hoạt động của ban quản sinh do Đoàn TNCSHCM, xây dựng biểu điểm thi đua cụ thể, sát thực. Sau đó tổ chức theo dõi, đánh giá thi đua các lớp theo từng tháng, theo dõi việc thực hiện nề nếp học tập của HS các lớp “đi học đúng giờ, đồng phục, truy bài…” tuyên dƣơng những tấm gƣơng điển hình, những lớp có thành tích nổi bật, đồng thời phát hiện nắm bắt những sai phạm của HS để uốn nắn và xử lý kịp thời. 44 Kết hợp chặt chẽ với PHHS trong việc giáo dục đạo đức HS: Thƣờng xuyên có trao đổi, thông báo về tình hình rèn luyện đạo đức, học tập của các em học sinh với phụ huynh. Với những biện pháp tích cực đó nhà trƣờng đã xây dựng đƣợc một môi trƣờng học tập nghiêm túc, có kỷ cƣơng, nề nếp, lành mạnh, thân thiện và có văn hoá đƣợc các em HS và các bậc phụ huynh yên tâm, tin tƣởng khi gửi con em vào học tại trƣờng. Kết quả trong 5 năm: 100% HS đã đăng ký thực hiện nếp sống văn hoá trong và ngoài trƣờng. Trƣờng không có HS mắc các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. 2.2.3. Về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý Về đội ngũ CBGV nhà trƣờng: hiện nay nhà trƣờng có 73 CBGV, trong đó có: 3 giám hiệu, 60 giáo viên và 10 nhân viên hành chính. Bảng 2.8: Cơ cấu đội ngũ giáo viên trường THPT Thụy Hương Giới tính Nhóm chuyên môn Văn Sử Địa GDCD Toán Lý Hoá Sinh + KTNN Thể dục + Quốc phòng KTCN Ngoại ngữ Tin Tổng số BGH và Tổ văn phòng BGH Thƣ viện Thí nghiệm Văn phòng Y tế Độ tuổi 31 41 đến đến 40 55 8 1 2 0 1 0 2 0 7 1 5 0 1 0 3 0 3 0 1 0 2 0 4 0 39 3 Số lƣợng Nam Nữ 10 3 4 3 9 4 4 5 6 2 8 3 73 0 0 1 2 5 1 0 0 3 0 0 2 18 10 3 2 1 4 3 4 5 3 2 8 2 55 25 đến 30 3 2 2 0 4 1 6 0 2 1 5 0 26 3 2 1 0 2 1 1 2 1 0 0 0 0 1 1 2 1 1 2 1 1 0 0 0 ĐH Trên ĐH 9 4 3 2 12 6 6 6 5 2 7 4 64 4 0 0 0 3 0 1 0 0 0 3 1 4 1 3 3 0 0 0 0 1 0 2 0 0 0 0 0 (Nguồn: Trường THPT Thụy Hương- Hải Phòng-2012) 45 Trình độ Từ bảng tổng hợp trên cho thấy: Cơ cấu độ tuổi: đa số là giáo viên trẻ (chiếm 95,6 % ) Về trình độ: 100% đạt chuẩn trong đó có 19 đồng chí trên chuẩn Những năm gần đây, đội ngũ GV nhà trƣờng đã nhận thức rõ vai trò của giáo dục nói chung và vai trò của GV nói riêng trong hoạt động DH, đã cố gắng tự học, tự bồi dƣỡng nâng cao trình độ, thể hiện: số GV đạt trên Đại học tăng dần theo từng năm, hiện nay còn 7 đồng chí đang theo học cao học chuyên ngành Toán, Văn, Tin, Tiếng Anh điều đó chứng tỏ rằng việc tự bồi dƣỡng trình độ chuyên môn nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học đƣợc các đồng chí GV luôn quan tâm và cố gắng, đồng thời cũng chứng tỏ rằng CBQL nhà trƣờng luôn tạo điều kiện về mọi mặt để các đồng chí GV có thể yên tâm theo học, đào tạo trên chuẩn. Tuy vậy trình độ tin học và ngoại ngữ của GV chƣa cao, do đó việc sử dụng các trang thiết bị còn hạn chế, một số đồng chí còn lúng túng, chƣa tích cực, chủ động tham gia ĐMPPDH, PPDH còn chƣa kịp thời và đồng bộ. Nhƣ vậy trƣờng THPT Thụy Hƣơng là trƣờng mới thành lập có nhiều khó khăn thử thách nhƣng đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ về quy mô trƣờng lớp cũng nhƣ về chất lƣợng giáo dục toàn diện, chất lƣợng đội ngũ của nhà trƣờng. Tuy nhiên để đẩy mạnh tốc độ phát triển nhà trƣờng cả về quy mô và chất lƣợng đáp ứng với mục tiêu chiến lƣợc của nhà trƣờng là chính thức đạt trƣờng chuẩn quốc gia vào năm 2015 thì trƣờng cần phải có đội ngũ GV không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà phải có phẩm chất đạo đức tốt, giàu kinh nghiệm, đáp ứng yêu cầu dạy học trong bối cảnh thay đổi của GV trung học. Muốn làm đƣợc điều đó thì đòi hỏi phải đánh giá đúng thực trạng năng lực dạy học cũng nhƣ ĐMPP dạy học của đội ngũ GV từ đó đối chiếu với mục tiêu là xác định cái gì đã đạt, cái gì chƣa đạt đƣợc và đề ra các biện pháp chuẩn thực hiện ĐMPPDH. 46 2.3. Thực trạng ĐMPP dạy học của giáo viên trƣờng THPT Thụy Hƣơng 2.3.1. Nhận định chung Trong những năm vừa qua nhà trƣờng vẫn thƣờng xuyên tổ chức việc ĐM PPDH dạy học cho GV, phƣơng pháp dạy ở đây chủ yếu vẫn là phƣơng pháp truyền thống: ngƣời dạy (giáo viên) độc thoại, chủ động truyền đạt kiến thức, kỹ năng còn ngƣời học (đội ngũ GV ) tiếp thu một cánh thụ động, GV làm mẫu còn ngƣời học làm theo. Hoạt động dạy đổi mới diễn ra theo đợt, có thể là các lớp tập huấn của Sở, Bộ trong hè hoặc những buổi tập huấn đầu năm tại trƣờng do trƣờng tổ chức. Thời gian diễn ra các đợt dạy đổi mới thƣờng diễn ra trong một ngày hoặc tối đa 3 ngày do đó việc áp dụng các phƣơng pháp hiện đại còn hạn chế GV tham giảng dạy không có nhiều thời gian để cho ngƣời học đƣợc tự tìm kiếm tri thức, tự hoạt động theo cách riêng, độc lập và sáng tạo mà phƣơng pháp ở đây vẫn mang tính thụ động: ngƣời dạy (giáo viên cốt cán) truyền đạt kiến thức, độc thoại, chất vấn hay đặt câu hỏi, áp đặt kiến thức có sẵn còn ngƣời học (GV đƣợc bồi dƣỡng) học thuộc và ghi nhớ các kiến thức. Với phƣơng pháp dạy nhƣ trên chất lƣợng của công tác giảng dạy của GV hiện nay chƣa thực sự đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn . 2.3.2. Kết quả đánh đổi mới PPDH của giáo viên Hiện nay việc tổ chức bồi dƣỡng năng lực dạy học cũng nhƣ hƣớng dẫn ĐMPDH cho GV vẫn đƣợc Sở, Bộ và nhà trƣờng tổ chức hàng năm tuy nhiên, việc đánh giá kết quả thì chƣa thực sự đƣợc quan tâm. Sau khi tổ chức hoạt động đổi mới xong, việc tổng kết đánh giá kết quả đạt đƣợc còn rất hạn chế hầu nhƣ không có việc thu nhập thông tin phản hồi về chất lƣợng hiệu quả của việc từ các GV đƣợc tham gia đổi mới, nếu có thì cũng chỉ là việc lấy thông tin để báo cáo. Sau khi tham gia dạy đổi mới xong, GV đƣợc tham gia đổi mới PPDH tự về vận động và thực hiện nhiệm vụ của mình, việc đánh giá kết quả hoạt động của GV có đƣợc nâng lên hay không sau khi đƣợc tham gia vẫn chƣa thực sự đƣợc quan tâm nhiều, chƣa có lực lƣợng theo dõi, kiểm tra và đánh giá. 47 Để đánh giá đúng thực trạng về ĐMPPDH của GV trƣờng THPT Thụy Hƣơng so với yêu cầu ĐMPPDH, tác giả đã thăm dò khảo sát thực trạng GV trƣờng THPT Thụy Hƣơng theo 3 bƣớc : Bước 1 : Giáo viên tự đánh giá, xếp loại Bước 2 : Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại. Bước 3 : Hiệu trƣởng đánh giá xếp loại. Kết quả cụ thể Bảng 2.10a: Kết quả do Giáo viên tự đánh giá Xếp loại Loại xuất sắc : Tổng điểm từ 26 điểm 32 điểm Số lƣợng 15 Phần trăm 22 % Loại khá : Tổng điểm từ 21điểm 25 điểm 44 64,7 % Loại trung bình : Tổng điểm từ 8 điểm 20 điểm 9 13,3 % Loại chƣa đạt chuẩn- loại kém : Tổng điểm dƣới 8 điểm 0 0% (Nguồn: Trường THPT Thụy Hương- Hải Phòng 2012) Bảng 2.10b: Kết quả do Tổ chuyên môn và Hiệu trưởng đánh giá Xếp loại Loại xuất sắc : Tổng điểm từ 26 điểm 32 điểm Số lƣợng 11 Phần trăm 16,2 % Loại khá : Tổng điểm từ 21điểm 25 điểm 41 60,3 % Loại trung bình : Tổng điểm từ 8 điểm 20 điểm 16 23,5 % Loại chƣa đạt chuẩn- loại kém : Tổng điểm dƣới 8 điểm 0 0% (Nguồn: Trường THPT Thụy Hương- Hải Phòng 2012) Từ thực tiễn quản lý và qủa kết quả điều tra, khảo sát trên cho thấy: Chất lƣợng GV nhà trƣờng là khá cao, để có đƣợc kết quả trên là do công tác xây dựng kế hoạch và tự phấn đấu trong giảng dạy. Tất cả GV trƣờng THPT Thụy Hƣơng đều xây dựng kế hoạch dạy học trong năm học, kế hoạch thể hiện đủ các bƣớc của quá trình xây dựng kế hoạch nhƣ căn cứ xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ chính cần thực hiện, kế hoạch 48 cụ thể theo thời gian và bổ sung rút kinh nghiệm. Trong kế hoạch đã nêu các phần công việc phải thực hiện theo thời gian, lực lƣợng phối hợp và điều kiện để thực hiện kế hoạch . Ngoài kế hoạch theo năm, theo tháng thì GV còn phải xây dựng kế hoạch giảng dạy của bài học (giáo án), kế hoạch dạy học theo bài cũng thể hiện rõ các bƣớc: mục tiêu bài dạy, phƣơng tiện, cần chuẩn bị kiểm tra bài cũ và những hoạt động chính kết hợp chặt chẽ giữa dạy và học, giữa dạy học và giáo dục, tiến độ thực hiện chƣơng trình phù hợp, khả thi. Kế hoạch dạy học năm học, bài học luôn đƣợc bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Việc lập kế hoạch bài dạy là việc làm thƣờng xuyên liên tục và đƣợc GV quan tâm và chuẩn bị hàng ngày tƣớc khi lên lớp. Kế hoạch bài học cũng đã thể hiện sự thống nhất giữa dạy và học, giữa dạy học và giáo dục, đã tính đến đặc điểm HS và đồng thời có dự kiến đƣợc các tình huống sƣ phạm có thể xảy ra. 2.4. Thực trạng quản lý đổi mới PPDH theo lý thuyết quản lý sự thay đổi ở trƣờng THPT Thụy Hƣơng 2.4.1. Về “nhận diện sự thay đổi” khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học Bảng 2.11. Kết quả đánh giá về “nhận diện sự thay đổi” trong ĐMPPDH TT Nội dung 1 Nhận diện đƣợc sự thay đổi trong ĐMPPDH Đƣa ra nhận xét về yếu tố ĐMPPDH Nhận xét về việc khi thay đổi đƣợc thực hiện, giáo viên đã làm đƣợc gì Nhận xét về tỷ lệ giữa cộng đồng và những ngƣời liên đới có thấy tác dụng của thay đổi không Nhận xét về tầm quan trọng của việc nhận diện ra vấn đề cần thay đổi trong ĐMPPDH 2 3 4 5 Tốt 49 12 Mức độ Trung Khá bình 41 15 Yếu 0 25 24 9 0 37 18 12 0 22 30 16 0 30 30 6 0 Từ bảng thống kế nêu trên cho thấy Giáo viên nhà trƣờng đã nhìn thấy vấn đề cần thay đổi tức là “Nhận diện vấn đề thay đổi trong quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học”. Nhận diện đƣợc bối cảnh thay đổi và ĐMPPDH là yêu cầu bắt buộc mang tính sống còn với nhà trƣờng. Nhận diện đƣợc khó khăn thuận lợi và những đặc điểm của tổ chức cũng nhƣ bản chất, phạm vi của sự thay đổi, để nhà quản lý chỉ rõ công việc cần làm, những ngƣời liên đới và cách làm để ĐMPPDH có sự phù hợp có tính khả thi. Đa số ý kiến đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc ĐMPPDH theo lý thuyết của sự thay đổi, mặc dù mức độ nhận thức là khác nhau, song đều thấy rõ vai trò của ĐMPPDH là tất yếu và bức thiết trong giai đoạn hiện nay. Số lƣợng giáo viên quan tâm đến việc nhận diện ra vấn đề đổi mới PP dạy học chiếm ½ số CBGV nhà trƣờng cho thấy sự quan tâm và nhận thức ra vấn đề ĐMPPDH là cấp thiết và là điều kiện tiên quyết phát triển nhà trƣờng. 2.4.2. Về xác định các “rào cản” trong đổi mới phương pháp dạy học Bảng 2.12 : Kết quả khảo sát về xác định rào cản trong đổi mới PPDH Mức độ Nội dung TT 1 Thói quen giảng dạy của giáo viên tạo Trung Tốt Khá 17 39 12 0 10 38 20 0 15 41 12 0 13 46 9 0 bình Yếu sức ì trong đổi mới PPDH 2 Giáo viên chƣa có đủ năng lực để thực hiện đổi mới PPDH 3 Học sinh chƣa quen với những PPDH mới 4 Cơ chế quản lý hành chính trong quản lý dạy học 50 Từ bảng thống kê trên cho thấy: Thói quen khó thay đổi hay sức ì của GV là khá lớn. GV chƣa đƣợc trang bị một cách hệ thống, bài bản về vấn đề ĐMPPDH nên còn lúng túng là rào cản lớn, đa số GV mới hiểu vấn đề ĐMPPDH ở hình thức bề ngoài (ví dụ nhƣ đổi mới chỉ là tăng cƣờng thảo luận nhóm hoặc phải sử dụng máy chiếu Power point.. trong các giờ học). Trong điều kiện nhà trƣờng mới thành lập, các điều kiện về nhân lực trẻ là rào cản tƣơng đối lớn vì: - Sự tích lũy kinh nghiệm dạy học còn ít; - Sự ngại va chạm với đồng nghiệp; - Thói quen của giáo viên là dấu dốt; - Ngại nói sự thật; - Số lƣợng giáo viên vững chuyên môn ít, ngại thay đổi; - Số lƣợng giáo viên “dấu” tay nghề; - Số lƣợng giáo viên ngại hoạt động đổi mới phƣơng pháp dạy học; - Thiếu động lực cho sự thay đổi. Xác định đƣợc các vấn đề về rào cản lực lƣợng trẻ, ngại đổi mới do vậy, cần có nhiều thời gian và sự quản lý điều chỉnh liên tục của nhà quản lý và sự tƣơng tác của đồng nghiệp trong việc giúp đỡ chuyên môn dạy học và thực sự cầu thị trong ĐMPPDH của giáo viên nhà trƣờng. Trong một thời gian không xa sẽ có đƣợc sự chuyển biến về nhận thức trong đội ngũ GV, để làm đƣợc điều này cần này cần thời gian từ 4- 5 năm. Ngƣời quản lý cần chỉ ra đƣợc sự cần thiết có sự hỗ trợ của các nhân viên, giáo viên Lƣu ý trợ giúp thêm cho GV đang gặp khó khăn để họ tự tin hơn trƣớc sự thay đổi. 51 2.4.3. Về chuẩn bị các nguồn lực cơ sở vật chất cho ĐMPPDH Bảng 2.13: Kết quả khảo sát về chuẩn bị nguồn lực CSVC cho ĐMPPDH T T 1 2 Mức độ Nội dung Tốt Khá Điều kiện CSVC nhà trƣờng phục vụ cho hoạt động ĐMPPDH. Sự quan tâm của Ban giám hiệu về CSVC phục vụ công tác ĐMPPDH. TB Yêu 7 42 19 0 25 38 5 0 17 45 6 0 9 39 20 0 7 36 25 0 12 45 11 0 Huy động đƣợc nguồn lực vật chất để thực 3 hiện các chính sách ƣu đãi đối với hoạt động ĐMPPDH. 4 5 Xây dựng đƣợc các chính sách riêng đối với công tác ĐMPPDH . Thực hiện thƣờng xuyên kịp thời các chính sách ƣu đãi đối với GV. Phối hợp tốt các ƣu đãi về vật chất với việc 6 khen thƣởng cho các lực lƣợng tham gia công tác ĐM PPDH. Qua kết quả trên cho thấy: Về cơ sở vật chất : THPT Thụy Hƣơng là trƣơng mới thành lập đƣợc 5 năm, trƣờng đang trong giai đoạn xây dựng nên gặp rất nhiều khó khăn về CSVC: số phòng học và các phòng chức năng thiếu, các trang thiết bị phục vụ cho công tác dảng dạy, bồi dƣỡng còn thiếu. Chƣa có phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, phòng ứng dụng công nghệ thông tin chƣa đƣợc trang bị đầy đủ. Hệ thống loa máy, đồ dùng trực quan, phòng tổ chức hoạt động ĐMPPDH cho số đông GV còn chƣa đạt yêu cầu nhƣ mong muốn. Nguồn quỹ XH hóa hỗ trợ cho công tác đào tạo bồi dƣỡng GV còn hạn hẹp. Tuy nhiên trong điều kiện thực tế nhƣ 52 vậy, nhà trƣờng luôn quan tâm, cố gắng tạo điều kiện có thể nhất để phục vụ cho hoạt động ĐMPPDH. Về cơ chế chính sách : Mặc dù đã có phần quan tâm, động viên với những đồng chí tham gia công tác ĐMPPDH của GV cũng nhƣ đã có dự chi phần kinh phí cho hoạt động này. Tuy nhiên, hiện nay các chính sách cho ĐMPPDH của GV còn chƣa rõ ràng và chƣa mang tính khích lệ động viên, chƣa có quy định cụ thể về quyền lợi và nghĩa vụ đối với những GV tham gia hoạt động đổi mới, chƣa tạo thuận lợi về thời gian cũng nhƣ phần kinh phí hỗ trợ để lực lƣợng tham gia hoạt động ĐMPP đƣợc tập trung hơn và có sự động viên kịp thời. 2.4.4. Về xác định trạng thái tương lai khi tiến hành ĐMPPDH Bảng 2.14: Kết quả khảo sát về xác định trạng thái tương lai khi tiến hành ĐMPPDH Nội dung quản lý TT 1 Tạo ra sự thay đổi trong hoạt động học tâp Mức độ Tốt Khá TB Yếu 17 40 11 0 15 39 14 0 của học sinh 2 Giáo viên sử dụng phối hợp các phƣơng pháp truyền thống và hiện đại trong dạy học. 3 Chất lƣợng dạy học đƣợc nâng cao. 12 38 18 0 4 Giáo viên làm tốt hơn việc tổng kết, đánh 8 34 26 0 10 35 23 0 giá hoạt động giảng dạy (sau mỗi tiết) 5 Năng lực dạy học của giáo viên đƣợc nâng cao Qua kết quả trên cho thấy: Kết quả mong đợi là điều mong muốn sau khi thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học của nhà trƣờng đƣợc tiến hành, qua bảng thống kê cho thấy số lƣợng CBGV nhà trƣờng mọng đợi là hết sức khả quan, số lƣợng GV tin tƣởng vào các điều kiện đạt đƣợc cho thấy giá trị niềm tin, điều kỳ vọng là 53 hết cần thiết trong quá trình thực hiện ĐMPPDH. Từ đó nhà cho quản lý xác định đƣợc “ khoảng cách” mong đợi từ “hiện tại” đến “ tƣơng lai”, nhận diện những thách thức chỉ rõ những tác nhân bên trong nhà trƣờng có thể làm tăng sức mạnh hay suy yếu…để nhà quản lý chỉ rõ những công việc cần làm ngay để “ rút ngắn khoảng cách”. Qua đó cho thấy, thời kỳ quá độ từ hiện tại đến tƣơng lai thông qua lộ trình thích hợp với nguồn lực và đặc điểm của nhà trƣờng, chú ý đến đặc điểm tình hình của giai đoạn đang tiến hành. 2.4.5.Về sự phản hồi nắm bắt nguyện vọng của giáo viên trong thực hiện ĐMPPDH Bảng 2.15: Kết quả khảo sát về phản hồi để nắm bắt nguyện vọng của giáo viên trong ĐMPPDH Mức độ TT Nội dung Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Phản hồi đƣợc thực hiện thƣờng xuyên 16 40 12 0 2 Chỉ ra đƣợc chƣơng trình hoạt động để 10 38 20 0 15 41 12 0 13 46 9 0 khác phục rào cản đổi mới PPDH 3 Chỉ ra những thắc mắc và phản hồi về nguyện vọng của giáo viên khi tham gia đánh giá về việc ĐMPPDH. 4 Xác định chính xác mốc thời gian bắt đầu và kết thúc các công việc, nhiệm vụ trong đổi mới PDH Qua bảng khảo sát trên cho thấy GV nhà trƣờng coi trọng ĐMPPDH, họ kỳ vọng rất lớn vào sự Thành công, họ nhận thức đƣợc sứ mạng của nhà trƣờng và đƣợc các cấp quản lý ủng hộ và đƣợc đa số nhân viên đồng tình thực hiện với trách nhiệm cao. 54 CBQL nên hiểu nhu cầu và tâm trạng của của GV về sự thay đổi, thể hiện đƣợc cách làm khả thi và sự quan tâm, ủng hộ của bạn đối với nhân viên, GV. Qua đó cũng cung cấp thông tin cho nhà quản lý của nhà trƣờng hiểu rõ nhu cầu và tâm trạng của giáo viên về ĐMPPDH trong quá trình triển khai. 2.4.6. Về xây dựng đội ngũ cốt cán phục vụ ĐMPDH Bảng 2.16. Ý kiến đánh giá về xây dựng đội ngũ cốt cán phục vụ ĐMPPDH TT 1 Mức độ Nội dung Công tác xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ GV cốt cán có tính khả thi. 2 Năng lực của đội ngũ cốt cán. 3 GV cốt cán đi đào tạo, bồi dƣỡng về ĐMPP liên tục hàng năm. 4 Hiệu quả các hoạt động bồi dƣỡng do đội ngũ GV cốt cán tham gia. Tốt Khá TB Yếu 17 40 11 0 20 43 6 0 16 40 12 0 13 45 10 0 Qua kết quả trên cho thấy: Để triển khai công tác ĐMPPDH cho giáo viên, từ cấp Sở đến các trƣờng đều xây dựng mạng lƣới đội ngũ giáo viên cốt cán phục vụ cho ĐMPPDH. Với cấp Sở thì đội ngũ GV cốt cán lấy từ các trƣờng trong thành phố, đội ngũ này sẽ tham gia các khóa tập huấn của Bộ sau đó về triến khai cho GV các trƣờng tại các hội nghị do Sở tổ chức. Tại trƣờng hiện nay cũng đã xây dựng đội ngũ GV cốt cán, lòng cốt là các tổ trƣởng hoặc nhóm trƣởng các bộ môn. Đây là những GV đạt GV giỏi, có trình độ tay nghề và kinh nghiệm vững vàng hơn so với các GV khác trong các nhóm bộ môn. Họ là những ngƣời tâm huyết, nhiệt tình, tích cực với công việc khi đƣợc nhà trƣờng phân công tuy nhiên do trƣờng là trƣờng mới thành lập số đông GV là trẻ nên đội ngũ GV cốt cán nhà trƣờng cũng còn trẻ do đó kinh nghiệm công 55 tác và độ chín về kiến thức kỹ năng còn hạn chế. Chính vì vậy hiệu quả của công tác ĐMPPDH cho GV cũng chƣa đạt kết quả nhƣ mong muốn. 2.4.7. Về cam kết của CBQL&GV nhà trường trong đổi mới PPDH Bảng 2.17. Kết quả khảo sát về sự cam kết của lãnh đạo và mọi thành viên trong ĐMPPDH TT 1 2 Mức độ Nội dung Cam kết của lãnh đạo và mọi thành viên nhà trƣờng trong ĐMPPDH. Sự quan tâm của Ban giám hiệu trong việc cam kết ĐMPPDH. Tốt Khá TB Yếu 42 7 19 0 25 38 5 0 17 45 6 0 9 39 20 0 7 36 25 0 12 45 11 0 Việc huy động đƣợc nguồn lực vật chất để 3 cam kết thực hiện các chính sách ƣu đãi đối với hoạt động ĐMPPDH. 4 Xây dựng đƣợc các chính sách riêng đối với cam kết ĐMPPDH . Việc thực hiện thƣờng xuyên kịp thời các 5 chính sách ƣu đãi đối với GV để cam kết hoàn thành mục tiêu ĐMPPDH. Phối hợp tốt các ƣu đãi về vật chất với việc 6 khen thƣởng cho các lực lƣợng tham gia ĐM PPDH khi đã cam kết. Qua kết quả trên cho thấy: Đa số CBGV giáo nhà trƣờng hƣởng ứng cam kết với mức độ cao trong cam kết thực hiện ĐMPPDH theo lý thuyết quản lý sự thay đổi để đạt mục tiêu chƣơng trình đề ra, nó tạo ra động lực lớn cho giáo viên khắc phục rào cản. Đó là biểu hiện của sự quyết tâm cao trong đội ngũ giáo viên nhà trƣờng. 56 Tuy nhiên cũng còn một số giáo viên còn ngại nghi ngờ về khả năng thành công của chƣơng trình đề ra do vậy ngƣời quản lý phải nắm bắt đƣợc tình hình dƣ luận để uốn nắn dần dần cho những giáo viên đó để họ cùng thực hiện, đảm bảo tất cả cùng thực hiện cam kết để hoàn thành mục tiêu là ĐMPPDH của nhà trƣờng đi đến đích của thành công. 2.4.8. Thực trạng về ý kiến đánh giá về việc điều chỉnh và phát huy tác dụng của cái mới đã đạt được để duy trì sự bền vững của các kết quả do ĐMPPDH mang lại Bảng 2.18 Thống kê ý kiến đánh giá về việc điều chỉnh và phát huy tác dụng của “cái mới đã đạt được” để duy trì sự “bền vững” của các kết quả do ĐMPPDH mang lại Mức độ TT 1 Nội dung quản lý Số GV nhận xét về điều chỉnh và Trung Tốt Khá 15 41 12 0 24 35 9 0 18 37 12 0 12 40 16 0 bình Yếu phát huy tác dung “ cái mới” đã đạt đƣợc ĐMPPĐH 2 Số GV nhận xét mức độ duy trì sự bền vững do ĐMPPDH mang lại 3 Nội dung đổi mới đƣợc duy trì do chƣơng trình ĐMPPDH bằng nhiều cách. 4 Số GV nhận xét về nhất trí duy trì cái mới khi ĐMPPDH. Từ kết quả trên cho thấy: CBGV nhà trƣờng cũng đã xác định và đánh giá sự thành công của sự thay đổi, đánh giá quá trình và đánh giá kết quả từng giai đoạn, từng yếu tố thay đổi, cũng thấy đƣợc câu trả lời cho câu hỏi những kết quả mong đợi nào 57 đã đạt đƣợc, kết quả của sự thay đổi có bền vững hay không, làm thế nào để duy trì “cái đƣợc của sự thay đổi trong ĐMPPDH” mà nhà trƣờng đã đạt đƣợc. 2.4.9. Về đảm bảo kiến thức môn học, chương trình môn học, sử dụng các phương tiện dạy học trong đổi mới PPDH Đảm bảo kiến thức môn học Phần lớn GV trƣờng THPT Thụy Hƣơng nắm vững nội dung môn học đƣợc phân công, mạch kiến thức môn học, xuyên suốt cấp học để đảm bảo tính chính xác, lô gíc, hệ thống, nắm đƣợc mối liên hệ giữa kiến thức môn học đƣợc phân công dạy với các môn học khác đảm bảo quan hệ liên môn trong dạy học. Mỗi môn có từ 1 đến 2 đồng chí (riêng môn Toán, Lý, Hóa, Văn mỗi môn có 3 đồng chí) có kiến thức chuyên sâu, rộng về môn học để có thể bồi dƣỡng HSG, ôn thi ĐH cho HS có thể giúp đỡ đồng nghiệp những vấn đề chuyên môn mới và khó. Tuy nhiên vẫn còn một vài GV chỉ nắm vững nội dung môn học đƣợc phân công để đảm bảo dạy học chính xác, có hệ thống. Đảm bảo chƣơng trình môn học Phần lớn GV trƣờng THPT Thụy Hƣơng đảm bảo đƣợc chƣơng trình môn học, thực hiện đúng và đủ các nội dung chƣơng trình mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, không cắt bớt và dạy ngoài nội dung đã đƣợc quy định. Phần lớn GV đảm bảo dạy học đúng theo chuẩn kiến thức kỹ năng của chƣơng trình môn học, thực hiện đúng kế hoạch dạy học đã thiết kế, có chú ý thực hiện yêu cầu phân hóa. Một số đồng chí đảm bảo dạy học bám sát theo chuẩn kiến thức kỹ năng của chƣơng trình môn học. Thực hiện đúng kế hoạch dạy học đã thiết kế, có chú ý thực hiện yêu cầu phân hóa. Là một trƣờng mới thành lập nhƣng vẫn có một số đồng chí đảm bảo dạy học đúng theo chuẩn kiến thức kỹ năng của chƣơng trình môn học, thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo kế hoạch dạy học đã đƣợc thiết kế, thực hiện tốt yêu cầu phân hóa. Bên cạnh đó còn 58 một vài đồng chí đảm bảo dạy học bám sát theo chuẩn kiến thức kỹ năng của chƣơng trình môn học và có tính đến yêu cần phân hóa. Sử dụng các phƣơng tiện dạy học Số đông các GV nhà trƣờng sử dụng một cách thành thạo các phƣơng tiện dạy học truyền thống và biết sử dụng các phƣơng tiện dạy học hiện đại làm tăng hiệu quả dạy học nhƣ: biết sử dụng thành thạo các thiết bị thí nghiệm, các phƣơng tiện hỗ trợ của bộ môn nhƣ: tranh ảnh, mô hình… biết sử dụng máy tính, máy chiếu, Internet, các thiết bị thí nghiệm mới hiện đại và các phƣơng tiện khác. Khoảng một phần hai số GV biết lựa chọn chuẩn bị và sử dụng phƣơng tiện dạy học phù hợp với mục tiêu, nội dung và PPDH của bài học. Tiêu biểu có thầy cô giáo biết cách sáng tạo các phƣơng tiện dạy học truyền thống kết hợp với máy tính, mạng và các thiết bị dạy học khác, biết cải tiến phƣơng tiện dạy học, biết sƣu tầm, tự làm và sáng tạo những phƣơng tiện dạy học mới. Nhƣng số đông các GV chỉ biết sử dụng những phƣơng tiện dạy học quy định trong chƣơng trình môn học, trong danh mục thiết bị dạy học môn học mà không có sự cải tiến linh hoạt. Đặc biệt còn một vài đồng chí chƣa thực sự thành thạo trong việc sử dụng các phƣơng tiện dạy học, lƣời sử dụng các phƣơng tiện dạy học trong quá trình giảng dạy và chƣa biết cách lựa chọn, sử dụng các phƣơng tiện dạy học phù hợp với mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp của bài. Xây dựng môi trƣờng học tập Phần lớn GV đã quan tâm đến việc tạo bầu không khí hăng say học tập, kích thích đƣợc tính tích cực chủ động của HS, lôi cuốn mọi HS tham gia vào các hoạt động học tập, tạo dựng đƣợc môi trƣờng học tập dân chủ, thân thiện, hợp tác an toàn và lành mạnh. Nhƣ biết khuyến HS mạnh dạn tự tin không chỉ trả lời câu hỏi của GV mà còn nêu thắc mắc và trình bầy ý kiến của mình. Tạo ra các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể trong quá trình dạy học để các em 59 HS tham gia nhiều hơn từ đó tạo nên sự tự tin, dân chủ và sự hợp tác trong quá trình dạy học. Đặc biệt, có một số GV ứng xử khéo léo, linh hoạt trong quá trình giảng dạy. Nhƣ luôn giữ thái độ bĩnh tĩnh trong mọi tình huống, tôn trọng ý kiến HS, biết tổ chức các hoạt động để HS chủ động phối hợp giữa làm việc cá nhân và nhóm tạo không khí thi đua lành mạnh trong lớp học, đảm bảo điều kiện học tập an toàn. Tuy nhiên, vẫn còn một số đồng chí GV chƣa tạo ra đƣợc bầu không khí học tập thân thiện, lành mạnh chƣa khuyến khích đƣợc HS học tập sôi nổi, tiết dạy còn trầm hoặc không khí dạy còn căng thẳng. 2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý ĐMPPDH của GV trƣờng THPT Thụy Hƣơng theo lý thuyết quản lý sự thay đổi 2.5.1. Những điểm mạnh Nhà trƣờng đã nhận diện đƣợc vấn đề cần đổi mới phương pháp dạy học theo lý thuyết quản lý sự thay đổi. Đã phân tích tình hình nhận diện sự thay đổi cần tiến hành. Nhà trƣờng đã xác định đƣợc đích đến mong đợi- trạng thái tương lai khi đã thực hiện sự thay đổi, đã xác định xứ mạng của tổ chức Đã mô tả được hiện trạng với những vấn đề liên quan đến ĐMPPDH Nhà trƣờng đã xác định đƣợc các rào cản về sức ì tâm lý ngại thay đổi của GV trong quá trình vận hành lý thuyết quản lý sự thay đổi. Bên cạnh đó cũng nắm bắt đƣợc nguyện vọng của giáo viên nhà trƣờng. Điều quan trọng nữa là nhà trƣờng đã thực hiện sự cam kết của CBQL và giáo viên mọi thành viên đối với việc ĐMPPDH. Công tác ĐMPPDH của GV đã đƣợc BGH, các lực lƣợng trong trƣờng chú trọng, quan tâm và coi đây là nhiệm vụ tất yếu, thƣờng xuyên của đơn vị. Công tác xây dựng kế hoạch đã đƣợc triển khai bài bản, sớm và đã có định hƣớng tầm nhìn đến 5 năm. Việc thiết kế chƣơng trình đã cơ bản phù 60 hợp với điều kiện thực tế nhà trƣờng, đã bám sát yêu cầu ĐMPPDH và khi triển khai đã thu đƣợc kết quả đáng ghi nhận. Đội ngũ GV nhà trƣờng trẻ nên việc tiếp cận các phƣơng pháp dạy học và phƣơng tiện dạy học hiện đại, đáp ứng chuẩn các điều kiện quy định về đổi mới sẽ có nhiều thuận lợi. Vì GV giỏi công nghệ thông tin, biết sử dụng thành thạo các phƣơng tiện hỗ trợ hiện đại, đồng thời tích cực, nhiệt tình, ham học hỏi và không ngại khó khăn.. Là trƣờng mới thành lập cho nên việc xây dựng nề nếp, cách thức tổ chức đổi mới ngay từ đầu theo chuẩn quy định sẽ có những thuận lợi vì không phải xóa bỏ những thói quen đã cũ. 2.5.2. Điểm yếu Vấn đề nhận diện ĐMPPDH của đội ngũ giáo viên là không đồng đều nhau, chỉ ra vấn đề khoảng cách từ hiện tại đến tƣơng lai với việc nhận diện khó khăn, thuận lợi và những đặc điểm của tổ chức cũng nhƣ bản chất của sự thay đổi cong hạn chế. Bên cạnh những thành tựu đó, đội ngũ GV trƣờng THPT Thụy Hƣơng còn một số khó khăn và tồn tại: Các điều kiện về CSVC phục vụ cho công tác Quản lý ĐMPPDH còn hạn chế, thiếu thốn, chƣa đáp ứng yêu cầu đặt ra. ĐMPPĐM vẫn chủ yếu là phƣơng pháp truyền thống, chƣa thực sự hợp lý và phát huy hiệu quả, cần có sự đổi mới cả hình thức và phƣơng pháp. Đội ngũ GV trẻ còn thiếu kinh nghiệm và độ chín về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cũng nhƣ kỹ năng nghề nghiệp. Do đó còn thiếu đội ngũ GV cốt cán có kinh nghiệm làm trụ cột cho các tổ, nhóm chuyên môn trong hoạt động đổi mới. Việc tự đánh giá, tự học tập rèn luyện để trau dồi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số GV còn yếu, chƣa tạo thói quen là làm việc gì cũng cần có hồ sơ lƣu trữ để lại minh chứng tức là có làm nhƣng không có minh chứng. Đây là một trong những vấn đề khi vận dụng các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp để đánh giá, xếp loại năng lực dạy học GV còn khó khăn. 61 Cơ chế chính sách cho công tác bồi dƣỡng ĐMPPDH còn chƣa phù hợp và chƣa có sự quan tâm thỏa đáng đối với các lực lƣợng tham gia. Do đó chƣa khích lệ đƣợc tinh thần của đội ngũ GV, chƣa đáp ứng đƣợc tình hình thực tế và nguyện vọng của các lực lƣợng tham gia đổi mới. Tuy việc ĐMPPDH đã đƣợc triển khai trong nhà trƣờng song qua kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy: Phƣơng pháp thuyết trình thông báo tri thức của GV vẫn là PPDH đƣợc sử dụng quá nhiều, dẫn đến tình trạng hạn chế hoạt động tích cực của HS. Việc sử dụng phối hợp các PPDH cũng nhƣ sử dụng các PPDH phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo còn ở mức hạn chế, nhiều khi chỉ mang tính hình thức. Chƣa cân đối giữa việc cung cấp lý thuyết và rèn luyện thực hành. Việc gắn nội dung dạy học với các tình huống thực tiễn cũng nhƣ để giải quyết các chủ đề phức hợp của thực tiễn chƣa đƣợc chú trọng. Việc sử dụng phƣơng tiện dạy học mới, công nghệ thông tin chỉ bƣớc đầu thực hiện ở dạng trình chiếu việc rèn luyện khả năng vận dụng tri thức liên môn để giải quyết các chỉ đề phức hợp gắn với thực tiễn chƣa đƣợc chú ý. Việc sử dụng sách giáo khoa chƣa hợp lý; GV nhà trƣờng thƣờng xuyên giảng dạy hết các nội dung sách giáo khoa, hoặc chép lại nội dung sách giáo khoa, lệ thuộc quá nhiều vào sách giáo khoa, ít phát huy trí tuệ của HS, ít nêu vấn đề tìm tòi, nghiên cứu sau bài học, ít chú ý khai thác các lỗi của HS để rèn kĩ năng tƣ duy. Qua tìm hiểu thực trạng ĐMPPDH ở trƣờng THPT Thụy Hƣơng, có thể thấy một số nguyên nhân cản trở việc đổi mới nhƣ sau: GV nhà trƣờng chƣa đƣợc trang bị một cách hệ thống, bài bản về vấn đề ĐMPP nên còn lúng túng, đa số GV mới hiểu vấn đề ĐMPPDH ở hình thức bên ngoài nhƣ (đổi mới chỉ là tăng cƣờng thảo luận nhóm hoặc phải sử dụng máy chiếu, power poit... trong các giờ học) mà chƣa chú ý đƣợc đến bình diện bên trong của PPDH (hiệu quả và sự phù hợp của các phƣơng pháp 62 đối với nội dung và đặc thù môn học). Phƣơng tiện, thiết bị dạy học ở Trƣờng THPT Thụy Hƣơng còn nghèo nàn không thuận lợi cho việc áp dụng PPDH mới, nhất là các PPDH hiện đại. Số tiết trong tuần của GV còn nhiều, đời sống của GV còn gặp nhiều khó khăn ( bình quân lƣơng GV trong trƣờng THPT Thụy Hƣơng là 3,8 triệu đồng/ ngƣời/ tháng. Nhiều GV còn phải đi làm thêm). Nên GV ít có thời gian đầu tƣ thỏa đáng cho việc ĐMPPDH. Động cơ thái độ học tập của HS chƣa thật tốt, HS quen với lối học thụ động, chƣa sẵn sàng tham gia một cách tích cực, chủ động vào các nội dung học tập. Mặt khác là do đầu vào học sinh THPT Thụy Hƣơng rất thấp 24,5 điểm. Việc kiểm tra đánh giá, đặc biệt là việc ra đề trong các kì thi hiện nay chƣa khuyến khích cho các PPDH tích cực, tâm lý học đối phó với thi cử khá phổ biến. Vấn đề bồi dƣỡng chuyên đề cho GV và CBQL về ĐMPP chƣa đƣợc triển khai đồng bộ. Việc kiểm tra thi cử mặc dù có những đổi mới nhƣng vẫn mang tính hình thức, chƣa khuyến khích đƣợc cách học thông minh, sáng tạo của HS. Hệ thống quản lý chỉ đạo, thanh tra chuyên môn ở nhà trƣờng còn cứng nhắc, máy móc, chƣa tạo điều kiện cho các hoạt động sƣ phạm sáng tạo của GV. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn của trƣờng THPT Thụy Hƣơng thành phố Hải Phòng có thể nói việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục THPT, trong đó có vấn đề ĐMPPDH là một yêu cầu cấp thiết nhằm đạt đƣợc mục tiêu đặt ra cho giáo dục phổ thông, nhằm chuyển đổi từ “ một nền giáo dục thuộc lòng sang một nền giáo dục đào tạo ra những con ngƣời có năng lực, có tinh thần chủ động sáng tạo trong học tập và cuộc sống” ( ý kiến của phó thủ Tƣớng chính phủ, Bộ trƣởng bộ giáo dục và đào tạo Nguyễn Thiện Nhân). 63 Trƣờng đã đƣợc sự quan tâm của cấp trên về các mặt hoạt động nhƣng việc quan tâm của cấp trên đối với công tác ĐMPPDH của GV còn hạn chế. Do đó trƣờng luôn phải chủ động trong công tác này. Trƣờng mới thành lập đƣợc 5 năm, điều kiện CSVC nhà trƣờng còn rất nhiều khó khăn thiếu phòng học (mới có 18 phòng, thiếu phòng chức năng, phòng thí nghiệm, phòng công nghệ thông tin (chƣa có). Nguồn quỹ XH hóa hỗ trợ công tác bồi dƣỡng năng lực dạy học GV còn hạn chế. Chế độ chính sách cho công tác đổi mới còn chƣa thực sự hợp lý. Đa số đội ngũ GV là trẻ tuy có sự nhiệt huyết, năng động nhƣng kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp còn hạn chế, khả năng xử lý các tình huống sƣ phạm còn chƣa mềm dẻo dẫn đến đôi lúc tạo ra môi trƣờng học tập căng thẳng không cần thiết. Nhà trƣờng chƣa có nhiều thế hệ nên việc học hỏi giữa các đồng nghiệp là khó khăn, chƣa có đội ngũ cốt cán giàu kinh nghiệm trong giảng dạy và công tác nên vai trò làm trụ cột cho các tổ, nhóm chuyên môn trong hoạt động bồi dƣỡng ĐMPP còn hạn chế. Các vấn đề về lập kế hoạch, thiết kế chƣơng trình và sử dụng các PPDH còn chƣa sáng tạo, khoa học và hoàn hảo. Do đó, kết quả đạt đƣợc của công tác ĐMPPDH của GV còn hạn chế. Chất lƣợng đầu vào lớp 10 của HS còn thấp( vì trƣờng là mới nhất trong các trƣờng ngoại thành) do đó GV cũng gặp nhiều khó khăn và vất vả trong quá trình giảng dạy dẫn đến chất lƣợng giáo dục còn chƣa cao. Đặc biệt việc ôn thi HSG cần rất nhiều công sức của thầy cô và kết quả thi ĐH, CĐ còn khiêm tốn . 64 Kết luận chƣơng 2 Chƣơng 2 của luận văn đã trình bày thực trạng về quản lý đổi mới PPDH ở trƣờng THPT Thụy Hƣơng - Thành Phố Hải Phòng theo lí thuyết quản lý sự thay đổi của giáo viên. Trong chƣơng 2 tác giả cũng đã phân tích, đánh giá thực trạng triển khai việc quản lý công tác quản lý đổi mới tại trƣờng THPT Thụy Hƣơng thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH. Cùng với cơ sở lí luận ở chƣơng 1, cơ sở thực tiễn của chƣơng 2 sẽ là căn cứ khoa học để tác giả đề xuất các biện pháp quản lý đổi mới PPDH ở chƣơng 3. 65 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP VẬN DỤNG LÝ THUYẾT QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI TRONG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỤY HƢƠNG 3.1.Nguyên tắc đề xuất biện pháp 3.1.1. Nguyên tắc phù hợp thích ứng Tính phù hợp của bối cảnh khi khởi xƣớng sự thay đổi và khi lập kế hoạch thay đổi cần quan tâm thích đáng đến nguyên tắc phù hợp với điều kiện, nguồn lực và trạng thái có của đơn vị, phù hợp với khả năng quản lý và văn hóa của nhà trƣờng. 3.1.2. Dựa trên tính kế thừa và phát triển Đội ngũ GV và PPDH của trƣờng THPT Thụy Hƣơng đƣợc hình thành và phát triển cùng với lịch sử hình thành của nhà trƣờng. Là một trƣờng mới thành lập đƣợc 7 năm đội ngũ GV số đông là trẻ tuổi đời và tuổi nghề (công tác dƣới 10 năm chiếm tới gần 90%). Để quản lý công tác ĐMPPDH của GV, trong những năm vừa qua nhà trƣờng đã áp dụng nhiều biện pháp trong đó có những biện pháp tích cực hiệu quả phù hợp với điều kiện hoàn cảnh nhà trƣờng và đã mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những biện pháp phát huy hiệu quả thì cũng có nhiều biện pháp chƣa thiết thực và chƣa phù hợp với điều kiện CSVC, đặc điểm đối tƣợng cũng nhƣ môi trƣờng làm việc của GV, cho nên kém hiệu quả. Vì vậy, để quản lý công tác ĐMPPDH theo lý thuyết quản lý sự thay đổi đã đƣợc ban hành và hƣớng dẫn thì cần phải kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những biện pháp, phƣơng pháp đã tiến hành trong 7 năm qua, đồng thời cải tiến nó để phù hợp đáp ứng các tiêu chí đề ra của ĐMPPDH. Tóm lại, chúng ta không xóa bỏ hoàn toàn và không làm xáo trộn hoặc quá thay đổi những cái chúng ta đã làm mà phải điều chỉnh PPDH ở từng bài học cụ thể sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình của đội ngũ GV nhà trƣờng, môi trƣờng công tác (CSVC, chất lƣợng HS, kinh tế xã hội của địa phƣơng). 66 3.1.3. Bám sát quan điểm đổi mới và nhận diện được vấn đề cần đổi mới. Bản chất của việc quản lý ĐMPPDH là xậy dựng và tạo cho GV nhà trƣờng khả năng thích ứng với cái mới có năng lực dạy học, xây dựng kế hoạch dạy học, nắm vững kiến thức môn học, vận dụng linh hoạt các PPDH, khéo léo sử dụng phƣơng tiện dạy học trong từng tiết học, năng lực xây dựng môi trƣờng học tập, quản lý hồ sơ dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học của HS. Vì vậy, bản thân mỗi đồng chí GV và CBQL phải căn cứ vào lý thuyết quản lý sự thay đổi đó và xây dựng các tiêu chí, lộ trình cụ thể để xem xét những gì GV phải thực hiện và đã đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc về ĐMPPDH. Trên cơ sở đó để khuyến khích GV xây dựng kỹ thuật, chƣơng trình, kế hoạch rèn luyện, tự đổi mới dạy học theo năm tháng. Đồng thời ngƣời CBQL lập kế hoạch, quản lý ĐMPPDH, xây dựng đội ngũ cốt cán, chuẩn bị các điều kiện cho công tác ĐMPPDH. Từ đó giúp cho đội ngũ GV nhà trƣờng luôn luôn chủ động đón nhận cái mới từ việc thay đổi PPDH linh hoạt liên tục tiếp cận với sự thay đổi. 3.1.4.Dựa trên tính hiệu quả Tính hiệu quả của các biện pháp thể hiện ở việc quản lý ĐMPPDH của GV trƣờng THPT Thụy Hƣơng phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế của nhà trƣờng, trƣờng mới thành lập đƣợc 07 năm, đội ngũ GV và CBQL trẻ, nhà trƣờng vừa kiến thiết, vừa xây dựng, CSVC còn thiếu thốn, chất lƣợng đầu vào lớp 10 thấp. Đồng thời các biện pháp đó phải xây dựng và phát triển đƣợc đội ngũ đi đôi với ĐMPPDH để thực hiện đƣợc mục tiêu phát triển nhà trƣờng đạt chuẩn quốc gia trong thời gian gần nhất. 67 3.2. Các biện pháp đƣợc đề xuất 3.2.1. Nhóm các biện pháp xác định trạng thái của đổi mới PPDH của nhà trường 3.2.1.1. Biện pháp xác định“ mục tiêu” của đổi mới phương pháp dạy học * Mục tiêu của biện pháp Xác định mục tiêu dài hạn là 7 năm ( từ 2013-2020) và mục tiêu ngắn hạn là trong vòng 3 năm( từ 2013 đến 2016) là phải thực hiện đƣợc ĐMPPDH ở nhà trƣờng, tạo đƣợc sự chuyển biến căn bản trong nhà trƣờng về chất lƣợng dạy và học. Khi quyết định tiến hành đổi mới PPDH, BGH nhà trƣờng cần xác định phƣơng pháp dạy học hiện tại của nhà trƣờng đã đáp ứng với mục tiêu của yêu cầu ĐMPPDH đã đặt ra hay không. Mục tiêu đặt ra là thay đổi bằng đƣợc cái cũ và “ sự thay đổi” trong quá trình quản lý việc đổi mới phƣơng pháp dạy học của nhà trƣờng trong giai đoạn hiện nay. Vấn đề ở đây là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra trong ĐMPPDH dạy học theo lộ trình lý thuyết sự thay đổi yêu cầu mà việc giải quyết chúng chƣa có quy luật sẵn có cũng nhƣ những tri thức, kỹ năng sẵn có chƣa đủ giải quyết mà còn khó khăn, cản trở cần vƣợt qua. Một vấn đề đƣợc đặc trƣng bởi ba thành phần: - Trạng thái xuất phát - Sự cản trở - Trạng thái đích: trạng thái mong muốn 68 Trạng thái mong muốn:Trƣờng THPT Thụy Hƣơng thực hiện thành công ĐMPPDH Lộ trình “quản lí sự chuyển đổi” trong ĐMPPDH Tình hình thực hiện mục tiêu, yêu cầu của nội dung ĐMPPDH Trạng thái hiện hành: phân tích tình hình cụ thể của ĐMPPDH của trƣờng THPT Thụy HƣơngHải Phòng Sơ đồ 3.1: Sơ đồ nguyên tắc của quản lý sự thay đổi trong đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT Thụy Hương- Hải Phòng Trong quản lý ĐMPPDH theo lý thuyết quản lý sự thay đổi ta cũng phải thực hiện nhiệm vụ ban đầu là xác định trạng thái của đổi mới PPDH của nhà trƣờng. PPDH hiện tại phải chuyển đổi các yêu cầu ĐMPPDH. Xác định mục tiêu là vấn đề rất quan trọng để CBQL đề ra chƣơng trình hành động hƣớng tới đích đến của ĐMPPDH. Nó là tiền đề của các nội dung hoạch định tiếp theo. * Nội dung của biện pháp Trọng tâm của mục tiêu đổi mới là cách thức triển khai và phát huy hiệu quả của các PPDH quen thuộc, đồng thời áp dụng từng bƣớc các PPDH hiện đại. 69 Tăng cƣờng xây dựng các biện pháp để đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Không ngừng cải tiến cách thức một giờ lên lớp theo hƣớng sƣ phạm tích cực; tận dụng vai trò của các thiết bị dạy để tăng cƣờng hiệu quả hoạt động nhận thức của HS và nâng cao chất lƣợng giờ lên lớp. Nhận diện chủ trƣơng đổi mới PPDH là vấn đề trọng tâm trong nhiệm vụ năm học của nhà trƣờng đổi mới ở tất cả các môn học, yêu cầu tất cả các GV phải tham gia. Chuẩn bị cho sự thay đổi là: Xác định điểm “cần thay đổi” là cách dạy thụ động chủ yếu là GV thuyết trình, do đó chỉ ra cho đƣợc đặc điểm hạn chế của đội ngũ GV phổ thông so với yêu cầu đổi mới và yêu cầu đổi mới cách thức truyền đạt kiến thức cho HS. Xác định đích đến là chuyển từ dạy học hƣớng vào ngƣời dạy (GV là trung tâm, là ngƣời truyền thụ kiến thức) sang dạy học hƣớng vào ngƣời học ( HS là chủ thể của nhận thức và hành động tổ chức dạy học theo nhóm). Xem xét tiến độ triển khai thích hợp với từng giai đoạn, kiên trì với các bƣớc đi đã đặt ra trong lộ trình thực hiện ĐMPPDH. Cần bổ sung vào chƣơng trình cách dạy phƣơng pháp học, xem dạy các phƣơng pháp dạy học là một mục tiêu dạy học chứ không chỉ là một cách thức nâng cao hiệu quả dạy học. Do vậy xây dựng nội dung chƣơng trình cụ thể để phổ biến cho mọi ngƣời trong nhà trƣờng nắm bắt đƣợc trạng thái hiện hành và xác định mục tiêu đặt ra trong thời gian phù hợp. * Cách thức tiến hành biện pháp Trƣớc tiên CBQL nhà trƣờng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, thực hiện biện pháp ĐMPPDH cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tại của nhà trƣờng, tạo ra việc thay đổi thói quen và nếp nghĩ đã đƣợc hình thành từ trƣớc đó. Nhận thức đƣợc về cái mới luôn là một qua trình và đƣa cái mới vào công việc đặc biệt là trong ĐMPPDH lại cần có thời gian và sự hiểu biết thích hợp hơn. 70 Khích lệ kịp thời, nhƣng cũng có thể là một thử thách đối với một số ngƣời nếu không có sự chia sẻ, hỗ trợ của nhà trƣờng đặc biệt là của Hiệu trƣởng. * Điều kiện tiến hành biện pháp Để làm đƣợc điều này cần các định đƣợc hƣớng đi trong việc thực hiện ĐMPPDH của nhà trƣờng có phù hợp hay không, mục tiêu đặt ra là gì. Do vậy đòi hỏi CBQL phải coi trọng tính phù hợp thích ứng với hoàn cảnh của biện pháp và các nguồn lực thực tế cũng nhƣ nguồn lực tƣơng lai để thực hiện tại đơn vị mình. Ngƣời quản lý không đƣợc duy ý chí và coi trọng phân tích SWOT trƣớc khi ra quyết dịnh và sử dụng nhân viên. Xây dựng các nguồn lực về nhân lƣc vật lực một cách hợp lý để có đƣợc các điều kiện xây dựng để tiến hành biện pháp một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả. 3.2.1.2. Biện pháp xác định các “rào cản” của đổi mới phương pháp dạy học * Mục tiêu của biện pháp Xem xét các hoạt động của ĐMPPDH có khó khăn và thuận lợi. Nhận biết và khen thƣởng cho những ngƣời có sáng kiến mới, tích cực, có những đóng góp to lớn trong việc ĐMPPDH. Xác định những ngƣời bảo thủ, chỉ muốn duy trì các chƣơng trình cũ và biện pháp đƣa họ cung thực hiện ĐMPPDH Xác định các rào cản hiện tại để cho CBQL nắm rõ: trạng thái của nhà trƣờng là dạy học và việc theo lối mòn cụ thể là: Dập khuôn máy móc dạy học theo lối đọc chép, thuyết giảng, ghi nhiều, ít chú trọng đến độc lập suy nghĩ của HS, ít đầu tƣ cho chuyên môn. Làm việc bị động, sức ì của GV là rất lớn, chậm, ngại đổi mới, giáo án của giáo viên soạn một lần giảng nhiều năm, ít bổ sung cái mới, chậm cải tiến. Loại bỏ dần các rào cản của nhà trƣờng: đối với vấn đề ĐMPPDH thì càng khó triển khai đó là: Rào cản: số lƣợng đội ngũ trẻ: Nhƣ phiếu khảo sát 71 cho thấy: GV có trình độ, cập nhật thông tin nhanh, nhạy bén, tuy nhiên, kinh nghiệm rất ít, lại là trƣờng mới thành lập cho nên ít có ngƣời có chuyên môn vững vàng để dẫn dắt phổ biến kinh nghiệm. Vận dụng sơ đồ nguyên tắc quản lý sự thay đổi vào quản lý ĐMPPDH, cần nhận diện các đặc điểm của trạng thái “ đích” với các nội dung cần thực hiện để có thể biết đƣợc là nhà trƣờng đã biến chuyển thành công sang đổi mới hẳn về chất lƣợng dạy học sau ĐMPPDH. * Nội dung của biện pháp Thực hiện ĐMPPDH theo lý thuyết quản lý sự thay đổi không hoàn toàn mới nhƣng rất khó, nó là quyết tâm của BGH các thầy cô giáo và các em học sinh nhà trƣờng, với mong muốn động viên, khuyến khích các thày cô giáo là xây dựng môi trƣờng học tập và phong cách dạy và học hoàn toàn mới đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiên nay. Mặt khác nó phát huy hết sức sáng tạo chủ động của ngƣời dạy huy động tối đa các biện pháp dạy học của GV, thầy cô giáo lựa chọn các PPDH phù hợp với đối tƣợng HS của nhà trƣờng. Bên cạnh đó nó phát huy tính tích cực chủ động của HS trong học tập và tu dƣỡng đạo đức. * Cách thức tiến hành Xác định đƣợc đích đến của ĐMPPDH là tạo nên môi trƣờng học tập và PPDH mới phù hợp với đối tƣợng HS nhà trƣờng, tạo ra hứng thú cho HS trong học tập. Phân tích cơ sở khoa học của ĐMPPDH nhìn nhận những giá trị cả lí luận và thực tiễn trong quá trình triển khai thực hiện sẽ có ý nghĩa lớn nhằm tạo nên sức. Kiểm tra giám sát toàn bộ quá trình ĐMPPDH, nội dung hình thức, đến kiểm tra đánh giá GV, trong và sau quá trình áp “dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi”. Thu thập thông tin đánh giá thƣờng xuyên qua nhiều chiều và nhiều đối tƣợng khác nhau: CBQL, GV trực tiếp tham dự giảng dạy ĐMPP; đánh giá về đội ngũ, cách thức tổ chức, về tài liệu, cơ sở vật chất phục vụ cho đổi mới... 72 Từ kết quả của kiểm tra, giám sát, BGH sẽ có đƣợc những cơ sở để điều chỉnh kế hoạch quản lý chỉ đạo ĐMPPDH hƣớng tới mục tiêu nâng cao chất lƣợng dạy học của GV theo hƣớng “ đổi mới”. Lập hồ sơ theo dõi quá trình tham gia quản lý ĐMPPDH và quá trình áp dụng “ đổi mới”. Theo dõi sát những biến động và toàn bộ quá trình công tác của GVđể kịp thời định hƣớng, động viên khích lệ, thúc đẩy họ nỗ lực vƣơn lên tích cực tự trao dồi kiến thức, phƣơng pháp kỹ năng truyền thụ HS tiếp cận kiến thức bài học một cách nhanh nhất. * Điều kiện thực hiện Xây dựng kế hoạch nhằm vào qui trình quản lý của CBQL nhà trƣờng, Thƣờng xuyên phân tích phản hồi định kỳ cần đƣợc phối hợp và kịp thời điều chỉnh theo tiêu chí “mục đích không thay đổi, còn bƣớc đi thì lựa chọn phù hợp với điều kiện nhà trƣờng”. Thƣờng xuyên cho GV nhận thức đƣợc những thách thức và những khó khăn trở ngại lớn của nhà trƣờng về ĐMPPDH. Xác định trở ngại đó nằm ở đâu, do điều kiện khách quan hay chủ quan của nhà trƣờng. Kế hoạch hành động là phải xóa đƣợc những nhận thức ngại đổi mới PPDH. CBQL tích cực đƣa GV tham gia vào quá trình chuyển đổi nhƣ là chủ thể của “ sự thay đổi”. 3.2.1.3.Biện pháp khắc phục các “rào cản” của ĐMPPcủa nhà trường hiện nay * Mục tiêu của biện pháp Làm thế nào để mọi ngƣời cùng chia sẻ chủ trƣơng ĐMPPDH và thay đổi thói quen, phá vỡ sức ì trong nhận thức của một bộ phận không nhỏ GV nhà trƣờng dạy học theo kiểu thông báo, tái hiện và làm cho họ cảm thấy việc ĐMPPDH để phù hợp với quy trình ĐMPPDH theo lý thuyết quản lý sự thay đổi không phải là một chủ trƣơng áp đặt mà là một nhu cầu khẳng định chất lƣợng và hiệu quả dạy học của GV và nhà trƣờng. * Nội dung của biện pháp CBQL xây dựng chiến lƣợc hành động, nên hội thảo rộng rãi về khả năng thực hiện, coi trọng tính phù hợp. 73 - Xây dựng kế hoạch chi tiết; - Xem rào cản là những vấn đề gì; - Khó khăn ở đâu; - Cách giải quyết vấn đề rào cản; - Xây dựng quy chế thƣởng phạt công minh; - Tạo động lực cho GV thƣc hiện ĐMPPDH. * Cách thức tiến hành biện pháp CBQL và GV lựa chọn giải pháp thích hợp để xóa bớt rào cản, trọng tâm đó là cách thức tuyên truyền phổ biến để GV dần dần nhận diện đƣợc rào cản, cùng đi đến thống nhất chƣơng trình hành động. Ngăn ngừa những trạng thái ngại thay đổi của GV Có nên bắt đầu bằng việc thảo luận về ĐMPPDH cho phù hợp với yêu cầu đổi mới với PPDH mới theo quan điểm “lấy ngƣời học làm trung tâm” hay khuyến khích những đốm lửa nhỏ và quản lý chỉ đạo theo kiểu “vết dầu loang”, tức là chọn một số GV tâm huyết và có năng lực sƣ phạm “xung phong đi đầu” làm mẫu, từ đó khuyến khích mọi ngƣời dần tham gia vào việc ĐMPPDH hay quán triệt chủ trƣơng ĐMPPDH và thay cho và thay đổi phƣơng thức đào tạo trong giai đoạn hiện nay ở các nhà trƣờng cho cá cán bộ chủ chốt và đề nghị họ làm cho mọi GV hiểu chủ trƣơng đó. * Điều kiện tiến hành biện pháp Bám sát nội dung ĐMPPDH, hƣớng mọi ngƣời liên tục khắc phục khó khăn Đầu tƣ hỗ trợ tài chính và các hoạt động khác cho GV Cho GV dự giờ các GV dạy tốt, có tinh thần đổi mới hoặc đi tham quan các cơ sở điển hình tiến tiến về triển khai ĐMPPDH chỉ có đạt đƣợc thành công bƣớc đầu. Để họ nhận ra là ĐMPPDH không qua khó. Xác định đƣợc có bao nhiêu rào cản, bao nhiêu yếu tố ảnh hƣởng và cản trở đối với các giai đoạn của sự thay đổi, đồng thời tìm hiểu xem nó sẽ có tác động nhƣ thế nào đối với thực tế nhà trƣờng. 74 CBQL nhà trƣờng phải tuyên truyền và làm cho anh em hiểu đƣợc sự cản trở đó là gì, cách thức tiến hành hóa giải và làm giảm rào cản trong ĐMPPDH. Khuyến khích cách làm mới trong quản lý ĐMPPDH. 3.2.1.4. Biện pháp xác định các“điều kiện” để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học thành công của nhà trường a. Mục tiêu của biện pháp Mục tiêu của biện pháp là để sự thay đổi diễn ra theo đúng ý đồ của ngƣời quản lý này là chỉ ra các điều kiện cần và đủ để đổi mới thành công ĐMPPDH của nhà trƣờng. Trƣớc hết cần nhận diện đƣợc vấn đề ĐMPPDH. Chỉ rõ các nguồn lực, đó là xác định đƣợc sự đồng thuận cao và ủng hộ của xã hội cụ thể là của cấp quản lý, hội cha mẹ HS nhà trƣờng, những ngƣời quan tâm đến giáo dục, các em HS. Tạo dựng môi trƣờng niềm tin * Nội dung của biện pháp Xây dựng kế hoạch cần phải đƣợc hình thành sao cho có thể chỉ ra thời gian biểu để hoàn thành các giai đoạn và cá nhân chịu trách nhiệm về nó. Đa dạng hóa nguồn lực để phát triển giáo dục nhà trƣờng chuyển đổi cơ chế quản lý tạo ra áp lực thay đổi tƣ duy. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên nhận thức rằng nguồn lực vật chất (nhân lực, tài lực) cho ĐMPPDH cho sự phát riển là rất quan trọng, nhƣng trong quản lý quản lý ĐMPPDH sự ủng hộ phi vật chất (sự ủng hộ, cung cấp thông tin, tạo môi trƣờng thuận lợi...) Tăng cƣờng công tác tuyên truyền đối với sự đồng thuận và ủng hộ của xã hội, đa dạng hóa nguồn lực để phát triển giáo dục. Phát huy tốt các nội lực của ngành giáo dục/ nhà trƣờng. * Cách thức tiến hành biện pháp Tạo dựng niềm tin, thay đổi đòi hỏi rất nhiều GV vì để thực hiện thay đổi PPDH nhà trƣờng, ngƣời giáo viên giữ vai trò quyết định. Những thay đổi 75 đó có thể dẫn đến sự căng thẳng... Do đó, đối với những ngƣời sẵn sàng ủng hộ sự thay đổi. Lôi cuốn thêm nhiều ngƣời tích cực thực hiện ĐMMPDH Tìm ra các ý tƣởng cải tiến liên tục ĐMPPDH. * Điều kiện thực hiện biện pháp Huy động đƣợc sự ủng hộ rộng rãi từ những ngƣời liên quan đến việc ĐMPPDH nhà trƣờng, từ đó tạo động lực cho đổi mới PPDH. Đạt đƣợc sự cam kết thực hiện có hiệu quả sự thay đổi từ ngƣời lãnh đạo cao nhất cho đến mọi thành viên của nhà trƣờng, tăng động lực cho sự thay đổi Những ngƣời tham gia quản lý sự thay đổi trong ĐMPPDH phải có năng lực tối thiểu cho quản lý đổi mới PPDH (làm tốt vai trò của ngƣời quản lý thay đổi nắm vững các nguyên tắc của quản lý thay đổi), từ đó giảm rào cản thực hiện thay đổi. 3.2.2. Nhóm biện pháp xác định các “mong đợi” về đổi mới phương pháp dạy học của nhà trường 3.2.2.1. Xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học * Mục tiêu của biện pháp Theo lý thuyết của quản lý sự thay đổi thì vấn đề xây dựng kế hoạch cho ĐMPPDH là rất quan trọng, do vậy nhà quản lý nhất thiết phải xây dựng cho đƣợc kế hoạch cụ thể:Tăng cƣờng năng lực xây dựng kế hoạch của CBQL nhà trƣờng (Hiệu trƣởng, hiệu phó, tổ trƣởng chuyên môn...) giúp cho CBQL nhà trƣờng có khả năng xây dựng kế hoạch phù hợp và khả thi trong điều kiện thực tế của nhà trƣờng, từng tổ chuyên môn. Việc xây dựng kế hoạch ĐMPPDH là để thiết kế một chƣơng trình hành động tối ƣu nhằm thực hiện có hiệu quả cao nhất những mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn phát triển của nhà trƣờng, cụ thể hóa những vấn đề về ĐMPPDH theo lý thuyết quản lý sự thay đổi, theo đặc thù của từng bộ môn. 76 * Nội dung và cách thực hiện - Nâng cao chất lƣợng xây dựng kế hoạch ĐMPPDH cấp trƣờng. Hiệu trƣởng cần thành lập một tổ tƣ vấn bao gồm những tổ trƣởng chuyên môn có kinh nghiệm giảng dạy và ĐMPPDH. Ngay từ khi chuẩn bị năm học mới, tổ tƣ vấn có nhiệm vụ thực hiện các khâu chuẩn bị cho kế hoạch; thu thập thông tin cần thiết; phân tích tình hình về mọi mặt nhằm đánh giá thực trạng nhà trƣờng, xác định mục tiêu và các chỉ tiêu của kế hoạch, tập hợp các kế hoạch của các đơn vị bộ phận nhà trƣờng, hình thành bản kế hoạch sơ bộ, hoàn chỉnh kế hoạch. Trong khi xây dựng kế hoạch cần đảm bảo quy trình một cách nghiêm ngặt, tránh đánh giá tình trạng hời hợt qua loa. Kế hoạch thực hiện ĐMPP trong nhà trƣờng một kế hoạch bộ phận của kế hoạch năm học cần phải đƣợc cán bộ, GV trong nhà trƣờng góp ý kiến điều chỉnh đảm bảo đồng thuận cao khi thực hiện, do vậy cần phải đƣợc phổ biến rộng rãi đến từng GV. - Quản lý xây dựng kế hoạch ĐMPPDH của tổ chuyên môn Hiệu trƣởng nhà trƣờng cần có văn bản hƣớng dẫn về hình thức, nội dung của một bản kế hoạch, giao trách nhiệm cho tổ trƣởng chuyên môn bàn bạc với các thành viên. Hiệu trƣởng sinh hoạt chuyên môn, định kỳ để năm bắt mức độ thực hiện kế hoạch ĐMPPDH. Cần thiết đƣa tiêu chí và xây dựng kế hoạch ĐMPPDH của tổ thành một tiêu chí thi đua. Cuối kỳ Hiệu trƣởng cần yêu cầu tổ chuyên môn đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch về ĐMPPDH, đề xuất các biện pháp mới. * Điều kiện thực hiện Có đầy đủ các bản, tài liệu hƣớng dẫn về công tác xây dựng kế hoạch. Thành lập đƣợc lực lƣợng tƣ vấn và xây dựng kế hoạch của trƣờng, của tổ chuyên môn và quy định chức năng, nhiệm vụ cho từng bộ phận, cá nhân rõ ràng. 77 Phải có sự đầu tƣ, phân bổ kinh phí và các điều kiện khác cho việc xây dựng kế hoạch ĐMPPDH. 3.2.2.2. Các biện pháp thực hiện sự “cam kết” của các thành viên trong nhà trường * Mục tiêu của biện pháp Yêu cầu mọi ngƣời thực hiện “cam kết một cách nghiêm chỉnh”Xác định đƣợc ĐMPPDH theo lý thuyết quản lý sự thay đổi là vấn đề không đơn giản đối với nhà trƣờng, nhất là với trƣờng THPT Thụy Hƣơng nhiều khó khăn, trƣờng mới thành lập cơ sở vật chất thiếu thốn, đầu vào HS thấp (nhƣ trình bầy ở chƣơng 2). Nó đòi hỏi sự quyết tâm cam kết lâu dài nhằm đáp ứng những nhu cầu thực tế của nhà trƣờng là đổi mới chất lƣợng dạy và học nâng cao chất lƣợng đại trà số học sinh giỏi thành phố tăng lên, số HS đỗ tốt nghiệp 100%, số HS vào đại học cao đăng trên 60%. Tuy nhiên, nhà trƣờng có thể ĐMPPDH thành công. Hơn tất cả mọi thứ, trạng thái ĐMPPDH của trƣờng phụ thuộc vào kế hoạch, sự nỗ lực của trƣờng và thái độ của đội ngũ cán bộ quản lý, GV nhà trƣờng. * Nội dung của biện pháp Nội dung của cam kết: Là yêu cầu thực hiện nghiêm túc lộ trình ĐMPPDH, thực hiện nghiêm túc kế hoạch ĐMPPDH, khi thực hiện kế hoạch BGH nhà trƣờng lên kế hoạch quản lý sự thay đổi ĐMPPDH có thể ví dụ nhƣ lộ trình thực hiện cụ thể của một dự án. Hãy đặt chiến lƣợc theo lịch trình cụ thể. Những chi tiết ở giai đoạn đầu sẽ phải chính xác hơn giai đoạn tiếp sau. Thực hiện sự cam kết từ trên xuống (BGH đến giáo viên, HS), quản lý nhà trƣờng cần đƣa ra một số mục tiêu vào lịch biểu để chỉ ra rằng nhà trƣờng cần hy vọng sẽ có bằng chứng về kết quả chi tiết. Quản lý ĐMPPDH cần đƣa ra một số điểm cần rà soát và thời gian khi nào sẽ thẩm tra, rà soát kế hoạch. Khi lịch biểu đã xây dựng xong, chuyển cho nhân viên và đề nghị họ cho ý kiến về kế hoạch, trình tự nội dung lịch biểu. * Cách thức tiến hành 78 Xây dựng nội dung cam kết cụ thể của ĐMPPDH, CBQL nhà trƣờng phân tích bối cảnh, nguồn lực, lựa chọn lộ trình tối ƣu đi tới đích với các điều kiện, nguồn lực cụ thể của nhà trƣờng yêu cầu “cam kết” hoàn thiện công việc ĐMPPDH đề ra. Khi lập kế hoạch chỉ đạo việc thực hiện, điều kiện quan trọng là phải bám sát lộ trình “cam kết” đã xác định rõ mục tiêu của sự thay đổi và xác định các yếu tố chính “mong đợi” của ĐMPPDH, lên danh sách những việc cần làm và đề ra tiến độ phù hợp, dự kiến các giải pháp và dự kiến cách thức duy trì “sự thay đổi”. Để đạt đƣợc điều mong đợi. Trƣớc hết phân tích tình huống đặt ra nhằm nhận diện đƣợc vấn đề để GV cần trình bầy đƣợc và nắm rõ đƣợc cái cần “cam kết” để đạt đƣợc sự mong đợi thay đổi nhanh chóng. Bƣớc tiếp theo là tìm các phƣơng án khác nhau để giải quyết vấn đề, sắp xếp, hệ thống hóa để xử lý ở giai đoạn tiếp sau, sau đó quyết định phƣơng hƣớng giải quyết để có đƣợc “cam kết” một cách cụ thể, so sánh và đánh giá xem xét có thực hiện đƣợc vấn đề hay không. Nếu có nhiều phƣơng án có thể giải quyết thì cần so sánh để xác định phƣơng án tối ƣu. Nếu việc kiểm tra các phƣơng án để đề xuất đƣa đến kết quả là không giải quyết đƣợc vấn đề thì cần trở lại giai đoạn tìm kiếm phƣơng án giải quyết. Khi đã quyết định đƣợc phƣơng án thích hợp, giải quyết đƣợc vấn đề tức là đã kết thúc việc giải quyết vấn đề. Tức là có thể xác đƣợc điều mong đợi đã đến. * Điều kiện thực hiện Muốn cam kết đƣợc thực hiện, CBQL nhà trƣờng phải cho GV biết đƣợc đích đến, nội dung của ĐMPPDH, tác dụng của ĐMPPDH, cái thay đổi sau đó có tác dụng nhƣ thế nào đói với GV và HS. Bám sát lộ trình, đích đến của ĐMPPDH. Cần phải dự kiến các nguồn lực để tăng cƣờng các hoạt động hỗ trợ cho việc tiến hành. Khả năng đề xuất một số khen thƣởng là rất quan trọng. GV đƣợc khích lệ trƣớc những thành công để tạo động cơ cho họ phấn đấu, cần 79 tìm kiếm sự ủng hộ trong suốt các bƣớc. Nhân vật trung tâm là ngƣời dạy học, GV trong nhà trƣờng, cần tìm kiếm sự ủng hộ từ cộng đồng xã hội, ủng hộ từ cộng đồng xã hội, ủng hộ từ các cấp quản lý Sở giáo dục, của thành phố. Trong quản lý chỉ đạo ĐMPPDH, sự tƣ vấn từ các chuyên gia là đáng quý, Nhà trƣờng lên mời các chuyên gia từ các trƣờng đại học ở các giai đoạn đặc biệt vì mục đích rất quan trọng trong quá trình thực hiện quản lý ĐMPPDH. Trong quá trình quản lý ĐMPPDH cần theo dõi và đƣa ra những lời khuyên đối với từng khía cạnh của quá trình “ dạy học” đặc biệt là lựa chọn những PPDH phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nhà trƣờng. CBQL nên chú trọng đến quá trình giám sát và là triển khai các kỹ năng giám sát thích hợp để thƣờng xuyên điều chỉnh. 3.2.3. Nhóm biện pháp xây dựng kế hoạch hành động tiến tới trạng thái mong đợi về ĐMPPDH 3.2.3.1. Biện pháp xây dựng lộ trình đích đến “xác đáng” phù hợp với các điều kiện của nhà trường * Mục tiêu của biện pháp Để quản lý đổi mới PPDH cho giáo viên trƣờng THPT Thụy HƣơngHải Phòng, có thể vận dụng các giai đoạn cơ bản của lý thuyết quản lý sự thay đổi cho quản lý công tác này nhƣ sau: Chúng ta đều biết đƣợc ĐMPPDH nếu thành công phải đƣợc nối tiếp bằng lề lối làm việc mới “cái mới” đã thay thế cãi cũ”. Trong ĐMPPDH thì kết quả cụ thể đạt đƣợc là rõ nét ví dụ: bỏ thói quen đọc chép sang kiểu phát huy tính tích cực của ngƣời học. Để thực hiện đƣợc điều này CBQL nhà trƣờng phải đánh giá đƣợc sự thay đổi của một kế hoạch cho sự thay đổi, đó là mức độ thực hiện, giá trị của nó và mức độ mà thay đổi đó đƣợc đƣa vào. Nhận diện trạng thái hiện hành của ĐMPPDH ở trƣờng THPT Thụy Hƣơng 80 Xác định điểm “tối” hay cụ thể hơn là “những cái phải thay đổi” là chỉ ra cho đƣợc đặc điểm hạn chế của PPDH hiện tại của trƣờng THPT Thụy Hƣơng so với lý thuyết quản lý sự thay đổi. Phân tích tâm lý của đội ngũ giáo viên về “ĐMPPDH của GV nhà trƣờng khi đón nhận sự thay đổi trong ĐMPPDH, sự sẵn sàng, sự phản ứng, chọn giải pháp tác động lớn nhất và cơ hội thật sự đang có. * Nội dung của biện pháp Cần thu thập dữ liệu để hỗ trợ quá trình xác định “đích đến”, GV cần tiếp tục đƣợc ủng hộ, giúp đỡ phù hợp với nội dung thay đổi và thời gian và các điều kiện cụ thể: Thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chính sách, chế độ đãi ngộ hiện hành của nhà nƣớc đối với đội ngũ GV về lƣơng, phụ cấp, về các chế độ đãi ngộ khác đặc thù nghề nghiệp dạy học. Thực hiện công bằng, công khai, dân chủ trong việc đánh giá, xếp loại năng lực dạy học GV. Trên cơ sở đó đánh giá GV trong công tác thi đua khen thƣởng, công nhận các danh hiệu nghề nghiệp, cũng nhƣ thực hiện chính sách đào tạo, bồi dƣỡng thăm quan học tập, nghỉ ngơi…đối với tất cả GV. Không nên chỉ chú ý đến nhóm đối tƣợng xuất sắc trong đội ngũ mà phải có sự khuyến khích đồng đều, nếu không sẽ dẫn đến sự phân hóa và đó là sự xuất hiện sức ì, chĩa rẽ, mất đoàn kết nội bộ. Xây dựng ban hành chế độ khuyến khích GV có thành tích trong hoạt động ĐMPPDH, năng lực dạy học đƣợc công nhận qua các danh hiệu hoặc đem lại những thành tích trong từng mặt hoạt động nhƣ: GV giỏi các cấp, GV có thành tích bồi dƣỡng học sinh giỏi, công tác chủ nhiệm lớp... Có chính sách đãi ngộ đối với GV có đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm đƣợc áp dụng rộng rãi trong ngành. Chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho GV là một vấn đề quan trọng trong chính sách QLGD nói chung và quản lý ĐMPPDH nói riêng. Mỗi GV là 81 một thành viên của tập thể nhà trƣờng nhƣng điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình và nhu cầu của bản thân khác nhau, ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả công việc. Do đó, ngoài việc chăm lo thực hiện chế độ, chính sách động viên và đãi ngộ theo các văn bản quy định của nhà nƣớc, của ngành, cần phải chú ý đến từng con ngƣời, xem xét yếu tố cá nhân với tƣ cách là một thành viên trong tổ chức. Ngƣời làm công tác quản lý cần tìm hiểu, nắm bắt tâm tƣ, tình cảm, động cơ công tác, nhu cầu làm việc và hƣởng thụ, hoàn cảnh gia đình của họ để có cách thức tác động cụ thể và hiệu quả. Cần tôn trọng nhân cách mỗi giáo viên đồng thời hƣớng ngƣời học vào mục tiêu chung của tập thể dể họ đồng cảm, tôn trọng đồng nghiệp và chia sẻ hoàn cảnh, nguyện vọng của các giáo viên khác trong nhà trƣờng. * Cách thức tiến hành biện pháp Thực hiện đúng các văn bản hƣớng dẫn của nhà nƣớc về chính sách, chế độ đối với GV. Chú ý đến việc thực hiện ở tất cả các bộ phận để đảm bảo công bằng xã hội trên bình diện chung cả về quyền và nghĩa vụ của mỗi GV. Các đồng chí lãnh đạo (BGH) cần hiểu rõ hoàn cảnh cụ thể của từng giáo viên, nắm bắt kịp thời tƣ tƣởng, tình cảm từng ngƣời để có những tác động phù hợp với từng tình huống cụ thể, khen thƣởng đúng đắn, kịp thời, công bằng nhằm hình thành động cơ, tạo nỗ lực mới cho mỗi GV không ngừng hoàn thiện và nâng cao năng lực nghề nghiệp. Tham mƣu với lãnh đạo cấp trên (Sở, huyện) làm tốt công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực, vật lực từ các tổ chức xã hội, PHHS để có nguồn kinh phí thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với GV. * Điều kiện thực hiện biện pháp HĐND, UBND các cấp có những quyết sách về tài chính cho hoạt động bồi dƣỡng năng lực dạy học GV, cụ thể hóa chế độ đãi ngộ đối với GV. Sở GD và Sở tài chính có văn bản hƣớng dẫn cụ thể hóa mục chi, mức chi. 82 Cán bộ quản lý nhà trƣờng tích cực tham mƣu với cơ quan quản lý các cấp về chế độ chính sách cho hoạt động ĐMPPDH của GV, đồng thời phải quan tâm đến việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ GV, đảm bảo thực hiện chế độ chính sách đái ngộ của nhà nƣớc đối với GV một cách công bằng, thiết thực và khai thác các nguồn lực tài chính khác để động viên đội ngũ GV. Mỗi GV tự giác phấn đấu làm tốt nhiệm vụ của mình sẽ góp phần làm cho tổ chức hoàn thành nhiệm vụ chung và khi tổ chức nhà trƣờng vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác thì sẽ có tác động tích cực trở lại đối với mỗi GV. Mục tiêu của công tác này là đảm bảo sự hài hòa giữa việc động viên về tinh thần và chăm lo thiết thực về vật chất cho GV. 3.2.3.2 Biện pháp quản lý xây dựng nguồn lực phục vụ đổi mới PPDH * Mục tiêu của biện pháp Xác định đƣợc những điều kiện nguồn lực cần thiết phục vụ cho công tác ĐMPPDH, tạo điều kiện tốt nhất trong hoàn cảnh cho phép để công tác ĐMPPDH đạt mục tiêu tốt nhất, xác định nguồn lực để có đƣợc các điều kiện đó. *Nội dung của biện pháp và cách thức tiến hành Nguồn lực con ngƣời và sự đồng thuận của toàn thể Hội đồng sƣ phạm nhà trƣờng. Nhà QLGD phải thành lập Ban chỉ đạo quản lý ĐMPPDH, đồng thời xây dựng kế hoạch cụ thể từng loại hình đổi mới, xác định ngƣời thực hiện, giảng viên nhóm tƣ vấn, hỗ trợ, chuyên gia, GV cốt cán. Tranh thủ sự quan tâm của Sở các hƣớng dẫn của Bộ về quản lý ĐMPPDH để biên soạn nội dung chƣơng trình cụ thể sát hợp với từng GV. Nguồn lực vật chất: Đảm bảo đầy đủ tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy, học tập, và tham khảo. Trên cơ sở xác định nội dung mới có thể xác định đƣợc tài liệu học tập đổi mới. Những nội dung kế hoạch cấp bộ Bộ, Sở có thể sẵn có tài liệu, song cũng đã có những nội dung cần biên soạn lại cho phù hợp 83 với tình hình đặc điểm nhà trƣờng. Những nội dung do trƣờng chủ động lên kế hoạch ĐMPPDH cho GV có thể mời các chuyên gia, cán bộ chuyên môn xây dựng đề cƣơng và tổ chức biên soạn các tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy nên có kết cấu mở để có thể cập nhật thông tin thành kiến thức cho đội ngũ GV. Cần xác định đầu tƣ một khoản kinh phí thỏa đáng cho việc biên soạn tài liệu có chất lƣợng đáp ứng mục tiêu đổi mới giảng dạy. Có tài liệu dùng cho ngƣời dạy và tài liệu dùng cho ngƣời học. Đảm bảo về CSVC, trang thiết bị phục vụ giảng dạy theo hƣớng đổi mới, CSVC, trang thiết bị phòng học rất quan trọng nhƣ dành cho HS học thực hành nhiều về thiết bị máy móc, phòng học tiếng Anh, thiết bị thí nghiệm, lý, hóa, sinh, tiếp cận hiện tại thực tế có thể áp dụng trong thực tiễn...Tuy nhiên trang thiết bị cũng nên trang bị phù hợp tránh lãng phí và đạt hiệu quả cao. Để đảm bảo tâm lý thoải mái cho ngƣời dạy trong việc tổ chức các hoạt động cá nhân hay nhóm, hay thuyết trình... CSVC lớp học, phƣơng tiện, thiết bị cần đáp ứng mọi hoạt động, môi trƣờng cần thoáng mát, hợp vệ sinh. Hiệu quả ĐMPPDH phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này. Đảm bảo chế độ cho ngƣời dạy và ngƣời học. Đây không phải là yếu tố quyết định nhƣng lại khích lệ, động viên đƣợc ngƣời dạy và ngƣời học, đôi khi đem lại hiệu quả cao. *Điều kiện thực hiện Xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan chuyên môn với cơ quan nghiệp vụ, tham mƣu với cấp ủy đảng chính quyền địa phƣơng, tranh thủ sự ủng hộ của các ban ngành đoàn thể trong việc tạo các điều kiện đảm bảo thực hiện nhiệm vụ quản lý ĐMPPDH. Để có những điều kiện vật chất đảm bảo cho công tác quản lý ĐMPPDH đạt kết quả tốt, cần có khoản kinh phí đầu tƣ cho những mục tiêu trên. Muốn vây, kế hoạch quản lý ĐMPPDH theo lý thuyết quản lý sự thay 84 đổi phải đƣợc sự đồng thuận thông qua của tất cả các cấp và xã hội, trở thành một nội dung chính thức trong công tác tài chính mà không mang tính thời vụ. Huy động đƣợc sự ủng hộ rộng rãi từ những ngƣời liên quan đến giáo dục nói chung, đến ĐMPPDH nói riêng từ đó tạo động lực cho sự thay đổi. Đạt đƣợc cam kết thực hiện có hiệu quả sự thay đổi, trong ĐMPPDH từ ngƣời lãnh đạo cao cấp nhất cho đến mọi thành viên của nhà trƣờng, tăng động lực cho sự thay đổi. Những ngƣời tham gia quản lý sự thay đổi trong ĐMPPDH ở nhà trƣờng phải có năng lực tối thiểu, tức là làm tốt vai trò quản lý ĐMPPDH, nắm vững các nội dung nguyên tắc của quản lý thay đổi, từ đó làm giảm rào cản khi thực hiện thay đổi. Có một kế hoạch ĐMPPDH với lộ trình đi đến đích “xác đáng” phù hợp với nhà trƣờng và khả thi cụ trong bối cảnh cụ thể và phải quản lý việc thực hiện ĐMPPDH một cách quyết liệt, liên tục. 3.2.3.3.Biện pháp đánh giá điều chỉnh, duy trì và phát huy tác dụng của cái mới *Mục tiêu của biện pháp Giới thiệu thành công về việc quản lý ĐMPPDH Công khai nhìn nhận đóng góp của những thành viên chủ chốt của ĐMPPDH, khích lệ khen thƣởng họ Ghi nhận những đóng góp của các thành viên chủ chốt Khẳng định sự thành công bƣớc đầu và tiếp tục củng cố, phát triển theo hƣớng mới. Theo PGS - TS Đặng Xuân Hải “Để sự thay đổi diễn ra theo đúng ý đồ của ngƣời quản lí, việc lập kế hoạch tiến hành thay đổi là cần thiết. Không phải lúc nào cũng dễ dàng thấy rõ trƣớc đƣợc mọi khía cạnh của đích đến và thời gian đạt đƣợc đích nên đây là kế hoạch mang tính “động” và có thể phải lên kế hoạch cho từng thành tố liên quan đến sự thay đổi”. Tức là luôn phải điều chỉnh kế hoạch. 85 Thông qua ĐMPPDH làm cho CBQL, GV nhận thức rõ vai trò, vị trí những yêu cầu đặt ra với GV THPT trong giai đoạn hiện nay, thấy đƣợc tầm quan trọng của việc ĐMPP, nội dung ĐMPP bám sát nội dung kiến thức là một yêu cầu cấp bách của nghề nghiệp và cộng đồng. Từ nhận thức đó CBQL và đội ngũ GV, tự giác, tích cực chủ động và có thái độ đúng đắn với ĐMPP, đồng thời tìm ra các biện pháp hữu hiệu thực hiện có hiệu quả để đạt đƣợc mục đích. Cán bộ quản lý phải chú ý, thay đổi đã đƣợc thực hiện một cách thành công. Bây giờ nó phải đƣợc duy trì và phải đƣợc đánh điều chỉnh và phát huy tác dụng của cái mới. Họ điều khiển đƣợc các quyết định gây ảnh hƣởng trực tiếp đến công việc của mình. Cần có các biện pháp thích hợp để duy trì cái mới đã đạt đƣợc. *Nội dung của biện pháp Thực hiện kế hoạch ĐMPPDH theo cuả nhà trƣờng của Sở giáo dục, bồi dƣỡng nâng cao dƣới dạng sinh hoạt chuyên đề, hội thảo... nhƣ cho GV tham gia các đợt sinh hoạt trong hè, các điểm dạy đổi mới thí điểm, hội giảng cụm trƣờng, báo cáo kinh nghiệm, hội thảo... Tại trƣờng tổ chức học tập cập nhật cho GV qua hình thức hội thảo, dạy thể nghiệm, sinh hoạt tổ chuyên môn, qua dự giờ, thăm lớp, kiểm tra đánh giá, nghe nói chuyện chuyên đề, tham quan thực tế, qua giao lƣu với các đơn vị bạn, qua hình thức học tập từ xa, qua mạng Internet... Trƣờng cần đặc biệt quan tâm đến đội ngũ cốt cán, GV có uy tín và kinh nghiệm trong các hoạt động giáo dục của trƣờng kết hợp với các đơn vị bạn và cán bộ chuyên môn, chuyên gia của các cơ quan quản lý cấp trên để xây dựng những nhóm trợ giúp. *Cách thức tiến hành biện pháp Ngƣời xây dựng kế hoạch ĐMPPDH cho GV nói chung và GV cốt cán nói riêng phải nắm rõ yêu cầu của ĐMPPDH theo lý thuyết sự thay đổi phải 86 nhận diện đƣợc sự thay đổi về tính phức tạp của sự thay đổi. Tại trƣờng THPT Thụy Hƣơng sức ì và thói quen cũ phƣơng pháp cũ đã thành lối mòn và trở ngại thực sự cho sự thay đổi ĐPDH. Cần có sự quan tâm tới thay đổi thực sự, đầu tƣ hỗ trợ của các đồng chí trong BGH, các tổ chức đoàn thể phối hợp chặt chẽ của các bộ phận trong công tác xây dựng và đào tạo GV và đội ngũ cốt cán. Bản thân các đồng chí trong BGH, các đồng chí cốt cán phải thấy đƣợc ý nghĩa vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia hoạt động ĐMPPDH, có nhƣ vậy mới chủ động, tâm huyết và nhiệt tình khi đƣợc phân công nhiệm vụ. Ngoài chƣơng trình đổi mới PPDH dài hạn, trung hạn của Bộ, Sở, BGH nhà trƣờng phải chủ động sáng tạo trong việc xây dựng chƣơng trình kế hoạch dạy học cho GV và đội ngũ cốt cán, tự tìm nguồn và nơi đào tạo học hỏi cái mới tiến bộ về PPDH để cho đội ngũ cốt cán đƣợc thƣờng xuyên học hỏi, đáp ứng đƣợc nhu cầu của HS. *Điều kiện thực hiện Ngƣời làm công tác QLGD phải nắm vững lý thuyết quản lý sự thay đổi trong ĐMPPDH và các văn bản của Bộ giáo dục chỉ đạo ĐMPPDH, về giáo viên trung học, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và chính phủ về về chất lƣợng đội ngũ nhà giáo để có cách trình bày thuyết phục. Ngƣời QLGD phải nắm vững những qui chế, chủ trƣơng, chính sách để vừa là nhà khoa học có luận, vừa là ngƣời quản lý thực tiễn, biết trình bầy vấn đề sâu sắc vừa có nghệ thuật tác động vào nhận thức ngƣời nghe đúng mục đích giao tiếp. Ngƣời QLGD phải tạo không khí làm việc cởi mở, chân thành, đoàn kết thống nhất đƣợc ý kiến chung khiến mọi ngƣời thực hiện công việc của mình trong niềm vui đƣợc thỏa mãn nhu cầu cống hiến, phát triển, đƣợc tôn trọng và đƣợc khẳng định hai chiều để xây dựng kế hoạch có tính khả thi đáp ứng mục tiêu. 87 3.3. Kết quả thăm dò về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp Để lấy ý kiến về tính cần thiết cũng nhƣ tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã thăm dò ý kiến của 68 CBGV trong trƣờng. Kết quả nhƣ sau: Bảng 3.1: Kết quả thăm dò về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp Nội dung quản lý các giải pháp 1.Biện pháp xác định “ Số lƣợng % Tính cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Tính khả thi Không cần Rất khả thiết thi Khả Không thi khả thi SL 48 20 0 45 23 0 theo quan điểm lý thuyết quản lý sự thay đổi. % 70,6 29,4 0 66,2 33,8 0 2. Biện pháp xác định các “ rào cản” và khục phục các rào cản ĐMPPDH SL 52 14 0 50 28 0 % 76,5 23,5 0 73,5 26,5 0 3. Biện pháp xác định các “điều kiện” để thực hiện ĐMPPDH SL 47 21 48 20 0 % 69,1 30,9 0 70,6 29,4 0 4. Nhóm các biện pháp thực hiện sự “ cam kết” của các thành viên trong nhà trƣờng. SL 54 14 0 49 19 0 % 79,4 20,6 0 72,1 27,9 0 5. Biện pháp xây dựng lộ trình đích đến “ xác đáng” phù hợp với các điều kiện nhà trƣờng SL 53 15 0 47 21 0 % 77,9 22,1 0 69,1 30,9 0 6.Biện pháp “đánh giá điều chỉnh” và phát huy SL 51 17 0 46 22 0 % 75 25 0 67,6 32,4 0 SL 55 13 0 51 17 0 % 80,9 19,1 0 55 13 0 Mục tiêu” của ĐMPPDH tác dụng của cái mới 7. Biện pháp quản lý xây các nguồn lực phục vụ ĐMPPDH 88 Kết quả khảo sát cho thấy: 100% số ngƣời đƣợc hỏi ý kiến nhất trí với các biện pháp nêu trong luận văn, các biện pháp đều khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của chúng, mặc dù số ý kiến đánh giá ở các biện pháp không đều nhau và mức độ đánh giá của những đối tƣợng đƣợc trƣng cầu ý kiến cũng khác nhau. Tổng hợp lại cả 7 biện pháp đƣa ra đều đảm bảo sự cấp thiết và khả thi trong công tác quản lí ĐMPPDH của GV tại trƣờng THPT Thụy Hƣơng thành phố Hải Phòng đáp ứng ĐMPPDH trong giai đoạn hiện nay. 3.4. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp quản lý Trong nhóm biện pháp đề xuất trên đây mỗi nhóm biện pháp đều có những biện pháp cụ thể với những mục tiêu, nội dung và cách thức tiến hành riêng. Mỗi biện pháp đều có những ƣu, nhƣợc điểm nhất định phù hợp với mỗi nhiệm vụ cụ thể của công tác quản lý ĐMPPDH của GV trƣờng THPT Thụy Hƣơng- Thành phố Hải Phòng, nhất thiết phải thực hiện đồng bộ các nhóm biện pháp trên vì chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, là cơ sở tiền đề cho nhau và đều chung một mục tiêu. Tuy nhiên, trong các nhóm biện pháp đó, thì nhóm biện pháp thứ nhất: Nhóm biện pháp xác định trạng thái của ĐMPPDH của nhà trƣờng, ĐMPPDH hiện tại của nhà trƣờng đã đáp ứng với mục tiêu của yêu cầu đổi mới PPDH đã đặt ra là nhóm biện pháp cơ bản và có tính quyết định trong quản lý ĐMPPDH của giáo viên. Nhóm biện pháp: Xác định các rào cản của ĐMPPDH của nhà trƣờng hiện nay đã đƣợc quản lý và khắc phục. Nhóm biện pháp xác định các mong đợi về ĐMPPDH của nhà trƣờng đóng vai trò tiền đề để thực hiện các nhóm biện pháp còn lại vì trong bất cứ vấn đề gì, yếu tố nhận thức đƣợc đã đã chỉ rõ những mong đợi, những “nội dung của trạng thái tƣơng lai” khi đã thực hiện đƣợc sự thay đổi trong ĐMPPDH, các trạng thái mong đợi liên quan trực tiếp đến nội dung vấn đề 89 thay đổi, thống nhất những kết quả có khả năng đạt đƣợc. Đóng vai trò bổ trợ cho việc triển khai thực hiện biện pháp. Biện pháp xây dựng lộ trình đích đến “xác đáng” phù hợp với các điều kiện của nhà trƣờng, Biện pháp quản lý xây dựng nguồn lực phục vụ ĐMPPDH, đóng vai trò điều kiện trọng hệ thống biện pháp và là động lực đốc thúc, kích để thực hiện các biện pháp còn lại. 90 Kết luận chƣơng 3 Trên cơ sở lý luận về lý thuyết quản lý ĐMPPDH của giáo viên THPT và thực trạng PPDH dạy học của GV, quản lý ĐMPPDH của giáo viên tại trƣờng THPT Thụy Hƣơng, căn cứ các văn bản chỉ đạo và định hƣớng phát triển giáo dục - đào tạo của Bộ, của thành phố Hải Phòng, luận văn đã xây dựng các biện pháp quản lý ĐMPPDH của giáo viên tại trƣờng THPT Thụy Hƣơng Thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Thực hiện đồng bộ các biện pháp đƣợc trình bày tại chƣơng 3 thì trƣờng THPT Thụy Hƣơng sẽ có đƣợc sự thay đổi về ĐMPPDH GV đáp ứng đƣợc yêu cầu của ĐMPPDH, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện theo mục tiêu của cấp học nói riêng và mục tiêu của giáo dục nói chung trong thời đại mới. 91 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Quản lý công tác ĐMPPDH của GV theo lý thuyết quản lý sự thay đổi là một nội dung quan trọng trong giai đoạn thực hiện những yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 1.1. Về lý luận Luận văn đã tập trung nghiên cứu, phân tích làm rõ và hệ thống hóa về những khái niệm cơ bản về quản lý, về đặc thù lao động của giáo viên THPT, các yêu cầu quy định của quản lý ĐMPPDH, tầm quan trọng của hoạt động quản lý ĐMPPDH của GV tại trƣờng THPT theo yêu cầu mới đặt ra. 1.2. Về thực tiễn Luận văn đã đi sâu phân tích, đánh giá đặc điểm về ĐMPPDH của GV trƣờng THPT Thụy Hƣơng so với yêu cầu, phân tích những thành công và hạn chế trong việc quản lý công tác ĐMPPDH của GV trong 5 năm vừa qua, tìm ra những thuận lợi và khó khăn để hạn chế khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh của việc quản lý công tác ĐMPPDH của GV theo lý thuyết quản lý sự thay đổi, nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học, năng lực cho GV. Từ sự phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý ĐMPPDH của GV. Trƣờng THPT Thụy Hƣơng thành phố Hải Phòng, dƣới ánh sáng của các vấn đề lý luận của khoa học quản lý và quản lý giáo dục, luận văn đã đề xuất những biện pháp quản lý ĐMPP của GV. Hệ thống những biện pháp mà đề tài xây dựng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý ĐMPPDH của GV với đích nâng cao năng lực dạy học cho GV trƣờng THPT Thụy Hƣơng thành phố Hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục hiện nay. Mặc dù không có điều kiện thực nghiệm các biện pháp nhƣng qua khảo nghiệm về mặt nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất, các ý kiến của các đồng chí cán bộ, giáo viên, tổ trƣởng chuyên môn, đội ngũ cốt cán trƣờng THPT Thụy Hƣơng đều khẳng định : Các biện pháp đều cần 92 thiết và khả thi, có thể áp dụng vào thực tiễn để quản lý ĐMPPDH của giáo viên trƣờng THPT Thụy Hƣơng đáp ứng đổi mới giáo dục ngày nay. 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với Bộ giáo dục và đào tạo Tiếp tục mở rộng các hình thức bồi dƣỡng cán bộ quản lý, giáo viên về ĐMPPDH nhằm đổi mới nhận thức và nâng cao nhận thức về quản lý giáo dục đảm bảo chất lƣợng, quản lý sự thay đổi trong giáo dục. Xây dựng các chƣơng trình ĐMPPDH cho giáo viên theo chu kỳ nội dung sát hợp với các yêu cầu thực tế của giáo dục. Trong giai đoạn trƣớc mắt, đặc biệt chú ý đến rèn năng lực xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện, kỹ năng kiểm tra, đánh giá, năng lực dạy học, phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. 2.2. Đối với UBND thành phố và Sở GD – ĐT Hải Phòng Xây dựng các chế tài để nâng cao hiệu quả quản lý đối với việc ĐMPPDH cho CBQL, GV theo các yêu cầu đổi mới giáo dục. Chỉ đạo các trƣờng THPT thực hiện việc ĐMPPDH của GV theo hƣớng dẫn của Bộ giáo dục và Đào tạo cũng nhƣ việc sử dụng kết quả đánh giá vê ĐMPPDH của giáo viên có tác dụng thúc đẩy, kích thích nỗ lực phấn đấu, phát triển nghề nghiệp của toàn thể đội ngũ Xây dựng chế độ, chính sách phù hợp để đồng thời động viên. Khích lệ giáo viên trong việc nỗ lực phấn đấu ĐMPPDH. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát đồng bộ, cụ thể công tác quản lý ĐMPPDH của giáo viên theo chuẩn. Phối kết hợp chặt chẽ giữa bộ phận chuyên môn với các bộ phận tổ chức cán bộ, thanh tra, khảo thí và kiểm định chất lƣợng để tăng cƣờng kiểm tra, đánh giá. 2.3. Đối với nhà trường Đầu tƣ kinh phí thỏa đáng cho các lớp ĐMPPDH cho đội ngũ giáo viên, đảm bảo các điều kiện để ĐMPPDH của giáo viên có hiệu quả, chất lƣợng thực. 93 Tổ chức nghiên cứu và nâng cao nhận thức về quy định chuẩn cho CBQL, đội ngũ giáo viên để thực hiện tốt việc ĐMPPDH theo lý thuyết quản lý sự thay đổi. Thƣờng xuyên nắm bắt thông tin để đánh giá thực trạng ĐMPPDH của giáo viên so với yêu cầu đổi mới giáo dục. Chủ động xây dựng các kế hoạch, chƣơng trình, nội dung ĐMPPDH thƣờng xuyên, kịp thời đáp ứng những yêu cầu về đổi mới giáo dục mà giáo viên của nhà trƣờng đang khiếm khuyết và cần bổ sung. Thực hiện nghiêm chỉnh những chế độ, chính sách đối với giáo viên kịp thời động viên khích lệ giáo viên nỗ lực phấn đấu. 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Bí Thƣ trung ƣơng Đảng chỉ thị (2004), CT/40 xây dựng nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội. 2. Bộ giáo dục và Đào tạo (2004), Điều lệ trường Trung học. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Bộ GD - ĐT (2002). Ngành Giáo dục - Đào tạo thực hiện NQTW2 khóa VIII và NQ Đại hội Đảng lần thứ IX. Nxb Giáo dục, Hà Nội 4. Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học quản lý và tổ chức. Nxb Thống kê. Hà Nội. 5. Đặng Quốc Bảo (2001), Quản lý trường học - thực tiễn và công việc. Chuyên đề đào tạo thạc sĩ QLGD, Trƣờng ĐHQG Hà Nội. 6. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hƣng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 7. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục. Trƣờng cán bộ quản lý và đào tạo Hà Nội. 8. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 9. Thiều Chửu (1999), Từ điển Hán-Việt. NXB Thành phố Hồ Chí Minh 10. Vũ Cao Đàm (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 11. Đặng Xuân Hải- Nguyễn Sỹ Thƣ (2012), Quản lí giáo dục, quản lí nhà trường trong bối cảnh thay đổi. Nxb giáo dục Việt Nam. 12. Trần Kiểm (2006), Tiếp cận hiện đại trong quản lí giáo dục. Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội. 13. Bùi Văn Quân (2007), Quản lí giáo dục. Nxb Giáo dục, Hà Nội 14. Bùi Văn Quân (2006), Vai trò của người giáo viên trong đổi mới phương pháp dạy học, Thông báo Khoa học, ĐHSP Hà Nội. 95 15. Sở Giáo dục - Đào tạo. Hƣớng dẫn nhiệm vụ năm học từ 2010 – 2011; 2011 – 2012. 16. Phòng Giáo dục - Đào tạo Kiến Thụy (2012 ), Số liệu thống kê, Hải Phòng. 17. UBND Huyện Kiến Thụy. Các báo cáo và số liệu thống kê, Hải Phòng. 18. Các bài giảng của giảng viên tại lớp QLGD K11-l3. ĐH Giáo dục. 19. Thái Duy Tuyên (2008), phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới. NXB Giáo dục, Hà Nội. 20. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội. 21. R. Heller (2006), Quản lý sự thay đổi. Nxb Tổng hợp TP HCM. 22. Nhóm tác giả (2006), Quản lý sự thay đổi và chuyển tiếp. Nxb Tổng hợp TP. HCM. 23. Jonh Hayes (2002), Lý thuyết và thực tiễn về quản lý sự thay đổi. 24. Mc. Whinney Will (1992), Các lối mòn của sự thay đổi: các lựa chọn chiến lược cho tổ chức và xã hội. Newbury Pack, CA: Sage 25. Hoàng Phê (2008), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng 26. Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 1 (1995), Nxb Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội. 27. Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2005), Luật giáo dục 96 PHỤ LỤC Phụ lục1: PHIẾU THĂM DÕ Ý KIẾN (Dùng cho GV và CBQL) Hiện nay ngành giáo dục- đào tạo đang thực hiện đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết số 40/2000/QH 10 theo, theo đó việc một trong những mục tiêu của việc đổi mới chƣơng trình phổ thông là “Đổi mới phƣơng pháp dạy học, phát huy tƣ duy sáng tạo và năng lực tự học của học sinh” Qua thực tiễn công tác quản lý ở trƣờng THPT, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến vê một số nội dung dƣới đây nhằm giúp chúng tôi có cơ sở trong việc nghiên cứu khoa học về “ Vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng trung học phổ thông Thụy Hƣơng- Hải Phòng”. Với mỗi nội dung trong bảng hỏi xin lòng cho biết ý kiến. Các từ viết tắt: PPDH: Phƣơng pháp dạy học THPT: Trung học phổ thông CSVC: Cơ sở vật chất GV: Giáo viên HS: Học sinh CBQL : Cán bộ quản lý ĐMPPDH: Đổi mới phƣơng pháp dạy học Những ý kiến quý báu của đồng chí sẽ là cơ sở thực tiễn quan trọng góp phần vào việc đƣa ra đƣợc những biện pháp quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng THPT Thụy Hƣơng trong thời gian tới. Xin trân trọng cảm ơn các ý kiến đóng góp của đồng chí! 97 Trịnh Văn Kiên- Trƣờng THPT Thụy Hƣơng - Hải Phòng. Câu 1: Xin đồng chí đánh giá về “nhận diện sự thay đổi” khi thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học theo lý thuyết quản lý sự thay đổi nơi đồng chí đang công tác theo các nội dung sau: Mức độ TT 1 Nội dung quản lý Tốt Nhận diện đƣợc sự thay đổi trong ĐMPPDH 2 Đƣa ra nhận xét về yếu tố ĐMPPDH 3 Nhận xét về việc khi thay đổi đƣợc thực hiện, giáo viên đã làm đƣợc gì 4 Nhận xét về tỷ lệ giữa cộng đồng và những ngƣời liên đới có thấy tác dụng của thay đổi không Nhận xét về tầm quan trọng của 5 việc nhận diện ra vấn đề cần thay đổi trong ĐMPPDH 98 Khá Trung bình Yếu Câu2. Xin đồng chí xác định các “rào cản” trong đổi mới phƣơng pháp dạy học theo lý thuyết quản lý sự thay đổi tại trƣờng bạn đang công tác. Mức độ Nội dung quản lý TT 1 Thói quen giảng dạy của giáo viên tạo sức ì trong đổi mới PPDH 2 Nhận thức chƣa sâu sắc về ĐMPPDH 3 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế 4 CSVC nhà trƣờng, phƣơng tiện dạy học chƣa đáp ứng 5 Đời sống của GV còn nhiều khó khăn, thời gian đầu tƣ cho chuyên môn còn ít 6 Sự yêu nghề, say mê với chuyên môn thấp 7 Giáo viên chƣa có đủ năng lực để thực hiện đổi mới PPDH 8 Học sinh chƣa quen với những PPDH mới 9 Cơ chế quản lý hành chính có là “rào cản” trong quản lý dạy học Những hạn chế và khó khăn khác. 99 Tốt Khá Trung bình Yếu Câu3. Xin đồng chí đánh giá về chuẩn bị các “nguồn lực” cơ sở vật chất cho ĐMPPDH TT 1 2 Nội dung quản lý Điều kiện CSVC nhà trƣờng phục vụ cho hoạt động ĐMPPDH. Sự quan tâm của Ban giám hiệu về CSVC phục vụ công tác ĐMPPDH. Huy động đƣợc nguồn lực vật chất để thực 3 hiện các chính sách ƣu đãi đối với hoạt động ĐMPPDH. 4 5 Xây dựng đƣợc các chính sách riêng đối với công tác ĐMPPDH . Thực hiện thƣờng xuyên kịp thời các chính sách ƣu đãi đối với GV. Phối hợp tốt các ƣu đãi về vật chất với việc 6 khen thƣởng cho các lực lƣợng tham gia công tác ĐM PPDH. 100 Mức độ Tốt Khá TB Yêu Câu 4. Đồng chí hãy xác định “trạng thái tương lai” khi tiến hành ĐMPPDH tại trƣờng THPT Thụy Hƣơng Nội dung quản lý TT 1 Tạo ra sự thay đổi trong hoạt động học tâp của học sinh Giáo viên sử dụng phối hợp các phƣơng pháp 2 truyền thống và hiện đại trong dạy học. 3 Chất lƣợng dạy học đƣợc nâng cao. 4 5 Giáo viên làm tốt hơn việc tổng kết, đánh giá hoạt động giảng dạy.( sau mỗi tiết) Năng lực dạy học của giáo viên đƣợc nâng cao 101 Mức độ Tốt Khá Tb Yếu Câu 5. Đồng chí hãy cho biết sự phản hồi nắm bắt nguyện vọng của giáo viên trong thực hiện ĐMPPDH tại trƣờng THPT Thụy Hƣơng Nội dung quản lý TT 1 Phản hồi đƣợc thực hiện thƣờng xuyên 2 Chỉ ra đƣợc chƣơng trình hoạt động để Mức độ Tốt Khá TB Yếu khác phục rào cản đổi mới PPDH Chỉ ra những thắc mắc và phản hồi về 3 nguyện vọng của giáo viên khi tham gia đánh giá về việc ĐMPPDH. 4 Xác định chính xác mốc thời gian bắt đầu và kết thúc các công việc, nhiệm vụ trong đổi mới PDH Câu 6. Đồng chí hãy cho biết ý kiến về xây dựng đội ngũ cốt cán phục vụ ĐMPDH Mức độ TT 1 Nội dung Tốt Công tác xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ GV cốt cán có tính khả thi. 2 Năng lực của đội ngũ cốt cán. 3 GV cốt cán đi đào tạo, bồi dƣỡng về ĐMPP liên tục hàng năm. 4 Hiệu quả các hoạt động bồi dƣỡng do đội ngũ GV cốt cán tham gia. 102 Kh á TB Yếu Câu 7. Đồng chí hãy đánh giá về “cam kết” của CBQL&GV nhà trƣờng trong đổi mới PPDH Mức độ Nội dung quản lý TT 1 2 Cam kết của lãnh đạo và mọi thành viên nhà trƣờng trong ĐMPPDH. Sự quan tâm của Ban giám hiệu trong việc cam kết ĐMPPDH. Việc huy động đƣợc nguồn lực vật chất để cam 3 kết thực hiện các chính sách ƣu đãi đối với hoạt động ĐMPPDH. 4 Xây dựng đƣợc các chính sách riêng đối với cam kết ĐMPPDH . Việc thực hiện thƣờng xuyên kịp thời các chính 5 sách ƣu đãi đối với GV để cam kết hoàn thành mục tiêu ĐMPPDH. Phối hợp tốt các ƣu đãi về vật chất với việc 6 khen thƣởng cho các lực lƣợng tham gia ĐM PPDH khi đã cam kết. 103 Tốt Kh TB Yế u Câu 8. Đồng chí hãy đánh giá thực trạng về việc “điều chỉnh và phát huy tác dụng của cái mới” đã đạt đƣợc để duy trì sự bền vững của các kết quả do đổi mới phƣơng pháp dạy học mang lại Mức độ TT 1 Nội dung quản lý Tốt Số GV nhận xét về điều chỉnh và phát huy tác dung “ cái mới” đã đạt đƣợc ĐMPPĐH 2 Số GV nhận xét mức độ duy trì sự bền vững do ĐMPPDH mang lại 3 Nội dung đổi mới đƣợc duy trì do chƣơng trình ĐMPPDH bằng nhiều cách. 4 Số GV nhận xét về nhất trí duy trì cái mới khi ĐMPPDH. 104 Khá Trung bình Yếu Câu 9: Xin đồng chí đánh giá việc quản lý đổi mới PPDHDH của nhà trƣờng theo lý thuyết quản lý sự thay đổi nơi đồng chí đang công tác theo các nội dung sau: Mức độ Nội dung quản lý Các biện pháp Nâng cao nhận thức về ĐMPPDH Biện pháp xác định “ mục tiêu” của ĐMPPDH theo quan điểm lý thuyết quản lý sự thay đổi ĐMPPDH ĐMPPDH là GV sử dụng các PPDH hiện đại để thay thế cho các PPDH truyền thống ĐMPPDH là vận dụng linh hoạt các PPDH truyền thống theo hƣớng tích cực, đồng thời áp dụng các PPDH hiện đại Đổi mới PPDH là GV chỉ cần chuẩn bị tốt các bài giảng điện tử ĐMPPDH là chú trọng rèn luyện phƣơng pháp tự học cho HS. ĐMPPDH là tăng cƣờng học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác ĐMPPDH chỉ có kết quả khi đổi mới toàn diện hoạt động dạy học. ĐMPPDH là kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò ĐMPPDH là thông qua tổ các hoạt động học tập của HS 105 1 2 3 Đã làm Đạt yêu Chƣa đạt tốt cầu yêu cầu Câu 10. Xin đồng chí cho biết ý kiến của mình về vấn đề quản lý ĐMPPDH trong nhà trƣờng hiện nay theo các mức độ sau đây: Mức độ Nội dung quản lý 1 2 3 4 Quản lý Đổi mới PPDH là tăng cƣờng Đồng Phân Không Ý kiến hoạt động của HS, giảm nhẹ hoạt động ý vân đồng ý khác của GV ĐMPPDH là tạo cho HS trở thành chủ thể hoạt động tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập. ĐMPPDH là tạo cho HS động cơ, hứng thú, niềm lạc quan trọng học tập. ĐMPPDH là xác lập vai trò tổ chức, hƣớng dẫn, điều khiển của GV trong dạy học. ĐMPPDH là GV sử dụng các PPDH hiện đại để thay thế cho các PPDH truyền thống ĐMPPDH là vận dụng linh hoạt các PPDH truyền thống theo hƣớng tích cực, đồng thời áp dụng các PPDH hiện đại Đổi mới PPDH là GV chỉ cần chuẩn bị tốt các bài giảng điện tử ĐMPPDH là chú trọng rèn luyện phƣơng pháp tự học cho HS ĐMPPDH là tăng cƣờng học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác ĐMPPDH chỉ có kết quả khi đổi mới toàn diện hoạt động dạy học. 106 Câu11: Đồng chí hãy đánh dấu vào cột để nhận biết đƣợc Các vấn đề về ĐMPPDH khi vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi Nội dung quản lý Hiếm khi Đôi khi Thƣờng xuyên Quản lý ĐMPPDH của nhà trƣờng đƣợc cộng đồng xã hội chia sẻ Giáo viên chấp nhận đề nghị, mong đợi nhu cầu của ngƣời quản lý một cách tích cực. Giáo viên chia sẻ kinh nghiệm trên lớp, chia se thông tin và kinh nghiệm. Giáo viên chia sẻ tâm tƣ và chuyên môn, chia sẻ nguồn lực và ý tƣởng. Câu 12: Trong điều kiện hiện nay của trƣờng học đồng chí đang công tác có cần thiết phải ĐMPPDH hay không? - Rất cần thiết - Cần thiết - Ít cần thiết - Không cần thiết 107 Câu 13: Theo đồng chí, chất lƣợng học của HS hiện nay phụ thuộc vào những yếu tố nào là chủ yếu? - Mục tiêu và nội dung dạy học - PPDH của GV - Yếu tố về tính tích cực của HS - CSVC, phƣơng tiện dạy học - Việc kiểm tra, thi cử, đánh giá - Sự quản lý của nhà trƣờng - Môi trƣờng xã hội và gia đình Câu 14: Theo đồng chí, vận dụng lý thuyết quản lý quản lý sự thay đổi trong quản lý ĐMPPDH ở trƣờng THPT Thụy Hƣơng hiện nay có phát huy vai trò tác dụng làm thay đổi đƣợc tình hình. - Có thể thay đổi đƣợc - Thay đổi dần dần - Rất chậm thay đổi - Có thể thay đổi đƣợc 108 Phụ lục 2 PHIẾU GIÁO VIÊN TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC BIỆN PHÁP XÁC ĐỊNH TRẠNG THÁI CỦA ĐMPPDH (Các từ viết tắt trong bảng: TC - tiêu chuẩn; tc - tiêu chí) Các tiêu chí Điểm đạt đƣợc 1 2 3 Nguồn minh chứng 4 1 2 3 * TC 3. Xác định các “mục tiêu của ĐMPPDH” + tc 1. Biện pháp xác định các “rào cản” của ĐMPPDH + tc 2. Biện pháp khắc phục các rào cản cua ĐMPPDH + tc 3. Biện pháp xác định các điều kiện để thực hiện ĐMPPDH Nhóm các biện pháp thực hiện sự “ cam kết” của các thành viên trong nhà trƣờng + tc 5. B + tc 6. Xây dựng lộ trình đích đến “ xác định + tc 7. Quản lý hồ sơ dạy học 109 4 5 6 7 8 Phụ lục 3 PHIẾU GIÁO VIÊN TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ NỘI DUNG ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (Các từ viết tắt trong bảng: TC - tiêu chuẩn; tc - tiêu chí) Các tiêu chí Điểm đạt đƣợc 1 2 3 * TC 3. Đổi mới phƣơng pháp dạy học + tc 1. Xây dựng kế hoạch dạy học + tc 2. Bảo đảm kiến thức môn học + tc 3. Bảo đảm chƣơng trình môn học + tc 4. Vận dụng các phƣơng pháp dạy học + tc 5. Sử dụng các phƣơng tiện dạy học + tc 6. Xây dựng môi trƣờng học tập + tc 7. Quản lý hồ sơ dạy học + tc 8. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 110 Nguồn minh chứng 4 1 2 3 4 5 6 7 8 Phụ lục 4 PHIẾU HỎI VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN TRƢỜNG THPT THỤY HƢƠNG THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG THEO LÝ THUYẾT QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI Để góp phần nhận biết thực trạng quản lý hoạt động ĐMPPDH của giáo viên theo lý thuyết quản lý sự thay đổi của BGH trƣờng THPT Thụy Hƣơng, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về những vấn đề chủ yếu dƣới đây( bằng cách đánh dấu ( x ) vào các ô trống hoặc viết vào các dòng trống tại phiếu hỏi này ). 1. Về thực trạng lập kế hoạch ĐMPP dạy học của giáo viên trƣờng THPT Thụy Hƣơng. Mức độ TT 1 Nội dung công việc Mục tiêu đổi mới đƣợc xây dựng một cách có tính khả thi. 2 Chỉ ra đƣợc chƣơng trình hoạt động đổi mới trong tƣơng lai. 3 Dự kiến các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu đổi mới PPDH. 4 Xác định chính xác mốc thời gian bắt đầu và kết thúc các công việc, nhiệm vụ. 111 Tốt Khá Trung bình Yếu 2.Về thực trạng thiết kế chƣơng trình đổi mới PPDH của giáo viên Mức độ Nội dung công việc TT 1 Tốt Khá Trung bình Yếu Chƣơng trình đổi mới bám sát mục tiêu đào tạo 2 Nội dung ĐMPPDH phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trƣờng và có tính khả thi. 3 Nội dung chƣơng trình ĐMPPDHbằng nhiều hình thức ( cử đi bồi dƣỡng hoặc mở lớp bồi dƣỡng tại trƣờng ... ) 4 Tỷ lệ giữa kiến thức lý thuyết và thực hành. 3. Về thực trạng phƣơng pháp đổi mới cách thức dạy học giáo viên và đánh giá kết đổi mới cách thức dạy học giáo viên. Mức độ TT 1 Nội dung công việc Tốt Phƣơng pháp đổi mới phù hợp với nội dung chƣơng trình và mục tiêu ĐMPPDH. 2 Kết hợp sử dụng các phƣơng pháp: truyền thống và hiện đại trong đổi mới. 3 Chất lƣợng, hiệu quả của các phƣơng pháp đổi mới. 4 Tổng kết, đánh giá kết quả đổi mới sau mỗi hoạt động bồi ĐMPPDH. 5 Sử dụng hợp lý giáo viên sau khi họ kết thúc các khoá bồi ĐMPPDH. 112 Khá Trung bình Yếu 4. Thực trạng về xây dựng đội ngũ. Mức độ TT 1 Nội dung công việc Tốt Khá Trung bình Yếu Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán phục vụ ĐMPPDH có tính khả thi. 2 Năng lực của đội ngũ cốt cán 3 Thực hiện việc cử giáo viên cốt cán đi đào tạo, bồi dƣỡng 4 Hiệu quả các hoạt động ĐMPPDH cho đội ngũ giáo viên cốt cán tham gia. 5.Về thực trạng các điều kiện cho công tác ĐMPPDH dạy học giáo viên. Mức độ TT 1 Nội dung quản lý Tốt Điều kiện cơ sở vật chất nhà trƣờng phục vụ cho hoạt động ĐMPPDH. 2 Sự quan tâm của Ban giám hiệu về cơ sở vật chất phục vụ công tác ĐMPPDH. 3 Huy động đƣợc nguồn lực vật chất để thực hiện các chính sách ƣu đãi đối với hoạt động ĐMPPDH . 4 Xây dựng đƣợc các chính sách riêng đối với công tác ĐMPPDH. 5 Thực hiện thƣờng xuyên kịp thời đối các chính sách ƣu đãi đối với giáo viên. 6 Phối hợp tốt các ƣu đãi về vật chất với việc khen thƣởng cho các lực lƣợng tham gia công tác ĐMPPD. 113 Khá Trung bình Yếu [...]... quản lý đổi mới phƣơng dạy học trong trƣờng Trung học phổ thông Chƣơng 2: Thực trạng vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng Trung học phổ thông Thụy Hƣơng - Hải Phòng Chƣơng 3: Một số biện pháp vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng Trung học phổ thông Thụy Hƣơng 7 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẬN DỤNG LÝ... cứu Quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng THPT Thụy Hƣơng Hải Phòng theo lý thuyết quản lý sự thay đổi 5 Vấn đề nghiên cứu Đề tài tập trung vào nghiên cứu hai vấn đề cơ bản sau: - Quy trình vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học - Để đảm bảo chất lƣợng của sự vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi vào quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học có cần thiết phải... tác quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy Trƣớc thực trạng nêu trên, là một cán bộ quản lý của nhà trƣờng, tôi xin tìm hiểu và trình bầy luận văn của mình về vấn đề quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học theo lý thuyết quản lý sự thay đổi Đề tài nghiên cứu của luận văn đƣợc biểu đạt bởi tiêu để: Vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong quản lí đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT Thụy Hương - Hải Phòng ... trạng quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng THPT Thụy Hƣơng - Hải Phòng 3.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học theo lý thuyết quản lý sự thay đổi ở trƣờng THPT Thụy Hƣơng - Hải Phòng 3.4 Thử nghiệm quy trình đƣợc đề xuất - Nghiên cứu các cơ sở lý luận của quy trình vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi - Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý sự thay đổi trong. .. xuất các biện pháp quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học theo quy trình của lý thuyết quản lý sự thay đổi trong tổ chức quản lý, góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả dạy học ở trƣờng THPT Thụy Hƣơng - Hải Phòng 3 3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi vào quá trình quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng THPT Thụy Hƣơng - Hải Phòng 3.2 Đánh... DỤNG LÝ THUYẾT QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI TRONG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu tìm ra các biện pháp tăng cƣờng quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học ở trƣờng THPT là một vấn đề mang tính thời sự và không đơn giản Bởi lẽ, công tác quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học ở mỗi cấp học, bậc học, cho... đổi trong việc đổi mới phƣơng pháp dạy học - nguyên nhân của thực trạng - Rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất quy trình vận dụng lý thuyết sự thay đổi vào việc đổi mới phƣơng pháp dạy học 4 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4.1 Khách thể nghiên cứu Lý luận và thực tiễn vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng THPT Thụy Hƣơng- Hải Phòng 4.2 Đối... trạng chỉ quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng THPT Thụy Hƣơng - Hải Phòng Sản phẩm là Hồ sơ quản lý hoạt động chuyên môn và Hồ sơ quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học của trƣờng THPT Thụy Hƣơng - Hải Phòng đƣợc nghiên cứu 9.2.2.4 Phương pháp chuyên gia Nhằm trƣng cầu ý kiến của các chuyên gia về quy trình quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học theo quan điểm của lý thuyết quản lý sự thay đổi trong. .. phiếu điều tra để thu thông tin về các vấn đề: - Thực trạng đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng THPT Thụy Hƣơng -Hải Phòng - Thực trạng quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng THPT Thụy Hƣơng - Hải Phòng - Đánh giá tính hợp lý và mức độ khả thi của quy trình quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng THPT Thụy Hƣơng - Hải Phòng đƣợc xây dựng theo lý thuyết quản lý sự thay đổi - Đối tƣợng đƣợc... 4 trình quản lý sự thay đổi hay không và quy trình nhƣ thế nào thì hợp lý và có tính khoa học? 6 Giả thuyết nghiên cứu Nếu áp dụng quy trình quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng theo lý thuyết quản lý sự thay đổi thì hiệu quả của quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học trong nhà trƣờng sẽ đƣợc nâng cao 7 Giới hạn nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu về lý thuyêt quản lý sự thay đổi chỉ trong phạm ... lý thuyết quản lý thay đổi quản lý đổi phƣơng pháp dạy học trƣờng Trung học phổ thông Thụy Hƣơng CHƢƠNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẬN DỤNG LÝ THUYẾT QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI TRONG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP... trình vận dụng lý thuyết quản lý thay đổi quản lý đổi phƣơng pháp dạy học - Để đảm bảo chất lƣợng vận dụng lý thuyết quản lý thay đổi vào quản lý đổi phƣơng pháp dạy học có cần thiết phải tuân... Trung học phổ thông Chƣơng 2: Thực trạng vận dụng lý thuyết quản lý thay đổi quản lý đổi phƣơng pháp dạy học trƣờng Trung học phổ thông Thụy Hƣơng - Hải Phòng Chƣơng 3: Một số biện pháp vận dụng lý

Ngày đăng: 15/10/2015, 08:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w