1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy góp phần đổi mới phương pháp dạy học đại số và giải tích lớp 11

120 1,7K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 12,02 MB

Nội dung

DANH MỤC CÁC HÌNHHình 1.1 BĐTD của tác giả Tony Buzan Hình 1.2 Tranh ghép BĐTD Việt Nam lập kỷ lục Guinness thế giới Hình 1.3 Cửa sổ đầu tiên của phần mềm iMindmap 5 Hình 1.4 Tạo mới một

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN VĂN SƠN

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY GÓP PHẦN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

ĐẠI SỐ VÀ GIẢI

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Luận văn đã được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của

TS Trần Đình Châu Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới

Thầy - người đã trực tiếp tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.

Tôi trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán, trường Đại học Vinh, đã nhiệt tình giảng

dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn là nguồn cổ vũ động viên tôi trong quá trình hoàn thành Luận văn này.

Dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên Luận văn không tránh khỏi những

thiếu sót cần được góp ý, sửa chữa Tôi rất mong nhận được những ý kiến, nhận xét của các thầy cô giáo và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn nữa.

Nghệ An, ngày 15 tháng 9 năm 2013

Người viết

Nguyễn Văn Sơn

Trang 3

MỤC LỤC

1.5 Kết luận chương 1 47

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY GÓP PHẦN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH LỚP 11 47

2.1 Nguyên tắc thiết kế và sử dụng BĐTD trong dạy học môn Toán ([27]) 47

2.2 Quy trình thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học bằng BĐTD 49

2.2.1 Kỹ thuật thiết kế BĐTD trong dạy học ([8]) 49

2.2.2 Quy trình thiết kế BĐTD trong dạy học 52

2.2.3 Quy trình tổ chức hoạt động dạy học bằng BĐTD 54

2.2.4 Quy trình thiết kế và sử dụng BĐTD trong dạy - học 57

2.3 Một số bài dạy Đại số và Giải tích 11 – Chương trình chuẩn được thiết kế bằng BĐTD 59

2.3.1 Thiết kế BĐTD phần kiến thức đại số - giải tích 11 59

2.5 Kết luận chương 2 101

3.1 Mục đích thực nghiệm 103

3.2 Nội dung thực nghiệm 103

3.3 Tổ chức thực nghiệm 103

3.3.1 Đối tượng thực nghiệm 104

3.3.3 Tiến hành thực nghiệm 105

3.3.4 Nội dung thực nghiệm 105

3.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm 110

3.4.1 Phân tích định lượng 110

3.4.2 Phân tích định tính 111

KẾT LUẬN 114

TÀI LIỆU THAM KHẢO 115

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Tổng hợp phiếu thăm dò thực trạng

Bảng 1.2 Tổng hợp số phiếu điều tra, thống kê tỉ lệ thâm niên giảng dạyBảng 1.3 Mức độ sử dụng BĐTD trong dạy học môn Toán

Bảng 1.4 Mục đích sử dụng BĐTD trong dạy học Toán

Bảng 1.5 Ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng BĐTD trong dạy học ToánBảng 3.1 Bảng thống kê tần số ghép lớp của hai bài kiểm tra

Bảng 3.2 Bảng thống kê tần suất ghép lớp của hai bài kiểm tra

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 BĐTD của tác giả Tony Buzan

Hình 1.2 Tranh ghép BĐTD Việt Nam lập kỷ lục Guinness thế giới

Hình 1.3 Cửa sổ đầu tiên của phần mềm iMindmap 5

Hình 1.4 Tạo mới một BĐTD

Hình 1.5 Chọn biểu tượng cho chủ đề trung tâm

Hình 1.6 Central Idea xuất hiện trên bản đồ

Hình 1.7 Thay đổi tiêu đề

Hình 1.8 Tiêu đề mới

Hình 1.9 Sử dụng các nút trên thanh công cụ Formatting để định dạng

Hình 1.10 Tiêu đề sau khi đã định dạng

Hình 1.11 Thay đổi nền trung tâm

Hình 1.12 Di chuyển Central Idea

Hình 1.13 Thay đổi kích thước Central Idea

Hình 1.14 Nhánh trơn (Branch) và nhánh có hộp văn bản (Box Branch)Hình 1.15 Tạo nhánh đơn và nhánh có hộp văn bản

Hình 1.16 Thay đổi hình dạng nhánh

Hình 1.17 Thay đổi màu nhánh và vị trí tiêu đề

Hình 1.18 Thêm phần chú thích cho nhánh

Hình 1.19 Tạo đường bao để làm nổi bậc nhánh

Hình 1.20 Xuất BĐTD với nhiều định dạng

Hình 2.1 Nguyên tắc thiết kế và sử dụng BĐTD trong dạy học

Hình 2.2 Lập bản đồ tư duy

Hình 2.3 Quy trình thiết kế bản đồ tư duy

Hình 2.4 Hoạt động trong một tiết học

Hình 2.5 Hoạt động nhóm với BĐTD

Hình 2.6 Thiết kế BĐTD trong dạy học kiến thức mới

Hình 2.7 BĐTD chương trình Đại Số và Giải tích lớp 11 theo chương trình chuẩn

Trang 7

Hình 2.8 BĐTD Chương I: Hàm số và phương trình lượng giácHình 2.9 BĐTD Chương II: Tổ hợp – xác suất

Hình 2.10 BĐTD Chương III: Dãy số - cấp số cộng và cấp số nhânHình 2.11 BĐTD Chương IV: Giới hạn

Hình 2.12 BĐTD bài Phương trình lượng giác cơ bản

Hình 2.13 BĐTD bài Dãy số

Hình 2.14 BĐTD bài Giới hạn hàm số

Hình 2.15 BĐTD bài Đạo hàm và ý nghĩa của đạo hàm

Hình 2.16 BĐTD bài Đạo hàm của hàm số lượng giác

Hình 2.17 BĐTD ôn tập công thức lượng giác

Hình 2.18 BĐTD bài Hàm số lượng giác

Hình 2.19 BĐTD bài Phương trình lượng giác cơ bản

Hình 2.20 BĐTD bài Phương trình lượng giác thường gặp

Hình 2.28 BĐTD bài Quy tắc tính đạo hàm

Hình 2.29 BĐTD bài Đạo hàm của các hàm số lượng giác

Hình 2.30 BĐTD bài Vi phân

Hình 2.31 BĐTD bài Vi phân

Hình 2.32 BĐTD bài Đạo hàm cấp hai

Hình 2.33 BĐTD chương II: Tổ hợp – xác suất

Trang 8

MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài

1 Đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ quan trọng của ngành

giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần thực hiện nhiệm vụcông nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Một trong những mục tiêu lớn củađổi mới phương pháp giáo dục là biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo Nóicách khác là thông qua dạy học, GV cần trang bị cho HS phương pháp họctập, là công cụ để HS học tập suốt đời Thực tiễn dạy học những năm quachúng tôi nhận thấy: HS chúng ta gặp rất nhiều khó khăn và đặc biệt số lượnglớn HS cảm thấy mệt mỏi, quá tải, thiếu đi sự tư duy sáng tạo vì phải cùngmột lúc nhớ quá nhiều kiến thức Đứng trước thực trạng trên thì mỗi GVchúng ta tự đặt ra một vấn đề đó là cần cấp thiết đổi mới phương pháp giảngdạy để đảm bảo sự tiếp thu kiến thu ở HS theo một chừng mức nhất định nào

đó, đủ để HS học nhẹ nhàng mà khắc sâu được kiến thức, biết tư duy sáng tạotrong việc học

2 Toán học là một trong những môn học bậc nhất giúp HS phát triển tư

duy và trên tư duy Toán học sẽ giúp HS tiếp cận đến các môn học khác mộtcách dễ dàng hơn, cũng như sau này giúp HS biết tư duy lập kế hoạch chocông việc, cho cuộc sống Vì thế trong quá trình giảng dạy, GV luôn phải đặt

ra rõ mục đích, đó là giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản, hình thành phươngpháp, kỹ năng, tạo thái độ và động cơ học tập đúng đắn để HS có khả năngtiếp cận và chiếm lĩnh những nội dung kiến thức mới theo xu thế của thời đại

và giải quyết phù hợp các vấn đề nảy sinh Và một trong những phương pháp

để đạt được cái đích đến trên là GV phải biết cách kích thích tư duy của bộnão ở mỗi học sinh bằng những hoạt động lên lớp của mình Hay nói cụ thể

hơn là dạy thế nào để HS phát huy được : “Khả năng độc lập suy nghĩ, giúp cho trí thông minh của họ làm việc chứ không phải giúp cho họ trí nhớ Phải

có trí nhớ, nhưng chủ yếu là phải giúp cho họ phát triển trí thông minh sáng tạo” (Phạm Văn Đồng).

Trang 9

3 Chương trình Toán THPT nói chung, Đại Số và Giải Tích lớp 11 nói

riêng có một khối lượng kiến thức khá nhiều, HS tư duy không tốt khó có thểtiếp thu khối lượng kiến thức này Trước tình hình đó GV cần tìm ra phươngpháp dạy học tích cực hơn trong hoạt động lên lớp của mình

4 Dạy học theo BĐTD là một trong những phương pháp dạy học mới

được xây dựng trong những năm gần đây trên cơ sở phát triển công cụ BĐTDnhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, khả năng tổng hợp và xâydựng kế hoạch trong việc học của học sinh Và phương pháp này đang được

Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai rộng rãi đến các trường phổ thông trong cảnước

Xuất phát từ những yêu cầu và lý do trên chúng tôi đã đi đến quyết định

chọn đề tài nghiên cứu của luận văn là : “Thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy

góp phần đổi mới phương pháp dạy học Đại Số và Giải Tích lớp 11”.

II Mục đích nghiên cứu

Thiết kế và sử dụng BĐTD vào dạy học ở trường THPT phần Đại Số

và Giải Tích lớp 11 theo chương trình chuẩn nhằm nâng cao hiệu quả việcdạy và học môn Toán lớp 11

III Nhiệm vụ nghiên cứu

1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu về phương pháp dạy học,

về đổi mới phương pháp dạy học tích cực trong dạy học bộ môn Toán

2 Nghiên cứu tổng quan về tư duy và về BĐTD, phần mềm MindMap, về

quá trình nghiên cứu và triển khai PPDH BĐTD ở Việt Nam

3 Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa Toán Đại Số và Giải Tích lớp 11

Trang 10

IV Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1 Đối tượng nghiên cứu

Thiết kế và sử dụng BĐTD trong dạy học Toán Đại Số và Giải Tích lớp

11 chương trình chuẩn

2 Phạm vi nghiên cứu:

- Chương trình Toán Đại Số và Giải Tích lớp 11 chương trình chuẩn

- Tìm hiểu thực trạng và thực nghiệm tại các trường THPT trên địa bànhuyện Long Thành

V Phương pháp nghiên cứu

1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: tra cứu các tài liệu và văn bản có liên

quan đến đề tài, phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa

2 Phương pháp điều tra, tìm hiểu thực trạng việc sử dụng BĐTD trong

dạy học Toán ở trường THPT

3 Phương pháp thực nghiệm.

VI Giả thuyết khoa học

Trong dạy học Toán ở trường THPT nếu GV đổi mới phương pháp dạy học bằng cách thiết kế và sử dụng BĐTD một cách linh hoạt thì sẽ góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng dạy học toán

VII Đóng góp của luận văn

1 Nghiên cứu phần mềm iMindMap 5 vào việc dạy học.

2 Nghiên cứu về ứng dụng của BĐTD trong dạy học Toán THPT.

3 Xây dựng một số BĐTD thuộc phần kiến thức Toán Đại Số và Giải Tích

11 chương trình chuẩn

VIII Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn

1.1 Phương pháp dạy học, dạy học tích cực

1.2 Chương trình chuẩn và kiến thức Đại số - Giải tích 11

Trang 11

2.1 Nguyên tắc thiết kế và sử dụng BĐTD trong dạy học môn Toán.

2.2 Quy trình thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học bằng BĐTD

2.3 Một số bài dạy Đại số và Giải tích 11 được thiết kế bằng BĐTD

2.4 Một số điểm lưu ý khi dạy học Đại số và Giải tích 11 bằng BĐTD

Chương 3 Thực nghiệm sư phạm

3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm

3.2 Nội dung thực nghiệm sư phạm

3.3 Tổ chức thực nghiệm sư phạm

3.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

3.5 Kết luận và đề xuất chung về dạy học Toán 11 bằng BĐTD

Trang 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.

1.1 Phương pháp dạy học, dạy học tích cực

1.1.1 Phương pháp dạy học

Hiện nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu, thử nghiệm về đổi mớiPPDH Sau đây là một số xu hướng cơ bản

1.1.1.1 Dạy học lấy học sinh làm trung tâm

Cùng với sự phát triển của đất nước trong thời mở cửa, ngành giáo dục

đã và đang phát triển mạnh mẽ về số lượng và chất lượng Thực tế ngày càngchứng minh rằng trong quá trình học, người học đòi hỏi kiến thức, thông tinrộng hơn và nhiều hơn Đồng thời cũng thấy rõ nhược điểm là người học lúngtúng về việc tiếp nhận và lựa chọn nguồn thông tin đa dạng hiện nay Dạy họccũng như mọi quá trình tự nhiên, trải qua thời kì hình thành, tồn tại và phát

triển lâu dài của mình Ở Việt Nam, tư tưởng dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” đã có từ lâu Sau cách mạng tháng Tám 1945, ở nước ta đã có các phong

trào học tập dân chủ, học tổ học nhóm, có chủ trương biến quá trình đào tạothành quá trình tự đào tạo, phát huy tính độc lập sáng tạo của HS Giáo sư LêKhánh Bằng đã đề cập đến vấn đề “lấy HS làm trung tâm trên hai phươngdiện vĩ mô và vi mô, ở đây người dạy phải tính đến nhu cầu, nguyện vọng củangười học, đến những đặc điểm tâm sinh lý và các cấu trúc tư duy của từngngười”

1.1.1.2 Dạy học bằng hoạt động của người học

Dạy học bằng hoạt động của người học là quá trình dạy học trong đóhoạt động của HS được tăng cường, chú trọng trong giờ học và mang tính chủđộng Quá trình học tập là quá trình HS tự học, tự khám phá tìm tòi để thunhận kiến thức một cách chủ động, tích cực Đây chính là quá trình tự pháthiện và giải quyết vấn đề

a Học sinh được hướng dẫn để tiến hành các hoạt động

- Phát hiện vấn đề cần nghiên cứu hoặc nắm bắt vấn đề học tập do GV nêu ra

- Thực hiện các hoạt động cá nhân hoặc hợp tác theo nhóm để tìm tòi, giải

Trang 13

quyết các vấn đề đặt ra Các hoạt động cụ thể có thể là: Dự đoán, phán đoán,suy luận trên cơ sở lý thuyết, đề ra giả thuyết khi giải quyết một vấn đề mangtính lý luận; tiến hành thí nghiệm, quan sát, mô tả, giải thích và rút ra kếtluận; trả lời câu hỏi, thảo luận vấn đề học tập theo nhóm và rút ra kết luận;báo cáo kết quả hoạt động cá nhân, nhóm hoặc phát biểu quan điểm nhận địnhcủa mình về một vấn đề học tập.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã biết để giải thích, tìm hiểu một số hiệntượng xảy ra trong tự nhiên và đời sống thực tế

- Đánh giá việc nắm vững kiến thức, kỹ năng của bản thân và các bạn tronglớp

b Giáo viên là người thiết kế, tổ chức và điều khiển các hoạt động của học sinh

- Định hướng và điều chỉnh các hoạt động của HS: chính xác hóa các kháiniệm được hình thành, các kết luận về bản chất của các hiện tượng mà HS tìmtòi, thông báo thêm một số thông tin mà HS không thể tự tìm tòi thông quacác hoạt động trên lớp

- Thiết kế và sử dụng các phương tiện trực quan, hiện tượng thực tế, thínghiệm, mô hình, mẫu vật như là nguồn thông tin để HS khai thác, tìm kiếm,phát hiện kiến thức và kỹ năng

- Động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để HS vận dung được nhiều hơnkiến thức thu được để giải quyết các vấn đề có liên quan tới kiến thức trongthực tế đời sống, trong tự nhiên và sản xuất

Như vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học là phải tác động vào HS,

Trang 14

để HS được hoạt động nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn, tích cực hơn, chủ độngtrong các hoạt động chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng toán học Có ý thức và biếtcách vận dụng kiến thức toán học vào đời sống Thông qua các hoạt động thì

HS không những nắm vững các kiến thức, kỹ năng toán học mà còn nắmđược phương pháp học tập, kỹ năng hoạt động tìm tòi, phát hiện và giải quyếtvấn đề học tập một cách linh hoạt, sáng tạo

1.1.2 Những nét đặc trưng của đổi mới phương pháp dạy học

Với mục tiêu đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước, phát triển nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, mởcửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, đòi hỏi giáo dục nước ta phải đào tạonên những con người lao động có tính sáng tạo, thích ứng với sự phát triểnnhanh và đa dạng của xã hội

Các PPDH truyền thông tuy đã khẳng định được những thành côngnhất định, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế Do đó chúng ta phải đổi mới PPDHtheo hướng dạy cách học, cách suy nghĩ, dạy phương pháp tư duy Cụ thể là:

- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình nhận thức và vậndụng

- Tạo điều kiện cho HS tự phát hiện, đặt và giải quyết vấn đề

- Tăng cường trao đổi, thảo luận và nghiên cứu

- Tạo điều kiện hợp tác trong nhóm

- Tạo điều kiện cho HS đánh giá và đánh giá lẫn nhau

- Tận dụng tri thức thực tế của HS để xây dựng kiến thức mới

Như vậy đổi mới PPDH là một yêu cầu khách quan và là nhu cầu tất yếu của

xã hội học tập

1.1.3 Phương pháp dạy học tích cực

1.1.3.1 Quan niệm về phương pháp dạy học tích cực

Có 2 khuynh hướng khác nhau về quan niệm phương pháp dạy học tíchcực

- Khuynh hướng thứ nhất: Phương pháp dạy học nào thể hiện tốt đặc trưng

Trang 15

của bộ môn, giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động thì đượcxem là phương pháp dạy học tích cực.

- Khuynh hướng thứ hai: Mỗi phương pháp dạy học cơ bản đều có mặt mạnh

và mặt hạn chế Nếu phối hợp các phương pháp dạy học cơ bản thành tổ hợpcác phương pháp dạy học phức hợp sẽ phát huy được mặt mạnh và hạn chếđược mặt yếu của mỗi phương pháp, người học được hoạt động hóa để chủđộng tiếp thu kiến thức Do vậy phương pháp dạy học phức hợp cũng đượcxem là phương pháp dạy học tích cực

1.1.3.2 Một số phương pháp dạy học tích cực phù hợp với việc dạy và học

bộ môn toán học

Học sinh chỉ đạt kết quả cao trong học tập khi các em có ý thức vềnhiệm vụ học tập của bản thân mình Vì vậy để giáo dục ý thức học tập, hìnhthành sự tích cực trong hoạt động chiếm lĩnh tri thức của học sinh, giáo viêncần có phương pháp dạy học thích hợp

Không có PPDH nào là không tích cực Mức độ tích cực đến đâu là tùythuộc vào việc sử dụng đúng lúc, đúng chỗ hay không

a Một số phương pháp dạy học cơ bản phù hợp với việc dạy và học bộ môn toán

PPDH toán rất đa dạng và ngày càng được sáng tạo thêm trong thựctiễn giảng dạy Trong giảng dạy toán chúng ta cũng cần bắt kịp trào lưu đổimới PPDH, chấm dứt tình trạng dạy và học theo lối giáo điều chỉ có lý thuyết,bài tập tư duy mà thiếu đi sự quan sát, ứng dụng vào tính toán thực tế

Trong giảng dạy toán ở trường phổ thông GV thường dùng các PPDH

cơ bản như thuyết trình, trực quan, đàm thoại, nghiên cứu, bài tập toán.Chúng ta hãy xem xét đặc điểm bản chất, cấu trúc của các phương pháp cơbản này

 Phương pháp thuyết trình

Phương pháp thuyết trình được sử dụng phổ biến khi nghiên cứu tàiliệu mới, dạng đơn giản nhất là thông báo tái hiện

Trang 16

Phương pháp thuyết trình thông báo tái hiện cho phép thầy truyền đạtkiến thức tương đối khó, trừu tượng và phức tạp chứa đựng những thông tin

mà trò không tự giành lấy được, phương pháp cho phép trình bày một môhình mẫu của tư duy lôgic, của cách đề cập và lý giải hóa học, cách dùngngôn ngữ để đạt một vấn đề hóa học sao cho chính xác, rõ ràng mà xúc tích.Nói cách khác, phương pháp này giúp cho trò có một mô hình mẫu của tư duytoán qua đó giúp phát triển trí tuệ Đặc điểm cơ bản, nổi bật của phương phátthuyết trình thông báo tái hiện là có tính chất thông báo lời giảng của thầy vàtính chất tái hiện sau khi lĩnh hội của trò

Phương pháp này chỉ cho phép HS đạt đến trình độ tái hiện của sự lĩnhhội mà thôi, sự hoạt động của trò tương đối thụ động Lí luận khẳng địnhphương pháp thuyết trình vẫn là phương pháp thông dụng, tuy nhiên hiệu quảcủa nó sẽ tăng lên rõ rệt khi ta thay đổi tính chất thông báo tái hiện của nóbằng tính chất nêu vấn đề - Ơrixtic Trong dạy học toán, ngoài việc nghiêncứu đi sâu vào các thuật giải còn cần rèn luyện thêm khả năng quan sát thực tế

để phát hiện các bài toán mới có ứng dụng nhiều hơn trong thực tiễn cuộcsống

Do tầm quan trọng của trực quan trong dạy học mà hệ thống thiết bị

Trang 17

dạy học ra đời ngày càng phong phú và hiện đại Tuy nhiên ngày nay khoahọc hiện đại đã đi vào nghiên cứu thế giới vi mô nên cũng cần hiểu về kháiniệm trực quan cho phù hợp.

Trực quan trong dạy học toán, quan trọng nhất là sử dụng các mô hìnhdiễn đạt ý niệm VD như sử dụng các phần mềm máy tính: phần mềm vẽ đồthị, phần mềm vẽ hình học động trong việc dạy học

- Đàm thoại tái hiện

- Đàm thoại giải thích minh họa

- Đàm thoại ơrixtic

Trong các phương pháp trên thì phương pháp đàm thoại ơrixtic là đượcchú ý và sử dụng nhiều trong giảng dạy Bản chất của đàm thoại ơrixtic làphương pháp trong đó GV tổ chức trao đổi, tranh luận, giữa GV với cả lớp, cókhi giữa HS với nhau, thông qua đó mà đạt được mục đích dạy học Hệ thốngcâu hỏi của GV mang tính chất nêu vấn đề - ơrixtic, buộc HS luôn ở trạng thái

có vấn đề, căng thẳng trí tuệ và tự lực tìm lời giải đáp

Hệ thống câu hỏi – lời đáp mang tính chất nêu vấn đề tạo nên nội dungtrí dục chủ yếu của bài học, là nguồn kiến thức, là mẫu mực của cách giảthuyết một vấn đề nhận thức Thông qua phương pháp này HS không nhữnglĩnh hội được cả nội dung trí dục mà còn học được cả phương pháp nhận thức

và cách diễn đạt tư tưởng bằng ngôn ngữ nói Trong phương pháp này hệthống câu hỏi của GV giữ vai trò chủ đạo có tính chất quyết định đối với chấtlượng lĩnh hội của cả lớp, dẫn dắt HS bằng những câu hỏi liên tiếp, xếp theomột lôgic chặt chẽ có dụng ý của GV Hệ thống câu hỏi của GV vừa là kim

Trang 18

chỉ nam, vừa là bánh lái hướng tư duy của HS đi theo một lôgic hợp lí, nókích thích ở HS tích cực tìm tòi, trí tò mò khoa học và cả sự ham muốn giảiđáp vấn đề.

 Phương pháp nghiên cứu

Bản chất của phương pháp này là người GV nêu lên vấn đề cần nghiêncứu, giải thích rõ mục đích cần đạt tới, có thể vạch ra phương hướng nghiêncứu, hướng dẫn tài liệu tham khảo rồi tổ chức cho HS tự lực nghiên cứu tàiliệu đó, trong quá trình này người GV theo dõi và giúp đỡ HS khi cần thiết

Phương pháp nghiên cứu có cấu trúc lôgic, các bước tiến hành cụ thể,cấu trúc của phương pháp gồm 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành một

Giai đoạn 2: Lập kế hoạch, giai đoạn này thực hiện các bước đề xuất

giả thuyết GV hướng dẫn HS dự đoán những phương pháp giải quyết vấn đềnêu ra, lập kế hoạch giải quyết tương ứng với các giả thuyết Giai đoạn nàyđược coi là giai đoạn dự đoán khoa học, làm việc việc với thí nghiệm, tư duyrất quan trong để HS tìm cách giải quyết vấn đề

Giai đoạn 3: Thực hiện kế hoạch giải, được thực hiện ở các bước thực

hiện các phương án giải quyết vấn đề nêu ra ở trên, đánh giá việc thực hiện kếhoạch giải, tương ứng với mỗi giả thuyết nêu ra ta thực hiện một kế hoạchgiải và có sự nhận xét đánh giá cách làm đó Nếu xác định giả thuyết là đúng

ta chuyển sang bước phát biểu kết luận và cách giải Nếu phủ nhận giả thuyếtthì quay trở lại bước 3, xây dựng lại giả thuyết và cách giải khác

Trang 19

Giai đoạn 4: Kiểm tra và đánh giá cuối cùng (kết luận).

Thể nghiệm ứng dụng kết luận của kế hoạch giải, ta kết thúc việcnghiên cứu Khi đề tài được giải quyết trọn vẹn Nếu sau khi giải quyết đề tài

ta thấy xuất hiện vấn đề mới thì tùy theo mức độ của nó mà chuyển lên cácgiai đoạn đầu

 Phương pháp sử dụng bài tập toán

Giải bài tập toán là lúc HS hoạt động tự lực để trao dồi kiến thức toáncủa mình Bài tập toán cung cấp cho HS cả kiến thức và con đường giành lấykiến thức, niềm vui sướng của sự phát triển kiến thức Do vậy, bài tập toánvừa là mục đích, vừa là nội dung, lại vừa là PPDH hiệu nghiệm

Một số dạng bài tập có tác dụng tích cực hóa người học

- Bài tập có thao tác tư duy so sánh: So sánh là thiết lập sự giống vàkhác nhau giữa các chất và hiện tượng với nhau và giữa những khái niệmphản ánh chúng So sánh phải kèm theo phân tích và tổng hợp để xem xét sosánh chúng dưới nhiều góc độ khác nhau Như vậy, so sánh không nhữngphân biệt và chính xác hóa khái niệm mà còn giúp hệ thống hóa kiến thức

- Bài tập dùng phép qui nạp để hình thành phán đoán: Phép qui nạp làcách phán đoán dựa trên sự nghiên cứu nhiều sự vật hiện tượng đơn giản nhất

để đi đến kết luận chung, tổng quát về những tính chất, những mối quan hệ vàtương quan nhau

- Bài tập dùng phép suy diễn để hình thành phán đoán: Trong phươngpháp này nhận thức đi từ 1 nguyên lí chung đúng đắn tới một trường hợpriêng lẻ nhất

- Bài tập dùng phép qui nạp và suy diễn để hình thành phán đoán: khibiết kết hợp đúng lúc hai phương pháp qui nạp và suy diễn thì kết quả thuđược sẽ tốt hơn

- Bài tập dùng phép loại suy để hình thành phán đoán: Loại suy là phépđoán đi từ cái riêng biệt này đến cái riêng khác để tìm ra những đặc tínhchung và những mối quan hệ có tính qui luật của các chất và hiện tượng

Trang 20

- Bài tập dùng thao tác tư duy khái quát hóa: Khái quát hóa là tìm ranhững cái chung và bản chất trong số những dấu hiệu, tính chất và những mốiquan hệ thuộc về một loại vật thể và hiện tượng.

b Phương pháp dạy học phức hợp phù hợp với việc dạy và học

Như chúng ta đã biết, mỗi một phương pháp giảng dạy dù cổ điển hayhiện đại đều nhấn mạnh lên một khía cạnh nào đó của cơ chế dạy – học hoặcnhấn mạnh lên mặt nào đó thuộc về vai trò của người GV Chúng tôi chorằng, cho dù các phương pháp thể hiện hiệu quả như thế nào thì nó vẫn tồn tạimột vài khía cạnh mà người học và người dạy chưa khai thác hết Chính vì thế

mà không có một phương pháp giảng dạy nào được cho là lí tưởng Mỗi mộtphương pháp đều có ưu điểm và hạn chế của nó Do vậy, GV nên xây dựngcho mình một phương pháp riêng phù hợp với mục tiêu, bản chất của vấn đềcần trao đổi, phù hợp với thành phần nhóm – lớp học, các nguồn lực, công cụdạy – học sẵn có, phù hợp với đối tượng học sinh và phù hợp với sở thích củamình Đó là PPDH có sự tổ hợp của nhiều PPDH cơ bản và phương tiện dạyhọc, liên kết chặt chẽ với nhau, tương tác với nhau

Dưới đây là một số mô hình dạy học phức hợp

 Phương pháp nêu vấn đề - Ơrixtic (dạy học nêu và giải quyết vấn

- GV đặt ra trước HS một loạt các bài toán chứa đựng những mâu thuẫn

Trang 21

giữa cái đã biết với cái cần phải tìm, chúng được cấu trúc lại một cách sưphạm, gọi là bài toán nêu vấn đề Ơrixtic.

- HS tiếp nhận mâu thuẫn của bài toán Ơrixtic như mâu thuẫn của nộitâm mình và được đặt vào tình huống có vấn đề, tức là trạng thái có nhu cầubên trong bức thiết muốn giải quyết bằng được bài toán đó Trong cách giải

và cách tổ chức giải bài toán ơrixtic mà HS lĩnh hội một cách tự giác, tích cực

cả kiến thức, cả cách thức giải Với điều đó, HS có được niềm vui sướng củanhận thức sáng tạo

Bài toán nêu vấn đề - Ơrixtic trong giảng dạy toán được xây dựng bằngcác kiểu cơ bản: tình huống nghịch lý, tình huốn bế tắc, tính huống lựa chọn

và tình huống nhân quả Khi HS tự lực thực hiện toàn bộ qui trình của dạyhọc nêu vấn đề, đó là phương pháp nghiên cứu Ơrixtic

Như vậy việc sử dụng phương pháp nêu vấn đề - Ơrixtic tùy thuộc vàokhả năng của GV, trình độ nhận thức của HS mà chọn mức độ nào đó chothích hợp, khi đó hiệu quả của phương pháp mới được phát huy

 Phương pháp dạy học theo nhóm

Dạy học theo nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó HScủa một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong thời gian giới hạn, mỗinhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở được phân công vàhợp tác làm việc Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánhgiá trước toàn lớp

Khi không phân biệt giữa hình thức và PPDH cụ thể thì dạy học nhómtrong nhiều tài liệu cũng được gọi là PPDH nhóm Trong đó có tổ hợp cácphương pháp dạy học cơ bản như đàm thoại, nghiên cứu, thuyết trình

Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên gọi khác nhau như dạyhọc hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ Dạy học nhóm không phải là một PPDH

cụ thể mà là một hình thức tổ chức hay là hình thức hợp tác của dạy học.Cũng có tài liệu gọi đây là một hình thức tổ chức dạy học Tùy theo nhiệm vụvần giải quyết trong nhóm mà có những phương pháp làm việc khác nhau

Trang 22

được sử dụng.

Để giúp người học tham gia vào đời sống xã hội một cách tích cực,tránh tính thụ động, ỷ lại thì việc sử dụng PPDH này trong nhà trường có mộtvai trò rất to lớn Dạy học theo nhóm đang là một trong những phương pháptích cực nhằm hướng tới mục tiêu trên Với phương pháp này, người học đượclàm việc cùng nhau theo các nhóm nhỏ và mỗi một thành viên trong nhómđều có cơ hội tham gia vào nhiệm vụ đã được phân công sẵn Hơn nữa vớiphương pháp này người học thực thi nhiêm vụ mà không cần sự giám sát trựctiếp, tức thời của GV

Một nhiệm vụ mang tính cộng tác là nhiệm vụ mà người học không thểgiải quyết một mình mà cần thiết phải có sự cộng tác thực sự giữa các thànhviên trong nhóm tuy nhiên vẫn đảm bảo tính độc lập giữa các thành viên Hơnnữa, người dạy cần phải có yêu cầu rõ rãng và tạo điều kiện thuận lợi cho việchợp tác giữa người học Chúng tôi sử dụng thuật ngữ “hợp tác” nhằm nhấnmạnh đến công việc mà người học tiến hành trong suốt quá trình thực thinhiệm vụ Trong quá trình hợp tác, công việc thường được phân công ngay từđầu cho mỗi thành viên

Cần chú ý rằng tầm quan trọng của nhiệm vụ được phân công và vai tròcủa nhiệm vụ sẽ quyết định động cơ học tập của người học Người học sẽ cóđộng cơ thực hiện nhiệm vụ của mình nếu học biết rõ vai trò của các nguồnthông tin ban đầu, của các nguồn lực sẵn có, biết được ý nghĩa của vấn đề, củacác yếu tố đầu vào

 Phương pháp Graph dạy học

Graph nội dung của bài lên lớp là hình thức cấu trúc hóa một cách trựcquan, khái quát và súc tích nội dung của tài liệu giáo khoa đưa ra dạy họctrong bài lên lớp Nói một cách chính xác và thực chất hơn, graph nội dung làtập hợp những yếu tố thành phần của một nội dung trí dục và mối liên hệ bêntrong giữa chúng với nhau và diễn tả cấu trúc lôgic của nội dung dạy học đóbằng một ngôn ngữ trực quan, khái quát đồng thời rất súc tích

Trang 23

Bản chất của graph là một sơ đồ, một mạng hay một mạch thể hiện cáckiến thức cơ bản Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý đến điều kiện để lậpmột graph nội dung, nên có sự lựa chọn chứ không phải tất cả các bài toántrong chương trình đều áp dụng được phương pháp này Chỉ nên sử dụngphương pháp graph để dạy những bài học có nhiều kiến thức phức tạp gâykhó khăn cho sự lĩnh hội tri thức của người học.

Ưu điểm của graph thể hiện ở những điểm sau: tính khái quát, tính trựcquan, tính hệ thống và tính súc tích

Nguyên tắc xây dựng và các bước lập graph nội dung trong dạy học

đó Đỉnh diễn tả kiến thức mấu chốt của nội dung, còn cung diễn tả mối liên

hệ dẫn xuất giữa các kiến thức mấu chốt, cho thấy lôgic phát triển của nộidung Vậy graph nội dung dạy học là sơ đồ phản ánh trực quan tập hợp nhữngkiến thức mấu chốt (cơ bản, cần và đủ) của một nội dung dạy học và cả lôgicphát triển bên trong của nó Trong các dạng graph nội dung dạy học, grap củabài học là dạng quan trọng nhất

 Các bước thiết lập

Việc lập graph nội dung dạy học bao gồm các bước cụ thể sau đây

- Tổ chức các đỉnh: Gồm các công việc chính như: chọn kiến thức mấuchốt tối thiểu, cần và đủ, mã hóa chúng thật súc tích, có thể dùng kí hiệu đểqui ước, và đặt chúng vào các đỉnh trên mặt phẳng

- Thiết lập các cung: Thực chất là nối các đỉnh với nhau bằng các mũitên để diễn tả mối liên hệ phụ thuộc giữa nội dung và các đỉnh với nhau, làmsao để phản ánh được lôgic phát triển của nội dung

- Hoàn thiện graph: làm cho graph trung thành với nội dung được mô

Trang 24

hình hóa về cấu trúc lôgic, nhưng lại giúp HS lĩnh hội dễ dàng nội dung đó,

và nó phải đảm bảo tính mĩ thuật về mặt trình bày

 Phương pháp dạy học theo dự án

Học theo dự án là phương pháp học tập mang tính xây dựng, trong đó

người học hoàn toàn chủ động tham gia hoạt động dưới sự hướng dẫn củangười dạy để tạo ra một sản phẩm hay vận dụng các kiến thức đã học để tìmhiểu, thực hành nghiên cứu một vấn đề trong học tập hay giải quyết một vấn

đề trong cuộc sống Hay nói cách khác, học theo dự án là một hoạt động họctập nhằm tạo cơ hội cho người học tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực họctập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống Quá trình học theo

dự án giúp người học củng cố kiến thức, xậy dựng các kỹ năng hợp tác, giaotiếp và học tập độc lập, chuẩn bị hành trang học tập suốt đời cho người học,đặc biệt là thế hệ trẻ và đối mặt với thử thách trong cuộc sống Học theo dự án

là hoạt động tìm hiểu sâu về một chủ đề cụ thể với mục tiêu tạo cơ hội đểngười học thực hiện nghiên cứu vấn đề thông qua việc kết nối các thông tin,phối hợp nhiều kỹ năng giá trị và thái độ nhằm xây dựng kiến thức, phát triểnkhả năng

Dạy học theo dự án có thể áp dụng ở các bài mang tính tổng hợp củamôn học hoặc liên môn Trong dạy học toán, dạy học theo dự án phù hợp vớicác dạng bài mang tính khai thác khả năng nghiên cứu tư liệu của người học,mang tính liên môn hay những vấn đề tổng hợp của nhiều nội dung, vấn đề cótính hiện thực cuộc sống và những nội dung gắn kết giữa lý thuyết với thựchành, xâm nhập thực tế cuộc sống để phát triển nhận thức, tư duy, kích thíchkhám phá, sáng tạo

 Các bước tiến hành dạy học theo dự án

Trang 25

thập theo hệ thống của nội dung đề tài.

- Báo cáo kết quả: lựa chọn hình thức báo cáo: thuyết trình, trình chiếu,diễn kịch, kể chuyện

- Nhìn lại quá trình thực hiện dự án

Xuất phát từ định hướng đổi mới trong dạy học, mà đổi mới phươngpháp dạy học là một trong những yếu tố then chốt của quá trình dạy học, đồngthời nhằm đáp ứng nhu cầu năng động của xã hội, các phương pháp dạy họctrên có tác dụng gắn lí thuyết với thực tiễn cuộc sống, hình thành ở người học

ý thức tự học, tự nghiên cứu, phân hóa được trình độ, năng lực người học ởcác nội dung học tập cụ thể, nhằm phát huy tối đa khả năng học tập, phát triển

tư duy sáng tạo và khoa học, hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề trong cuộcsống của người học Điều này hoàn toàn phù hợp và hiệu quả trong dạy họcnghệ thuật của hệ thống giáo dục hiện nay

1.2 Chương trình chuẩn và kiến thức Đại Số - Giải Tích 11

Cấu trúc chương trình đại số và giải tích lớp 11 THPT: gồm 5 chương:

Chương I: HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC VÀ PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC

§1 Hàm số lượng giác

§2 Phương trình lượng giác cơ bản

§3 Một số phương trình lượng giác thường gặp.

Chương III DÃY SỐ - CẤP SỐ CỘNG VÀ CẤP SỐ NHÂN

§1 Phương pháp quy nạp toán học

§2 Dãy số

§3 Cấp số cộng

§4 Cấp số nhân

Ôn tập chương III

Chương IV GIỚI HẠN

§1 Giới hạn của dãy số

§2 Giới hạn của hàm số

Trang 26

Ôn tập cuối năm

1.3 Tổng quan về bản đồ tư duy và phần mềm iMindMap 5

1.3.1 Nguồn gốc của bản đồ tư duy [1, tr11]

Sắp xếp ý tưởng, lập cấu trúc và phân loại theo kiểu tuần tự, ổn địnhcho một hoạt động hoàn toàn không ổn định, đây có thể là những vấn đề xưa

cũ nhất của nhân loại Bản chất của tư duy là luôn vận động và không theotuần tự Một ý tưởng mới nảy sinh từ một mạng lưới, từ những mối quan hệchằng chịt với tập hợp các ý tưởng trước đó Một khái niệm mới nhất thiếtphải bắt nguồn từ nhiều khái niệm trước đó

Socrate (469 – 399, TCN) đã hiểu được những vấn đề này nhưng lại từchối viết bất cứ tác phẩm nào về nó Bởi vì theo ông việc sắp xếp các đoạn ýtưởng theo tuần tự sẽ làm suy nghĩ nghèo nàn đi Điều này giống như cuộcsống hằng ngày, ta ghi chú một vấn đề, rồi nhận ra rằng những ghi chú đó quá

ít thông tin so với những gì chúng ta nghe thấy Nó cũng tương tự như bản đồthế giới được vẽ trên mặt phẳng, bản đồ đó không thể hiện hết trái đất

Aristote (384 – 332, TCN) người đầu tiên có ý tưởng phân loại – một ýtưởng có tính đột phá Theo một trường phái triết học ứng dụng và là ngườisẵn sàng thỏa hiệp, ông đề xuất một hệ thống lôgic làm cơ sở của tư duy,đồng thời quan tâm đến các giải pháp phân lớp tư duy Dựa vào khái niệm

“giống” và “loài” – hai thành phần luôn có mặt trong một định nghĩa, ông đã

vẽ nên những sơ đồ đầu tiên của hoạt động tư duy Ngay từ thời đó, chúng ta

đã có cơ sở để phân loại vật chất, chất lượng, nơi chốn

Và kể từ đó, các nhà khoa học đều tuân thủ theo chuẩn mực tư tưởng

Trang 27

của Arisonte Như Buffon, người muốn sắp xếp lại thế giới vạn vật, đến Kant(1724 – 1804) người đặt ra câu hỏi con người có thể biết những gì, đều dùngkhoa học phân loại Ngay cả Medeleve (1834 – 1907), cha đẻ của bảng tuầnhoàn các nguyên tố hóa học cũng thừa nhận mục tiêu đầu tiên của bảng tuầnhoàn là giải quyết vấn đề phân loại.

Quá trình 50 năm nghiên cứu về khái niệm “phức tạp”, về các khoa họcnhận thức hay lĩnh vực điều khiển học đã chứng minh sự cần thiết của phươngpháp tiếp cận chính thể luận Phương pháp này xem xét các yếu tố cấu thành

sự vật và các mối liên kết giữa chúng Cho đến nay, người ta đã có nhiều đềxuất về việc sắp xếp các ý tưởng

Trí tưởng tượng nảy sinh thật nhiều ý tưởng Hai bán cầu não có thểnhận định những ý tưởng đúng và sắp xếp những ý tưởng Có thể nói BĐTDnằm giữa ranh giới hai bán cầu não, nó vừa là phương tiện kết hợp khả nănghai bán cầu não, vừa là công cụ tách biệt rạch ròi khi cần, vừa là phương tiện

kỹ thuật sáng tạo mà cũng thể hiện sự chặt chẽ trong tư duy Và BĐTD cònđược gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,

Trang 28

1.3.2 Công cụ bản đồ tư duy trên thế giới [9,tr 21-22]

Tony Buzan là tác giả đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu về não vàphương pháp học tập với hơn 92 đầu sách được dịch ra trên 30 thứ tiếng vớitổng cộng trên 3 triệu bản đã được bán ra, tại 125 quốc gia trên thế giới, trong

đó có Việt Nam Tony Buzan được biết đến nhiều nhất qua cuốn “Use yourhead” Trong đó ông trình bày cách thức ghi nhớ tự nhiên của não bộ cùngvới phương pháp Mind Map Ngoài ra, ông còn có một số cuốn sách nổi tiếngkhác như Use your memory, Mind Map Book

Ông là một trong số ít những người dành nhiều thời gian nghiên cứu,tìm ra quy luật hoạt động của bộ não, trí nhớ; tìm ra quy luật khi xây dựngbản đồ gồm nhiều nhánh, giúp bộ não ghi chép các sự kiện một cách có hệthống Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã thành lập trung tâm Buzan đểnghiên cứu và mở các khóa đào tạo sử dụng BĐTD vào các lĩnh vực đặc biệt

là kinh doanh và đã đạt được những thành công đáng kinh ngạc

Hình 1.1 Bản đồ tư duy của tác giả Tony Buzan

* Ở Singapore, chính phủ đề cao tài nguyên quốc gia vào con người.Trung tâm Buzan ở Singapore có mối liên kết với các tầng lớp xã hội Ông

Trang 29

Tony Buzan trực tiếp làm việc với Bộ nhân lực để bồi dưỡng cho 3000 GV vềcách lập BĐTD và đã bồi dưỡng cho hàng ngàn người ở Học việc quản lýSingapore về vấn đề này Năm 2007, 1850 HS từ 15 trường đã làm nênBĐTD lớn nhất thế giới BĐTD giới thiệu các địa điểm chính về lịch sử, vănhóa và thành tựu của Singapore.

* Úc là nước có tỷ lệ cao số lượng HS phổ thông và SV đại học sửdụng BĐTD làm công cụ tư duy hỗ trợ học tập Đây là thành quả của trungtâm Buzan ở Úc trong 10 năm qua Úc là nước đầu tiên sử dụng BĐTD chotrẻ em tự kỷ và đạt được những kết quả rất khả quan

* Các trung tâm Buzan ở châu Mỹ la tinh đã giúp chính phủ Mexicotrong việc hình thành và sử dụng các chính sách Mexico đã có kế hoạch pháttriển các kỹ năng học trong các hệ thống giáo dục của Mexico trong đó cóviệc sử dụng BĐTD

* Tại Bỉ và Châu Âu: Trung tâm Buzan đã nhận được rất nhiều đề nghịcho các khóa đào tạo GV, đặc biệt về BĐTD từ các nước Châu Âu BĐTDtrên máy tính sẽ trở thành một phần quan trọng trong cách dạy học mới này

* Xu hướng nhiều nước trên thế giới cho rằng để đổi mới giáo dục cầnđổi mới PP tư duy Các nước Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Mexico,…người ta bắt đầu dạy trẻ em PP này

1.3.3 Tổng quan nghiên cứu và triển khai phương pháp dạy học BĐTD ở Việt Nam

Hai tác giả Trần Đình Châu và Đặng Thị Thu Thủy sau nhiều nămnghiên cứu và thực nghiệm một cách có hệ thống và khoa học đã biên soạn 5cuốn sách và công bố hàng chục bài báo khoa học đúc rút và nâng lên từ mộtcông cụ mạnh là BĐTD đã nâng lên thành PPDH BĐTD và đã đề xuất BộGD&ĐT cho phổ biến rộng rãi trong toàn quốc phương pháp dạy học mới nàybằng công văn số 8277/BGDĐT ngày 8/12/2010

Theo tác giả Trần Đình Châu và Đặng Thị Thu Thủy thì bản đồ tư duy

là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thốnghóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng

Trang 30

đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực Đặcbiệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa

lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùngmàu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưngmỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng, do đóviệc lập BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người

Hai tác giả đã xây dựng thành quy trình thiết kế BĐTD gồm 6 bước:

- Bước 1: Xác định mục tiêu của bản đồ tư duy

- Bước 2: Thu thập thông tin

- Bước 5: Tham khảo trao đổi ý kiến với đồng nghiệp

- Bước 6: Chỉnh sửa và hoàn thiện

Đặc biệt, khi áp dụng PPDH, theo hai tác giả, nên khuyến khích HS vẽtay sẽ ghi nhớ sâu sắc hơn, thực chất học 3 lần cho mỗi chủ đề kiến thức Saukhi cho HS làm quen với BĐTD, biết cách đọc hiểu BĐTD để nhìn vào đó là

có thể thuyết trình được nội dung một bài học hay một chủ đề theo mạch lôgiccủa kiến thức Dẫn vào chủ đề bài học cụ thể, GV đưa HS đến những kiếnthức liên quan đến chủ đề như định nghĩa, tính chất, sau đó đưa ra “bản đồ”theo trình tự tư duy, và hướng cho HS tư duy lôgic theo hình thức sơ đồ hoátrên BĐTD

Như vậy, phương tiện và cách thức để lập BĐTD đều rất đơn giản, cóthể thực hiện trong bất cứ điều kiện cơ sở vật chất nào Điều quan trọng là GVhướng cho HS có thói quen lập BĐTD sau khi học một bài hay một chủ đề,một chương để giúp các em có cách sắp xếp kiến thức một cách khoa học,lôgic Các em sẽ rất hứng thú khi tự mình được tự do sáng tạo “tác phẩm”BĐTD kiến thức theo cách riêng của mình Với các trường có cơ sở hạ tầngCNTT tốt, có thể cài vào máy tính phần mềm Mindmap cho các em sử dụng

Tuy nhiên, phần triển khai phổ biến mới chỉ chủ yếu ở cấp THCS toàn

Trang 31

quốc, ở cấp THPT còn chưa được nghiên cứu phổ biến rộng rãi.

Sự kiện nổi bật về BĐTD:

Sáng 25/9/2011, tại nhà thi đấu Phú Thọ, quận 11, Trường Đại họcKinh tế TP HCM tổ chức lễ công bố kỷ lục Guinness “Tranh ghép BĐTDViệt Nam nhiều mảnh nhất” Đông đảo sinh viên, người dân TP HCM đếnđón chào sự kiện trọng đại này

Hình 1.2: Tranh ghép BĐTD Việt Nam lập kỷ lục Guinness thế giới

Bản đồ được ghép bằng tay, do 1.600 sinh viên thực hiện từ sáng24/9/2011, trải qua hơn 17 giờ làm việc liên tục Bản đồ được thiết kế theohình bông sen hồng 6 cánh, mỗi cánh trình bày một lĩnh vực tiêu biểu là conngười, địa lý, lịch sử, văn hóa, giáo dục, kinh tế của Việt Nam Tranh ghépViệt Nam có tổng diện tích 660 m2, gồm 551.232 mảnh, với sự giám sát của

bà Carim Valerio là đại diện Guinness thế giới

Đến 0 giờ 26 phút sáng 25/9/2011, các sinh viên trường Đại học kinh tế

TP HCM hoàn thành bức tranh ghép, phá vỡ kỷ lục trước đó thuộc về các sinh

Trang 32

viên của Singapore và Trung Quốc Bà Carim Velerio, đại diện Guinness thếgiới giám sát và xác nhận kết quả.

Sáng 25/9, Tổ chức Guinness thế giới trao chứng nhận công nhận kỷlục “Tranh ghép BĐTD Việt Nam nhiều mảnh nhất” lập kỷ lục thế giới vềtranh ghép có nhiều mảnh nhất

1.3.4 Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng BĐTD trong dạy học [1, tr157]

Ngoài việc giúp HS của mình làm quen với lí thuyết và thực hành vềBĐTD GV có thể sử dụng BĐTD theo nhiều cách để làm cho việc dạy học dễdàng và lý thú hơn

Soạn ghi chú cho bài giảng: Dùng BĐTD làm ghi chú cho bài giảng làmột trong những cách hữu hiệu So với cách viết ra thì soạn bài giảng bằngBĐTD nhanh hơn nhiều và có ưu điểm lớn là cả GV lẫn HS lúc nào cũng cóđược cái nhìn tổng quát về vấn đề Một bài giảng theo BĐTD dễ dàng cậpnhật theo thời gian và các chi tiết trong bài giảng không bị xáo trộn Nhờ cónhững đặc tính hỗ trợ trí nhớ, BĐTD cho phép người GV chỉ cần xem lướtqua trước khi lên lớp là có thể nắm bắt trọng tâm Vì kiến thức của GV mỗingày càng phong phú hơn nên cùng một BĐTD sẽ hình thành nhiều bài giảngkhác nhau Điều đó giúp GV tránh được sự tẻ nhạt của các ghi chú quá cũ màkhông tốn nhiều công sức Nhờ thế, việc dạy học trở nên sinh động và hấpdẫn hơn đối với cả GV và HS

Hoạch định cho năm học: GV dùng BĐTD để có cái nhìn tổng quát về

chương trình học của cả năm, bao gồm các học kỳ và kiến thức của mỗi bàihọc

Trong giờ chủ nhiệm lớp: GV và HS có thể cùng thực hiện một BĐTD

về các công việc phải làm vào đầu tuần sau như trực nhật, ôn bài, lao động,

Bài học và cách trình bày: GV có thể sử dụng bảng lớn, bảng giấy,

máy tính để vẽ các phần tương ứng của BĐTD trong khi đang giảng bài.Cách biểu thị qui trình tư duy như thế sẽ làm rõ cấu trúc bài học, đồng thờiduy trì được sự chú ý của HS, giúp các em nhớ và hiểu bài dễ dàng hơn Cũng

Trang 33

có thể cho HS tự hoàn thành các BĐTD dạng khung hoặc chỉ để các em tômàu.

Kiểm tra đánh giá: Với mục tiêu của kiểm tra đánh giá là kiểm tra kiến

thức và mức độ hiểu bài chứ không phải khả năng viết của HS thì việc sửdụng BĐTD là một giải pháp hữu hiệu Nó giúp GV thấy ngay HS có baoquát được chủ đề hay không, cũng như các mặt mạnh, mặt yếu của mỗi HS.Ngoài ra BĐTD còn cho thấy những chuỗi liên kết ý tưởng của HS Do vậyviệc sử dụng BĐTD giúp GV đánh giá được khách quan về mức độ hiểu biếtcủa HS mà không làm ảnh hưởng bởi cảm nhận về những kĩ năng trong cáclĩnh vực khác như ngữ pháp Đồng thời việc sử dụng BĐTD còn giúp HS cóthể tự đánh giá bản thân

Tóm lại việc sử dụng BĐTD trong giáo dục có thể mang lại những lợiích sau:

- BĐTD gợi hứng thú cho người học một cách tự nhiên, nhờ đó giúpngười học tiếp thu nhiều hơn và tích cực hơn trong giờ học

- BĐTD làm cho bài học cũng như cách trình bày ngẫu hứng, sáng tạo

và lí thú hơn đối với cả GV và HS

- Với BĐTD, việc ghi chú bài giảng của GV trở nên linh hoạt, tùy biến,

GV dễ dàng bổ sung, làm mới bài giảng một cách nhanh chóng để phù hợpvới sự phát triển của thời đại

- BĐTD biểu thị nội dung thích hợp dưới hình thức rõ ràng và dễ nhớnên người học có khuynh hướng đạt điểm cao hơn trong các kỳ kiểm tra

- BĐTD không những hiển thị các sự kiện mà con cho thấy mối liên kếtgiữa các sự kiện ấy, nhờ đó giúp người học hiểu sâu hơn về chủ đề

Trong dạy học, BĐTD có thể phát huy tối đa khả năng tư duy cho HS,đặc biệt là tư duy hệ thống, giúp người học rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm,học tập hợp tác, dễ dàng nắm bắt nội dung kiến thức mới theo hướng dạy họctích cực

Hiện nay có khá nhiều phần mềm để vẽ BĐTD trên máy tính như:

Trang 34

FreeMind, Visual Mind, Axon Idea Processor, ConceptDraw MINDMAP,Mindjet MINDMANAGER, iMIND MAP Mỗi phần mềm đều có thế mạnh

và ưu điểm riêng Sau đây chúng tôi giới thiệu và hướng dẫn tạo BĐTD bằngphần mềm iMIND MAP 5

1.3.5 Phần mềm imindmap 5

1.3.5.1 Giới thiệu

- Đây là phần mềm được liên tục cập nhật và phát triển phiên bản mớinhất với nhiều tính năng độc đáo Phiên bản phát hành mới nhất là iMINDMAP 6.2 Phần mềm tương thích với hệ điều hành Windows XP/ Vista / 7 Vàđặc biệt có cả các phiên bản cho Mac OS, web, điện thoại di động

- Giao diện đẹp, thân thiện và dễ dàng sử dụng

- Hổ trợ xem ở chế độ 3D, xuất ra các định dạng thông dụng như : PDF,image, Presentation, Web

1.3.5.2 Cài đặt

- Truy cập vào website http://www.thinkbuzan.com để chọn phiên bảniMindMap

- Có thể tải bản miễn phí về dùng thử với những tính năng cơ bản nhất

để tạo ra một BĐTD dùng cho nhà trường rất tiện lợi

1.3.5.3 Hướng dẫn sử dụng phần mềm

a) Khởi động phần mềm

Sau khi cài đặt nhấn đúp chuột vào biểu tượng chương trình iMindMap

trên màn hình desktop hoặc vào menu Start -> All Programs-> iMindMap 5 -> iMindMap 5 Cửa số chương trình làm việc đầu tiên xuấthiện như hình sau:

Trang 35

Hình 1.3 Cửa sổ đầu tiên của phần mềm iMindmap 5.

Nếu máy tính đang kết nối mạng Internet thì ta có thể nhấn chuột vào

thẻ Video Tutorials để vào các trang web xem các Video về hướng dẫn sử

dụng phần mềm

Nhấn vào bỏ dấu check trong mục Show on starup nếu lần khởi động

sau không muốn xuất hiện cửa sổ này Muốn xem lại cửa sổ trang đầu tiên

này về sau ta chỉ cần chọn vào thẻ Tools trên thanh công cụ chính, chọn

Show Start Page.

b) Tạo bản đồ tư duy cơ bản đầu tiên

Bước 1: Tạo file mới và chọn biểu tượng cho “Chủ đề trung tâm”

Trang 36

Hình 1.4 Tạo mới một bản đồ tư duy.

Nhấn chọn Menu File -> New -> Blank document để tạo BĐTD mới, còn nếu tạo BĐTD theo mẫu có sẳn thì chọn các mẫu trong khung Select a

Trang 37

Một cửa số chọn biểu tượng cho chủ đề trung tâm (Central Idea) xuất

hiện Ta nhấn chọn một biểu tượng có sẳn làm nền trung tâm hoặc chọn

browse để chọn một file ảnh trong máy tính Sau đó nhấn chọn Choose.

Hình 1.6 Central Idea xuất hiện trên bản đồ.

Bước 2: Chỉnh sửa Central Idea:

 Thay đổi tiêu đề:

Nhấn đúp chuột vào Central Idea, gõ tiêu đề mới, ví dụ là “ý tưởng trung tâm” vào rồi gõ enter.

Trang 38

Nhấn chuột vào Central Idea để chọn, sau đó lần lượt nhấn chuột chọnFont chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu sắc cho chữ như hình minh họa bên dưới.

Hình 1.9 Sử dụng các nút trên thanh công cụ Formatting để định dạng.

Hình 1.10 Tiêu đề sau khi đã định dạng.

 Thay đổi hình nền trung tâm:

Trang 39

Hình 1.11 Thay đổi nền trung tâm.

Nhấn nút phải chuột vào Central Idea, rồi chọn Edit Central Idea Trong hộp thoại Central Idea xuất hiện chọn hình nền trung tâm khác.

 Di chuyển:

Click chuột vào Central Idea để chọn (khi Central Idea đang được chọn sẽ

có hình chữ nhật màu xanh bao xung quanh), xuất hện mũi tên đen 4 chiều,giữ chuột trái, di chuột đến vị trí cần đặt

Hình 1.12 Di chuyển Central Idea.

 Thay đổi kích thước:

Trang 40

kéo một trong 8 hình chữ nhật xanh nhỏ xung quanh Central Idea để thay

đổi

Hình 1.13 Thay đổi kích thước Central Idea.

Bước 3: Thêm nhánh (branch) vào bản đồ:

 Thêm nhánh mới:

Chương trình cung cho phép chúng ta tạo ra hai loại nhánh đó là nhánhtrơn và nhánh có hộp văn bản Đối với nhánh trơn, khi nhập văn bản vào vănbản sẽ nằm chạy dọc theo độ dài của nhánh Đối với nhánh có hộp, khi nhậpvăn bản, văn bản sẽ nằm trong hộp Tùy mục đích và ý đồ sử dụng GV cóthể chọn nhánh cho phù hợp nhưng phải đảm bảo sự đồng nhất

Hình 1.14 Nhánh trơn (Branch) và nhánh có hộp văn bản (Box Branch).

Để tạo nhánh, trước hết ta chọn loại nhánh muốn tạo, sau đó chọn Chủ

đề trung tâm, chọn nút đỏ ở tâm, giữ chuột trái kéo ra hướng muốn tạonhánh, một nhánh mới sẽ được tạo ra

Ngày đăng: 29/10/2015, 15:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
19. Nguyễn Bá Kim (1998), Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động
Tác giả: Nguyễn Bá Kim
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
20. Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thụy, Phạm Văn Kiều (1997), Phát triển lý luận dạy học môn Toán, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển lýluận dạy học môn Toán
Tác giả: Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thụy, Phạm Văn Kiều
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
21. Nguyễn Bá Kim (2002), Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học môn Toán
Tác giả: Nguyễn Bá Kim
Nhà XB: Nxb Đại họcSư phạm
Năm: 2002
22. Nguyễn Văn Lộc (1995), Tư duy và hoạt động toán học, Nxb ĐHSP Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư duy và hoạt động toán học
Tác giả: Nguyễn Văn Lộc
Nhà XB: Nxb ĐHSPVinh
Năm: 1995
23. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học và phương pháp dạy học trong nhàtrường
Tác giả: Phan Trọng Ngọ
Nhà XB: Nxb ĐHSP Hà Nội
Năm: 2005
24. Đào Tam (2010), Tổ chức dạy học môn Toán ở trường trung học phổ thông, Nxb đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức dạy học môn Toán ở trường trung học phổthông
Tác giả: Đào Tam
Nhà XB: Nxb đại học sư phạm
Năm: 2010
25. Nguyễn Cảnh Toàn (2006), Nên học toán thế nào cho tốt?, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nên học toán thế nào cho tốt
Tác giả: Nguyễn Cảnh Toàn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
26. Đào Văn Trung (2001), Làm thế nào để học tốt Toán phổ thông?, Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm thế nào để học tốt Toán phổ thông
Tác giả: Đào Văn Trung
Nhà XB: NxbĐHQG Hà Nội
Năm: 2001
27. Trương Tấn Trị (2011), Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học hóa học hữu cơ lớp 11 chương trình nâng cao ở trường THPT theo hướng dạy học tích cực, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học hóa học hữucơ lớp 11 chương trình nâng cao ở trường THPT theo hướng dạy họctích cực
Tác giả: Trương Tấn Trị
Năm: 2011

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w