2.2.3.1 Một số hoạt động chủ yếu trong một tiết học([6])
Hoạt động 1: Lập BĐTD
Giáo viên tổ chức cho học sinh lập BĐTD theo nhóm về một chủ đề kiến thức đã chọn.
Hoạt động 2: Báo cáo, thuyết trình về BĐTD
Đại diện các nhóm lên báo cáo, thuyết trình BĐTD
Hoạt động 3: Thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện BĐTD
Tổ chức cho học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD, rút ra kiến thức trọng tâm của chủ đề.
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng BĐTD
Cho HS lên trình bày, thuyết minh về kiến thức thông qua một BĐTD
mà các em vừa thiết kế và cả lớp đã chỉnh sửa, hoàn thiện hoặc một BĐTD do GV đã chuẩn bị sẵn.
Hình 2.4 Hoạt động trong một tiết học
Hình 2.5. Hoạt động nhóm với BĐTD 2.2.3.2 Dạy học hợp tác nhóm với BĐTD([6])
Do BĐTD là một sơ đồ “mở” và các ý được “trải” theo các hướng khác nhau không đòi hỏi tính “tuần tự” nên nó tạo môi trường rất thuận lợi trong
phát triển ý tưởng một cách dễ dàng từ chủ đề chính và từ các nhánh mà các thành viên khác đưa ra trước đó.
* Ưu điểm của học tập hợp tác nhóm là:
- Nâng cao năng lực hợp tác giữa các học sinh với nhau - đây là phẩm chất quan trọng cần thiết cho những công dân tương lai xu thế cạnh tranh và hội nhập toàn cầu.
- Tăng cường khả năng tư duy phê phán – HS trong mỗi nhóm và giữa các nhóm cần nắm bắt, kiểm tra, đánh giá thông tin và phản hồi thông tin.
- Nâng cao khả năng giao tiếp giữa học sinh trong cùng một nhóm và cả lớp. - Tạo ra tâm lý lành mạnh.
- Tạo ra những thành công trong học tập.
* Điều kiện áp dụng
- Khi củng cố kiến thức cuối một bài học, một chủ đề, tiết ôn tập chương. - Khi dạy kiến thức mới mà kiến thức này có liên quan với một số kiến thức HS đã học trước đó hoặc một mạch kiến thức tương tự với một số bài hay nội dung kiến thức đã học.
- HS đã biết cách lập BĐTD
* Phương tiện
- Giấy, bìa, bảng phụ, phấn màu, bút chì màu, tẩy,… vì vậy có thể vận dụng với bất kỳ điều kiện cơ sở vật chất nào của nhà trường hiện nay.
* Quy trình tổ chức
a. Xác định mục tiêu bài học (về kiến thức, kỹ năng và thái độ).
b. Lập các nhóm học tập theo một tiêu chí nào đó, có thể là nhóm nhỏ từ 2 đến 5 học sinh có cùng trình độ nhận thức hoặc đa dạng trình độ. c. Xác định nhiệm vụ nhận thức bằng việc giao cho học sinh thiết lập
trong nhóm của mình, ghi nội dung kiến thức vào BĐTD vào nhóm mình, GV theo dõi, điều khiển, điều chỉnh hoạt động nhóm.
e. Đại diện các nhóm thuyết minh về BĐTD của nhóm mình. f. Giáo viên nhận xét đánh giá các nhóm.
* Các hoạt động chính trong một tiết học
Hoạt động 1: Các nhóm lập BĐTD theo yêu cầu của GV
Hoạt động 2: Đại diện các nhóm HS lên báo cáo, thuyết minh về BĐTD của
nhóm mình đã thiết lập.
Hoạt động 3: HS thảo luận, góp ý, bổ sung để hoàn thiện BĐTD về kiến thức
của bài học đó.