Phân tích định tính

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy góp phần đổi mới phương pháp dạy học đại số và giải tích lớp 11 (Trang 111)

Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi đã theo dõi sự chuyển biến trong hoạt động tự học của HS đặc biệt là các kỹ năng nghe giảng, ghi chép, thảo luận, đặt câu hỏi, tự đánh giá,… Chúng tôi nhận thấy lớp thực nghiệm có chuyển biến tích cực hơn so với trước thực nghiệm và với lớp đối chứng, cụ thể như sau:

- HS tập trung chú ý nghe giảng, thảo luận nhiều hơn, tạo không khí sôi nổi trong lớp học và mạnh dạn trong việc bộc lộ kiến thức của chính mình. Điều này được giải thích là do trong khi các em được hoạt động, được suy nghĩ, được tự do bày tỏ quan điểm và tự trình bày sản phẩm của mình.

- Khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, đặc biệt hóa, tương tự hóa, hệ thống hóa của HS tiến bộ hơn. Điều này được giải thích là do trong quá trình học tập, việc GV sử dụng BĐTD góp phần thay đổi cách học, cách suy nghĩ của HS. GV đã chú ý hơn trong việc rèn luyện các kỹ năng này cho các em.

- Việc ghi chép, ghi nhớ thuận lợi hơn, dễ hệ thống hóa kiến thức. Đây là một trong những ưu điểm của việc sử dụng BĐTD.

thích là do trong quá trình dạy học, GV đã cho HS thảo luận giữa thầy và trò, trò với trò giúp các em khám phá năng lực của bản thân.

- Học sinh tự học, tự nghiên cứu ở nhà thuận lợi hơn. Điều này được giải thích là do khi học với việc sử dụng BĐTD thì học sinh sẽ tự phải nghiên cứu, tự sáng tạo. Điều đó tạo thành thói quen học tập tích cực hơn.

- Học sinh tham gia vào bài học sôi nổi hơn, mạnh dạn hơn trong việc bộc lộ kiến thức của chính mình. Điều này được giải thích là do trong quá trình dạy học, HS tự thảo luận với nhau, tự tìm tòi và phát hiện ra kiến thức mới dựa vào những kiến thức đã biết, giúp các em tự tin hơn trong việc thuyết trình sản phẩm của mình làm ra.

3.5. Kết luận chương 3 và đề xuất chung về dạy học Toán 11 bằng BĐTD

3.5.1 Kết luận

Ở chương 3, chúng tôi đã trình bày quá trình tiến hành thực nghiệm sư phạm và kết quả:

- Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm trên 2 lớp 11 với số lượng 88 HS trong dạy học kiến thức Chương I của chương trình chuẩn Đại số - Giải tích lớp 11.

- Đã phân tích ở mức định lượng và định tính.

Việc phân tích định lượng kết quả kiểm tra cho thấy kết quả học tập ở lớp thực nghiệp luôn cao hơn ở lớp đối chứng và kết quả này có được là do hiệu quả của việc sử dụng các bài lên lớp có sự hỗ trợ BĐTD theo hướng dạy học tích cực.

Việc phân tích định tính cũng cho thấy HS ở lớp thực nghiệm học tập hứng thú hơn, nắm vững các kiến thức liên quan. Thái độ học tập của HS có chuyển biến tích cực. Đặc biệt, quan sát liên tục ở lớp thực nghiệm cho thấy, các em thích học hơn, giờ học sôi nổi hơn, có sự thay đổi rõ rệt qua việc nắm vững hơn những kiến thức cơ bản và tiến bộ hơn về cách trình bày những kiến thức thu nhận được của mình trước tập thể.

Từ kết quả của thực nghiệm sư phạm, chúng tôi có một số ý kiến đề xuất sau:

- Đối với các cấp lãnh đạo giáo dục: Thường xuyên hơn nữa tổ chức bồi dưỡng cho GV về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, trong đó có việc sử dụng BĐTD trong dạy học Toán nói riêng và các môn học khác nói chung.

- Đối với các trường phổ thông: Khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường nâng cao trình độ chuyên môn. Mặt khác có thể tổ chức các cuộc thi ứng dụng BĐTD trong dạy học cho GV và sáng tạo, mô hình hóa kiến thức với BĐTD cho HS.

- Đối với GV: Cần mạnh dạn đổi mới PPDH theo hướng tăng cường rèn luyện kỹ năng hoạt động sáng tạo của HS. Thường xuyên tự bồi dưỡng, trao dồi chuyên môn nghiệp vụ.

KẾT LUẬN

Luận văn đã hoàn thành được những mục đích và nhiệm vụ đề ra như sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực.

- Nghiên cứu phần mềm vẽ BĐTD iMindMap 5.

- Nghiên cứu ứng dụng BĐTD vào việc dạy học Toán Đại số - Giải tích lớp 11.

- Xây dựng một số BĐTD thuộc kiến thức Toán Đại sô – Giải tích lớp 11 theo chương trình chuẩn.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm và khẳng định được tính khả thi của luận văn.

Và từ đó Luận văn đã:

- Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS.

- Làm rõ tính tích cực của việc sử dụng BĐTD trong quá trình dạy học Toán.

- Bước đầu tổ chức thực nghiệm sư phạm và đã có kết quả khả quan, khẳng định tính khả thi của luận văn.

Từ những kết quả trên chúng tôi có thể khẳng định giả thuyết khoa học nêu ra là chấp nhận được và có tính hiệu quả. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn đã hoàn thành.

1. Tony Buzan (Lê Huy Lâm dịch) (2008), Sơ đồ tư duy, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh

2. Tony Buzan (2008), Sử dụng trí nhớ của bạn, Nxb Lao động – Xã hội. 3. Tony Buzan (2010), Lập bản đồ tư duy, Nxb Lao động – Xã hội.

4. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Bản đồ tư duy – một trong những

công cụ hỗ trợ dạy học và công tác quản lí nhà trường, báo Giáo dục và

Thời đại, số 147 (ngày 14.9.2010)

5. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2011), Dạy tốt – Học tốt các

môn học bằng bản đồ tư duy, Nxb Giáo dục Việt Nam.

6. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2011), Dạy tốt – Học tốt ở tiểu

học bằng bản đồ tư duy, Nxb Giáo dục Việt Nam.

7. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2012), Đổi mới phương pháp dạy

học và sáng tạo với bản đồ tư duy, Nxb Giáo dục Việt Nam.

8. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2011), Thiết kế bản đồ tư duy

trong dạy – học môn Toán, Nxb Giáo dụcViệt Nam.

9. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy

học hợp tác nhóm, Kỷ yếu hội thảo quốc gia về toán học ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục Việt Nam.

10. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2012), Ứng dụng công nghệ

thông tin trong dạy học môn toán ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục

Việt Nam.

11. Trần Văn Hạo (2007), Đại số và Giải tích 11, Nxb Giáo dục.

12. Trần Văn Hạo - Trần Ngọc Nam – Lê Văn Tiến – Vũ Viết Yên (2007), Bài tập Đại số và Giải tích 11, Nxb Giáo dục

13. Trần Văn Hạo (2007), Đại số và Giải tích 11 – Sách giáo viên, Nxb Giáo dục

14. Nguyễn Văn Hiền (2003), Phương pháp nhóm chuyên gia trong dạy học

hợp tác, Tạp chí Giáo dục số 56.

15. Phạm Văn Hoàn, Trần Thúc Trình, Nguyễn Gia Cốc (1981), Giáo dục

học môn Toán, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Trần Bá Hoành (2002), Những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực, Tạp chí Giáo dục, số 32 , tr 26-27.

17. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và

dạy học tích cực trong môn toán, Nxb ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.

19. Nguyễn Bá Kim (1998), Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

20. Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thụy, Phạm Văn Kiều (1997), Phát triển lý

luận dạy học môn Toán, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

21. Nguyễn Bá Kim (2002), Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

22. Nguyễn Văn Lộc (1995), Tư duy và hoạt động toán học, Nxb ĐHSP Vinh.

23. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà

trường, Nxb ĐHSP Hà Nội.

24. Đào Tam (2010), Tổ chức dạy học môn Toán ở trường trung học phổ

thông, Nxb đại học sư phạm.

25. Nguyễn Cảnh Toàn (2006), Nên học toán thế nào cho tốt?, Nxb Giáo dục. 26. Đào Văn Trung (2001), Làm thế nào để học tốt Toán phổ thông?, Nxb

ĐHQG Hà Nội.

27. Trương Tấn Trị (2011), Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học hóa học hữu

cơ lớp 11 chương trình nâng cao ở trường THPT theo hướng dạy học tích cực, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, TP. HCM.

28. http://bandotuduy.violet.vn/ 29. http://www.boxmath.vn 30. http://diendantoanhoc.net/ 31. http://google.com.vn 32. http://www.nxbgd.vn/toanhoctuoitre/ 33. http://thinkbuzan.com/ 34. http://vi.wikipedia.org/

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN

Kính gửi quý thầy, cô!

Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán qua việc thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy theo hướng dạy học tích cực, rất mong quý thầy cô cho biết ý kiến về một số vấn đề sau đây:

I. Xin quý thầy, cô cho biết một số thông tin cá nhân

- Họ tên: ...tuổi:... - Trình độ: Cao đẳng  Đại học  Thạc sĩ 

- Số năm công tác ở trường phổ thông:... - Trường hiện đang công tác:...

II. Nội dung góp ý

(Đánh dấu X vào ô mà thầy, cô lựa chọn)

1. Quý thầy, cô cho biết mức độ sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học?

Không bao giờ  Rất ít khi  Thỉnh thoảng  Thương xuyên 

2. Thầy, cô sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học toán nhằm mục đích gì?

(Có thể chọn nhiều ý)

- Tóm tắt nội dung bài học. 

- Xây dựng cấu trúc bài học theo tiến trình dạy học 

- Mô hình hóa một đơn vị kiến thức 

- Xây dựng bài tập toán 

- Kiểm tra đánh giá 

- Ý kiến khác... ... ...

3. Theo thầy, cô ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học toán? (chọn một ý)

- Học sinh dễ nhớ bài 

- Rèn luyện khả năng tư duy bằng biểu tượng 

- Ý kiến khác... ... ...

+ Hạn chế:

- Không thể hiện biểu cảm của GV và HS 

- Không truyền đạt hết ý tưởng 

- Không thể sơ đồ hóa tất cả đơn vị kiến thức 

- Ý kiến khác... ... ...

4. Thầy, cô cho biết mức độ hiểu biết và mức độ sử dụng bản đồ tư duy của thầy, cô trong công việc giảng dạy? (chọn một ý)

- Chưa nghe đến thuật ngữ “bản đồ tư duy” 

- Có nghe nói, nhưng chưa bao giờ sử dụng 

- Có nhìn thấy, nhưng không lưu tâm 

- Đã có tìm hiểu lý thuyết, xong vận dụng thì chưa 

- Đã xây dựng và sử dụng vào mục đích cá nhân 

- Đã xây dựng và sử dụng trong dạy học 

5. Nếu đã sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học, theo thầy, cô bản đồ tư duy có nhưng tác dụng gì? Tác dụng Không có tác dụng Bình thường Tương đối tốt Rất tốt Tạo hứng thú cho học sinh

Bài học trở nên sinh động và hấp dẫn Học sinh dễ nhớ bài

Học sinh hiểu bài sâu hơn

Nội dung bài học cô động, ngắn gọn

Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, hợp tác của quý thầy cô. Mong tiếp tục nhận được ở thầy cô nhiều ý kiến đóng góp, bổ sung khác.

Long Thành, ngày ... tháng ...năm 2013

Giáo viên (ký và ghi rõ họ tên)

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy góp phần đổi mới phương pháp dạy học đại số và giải tích lớp 11 (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w