1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở tỉnh thái nguyên hiện nay

87 541 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 684,71 KB

Nội dung

Trên cơ sở các tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được Hội nghị Trung ương ba, khóa VIII xác định, tác giả phân tích tiêu chuẩn thứ

Trang 1

§¹I HäC QUèC GIA Hµ NéI TR¦êNG §¹I HäC KHOA HäC X· HéI Vµ NH¢N V¡N

Trang 2

§¹I HäC QUèC GIA Hµ NéI TR¦êNG §¹I HäC KHOA HäC X· HéI Vµ NH¢N V¡N

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS TS Trần Sỹ Phán Các số liệu, tài liệu trong luận văn là trung thực, bảo đảm tính khách quan Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Hà nội, ngày tháng năm 2015

Tác giả

Phan Thị Minh Phượng

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu 2

3 Mục đích nghiên cứu của luận văn 7

3.1 Mục đích 7

3.2 Nhiệm vụ 7

4 Cơ sở lý luận và phuơng pháp nghiên cứu 7

4.1 Cơ sở lý luận 7

4.2 Phương pháp nghiên cứu 8

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

5.1 Đối tượng nghiên cứu 8

5.2 Phạm vi nghiên cứu 8

6 Cái mới của luận văn 8

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 8

8 Kết cấu của luận văn 8

Chương 1: ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ, TẦM QUAN TRỌNG VÀ NỘI DUNG CỦA VIỆC NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CHO CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 9

1.1 Công chức, công vụ, đạo đức công vụ, công chức cấp huyện - Mấy vấn đề lý luận 9

1.1.1 Khái niệm công chức 9

1.1.2 Công chức cấp huyện 10

1.1.3 Công vụ 11

1.1.4 Đạo đức công vụ 15

1.2 Tầm quan trọng của việc nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở Viê ̣t Nam hiện nay 21

Trang 5

1.2.1 Nâng cao đạo đứ c công vụ giúp cho công chức cấp huyện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao 21 1.2.2 Nâng cao đạo đức công vụ góp phần hoàn thiện nhân cách

người công chức, gia tăng sự tín nhiệm, niềm tin của nhân dân đối với công chức 27 1.2.3 Nâng cao đạo đức công vụ góp phần đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực trong thực thi nhiệm vụ công, trong giao dịch hành chính với tổ chức, công dân 31

1.3 Nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở Viê ̣t Nam hiện nay – Một số nội dung cơ bản 35

chức cấp huyện ở Viê ̣t Nam hiện nay 35 1.3.2 Nâng cao tinh thần tận tụy phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân 41 1.3.3 Nâng cao ý thức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư 45 1.3.4 Nâng cao chủ nghĩa tập thể, tinh thần hợp tác, tôn trọng đồng

nghiệp trong thực thi công vụ 48

Chương 2: NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CHO CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY- THỰC TRẠNG

VÀ GIẢI PHÁP 53 2.1 Thực trạng việc nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp

huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay 53

2.1.1 Vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị-

xã hội trong việc nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay 54 2.1.2 Vai trò của công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên trong việc nâng cao đạo đức công vụ 58

Trang 6

2.2 Một số giải pháp chu ̉ yếu nhằm nâng cao đạo đức công vu ̣ cho công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay 63

2.2.1 Phát huy vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị- xã hội trong việc nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay 63 2.2.2 Đổi mới công tác cán bộ, góp phần nâng cao đạo đức công vụ

cho công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay 65 2.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ

của công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay 67 2.2.4 Phát huy tính tích cực, chủ động, tiên phong, gương mẫu của đội ngũ công chức cấp huyện ở Thái Nguyên trong việc nâng cao đạo đức công vụ 70

KẾT LUẬN CHUNG 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Một trong những nhiệm vụ chủ yếu , cấp bách của viê ̣c xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam được

Đa ̣i hô ̣i lần thứ XI của Đảng đề ra là phải : “ Nâng cao chất lượng đô ̣i ngũ cán

bô ̣, công chức cả về bản lĩnh chính tri ̣, phẩm chất đa ̣o đức, năng lực lãnh đa ̣o, chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước …Xây dựng đội ngũ cán bộ , công chức

[1, tr 252] Thực tiễn chỉ cho chúng ta thấy rằng , cán bộ, công chức luôn luôn là nhân tố quyết đi ̣nh sự thành ba ̣i của cách ma ̣ng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định rằng: Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt Cán bộ là những người đem chính sách của chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được Người còn nhấn mạnh: Công việc thành hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém Vì vậy Đảng phải luôn luôn quan tâm đến công tác cán bộ, phải

“Nuôi dạy cán bộ”, phải “Trọng cán bộ”, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của Đảng, của nhân dân, của dân tộc

Tiếp thu và vâ ̣n dụng tư tưởng Hồ Chí Minh , ttại Hội nghị lần thứ ba , Ban chấp hành Trung ương Khóa VIII , Đảng ta đã khẳng đi ̣nh “là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của

.[2, tr.66]

Hiện nay, bên cạnh đa số cán bộ , công chức có ý thức rèn luyện , nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng, thì vẫn còn “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ

1 Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam, Văn kiê ̣n Đại hội lần thứ XI, Nxb CTQG 2011, tr 252

2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.66

Trang 8

cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng,

[3, tr.22]

Vâ ̣y làm thế nào để có được đô ̣i ngũ cán bô ̣ công chức vừa giỏi về nghiê ̣p vu ̣ vừa có phẩm chất đa ̣o đức , đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới Đây là mô ̣t trong những vấn đề lớn đã và đang đă ̣t ra đối với nhiê ̣m vu ̣ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hô ̣i chủ nghĩa cũng như đối với công tác xây

dựng Đảng ở nước ta hiê ̣n nay Với ý nghĩa đó tôi chọn đề tài “ Nâng cao đạo

đức công vụ cho công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay” làm luận

văn tốt nghiệp với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc tiếp tục nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở mô ̣t đi ̣a phương cu ̣ thể , đó là tỉnh Thái Nguyên nhằm đáp ứng tốt hơn công cuộc đổi mới đất nước nói chung, tỉnh Thái Nguyên nói riêng

2 Tình hình nghiên cứu

2.1 Trong nhiều năm qua, vấn đề đạo đức nói chung, đạo đức công vụ nói

riêng đã có nhiều cá nhân và tập thể quan tâm nghiên cứu, chẳng hạn Nguyễn Chí Mỳ (chủ biên,Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999): “Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới

[8] Trong cuốn sách này tác giả đã đưa

ra một số khái niệm trung tâm như: đạo đức, thang giá trị đạo đức v.v Ngoài ra tác giả còn tập trung làm rõ nguyên nhân của sự biến đổi thang giá trị đạo đức trong đội ngũ cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay- trong đó có công chức

Nguyễn Trọng Chuẩn – Nguyễn văn Phúc (đồng chủ biên), “Mấy vấn

[9], Nxb

3Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tư BCHTƯ khóa XI Nxb Chính trị quốc gia 2012, tr.22

4 Nguyễn Chí Mỳ Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999

5 Nguyễn Trọng Chuẩn – Nguyễn văn PhúcMấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003

Trang 9

Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003 Cuốn sách gồm nhiều bài viết liên quan trực tiếp đến những vấn đề đạo đức trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay ở nước ta

Trần Văn Phòng: “Tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ chính trị hiện nay”, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 5/2003 Trên cơ sở các tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được Hội nghị Trung ương ba, khóa VIII xác định, tác giả phân tích tiêu chuẩn thứ nhất: Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH , phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Những luâ ̣n giải của tác g iả trong bài viết này góp phần làm sâu sắc hơn ý nghĩa , tầm quan tro ̣ng của đa ̣o đức trong cấu trúc nhân cách người cán bô ̣, công chức nước ta hiê ̣n nay

Tạp chí Triết học số 6/2002 có bài “Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục ” của tác giả Nguyễn Đình Tường Theo tác giả bài viết, mô ̣t trong những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi giá trị đạo đức ở nước ta hiê ̣n nay là quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, từ cơ chế tâ ̣p trung quan liêu sang

cơ chế kinh tế thi ̣ trường Nguyên nhân khách quan này đã làm cho chúng ta không lường hết được sự tác đô ̣ng to lớn từ mă ̣t trái của cơ chế kinh tế mới

Do đó thang giá trị đạo đức xã hội nói chung (trong đó có cán bô ̣, công chức)

có sự thay đổi, chuyển di ̣ch Thâ ̣m chí có lúc chuyển di ̣ch theo hướng tiêu cực

ở không ít cán bộ, công chức nước ta

Tạp chí Triết học , số 8/2011 có bài “Thực trạng đạo đức của đội ngũ

[10]của Trần Sỹ Phán Trên cơ sở các đánh giá, nhận định của Đảng ta về đạo đức cán bộ, công chức thời gian qua, tác giả đã đi sâu phân tích ưu điểm cũng

6 Trần Sy ̃ Phán Thực trạng đạo đức của đội ngũ cán bộ, Đảng viên nước ta hiện nay qua văn kiện Đại hội XI của ĐảngTạp chí Triết học, số 8/2011

Trang 10

như hạn chế, khuyết điểm trong lĩnh vực đạo đức của cán bộ công chức nước

ta thời gian qua và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đạo đức cho cán bộ, công chức nước ta hiện nay

Năm 2011, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội có ấn hành cuốn “Tư tưởng

Hồ Chí Minh với việc nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ lãnh đạo, quản

lý ở Việt Nam hiện nay”, của Nguyễn Thế Kiệt Cuốn sách trình bày một cách

cô đọng nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và chỉ ra sự cần thiết phải nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ công chức nước ta theo tư tưởng đạo đức của Người

Năm 2012, tác giả Nguyễn Thế Kiệt tiếp tu ̣c giới thiê ̣u với ba ̣n đo ̣c cuốn “Mấy vấn đề đạo đức học Mác xít và xây dựng đạo đức trong điều kiện

[12](Nxb, Chính trị Quốc gia) Trong cuốn này, tác giả góp phần làm sâu sắc hơn những nguyên lý đạo đức học Mác xít trên cơ sở đó chỉ ra yêu cầu xây đựng đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

Tác giả Trần Sỹ Phán và Lâm Văn Đồng có bài “Quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 (khóa XI) của Đảng vào việc nâng cao đạo đức cho cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay” , đăng ở Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, số 7/2013 Trong bài viết này, các tác giả đi sâu phân tích , làm sáng tỏ yêu cầu phải quán triệt sâu sắc Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 (khóa XI) của Đảng vào việc nâng cao đạo đức cho cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay Có như vâ ̣y cánbô ̣, đảng viên, công chức mới có thể vượt qua được mô ̣t số rào cản lớn để hoàn thành nhiệm vụ được giao

Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam , số 8/2013 có bài “Xây dựng nhân

Trong bài viết đó, tác giả làm rõ tính tất yếu phải xây dựng nhân cách c án bộ,

7 Nguyễn Thế Kiê ̣t Mấy vấn đề đạo đức học Mác xít và xây dựng đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay Nxb, Chính trị Quốc gia 2012

Trang 11

Đảng viên ở Việt Nam hiê ̣n nay , trong đó xây dựng nhân cách đa ̣o đức là yêu cầu có tính cốt lõi

2.2 Những nghiên cứu liên quan đến công chức, đạo đức công vụ tuy

chưa nhiều, nhưng cũng có một số công trình đáng chú ý sau đây Năm 2002, nhà xuất bản Lao Động – xã hội ấn hành cuốn Đạo đức trong nền công vụ của tác giả Tô Tử Hạ, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thị Kim Thảo Với dung lượng thích hợp, các tác giả bước đầu phần tích thực chất đạo đức trong nền công vụ nước ta hiện nay là gì và làm thế nào để xây dựng đạo đức công vụ

Năm 2004, Nxb Tư pháp có ấn hành cuốn : “Công vụ, công chức nhà

[13]của tác giả Phạm Hồng Thái Cuốn sách đề cập trực tiếp đến công

vụ, công chức đây là tài liệu tham khảo bổ ích cho tác giả khi thực hiện đề tài luận văn

Tác giả Đỗ Thị Ngọc Lan (Chủ biên) cuốn “Nghiên cứu so sánh quy

[14], Nxb Chính trị quốc gia 2012 Cuốn sách là tài liệu tham khảo bổ ích khi nghiên cứu đạo đức công vụ nước qua tham chiếu với đạo đức công vụ một số nước trong khu

vực Trong cuốn sách này, các tác giả có nêu lên quan niệm của mình về Đạo

đức công vụ (tr.16); về các quy tắc ứng xử (tr.17-20) cũng như yêu cầu ohải

cụ thể hóa các quy tắc ứng xử (tr.86) v.v

Trong luận án tiến sỹ Triết học với đề tài “Trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức ở nước ta hiện nay” (Viện Triết học- Học Viện Khoa học Xã hội, 2012), tác giả Cao Minh Công đi sâu phân tích một số khái niệm công vụ như: công vụ; đạo đức công chức; giải pháp để nâng cao đạo đức công vụ.v.v

Theo tác giả luâ ̣n án, công vụ là toàn bộ hoạt động của công chức trong quản lý xã hội theo chức năng được quy định trong pháp luật thực định nhằm

Trang 12

mục đích phục vụ nhân dân, xã hội và nhà nước còn đạo đức công chức “Là khái niệm liên quan đến mức độ hài lòng của nhân dân về hành vi của công chức trong thực thi công vụ trên cơ sở các định chế pháp lý ở mỗi giai đoạn nhất định của của lịch sử Đạo đức công chức là bộ phận đạo đức của người công chức bao gồm một hệ thống các nguyên tắc, các quy tắc hành vi xử sử trong công vụ, nhằm điều chỉnh thái độ, hành vi, cách xử sử của công chức trong thực thi công vụ”

Gần đây, tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam , số 8(81)-2014 có bài “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về đa ̣o đức công chức và phẩm chất của người lãnh

đa ̣o”10

Tuyê ̣t đối trung thành với sự nghiê ̣p cách ma ̣ng ; 2) Thành thạo công việc ; 3)

đoán, dám chịu trách nhiệm v.v

Tạp chí Lịch sử Đảng, số tháng 10- 2014 có bài “ Một số vấn đề về đạo

đức công vu ̣ trong giai đoa ̣n hiê ̣n nay” của Bùi Thi ̣ Long Trong bài viết này, tác giả phân tích khá sâu thực trạng vấn đề đạo đức công vụ , trên cơ sở đó đề xuất mô ̣t số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao đa ̣o đức công vu ̣ cho cô ng chức

ở nước ta hiện nay

Quan niê ̣m đa ̣o đức công vu ̣ của tác giả có nhiều điểm hợp lý , có thể kế thừa để triển khai luâ ̣n văn này Theo tác giả Bùi Thi ̣ Long, “ đa ̣o đức công vu ̣

là đạo đức của cán bộ , công chức hoa ̣t đô ̣ ng trong lĩnh vực công , phản ánh những giá tri ̣ đa ̣o đức và chuẩn mực pháp lý , được thể hiê ̣n ở lương tâm và trách nhiệm vì lợi ích chung , ý thức rõ về việc cần phải làm và mong muốn

[16, ]

10 Trương Quy ̀nh Hoa Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công chức và phẩm chất của người lãnh đạoTạp

chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(81)-2014

11 Bùi Thị Long “ Mô ̣t số vấn đề về đạo đức công vụ trong giai đoạn hiê ̣n nay” Tạp chí Lịch sử Đảng, số

tháng 10- 2014

Trang 13

Chúng ta có thể thấy rằng, những nghiên cứu về đạo đức, đạo đức công chức, đạo đức công vụ được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, nhưng nghiên cứu đạo đức công vụ cho đối tượng công chức nhất định, nhất là công chức cấp huyện trên bình diện chung của cả nước cũng như ở một địa phương- nhất

là tỉnh miền núi như Thái Nguyên thì còn rất ít Chính vì lẽ đó, tác giả chọn

vấn đề Nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở tỉnh Thái

Nguyên hiện nay, làm đề tài nghiên cứu

3 Mục đích nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục đích

Trên cơ sở góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung về công

vụ, đạo đức công vụ, nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện, tác giả phân tích thực trạng đạo đức công vụ của công chức cấp huyện ở Thái Nguyên hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ này trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ

- Phân tích tầm quan trọng, nội dung của việc nâng cao đạo đức công vụ

của công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay

4 Cơ sở lý luận và phuơng pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Thực hiện luận văn này tác giả dựa trên quan điểm triết học và đạo đức học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công vụ, đạo đức công vụ, nâng cao đạo đức công vụ, đồng thời kế thừa các kết quả đa ̣t được của một số công trình khoa học đã được công bố có liên quan trực tiếp đến nội dung mà đề tài luận văn đề cập

Trang 14

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn thực hiện trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Đặc biệt là

phương pháp đi từ cái chung đến cái riêng ; cái tổng thể đến cái bộ phận

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, thống kê, điều tra xã hội học một số đơn vị cấp huyện trọng điểm ở Thái Nguyên để thực hiện mục đích và nhiệm vụ đặt ra

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu đạo đức công vụ của công chức cấp huyện, bao gồm những công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội ở cấp huyện

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vị nghiên cứu của luận văn là vấn đề đạo đức công vụ của công chức cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (nhưng tập trung ở đội ngũ công chức cấp phòng và tương đương)

6 Cái mới của luận văn

Làm rõ thực trạng đạo đức công vụ của công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn góp mô ̣t phần vào việc làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên quan đến công vụ, đạo đức công vụ, việc nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay

Luận văn có thể làm tài liệu cho những ai muốn tìm hiểu những gì có liên quan đến công chức và đạo đức công vụ

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 02 chương, 05 tiết

Trang 15

Chương 1 ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ, TẦM QUAN TRỌNG VÀ

NỘI DUNG CỦA VIỆC NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CHO CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1 Công chức , công vụ, đạo đức công vụ , công chức cấp huyện - Mấy vấn đề lý luận

1.1.1 Khái niệm công chức

Theo khoản 2, điều 4, Luật Cán bộ, công chức được Quốc hội nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kỳ họp thứ XII thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 quy định: “ Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan , đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sỹ

thuộc Công an nhân dân mà không phải là sỹ quan, hạ sỹ chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lâ ̣p của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ( sau đây gọi chung là đơn

vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo

[17, tr.8-9]

Theo quy đi ̣nh này, khái niệm công chức ở nức ta hiện nay có nội hàm tương đối rô ̣ng, bao gồm cả những người làm việc trong cơ quan Đảng Cộng sản, Văn phòng Chủ tịch nước , Văn phòng Quốc hội, cơ quan các tổ chức chính trị- xã hội, trong cơ quan đơn vị thuộc quân đội nhân dân, công an nhân dân, trong các đơn vị sự nghiệp công lập

12

̣ng hòa xã hô ̣i chur nghĩa Viê ̣t Nam Luật Cán bộ, Công chức, Nxb CTQG 2013, tr.8-9

Trang 16

Nhưng nếu nói mô ̣t cách vắn tắt thì công chức được hiểu là những

người thực thi công vụ , là những người làm công cho nhà nước được nhà nước trả lương để thực hiện chức năng , nhiê ̣m vụ của mình trên các mặt , các lĩnh vực của đời sống xã hội theo luật đi ̣nh

1.1.2 Công chức cấp huyện

Theo nghĩa chung nhất , công chức cấp huyê ̣n là công dân Việt Nam,

được tuyển dụng bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt

công lập ), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật

Tuy nhiên theo Luật Công chức thì nội hàm của khái niệm công chức

cấp huyện tương đối rộng, trong luận văn này tác giả chủ yếu đề cập đến công

chức cấp huyện trong đơn vị hành chính của cấp huyện mà thôi

Theo khoản 2, điều 6, Nghị định số 06/2010/NĐ- CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức trong cơ quan hành chính ở cấp huyện bao gồm :

- Chánh văn phòng, phó chánh văn phòng và người làm việc trong văn phòng của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

- Chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận, huyện, chánh văn phòng, phó chánh văn phòng và người làm việc trong văn phòng Ủy ban nhân dân quận huyện nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân

Trang 17

- Người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ quan chuyên môn thuộc về Ủy ban nhân dân

Như vậy Luật công chức , Nghị định Nghị định số 06/2010/NĐ- CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ đã đánh dấu một bước tiến mới trong việc tách bạch giữa đội ngũ cán bộ công chức làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước với đội ngũ viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để tập trung xây dựng, hoàn thiện và phát triển đội ngũ cán bộ công chức, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước

Có thể phân biệt công chức nhà nước và viên chức nhà nước khác nhau như sau:

- Công việc: Vận hành quyền lực

nhà nước, làm nhiệm vụ quản lý

xã hội, trực tiếp thực hiện nghiệp vụ

- Hình thức tuyển dụng: Thi tuyển,

bổ nhiệm, có quyết định của cơ

quan nhà nước có thẩm quyền thuộc

biên chế

- Hình thức : xét tuyển, ký hợp đồng làm việc

- Lương : lương, thưởng từ ngân

sách nhà nước theo ngạch bậc

- Lương: một phần lương từ ngân sách nhà nước , còn lại là nguồn thu sự nghiệp

- Nơi làm việc: cơ quan nhà nước,

Trang 18

CN) Đến thế kỷ thứ XVI thì hệ thống công chức bắt đầu hình thành và phát triển ở châu Âu phong kiến

Tại Hoa Kỳ viê ̣c tuyển công chức có những quy đi ̣nh riêng và hết sức nghiêm ngă ̣t Ngay từ đầu vào , nước này đã hết sức coi tro ̣nh chất lượng Từ năm 1980 trở về trước các ứng viên công chức chỉ phải trải qua một kỳ thi chung (kỳ thi hành chính sự nghiệp) nhưng sau đó chính phủ Mỹ quan tâm đến việc tuyển dụng phi tập trung, tạo điều kiện cho các cơ quan tuyển dụng theo nhu cầu của cơ quan đơn vị mình

Ở Singapore: nước này với quan niệm công chức là chìa khóa của thành công, nên đã rất coi trọng yếu tố con người, trọng dụng nhân tài Theo một số thống kê năm 2010 thì nước này có hơn 114500 người làm việc trong lĩnh vực công và chiếm khoảng 5,23% tổng số lao động, chính phủ nước này

đã trả lương rất cao cho đội ngũ này (có mức lương cao nhất thế giới)

Tại Trung Quốc, chính phủ nước này cũng rất chú trọng việc nâng cao trình độ chính trị, năng lực, phẩm chất đa ̣o đức cho đội ngũ cán bộ, công chức

và coi đây là chiến lược thực hiện nhanh quá trình cải cách công vụ

Ở Nhật Bản : Hình ảnh công chức được coi là biểu tưởng nổi bật của đất nước này, công chức Nhật Bản có tác phong làm việc tập trung cao và thái

độ vô cùng nghiêm túc tạo hiệu quả trong công việc , điều đó khiến cho họ được đề cao so với nhiều nước khác trên thế giới

Công vụ là khái niệm mang tính lịch sử được sử dụng rộng rãi trong hoạt động của nhà nước Song cho đến nay việc hiểu và diễn đạt khái niệm này trong các tài liệu còn rất khác nhau :

Từ góc độ chính trị: công vụ bao giờ cũng nhằm phục vụ một chế độ chính trị nhất định Trong lịch sử phát triển của loài người tương ứng với các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, nhân loại đã trải qua nhiều chế độ công

vụ khác nhau, mỗi chế độ công vụ đó gắn liền với một chế độ xã hội phản ánh

Trang 19

và bảo vệ chế độ xã hội đã sinh ra nó Do vâ ̣y chế độ công vụ bao giờ cũng phục vụ lợi ích của một nhà nước, một giai cấp và mang bản chất giai cấp

Từ góc độ hành chính : công vụ được hiểu là quy chế , nguyên tắc hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý xã hội trên tất

cả các mặt các lĩnh vực của đời sống xã hội để bảo đảm kỷ cương, trật tự xã hội, đưa đường lối chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước đến nhân dân, nhằm thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân

Từ góc độ đạo đức : công vụ lại mang vai trò , mang trách nhiệm với nhân dân Bởi lẽ nền công vụ được hình thành và phát triển là nhờ vào sự đóng thuế của nhân dân

Trong cuốn “Mấy vấn đề công vụ và công chức Cộng hòa Pháp” có đoạn viết: Công vụ bao gồm toàn bộ những người được nhà nước hoặc công đồng lãnh thổ (công xã , tỉnh, vùng) bổ nhiệm vào một công việc thường xuyên trong một công sở hay một công sở tự quản , kể cả bệnh viện và được thực thụ vào một trong những ngạch của nền hành chính công Những người

.[20, tr.4]

Các tác giả trong cuốn “Thuật ngữ hành chính” quan niê ̣m : Công vụ là thuật ngữ được sử dụng để chỉ một dạng hoạt động mang tính quyền lực nhà nước (gắn với nhà nước hoặc nhân danh nhà nước) do các công chức, viên chức nhà nước tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các chức

[21, tr.72] Như vậy có nhiều quan điểm với các cấp độ khác nhau về công vụ, nhưng xét đến cùng bản chất và mục tiêu của hoạt động công vu ̣ đều giống

13 Trường Hành chính Quốc gia- “Mấy vấn đề công vụ và công chức Cộng hòa Pháp” H.1994, tr.4

14Viện nghiên cứu hành chính, học viện hành chính, “Thuật ngữ hành chính”Hà Nội 2009, tr 72

Trang 20

nhau, đều biểu hiện lao động đặc thù của công chức trong bộ máy nhà nước, nhân danh quyền lực công để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước thi hành pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống và phục vụ nhân dân Mục đích của hoạt động công vụ là phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội

Từ các ý kiến trên , chúng tôi quan niệm rằng , công vu ̣ là hoạt động do

công chức nhân danh nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của công dân và xã hội

Nội dung của hoạt động công vụ gắn với việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhà nước trong quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, đồng thời

thực hiện chức năng tổ chức phục vụ các nhu cầu chung của xã hội

Chủ thể thực thi hoạt động công vụ là công chức

Hoạt động công vụ được tiến hành theo chức năng, nhiệm vụ được phân công

Hoạt động công vụ mang tính thường xuyên

Hoạt động công vụ không chỉ thuần túy mang tính quyền lực nhà nước,

mà còn bao gồm cả hoạt động của các tổ chức do nhà nước thành lập ( được nhà nước ủy quyền) để phục vụ các nhu cầu của nhân dân, các hoạt động này đều do công chức nhân danh nhà nước tiến hành nó bao gồm các hoạt động nhân danh quyền lực và các hoạt động của các tổ chức nhà nước ủy quyền

Hoạt động công vụ chi phối và ảnh hưởng rất lớn đến hiê ̣u quả, hiệu lực quản lý của nhà nước, nó được điều hành bởi ý chí của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của nhà nước, phục vụ lợi ích của nhân dân và gắn với quyền lực nhà nước nhân danh nhà nước

Ở nước ta đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân thì xây dựng nền công vụ hiệu quả, chuyên nghiệp, trong sạch, phục vụ tốt nhất cho nhân dân là mục tiêu mà

chúng ta hướng tới, vì thế trong Chương trình sáng kiến phòng chống tham

nhũng ở Việt Nam năm 2011 khẳng định: “Nền hành chính phục vụ là nền

Trang 21

hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp,hiện đại, trong đó đội ngũ cán bộ công chức có đủ phẩm chất năng lực, các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu lực hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế, chính trị,

xã hội của đất nước Nền hành chính phục vụ đóng vai trò phục vụ tốt nhất cho nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân chứ không phải để hành dân, nói cách khác, nhu cầu có một nền hành chính công với những công chức chuyên nghiệp

và tích cực phục vụ quần chúng nhân dân ngày càng trở nên quan trọng, bởi Việt Nam đang chuyển sang một bước phát triển mới về kinh tế- chuyển từ quốc gia

[22]

1.1.4 Đạo đức công vụ

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề đạo đức, nhất là đạo đức của người cán bộ công chức cách mạng, năm 1947 Người viết cuốn “ Sửa đổi lối làm việc” trong đó Người khẳng định đạo đức là cái gốc của người cách mạng, Người nói: cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn, cây có gốc, không có gốc thì cây héo, người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân

Tiếp đó ngày 20/05/1950, Người ký Sắc lệnh 76/SL ban hành Quy chế công chức, trong quy chế này vấn đề đạo đức công vụ đã được Người nói tới trong điều 2 “Công chức Việt Nam phải phục vụ nhân dân, trung thành với Chính phủ, tôn trọng kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm và tránh làm những việc có hại đến thanh danh công chức hay đến sự hoạt động của bộ máy nhà nước Công chức Việt Nam phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư ”

tôn tro ̣ng Nhân dân, tâ ̣n tu ̣y phu ̣c vu ̣ Nhân dân, liên hê ̣ chă ̣t chẽ với Nhân dân,

15 VACI- 2011- Vì một ngày mai không tham nhũng- www.thanhtra.gov.vn

Trang 22

lắng nghe ý kiến và chi ̣u sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống

[18, tr 11] Tiếp đó trong pháp lệnh cán bộ công chức năm 2003 có quy định “Cán bộ công chức là công bộc của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, học tập nâng cao trình độ và năng lực công tác để thực hiện tốt nhiệm vụ công vụ được giao, mặt khác nhà nước ta cũng quy định cán bộ công chức phải có nhiệm vụ chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thi hành nhiệm vụ công vụ theo đúng quy định pháp luật, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ mật thiết với nhân dân, tham gia sinh hoạt với cộng đồng dân cư nơi cư trú”

Trong điều kiện nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân

và tiến hành cải cách hành chính nhà nước thì vai trò của đạo đức công vụ la ̣i càng quan trọng , do đó nhà nước ta đã từng bước xây dựng và hoàn thiện chuẩn mực đạo đức pháp lý cho hành vi công chức trong hoạt động công vụ, tuy chưa có đạo luật về đạo đức công vụ nhưng có luật cán bộ công chức, pháp lệnh chống tham nhũng, pháp luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí

Người công chức có đạo đức là người thể hiện lương tâm và trách

nhiệm của mình vì lợi ích chung và lợi ích của người khác, ý thức rõ về cái cần phải làm và mong muốn được làm vì những lợi ích đó

Ở bất cứ nghề nghiệp nào , lĩnh vực nào cũng đòi hỏi phải có những chuẩn mực đạo đức nhất định , gọi là đạo đức nghề nghiệp , Ph.Ăngghen khi phê phán tính chất trừu tượng , chung chung trong ho ̣c th uyết của Phoi-ơ-bắc về đa ̣o đức - mô ̣t ho ̣c thuyết đa ̣o đức “ được go ̣t giũa cho thích hợp với mo ̣i thời kỳ, mọi dân tộc, mọi hoàn cảnh, và chính vì thế không bao giờ nó có thể đem áp du ̣ng được ở đâu cả” đã đi đến kết luâ ̣ n: “ Trong thực tế, mỗi giai cáp

16 Cô ̣ng hòa xã hô ̣i chủ nghĩa Viê ̣t Nam, Hiến pháp nước Cô ̣ng hoà xã hô ̣i chủ nghĩa Việt Nam, Nxb CTQG

2014, tr 11

Trang 23

và ngay cả mỗi nghề nghiệp đều có đạo đức riêng của mình” 17

.[23, tr.425]

“Đa ̣o đức riêng” này chính là những nguyên tắc và chuẩn mực có tính đặc trưng của nghề nghiệp đó , mà xã hội đòi hỏi những người hoa ̣ t đô ̣ng trong lĩnh vực đó phải tuân theo

Đạo đức công vụ theo đó cũng là một dạng đạo đức nghề nghiệp, là đạo đức của người thực thi công vu ̣ Đó là hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức được người công chức dùng để điều chỉnh các mối quan hệ trong quá trình thực thi nhiệm vụ công cũng như trong giao dịch hành chính

Ở mức độ khái quát nhất , có thể hiểu đạo đức công vụ là hệ thống

nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa đội ngũ cán bộ, công chức với tổ chức, công dân trong quá trình thực thi nhiệm vụ công, trong giao dịch hành chính Chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống dân tộc và sức mạnh của dư luận xã hội

Đạo đức công vụ khác với đạo đức thông thường ở chỗ:

Thứ nhất: chủ thể sáng tạo ra các quy tắc đạo đức công vụ là những cơ

quan nhà nước, tổ chức, những nhà hoạt động chính trị - xã hội, hoặc được hình thành dần trong đời sống nhà nước bởi công chức và xã hội, do đó một phần đạo đức công vụ được thể chế hóa trong các văn bản của cơ quan nhà nước

Thứ hai: Việc thực hiện các quy tắc đạo đức công vụ vừa mang tính tự

nguyện, tự giác vừa mang tính bắt buộc Người vi phạm quy tắc đạo đức công

vụ có thể bị cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan đó áp dụng các biện pháp chế tài xử lý kỷ luật Việc áp dụng các biện pháp chế tài này là sự đánh giá chính thống của xã hội đối với người vi phạm các quy tắc đạo đức công vụ Ngoài ra, các quy tắc đạo đức công vụ còn mang tính xã hội, do đó khi không thực hiện các quy tắc đạo đức công vụ người công chức còn bị cô ̣ng đồng, cơ quan nhà nước, dư luận lên án

17

C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG 1995, tập 21, tr.425

Trang 24

Đạo đức công vụ gắn liền với lương tâm nghề nghiệp, đó là biểu hiện của sự tập trung nhất ý thức đạo đức, nó vừa là thước đo sự trưởng thành vừa

là thước đo cho năng lực của người công chức, từ đó biểu hiện ra ở hành vi của người công chức trong việc thực hiện công việc của mình Lương tâm nghề nghiệp của công chức là ý thức được trách nhiệm đối với hành vi của mình trong quan hệ nghề nghiệp với người khác, với xã hội và là sự tự phán

về các hoạt động của mình

Đạo đức công vụ giúp cho công chức tin tưởng vào mình trong hoạt động nghề nghiệp được đảm nhiệm, niềm tin đó đã thôi thúc người công chức hướng tới cái đẹp, cái cao cả, từ bỏ cái xấu xa, nhỏ nhen, ích kỷ, hẹp hòi làm cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn

Đạo đức công vụ không chỉ là sự đòi hỏi của cơ quan, đoàn thể, xã hội đối với mỗi công chức mà còn là nhu cầu tiến bộ của mỗi người, vì thế có đạo đức công chức người cán bộ công chức giải quyết một cách hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích của đối tác, lợi ích của toàn xã hội, góp phần xây dựng nền văn hóa công sở ngày một tiến bộ

Thứ ba, đạo đức công vụ không tự nhiên mà có, mà có được là do rèn

luyện mới nên, người cán bộ công chức có đạo đức công vụ, luôn có ý thức tôn trọng đạo đức nghề nghiệp là người luôn rèn luyện bền bỉ công phu về lý tưởng XHCN, về lập trường cách mạng của giai cấp công nhân, về lối sống trong sạch, lành mạnh, cần cù, giản dị, chịu khó, có lòng nhân ái bao dung, tình yêu thương con người và đồng loại , luôn quan tâm chia sẻ với người khác, Nếu nghĩa vụ pháp lý là sự bắt buộc , thì nghĩa vụ đạo đức của đạo đức công vụ lại chứa đựng nguồn gốc bên trong của mỗi chủ thể , nghĩa là trong trách nhiệm đã gắn với tình cảm, đó là sự thống nhất của quá trình nhận thức

và hành động thực tiễn của mỗi cá nhân

Trang 25

Ngoài ra đạo đức công vụ còn thể hiện thông qua đạo đức cá nhân, đạo đức với cơ quan, đạo đức trong mối quan hệ với đồng nghiệp, với cấp trên, cấp dưới, trong quan hệ với nhân dân và xã hội

điểm chính sau đây:

Thứ nhất: chấp hành pháp luật, quy chế làm việc trong thi hành công vụ

là tiêu chí đầu tiên để đánh giá đạo đức công vụ của công chức, vì chính công chức là người thực hiện, áp dụng pháp luật để đưa ra các quyết định quản ký hành chính khác nhau Vì vậy, có thể nói chấp hành pháp luật là thước đo đạo đức công vụ, là tiêu chí hàng đầu và quan trọng nhất để đánh giá đạo đức công vụ của công chức

Thứ hai: hiệu quả thực thi công vụ của công chức Công chức thực thi

công vụ được nhà nước trả lương từ ngân sách nhà nước, thực chất là từ tiền thuế của nhân dân, do đó, hoạt động công vụ của họ phải mang lại hiệu quả nhất định nhằm góp phần tạo ra những giá trị xã hội, hoặc đáp ứng yêu cầu hợp pháp của nhân dân, cơ quan, tổ chức Có thể nói hiệu quả hoạt động công

vụ cũng được coi là một trong những tiêu chí để đánh giá đạo đúc công vụ

Thứ ba: quan hệ của công chức với đồng nghiệp Trong hoạt động công

vụ hình thành nên những mối quan hệ giữa các công chức, từ đó hình thành tình cảm, thái độ của họ với nhau trong công vụ Công chức có đạo đức công

vụ tốt là người phải biết thiết lập quan hệ giữa với đồng nghiệp công vụ, phải biết chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác, họ không chỉ phải hoàn thành ngĩa vụ công

vụ mà còn phải biết giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành nhiệm vụ

Thứ tư: quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa cấp dưới với cấp trên,

Người lãnh đạo có đạo đức công vụ phải biết hướng dẫn cấp dưới trong công vụ, tạo mọi điều kiện để cấp dưới hoàn thành nghĩa vụ nhiệm vụ công vụ, phải biết nêu gương trong công vụ và trong sinh hoạt, tôn trọng ý kiến của cấp dưới, biết

Trang 26

nghe ý kiến đúng của cấp dưới, biết đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi hợp pháp, chính đáng của cấp dưới, quan tâm thường xuyên tới tư cách, động cơ và lợi ích của cấp dưới

Cấp dưới phải tôn trọng người lãnh đạo, trung thành với sự nghiệp không ngừng phấn đấu vì sự nghiệp chung và chấp hành mọi quyết định của ngừời lãnh đạo trong thực thi công vụ

Thứ năm: quan hệ công chức với nhân dân Mục tiêu của hoạt động

công vụ, là phục vụ nhà nước, xã hội và công dân, do đó trong quá trình hoạt động công vụ, người công chức phải tôn trọng nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, phải đặt mình vào vị trí của người dân để giải quyết các công việc của nhân dân, công chức phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân với thái độ lịch sự công bằng, đáng tin cậy, giải quyết công việc một cách đúng đắn, hiệu quả, không vụ lợi cá nhân, thật sự gần gũi nhân dân, hiểu biết nguyện vọng chính đáng của dân và khiêm tốn học hỏi nhân dân, sẵn sàng nghe ý kiến phê bình của nhân dân, thường xuyên tự phê bình và phê bình, hòa mình vào quần chúng nhân dân thành một khối

Ngày nay, đạo đức công vụ của người công chức phải được thể hiện qua những hành động vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh Công chức phải là những người có đức có tài, hơn bao giờ hết đạo đức công vụ phải thể hiện được sự thống nhất giữa đức và tài, tức là người công chức phải có năng lực về kiến thức quản lý nhà nước, năng lực điều hành tổng kết thực tiễn am hiểu về chính trị chính sách pháp luật của nhà nước và nghiệp vụ hành chính cũng như lòng yêu thương con người thương nhân dân coi công việc của nhân dân như công việc của chính mình tức là người công chức phải có các đức tính cần, kiệm, liêm, chính,chí công, vô tư

Trang 27

1.2 Tầm quan trọng của việc nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở Viê ̣t Nam hiện nay

Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” Chủ tịch Hồ Chí Minh viết : Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng, không có đạo đức cách mạng thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân Điều đó cho thấy đạo đức có vai trò hết sức to lớn trong sự phát triển của xã hội Đối với đội ngũ công chức, nếu ho ̣ muốn thâ ̣t sự trở thành “công bộc ” của nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân nhằm xây dựng một xã hội chủ nghĩa văn minh giàu đẹp thì càng phải nâng cao đa ̣o đức công vụ, đa ̣o đức nghề nghiê ̣p, có như vậy

họ mới hoàn thành nhiệm vụ được giao

thành tốt nhiệm vụ được giao

Người công chức cấp huyện là một bộ phận cấu thành của công chức cấp địa phương (Tỉnh, huyện, xã), mọi chủ trương, chính sách của nhà nước

để đến được với nhân dân đều phụ thuộc vào năng lực tổ chức thực hiện của đội ngũ này Vì thế công chức cấp huyê ̣n có vai trò rất quan trọng trong sự

nghiệp phát triển chung của đất nước Có đạo đức công vụ thì sẽ luôn có thái

độ trách nhiệm cao trong công việc điều đó thể hiện đạo đức nhân cách của

công chức với tập thể, đơn vị, với nhà nước và nhân dân

Trong cơ quan hành chính của nhà nước, công chức trước hết phải là người tham mưu cho thủ trưởng, cho các phòng ban chức năng xây dựng chính sách, thể chế quản lý và làm việc với tinh thần hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho nhân dân làm ăn sinh sống, bảo đảm thực hiện quyền con người

Đối với công chức ở các đơn vị tổ chức sự nghiệp phục vụ các dịch vụ

xã hội, dân sinh như các tổ chức y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, các cơ

sở giáo dục, các dịch vụ văn hóa tinh thần và các dịch vụ dân sinh khác, phải

Trang 28

luôn làm hết trách nhiệm, nghĩa vụ với tinh thần tận tụy, tôn trọng con người, yêu thương con người

Cần xác định rõ các loại trách nhiệm và quy định rõ các trách nhiệm cụ thể gắn với từng vị trí công việc mà công chức đảm nhiệm, để nâng cao trách nhiệm công chức cần phải căn cứ vào vị trí và tính chất công việc để xác định trách nhiệm ở bất kỳ mối quan hệ công vụ nào cho cá nhân hay tổ chức, phải trả lời được ba câu hỏi, trách nhiệm với ai, ai là chủ thể, và trách nhiệm về vấn đề gì

Trách nhiệm gắn với từng mối quan hệ công vụ cụ thể, do vậy chỉ có thể nâng cao trách nhiệm của cán bộ công chức khi các trách nhiệm đó được

cụ thể trong từng mối quan hệ công vụ ở từng môi trường tổ chức cụ thể, gắn với từng cá nhân công chức chứ không đề cập đến trách nhiệm một cách chung chung

Trong xu thế hiện nay khi nền hành chính ở các nước nói chung và Việt Nam nói riêng đang chuyển biến từ nền hành chính tuyển thẳng quản lý dựa trên quy trình thủ tục kiểm soát các yếu tố đầu vào sang một nền hành chính phục vụ và hiệu quả dựa trên kết quả đầu ra, đảm bảo tính công khai, minh bạch thì trách nhiệm cá nhân phải được đặc biệt quan tâm và làm rõ không lẫn lộn giữa trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm tập thể Trong thực thi công việc cần nhấn mạnh tới trách nhiệm đối với các kết quả hay mục tiêu cần phải đa ̣t được

Quy định trách nhiệm cho công chức là xác định cho họ cần phải làm gì

và thực hiện những công việc nào phải có trách nhiệm báo cáo, giải thích trong thực thi công vụ, để làm điều đó cần làm rõ bằng một số vấn đề như : các thông tin nào cần báo cáo, giải thích, ai báo cáo, ai giải thích, báo cáo, giải thích cho ai, khi nào, trách nhiệm chỉ có thể thực hiện khi nền công vụ đảm bảo được tính minh bạch và có được hệ thống các quy định pháp luật đầy

đủ chính xác

Trang 29

Người công chức có đạo đức công vụ sẽ nâng cao năng lực cho mình,

để từ đó công chức có khả năng thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, năng lực của cán bộ là cơ sở để công chức thực hiện tốt các công việc, hoàn thành trách nhiệm của mình, trách nhiệm công vụ được quy định rõ ràng nhưng nếu không có năng lực họ cũng không có khả năng triển khai và thực hiện trách nhiệm hiệu quả, không có năng lực công chức không dám đương đầu với những thay đổi và không dám chủ động tạo ra thay đổi và không có khả năng thay đổi để ứng phó với điều kiện phức tạp và luôn biến động của môi trường, vì thế khó có thể bảo đảm thực thi tốt trách nhiệm giải trình trong các mối quan hệ công vụ dẫn đến tính minh bạch trong hoạt động quản lý nhà nước không được bảo đảm làm ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi công vụ làm giảm lòng tin của nhân dân

Song cũng cần nhận thấy để thực hiện tốt hơn điều đó, nhà nước cần cung cấp phương tiện và tạo điều kiện để cho công chức chủ động thực hiện tốt trách nhiệm của mình, cán bộ công chức phải được bảo đảm các điều kiện

về tài chính về cơ sở vật chất trang thiết bị và phương tiện, bên cạnh yếu tố vật chất có một môi trường tốt đảm bảo phát huy được năng lực, sở trường của từng cán bộ công chức, đảm bảo sự hợp tác có hiệu quả của các cá nhân

và nhóm trong từng tổ chức, giữa tổ chức với tổ chức Khi cán bộ công chức

có năng lực làm việc và có môi trường tốt họ có thể chủ động tạo ra những thay đổi tích cực trong tổ chức, trong thực thi công việc đồng thời là cơ sở quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ được giao

Người công chức có đạo đức công vụ sẽ giữ vững tính nguyên tắc và

tuyệt đối chấp hành kỷ luật, tính nguyên tắc và ý thức tổ chức kỷ luật là điền

kiện để công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật theo sự phân công của tổ chức và của cấp trên Người công chức có tính nguyên tắc và tổ chức kỷ luật tốt trong công vụ là người chấp hành nghiêm các quy định, nội quy, chế độ làm việc, không tùy tiện, tự do, không làm việc

Trang 30

tùy thích và cảm tình cá nhân Đồng thời tận tâm, tận lực hoàn thành nhiệm

vụ với ý thức tổ chức kỷ luật và tính tự giác cao của người công chức

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở, công chức nhà nước phải thấm nhuần và thực hiện đồng thời hai việc : tuân thủ pháp luật nhà nước, kỷ luật của tổ chức và giữ gìn đạo đức cách mạng Đó là hai việc có quan hệ chă ̣t chẽ với nhau , đạo đức cách mạng đòi hỏi người công chức nhà nước hay bất kỳ ở lĩnh vực công tác nào, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được vi phạm pháp luật và coi thường kỷ luật của cơ quan

Người công chức có đạo đức công vụ sẽ có tinh thần hợp tác với đồng

nghiệp và những người có liên quan trong thực thi công vụ Lịch sử dựng

nước của dân tộc Việt Nam đã chứng minh sự liên kết, tinh thần hợp tác và ý thức cộng đồng của người Việt Nam trong quá trình lao động sản xuất và đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chống thiên tai khắc nghiệt đã hình thành nên những truyền thống quý báu từ tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, nó trở thành thường trực trong mỗi con dân nước Việt, tinh thần ấy không chỉ biểu hiện ở tầm vĩ mô mà còn thể hiện ở cả trong những nếp sống hàng ngày của người Việt Nam

Trong các cơ quan đơn vị, nhất là cơ quan hành chính ở nước ta tinh thần đoàn kết với đồng nghiệp, với các tổ chức có liên quan, và với các cơ quan khác là việc rất quan trong và cần được chú trọng, nhằm phát huy trí tuệ, phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể nhằm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, người công chức trong các cơ quan hành chính mà có tinh thần hợp tác, thì sẽ luôn biết nhận những khó khăn về mình, gặp trở ngại biết cùng đồng chí mình bàn bạc để cùng nhau tìm cách giải quyết, không tranh công và sẵn sàng giúp

đỡ đồng nghiệp của mình cùng hoàn thành nhiệm vụ, đúng như tinh thần của Bác Hồ kính yêu đã dạy phải biết mình vì mọi người

Người công chức có đạo đức công vụ sẽ làm việc với tinh thần sáng

tạo Có tư duy sáng tạo, có phương pháp làm việc tốt, biết đề xuất sáng kiến

Trang 31

để nâng cao năng suất lao động, hoàn thành nhiệm vụ với hiệu quả cao là những phẩm chất rất cơ bản và cần thiết của đạo đức công vụ trong nền công

vụ hiện đại Để làm được điều đó mỗi cán bộ công chức cần phải luôn tìm tòi

để tạo được hướng đi cho thích hợp cho công việc mới có thể có kết quả cao nhất, thể hiện được rõ bản chất công nhân của người công chức dưới chế độ

xã hô ̣i chủ nghĩa Tích cực, tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao, tức là khi được Ðảng, Chính phủ hoặc cấp trên giao cho việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, cũng phải đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi đến chốn, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ làm cho thành công Trong thực hiện nhiệm

vụ được giao phải "có gan phụ trách", dám nghĩ dám làm, chủ động sáng tạo

để có kết quả cao nhất Phải làm tròn trách nhiệm của mình một cách tự giác, theo lương tâm , lương tri; làm việc theo nhu cầu nội tâm cá nhân Làm việc cẩu thả, làm cho có chuyện , dễ làm khó bỏ , đánh trống bỏ dùi , gặp sao làm vậy, v.v là không có tinh thần trách nhiệm Chủ tịch Hồ Chí Minh từng yêu cầu : “bất kỳ ai, ở đi ̣a vi ̣ nào, làm công tác gì, gă ̣p hoàn cảnh nào, đều phải có tinh thần trách nhiê ̣m” Người đă ̣t vấn đề và giải thích : “ Tinh thần trách nhiê ̣m là gì? Là khi Đảng, Chính phủ, cấp trên giao cho ta viê ̣c gì , bấy kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, ta cũng phải đưa cả tinh thần , lực lượng ra làm cho đến

[31, tr.345,346]

Có đạo đức công vụ, người công chức có thể khai thác tối đa tiềm

năng, năng lực làm viêc của bản thân Khi mỗi chủ thể đã nhận thức được sự

thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội , giữ được sự hài hòa , hạnh phúc của bản thân với hạnh phúc của mọi người trong xã hội mà mình phục

vụ, đó là lý do làm cho đạo đức được nuôi dưỡng, củng cố phát triển, từ đó làm cho mỗi cá nhân cảm thấy họ yêu nghề nghiệp của mình, cương vị công tác của mình hơn

18

Hồ Chi ́ Minh, Toàn tập, Nxb CTQG 1996 tâ ̣p 6, tr 345, 346

Trang 32

Đạo đức công vụ là những quy tắc, chuẩn mực, giá trị, hành vi do xã hội đặt ra đối với công chức và xã hội thừa nhận, song nó không phải là cái có sẵn, là “ tiên thiên” trong mỗi công chức mà là kết quả đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà có Do đó đối với người công chức việc nhận thức được những giá trị chuẩn mực, hành vị đạo đức là rất cần thiết, nhưng chưa đủ, mà còn phải luôn cố gắng rèn luyện theo những giá trị chuẩn mực hành vi đó

Hầu hết những quy tắc , chuẩn mực hành vi của đạo đức cộng vụ , công

pháp, luật đến văn bản dưới luật Ở nước ta Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản có liên quan đến đạo đức công vụ , trong đó phải kể đến : Pháp lệnh cán

bộ, công chức năm 1998 (đã sửa đổi , bổ sung năm 2003); Luật Cán bộ công chức năm 2008; Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005; Pháp lệnh thực hành tiết kiệm năm 1998; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013; Quy chế thực hiện dân chủ cơ quan (ban hành theo Nghị định 71/CP của Chính phủ năm 1998)

Các quy tắc , chuẩn mực giá trị đạo đức công vụ , công chức do xã hội dân sự đặt ra cho người công chức , được điều chỉnh bởi dư luận xã hội và lương tâm của người công chức, do đó việc tuân thủ những giá trị, chuẩn mực đạo đức công vụ công chức đòi hỏi phải có sự lỗ lực về ý chí của người công chức

Đồng thời đạo đức công chức cũng tạo sức ép lên ý thức của cá nhân công chức, buộc cá nhân phải tiếp nhận sự phê phán của xã hội và những yêu cầu thể hiện trong sự phê phán đó, từ đó những giá trị đạo đức có tác dụng uốn nắn hành vi cá nhân công chức theo yêu cầu của xã hội là bảo vệ và tăng cường lợi ích xã hội Nó còn là công cụ hữu hiệu để ngăn chặn, phòng ngừa những vi phạm đạo đức của người cán bộ, công chức Điều 12 Hiến pháp đã sửa đổi có quy định “Tất cả cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, nhân viên nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải nghiêm chỉnh

Trang 33

chấp hành Hiến pháp, pháp luật, kiên quyết đấu tranh để phòng ngừa và chống các tội phạm, các việc làm vi phạm Hiến pháp và pháp luật”

Tại kỳ họp thứ tám , Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, Ngày 19/11/2005 đã thông qua Luật Phòng, chống tham những, trong đó Điều 4 có quy định “Mọi hành vi tham nhũng đều phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh Người có hành vi tham nhũng ở bất cứ cương vị, chức vụ nào đều bị xử lý theo quy định của pháp luật ”, Điều 72 Luật Phòng chống tham nhũng cũng quy định “Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp về việc phòng chống tham nhũng trong cơ quan tổ, chức do mình quản lý”, Điều 9 của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có quy định “Thực hành công vụ được giao đúng quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, bảo đảm thực hành tiết kiệm chống lãng phí Sử dụng tiền, tài sản nhà nước được giao đúng mục đích, định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Tham gia giám sát, đề xuất các biện pháp, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức và trong lĩnh vực công tác được phân công kịp thời phát hiện, tố cáo, ngăn chặn và xử lý hành vi gây lãng phí theo thẩm quyền”

1.2.2 Nâng cao đạo đức công vụ góp phần hoàn thiện nhân cách người công chức, gia tăng sự tín nhiệm, niềm tin của nhân dân đối với công chức

Trong cấu trúc nhân cách con người nói chung , người công chức nói riêng đạo đức luôn luôn giữ vai trò quan trọng, là “ hạt nhân” của nhân cách, đạo đức được coi là “ gốc” của người công chức

Là một hệ giá trị, một mặt nhân cách được xây dựng và hình thành trong suốt cuộc đời con người, thể hiện những phẩm chất bên trong, là “cái tôi” của mỗi người, mặt khác nhân cách chịu sự tác động của các quan hệ xã hội nên mang tính xã hội sâu sắc Mỗi khi hoàn cảnh, môi trường sống thay

Trang 34

đổi thì sớm hay muộn nhân cách cũng thay đổi theo Biểu hiện của sự thay đổi đó trước hết ở sự lựa chọn các giá trị nhân cách; là sự chuyển dịch, sự thay đổi thang giá trị nhân cách trong mỗi một con người Một giá trị nhân cách có thể được lựa chọn ở thứ hạng cao trong một điều kiện nào đó, nhưng khi hoàn cảnh thay đổi thứ hạng của giá trị đó cũng có thể thay đổi theo

Nhân cách của cán bộ , công chức là nhân cách đã được định hình , đã

phát triển, đã hoàn thiện, đạt đến độ chín muồi của nhân cách con người, ở đó

thành tố đạo đức và thành tố năng lực đã phát triển tương đối ổn định Nhưng điều đó không có nghĩa kiểu nhân cách này là nhất thành, bất biến Dưới tác động của môi trường (tự nhiên và xã hội), của hoàn cảnh sống, nhân cách con người nói chung, nhân cách cán bộ, đảng viên nói riêng cũng biến đổi theo Với tư cách là chủ thể của lịch sử, “con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào

bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ,

C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG 1995, tập 3, tr.55

20 Trần sỹ Phán, Xây dựng nhân cách cán bộ đảng viên ở Viê ̣t Nam hiê ̣n nay, Tạp chí Khoa học xã hội Việt

Nam, số 8-2013, tr 12-13

21 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội, 2012, tr 22

Trang 35

bộ, gạt bỏ đi những cái cũ kĩ, lạc hậu, cổ vũ cho những gì mới mẻ, hợp quy luật Sự phá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã đánh thức tiềm năng to lớn ở cá nhân cũng như hội Việt Nam, đồng thời tạo đà cho những chuẩn mực đạo đức mới Nhịp sống sôi động đã thay thế cho nhịp sống thời bao cấp, cho nên người cán bộ công chức phải phát huy cao độ tính tự giác, năng động, sáng tạo, chứ không trông chờ ỷ lại Vì thế bài toán đặt ra cho xã hội Việt Nam hiện nay là làm sao vừa phát triển kinh tế thị trường, vừa giữ vững được những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, vừa xây dựng được các quan

hệ và phẩm chất mới phù hợp với thời đại mới của sự phát triển kinh tế- xã hội bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa Hoạt động công vụ gắn với quyền lực nhà nước, cán bộ, công chức tùy theo cương vị công tác được trao một phạm vi quyền lực nhiều hay ít Vì vậy, trong hoạt động công vụ sẽ có tác dụng trực tiếp tới đời sống xã hội nếu nó được thực hiện đúng đắn, ngược lại, nó sẽ đưa đến những hậu quả tai hại nếu hoạt động công vụ không có lương tâm, sẵn sàng chà đạp lên luật pháp để trục lợi Xuất phát từ những vấn

đề trên, thông qua những chính sách pháp luật, nhà nước ta đã chú trọng việc xây dựng, bồi dưỡng đạo đức công vụ, biểu hiện tập trung ở đạo đức công chức, hướng đến mục đích cao nhất của nền công vụ là phục vụ nhân dân

Đạo đức công chức là mặt cơ bản của văn hóa công sở của người công chức Mô ̣t người tuy có học vấn nhưng thiếu đạo đức thì cũng không thể gọi

là người có văn hóa Đạo đức công vụ nó thể hiện như giá trị văn hóa lớn lao trong công chức, bởi vì nó nâng cao con người, phẩm giá của con người, do

đó đạo đức công chức thực hiện chức năng giáo dục cho đội ngũ này góp phần tạo nên tiến bộ và niềm tin về tính hợp lý của đạo đức mà người công chức thực hiện , qua đó mà uy tín của người công chức được nâng lên , niềm tin của nhân dân vào đội ngũ công chức ngày càng được củng cố

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất chú trọng xây dựng đội ngũ cán

bộ công chức cho nước nhà có tài, đức, hồng thắm, chuyên sâu Người chỉ rõ:

Trang 36

Có tài phải có đức, có tài mà không có đức, tham ô hủ hoá có hại cho nhà nước Có đức không có tài, như ông Bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai Đức của người cán bộ, đảng viên là đạo đức cách mạng Người coi đạo đức cách mạng là “nền tảng”, là “cái gốc” của người cán bộ Đức của người cán bộ cách mạng thể hiện ở phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, là lòng trung thành vô hạn đối với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, với chế độ XHCN; là trình độ giác ngộ mục tiêu, lý tưởng XHCN, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì mục tiêu, lý tưởng cao đẹp đó Đức được thể hiện ở sự trong sáng, thành thật, trung thực, không cơ hội, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, biết hy sinh lợi ích cá nhân để phục tùng lợi ích tập thể, lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân Có lối sống trong sạch, lành mạnh, gần gũi với quần chúng, gương mẫu gắn bó với nhân dân, khiêm tốn học hỏi, thực sự cầu thị Có tinh thần đoàn kết, thương yêu, tương thân, tương ái lẫn nhau Đức là cái gốc giúp người cán bộ cách mạng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh để hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao phó Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói : “cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Đạo đức cách mạng tạo nên uy tín của cán bộ, đảng viên Đó là cơ sở để giáo dục, thuyết phục và lãnh đạo quần chúng nhân dân,

là tấm gương sáng cho mọi người noi theo

Người cán bộ công chức phải luôn rèn luyện để thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, không tham nhũng, tiêu cực, không lãng phí, không lợi dụng nghề nghiệp để trục lợi cá nhân và gây thiệt hại đến lợi ích xã hội, lợi ích của tập thể và của người khác

Đạo đức công vụ của người công chức được nâng cao sẽ gia tăng sự tín nhiệm, niềm tin của nhân dân đối với công chức Uy tín và ảnh hưởng tốt

của đội ngũ công chức đối với quần chúng nhân dân không phải chỉ ở lời nói đúng, có sức thuyết phục , điều quan tro ̣ng hơn là ở viê ̣c làm , là hành vi đạo

Trang 37

đức của người học Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói : mô ̣t tấm gương sống còn

có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền và “Trước mặt quần chúng , không phải ta cứ viết lên trán chữ “cô ̣ng sản” mà ta được quần chúng yêu mến Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đa ̣o đức Muốn hướng

.[32, tr.552]

Có thể nói, với mỗi mô ̣t công chức, mỗi khi ho ̣ thực sự tâ ̣n tâm, tâ ̣n lực với công viê ̣c để phu ̣c vu ̣ nhân dân , phục vụ Tổ quốc thì niềm tin yêu của quần chúng nhân dân đối với ho ̣ được nhân lên gấp bô ̣i Mô ̣t công chức khi hoạt động của mình dựa trên những tiêu chuẩn , chuẩn mực đa ̣o đức công vu ̣ đã được xã hô ̣i thừa nhâ ̣n nhất di ̣nh sẽ mang la ̣i h iê ̣u quả cao Ở đây có sự thống nhất chă ̣t chẽ giữa đa ̣o đức và năng lực ; đức và tài Đó cũng là biểu hiê ̣n của mô ̣t nhân cách phát triển

1.2.3 Nâng cao đạo đức công vụ góp phần đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực trong thực thi nhiệm vụ công, trong giao dịch hành chính với tổ chức, công dân

Để đáp ứng yêu cầu , nhiê ̣m vu ̣ mới , đội ngũ cán bộ , công chức nói

chất lượng Đa số công chức của chúng ta hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được nhân dân tin yêu , quý trọng Không ít tấm gương làm viê ̣c hết sức tâ ̣n tụy vì dân, vì nước, thực sự trở thành “công bô ̣c” của dân

Tuy nhiên, dưới tác đô ̣ng từ mă ̣t trái của nền ki nh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa đã làm cho không ít cán bộ , công chức sa ngã, suy thoái về phẩm chất đa ̣o đức Hiện nay, dư luận xã hội đang rất quan tâm đến vấn đề đạo đức, suy thoái đạo đức trong bộ phận công chức nước ta hiệ n nay, trong đó có công chức cấp huyê ̣n Mô ̣t vài vu ̣ viê ̣c ở mô ̣t vài huyê ̣n ở Thái Bình những năm 1997-1998, hay gần đây ở Tiên Lãng , Hải Phòng có thể nói là

22

Hồ Chi ́ Minh, Toàn tập, NxbCTQG 1996, tâ ̣p 5, tr.552

Trang 38

phần nào “ làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nư ớc, đe

.[5, tr.173]

Có nhiều nguyên nhân tác động đến đạo đức của của người công chức, trong đó có vấn đề chủ quan của người công chức như: thiếu được rèn luyện, thiếu tuân thủ những quy định của các nguyên tắc ứng xử trong nền công vụ , nhưng cũng có những yếu tố khách quan từ bên ngoài tác động làm cho mô ̣t số công chức vi pha ̣m những chuẩn mực đạo đức nghề nghiê ̣p và đa ̣o đức xã hô ̣i

Trước đây, trong cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, nhiều khi người ta

đề cao quá mức đời sống tinh thần , xem nhẹ vâ ̣t chất , nhưng khi chuyển sang

cơ chế thị trường, sự coi trọng đời sống vật chất đã vượt quá ngưỡng cần thiết trở thành sùng bái sau một thời gian dài bị kìm nén , gần như trong một thời gian dài chúng ta chưa thâ ̣t quan tâm đúng mức đến viê ̣c xây dựng một nền tảng đạo đức thâ ̣t sự vững chắc cho xã hội , khi bước vào cơ chế thị trường khắc nghiệt, nhiều giá trị trước đây chúng ta tưởng sẽ bền vững nhưng khi va chạm với thực tế thì vỡ tan hoặc bộc lộ những yếu ớt, bất lực

không ít người bi ̣ méo mó nhân cách Mô ̣t số người cho rằng lý tưởng , niềm tin là những thứ rất xa vời, thiếu thực tế, từ đó họ chuyển sang lối sống thực dụng, để bộc lộ những khía cạch thấp hèn vụ lợi, thậm chí là tàn nhẫn Lối sống thực dụng chắc chắn sẽ sai lầm, sớm hay muộn chủ nghĩa cá nhân sẽ bị trả giá.Vì mỗi cá nhân chí có thể đạt được hạnh phúc khi có sự hài hòa, cân đối trong quan niệm về vật chất và tinh thần, giữa cá nhân và xã hội, giữa hiện đại và truyền thống

Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (tháng 2012) ra Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” xác định vấn đề trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất là “ kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống

23

Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam, Văn kiê ̣n Đại hội lần thứ XI, Nxb CTQG 2011, tr 173

Trang 39

của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản

lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm

.[4, tr.22] Nghị quyết đã thổi luồng không khí lạc quan, tin tưởng, phấn khởi trong toàn Đảng và trong toàn xã hội v.v tạo niềm tin vào “cuộc chiến” nhằm đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực trong thực thi nhiê ̣m vu ̣ công, trong giao di ̣ch hành chính với tổ chức, công dân

Đạo đức công vụ trong sáng sẽ tạo ra sức đề kháng để công chức ngăn chặn, đẩy lùi những phản giá tri ̣ đạo đức Cùng với quá trình chuy ển đổi cơ

chế quản lý kinh tế với tác đô ̣ng từ mă ̣t trái của kinh tế thi ̣ trường , thêm vào đó là ý thức tự tu dưỡng , tự rèn luyê ̣n của mô ̣t số cán bô ̣, công chức chưa cao đã làm xuất hiê ̣n các phản giá tri ̣ đa ̣o đức

Quá t rình chuyển đổi thang giá trị đạo đức trong một bộ phận xã hội nói chung, mô ̣t bô ̣ phâ ̣n công chức cấp huyê ̣n nói riêng trong thời gian qua cho thấy đã có những sự lê ̣ch chuẩn nhất đi ̣nh Nhiều giá tri ̣ đa ̣o đức được xây

trọng, phù hợp với xu thế phát triển của một xã hội nhân văn , nhân ái, nhân bản, thì nay đang có nguy cơ bị xem nhẹ Một khảo sát về sự chuyển đổi định hướng giá trị nhân cách con người Việt Nam trước thời kỳ đổi mới (1986) và sau đổi mới cho kết quả như sau

Trước thời kỳ đổi mới, định hướng giá trị nhân cách con người Việt Nam được xếp theo thứ bậc từ cao đến thấp là:

- Ít biết tính toán hiệu quả kinh tế 69,4%

- Chịu đựng gian khổ, ít đòi hỏi 64,7%

- Kém năng động, tháo vát trong ứng xử 64,5%

- Hướng vào những giá trị tập thể là chính 61,2%

- Sống nặng về tình nghĩa 54,7%

24 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội, 2012, tr 22

Trang 40

- Thích bình quân chủ nghĩa 54,6%

Sau thời kỳ đổi mới, định hướng giá trị nhân cách con người Việt Nam được xếp theo thứ bậc từ cao đến thấp là:

- Đòi hỏi mức tiêu dùng hàng ngày cao 83,2%

- Biết tính toán hiệu quả kinh tế 79,4%

- Chấp nhạn ganh đua, cạnh tranh 74,4%

- Hướng vào những lợi ích cá nhân là chính 64,0%

- Quan hệ người – người dựa trên k tế 60,0%

Một kết quả khảo sát khác của Viện Khoa học Xã hội nhân văn Quân

sự năm 2006 cho thấy, “Sự tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đến từng

con người và xã hội” là rất lớn

Về nội dung kinh tế thị trường “Xô đẩy con người hướng vào các giá trị trước mắt hơn các giá trị lâu dài, giá trị tương lai”, có 31,15% cho rằng hoàn toàn đúng và 37,98% cho rằng đúng nhiều hơn sai

Về nội dung “Hướng con người vào việc coi trọng lợi ích cá nhân, lợi ích bộ phận hơn lợi ích tập thể, lợi ích toàn xã hội”, có 26,70% cho rằng hoàn toàn đúng và 38,87% cho rằng đúng nhiều hơn sai

Về nội dung “Là một trong những nguyên nhân xuống cấp về các giá trị đạo đức”, có 27,29% cho rằng hoàn toàn đúng và 34,14% cho rằng đúng

[28, tr.147,148]

đang có sự chuyển di ̣ch - mô ̣t sự chuyển di ̣ch không theo ý muốn của chúng

và cái lạc hậu , tích cực và tiêu cực đan xen và o nhau… Trong bối cảnh đó ,

Ngày đăng: 14/10/2015, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w