phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng

78 195 0
phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ____o0o____ NGUYỄN THỊ HUỲNH NHƯ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÙ LAO DUNG, TỈNH SÓC TRĂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 Tháng 04 năm 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ____o0o____ NGUYỄN THỊ HUỲNH NHƯ MSSV: C1200188 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÙ LAO DUNG, TỈNH SÓC TRĂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ths. PHẠM PHÁT TIẾN Tháng 04 năm 2014 LỜI CẢM TẠ Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành đề tài này, ngoài sự phấn đấu của bản thân còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ của các thầy cô, bạn bè, các Cô, Chú, Anh, Chị trong Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn huyện Cù Lao Dung. Nay em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến: Quý thầy cô ở khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình giảng dạy trong suốt thời gian qua. Thầy Phạm Phát Tiến đã tận tâm hướng dẫn để em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Xin cảm ơn quý Cô, Chú, Anh, Chị trong Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn huyện Cù Lao Dung đã giúp đỡ và nhiệt tình chỉ dẫn những kinh nghiệm thực tế rất thiết thực để em được hoàn thành tốt nhiệm vụ trong học tập. Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian tìm hiểu chưa sâu, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp và thông cảm của Quý Thầy Cô cũng như Ban Lãnh Đạo Ngân hàng. Sau cùng em xin chúc tất cả quý Thầy, Cô và tập thể nhân viên trong Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn huyện Cù Lao Dung luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ và vững bước trong cuộc sống. Xin chân thành cảm ơn! Cần thơ, Ngày 28 tháng 04 năm 2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Huỳnh Như i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày 28 tháng 04 năm 2014 Người thực hiện Nguyễn Thị Huỳnh Như ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Cù Lao Dung, ngày … tháng ... năm 2014 Giám Đốc (ký tên, đóng dấu) iii MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1 1.1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2 1.2.1. Mục tiêu chung .............................................................................................. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................... 2 1.3.1. Không gian nghiên cứu ................................................................................ 2 1.3.2. Thời gian nghiên cứu .................................................................................... 2 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 2 Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 3 2.1. Cơ sở lí luận ...................................................................................................... 3 2.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại ........................................................... 3 2.1.2. Khái niệm hộ sản xuất .................................................................................. 4 2.1.3. Khái niệm, bản chất và chức năng của hoạt động tín dụng ..................... 4 2.1.4. Một số vấn đề về huy động vốn .................................................................. 6 2.1.4.1. Khái niệm huy động vốn........................................................................... 6 2.1.4.2. Các hình thức huy động vốn..................................................................... 6 2.1.5. Các khái niệm liên quan đến hoạt động cho vay....................................... 7 2.1.5.1. Khái niệm cho vay ..................................................................................... 7 2.1.5.2. Các hình thức cho vay ............................................................................... 7 2.1.5.3. Điều kiện cho vay ...................................................................................... 9 2.1.5.4. Đối tượng cho vay ..................................................................................... 9 2.1.5.5. Qui trình cho vay .......................................................................................10 2.1.5.6. Nguyên tắc cho vay ...................................................................................11 2.1.5.7. Thời hạn cho vay .......................................................................................11 2.1.5.8. Phương thức cho vay .................................................................................12 2.1.6. Phân loại nợ ...................................................................................................12 2.1.7. Một số chỉ tiêu phản ánh hoạt động tín dụng ............................................13 2.1.7.1. Doanh số cho vay.......................................................................................13 iv 2.1.7.2. Doanh số thu nợ .........................................................................................13 2.1.7.3. Dư nợ ...........................................................................................................13 2.1.7.4. Nợ xấu .........................................................................................................14 2.1.7.5. Vòng quay vốn tín dụng............................................................................14 2.1.7.6. Hệ số thu hồi nợ .........................................................................................14 2.1.7.7. Tỷ lệ nợ xấu ................................................................................................14 2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................15 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................15 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................15 Chương 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÙ LAO DUNG .............................................17 3.1. Giới thiệu về ngân hàng...................................................................................17 3.1.1. Tổng quan về ngân hàng ..............................................................................17 3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội cue huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng ..............................................................................................17 3.1.1.2. Sơ lược về ngân hàng ................................................................................18 3.1.2. Lịch sử hình thành ........................................................................................18 3.2. Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng .........................................................19 3.2.1. Chức năng ......................................................................................................19 3.2.2. Nhiệm vụ ........................................................................................................19 3.3. Cơ cấu tổ chức nhân sự ...................................................................................20 3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ năm 2011 – 2013 ..........21 3.4.1. Thu nhập.........................................................................................................22 3.4.2. Chi phí ............................................................................................................24 3.4.3. Chênh lệch thu chi ........................................................................................27 Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÙ LAO DUNG ......................................................................................................29 4.1. Khái quát hoạt động tín dụng của ngân hàng ...............................................29 4.2. phân tích hoạt động huy động vốn .................................................................29 4.2.1. Vốn điều chuyển ...........................................................................................31 4.2.2. Vốn huy động ................................................................................................32 4.3. Phân tích hoạt động cho vay ...........................................................................34 4.3.1. Phân tích doanh số cho vay .........................................................................35 v 4.3.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn cho vay ................................................36 4.3.1.2. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế .............................................39 4.3.2. Phân tích doanh số thu nợ ............................................................................40 4.3.2.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn cho vay...................................................41 4.3.2.1. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế ...............................................44 4.3.2.3. Hệ số thu nợ................................................................................................45 4.3.2. Tình hình dư nợ .............................................................................................46 4.3.3.1. Dư nợ theo thời hạn cho vay ....................................................................47 4.3.3.2. Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế ..................................................48 4.3.4. Tình hình nợ xấu ...........................................................................................49 4.3.4.1. Nợ xấu theo thời hạn cho vay ..................................................................50 4.3.4.2. Nợ xấu theo thành phần kinh tế ...............................................................52 4.3.4.3. Tỷ lệ nợ xấu ................................................................................................53 4.4. Đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng.................................................55 4.4.1. Chỉ tiêu tổng dư nơ/vốn huy động ..............................................................55 4.4.2. Chỉ tiêu tổng dư nợ/tổng nguồn vốn ...........................................................55 4.4.3. Vòng quay vốn tín dụng ...............................................................................56 4.5. Các chỉ tiêu tín dụng trên mõi cán bộ tín dụng.............................................57 Chương 5: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÙ LAO DUNG ....................................................................................................................................59 5.1. Phân tích môi trường bên trong của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cù Lao Dung ..............................................................................59 5.1.1. Điểm mạnh.....................................................................................................59 5.1.2. Điểm yếu ........................................................................................................59 5.2. Phân tích môi trường bên ngoài của chi nhánh Ngân hàng ........................60 5.2.1. Cơ hội .............................................................................................................60 5.2.2. Thách thức .....................................................................................................60 5.3. Sử dụng ma trận SWOT để đề xuất giải pháp cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng ................................................................................................................61 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................64 6.1. Kết luận .............................................................................................................64 6.2. Kiến Nghị ..........................................................................................................65 TÁI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................66 vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank huyện Cù Lao Dung.... 22 Bảng 3.2. Thu nhập từ lãi của chi nhánh Agribank huyện Cù Lao Dung ............. 24 Bảng 3.3. Chi phí cho hoạt động huy động vốn (chi trả lãi) .................................. 26 Bảng 4.1. Nguồn vốn kinh doanh của Agribank huyện Cù Lao Dung ................. 31 Bảng 4.2. Tiền gửi theo thời hạn của Agribank huyện Cù Lao Dung................... 33 Bảng 4.3. Cơ cấu tiền gửi có kỳ hạn của Agribank huyện Cù Lao Dung ........... 34 Bảng 4.4. Tình hình cho vay của Agribank huyện Cù Lao Dung ......................... 35 Bảng 4.5. Doanh số cho vay theo thời hạn của Agribank huyện Cù Lao Dung .. 37 Bảng 4.6. Tình hình cho vay và thu nợ ngắn hạn .................................................... 42 Bảng 4.7. Doanh số thu nợ theo thời hạn cho vay ................................................. 43 Bảng 4.8. Tình hình dư nợ của Agribank huyện Cù Lao Dung ............................. 47 Bảng 4.9. Tình hình nợ xấu thời hạn cho vay .......................................................... 51 Bảng 4.10 . Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ............................................ 55 Bảng 4.11. Các chỉ tiêu tín dụng trên từng cán bộ tín dụng ................................... 57 vii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Quy trình cho vay của ngân hàng .............................................................. 10 Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức nhân sự của Agribank huyện Cù Lao Dung ................. 20 Hình 3.3. Cơ cấu thu nhập của Agribank huyện Cù Lao Dung ............................. 23 Hình 3.4. Cơ cấu chi phí của Agribank huyện Cù Lao Dung ................................ 25 Hình 3.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank huyện Cù Lao Dung ..... 27 Hình 4.1. Cơ cấu nguồn vốn của Agribank huyện Cù Lao Dung .......................... 30 Hình 4.2. Cơ cấu tiền gửi theo thời hạn của Agribank huyện Cù Lao Dung ....... 32 Hình 4.3. Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn của chi nhánh Agribank huyện Cù Lao Dung .................................................................................................... 36 Hình 4.4. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế.............................................. 39 Hình 4.5. Cơ cấu doanh số thu nợ theo thời hạn cho vay của Agribank huyện Cù Lao Dung ............................................................................................................... 41 Hình 4.6. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế ................................................ 44 Hình 4.7. Hệ số thu nợ của chi nhánh Agribank huyện Cù Lao Dung ................. 45 Hình 4.8.Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế .................................................. 48 Hình 4.9. Tình hình nợ xấu của chi nhánh Agribank huyện Cù Lao dung ........... 49 Hình 4.10. Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế ............................................. 52 Hình 4.11. Tỷ lệ nợ xấu của Agribank huyện Cù Lao Dung.................................. 54 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHTM: Ngân hàng thương mại NHNN: Ngân hàng nhà nước TCTD: Tổ chức tín dụng ATM: SXKD: Sản xuất kinh doanh KQHĐKD: Kế quả hoạt động kinh doanh ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện đang là xu hướng tất yếu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nhiều quốc gia. Với mong muốn tăng trưởng và cải thiện đất nước, Việt Nam cũng không ngừng thiết lập các mối quan hệ với các quốc gia trên thế giới với tinh thần đa phương và đa dạng hóa. Cùng với sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế, ngành Ngân hàng cũng đã và đang góp phần không nhỏ trong tiến trình hội nhập kinh tế của đất nước. Giữ vai trò là công cụ của nhà nước trong quá trình điều tiết kinh tế, ngành Ngân hàng đang ngày một khẳng định vị thế quan trọng của mình. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, ngành Ngân hàng cũng không ngừng phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng. Thông qua các nghiệp vụ , các ngân hàng đã thực hiện khá tốt nhiệm vụ của mình, là đáp ứng nhu cấu vốn của các chủ thể trong nền kinh tế bằng cách thu hút lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư sau đó đưa chúng đến những nơi đang có nhu cầu sử dụng. Qua đó, kích thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo định hướng của nhà nước. Ở Việt Nam, tín dụng là một hoạt động kinh doanh chủ yếu và đem lại lợi nhuận cao nhất đối với tất cả các ngân hàng. Đồng thời hoạt động tín dụng còn nói lên qui mô phát triển kinh tế của ngân hàng thông qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ,... Tuy nhiên, qua t hực tế cho thấy hoạt động tín dụng của các ngân hàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và những rủi ro này lại bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để hoạt động kinh doanh ổn định phát triển, đảm bảo có hiệu quả và hạn chế rủi ro trước tiên việc phân tích tín dụng là mục tiêu không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của tất cả các ngân hàng. Trước tầm quan trọng đó, tôi chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng” để làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung: Phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng qua các năm từ năm 2011 – 2013. Từ đó, đưa ra một số giải pháp cho hoạt động tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: - Phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng từ năm 2011 – 2013. - Phân tích tình hình cho vay vốn của ngân hàng qua các năm 2011, 2012, 2013. - Đề xuất một số giải pháp cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. 1.3.2. Thời gian: Từ năm 2011 – 2013 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng trong 3 năm 2011, 2012, 2013. 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 2.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại - Khái niệm Ngân hàng thương mại: (Theo luật các Tổ chức tín dụng năm 2010) Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận. - Hoạt động ngân hàng được xác định là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán. - Bản chất của Ngân hàng thương mại: Nói theo bản chất thì hoạt động của NHTM một phần nào đó tương tự như một doanh nghiệp kinh doanh bình thường. + NHTM giống doanh nghiệp bình thường ở chỗ nó cũng là một đơn vị kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, có vốn chủ sở hữu, có bộ máy tổ chức để quản lí và hoạt động trong lĩnh vực riêng của mình theo quy định của pháp luật. + NHTM khác doanh nghiệp bình thường ở chỗ NHTM không trực tiếp tham gia sản xuất và lưu thông hàng hóa, mà nó góp phần phát triển kinh tế xã hội thông qua việc cung cấp vốn tín dụng cho nền kinh tế, thực hiện chức năng trung gian tài chính và trung gian tài chính. - Đối tượng kinh doanh của NHTM: Là quyền sử dụng vốn thông qua các nghiệp vụ tín dụng và thanh toán. - Chức năng của NHTM: + Tạo tiền: NHTM tạo tiền bằng cách thu hút tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế - Xã hội trong và ngoài nước. + Trung gian thanh toán + Huy động tiết kiệm + Mở rộng tín dụng 3 2.1.2. Khái niệm hộ sản xuất Nói đến sự tồn tại của hộ sản xuất trong nền kinh tế, trước hết chúng ta cần thấy rằng hộ sản xuất không chỉ có ở nước ta mà còn có ở tất cả các nước có nền sản xuất nông nghiệp trên thế giới. Hộ sản xuất đã tồn tại qua nhiều phương thức và vẫn đang tiếp tục phát triển. Phương thức sản xuất này có những quy luật phát triển riêng của nó và trong mỗi chế độ nó tìm cách thích ứng với nền kinh tế hiện hành. Để phù hợp với xu thế phát triển chung, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ban hành Phụ lục số 1 kèm theo Quyết định 499A ngày 2/9/1993, theo đó khái niệm hộ sản xuất được hiểu như sau: "Hộ sản xuất là đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động kinh doanh, là chủ thể trong mọi quan hệ sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất của mình". Thành phần chủ yếu của hộ sản xuất bao gồm: hộ nông dân, hộ tư nhân, cá thể, hộ gia đình xã viên, hộ nông... Như vậy, hộ sản xuất là một lực lượng sản xuất to lớn ở nông thôn. Hộ sản xuất hoạt động trong nhiều ngành nghề nhưng hiện nay phần lớn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các h họ này tiến hành sản xuất kinh doanh đa dạng kết hợp trồng trọt với chăn nuôi và kinh doanh ngành nghề phụ. Đặc điểm sản xuất kinh doanh nhiều ngành nghề nói trên đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các hộ sản xuất ở nước ta. 2.1.3. Khái niệm, bản chất và chức năng của hoạt động tín dụng - Các khái niệm tín dụng: Tín dụng là hoạt động ra đời và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hóa, là quan hệ kinh tế thể hiện dưới hình thức vay mượn và có hoàn trả. Ngày nay tín dụng được hiểu theo những nghĩa sau: + Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. + Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hoàn hóa. + Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên (trái chủ người cho vay) cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán…dựa vào lời hứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia (thụ trái – người cho vay). 4 Như vậy, “tín dụng” được diễn đạt bằng nhiều lời lẽ khác nhau, nhưng chúng cùng chỉ một hoạt động thống nhất: Hoạt động cho vay và đi vay và quan hệ này được ràng buộc trên cơ sở pháp luật hiện hành. - Bản chất: Bản chất của tín dụng là giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả và có các đặc trưng sau: + Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai hình thức là cho vay (bằng tiền) và cho thuê (bất động sản và động sản). + Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, người cho vay khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn. Đây là yếu tố hết sức cơ bản trong quản trị tín dụng. + Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc. - Chức năng của tín dụng: + Chức năng tập chung và phân phối lại nguồn vốn: Đây là chức năng cơ bản của tín dụng nhằm điều tiết vốn từ nơi “ thừa” sang nơi “thiếu” để đầu tư phát triển. Huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và chuyển hoá quyền sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn cho xã hội. + Chức năng tiết kiệm tiền và chi phí lưu thông cho xã hội: Nhờ hoạt động tín dụng đã tạo điều kiện cho sự ra đời các công cụ lưu thông không dùng tiền mặt như: kỳ phiếu, trái phiếu, các loại séc, các thẻ thanh toán,... cho phép thay thế một lượng tiền mặt lưu hành nhờ đó giảm bớt các chi phí có liên quan đến việc in ấn, đúc tiền, vận chuyển,… + Chức năng tạo ra tiền: quá trình tạo ra tiền của ngân hàng được thực hiện thông qua các hoạt động tín dụng và tổ chức thanh toán trong hệ thống ngân hàng. + Kiểm soát các hoạt động kinh tế: Nhằm mục đích bảo tồn vốn của mình, khi các tổ chức tín dụng cho vay đều yêu cầu người đi vay phải có tài sản thế chấp, phải có phương án khả thi trong việc sử dụng tiền vay của khách hàng. Thông qua nghiệp vụ trung gian thanh toán hộ, ngân hàng có điều kiện tăng cường kiểm soát đồng tiền các hoạt động của các đơn vị kinh tế. - Các hình thức cấp tín dụng: + Cho vay + Chiết khấu + Bão lãnh ngân hàng (Tín dụng bằng chữ ký) 5 + Cho thuê tài chính 2.1.4. Một số vấn đề về huy động vốn Nghiệp vụ huy động vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng cũng như đối với xã hội. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng được sử dụng những biện pháp và công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. 2.1.4.1. Khái niệm huy động vốn - Huy động vốn là lượng tiền huy động từ các hoạt động tín dụng như nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm từ các cá nhân, các tổ chức kinh tế, TCTD và phát hành các chứng từ có gi á. - Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng thương mại, thực chất là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng nhưng với nghĩa vụ hoàn trả kịp thời, đầy đủ khi khách hàng yêu cầu. Do đó, khi sử dụng ngân hàng phải dự trữ lại một tỷ lệ nhất định để đảm bảo khả năng chi trả khi khách hàng có nhu cầu rút tiền. 2.1.4.2. Các hình thức huy động vốn a) Huy động vốn bằng tiền gửi Tiền gửi là số tiền của khách hàng tại ngân hàng dưới hình thức không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và một số hình thức khác. Tiền gửi được hưởng lãi hoặc không hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền. - Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ được gửi tại ngân hàng để thuận tiện cho việc kinh doanh và giao dịch của họ. Các tổ chức kinh tế thường gửi tiền vào ngân hàng dưới các hình thức: + Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán): loại tiền gửi mà khi gửi vào khách hàng gửi tiền có thể rút ra bất kỳ lúc nào mà không cần báo trước cho ngân hàng và ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu đó của khách hàng. Chính vì tính chất không ổn định của loại tiền gửi này nên ngân hàng phải dự trữ với số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đối với loại tiền gửi này khách hàng không có mục đích nhận lãi suất mà chủ yếu để được ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng như ủy nhiệm chị, ủy nhiệm thu, sec,... + Tiền gửi có kỳ hạn: khi gửi tiền vào có sự thỏa thuận về thời gian rút ra giữa ngân hàng và khách hàng. Khách hàng chỉ được rút tiền khi đến hạn. Tuy 6 nhiên, trên thực tế do yếu tố cạnh tranh, để thu hút tiền gửi của khách hàng, ngân hàng cho phép khách hàng rút tiền trước thời hạn nhưng chỉ được nhận lãi suất không kỳ hạn hoặc một mức lãi suất thấp hơn. - Tiền gửi dân cư : + Tiền gửi tiết kiệm: là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo qui định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo qui định của luật pháp về bảo hiểm tiền gửi. Mặc dù số tiền gửi của cá nhân và hộ gia đình là nhỏ nhưng ngân hàng huy động với số lượng lớn nên cũng mang lại nguồn vốn lớn kinh doanh cho ngân hàng. + Tài khoản tiền gửi cá nhân: cá nhân mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng. Ngày nay, khi đời sống vật chất của mọi người được nâng cao thì ngày càng có nhiều cá nhân mở tài khoản tiền gửi tại nhân hàng và thực hiện các giao dịch, thanh toán qua ngân hàng. Vì vậy, tài khoản tiền gửi cá nhân cũng góp phần tăng cường nguồn vốn cho các ngân hàng thương mại + Tiền gửi khác: ngoài hai loại tiền gửi trên, tại các ngân hàng thương mại còn có các khoản tiền gửi như: tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi của các tổ chức tín dụng, tiền gửi của Kho bạc Nhà nước... b) Vốn huy động thông qua phát hành các chứng từ có giá Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn, trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một khoản thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua. Đây chính là việc các ngân hàng thương mại phát hành các chứng từ như: kỳ phiếu ngân hàng có mục đích, trái phiếu ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn ngắn hạn và dài hạn vào ngân hàng. 2.1.5. Các khái niệm liên quan đến hoạt động cho vay 2.1.5.1. Khái niệm cho vay Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó TCTD giao cho khách hàng một số tiền để sử dụng vào một mục đích và thời gian thỏa thuận, với nguyên tắc có sự hoàn trả cả vốn gốc và lãi. 2.1.5.2. Các hình thức cho vay a. Căn cứ vào thời hạn cho vay: - Cho vay ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn đến 12 tháng được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách 7 hàng, loại tín dụng này chiếm chủ yếu trong các ngân hàng thương mại. Tín dụng ngắn hạn thường được dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân.Tín dụng ngắn hạn bao gồm các hình thức sau đây: cho vay bổ sung vốn lưu động, bảo lãnh, chiết khấu chứng từ có giá, thấu chi. - Cho vay trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng. Dùng để cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. Đối với hình thức cho vay này nhằm để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. - Cho vay dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. b. Căn cứ vào đối tượng cho vay: - Cho vay vốn lưu động: Là loại tín dụng cung cấp nhằm hình thành vốn lưu động như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu cho sản xuất. - Cho vay vốn cố định: Là loại tín dụng cung cấp nhằm hình thành vốn cố định, loại tín dụng này được thực hiện dưới hình thức cho vay trung và dài hạn. Tín dụng vốn cố định thường được cấp phát phục vụ cho việc đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới. c. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn cho vay: - Cho vay sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại tín dụng cung cấp cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân để tiến hành sản xuất kinh doanh. - Cho vay tiêu dùng: Là hình thức tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Ngoài ra, căn cứ vào mục đích sử dụng vốn còn có thể có nhiều hình thức tín dụng khác. d. Căn cứ vào đối tượng trả nợ - Cho vay trực tiếp: Là hình thức cho vay mà trong đó người đi vay cũng là người trực tiếp trả nợ. - Cho vay gián tiếp: Là hình thức cho vay mà trong đó người đi vay và người trả nợ là hai đối tượng khác nhau. 8 e. Căn cứ vào tính chất của khoản vay - Cho vay có đảm bảo: Là c ác khoản vốn tín dụng phát ra đều có hàng hóa, vật tư, tài sản tương đương đảm bảo. - Cho vay không có đảm bảo: các khoản tín dụng phát ra không cần có hàng hóa, vật tư, tài sản đảm bảo mà chỉ dựa vào uy tín, sự tín nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân để cho vay. 2.1.5.3. Điều kiện cho vay Điều kiện cho vay là những yêu cầu của ngân hàng đối với bên vay để làm căn cứ xem xét, quyết định thiết lập quan hệ tính dụng. Nội dung điều kiện cho vay cũng làm cơ sở cho việc xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình sử dụng tiền vay. Ngân hàng xem xét và quyết định chovay khi có đủ các điều kiện sau: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, theo định hướng của nhà nước. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết. - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và phù hợp với qui định của pháp luật. - Thực hiện qui định về bảo đảm tiền vay theo qui định của chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2.1.5.4. Đối tượng cho vay - Đối tượng cho vay của ngân hàng là phần thiếu hụt trong tổng giá trị cấu thành tài sản cố định, tài sản lưu động và các khoản chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng trong một thời kỳ nhất định. - Ngân hàng cho vay các đối tượng sau: + Giá trị vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị, các khoản chi phí khách hàng thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và đầu tư phát triển. + Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưa bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung hạn và dài hạn để đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi được tính trong giá trị tài sản cố định đó. - Ngân hàng không cho vay các đối tượng sau: 9 + Số tiền thuế phải nộp (trừ số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu). + Số tiền để trả nợ gốc và lãi vay cho các tổ chức tín dụng khác 2.1.5.5. Qui trình cho vay Khách hàng khi vay vốn tại ngân hàng cần phải thực hiện theo quy trình sau: Khách hàng Thanh lý hợp đồng Phân tích và thẩm định khách hàng Thu hồi gốc và lãi Kiểm tra và giám sát Ký hợp đồng Giải ngân Hình 2.1: Quy trình cho vay của ngân hàng Bước 1: Khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ đến gặp Cán bộ tín dụng của ngân hàng mà khách hàng muốn vay. Cán bộ tín dụng sẽ làm trung gian tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn và các giấy tờ có liên quan. Bước 2: Các bộ tín dụng tiến hành phân tích và thẩm định khách hàng. Cán bộ tín dụng trực tiếp nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ. Nếu xét thấy không đủ điều kiện cho vay thì cán bộ tín dụng trả hồ sơ lại cho khách hàng để khách hàng chủ động tìm nguồn vốn khác. Nếu đầy đủ các điều kiện, sau khi hoàn tất các thủ tục cán bộ tín dụng lập tờ trình cho vay theo mẫu ghi rõ đề nghị mức cho vay, thời hạn trả nợ, lãi suất kèm hồ sơ vay vốn để trình lên Trưởng phòng tín dụng xem xét. Trên cơ sở tờ trình của cán bộ tín dụng kèm hồ sơ vay vốn, Trưởng phòng tín dụng xem xét, thẩm định, kiểm tra lại hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp lý, hợp lệ thì Trưởng phòng tín dụng thì đề nghị cán bộ tín dụng xem xét lại hồ sơ. 10 Bước 3: Khi đã đồng ý cho vay Ngân hàng tiến hành thỏa thuận và ký hợp đồng với khách hàng. Bước 4: Sau khi ký kết hợp đồng tín dụng, ngân hàng thực hiện phát tiền vay cho khách hàng theo đúng tiến độ đã thỏa thuận trên hợp đồng. Bước 5: Cán bộ tín dụng kiểm tra và giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Cán bộ tín dụng sẽ theo dõi và đôn đốc người vay sử dụng tiền vay đúng mục đích, có hiệu quả, hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không sử dụng vốn đúng mục đích hoặc không thực hiện trả nợ gốc và lãi đúng hạn như cam kết. Bước 6: Thu nợ gốc và lãi. Theo thỏa thuận trên hợp đồng, khách hàng phải chủ động trả nợ ngân hàng khi đến hạn. Nếu khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn thì ngân hàng sẽ xử lý đúng quy định theo từng trường hợp khác nhau được quy định cụ thể trong quyết định 18/2007/QĐNHNN. Bước 7: Thanh lý hợp đông tín dụng. Khi khách hàng trả hết nợ gốc và lãi thì ngân hàng tiến hành hoàn tất khoản vay và hợp đồng tín dụng hét hiệu lực, đồng thời tiến hành giải chấp cho khách hàng (trường hợp có đảm bảo tín dụng). 2.1.5.6. Nguyên tắc cho vay - Nguyên tắc 1: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng cho vay. - Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đông tín dụng. 2.1.5.7. Thời hạn cho vay - Thời hạn cho vay là khoảng thời gian mà người vay được chuyển quyền sử dụng vốn vay, được tính từ khi người vay rút tiền vay đầu tiên cho đến khi trả hết nợ. - Thời hạn cho vay phụ thuộc vào: + Nhu cầu vốn của người vay + Chu kỳ sản xuất kinh doanh + Khả năng vay và trả nợ của người vay - Các loại thời hạn cho vay + Ngắn hạn: Những món cho vay đến 12 tháng 11 + Trung hạn: Những món cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng + Dài hạn: Những món cho vay từ trên 60 tháng 2.1.5.8. Phương thức cho vay Theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, có các phương thức cho vay sau: - Cho vay từng lần (cho vay theo món) - Cho vay theo hạn mức tín dụng - Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng - Cho vay theo dự án - Cho vay trả góp - Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng - Cho vay theo hạn mức thấu chi - Cho vay hợp vốn 2.1.6. Phân loại nợ Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐNHNN, nợ được chia làm các nhóm sau: - Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn + Các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; + Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại. - Nhóm 2: Nợ cần chú ý + Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; + Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn lần đầu; - Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn + Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn 10 ngày, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên phân loại vào nhóm 2 theo qui định; + Các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. 12 - Nhóm 4: Nợ nghi ngờ + Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; + Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cấu lại lần đầu; + Các khoản nợ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2. - Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn + Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu tiên; + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; + Các khoản nợ được cơ cấu lại lần t hứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; + Các khoản nợ khoan, nợ chờ xử lý. 2.1.7. Một số chỉ tiêu phản ánh hoạt động tín dụng 2.1.7.1. Doanh số cho vay Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một thời gian nhất định. Nó chịu ảnh hưởng bời các yếu tố như vốn huy động của ngân hàng, nhu cầu vốn và vốn tự có của khách hàng, tài sản thế chấp và cầm cố làm đảm bảo… 2.1.7.2. Doanh số thu nợ Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã thu về được trong một thời gian nhất định. 2.1.7.3. Dư nợ Dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà ngân hàng chưa thu hồi về. Nó là chỉ tiêu thể hiện quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ta có thể hiểu dư nợ được tính như sau: Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + doanh số cho vay trong kỳ – doanh số thu nợ trong kỳ 13 2.1.7.4. Nợ xấu Nợ xấu (Nonperforming Loan – NPL): là khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng. 2.1.7.5. Vòng quay vốn tín dụng Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân Vòng quay vốn tín dụng dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn của tín dụng ngân hàng, nó cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Nếu vòng quay vốn tín dụng nhanh, tức việc đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao. Trong đó: Dư nợ dầu kỳ + Dư nợ bình quân = Dư nợ cuối kỳ 2 2.1.7.6. Hệ số thu nợ Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = Doanh số cho vay = Chỉ tiêu này đánh giá công tác thu nợ của Ngân hàng. Chỉ số này càng cao phản ảnh hoạt động thu nợ của Ngân hàng càng có hiệu quả, đồng thời thể hiện ý thức trả nợ của khách hàng cao, đồng vốn cho vay được sử dụng đúng mục đích có hiệu quả. 2.1.7.7. Tỷ lệ nợ xấu Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu x 100% = Tổng dư nợ Chỉ tiêu này đánh giá mức độ rủi ro của Ngân hàng và phản ánh rõ nét kết quả hoạt động của Ngân hàng. Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Những Ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng này cao. 14 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu: Đề tài được phân tích dựa trên số liệu thứ cấp được thu thập từ phòng Tín dụng và phòng kế toán của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng qua các năm 2011, 2012, 2013 bao gồm: - Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Bảng thống kê về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. - Tổng hợp các thông tin từ sách báo, tạp chí và những tư liệu tín dụng tại Ngân hàng. Ngoài ra, thông tin còn được thu thập từ các giáo trình, các bài nghiên cứu trên sách báo, tạp chí có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu - Tính toán các chỉ tiêu, hệ số, tỷ trọng - Dùng phần mềm Excel để xử lý số liệu - Vẽ biểu đồ, sơ đồ, bảng để thống kê số liệu - Dùng các chỉ số tài chính để phân tích đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng qua ba năm 2011, 2012, 2013 - Dùng phương pháp so sánh nhằm so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu, kết quả. Bao gồm phương pháp so sánh số tuyệt đối và phương pháp so sánh số tương đối. + Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích và kỳ gốc của từng chỉ tiêu tín dụng. ∆y = y1 – y0 Trong đó: y0 : Chỉ tiêu năm trước y1 : Chỉ tiêu năm sau ∆y: Là phần chênh lệch tăng (giảm) của từng chỉ tiêu tín dụng Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu của năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của chỉ tiêu, từ đó đề ra biện pháp khắc phục. 15 + Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu tín dụng. ∆y = y1 – y0 y0 * 100% Trong đó: y0 : Chỉ tiêu năm trước y1 : Chỉ tiêu năm sau ∆y: Biểu thị tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu tín dụng Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động về mức độ của từng chỉ tiêu tín dụng trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. - Dùng phương pháp phân tích tỷ lệ để xem xét cơ cấu, tính tỷ trọng các khoản mục trong các bảng số liệu để xem xét sự biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu. 16 CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÙ LAO DUNG 3.1. GIỚI THIỆU VỀ NG ÂN HÀNG 3.1.1. Tổng quan về ngân hàng 3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội của huyện Cù Lao Dung Sóc trăng là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh 231km, cách Cần Thơ 62km. Diện tích tự nhiên 3.311,7629 km2 (chiếm khoảng 1% diện tích cả nước và 8.3% diện tích của khu vực đồng bằng sông Cửu Long) bao gồm 10 huyện là Kế Sách, Long Phú , Cù Lao Dung, Mỹ Tú, Châu Thành, Thạnh Trị, Ngã Năm, Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu,Trần Đề và một thành phố. Đường bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn: Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển Đông. Cù Lao Dung là một huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng. Huyện lỵ đặt tại thị trấn Cù Lao Dung. Huyện như một hoàn cù lao lớn, nằm giữa hai tỉnh Sóc Trăng Và Trà Vinh. Huyện bao gồm 3 hòn cù lao nhỏ gộp lại: Cù lao Tròn, Cù lao Dung và Cù lao Cồn Cộc. Huyện Cù Lao Dung được thành lập theo nghị định 04/2002/NĐ-CP ngày 11/01/2002 dựa trên cơ sở chi tách một phần huyện Long Phú cũ. Người dân ở huyện Cù Lao Dúng sống tập trung ven các kênh rạch, cuộc sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Do đặt thù địa lý vùng đất cù lao nên diện tích canh tác nông nghiệp của huyện chiếm hơn 90% diện tích, không thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp. Sớm nhận ra ưu điểm đó, Đảng và Nhà Nước đã vạch ra phương hướng phát triển kinh tế huyện theo hướng nông nghiệp chuyên canh có phân vùng: chuyên cây ăn trái, chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày và hoa màu, nuôi trồng thủy hải sản vùng ven biển, chăn nuôi gia xúc gia cầm hình thức hộ gia đình mà đặc trưng là trồng mía. Chính vì những đặc trưng này mà nhu cầu vốn của vùng thường là ngắn hạn. Ngân hàng thường cho vay những khoảng vay ngắn hạn để cho nông dân SXKD và buôn bán các mặt hàng nông sản với thời hạn từ 6 – 12 tháng. Khách hàng chính của ngân hàng đa phần là các nông dân cũng như các hộ kinh doanh nhỏ. 17 3.1.1.2. Sơ lược về ngân hàng Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cù Lao Dung là một trong những chi nhánh thuộc ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng trực thuộc, được thành lập và đi vào hoạt động ngày 01/01/2006, đóng trên địa bàn ấp Phước Hòa B, thị trấn Cù Lao Dung, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. Với địa thế đóng tại địa bàn thị trấn và tiếp giáp với chợ thị trấn Cù Lao Dung là một lợi thế cho ngân hàng thuận lợi giao dịch với khách hàng. Từ khi thành lập đến nay, Agribank huyện Cù Lao Dung đã luôn bám sát và định hướng phát triển ngành, mục tiêu phát triển kinh tế địa phương trong toàn huyện, từng bước đi vào họat động có hiệu quả, mở rộng hoạt động không những trong lĩnh vực nông nghiệp, mà còn mở rộng thêm nhiều hình thức đa dạng khác. Agribank là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt của địa phương, kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, nên nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Huyện. Ngân Hàng là nơi đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân, vừa là nơi an toàn, đáng tin cậy để khách hàng an tâm cất trữ tài sản có giá trị vật chất. Ngân hàng hoạt động không chỉ nhằm kinh doanh thu lợi nhuận mà còn thực hiện nghĩa vụ chính sách theo chỉ định của tỉnh và chính phủ về việc cho vay. Bên cạnh đó mục tiêu của ngân hàng nhằm xóa đói giảm nghèo, hổ trợ tài chính cho hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cán bộ công chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn tiêu dùng,… cải tạo và nâng cấp bộ mặt huyện nhà theo hướng phát triển chung của đất nước. 3.1.2. Lịch sử hình thành Theo quyết định 53/NH của NHNN Việt Nam ngày 14/07/1989 chi nhánh NHNNo tỉnh hậu Giang được thành lập, thời gian đó Agribank tỉnh Sóc Trăng là một chi nhánh thị xã của Agribank tỉnh Hậu Giang. Sau khi chia cắt thành hai tỉnh là Cần Thơ và Sóc Trăng, chi nhánh Agribank tỉnh Sóc Trăng chính thức thành lập và đi vào hoạt động ngày 01/04/1992 với cơ cấu là một ngân hàng quốc doanh. Khi mới thành lập ngân hàng chỉ có một trụ sở và 6 chi nhánh gồm :Vĩnh Châu, Kế Sách, Long Phú, Thạnh Trị, Mỹ Xuyên, Mỹ Tú . Sau khi tách huyện Long Phú thành 2 huyện Cù Lao Dung và h , được thành lập và đi vào 18 hoạt động ngày 01/01/2006, đóng trên địa bàn ấp Phước Hòa B, thị trấn Cù Lao Dung, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. 3.2. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA NG ÂN HÀNG 3.2.1. Chức năng Cũng như bao ngân hàng thương mại cổ phần khác. Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có chức năng là trung gian tín dụng giữa các chủ thể trong nền kinh tế, đi vay để cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện nhà. Bên cạnh chức năng trung gian tín dụng, chi nhánh ngân hàng Agribank huyện Cù Lao Dung còn có chức năn g trung gian thanh toán và tạo tiền từ hoạt động tín dụng của ngân hàng. 3.2.2. Nhiệm vụ Chi nhánh Agribank huyện Cù lao Dung có nhiệm vụ sau: - Khai thác và nhận tiền gửi của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước dưới các hình thức có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ. Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và các loại cho vay khác theo quy định của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam. - Huy động vốn và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam. - Cung ứng các phương tiện thanh toán, t hực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng, thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ, thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng Nông nghiệp. - Bên cạnh đó ngân hàng còn có thêm một số nhiệm vụ khác theo quy định chung của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. 19 3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ Ban Giám Đốc Phòng Phòng Kế toán Tín Dụng và Ngân quỹ Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức nhân sự của Agribank huyện Cù Lao Dung Ban giám đốc của ngân hàng gồm có Giám đốc và Phó giám đốc mõi người có nhiệm vụ riêng nhưng phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng và hỗ trợ cho nhau trong công việc: - Giám đốc + Giám đốc có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của ngân hàng. + Hướng dẫn giám sát việc thực hiện đúng các chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động mà ngân hàng cấp trên giao . + Thực hiện việc ký các hợp đồng tín dụng + Được quyền đề bạt quyết định tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công nhân viên của đơn vị mình. - Phó giám đốc + Là người hỗ trợ giám đốc về mặt nghiệp vụ như: Tổ chức, tài chính…. + Có nhiệm vụ lãnh đạo các phòng ban được ủy nhiệm. + Giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận trực thuộc, đôn đốc thực hiện đúng các quy tắc đề ra. Thay mặt giám đốc giải quyết công việc khi không có mặt giám đốc cũng như giải quyết các vấn đề nảy sinh trong kinh doanh. - Phòng tín dụng + Trực tiếp giao dịch với khách hàng, đánh giá khả năng khách hàng, hướng dẫn khách hàng tạo hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ sơ, trình giám đốc ký các hợp đồng tín dụng. + Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sửa dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra tài sản đảm bảo của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. 20 + Theo dõi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu sử dụng vốn cần thiết để phục vụ tín dụng đầu tư. Từ đó trình lên Giám đốc để có quyết định cụ thể. + Đánh giá, quản lí rủi ro trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng theo chỉ thị cấp trên. + Điều chuyển vốn giữa các ngân hàng cùng cấp. + Tập hợp, phân tích tình hình kinh tế, quản lý danh mục khách hàng. + Xây dựng các chương trình, dự án, thẩm định đầu tư, lựa chọn phương án cho vay tối ưu. - Phòng kế toán – ngân quỹ + Bộ phận kế toán: Trực tiếp giao dịch tại hội sở, thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay cho khách hàng theo lệnh của giám đốc hoặc người ủy quyền. Hoạch toán kế toán, quản lý hồ sơ của khách hàng, hoạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, giao chỉ tiêu tài chính, quyết toán khoảng tiền lương đối với chi nhánh trực thuộc, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách nhà nước. + Bộ phận ngân quỹ: Trực tiếp thu hay giải ngân khi có phát sinh trong ngày và có trách nhiệm kiểm tra lượng tiền mặt, ngân phiếu hàng ngày. Cuối mõi ngày, khóa sổ ngân quỹ phát sinh để kịp thời điều c hỉnh sai sót. 3.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NG ÂN HÀNG TỪ NĂM 2011 – 2013 Được sự chỉ đạo tốt của cấp trên về công tác phát triển nông thôn và sự quan tâm của cấp chính quyền địa phương trong việc phát triển kinh tế xã hội nên từ khi thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cù Lao Dung đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng cùng các hoạt động khác đã góp phần tạo nên bộ mặt nông thôn theo hướng tích cực hơn. Đến nay nhiều hộ dân đã thoát nghèo khổ vươn lên khá giàu, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt. Bên cạnh việc góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà, Ngân hàng còn đạt được những kết quả đáng khích lệ. Dưới đây là những gì mà Ngân hàng đã đạt được trong ba năm 2011, 2012, 2013. 21 Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank huyện Cù Lao Dung Đvt: triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012 – 2011 Số tiền % 2013 - 2012 Số tiền % 1. Thu Nhập 27.950 40.558 44.726 12.608 45,11 4.168 10,28 - Thu từ lãi 21.601 35.894 39.596 14.383 66,59 3.702 10,29 6.349 4.664 5.130 (1.685) (26,54) 466 9,99 2. Chi phí 23.783 35.048 37.880 11.265 47,36 2.832 8,08 - Chi trả lãi 15.537 28.694 30.715 13.157 84,68 2.021 7,04 - Chi ngoài lãi 8.246 6.354 7.165 (1.892) (22,94) 811 12,76 3. Chênh lệch thu chi 4.617 5.510 6.846 893 19,34 1.336 24,25 - chênh lệch thu chi lãi 6.064 7.200 8.881 1.136 18,73 1.681 23,35 - chênh lệch thu chi ngoài lãi (1.897) (1.690) (2.035) 206 10,86 (345) (20) - Thu ngoài lãi Nguồn: Phòng kế toán chi nhánh Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011,2012,2013 3.4.1. Thu nhập Từ bảng 3.1 và cho thấy, thu nhập của chi nhánh Agribank huyện Cù Lao Dung tăng liên tục trong 3 năm qua. So với năm 2011, thu nhập của năm 2012 tăng 45,11%, chủ yếu là tăng do thu nhập từ lãi tăng. Nguyên nhân là do trong vụ Mía năm 2011 - 2012 người dân ở đây thu hoạch Mía với năng suất cao, mặc dù giá có sụt giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng sau khi trừ tất cả chi phí nông dân trồng Mía vẫn còn lãi khoảng 40 triệu đồng/ha. Kết thúc vụ mùa có lãi, sau đó hoàn trả nợ Ngân hàng đúng hạn, nguồn vốn của Ngân hàng vì vậy mà quay vòng nhanh hơn tạo được thu nhập cao hơn. Đến năm 2013, thu nhập của Ngân hàng vẫn tiếp tục tăng, tuy nhiên mức độ tăng không được như năm 2012, chỉ còn 10,28%. Theo tìm hiểu, năm 2013 theo tình hình chung, nên kinh tế của huyện cũng có phần khó khăn, thu nhập của người dân trong huyện không cao trong khi giá phân bón, xăng dầu và các chi phí sinh hoạt cứ liên tục tăng nên có phần chậm trễ trong việc trả nợ cho Ngân hàng. Mặc dù việc chậm trễ này không tạo nên nợ xấu cho Ngân hàng nhưng làm chậm vòng quay của vốn khiến thu nhập ngân hàng đạt không cao như năm 2012. 22 Nguồn: Phòng kế toán Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011,2012,2013 Hình 3.3. Cơ cấu thu nhập của Agribank huyện Cù Lao Dung Thu nhập của chi nhánh Ngân hàng được hình thành từ 2 nguồn đó là thu từ lãi và thu ngoài lãi. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, thu nhập từ lãi luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập của Ngân hàng. Năm 2011, thu nhập từ lãi chiếm 77,28% tổng thu nhập. Năm 2012, thu từ lãi tăng mạnh đạt mức 88,50% đến năm 2013 con số này tăng chậm lại chiếm 88,53% tổng thu nhập. Nguồn thu ngoài lãi chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu thu nhập của Ngân hàng và có xu hướng giảm trong ba năm qua. Năm 2011, thu nhập ngoài lãi chiếm 22,72% tổng thu nhập của Ngân hàng. Năm 2012, thu nhập ngoài lãi giảm còn 11,50% trong cơ cấu thu nhập. Đến năm 2013 tiếp tục giảm còn 11,47% trong tổng cơ cấu. Thu nhập ngoài lãi của Ngân hàng được hình thành từ hoạt động cung cấp dịch vụ và các nguồn thu khác. Là chi nhánh thuộc huyện vùng xâu vùng xa nên mảng dịch vụ của Ngân hàng không được đa dạng như các chi nhánh khác. Hiện Ngân hàng chỉ có các dịch vụ như chuyển tiền trong nước, dịch vụ ATM, chuyển tiền đi nước ngoài và chi trả kiều hối, nghiệp vụ bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ và một số dịch vụ khác. Trong đó thu từ dịch vụ chuyển tiền và dịch vụ ATM là chiếm tỷ trọng lớn nhất trong mảng thu từ dịch vụ. 23 Bảng 3.2. Thu nhập từ lãi của chi nhánh Agribank huyện Cù Lao Dung Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Lãi cho vay 21.497 99,52 35.750 99,60 39.445 99,62 Lãi tiền gửi 104 0,48 144 0,40 151 0,38 Tổng 21.601 100,00 35.894 100,00 39.596 100,00 Nguồn: Phòng kế toán Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011,2012,2013 Thu nhập từ lãi là nguồn thu nhập chính của Ngân hàng. Ngân hàng thu lãi từ hoạt động cho vay và tiền gửi trong đó thu từ cho vay là chủ yế u. Hằng năm, lãi từ hoạt động cho vay đóng góp trên 99% tổng nguồn thu từ lãi của chi nhánh Ngân hàng. Năm 2011, lãi thu từ hoạt động cho vay là 21.497 triệu đồng, chiếm 99,52%. Năm 2012, là 35.750 triệu đồng, chiếm 99,60% đến năm 2013 con số này tiếp tục tăng đạt 39.445 triệu đồng, chiếm 99,62% trong tổng thu nhập từ lãi. Trong khi đó, lãi thu từ hoạt động tiền gửi chỉ chiếm một phần nhỏ, không tới 1% trong tổng thu nhập từ lãi và có xu hướng giảm dần qua từng năm. Nguồn thu này chỉ được hình thành vào nhữ ng thời điểm ngân hàng thừa vốn tạm thời trong năm. Được biết, vốn huy động của chi nhánh Ngân hàng không đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay, Ngân hàng phải vay thêm vốn từ chi nhánh cấp trên nên việc thừa vốn để đi gửi là rất hiếm. Vì vậy mà thu nhập từ lãi tiền gửi chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn thu từ lãi của chi nhánh Ngân hàng. Không riêng gì chi nhánh Agribank huyện Cù Lao Dung mà mục đích chung của tất cả các ngân hàng thương mại là hưởng chênh lệch lãi từ hoạt động đi vay và cho vay. Nên nguồn thu từ lãi cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập từ lãi và tổng thu nhập của Ngân hàng là điều tất nhiên. Chứng tỏ Ngân hàng đã thực hiện đúng nhiệm vụ và chức năng chính của mình. 3.4.2. Chi phí Từ bảng 3.1 cho thấy, chi phí của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm và phụ thuộc vào chi phí trả lãi. Năm 2011, chi phí là 23.783 triệu đồng. Năm 2012, chi phí tăng lên 35.048 triệu đồng, tăng 47,37% so với năm 2011. Việc thu nhập tăng, chi phí tăng theo là điều tất nhiên. Nhưng chi phí lại tăng nhanh hơn thu nhập là dấu hiệu không tốt (thu nhập năm 2012 tăng 45.11% so với năm 2011). Chứng tỏ năm 2012 Ngân hàng tốn nhiều chi phí hơn để tạo ra 24 một đồng thu nhập. Tuy nhiên, nếu nhìn toàn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2012 đầy khó khăn thì việc chi phí tăng nhanh hơn thu nhập 2,26 điểm % cũng không phải là xấu. Năm 2013, chi phí của Ngân hàng tiếp tục tăng và chi phí lúc bấy giờ là 37.880 triệu đồng, tăng 2.832 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng là 8,08% so với năm 2012. Mặc dù chi phí năm 2013 tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn rất nhiều so với năm 2012. Nguyên nhân ngoài việc Ngân hàng tích cực tiết kiệm chi phí còn do lãi suất huy động năm 2013 giảm. Nếu so với mức lãi suất huy động vốn giao động trong khoảng 9 - 10%/năm năm 2012 thì năm 2013 chỉ còn 7%/năm. Nguồn: Phòng kế toán Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011,2012,2013 Hình 3.4. Cơ cấu chi phí của Agribank huyện Cù Lao Dung Cơ cấu chi phí của chi nhánh Agribank huyện Cù Lao Dung bao gồm chi trả lãi và chi ngoài lãi nhưng chi trả lãi là đa số và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2011, chi phí phục vụ cho hoạt động huy động vốn của chi nhánh Ngân hàng là 65,33%, năm 2012 tăng lên 81,87% và năm 2013 giảm nhẹ còn 81,09%. Các khoảng chi ngoài lãi lại có xu hướng giảm. So với năm 2011, năm 2013 tỷ trọng của chi ngoài lãi giảm 15,76 điểm phần trăm. Được biết chi ngoài lãi là các khoản chi phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng. Bao gồm chi cho nhân viên và các món chi khác như chi phí điện, khấu hao trang thiết bị, chi phí mua văn phòng phẩm, chi phí công tác, chi quản lý và các khoản chi hoạt động. Việc chi phí ngoài lãi giảm qua các năm cho thấy Ngân hàng đã tích cực trong việc tiết kiệm chi phí sinh hoạt ở các khâu trong hoạt động thường ngày. 25 Bảng 3.3. Chi phí cho hoạt động huy động vốn (chi trả lãi) Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Số tiền % Năm 2012 Số tiền Năm 2013 % Số tiền % Lãi tiền gửi 3.181 20,47 9.214 32,11 10.876 35,41 Lãi tiền vay 12.142 78,15 18.987 66,17 19.504 63,50 Lãi phát hành GTCG 214 1,38 493 1,12 335 1,09 Tổng 15.537 100,00 28.694 100,00 30.715 100,00 Nguồn: Phòng kế toán Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011,2012,2013 Hằng năm ngân hàng phải chi trả các khoản lãi cho hoạt động huy động vốn của mình dưới các hình thức nhận tiền gửi của khách hàng, đi vay và phát hành giấy tờ có giá. Trong đó chi phí cho lãi vay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí lãi. Tuy nhiên con số này đang được Ngân hàng tích cực giảm qua các năm. Theo số liệu bảng 3.3, tỷ trọng chi phí cho việc đi vay vốn năm 2011 chiếm 78,15% trong tổng chi phí huy động vốn. Đến năm 2012 giảm còn 66,17% và năm 2013 là 63,50%. Chi phí đứng thứ hai trong cơ cấu chi phí huy động vốn là chi trả lãi tiền gửi. Chi phí này có xu hướng thay đổi ngược chiều với chi phí đi vay. Nếu như chi phí đi vay giảm qua các năm thì chi phí tiền gửi lại tăng qua các năm. Năm 2011, chi phí lãi tiền gửi chiếm 20,47% tổng chi phí lãi, năm 2012 tăng 32,11%, năm 2013 tiếp tục tăng đạt mốc 35,41%. Mặc dù loại chi phí này vẫn chưa đạt tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi phí lãi nhưng phần nào thể hiện được nổ lực gia tăng vốn huy động của Ngân hàng. Thành phần thứ 3 trong cơ cấu chi phí lãi là chi phí phát hàng giấy tờ có giá. Loại chi phí này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu chi phí lãi, chiếm chưa đến 2%. Ngân hàng chỉ phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn phục vụ nhu cầu thiếu hụt vốn tạm thời vào đầu những vụ mùa, khi mà chi nhánh cấp trên cũng bận rộn với việc cho vay. Lúc này Ngân hàng mới tận dụng đến nguồn vốn có chi phí cao này. 26 3.4.3. Chênh lệch thu chi Ta có thể tóm tắt bảng 3.1 qua biểu đồ sau: Đvt: triệu đồng ( Nguồn: Phòng kế toán chi nhánh Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011,2012,2013) Hình 3.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank huyện Cù Lao Dung Từ bảng 3.1 và hình 3.5 ta có thể thấy, chênh lệch giữa thu và chi của Ngân hàng luôn dương và tăng đều qua các năm. Năm 2011, chênh lệch thu chi của Ngân hàng đạt 4.167 triệu đồng. Năm 2012, chênh lệch thu chi tăng lên 5.510 triệu đồng, tăng 19,34% so với năm 2011. Năm 2013 khoảng chênh lệch này tiếp tục tăng đạt 6.846 triệu đồng, tăng 24,25% so với năm 2012. Lợi nhuận Ngân hàng tăng là do chênh lệch thu chi từ lãi tăng. Năm 2011, chênh lệch thu chi từ lãi là 6.604 triệu đồng. Năm 2012 là 7.200 triệu đồng và năm 2013 là 8.881 triệu đồng. Chênh lệch thu chi từ lãi luôn cao hơn lợi nhuận chung của Ngân hàng là do chi phí ngoài lãi cao hơn thu nhập ngoài lãi nên lợi nhuận của khoản mục này bị âm nên kéo theo chênh lệch thu chi của toàn chi nhánh giảm theo. Mặc dù chênh lệch thu chi (tạm gọi là lợi nhuận) của Ngân hàng tăng liên tục nhưng tỷ lệ của khoản chênh lệch này trên thu nhập lại tăng giảm không đều. Năm 2011, lợi nhuận chiếm 14,91% thu nhập, có nghĩa là trong 100 đồng thu nhập, lợi nhuận chiếm 14,91 đồng và 85,09 đồng còn lại là chi phí. Năm 2012, lợi nhuận giảm chỉ còn 13,59 đồng trong 100 đồng thu nhập, điều này có thể lí giải là do năm 2012 chi phí của Ngân hàng tăng nhanh hơn thu nhập dẫn đến việc tỷ lệ lợi nhuận trên thu nhập giảm. Trước tình hính đó, sang năm 27 2013 ngân hàng đã đẩy mạnh phong trào cắt giảm chi phí trong tất cả các bộ phận và các khâu hoạt động nên đã đạt được kết quả khả quan. Lợi nhuận tăng chiếm 15.31 đồng trong 100 đồng thu nhập. Điều này chứng tỏ Ngân hàng ngày càng tốn ít chi phí hơn để tạo ra được lợi nhuận. Đây là dấu hiệu tốt cần được phát huy. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh trong 3 năm vừa qua của ngân hàng có thể coi là khá ổn định.Thể hiện ở việc doanh thu tăng đều qua các năm và luôn có lãi. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã khá thành công trong việc cắt giảm chi phí để làm tăng lợi nhuận trong bối cảnh nền kinh tế chung khá bất ổn. Nhất là trong thời gian này, việc kinh doanh ngành ngân hàng gập rất nhiều khó khăn. Đây là thành công đáng khích lệ của ngân hàng. 28 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÙ LAO DUNG 4.1. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NG ÂN HÀNG Hoạt động tín dụng của chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng chủ yếu là huy động vốn, cho vay ngắn, trung hạn và ủy thác đầu tư. Cũng giống như các Ngân hàng thương mại cổ phần khác, Ngân hàng hoạt động với phương thức “đi vay để cho vay”. Khách hàng vay vốn của ngân hàng là các cá nhân và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi và mua bán nông, thủy sản…Ngoài ra ngân hàng còn cấp tín dụng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của khách hàng như sửa chửa nhà ở, hỗ trợ tiền cho sinh viên đóng học phí và kinh phí cho thanh niên xuất khẩu lao động. Nhưng do đặc thù chung của vùng là nông nghiệp mà điển hình là trồng Mía nên các khoản cho vay của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn và khách hàng là hộ sản xuất. Nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu là vốn huy động và vốn điều chuyển từ chi nhánh cấp trên. Giá trị của các món giải ngân được Ngân hàng xác định dựa trên nhu cấu vay vốn và tài sản đảm bảo của khách hàng. Toàn huyện hiện có 8 xã, một cán bộ tín dụng sẽ quản lí 2 xã và sau 18 tháng sẽ thay đổi một lần. Trong 3 năm 2011, 2012, 2013, chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng tương đối tốt và ổn định. Biểu hiện ở việc doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ cuối kỳ qua các năm đều tăng. Tỷ lệ nợ xấu cũng được ngân hàng cải thiện qua từng năm và luôn duy trì ở mức dưới 2%. Dưới đây là những gì mà ngân hàng đã đạt được trong 3 năm qua. 4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN Yếu tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động của tất cả các doanh nghiệp là vốn, nhất là đối với lĩnh vực ngân hàng. Một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh một loại hàng hóa đặc biệt đó là quyền sử dụng vốn. Vốn là yếu tố quyết định quy mô, uy tín và sự sống còn của ngân hàng. Nếu so với các doanh nghiệp bình thường, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng lớn hơn rất nhiều vì ngân hàng hoạt động dựa trên phương thức đi vay để cho vay. Nguồn vốn hoạt động chủ yếu là nguồn vốn huy động từ các chủ thể khác trong nền kinh tế còn vốn chủ sở hữu thường làm nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Đối với các chi nhánh ngân hàng thì không tồn tại vốn chủ sở hữu trong bảng cân đối kế toán mà chỉ có vốn điều chuyển và vốn huy động. 29 Nguồn: Phòng Tín dụng Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011,2012,2013 Hình 4.1. Cơ cấu nguồn vốn của Agribank huyện Cù Lao Dung Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cù Lao Dung là một chi nhánh của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nên nguồn vốn kinh doanh được hình thành từ hai nguồn chủ yếu đó là vốn huy động và vốn điều chuyển. Trong 3 năm qua, tỷ trọng của hai nguồn vốn này tuy có thay đổi nhưng vốn điều chuyển vẫn chiếm một phần lớn trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng, tuy nhiên con số này đang được Ngân hàng nổ lực giảm qua từng năm. Nếu như vốn điều chuyển năm 2011 là 67% trong tổng nguồn vốn của chi nhánh Ngân hàng, thì năm 2012 giảm còn 64%, đến năm 2013 con số này tiếp tục giảm còn 62% trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Nguyên nhân vốn điều chuyển luôn chiếm tỷ trọng cao hơn vốn huy động trong cơ cấu vốn của chi nhánh Ngân hàng là do quan niệm về cách giữ gìn tài sản của người dân sống ở nông thôn, khiến cho hoạt động huy động vốn của Ngân hàng gặp khó khăn. Khi có tiền dư người nông dân có xu hướng thích sửa sang lại nhà cửa, mua xe máy, mua thêm ruộng đất và vàng hoặc là giữ tiền ở nhà hơn là gửi tiền vào ngân hàng. Vì theo quan niệm của người nông dân giữ của cãi bên mình mới là biện pháp bảo quản an toàn. Bảng 4.1 cho thấy, tổng nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng tăng liên tục trong thời gian từ năm 2011 – 2013. Năm 2011, tổng nguồn vốn của Ngân hàng là 189.245 triệu đồng. Năm 2012 là 230.844 triệu đồng tăng 21,98% so với năm 2011. Đến năm 2013, tổng nguồn vốn là 282.295 triệu đồng tăng 22,29%. Nguồn vốn kinh doanh tăng, chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng ngày càng được mở rộng cả về quy mô, chất lượng lẫn uy tín. Tạo được niềm tin 30 với khách hàng sẽ tạo hiệu ứng tốt cho công tác huy động vốn của Ngân hàng trong tương lai. Bảng 4.1. Nguồn vốn kinh doanh của Agribank huyện Cù Lao Dung Đvt: triệu đồng Chênh lệch Năm 2011 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 2012 - 2011 2013 - 2012 số tiền % 83.682 106.248 21.474 34,52 22.566 29,97 Vốn điều chuyển 127.037 147.162 176.047 20.125 15,84 28.885 19,63 Tổng 189.245 230.844 282.295 41.599 21,98 51.451 22,29 Vốn huy động 62.208 số tiền % Nguồn: Phòng Tín dụng Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011,2012,2013 4.2.1. Vốn điều chuyển Do nằm trong hệ thống của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn Việt Nam nên việc điều tiết cân đối vốn huy động và cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn huyện Cù Lao Dung luôn được thuận tiện hơn. Nếu Ngân hàng huy động được vốn cao hơn nhu cầu cho vay thì phần chênh lệch sẽ được chuyển về Ngân hàng cấp trên theo quy định, ngược lại nếu Ngân hàng huy động vốn không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay thì Ngân hàng cấp trên sẽ hỗ trợ vốn cho Ngân hàng. Trong những năm qua (2011 – 2013), số tiền mà Ngân hàng cho khách hàng vay luôn cao hơn số tiền mà ngân hàng huy động được. Vì vậy, hằng năm Agribank huyện Cù Lao Dung đều phải vay thêm vốn từ chi nhánh cấp trên để đáp ứng cho nhu cầu vay vốn của khách hàng nhầm giúp cho họ có vốn để đầu tư mua trang thiết bị, cây (con) giống, phân bón… phục vụ cho mùa vụ mới. Góp phần giúp người nông dân cãi thiệt cuộc sống và cũng tạo thêm thu nhập cho Ngân hàng. Năm 2011, vốn xin điều chuyển của Ngân hàng 127.037 triệu đồng. Năm 2012, vốn điều chuyển là 147.162 triệu đồng, tăng 20.125 triệu đồng, tương ứng 15,84% so với năm 2011. Năm 2013 vốn điều chuyển là 167.047 triệu đồng, tăng 28.885 triệu đồng, tương ướng 19,63% so với năm 2012. Mặc dù vốn điều chuyển có giảm trong cơ cấu nhưng tăng liên tục về quy mô. Nguyên nhân là do nhu cầu vay vốn của khách hàng đều tăng qua các năm trong khi khả năng huy động thì có hạn nên ngân hàng phải xin thêm vốn điều chuyển mới đủ để đáp ứng. Đó là mục đích chính đáng không đáng lo ngại. Tuy nhiên, ngân hàng cần có nhiều hơn nữa các biện pháp để thu hút tiền 31 nhàn rỗi từ khách hàng vì chi phí sử dụng vốn huy động từ khách hàng luôn thấp hơn chi phí sữ dụng vốn từ việc đi vay của chi nhánh cấp trên. 4.2.2. Vốn huy động Để thúc đẩy quá trình hoạt động kinh doanh cũng như để đảm bảo có nguồn vốn ổn định đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng, các ngân hàng thương mại thường tập trung vào việc huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình, … Nguồn vốn này được xem là nguồn vốn có chi phí thấp, thường đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, vì thế các ngân hàng thương mại luôn cố gắng để huy động được càng nhiều vốn càng tốt. Bảng 4.1 cho ta thấy, vốn huy động của Ngân hàng tăng liên tục trong 3 năm qua. Năm 2011, vốn huy động là 62.208 triệu đồng. Năm 2012, vốn huy động là 83.682 triệu đồng, tăng 21.474 triệu đồng, tăng khoảng 34,52% so với năm 2011. Năm 2013, Ngân hàng huy động được 106.248 triệu đồng, tăng 22.566 triệu đồng, tăng 29,97% so với năm 2011. Điều này phản ánh rõ những gì mà Ngân hàng đã và đang thực hiện trong công tác huy động vốn. Như ta đã biết, nguồn vốn huy động là nền tảng cho việc kinh doanh của các ngân hàng. Trong thời buổi kinh tế thị trường để thu hút được vốn là vấn đề hết sức khó khăn, bởi lẽ Ngân hàng còn phải đối mặt với sự c ạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn huyện. Vì thế, để làm tốt hơn nữa công tác huy động vốn cần có sự quan tâm đúng mức của ban Giám Đốc và sự nổ lực nhiều hơn nữa của cán bộ nhân viên trong Ngân hàng. Bên cạnh đó, cần đề ra nhiều hơn các chính sách, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút tiền gửi nhàn rỗi trong dân cư vì đây là nguồn tiền tương đối ổn định và có chi phí sử dụng thấp nhất trong các nguồn hình thành nên nguồn vốn của chi nhánh Ngân hàng. Nguồn: phòng tín dụng ngân hàng Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011,2012,2013 Hình 4.2. Cơ cấu tiền gửi theo thời hạn của Agribank huyện Cù Lao Dung 32 Từ hình 4.2 ta có thể thấy, nguồn vốn huy động của chi nhánh Agribank huyện Cù Lao Dung được hình thành từ hai nguồn chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn. Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn chiếm đa số và có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2011, tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn chiếm 66,44% tổng tiền gửi của khách hàng, năm 2012 tăng lên 82,52% và năm 2013 là 84,16%. Trong khi đó tiền gửi không kỳ hạn lại có xu hướng giảm trong cơ cấu tiền gửi. Nếu như năm 2011, tiền gửi không kỳ hạn chiếm 33,56% thì đến năm 2013 con số này giảm còn 15,84%. Bảng 4.2. Tiền gửi theo thời hạn của Agribank huyện Cù Lao Dung Đvt: triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012-2011 Số tiền % - Không kỳ hạn 20.878 14.630 16.825 (6.247) (29,92) - Có kỳ hạn 41.330 69.052 89.424 27.722 Tổng 62.208 83.682 106.249 21.474 2013-2012 Số tiền % 2.195 15,00 67,08 20.372 29,50 34,52 22.566 26,97 Nguồn: phòng tín dụng ngân hàng Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011,2012,2013 Không chỉ giảm trong cơ cấu mà tiền gửi không kỳ hạn của chi nhánh Ngân hàng còn giảm cả trên số tiền. Năm 2012 giảm 6.247 triệu đồng tương đương 29,92% so với năm 2011. Năm 2013 tuy có tăng so với năm 2012 nhưng vẫn không bằng con số của năm 2011. Trong khi đó, tiền gửi có kỳ hạn lại liên tục tăng. Năm 2012 tăng 67,06% so với năm 2011 và năm 2013 tiếp tục tăng 29,50% so với năm 2012. Đây là một lợi thế của ngân hàng vì tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn mang tính chất cố định, ít có biến động. Ngân hàng có thể biết trước được thời gian khách hàng đến rút tiền nên chủ động hơn trong việc điều động vốn đảm bảo khả năng thanh khoản. Đối với những khoản tiền gửi không có kỳ hạn, mặc dù có chi phí sử dụng vốn thấp hơn tiền gửi có kỳ hạn nhưng ngân hàng không biết trước được khi nào khách hàng rút tiền nên chỉ có thể chuẩn bị trước một số tiền theo dự đoán để chi trả cho khách hàng. Nếu trong ngày lượng tiền khách hàng rút nhiều hơn số mà ngân hàng chuẩn bị thì khả năng ngân hàng rơt vào tình trạng mất khả năng thanh toán là rất cao và hậu quả của việc này rất khó đoán trước. Vì nguyên nhân của hầu hết các vụ phá sản là do mất khả năng thanh toán. 33 Bảng 4.3. Cơ cấu tiền gửi có kỳ hạn của Agribank huyện Cù Lao Dung Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Số tiền Kỳ hạn tới 12 tháng Kỳ hạn trên 12 tháng Tổng Năm 2012 % Số tiền 40.690 98,45 % 68.706 99,50 Năm 2013 Số tiền % 89.012 99,54 640 1.55 346 0,50 412 0,46 41.330 100 69.052 100 89.424 100 Nguồn: phòng tín dụng ngân hàng Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011,2012,2013 Trong tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm trên 98% (theo bảng 4.2) ở hầu hết các năm và có xu hướng gia tăng qua từng năm. Trong khi đó, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng chỉ chiếm chỉ lệ rất nhỏ (1.55% năm 2011 và dưới 1% trong 2 năm 2012, 2013) lại có chiều hướng giảm . Đây là do tâm lý ngại rủi ro của khách hàng vì thông thường các khoản đầu tư càng dài thì rủi ro càng cao. Nếu khách hàng có tiền nhàn rỗi trong một thời gian dài thì họ cũng chỉ gửi ở những kỳ hạn ngắn ngày đến khi hết hạn nếu vẫn không có nhu cầu đầu tư khác thì khách hàng sẽ tái gửi. Điều này tuy hạn chế được rủi ro nhưng tiền lãi khách hàng thu về sẽ ít hơn. Còn đối với ngân hàng, việc làm của khách hàng sẽ góp phần giúp Ngân hàng giảm được chi phí cho việc sử dụng vốn. Tuy nhiên, tính chất ổn định của nó lại không bằng những khoản gửi có kỳ hạn trên 12 tháng. 4.3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY Trong những năm qua, c hi nhánh Agribank huyện Cù Lao dung bên cạnh công tác tăng cường nguồn vốn hoạt động, Ngân hàng cũng không ngừng đẩy mạnh công tác sử dụng vốn. Để sử dụng vốn an toàn và hiệu quả, Ngân hàng phải phấn đấu tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu “ cạnh tranh, hiệu quả, hiện đại, bền vững”, thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ tín dụng từ khâu tiếp nhận khách hàng đến thẩm định và cho vay để đảm bảo khả năng thu hồi nợ, giảm nợ khó đòi, nợ quá hạn còn tồn động trong những năm trước. Đối với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, nghiệp vụ tín dụng hiện nay vẫn còn là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu. Phần lớn thu nhập từ hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại có được là nhờ vào các khoản lãi phát sinh từ doanh số cho vay. Thông qua tình hình cho vay của một ngân hàng, chúng ta có thể biết được Ngân hàng đó có sử dụng vốn có hiệu quả hay không. Một ngân hàng sử dụng vốn có hiệu quả khi các có mức cho vay hợp lý, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp. Để đánh giá tình hình cho vay của chi nhánh ngân 34 hàng Agribank huyện Cù Lao Dung , ta sẽ xem xét các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay, dư nợ quá hạn của ngân hàng. Bảng 4.4. Tình hình cho vay của Agribank huyện Cù Lao Dung Đvt: triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012 - 2011 2013 - 2012 Số tiền % Số tiền % 27.159 10,80 DSCV 193.516 251.485 278.644 57.969 29,96 DSTN 161.072 210.519 218.748 49.447 30,70 8.229 3,91 DNCK 175.297 216.264 276.160 40.967 23,37 59.896 2,00 3.878 141 4,75 Nợ xấu 2.968 3.109 769 24,74 Nguồn: phòng Tín dụng của Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011,2012,2013 Giải thích: - DSCV: doanh số cho vay - DSTN: doanh số thu nợ - DNCK: dư nợ cuối kỳ 4.3.1. Phân tích doanh số cho vay Theo bảng 4.4, doanh số cho vay của Ngân hàng tăng liên tục trong 3 năm qua. Nếu như năm 2011, doanh số cho vay của ngân hàng vào khoảng 193.516 triệu đồng thì năm 2012 là 251.485 triệu đồng, tăng gần 29,96 % so với năm 2011, đến năm 2013 con số này sấp sỉ 279 tỷ đồng, tăng gần 10,80% so với năm 2012. Năm 2012 doanh số cho vay của Ngân hàng tăng gần 30% nhưng chủ yếu là tăng ở các khoảng cho vay ngắn hạn, riêng các món trung hạn thì không có thay đổi nhiều. Theo nhận định của ngân hàng, các khoản đầu tư dài hạn có rủi ro cao, thêm vào đó tình hình kinh tế trong những năm qua còn nhiều bất ổn càng làm tăng rủi ro cho những món vay dài hạn này. Vì thế, Ngân hàng hạn chế cho vay các món vay có thời hạn trên 12 tháng nhầm hạn chế rủi ro mất vốn có thể xảy ra. Bên cạnh đó, nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của khách hàng cũng không cao nên doanh số cho vay trung hạn và dài hạn của Ngân hàng thường chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Mục 4.3.1.1 dưới đây sẽ làm rõ hơn về doanh số cho vay theo thời hạn của ngân hàng. 35 4.3.1.1. Doanh số cho vay t heo thời hạn cho vay Nguồn: phòng Tín dụng của Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011,2012,2013 Hình 4.3. Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn của chi nhánh Agribank huyện Cù Lao Dung Nếu xét theo thời hạn cho vay, Agribank huyện Cù Lao Dung chỉ cho vay ngắn hạn, trung hạn và một phần nhỏ là ủy thác đầu tư, trong đó cho doanh số cho vay ngắn hạn chiếm phần lớn. Năm 2011, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm 88,53% trong tổng cơ cấu cho vay của Ngân hàng, năm 2012 tăng lên 91,97% và năm 2013, tỷ lệ giảm còn 85,60%. Do đặc thù địa lý của vùng nên người dân ở đây sống dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Ngành nghề chính là trồng trọt, chăn nuôi và nuôi thủy sản nên nhu cầu vay vốn của người dân chỉ là ngắn hạn, số tiền vay về vừa đủ cho một vụ nuôi trồng, thường là dưới 1 năm. Sau khi thu hoạch, người dân sẽ trả nợ cho ngân hàng, đến vụ khác lại tiếp tục vay một khoảng mới. Việc làm này giúp họ tiết kiệm được chi phí sữ dụng vốn do lãi suất vay dài hạn cao hơn ngắn hạn và một khoảng chi phí cơ hội trong thời gian tạm ngưng sản xuất giữa hai vụ. Bên cạnh đó, thời hạn các món vay ngắn còn góp phần tăng vòng quay, làm tăng lợi nhuận vốn và giảm nợ xấu cho Ngân hàng. Mặc dù đặc thù của vùng là trồng trọt, chăn nuôi và nuôi thủy sản nhưng Ngân hàng không cho tràn lan ở tất cả các loại cây trồng và vật nuôi mà chỉ cho vay đối với những hộ trồng mía, nuôi heo và nuôi tôm. Vì đây là những cây trồng và vật nuôi chủ yếu của từng ngành. 36 Bảng 4.5. Doanh số cho vay theo thời hạn của Agribank huyện Cù Lao Dung Đvt: triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012-2011 Số tiền 2013-2012 % Số tiền % 1. Ngắn hạn 171.327 231.288 255.653 59.961 35,00 24.365 10,53 - Trồng mía 118.957 192.237 214.490 73.280 22,25 22.253 11,58 - Nuôi heo 5.662 6.926 4.986 1.264 22,33 (1.950) (28,15) - Nuôi tôm 9.688 7.044 2.661 (2.644) (27,29) (4.383) (62,22) - Khác 37.020 25.081 33.516 (11.939) (32,25) 8.435 33,63 2. Trung hạn 15.615 12.665 17.259 (2.950) (18,89) 4.594 36,27 6.574 7.532 5.732 958 14,57 (1.800) (23,90) 3. UTĐT Nguồn: phòng tín dụng ngân hàng Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011,2012,2013 Giải thích: - UTĐT: ủy thác đầu tư Từ số liệu bảng 4.5 cho thấy, doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng tăng liên tục. Nguyên nhân là do doanh số cho vay trồng mía tăng. Năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn là 171.327 triệu đồng. Năm 2012, là 192.237 triệu đồng tăng 59.961 triệu đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2011. Sang năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn là 255.653 triệu đồng tăng 24.365 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng là 10,53%. Nguyên nhân khiến cho tốc độ tăng của doanh số cho vay ngắn năm 2013 chậm hơn năm 2012 là do doanh số cho vay đối với nuôi tôm và nuôi heo giảm nên làm chậm tốc độ tăng của doanh số cho vay ngắn hạn. Ngành trồng trọt của huyện trồng Mía là chủ yếu. Một vụ Mía thường kéo dài khoảng 11-12 tháng. Năm 2011, doanh số cho vay ngắn hạn đối với những hộ trồng mía là 118.957 triệu đồng, chiếm 69,43% tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Năm 2012, doanh số cho vay ngắn hạn cho ngành trồng mía là 192.237 triệu đồng, chiếm 83,12% tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Con số này tăng 73.280 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 22,25% so với năm 2011. Nguyên nhân khiến cho doanh số cho vay trồng mía năm 2012 tăng nhanh như vậy là do vụ mía năm 2011 – 2012 cho năng suất cao, mặc dù giá có giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng sau khi trừ chi phí người dân trồng mía vẫn còn lãi khoảng 40 triệu đồng/ha. Sau 2 năm liền mía có giá nên sang vụ mía năm 2012 – 2013, người dân mạnh dạn đi vay vốn để đầu tư trồng mía vì vậy mà doanh số cho vay trồng mía năm 2012 tăng. Cũng trong vụ này, do người dân ồ ạc trồng mía cộng với việc đường nhập lậu tăng, làm đường trong 37 nước bị ứ động, sản lượng tồn kho lớn, nhu cầu sử dụng mía của các nhà máy đường giảm khiến cho giá mía giảm theo. Mặc dù vào cuối vụ thu hoạch, trữ lượng đường đạt 11 CCS nhưng giá bán tại ruộng chỉ giao động từ 850-950 đồng/kg, thấp hơn 150 đồng/kg so niên vụ trước (2011-2012), nông dân trồng mía chỉ còn lãi khoảng 20 triệu đồng/ha, giảm so mùa mía trước khoảng 20 triệu đồng/ha. Giá mía trong những năm gần đây liên tục giảm, đầu ra không ổn định, nhiều nông dân thua lỗ, nhiều gia đình bỏ ruộng mía chuyển sang nghề khác. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp huyện thì vụ mía đường năm 2013 - 2014, số ruộng mía bị bỏ hoang chiếm khoảng 30% diện tích. Trước tình hình đó, để giữ lại vùng nguyên liệu mía, chính quyền địa phương có nhiều chính sách để hỗ trợ nông dân trồng mía. Hưởng ứng với chính sách của địa phương, cùng với việc chi phí sản xuất ngày càng tăng nên Ngân hàng tăng giá trị của các món vay cho những hộ trồng mía nên doanh số cho vay ngắn hạn đối với các hộ trồng mía năm 2013 vẫn tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng đã giảm hơn so với năm 2012. Nếu như năm 2012, tốc độ tăng của cho vay ngắn hạn đối với trồng mía là 22,25% thì năm 2013 chỉ còn 11,58%, chỉ bằng ½ của năm 2012. Doanh số cho vay nuôi tôm cũng chiếm một phần không nhỏ trong cơ cấu cho vay ngắn hạn của Ngân hàng. Tuy nhiên, con số này lại có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Năm 2011, doanh số cho vay nuôi tôm là 9.688 triệu đồng, chiếm 5,65% tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Năm 2012, giảm 27,29% so với năm 2011. Sang năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn để nuôi tôm tiếp tục giảm 62,22% so với năm 2012. Diện tích nuôi tôm của huyện tập trung ở các xã An Thạnh 3, An Thạnh Nam và Đại Ân 1. Nguyên nhân khiến cho doanh số cho vay ngắn hạn đối với những hộ nuôi tôm giảm là do năm 2011 giá tôm tăng cao nên người dân chuyển sang nuôi tôm nhiều khiến diện tích nuôi tôm trên địa bàn huyện tăng lên đột biến. Việc nhiều người nuôi sẽ khiến cung cao hơn cầu nên khả năng xảy ra hiện tượng rớt giá là rất cao. Bên cạnh đó, đây là ngành có rủi ro cao nên Ngân hàng hạn chế cho vay mặt dù người dân có tài sản đảm bảo. Từ số liệu bảng 4.5 và hình 4.3 cho thấy, doanh số cho vay trung hạn thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh số cho vay của Ngân hàng. Được biết Ngân hàng cho vay trung hạn là để phục vụ cho nhu cầu trồng cây ăn quả lâu năm, xây dựng nhà ở, hỗ trợ kinh phí đào và cải tạo ao cho những hộ mới bắt đầu nuôi thủy sản. Năm 2011, doanh số cho vay trung hạn là 15.615 triệu đồng, tương đương 8,07% trong tổng số 193.516 triệu đồng Ngân hàng giải ngân. Năm 2012, con số này giảm còn 12.665 triệu đồng tương đương 5,04% tổng doanh số cho vay. Do bản chất của các khoảng đầu tư dài hạn có rủi ro 38 cao và nhu cầu sử dụng vốn dài hạn của bà con trong huyện không nhiều nên Ngân hàng cũng hạn chế giải ngân đối với các món vay này. Sang năm 2013, doanh số cho vay trung hạn tăng 36,27% so với cùng kỳ năm 2012, đạt 17.259 triệu đồng tương đương 6,19% tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân là do Ngân hàng có chủ trương đa dạng các loại thời hạn cho vay, tăng cho vay đối với những khách hàng lớn để thuận lợi cho quá trình theo dõi việc sữ dụng vốn của khách hàng sau khi giải ngân. 4.3.1.2. Doanh số cho vay t heo thành phần kinh tế Nguồn: phòng Tín dụng của Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011,2012,2013 Hình 4.4. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế Theo số liệu hình 4.4, trong 3 năm qua chi nhánh Agribank huyện Cù Lao Dung chỉ cho vay đối với hộ sản xuất và doanh nghiệp, nhưng doanh số cho vay hộ sản xuất luôn chiếm đa số, chiếm trên 90% tổng doanh số cho vay hằng năm. Năm 2011, doanh số cho vay đối với hộ sản xuất là 99,12%, năm 2012 là 97,85% đến năm 2013 chiếm 100% tổng doanh số cho vay. Vì là Huyện thuộc khu vực vùng xâu vùng xa, việc phát triển kinh tế huyện chủ yếu phụ thuộc vào các hộ sản xuất, nên đây là bộ phận có nhu cầu vay vốn nhiều nhất, điều đó giải thích tại sao doanh số cho vay đối với bộ phận này luôn chiếm tỷ trọng cao đối với Ngân hàng. Được biết, những hộ này vay vốn là để phục vụ cho việc trồng trọt, chăn nuôi, mua sắm máy móc nông nghiệp và nhu cầu tiêu dùng như xây cất nhà cửa, trang trải học phí cho con em đi học. Bình quân mõi món vay có giá trị 50 triệu đồng cho các hộ trồng mía và chăn nuôi, 150 triệu đồng cho những hộ nuôi tôm và tài sản thế chấp thường là giấy chứng 39 nhận quyền sử dụng đất. Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp ít là do số lượng doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện không nhiều và chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân. Các món vay đa phần là ngắn hạn để bổ sung vốn kinh doanh trong những dịp lễ, tết. Nhìn chung hoạt động cho vay của Ngân hàng qua 3 năm 2011 – 2013 khá tốt. Doanh số cho vay tăng là điều đáng mừng đối với hầu hết các ngân hàng thương mại. Nhưng song song đó, doanh số thu nợ cũng phải tăng theo mới là gọi là có hiệu quả. Mục 4.3.2 dưới đây sẽ làm rõ hơn vấn đề này. 4.3.2. Phân tích doanh số thu nợ Thu nợ là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với tất cả mọi ngân hàng. Công tác thu nợ cũng phản ánh hiệu quả của việc sử dụng vốn. Doanh số thu nợ cao thì nợ xấu của ngân hàng sẽ ở mức thấp, nguồn vốn cho vay thu về được nhiều sẽ giúp cho ngân hàng chủ động hơn về nguồn vốn của mình, có thể đáp ứng thường xuyên yêu cầu vay vốn của khách hàng. Doanh số thu nợ cũng phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Việc thu hồi nợ có tốt hay không là do mỗi Ngân hàng biết tính toán và tránh được những rủi ro có thể xảy ra, từ đó việc thu hồi nợ mới đúng hạn và nhanh chóng. Số liệu bảng 4.4 cho thấy, trong thời gian từ năm 2011 – 2013, doanh số thu nợ của chi nhánh Agribank huyện Cù Lao Dung luôn tăng. Nếu như năm 2011, doanh số thu nợ là 161.072 triệu đồng thì năm 2012 con số này là 210.159 triệu đồng, tăng 49.477 triệu đồng tương đương 30,7 0%, tỷ lệ tăng này tương ứng với tỷ lệ tăng của doanh số cho vay. Năm 2013, doanh số thu nợ đạt 218.748 triệu đồng, tăng 8.229 triệu đồng tức khoảng 3,91% so với năm 2012. Nguyên nhân khiến cho doanh số thu nợ năm 2013 không đạt được mức tăng trưởng như năm 2012 là do doanh số cho vay năm 2013 chỉ tăng 10,80% so với năm 2012 nên doanh số thu nợ cũng giảm theo. Bên cạnh đó năm 2013 chi nhánh ngân hàng tăng cho vay đối với các món vay trung hạn nên làm giảm doanh số thu nợ của năm. Doanh số thu nợ ngày càng tăng mà chủ yếu là thu đúng thời hạn không có khoảng nào thu trước hạn do khả năng tài chính của khách hàng suy yếu. Điều này chứng tỏ công tác tín dụng của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả. Để thấy rõ hơn tình hình thu nợ của chi nhánh Agribank huyện Cù L ao Dung dưới đây sẽ phân tích tình hình thu nợ t heo thời hạn cho vay và theo từng thành phần trong nền kinh tế. 40 4.3.2.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn cho vay Nguồn: phòng Tín dụng của Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011,2012,2013 Hình 4.5. Cơ cấu doanh số thu nợ theo thời hạn cho vay của Agribank huyện Cù Lao Dung Như đã đề cập trong phần doanh số cho vay theo thời hạn, chi nhánh Agribank huyện Cù Lao Dung chỉ cho vay ngắn hạn, trung hạn và ủy thác đầu tư. Hình 4.6 cho thấy, doanh số thu nợ ngắn hạn hằng năm luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu thu nợ của chi nhánh Ngân hàng. Năm 2011, doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm 85,05% tổng doanh số thu nợ. Năm 2012, chiếm 81,29% và năm 2013 là 94,66%. Có thể thấy, tình hình thu nợ chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tổng doanh số cho vay của toàn chi nhánh. Doanh số thu nợ ngắn hạn luôn tăng qua từng năm và tăng tương ứng với tốc độ tăng của doanh số cho vay ngắn hạn. Doanh số thu nợ đối với các khoản trung hạn, ủy thác đầu tư chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh số thu nợ và có xu hướng giảm. Nguyên nhân khiến cho doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nợ là do hằng năm Ngân hàng chỉ cho vay ngắn hạn là chủ yếu còn các món trung hạn và ủy thác đầu tư chỉ cho vay ít, nhầm mục đích đa dạng danh mục cho vay mà thôi. Các khoảng cho vay ngắn hạn về bản chất đã có rủi ro thấp, thê m vào đó Ngân hàng chủ yếu cho nông dân vay mà nông dân vốn là những khách hàng đáng tin cậy, vì vậy khả năng thu nợ rất cao. Ngoại trừ những trường hợp mất mùa hoặc là những yếu tố bất khả kháng khác làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của họ. 41 Bảng 4.6. Tình hình cho vay và thu nợ ngắn hạn Đvt: triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012 - 2011 2013 - 2012 Số tiền % Số tiền % DSCV 171.327 231.288 255.653 59.961 35,00 24.365 10,53 DSTN 136.987 187.813 207.060 50.826 37,10 19.247 10,25 Nguồn: phòng Tín dụng của Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011,2012,2013 Giải thích: - DSCV: doanh số cho vay - DSTN: doanh số thu nợ Từ số liệu bảng 4.6 ta có thể thấy, doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm và xu hướng tăng tỷ lệ thuận với doanh số cho vay. Năm 2011 doanh số thu nợ ngắn hạn là 136.987 triệu đồng. Năm 2012, doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 50.826 triệu đồng tương ứng 37,10% đạt mức 187.813 triệu đồng. So với doanh số cho vay doanh số thu nợ năm 2012 tăng nhanh hơn 2,10 điểm phần trăm, điều này cho thấy công tác thu hồi nợ trong năm của Ngân hàng khá tốt. Sang năm 2013, doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 207.060 triệu đồng, tăng 19.247 triệu đồng tương ứng 10,25%. Nếu so với tốc độ tăng của doanh số cho vay thì tốc độ tăng của doanh số thu nợ trong năm này có phần chậm hơn, đi ngược với xu hướng của năm 2012. Điều này có thể giải thích là do năm 2013 Ngân hàng mở rộng cho vay đối với những hợp đồng vay trung hạn, thời gian thu hồi trên một năm nên hầu hết các khoản giải ngân phải chờ đến những năm sau đó mới có thể thu hồi vì vậy mà doanh số thu nợ trong năm giảm. Chi nhánh Agribank huyện Cù Lao Dung cho vay ngắn hạn là để phục vụ cho mục đích trồng mía, nuôi heo, nuôi tôm và một số mục đích khác như kinh doanh, mua sắm máy móc, trang thiết bị. Hằng năm doanh số thu nợ của ngành trồng mía chếm trên 80% tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng. Theo số liệu bảng 4.7, năm 2011, doanh số thu nợ ngành trồng mía là 110.310 triệu đồng. Năm 2012, doanh số thu nợ ngành trồng mía là 161.066 triệu đồng, tăng 50.756 triệu đồng tương đương 46,01%. Nguyên nhân là do doanh số cho vay của năm tăng nên doanh số thu nợ tăng theo. Nhưng so với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ của ngành năm 2012 tăng nhanh gấp đôi (doanh số cho vay trồng mía năm 2012 tăng 22,25% so với năm 2011). Mặc dù giá mía năm 2012 có phần giảm so với năm trước đó nên thu nhập của người dân trồng mía 42 cũng vì vậy mà giảm theo, nhưng doanh số thu nợ của Ngân hàng vẫn tăng. Đây là kết quả của sự nổ lực không ngừng trong công tác thu hồi nợ của cán bộ tín dụng trong Ngân hàng. Năm 2013, doanh số thu nợ ngắn hạn của ngành trồng mía là 176.693 triệu đồng, tăng 15.573 triệu đồng tương đương 9,67% so với năm 2013. So với doanh số cho vay, doanh số thu nợ của năm tăng trưởng chậm hơn (doanh số cho vay năm 2013 tăng 11,58% so với năm 2012). Nguyên nhân là do giá mía giảm làm thu nhập của nông dân trồng miaas giảm. Bên cạnh đó, tháng 4/2013 địa bàn huyện bị vỡ đê vào mùa khô, hàng ngàn mét vông trồng mía ở các xã Đại Ân 1, An Thạnh 3, An Thạnh Nam ngâm trong nước nhiều ngày nên đang bị héo rũ, chết dần, coi như mất trắng. Lỡ vụ nông dân chuyển sang trồng những loại hoa màu khác, thu hoạch trong năm nên một phần các món vay đã được hoàn trả trong năm 2012. Bảng 4.7. Doanh số thu nợ theo thời hạn cho vay Đvt: triệu đồng Chênh lệch Năm 2011 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 2012-2011 Số tiền % 2013-2012 Số tiền % 1. Ngắn hạn 136.987 187.813 207.060 50.826 37,10 19.247 10,25 - Trồng mía 110.310 161.066 176.639 50.756 46,01 15.573 9,67 - Nuôi heo 3.968 4.795 9.420 827 20,84 4.625 96,46 - Nuôi tôm 7.926 13.795 5.364 5.869 74,05 (8.431) (61,12) - Khác 14.783 8.157 15.637 (6.626) (44,82) 7.480 91,70 2. Trung hạn 12.749 14.172 5.867 1.523 11,95 (8.305) (58,60) 3. UTĐT 11.336 8.534 5.821 (2.802) (24,72) (2.713) (31,79) 210.519 218.748 49.447 30,70 8.229 3,91 Tổng 161.072 Nguồn: phòng Tín dụng của Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011,2012,2013 Doanh số thu nợ ngắn hạn của những hộ chăn nuôi heo cũng tăng liên tục qua các năm. Năm 2011, doanh số thu nợ của ngành đạt 3.968 triệu đồng. Năm 2012 là 4.795 triệu đồng, tăng 20,48% so với năm 2011. Đặc biệt là năm 2013, doanh số thu nợ ngắn hạn ngành tăng 4.625 triệu đồng, tốc độ tăng là 96,46% so với năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2013, công tác phòng ngừa dịch heo tai xanh diễn ra tích cực nên hạn chế được thiệt hại. Bên cạnh đó, giá thịt heo trên địa bàn Huyện trong năm cũng tăng khiến giá heo hơi tăng theo. Người dân chăn nuôi có lãi nên trả hết nợ ngân hàng khiến cho doanh số thu nợ ngắn hạn của ngành đạt gần như 100%. 43 Doanh số thu nợ ngắn hạn ngành nuôi tôm đứng thứ 3 trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng. Năm 2011, Ngân hàng thu nợ được 7.926 triệu đồng từ những hộ nuôi tôm. Năm 2012, là 13.795 triệu đồng, tăng 74,05% so với năm 2011. Đến năm 2013, doanh số thu nợ ngắn hạn ngành nuôi tôm chỉ còn 5.354 triệu đồng, giảm 61,12% so với năm 2012. Nguyên nhân một phần là do doanh số cho vay của ngành năm 2013 giảm 62,22%. Mặc khác vụ tôm từ 15/12/2012 đến 30/9/2013 do tôm bị nhiễm bệnh, diện tích nuôi tôm bị thiệt hại trên toàn tỉnh khoảng 13.334 ha, chiếm 30% diện tích thả nuôi, khiến cho nhiều hộ nuôi tôm bị lỗ không đủ khả năng trả hết nợ nên doanh số thu nợ của ngành giảm. Cũng theo bảng 4.7, doanh số thu nợ trung hạn năm 2011 là 12.749 triệu đồng, chiếm 7.92% tổng doanh số thu nợ của chi nhánh Ngân hàng. Năm 2012 doanh số thu nợ tăng 1.523 triệu tương đương 11,95%, chiếm 6,73% tổng doanh số thu nợ. Năm 2013, doanh số thu nợ trung hạn giảm 8.305 triệu đồng, tương đương 58,60% so với năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2013, trên địa bàn huyện liên tục bị vỡ đê làm thiệt hại mùa màng, tình hình kinh tế của người nông dân gập nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Ngân hàng đã xe m xét gia hạn thêm cho một món vay đến hạn trả. Bên cạnh đó, một phần các khoản cho vay đều đã đến hạn thu hồi ở năm 2012 sang năm 2013 Ngân hàng mới giải ngân các khoảng vay mới chưa đến hạn thu hồi nền khiến doanh số thu nợ trung hạn trong năm giảm. 4.3.2.2. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế Nguồn: phòng Tín dụng của Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011, 2012, 2013 Hình 4.6. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế 44 Qua hình 4.6 ta thấy, trong 3 năm 2011, 2012, 2013 tình hình thu nợ ở các thành phần kinh tế không có sự biến động đặc biệt nào so với doanh số cho vay. Chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là doanh số thu nợ của hộ sản xuất, chiếm trên 90% tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng. Trong 3 năm qua doanh số thu nợ của hộ sản xuất luôn tăng. Năm 2011, doanh số thu nợ của hộ sản xuất chiếm 98,95% tổng doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế. Năm 2012, chiếm 97,36% và năm 2013 là 99,36%. Nguyên nhân khiến cho doanh số thu nợ của hộ sản xuất luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng là do doanh số cho vay đối với thành phần này cao. Bên cạnh đó, còn do giữa Ngân hàng và thành phần kinh tế này luôn có sự hợp tác chặt chẽ với nhau, các khách hàng này luôn tuân thủ các quy tắc vay vốn của Ngân hàng. Đồng thời, sự tăng trưởng này cũng cho thấy việc mở rộng đầu tư tín dụng đối với hộ sản xuất đã mang lại hiệu quả, vì thế trong tương lai chi nhánh Ngân hàng nên khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho thành phần kinh tế này khi họ có nhu cầu vay vốn để góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế của huyện nhà. Doanh số thu nợ của thành phần doanh nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu thu nợ của Ngân hàng. Nguyên nhân là do doanh số cho vay đối với doanh nghiệp hằng năm thấp. Đặc biệt là năm 2013, Ngân hàng không có món vay nào là của doanh nghiệp tuy nhiên vẫn có thu nợ. Nguyên nhân là do dư nợ của năm 2012 vẫn còn nên sang năm 2013, Ngân hàng vẫn phát sinh doanh số thu nợ đối với thành phần kinh tế này. 4.3.2.3. Hệ số thu nợ Nguồn: phòng Tín dụng của Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011, 2012, 2013 Hình 4.7. Hệ số thu nợ của chi nhánh Agribank huyện Cù Lao Dung 45 Bên cạnh doanh số thu nợ thì hệ số thu nợ cũng phản ảnh hiệu quả của công tác thu nợ của ngân hàng. Chỉ số này càng cao phản ảnh hoạt động thu nợ của ngân hàng càng có hiệu quả, đồng thời thể hiện ý thức trả nợ của khách hàng cao, đồng vốn cho vay được sử dụng đúng mục đích có hiệu quả. Theo hình 4.7 cho thấy, Hệ số thu nợ chung năm 2011 và 2012 của chi nhánh Agribank huyện Cù Lao Dung không có biến động nhiều và đều trên 80%. Nhưng đến năm 2013 lại giảm còn 73,25%, giảm 10,46 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2012. Như phân tích ở trên, doanh số cho vay và doanh số thu nợ năm 2013 đều tăng so với năm trước đó nhưng hệ số thu nợ lại giảm. Nguyên nhân là do hệ số thu nợ trung hạn giảm. Theo kết quả phân tích trong phần doanh số cho vay, ở những năm 2011 và 2012, Ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn, trung hạn chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ nên các khoảng nợ đều được hoàn trả trong năm. Sang năm 2013, Ngân hàng mở rộng cho vay trung hạn nhiều hơn nên doanh số thu về thấp, khiến cho hệ số thu nợ giảm. Trong 3 năm qua, hệ số thu nợ của các món vay ngắn hạn không có biến động nhiều, giao động xung quanh mốc 80%. Tỷ số này tương đối tốt, có thể cho thấy các món vay ngắn hạn đem lại hiệu tương đối ổn định cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Khác với ngắn hạn, hệ số thu nợ trung hạn lại có biến động nhiều hơn. Năm 2011, hệ số thu nợ của thời hạn trung hạn chỉ vào khoảng 80% nhưng sang năm 2012, con số này vượt trên 100% đạt khoảng 110%. Nguyên nhân là do trong năm, Ngân hàng có nhiều món vay trung hạn đến hạn thu hồi trong khi con số giải ngân lại ít nên khiến cho hệ số thu nợ vượt trên 100%. Năm 2013, hệ số thu nợ trung hạn lại giảm đột biến chỉ còn khoảng 30%, tức giảm khoảng 80 điểm % so với năm 2012. Theo tìm hiểu thì trong năm này, doanh số cho vay trung hạn tăng, các món vay của những năm trước đến hạn thu hồi ít nên hệ số thu nợ giảm. 4.3.3. Tình hình dư nợ Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nó bao gồm số tiền lũy kế của những năm trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành, liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Do đó dư nợ sẽ phản ánh chính xác hơn về tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng trong năm. Từ bảng 4.8 cho thấy, tổng dư nợ của chi nhánh Ngân hàng tăng liên tục trong 3 năm qua. Năm 2011, tổng dư nợ cuối kỳ của Ngân hàng là 175.297 triệu đồng. Năm 2012, là 216.264 triệu đồng, tăng 50.967 triệu đồng tương đương 23,37% so với năm 2011. Năm 2013, dư nợ cuối kỳ là 276.160 triệu 46 đồng, tăng 59.896 triệu đồng tương đương 36,94% so với năm 2012. Do phản ứng cùng chiều với doanh số cho vay nên khi doanh số cho vay tăng khiến cho dư nợ cuối kỳ của Ngân hàng cũng tăng theo. Bảng 4.8. Tình hình dư nợ của Agribank huyện Cù Lao Dung Đvt: triệu đồng Chênh lệch Năm 2011 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 2012 - 2011 2013 - 2012 1. Ngắn hạn 149.283 192.758 241.351 Số tiền 43.475 - Trồng mía 81.175 112.346 150.197 31.171 38,40 37.851 - Nuôi heo 5.406 7.537 3.103 2.131 39,42 (4.434) (58,83) - Nuôi tôm 9.694 2.943 240 (6.751) (69,64) (2.703) (91,85) 53.008 20.570 69.932 19.063 87.811 30.455 16.942 31,93 17.879 25,57 (1.507) (7,33) 11.392 59,76 5.444 4.443 4.354 (1.001) (18,39) (89) (2,00) 175.297 216.264 276.160 40.967 23,37 59.896 27,70 - Khác 2. Trung hạn 3. Ủy thác Tổng % 29,12 Số tiền 48.593 % 25,21 33,69 Nguồn: phòng Tín dụng của Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011, 2012, 2013 4.3.3.1. Dư nợ theo thời hạn cho vay Dư nợ của Ngân hàng phần lớn là ngắn hạn. Trong thời gian từ năm 2011 – 2013, dư nợ ngắn hạn tăng liên tục. Năm 2012, tăng 43.475 triệu đồng tương đương 29,12% so với năm 2011. Năm 2013, dư nợ ngắn hạn tăng 48.593 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 25,21%. Dư nợ ngắn hạn tập trung ở các ngành trồng mía, nuôi heo, nuôi tôm và một số ngành khác. Trong đó. dư nợ trồng mía vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nơ ngắn hạn của Ngân hàng. Năm 2011, dư nợ ngành trồng mía là 81.175 triệu đồng, chiếm 54,38% tổng dư nợ ngắn hạn. Năm 2012, dư nợ của ngành tăng 38,40% so với năm 2011, đạt 112.346 triệu đồng. Năm 2013, dư nợ của ngành tiếp tục tăng đạt 150.197 triệu đồng, tăng 33,69%. Dư nợ của ngành tăng là do doanh số cho vay của ngành tăng, tuy nhiên tốc độ tăng của năm 2013 có giảm so với năm 2012 là do giá mía của năm 2013 giảm, nên tốc độ tăng donh số cho vay ngắn hạn của ngành giảm so với năm trước nên kéo theo tốc độ tăng của dư nợ ngắn hạn cuối kỳ của ngành cũng giảm theo. Năm 2011, dư nợ ngắn hạn của những hộ nuôi heo là 5.406 triệu đồng, chiếm 3,62% tổng dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng. Năm 2012, du nợ ngành chăn nuôi heo tăng 39,42%, đạt 7.537 triệu đồng, chiếm 3,91% tổng dư nợ ngắn hạn. Đến năm 2013, dư nợ của ngành giảm còn 3.103 triệu đồng, giảm 47 58,83% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do trong năm Ngân hàng hạn chế cho vay đối với ngành, khiến doanh số cho vay giảm dẫn đến dư nợ của ngành giảm. Dư nợ ngắn hạn của ngành nuôi tôm cũng chiếm một phần không nhỏ trong tổng dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng nhưng lại giảm rất nhiều trong những năm gần đây. Năm 2011, dư nợ của ngành là 9.694 triệu đồng, chiếm 6,49% tổng dư nợ ngắn hạn. Sang năm 2012, giảm còn 2.943 triệu đồng giảm 69,64%. Đến năm 2013, con số này giảm mạnh, tính đến cuối năm dư nợ của ngành chỉ còn 240 triệu đồng, giảm 91,85% so với năm 2012. Nguyên nhân là do nuôi tôm là ngành có nhiều rủi ro nên những năm gần đây Ngân hàng hạn chế cho vay nên dư nợ của ngành cũng vì vậy mà giảm. Dư nợ trung hạn chiếm tỷ lệ khô ng cao trong tổng dư nợ và tăng giảm không ổn định. Năm 2012, dư nợ trung hạn giảm 0,73% so với năm 2011. Đến năm 2013 tăng 59,76% so với năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2012, nền kinh tế trong nước khó khăn, để hạn chế rủi ro, Ngân hàng hạn chế cho vay đối với doanh nghiệp. Mặc khác doanh nghiệp cũng không dám vay tiền để đầu tư vì vậy mà dư nợ giảm. Sang năm 2013, kinh tế có biểu hiện phực hồi, lãi suất cho vay lại giảm nên các doanh nghiệp mới có xu hướng thích đầu tư kinh doanh trở lại. 4.3.3.2. Dư nợ theo thành phần kinh tế Nguồn: phòng Tín dụng của Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011, 2012, 2013 Hình 4.8. Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế 48 Theo số liệu ở hình 4.8 cho thấy, trong những năm qua dư nợ của hộ sản xuất không chỉ tăng trên số tiền mà còn tăng trong cả cơ cấu tổng dư nợ. Nếu xét theo cơ cấu, năm 2011 dư nợ của hộ sản xuất chiếm 99,21% tổng dư nợ của Chi nhánh. Năm 2012, chiếm 99,28% , năm 2013 chiếm 99,93%. Nếu xét theo số tiền, năm 2012 dư nợ của hộ sản xuất tăng 41.972 triệu đồng tương ứng 24,94%. Năm 2013, dư nợ hộ sản xuất tiếp tục tăng 61.328 triệu đồng, t ỷ lệ tăng là 29,16%. Nguyên nhân lí giải cho việc dư nợ cuối năm đều tăng là do các khoản tiền vay của kỳ trước chưa đến hạn chuyển sang, một phần do nhu cầu vốn vay của đối tượng này tăng lên nên làm cho dư nợ tăng lên như đã đề cập ở phần doanh số cho vay. 4.3.4. Tình hình nợ xấu Trong quá trình hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì việc phát sinh nợ xấu là một vấn đề không thể tránh khỏi. Nó là nhân tố chính làm tiêu hao nguồn vốn và làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tùy vào tình hình chung của nền kinh tế và tình hình nội tại của từng ngân hàng mà quy mô và tác hại của nợ xấu sẽ khác nhau.Việc mà các ngân hàng cần phải làm là cố gắng hạn chế nợ xấu đến mức thấp nhất. Đvt: triệu đồng 4.000 3.500 3.000 2.500 2.000 1.500 1.000 0.500 0.000 Nợ xấu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2.968 3.109 3.878 Nguồn: phòng Tín dụng của Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011, 2012, 2013 Hình 4.9.Tình hình nợ xấu của chi nhánh Agribank huyện Cù Lao Dung Trong 3 năm qua, nợ xấu của Ngân hàng tăng liên tục. Năm 2011, nợ xấu của toàn chi nhánh là 2.968 triệu đồng, năm 2012 là 3.109 triệu đồng tăng 141 triệu đồng tương đương 4,75%. Năm 2013, nợ xấu là 3.878 triệu đồng tăng 769 triệu đồng tương đương 24,74%. Nguyên nhân khiến nợ xấu của toàn chi 49 nhánh tăng là do nợ xấu của các món vay ngắn hạn tăng. Trong thời gian qua trên địa bàn huyện liên tục bị vỡ đê gây thiệt hại cho mùa màng. Bên cạnh đó giá của một số mặt hàng nông sản lại giảm khiến cho đời sống của một bộ phận nông dân khó khăn, không có khả năng trả nợ ngân hàng. Vấn đề này sẽ được phân tích rõ hơn ở phần nợ xấu theo thời hạn cho vay. 4.3.4.1. Nợ xấu theo thời hạn cho vay Theo số liệu bảng 4.9, nợ xấu ngắn hạn của Ngân hàng năm 2011 là 3.364 triệu đồng, chiếm 82,58% nợ xấu của toàn chi nhánh. Năm 2012, nợ xấu của các khoản vay ngắn hạn là 2.825 triệu đồng, tăng 15,26% so với năm 2011 và chiếm 90,86% tổng nợ xấu. Năm 2013, con số này lại tiếp tục tăng 72 triệu đồng, tương đương với tốc độ tăng là 2,55% so với năm 2013. Như vậy, nợ xấu ngắn hạn là nhân tố chính tác động làm cho nợ xấu của chi nhánh Ngân hàng tăng liên tục trong thời gian qua. Nợ xấu ngắn hạn tập trung ở các ngành trồng mía, nuôi heo, nuôi tôm và một số ngành khác. Năm 2011, nợ xấu ngắn hạn của ngành trồng mía là 518 triệu đồng, chiếm 21,13% nợ xấu ngắn hạn. Năm 2012, nợ xấu của ngành là 775 triệu đồng tăng 49,61% so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân là do tháng 4/2012, hàng chục ngàn mét vuông trồng mía của nông dân xã An Thạnh Nhì (Cù Lao Dung Sóc Trăng) chìm trong biển nước do vỡ đê bao. Đây là thời điểm giao mùa giữa hai vụ mía nên gây thiệt hại cho mía non lẫn mía chưa thu hoạch. Ở những diện tích thu hoạch sớm, đã xuống giống thì mía non ngâm trong nước nhiều ngày nên bị chết, nông dân trồng mía thiệt hại khoảng 3-4 triệu đồng/công. Bên cạnh đó, nhiều ruộng mía đang chuẩn bị thu hoạch thì bị giảm chữ đường, khó bán nên bị ép giá, thiệt hại lên tới 14-15 triệu đồng/ha. Đây chính là nguyên nhân khiến cho nợ xấu của ngành trồng mía trong năm tăng. Năm 2013, nợ xấu ngắn hạn của ngành là 1.467 triệu đồng tăng 692 triệu đồng tương đương tốc độ tăng 89,29% so với năm 2012. Nguyên nhân là do vụ mía năm 2012 – 2013, đường nhập lậu nhiều khiến cho sản lượng đường tồn kho tại các nhà máy tăng, giá mía tiếp tục giảm chỉ còn 650-700 đồng/kg. Một số hộ trồng mía thất vụ lại bị thất giá, số tiền thu về không đủ bù đắp chi phí khiến người nông dân bị lỗ nên không có khả năng trả nợ ngân hàng. Không những thế, tháng 10/2013, trên địa bàn huyện có 16 đoạn đê bị vỡ với tổng chiều dài lên đến 88 mét, gây ngập úng khoảng 160 ha cây trái, hoa màu gây thiệt hại lớn đến đời sống của người dân. Cù Lao Dung là huyện vùng sâu vùng xa, sống nhờ vào nghề nông là chính, đời sống vốn đã khó khăn, hằng năm phần lớn các hộ gia đình đều phải vay tiền ngân hàng để đầu tư cho vụ mùa mới nhưng liên tục gặp sự cố không thể trả được nợ cho Ngân hàng, chính vì vậy mà nợ xấu của ngành cứ liên tục tăng. 50 Nợ xấu ngắn hạn của ngành chăn nuôi heo năm 2011 là 474 triệu đồng chiếm 19,34% nợ xấu ngắn hạn. Năm 2012, nợ xấu của ngành là 775 triệu đồng tăng 56,12%. Nguyên nhân là do trong năm trên địa bàn huyện xuất hiện dịch heo tay xanh khiến nhiều đàn heo bị thiêu hủy, mặc dù đã được hỗ trợ nhưng bà con vẫn bị lỗ, có hộ gần đến ngày xuất chuồng, heo lại bị bệnh buộc phải thiêu hủy nên mất trắng. Bình quân mõi hộ chăn nuôi heo phải nợ lại Ngân hàng khoảng 50 triệu đồng. Những món vay này Ngân hàng chuyển toàn bộ qua nợ xấu khiến cho nợ xấu của ngành tăng. Nuôi tôm cũng là một ngành góp phần không nhỏ trong quá trình gây ra nợ xấu cho Ngân hàng, tập trung ở các xã An Thạnh Đông, An Thạnh 3, Đại Ân 1. Năm 2011, nợ xấu của ngắn hạn của ngành nuôi là 921 triệu đồng chiếm 37,58% tổng nợ xấu ngắn hạn. Mặc dù doanh số cho vay cũng như dư nợ của ngành đều thấp hơn rất nhiều so với ngành trồng mía nhưng nợ xấu ngành lại cao hơn nợ xấu của ngành trồng mía vào năm 2011 và sấp xỉ bằng ngành trồng mía vào năm 2012. Nguyên nhân là do trong hai năm này, diện tích nuôi tôm của huyện bị thiệt hại do bệnh dịch, nhiều hộ không những không trả nổi nợ ngân hàng mà còn mất vốn phải bỏ vuông. Năm 2013, nợ xấu của ngành là 142 triệu đồng giảm 77,88% so với năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2013 giá tôm được phục hồi sau 2 năm mất giá, người dân nuôi tôm được một vụ trúng mùa có lãi cao, trả được nợ cho Ngân hàng nên nợ xấu ngắn hạn của ngành giảm. Bảng 4.9. Tình hình nợ xấu theo thời hạn cho vay Đvt: triệu đồng Chênh lệch Năm 2011 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 2012 - 2011 Số tiền 2013 - 2012 % Số tiền % 1. Ngắn hạn 2.451 2.825 3.364 374 15,26 539 19,08 - Trồng mía 518 775 1.467 257 49,61 692 89,29 - Nuôi heo 474 740 761 266 56,12 21 2,84 - Nuôi tôm 921 642 142 (279) (30,29) - Khác 2. Trung hạn 538 668 994 130 24,16 326 48,80 517 284 514 (233) (45,07) 230 80,99 0 0 0 0 0 0 0 2.968 3.109 3.878 141 4,75 769 24,74 3. Ủy thác Tổng (500) (77,88) Nguồn: phòng Tín dụng của Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011, 2012, 2013 51 Nợ xấu của các món vay trung hạn lại có chuyển biến ngược chiều với nợ xấu ngắn hạn. Nếu như năm 2011, nợ xấu ngắn hạn tăng trong cơ cấu thì nợ xấu trung hạn giảm. Ngược lại cho năm 2013, nợ xấu ngắn hạn giảm thì nợ xấu trung hạn lại tăng. Cụ thể năm 2011, nợ xấu trung hạn là 517 triệu đồng chiếm 17,42% trong tổng cơ cấu nợ xấu. Năm 2012, giảm còn 284 triệu đồng chiếm 9,13% nợ xấu của Ngân hàng. Sang năm 2013 con số này lại tăng lên 514 triệu đồng chiếm 25,30% tổng nợ xấu. Số nợ xấu này tập trung ở các món vay phục vụ cho mục đích trồng trọt, nuôi thủy sản, sửa chữa nhà ở và một số mục đích khác như xuất khẩu lao động. Trong số đó, mục đích sửa chữa nhà ở và trồng trọt là cao nhất. Trong 3 năm qua hoạt động ủy thác đầu tư khô ng tạo ra nợ xấu cho chi nhánh Ngân hàng. 4.3.4.2. Nợ xấu theo thành phần kinh tế Nguồn: phòng Tín dụng của Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011, 2012, 2013 Hình 4.10. Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế Dựa theo số liệu hình 4.10, ta có thể nhận thấy trong thời gian qua, nợ xấu của hộ sản xuất luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ quá hạn và tăng theo doanh số cho vay và dư nợ cuối kỳ. Năm 2011, nợ xấu của hộ sản xuất chiếm 97,57% tổng nợ xấu của Ngân hàng. Năm 2012, tăng lên chiếm 99,04%. Năm 2013 con số này có xu hướng giảm chỉ còn 95,33% tổng nợ xấu của chi nhánh. Nợ xấu phát sinh trong hộ sản xuất là do người dân thất mùa, ngập lục ảnh hưởng đến năng xuất, giá nông sản giảm, một số hộ chưa có biện pháp tốt trong trong sản xuất dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không cao nên không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Mặt khác đa phần nông dân vay vốn chỉ sử dụng một phần vốn vay theo mục đích đã thỏa thuận, số còn lại họ dùng cho 52 mục đích tiêu dùng hằng ngày mà Ngân hàng không thể kiểm soát hết được nên dẫn đến khả năng dẫn đến nợ xấu tăng thêm. Về phía doanh nghiệp tỷ trọng dư nợ quá hạn trong tổng dư quá hạn của Ngân hàng chiếm tỷ lệ không cao. Nguyên nhân khiến cho nợ xấu của thành phần doanh nghiệp thấp là do hằng năm số tiền mà Ngân hàng giải ngân cho doanh nghiệp vay chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay, chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn phục vụ cho nhu cầu kinh do anh trong năm cũng ít vì vậy mà ít rủi ro. Tuy nhiên đến năm 2013, tỷ trọng nợ xấu của thành phần doanh nghiệp lại tăng, chiếm 4,67% tổng nợ xấu của Ngân hàng. Con số này tăng rất nhiều so với mức 0,96% của năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm trên địa bàn huyện có 01 doanh nghiệp tư nhân bị vỡ nợ nên số tiền 180 triệu đồng mà Ngân hàng cho doanh nghiệp vay cũng vì vậy mà trở thành nợ xấu. Nhìn chung, có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ xấu như khách hàng làm ăn thu lỗ do yếu tố khách quan, sữ dụng vốn không đúng mục đích, chất lượng của các bộ tín dụng…Đối với chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn huyện Cù Lao Dung, trong thời gian từ năm 2011 – 2013, nguyên nhân dẫn đến là do người dân nuôi trồng thất vụ, giá nông sản giảm, dẫn đến thu nhập thấp nên không thể trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn. Một số khác s ử dụng vốn không đúng mục đích hoặc chỉ sử dụng một phần vào mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng số còn lại phục vụ cho tiêu dùng. Đa phần các món vay là ngắn hạn, khách hàng chủ yếu là hộ sản xuất, tính chất nhỏ lẽ nên cũng phần nào gây khó khăn cho công tác kiểm tra, giám sát sau giải ngân nên khi có sự cố xảy ra không phản ứng kịp thời nên dẫn đến nợ xấu. Dưới đây ta sẽ phân tích chi tiết hơn tình hình nợ xấu của Ngân hàng thông qua tỷ số nợ xấu trên tổng dư nợ. 4.3.4.3. Tỷ lệ nợ xấu Rủi ro tín dụng được đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Chỉ số này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng một cách rõ rệt, nó đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng, chỉ số này càng thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng cao và ngược lại. 53 Đvt: % Nguồn: phòng Tín dụng của Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011, 2012, 2013 Hình 4.11. Tỷ nợ nợ xấu của Agribank huyện Cù Lao Dung Mặc dù nợ xấu của Ngân hàng tăng liên tục trong thời gian từ năm 2011 2013 nhưng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ lại giảm và luôn dưới 2%. Cụ thể năm 2011, tỷ lệ nợ xấu chung của chi nhánh là 1,69%, năm 2012 giảm còn 1,44%. Trong năm này, tỷ lệ nợ xấu của các món vay ngắn hạn và dài hạn đều giảm. Đây là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ nợ xấu chung của năm 2012 giảm so với năm 2011. Đến năm 2013, tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm còn 1,40%. Mặc dù xu hướng không khác gì so với năm 2012 nhưng trong cơ cấu thì có sự thay đổi. Trong khi tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn vẫn giảm nhưng tỷ lệ nợ xấu dài hạn thì lại có xu hướng tăng trở lại. Điều nay cho thấy chất lượng của các món vay ngắn hạn vẫn tốt nhưng chất lượng tín dụng dài trung hạn có chiều hướng giảm. Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng giảm là nhờ nợ xấu của các món vay ngắn hạn giảm. Biểu hiện là tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn của Ngân hàng giảm liên tục qua các năm. Nguyên nhân khiến cho tỷ lệ nợ xấu giảm là do dư nợ cuối kỳ lớn, mà chủ yếu là dư nợ ngắn hạn. Trong 3 năm qua, dư nợ cuối kỳ của Ngân hàng điều trên 170 tỷ đồng và mõi năm đều tăng trên 20%. Trong khi đó nợ xấu của Ngân hàng cũng tăng nhưng tốc độ tăng có phần chậm hơn dư nợ. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng ngày càng được cãi thiện. Nhưng Ngân hàng cũng cần có biện pháp để khống chế nợ xấu, không cho nó tăng nữa để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất có thể. 54 4.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NG ÂN HÀNG 4.4.1. Chỉ tiêu tổng dư nợ/vốn huy động Dư nợ trên vốn huy động là chỉ tiêu xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, giúp chúng ta so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng còn thấp, ngược lại nếu chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả. Trong khoảng thời gian từ năm 2011 – 2013, tỷ số dư nợ trên vốn huy động của chi nhánh Agribank huyện Cù Lao Dung không có nhiều biến động. Cụ thể năm 2011, bình quân trong 2,82 đồng dư nợ thì có 1 đồng là vốn huy động. Năm 2012, tỷ lệ này giảm nhẹ, còn 2,58 lần. Đến năm 2013, tỷ số này là 2,79 lần, mặc dù có xu hướng tăng so với năm 2012 nhưng vẫn thấp hơn năn 2011. Tuy tỷ số này có diễn biến tăng giảm không ổn định nhưng phần nào thể hiện được hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng. Bảng 4.10 . Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh số cho vay Triệu đồng 193.516 251.485 298.644 Doanh số thu nợ Triệu đồng 161.072 210.519 218.748 Dư nợ cuối kỳ Triệu đồng 175.297 216.264 276.160 Dư nợ bình quân Triệu đồng 159.074 195.781 256.212 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 189.515 230.844 282.295 Vốn huy động Triệu đồng 62.208 83.682 106.248 Lần 2,56 2,34 2,41 Dư nợ/Tổng nguồn vốn % 83,94 84,81 90,76 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,01 1,08 0,85 Dư nợ/Vốn huy động Nguồn: phòng Tín dụng của Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011, 2012, 2013 4.4.2. Tỷ số tổng dư nợ/tổng nguồn vốn Tỷ số tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn cho biết trong năm dư nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Trong thời gian qua tỷ số này của chi nhánh ngân hàng luôn tăng. Năm 2011, dư nợ chiếm 83,94% tổng nguồn vốn, năm 2012 tỷ số này tăng lên 84,81% , đến năm 2013 dư nợ 55 tiếp tục tăng và chiếm 90,76% trong trổng nguồn vốn. Dư nợ trên tổng nguồn vốn tăng cho thấy ho ạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng ngày càng có hiệu quả, vốn tham gia vào hoạt động kinh doanh nhiều hơn, đồng vốn nhàn rỗi ít đi, góp phần tạo thêm lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên dư nợ chiếm quá cao trong tổng nguồn vốn hoạt động sẽ có khả năng ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản. Ngân hàng cần lưu ý đến vòng quay của vốn xem vòng quay dài hay ngắn hay ngắn, theo dõi thời hạn của các khoản tiền gửi nếu khoản nào gần đến hạn để có phương án đảm bảo khả năng thanh khoản cho toàn chi nhánh. 4.4.3. Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng là chỉ tiêu dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn của tín dụng ngân hàng, nó cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Năm 2011 vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh ngân hàng là 1,01 tức là 1 năm vốn tín dụng của ngân hàng sẽ quay được 1,01 lần hay nói đúng hơn sau 356 ngày Ngân hàng sẽ tiến hàng thu nợ và giải ngân lại một lần. Phù hợp với thời gian của một vụ canh tác mía là từ 10 tháng đến 12 tháng thu hoạch một lần. Năm 2012 vòng quay vốn tín dụng tăng lên 1,08 có nghĩa chỉ bình quân sau 333 ngày chi nhánh Ngân hàng sẽ tiến hành cho vay lại một lần. Nếu so với năm 2011 giảm được 32 ngày. Đây là nổ lực đáng khích lệ của các cán bộ tín dụng trong chi nhánh Ngân hàng và bà con trong huyện. Sang năm 2013 vòng quay vốn tín dụng giảm chỉ còn 0,85 vòng trong năm. Số ngày của 1 vòng quay tăng lên 423 ngày. Nguyên nhân là do trong năm chi nhánh ngân hàng tăng cường cho vay dài hạn, khiến dư nợ dài hạn tăng làm cho vòng quay của vốn tín dụng giảm. Điều này không có nghĩa là kết quả công tác thu hồi nợ của ngân hàng giảm sút mà chỉ là thời hạn cho vay dài hơn mà thôi. Tóm lại, trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ở những năm vừa qua đạt kết quả tương đối tốt, đem lại lợi nhuận ổn định cho Ngân hàng. Tuy nhiên lợi nhuận và rủi ro luôn đi kèm với nhau, bằng chứng là trong các nguồn vốn cho vay của Ngân hàng vẫn còn tồn tại các khoản nợ xấu. Nhưng nhìn chung các khoản nợ xấu này chỉ chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dư nợ, bên cạnh đó hệ số thu hồi nợ của Ngân hàng cũng khá cao. Điều này thể hiện chất lượng tín dụng của Ngân hàng là khá tốt. Mặc dù vậy, Ngân hàng cũng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thu hồi nợ để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn. Nhìn chung chất lượng tín dụng của chi nhánh ngân hàng là khá tốt. 56 4.5. CÁC CHỈ TIÊU TÍN DỤNG TRÊN MỘT CÁN BỘ TÍN DỤNG Bảng 4.11. Các chỉ tiêu tín dụng trên từng cán bộ tín dụng Đvt: Triệu đồng/cán bộ tín dụng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012 - 2011 Số tiền % 2013 - 2012 Số tiền % Vốn huy động 15.552 20.921 26.562 5.369 34,52 5.641 26,96 Doanh số cho vay 48.379 62.871 69.661 14.492 29,96 6.790 10,80 Doanh số thu nợ 40.268 52.630 54.687 12.362 30,70 2.057 3,91 Dư nợ cuối kỳ 43.824 54.066 69.040 10.242 23,37 14,974 27,70 742 777 969 35 4,72 192 24,71 Nợ xấu Nguồn: phòng Tín dụng của Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011, 2012, 2013 Huyện Cù Lao Dung hiện có 8 xã bao gồm thị trấn Cù Lao Dung, xã An Thạnh Đông, An Thạnh Tây, An Thạnh Nam, An Thạnh 1, An Thạnh 2, An Thạnh 3 và xã Đại Ân. Căn cứ vào đó, Ban Giám Đốc chi nhánh Agribank giao cho mõi Cán bộ tín dụng phụ trách 2 xã và sau 6 tháng sẽ chuyển đổi một lần. Năm 2011, bình quân mõi cán bộ tín dụng huy động được 15.552 triệu đồng. Năm 2012, là 20.921 triệu đồng, tăng 5.369 triệu đồng tương đương 34,52% so với năm 2011. Năm 2013, bình quân mõi cán bộ huy động được 26.562 triệu đồng tăng 5.641 triệu đồng so với năm 2012. Mặc dù hằng năm vốn huy động của Ngân hàng chiếm chưa đến 50% nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng nhưng các cán bộ tín dụng cũng đã rất nổ lực trong công tác huy động vốn, bằng chứng là doanh số huy động bình quân trên mõi cán bộ tăng liên tục qua các năm. Nếu xét theo doanh số cho vay ở thời điểm nghiên cứu. Năm 2011, bình quân doanh số cho vay của một xã là 24.189,5 triệu đồng, mõi Cán bộ tín dụng phụ trách 2 xã tức doanh số cho vay của một Cán bộ là 48.379 triệu đồng. Năm 2012, doanh số cho vay của một Cán bộ là 62.871 triệu đồng tăng 14.492 triệu đồng. Năm 2013 doanh số cho vay là 69.661 triệu đồng trên một Cán bộ, tăng 6.790 triệu đồng. Không riêng gì doanh số cho vay tăng mà doanh số thu nợ và dư nợ cuối kỳ cũng tăng. Điều này cho thấy sự nổ lực không ngừng của các Cán bộ tín dụng của Ngân hàng. Bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng thì nợ xấu trên từng cán bộ tín dụng cũng tăng theo. Nếu như năm 2011, nợ xấu bình quân trên một các bộ tín dụng là 742 triệu đồng thì năm 2012 là 777 triệu đồng, tăng 35 triệu đồng trên một cán bộ. Đến năm 2013, nợ xấu bình quân trên mõi cán bộ lại tiếp tục tăng, con 57 số này là lúc bấy giờ 969 triệu đồng, tăng 192 triệu đồng tương đương 21,71% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân khiến cho nợ xấu trên từng cán bộ tín dụng năm 2013 tăng nhiều như vậy là do nợ xấu của toàn Ngân hàng tăng. Mặc dù nợ xấu trên từng cán bộ tín dụng tăng liên tục qua các năm nhưng ta không thể đánh giá rằng năng lực của họ giảm mà chỉ có thể nhận xét là do các yếu tố khách quan tác động đến thu nhập của người nông dân. Vì quy trình từ thẩm định khả năng khách hàng, giải ngân, giám sát cho tới thu hồi đều được thực hiện một cách khách quan đúng theo quy định. Nhưng trong thời gian qua trên địa bàn huyện liên tục bị vỡ đê, nông sản giảm gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng làm nợ xấu của ngân hàng tăng kéo theo nợ xấu bình quân trên từng cán bộ tín dụng cũng tăng theo. 58 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NG ÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÙ LAO DUNG 5.1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CỦA NG ÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÙ LAO DUNG 5.1.1. Điểm mạnh Trên cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả tín dụng tại chi nhánh ngân hàng Agribank huyện Cù Lao Dung trong 3 năm 2011,2012, 2013 , chúng ta có thể thấy được những điểm mạnh sau đây của ngân hàng: - Xây dựng được mục tiêu và giải pháp cụ thể cho hoạt động huy động vốn nên vốn tự huy động ngày càng tăng giúp ngân hàng phát huy tính chủ động, ít phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên từ đó giảm lãi suất cho vay do chi phí sữ dụng vốn huy động thấp hơn chi phí vay vốn từ ngân hàng hội sở. Nhờ đó mà ngân hàng có lượng khách hàng truyền thống lớn và thu hút ngày càng nhiều khách hàng mới. - Với loại hình là ngân hàng thương mại cổ phần nhưng thuộc sở hữu của nhà nước nên chi nhánh Ngân hàng có nguồn vốn hoạt động mạnh nhờ vào sự hỗ trợ của cấp trên. - Nhu cầu vay vốn của khách hàng tại chi nhánh Ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn nên rũi ro không cao, vòng quay vốn nhanh đảm bảo được nhu cầu vay mới của khách hàng. - Sở hữu một lực lượng nhân viên giàu năng lực và nhiệt huyết đối với công việc, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, thân thiện cùng với những tiện ích của các sản phẩm, dịch vụ. - Có những biện pháp xử lí nợ kịp thời và chính sách tín dụng phù hợp nên chất lượng tín dụng của chi nhánh ngân hàng ngày càng được cải thiệt. 5.1.2. Điểm yếu Bên cạnh những điểm mạnh nêu trên, chi nhánh ngân hàng vẫn cón tồn tại một số yếu điểm cần được khắc phục. 59 - Công tác huy động vốn tại chi nhánh mặc dù đạt được kết quả khá tốt và có xu hướng tăng nhưng thực tế số vốn huy động vẫn được chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng. - Ngân hàng chưa tìm được nhiều khách hàng có quan hệ tín dụng lớn, chủ yếu là các món vay nhỏ lẻ nên còn một số gặp khó khăn trong việc kiểm tra sau khi cho vay. - Mặc dù doanh số thu nợ hàng năm đạt kết quả rất tốt song vẫn còn tồn tại nợ xấu. 5.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA CHI NHÁNH NG ÂN HÀNG 5.2.1. Cơ hội - Địa bàn huyện có mật độ dân số đông, toàn huyện có khoảng hơn 14.000 hộ dân cư trú. Đây là lực lượng khách hàng tương đối lớn và ổn định của ngân hàng. - Giao thông trong huyện cũng như giữa các huyện và các tỉnh trong khu vực ngày càng hoàn thiện hơn. Hệ thống công nghệ thông tin đạt trình độ cao hơn. - Nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng đã vượt qua thời kỳ khó khăn và tiếp tục phát triển ổn định, cơ cấu kinh tế tiếp tục dịch chuyển theo hướng tích cực, thu nhập và mức sống người dân ngày càng đ ược cải thiện, tạo cơ hội phát triển cho thị trường dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh duy trì trần lãi suất huy động ngắn hạn dưới 6 tháng, Ngân hàng nhà nước tiếp tục duy trì trần lãi suất cho vay vào 5 lĩnh vực ưu tiên như: nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghệ cao. - Ngày càng có nhiều tổ chức mua bán nợ ra đời như DATC, VAMC giúp cho quá trình xử lí nợ xấu của các ngân hàng thuận lợi và nhanh chóng hơn. 5.2.2. Thách thức - Cùng với tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và tiến trình hội nhập quốc tế, chi nhánh ngân hàng huyện Cù Lao Dung phải chịu sự cạnh tranh trên nhiều phương diện như vốn, hệ thống mạng lưới và cơ sở vật chất. - Sự cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ thay thế: Sự phát triển của thị trường vốn, thị trường bảo hiểm và một số kênh huy động vốn mới như tiết kiệm bưu điện,… đang trở thành những nhân tố quan trọng trong ảnh hưởng đến nhu cầu của các doanh nghiệp và cá nhân về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. 60 - Ngân hàng nhà nước liên tục điều chỉnh giảm dần trần lãi suất huy động VND, USD từ năm tháng 11/2011 đến nay, với tổng cộng 8 lần điều chỉnh, trần lãi suất bắt đầu từ 14% giảm xuống các mức 13%; 12%; 11%; 9%; 8%, 7,5%; 7% và từ ngày 18/3 xuống còn 6% với kỳ hạn huy động dưới 6 tháng. 5.3. SỬ DỤNG MA TRẬN SWOT ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NG ÂN HÀNG Từ việc phân tích môi trường bên trong, bên ngoài tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những đoe dọa xung quanh quá trình hoạt động của Ngân hàng. Dưới đây sẽ sử dụng ma trận SWOT để thuận tiện cho việc đề suất giải pháp. Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. SWOT cho phép phân tích các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng tương đối đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. SWOT bao gồm 4 yếu tố: - S: là những điểm mạnh. - W: là những điểm yếu. - O: là những cơ hội. - T: là những rủi ro, nguy cơ, đe doạ. 61 * Những điểm mạnh (S) * Những điểm yếu (W) 1. Là chi nhánh thuộc ngân hàng 1. Vốn huy động chiếm tỷ lệ Agribank Việt Nam nên có thấp trong cơ cấu nguồn vốn nguồn vốn kinh doanh mạnh 2. Chưa tìm được khác hàng 2. Chủ yếu cho vay ngắn hạn, có quan hệ tín dụng lớn, chủ vòng quay vốn nhanh yếu là các món vay nhỏ lẻ 3. Đội ngũ nhân viên giàu năng 3. Con số nợ xấu vẫn còn tồn lực tại và tăng qua các năm 4. Chiếm thị phần lớn trong lĩnh vực cho vay nông nghiệp 5. Có danh tiếng và uy tín * Các cơ hội (O) 1. Nhu cầu vay vốn của khách hàng tương đối lớn và ổn định 2. Ngân hàng nhà nước tiếp tục duy trì trần lãi suất cho vay vào 5 lĩnh vực ưu tiên như trong đó có nông nghiệp nông thôn. Lãi suất cho vay giảm * Các chiến lược (SO) S1 O1,2,3,4,5 : Mở rộng cho vay nhất là lĩnh vực nông nghiệp, tiếp tục tăng trưởng tín dụng *Các chiến lược (WO) W1 O3 : Mở rộng cho vay đối với thành phần doanh nghiệp, đa dạng đối tượng cho vay W3 O4 : Xử lí triệt để các món nợ xấu còn tồn động ở những năm trước 3. Nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng đã vượt qua thời kỳ khó khăn và tiếp tục phát triển ổn định 4. Các công ty mua bán nợ xấu ra đời * Các đe dọa (T) * Các chiến lược (ST) 1. Chịu sự cạnh tranh về vốn do ngày càng có nhiều ngân hàng sáp nhập lại với nhau trong tiến trình tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng. S1,2,3,4 T1,2 : Giữ vững thị phần, W1 T1,2,3 : Đa dạng hình thức tiếp tục phát huy thế mạnh cho huy động vốn, đẩy mạnh công vay trong lĩnh vực nông nghiệp tác Marketting, tích cực tham gia vào các hoạt động manh S3,5 T1,2,3 : Đẩy mạnh công tác tính chất xã hội để tạo dựng tuyên truyền, vận động nhất là hình ảnh, nâng cao uy tín, xây đối với người nông dân để tăng dựng nhiều chương trình vốn huy động khuyến mãi để thu hút vốn 2. Sự phát triển của thị trường vốn, thị trường bảo hiểm và một số kênh huy động khác. 3. Ngân hàng nhà nước liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động 62 * Các chiến lược (WT) Trên cở sở tìm hiểu và đánh giá hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng và phân tích ma trận SWOT, tôi đề suất một số giải pháp cho hoạt động tín dụng của ngân hàng như sau: 5.3.1. Giải pháp cho cho công tác đẩy mạnh hoạt động huy động vốn - Giữ vững mối quan hệ với khách hàng cũ, thực hiện chi trả chính xác kịp thời, đảm bảo lợi nhuận và an toàn vốn. - Cử nhân viên đến gặp trực tiếp khách hàng là hộ nông dân, tuyên truyền cho bà con hiểu rõ hơn lợi ít của việc gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng và khuyến khích họ gửi tiền ngân hàng thay cho các phương thức tiết kiệm trước đây mà bà con áp dụng. Bên cạnh đó Ngân hàng cần hợp tác với phòng kế hoạch và đầu tư của huyện để có thông tin sớm nhất về việc thành lập của các doanh nghiệp mới. Sau đó cử nhân viên trực tiếp đến doanh nghiệp để mời doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Việc làm này vừa thu hút được tiền nhàng rỏi của doanh nghiệp vừa tạo được đầu ra cho nguồn vốn tín dụng, tạo thêm khách hàng tín dụng lớn. Đồng thời, các doanh nghiệp hiện nay có xu hướng thích thanh toán tiền lương cho nhân viên qua ngân hàng như vậy sẽ tạo điều kiện phát triển thêm số lượng thẻ thanh toán và toàn bộ nhân viên của doanh nghiệp mới đó rất có thể là khách hàng tìm năng của Ngân hàng. - Đẩy mạnh công tác Marketing, tích cực tham gia các hoạt động mang tính chất xã hội để lại hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng, nâng cao uy tín, tạo dựng niềm tin của khách hàng đối với Ngân hàng. Việc làm này sẽ gây hiệu ứng tốt cho công tác huy động vốn của Ngân hàng. - Xây dựng nhiều chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng gửi tiền ở những kỳ hạn ổn định và khách hàng gửi tiền tiết kiệm 5.3.2. Giải pháp cho hoạt động cho vay - Tiếp tục phát huy thế mạnh ở lĩnh vực cho vay nông nghiệp, giữ vững thị phần. Bên cạnh việc cho vay ở đối tượng truyền thống là hộ sản xuất, Ngân hàng nên mở rộng cho vay đối với các hợp tác xã nông nghiệp, các dự án nuôi trồng thí điểm cây giống và con giống mới. - Chú trọng hơn việc đầu tư đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm khai thác tốt tiềm năng tín dụng trên địa bàn hoạt động. - Đơn giản quy trình cho vay, bỏ bớt những thủ tục phức tạp để tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Tạo điều kiện thuận lợi để nông dân vay vốn. Vì theo như tìm hiểu, người nông dân thường ngại những thủ tục phức tạp khi vay vốn ngân hàng nên thường tìm đến tín dụng đen. 63 5.3.3. Giải pháp cho hoạt động thu nợ và giải quyết nợ xấu - Cán bộ tín dụng nên theo dõi vốn vay của nông dân có đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng hay không. Bên cạnh đó nên chia món vay thành nhiều lần nhận nợ để hạn chế việc sử dụng vốn sai mục đích. Vì nông dân ít khi vay tiền về mà sử dụng hết vào sản xuất mà họ sẽ trích một phần vào tiêu dùng. - Ngân hàng nên lựa chọn cho vay các tổ chức như hội nông dân, hộ liên hiệp phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên cộng sản HCM của huyện trên chọn mô hình ký kết hợp đồng trách nhiệm. Đây là phương thức đầu tư vốn hiệu quả và an toàn vốn đến người nông dân. - Ngoài ra, Ngân hàng cần phải củng cố và tăng cường mối quan hệ tốt đẹp đã có với các cấp chính quyền, quan trọng là hệ thống chính quyền cơ sở như: trưởng ấp, công an ấp bên cạnh các tổ trưởng liên doanh bởi vì chính những người này là nguồn cung cấp thông tin chính về khách hàng. Cán bộ tín dụng rất khó hoàn thành hết công việc và trở nên quá tải nếu như không có sự hậu thuẫn của lực lượng này. - Đánh giá lại các món nợ xấu trong những năm qua, báo cáo về ngân hàng cấp trên để tiến hành bán nợ xấu cho VAMC nhầm giải quyết triệt để nợ xấu tồn động thu hồi lại vốn để tái đầu tư. 64 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng của chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn huyện Cù Lao Dung đã đem lại nhiều kết quả thiết thực khả quan. Tín dụng trong nông thôn giúp cho bà con nông dân có vốn sản xuất, tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống. Một mặt góp phần tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hoá cho xã hội, cung cấp cho xã hội nhiều chủng loại giống cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao, góp phần thúc đẩy kinh tế huyện nhà phát triển, tăng thu nhập cho người dân. Mặc dù vẫn còn tồn tại một số vấn đề nhưng nhìn chung đã bước phát triển. Nguồn vốn huy động của ngân hàng ở các năm sau đều tăng so với năm trước, điều đó cho thấy khách hàng ngày càng tin tưởng vào ngân hàng và ngân hàng đã thực hiện công tác maketing để thu hút vốn huy động vốn khá tốt. Việc sử dụng nguồn vốn của ngân hàng cũng đạt được những thành tích đáng khích lệ. Trong 3 năm (2011 – 2013), doanh số cho vay của ngân hàng luôn tăng, trong đó doanh số cho vay ở các hộ sản xuất nhất là các hộ vay ngắn hạn để sản xuất nông nghiệp là chiếm tỷ trọng nhiều nhất, điều này phản ánh ngân hàng luôn trung thành với nhóm khách hàng truyền thống này, luôn hỗ trợ hết mình để giúp nông dân làm giàu và giúp nền kinh tế ở Huyện phát triển, luôn đi đúng phương châm là phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Công tác thu hồi nợ của ngân hàng qua từng năm cũng tương đối ổn định và đạt hiệu quả khá tốt biểu hiện qua hệ số thu hồi nợ luôn đạt trên 70%. Song song đó, dư nợ cuối kỳ của ngân hàng cũng tăng theo. Mặc dù dư nợ cuối kỳ tăng nưng tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng chỉ chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng dư nợ. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng có thể xem là tương đối, ngân hàng đã làm khá tốt công tác thu nợ, Ban lãnh đạo ngân hàng cùng toàn thể các bộ nhân viên đã rất nỗ lực để hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Mặc dù chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn tăng nhưng đa phần tập trung ở lĩnh vực trồng trọt và khách hàng chủ yếu là hộ sản xuất. Ngân hàng nên mở rộng tín dụng hơn nữa ở nhiều lĩ nh vực khác để tìm được nhiều khách hàng tốt hơn và đồng thời để phân tán rủi ro. 65 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1. Đối với Ngân Nam - Hiện nay chi nhánh chưa đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu của người dân, ngân hàng cấp trên nên có chính sách hỗ trợ vốn cho chi nhánh, đặc biệt là vốn trung, dài hạn để ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng đáp ứng triệt để nhu cầu vốn của khách hàng. - Cải tiến kỹ thuật nghiệp vụ, đảm bảo nhanh chóng, tiện lợi an toàn, thủ tục cho vay phù hợp tránh gây phiền hà cho người dân. 6.2.2. Đối với chính quyền địa phương - Tạo điều kiện cho ngân hàng tìm hiểu, tiếp cận và tiếp xúc với người dân địa phương nhằm giới thiệu và hướng dẫn người dân về hoạt động của ngân hàng. - Khẩn trương tiến hành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, nhất là tại các khu thị trấn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc nhận thế chấp, xác định giá trị thế chấp trong việc cho vay của ngân hàng. - Chỉ đạo các Ban, Ngành có liên quan tích cực hơn nữa trong việc phối hợp với ngân hàng trong công tác thu hồi nợ. 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Thái Văn Đại, 2012, Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại , Đại học cần thơ - Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, Về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng - Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, Về việc phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng - Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN, Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc ngân hàng nhà nước - Cổng thông tin điện tử UBNN huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng http://www.culaodung.soctrang.gov.vn 67 [...]... cho hoạt động tín dụng của ngân hàng 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng 1.3.2 Thời gian: Từ năm 2011 – 2013 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cù Lao Dung,. .. tiêu chung: Phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng qua các năm từ năm 2011 – 2013 Từ đó, đưa ra một số giải pháp cho hoạt động tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: - Phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng từ năm 2011 – 2013 - Phân tích tình hình cho vay vốn của ngân hàng qua các năm 2011, 2012, 2013... Khách hàng chính của ngân hàng đa phần là các nông dân cũng như các hộ kinh doanh nhỏ 17 3.1.1.2 Sơ lược về ngân hàng Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cù Lao Dung là một trong những chi nhánh thuộc ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng trực thuộc, được thành lập và đi vào hoạt động ngày 01/01/2006, đóng trên địa bàn ấp Phước Hòa B, thị trấn Cù Lao Dung,. .. quả và hạn chế rủi ro trước tiên việc phân tích tín dụng là mục tiêu không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của tất cả các ngân hàng Trước tầm quan trọng đó, tôi chọn đề tài Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng để làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung: Phân tích, ... khi tách huyện Long Phú thành 2 huyện Cù Lao Dung và h , được thành lập và đi vào 18 hoạt động ngày 01/01/2006, đóng trên địa bàn ấp Phước Hòa B, thị trấn Cù Lao Dung, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng 3.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA NG ÂN HÀNG 3.2.1 Chức năng Cũng như bao ngân hàng thương mại cổ phần khác Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có chức năng là trung gian tín dụng giữa... Châu,Trần Đề và một thành phố Đường bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn: Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển Đông Cù Lao Dung là một huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng Huyện lỵ đặt tại thị trấn Cù Lao Dung Huyện như một hoàn cù lao lớn, nằm giữa hai tỉnh Sóc Trăng Và Trà Vinh Huyện bao gồm 3 hòn cù lao nhỏ gộp lại: Cù lao Tròn, Cù lao Dung và Cù lao Cồn Cộc Huyện Cù Lao Dung được thành lập theo nghị định 04/2002/NĐ-CP... và sự quan tâm của cấp chính quyền địa phương trong việc phát triển kinh tế xã hội nên từ khi thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cù Lao Dung đã đạt được những kết quả đáng khích lệ Hoạt động tín dụng của Ngân hàng cùng các hoạt động khác đã góp phần tạo nên bộ mặt nông thôn theo hướng tích cực hơn Đến nay nhiều hộ dân đã thoát nghèo khổ vươn... kế toán của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng qua các năm 2011, 2012, 2013 bao gồm: - Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Bảng thống kê về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng - Tổng hợp các thông tin từ sách báo, tạp chí và những tư liệu tín dụng tại Ngân hàng Ngoài ra, thông tin còn được thu thập... Dung, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng Với địa thế đóng tại địa bàn thị trấn và tiếp giáp với chợ thị trấn Cù Lao Dung là một lợi thế cho ngân hàng thuận lợi giao dịch với khách hàng Từ khi thành lập đến nay, Agribank huyện Cù Lao Dung đã luôn bám sát và định hướng phát triển ngành, mục tiêu phát triển kinh tế địa phương trong toàn huyện, từng bước đi vào họat động có hiệu quả, mở rộng hoạt động không... phủ, Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam - Cung ứng các phương tiện thanh toán, t hực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng, thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ, thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng Nông nghiệp - Bên cạnh đó ngân hàng

Ngày đăng: 14/10/2015, 14:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan