Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng (Trang 30)

3.2.1. Chức năng

Cũng như bao ngân hàng thương mại cổ phần khác. Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có chức năng là trung gian tín dụng giữa các chủ thể trong nền kinh tế, đi vay để cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện nhà. Bên cạnh chức năng trung gian tín dụng, chi nhánh ngân hàng Agribank huyện Cù Lao Dung còn có chức năng trung gian thanh toán và tạo tiền từ hoạt động tín dụng của ngân hàng.

3.2.2. Nhiệm vụ

Chi nhánh Agribank huyện Cù lao Dung có nhiệm vụ sau:

- Khai thác và nhận tiền gửi của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước dưới các hình thức có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ. Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và các loại cho vay khác theo quy định của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam.

- Huy động vốn và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam.

- Cung ứng các phương tiện thanh toán, t hực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng, thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ, thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng Nông nghiệp.

- Bên cạnh đó ngân hàng còn có thêm một số nhiệm vụ khác theo quy định chung của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

20

3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ

Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức nhân sự của Agribank huyện Cù Lao Dung Ban giám đốc của ngân hàng gồm có Giám đốc và Phó giám đốc mõi người có nhiệm vụ riêng nhưng phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng và hỗ trợ cho nhau trong công việc:

- Giám đốc

+ Giám đốc có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của ngân hàng. + Hướng dẫn giám sát việc thực hiện đúng các chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động mà ngân hàng cấp trên giao.

+ Thực hiện việc ký các hợp đồng tín dụng

+ Được quyền đề bạt quyết định tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công nhân viên của đơn vị mình.

- Phó giám đốc

+ Là người hỗ trợ giám đốc về mặt nghiệp vụ như: Tổ chức, tài chính…. + Có nhiệm vụ lãnh đạo các phòng ban được ủy nhiệm.

+ Giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận trực thuộc, đôn đốc thực hiện đúng các quy tắc đề ra. Thay mặt giám đốc giải quyết công việc khi không có mặt giám đốc cũng như giải quyết các vấn đề nảy sinh trong kinh doanh.

- Phòng tín dụng

+ Trực tiếp giao dịch với khách hàng, đánh giá khả năng khách hàng, hướng dẫn khách hàng tạo hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ sơ, trình giám đốc ký các hợp đồng tín dụng.

+ Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sửa dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra tài sản đảm bảo của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.

Ban Giám Đốc Phòng Tín Dụng Phòng Kế toán và Ngân quỹ

21

+ Theo dõi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu sử dụng vốn cần thiết để phục vụ tín dụng đầu tư. Từ đó trình lên Giám đốc để có quyết định cụ thể.

+ Đánh giá, quản lí rủi ro trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng theo chỉ thị cấp trên.

+ Điều chuyển vốn giữa các ngân hàng cùng cấp.

+ Tập hợp, phân tích tình hình kinh tế, quản lý danh mục khách hàng. + Xây dựng các chương trình, dự án, thẩm định đầu tư, lựa chọn phương án cho vay tối ưu.

- Phòng kế toán – ngân quỹ

+ Bộ phận kế toán: Trực tiếp giao dịch tại hội sở, thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay cho khách hàng theo lệnh của giám đốc hoặc người ủy quyền. Hoạch toán kế toán, quản lý hồ sơ của khách hàng, hoạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, giao chỉ tiêu tài chính, quyết toán khoảng tiền lương đối với chi nhánh trực thuộc, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách nhà nước.

+ Bộ phận ngân quỹ: Trực tiếp thu hay giải ngân khi có phát sinh trong ngày và có trách nhiệm kiểm tra lượng tiền mặt, ngân phiếu hàng ngày. Cuối mõi ngày, khóa sổ ngân quỹ phát sinh để kịp thời điều c hỉnh sai sót.

3.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2011 – 2013 NĂM 2011 – 2013

Được sự chỉ đạo tốt của cấp trên về công tác phát triển nông thôn và sự quan tâm của cấp chính quyền địa phương trong việc phát triển kinh tế xã hội nên từ khi thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cù Lao Dung đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng cùng các hoạt động khác đã góp phần tạo nên bộ mặt nông thôn theo hướng tích cực hơn. Đến nay nhiều hộ dân đã thoát nghèo khổ vươn lên khá giàu, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt. Bên cạnh việc góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà, Ngân hàng còn đạt được những kết quả đáng khích lệ. Dưới đây là những gì mà Ngân hàng đã đạt được trong ba năm 2011, 2012, 2013.

22

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank huyện Cù Lao Dung Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012 – 2011 2013 - 2012 Số tiền % Số tiền % 1. Thu Nhập 27.950 40.558 44.726 12.608 45,11 4.168 10,28 - Thu từ lãi 21.601 35.894 39.596 14.383 66,59 3.702 10,29 - Thu ngoài lãi 6.349 4.664 5.130 (1.685) (26,54) 466 9,99 2. Chi phí 23.783 35.048 37.880 11.265 47,36 2.832 8,08 - Chi trả lãi 15.537 28.694 30.715 13.157 84,68 2.021 7,04 - Chi ngoài lãi 8.246 6.354 7.165 (1.892) (22,94) 811 12,76 3. Chênh lệch

thu chi 4.617 5.510 6.846 893 19,34 1.336 24,25

- chênh lệch thu

chi lãi 6.064 7.200 8.881 1.136 18,73 1.681 23,35

- chênh lệch thu

chi ngoài lãi (1.897) (1.690) (2.035) 206 10,86 (345) (20)

Nguồn: Phòng kế toán chi nhánh Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011,2012,2013

3.4.1. Thu nhập

Từ bảng 3.1 và cho thấy, thu nhập của chi nhánh Agribank huyện Cù Lao Dung tăng liên tục trong 3 năm qua. So với năm 2011, thu nhập của năm 2012 tăng 45,11%, chủ yếu là tăng do thu nhập từ lãi tăng. Nguyên nhân là do trong vụ Mía năm 2011 - 2012 người dân ở đây thu hoạch Mía với năng suất cao, mặc dù giá có sụt giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng sau khi trừ tất cả chi phí nông dân trồng Mía vẫn còn lãi khoảng 40 triệu đồng/ha. Kết thúc vụ mùa có lãi, sau đó hoàn trả nợ Ngân hàng đúng hạn, nguồn vốn của Ngân hàng vì vậy mà quay vòng nhanh hơn tạo được thu nhập cao hơn. Đến năm 2013, thu nhập của Ngân hàng vẫn tiếp tục tăng, tuy nhiên mức độ tăng không được như năm 2012, chỉ còn 10,28%. Theo tìm hiểu, năm 2013 theo tình hình chung, nên kinh tế của huyện cũng có phần khó khăn, thu nhập của người dân trong huyện không cao trong khi giá phân bón, xăng dầu và các chi phí sinh hoạt cứ liên tục tăng nên có phần chậm trễ trong việc trả nợ cho Ngân hàng. Mặc dù việc chậm trễ này không tạo nên nợ xấu cho Ngân hàng nhưng làm chậm vòng quay của vốn khiến thu nhập ngân hàng đạt không cao như năm 2012.

23

Nguồn: Phòng kế toán Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011,2012,2013

Hình 3.3. Cơ cấu thu nhập của Agribank huyện Cù Lao Dung

Thu nhập của chi nhánh Ngân hàng được hình thành từ 2 nguồn đó là thu từ lãi và thu ngoài lãi. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, thu nhập từ lãi luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập của Ngân hàng. Năm 2011, thu nhập từ lãi chiếm 77,28% tổng thu nhập. Năm 2012, thu từ lãi tăng mạnh đạt mức 88,50% đến năm 2013 con số này tăng chậm lại chiếm 88,53% tổng thu nhập. Nguồn thu ngoài lãi chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu thu nhập của Ngân hàng và có xu hướng giảm trong ba năm qua. Năm 2011, thu nhập ngoài lãi chiếm 22,72% tổng thu nhập của Ngân hàng. Năm 2012, thu nhập ngoài lãi giảm còn 11,50% trong cơ cấu thu nhập. Đến năm 2013 tiếp tục giảm còn 11,47% trong tổng cơ cấu. Thu nhập ngoài lãi của Ngân hàng được hình thành từ hoạt động cung cấp dịch vụ và các nguồn thu khác. Là chi nhánh thuộc huyện vùng xâu vùng xa nên mảng dịch vụ của Ngân hàng không được đa dạng như các chi nhánh khác. Hiện Ngân hàng chỉ có các dịch vụ như chuyển tiền trong nước, dịch vụ ATM, chuyển tiền đi nước ngoài và chi trả kiều hối, nghiệp vụ bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ và một số dịch vụ khác. Trong đó thu từ dịch vụ chuyển tiền và dịch vụ ATM là chiếm tỷ trọng lớn nhất trong mảng thu từ dịch vụ.

24

Bảng 3.2. Thu nhập từ lãi của chi nhánh Agribank huyện Cù Lao Dung

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Lãi cho vay 21.497 99,52 35.750 99,60 39.445 99,62

Lãi tiền gửi 104 0,48 144 0,40 151 0,38

Tổng 21.601 100,00 35.894 100,00 39.596 100,00

Nguồn: Phòng kế toán Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011,2012,2013

Thu nhập từ lãi là nguồn thu nhập chính của Ngân hàng. Ngân hàng thu lãi từ hoạt động cho vay và tiền gửi trong đó thu từ cho vay là chủ yếu. Hằng năm, lãi từ hoạt động cho vay đóng góp trên 99% tổng nguồn thu từ lãi của chi nhánh Ngân hàng. Năm 2011, lãi thu từ hoạt động cho vay là 21.497 triệu đồng, chiếm 99,52%. Năm 2012, là 35.750 triệu đồng, chiếm 99,60% đến năm 2013 con số này tiếp tục tăng đạt 39.445 triệu đồng, chiếm 99,62% trong tổng thu nhập từ lãi. Trong khi đó, lãi thu từ hoạt động tiền gửi chỉ chiếm một phần nhỏ, không tới 1% trong tổng thu nhập từ lãi và có xu hướng giảm dần qua từng năm. Nguồn thu này chỉ được hình thành vào những thời điểm ngân hàng thừa vốn tạm thời trong năm. Được biết, vốn huy động của chi nhánh Ngân hàng không đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay, Ngân hàng phải vay thêm vốn từ chi nhánh cấp trên nên việc thừa vốn để đi gửi là rất hiếm. Vì vậy mà thu nhập từ lãi tiền gửi chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn thu từ lãi của chi nhánh Ngân hàng. Không riêng gì chi nhánh Agribank huyện Cù Lao Dung mà mục đích chung của tất cả các ngân hàng thương mại là hưởng chênh lệch lãi từ hoạt động đi vay và cho vay. Nên nguồn thu từ lãi cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập từ lãi và tổng thu nhập của Ngân hàng là điều tất nhiên. Chứng tỏ Ngân hàng đã thực hiện đúng nhiệm vụ và chức năng chính của mình.

3.4.2. Chi phí

Từ bảng 3.1 cho thấy, chi phí của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm và phụ thuộc vào chi phí trả lãi. Năm 2011, chi phí là 23.783 triệu đồng. Năm 2012, chi phí tăng lên 35.048 triệu đồng, tăng 47,37% so với năm 2011. Việc thu nhập tăng, chi phí tăng theo là điều tất nhiên. Nhưng chi phí lại tăng nhanh hơn thu nhập là dấu hiệu không tốt (thu nhập năm 2012 tăng 45.11% so với năm 2011). Chứng tỏ năm 2012 Ngân hàng tốn nhiều chi phí hơn để tạo ra

25

một đồng thu nhập. Tuy nhiên, nếu nhìn toàn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2012 đầy khó khăn thì việc chi phí tăng nhanh hơn thu nhập 2,26 điểm % cũng không phải là xấu. Năm 2013, chi phí của Ngân hàng tiếp tục tăng và chi phí lúc bấy giờ là 37.880 triệu đồng, tăng 2.832 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng là 8,08% so với năm 2012. Mặc dù chi phí năm 2013 tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn rất nhiều so với năm 2012. Nguyên nhân ngoài việc Ngân hàng tích cực tiết kiệm chi phí còn do lãi suất huy động năm 2013 giảm. Nếu so với mức lãi suất huy động vốn giao động trong khoảng 9 - 10%/năm năm 2012 thì năm 2013 chỉ còn 7%/năm.

Nguồn: Phòng kế toán Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011,2012,2013

Hình 3.4. Cơ cấu chi phí của Agribank huyện Cù Lao Dung

Cơ cấu chi phí của chi nhánh Agribank huyện Cù Lao Dung bao gồm chi trả lãi và chi ngoài lãi nhưng chi trả lãi là đa số và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2011, chi phí phục vụ cho hoạt động huy động vốn của chi nhánh Ngân hàng là 65,33%, năm 2012 tăng lên 81,87% và năm 2013 giảm nhẹ còn 81,09%. Các khoảng chi ngoài lãi lại có xu hướng giảm. So với năm 2011, năm 2013 tỷ trọng của chi ngoài lãi giảm 15,76 điểm phần trăm. Được biết chi ngoài lãi là các khoản chi phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng. Bao gồm chi cho nhân viên và các món chi khác như chi phí điện, khấu hao trang thiết bị, chi phí mua văn phòng phẩm, chi phí công tác, chi quản lý và các khoản chi hoạt động. Việc chi phí ngoài lãi giảm qua các năm cho thấy Ngân hàng đã tích cực trong việc tiết kiệm chi phí sinh hoạt ở các khâu trong hoạt động thường ngày.

26

Bảng 3.3. Chi phí cho hoạt động huy động vốn (chi trả lãi)

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Lãi tiền gửi 3.181 20,47 9.214 32,11 10.876 35,41 Lãi tiền vay 12.142 78,15 18.987 66,17 19.504 63,50 Lãi phát

hành GTCG 214 1,38 493 1,12 335 1,09

Tổng 15.537 100,00 28.694 100,00 30.715 100,00

Nguồn: Phòng kế toán Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011,2012,2013

Hằng năm ngân hàng phải chi trả các khoản lãi cho hoạt động huy động vốn của mình dưới các hình thức nhận tiền gửi của khách hàng, đi vay và phát hành giấy tờ có giá. Trong đó chi phí cho lãi vay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí lãi. Tuy nhiên con số này đang được Ngân hàng tích cực giảm qua các năm. Theo số liệu bảng 3.3, tỷ trọng chi phí cho việc đi vay vốn năm 2011 chiếm 78,15% trong tổng chi phí huy động vốn. Đến năm 2012 giảm còn 66,17% và năm 2013 là 63,50%. Chi phí đứng thứ hai trong cơ cấu chi phí huy động vốn là chi trả lãi tiền gửi. Chi phí này có xu hướng thay đổi ngược chiều với chi phí đi vay. Nếu như chi phí đi vay giảm qua các năm thì chi phí tiền gửi lại tăng qua các năm. Năm 2011, chi phí lãi tiền gửi chiếm 20,47% tổng chi phí lãi, năm 2012 tăng 32,11%, năm 2013 tiếp tục tăng đạt mốc 35,41%. Mặc dù loại chi phí này vẫn chưa đạt tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi phí lãi nhưng phần nào thể hiện được nổ lực gia tăng vốn huy động của Ngân hàng. Thành phần thứ 3 trong cơ cấu chi phí lãi là chi phí phát hàng giấy tờ có giá. Loại chi phí này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu chi phí lãi, chiếm chưa đến 2%. Ngân hàng chỉ phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn phục vụ nhu cầu thiếu hụt vốn tạm thời vào đầu những vụ mùa, khi mà chi nhánh cấp trên cũng bận rộn với việc cho vay. Lúc này Ngân hàng mới tận dụng đến nguồn vốn có chi phí cao này.

27

3.4.3. Chênh lệch thu chi

Ta có thể tóm tắt bảng 3.1 qua biểu đồ sau:

Đvt: triệu đồng

( Nguồn: Phòng kế toán chi nhánh Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011,2012,2013)

Hình 3.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank huyện Cù Lao Dung Từ bảng 3.1 và hình 3.5 ta có thể thấy, chênh lệch giữa thu và chi của Ngân hàng luôn dương và tăng đều qua các năm. Năm 2011, chênh lệch thu chi của Ngân hàng đạt 4.167 triệu đồng. Năm 2012, chênh lệch thu chi tăng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)