Dư nợ theo thời hạn chovay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng (Trang 58)

Dư nợ của Ngân hàng phần lớn là ngắn hạn. Trong thời gian từ năm 2011 – 2013, dư nợ ngắn hạn tăng liên tục. Năm 2012, tăng 43.475 triệu đồng tương đương 29,12% so với năm 2011. Năm 2013, dư nợ ngắn hạn tăng 48.593 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 25,21%. Dư nợ ngắn hạn tập trung ở các ngành trồng mía, nuôi heo, nuôi tôm và một số ngành khác. Trong đó. dư nợ trồng mía vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nơ ngắn hạn của Ngân hàng. Năm 2011, dư nợ ngành trồng mía là 81.175 triệu đồng, chiếm 54,38% tổng dư nợ ngắn hạn. Năm 2012, dư nợ của ngành tăng 38,40% so với năm 2011, đạt 112.346 triệu đồng. Năm 2013, dư nợ của ngành tiếp tục tăng đạt 150.197 triệu đồng, tăng 33,69%. Dư nợ của ngành tăng là do doanh số cho vay của ngành tăng, tuy nhiên tốc độ tăng của năm 2013 có giảm so với năm 2012 là do giá mía của năm 2013 giảm, nên tốc độ tăng donh số cho vay ngắn hạn của ngành giảm so với năm trước nên kéo theo tốc độ tăng của dư nợ ngắn hạn cuối kỳ của ngành cũng giảm theo.

Năm 2011, dư nợ ngắn hạn của những hộ nuôi heo là 5.406 triệu đồng, chiếm 3,62% tổng dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng. Năm 2012, du nợ ngành chăn nuôi heo tăng 39,42%, đạt 7.537 triệu đồng, chiếm 3,91% tổng dư nợ ngắn hạn. Đến năm 2013, dư nợ của ngành giảm còn 3.103 triệu đồng, giảm

48

58,83% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do trong năm Ngân hàng hạn chế cho vay đối với ngành, khiến doanh số cho vay giảm dẫn đến dư nợ của ngành giảm.

Dư nợ ngắn hạn của ngành nuôi tôm cũng chiếm một phần không nhỏ trong tổng dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng nhưng lại giảm rất nhiều trong những năm gần đây. Năm 2011, dư nợ của ngành là 9.694 triệu đồng, chiếm 6,49% tổng dư nợ ngắn hạn. Sang năm 2012, giảm còn 2.943 triệu đồng giảm 69,64%. Đến năm 2013, con số này giảm mạnh, tính đến cuối năm dư nợ của ngành chỉ còn 240 triệu đồng, giảm 91,85% so với năm 2012. Nguyên nhân là do nuôi tôm là ngành có nhiều rủi ro nên những năm gần đây Ngân hàng hạn chế cho vay nên dư nợ của ngành cũng vì vậy mà giảm.

Dư nợ trung hạn chiếm tỷ lệ khô ng cao trong tổng dư nợ và tăng giảm không ổn định. Năm 2012, dư nợ trung hạn giảm 0,73% so với năm 2011. Đến năm 2013 tăng 59,76% so với năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2012, nền kinh tế trong nước khó khăn, để hạn chế rủi ro, Ngân hàng hạn chế cho vay đối với doanh nghiệp. Mặc khác doanh nghiệp cũng không dám vay tiền để đầu tư vì vậy mà dư nợ giảm. Sang năm 2013, kinh tế có biểu hiện phực hồi, lãi suất cho vay lại giảm nên các doanh nghiệp mới có xu hướng thích đầu tư kinh doanh trở lại.

4.3.3.2. Dư nợ theo thành phần kinh tế

Nguồn: phòng Tín dụng của Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011, 2012, 2013

49

Theo số liệu ở hình 4.8 cho thấy, trong những năm qua dư nợ của hộ sản xuất không chỉ tăng trên số tiền mà còn tăng trong cả cơ cấu tổng dư nợ. Nếu xét theo cơ cấu, năm 2011 dư nợ của hộ sản xuất chiếm 99,21% tổng dư nợ của Chi nhánh. Năm 2012, chiếm 99,28% , năm 2013 chiếm 99,93%. Nếu xét theo số tiền, năm 2012 dư nợ của hộ sản xuất tăng 41.972 triệu đồng tương ứng 24,94%. Năm 2013, dư nợ hộ sản xuất tiếp tục tăng 61.328 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 29,16%. Nguyên nhân lí giải cho việc dư nợ cuối năm đều tăng là do các khoản tiền vay của kỳ trước chưa đến hạn chuyển sang, một phần do nhu cầu vốn vay của đối tượng này tăng lên nên làm cho dư nợ tăng lên như đã đề cập ở phần doanh số cho vay.

4.3.4. Tình hình nợ xấu

Trong quá trình hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì việc phát sinh nợ xấu là một vấn đề không thể tránh khỏi. Nó là nhân tố chính làm tiêu hao nguồn vốn và làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tùy vào tình hình chung của nền kinh tế và tình hình nội tại của từng ngân hàng mà quy mô và tác hại của nợ xấu sẽ khác nhau.Việc mà các ngân hàng cần phải làm là cố gắng hạn chế nợ xấu đến mức thấp nhất. Đvt: triệu đồng 0.000 0.500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 4.000 Nợ xấu 2.968 3.109 3.878

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nguồn: phòng Tín dụng của Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011, 2012, 2013

Hình 4.9.Tình hình nợ xấu của chi nhánh Agribank huyện Cù Lao Dung Trong 3 năm qua, nợ xấu của Ngân hàng tăng liên tục. Năm 2011, nợ xấu của toàn chi nhánh là 2.968 triệu đồng, năm 2012 là 3.109 triệu đồng tăng 141 triệu đồng tương đương 4,75%. Năm 2013, nợ xấu là 3.878 triệu đồng tăng 769 triệu đồng tương đương 24,74%. Nguyên nhân khiến nợ xấu của toàn chi

50

nhánh tăng là do nợ xấu của các món vay ngắn hạn tăng. Trong thời gian qua trên địa bàn huyện liên tục bị vỡ đê gây thiệt hại cho mùa màng. Bên cạnh đó giá của một số mặt hàng nông sản lại giảm khiến cho đời sống của một bộ phận nông dân khó khăn, không có khả năng trả nợ ngân hàng. Vấn đề này sẽ

được phân tích rõ hơn ở phần nợ xấu theo thời hạn cho vay.

4.3.4.1. Nợ xấu theo thời hạn cho vay

Theo số liệu bảng 4.9, nợ xấu ngắn hạn của Ngân hàng năm 2011 là 3.364 triệu đồng, chiếm 82,58% nợ xấu của toàn chi nhánh. Năm 2012, nợ xấu của các khoản vay ngắn hạn là 2.825 triệu đồng, tăng 15,26% so với năm 2011 và chiếm 90,86% tổng nợ xấu. Năm 2013, con số này lại tiếp tục tăng 72 triệu đồng, tương đương với tốc độ tăng là 2,55% so với năm 2013. Như vậy, nợ xấu ngắn hạn là nhân tố chính tác động làm cho nợ xấu của chi nhánh Ngân hàng tăng liên tục trong thời gian qua. Nợ xấu ngắn hạn tập trung ở các ngành trồng mía, nuôi heo, nuôi tôm và một số ngành khác.

Năm 2011, nợ xấu ngắn hạn của ngành trồng mía là 518 triệu đồng, chiếm 21,13% nợ xấu ngắn hạn. Năm 2012, nợ xấu của ngành là 775 triệu đồng tăng 49,61% so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân là do tháng 4/2012, hàng chục ngàn mét vuông trồng mía của nông dân xã An Thạnh Nhì (Cù Lao Dung - Sóc Trăng) chìm trong biển nước do vỡ đê bao. Đây là thời điểm giao mùa giữa hai vụ mía nên gây thiệt hại cho mía non lẫn mía chưa thu hoạch. Ở những diện tích thu hoạch sớm, đã xuống giống thì mía non ngâm trong nước nhiều ngày nên bị chết, nông dân trồng mía thiệt hại khoảng 3-4 triệu đồng/công. Bên cạnh đó, nhiều ruộng mía đang chuẩn bị thu hoạch thì bị giảm chữ đường, khó bán nên bị ép giá, thiệt hại lên tới 14-15 triệu đồng/ha. Đây chính là nguyên nhân khiến cho nợ xấu của ngành trồng mía trong năm tăng. Năm 2013, nợ xấu ngắn hạn của ngành là 1.467 triệu đồng tăng 692 triệu đồng tương đương tốc độ tăng 89,29% so với năm 2012. Nguyên nhân là do vụ mía năm 2012 – 2013, đường nhập lậu nhiều khiến cho sản lượng đường tồn kho tại các nhà máy tăng, giá mía tiếp tục giảm chỉ còn 650-700 đồng/kg. Một số hộ trồng mía thất vụ lại bị thất giá, số tiền thu về không đủ bù đắp chi phí khiến người nông dân bị lỗ nên không có khả năng trả nợ ngân hàng. Không những thế, tháng 10/2013, trên địa bàn huyện có 16 đoạn đê bị vỡ với tổng chiều dài lên đến 88 mét, gây ngập úng khoảng 160 ha cây trái, hoa màu gây thiệt hại lớn đến đời sống của người dân. Cù Lao Dung là huyện vùng sâu vùng xa, sống nhờ vào nghề nông là chính, đời sống vốn đã khó khăn, hằng năm phần lớn các hộ gia đình đều phải vay tiền ngân hàng để đầu tư cho vụ mùa mới nhưng liên tục gặp sự cố không thể trả được nợ cho Ngân hàng, chính vì vậy mà nợ xấu của ngành cứ liên tục tăng.

51

Nợ xấu ngắn hạn của ngành chăn nuôi heo năm 2011 là 474 triệu đồng chiếm 19,34% nợ xấu ngắn hạn. Năm 2012, nợ xấu của ngành là 775 triệu đồng tăng 56,12%. Nguyên nhân là do trong năm trên địa bàn huyện xuất hiện dịch heo tay xanh khiến nhiều đàn heo bị thiêu hủy, mặc dù đã được hỗ trợ nhưng bà con vẫn bị lỗ, có hộ gần đến ngày xuất chuồng, heo lại bị bệnh buộc phải thiêu hủy nên mất trắng. Bình quân mõi hộ chăn nuôi heo phải nợ lại Ngân hàng khoảng 50 triệu đồng. Những món vay này Ngân hàng chuyển toàn bộ qua nợ xấu khiến cho nợ xấu của ngành tăng.

Nuôi tôm cũng là một ngành góp phần không nhỏ trong quá trình gây ra nợ xấu cho Ngân hàng, tập trung ở các xã An Thạnh Đông, An Thạnh 3, Đại Ân 1. Năm 2011, nợ xấu của ngắn hạn của ngành nuôi là 921 triệu đồng chiếm 37,58% tổng nợ xấu ngắn hạn. Mặc dù doanh số cho vay cũng như dư nợ của ngành đều thấp hơn rất nhiều so với ngành trồng mía nhưng nợ xấu ngành lại cao hơn nợ xấu của ngành trồng mía vào năm 2011 và sấp xỉ bằng ngành trồng mía vào năm 2012. Nguyên nhân là do trong hai năm này, diện tích nuôi tôm của huyện bị thiệt hại do bệnh dịch, nhiều hộ không những không trả nổi nợ ngân hàng mà còn mất vốn phải bỏ vuông. Năm 2013, nợ xấu của ngành là 142 triệu đồng giảm 77,88% so với năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2013 giá tôm được phục hồi sau 2 năm mất giá, người dân nuôi tôm được một vụ trúng mùa có lãi cao, trả được nợ cho Ngân hàng nên nợ xấu ngắn hạn của ngành giảm.

Bảng 4.9. Tình hình nợ xấu theo thời hạn cho vay

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012 - 2011 2013 - 2012 Số tiền % Số tiền % 1. Ngắn hạn 2.451 2.825 3.364 374 15,26 539 19,08 - Trồng mía 518 775 1.467 257 49,61 692 89,29 - Nuôi heo 474 740 761 266 56,12 21 2,84 - Nuôi tôm 921 642 142 (279) (30,29) (500) (77,88) - Khác 538 668 994 130 24,16 326 48,80 2. Trung hạn 517 284 514 (233) (45,07) 230 80,99 3. Ủy thác 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 2.968 3.109 3.878 141 4,75 769 24,74

52

Nợ xấu của các món vay trung hạn lại có chuyển biến ngược chiều với nợ xấu ngắn hạn. Nếu như năm 2011, nợ xấu ngắn hạn tăng trong cơ cấu thì nợ xấu trung hạn giảm. Ngược lại cho năm 2013, nợ xấu ngắn hạn giảm thì nợ xấu trung hạn lại tăng. Cụ thể năm 2011, nợ xấu trung hạn là 517 triệu đồng chiếm 17,42% trong tổng cơ cấu nợ xấu. Năm 2012, giảm còn 284 triệu đồng chiếm 9,13% nợ xấu của Ngân hàng. Sang năm 2013 con số này lại tăng lên 514 triệu đồng chiếm 25,30% tổng nợ xấu. Số nợ xấu này tập trung ở các món vay phục vụ cho mục đích trồng trọt, nuôi thủy sản, sửa chữa nhà ở và một số mục đích khác như xuất khẩu lao động. Trong số đó, mục đích sửa chữa nhà ở và trồng trọt là cao nhất. Trong 3 năm qua hoạt động ủy thác đầu tư khô ng tạo ra nợ xấu cho chi nhánh Ngân hàng.

4.3.4.2. Nợ xấu theo thành phần kinh tế

Nguồn: phòng Tín dụng của Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011, 2012, 2013

Hình 4.10. Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế

Dựa theo số liệu hình 4.10, ta có thể nhận thấy trong thời gian qua, nợ xấu của hộ sản xuất luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ quá hạn và tăng theo doanh số cho vay và dư nợ cuối kỳ. Năm 2011, nợ xấu của hộ sản xuất chiếm 97,57% tổng nợ xấu của Ngân hàng. Năm 2012, tăng lên chiếm 99,04%. Năm 2013 con số này có xu hướng giảm chỉ còn 95,33% tổng nợ xấu của chi nhánh. Nợ xấu phát sinh trong hộ sản xuất là do người dân thất mùa, ngập lục ảnh hưởng đến năng xuất, giá nông sản giảm, một số hộ chưa có biện pháp tốt trong trong sản xuất dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không cao nên không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Mặt khác đa phần nông dân vay vốn chỉ sử dụng một phần vốn vay theo mục đích đã thỏa thuận, số còn lại họ dùng cho

53

mục đích tiêu dùng hằng ngày mà Ngân hàng không thể kiểm soát hết được nên dẫn đến khả năng dẫn đến nợ xấu tăng thêm.

Về phía doanh nghiệp tỷ trọng dư nợ quá hạn trong tổng dư quá hạn của Ngân hàng chiếm tỷ lệ không cao. Nguyên nhân khiến cho nợ xấu của thành phần doanh nghiệp thấp là do hằng năm số tiền mà Ngân hàng giải ngân cho doanh nghiệp vay chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay, chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn phục vụ cho nhu cầu kinh do anh trong năm cũng ít vì vậy mà ít rủi ro. Tuy nhiên đến năm 2013, tỷ trọng nợ xấu của thành phần doanh nghiệp lại tăng, chiếm 4,67% tổng nợ xấu của Ngân hàng. Con số này tăng rất nhiều so với mức 0,96% của năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm trên địa bàn huyện có 01 doanh nghiệp tư nhân bị vỡ nợ nên số tiền 180 triệu đồng mà Ngân hàng cho doanh nghiệp vay cũng vì vậy mà trở thành nợ xấu.

Nhìn chung, có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ xấu như khách hàng làm ăn thu lỗ do yếu tố khách quan, sữ dụng vốn không đúng mục đích, chất lượng của các bộ tín dụng…Đối với chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn huyện Cù Lao Dung, trong thời gian từ năm 2011 – 2013, nguyên nhân dẫn đến là do người dân nuôi trồng thất vụ, giá nông sản giảm, dẫn đến thu nhập thấp nên không thể trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn. Một số khác sử dụng vốn không đúng mục đích hoặc chỉ sử dụng một phần vào mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng số còn lại phục vụ cho tiêu dùng. Đa phần các món vay là ngắn hạn, khách hàng chủ yếu là hộ sản xuất, tính chất nhỏ lẽ nên cũng phần nào gây khó khăn cho công tác kiểm tra, giám sát sau giải ngân nên khi có sự cố xảy ra không phản ứng kịp thời nên dẫn đến nợ xấu. Dưới đây ta sẽ phân tích chi tiết hơn tình hình nợ xấu của Ngân hàng thông qua tỷ số nợ xấu trên tổng dư nợ.

4.3.4.3. Tỷ lệ nợ xấu

Rủi ro tín dụng được đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Chỉ số này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng một cách rõ rệt, nó đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng, chỉ số này càng thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng cao và ngược lại.

54

Đvt: %

Nguồn: phòng Tín dụng của Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011, 2012, 2013

Hình 4.11. Tỷ nợ nợ xấu của Agribank huyện Cù Lao Dung

Mặc dù nợ xấu của Ngân hàng tăng liên tục trong thời gian từ năm 2011- 2013 nhưng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ lại giảm và luôn dưới 2%. Cụ thể năm 2011, tỷ lệ nợ xấu chung của chi nhánh là 1,69%, năm 2012 giảm còn 1,44%. Trong năm này, tỷ lệ nợ xấu của các món vay ngắn hạn và dài hạn đều giảm. Đây là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ nợ xấu chung của năm 2012 giảm so với năm 2011. Đến năm 2013, tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm còn 1,40%. Mặc dù xu hướng không khác gì so với năm 2012 nhưng trong cơ cấu thì có sự thay đổi. Trong khi tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn vẫn giảm nhưng tỷ lệ nợ xấu dài hạn thì lại có xu hướng tăng trở lại. Điều nay cho thấy chất lượng của các món vay ngắn hạn vẫn tốt nhưng chất lượng tín dụng dài trung hạn có chiều hướng giảm. Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng giảm là nhờ nợ xấu của các

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)