Phân tích hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng (Trang 40 - 42)

Yếu tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động của tất cả các doanh nghiệp là vốn, nhất là đối với lĩnh vực ngân hàng. Một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh một loại hàng hóa đặc biệt đó là quyền sử dụng vốn. Vốn là yếu tố quyết định quy mô, uy tín và sự sống còn của ngân hàng. Nếu so với các doanh nghiệp bình thường, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng lớn hơn rất nhiều vì ngân hàng hoạt động dựa trên phương thức đi vay để cho vay. Nguồn vốn hoạt động chủ yếu là nguồn vốn huy động từ các chủ thể khác trong nền kinh tế còn vốn chủ sở hữu thường làm nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Đối với các chi nhánh ngân hàng thì không tồn tại vốn chủ sở hữu trong bảng cân đối kế toán mà chỉ có vốn điều chuyển và vốn huy động.

30

Nguồn: Phòng Tín dụng Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011,2012,2013

Hình 4.1. Cơ cấu nguồn vốn của Agribank huyện Cù Lao Dung

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cù Lao Dung là một chi nhánh của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nên nguồn vốn kinh doanh được hình thành từ hai nguồn chủ yếu đó là vốn huy động và vốn điều chuyển. Trong 3 năm qua, tỷ trọng của hai nguồn vốn này tuy có thay đổi nhưng vốn điều chuyển vẫn chiếm một phần lớn trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng, tuy nhiên con số này đang được Ngân hàng nổ lực giảm qua từng năm. Nếu như vốn điều chuyển năm 2011 là 67% trong tổng nguồn vốn của chi nhánh Ngân hàng, thì năm 2012 giảm còn 64%, đến năm 2013 con số này tiếp tục giảm còn 62% trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Nguyên nhân vốn điều chuyển luôn chiếm tỷ trọng cao hơn vốn huy động trong cơ cấu vốn của chi nhánh Ngân hàng là do quan niệm về cách giữ gìn tài sản của người dân sống ở nông thôn, khiến cho hoạt động huy động vốn của Ngân hàng gặp khó khăn. Khi có tiền dư người nông dân có xu hướng thích sửa sang lại nhà cửa, mua xe máy, mua thêm ruộng đất và vàng hoặc là giữ tiền ở nhà hơn là gửi tiền vào ngân hàng. Vì theo quan niệm của người nông dân giữ của cãi bên mình mới là biện pháp bảo quản an toàn.

Bảng 4.1 cho thấy, tổng nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng tăng liên tục trong thời gian từ năm 2011 – 2013. Năm 2011, tổng nguồn vốn của Ngân hàng là 189.245 triệu đồng. Năm 2012 là 230.844 triệu đồng tăng 21,98% so với năm 2011. Đến năm 2013, tổng nguồn vốn là 282.295 triệu đồng tăng 22,29%. Nguồn vốn kinh doanh tăng, chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng ngày càng được mở rộng cả về quy mô, chất lượng lẫn uy tín. Tạo được niềm tin

31

với khách hàng sẽ tạo hiệu ứng tốt cho công tác huy động vốn của Ngân hàng trong tương lai.

Bảng 4.1. Nguồn vốn kinh doanh của Agribank huyện Cù Lao Dung

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012 - 2011 2013 - 2012 số tiền % số tiền % Vốn huy động 62.208 83.682 106.248 21.474 34,52 22.566 29,97 Vốn điều chuyển 127.037 147.162 176.047 20.125 15,84 28.885 19,63 Tổng 189.245 230.844 282.295 41.599 21,98 51.451 22,29

Nguồn: Phòng Tín dụng Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011,2012,2013

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)