Đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng (Trang 66)

4.4.1. Chỉ tiêu tổng dư nợ/vốn huy động

Dư nợ trên vốn huy động là chỉ tiêu xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, giúp chúng ta so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng còn thấp, ngược lại nếu chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả.

Trong khoảng thời gian từ năm 2011 – 2013, tỷ số dư nợ trên vốn huy động của chi nhánh Agribank huyện Cù Lao Dung không có nhiều biến động. Cụ thể năm 2011, bình quân trong 2,82 đồng dư nợ thì có 1 đồng là vốn huy động. Năm 2012, tỷ lệ này giảm nhẹ, còn 2,58 lần. Đến năm 2013, tỷ số này là 2,79 lần, mặc dù có xu hướng tăng so với năm 2012 nhưng vẫn thấp hơn năn 2011. Tuy tỷ số này có diễn biến tăng giảm không ổn định nhưng phần nào thể hiện được hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng.

Bảng 4.10 . Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng

chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh số cho vay Triệu đồng 193.516 251.485 298.644 Doanh số thu nợ Triệu đồng 161.072 210.519 218.748 Dư nợ cuối kỳ Triệu đồng 175.297 216.264 276.160 Dư nợ bình quân Triệu đồng 159.074 195.781 256.212 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 189.515 230.844 282.295 Vốn huy động Triệu đồng 62.208 83.682 106.248 Dư nợ/Vốn huy động Lần 2,56 2,34 2,41 Dư nợ/Tổng nguồn vốn % 83,94 84,81 90,76 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,01 1,08 0,85

Nguồn: phòng Tín dụng của Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011, 2012, 2013

4.4.2. Tỷ số tổng dư nợ/tổng nguồn vốn

Tỷ số tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn cho biết trong năm dư nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Trong thời gian qua tỷ số này của chi nhánh ngân hàng luôn tăng. Năm 2011, dư nợ chiếm 83,94% tổng nguồn vốn, năm 2012 tỷ số này tăng lên 84,81% , đến năm 2013 dư nợ

56

tiếp tục tăng và chiếm 90,76% trong trổng nguồn vốn. Dư nợ trên tổng nguồn vốn tăng cho thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng ngày càng có hiệu quả, vốn tham gia vào hoạt động kinh doanh nhiều hơn, đồng vốn nhàn rỗi ít đi, góp phần tạo thêm lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên dư nợ chiếm quá cao trong tổng nguồn vốn hoạt động sẽ có khả năng ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản. Ngân hàng cần lưu ý đến vòng quay của vốn xem vòng quay dài hay ngắn hay ngắn, theo dõi thời hạn của các khoản tiền gửi nếu khoản nào gần đến hạn để có phương án đảm bảo khả năng thanh khoản cho toàn chi nhánh.

4.4.3. Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng là chỉ tiêu dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn của tín dụng ngân hàng, nó cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Năm 2011 vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh ngân hàng là 1,01 tức là 1 năm vốn tín dụng của ngân hàng sẽ quay được 1,01 lần hay nói đúng hơn sau 356 ngày Ngân hàng sẽ tiến hàng thu nợ và giải ngân lại một lần. Phù hợp với thời gian của một vụ canh tác mía là từ 10 tháng đến 12 tháng thu hoạch một lần. Năm 2012 vòng quay vốn tín dụng tăng lên 1,08 có nghĩa chỉ bình quân sau 333 ngày chi nhánh Ngân hàng sẽ tiến hành cho vay lại một lần. Nếu so với năm 2011 giảm được 32 ngày. Đây là nổ lực đáng khích lệ của các cán bộ tín dụng trong chi nhánh Ngân hàng và bà con trong huyện. Sang năm 2013 vòng quay vốn tín dụng giảm chỉ còn 0,85 vòng trong năm. Số ngày của 1 vòng quay tăng lên 423 ngày. Nguyên nhân là do trong năm chi nhánh ngân hàng tăng cường cho vay dài hạn, khiến dư nợ dài hạn tăng làm cho vòng quay của vốn tín dụng giảm. Điều này không có nghĩa là kết quả công tác thu hồi nợ của ngân hàng giảm sút mà chỉ là thời hạn cho vay dài hơn mà thôi.

Tóm lại, trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ở những năm vừa qua đạt kết quả tương đối tốt, đem lại lợi nhuận ổn định cho Ngân hàng. Tuy nhiên lợi nhuận và rủi ro luôn đi kèm với nhau, bằng chứng là trong các nguồn vốn cho vay của Ngân hàng vẫn còn tồn tại các khoản nợ xấu. Nhưng nhìn chung các khoản nợ xấu này chỉ chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dư nợ, bên cạnh đó hệ số thu hồi nợ của Ngân hàng cũng khá cao. Điều này thể hiện chất lượng tín dụng của Ngân hàng là khá tốt. Mặc dù vậy, Ngân hàng cũng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thu hồi nợ để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn. Nhìn chung chất lượng tín dụng của chi nhánh ngân hàng là khá tốt.

57

4.5. CÁC CHỈ TIÊU TÍN DỤNG TRÊN MỘT CÁN BỘ TÍN DỤNG

Bảng 4.11. Các chỉ tiêu tín dụng trên từng cán bộ tín dụng

Đvt: Triệu đồng/cán bộ tín dụng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch

2012 - 2011 2013 - 2012

Số tiền % Số tiền %

Vốn huy động 15.552 20.921 26.562 5.369 34,52 5.641 26,96

Doanh số cho vay 48.379 62.871 69.661 14.492 29,96 6.790 10,80

Doanh số thu nợ 40.268 52.630 54.687 12.362 30,70 2.057 3,91

Dư nợ cuối kỳ 43.824 54.066 69.040 10.242 23,37 14,974 27,70

Nợ xấu 742 777 969 35 4,72 192 24,71

Nguồn: phòng Tín dụng của Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011, 2012, 2013

Huyện Cù Lao Dung hiện có 8 xã bao gồm thị trấn Cù Lao Dung, xã An Thạnh Đông, An Thạnh Tây, An Thạnh Nam, An Thạnh 1, An Thạnh 2, An Thạnh 3 và xã Đại Ân. Căn cứ vào đó, Ban Giám Đốc chi nhánh Agribank giao cho mõi Cán bộ tín dụng phụ trách 2 xã và sau 6 tháng sẽ chuyển đổi một lần. Năm 2011, bình quân mõi cán bộ tín dụng huy động được 15.552 triệu đồng. Năm 2012, là 20.921 triệu đồng, tăng 5.369 triệu đồng tương đương 34,52% so với năm 2011. Năm 2013, bình quân mõi cán bộ huy động được 26.562 triệu đồng tăng 5.641 triệu đồng so với năm 2012. Mặc dù hằng năm vốn huy động của Ngân hàng chiếm chưa đến 50% nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng nhưng các cán bộ tín dụng cũng đã rất nổ lực trong công tác huy động vốn, bằng chứng là doanh số huy động bình quân trên mõi cán bộ tăng liên tục qua các năm.

Nếu xét theo doanh số cho vay ở thời điểm nghiên cứu. Năm 2011, bình quân doanh số cho vay của một xã là 24.189,5 triệu đồng, mõi Cán bộ tín dụng phụ trách 2 xã tức doanh số cho vay của một Cán bộ là 48.379 triệu đồng. Năm 2012, doanh số cho vay của một Cán bộ là 62.871 triệu đồng tăng 14.492 triệu đồng. Năm 2013 doanh số cho vay là 69.661 triệu đồng trên một Cán bộ, tăng 6.790 triệu đồng. Không riêng gì doanh số cho vay tăng mà doanh số thu nợ và dư nợ cuối kỳ cũng tăng. Điều này cho thấy sự nổ lực không ngừng của các Cán bộ tín dụng của Ngân hàng.

Bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng thì nợ xấu trên từng cán bộ tín dụng cũng tăng theo. Nếu như năm 2011, nợ xấu bình quân trên một các bộ tín dụng là 742 triệu đồng thì năm 2012 là 777 triệu đồng, tăng 35 triệu đồng trên một cán bộ. Đến năm 2013, nợ xấu bình quân trên mõi cán bộ lại tiếp tục tăng, con

58

số này là lúc bấy giờ 969 triệu đồng, tăng 192 triệu đồng tương đương 21,71% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân khiến cho nợ xấu trên từng cán bộ tín dụng năm 2013 tăng nhiều như vậy là do nợ xấu của toàn Ngân hàng tăng. Mặc dù nợ xấu trên từng cán bộ tín dụng tăng liên tục qua các năm nhưng ta không thể đánh giá rằng năng lực của họ giảm mà chỉ có thể nhận xét là do các yếu tố khách quan tác động đến thu nhập của người nông dân. Vì quy trình từ thẩm định khả năng khách hàng, giải ngân, giám sát cho tới thu hồi đều được thực hiện một cách khách quan đúng theo quy định. Nhưng trong thời gian qua trên địa bàn huyện liên tục bị vỡ đê, nông sản giảm gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng làm nợ xấu của ngân hàng tăng kéo theo nợ xấu bình quân trên từng cán bộ tín dụng cũng tăng theo.

59

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÙ LAO DUNG

5.1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÙ LAO NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÙ LAO DUNG

5.1.1. Điểm mạnh

Trên cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả tín dụng tại chi nhánh ngân hàng Agribank huyện Cù Lao Dung trong 3 năm 2011,2012, 2013, chúng ta có thể thấy được những điểm mạnh sau đây của ngân hàng:

- Xây dựng được mục tiêu và giải pháp cụ thể cho hoạt động huy động vốn nên vốn tự huy động ngày càng tăng giúp ngân hàng phát huy tính chủ động, ít phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên từ đó giảm lãi suất cho vay do chi phí sữ dụng vốn huy động thấp hơn chi phí vay vốn từ ngân hàng hội sở. Nhờ đó mà ngân hàng có lượng khách hàng truyền thống lớn và thu hút ngày càng nhiều khách hàng mới.

- Với loại hình là ngân hàng thương mại cổ phần nhưng thuộc sở hữu của nhà nước nên chi nhánh Ngân hàng có nguồn vốn hoạt động mạnh nhờ vào sự hỗ trợ của cấp trên.

- Nhu cầu vay vốn của khách hàng tại chi nhánh Ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn nên rũi ro không cao, vòng quay vốn nhanh đảm bảo được nhu cầu vay mới của khách hàng.

- Sở hữu một lực lượng nhân viên giàu năng lực và nhiệt huyết đối với công việc, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, thân thiện cùng với những tiện ích của các sản phẩm, dịch vụ.

- Có những biện pháp xử lí nợ kịp thời và chính sách tín dụng phù hợp nên chất lượng tín dụng của chi nhánh ngân hàng ngày càng được cải thiệt.

5.1.2. Điểm yếu

Bên cạnh những điểm mạnh nêu trên, chi nhánh ngân hàng vẫn cón tồn tại một số yếu điểm cần được khắc phục.

60

- Công tác huy động vốn tại chi nhánh mặc dù đạt được kết quả khá tốt và có xu hướng tăng nhưng thực tế số vốn huy động vẫn được chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

- Ngân hàng chưa tìm được nhiều khách hàng có quan hệ tín dụng lớn, chủ yếu là các món vay nhỏ lẻ nên còn một số gặp khó khăn trong việc kiểm tra sau khi cho vay.

- Mặc dù doanh số thu nợ hàng năm đạt kết quả rất tốt song vẫn còn tồn tại nợ xấu.

5.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG

5.2.1. Cơ hội

- Địa bàn huyện có mật độ dân số đông, toàn huyện có khoảng hơn 14.000 hộ dân cư trú. Đây là lực lượng khách hàng tương đối lớn và ổn định của ngân hàng.

- Giao thông trong huyện cũng như giữa các huyện và các tỉnh trong khu vực ngày càng hoàn thiện hơn. Hệ thống công nghệ thông tin đạt trình độ cao hơn.

- Nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng đã vượt qua thời kỳ khó khăn và tiếp tục phát triển ổn định, cơ cấu kinh tế tiếp tục dịch chuyển theo hướng tích cực, thu nhập và mức sống người dân ngày càng được cải thiện, tạo cơ hội phát triển cho thị trường dịch vụ ngân hàng.

Bên cạnh duy trì trần lãi suất huy động ngắn hạn dưới 6 tháng, Ngân hàng nhà nước tiếp tục duy trì trần lãi suất cho vay vào 5 lĩnh vực ưu tiên như: nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghệ cao.

- Ngày càng có nhiều tổ chức mua bán nợ ra đời như DATC, VAMC giúp cho quá trình xử lí nợ xấu của các ngân hàng thuận lợi và nhanh chóng hơn.

5.2.2. Thách thức

- Cùng với tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và tiến trình hội nhập quốc tế, chi nhánh ngân hàng huyện Cù Lao Dung phải chịu sự cạnh tranh trên nhiều phương diện như vốn, hệ thống mạng lưới và cơ sở vật chất.

- Sự cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ thay thế: Sự phát triển của thị trường vốn, thị trường bảo hiểm và một số kênh huy động vốn mới như tiết kiệm bưu điện,… đang trở thành những nhân tố quan trọng trong ảnh hưởng đến nhu cầu của các doanh nghiệp và cá nhân về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

61

- Ngân hàng nhà nước liên tục điều chỉnh giảm dần trần lãi suất huy động VND, USD từ năm tháng 11/2011 đến nay, với tổng cộng 8 lần điều chỉnh, trần lãi suất bắt đầu từ 14% giảm xuống các mức 13%; 12%; 11%; 9%; 8%, 7,5%; 7% và từ ngày 18/3 xuống còn 6% với kỳ hạn huy động dưới 6 tháng.

5.3. SỬ DỤNG MA TRẬN SWOT ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

Từ việc phân tích môi trường bên trong, bên ngoài tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những đoe dọa xung quanh quá trình hoạt động của Ngân hàng. Dưới đây sẽ sử dụng ma trận SWOT để thuận tiện cho việc đề suất giải pháp. Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. SWOT cho phép phân tích các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng tương đối đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. SWOT bao gồm 4 yếu tố:

- S: là những điểm mạnh. - W: là những điểm yếu. - O: là những cơ hội.

62

* Những điểm mạnh (S)

1. Là chi nhánh thuộc ngân hàng Agribank Việt Nam nên có nguồn vốn kinh doanh mạnh 2. Chủ yếu cho vay ngắn hạn, vòng quay vốn nhanh

3. Đội ngũ nhân viên giàu năng lực

4. Chiếm thị phần lớn trong lĩnh vực cho vay nông nghiệp

5. Có danh tiếng và uy tín

* Những điểm yếu (W) 1. Vốn huy động chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu nguồn vốn 2. Chưa tìm được khác hàng có quan hệ tín dụng lớn, chủ yếu là các món vay nhỏ lẻ 3. Con số nợ xấu vẫn còn tồn tại và tăng qua các năm

* Các cơ hội (O)

1. Nhu cầu vay vốn của khách hàng tương đối lớn và ổn định 2. Ngân hàng nhà nước tiếp tục duy trì trần lãi suất cho vay vào 5 lĩnh vực ưu tiên như trong đó có nông nghiệp nông thôn. Lãi suất cho vay giảm

3. Nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng đã vượt qua thời kỳ khó khăn và tiếp tục phát triển ổn định

4. Các công ty mua bán nợ xấu ra đời

* Các chiến lược (SO)

S1O1,2,3,4,5: Mở rộng cho vay nhất là lĩnh vực nông nghiệp, tiếp tục tăng trưởng tín dụng

*Các chiến lược (WO)

W1O3: Mở rộng cho vay đối với thành phần doanh nghiệp, đa dạng đối tượng cho vay W3O4: Xử lí triệt để các món nợ xấu còn tồn động ở những năm trước

* Các đe dọa (T)

1. Chịu sự cạnh tranh về vốn do ngày càng có nhiều ngân hàng sáp nhập lại với nhau trong tiến trình tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng.

2. Sự phát triển của thị trường vốn, thị trường bảo hiểm và một số kênh huy động khác. 3. Ngân hàng nhà nước liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động

* Các chiến lược (ST)

S1,2,3,4T1,2: Giữ vững thị phần, tiếp tục phát huy thế mạnh cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp S3,5T1,2,3: Đẩy mạnh công tác

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)