Phân tích doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng (Trang 51)

Thu nợ là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với tất cả mọi ngân hàng. Công tác thu nợ cũng phản ánh hiệu quả của việc sử dụng vốn. Doanh số thu nợ cao thì nợ xấu của ngân hàng sẽ ở mức thấp, nguồn vốn cho vay thu về được nhiều sẽ giúp cho ngân hàng chủ động hơn về nguồn vốn của mình, có thể đáp ứng thường xuyên yêu cầu vay vốn của khách hàng. Doanh số thu nợ cũng phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Việc thu hồi nợ có tốt hay không là do mỗi Ngân hàng biết tính toán và tránh được những rủi ro có thể xảy ra, từ đó việc thu hồi nợ mới đúng hạn và nhanh chóng.

Số liệu bảng 4.4 cho thấy, trong thời gian từ năm 2011 – 2013, doanh số thu nợ của chi nhánh Agribank huyện Cù Lao Dung luôn tăng. Nếu như năm 2011, doanh số thu nợ là 161.072 triệu đồng thì năm 2012 con số này là 210.159 triệu đồng, tăng 49.477 triệu đồng tương đương 30,70%, tỷ lệ tăng này tương ứng với tỷ lệ tăng của doanh số cho vay. Năm 2013, doanh số thu nợ đạt 218.748 triệu đồng, tăng 8.229 triệu đồng tức khoảng 3,91% so với năm 2012. Nguyên nhân khiến cho doanh số thu nợ năm 2013 không đạt được mức tăng trưởng như năm 2012 là do doanh số cho vay năm 2013 chỉ tăng 10,80% so với năm 2012 nên doanh số thu nợ cũng giảm theo. Bên cạnh đó năm 2013 chi nhánh ngân hàng tăng cho vay đối với các món vay trung hạn nên làm giảm doanh số thu nợ của năm. Doanh số thu nợ ngày càng tăng mà chủ yếu là thu đúng thời hạn không có khoảng nào thu trước hạn do khả năng tài chính của khách hàng suy yếu. Điều này chứng tỏ công tác tín dụng của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả.

Để thấy rõ hơn tình hình thu nợ của chi nhánh Agribank huyện Cù Lao Dung dưới đây sẽ phân tích tình hình thu nợ t heo thời hạn cho vay và theo từng thành phần trong nền kinh tế.

41

4.3.2.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn cho vay

Nguồn: phòng Tín dụng của Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011,2012,2013

Hình 4.5. Cơ cấu doanh số thu nợ theo thời hạn cho vay của Agribank huyện Cù Lao Dung

Như đã đề cập trong phần doanh số cho vay theo thời hạn, chi nhánh Agribank huyện Cù Lao Dung chỉ cho vay ngắn hạn, trung hạn và ủy thác đầu tư. Hình 4.6 cho thấy, doanh số thu nợ ngắn hạn hằng năm luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu thu nợ của chi nhánh Ngân hàng. Năm 2011, doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm 85,05% tổng doanh số thu nợ. Năm 2012, chiếm 81,29% và năm 2013 là 94,66%. Có thể thấy, tình hình thu nợ chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tổng doanh số cho vay của toàn chi nhánh. Doanh số thu nợ ngắn hạn luôn tăng qua từng năm và tăng tương ứng với tốc độ tăng của doanh số cho vay ngắn hạn. Doanh số thu nợ đối với các khoản trung hạn, ủy thác đầu tư chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh số thu nợ và có xu hướng giảm. Nguyên nhân khiến cho doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nợ là do hằng năm Ngân hàng chỉ cho vay ngắn hạn là chủ yếu còn các món trung hạn và ủy thác đầu tư chỉ cho vay ít, nhầm mục đích đa dạng danh mục cho vay mà thôi. Các khoảng cho vay ngắn hạn về bản chất đã có rủi ro thấp, thêm vào đó Ngân hàng chủ yếu cho nông dân vay mà nông dân vốn là những khách hàng đáng tin cậy, vì vậy khả năng thu nợ rất cao. Ngoại trừ những trường hợp mất mùa hoặc là những yếu tố bất khả kháng khác làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của họ.

42

Bảng 4.6. Tình hình cho vay và thu nợ ngắn hạn

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012 - 2011 2013 - 2012 Số tiền % Số tiền % DSCV 171.327 231.288 255.653 59.961 35,00 24.365 10,53 DSTN 136.987 187.813 207.060 50.826 37,10 19.247 10,25

Nguồn: phòng Tín dụng của Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011,2012,2013

Giải thích: - DSCV: doanh số cho vay - DSTN: doanh số thu nợ

Từ số liệu bảng 4.6 ta có thể thấy, doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm và xu hướng tăng tỷ lệ thuận với doanh số cho vay. Năm 2011 doanh số thu nợ ngắn hạn là 136.987 triệu đồng. Năm 2012, doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 50.826 triệu đồng tương ứng 37,10% đạt mức 187.813 triệu đồng. So với doanh số cho vay doanh số thu nợ năm 2012 tăng nhanh hơn 2,10 điểm phần trăm, điều này cho thấy công tác thu hồi nợ trong năm của Ngân hàng khá tốt. Sang năm 2013, doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 207.060 triệu đồng, tăng 19.247 triệu đồng tương ứng 10,25%. Nếu so với tốc độ tăng của doanh số cho vay thì tốc độ tăng của doanh số thu nợ trong năm này có phần chậm hơn, đi ngược với xu hướng của năm 2012. Điều này có thể giải thích là do năm 2013 Ngân hàng mở rộng cho vay đối với những hợp đồng vay trung hạn, thời gian thu hồi trên một năm nên hầu hết các khoản giải ngân phải chờ đến những năm sau đó mới có thể thu hồi vì vậy mà doanh số thu nợ trong năm giảm.

Chi nhánh Agribank huyện Cù Lao Dung cho vay ngắn hạn là để phục vụ cho mục đích trồng mía, nuôi heo, nuôi tôm và một số mục đích khác như kinh doanh, mua sắm máy móc, trang thiết bị. Hằng năm doanh số thu nợ của ngành trồng mía chếm trên 80% tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng. Theo số liệu bảng 4.7, năm 2011, doanh số thu nợ ngành trồng mía là 110.310 triệu đồng. Năm 2012, doanh số thu nợ ngành trồng mía là 161.066 triệu đồng, tăng 50.756 triệu đồng tương đương 46,01%. Nguyên nhân là do doanh số cho vay của năm tăng nên doanh số thu nợ tăng theo. Nhưng so với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ của ngành năm 2012 tăng nhanh gấp đôi (doanh số cho vay trồng mía năm 2012 tăng 22,25% so với năm 2011). Mặc dù giá mía năm 2012 có phần giảm so với năm trước đó nên thu nhập của người dân trồng mía

43

cũng vì vậy mà giảm theo, nhưng doanh số thu nợ của Ngân hàng vẫn tăng. Đây là kết quả của sự nổ lực không ngừng trong công tác thu hồi nợ của cán bộ tín dụng trong Ngân hàng. Năm 2013, doanh số thu nợ ngắn hạn của ngành trồng mía là 176.693 triệu đồng, tăng 15.573 triệu đồng tương đương 9,67% so với năm 2013. So với doanh số cho vay, doanh số thu nợ của năm tăng trưởng chậm hơn (doanh số cho vay năm 2013 tăng 11,58% so với năm 2012). Nguyên nhân là do giá mía giảm làm thu nhập của nông dân trồng miaas giảm. Bên cạnh đó, tháng 4/2013 địa bàn huyện bị vỡ đê vào mùa khô, hàng ngàn mét vông trồng mía ở các xã Đại Ân 1, An Thạnh 3, An Thạnh Nam ngâm trong nước nhiều ngày nên đang bị héo rũ, chết dần, coi như mất trắng. Lỡ vụ nông dân chuyển sang trồng những loại hoa màu khác, thu hoạch trong năm nên một phần các món vay đã được hoàn trả trong năm 2012.

Bảng 4.7. Doanh số thu nợ theo thời hạn cho vay

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 2013-2012 Số tiền % Số tiền % 1. Ngắn hạn 136.987 187.813 207.060 50.826 37,10 19.247 10,25 - Trồng mía 110.310 161.066 176.639 50.756 46,01 15.573 9,67 - Nuôi heo 3.968 4.795 9.420 827 20,84 4.625 96,46 - Nuôi tôm 7.926 13.795 5.364 5.869 74,05 (8.431) (61,12) - Khác 14.783 8.157 15.637 (6.626) (44,82) 7.480 91,70 2. Trung hạn 12.749 14.172 5.867 1.523 11,95 (8.305) (58,60) 3. UTĐT 11.336 8.534 5.821 (2.802) (24,72) (2.713) (31,79) Tổng 161.072 210.519 218.748 49.447 30,70 8.229 3,91

Nguồn: phòng Tín dụng của Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011,2012,2013

Doanh số thu nợ ngắn hạn của những hộ chăn nuôi heo cũng tăng liên tục qua các năm. Năm 2011, doanh số thu nợ của ngành đạt 3.968 triệu đồng. Năm 2012 là 4.795 triệu đồng, tăng 20,48% so với năm 2011. Đặc biệt là năm 2013, doanh số thu nợ ngắn hạn ngành tăng 4.625 triệu đồng, tốc độ tăng là 96,46% so với năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2013, công tác phòng ngừa dịch heo tai xanh diễn ra tích cực nên hạn chế được thiệt hại. Bên cạnh đó, giá thịt heo trên địa bàn Huyện trong năm cũng tăng khiến giá heo hơi tăng theo. Người dân chăn nuôi có lãi nên trả hết nợ ngân hàng khiến cho doanh số thu nợ ngắn hạn của ngành đạt gần như 100%.

44

Doanh số thu nợ ngắn hạn ngành nuôi tôm đứng thứ 3 trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng. Năm 2011, Ngân hàng thu nợ được 7.926 triệu đồng từ những hộ nuôi tôm. Năm 2012, là 13.795 triệu đồng, tăng 74,05% so với năm 2011. Đến năm 2013, doanh số thu nợ ngắn hạn ngành nuôi tôm chỉ còn 5.354 triệu đồng, giảm 61,12% so với năm 2012. Nguyên nhân một phần là do doanh số cho vay của ngành năm 2013 giảm 62,22%. Mặc khác vụ tôm từ 15/12/2012 đến 30/9/2013 do tôm bị nhiễm bệnh, diện tích nuôi tôm bị thiệt hại trên toàn tỉnh khoảng 13.334 ha, chiếm 30% diện tích thả nuôi, khiến cho nhiều hộ nuôi tôm bị lỗ không đủ khả năng trả hết nợ nên doanh số thu nợ của ngành giảm.

Cũng theo bảng 4.7, doanh số thu nợ trung hạn năm 2011 là 12.749 triệu đồng, chiếm 7.92% tổng doanh số thu nợ của chi nhánh Ngân hàng. Năm 2012 doanh số thu nợ tăng 1.523 triệu tương đương 11,95%, chiếm 6,73% tổng doanh số thu nợ. Năm 2013, doanh số thu nợ trung hạn giảm 8.305 triệu đồng, tương đương 58,60% so với năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2013, trên địa bàn huyện liên tục bị vỡ đê làm thiệt hại mùa màng, tình hình kinh tế của người nông dân gập nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Ngân hàng đã xem xét gia hạn thêm cho một món vay đến hạn trả. Bên cạnh đó, một phần các khoản cho vay đều đã đến hạn thu hồi ở năm 2012 sang năm 2013 Ngân hàng mới giải ngân các khoảng vay mới chưa đến hạn thu hồi nền khiến doanh số thu nợ trung hạn trong năm giảm.

4.3.2.2. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

Nguồn: phòng Tín dụng của Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011, 2012, 2013

45

Qua hình 4.6 ta thấy, trong 3 năm 2011, 2012, 2013 tình hình thu nợ ở các thành phần kinh tế không có sự biến động đặc biệt nào so với doanh số cho vay. Chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là doanh số thu nợ của hộ sản xuất, chiếm trên 90% tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng. Trong 3 năm qua doanh số thu nợ của hộ sản xuất luôn tăng. Năm 2011, doanh số thu nợ của hộ sản xuất chiếm 98,95% tổng doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế. Năm 2012, chiếm 97,36% và năm 2013 là 99,36%. Nguyên nhân khiến cho doanh số thu nợ của hộ sản xuất luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng là do doanh số cho vay đối với thành phần này cao. Bên cạnh đó, còn do giữa Ngân hàng và thành phần kinh tế này luôn có sự hợp tác chặt chẽ với nhau, các khách hàng này luôn tuân thủ các quy tắc vay vốn của Ngân hàng. Đồng thời, sự tăng trưởng này cũng cho thấy việc mở rộng đầu tư tín dụng đối với hộ sản xuất đã mang lại hiệu quả, vì thế trong tương lai chi nhánh Ngân hàng nên khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho thành phần kinh tế này khi họ có nhu cầu vay vốn để góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế của huyện nhà.

Doanh số thu nợ của thành phần doanh nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu thu nợ của Ngân hàng. Nguyên nhân là do doanh số cho vay đối với doanh nghiệp hằng năm thấp. Đặc biệt là năm 2013, Ngân hàng không có món vay nào là của doanh nghiệp tuy nhiên vẫn có thu nợ. Nguyên nhân là do dư nợ của năm 2012 vẫn còn nên sang năm 2013, Ngân hàng vẫn phát sinh doanh số thu nợ đối với thành phần kinh tế này.

4.3.2.3. Hệ số thu nợ

Nguồn: phòng Tín dụng của Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011, 2012, 2013 Hình 4.7. Hệ số thu nợ của chi nhánh Agribank huyện Cù Lao Dung

46

Bên cạnh doanh số thu nợ thì hệ số thu nợ cũng phản ảnh hiệu quả của công tác thu nợ của ngân hàng. Chỉ số này càng cao phản ảnh hoạt động thu nợ của ngân hàng càng có hiệu quả, đồng thời thể hiện ý thức trả nợ của khách hàng cao, đồng vốn cho vay được sử dụng đúng mục đích có hiệu quả. Theo hình 4.7 cho thấy, Hệ số thu nợ chung năm 2011 và 2012 của chi nhánh Agribank huyện Cù Lao Dung không có biến động nhiều và đều trên 80%. Nhưng đến năm 2013 lại giảm còn 73,25%, giảm 10,46 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2012. Như phân tích ở trên, doanh số cho vay và doanh số thu nợ năm 2013 đều tăng so với năm trước đó nhưng hệ số thu nợ lại giảm. Nguyên nhân là do hệ số thu nợ trung hạn giảm. Theo kết quả phân tích trong phần doanh số cho vay, ở những năm 2011 và 2012, Ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn, trung hạn chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ nên các khoảng nợ đều được hoàn trả trong năm. Sang năm 2013, Ngân hàng mở rộng cho vay trung hạn nhiều hơn nên doanh số thu về thấp, khiến cho hệ số thu nợ giảm.

Trong 3 năm qua, hệ số thu nợ của các món vay ngắn hạn không có biến động nhiều, giao động xung quanh mốc 80%. Tỷ số này tương đối tốt, có thể cho thấy các món vay ngắn hạn đem lại hiệu tương đối ổn định cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Khác với ngắn hạn, hệ số thu nợ trung hạn lại có biến động nhiều hơn. Năm 2011, hệ số thu nợ của thời hạn trung hạn chỉ vào khoảng 80% nhưng sang năm 2012, con số này vượt trên 100% đạt khoảng 110%. Nguyên nhân là do trong năm, Ngân hàng có nhiều món vay trung hạn đến hạn thu hồi trong khi con số giải ngân lại ít nên khiến cho hệ số thu nợ vượt trên 100%. Năm 2013, hệ số thu nợ trung hạn lại giảm đột biến chỉ còn khoảng 30%, tức giảm khoảng 80 điểm % so với năm 2012. Theo tìm hiểu thì trong năm này, doanh số cho vay trung hạn tăng, các món vay của những năm trước đến hạn thu hồi ít nên hệ số thu nợ giảm.

4.3.3. Tình hình dư nợ

Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nó bao gồm số tiền lũy kế của những năm trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành, liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Do đó dư nợ sẽ phản ánh chính xác hơn về tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng trong năm.

Từ bảng 4.8 cho thấy, tổng dư nợ của chi nhánh Ngân hàng tăng liên tục trong 3 năm qua. Năm 2011, tổng dư nợ cuối kỳ của Ngân hàng là 175.297 triệu đồng. Năm 2012, là 216.264 triệu đồng, tăng 50.967 triệu đồng tương đương 23,37% so với năm 2011. Năm 2013, dư nợ cuối kỳ là 276.160 triệu

47

đồng, tăng 59.896 triệu đồng tương đương 36,94% so với năm 2012. Do phản ứng cùng chiều với doanh số cho vay nên khi doanh số cho vay tăng khiến cho dư nợ cuối kỳ của Ngân hàng cũng tăng theo.

Bảng 4.8. Tình hình dư nợ của Agribank huyện Cù Lao Dung

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm

Chênh lệch 2012 - 2011 2013 - 2012 Số tiền % Số tiền % 1. Ngắn hạn 149.283 192.758 241.351 43.475 29,12 48.593 25,21 - Trồng mía 81.175 112.346 150.197 31.171 38,40 37.851 33,69 - Nuôi heo 5.406 7.537 3.103 2.131 39,42 (4.434) (58,83) - Nuôi tôm 9.694 2.943 240 (6.751) (69,64) (2.703) (91,85) - Khác 53.008 69.932 87.811 16.942 31,93 17.879 25,57 2. Trung hạn 20.570 19.063 30.455 (1.507) (7,33) 11.392 59,76

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)