Giới thiệu về ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng (Trang 28)

3.1.1. Tổng quan về ngân hàng

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội của huyện Cù Lao Dung

Sóc trăng là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh 231km, cách Cần Thơ 62km. Diện tích tự nhiên 3.311,7629 km2 (chiếm khoảng 1% diện tích cả nước và 8.3% diện tích của khu vực đồng bằng sông Cửu Long) bao gồm 10 huyện là Kế Sách, Long Phú , Cù Lao Dung, Mỹ Tú, Châu Thành, Thạnh Trị, Ngã Năm, Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu,Trần Đề và một thành phố. Đường bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn: Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển Đông.

Cù Lao Dung là một huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng. Huyện lỵ đặt tại thị trấn Cù Lao Dung. Huyện như một hoàn cù lao lớn, nằm giữa hai tỉnh Sóc Trăng Và Trà Vinh. Huyện bao gồm 3 hòn cù lao nhỏ gộp lại: Cù lao Tròn, Cù lao Dung và Cù lao Cồn Cộc. Huyện Cù Lao Dung được thành lập theo nghị định 04/2002/NĐ-CP ngày 11/01/2002 dựa trên cơ sở chi tách một phần huyện Long Phú cũ.

Người dân ở huyện Cù Lao Dúng sống tập trung ven các kênh rạch, cuộc sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Do đặt thù địa lý vùng đất cù lao nên diện tích canh tác nông nghiệp của huyện chiếm hơn 90% diện tích, không thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp. Sớm nhận ra ưu điểm đó, Đảng và Nhà Nước đã vạch ra phương hướng phát triển kinh tế huyện theo hướng nông nghiệp chuyên canh có phân vùng: chuyên cây ăn trái, chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày và hoa màu, nuôi trồng thủy hải sản vùng ven biển, chăn nuôi gia xúc gia cầm hình thức hộ gia đình mà đặc trưng là trồng mía. Chính vì những đặc trưng này mà nhu cầu vốn của vùng thường là ngắn hạn. Ngân hàng thường cho vay những khoảng vay ngắn hạn để cho nông dân SXKD và buôn bán các mặt hàng nông sản với thời hạn từ 6 – 12 tháng. Khách hàng chính của ngân hàng đa phần là các nông dân cũng như các hộ kinh doanh nhỏ.

18

3.1.1.2. Sơ lược về ngân hàng

Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cù Lao Dung là một trong những chi nhánh thuộc ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng trực thuộc, được thành lập và đi vào hoạt động ngày 01/01/2006, đóng trên địa bàn ấp Phước Hòa B, thị trấn Cù Lao Dung, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng.

Với địa thế đóng tại địa bàn thị trấn và tiếp giáp với chợ thị trấn Cù Lao Dung là một lợi thế cho ngân hàng thuận lợi giao dịch với khách hàng.

Từ khi thành lập đến nay, Agribank huyện Cù Lao Dung đã luôn bám sát và định hướng phát triển ngành, mục tiêu phát triển kinh tế địa phương trong toàn huyện, từng bước đi vào họat động có hiệu quả, mở rộng hoạt động không những trong lĩnh vực nông nghiệp, mà còn mở rộng thêm nhiều hình thức đa dạng khác.

Agribank là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt của địa phương, kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, nên nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Huyện. Ngân Hàng là nơi đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân, vừa là nơi an toàn, đáng tin cậy để khách hàng an tâm cất trữ tài sản có giá trị vật chất. Ngân hàng hoạt động không chỉ nhằm kinh doanh thu lợi nhuận mà còn thực hiện nghĩa vụ chính sách theo chỉ định của tỉnh và chính phủ về việc cho vay. Bên cạnh đó mục tiêu của ngân hàng nhằm xóa đói giảm nghèo, hổ trợ tài chính cho hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cán bộ công chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn tiêu dùng,… cải tạo và nâng cấp bộ mặt huyện nhà theo hướng phát triển chung của đất nước.

3.1.2. Lịch sử hình thành

Theo quyết định 53/NH của NHNN Việt Nam ngày 14/07/1989 chi nhánh NHNNo tỉnh hậu Giang được thành lập, thời gian đó Agribank tỉnh Sóc Trăng là một chi nhánh thị xã của Agribank tỉnh Hậu Giang.

Sau khi chia cắt thành hai tỉnh là Cần Thơ và Sóc Trăng, chi nhánh Agribank tỉnh Sóc Trăng chính thức thành lập và đi vào hoạt động ngày 01/04/1992 với cơ cấu là một ngân hàng quốc doanh. Khi mới thành lập ngân

hàng chỉ có một trụ sở và 6 chi nhánh gồm :Vĩnh Châu, Kế Sách, Long Phú, Thạnh Trị, Mỹ Xuyên, Mỹ Tú .

Sau khi tách huyện Long Phú thành 2 huyện Cù Lao Dung và h

19

hoạt động ngày 01/01/2006, đóng trên địa bàn ấp Phước Hòa B, thị trấn Cù Lao Dung, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng.

3.2. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA NGÂN HÀNG3.2.1. Chức năng 3.2.1. Chức năng

Cũng như bao ngân hàng thương mại cổ phần khác. Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có chức năng là trung gian tín dụng giữa các chủ thể trong nền kinh tế, đi vay để cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện nhà. Bên cạnh chức năng trung gian tín dụng, chi nhánh ngân hàng Agribank huyện Cù Lao Dung còn có chức năng trung gian thanh toán và tạo tiền từ hoạt động tín dụng của ngân hàng.

3.2.2. Nhiệm vụ

Chi nhánh Agribank huyện Cù lao Dung có nhiệm vụ sau:

- Khai thác và nhận tiền gửi của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước dưới các hình thức có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ. Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và các loại cho vay khác theo quy định của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam.

- Huy động vốn và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam.

- Cung ứng các phương tiện thanh toán, t hực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng, thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ, thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng Nông nghiệp.

- Bên cạnh đó ngân hàng còn có thêm một số nhiệm vụ khác theo quy định chung của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

20

3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ

Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức nhân sự của Agribank huyện Cù Lao Dung Ban giám đốc của ngân hàng gồm có Giám đốc và Phó giám đốc mõi người có nhiệm vụ riêng nhưng phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng và hỗ trợ cho nhau trong công việc:

- Giám đốc

+ Giám đốc có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của ngân hàng. + Hướng dẫn giám sát việc thực hiện đúng các chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động mà ngân hàng cấp trên giao.

+ Thực hiện việc ký các hợp đồng tín dụng

+ Được quyền đề bạt quyết định tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công nhân viên của đơn vị mình.

- Phó giám đốc

+ Là người hỗ trợ giám đốc về mặt nghiệp vụ như: Tổ chức, tài chính…. + Có nhiệm vụ lãnh đạo các phòng ban được ủy nhiệm.

+ Giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận trực thuộc, đôn đốc thực hiện đúng các quy tắc đề ra. Thay mặt giám đốc giải quyết công việc khi không có mặt giám đốc cũng như giải quyết các vấn đề nảy sinh trong kinh doanh.

- Phòng tín dụng

+ Trực tiếp giao dịch với khách hàng, đánh giá khả năng khách hàng, hướng dẫn khách hàng tạo hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ sơ, trình giám đốc ký các hợp đồng tín dụng.

+ Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sửa dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra tài sản đảm bảo của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.

Ban Giám Đốc Phòng Tín Dụng Phòng Kế toán và Ngân quỹ

21

+ Theo dõi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu sử dụng vốn cần thiết để phục vụ tín dụng đầu tư. Từ đó trình lên Giám đốc để có quyết định cụ thể.

+ Đánh giá, quản lí rủi ro trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng theo chỉ thị cấp trên.

+ Điều chuyển vốn giữa các ngân hàng cùng cấp.

+ Tập hợp, phân tích tình hình kinh tế, quản lý danh mục khách hàng. + Xây dựng các chương trình, dự án, thẩm định đầu tư, lựa chọn phương án cho vay tối ưu.

- Phòng kế toán – ngân quỹ

+ Bộ phận kế toán: Trực tiếp giao dịch tại hội sở, thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay cho khách hàng theo lệnh của giám đốc hoặc người ủy quyền. Hoạch toán kế toán, quản lý hồ sơ của khách hàng, hoạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, giao chỉ tiêu tài chính, quyết toán khoảng tiền lương đối với chi nhánh trực thuộc, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách nhà nước.

+ Bộ phận ngân quỹ: Trực tiếp thu hay giải ngân khi có phát sinh trong ngày và có trách nhiệm kiểm tra lượng tiền mặt, ngân phiếu hàng ngày. Cuối mõi ngày, khóa sổ ngân quỹ phát sinh để kịp thời điều c hỉnh sai sót.

3.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2011 – 2013 NĂM 2011 – 2013

Được sự chỉ đạo tốt của cấp trên về công tác phát triển nông thôn và sự quan tâm của cấp chính quyền địa phương trong việc phát triển kinh tế xã hội nên từ khi thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cù Lao Dung đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng cùng các hoạt động khác đã góp phần tạo nên bộ mặt nông thôn theo hướng tích cực hơn. Đến nay nhiều hộ dân đã thoát nghèo khổ vươn lên khá giàu, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt. Bên cạnh việc góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà, Ngân hàng còn đạt được những kết quả đáng khích lệ. Dưới đây là những gì mà Ngân hàng đã đạt được trong ba năm 2011, 2012, 2013.

22

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank huyện Cù Lao Dung Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012 – 2011 2013 - 2012 Số tiền % Số tiền % 1. Thu Nhập 27.950 40.558 44.726 12.608 45,11 4.168 10,28 - Thu từ lãi 21.601 35.894 39.596 14.383 66,59 3.702 10,29 - Thu ngoài lãi 6.349 4.664 5.130 (1.685) (26,54) 466 9,99 2. Chi phí 23.783 35.048 37.880 11.265 47,36 2.832 8,08 - Chi trả lãi 15.537 28.694 30.715 13.157 84,68 2.021 7,04 - Chi ngoài lãi 8.246 6.354 7.165 (1.892) (22,94) 811 12,76 3. Chênh lệch

thu chi 4.617 5.510 6.846 893 19,34 1.336 24,25

- chênh lệch thu

chi lãi 6.064 7.200 8.881 1.136 18,73 1.681 23,35

- chênh lệch thu

chi ngoài lãi (1.897) (1.690) (2.035) 206 10,86 (345) (20)

Nguồn: Phòng kế toán chi nhánh Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011,2012,2013

3.4.1. Thu nhập

Từ bảng 3.1 và cho thấy, thu nhập của chi nhánh Agribank huyện Cù Lao Dung tăng liên tục trong 3 năm qua. So với năm 2011, thu nhập của năm 2012 tăng 45,11%, chủ yếu là tăng do thu nhập từ lãi tăng. Nguyên nhân là do trong vụ Mía năm 2011 - 2012 người dân ở đây thu hoạch Mía với năng suất cao, mặc dù giá có sụt giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng sau khi trừ tất cả chi phí nông dân trồng Mía vẫn còn lãi khoảng 40 triệu đồng/ha. Kết thúc vụ mùa có lãi, sau đó hoàn trả nợ Ngân hàng đúng hạn, nguồn vốn của Ngân hàng vì vậy mà quay vòng nhanh hơn tạo được thu nhập cao hơn. Đến năm 2013, thu nhập của Ngân hàng vẫn tiếp tục tăng, tuy nhiên mức độ tăng không được như năm 2012, chỉ còn 10,28%. Theo tìm hiểu, năm 2013 theo tình hình chung, nên kinh tế của huyện cũng có phần khó khăn, thu nhập của người dân trong huyện không cao trong khi giá phân bón, xăng dầu và các chi phí sinh hoạt cứ liên tục tăng nên có phần chậm trễ trong việc trả nợ cho Ngân hàng. Mặc dù việc chậm trễ này không tạo nên nợ xấu cho Ngân hàng nhưng làm chậm vòng quay của vốn khiến thu nhập ngân hàng đạt không cao như năm 2012.

23

Nguồn: Phòng kế toán Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011,2012,2013

Hình 3.3. Cơ cấu thu nhập của Agribank huyện Cù Lao Dung

Thu nhập của chi nhánh Ngân hàng được hình thành từ 2 nguồn đó là thu từ lãi và thu ngoài lãi. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, thu nhập từ lãi luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập của Ngân hàng. Năm 2011, thu nhập từ lãi chiếm 77,28% tổng thu nhập. Năm 2012, thu từ lãi tăng mạnh đạt mức 88,50% đến năm 2013 con số này tăng chậm lại chiếm 88,53% tổng thu nhập. Nguồn thu ngoài lãi chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu thu nhập của Ngân hàng và có xu hướng giảm trong ba năm qua. Năm 2011, thu nhập ngoài lãi chiếm 22,72% tổng thu nhập của Ngân hàng. Năm 2012, thu nhập ngoài lãi giảm còn 11,50% trong cơ cấu thu nhập. Đến năm 2013 tiếp tục giảm còn 11,47% trong tổng cơ cấu. Thu nhập ngoài lãi của Ngân hàng được hình thành từ hoạt động cung cấp dịch vụ và các nguồn thu khác. Là chi nhánh thuộc huyện vùng xâu vùng xa nên mảng dịch vụ của Ngân hàng không được đa dạng như các chi nhánh khác. Hiện Ngân hàng chỉ có các dịch vụ như chuyển tiền trong nước, dịch vụ ATM, chuyển tiền đi nước ngoài và chi trả kiều hối, nghiệp vụ bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ và một số dịch vụ khác. Trong đó thu từ dịch vụ chuyển tiền và dịch vụ ATM là chiếm tỷ trọng lớn nhất trong mảng thu từ dịch vụ.

24

Bảng 3.2. Thu nhập từ lãi của chi nhánh Agribank huyện Cù Lao Dung

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Lãi cho vay 21.497 99,52 35.750 99,60 39.445 99,62

Lãi tiền gửi 104 0,48 144 0,40 151 0,38

Tổng 21.601 100,00 35.894 100,00 39.596 100,00

Nguồn: Phòng kế toán Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011,2012,2013

Thu nhập từ lãi là nguồn thu nhập chính của Ngân hàng. Ngân hàng thu lãi từ hoạt động cho vay và tiền gửi trong đó thu từ cho vay là chủ yếu. Hằng năm, lãi từ hoạt động cho vay đóng góp trên 99% tổng nguồn thu từ lãi của chi nhánh Ngân hàng. Năm 2011, lãi thu từ hoạt động cho vay là 21.497 triệu đồng, chiếm 99,52%. Năm 2012, là 35.750 triệu đồng, chiếm 99,60% đến năm 2013 con số này tiếp tục tăng đạt 39.445 triệu đồng, chiếm 99,62% trong tổng thu nhập từ lãi. Trong khi đó, lãi thu từ hoạt động tiền gửi chỉ chiếm một phần nhỏ, không tới 1% trong tổng thu nhập từ lãi và có xu hướng giảm dần qua từng năm. Nguồn thu này chỉ được hình thành vào những thời điểm ngân hàng thừa vốn tạm thời trong năm. Được biết, vốn huy động của chi nhánh Ngân hàng không đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay, Ngân hàng phải vay thêm vốn từ chi nhánh cấp trên nên việc thừa vốn để đi gửi là rất hiếm. Vì vậy mà thu nhập từ lãi tiền gửi chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn thu từ lãi của chi nhánh Ngân hàng. Không riêng gì chi nhánh Agribank huyện Cù Lao Dung mà mục đích chung của tất cả các ngân hàng thương mại là hưởng chênh lệch lãi từ hoạt động đi vay và cho vay. Nên nguồn thu từ lãi cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập từ lãi và tổng thu nhập của Ngân hàng là điều tất nhiên. Chứng tỏ Ngân hàng đã thực hiện đúng nhiệm vụ và chức năng chính

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)