Nguồn: phòng Tín dụng của Agribank huyện Cù Lao Dung, 2011, 2012, 2013
Hình 4.10. Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế
Dựa theo số liệu hình 4.10, ta có thể nhận thấy trong thời gian qua, nợ xấu của hộ sản xuất luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ quá hạn và tăng theo doanh số cho vay và dư nợ cuối kỳ. Năm 2011, nợ xấu của hộ sản xuất chiếm 97,57% tổng nợ xấu của Ngân hàng. Năm 2012, tăng lên chiếm 99,04%. Năm 2013 con số này có xu hướng giảm chỉ còn 95,33% tổng nợ xấu của chi nhánh. Nợ xấu phát sinh trong hộ sản xuất là do người dân thất mùa, ngập lục ảnh hưởng đến năng xuất, giá nông sản giảm, một số hộ chưa có biện pháp tốt trong trong sản xuất dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không cao nên không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Mặt khác đa phần nông dân vay vốn chỉ sử dụng một phần vốn vay theo mục đích đã thỏa thuận, số còn lại họ dùng cho
53
mục đích tiêu dùng hằng ngày mà Ngân hàng không thể kiểm soát hết được nên dẫn đến khả năng dẫn đến nợ xấu tăng thêm.
Về phía doanh nghiệp tỷ trọng dư nợ quá hạn trong tổng dư quá hạn của Ngân hàng chiếm tỷ lệ không cao. Nguyên nhân khiến cho nợ xấu của thành phần doanh nghiệp thấp là do hằng năm số tiền mà Ngân hàng giải ngân cho doanh nghiệp vay chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay, chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn phục vụ cho nhu cầu kinh do anh trong năm cũng ít vì vậy mà ít rủi ro. Tuy nhiên đến năm 2013, tỷ trọng nợ xấu của thành phần doanh nghiệp lại tăng, chiếm 4,67% tổng nợ xấu của Ngân hàng. Con số này tăng rất nhiều so với mức 0,96% của năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm trên địa bàn huyện có 01 doanh nghiệp tư nhân bị vỡ nợ nên số tiền 180 triệu đồng mà Ngân hàng cho doanh nghiệp vay cũng vì vậy mà trở thành nợ xấu.
Nhìn chung, có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ xấu như khách hàng làm ăn thu lỗ do yếu tố khách quan, sữ dụng vốn không đúng mục đích, chất lượng của các bộ tín dụng…Đối với chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn huyện Cù Lao Dung, trong thời gian từ năm 2011 – 2013, nguyên nhân dẫn đến là do người dân nuôi trồng thất vụ, giá nông sản giảm, dẫn đến thu nhập thấp nên không thể trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn. Một số khác sử dụng vốn không đúng mục đích hoặc chỉ sử dụng một phần vào mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng số còn lại phục vụ cho tiêu dùng. Đa phần các món vay là ngắn hạn, khách hàng chủ yếu là hộ sản xuất, tính chất nhỏ lẽ nên cũng phần nào gây khó khăn cho công tác kiểm tra, giám sát sau giải ngân nên khi có sự cố xảy ra không phản ứng kịp thời nên dẫn đến nợ xấu. Dưới đây ta sẽ phân tích chi tiết hơn tình hình nợ xấu của Ngân hàng thông qua tỷ số nợ xấu trên tổng dư nợ.