1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hoạt động tín ụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh trần văn thời – cà mau

74 236 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ HO INH T – Q N TR INH O NH NG YỄN VĂN TƯ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN ỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TRẦN VĂN THỜI – CÀ MAU L ẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC N T - Ngân h Mã số 52340201 T ăm 0 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ HO INH T – Q N TR INH O NH NG YỄN VĂN TƯ 4104652 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN ỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TRẦN VĂN THỜI – CÀ MAU L ẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số 52340201 CÁN Ộ HƯ NG N TRẦN TH HẠNH PHÚC T ăm 0 3 LỜI CẢM TẠ  Trong quá trình học tập, rèn luyện và thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, đƣợc sự giúp đỡ của các Thầy, Cô, em đã học đƣợc nhiều bài học hữu ích cho bản thân để từ đó hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp “Phân tích hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời ”. Trƣớc hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Trần Thị Hạnh Phúc ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt nhiều kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Em xin trân trọng cảm ơn tất cả các giáo viên khoa kinh tế và quản trị kinh doanh, Trƣờng Đại học Cần Thơ những ngƣời đã trang bị cho em những kiến thức quý báu để giúp em hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cám ơn các cô, chú trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Trần Văn Thời, đặc biệt là anh Châu Đông Dƣơng đã tận tình giúp đỡ và hỗ trợ em trong quá trình thực tập. Cuối cùng, em xin kính chúc các Thầy, Cô và các cô chú trong Ngân hàng dồi dào sức khoẻ và luôn thành công trong công việc. Em xin chân thành cảm ơn! Ngày 30 tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Văn Tƣ i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày 30 tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Văn Tƣ ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………… Trần Văn Thời, ngày…tháng…năm 2013 Thủ trƣởng đơn vị (ký tên và đóng dấu) iii MỤC LỤC Trang GIỚI THIỆU ........................................................................................................ 1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2 1.2.1 Mục tiêu chung ..................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................................ 2 1.3.1 Phạm vi không gian .............................................................................. 2 1.3.2 Phạm vi thời gian .................................................................................. 2 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 3 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................ 3 2.1.1 Tổng quan về tín dụng .......................................................................... 3 2.1.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng ................ 8 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 10 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu .............................................................. 10 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ............................................................ 10 CHƢƠNG 3 KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TRẦN VĂN THỜI .............. 12 3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN HUYỆN TRẦN VĂN THỜI VÀ NHNo&PTNT HUYỆN TRẦN VĂN THỜI – CÀ MAU ................................... 12 3.1.1 Tổng quan về địa bàn huyện ............................................................... 12 3.1.2 Khái quát về NHNO&PTNT huyện Trần Văn Thời ............................ 12 3.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (KQHĐKD) CỦA NHNo&PTNT HUYỆN TRẦN VĂN THỜI TỪ 2010-2012 VÀ 6/2013 .................................... 18 iv 3.2.1 Thu nhập ............................................................................................. 19 3.2.2 Tổng Chi phí ....................................................................................... 21 3.2.3 Lợi nhuận ............................................................................................ 22 3.3 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHNo&PTNT HUYỆN TRẦN VĂN THỜI ....................................................... 23 3.3.1 Thuận lợi ............................................................................................. 23 3.3.2 Khó khăn ............................................................................................ 24 3.3.3 Định hƣớng phát triển ........................................................................ 24 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TRẦN VĂN THỜI .............................................................................................. 25 4.1 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TRẦN VĂN THỜI ............................................................................................... 25 4.1.1 Tình hình nguồn vốn ........................................................................... 25 4.1.2 Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời qua 3 năm 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ........................................................ 29 4.2 TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TVT 32 4.2.1 Doanh số cho vay ................................................................................ 32 4.2.2 Doanh số thu nợ .................................................................................. 38 4.2.3 Dƣ nợ .................................................................................................. 43 4.2.4 Thực trạng nợ xấu của NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời ............ 48 4.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NH ............ 52 4.3.1 Dƣ nợ trên vốn huy động .................................................................... 52 4.3.2 Dƣ nợ trên tổng nguồn vốn ................................................................. 52 4.3.3 Hệ số thu nợ ........................................................................................ 54 4.3.4 Vòng quay vốn tín dụng ...................................................................... 54 v 4.3.5 Nợ xấu trên tổng dƣ nợ ....................................................................... 54 CHƢƠNG 5 GIẢI PHÁP GIÚP NGÂN HÀNG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TRẦN VĂN THỜI .............................. 55 5.1 NHỮNG TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC TÍN DỤNG CỦA NH ................ 55 5.2 CÁC NGUYÊN NHÂN ẢNH HƢỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG ............................................................................................. 55 5.2.1 Nguyên nhân khách quan .................................................................... 55 5.2.2 Nguyên nhân chủ quan........................................................................ 56 5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNNO&PTNT CHI NHÁNH TVT.............................................. 57 5.3.1 Đối với hoạt động huy động vốn và quản lý nguồn vốn ..................... 57 5.3.2 Đối với hoạt động tín dụng ................................................................. 59 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................... 61 6.1 KẾT LUẬN..................................................................................................... 61 6.2 KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 61 6.2.1 Kiến nghị đối với hội sở chính NHNo&PTNT Việt Nam .................. 61 6.2.2 Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Tỉnh Cà Mau ................................. 62 6.2.3 Kiến nghị đối với chính quyền địa phƣơng……………………….....62 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………....………….…….63 vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Trần Văn Thời 3 năm 2010-2012.......................................................................................... 19 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Trần Văn Thời 6 tháng đầu năm của 3 năm 2011-2013. ...................................................... 19 Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn NHNo&PTNT Trần Văn Thời 3 năm 2010-2012 và 6/2013 ................................................................................................................... 26 Bảng 4.2: Tình hình vốn huy động theo thời hạn và theo thành phần kinh tế (TPKT) của NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời qua 3 năm 2010-2012 và 6/2013 ................................................................................................................... 30 Bảng 4.3: Doanh số cho vay của NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời các năm 2010,2011,2012 .................................................................................................... 33 Bảng 4.4: Doanh số cho vay của NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời 6 tháng đầu năm 2011,2012,2013 ...................................................................................... 34 Bảng 4.5: Doanh số thu nợ của NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời các năm 2010,2011,2012 .................................................................................................... 39 Bảng 4.6: Doanh số thu nợ của NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời 6 tháng đầu năm 2011,2012,2013............................................................................................. 40 Bảng 4.7: Dƣ nợ của NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời các năm 2010,2011,2012. ................................................................................................... 44 Bảng 4.8: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời....................................................................................................... 49 Bảng 4.9: Nợ xấu của NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời năm 2010, 2011, 2012 ...................................................................................................................... 53 vii DANH MỤC HÌNH Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn NHNo&PTNT Trần Văn Thời 3 năm 2010-2012 và 6/2013 ................................................................................................................... 27 Hình 4.2: Cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời 6/20116/2013 ................................................................................................................... 27 viii DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT CBTD: Cán bộ tín dụng DNNQD, HKD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ kinh doanh DSCV: Doanh số cho vay DSTN: Doanh số thu nợ KHKD: Kế hoạch kinh doanh KQHĐKD: Kết quả hoạt động kinh doanh NH: Ngân hàng NHNN: Ngân hàng Nhà Nƣớc NHNo&PTNT: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn NHTM : Ngân hàng thƣơng mại PGD: Phòng giao dịch SXKD: Sản xuất kinh doanh TCTD: Tổ chức tín dụng TSTC: Tài sản thế chấp ix CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam trong những năm gần đây, với xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới, các ngành nghề kinh tế của nước ta đang được từng bước hoàn thiện hơn, sự chuyển biến rõ nét nhất được thể hiện trong ngành ngân hàng (NH), một ngành kinh tế quan trọng và là hạt nhân trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Không những thế, hệ thống ngân hàng là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà nước trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả, đẩy lùi suy giảm kinh tế, có chức năng làm cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Chính vì thế, ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với tất cả các thành phần kinh tế và phần lớn các bộ phận người dân trong xã hội. Trong hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM) thì hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu nhập lớn. Đây cũng là một hoạt động chủ lực cung ứng vốn cho nền kinh tế và rất nhạy cảm đối với sự biến động của thị trường. Nó phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như: hành lang pháp lý, chính sách tiền tệ, chỉ tiêu của NHTM, yếu tố chính trị, yếu tố văn hóa xã hộidân cư,… Bất cứ yếu tố nào biến động cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn và cho vay của NH. Vì vậy, việc phân tích đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng để tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này, đang là một vấn đề cấp thiết được các nhà lãnh đạo ngân hàng rất quan tâm. Trần Văn Thời (TVT) là một huyện của tỉnh Cà Mau, người dân sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Do đó việc đầu tư vốn của NH cho hộ nông dân có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNo&PTNT) huyện Trần Văn Thời là NHTM Nhà Nước hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây cũng là nơi cung cấp nguồn vốn chủ yếu trong thị trường nông thôn giúp thúc đẩy kinh tế huyện phát triển. Từ khi tiếp cận được nguồn vốn tín dụng NH của huyện, nhiều hộ nông dân có cơ hội để thoát nghèo, làm giàu, làm thay đổi cuộc sống của họ và bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, còn tồn tại những khó khăn trong hoạt động của ngân hàng: những món nợ quá hạn, công tác thẩm định còn gặp khó khăn, khó quản lý được vốn cho vay.... Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để phát huy những thế mạnh và khắc phục những khó khăn 1 của Ngân hàng (NH)? Các chỉ tiêu đặt ra có phù hợp hay không? Để trả lời cho câu hỏi trên, em quyết định chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời” để tìm hiểu hoạt động của NH. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm tối ưu hoạt động tín dụng, cũng như có những kiến nghị lên ngân hàng cấp trên để có những thay đổi, giúp nâng cao hiệu quả của hệ thống NH nông nghiệp nói chung và NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời nói riêng, đồng thời làm cho kinh tế huyện ngày càng phát triển. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình tín dụng của NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Trần Văn Thời trong các năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, để tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Từ đó, đề ra các giải pháp giúp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Phân tích hoạt động huy động vốn và cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Trần Văn Thời trong năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Mục tiêu 2: Tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của NH. Mục tiêu 3: Đề ra một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian tới. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. 1.3.2 Phạm vi thời gian Đề tài thực hiện từ tháng 8/2013 đến tháng 11/2013. Số liệu của đề tài được thu thập từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời. 2 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Tổng quan về tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng “- Tín dụng là một hoạt động ra đời và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hóa. Có nhiều định nghĩa khác nhau về tín dụng: + Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. + Định nghĩa 2: Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa. + Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên (trái chủ-người cho vay) cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán,… dựa vào lời hứa thanh toán lại trong tương lai cho bên kia (thụ trái – người cho vay). Như vậy, tín dụng có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng có cùng điểm thống nhất đó là hoạt động cho vay và đi vay và quan hệ này được ràng buộc trên cơ sở pháp luật hiện hành.” (Thái Văn Đại, 2012). 2.1.1.2 Tín dụng ngân hàng "Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các đơn vị, các tổ chức và cá nhân được thực hiện dưới hình thức ngân hàng hay các tổ chức tín dụng đứng ra huy động vốn bằng tiền và cho vay đối với các đối tượng nói trên.” (Nguyễn Đăng Dờn, 2009). 2.1.1.3 Phân loại tín dụng “Tín dụng Ngân hàng có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo những tiêu thức phân loại khác nhau, chủ yếu được phân theo các tiêu thức: a) Theo thời hạn tín dụng - Tín dụng ngắn hạn: những khoản cho vay có thời hạn đến 12 tháng nhằm để bổ sung vào vốn lưu động tạm thời thiếu hụt của khách hàng. 3 - Tín dụng trung hạn: những khoản cho vay có thời hạn trên 12 tháng đến 60 tháng và chủ yếu được sử dụng để mua sắm đầu tư tài sản cố định. - Tín dụng dài hạn: những khoản cho vay có thời hạn trên 60 tháng và thường được sử dụng cho việc đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng quy mô sản xuất. b) Theo mục đích tín dụng - Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp là loại cho vay để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. - Cho vay tiêu dùng cá nhân là hình thức tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. - Cho vay bất động sản là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và hình thành bất động sản. - Cho vay nông nghiệp. - Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu. c) Theo phương thức cho vay - Cho vay theo món: phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. - Cho vay theo hạn mức tín dụng: phương thức này thì Ngân hàng và khách hàng sẽ xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kì sản xuất kinh doanh. - Ngoài ra, tín dụng Ngân hàng còn được phân loại theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng (cho vay có đảm bảo và không có đảm bảo); theo phương thức hoàn trả nợ vay (cho vay trả góp, trả một lần khi đáo hạn,...); ...” (Nguyễn Minh Kiều, 2008) 2.1.1.4 Quy chế tín dụng Nguyên tắc cho vay “Các chủ ngân hàng khi cho vay bao giờ cũng kì vọng những đồng vốn bỏ ra của mình sẽ mang lại hiệu quả cho cả người đi vay và chính bản thân ngân hàng. Chính vì vậy, các ngân hàng bao giờ cũng đặt ra các nguyên tắc để bắt buộc khách hàng tuân thủ nhằm đảm bảo sử dụng vốn đúng theo kế hoạch được thỏa 4 thuận với ngân hàng. Các NHTM xem các nguyên tắc này là cơ sở quyết định các món tín dụng cấp ra cho khách hàng, bao gồm 2 nguyên tắc: Nguyên tắc 1: Vốn vay phải sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và có hiệu quả kinh tế. Nguyên tắc 2: Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả vốn gốc và lãi theo đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.” (Thái Văn Đại, 2012) Điều kiện cho vay “Điều kiện cho vay là những yêu cầu của Ngân hàng đối với các bên để làm căn cứ xem xét và quyết định thiết lập quan hệ tín dụng. Khách hàng muốn được vay vốn Ngân hàng phải có các điều kiện sau: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Đối với khách hàng là pháp nhân và cá nhân Việt Nam: - Pháp nhân phải có pháp luật dân sự. - Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. - Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. - Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và hành vi dân sự. - Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản luật của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết tham gia quy định. - Mục đích sử dụng vốn hợp pháp. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. 5 - Thực hiện quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính Phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam.” (Thái Văn Đại, 2012) Lãi suất cho vay “Lãi suất cho vay là tỷ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kỳ so với số vốn cho vay phát ra trong một thời kỳ nhất định. Thông thường lãi suất tính theo tháng, quý, năm: Lãi suất là cơ sở để tính giá trị thu hồi được của vốn vay sau một thời gian nhất định. Vì vậy việc định giá lãi suất cho vay là vấn đề quan trọng mà NH cần quan tâm thực hiện và việc định giá lãi suất phải phù hợp với mặt bằng chung về lãi suất cho vay của các NHTM và quy định của Ngân hàng Nhà Nước. Ngân hàng có thể sử dụng hai cách tính lãi là: - Lãi đơn: là lãi tính độc lập, không nhập lãi vào vốn gốc mà chỉ tính một lần vào cuối kỳ hạn. - Lãi kép: là tính lãi theo cách nhập lãi vào vốn gốc từng kỳ để tăng vốn.” (Thái Văn Đại, 2012) Đảm bảo tín dụng “Nghiệp vụ cho vay bao giờ cũng luôn tiềm ẩn những rủi ro mà ngân hàng không mong muốn. Đảm bảo tín dụng được ngân hàng áp dụng như là một cách phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở pháp lý để thu hồi các khoản nợ đã cho khách hàng vay khi người đi vay không có khả năng hoặc không trả nợ cho ngân hàng. a) Khái niệm Đảm bảo tín dụng là việc bảo vệ quyền lợi của người cho vay dựa trên cơ sở thế chấp, cầm cố, tài sản thuộc sở hữu của người đi vay hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. b) Các đặc trưng của đảm bảo tín dụng - Giá trị tài sản đảm bảo tín dụng phải lớn hơn nghĩa vụ được đảm bảo. - Tài sản dùng làm đảm bảo nợ vay phải tạo ra được ngân lưu (phải có giá trị và có thị trường tiêu thụ). - Tài sản dùng làm đảm bảo phải có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền sử dụng tài sản làm đảm bảo tiền vay. c) Các hình thức đảm bảo tín dụng: 6 - Đảm bảo tín dụng bằng tài sản thế chấp - Đảm bảo tín dụng bằng tài sản cầm cố - Đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay - Đảm bảo tín dụng bằng hình thức bảo lãnh.” (Thái Văn Đại, 2012) 2.1.1.5 Rủi ro tín dụng “- Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiện được các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn cho ngân hàng. - Nợ xấu là biểu hiện của rủi ro tín dụng, theo quyết định 493/2005/QĐNHNN và quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ thì các TCTD thực hiện việc phân loại nợ theo năm nhóm sau: Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): - Các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc, lãi đúng thời hạn còn lại; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định (Khoản 2 Điều 6 quyết định 18/2007/QĐ-NHNN). Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): - Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì TCTD phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu); - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định (Khoản 3 Điều 6 quyết định 18/2007/QĐ-NHNN). Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): - Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định; - Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; 7 - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định (Khoản 3 Điều 6 quyết định 18/2007/QĐ-NHNN). Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): - Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định (Khoản 3 Điều 6 quyết định 18/2007/QĐ-NHNN). Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; - Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định (Khoản 3 Điều 6 quyết định 18/2007/QĐ-NHNN).” (Thái Văn Đại, 2012) 2.1.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng 2.1.2.1 Vốn huy động Theo quy định của luật các tổ chức tín dụng thì ngân hàng được nhận tiền gửi của các tổ chức và các nhân, các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, các loại giấy tờ có giá và các loại tiền gửi khác.(Thái Văn Đại, 2012) 2.1.2.2 Doanh số cho vay (DSCV) “Là chỉ tiêu phản ánh các khoản tín dụng mà ngân hàng phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món vay đó đã thu hồi về hay chưa, và thường được xác định theo tháng, quý hoặc năm.”(Nguyễn Minh Kiều, 2008) 8 2.1.2.3 Doanh số thu nợ (DSTN) “Doanh số thu nợ (DSTN) là chỉ tiêu phản ánh các khoản tín dụng mà NH thu về được khi đáo hạn trong một khoảng thời gian nhất định.”(Nguyễn Minh Kiều, 2008) 2.1.2.4 Dư nợ tín dụng “Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định.”(Nguyễn Minh Kiều, 2008) Dư nợ cuối kì = Dư nợ đầu kì + doanh số cho vay trong kì - doanh số thu nợ trong kì (2.1) 2.1.2.5 Nợ Xấu “Căn cứ theo quyết định số 493/2005/QĐ - NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 và quyết định số 18/2007/QĐ - NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Thống đốc NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).” (Thái Văn Đại, 2012) 2.1.2.6 Một số chỉ số đánh giá hoạt động tín dụng -Dư nợ trên tổng vốn huy động “Chỉ số này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động.” (Thái Văn Đại, 2012) Dư nợ trên tổng vốn huy động (lần) = Tổng dư nợ/ Vốn huy động (2.2) -Dư nợ trên tổng nguồn vốn “Đây là chỉ số tính toán mức độ đầu tư vào nghiệp vụ tín dụng của NHTM hay nói cách khác chỉ số mà còn giúp nhà phân tích xác định quy mô tín dụng của ngân hàng.” (Thái Văn Đại,2012) Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn (%)= (Tổng dư nợ/ Tổng nguồn vốn) x 100% (2.3) -Hệ số thu nợ “Hệ số này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của ngân hàng. Nếu hệ số này càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ càng tốt.” (Thái Văn Đại, 2012) 9 Hệ số thu nợ (%) = (Doanh số thu nợ/ Doanh số cho vay) x 100% (2.4) -Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nơ “Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng này cao.” (Thái Văn Đại, 2012) Tỷ lệ nợ xấu (%) = (Nợ xấu/ Tổng dư nợ cho vay) x 100% (2.5) -Vòng quay vốn tín dụng “Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm.” (Thái Văn Đại, 2012) Vòng quay vốn tín dụng (vòng) = Doanh số thu nợ/ Dư nợ bình quân (2.6) Trong đó dư nợ bình quân được xác định như sau: Dư nợ bình quân = (Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ)/ 2 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu thứ cấp từ phòng kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời, Cà Mau. Thu thập thông tin từ sách báo, tạp chí, trên Internet và các giáo trình tài liệu có liên quan nhằm bổ sung kiến thức và có thêm nhiều thông tin để phân tích nhằm hoàn thành tốt bài luận văn này. 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Các chỉ tiêu này có cùng một nội dung,một tính chất tương tự nhằm để xác định mức biến động, xu hướng của các chỉ tiêu. Nó cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tượng được so sánh. Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu. 2.2.2.1 Phương pháp so sánh tuyệt đối Phương pháp so sánh tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh biểu hiện biến động khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế. 10 ∆Y = Y1 –Y0 (2.7) Trong đó: Y0: là chỉ tiêu kỳ gốc (năm trước). Y1: là chỉ tiêu kỳ phân tích (năm sau). ∆Y: là phần chênh lệch tăng, giảm của chỉ tiêu năm sau so với năm trước. 2.2.2.2 Phương pháp so sánh tương đối Phương pháp so sánh tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số chênh lệch của kỳ phân tích so với kỳ gốc chia cho kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. %Y  Y1  Y 0  100% Y0 (2.8) Trong đó: Y0: là chỉ tiêu kỳ gốc (năm trước). Y1: là chỉ tiêu kỳ phân tích (năm sau). %Y: tốc độ tăng trưởng. Phương pháp này được sử dụng để làm rõ tình hình mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu đó để tìm ra nguyên nhân và biện pháp để khắc phục. 2.2.2.3 Phương pháp thống kê mô tả Là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập trong điều kiện không chắc chắn. 11 CHƢƠNG 3 KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TRẦN VĂN THỜI 3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN HUYỆN TRẦN VĂN THỜI VÀ NHNo&PTNT HUYỆN TRẦN VĂN THỜI – CÀ MAU 3.1.1 Tổng quan về địa bàn huyện Trần Văn Thời là huyện vùng sâu - vùng xa của tỉnh Cà Mau, phía đông giáp Thành phố Cà Mau, phía tây giáp với vịnh Thái Lan, phía nam giáp huyện Phú Tân, phía Bắc giáp huyện U Minh, phía đông nam giáp huyện Cái Nước. Huyện có dân số khoảng 200.000 người, trong đó, trên 80% người dân sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, và khai thác thủy sản. Với diện tích tự nhiên khoảng 700 km2, huyện gồm 11 xã, 2 thị trấn và 3 nông, lâm ngư, kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp được xác định là thế mạnh hàng đầu của huyện. Trong những năm qua huyện duy trì ổn định diện tích canh tác, gieo trồng 54.000 ha, diện tích lúa tôm 16.000 ha, diện tích trồng màu 3.000 ha, diện tích trồng cây ăn trái 10.000 ha, có hơn 1.300 phương tiện đánh bắt và khai thác thủy hải sản. 3.1.2 Khái quát về NHNO&PTNT huyện Trần Văn Thời 3.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau được tách ra từ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Minh Hải trước đây. Từ khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngày 01/01/1997 chia tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh: Cà Mau và Bạc Liêu, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997 cùng ngày tỉnh Cà Mau được thành lập. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Trần Văn Thời là chi nhánh cấp ba trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau (đi vào hoạt động cùng với NHNo&PTNT tỉnh Cà Mau) với tên giao dịch là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Trần Văn Thời – Cà Mau, đặt tại Khóm 09, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, thành phố Cà Mau. 12 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Trần Văn Thời là một Ngân hàng thương mại nhà nước với nghiệp vụ cơ bản của một NHTM. Nghiệp vụ chính vẫn là huy động vốn và cho vay, đây cũng là nguồn thu chính của Ngân hàng. Ngân hàng còn thực hiện thêm nghiệp vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc đầu tư vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản,… góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Cùng với sự cố gắng của đội ngũ cán bộ nhân viên mà NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong môi trường cạnh tranh đầy biến động và trong quá trình đưa nền kinh tế huyện phát triển. 3.1.2.2 Ngành nghề - lĩnh vực kinh doanh - Nông nghiệp - Thương mại, dịch vụ - Chế biến thủy sản, lương thực thực phẩm -Công nghiệp - Sản xuất, kinh doanh,… 3.1.2.3 Mạng lưới hoạt động Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Trần Văn Thời – Cà Mau có mạng lưới hoạt động khắp các xã do các cán bộ tín dụng (CBTD) trực tiếp quản lý, mỗi cán bộ tín dụng sẽ chịu trách nhiệm quản lý một xã và có một phòng giao dịch (PGD) ở thị trấn Sông Đốc, giúp cho khách hàng dễ dàng giao dịch với Ngân hàng. Khẳng định được vị thế của mình là Ngân hàng số một trong huyện. Agribank huyện Trần Văn Thời – Cà Mau PGD Sông Đốc Nguồn: Phòng tín dụng của Agribank huyện Trần Văn Thời – Cà Mau, 2012. Hình 3.1: Sơ đồ mạng lưới hoạt động tại Agribank huyện Trần Văn Thời – Cà Mau. 13 3.1.2.4 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của phòng ban Sơ đồ cơ cấu tổ chức Giám đốc Phó Giám đốc phụ trách kế toán Phòng Phó Giám đốc kiêm Giám đốc PGD Phòng Tín dụng Kế toán – Ngân quỹ Phòng giao dịch Sông Đốc Nguồn: Phòng tín dụng của Agribank huyện Trần Văn Thời – Cà Mau Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức của Agribank huyện Trần Văn Thời – Cà Mau Chức năng và nhiệm vụ của phòng ban  Giám đốc: - Là người trực tiếp điều hành, giám sát mọi hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Trần Văn Thời. - Tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ nghiệp vụ và hạch toán kinh doanh theo sự chỉ đạo của Ngân hàng Tỉnh. - Quyết định đầu tư, cho vay, bảo lãnh trong giới hạn được Giám đốc Ngân hàng Tỉnh ủy quyền. - Chỉ đạo phụ trách phòng Kinh doanh, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch và hoạch định chiến lược kinh doanh. - Chịu trách nhiệm về tài sản, nguồn vốn, tổ chức cán bộ của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Trần Văn Thời. 14  Phó Giám đốc: - Thay mặt Giám đốc điều hành một số công việc khi Giám đốc vắng mặt (theo văn bản ủy quyền của Giám đốc) và tham mưu cho Giám đốc về các vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh. - Có nhiệm vụ lãnh đạo các phòng ban trực thuộc và chịu trách nhiệm giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận đó, hỗ trợ cùng Giám đốc trong các mặt nghiệp vụ. Đồng thời, Phó Giám đốc còn có nhiệm vụ đôn đốc việc thực hiện đúng quy chế đã đề ra.  Phòng Tín dụng: - Khảo sát địa bàn để nắm bắt tình hình kinh tế ở từng xã, thị trấn của huyện như: chu kỳ sản xuất, đời sống, phong tục… của khách hàng. Thông qua đó đưa ra chính sách cho vay một cách có hiệu quả. - Tiến hành chủ động tìm kiếm và hướng dẫn khách hàng về thủ tục vay vốn thông qua hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định trước và sau khi thực hiện các hợp đồng tín dụng. - Theo dõi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu vốn cần thiết để phục vụ tín dụng, để từ đó trình lên Giám đốc để có kế hoạch cụ thể. - Tìm kiếm khách hàng mới và giữ mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng truyền thống. - Đồng thời đôn đốc khách hàng trả nợ vay đúng hạn và xử lý vi phạm tín dụng theo quyết định của Giám đốc hoặc người được ủy quyền. - Quản lý chặt chẽ về dư nợ, nợ xấu, tài sản đảm bảo của khách hàng. - Đưa ra giải pháp xử lý nợ xấu và hạn chế rủi ro tín dụng một cách có hiệu quả. - Định kỳ báo cáo tình hình hoạt động của Phòng tín dụng cho Ban giám đốc. - Lưu trữ hồ sơ theo quy định. *Phòng Kế toán – Ngân quỹ  Phòng kế toán: - Thực hiện các nghiệp vụ dịch vụ thanh toán: dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ kiều hối, dịch vụ thẻ… cho khách hàng. 15 - Quản lý hồ sơ của khách hàng vay, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, tiền gửi, thu thập các thông tin phát sinh trong ngày, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách Nhà nước. - Thường xuyên theo dõi các tài khoản giao dịch của khách hàng, để gửi giấy báo nợ, báo có và giấy báo lãi cho khách hàng. - Cuối năm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, lãi lỗ… cho Ban Giám đốc. - Lưu trữ hồ sơ theo quy định.  Phòng Ngân quỹ - Thực hiện công tác thu chi VNĐ và USD. - Có trách nhiệm kiểm tra kiểm soát tiền mặt, ngân phiếu trong kho hàng ngày. - Cuối ngày phòng ngân quỹ khóa sổ ngân quỹ, kết hợp với kế toán theo dõi ngiệp vụ ngân quỹ phát sinh để điều chỉnh kịp thời khi sai sót. Định kỳ hàng tháng báo cáo trên bảng cân đối và sử dụng vốn hàng ngày để trình lên Ban Giám đốc.  Phòng giao dịch Sông Đốc -Phòng giao dịch Sông Đốc cũng thực hiện các chức năng nhận tiền gửi, cho vay và thu nợ phục vụ những khách hàng trên địa bàn phòng giao dịch phụ trách. 3.1.2.5 Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng -Nhận mở tài khoản và huy động các loại tiền gửi nội tệ, ngoại tệ, kỳ phiếu,… Đặc biệt có hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm bậc thang với lãi suất cao tiện ích. Cung cấp dịch vụ thẻ ATM, dịch vụ kiều hối, đại lý bảo hiểm các loại. -Thực hiện các nghiệp vụ đầu tư tín dụng, ngắn hạn, trung – dài hạn cho các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế, cá nhân và hộ sản xuất với thủ tục đơn giản, nhanh chóng. -Chuyển tiền điện tử theo yêu cầu của khách hàng, thực hiện dịch vụ bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu,… kinh doanh cầm cố vàng, cho thuê tài sản. -Internet banking, SMS banking, Phone banking… 16 3.1.2.6 Quy trình cho vay tại Ngân hàng Bước 6 Khách hàng Bước 1 Bước 5 Phòng Kế toán – Ngân quỹ Cán bộ tín dụng Bước 2 Bước 4 Bước 3 T/P phòng Kế hoạch kinh doanh Giám đốc Nguồn: Phòng tín dụng của Agribank huyện Trần Văn Thời – Cà Mau. Hình 3.3: Sơ đồ cho vay tại Agribank huyện Trần Văn Thời – Cà Mau  Bước 1 - Khách hàng có nhu cầu vay vốn liên hệ gặp cán bộ tín dụng. CBTD thu nhập thông tin về khách hàng, cung cấp các danh mục sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ. - Trường hợp hồ sơ chưa đủ hoặc không đáp ứng được yêu cầu. - Nếu chưa đủ hồ sơ: Cán bộ tín dụng đề nghị khách hàng bổ sung hoàn thiện hồ sơ. - Trường hợp hồ sơ không đủ đáp ứng được quy định: CBTD lập báo cáo từ chối. - Trường hợp hồ sơ đáp ứng đủ: CBTD báo cáo trưởng/phó (T/P) kế hoạch kinh doanh (KHKD) để phối hợp các cán bộ có liên quan cân đối nguồn vốn vay, kiểm tra giới hạn tín dụng còn hay hết. - Sau khi có ý kiến của T/P phòng KHKD, CBTD tiến hành thẩm định và lập báo cáo thẩm định cho vay. 17  Bước 2 - Nhận hồ sơ và báo cáo thẩm định của CBTD, T/P KHKD có trách nhiệm rà soát danh mục hồ sơ cho vay vốn theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Nếu đồng ý cho vay thì ghi rõ ý kiến đề xuất: Mức tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, kỳ hạn trả nợ.  Bước 3 - Sau khi T/P phòng KHKD ký duyệt hồ sơ xong, CBTD trình lên Ban Giám đốc để ký duyệt về hạn mức cho vay, lãi suất, kỳ hạn trả nợ… - Nếu trường hợp khoản vay vượt phán quyết của Giám đốc chi nhánh thì lập tờ trình kèm theo bộ hồ sơ vay vốn lên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam để xem xét và phê duyệt.  Bước 4 CBTD nhận hồ sơ đã được phê duyệt từ Giám đốc.  Bước 5 Sau khi nhận lại hồ sơ từ Giám đốc, CBTD nộp lại hồ sơ qua phòng Kế Toán – Ngân Quỹ để giải ngân cho khách hàng.  Bước 6 - Nếu giải ngân bằng tiền mặt thì bộ phận Ngân quỹ kiểm tra bộ hồ sơ chứng từ hợp lệ giải ngân cho khách hàng. - Nếu giải ngân bằng chuyển khoản thì bộ phận kế toán kiểm tra bộ hồ sơ, chứng từ và chuyển tiền cho khách hàng. 3.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (KQHĐKD) CỦA NHNo&PTNT TVT TỪ 2010-2012 VÀ SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Phân tích KQHĐKD là một hoạt động mang tính thường xuyên mà bất cứ một tổ chức kinh tế nào cũng phải thực hiện. Bởi vì từ việc phân tích ta có thể thấy được những khoản chi phí bất hợp lý và những khoản thu mang lại hiệu quả, từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể để hoạt động của các doanh nghiệp ngày càng hiệu quả hơn. Tình hình kinh doanh của NHNo&PTNT huyện TVT đã từng bước được cải thiện, đạt được những kết quả khả quan trong những năm qua. Để làm rõ thêm điều này, ta đi vào xem xét và phân tích một số chỉ tiêu trong bảng KQHĐKD của NH trong 3 năm 2010-2012 và sáu tháng đầu năm 2013. 18 Bảng 3.1: Kết quả HĐKD của NHNo&PTNT Huyện TVT 3 năm 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng Năm 2011/2010 Chỉ tiêu 1. Tổng thu nhập Thu nhập từ lãi Thu nhập ngoài lãi 2. Tổng chi phí Chi phí trả lãi Chi phí ngoài lãi 3. Lợi nhuận So sánh 2010 72.058 61.575 10.510 62.756 49.966 12.790 9.329 2011 2012 86.456 102.870 74.715 89.468 11.741 13.402 75.443 89.074 57.744 69.713 17.699 19.361 11.013 13.706 2012/2011 Số tiền % Số tiền % 14.398 13.140 1.231 12.687 7.778 4.909 1.684 19,98 21,34 11,71 20,22 15,57 38,38 18,05 16.414 14.753 1.661 13.631 11.969 1.662 2.693 18,99 19,75 14,15 18,07 20,73 9,39 24,45 Nguồn: Phòng tín dụng của Agribank huyện Trần Văn Thời – Cà Mau, 2010,2011,2012 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Trần Văn Thời 6 tháng đầu năm của 3 năm 2011-2013. ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 6/2011 1.Tổng thu nhập Thu nhập từ lãi Thu nhập ngoài lãi 2.Tổng chi phí Chi phí trả lãi Chi phí ngoài lãi 3.Lợi nhuận 47.694 40.437 7.257 40.955 33.583 7.372 6.739 6/2012 54.658 47.323 7.335 46.933 39.424 7.509 7.725 So sánh 6-2012/6-2011 6-2013/6-2012 6/2013 Số tiền 61.185 52.915 8.270 52.557 44.673 7.884 8.628 6.964 6.886 78 5.978 5.841 137 986 % 14,60 17,03 1,07 14,60 17,39 1,86 14,63 Số tiền 6.527 5.592 935 5.624 5.249 375 903 % 11,94 11,82 12,75 11,98 13,31 4,99 11,69 Nguồn: phòng tín dụng của Agribank huyện Trần Văn Thời – Cà Mau, 6/2011-6/2013 3.2.1 Thu nhập Theo hai bảng trên, thu nhập của Ngân hàng trong 3 năm và sáu tháng qua qua tăng, nếu xét về thu nhập thì hoạt động của Ngân hàng là khá tốt do thu nhập tăng liên tục qua các năm. Năm 2010 được xem là năm cực kỳ khó khăn của nền kinh tế Việt Nam, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tác động mạnh vào các lĩnh 19 vực công nghiệp, xuất nhập khẩu, vận tải…kéo theo là sư tác động đến ngành ngân hàng và NHNo&PTNT cũng bị ảnh hưởng, tổng thu nhập năm 2010 của ngân hàng là 72.058 triệu đồng. Năm 2011, để khắc phục tình hình kinh tế của Ngân hàng đã ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, hộ nông dân để tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh nên tổng thu nhập trong năm 2011 là 86.456 triệu đồng, tăng 19,98% so với năm 2010. Năm 2012, nền kinh tế đã chuyển biến theo chiều hướng tốt. Tuy còn gặp khó khăn nhưng với sự nỗ lực của tập thể cán bộ NH, nên hoạt động kinh doanh của NH có nhiều khả quan hơn. Cụ thể, tổng thu nhập của ngân hàng là 102.870 triệu đồng, tăng 16.414 triệu đồng so với năm 2011, tương đương với 18,99%. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, với xu hướng nền kinh tế đang trong giai đoạn hồi phục và phát triển, thu nhập của NH tiếp tục tăng 6.537 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012, tương đương 11,94%, một tốc độ tăng khá cao. Nhưng con số này vẫn còn thấp so với những gì 6 tháng đầu năm 2012 đạt được, cụ thể, thu nhập tăng 6.964, tương đương 14,60% so với năm 2011. Điều này đòi hỏi Ngân hàng cần phải cố gắng hơn nữa trong hoạt động kinh doanh trong vài năm tới. Thu nhập từ lãi Đây là khoản thu nhập chính của Ngân hàng từ việc cho vay, nó chiếm tỷ trọng khoảng hơn 80% tổng thu nhập. Qua bảng số liệu ta thấy thu nhập từ lãi cho vay từ năm 2010 đến năm 2012 đều tăng tương đối ổn định và với tốc độ năm sau lớn hơn năm trước trên 19%. Nguyên nhân là do chất lượng hoạt động tín dụng của NH ngày càng được nâng cao, uy tín của Ngân hàng ngày càng được cải thiện. Bên cạnh đó, để đạt được kết quả nêu trên thì Agribank Trần Văn Thời, Tỉnh Cà Mau đã không ngừng nâng cao chất lượng và qui mô hoạt động của chi nhánh, thường xuyên theo dõi chỉ đạo của cấp trên, tập trung phân tích thực trạng nợ xấu, nợ quá hạn, phân công cán bộ và có giải pháp cụ thể đẩy mạnh thu hồi nợ quá hạn. Trình độ và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng ngày càng được nâng cao, nên nợ quá hạn, nợ xấu được thu hồi, tạo điều kiện cho chất lượng hoạt động tín dụng của NH được nâng cao. Thu nhập ngoài lãi Nguồn thu nhập này chủ yếu từ các khoản thu từ nghiệp vụ bảo lãnh, thu từ dịch vụ thanh toán, thu nhập bất thường và thu dịch vụ khác... Tại chi nhánh 20 NHNo&PTNT huyên Trần Văn Thời, các hoạt động dịch vụ còn chưa phát triển mạnh, nên nguồn thu này chỉ chiếm dưới 20% tổng thu nhập của NH. Trong năm 2011, năm mà nền kinh tế địa phương đã ổn định, khách hàng ngày càng sử dụng thêm nhiều những dịch vụ của NH. Bên cạnh đó là các khoản phí thu được từ bảo lãnh dự thầu từ các công trình mà doanh nghiệp đã vay vốn thông qua hỗ trợ lãi suất của chính phủ để tái đầu tư, mở rộng quy mô SXKD, góp phần làm tăng thu nhập cho NH. Năm 2011 thu nhập ngoài lãi tăng 11,71% so với năm 2010, đến năm 2012 thu nhập ngoài lãi tăng 14,15% so với năm 2011, thu nhập từ các hoạt động dịch vụ ngày càng có xu hướng tăng do NH mở rộng thêm nhiều dịch vụ, đồng thời, người dân cũng sử dụng những tiện ích nhiều hơn, điều này vừa giúp NH đa dạng hóa các sản phẩm, tăng sự cạnh tranh,… vừa giúp khách hàng thỏa mãn các nhu cầu khi giao dịch với NH. 3.2.2 Tổng Chi phí Tổng chi phí của NH có sự gia tăng cùng với sự gia tăng của thu nhập. Qua các năm thu nhập được thể hiện như sau: Năm 2010 tổng chi phí là 62.756 triệu đồng. Sang năm 2011 tổng chi phí này là 75.443 triệu đồng, tăng 12.687 triệu đồng so với năm 2010, tương đương 20,22%. Đến năm 2012, tổng chi phí là 89.074 triệu đồng, tăng 13.631 triệu đồng so với năm 2011, và với tỷ lệ tăng 18,07% Tổng chi phí trong 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục tăng so với 2012 và 2011, cụ thể sáu tháng đầu năm 2013 tổng chi phí là 52.557 triệu đồng, tăng 5.624 triều đồng so với cùng kỳ năm 2012, với tỷ lệ là 11,98%. Trong khi đó, tổng chi phí sáu tháng đầu năm 2012 so với sáu tháng đầu năm 2011 tăng 5.978 triệu đồng, tương đương với 14,60%. Chi phí trả lãi Đó là những chi phí trả lãi tiền gửi, trả lãi phát hành giấy tờ có giá, trả lãi đi vay. Đây là những khoản chi phí chính của ngân hàng, chiếm tỷ trọng cao (hơn 70%) trong tổng chi phí của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời. Năm 2010 là năm mà lãi suất huy động cao nhất và biến động nhiều nhất do sự biến động của thì trường chứng khoán, thị trường vàng…, cho nên người dân chủ yếu đầu tư vào thị trường vàng, do đó, để huy động được nguồn vốn từ người dân thì NH phải đưa ra mức lã suất cao hợp lý. Điều đó dẫn đến chi phí trả cho công tác huy động vốn tăng cao, với chi phí là 49.966 triệu đồng. Đến năm 2011 chi phí trả lãi so với năm 2010 tăng 7.778 triệu đồng, với tỷ lệ là 15,57%. Năm 21 2012, chi phí này tiếp tục tăng do người dân đã đến gửi tiền nhiều hơn với số tiền 69.713 triệu đồng, tăng 20,73% so với năm 2011, với số tiền là 11.969 triệu đồng. Qua bảng số liệu 6 tháng cho ta thấy hoạt động tín dụng tương đối ổn định, chi phí trả lãi tăng cùng với sự gia tăng của thu nhập từ lãi. Cụ thể: chi phí lãi sáu tháng đầu năm 2012 tăng 17,39% so với năm 2011, tương đương với 5.841 triệu đồng, và sáu tháng đầu năm 2013 tăng 13,31% so với sáu tháng đầu năm 2012, với số tiền 5.249 triệu đồng. Chi phí ngoài lãi Đây là những khoản chi phí về dịch vụ, chi phí quản lý, chi phí nhân viên…Trong những năm qua chi phí này luôn tăng, đó là do ngân hàng ngày càng chú trọng đầu tư, phát triển thêm nhiều dịch vụ, tiện ích NH. Cũng do ngày càng mở rộng nên số lượng nhân viên ngày càng nhiều, trình độ cán bộ cũng ngày càng phát triển, nên chi phí lương cho nhân viên cũng ngày một tăng. Bên cạnh đó việc lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu cũng là nguyên nhân kéo theo sự tăng lên của khoản chi phí này. Đáng chú ý là năm 2011, chi phí này tăng lên khá cao với tỷ lệ 38,38%, đó là do chi phí đầu tư các trang thiết bị phục vụ việc thanh toán. Trong khi năm 2012 chi phí này chỉ tăng 9,39%. 3.2.3 Lợi nhuận Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh của NH. Trong hoạt động, các NH một mặt phải thỏa mãn được những yêu cầu về lợi nhuận đã đặt ra, mặt khác phải tuân thủ với những quy định của Nhà nước về tiền tệ NH…Do đó, các NH luôn đặt ra vấn đề làm thế nào để đạt được mức lợi nhuận cao nhất và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất mà vẫn đảm bảo chấp hành đúng những quy định của NH Nhà nước và thực hiện được kế hoạch kinh doanh của NH mình. Qua 2 bảng số liệu, ta có thể phân tích như sau: Ta thấy hoạt động kinh doanh của NH tăng ổn định. Cụ thể, năm 2010 lợi nhuận đạt được 9.329 triệu đồng, sang năm 2011 lợi nhuận của NH tăng lên đạt 11.013 triệu đồng, tăng 1.684 triệu đồng tăng tương ứng 18,05% so với năm 2011. Đến năm 2012 lợi nhuận của NH lại tiếp tục tăng đạt 13.706 triệu đồng tăng 2.693 triệu đồng tương đương 24,45%. Về số liệu thu thập được trong 6 tháng, ta thấy, lợi nhuận sáu tháng đầu năm 2011 là 6.739 triệu đồng, sáu tháng đầu năm 2012 là 7.725 triệu đồng, tăng 986 triệu đồng so với cùng kỳ 2011, 22 tương đương với 14,63%. Đến sáu tháng đầu năm 2013 lợi nhuận tăng 903 triệu đồng so với sáu tháng đầu năm 2012, tương ứng 11,69%. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng của NH ngày càng có hiệu quả. Tóm lại, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là khá tốt. Nguồn thu chủ yếu của NH là thu lãi cho vay chiếm trên 80%, NH cần chú trọng đến việc tối thiểu chi phí để tối đa lợi nhuận đồng thời phát huy thế mạnh của mình góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà. 3.3 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHNo&PTNT HUYỆN TRẦN VĂN THỜI 3.3.1 Thuận lợi Gần đây, được sự quan tâm của chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành, tình hình kinh tế của huyện tăng trưởng ổn định, chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đặc biệt trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm…. Các thủ tục hành chính, quy trình giao dịch được hướng dẫn đến người dân nên rất thuận lợi để trao đổi và giao dịch với khách hàng, giúp hoàn thành các thủ tục nhanh chóng hơn. Các tiến bộ khoa học kĩ thuật được người dân địa phương tiếp thu, đưa vào sử dụng, làm tăng chất lượng hàng hóa, nâng cao năng suất, và tăng hiệu quả trong sản xuất-kinh doanh, giúp người dân có nguồn tiền để đầu tư, trả nợ…Từ đó, Ngân hàng có thể tăng thêm nguồn vốn từ huy động và nguồn vốn của ngân hàng được sử dụng có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng. Nằm ở vị trí trung tâm huyện nên rất thuận tiện trong việc quảng cáo, giao dịch… giúp Ngân hàng tiết kiệm được thời gian, chi phí. Bên cạnh đó NH hoạt động trên địa bàn lâu năm, có lượng khách hàng truyền thống tương đối nhiều và ổn định nên mức độ tin cậy giữa khách hàng và Ngân hàng cao. Điều này đã tạo điều kiện cho NH tăng sự cạnh tranh và chiếm thị phần lớn trong ngành NH. Ngân hàng được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, kèm theo đó là thái độ phục vụ ân cần, lịch sự, nhiệt tình của các cán bộ tạo sự hài lòng và tin tưởng cho khách hàng khi đến giao dịch. Đồng thời, các phòng ban phối hợp chặt chẽ và sự đoàn kết nội bộ giúp thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát. Tận dụng được nguồn vốn điều chuyển và nguồn vốn huy động từ người dân. Từ đó giúp Ngân hàng kịp thời đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn của người dân, đảm bảo quá trình sản xuất và góp phần phát triển kinh tế địa phương. 23 3.3.2 Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi giúp ngân hàng hoạt động tốt và có hiệu quả, còn tồn tại những khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Ngân hàng. Việc cạnh tranh trong địa bàn huyện diễn ra ngày càng quyết liệt, có nhiều ngân hàng thương mại khác đang hoạt động trên địa bàn làm chi phối nguồn vốn huy động, chi phối những khách hàng tốt, dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó các hình thức huy động vốn của ngân hàng chưa phong phú, đa dạng cũng là một vấn đề hạn chế. Do ảnh hưởng của nền kinh tế, giá cả hàng tiêu dùng, giá vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng luôn tăng mạnh, thị trường tiêu thụ không ổn định, gây khó khăn cho khả năng trả nợ ngân hàng của khách hàng. Trình độ dân trí của người dân trong huyện chưa cao nên ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn kém, làm cho việc xử lý các món nợ xấu còn gặp nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian và chi phí. Địa bàn hoạt động chủ yếu là nông thôn, đối tượng cho vay chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nên việc cho vay và thu hồi nợ của NH chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Mất mùa, dịch bệnh…làm ảnh hưởng khả năng trả nợ của khách hàng. Hơn nữa, địa bàn hoạt động lớn nhưng phát sinh chủ yếu các món vay nhỏ và số lượng lớn sẽ làm tăng chi phí làm lợi nhuận giảm. Do địa bàn lớn và quản lý nhiều món vay nên các CBTD quản lý còn gặp nhiều trở ngại. Mặt khác, các cán bộ phải xuống địa phương để tư vấn vay, thẩm định nên tốn nhiều chi phí, đôi khi làm chậm trễ tiến độ sản xuất của khách hàng. 3.3.3 Định hƣớng phát triển Nguồn vốn tín dụng chủ yếu tập trung đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân, các doanh nghiệp liên quan đến xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Duy trì mức tăng trưởng tín dụng hợp lý theo kế hoạch và thực hiện tốt các chỉ tiêu tăng trưởng về nguồn vốn. Theo đó, Ngân hàng đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng từ 15% - 17% và tăng trưởng nguồn vốn từ 20% - 25%. Chủ động phân tích nợ quá hạn và đề ra các giải pháp khắc phục nợ xấu. Đảm bảo khả năng thanh toán và đảm bảo trả lương cho cán bộ cơ quan. Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận được nguồn vốn, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, nâng cao đời sống nhân dân. 24 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TRẦN VĂN THỜI 4.1 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TRẦN VĂN THỜI 4.1.1 Tình hình nguồn vốn Nguồn vốn là nhân tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của bất kì một tổ chức kinh tế nào, và đối với ngân hàng thì nguồn vốn càng trở nên cần thiết hơn nữa khi mọi hoạt động của ngân hàng đều bị ảnh hưởng bởi nguồn vốn. Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, thì nguồn vốn từ huy động đóng vai trò quan trọng và chủ yếu vì chi phí sử dụng nguồn vốn này tương đối thấp. Trong cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời thì nguồn vốn huy động luôn là mối quan tâm hàng đầu của lãnh đạo Ngân hàng, tuy nhiên trong nhiều năm qua, tỷ trọng nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn là tương đối thấp. Ngược lại, nguồn vốn điều chuyển từ NH tuyến trên có lãi suất cao hơn nguồn vốn huy động nhưng chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Để hiểu rõ hơn về tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời trong những năm gần đây, ta cùng đi vào phân tích với những số liệu cụ thể. Dựa vào bảng số liệu 4.1, ta thấy Ngân hàng có tổng nguồn vốn tăng liên tục và tương đối ổn định qua các năm. Cụ thể, tổng nguồn vốn năm 2010 của ngân hàng là 527.985 triệu đồng, sang năm 2011 con số này là 620.716 triệu đồng, tăng 92.731 triệu đồng so với năm 2010, tương đương với tỷ lệ 17,56%. Đến năm 2012, tổng nguồn vốn tăng 97.609 triệu đồng, tương ứng 15,73% so với năm 2011. Đến sáu tháng đầu năm 2013, tổng nguồn vốn là 780.903 triệu đồng, tăng 62.578 triệu đồng so với năm 2012, tương đương tăng 8,71%. Nguyên nhân tổng nguồn vốn của NH ngày càng tăng là do NH đang thực hiện tốt công tác huy động vốn và ngày càng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, việc hoạt động lâu năm cùng với việc uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng cao cũng là nguyên nhân dẫn đến việc tổng nguồn vốn của NH tăng qua các năm. Cần phân tích cơ cấu của tổng nguồn vốn để thấy được biến động của từng thành phần trong tổng nguồn vốn. 25 Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn NHNo&PTNT Trần Văn Thời 3 năm 2010-2012 và 6/2013 ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6/2013 2011/2010 2012/2011 6-2013/2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 228.356 303.952 410.235 458.422 75.596 33,10 106.283 34,97 48.187 11,75 Vốn điều chuyển 299.629 316.764 308.000 322.481 17.135 5,72 (8.764) (2,77) 14.481 4,70 Tổng nguồn vốn 527.985 620.716 718.325 780.903 92.731 17,56 97.609 15,73 62.578 8,71 Nguồn: phòng tín dụng của Agribank huyện Trần Văn Thời – Cà Mau, 6/2011-6/2013 26 Nguồn: phòng tín dụng của Agribank huyện Trần Văn Thời – Cà Mau, 2010-2012 Hình 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT huyện TVT 2010-2012 Nguồn: phòng tín dụng của Agribank huyện Trần Văn Thời – Cà Mau, 6/2011-6/2013 Hình 4.2: Cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT huyện TVT 6/2011-6/2013. 27 4.1.1.1 Vốn huy động Trong tổng nguồn vốn của NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời, nguồn vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng cao hơn nguồn vốn huy động (năm 2010, 2011). Cụ thể năm 2010 là 228.356 triệu đồng,. Sang năm 2011 nguồn vốn này tăng 75.596 triệu đồng, tăng tương đương 33,1% so với năm 2010, đến năm 2012 nguồn vốn này đạt được 410.325 triệu đồng, tức tăng 34,97% so với năm 2011,. Sáu tháng đầu năm 2013 có vốn huy động 458.422 triệu đồng, tăng 48.187 triệu đồng, tương đương với 11,75%. Về cơ cấu nguồn, vốn huy động ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, và đây cũng là mục tiêu của ngân hàng. Cụ thể: Tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn năm 2010 là 43%, sáu tháng đầu năm 2011 là 47%, năm 2011 là 49%, các mốc thời gian sáu tháng đầu năm 2012, 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 lần lượt là 53%, 57%, 59%. Nguyên nhân nguồn vốn huy động tăng qua các năm là do : + Ngân hàng đã có những biện pháp tích cực trong huy động vốn để thu hút vốn nhàn rỗi trong nhân dân băng nhiều hình thức: thu hút tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán từ dân cư, doanh nghiệp… + Đời sống người dân ngày càng được nâng cao, SXKD phát triển, người dân tiết kiệm nhiều hơn, nên vốn huy động tăng. +Có được sự tăng trưởng như vậy là do sự nỗ lực không ngừng của lãnh đạo, cán bộ trong NH và do uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao. 4.1.1.2 Vốn điều chuyển Vốn điều chuyển của Ngân hàng đều tăng qua các năm nhưng với tốc độ rất thấp và trong năm 2012 có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do NH ngày càng thực hiện tốt công tác huy động vốn tại chỗ. Năm 2010 vốn điều chuyển là 299.629 triệu đồng, trong khi năm 2011 con số này là 316.764 triệu đồng, tăng 17.135 triệu đồng so với năm 2010, tương đương với 5,72%. Năm 2012, vốn điều chuyển là 308.000 triệu đồng, giảm 8.764 triệu đồng so với năm 2011, tương đương 2,77%. Sáu tháng đầu năm 2013 nguồn vốn này tăng lên 322.481 triệu đồng, tăng 14.481 triệu đồng so với cuối năm 2012. Nguyên nhân là do dịp tết nguyên đán, người dân hạn chế gửi tiền vào Ngân hàng, và rút tiền để mua sắm nên số vốn huy động tăng ít đi, trong khi nhu cầu về vốn tăng lên, dẫn đến việc NH sử dụng thêm nguồn vốn điều chuyển. 28 Như vậy, tỷ trọng vốn điều chuyển trong tổng nguồn vốn có xu hướng chung là ngày càng giảm dần trong tổng nguồn vốn. Đây là một xu hướng tốt thể hiện NH ngày càng chú trọng đến công tác huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả vì vậy NH cần cố gắng phát huy. 4.1.2 Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời qua 3 năm 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Như chúng ta đã biết, nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng tạo tiền đề cho nghiệp vụ tín dụng. Vì thế, ta cần phân tích kỹ hơn về tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau qua việc phân tích 2 bảng số liệu về tình hình huy động vốn theo thời hạn và theo thành phần kinh tế. 4.1.2.1 Tình hình huy động vốn theo thời hạn Vốn huy động của ngân hàng được phân theo thời hạn, nhằm tạo điều kiện cho ngân hàng xác định được tính ổn định từng loại nguồn vốn. Từ đó Ngân hàng có cách sử dụng nguồn vốn hợp lý và hiệu quả, mang lại lợi ích tối đa cho Ngân hàng, NHNo&PTNT phân thành hai loại: Tiền gửi không kỳ hạn: là loại tiền gửi để phục vụ nhu cầu thanh toán không vì mục đích hưởng lãi. Vì vậy, lãi suất không phải là công cụ thu hút nguồn vốn này. Tại Ngân hàng thì loại tiền này không ổn định và loại tiền này chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn huy động theo thời hạn, chỉ chiếm khoảng 10%. Thông qua bảng số liệu 4.2 ta thấy, trong năm 2010 tiền gửi không kỳ hạn đạt 29.722 triệu đồng. Đến năm 2011 là 28.458 triệu đồng, giảm 4,25% so với năm 2010. Năm 2012 tiền gửi không kỳ hạn là 31.694 triệu đồng, tăng 3.236 triệu đồng, tương đương tăng 11,37% so với năm 2011. Chỉ riêng sáu tháng đầu năm 2013, tiền gửi không kỳ hạn lại tăng 10.318 triệu đồng so với năm 2012, tương đương với 32,56%. Điều này cho thấy sự thiếu ổn định của loại vốn huy động này, vì khách hàng có thể rút và gửi vào NH bất cứ lúc nào, khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp với mục đích thanh toán để tiện trong việc SXKD. Tiền gửi có kỳ hạn: Loại tiền gửi này có tỷ trọng lớn (khoảng 90%) và tăng qua các năm, chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm huy động từ người dân. Người gửi tiền nhằm mục đích thu từ lãi, nên lãi suất là công cụ giúp NH thu hút nguồn vốn này. Nắm được tình hình đó, Ngân hàng đưa ra các chính sách lãi suất phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng. Từ đó giúp NH thu hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi, giúp hoạt động của ngân hàng ngày càng hiệu quả. Trong những năm qua, 29 Bảng 4.2: Tình hình vốn huy động theo thời hạn và theo thành phần kinh tế (TPKT) của NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời qua 3 năm 2010-2012 và 6/2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Theo thời hạn Không kỳ hạn Có kỳ hạn Theo TPKT Tiền gửi dân cư Tiền gửi của TCKT Tổng Cộng 2010 2011 228.356 29.722 198.634 228.356 195.944 32.412 228.356 2011/2010 Số tiền % So sánh 2012/2011 Số tiền % 6-2013/2012 Số tiền % 2012 6/2013 303.952 28.458 275.494 303.952 246.264 378.438 31.694 346.744 378.438 313.372 408.422 42.012 366.410 408.422 358.298 75.596 (1.264) 76.860 75.596 50.320 33,10 (4,25) 38,69 33,10 25,68 74.486 3.236 71.250 74.486 67.108 24,51 11,37 25,86 24,51 27,25 29.984 10.318 19.666 29.984 44.926 7,92 32,56 5,67 7,92 14,34 57.688 303.952 65.066 378.438 50.124 408.422 25.276 75.596 77,98 33,10 7.378 74.486 12,79 24,51 (14.942) 29.984 (22,96) 7,92 Nguồn: Phòng tín dụng của Agribank huyện Trần Văn Thời – Cà Mau, 2010,2011,2012 30 nền kinh tế có nhiều biến động, nên việc huy động vốn, đặt biệt là loại tiền gửi có kỳ hạn rất khó khăn nên Ngân hàng cũng thực hiện các biện pháp để tăng loại nguồn vốn này như: chính sách lãi suất theo kỳ hạn, gửi tiền trúng thưởng … Kết quả, năm 2010 tiền gửi có kỳ hạn là 198.634 triệu đồng. Đến năm 2011 con số này đã tăng lên 275.494 triệu đồng, tăng 76.840 triệu đồng so với năm 2010, với số tương đối là 38,69%. Năm 2012 tiền gửi có kỳ hạn đạt 346.744 triệu đồng, tăng 71.250 triệu đồng so với năm 2011, tương đương với tăng 25,86 triệu đồng. Riêng sáu tháng đầu năm 2013 tiền gửi có kỳ hạn dường như có dấu hiệu chững lại khi con số này chỉ đạt 366.410 triệu đồng, tăng chỉ 5,67% so với năm 2012, NH cần thực hiện nhiều chính sách hơn nữa để nguồn vốn này ngày càng gia tăng và ổn định, góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động tín dụng của NH. 4.1.2.2 Tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế Một cách phân loại nữa của vốn huy động là theo thành phần kinh tế bao gồm: tiền gửi dân cư và tiền gửi của các TCKT. Trong đó, tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ trọng cao và là nguồn vốn huy động chủ yếu của NH. Tiền gửi dân cư: Với loại thành phần này thì khách hàng gửi tiền chủ yếu là tầng lớp dân cư trong huyện. Họ gửi tiền vào với hình thức tiền gửi tiết kiệm nhằm nhận một mức lãi nào đó, và đảm bảo an toàn cho số tiền gửi của mình. Bên cạnh đó, họ cũng nhận được một số các tiện ích và chương trình khuyến mãi từ NH…Qua bảng 4.2 ta thấy, tiền gửi dân cư tăng ổn định và chiếm tỷ trọng cao (khoảng 80%) qua các năm, Cụ thể, năm 2010 đạt 195.944 triệu đồng. Đến năm 2011 tiền gửi dân cư là 246.264 triệu đồng, tăng 50.320 triệu đồng, tương đương với 25,68% so với năm 2010. Cùng với xu hướng đó, năm 2012 loại tiền gửi này cũng tăng ổn định, đạt 313.372 triệu đồng, tăng 67.108 triệu đồng so với năm 2011. Riêng sáu tháng đầu năm 2013 tiền gửi dân cư đã tăng 44.926 triệu đồng, tương đương với 14,34% so với năm 2012. Nguyên nhân là do đời sống người dân trong huyện ngày càng được nâng cao, hoạt động SXKD thuận lợi và đạt hiệu quả, đồng thời, công tác huy động vốn ngày càng được quan tâm nên đã tạo nên sự ổn định và lòng tin đối với khách hàng trong công tác huy động vốn. Tiền gửi của các TCKT: Loại tiền gửi này khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc tất cả các TPKT trong huyện. Các TCKT gửi tiền vào NH nhằm thực hiện các dịch vụ thanh toán với ưu điểm nhanh, chi phí thấp hoặc một số doanh nghiệp trong quá trình SXKD có một bộ phận nguồn vốn nhàn rỗi, để một mặt đảm bảo an toàn, một mặt có thể sinh lời. Nhìn chung, loại nguồn vốn này 31 được thể hiện qua các năm (bảng 4.2) như sau: nguồn vốn này tăng mạnh vào năm 2011 khi đạt 57.688 triệu đồng, tăng 77,98% so với năm 2010, trong khi chỉ 6 sáng đầu năm 2013 con số này giảm 14.942 triệu đồng so với năm 2012, tương đương với 22.96%. Điều này nói lên sự thiếu ổn định của loại nguồn vốn này, vì các TCKT thường xuyên gửi tiền và rút tiền bất cứ lúc nào, vì vậy NH cần cân nhắc khi sử dụng nguồn vốn này để tránh rủi ro trong việc thiếu thanh khoản. 4.2 TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TRẦN VĂN THỜI 4.2.1 Doanh số cho vay Huyện Trần Văn Thời có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển kinh tế. Vì thế, các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội đầu tư và mở rộng sản xuất. Tuy nhiên nguồn vốn của doanh nghiệp không thể đáp ứng được nhu cầu vốn lớn của doanh nghiệp. Từ đó, nhu cầu vay vốn Ngân hàng của các thành phần kinh tế cũng tăng. Đây cũng là lý do doanh số cho vay của NHNo&PTNT huyện TVT tăng liên tục qua các năm. Đây cũng chính là lý do làm cho tổng doanh số cho vay tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, năm 2010 tổng doanh số cho vay là 787.311 triệu đồng, sang năm 2011 đạt 1.037.331 triệu đồng tăng 250.020 triệu đồng tăng tương ứng 31,76% so với năm 2010. Đến năm 2012 tổng doanh số cho vay tiếp tục tăng 37,90% so với năm 2011. Riêng về sáu tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ, cũng với xu hướng doanh số cho vay ngày càng tăng. Sáu tháng đầu năm 2011 doanh số cho vay là 479.684 triệu đồng. Đến sáu tháng đầu năm 2012 DSCV tăng 17,07% so với cùng kỳ năm 2011, và sáu tháng đầu năm 2013 DSCV tăng ổn định khi đạt 649.390 triệu đồng, tăng 87.829 triệu đồng so với sáu tháng đầu năm 2012, tương ứng với 15,64%. Đạt được kết quả như trên, NH đã chú trọng đa dạng hóa các loại hình sản phẩm cho vay, làm cho khách hàng có sự lựa chọn phong phú, phù hợp với nhu cầu của họ. Để thấy rõ hơn biến động của DSCV, ta cùng đi sâu phân tích về doanh số cho vay của NH qua các năm theo các cách phân loại khác nhau. 4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn Doanh số cho vay theo thời hạn tại NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời được chia thành: ngắn hạn (là các khoản cho vay đến 12 tháng), trung và dài hạn (là các khoản cho vay trên 12 tháng). Qua 2 bảng số liệu 4.3 và 4.4 cho ta thấy, DSCV ngắn hạn tại Ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSCV, vì cho vay ngắn hạn có rủi ro thấp hơn 32 Bảng 4.3: Doanh số cho vay của NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời các năm 2010,2011,2012 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Theo thời hạn Ngắn hạn Trung và dài hạn Theo thành phần kinh tế Cá nhân, Hộ sản xuất DNNQD Theo ngành nghề kinh tế Nông nghiệp Thủy sản Công nghiệp Thương mại, dịch vụ Ngành khác Theo mức độ đảm bảo Có đảm bảo Không đảm bảo Tổng Cộng So sánh 2010 2011 2012 787.311 724.171 63.140 787.311 589.522 197.759 787.311 181.222 167.659 4.317 379.466 54.647 787.311 659.886 127.425 787.311 1.037.331 937.987 99.344 1.037.331 757.824 279.507 1.037.331 272.486 203.880 8.320 425.042 127.603 1.037.331 872.608 164.723 1.037.331 1.430.523 1.342.892 87.631 1.430.523 1.011.036 419.487 1.430.523 370.342 231.453 4.569 561.243 262.916 1.430.523 1.196.011 234.512 1.430.523 2011/2010 Số tiền % 250.020 31,76 213.816 29,53 36.204 57,34 250.020 31,76 168.302 28,55 81.748 41,34 250.020 31,76 91.264 50,36 36.221 21,60 4.003 92,73 45.576 12,01 72.956 133,50 250.020 31,76 212.722 32,24 37.298 29,27 250.020 31,76 2012/2011 Số tiền % 393.192 37,90 404.905 43,17 (11.713) (11,79) 393.192 37,90 253.212 33,41 139.980 50,08 393.192 37,90 97.856 35,91 27.573 13,52 (3.751) (45,08) 136.201 32,04 135.313 106,04 393.192 37,90 323.403 37,06 69.789 42,37 393.192 37,90 Nguồn: Phòng tín dụng của Agribank huyện Trần Văn Thời – Cà Mau, 2010,2011,2012 33 Bảng 4.4: Doanh số cho vay của NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời 6 tháng đầu năm 2011,2012,2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Theo thời hạn Ngắn hạn Trung và dài hạn Theo thành phần kinh tế Cá nhân, Hộ sản xuất DNNQD Theo ngành nghề kinh tế Nông nghiệp Thủy sản Công nghiệp Thương mại, dịch vụ Ngành khác Theo mức độ đảm bảo Có đảm bảo Không đảm bảo Tổng Cộng 6/2011 6/2012 6/2013 479.684 411.980 67.704 479.684 338.086 141.598 479.684 148.520 99.820 4.540 169.365 57.439 479.684 409.816 69.868 479.684 561.561 519.954 41.607 561.561 398.690 162.871 561.561 123.546 107.321 1.700 210.632 118.362 561.561 482.802 78.759 561.561 649.390 593.580 55.810 649.390 453.432 195.958 649.390 147.582 150.487 2.384 244.215 104.722 649.390 558.625 90.765 649.390 So sánh 6-2012/6-2011 6-2013/6-2012 Số tiền % Số tiền % 81.877 17,07 87.829 15,64 107.974 26,21 73.626 14,16 (26.097) (38,55) 14.203 34,14 81.877 17,07 87.829 15,64 60.604 17,93 54.742 13,73 21.273 15,02 33.087 20,31 81.877 17,07 87.829 15,64 (24.974) (16,82) 24.036 19,46 7.501 7,51 43.166 40,22 (2.8400 (62,56) 684 40,24 41.267 24,37 33.583 15,94 60.923 106,07 (13.640) (11,52) 81.877 17,07 87.829 15,64 72.986 17,81 75.823 15,70 8.891 12,73 12.006 15,24 81.877 17,07 87.829 15,64 Nguồn: phòng tín dụng của Agribank huyện Trần Văn Thời – Cà Mau, 6/2011-6/2013 34 trung và dài hạn. Bên cạnh đó, tiền gửi của khách hàng đa số là ngắn hạn. Vì vậy cho vay ngắn hạn sẽ hạn chế được rủi ro về kỳ hạn. Đồng thời, theo quy định của NHNN, NHTM chỉ được sử dụng tối đa 30% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Bù lại, cho vay trung và dài hạn giúp NH thu được lợi nhuận cao hơn, và giúp ngân hàng có thể đa dạng hóa sản phẩm của NH. Về cho vay ngắn hạn: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn tăng liên tục, năm 2010 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 724.171 triệu đồng, sang năm 2011 đạt 937.987 triệu đồng, tăng 213.816 triệu đồng, tăng tương đương 29,53% so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh số cho vay tăng 404.905 triệu đồng tăng tương đương 43,17% so với năm 2011. Số liệu sáu tháng cũng tăng ổn định qua các năm, sáu tháng đầu năm 2012 tăng 26,21% so với sáu tháng đầu năm 2011, và sáu tháng đầu năm 2013 tăng 14,16% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân làm doanh số cho vay ngắn hạn tăng là do nguồn vốn tại Ngân hàng tăng qua các năm nên Ngân hàng có điều kiện mở rộng cho vay. Mặt khác cho vay ngắn hạn có thời gian thu hồi vốn nhanh. Từ đó, NH có thể kiểm tra giám sát được việc sử dụng vốn, cũng như biết được hiệu quả của việc sử dụng vốn, đồng thời hạn chế được rủi ro do biến động của thị trường. Ngân hàng đã tăng tỷ trọng đầu tư vào cho vay ngắn hạn, vừa để giảm thiểu rủi ro vừa phục vụ tốt hơn cho tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Về cho vay trung và dài hạn: Cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp, và không ổn định, năm 2011 tăng đến 57,54% so với năm 2010, tuy nhiên đến năm 2012, DSCV trung và dài hạn giảm 11,79% so với năm 2011. Nguyên nhân là do các món vay này có nhiều rủi ro, và NH ít chú trọng món vay này hơn. 4.2.1.2 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế Đối với cá nhân, hộ sản xuất: Đây là khách hàng chủ yếu của Ngân hàng. Vì đây là địa bàn nông thôn nên NH chủ yếu đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy, tỷ trọng doanh số cho vay của cá nhân, hộ sản xuất là tương đối cao. DSCV tăng liên tục qua các năm và tương đối ổn định. Cụ thể, năm 2011 tăng 28,55% so với năm 2010, và đến năm 2012 tăng 253.212 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 33,41%. Bảng số liệu 4.4 cho biết số liệu về doanh số cho vay trong 6 tháng. Cụ thể, sáu tháng đầu năm 2012 DSCV của thành phần cá nhân, hộ sản xuất tăng 19,93% so với cùng kỳ năm 2011, đến sáu tháng đầu năm 2013 con số này tăng 13,73% so với sáu tháng đầu năm 2012. Chúng ta có thể thấy nguyên nhân tăng là do đời sống người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu cho những 35 chi tiêu lớn cũng tăng lên, làm thiếu hụt nguồn vốn sản xuất kinh doanh của họ. Mặt khác, do đa dạng hóa cây trồng, tăng mạnh diện tích trồng trọt, chăn nuôi nên nhu cầu về vốn của người dân càng tăng thêm. Vì vậy, họ cần thêm nguồn vốn từ phía NH. Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Kết quả của 2 bảng số liệu 4.3 và 4.4 cho ta thấy, DSCV doanh nghiệp ngoài quốc doanh 3 năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là: 197.759 triệu đồng, 279.507 triệu đồng, 419.487 triệu đồng, với tốc độ tăng năm 2011 so với năm 2010 là 41,34%, năm 2012 tăng 139.980 triệu đồng, tương ứng với 50,08% so với năm 2011. Nguyên nhân DSCV đối với DNNQD tăng nhanh là do trên địa bàn ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp tư nhân buôn bán đa dạng các mặt hàng như: các hãng xe, các doanh nghiệp thu mua thủy hải sản…Bên cạnh đó, việc mở rộng quy mô kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn cũng trở nên thường xuyên hơn, nên các doanh nghiệp cần hỗ trợ vốn nhiều hơn. Số liệu sáu tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ những năm trước cũng không có nhiều biến đổi. Cụ thể, Doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2012 tăng 15,02% so với cùng kỳ năm 2011. Đến sáu tháng đầu năm 2013 tăng 20,31%, tương ứng với 33.087 triệu đồng. 4.2.1.3 Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế Qua bảng số liệu 4.3 và 4.4 ta thấy ngân hàng đã cho vay nhiều ngành kinh tế. Trong đó, cho vay mạnh đối với các ngành nông nghiệp, thủy sản, nhóm ngành thương mại, dịch vụ. Bên cạnh đó NH còn cho vay công nghiệp và một số các ngành nghề khác: Đối với ngành nông nghiệp: Doanh số cho vay theo lĩnh vực này chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng doanh số cho vay theo ngành kinh tế và liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2010 DSCV lĩnh vực nông nghiệp là 181.222 triệu đồng. Đến năm 2011, con số này tăng lên 272.486 triệu đồng, tăng 50,36% so với năm 2010. Sang năm 2012, DSCV ngành nông nghiệp tăng 97.856 triệu đồng so với năm 2011, tương đương với 35,91%. Bảng số liệu 4.4 cho ta thấy, sáu tháng đầu năm 2012 có DSCV ngành nông nghiệp giảm 16,82% so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân là do người dân sản xuất nông nghiệp hiệu quả vào năm 2011 nên có điều kiện tái sản xuất nên chưa vay thêm. Đến sáu tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay ngành nông nghiệp đã tăng trở lại, cụ thể là đã tăng 24.036 triệu đồng so với sáu tháng đầu năm 2012. Tóm lại, với sự tiến bộ trong việc sản xuất nông nghiệp nên lĩnh vực này cần đầu tư giống, máy móc, phục vụ tốt hơn trong 36 sản xuất là nguyên nhân chính dẫn đến xu hướng tăng của việc cho vay theo ngành nông nghiệp. Đối với ngành thủy sản: Đây là khoản tín dụng được sử dụng trong việc kinh doanh về thủy sản như: đánh bắt, nuôi trồng, mua bán chế biến các loại thủy hải sản. Thông qua bảng số liệu 4.3 và 4.4 ta thấy, năm 2010 doanh số cho vay ngành thủy sản là 167.659 triệu đồng, và tăng 21,60% trong năm 2011. Đến năm 2012 thì doanh số cho vay khoản vay này tăng lên và đạt 231.453 triệu đồng, tăng 13,52% so với năm 2011. Riêng sáu tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay ngành thủy sản tăng 43.166 triệu đồng, tương đương tăng 40,22% so với cùng kỳ năm 2012. Khoản vay này tăng lên qua các năm là do huyện Trần Văn Thời có cửa biển Sông Đốc thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản và chuyển dịch cơ cấu vụ lúa tôm. Đối với ngành công nghiệp: Các món vay của nhóm ngành này chiếm một tỷ trọng rất thấp trong tổng DSCV và không có sự biến động nhiều. Bởi lẽ, NH cũng ít chú trọng trong lĩnh vực này. Vì trên địa bàn huyện hiện nay, ngành công nghiệp chưa thực sự phát triển. Năm 2010 DSCV ngành công nghiệp là 4.317 triệu đồng, năm 2011 là 8320 triệu đồng, và năm 2012 là 4.549 triệu đồng. Đối với Thương mại và dịch vụ: Dựa vào bảng số liệu 4.3 và 4.4 ta thấy DSCV của ngành này chiếm tỷ trọng cao và tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2010 doanh số cho vay của các món vay nhóm ngành này là 379.466 triệu đồng, năm 2011 là 425.042 triệu đồng, tăng 45.576 triệu đồng so với năm 2010, tương đương tăng 12,01%.. Đến năm 2012 con số này tăng 32,04% so với năm 2011 và đạt 561.243 triệu đồng. Sáu tháng đầu năm 2013 cho thấy tình hình tương đối khả quan khi đạt 244.215 triệu đồng, tăng 33.583 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012, tương ứng với 15,94%. Nguyên nhân tăng là do ngành này mang lại nhiều lợi nhuận và ít gặp rủi ro so với các ngành khác. Mặt khác, đây cũng sẽ là nhóm ngành phát triển trong tương lai nên có nhiều sự đầu tư vào ngành này hơn, đã góp phần làm tăng doanh số cho vay đối với các món vay của nhóm ngành này. Các ngành kinh tế khác: Nhìn chung, DSCV của các nhóm ngành này tăng mạnh qua các năm. Đáng chú ý là trong năm 2011 và 2012 con số này đã tăng mạnh từ 54.647 triệu đồng năm 2010 lên đến 262.916 triệu đồng năm 2012, Nguyên nhân là do NH đẩy mạnh đa dạng hóa đầu tư sang những ngành khác và nhu cầu về vốn của khách hàng thuộc nhóm ngành này càng tăng nên họ đã đến ngân hàng để vay vốn. 37 4.2.1.4 Doanh số cho vay theo mức độ đảm bảo Có đảm bảo: Đối với tất cả các NHTM thì việc cho vay có đảm bảo là chủ yếu, vì nó vừa có thể đảm bảo an toàn cho từng món vay, vừa là một công cụ giúp đôn đốc khách hàng trả nợ. Qua số liệu bảng 4.3 và 4.4 cho ta thấy DSCV các món vay có đảm bảo tăng ổn định qua từng năm và ngày càng có xu hướng tăng. Nếu như năm 2010 DSCV của các món vay có đảm bảo là 659.886 triệu đồng thì đến năm 2011 là 872.608 triệu đồng. Sang năm 2012 doanh số cho vay các món vay này là 1.196.011 triệu đồng, tăng 323.403 triệu đồng so với năm 2011. Trong sáu tháng đầu năm 2012, DSCV nhóm này là 482.802 triệu đồng, tăng 17,81% so với cùng kỳ năm 2011 và trong sáu tháng đầu năm 2013 tăng 15,70% so với cùng kỳ năm 2012. NH đang ngày càng mở rộng về quy mô hoạt động tín dụng là nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng trưởng ổn định của DSTN các món vay có đảm bảo. Không đảm bảo: Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của Ngân hàng và tiện ích trả lương thông qua tài khoản Ngân hàng thì việc cho vay không đảm bảo ngày càng được nhiều NH sử dụng và phát triển qua từng năm. Số liệu về doanh số cho vay các món vay không đảm bảo không đảm bảo như sau: năm 2010 là 127.425 triệu đồng, năm 2011 là 164.723 triệu đồng, tăng 37.298 triệu đồng so với năm 2010, tương đương 29,27%. Đến năm 2012 có thể thấy cho vay theo loại hình này ngày càng phát triển khi tiếp tục tăng 42,37% so với năm 2011. Sang sáu tháng đầu năm 2013 vẫn tiếp tục tăng, DSTN các món vay không đảm bảo là 90.765 triệu đồng, tăng 12.005 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012, tương đương tăng 15,24%. 4.2.2 Doanh số thu nợ 4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn DSTN ngắn hạn: Cũng như doanh số cho vay ngắn hạn, DSTN ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ và tăng ổn định qua các năm. Năm 2010, doanh số này đạt được 624.343 triệu đồng. Sang năm 2011 thì DSTN ngắn hạn tăng 238.965 triệu đồng so với năm 2010. Đến năm 2012 thì con số này là 1.246.349 triệu đồng, tăng 44,37% so với năm 2011. Riêng về số liệu 6 tháng, thì sáu tháng đầu năm 2013 có DSTN ngắn hạn là 550.020 triệu đồng, tăng 35.934 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012. Doanh số thu nợ ngắn hạn của NH tốt như vậy là do NH đã sàng lọc khách hàng, thẩm định các món vay một cách thận trọng trước khi quyết định cho vay. 38 Bảng 4.5: Doanh số thu nợ của NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời các năm 2010,2011,2012 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Theo thời hạn Ngắn hạn Trung và dài hạn Theo thành phần kinh tế Cá nhân, Hộ sản xuất DNNQD Theo ngành nghề kinh tế Nông nghiệp Thủy sản Công nghiệp Thương mại, dịch vụ Ngành khác Theo mức độ đảm bảo Có đảm bảo Không đảm bảo Tổng Cộng So sánh 2010 2011 2012 676.705 624.343 52.362 676.705 515.299 161.406 676.705 163.418 136.417 5.741 319.010 52.119 676.705 592.825 83.880 676.705 948.583 863.308 85.275 948.583 694.256 254.227 948.583 206.369 181.690 4.751 446.733 109.040 948.583 798.764 149.819 948.583 1.314.624 1.246.349 68.275 1.314.624 995.245 319.379 1.314.624 317.142 251.842 4.851 492.141 248.648 1.314.624 1.099.778 214.846 1.314.624 2011/2010 Số tiền % 271.878 40,18 238.965 38,27 32.913 62,86 271.878 40,18 178.957 34,73 92.821 57,51 271.878 40,18 42.951 26,28 45.273 33,19 (990) (17,24) 127.723 40,04 56.921 109,21 271.878 40,18 205.939 34,74 65.939 78,61 271.878 40,18 2012/2011 Số tiền % 366.041 38,59 383.041 44,37 (17.000) (19,94) 366.041 38,59 300.989 43,35 65.152 25,63 366.041 38,59 110.773 53,68 70.152 38,61 100 2,10 45.408 10,16 139.608 128,03 366.041 38,59 301.014 37,68 65.027 43,40 366.041 38,59 Nguồn: Phòng tín dụng của Agribank huyện Trần Văn Thời – Cà Mau, 2010,2011,2012 39 Bảng 4.6: Doanh số thu nợ của NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời 6 tháng đầu năm 2011,2012,2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Theo thời hạn Ngắn hạn Trung và dài hạn Theo thành phần kinh tế Cá nhân, Hộ sản xuất DNNQD Theo ngành nghề kinh tế Nông nghiệp Thủy sản Công nghiệp Thương mại, dịch vụ Ngành khác Theo mức độ đảm bảo Có đảm bảo Không đảm bảo Tổng Cộng So sánh 6/2011 6/2012 6/2013 450.433 389.630 60.803 450.433 325.980 124.453 450.433 143.185 90.545 2.383 153.800 60.520 450.433 382.465 67.968 450.433 553.809 514.086 39.723 553.809 390.902 162.907 553.809 120.479 96.272 2.040 225.995 109.023 553.809 478.574 75.235 553.809 586.835 550.020 36.815 586.835 415.472 171.363 586.835 138.643 113.773 2.673 233.753 97.993 586.835 506.493 80.342 586.835 6-2012/6-2011 Số tiền % 103.376 22,95 124.456 31,94 (21.080) (34,67) 103.376 22,95 64.922 19,92 38.454 30,90 103.376 22,95 (22.706) (15,86) 5.727 6,33 (343) (14,39) 72.195 46,94 48.503 80,14 103.376 22,95 96.109 25,13 7.267 10,69 103.376 22,95 6-2013/6-2012 Số tiền % 33.026 5,96 35.934 6,99 (2.908) (7,32) 33.026 5,96 24.570 6,29 8.456 5,19 33.026 5,96 18.164 15,08 17.501 18,18 633 31,03 7.758 3,43 (11.030) (10,12) 33.026 5,96 27.919 5,83 5.107 6,79 33.026 5,96 Nguồn: phòng tín dụng của Agribank huyện Trần Văn Thời – Cà Mau, 6/2011-6/2013. 40 DSTN trung và dài hạn: Tình hình thu nợ trung và dài hạn biến động không ổn định và luôn chiếm tỷ trọng thấp. Nếu như năm 2011, DSTN trung và dài hạn tăng 32.913 triệu đồng so với năm 2010, thì sang năm 2012 con số này lại giảm đi đáng kể khi giảm đến 19,94% so với năm 2011. Số liệu này trong sáu tháng 2013 cũng không mấy khả quan khi chỉ đạt 36.815 triệu đồng, giảm 2.908 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012, tương ứng giảm 7,32%. Nguyên nhân của sự tăng giảm không ổn đinh là do DSCV của món nợ kỳ hạn này thấp, không ổn định và NH không chú trọng nhiều đến các món vay này. 4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế Đối với cá nhân, hộ sản xuất: cũng như DSCV thành phần này, doanh số thu nợ của cá nhân, hộ sản xuất tăng liên tục qua các năm. Năm 2011 DSTN của cá nhân, hộ sản xuất là 694.256 triệu đồng và tăng 34,73% so với năm 2010, và vẫn tiếp tục tăng vào năm 2012 với tốc độ tăng 43,35% so với năm 2011. Riêng sáu tháng đầu năm 2013 thì đạt 415.472 triệu đồng, tăng 24.570 triệu đồng, tăng tương đương 6,29% so với cùng kỳ năm 2012. Các khoản thu nợ này luôn tăng cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của bộ phận này có hiệu quả và công tác thu hồi nợ cũng ngày một nâng cao. Đối với DNNQD: Doanh số thu nợ theo thành phần phần kinh tế này cũng tăng qua các năm. Có thể nói sự tăng trưởng này phụ thuộc rất nhiều vào sự tăng trưởng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong huyện. Trong năm 2010 DSTN thành phần này là 161.406 triệu đồng, sang năm 2011 tăng 92.921 triệu đồng so với năm 2010. Đến năm 2012 DNTN thành phần này đạt 319.379 triệu đồng, tăng 65.052 triệu đồng, tương tương tăng 25,58% so với năm 2012. Dựa vào bảng doanh số thu nợ sáu tháng đầu năm các năm 2011, 2012, và 2013 thì không có nhiều sự thay đổi khi doanh số thu nợ vẫn có sự tăng trưởng ổn định, cụ thể là sáu tháng đầu năm 2012 tăng 30,90% so với sáu tháng đầu năm 2011, và sáu tháng đầu năm 2013 DSTN thành phần này đạt 171.363 triệu đồng, tăng 8.456 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012, tương đương 5,19%. Việc mở rộng tín dụng của NH và sự hoạt động tương đối tốt của các doanh nghiệp này là nguyên nhân chính dẫn đến DSTN của thành phần này tăng. 4.2.2.3 Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế Đối với nông nghiệp: Đây là lĩnh vực mà ngân hàng chú trọng quan tâm, không ngừng đẩy nhanh tốc độ hoạt động để nâng cao chất lượng tín dụng, vì đây là đối tượng cho vay quan trọng của chi nhánh. Năm 2010, doanh số thu nợ đạt 41 163.418 triệu đồng, năm 2011 DSTN tăng lên 206.369 triệu đồng. Nguyên nhân thu nợ tăng là do số tiền cho vay ra lĩnh vực này cao, và hoạt động thu nợ của NH cũng là khá tốt. Sang năm 2012, doanh số thu nợ có phần tăng lên nhanh, đạt 317.142 triệu đồng. Sở dĩ có sự gia tăng như vậy là do giá cả vật tư nông nghiệp ổn định, đầu ra sản phẩm nông nghiệp gặp nhiều thuận lợi… làm cho thu nhập người dân dần tăng lên. Bên cạnh đó, do các hộ sản xuất nông nghiệp đã nắm bắt được xu hướng của thị trường cùng sự đôn đốc và chất lượng thẩm định của cán bộ tín dụng nên hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng được đảm bảo. Đối với nhóm ngành thủy sản: Cũng như doanh số thu nợ đối với ngành nông nghiệp, thì doanh số thu nợ của nhóm ngành này cũng tăng trong những năm qua. Dựa vào hai bảng số liệu 4.5 và 4.6 ta có thể thấy doanh số thu nợ của các món vay nhóm ngành thủy sản năm 2010 là 136.417 triệu đồng, năm 2011 tăng 45.273 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 tăng 70.152 triệu đồng, tương đương tăng 38,61% so với năm 2011. Số liệu này sáu tháng đầu năm 2012 là 96.272 triệu đồng, tăng 6,33% so với cùng kỳ năm 2011, và sáu tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ nhóm ngành này này tiếp tục tăng 18,18% so với sáu tháng đầu năm 2012. Ngành thủy sản xuất khẩu sang các nước châu âu gặp nhiều thuận lợi và nhà nước có chính sách thúc đẩy xuất khẩu phát triển là nguyên nhân dẫn đến doanh số thu nợ nhóm ngành này tăng. Đối với công nghiệp: cũng như doanh số cho vay, DSTN lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ (chưa đến 1%) trong tổng doanh số thu nợ, trong những năm qua doanh số thu nợ của lĩnh vực này ở mức ổn định (năm 2012 là 4.851 triệu đồng) và có sự tăng giảm không đáng kể. Đối với thương mại, dịch vụ: Qua 2 bảng số liệu 4.5 và 4.6 cho ta thấy doanh số thu nợ của ngành này tăng nhanh qua các năm. Đáng chú ý là vào năm 2011 DSTN của các món vay ngành thương mại, dịch vụ đạt 446.733 triệu đồng, tăng 40,04% so với năm 2010. Nguyên nhân là do hoạt động của nhóm ngành này năm 2011 hiệu quả, làm tăng khả năng trả nợ của khách hàng. Trong năm 2012 doanh số thu nợ ngành này tăng 45.408 triệu đồng so với năm 2011, tăng tương đương 10,16%. Trong sáu tháng năm 2013, con số này vẫn tăng so với năm 2012 nhưng với tốc độ thấp, và chỉ đạt 233.753 triệu đồng. Việc khuyến khích đầu tư ngành thương mại, dịch vụ phát triển dẫn đến việc tăng DSCV là nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng của doanh số thu nợ nhóm ngành này. Đối với ngành khác: Do tác động của việc NH đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư nên DSCV cũng như DSTN của nhóm ngành này tăng mạnh trong thời gian qua. 42 Cụ thể, nếu như năm 2010 DSTN của nhóm ngành khác là 52.119 triệu đồng, thì năm 2011 tăng 109,21% so với năm 2011, và năm 2012 đạt 248.648 triệu đồng. Số liệu về DSTN sáu tháng đầu năm 2013 là 97.993 triệu đồng, giảm 11.030 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân giảm là do sáu tháng đầu năm 2013 việc sản xuất kinh doanh của người dân nhóm ngành này gặp khó khăn nên NH gặp trở ngại trong việc thu hồi nợ. Nhìn chung, tuy rằng DSTN của nhóm ngành khác giảm vào sáu tháng đầu năm 2013 nhưng xu hướng chung vẫn đang tăng qua các năm. Vì thế, cần có sự giúp đỡ của chính quyền địa phương để nhóm ngành này phát triển ổn định trở lại. 4.2.2.4 Doanh số thu nợ theo mức độ đảm bảo Có đảm bảo: Tương tự như doanh số cho vay, doanh số thu nợ các món vay có đảm bảo cũng tăng qua các năm. Cụ thể qua hai bảng 4.5 và 4.6, năm 2010 doanh số này đạt được 592.825 triệu đồng. Sang năm 2011 thì DSTN ngắn hạn tăng 798.764 triệu đồng so với năm 2010. Đến năm 2012 thì con số này là 1.099.778 triệu đồng, tăng 37,68% so với năm 2011. Riêng về số liệu 6 tháng, thì sáu tháng đầu năm 2013 có DSTN các món vay có đảo bảo là 506.493 triệu đồng, tăng 27.919 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012. Chính sách mở rộng quy mô tín dụng của NH là nguyên nhân chính dẫn đến DSCV tăng lên. Từ đó kéo theo sự tăng lên của DSTN. Không đảm bảo: Số liệu về doanh số thu nợ của các món vay không đảm bảo cho ta thấy, doanh số thu nợ của các món vay không đảm bảo năm 2010 là 83.880 triệu đồng, năm 2011 tăng 65.939 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 tăng 65.027 triệu đồng, tương đương tăng 43,40% so với năm 2011. Số liệu này sáu tháng đầu năm 2012 là 75.235 triệu đồng, tăng 10,69% so với cùng kỳ năm 2011, và sáu tháng đầu năm 2013 DSTN này tiếp tục tăng 6,79% so với sáu tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân tăng trưởng ổn định một phần là do sự tăng trưởng của DSCV của nhóm này, một phần là do các món vay này gặp rất ít rủi ro, và công tác thu nợ của NH cũng dễ dàng hơn. 4.2.3 Dƣ nợ Qua số liệu 4.7 mà ngân hàng cung cấp, ta thấy rằng dư nợ cho vay của ngân hàng luôn tăng qua các năm. Cụ thể năm 2010 dư nợ là 507.909 triệu đồng, năm 2011 dư nợ đạt 596.657 triệu đồng, tăng 88.748 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng với 17,47%, và năm 2012 tăng 19,42% so với năm 2011. Đến sáu tháng năm 2013 tổng dư nợ của NH tăng 62.555 triệu đồng so với năm 2012. 43 Bảng 4.7: Dư nợ của NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời các năm 2010,2011,2012. ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Theo thời hạn Ngắn hạn Trung và dài hạn Theo TPKT Cá nhân, Hộ SX DNNQD Theo ngành KT Nông nghiệp Thủy sản Công nghiệp TM,DV Ngành khác Theo mức độ đảm bảo Có đảm bảo Không đảm bảo Tổng Cộng 2010 2011 2012 6/2013 507.909 445.815 62.094 507.909 427.096 80.813 507.909 187.055 155.983 1.651 154.860 8.360 596.657 520.494 76.163 596.657 490.664 105.993 596.657 253.172 178.173 5.220 133.169 26.923 712.556 617.037 95.519 712.556 506.455 206.101 712.556 306.372 157.784 4.938 202.271 41.191 775.111 660.597 114.514 775.111 544.415 230.696 775.111 315.311 194.498 4.649 212.733 47.920 507.909 435.546 72.363 507.909 596.657 509.390 87.267 596.657 712.556 605.623 106.933 712.556 775.111 657.755 117.356 775.111 2011/2010 % Số tiền 88.748 17,47 74.679 16,75 14.069 22,66 88.748 17,47 63.568 14,88 25.180 31,16 88.748 17,47 66.117 35,35 22.190 14,23 3.569 216,17 (21.691) (14,01) 18.563 222,05 88.748 73.844 14.904 88.748 17,47 16,95 20,60 17,47 So sánh 2012/2011 % Số tiền 115.899 19,42 96.543 18,55 19.356 25,41 115.899 19,42 15.791 3,22 100.108 94,45 115.899 19,42 53.200 21,01 (20.389) (11,44) (282) (5,40) 69.102 51,89 14.268 53,00 115.899 96.233 19.666 115.899 19,42 18,89 22,54 19,42 Nguồn: Phòng tín dụng của Agribank huyện Trần Văn Thời – Cà Mau, 2010,2011,2012. 44 6-2013/2012 % Số tiền 62.555 8,78 43.560 7,06 18.995 19,89 62.555 8,78 37.960 7,50 24.595 11,93 62.555 8,78 8.939 2,92 36.714 23,27 (289) (5,85) 10.462 5,17 6.729 16,34 62.555 52.132 10.423 62.555 8,78 8,61 9,75 8,78 Nguyên nhân một phần là do sự mở rộng quy mô tín dụng tại Ngân hàng, một phần là do nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng cao. Qua đó nói lên vai trò quan trọng của NHNo &PTNT huyện Trần Văn Thời trong việc cung cấp vốn cho khách hàng trên địa bàn huyện. 4.2.3.1 Dư nợ theo thời hạn Dư nợ ngắn hạn: Nhìn chung, dư nợ ngắn hạn tăng trưởng đều qua 3 năm. Cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng hoạt động khá hiệu quả. Cụ thể, năm 2010 dư nợ ngắn hạn là 445.815 triệu đồng, đến năm 2011 con số này tăng 74.679 triệu đồng, tương ứng 16,75% so với năm 2010. Năm 2012 dư nợ tiếp tục tăng 18,55% so với năm 2011. Nhưng chỉ sáu tháng năm 2013 dư nợ ngắn hạn đạt 660.597 triệu đồng, một con số rất cao. Đạt được kết quả trên là do ngân hàng không ngừng tăng qui mô tín dụng, đặc biệt là đối với các khoản vay ngắn hạn. Phần lớn cư dân nơi đây sống chủ yếu bằng nghề nông hoặc buôn bán nhỏ lẻ, chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, khả năng hoàn vốn nhanh nên nhu cầu vốn ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh rất lớn. Ngoài ra, so với cho vay trung – dài hạn thì cho vay ngắn hạn mức độ rủi ro thấp. Do đó, đa số các NHTM chuộng loại đầu tư tín dụng này. Dư nợ trung và dài hạn: Đối ngược với dư nợ ngắn hạn thì dư nợ trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ vì đầu tư loại kỳ hạn này rủi ro cao hơn so với ngắn hạn. Tuy nhiên, loại kỳ hạn này cũng có dư nợ tăng trưởng qua các năm. Năm 2011 thì tốc độ tăng trưởng của dư nợ này tăng 22,66% so với năm 2010. Đến năm 2012 thì dư nợ trung và dài hạn tiếp tục tăng đạt 95.579 triệu đồng, tăng 25,41% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng của dư nợ trung và dài hạn là do ngân hàng mở rộng tín dụng, không chỉ ngắn hạn mà còn cả trung và dài hạn, nhằm đáp ứng vốn kịp thời cho mọi thành phần người dân trong huyện, đồng thời đảm bảo tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước trong kế hoạch NH đề ra. 4.2.3.2 Dư nợ theo thành phần kinh tế Đối với cá nhân, hộ sản xuất: Qua bảng số liệu 4.7 ta thấy dư nợ theo thành phần này cũng tăng trưởng đều qua các năm, tương ứng với tốc độ tăng của DSCV và DSTN theo thành phần này của NH. Ta có thể phân tích như sau: Năm 2010 dư nợ thành phần cá nhân, hộ sản xuất là 427.096 triệu đồng. Sang năm 2011, dư nợ thành phần này tăng 63.568 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 14,88%. Nếu như năm 2012 dư nợ thành phần cá nhân, hộ sản xuất chỉ tăng 45 3,22% so với năm 2011 thì chỉ sáu tháng đầu năm 2013 con số này đã tăng lên 544.415 triệu đồng, tăng 37.960 triệu đồng, tương đương tăng 7,50 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân dư nợ tăng là do thành phần kinh tế này vẫn là khách hàng chính của NH. Bên cạnh đó, nền kinh tế ngày càng phát triển nên hầu hết cá nhân, hộ sản xuất phải đi vay để mở rộng sản xuất để theo kịp với thị trường. Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Cùng với sự tăng lên của dư nợ cá nhân, hộ sản xuất, thì dư nợ của thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng tăng đáng kể như năm 2011 so với năm 2010 dư nợ tăng 25.180 triệu đồng, tăng 31,16%. Sang năm 2012 dư nợ này tiếp tục tăng mạnh khi đạt 206.101 triệu đồng tăng 100.108 triệu đồng so với năm 2011, tương đương tăng 94,45%. Nguyên nhân có sự tăng mạnh là do một số doanh nghiệp trên địa bàn kinh doanh thua lỗ, khiến doanh nghiệp không thể trả nợ đúng hạn, ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của NH. Trong khi đó, NH tiếp tục cho vay để cứu các doanh nghiệp này. Đến sáu tháng đầu năm 2013 dư nợ thành phần này có tăng nhưng với tốc độ tương đối thấp, chỉ tăng 11,93% so với năm 2012. 4.2.3.3 Dư nợ theo ngành nghề kinh doanh Đối với ngành nông nghiệp: Dư nợ cho vay ngành nông nghiệp liên tục tăng qua các năm. Cụ thể năm 2010 dư nợ ngành này là 187.055 triệu đồng. Sang năm 2011 thì dư nợ tăng 66.177 triệu đồng, tương ứng tăng 35,35% so với năm 2010. Đến năm 2012 dư nợ ngành nông nghiệp là 306.372 triệu đồng, tăng 21,01% so với năm 2011. Tuy nhiên sáu tháng đầu năm 2013 chỉ tăng 2,92% so với năm 2012. Nguyên nhân dư nợ của ngành này tăng qua các năm là do Ngân hàng vẫn tiếp tục mở rộng đầu tư cho ngành nông nghiệp, vì là ngành kinh tế chủ lực của huyện. Bên cạnh đó, nhu cầu về vốn để sản xuất nông nghiệp của nông dân cũng ngày càng tăng nên cũng góp phần làm dư nợ của nhóm ngành này tăng lên. Đối với ngành thủy sản: Thông qua bảng số liệu ta thấy tình hình dư nợ tăng giảm không ổn định. Cụ thể, năm 2010 dư nợ ngành thủy sản là 155.983 triệu đồng, đến năm 2011 con số này là 178.173 triệu đồng, tăng 22.190 triệu đồng, tương ứng 14,23% so với năm 2010. Năm 2012 dư nợ đột ngột giảm chỉ còn 157.784 triệu đồng, nhưng chỉ đến sáu tháng đầu năm 2013 con số này lại tăng lên 23,27% so với năm 2012 và đạt 194.498 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến sự không ổn định này một phần là do người dân vẫn muốn mở rộng sản xuất kinh doanh, một phần là do sản phẩm đầu ra bấp bênh, giá cả đầu ra sản phẩm thủy sản cũng biến động không ổn định, khiến khả năng trả nợ của người dân cũng gặp khó khăn. Vì thế, đòi hỏi cần có sự giúp đỡ của chính quyền địa phương 46 trong việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm thủy hải sản, để ngành này ngày một ổn định hơn. Đối với ngành công nghiệp: Dư nợ của ngành công nghiệp chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ, hầu như từ 2011 đến nay, dư nợ của ngành này có xu hướng giảm nhẹ, chứng tỏ NH ít chú trọng đầu tư lĩnh vực này. Thậm chí NH có xu hướng chuyển hướng đầu tư sang nhóm ngành khác có tiềm năng hơn trên địa bàn. Đối với ngành thương mại, dịch vụ: Tuy chiếm tỷ trọng cao nhất về doanh số cho vay trong những năm gần đây, nhưng dư nợ của nhóm ngành này chiếm tỷ trọng trung bình. Điều này có nghĩa hoạt động tín dụng ở nhóm ngày này đạt hiệu quả khá cao. Nhìn chung xu hướng của dư nợ ngành thương mại, dịch vụ ngày càng tăng. Năm 2010 dư nợ nhóm ngành này 154.860 triệu đồng, năm 2011 giảm nhẹ còn 133.169 triệu đồng. Đến năm 2012 NH đẩy mạnh việc cho vay cho nhóm ngành thương mại, dịch vụ nên dư nợ tăng đột biến và đạt 202.271 triệu đồng, tăng 69.102 triệu đồng, tương đương tăng 51,89%. Nguyên nhân dư nợ nhóm ngành này tăng là do NH chuyển dịch đầu tư sang nhóm ngành này, làm cho tỷ trọng ngày càng lớn, dẫn đến lợi nhuận từ việc chuyển hướng đầu tư này cũng tăng lên đáng kể. Đối với ngành khác: Dư nợ ngành này cũng có sự tăng trưởng qua các năm. Dựa vào bảng số liệu ta thấy, năm 2011 tăng 18.563 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 222,05%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng mạnh là do việc đa dạng hóa đầu tư các ngành khác của NH, làm cho dư nợ tăng đột biến. Năm 2012 dư nợ của nhóm ngành này tăng 53% so với năm 2011, và sáu tháng đầu năm 2013 tăng 16,34% so với năm 2012. Điều này càng chứng minh việc mở rộng đầu tư sang một số ngành khác của ngân hàng đang từng bước được thực hiện, cùng với việc doanh số thu nợ của nhóm ngành này đang có biểu hiện tốt. Như vậy có thể nói NH đang đi đúng hướng, NH cần cố gắng phát huy. 4.2.3.4 Dư nợ theo mức độ đảm bảo Có đảm bảo: Qua số liệu bảng 4.7 cho ta thấy dư nợ theo mức độ đảm bảo tăng ổn định qua từng năm và ngày càng có xu hướng tăng. Nếu như năm 2010 dư nợ của các món vay có đảm bảo là 435.546 triệu đồng thì đến năm 2011 là 509.390 triệu đồng, sang năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 dư nợ các món vay này lần lượt đạt 605.623 triệu đồng và 657.755 triệu đồng. NH đang ngày 47 càng mở rộng về quy mô hoạt động tín dụng là nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng trưởng ổn định của dư nợ các món vay có đảm bảo. Không đảm bảo: Tương tự như sự tăng trưởng qua các năm của DSCV và DSTN của các món vay thuộc nhóm này, dư nợ các món vay không đảm bảo cũng tăng lên theo từng năm. Số liệu về dư nợ không đảm bảo như sau: năm 2010 là 72.363 triệu đồng, năm 2011 là 87.267 triệu đồng, tăng 14.904 triệu đồng so với năm 2010, tương đương tăng 20,60%. Đến năm 2012 có thể thấy cho vay theo loại hình này ngày càng phát triển khi tiếp tục tăng 22.54% so với năm 2011. Sang sáu tháng đầu năm 2013 cũng không có nhiều thay đổi khi dư nợ các món vay không đảm bảo là 117.356 triệu đồng, tăng 10.423 triệu đồng so với năm 2012, tương đương tăng 9,75%. Nguyên nhân dẫn đến việc tăng của dư nợ của món vay không đảm bảo là do ngày càng có nhiều tổ chức trả lương thông qua tài khoản của khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng vay NH, đồng thời cũng giúp ngân hàng mở rộng hoạt động. 4.2.4 Thực trạng nợ xấu của NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời Trong nền kinh tế thị trường, cấp tín dụng là chức năng kinh tế cơ bản của ngân hàng. Vì thế rủi ro xảy ra cũng tập trung vào hoạt động tín dụng. Rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra nhất là rủi ro tín dụng. Ngân hàng cần quan tâm và chú trọng đến loại rủi ro này. Nghiên cứu hoạt động tín dụng của Agribank Trần Văn Thời trong thời gian qua thì vấn đề nợ xấu cũng được quan tâm hàng đầu. 4.2.4.1 Nợ xấu theo thời hạn Tại chi nhánh, nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu theo thời hạn và đang có xu hướng giảm. Một phần là do dư nợ ngắn hạn của NH lớn nên số nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với nợ xấu trung và dài hạn. Ngân hàng đang có xu hướng giảm cho vay trung và dài hạn vì những món vay này tiềm ẩn những rủi ro cao. Về nợ xấu ngắn hạn: nhìn chung, nợ xấu ngắn hạn có nhiều biến động. Cụ thể, nợ xấu năm 2010 là 10.611 triệu đồng. Đến năm 2011, nợ xấu ngắn hạn tăng 1.270 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng 11,91%. Năm 2012 nợ xấu ngắn hạn lại giảm 12,21% so với năm 2011. Nhưng chỉ sáu tháng đầu năm 2013, nợ xấu lại tăng lên 359 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng 3,43%. Nguyên nhân sự tăng giảm nợ xấu ngắn hạn không ổn định là do sự biến động thất thường của 48 Bảng 4.8: Nợ xấu của NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời năm 2010, 2011, 2012 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Theo thời hạn Ngắn hạn Trung và dài hạn Theo thành phần kinh tế Cá nhân, Hộ sản xuất DNNQD Theo ngành nghề kinh tế Nông nghiệp Thủy sản Công nghiệp Thương mại, dịch vụ Ngành khác Tổng Cộng 2011/2010 2010 2011 2012 6/2013 Số tiền 13.764 10.661 3.103 14.081 11.931 2.150 13.153 10.474 2.679 12.849 10.833 2.016 13.764 14.081 13.153 13.121 643 12.811 1.270 13.764 6.626 5.635 10 956 537 13.764 So sánh 2012/2011 % Số tiền 317 1.270 (953) 2,30 11,91 (30,71) (928) (1.457) 529 12.849 317 2,30 11.942 1.211 11.853 996 (310) 627 14.081 13.153 12.849 5.570 5.474 10 2.811 216 14.081 5.416 5.329 20 2.106 282 13.153 5.364 5.275 5 2.057 148 12.849 6-2013/2012 Số tiền % (6,59) (12,21) 24,60 (304) 359 (663) (2,31) 3,43 (24,75) (928) (6,59) (304) (2,31) (2,36) 97,51 (869) (59) (6,78) (4,65) (89) (215) (0,75) (17,75) 317 2,30 (928) (6,59) (304) (2,31) (1.056) (161) 0 1.855 (321) 317 (15,94) (2,86) 0,00 194,04 (59,78) 2,30 (154) (145) 10 (705) 66 (928) (2,76) (2,65) 100,00 (25,08) 30,56 (6,59) (52) (54) (15) (49) (134) (304) (0,96) (1,01) (75,00) (2,33) (47,52) (2,31) % Nguồn: phòng tín dụng của Agribank huyện Trần Văn Thời – Cà Mau, năm 2010, 2011, 2012 49 giá cả thị trường, dẫn đến nhiều hộ vay vốn kinh doanh, sản xuất gặp nhiều khó khăn, giá cả hàng nông sản lại bấp bênh và không tìm được đầu ra, nên nợ xấu vẫn còn ở mức cao. Mặt khác, do tư tưởng của một số khách hàng không muốn trả nợ đúng hạn, kéo dài thời gian trả nợ để nhằm sử dụng vào mục đích khác, làm cho Ngân hàng phải chuyển nhóm nợ, vì thực tế lãi suất nợ quá hạn vẫn còn thấp hơn lãi suất bên ngoài nên họ vẫn chấp nhận. Nợ xấu trung và dài hạn: Nợ xấu trung và dài hạn có xu hướng giảm qua các năm. Nếu như năm 2010 nợ xấu trung và dài hạn 3.103 triệu đồng thì đến năm 2011 chỉ còn 2.150 triệu đồng. Mặc dù năm 2012 nợ xấu trung và dài hạn có tăng nhẹ, nhưng đến sáu tháng đầu năm 2013 giảm còn 2.016 triệu đồng. Nợ xấu trung và dài hạn giảm là nhờ NH thu hồi được các khoản nợ xấu của năm trước trong khi các khoản nợ trong năm thì chưa đến hạn. Mặt khác, các khoản vay này được NH sàn lọc kỹ trong quá trình cho vay và khéo léo xử lý các món vay đã quá hạn. 4.2.4.2 Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế Nợ xấu các món vay cá nhân, hộ sản xuất: Do dư nợ của các món vay này lớn, khó kiểm soát nên nợ xấu của thành phần này chiếm tỷ cao trong tổng nợ xấu theo thành phần kinh tế. Trong những năm gần đây, nợ xấu thành phần này có xu hướng giảm, nhưng không nhiều. Cụ thể năm 2010 nợ xấu thành phần cá nhân, hộ sản xuất là 13.121 triệu đồng, năm 2011 là 12.811 triệu đồng, giảm 310 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 con số này tiếp tục giảm 6,78% so với năm 2011 và đến sáu tháng đầu năm 2013, nợ xấu thành phần cá nhân, hộ sản xuất chỉ còn 11.853 triệu đồng. Nguyên nhân nợ xấu các món vay này giảm là do việc sản xuất kinh doanh của người dân ngày càng phát triển, công tác thu hồi nợ và đôn đốc khách hàng trả nợ ngày càng có hiệu quả. Đối với các món vay của doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Tình hình nợ xấu của thành phần này có sự tăng giảm qua các năm, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2011. Tuy nhiên trong năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 con số này đã giảm trở lại. Qua bảng 4.9 ta thấy, nợ xấu năm 2010 của doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ là 643 triệu đồng, đến năm 2011 là 1.270 triệu đồng, tăng đến 97,51% so với năm 2010. Nợ xấu doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm mạnh trong sáu tháng đầu năm 2013 khi giảm còn 996 triệu đồng. Nguyên nhân năm 2011 nợ xấu tăng mạnh là do biến động của giá cả thị trường, dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp vay vốn kinh doanh thua lỗ. 50 Trong thời gian gần đây, mặc dù trước biến động không ngừng của thị trường, nhưng các doanh nghiệp cùng với các cá nhân và hộ gia đình hoạt động có hiệu quả, giúp cho công tác thu hồi nợ của NH tiến triển tốt. Dù vậy NH cũng không thể tránh khỏi nợ xấu. Vì vậy NH chỉ có thể hạn chế nợ xấu đến mức thấp nhất nhờ những chính sách và nỗ lực của cán bộ, nhân viên trong NH. 4.2.4.3 Tình hình nợ xấu theo ngành nghề kinh doanh Đối với nông nghiệp: Nông nghiệp luôn là nhóm ngành nghề chiếm dư nợ cao trong tổng dư nợ của chi nhánh. Cũng chính vì thế, nợ xấu của nhóm ngành này luôn chiếm tỷ trọng cao. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nợ xấu nhóm này có xu hướng giảm. Năm 2010 nợ xấu ngành nông nghiệp là 6.626 triệu đồng. Đến các năm 2011, 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 thì tỷ lệ giảm năm sau so với năm trước lần lượt là: 15,94%, 2,76%, 0,96%. Đáng chú ở năm 2011 khi nợ xấu giảm đến 1.056 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân là do giá lúa cao và được mùa, thu nhập từ việc trồng lúa tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến NH trả nợ. Trong những năm trở lại đây công tác thu hồi nợ đang dần tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng kể, đòi hỏi NH cần cố gắng phát huy. Đối với ngành thủy sản: Nợ xấu cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, nhưng từ năm 2010 đến nay có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2010 nợ xấu ngành thủy sản là 5.635 triệu đồng, năm 2011 giảm xuống còn 5.474 triệu đồng, đến năm 2012 nợ xấu ngành này tiếp tục giảm 2,65% so với năm 2011. Nguyên nhân số liệu này giảm là do tình hình nuôi trồng thủy sản phát triển thuận lợi, tạo điều kiện cho người dân trả nợ cho NH. Đối với ngành công nghiệp: Nhóm ngành này có khoản dư nợ nhỏ nhất trong tổng dư nợ, nên khoản nợ xấu cũng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất và rất ít biến động. Nguyên nhân là các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn đều có quy mô nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, nên NH hạn chế đầu tư vào lĩnh vực này. Đối với ngành thương mại, dịch vụ: Nợ xấu của nhóm ngành này biến động không đều qua các năm. Năm 2010 nợ xấu nhóm ngành này là 956 triệu đồng, đến năm 2011 tăng đột biến lên 2.811 triệu đồng. Nguyên nhân là do các hộ kinh doanh nhỏ lẽ kinh doanh không tốt ảnh hưởng đến công tác thu nợ. Từ năm 2012 đến nay, ngân hàng đã chú trọng nhiều hơn đến nhóm ngành này và ngày càng tiến bộ hơn trong việc xử lý thu hồi nợ nên nợ xấu nhóm ngành này giảm đi rõ rệt. Sáu tháng đầu năm 2013, nợ xấu nhóm ngành thương mại, dịch vụ giảm chỉ còn 2.057 triệu đồng và đang tiếp tục có xu hướng giảm. 51 Đối với nhóm ngành khác: Tuy chỉ chiếm một tỷ trọng thấp trong tổng nợ xấu của NH, nhưng việc phân tích và đánh giá các món vay nhóm ngành này cũng là rất quan trọng. Nợ xấu của các ngành này tăng giảm không ổn định qua các năm nhưng nhìn chung có xu hướng giảm. Nếu như năm 2010 nợ xấu nhóm ngành này là 537 triệu đồng, thì đến sáu tháng đầu năm 2013 đã giảm chỉ còn 148 triệu đồng. Điều này cho thấy NH ngày càng thực hiện tốt công tác thu hồi nợ. Tóm lại, nợ xấu là một trong những thước đo hiệu quả hoạt động tín dụng của NH. Vì thế đòi hỏi NH cần có những chiến lươc cụ thể trong công tác thu hồi nợ và hạn chế nợ xấu. Một mặt làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mặt khác tạo thêm lòng tin đối với khách hàng, thể hiện vai trò là một NHTM số một trên địa bàn huyện. 4.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NH Trên cơ sở đi vay để cho vay, hoạt động tín dụng được xem là hoạt động kinh doanh chính của hầu hết các NHTM. Do đó, muốn có lợi nhuận thì hoạt động tín dụng của chi nhánh phải có hiệu quả. Đây là việc làm tiên quyết nếu muốn tồn tại và hoạt động lâu dài. Qua phân tích ở phần trên cho thấy hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời thời gian qua tiến triển tương đối tốt. Tuy nhiên, để có sự đánh giá chính xác hơn, ở phần này, chúng ta sẽ đi vào đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng thông qua một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng. 4.3.1 Dƣ nợ trên vốn huy động Mặc dù, trong những năm qua, tình hình cho vay tại NH ngày càng được mở rộng, nhưng tỷ lệ nguồn vốn huy động đem cho vay còn thấp. Năm 2010 tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động là 2,22 lần, nghĩa là, trung bình có 2,22 đồng dư nợ thì mới có một đồng vốn huy động tham gia vào. Từ năm 2011 đến sáu tháng đầu năm 2013 thì tỷ lệ này luôn giảm. Nếu như năm 2011 tỷ lệ này là 1,96 lần thì đến sáu tháng đầu năm 2013 tỷ lện này đã giảm xuống đáng kể với 1,69 lần. Tuy tỷ lệ này có giảm xuống nhưng vẫn còn tương đối cao, NH vẫn còn phụ thuộc nhiều vốn điều chuyển trong việc cho vay. Vì vậy, NH cần đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn để một mặt đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của khách hàng, mặt khác giúp tối đa hóa lợi nhuận của NH. 4.3.2 Dƣ nợ trên tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này đánh giá mức độ đầu tư tài sản vào việc cho vay. Trong những năm qua, tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn ở mức khá cao và không ổn định. 52 Bảng 4.9: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời Chỉ tiêu Tổng nguồn vốn Vốn huy động DSCV DSTN Dư Nợ Nợ Xấu Dư nợ bình quân Dư nợ/VHĐ Dư Nợ/TNV DSTN/DSCV Vòng quay vốn tín dụng Nợ Xấu/ Tổng dư nợ ĐVT Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Lần % % Vòng/năm % 2010 527.985 228.356 787.311 676.705 507.909 13.764 452.606 2,22 96 85,95 1,50 2,71 2011 620.716 303.952 1.037.311 948.583 596.657 14.081 552.283 1,96 96 91,45 1,72 2,36 2012 718.325 410.235 1.430.523 1.314.624 712.556 13.153 654.607 1,74 99 91,90 2,01 1,85 6/2011 569.538 265.725 479.684 450.433 537.160 9.960 522.535 2,02 94 93,90 1,72 1,85 6/2012 658.514 348.032 561.561 553.809 604.409 13.327 600.533 1,74 92 98,62 1,84 2,20 Nguồn: phòng tín dụng của Agribank huyện Trần Văn Thời – Cà Mau,2010, 2011, 2012 và 6/2011-6/2013 53 6/2013 780.903 458.422 649.390 586.835 775.111 12.849 743.834 1,69 99 90,37 1,58 1,66 Cụ thể, năm 2010 và 2011 tỷ lệ này không đổi là 96%, năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 là 99%. Từ tỷ lệ này ta thấy nguồn vốn của NH chủ yếu tập trung vào hoạt động tín dụng. Vì thế hoạt động tín dụng đã mang lại lợi nhuận cao cho NH trong những năm qua. 4.3.3 Hệ số thu nợ Ta thấy công tác thu hồi nợ tại NHNO&PTNT huyện TVT đạt được kết quả khá tốt, hệ số thu nợ năm 2010 là 85,95% nghĩa là, trung bình 1 đồng vốn cho vay thì NH thu về được trên 0,8595 đồng. Năm 2011 hệ số thu nợ tăng lên 91,45%, đặc biệt, sáu tháng đầu năm 2012 có hệ số thu nợ lên đến 98,62%. Điều này thể hiện được công tác thu hồi nợ ngày càng hiệu quả. Tuy nhiên,đến sáu tháng đầu năm 2013, hệ số thu nợ giảm mạnh còn 90,37%, đòi hỏi Ngân hàng cần có những chính sách cần thiết để đôn đốc khách hàng trả nợ cho NH. Bên cạnh đó, cần có sự nỗ lực hơn nữa của cán bộ, nhân viên ngân hàng để khách hàng ngày càng có ý thức hơn trong việc trả nợ, góp phần làm tăng kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. 4.3.4 Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng của NHNO&PTNT huyện TVT các năm qua có xu hướng tăng dần, lần lượt là 1,50 vòng, 1,72 vòng và 2,01 vòng. Cho thấy quá trình luân chuyển đồng vốn của NH liên tục và đạt hiệu quả. Nguyên nhân dẫn đến vòng quay vốn tín dụng ngày càng tăng là do công tác thu hồi nợ của NH tương đối hiệu quả, và việc cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao. Trong thời gian tới, NH cần xem xét mở rộng đầu tư và thực hiện tốt các chính sách giúp khách hàng vay vốn trả được nợ để hoạt động tín dụng ngày càng tăng trưởng ổn định. 4.3.5 Nợ xấu trên tổng dƣ nợ Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của NH một cách rõ rệt nhất. Nếu chỉ số này lớn sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động tín dụng của NH. Qua các năm qua thì tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm dần. Cụ thể năm 2010 là 2,71%, năm 2011 là 2,36%, năm 2012 là 1,85%, riêng sáu tháng đầu năm 2013 tỷ lệ này lại giảm xuống còn 1,58%. Dư nợ tăng và nợ xấu giảm đã làm cho chỉ số này giảm qua các năm, điều đó cho thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng ngày càng tốt hơn. Tỷ lệ này giảm là do sự nỗ lực của nhiều phía: từ sự quản lý hiệu quả của ban lãnh đạo ngân hàng và sự cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ tín dụng cộng thêm thiện chí trả nợ của khách hàng. Điều này cần được duy trì và phát huy hơn nữa trong tương lai. 54 CHƢƠNG 5 GIẢI PHÁP GIÚP NGÂN HÀNG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TRẦN VĂN THỜI 5.1 NHỮNG TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG - Thông qua việc phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn của NH, ta thấy ngoài việc cho vay từ nguồn vốn huy động, NH còn phải sử dụng vốn phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển. Vì thế, NH chưa chủ động được nguồn vốn, cùng với chi phí sử dụng nguồn vốn điều chuyển cao hơn nguồn vốn huy động (do NH phải chịu một phần lãi suất của nguồn vốn) nên lợi nhuận của NH phần nào bị ảnh hưởng. Mặt khác, do trực thuộc ngân hàng cấp trên nên việc cho vay còn phải phụ thuộc vào chỉ tiêu cho vay mà NH cấp trên đưa xuống. Điều này có thể NH sẽ bỏ qua một số khách hàng tốt, và ảnh hưởng tới quá trình sản xuất, kinh doanh của khách hàng. Đồng thời, làm giảm sức cạnh tranh của NH trên địa bàn. - Ngân hàng cho vay ngắn hạn là chủ yếu, còn việc cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp. Một số dịch vụ như: cầm cố, bão lãnh…còn rất hạn chế. Vì vậy NH đã làm giảm lợi thế cạnh tranh của mình, đồng thời cũng chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường để mang về nhiều lợi nhuận. - Tình hình tín dụng những năm qua của NH mặc dù tăng trưởng nhưng vẫn còn tồn tại nợ quá hạn và nợ xấu. Đây là rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng nói chung và NHNo&PTNT nói riêng. - Địa bàn hoạt động của NH tương đối rộng, trung bình một CBTD quản lý hơn 900 món vay gây khó khăn trong công tác quản lý hộ vay. Mặt khác, CBTD phải đến từng địa phương để tư vấn cho vay và việc thẩm định khó khăn tốn nhiều chi phí, đôi khi chậm trễ ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của khách hàng. 5.2 CÁC NGUYÊN NHÂN ẢNH HƢỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG 5.2.1 Nguyên nhân khách quan 5.2.1.1 Điều kiện tự nhiên Như chúng ta đã biết, Huyện Trần Văn Thời là một huyện vùng sâu, vùng xa, nơi đây người dân sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Chính vì thế điều kiện tự 55 nhiên ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình sản xuất kinh doanh của người dân. Mặt khác, để có vốn sản xuất, phần lớn nông dân phải vay NH để chuẩn bị cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh mới, kết thúc một chu kỳ sản xuất, người dân sẽ đem tiền đến trả cho Ngân hàng. Tuy Nhiên, những thiên tai bất ngờ do thiên nhiên sẽ ảnh hưởng không tốt đến năng suất - chất lượng của sản phẩm, thậm chí là mất trắng. Từ đó, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng dẫn đến hoạt động tín dụng của NH cũng kém hiệu quả. Ngược lại, nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, cuối mùa đạt năng suất cao, khách hàng sẽ đến trả cả gốc và lãi. Điều này vừa giúp khách hàng tạo uy tín đối với NH, vừa giúp hoạt động của NH hiệu quả hơn. 5.2.1.2 Môi trường kinh tế Đối với NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời, tuy có khách hàng chủ yếu là người nông dân, nhưng các biến động kinh tế vĩ mô như lạm phát, khủng hoảng cũng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động tín dụng của NH. Nếu tình trạng lạm phát cao xảy ra, giá vật tư nông nghiệp, thủy sản… sẽ tăng cao. Điều này gây nhiều khó khăn cho việc sản xuất nông nghiệp người dân, cũng do giá cả tăng nên việc tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp cũng là vấn đề khó giải quyết. Cộng thêm việc lãi suất tăng làm tăng chi phí sản xuất, điều này làm người dân khó có thể trả vốn và lãi cho ngân hàng dẫn đến tác động không tốt đến NH. Ngược lai, nếu kinh tế có một tỷ lệ lạm phát ổn định sẽ tạo điều kiện cho các khoản tín dụng có chất lượng, giúp cho công tác tín dụng của NH được thuận lợi và phát triển. 5.2.1.3 Sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Hiện nay trên địa bàn Huyện có nhiều NHTM hoạt động và cạnh tranh trực tiếp như: NH Công thương, NH Sacombank…Các NH này luôn cạnh tranh gay gắt với nhau vì mục tiêu chung là chiếm lĩnh thị phần và thu nhiều lợi nhuận trên thị trường chưa được khai thác tối đa, một thị trường có đầy tiềm năng phát triển. Đặc biệt, các NH này có nhiều kinh nghiệm trong việc quảng bá thương hiệu, quảng cáo, áp dụng các chính sách về lãi suất huy động, lãi suất cho vay hết sức hấp dẫn nhằm lôi kéo khách hàng. Chính vì thế, môi trường cạnh tranh tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh huyện TVT. 5.2.2 Nguyên nhân chủ quan 5.2.2.1 Chính sách tín dụng NHNo&PTNT huyện TVT là chi nhánh cấp ba trực thuộc NH cấp trên, nhưng vẫn có những chính sách riêng về hoạt động kinh doanh để hoàn thành chỉ tiêu mà NH cấp trên đề ra. NH lập ra các chiến lược kinh doanh dựa trên nhiều 56 yếu tố tác động như: tình hình kinh tế trong và ngoài nước, các quy định của NHNN, các chỉ tiêu mà Ngân hàng cấp trên giao phó. Dựa vào chu kỳ SXKD, NH đề ra mức lãi suất, hạn mức tín dụng, kỳ hạn trả nợ cho từng món vay. Một chính sách tín dụng đúng đắn và phù hợp sẽ thu hút được nhiều khách hàng, làm cho hoạt động tín dụng hiệu quả trên cơ sở hạn chế rủi ro, đồng thời vẫn tuân thủ những quy định của Nhà nước. Chất lượng tín dụng tuỳ thuộc vào việc xây dựng chính sách tín dụng của ngân hàng có phù hợp hay không. Bất cứ Ngân hàng nào muốn có chất lượng tín dụng tốt cũng đều phải có chính sách tín dụng khoa học, phù hợp với thực tế của ngân hàng cũng như của thị trường. 5.2.2.2 Tình hình huy động vốn của NH Như chúng ta đã biết, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời cấp tín dụng chủ yếu dựa trên hai nguồn vốn: vốn điều chuyển và vốn huy động. Nhiều năm qua do tình hình huy động vốn còn gặp nhiều hạn chế nên tỷ trọng cấp tín dụng từ vốn điều chuyển cao hơn. Điều này đồng nghĩa với việc NH phải trả một phần lãi cho nguồn vốn điều chuyển, làm giảm lợi nhuận từ việc cho vay. Trong những năm gần đây, tình hình huy động vốn ngày càng hiệu quả dẫn đến tỷ trọng cấp tín dụng từ nguồn vốn này ngày càng tăng, NH tiết kiệm được một khoản chi phí, làm cho hoạt động tín dụng hiệu quả hơn. 5.2.2.3 Phẩm chất và trình độ chuyên môn của cán bộ Đội ngũ cán bộ được xem là những tế bào của NH. Nói như vậy là vì cán bộ là người tham gia trực tiếp vào mọi khâu trong quá trình hoạt động của NH nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Vì thế, chất lượng đội ngũ cán bộ NH là nhân tố quyết định đến kết quả kinh doanh của NH, đặc biệt là những CBTD. Cán bộ tín dụng có đạo đức nghề nghiệp và làm việc với tinh thần trách nhiệm cao sẽ giúp hoạt động của NH ngày càng đạt được nhiều kết quả tốt. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các CBTD cũng quyết định đến sự thành công của hoạt động tín dụng. Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của Agribank huyện Trần Văn Thời là khá tốt. Trong đó, sự đóng góp của các CBTD là rất lớn, những cán bộ này không có những vi phạm về đạo đức nghề nghiệp, hơn nữa họ cũng đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn của CBTD trong NH cũng đã được nâng lên đáng kể. Với những mặt tốt nêu trên, NH cần cố gắng xây dựng một đội ngũ cán bộ tốt hơn nữa để cùng nhau phát triển NH. 57 5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNNO&PTNT CHI NHÁNH TRẦN VĂN THỜI 5.3.1 Đối với hoạt động huy động vốn và quản lý nguồn vốn -Qua việc phân tích cơ cấu nguồn vốn của NH, ta thấy NH còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển, làm cho hoạt động tín dụng kém hiệu quả. Vì vậy, NH cần Thực hiện tốt công tác huy động vốn qua một số các giải pháp sau: Hằng năm, Ngân hàng nên tổ chức hội nghị khách hàng để củng cố quan hệ khách hàng nhằm nắm bắt nhu cầu khách hàng. Từ đó, đưa ra những chiến lược phù hợp về lãi suất, kỳ hạn, về thời hạn trả nợ…Bên cạnh đó, NH nên hỗ trợ đi lại và bảo vệ an toàn đối với những khách hàng có nguồn tiền gửi lớn khi họ đến Ngân hàng. Đa dạng hóa các hình thức huy động: Trong những năm qua, Agribank Trần Văn Thời đã không ngừng phát triển nhiều hình thức huy động vốn nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay NH đã có các hình thức tiết kiệm sẵn có như tiết kiệm lãi suất theo tháng, theo quý, theo năm… bằng các hình thức trả lãi trước hoặc trả lãi sau. NH cần thực hiện giải pháp mở rộng thêm hình thức huy động vốn mới như nhận tiền gửi tiết kiệm lãi suất bậc thang có kỳ hạn theo tuần, huy động tiền gửi đảm bảo giá trị theo vàng, huy động tiết kiệm dự thưởng trúng vàng, tài khoản tiết kiệm gửi góp…. Loại hình tiết kiệm này khuyến khích khách hàng gửi món tiền lớn vào ngân hàng. Giao chỉ tiêu cụ thể về vốn huy động đến từng nhân viên ngân hàng để làm điều kiện xem xét lương. Giải pháp này khắc phục được hạn chế của việc Ngân hàng đang làm hiện nay là giao chỉ tiêu đơn thuần cho cán bộ, nhân viên. Bên cạnh đó, tránh việc chạy chỉ tiêu qua loa, không hết sức mình. Qua đó tạo động lực cho nhân viên ngân hàng nổ lực hơn nữa trong việc tìm kiếm khách hàng cho ngân hàng. Tuy đã đưa ATM vào hoạt động khá lâu, NH cũng đã thực hiện nhiều giải pháp để cải thiện số lượng khách hàng sử dụng thẻ ATM như: động viên, tư vấn khách hàng sử dụng dịch vụ, miễn phí phát hành thẻ. Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn huyện thì số lượng khách hàng sử dụng thẻ ATM còn tương đối thấp. Vì vậy Ngân hàng cần có giải pháp mới bên cạnh những giải pháp cũ. Tặng quà cho các khách hàng đăng ký thẻ mới và đến từng nhà để động viên khách hàng đăng ký thể là một số các giải pháp mới mà NH cần thực hiện. Như vậy sẽ thu hút một lượng tiền gửi đáng kể từ phía khách hàng. 58 5.3.2 Đối với hoạt động tín dụng 5.3.2.1 Đối với công tác tín dụng Hoạt động tín dụng của Ngân hàng những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, NH cần phải tiếp tục phát huy hơn nữa những thế mạnh của mình, và khắc phục những nhược điểm để hoạt động tín dụng của NH ngày càng hiệu quả. Dưới đây là một vài giải pháp. Ngân hàng cần thực hiện ký hợp đồng với cộng tác viên để tiếp thị, tìm kiếm thị trường, tìm kiếm khách hàng tốt cho Ngân hàng. Môt mặt có thể tiết kiệm được chi phí lương, mặt khác có thể tìm ra nhiều khách hàng tiềm năng cho Ngân hàng. Do chi nhánh còn tương đối đơn giản trong việc tổ chức nhân sự, mỗi CBTD chịu trách nhiệm giám sát các món vay của một xã (khoảng 900 món vay). Hơn nữa, CBTD phải theo dõi quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích hay không. Cho nên, việc giám sát các khoản vay sau khi giải ngân còn chưa tốt. Chính vì thế Ngân hàng nên chia nhỏ khu vực quản lý của CBTD hơn nữa và định kỳ luân chuyển CBTD nhằm phát huy khả năng khai thác địa bàn của từng CBTD và tránh những ý kiến chủ quan trong khâu thẩm định. 5.3.2.2 Đối với rủi ro tín dụng Hiện nay nợ xấu của Ngân hàng đang dần ổn định hơn thời gian trước. Để hạn chế tỷ lệ này xuống mức thấp nhất Ngân hàng cần thực hiện một số giải pháp sau: Do công tác thẩm định tài sản thế chấp còn khá sơ sài, chủ yếu dựa vào khả năng thẩm định một cách chủ quan của CBTD: Khi có một hợp đồng tín dụng, CBTD sẽ tự thẩm định giá trị của TS thế chấp. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc đảm bảo an toàn cho món vay nếu CBTD thẩm định giá trị của TS thế chấp lớn hơn giá trị thực của nó. Vì thế NH nên lập tổ thẩm định, để tránh đi những rủi ro và tạo điều kiện cho món vay đạt hiệu quả cao nhất. Hiện nay, có rất nhiều NH đang nằm trong tình trạng khó khăn do CBTD làm sai quy trình tín dụng, hoặc làm sai công tác thẩm định (do vi phạm đạo đức nghề nghiệp, do trình độ chuyên môn kém)…Vì thế, hiện nay Ngân hàng cần thành lập tổ (nhóm) giám sát, kiểm tra, kiểm soát từng CBTD để kịp thời ngăn chặn những sai phạm do bất kì lý do gì. 59 Để xử lý các khoản nợ xấu, NH cần bán nợ xấu cho VAMC. Hiện nay, công ty này đang hoạt động rất hiệu quả và đã xử lý được rất nhiều các khoản nợ xấu. Vậy tại sao phải bán nợ xấu? và NH được lợi gì? Khi bán nợ xấu, NH được nhận trái phiếu lãi suất 0% trong 5 năm của VAMC, và được vay tái cấp vốn tại NHNN trong 5 năm. Hơn thế nữa, các khoản nợ xấu mà VAMC thu hồi được còn được gửi lại NH dưới dạng tiền gửi thanh toán. Từ đó, giúp NH có thể tăng thêm nguồn vốn huy động để tập trung vào các khoản vay khác. 60 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Với chức năng là trung gian tín dụng, và hoạt động chính là huy động vốn nhàn rỗi, và cung cấp vốn cho người dân trong huyện, NHNo&PTNT huyện TVT đã trở thành chỗ dựa vững chắc của bà con nông dân, giúp đỡ người dân tránh được tình trạng vay nặng lãi, và yên tâm chăm lo sản xuất. Mặc dù với sự xuất hiện của các NH khác trên địa bàn huyện, và sự cạnh tranh gay gắt của các NH này nhưng nguồn vốn huy động vẫn tăng liên tục qua các năm. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động vẫn chưa đáp ứng đươc nhu cầu vốn của khách hàng. Vì vậy, tỷ lệ vốn điều chuyển trong tổng nguồn vốn vẫn còn khá cao. NH cần quan tâm hơn nữa công tác huy động vốn để hoạt động huy động vốn ngày càng hiệu quả. Trong quá trình hoạt động của ngân hàng, thì việc thu hồi nợ và xử lý nợ xấu luôn là vấn đề cần được giải quyết hàng đầu, do nợ xấu phát sinh từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan làm ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của NH. Trong những năm qua tăng trưởng kinh tế trong huyện chưa ổn định, tình hình kinh tế cũng gặp nhiều khó khăn: giá xăng dầu, vật tư nông nghiệp, giá vàng, giá nông sản đầu ra không ổn định…làm đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người dân. Để nâng cao hiệu quả hoạt động thì chi nhánh cần chú trọng việc phân tích chất lượng tín dụng để đánh giá đúng thực trạng nợ để có những biện pháp hữu hiệu để xử lý từng loại nợ. Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện TVT đã và đang cho thấy hướng đi đúng đắn của mình. Vì vậy NH cần cố gắng phát huy thế mạnh của mình, đồng thời khắc phục những yếu kém còn tồn tại để đảm bảo hoạt động tín dụng của NH được ngày càng phát triển. Kết hợp với chính quyền địa phương, và tổ chức khác góp phần phát triển kinh tế huyện theo xu hướng chung của cả nước. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Kiến nghị đối với hội sở chính NHNo&PTNT Việt Nam Hiện nay nguồn vốn cho vay bị phụ thuộc vào chỉ tiêu NH cấp trên đưa xuống, và chỉ tiêu này nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của khách hàng. Như vậy, chi nhánh cần thêm chỉ tiêu về nguồn vốn cho vay, để đáp ứng kịp thời, đầy đủ cho khách hàng trong quá trình sản xuất, kinh doanh, và giúp 61 Ngân hàng không mất đi một số khách hàng tốt, tăng sức cạnh tranh để chiếm thị phần trong môi trường có nhiều tiềm năng phát triển. Thường xuyên đưa cán bộ đi nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để Ngân hàng có những chiến lược, hướng đi mới, phù hợp hơn với tình hình hiện tại. 6.2.2 Kiến nghị đối với NHNo&PTNT tỉnh Cà Mau Tăng cường thanh tra, kiểm soát để phát hiện những sai phạm trong hoạt động của NH, phát hiện sớm những sai lầm mắc phải để kịp thời khắc phục. Thường xuyên tạo điều kiện gặp gỡ cho những lãnh đạo, cán bộ của các chi nhánh để chia sẽ kinh nghiệm quản lý, và trao đổi những chiến lược phát triển mới, tạo điều kiện để các chi nhánh cũng phát triển. Tìm hiểu, phân tích, đánh giá kỹ càng nhu cầu vốn của từng chi nhánh để đáp ứng đủ, kịp thời cho từng chi nhánh của từng huyện. Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, quảng cáo, để khách hàng nắm bắt thêm được nhiều thông tin hơn của Ngân hàng, tạo thêm uy tín để tăng độ tin cậy, điều này giúp tăng sức cạnh tranh với các đối thủ trên địa bàn. 6.2.3 Kiến nghị đối với chính quyền địa phƣơng Tạo điều kiện tốt nhất cho Ngân hàng thu thập thông tin của khách hàng để đánh giá khách hàng, làm tiền đề cho quyết định cho vay của Ngân hàng. Ngân hàng cũng có thể tiếp cận với khách hàng thông qua sự giới thiệu của chính quyền địa phương. Qua đó, giới thiệu về ngân hàng, để hướng dẫn người dân về những tiện ích, dịch vụ , những lợi ích khi giao dịch với Ngân hàng. Tiến hành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết đất tranh chấp nhanh chóng, thuận lợi cho việc thế chấp cho NH khi khách hàng đi vay. Địa phương cần có chính sách phát triển kinh tế- xã hội rõ ràng, theo chiến lược phát triển chung của đất nước. Đặc biệt phải có chính sách cụ thể phát triển những ngành mũi nhọn của địa phương. Từ đó NH có cơ sở để cho vay một cách hợp lý, tránh rủi ro đáng tiếc đối với một số ngành nghề hoạt động kém hiệu quả. Ngân hàng cần có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc thu hồi nợ. Sự phối hợp giữa Ngân hàng với chính quyền địa phương sẽ tạo điều kiện cho kinh tế huyện phát triển, đồng thời giúp nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn. 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đăng Dờn, 2009. Tiền tệ - Ngân hàng. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Trần Quốc Dũng, 2010. Kế toán ngân hàng. Đại Học Cần Thơ. 3. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ. 4. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010. Tiền tệ - ngân hàng. Đại học Cần Thơ. 5. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ. 6. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hà Nội : Nhà xuất bản Thống kê. 7. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Trần Văn Thời. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh- bảng cân đối kế toán của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Trần Văn Thời năm 2010-2012 và sáu tháng đầu năm 2011-2013. Trần Văn Thời, năm 2013. 8. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010. 63 [...]... và phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997 cùng ngày tỉnh Cà Mau được thành lập Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Trần Văn Thời là chi nhánh cấp ba trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau (đi vào hoạt động cùng với NHNo&PTNT tỉnh Cà Mau) với tên giao dịch là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Trần Văn. .. Văn Thời – Cà Mau, đặt tại Khóm 09, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, thành phố Cà Mau 12 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Trần Văn Thời là một Ngân hàng thương mại nhà nước với nghiệp vụ cơ bản của một NHTM Nghiệp vụ chính vẫn là huy động vốn và cho vay, đây cũng là nguồn thu chính của Ngân hàng Ngân hàng còn thực hiện thêm nghiệp vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông. .. lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Phân tích hoạt động huy động vốn và cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Trần Văn Thời trong năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Mục tiêu 2: Tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của NH Mục tiêu 3: Đề ra một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân. .. bắt và khai thác thủy hải sản 3.1.2 Khái quát về NHNO&PTNT huyện Trần Văn Thời 3.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau được tách ra từ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Minh Hải trước đây Từ khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngày 01/01/1997 chia tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh: Cà Mau và Bạc Liêu, Ngân hàng nông nghiệp và. .. của hệ thống NH nông nghiệp nói chung và NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời nói riêng, đồng thời làm cho kinh tế huyện ngày càng phát triển 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình tín dụng của NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Trần Văn Thời trong các năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, để tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng Từ đó, đề... bộ tín dụng sẽ chịu trách nhiệm quản lý một xã và có một phòng giao dịch (PGD) ở thị trấn Sông Đốc, giúp cho khách hàng dễ dàng giao dịch với Ngân hàng Khẳng định được vị thế của mình là Ngân hàng số một trong huyện Agribank huyện Trần Văn Thời – Cà Mau PGD Sông Đốc Nguồn: Phòng tín dụng của Agribank huyện Trần Văn Thời – Cà Mau, 2012 Hình 3.1: Sơ đồ mạng lưới hoạt động tại Agribank huyện Trần Văn Thời. .. tranh đầy biến động và trong quá trình đưa nền kinh tế huyện phát triển 3.1.2.2 Ngành nghề - lĩnh vực kinh doanh - Nông nghiệp - Thương mại, dịch vụ - Chế biến thủy sản, lương thực thực phẩm -Công nghiệp - Sản xuất, kinh doanh,… 3.1.2.3 Mạng lưới hoạt động Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Trần Văn Thời – Cà Mau có mạng lưới hoạt động khắp các xã do các cán bộ tín dụng (CBTD) trực tiếp... 17% và tăng trưởng nguồn vốn từ 20% - 25% Chủ động phân tích nợ quá hạn và đề ra các giải pháp khắc phục nợ xấu Đảm bảo khả năng thanh toán và đảm bảo trả lương cho cán bộ cơ quan Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận được nguồn vốn, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, nâng cao đời sống nhân dân 24 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH... lãnh đạo ngân hàng rất quan tâm Trần Văn Thời (TVT) là một huyện của tỉnh Cà Mau, người dân sản xuất nông nghiệp là chủ yếu Do đó việc đầu tư vốn của NH cho hộ nông dân có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNo&PTNT) huyện Trần Văn Thời là NHTM Nhà Nước hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp Đây cũng là nơi cung cấp... ngân hàng trong thời gian tới 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau 1.3.2 Phạm vi thời gian Đề tài thực hiện từ tháng 8/2013 đến tháng 11/2013 Số liệu của đề tài được thu thập từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh ... hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh huyện Trần Văn Thời – Cà Mau, đặt Khóm 09, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, thành phố Cà Mau 12 Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn. .. THƠ HO INH T – Q N TR INH O NH NG YỄN VĂN TƯ 4104652 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN ỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TRẦN VĂN THỜI – CÀ MAU L ẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC... 24 CHƢƠNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TRẦN VĂN THỜI 4.1 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TRẦN VĂN THỜI 4.1.1

Ngày đăng: 12/10/2015, 19:11

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w