qua 3 năm 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Như chúng ta đã biết, nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng tạo tiền đề cho nghiệp vụ tín dụng. Vì thế, ta cần phân tích kỹ hơn về tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau qua việc phân tích 2 bảng số liệu về tình hình huy động vốn theo thời hạn và theo thành phần kinh tế.
4.1.2.1 Tình hình huy động vốn theo thời hạn
Vốn huy động của ngân hàng được phân theo thời hạn, nhằm tạo điều kiện cho ngân hàng xác định được tính ổn định từng loại nguồn vốn. Từ đó Ngân hàng có cách sử dụng nguồn vốn hợp lý và hiệu quả, mang lại lợi ích tối đa cho Ngân hàng, NHNo&PTNT phân thành hai loại:
Tiền gửi không kỳ hạn: là loại tiền gửi để phục vụ nhu cầu thanh toán không
vì mục đích hưởng lãi. Vì vậy, lãi suất không phải là công cụ thu hút nguồn vốn này. Tại Ngân hàng thì loại tiền này không ổn định và loại tiền này chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn huy động theo thời hạn, chỉ chiếm khoảng 10%. Thông qua bảng số liệu 4.2 ta thấy, trong năm 2010 tiền gửi không kỳ hạn đạt 29.722 triệu đồng. Đến năm 2011 là 28.458 triệu đồng, giảm 4,25% so với năm 2010. Năm 2012 tiền gửi không kỳ hạn là 31.694 triệu đồng, tăng 3.236 triệu đồng, tương đương tăng 11,37% so với năm 2011. Chỉ riêng sáu tháng đầu năm 2013, tiền gửi không kỳ hạn lại tăng 10.318 triệu đồng so với năm 2012, tương đương với 32,56%. Điều này cho thấy sự thiếu ổn định của loại vốn huy động này, vì khách hàng có thể rút và gửi vào NH bất cứ lúc nào, khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp với mục đích thanh toán để tiện trong việc SXKD.
Tiền gửi có kỳ hạn: Loại tiền gửi này có tỷ trọng lớn (khoảng 90%) và tăng
qua các năm, chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm huy động từ người dân. Người gửi tiền nhằm mục đích thu từ lãi, nên lãi suất là công cụ giúp NH thu hút nguồn vốn này. Nắm được tình hình đó, Ngân hàng đưa ra các chính sách lãi suất phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng. Từ đó giúp NH thu hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi, giúp hoạt động của ngân hàng ngày càng hiệu quả. Trong những năm qua,
30
Bảng 4.2: Tình hình vốn huy động theo thời hạn và theo thành phần kinh tế (TPKT) của NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời qua 3 năm 2010-2012 và 6/2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm So sánh
2010 2011 2012 6/2013 Số tiền % 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền 6-2013/2012 % Theo thời hạn 228.356 303.952 378.438 408.422 75.596 33,10 74.486 24,51 29.984 7,92
Không kỳ hạn 29.722 28.458 31.694 42.012 (1.264) (4,25) 3.236 11,37 10.318 32,56 Có kỳ hạn 198.634 275.494 346.744 366.410 76.860 38,69 71.250 25,86 19.666 5,67
Theo TPKT 228.356 303.952 378.438 408.422 75.596 33,10 74.486 24,51 29.984 7,92
Tiền gửi dân cư 195.944 246.264 313.372 358.298 50.320 25,68 67.108 27,25 44.926 14,34 Tiền gửi của
TCKT 32.412 57.688 65.066 50.124 25.276 77,98 7.378 12,79 (14.942) (22,96)
Tổng Cộng 228.356 303.952 378.438 408.422 75.596 33,10 74.486 24,51 29.984 7,92
31
nền kinh tế có nhiều biến động, nên việc huy động vốn, đặt biệt là loại tiền gửi có kỳ hạn rất khó khăn nên Ngân hàng cũng thực hiện các biện pháp để tăng loại nguồn vốn này như: chính sách lãi suất theo kỳ hạn, gửi tiền trúng thưởng …
Kết quả, năm 2010 tiền gửi có kỳ hạn là 198.634 triệu đồng. Đến năm 2011 con số này đã tăng lên 275.494 triệu đồng, tăng 76.840 triệu đồng so với năm 2010, với số tương đối là 38,69%. Năm 2012 tiền gửi có kỳ hạn đạt 346.744 triệu đồng, tăng 71.250 triệu đồng so với năm 2011, tương đương với tăng 25,86 triệu đồng. Riêng sáu tháng đầu năm 2013 tiền gửi có kỳ hạn dường như có dấu hiệu chững lại khi con số này chỉ đạt 366.410 triệu đồng, tăng chỉ 5,67% so với năm 2012, NH cần thực hiện nhiều chính sách hơn nữa để nguồn vốn này ngày càng gia tăng và ổn định, góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động tín dụng của NH.
4.1.2.2 Tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế
Một cách phân loại nữa của vốn huy động là theo thành phần kinh tế bao gồm: tiền gửi dân cư và tiền gửi của các TCKT. Trong đó, tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ trọng cao và là nguồn vốn huy động chủ yếu của NH.
Tiền gửi dân cư: Với loại thành phần này thì khách hàng gửi tiền chủ yếu là
tầng lớp dân cư trong huyện. Họ gửi tiền vào với hình thức tiền gửi tiết kiệm nhằm nhận một mức lãi nào đó, và đảm bảo an toàn cho số tiền gửi của mình. Bên cạnh đó, họ cũng nhận được một số các tiện ích và chương trình khuyến mãi từ NH…Qua bảng 4.2 ta thấy, tiền gửi dân cư tăng ổn định và chiếm tỷ trọng cao (khoảng 80%) qua các năm, Cụ thể, năm 2010 đạt 195.944 triệu đồng. Đến năm 2011 tiền gửi dân cư là 246.264 triệu đồng, tăng 50.320 triệu đồng, tương đương với 25,68% so với năm 2010. Cùng với xu hướng đó, năm 2012 loại tiền gửi này cũng tăng ổn định, đạt 313.372 triệu đồng, tăng 67.108 triệu đồng so với năm 2011. Riêng sáu tháng đầu năm 2013 tiền gửi dân cư đã tăng 44.926 triệu đồng, tương đương với 14,34% so với năm 2012. Nguyên nhân là do đời sống người dân trong huyện ngày càng được nâng cao, hoạt động SXKD thuận lợi và đạt hiệu quả, đồng thời, công tác huy động vốn ngày càng được quan tâm nên đã tạo nên sự ổn định và lòng tin đối với khách hàng trong công tác huy động vốn.
Tiền gửi của các TCKT: Loại tiền gửi này khách hàng chủ yếu là các doanh
nghiệp thuộc tất cả các TPKT trong huyện. Các TCKT gửi tiền vào NH nhằm thực hiện các dịch vụ thanh toán với ưu điểm nhanh, chi phí thấp hoặc một số doanh nghiệp trong quá trình SXKD có một bộ phận nguồn vốn nhàn rỗi, để một mặt đảm bảo an toàn, một mặt có thể sinh lời. Nhìn chung, loại nguồn vốn này
32
được thể hiện qua các năm (bảng 4.2) như sau: nguồn vốn này tăng mạnh vào năm 2011 khi đạt 57.688 triệu đồng, tăng 77,98% so với năm 2010, trong khi chỉ 6 sáng đầu năm 2013 con số này giảm 14.942 triệu đồng so với năm 2012, tương đương với 22.96%. Điều này nói lên sự thiếu ổn định của loại nguồn vốn này, vì các TCKT thường xuyên gửi tiền và rút tiền bất cứ lúc nào, vì vậy NH cần cân nhắc khi sử dụng nguồn vốn này để tránh rủi ro trong việc thiếu thanh khoản.