Thực trạng nợ xấu của NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín ụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh trần văn thời – cà mau (Trang 59 - 63)

Trong nền kinh tế thị trường, cấp tín dụng là chức năng kinh tế cơ bản của ngân hàng. Vì thế rủi ro xảy ra cũng tập trung vào hoạt động tín dụng. Rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra nhất là rủi ro tín dụng. Ngân hàng cần quan tâm và chú trọng đến loại rủi ro này. Nghiên cứu hoạt động tín dụng của Agribank Trần Văn Thời trong thời gian qua thì vấn đề nợ xấu cũng được quan tâm hàng đầu.

4.2.4.1 Nợ xấu theo thời hạn

Tại chi nhánh, nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu theo thời hạn và đang có xu hướng giảm. Một phần là do dư nợ ngắn hạn của NH lớn nên số nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với nợ xấu trung và dài hạn. Ngân hàng đang có xu hướng giảm cho vay trung và dài hạn vì những món vay này tiềm ẩn những rủi ro cao.

Về nợ xấu ngắn hạn: nhìn chung, nợ xấu ngắn hạn có nhiều biến động. Cụ

thể, nợ xấu năm 2010 là 10.611 triệu đồng. Đến năm 2011, nợ xấu ngắn hạn tăng 1.270 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng 11,91%. Năm 2012 nợ xấu ngắn hạn lại giảm 12,21% so với năm 2011. Nhưng chỉ sáu tháng đầu năm 2013, nợ xấu lại tăng lên 359 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng 3,43%. Nguyên nhân sự tăng giảm nợ xấu ngắn hạn không ổn định là do sự biến động thất thường của

49

Bảng 4.8: Nợ xấu của NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời năm 2010, 2011, 2012

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: phòng tín dụng của Agribank huyện Trần Văn Thời – Cà Mau, năm 2010, 2011, 2012

Chỉ tiêu

Năm So sánh

2010 2011 2012 6/2013

2011/2010 2012/2011 6-2013/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Theo thời hạn 13.764 14.081 13.153 12.849 317 2,30 (928) (6,59) (304) (2,31) Ngắn hạn 10.661 11.931 10.474 10.833 1.270 11,91 (1.457) (12,21) 359 3,43 Trung và dài hạn 3.103 2.150 2.679 2.016 (953) (30,71) 529 24,60 (663) (24,75) Theo thành phần kinh tế 13.764 14.081 13.153 12.849 317 2,30 (928) (6,59) (304) (2,31) Cá nhân, Hộ sản xuất 13.121 12.811 11.942 11.853 (310) (2,36) (869) (6,78) (89) (0,75) DNNQD 643 1.270 1.211 996 627 97,51 (59) (4,65) (215) (17,75) Theo ngành nghề kinh tế 13.764 14.081 13.153 12.849 317 2,30 (928) (6,59) (304) (2,31) Nông nghiệp 6.626 5.570 5.416 5.364 (1.056) (15,94) (154) (2,76) (52) (0,96) Thủy sản 5.635 5.474 5.329 5.275 (161) (2,86) (145) (2,65) (54) (1,01) Công nghiệp 10 10 20 5 0 0,00 10 100,00 (15) (75,00) Thương mại, dịch vụ 956 2.811 2.106 2.057 1.855 194,04 (705) (25,08) (49) (2,33) Ngành khác 537 216 282 148 (321) (59,78) 66 30,56 (134) (47,52) Tổng Cộng 13.764 14.081 13.153 12.849 317 2,30 (928) (6,59) (304) (2,31)

50

giá cả thị trường, dẫn đến nhiều hộ vay vốn kinh doanh, sản xuất gặp nhiều khó khăn, giá cả hàng nông sản lại bấp bênh và không tìm được đầu ra, nên nợ xấu vẫn còn ở mức cao. Mặt khác, do tư tưởng của một số khách hàng không muốn trả nợ đúng hạn, kéo dài thời gian trả nợ để nhằm sử dụng vào mục đích khác, làm cho Ngân hàng phải chuyển nhóm nợ, vì thực tế lãi suất nợ quá hạn vẫn còn thấp hơn lãi suất bên ngoài nên họ vẫn chấp nhận.

Nợ xấu trung và dài hạn: Nợ xấu trung và dài hạn có xu hướng giảm qua

các năm. Nếu như năm 2010 nợ xấu trung và dài hạn 3.103 triệu đồng thì đến năm 2011 chỉ còn 2.150 triệu đồng. Mặc dù năm 2012 nợ xấu trung và dài hạn có tăng nhẹ, nhưng đến sáu tháng đầu năm 2013 giảm còn 2.016 triệu đồng. Nợ xấu trung và dài hạn giảm là nhờ NH thu hồi được các khoản nợ xấu của năm trước trong khi các khoản nợ trong năm thì chưa đến hạn. Mặt khác, các khoản vay này được NH sàn lọc kỹ trong quá trình cho vay và khéo léo xử lý các món vay đã quá hạn.

4.2.4.2 Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế

Nợ xấu các món vay cá nhân, hộ sản xuất:Do dư nợ của các món vay này lớn, khó kiểm soát nên nợ xấu của thành phần này chiếm tỷ cao trong tổng nợ xấu theo thành phần kinh tế. Trong những năm gần đây, nợ xấu thành phần này có xu hướng giảm, nhưng không nhiều. Cụ thể năm 2010 nợ xấu thành phần cá nhân, hộ sản xuất là 13.121 triệu đồng, năm 2011 là 12.811 triệu đồng, giảm 310 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 con số này tiếp tục giảm 6,78% so với năm 2011 và đến sáu tháng đầu năm 2013, nợ xấu thành phần cá nhân, hộ sản xuất chỉ còn 11.853 triệu đồng. Nguyên nhân nợ xấu các món vay này giảm là do việc sản xuất kinh doanh của người dân ngày càng phát triển, công tác thu hồi nợ và đôn đốc khách hàng trả nợ ngày càng có hiệu quả.

Đối với các món vay của doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Tình hình nợ xấu

của thành phần này có sự tăng giảm qua các năm, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2011. Tuy nhiên trong năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 con số này đã giảm trở lại. Qua bảng 4.9 ta thấy, nợ xấu năm 2010 của doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ là 643 triệu đồng, đến năm 2011 là 1.270 triệu đồng, tăng đến 97,51% so với năm 2010. Nợ xấu doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm mạnh trong sáu tháng đầu năm 2013 khi giảm còn 996 triệu đồng. Nguyên nhân năm 2011 nợ xấu tăng mạnh là do biến động của giá cả thị trường, dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp vay vốn kinh doanh thua lỗ.

51

Trong thời gian gần đây, mặc dù trước biến động không ngừng của thị trường, nhưng các doanh nghiệp cùng với các cá nhân và hộ gia đình hoạt động có hiệu quả, giúp cho công tác thu hồi nợ của NH tiến triển tốt. Dù vậy NH cũng không thể tránh khỏi nợ xấu. Vì vậy NH chỉ có thể hạn chế nợ xấu đến mức thấp nhất nhờ những chính sách và nỗ lực của cán bộ, nhân viên trong NH.

4.2.4.3 Tình hình nợ xấu theo ngành nghề kinh doanh

Đối với nông nghiệp: Nông nghiệp luôn là nhóm ngành nghề chiếm dư nợ

cao trong tổng dư nợ của chi nhánh. Cũng chính vì thế, nợ xấu của nhóm ngành này luôn chiếm tỷ trọng cao. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nợ xấu nhóm này có xu hướng giảm. Năm 2010 nợ xấu ngành nông nghiệp là 6.626 triệu đồng. Đến các năm 2011, 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 thì tỷ lệ giảm năm sau so với năm trước lần lượt là: 15,94%, 2,76%, 0,96%. Đáng chú ở năm 2011 khi nợ xấu giảm đến 1.056 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân là do giá lúa cao và được mùa, thu nhập từ việc trồng lúa tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến NH trả nợ. Trong những năm trở lại đây công tác thu hồi nợ đang dần tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng kể, đòi hỏi NH cần cố gắng phát huy.

Đối với ngành thủy sản: Nợ xấu cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ,

nhưng từ năm 2010 đến nay có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2010 nợ xấu ngành thủy sản là 5.635 triệu đồng, năm 2011 giảm xuống còn 5.474 triệu đồng, đến năm 2012 nợ xấu ngành này tiếp tục giảm 2,65% so với năm 2011. Nguyên nhân số liệu này giảm là do tình hình nuôi trồng thủy sản phát triển thuận lợi, tạo điều kiện cho người dân trả nợ cho NH.

Đối với ngành công nghiệp: Nhóm ngành này có khoản dư nợ nhỏ nhất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong tổng dư nợ, nên khoản nợ xấu cũng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất và rất ít biến động. Nguyên nhân là các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn đều có quy mô nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, nên NH hạn chế đầu tư vào lĩnh vực này.

Đối với ngành thương mại, dịch vụ: Nợ xấu của nhóm ngành này biến động

không đều qua các năm. Năm 2010 nợ xấu nhóm ngành này là 956 triệu đồng, đến năm 2011 tăng đột biến lên 2.811 triệu đồng. Nguyên nhân là do các hộ kinh doanh nhỏ lẽ kinh doanh không tốt ảnh hưởng đến công tác thu nợ. Từ năm 2012 đến nay, ngân hàng đã chú trọng nhiều hơn đến nhóm ngành này và ngày càng tiến bộ hơn trong việc xử lý thu hồi nợ nên nợ xấu nhóm ngành này giảm đi rõ rệt. Sáu tháng đầu năm 2013, nợ xấu nhóm ngành thương mại, dịch vụ giảm chỉ còn 2.057 triệu đồng và đang tiếp tục có xu hướng giảm.

52

Đối với nhóm ngành khác: Tuy chỉ chiếm một tỷ trọng thấp trong tổng nợ

xấu của NH, nhưng việc phân tích và đánh giá các món vay nhóm ngành này cũng là rất quan trọng. Nợ xấu của các ngành này tăng giảm không ổn định qua các năm nhưng nhìn chung có xu hướng giảm. Nếu như năm 2010 nợ xấu nhóm ngành này là 537 triệu đồng, thì đến sáu tháng đầu năm 2013 đã giảm chỉ còn 148 triệu đồng. Điều này cho thấy NH ngày càng thực hiện tốt công tác thu hồi nợ.

Tóm lại, nợ xấu là một trong những thước đo hiệu quả hoạt động tín dụng của NH. Vì thế đòi hỏi NH cần có những chiến lươc cụ thể trong công tác thu hồi nợ và hạn chế nợ xấu. Một mặt làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mặt khác tạo thêm lòng tin đối với khách hàng, thể hiện vai trò là một NHTM số một trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín ụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh trần văn thời – cà mau (Trang 59 - 63)