Đối với hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín ụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh trần văn thời – cà mau (Trang 70 - 72)

5.3.2.1 Đối với công tác tín dụng

Hoạt động tín dụng của Ngân hàng những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, NH cần phải tiếp tục phát huy hơn nữa những thế mạnh của mình, và khắc phục những nhược điểm để hoạt động tín dụng của NH ngày càng hiệu quả. Dưới đây là một vài giải pháp.

Ngân hàng cần thực hiện ký hợp đồng với cộng tác viên để tiếp thị, tìm kiếm thị trường, tìm kiếm khách hàng tốt cho Ngân hàng. Môt mặt có thể tiết kiệm được chi phí lương, mặt khác có thể tìm ra nhiều khách hàng tiềm năng cho Ngân hàng.

Do chi nhánh còn tương đối đơn giản trong việc tổ chức nhân sự, mỗi CBTD chịu trách nhiệm giám sát các món vay của một xã (khoảng 900 món vay). Hơn nữa, CBTD phải theo dõi quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích hay không. Cho nên, việc giám sát các khoản vay sau khi giải ngân còn chưa tốt. Chính vì thế Ngân hàng nên chia nhỏ khu vực quản lý của CBTD hơn nữa và định kỳ luân chuyển CBTD nhằm phát huy khả năng khai thác địa bàn của từng CBTD và tránh những ý kiến chủ quan trong khâu thẩm định.

5.3.2.2 Đối với rủi ro tín dụng

Hiện nay nợ xấu của Ngân hàng đang dần ổn định hơn thời gian trước. Để hạn chế tỷ lệ này xuống mức thấp nhất Ngân hàng cần thực hiện một số giải pháp sau:

Do công tác thẩm định tài sản thế chấp còn khá sơ sài, chủ yếu dựa vào khả năng thẩm định một cách chủ quan của CBTD: Khi có một hợp đồng tín dụng, CBTD sẽ tự thẩm định giá trị của TS thế chấp. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc đảm bảo an toàn cho món vay nếu CBTD thẩm định giá trị của TS thế chấp lớn hơn giá trị thực của nó. Vì thế NH nên lập tổ thẩm định, để tránh đi những rủi ro và tạo điều kiện cho món vay đạt hiệu quả cao nhất.

Hiện nay, có rất nhiều NH đang nằm trong tình trạng khó khăn do CBTD làm sai quy trình tín dụng, hoặc làm sai công tác thẩm định (do vi phạm đạo đức nghề nghiệp, do trình độ chuyên môn kém)…Vì thế, hiện nay Ngân hàng cần thành lập tổ (nhóm) giám sát, kiểm tra, kiểm soát từng CBTD để kịp thời ngăn chặn những sai phạm do bất kì lý do gì.

60

Để xử lý các khoản nợ xấu, NH cần bán nợ xấu cho VAMC. Hiện nay, công ty này đang hoạt động rất hiệu quả và đã xử lý được rất nhiều các khoản nợ xấu. Vậy tại sao phải bán nợ xấu? và NH được lợi gì? Khi bán nợ xấu, NH được nhận trái phiếu lãi suất 0% trong 5 năm của VAMC, và được vay tái cấp vốn tại NHNN trong 5 năm. Hơn thế nữa, các khoản nợ xấu mà VAMC thu hồi được còn được gửi lại NH dưới dạng tiền gửi thanh toán. Từ đó, giúp NH có thể tăng thêm nguồn vốn huy động để tập trung vào các khoản vay khác.

61

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín ụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh trần văn thời – cà mau (Trang 70 - 72)