0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN ỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TRẦN VĂN THỜI – CÀ MAU (Trang 36 -40 )

Nguồn vốn là nhân tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của bất kì một tổ chức kinh tế nào, và đối với ngân hàng thì nguồn vốn càng trở nên cần thiết hơn nữa khi mọi hoạt động của ngân hàng đều bị ảnh hưởng bởi nguồn vốn. Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, thì nguồn vốn từ huy động đóng vai trò quan trọng và chủ yếu vì chi phí sử dụng nguồn vốn này tương đối thấp. Trong cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời thì nguồn vốn huy động luôn là mối quan tâm hàng đầu của lãnh đạo Ngân hàng, tuy nhiên trong nhiều năm qua, tỷ trọng nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn là tương đối thấp. Ngược lại, nguồn vốn điều chuyển từ NH tuyến trên có lãi suất cao hơn nguồn vốn huy động nhưng chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Để hiểu rõ hơn về tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời trong những năm gần đây, ta cùng đi vào phân tích với những số liệu cụ thể.

Dựa vào bảng số liệu 4.1, ta thấy Ngân hàng có tổng nguồn vốn tăng liên tục và tương đối ổn định qua các năm. Cụ thể, tổng nguồn vốn năm 2010 của ngân hàng là 527.985 triệu đồng, sang năm 2011 con số này là 620.716 triệu đồng, tăng 92.731 triệu đồng so với năm 2010, tương đương với tỷ lệ 17,56%. Đến năm 2012, tổng nguồn vốn tăng 97.609 triệu đồng, tương ứng 15,73% so với năm 2011. Đến sáu tháng đầu năm 2013, tổng nguồn vốn là 780.903 triệu đồng, tăng 62.578 triệu đồng so với năm 2012, tương đương tăng 8,71%. Nguyên nhân tổng nguồn vốn của NH ngày càng tăng là do NH đang thực hiện tốt công tác huy động vốn và ngày càng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, việc hoạt động lâu năm cùng với việc uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng cao cũng là nguyên nhân dẫn đến việc tổng nguồn vốn của NH tăng qua các năm. Cần phân tích cơ cấu của tổng nguồn vốn để thấy được biến động của từng thành phần trong tổng nguồn vốn.

26

Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn NHNo&PTNT Trần Văn Thời 3 năm 2010-2012 và 6/2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: phòng tín dụng của Agribank huyện Trần Văn Thời – Cà Mau, 6/2011-6/2013

Chỉ tiêu

Năm So sánh

2010 2011 2012 6/2013 2011/2010 2012/2011 6-2013/2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Vốn huy động 228.356 303.952 410.235 458.422 75.596 33,10 106.283 34,97 48.187 11,75 Vốn điều chuyển 299.629 316.764 308.000 322.481 17.135 5,72 (8.764) (2,77) 14.481 4,70

27

Nguồn: phòng tín dụng của Agribank huyện Trần Văn Thời – Cà Mau, 2010-2012

Hình 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT huyện TVT 2010-2012

Nguồn: phòng tín dụng của Agribank huyện Trần Văn Thời – Cà Mau, 6/2011-6/2013

28

4.1.1.1 Vốn huy động

Trong tổng nguồn vốn của NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời, nguồn vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng cao hơn nguồn vốn huy động (năm 2010, 2011). Cụ thể năm 2010 là 228.356 triệu đồng,. Sang năm 2011 nguồn vốn này tăng 75.596 triệu đồng, tăng tương đương 33,1% so với năm 2010, đến năm 2012 nguồn vốn này đạt được 410.325 triệu đồng, tức tăng 34,97% so với năm 2011,. Sáu tháng đầu năm 2013 có vốn huy động 458.422 triệu đồng, tăng 48.187 triệu đồng, tương đương với 11,75%.

Về cơ cấu nguồn, vốn huy động ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, và đây cũng là mục tiêu của ngân hàng. Cụ thể: Tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn năm 2010 là 43%, sáu tháng đầu năm 2011 là 47%, năm 2011 là 49%, các mốc thời gian sáu tháng đầu năm 2012, 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 lần lượt là 53%, 57%, 59%.

Nguyên nhân nguồn vốn huy động tăng qua các năm là do :

+ Ngân hàng đã có những biện pháp tích cực trong huy động vốn để thu hút vốn nhàn rỗi trong nhân dân băng nhiều hình thức: thu hút tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán từ dân cư, doanh nghiệp…

+ Đời sống người dân ngày càng được nâng cao, SXKD phát triển, người dân tiết kiệm nhiều hơn, nên vốn huy động tăng.

+Có được sự tăng trưởng như vậy là do sự nỗ lực không ngừng của lãnh đạo, cán bộ trong NH và do uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao.

4.1.1.2 Vốn điều chuyển

Vốn điều chuyển của Ngân hàng đều tăng qua các năm nhưng với tốc độ rất thấp và trong năm 2012 có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do NH ngày càng thực hiện tốt công tác huy động vốn tại chỗ. Năm 2010 vốn điều chuyển là 299.629 triệu đồng, trong khi năm 2011 con số này là 316.764 triệu đồng, tăng 17.135 triệu đồng so với năm 2010, tương đương với 5,72%. Năm 2012, vốn điều chuyển là 308.000 triệu đồng, giảm 8.764 triệu đồng so với năm 2011, tương đương 2,77%. Sáu tháng đầu năm 2013 nguồn vốn này tăng lên 322.481 triệu đồng, tăng 14.481 triệu đồng so với cuối năm 2012. Nguyên nhân là do dịp tết nguyên đán, người dân hạn chế gửi tiền vào Ngân hàng, và rút tiền để mua sắm nên số vốn huy động tăng ít đi, trong khi nhu cầu về vốn tăng lên, dẫn đến việc NH sử dụng thêm nguồn vốn điều chuyển.

29

Như vậy, tỷ trọng vốn điều chuyển trong tổng nguồn vốn có xu hướng chung là ngày càng giảm dần trong tổng nguồn vốn. Đây là một xu hướng tốt thể hiện NH ngày càng chú trọng đến công tác huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả vì vậy NH cần cố gắng phát huy.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN ỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TRẦN VĂN THỜI – CÀ MAU (Trang 36 -40 )

×