0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN ỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TRẦN VĂN THỜI – CÀ MAU (Trang 49 -54 )

4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn

DSTN ngắn hạn: Cũng như doanh số cho vay ngắn hạn, DSTN ngắn hạn

luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ và tăng ổn định qua các năm. Năm 2010, doanh số này đạt được 624.343 triệu đồng. Sang năm 2011 thì DSTN ngắn hạn tăng 238.965 triệu đồng so với năm 2010. Đến năm 2012 thì con số này là 1.246.349 triệu đồng, tăng 44,37% so với năm 2011. Riêng về số liệu 6 tháng, thì sáu tháng đầu năm 2013 có DSTN ngắn hạn là 550.020 triệu đồng, tăng 35.934 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012. Doanh số thu nợ ngắn hạn của NH tốt như vậy là do NH đã sàng lọc khách hàng, thẩm định các món vay một cách thận trọng trước khi quyết định cho vay.

39

Bảng 4.5: Doanh số thu nợ của NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời các năm 2010,2011,2012

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Theo thời hạn 676.705 948.583 1.314.624 271.878 40,18 366.041 38,59 Ngắn hạn 624.343 863.308 1.246.349 238.965 38,27 383.041 44,37 Trung và dài hạn 52.362 85.275 68.275 32.913 62,86 (17.000) (19,94) Theo thành phần kinh tế 676.705 948.583 1.314.624 271.878 40,18 366.041 38,59 Cá nhân, Hộ sản xuất 515.299 694.256 995.245 178.957 34,73 300.989 43,35 DNNQD 161.406 254.227 319.379 92.821 57,51 65.152 25,63 Theo ngành nghề kinh tế 676.705 948.583 1.314.624 271.878 40,18 366.041 38,59 Nông nghiệp 163.418 206.369 317.142 42.951 26,28 110.773 53,68 Thủy sản 136.417 181.690 251.842 45.273 33,19 70.152 38,61 Công nghiệp 5.741 4.751 4.851 (990) (17,24) 100 2,10 Thương mại, dịch vụ 319.010 446.733 492.141 127.723 40,04 45.408 10,16 Ngành khác 52.119 109.040 248.648 56.921 109,21 139.608 128,03 Theo mức độ đảm bảo 676.705 948.583 1.314.624 271.878 40,18 366.041 38,59 Có đảm bảo 592.825 798.764 1.099.778 205.939 34,74 301.014 37,68 Không đảm bảo 83.880 149.819 214.846 65.939 78,61 65.027 43,40 Tổng Cộng 676.705 948.583 1.314.624 271.878 40,18 366.041 38,59

40

Bảng 4.6: Doanh số thu nợ của NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời 6 tháng đầu năm 2011,2012,2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 6/2011 6/2012 6/2013 6-2012/6-2011 6-2013/6-2012 Số tiền % Số tiền % Theo thời hạn 450.433 553.809 586.835 103.376 22,95 33.026 5,96 Ngắn hạn 389.630 514.086 550.020 124.456 31,94 35.934 6,99 Trung và dài hạn 60.803 39.723 36.815 (21.080) (34,67) (2.908) (7,32) Theo thành phần kinh tế 450.433 553.809 586.835 103.376 22,95 33.026 5,96 Cá nhân, Hộ sản xuất 325.980 390.902 415.472 64.922 19,92 24.570 6,29 DNNQD 124.453 162.907 171.363 38.454 30,90 8.456 5,19 Theo ngành nghề kinh tế 450.433 553.809 586.835 103.376 22,95 33.026 5,96 Nông nghiệp 143.185 120.479 138.643 (22.706) (15,86) 18.164 15,08 Thủy sản 90.545 96.272 113.773 5.727 6,33 17.501 18,18 Công nghiệp 2.383 2.040 2.673 (343) (14,39) 633 31,03 Thương mại, dịch vụ 153.800 225.995 233.753 72.195 46,94 7.758 3,43 Ngành khác 60.520 109.023 97.993 48.503 80,14 (11.030) (10,12) Theo mức độ đảm bảo 450.433 553.809 586.835 103.376 22,95 33.026 5,96 Có đảm bảo 382.465 478.574 506.493 96.109 25,13 27.919 5,83 Không đảm bảo 67.968 75.235 80.342 7.267 10,69 5.107 6,79 Tổng Cộng 450.433 553.809 586.835 103.376 22,95 33.026 5,96

41

DSTN trung và dài hạn: Tình hình thu nợ trung và dài hạn biến động không

ổn định và luôn chiếm tỷ trọng thấp. Nếu như năm 2011, DSTN trung và dài hạn tăng 32.913 triệu đồng so với năm 2010, thì sang năm 2012 con số này lại giảm đi đáng kể khi giảm đến 19,94% so với năm 2011. Số liệu này trong sáu tháng 2013 cũng không mấy khả quan khi chỉ đạt 36.815 triệu đồng, giảm 2.908 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012, tương ứng giảm 7,32%. Nguyên nhân của sự tăng giảm không ổn đinh là do DSCV của món nợ kỳ hạn này thấp, không ổn định và NH không chú trọng nhiều đến các món vay này.

4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

Đối với cá nhân, hộ sản xuất: cũng như DSCV thành phần này, doanh số thu nợ của cá nhân, hộ sản xuất tăng liên tục qua các năm. Năm 2011 DSTN của cá nhân, hộ sản xuất là 694.256 triệu đồng và tăng 34,73% so với năm 2010, và vẫn tiếp tục tăng vào năm 2012 với tốc độ tăng 43,35% so với năm 2011. Riêng sáu tháng đầu năm 2013 thì đạt 415.472 triệu đồng, tăng 24.570 triệu đồng, tăng tương đương 6,29% so với cùng kỳ năm 2012. Các khoản thu nợ này luôn tăng cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của bộ phận này có hiệu quả và công tác thu hồi nợ cũng ngày một nâng cao.

Đối với DNNQD: Doanh số thu nợ theo thành phần phần kinh tế này cũng

tăng qua các năm. Có thể nói sự tăng trưởng này phụ thuộc rất nhiều vào sự tăng trưởng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong huyện. Trong năm 2010 DSTN thành phần này là 161.406 triệu đồng, sang năm 2011 tăng 92.921 triệu đồng so với năm 2010. Đến năm 2012 DNTN thành phần này đạt 319.379 triệu đồng, tăng 65.052 triệu đồng, tương tương tăng 25,58% so với năm 2012. Dựa vào bảng doanh số thu nợ sáu tháng đầu năm các năm 2011, 2012, và 2013 thì không có nhiều sự thay đổi khi doanh số thu nợ vẫn có sự tăng trưởng ổn định, cụ thể là sáu tháng đầu năm 2012 tăng 30,90% so với sáu tháng đầu năm 2011, và sáu tháng đầu năm 2013 DSTN thành phần này đạt 171.363 triệu đồng, tăng 8.456 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012, tương đương 5,19%. Việc mở rộng tín dụng của NH và sự hoạt động tương đối tốt của các doanh nghiệp này là nguyên nhân chính dẫn đến DSTN của thành phần này tăng.

4.2.2.3 Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế

Đối với nông nghiệp: Đây là lĩnh vực mà ngân hàng chú trọng quan tâm,

không ngừng đẩy nhanh tốc độ hoạt động để nâng cao chất lượng tín dụng, vì đây là đối tượng cho vay quan trọng của chi nhánh. Năm 2010, doanh số thu nợ đạt

42

163.418 triệu đồng, năm 2011 DSTN tăng lên 206.369 triệu đồng. Nguyên nhân thu nợ tăng là do số tiền cho vay ra lĩnh vực này cao, và hoạt động thu nợ của NH cũng là khá tốt. Sang năm 2012, doanh số thu nợ có phần tăng lên nhanh, đạt 317.142 triệu đồng. Sở dĩ có sự gia tăng như vậy là do giá cả vật tư nông nghiệp ổn định, đầu ra sản phẩm nông nghiệp gặp nhiều thuận lợi… làm cho thu nhập người dân dần tăng lên. Bên cạnh đó, do các hộ sản xuất nông nghiệp đã nắm bắt được xu hướng của thị trường cùng sự đôn đốc và chất lượng thẩm định của cán bộ tín dụng nên hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng được đảm bảo.

Đối với nhóm ngành thủy sản: Cũng như doanh số thu nợ đối với ngành

nông nghiệp, thì doanh số thu nợ của nhóm ngành này cũng tăng trong những năm qua. Dựa vào hai bảng số liệu 4.5 và 4.6 ta có thể thấy doanh số thu nợ của các món vay nhóm ngành thủy sản năm 2010 là 136.417 triệu đồng, năm 2011 tăng 45.273 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 tăng 70.152 triệu đồng, tương đương tăng 38,61% so với năm 2011. Số liệu này sáu tháng đầu năm 2012 là 96.272 triệu đồng, tăng 6,33% so với cùng kỳ năm 2011, và sáu tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ nhóm ngành này này tiếp tục tăng 18,18% so với sáu tháng đầu năm 2012. Ngành thủy sản xuất khẩu sang các nước châu âu gặp nhiều thuận lợi và nhà nước có chính sách thúc đẩy xuất khẩu phát triển là nguyên nhân dẫn đến doanh số thu nợ nhóm ngành này tăng.

Đối với công nghiệp: cũng như doanh số cho vay, DSTN lĩnh vực công

nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ (chưa đến 1%) trong tổng doanh số thu nợ, trong những năm qua doanh số thu nợ của lĩnh vực này ở mức ổn định (năm 2012 là 4.851 triệu đồng) và có sự tăng giảm không đáng kể.

Đối với thương mại, dịch vụ: Qua 2 bảng số liệu 4.5 và 4.6 cho ta thấy doanh số thu nợ của ngành này tăng nhanh qua các năm. Đáng chú ý là vào năm 2011 DSTN của các món vay ngành thương mại, dịch vụ đạt 446.733 triệu đồng, tăng 40,04% so với năm 2010. Nguyên nhân là do hoạt động của nhóm ngành này năm 2011 hiệu quả, làm tăng khả năng trả nợ của khách hàng. Trong năm 2012 doanh số thu nợ ngành này tăng 45.408 triệu đồng so với năm 2011, tăng tương đương 10,16%. Trong sáu tháng năm 2013, con số này vẫn tăng so với năm 2012 nhưng với tốc độ thấp, và chỉ đạt 233.753 triệu đồng. Việc khuyến khích đầu tư ngành thương mại, dịch vụ phát triển dẫn đến việc tăng DSCV là nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng của doanh số thu nợ nhóm ngành này.

Đối với ngành khác: Do tác động của việc NH đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư

43

Cụ thể, nếu như năm 2010 DSTN của nhóm ngành khác là 52.119 triệu đồng, thì năm 2011 tăng 109,21% so với năm 2011, và năm 2012 đạt 248.648 triệu đồng. Số liệu về DSTN sáu tháng đầu năm 2013 là 97.993 triệu đồng, giảm 11.030 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân giảm là do sáu tháng đầu năm 2013 việc sản xuất kinh doanh của người dân nhóm ngành này gặp khó khăn nên NH gặp trở ngại trong việc thu hồi nợ. Nhìn chung, tuy rằng DSTN của nhóm ngành khác giảm vào sáu tháng đầu năm 2013 nhưng xu hướng chung vẫn đang tăng qua các năm. Vì thế, cần có sự giúp đỡ của chính quyền địa phương để nhóm ngành này phát triển ổn định trở lại.

4.2.2.4 Doanh số thu nợ theo mức độ đảm bảo

Có đảm bảo: Tương tự như doanh số cho vay, doanh số thu nợ các món vay

có đảm bảo cũng tăng qua các năm. Cụ thể qua hai bảng 4.5 và 4.6, năm 2010 doanh số này đạt được 592.825 triệu đồng. Sang năm 2011 thì DSTN ngắn hạn tăng 798.764 triệu đồng so với năm 2010. Đến năm 2012 thì con số này là 1.099.778 triệu đồng, tăng 37,68% so với năm 2011. Riêng về số liệu 6 tháng, thì sáu tháng đầu năm 2013 có DSTN các món vay có đảo bảo là 506.493 triệu đồng, tăng 27.919 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012. Chính sách mở rộng quy mô tín dụng của NH là nguyên nhân chính dẫn đến DSCV tăng lên. Từ đó kéo theo sự tăng lên của DSTN.

Không đảm bảo: Số liệu về doanh số thu nợ của các món vay không đảm

bảo cho ta thấy, doanh số thu nợ của các món vay không đảm bảo năm 2010 là 83.880 triệu đồng, năm 2011 tăng 65.939 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 tăng 65.027 triệu đồng, tương đương tăng 43,40% so với năm 2011. Số liệu này sáu tháng đầu năm 2012 là 75.235 triệu đồng, tăng 10,69% so với cùng kỳ năm 2011, và sáu tháng đầu năm 2013 DSTN này tiếp tục tăng 6,79% so với sáu tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân tăng trưởng ổn định một phần là do sự tăng trưởng của DSCV của nhóm này, một phần là do các món vay này gặp rất ít rủi ro, và công tác thu nợ của NH cũng dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN ỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TRẦN VĂN THỜI – CÀ MAU (Trang 49 -54 )

×