0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TVT

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN ỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TRẦN VĂN THỜI – CÀ MAU (Trang 43 -49 )

TRẦN VĂN THỜI

4.2.1 Doanh số cho vay

Huyện Trần Văn Thời có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển kinh tế. Vì thế, các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội đầu tư và mở rộng sản xuất. Tuy nhiên nguồn vốn của doanh nghiệp không thể đáp ứng được nhu cầu vốn lớn của doanh nghiệp. Từ đó, nhu cầu vay vốn Ngân hàng của các thành phần kinh tế cũng tăng. Đây cũng là lý do doanh số cho vay của NHNo&PTNT huyện TVT tăng liên tục qua các năm. Đây cũng chính là lý do làm cho tổng doanh số cho vay tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, năm 2010 tổng doanh số cho vay là 787.311 triệu đồng, sang năm 2011 đạt 1.037.331 triệu đồng tăng 250.020 triệu đồng tăng tương ứng 31,76% so với năm 2010. Đến năm 2012 tổng doanh số cho vay tiếp tục tăng 37,90% so với năm 2011.

Riêng về sáu tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ, cũng với xu hướng doanh số cho vay ngày càng tăng. Sáu tháng đầu năm 2011 doanh số cho vay là 479.684 triệu đồng. Đến sáu tháng đầu năm 2012 DSCV tăng 17,07% so với cùng kỳ năm 2011, và sáu tháng đầu năm 2013 DSCV tăng ổn định khi đạt 649.390 triệu đồng, tăng 87.829 triệu đồng so với sáu tháng đầu năm 2012, tương ứng với 15,64%. Đạt được kết quả như trên, NH đã chú trọng đa dạng hóa các loại hình sản phẩm cho vay, làm cho khách hàng có sự lựa chọn phong phú, phù hợp với nhu cầu của họ. Để thấy rõ hơn biến động của DSCV, ta cùng đi sâu phân tích về doanh số cho vay của NH qua các năm theo các cách phân loại khác nhau.

4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn

Doanh số cho vay theo thời hạn tại NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời được chia thành: ngắn hạn (là các khoản cho vay đến 12 tháng), trung và dài hạn (là các khoản cho vay trên 12 tháng).

Qua 2 bảng số liệu 4.3 và 4.4 cho ta thấy, DSCV ngắn hạn tại Ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSCV, vì cho vay ngắn hạn có rủi ro thấp hơn

33

Bảng 4.3: Doanh số cho vay của NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời các năm 2010,2011,2012

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Theo thời hạn 787.311 1.037.331 1.430.523 250.020 31,76 393.192 37,90 Ngắn hạn 724.171 937.987 1.342.892 213.816 29,53 404.905 43,17 Trung và dài hạn 63.140 99.344 87.631 36.204 57,34 (11.713) (11,79) Theo thành phần kinh tế 787.311 1.037.331 1.430.523 250.020 31,76 393.192 37,90 Cá nhân, Hộ sản xuất 589.522 757.824 1.011.036 168.302 28,55 253.212 33,41 DNNQD 197.759 279.507 419.487 81.748 41,34 139.980 50,08 Theo ngành nghề kinh tế 787.311 1.037.331 1.430.523 250.020 31,76 393.192 37,90 Nông nghiệp 181.222 272.486 370.342 91.264 50,36 97.856 35,91 Thủy sản 167.659 203.880 231.453 36.221 21,60 27.573 13,52 Công nghiệp 4.317 8.320 4.569 4.003 92,73 (3.751) (45,08) Thương mại, dịch vụ 379.466 425.042 561.243 45.576 12,01 136.201 32,04 Ngành khác 54.647 127.603 262.916 72.956 133,50 135.313 106,04 Theo mức độ đảm bảo 787.311 1.037.331 1.430.523 250.020 31,76 393.192 37,90 Có đảm bảo 659.886 872.608 1.196.011 212.722 32,24 323.403 37,06 Không đảm bảo 127.425 164.723 234.512 37.298 29,27 69.789 42,37 Tổng Cộng 787.311 1.037.331 1.430.523 250.020 31,76 393.192 37,90

34

Bảng 4.4: Doanh số cho vay của NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời 6 tháng đầu năm 2011,2012,2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 6/2011 6/2012 6/2013 6-2012/6-2011 6-2013/6-2012 Số tiền % Số tiền % Theo thời hạn 479.684 561.561 649.390 81.877 17,07 87.829 15,64 Ngắn hạn 411.980 519.954 593.580 107.974 26,21 73.626 14,16 Trung và dài hạn 67.704 41.607 55.810 (26.097) (38,55) 14.203 34,14 Theo thành phần kinh tế 479.684 561.561 649.390 81.877 17,07 87.829 15,64 Cá nhân, Hộ sản xuất 338.086 398.690 453.432 60.604 17,93 54.742 13,73 DNNQD 141.598 162.871 195.958 21.273 15,02 33.087 20,31 Theo ngành nghề kinh tế 479.684 561.561 649.390 81.877 17,07 87.829 15,64 Nông nghiệp 148.520 123.546 147.582 (24.974) (16,82) 24.036 19,46 Thủy sản 99.820 107.321 150.487 7.501 7,51 43.166 40,22 Công nghiệp 4.540 1.700 2.384 (2.8400 (62,56) 684 40,24 Thương mại, dịch vụ 169.365 210.632 244.215 41.267 24,37 33.583 15,94 Ngành khác 57.439 118.362 104.722 60.923 106,07 (13.640) (11,52) Theo mức độ đảm bảo 479.684 561.561 649.390 81.877 17,07 87.829 15,64 Có đảm bảo 409.816 482.802 558.625 72.986 17,81 75.823 15,70 Không đảm bảo 69.868 78.759 90.765 8.891 12,73 12.006 15,24 Tổng Cộng 479.684 561.561 649.390 81.877 17,07 87.829 15,64

35

trung và dài hạn. Bên cạnh đó, tiền gửi của khách hàng đa số là ngắn hạn. Vì vậy cho vay ngắn hạn sẽ hạn chế được rủi ro về kỳ hạn. Đồng thời, theo quy định của NHNN, NHTM chỉ được sử dụng tối đa 30% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Bù lại, cho vay trung và dài hạn giúp NH thu được lợi nhuận cao hơn, và giúp ngân hàng có thể đa dạng hóa sản phẩm của NH.

Về cho vay ngắn hạn: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay ngắn

hạn tăng liên tục, năm 2010 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 724.171 triệu đồng, sang năm 2011 đạt 937.987 triệu đồng, tăng 213.816 triệu đồng, tăng tương đương 29,53% so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh số cho vay tăng 404.905 triệu đồng tăng tương đương 43,17% so với năm 2011. Số liệu sáu tháng cũng tăng ổn định qua các năm, sáu tháng đầu năm 2012 tăng 26,21% so với sáu tháng đầu năm 2011, và sáu tháng đầu năm 2013 tăng 14,16% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân làm doanh số cho vay ngắn hạn tăng là do nguồn vốn tại Ngân hàng tăng qua các năm nên Ngân hàng có điều kiện mở rộng cho vay. Mặt khác cho vay ngắn hạn có thời gian thu hồi vốn nhanh. Từ đó, NH có thể kiểm tra giám sát được việc sử dụng vốn, cũng như biết được hiệu quả của việc sử dụng vốn, đồng thời hạn chế được rủi ro do biến động của thị trường. Ngân hàng đã tăng tỷ trọng đầu tư vào cho vay ngắn hạn, vừa để giảm thiểu rủi ro vừa phục vụ tốt hơn cho tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Về cho vay trung và dài hạn: Cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp,

và không ổn định, năm 2011 tăng đến 57,54% so với năm 2010, tuy nhiên đến năm 2012, DSCV trung và dài hạn giảm 11,79% so với năm 2011. Nguyên nhân là do các món vay này có nhiều rủi ro, và NH ít chú trọng món vay này hơn.

4.2.1.2 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Đối với cá nhân, hộ sản xuất: Đây là khách hàng chủ yếu của Ngân hàng.

Vì đây là địa bàn nông thôn nên NH chủ yếu đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy, tỷ trọng doanh số cho vay của cá nhân, hộ sản xuất là tương đối cao. DSCV tăng liên tục qua các năm và tương đối ổn định. Cụ thể, năm 2011 tăng 28,55% so với năm 2010, và đến năm 2012 tăng 253.212 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 33,41%. Bảng số liệu 4.4 cho biết số liệu về doanh số cho vay trong 6 tháng. Cụ thể, sáu tháng đầu năm 2012 DSCV của thành phần cá nhân, hộ sản xuất tăng 19,93% so với cùng kỳ năm 2011, đến sáu tháng đầu năm 2013 con số này tăng 13,73% so với sáu tháng đầu năm 2012. Chúng ta có thể thấy nguyên nhân tăng là do đời sống người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu cho những

36

chi tiêu lớn cũng tăng lên, làm thiếu hụt nguồn vốn sản xuất kinh doanh của họ. Mặt khác, do đa dạng hóa cây trồng, tăng mạnh diện tích trồng trọt, chăn nuôi nên nhu cầu về vốn của người dân càng tăng thêm. Vì vậy, họ cần thêm nguồn vốn từ phía NH.

Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Kết quả của 2 bảng số liệu 4.3 và

4.4 cho ta thấy, DSCV doanh nghiệp ngoài quốc doanh 3 năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là: 197.759 triệu đồng, 279.507 triệu đồng, 419.487 triệu đồng, với tốc độ tăng năm 2011 so với năm 2010 là 41,34%, năm 2012 tăng 139.980 triệu đồng, tương ứng với 50,08% so với năm 2011. Nguyên nhân DSCV đối với DNNQD tăng nhanh là do trên địa bàn ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp tư nhân buôn bán đa dạng các mặt hàng như: các hãng xe, các doanh nghiệp thu mua thủy hải sản…Bên cạnh đó, việc mở rộng quy mô kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn cũng trở nên thường xuyên hơn, nên các doanh nghiệp cần hỗ trợ vốn nhiều hơn. Số liệu sáu tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ những năm trước cũng không có nhiều biến đổi. Cụ thể, Doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2012 tăng 15,02% so với cùng kỳ năm 2011. Đến sáu tháng đầu năm 2013 tăng 20,31%, tương ứng với 33.087 triệu đồng.

4.2.1.3 Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế

Qua bảng số liệu 4.3 và 4.4 ta thấy ngân hàng đã cho vay nhiều ngành kinh tế. Trong đó, cho vay mạnh đối với các ngành nông nghiệp, thủy sản, nhóm ngành thương mại, dịch vụ. Bên cạnh đó NH còn cho vay công nghiệp và một số các ngành nghề khác:

Đối với ngành nông nghiệp: Doanh số cho vay theo lĩnh vực này chiếm tỷ

trọng cao thứ hai trong tổng doanh số cho vay theo ngành kinh tế và liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2010 DSCV lĩnh vực nông nghiệp là 181.222 triệu đồng. Đến năm 2011, con số này tăng lên 272.486 triệu đồng, tăng 50,36% so với năm 2010. Sang năm 2012, DSCV ngành nông nghiệp tăng 97.856 triệu đồng so với năm 2011, tương đương với 35,91%. Bảng số liệu 4.4 cho ta thấy, sáu tháng đầu năm 2012 có DSCV ngành nông nghiệp giảm 16,82% so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân là do người dân sản xuất nông nghiệp hiệu quả vào năm 2011 nên có điều kiện tái sản xuất nên chưa vay thêm. Đến sáu tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay ngành nông nghiệp đã tăng trở lại, cụ thể là đã tăng 24.036 triệu đồng so với sáu tháng đầu năm 2012. Tóm lại, với sự tiến bộ trong việc sản xuất nông nghiệp nên lĩnh vực này cần đầu tư giống, máy móc, phục vụ tốt hơn trong

37

sản xuất là nguyên nhân chính dẫn đến xu hướng tăng của việc cho vay theo ngành nông nghiệp.

Đối với ngành thủy sản: Đây là khoản tín dụng được sử dụng trong việc

kinh doanh về thủy sản như: đánh bắt, nuôi trồng, mua bán chế biến các loại thủy hải sản. Thông qua bảng số liệu 4.3 và 4.4 ta thấy, năm 2010 doanh số cho vay ngành thủy sản là 167.659 triệu đồng, và tăng 21,60% trong năm 2011. Đến năm 2012 thì doanh số cho vay khoản vay này tăng lên và đạt 231.453 triệu đồng, tăng 13,52% so với năm 2011. Riêng sáu tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay ngành thủy sản tăng 43.166 triệu đồng, tương đương tăng 40,22% so với cùng kỳ năm 2012. Khoản vay này tăng lên qua các năm là do huyện Trần Văn Thời có cửa biển Sông Đốc thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản và chuyển dịch cơ cấu vụ lúa tôm.

Đối với ngành công nghiệp: Các món vay của nhóm ngành này chiếm một

tỷ trọng rất thấp trong tổng DSCV và không có sự biến động nhiều. Bởi lẽ, NH cũng ít chú trọng trong lĩnh vực này. Vì trên địa bàn huyện hiện nay, ngành công nghiệp chưa thực sự phát triển. Năm 2010 DSCV ngành công nghiệp là 4.317 triệu đồng, năm 2011 là 8320 triệu đồng, và năm 2012 là 4.549 triệu đồng.

Đối với Thương mại và dịch vụ: Dựa vào bảng số liệu 4.3 và 4.4 ta thấy DSCV của ngành này chiếm tỷ trọng cao và tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2010 doanh số cho vay của các món vay nhóm ngành này là 379.466 triệu đồng, năm 2011 là 425.042 triệu đồng, tăng 45.576 triệu đồng so với năm 2010, tương đương tăng 12,01%.. Đến năm 2012 con số này tăng 32,04% so với năm 2011 và đạt 561.243 triệu đồng. Sáu tháng đầu năm 2013 cho thấy tình hình tương đối khả quan khi đạt 244.215 triệu đồng, tăng 33.583 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012, tương ứng với 15,94%. Nguyên nhân tăng là do ngành này mang lại nhiều lợi nhuận và ít gặp rủi ro so với các ngành khác. Mặt khác, đây cũng sẽ là nhóm ngành phát triển trong tương lai nên có nhiều sự đầu tư vào ngành này hơn, đã góp phần làm tăng doanh số cho vay đối với các món vay của nhóm ngành này.

Các ngành kinh tế khác: Nhìn chung, DSCV của các nhóm ngành này tăng

mạnh qua các năm. Đáng chú ý là trong năm 2011 và 2012 con số này đã tăng mạnh từ 54.647 triệu đồng năm 2010 lên đến 262.916 triệu đồng năm 2012, Nguyên nhân là do NH đẩy mạnh đa dạng hóa đầu tư sang những ngành khác và nhu cầu về vốn của khách hàng thuộc nhóm ngành này càng tăng nên họ đã đến ngân hàng để vay vốn.

38

4.2.1.4 Doanh số cho vay theo mức độ đảm bảo

Có đảm bảo: Đối với tất cả các NHTM thì việc cho vay có đảm bảo là chủ

yếu, vì nó vừa có thể đảm bảo an toàn cho từng món vay, vừa là một công cụ giúp đôn đốc khách hàng trả nợ. Qua số liệu bảng 4.3 và 4.4 cho ta thấy DSCV các món vay có đảm bảo tăng ổn định qua từng năm và ngày càng có xu hướng tăng. Nếu như năm 2010 DSCV của các món vay có đảm bảo là 659.886 triệu đồng thì đến năm 2011 là 872.608 triệu đồng. Sang năm 2012 doanh số cho vay các món vay này là 1.196.011 triệu đồng, tăng 323.403 triệu đồng so với năm 2011. Trong sáu tháng đầu năm 2012, DSCV nhóm này là 482.802 triệu đồng, tăng 17,81% so với cùng kỳ năm 2011 và trong sáu tháng đầu năm 2013 tăng 15,70% so với cùng kỳ năm 2012. NH đang ngày càng mở rộng về quy mô hoạt động tín dụng là nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng trưởng ổn định của DSTN các món vay có đảm bảo.

Không đảm bảo: Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của Ngân

hàng và tiện ích trả lương thông qua tài khoản Ngân hàng thì việc cho vay không đảm bảo ngày càng được nhiều NH sử dụng và phát triển qua từng năm. Số liệu về doanh số cho vay các món vay không đảm bảo không đảm bảo như sau: năm 2010 là 127.425 triệu đồng, năm 2011 là 164.723 triệu đồng, tăng 37.298 triệu đồng so với năm 2010, tương đương 29,27%. Đến năm 2012 có thể thấy cho vay theo loại hình này ngày càng phát triển khi tiếp tục tăng 42,37% so với năm 2011. Sang sáu tháng đầu năm 2013 vẫn tiếp tục tăng, DSTN các món vay không đảm bảo là 90.765 triệu đồng, tăng 12.005 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012, tương đương tăng 15,24%.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN ỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TRẦN VĂN THỜI – CÀ MAU (Trang 43 -49 )

×