Hoạt động chính của người Khmer Vĩnh Long là nghề nông nghiệp, trong đó chủ yếu là nông nghiệp lúa nước, ngoài lúa bên cạnh đó còn có hoa màu nhiều nghi lễ liên quan đến vụ mùa, nhiều tậ
Trang 1ĐỀ TÀI: ĐỜI SỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC KHMER Ở TỈNH VĨNH LONG - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
- -
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC KHMER Ở TỈNH
Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
TS.GVC Nguyễn Thanh Sơn Sơn Bình Minh
MSSV: 6106628
Cần thơ, tháng11 năm 2013
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trải qua những năm tháng học tập và rèn luyện ở Trường Đại Học Cần Thơ bản
thân tôi đã học tập trao đổi, tích lũy cho mình được những kiến thức hết sức bổ ích
và cần thiết để tiến hành làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình Có thể nói, luận
văn tốt nghiệp là một hành trang trí thức, là một đề tài nghiên cứu khoa học cuối
cùng của một sinh viên trên giảng đường Đại học Qua đó, cho thấy rằng, sinh viên
có được khả năng và bản lĩnh nghiên cứu khao học của mình Đồng thời sẽ giúp ích
cho bản thân tôi có được nhiều nguồn trí thức bổ ích và những kinh nghiệm quý báu
cho công tác giảng dạy sau này
Để hoàn thành luận văn là cả một quá trình tìm tòi nghiên cứu khoa học nghiêm túc
bằng sự cố gắng của bản thân, có sự hỗ trợ nhiệt tình, tận tình của các thầy cô là vô
cùng quan trọng Em xin chân thành gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý
thầy cô khoa khoa hoc chính trị để tạo điều kiện thuận lợi cho em được làm luận
văn Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến thầy Nguyễn Thanh
Sơn là người trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian làm luận
văn Cảm ơn các bạn sinh viên sư phạm Giao Dục Công Dân K36 đã quan tâm,
động viên để tôi có thêm niềm tin và sức mạnh để thực hiện làm luận văn này Một
lần nữa em xin cám ơn Sở Giáo Dục - Đào Tạo Tỉnh Vĩnh Long và trưởng ban dân
tộc tỉnh Vĩnh Long đã cung cấp cho em những số liệu trong quá trình làm luận văn
tốt nghiệp Em rất mong quý thầy cô góp ý và bổ sung những thiếu sót của luận văn,
để luận văn hoàn chỉnh hơn
Xin trân trọng cảm ơn Cần Thơ, ngày tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện
Trang 3MỤC LỤC
A.PHẦN MỞ ĐẦU……… … 3
1 Lý do chọn đề tài……… ………3
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài………4
3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu đề tài……… 4
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu……… ……… 5
5 kết cấu luận văn……… ……… 5
B.PHẦN NỘI DUNG……… ……… 6
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA VÀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA……… 6
1.1 Văn hóa và vai trò văn hóa trong đời sống xã hội……… 6
1.1.1 Khái niệm văn hóa……… ……… 6
1.1.2 vai trò văn hóa trong đời sống xã hôi……… 12
1.2 Đời sống văn hóa cơ sở và vấn đề xây dựng đời sống văn hóa cơ sở……… 13
1.2.1 Đời sống văn hóa cơ sở……… ……… 14
1.2.2 Vấn đề xây dựng đời sống văn hóa cơ sở……… ……… 16
1.3 Nội dung cơ bản của việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở……… 19
1.3.1 Xây dựng được gia đình văn hóa……… …… 19
1.3.2 Phát động các phong trào văn hóa nghệ thuật – thể dục thể thao và thông tin tuyên truyền……… 21
1.3.3 Phát triển giáo dục – y tế……….….22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG – GIẢI PHÁP VỀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC KHMER Ở TỈNH VĨNH LONG……….27
2.1 Đặc điểm địa lý, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Vĩnh Long……….27
2.1.1 Đặc điểm địa lý……… 27
2.1.2 Đặc điểm kinh tế……… 28
2.1.3 Đặc điểm văn hóa xã hội……… 31
2.2 Khái quát tình hình dân tộc và văn hóa dân tộc khmer ở tỉnh Vĩnh Long….32
Trang 42.2.1 khái quát tình hình dân tộc khmer ở tỉnh Vĩnh Long……… 32
2.2.2 Văn hóa khmer ở tỉnh Vĩnh Long……… 33
2.3 Thực trạng xây dựng đời sống văn hóa của dân tộc khmer ở tỉnh Vĩnh Long……… 56
2.3.1 Về xây dựng gia đình văn hóa……… 56
2.3.2 Về giáo dục……… 60
2.3.3 Về y tế……… 62
2.3.4 Về tình hình tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao… 63
2.4 Giải pháp xây dựng đời sống văn hóa của dân tộc khmer ở tỉnh Vĩnh Long……… 68
KẾT LUẬN……… 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO……….72
Trang 5A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tỉnh Vĩnh Long là tỉnh nằm ở khu vực trung tâm đồng bằng sông Cửu Long,
được thiên nhiên ưu đãi phong phú cho Vĩnh Long về sông nước cũng như đồng
bằng phù xa ngập lục Phía Bắc Nam giáp sông Tiền, ngăn cách với tỉnh Tiền Giang
có cầu Mỹ Thuận Bắc qua trên quốc lộ 1A; Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp; Tây giáp
sông Hậu, ngăn cách với thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, có cầu Cần Thơ
bắc qua trên quốc lộ 1A; Nam giáp tỉnh Trà Vinh; Đông giáp sông Cổ Chiên, ngăn
cách với tỉnh Bến Tre Trong đó tỉnh Vĩnh Long cách thành phố Hồ Chí Minh
135km về phía bắc theo quốc lộ 1A, cách thành phố Cần Thơ 40km về phía nam
theo quốc lộ 1A Diện tích tự nhiên 1.457,2 km2 chiếm tỉ lệ 0.4 % so với cả nước;
tổng số dân 1.024.707 người chiếm 6,8% so với vùng và 1,4% dân số cả nước Dân
tộc khmer chiếm tỉ lệ 2,26% với 4.859 hộ, 24.089 người là dân tộc thiểu số có số
dân khá đông ở trong tỉnh Vĩnh Long Được chia thành 8 đơn vị hành chính gồm:
Thành Phố Vĩnh Long, Huyện Long Hồ, Vũng Liêm, Tam Bình, Trà Ôn, Bình
Minh, Bình Tân và huyện Mang Thít, trong đó có 107 Xã (Phường), 846 ấp (
Khóm) Trong đó Dân tộc Khmer sống đông nhất ở Huyện Trà Côn, Tân Mỹ (
Huyện Trà Ôn), Loan Mỹ (Huyện Tam Bình)
Trên mảnh đất Tỉnh Vĩnh Long có nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó
dân tộc (Kinh, Hoa, Khmer) chiếm nhiều hơn, vì vậy họ sống rất gần gũi xen kẽ lẫn
nhau, từ đó tạo nên sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc nhưng vẫn bảo lưu được
những giá trị văn hóa riêng cho dân tộc mình Qua đó đồng bào dân tộc Khmer
thường sống tập trung thành Phum (Sok) Trong đó các gia đình thường sống liên kề
nhau Hoạt động chính của người Khmer Vĩnh Long là nghề nông nghiệp, trong đó
chủ yếu là nông nghiệp lúa nước, ngoài lúa bên cạnh đó còn có hoa màu nhiều nghi
lễ liên quan đến vụ mùa, nhiều tập tục thể hiện nếp sống văn hóa nông nghiệp đã
được hình thành và đã ăn sâu vào tiềm thức của đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh
Vĩnh Long văn hóa dân tộc Khmer Tĩnh Vĩnh Long đã được hình thành từ lâu đời,
Trang 6là kết quả kế thừa nền văn hóa khác nhau vừa đa dạng vừa phong phú Người
Khmer so với các dân tộc thiểu số thì chiếm nhiều nhất trong tỉnh Vĩnh Long, hiện
nay đời sống mọi mặt của người Khmer Vĩnh Long được nâng cao, tạo điều kiện
thuận lợi để cộng đồng này nhanh chống hội nhập với các bước phát triển với dân
tộc anh em trong tỉnh Song dù có ý thức gìn giữ bản sắc riêng và đời sống ngày
càng được nâng cao nhưng gặp phải những khó khăn bất cấp làm tác động đến giá
trị truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer Vĩnh Long, nên văn hóa khmer Vĩnh
Long đứng trước nguy cơ mai một dần Qua đó các thế lực thù địch vẫn chưa từ bỏ
âm mưu lôi kéo, gây chia rẻ, thù hằn giữ các dân tộc trong khu vực cũng như ở cả
nước Đó là sự mất mát không gì bù đấp nổi đối với đồng bào Khmer, cũng như đối
với nền văn hóa Vĩnh Long về sau nếu chúng ta không có những giải pháp thích
hợp và kịp thời nhằm nghiên cứu giữ gìn nó ngay từ bây giờ Do đó, việc nâng cao
đời sống cũng như xây dựng đời sống văn hóa cho đồng bào dân tộc Khmer tỉnh
Vĩnh Long hiện nay càng thực sự cần thiết và đồng thời góp phần xây dựng nền văn
hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
Vì lý do đó nên em chọn đề tài “ Đời sống văn hóa dân tộc Khmer ở Vĩnh
Long – thực trạng và giải pháp”
2.Mục đích và nhiêm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích của đề tài là hướng đến với việc nâng cao đời sống văn hóa cho
đồng bào dân tộc Khmer ở tỉnh Vĩnh Long, từ đó góp phần phát triển kinh tế, xây
dựng đời sống văn hóa dân tộc
Nhiệm vụ là: Đánh giá trung thực, khách quan, khoa học và toàn diện thực
trạng về đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh Vĩnh Long, từ đó
đề xuất ra những giải pháp khả thi cho việc bảo tồn và bản sắc dân tộc, đồng thời
nâng cao chất lượng đời sống văn hóa cho đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh Vĩnh
Long
3.Đối tượng phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu thực trạng đời sống văn
hóa đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Vĩnh Long
Trang 7Thời gian thực hiện luận văn từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2013
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài dựa trên lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh, văn kiện,
luận văn, chủ nghĩa Mác – Lênin, chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước thực
hiện nghiên cứu đề tài trước tiên tiến hành phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh,
logic và lịch sử …
5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, phần nội dung luận
văn gồm có 2 chương 7 tiết như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về văn hóa và xây dựng đời sống văn
hóa
1.1 Văn hóa và vai trò văn hóa trong đời sống xã hội
1.2 Đời sống văn hóa cơ sở và vấn đề xây dựng đời sống văn hóa cơ sở
1.3 Nội dung cơ bản của việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở
Chương 2: Thực trạng – gải pháp về xây dựng đời sống văn hóa dân tộc
khmer ở tỉnh Vĩnh Long
2.1 Đặc điểm địa lý, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Vĩnh Long
2.2 Khái quát tình hình dân tộc và văn hóa dân tộc khmer ở tỉnh Vĩnh
Trang 8B PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA
VÀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
1.1 Văn hóa và vai trò của văn hóa đối với cuộc sống xã hội
1.1.1 Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một khái niệm hết sức đa nghĩa, vừa phong phú, vừa phức tạp,
văn hóa thể hiện mọi hoạt động, lĩnh vực của xã hội, cộng đồng, gia đình và mọi cá
nhân Vì thế có rất nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về văn hóa
Văn hóa bắt nguồn từ chữ la tinh “ cultus” mà nghĩa gốc là gieo trồng được
dùng theo nghĩa Cultus Agri là “ gieo trồng ruộng đất” và “ Cltus Animi” là gieo
trồng tinh thần hay canh tác tinh thần tức là sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con
người Hoặc nói theo nhà triếc học Anh Tomas Hobbes; lao động giành cho đất gọi
là sự gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em gọi là gieo trồng tinh thần [17, trg 93]
Trong văn hóa, nhân tố hàng đầu của sự hiểu biết Sự hiểu biết được đo bằng
trình độ học vấn, trình độ tiếp thu và vận dụng những kiến thức khoa học, kinh
nghiệm và sự tích lũy qua quá trình sản xuất, đấu tranh để phát triển cộng đồng và
các thành viên trong cộng đồng đó Nhưng nếu chỉ dừng lại ở sự hiểu biết không
thôi thì chưa đủ thành văn hóa Văn hóa chỉ đủ nghĩa khi sự hiểu biết được sử dụng
làm nền tảng và đỉnh hướng cho lối sống, đạo lý, tâm hồn, hành động của mỗi dân
tộc và các thành viên vương tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong mối quan hệ giữ con
người với con người, giữa con người với môi trường tự nhiên Đặc trưng của văn
hóa là dân tộc và thẩm mỹ
Từ đó đến nay xét cho cùng về văn hóa thì có nhiều định nghĩa khác nhau,
nhưng tuy có nhiều định nghĩa nhưng song theo bất cứ định nghĩa nào thì văn hóa
điều là cái, bằng cách này hay bằng cách khác, thể hiện những đặc trưng con người
Trang 9và đời sống con người, điều phản ánh (một cách trực tiếp hoặc kính đáo) đặc thù
của hoạt động con người
Qua khái niệm của văn hóa thì được một số tác giả định nghĩa như sau:
Edward Sapir (1884 – 1939), nhà nhân học, ngôn ngữ học Mỹ xem văn hóa
là bản thân con người, cho dù là những người hoang dã nhất sống trong một xã hội
tiêu biểu cho một hệ thống phức hợp của tập quán, cách ứng xử và quan điểm được
bảo tồn theo truyền thống
William Isaac Thomas (1863 – 1947), nhà xã hội học người Mỹ coi văn hóa
là các giá trị vật chất và xã hội của bất kỳ nhóm người (các thiết chế, tập tục, phản
ứng cử xử…)
William Graham Sumner (1840 – 1910), giáo sư Đại học Yele và Albert
Galloway Keller, Mỹ cho rằng tổng thể những thích nghi của con người và các điều
kiện sinh sống của họ chính là văn hóa, hay văn minh…Sự thích nghi này được bảo
đảm bằng con đường kết hợp những thủ thuật như biến đổi, chọn lọc và truyền đạt
bằng kế thừa
Ralph Linton (1893 – 1953), nhà nhân học Mỹ định nghĩa: “ Văn hóa suy
cho cùng là phản ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của thành viên xã hội”; “Văn hóa
là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà các thành tố của nó được các thành viên của xã
hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa”.[ 10, trg 34]
Pitirim Alexandrovich Sorokin (1889 – 1968), nhà xã hội học Mỹ gốc Nga,
người sáng lập khoa xã hội học, Đại học Harvard lại cho rằng với nghĩa rộng nhất,
văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởi hoạt động có ý
thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác động đến lối
ứng xử của nhau.[10, trg 34]
Một đinh nghĩa khác: “Văn hóa là biểu hiện của phương thức sống của con
người, là tổng hòa mọi giá trị người”[10,trg34 – 35] Trong hầu hết các trường hợp,
văn hóa luôn chỉ là thuộc tính trong mối quan hệ Sự vật - Quan hệ - Thuộc tính Nói
cách khác, văn hóa chỉ có thể là mặt, là khía cạnh, là phương diện hay là thuộc tính
Trang 10của cái khác Đặc trưng thuần túy văn hóa mà V.E Davidovich đã nói đến, chính là
ở đây
Có quan điểm cho rằng khi định nghĩa văn hóa chỉ cần nêu giá trị là đủ Tuy
nhiên, văn hóa trong nhiều trường hợp không mang ý nghĩa giá trị - nghĩa là nó
không tốt hay xấu, đúng hay sai, tích cực hay tiêu cực…mà chỉ là cách thức, kiểu,
dạng, phong cách…hoạt động sống của cá nhân hoặc cộng đồng (cách cầm dao của
người phương Tây với người phương Đông là một ví dụ) Do vậy, không chỉ là giá
trị, văn hóa còn là phương thức sống (cách thức, kiểu, dáng, phong cách, ) của con
người
Đĩnh nghĩa “Văn hóa” được cộng đồng thế giới sử dụng nhiều và được nhiều
người trích dẫn hơn cả định nghĩa của UNESCO, nêu trong “Tuyên bố về chính
sách văn hóa” tại Hội nghị quốc tế về chính sách văn hóa của UNESCO từ ngày
26-7 đến ngày 6-8-1982 ở Mêhicô:
“Văn hóa là tổng thể những nét đặc thù về tinh thần và vật chất, về trí tuệ và
xúc cảm quy định tính cách của một xã hội hay của một nhóm xã hội Văn hóa bao
gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của (tồn tại –
being) người, những hệ thống giá trị, những truyền thống và tín ngưỡng Văn hóa
đem lại cho con người khả năng suy xét (reflect – phản tư) về bản thân Chính văn
hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt – con người, có lý tính, có
óc phê phấn và dấn thân một cách đạo lý Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể
hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đạt
ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm kiếm không mệt mỏi những ý nghĩa
mới mẻ và sáng tạo nên một công trình vượt qua cả giới hạn của bản thân” [10, trg
35 – 36]
Lưu ý rằng, UNESCO, các tổng giám đốc UNESCO và các chuyên gia của tổ
chức này cũng công bố không ít văn bản về văn hóa, mà đôi khi người sử dụng, kể
các nhà nghiên cứu có tên tuổi ở các nước Vẫn coi đó chính là định nghĩa khái
niệm văn hóa Chẳng hạn: văn hóa “ là cái tên mà chúng ta đặt cho điều bí ẩn
không cùng với ai ngày nay đang tìm cách suy nghĩ về nó” (J Derrida); “là nền tảng
Trang 11và là linh hồn của cuộc phiêu lưu của con người; trước kia người ta coi nó là thứ
yếu, ngày nay người ta bắc đầu nhận ra nó là cốt loại của vấn đề” (F Mayor); là “
tiêu chuẩn cơ bản của sự tiến bộ” (E.P Chelyshev); là “phương thức tự điều chỉnh
và tự nhận thức của nhân loại” (M Epstein); là “một trong ba tiêu chuẩn để một
quốc gia nào đó được coi là cường quốc” (Z Brzezinski); là “đường phân ranh cơ
bản giữa con người với nhau” và là “ nhân tố chủ đạo chính trị của nền thế giới”
(S F Huntington); là cái “được xuyên xuốt bởi một Ethos cộng sinh”, một thứ năng
lực mềm giúp cho “ Đông Á sẽ trở thành khu vực cực kỳ quan trọng vào thế kỷ
XXI” [10,trg 37]
Nghị quyết trung ương 5 (khóa VIII) đã khẳng định: “về xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” là đỉnh cao mới
trong đường lối văn hóa của Đảng ta Đến đại hội IX tiếp tục khẳng định những nội
dung chủ yếu của nghị quyết TW5 (khóa VIII) “tăng cường kinh tế đi đôi với phát
triển văn hóa và giáo dục, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc, làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giử vai trò chủ
đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân” [6, trg5] Thực hiện tinh thần của
nhân dân nghị quyết, cùng với sự quan tâm, đầu tư thích đáng của nhân dân, Đảng
và nhà nước, trong những năm ngần đây, chúng ta đã từng bước khắc phục những
tồn tại phát huy bảo tồn, phát triển những tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu
có chọn lọc những thành quả của nhân loại
Văn hóa được Hồ Chí Minh định nghĩa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như
mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát sinh ra ngôn ngữ, chữ
viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ
cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ và
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa, văn hóa là sự tổng hộp của phương
thức sinh hoạt cùng với biễu hiện của nó là loài người đã sản sinh ra nhằm thích
ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [13, trg 431]
Quan điểm trên của Hồ Chí Minh đã khái quát được nội dung rộng nhất của
phạm trù văn hóa Nó không chỉ bao hàm hoạt động tinh thần của con người mà còn
Trang 12cả những hoạt động vật chất mà trong đó chứa đựng, phản ánh tác động của tư duy
đến kết quả của hoạt động Đồng thời chỉ ra nguồn gốc động lực sâu xa của văn hóa
đó là nhu cầu sinh tồn của con người với tư cách là chủ thể hoạt động của đời sống
xã hội – một hoạt động khác hẳn với hoạt động sinh tồn của bầy đàn của các loài
động vật Theo ý nghĩa này, chất văn hóa được hàm chứa trong mọi lĩnh vực hoạt
động kể cả hoạt động tinh thần và hoạt động vật chất cùng với các giá trị vật chất và
tinh thần mà con người tạo ra trong hoạt động của mình
Đây chính là nội dung văn hóa của Mác – Lênin mà Chủ Tịch Hồ Chí Minh
đã lĩnh hội được dựa trên những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử về
các hình thái kinh tế - xã hội như những giai đoạn phát triển trình tự của xã hội loài
người, về mối quan hệ tương hỗ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Theo
văn hóa là tính đặc thù của xã hội thể hiện mức độ phát triển lịch sử mà con nhười
đạt được văn hóa là sự biểu hiện sự thống nhất của tự nhiên và xã hội Là đặt tính
về khả năng và sức sáng tạo của con người, nó bao hàm trong mình không chỉ
những giá trị cụ thể như máy móc, công cụ kỹ thuật, kết quả nhận thức, các tác
phẩm nghệ thuật các chủng mực pháp quyền, đạo đức vv…mà còn cả sức mạnh chủ
quan của con người và cả trong hoạt động như tri thức, sự khéo léo, thói quen nghề
nghiệp, mức độ phát triển của khả năng thẩm mỹ, thế giới quan, phương thức và
hình thức giao tiếp của con người trong xã hội
Từ quan điểm khái quát “văn hóa là sự tổng hộp của phương thức sinh hoạt
cùng với biễu hiện của nó là loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu
cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” của Hồ Chí Minh, ta thấy văn hóa bao hàm
hai lĩnh vực là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần văn hóa vật chất biểu hiện lĩnh
vực hoạt động vật chất và toàn bộ kết quả của hoạt động này, bao gồm: công cụ lao
động, nhà ở và những vật dụng cần thiết cho đời sống hằng ngày như ăn, mặc, đi lại,
thông tin, giao lưu.vv…Văn hóa tinh thần được phản ánh trong hoạt động ý thức,
hoạt động sản xuất tinh thần, cùng với toàn bộ kết quả của nó như: hoạt động nhận
thức, đạo đức, pháp luật, nghệ thuật, giáo dục đào tạo, tôn giáo tín
ngưỡng.vv…Việc phân định hai lĩnh vực văn hóa trên đây chỉ là tương đối vì mỗi
Trang 13kết quả của hoạt động này đều hàm chứa trong mình nó cả hai giá trị, giá trị vật chất
và giá tri tinh thần
Chính văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng như vậy mới có thể đóng góp được
vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển
kinh tế - xã hội
Một số tác phẩm Mác - Ănghen, đã có những dự báo khao học và nhận định
về những tính chất của nền văn hóa tất cả vì con người và khả năng xây dựng con
người hoàn thiện Nền văn hóa mới sẽ trả lại cho con người những giá trị tinh thần
vốn có và tất cả những yếu tố tích cực ấy sẽ được phát huy trong xã hội mới Sau
cách mạng tháng 10 Nga thành công, Lênin đã ra những luận điểm có tính chất
cương lĩnh về xây dựng nền văn hóa mới, trong đó có tiếp thu di sản văn hóa quá
khứ và những nguyên tắc xây dựngn nền văn hóa vô sản, đã phát họa ra những
cương lĩnh của nền văn hóa mới
Mác – Ănghen chỉ ra tư tưởng thống trị một thời đại, tư tưởng của giai cấp
thống trị Trên cơ sở luận điểm đó, Lênin phát hiện mặt thứ hai của vấn đề dựa trên
cuộc đấu tranh của quần chúng lao động chống lại giai cấp thống trị bóc lột “văn
hóa thứ hai” Đây là cơ sở tạo nên mọi giá trị tinh thần cỏa truyền thống văn hóa
dân tộc Lênin nhận xét “Mỗi nền văn hóa dân tộc điều có những thành phần thậm
chí không phát triển của nền văn hóa dân chủ và xã hội chủ nghĩa, vì trong mọi dân
tộc điều có quần chúng bị bóc lột và điều kiện sinh sống của họ nhất định phải sản
sinh ra một hệ tư tưởng dân chủ và xã hội chủ nghĩa”
Qua đó Lênin cũng đã nêu lên nhiệm vụ của văn hóa cần phải xây dựng con
người thời đại mới, có giác ngộ cách mạng và có trình độ văn hóa cao Từ đó chống
lại âm mưu của thù địch, giúp cho xã hội ngày càng phát triển và bền vững hơn
Qua các định nghĩa cho thấy văn hóa là hoạt động con người, biểu hiện trình
độ nhận thức con người Qua đó cũng thể hiện khác vọng vươn tới các giái trị chân
– thiện – mỹ, đó là sự vươn tới cái đẹp, cái thiện…
Từ cách hiểu về văn hóa như vậy, thì văn hóa gắn liền với phát triển Văn
hóa là nhân tố nội sinh của sự phát triển Văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực
Trang 14phát triển Trong văn hóa, hệ tư tưởng đóng vai trò quyết định, là “hạt nhân” của
văn hóa Hệ tư tưởng nào thì có nền văn hóa đó Qua đó hệ tư tưởng của chủ nghĩa
Mác-lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nhân tố cơ bản, quyết định hình thái văn hóa
xã hội Việt Nam
1.1.2 Vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội
Cùng với phát triển của lịch sử, con người đã tạo nên nền văn hóa của cộng
đồng người Con người đã sáng tạo ra văn hóa, xây dựng nên môi trường văn hóa,
nhưng con người cũng là sản phẩm của văn hóa, chịu tác động trở lại của chính môi
trường văn hóa Văn hóa gắn bó mật thiết và có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con
người
Ngay từ khi mới ra đời con người đã chịu ảnh hưởng của môi trường sống,
của thế giới đồ vật, của những quan điểm tính ngưỡng, hành vi, những phương tiện
giáo dục… Văn hóa như một thế giới chuận bị sẵn để con người phải bước vào,
phải học tập để nắm được mọi điều trong thế giới đó qua một quá trình nhiều năm
Qua đó từ góc độ văn hóa, ta thấy con người một mặt sáng tạo ra văn hóa,
mặc khác con người là đối tượng của văn hóa
Tuy vậy văn hóa không phải là một vật thể cụ thể nào đó, do đó con người
tác động vào văn hóa không nên hiểu theo ý nghĩa vật thể Điều khác biệt ở đây là
giữa con người và văn hóa không có sự tách biệt về mặt không gian Con người và
văn hóa là một khái niệm và sự phân biệt giữa con người và văn hóa cũng chính từ
sự phân biệt giữa hai khái niệm này mà ra Trên thực tế, giữa con người và văn hóa
không có sự rạch ròi như vậy Nói con người không thể nói đến văn hóa và ngược
lại Không có cái gọi là con người nằm ngoài chính bản thân nó lại không phải là
văn hóa và ngược lại Con người và văn hóa hòa quyện vào nhau, trong con người
phải có văn hóa và đã là văn hóa thì đó là văn hóa người
Lâu nay ta vẫn nói xây dựng văn hóa, phát triển văn hóa… thực chất đó là
xây dựng con người, làm cho con người phát triển về mọi mặt theo hướng tiến bộ đi
lên Giữa văn hóa và con người có một sự tương đồng Vì thế mà sự phát triển của
con người cũng chính là sự phát triển của văn hóa Thông qua sự phát triển của văn
Trang 15hóa mà thấy được sự phát triển của con người Từ thực tế đó, ta có thể nói con
người phát triển thì văn hóa phát triển, con người phát triển đến đâu thì văn hóa phát
triển đến đó
Văn hóa là nền tảng tinh thần của đời sống xã hội Hồ Chí Minh khẳng định
đời sống xã hội bao gồm bốn mặt và phải xây dựng đồng thời bốn mặt đó là: chính
trị, văn hóa, xã hội
Trong quan hệ với chính trị, xã hội: chính trị, xã hội được giải phóng thì văn
hóa mới được giải phóng Chính mở đường cho văn hóa phát triển người nói: “xã
hội thế nào, văn nghệ thế ấy”, “Dưới chế độ thực dân và phong kiến, nhân dân ta
bị nô lệ, bị tồi tàn, không thể phát triển được” Để văn hóa phát triển tự do, phải
làm cách mạng chính trị trước
Trong quan hệ với kinh tế: kinh tế thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của
việc xây dưng văn hóa, do đó phải chú trọng xây dựng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ
tầng để có điều kiện xây dựng và phát triển văn hóa
Đứng trên lập trường của Mác – Lênin, Hồ Chí Minh không nhấn mạnh một
chiều về sự phụ thuộc “thụ động” của văn hóa về kinh tế, chờ cho kinh tế phát triển
xong rồi mới phát triển văn hóa Văn hóa có tính tích cực, chủ động, thức đẩy về
phát triển của kinh tế và chính trị
Văn hóa phải tham gia thực hiện những nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây
dựng và phát triển kinh tế Quan điểm này định hướng cho việc xây dựng một nền
văn hóa mới ở Việt Nam, định hướng cho mọi hoạt động văn hoá Văn hóa không
đứng ngoài mà ở trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc và cuộc kháng
chiến trở thành cuộc kháng chiến của văn hóa
Kinh tế và chính trị cũng phải có tính văn hóa Điều mà chủ nghĩa xã hội và
thời đại đang đòi hỏi Ngày nay, vận dụng sáng tạo tư tượng Hồ Chí Minh, Đảng ta
chủ trương gắn văn hóa với phát triển, chủ trương đưa các giá trị văn hóa thâm sâu
vào kinh tế và chính trị, làm cho văn hóa thực sự vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của công cuộc xây dựng đất nước
1.2 Đời sống văn hóa cơ sở và vấn đầ xây dựng đời sống văn hóa cơ sở
Trang 161.2.1 Đời sống văn hóa cơ sở
* Thế nào là đời sống văn hóa:
Đời sống văn hóa là một hiện tượng xã hội gắn liền với sự hình thành và phát
triển của đời sống tinh thần trong toàn bộ hoạt động thực tiển xã hội văn hóa mang
bản chất những giá trị: Chân – Thiện – Mỹ gắn liền với mọi sản phẩm vật chất và
tinh thần với mỗi hoạt động con người thuộc mọi lĩnh vực xã hội
Đời sống văn hóa gồm một tổng thể những hoạt động văn hóa tác động qua
lại trong đời sống của cá nhân với cộng đồng, nhằm đáp ứng nhu cầu con người
phát triển trong đời sống xã hội
Đời sống văn hóa cũng có khi được hiểu như môi trường văn hóa là cầu nối
giữa văn hóa xã hội với văn hóa cá nhân Qua đó nó là tổng thể những yếu tố văn
hóa vật thể, phi vật thể và nhân cách văn hóa, cảnh quan văn hóa bao quanh con
người, gây ra sự tác động lẫn nhau giữa cá nhân trên phạm vi không gian, thời gian
nào đó, trực tiếp hình thành nếp sống và lối sống con người
Đời sống văn hóa vật chất như môi trường văn hóa, được hiểu bằng sự hoạt
động của nó trong toàn bộ đời sống xã hội
* Thế nào là cơ sở:
Khái niệm “cơ sở” là hàm chứa nhiều nghĩa, nhưng nó được dùng ít nhất trên
ba phương diện
- Cơ sở được quan niệm những gì căn bản, làm nền, làm gốc, làm căn cứ
chính cho một lĩnh vực hoạt động, hay một trí thức nào đó (ví dụ: cơ sở lý luận Mác
- Lênin, sơ sở văn hóa Việt Nam, cở sở vật chất của chủ nghĩa xã hội….)
- cơ sở được quan niệm như một địa bàn, địa điểm, địa chỉ, tụ điểm, trung
tâm, diễn ra một lọai hình hoạt động nào đó về chính trị, kinh tế văn hóa cơ sở y
tế…
Trang 17Cơ sở được quan niệm như một địa bàn, một đơn vị hành chính, một tổ
chức… có cơ cấu hoàn chỉnh ở cấp cuối cùng của một hệ thống (ví dụ: trong hệ
thống Đảng có: Đảng cơ sở; hệ thống đoàn có: đoàn cơ sở ; hệ thống đoàn có; đoàn
cơ sở; hệ thống công đoàn có: Công đoàn cơ sở; trong hệ thống kinh tế có: nhà máy,
nông – lâm – ngư trường; trong hệ thống quản lý hành chính nhà nước thị xã,
phường là địa bàn cơ sở)
* Đời sống văn hóa cơ sở:
Với quan điểm coi văn hóa là tài sản của nhân dân, nó bắt nguồn từ nhân dân
và phải trở về với nhân dân Nên vấn đề xây dựng đời sống văn hóa cơ sở luôn là
một chủ trương, một mục tiêu cơ bản của Đảng ta
Hiện nay, đời sống văn hóa là một vấn đề được nhiều người quan tâm Một
số đồng chí làm công tác chỉ đạo thực tiển cho rằng: đời sống văn hóa là khái niệm
rất rộng, nó bao hàm cả đời sống vật chất, hỗ trợ lẫn nhau Đời sống vật chất phát
triển là cơ sở để nâng cao đời sống tinh thần Ngược lại đời sống tinh thần lành
mạnh sẽ tạo thêm những động lực mới để phát triển để nâng cao đề sống vật chất
Nghị quyết WT 5 đặt vấn đề “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là thể
hiện tầm nhìn chiếm lược của Đảng ta nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống, bản
sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc, khi đất nước ta ngày càng đi sâu vào kinh tế thị
trường Bởi vậy chăm lo xây dựng đời sống phải quan tâm hài hòa tới cả hai mặc
vật chất và tinh thần
Trong hội thảo bàn về nghị quyết trung ương 5 với nhiệm vụ xây dựng đời
sống văn hóa, khi đề cập dến khái niệm về đời sống văn hóa sơ sở và những nội
dung xây dựng đời sống văn hóa, các nhà khoa học và nhà quản lý văn hóa đã có
nhiều ý kiến về vấn đề này
Ông Nguyễn Viết chức – Giám đốc sở văn Hóa – Thông tin Hà Nội cho rằng
khái niệm đời sống văn hóa cơ sở cần được quan niệm thật rõ, đó không phải là tất
cả mà là đời sống tinh thần của xã hội trên cơ sở những điều kiện vật chất Nó
không chỉ là đời sống văn hóa ở xã, phường mà còn gồm cả nông thôn, thành thị,
Trang 18nhà trường, cơ quan, xí nghiệp, gia đình Đời sống văn hóa của con người luôn luôn
ở trong môi trường văn hóa nhất định, đời sống văn hóa liên quan đến ba thành tố:
con người, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội Bởi vậy xây dựng đời sống văn
hóa cũng có nghĩa phải xây dựng con người, xây dựng cảnh quan, xây dựng môi
trường tự nhiên, xây dựng môi trường xã hội
Ông Phan Hồng Giang viện trưởng viện văn hóa Nghệ thuật đưa ra một cách
tiếp cận về nhiệm vụ đời sống văn hóa – đó là tổng hợp của 4 yếu tố: đạo đức tư
tưởng; bảo vệ di sản văn hóa dân tộc; tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại; sáng
tạo trong văn hóa của nhân dân
Ông Phan Hữu Phú – Trưởng ban Tiên giáo thành Ủy Hà Nội bổ sung thêm
khái niệm đời sống văn hóa nêu tại hội nghị WT 5 có ba cấp động khác nhau Nếu
hiểu theo nghĩa rộng đời sống văn hóa gần như đồng nhất với văn hóa Nếu hiểu
theo nghĩa hẹp hơn thì xây dựng đời sống văn hóa gắn với những lĩnh vực cụ thể
của văn hóa Còn nếu hiểu theo nghĩa cụ thể thì nó có thể bao gồm những vấn đề
như tư tưởng, đạo đức, lối sống …và nếu ta quan tâm tới nó ở mức độ nào thì việc
giải quết sẽ đi theo hướng đó [11]
Còn nhiều ý kiến khác cũng đề cập tới vấn đề này Tuy gốc độ có khác nhau
song nhìn chung các ý kiến đều thống nhất khẳng định đời sống văn hóa là khái
niệm rất rộng nhưng cũng có thể hiểu ở dưới dạng cụ thể Cần hiểu nó theo nghĩa
rộng để có cái nhìn toàn diện trong chỉ đạo phong trào Song cũng cần phải hiểu cả
nghĩa hẹp của nó để xây dựng những mục tiêu cụ thể trong quá trình tổ chức thực
hiện nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa ở từng lĩnh vực và trên từng địa bàn cơ
sở
1.2.2 vấn đề xây dựng đời sống văn hóa cơ sở
Tại hôi nghị văn hóa và giáo dục lần thứ II của phong trào không kiên kết,
họp tại La Habana vào tháng 5/1986, nhiều đại biểu các nước thuộc thế giới thứ 3
đã vây quanh một đại biểu việt Nam khi đại biểu này trình bày tham luận về thành
tựu của văn hóa quần chúng ở Việt nam Họ muốn tìm hiểu bí quyết thành công của
Trang 19hai tổ chức văn hóa cơ sở và yếu tố nào kích thích được quần chúng sinh hoạt văn
hóa, gây thành phong trào, thành mục tiêu của một nền văn hóa có định hướng Bí
quyết ấy không có gì khác hơn là phải giải phóng tư tưởng con người, đề cao vai trò
sáng tạo quần chúng và nâng cao đạo đức, phẩm gía con người bằng những hoạt
động văn hóa
Từ lâu Đảng ta đã coi trọng và xác định vị trí của việc xây dựng đời sống văn
hóa ở cơ sở, luôn luôn nhấn mạnh đến những hoạt động giáo dục – văn hóa, đến
phong trào văn hóa văn nghệ trong quần chúng, coi đây như là cơ sở của một nền
văn hóa, một phương hướng quan trọng nhằm xóa dần sự chênh lệch giữa thành thị
và nông thôn, miền xui và miền núi Trung ương Đảng đã ra chỉ thị về tăng cường
công tác văn hóa trong quần chúng, tăng cường lãnh đạo công tác văn nghệ ở miền
núi Nhà nước cũng có những chỉ thị về việc đẩy mạnh công tác văn hóa trong xí
nghiệp, nông trường, công trường, cũng như nông thôn Xây dựng đời sống văn hóa
ở cơ sở chính là để thực hiện tốt một phần nhiệm vụ quan trọng của cuộc cách mạng
tư tưởng và văn hóa Mục tiêu của nó nằm trong mục tiêu chung của cuộc cách
mạng tư tưởng và văn hóa là nhằm xây dựng nền văn hóa mới con người mới xã hội
chủ nghĩa
Ngay trong đề cương văn hóa năm 1943, vấn đề xây dựng đời sồng văn hóa
ở cơ sở đã được Đảng ta xác định như những nguyên tắc cơ bản của một nền văn
hóa Tính dân tộc, khoa học và tính đại chúng là biểu hiện của những nguyên tắc đó
Xây dựng một nền văn hóa mang tính đại chúng chính là sự phổ cập văn hóa cho
mọi người dân, trong cộng đồng dân tộc, biến mọi giá trị văn hóa thành tài sản của
nhân dân và tạo điều kiện để nhân dân trực tiếp sáng tạo ra các giá trị văn hóa nhằm
tạo cho mọi người dân một cuộc sống tinh thần phong phú Tính dân tộc là thuộc
tính của văn hóa, biểu hiện mối quan hệ giữa văn hóa và dân tộc, nói đến văn hóa
là nói đến dân tộc và ngược lại Đề cao tính dân tộc trong văn hóa chính là làm cho
văn hóa gần gũi gắn bó với quần chúng, phát huy những giá trị văn hóa truyền
thống trong hoạt động văn hóa Việc xây dựng một nền văn hóa tiên tiến cũng chính
Trang 20là góp phần nâng cao đời sống tinh thần, tình cảm đạo đức, lối sống thẩm mỹ…của
quần chúng nhân dân
Đến năm 1955 để tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao các hoạt động văn hóa ở cơ
sở, ban bí thư đã có chỉ thị “tăng cường công tác văn hóa trong quần chúng” mà
mục tiêu là xây dựng tổ chức hoạt động văn hóa ở cơ sở Cơ sở là đơn vị giữ vai trò
nền tản quang trọng trong cơ cấu một nền kinh tế Không có cơ sở thì không có
công nghiệp và nông nghiệp, không có kinh tế trung ương và kinh tế địa phương, từ
đó sẽ không có sự tồn tại của nền kinh tế đơn vị cơ sở là nơi quần chúng lao động
hằng ngày và cũng là nơi quần chúng trực tiếp tiến hành 3 cuộc cách mạng dưới sự
lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước trên con đường tiến lên sản xuất lớn
xã hội chủ nghĩa, các đơn vị cơ sở là những địa bàn hội tụ lực lượng, tạo ra sức
mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, xây dựng văn hóa, bồi
dưỡng con người mới, bảo đảm đời sống nhân dân và tái sản xuất mở rộng Vì vậy,
việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở được coi như một trong những nhiệm vụ cơ
bản, thường xuyên của cuộc xây dựng nền văn hóa mới và con người mới xã hội
chủ nghĩa
Đại hội Đảng lần thứ IV nhắc nhỡ nhà nước có những chính sách và biện
pháp tạo điều kiện cho mọi người tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ và đáp ứng
ngày càng đầy đủ nhu cầu thưởng thức và hoạt động văn hóa văn nghệ của nhân dân
từ thành thị đến nông thôn, từ nơi đông người đến những vùng xâu vùng xa Phải tổ
chức đời sống văn hóa ở các vùng kinh tế mới, các nông trường, lâm trường, công
trường miền núi và hải đảo Ở các xã ấp, làng, bản cần xây dựng những công trình
văn hóa quy mô vưa và nhỏ mang màu sắc địa phương khác nhau thể hiện tính
phong phú của nền văn hóa chung của dân tộc ta
Đến đại hội lần thứ V và đại hội VIII rất chú trọng đến việc xây dựng đời
sống văn hóa cơ sở Nhằm phát triển toàn diện về nền văn hóa bản sắc dân tộc
Trang 21Như vậy xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc chính là
nhằm tập trung vào nâng cao về đề sống văn hóa ở cơ sở phát triển ngày càng cao
Đó chính là quan điểm đại chúng, lấy dân làm gốc của Đảng ta
Nhân dân là những người làm ra lịch sử, làm chủ đất nước, họ có quyền
hưởng thụ và sáng tạo văn hóa, cũng như bất cứ quyền lợi chính đáng nào Chỉ
những chế độ biết chăm lo cả đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần cho dân, mối
quan tâm đến đời sống văn hóa cơ sở
Trong tình hình đổi mới đất nước hiện nay, chúng ta lại càng phải xác định
rõ ý nghĩa và mục tiêu của văn hóa cơ sở Nếu văn hóa quần chúng mang tính nhân
dân thì văn hóa cơ sở mang tính tổ chức Nhân dân thuộc một cộng đồng, một đơn
vị nào cũng đều sinh hoạt, sinh sống ở một cơ sở Tổ chức cơ sở gắn với dân như
chân với tay Nếu dân là gốc thì tổ chức cơ sở là nền tảng của xã hội
1.3 Nội dung cơ bản của việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở
Quán triệt nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8 ngành văn hóa -
Thông tin đã đề ra chương trình hoạt động để xây dựng đời sống văn hóa cơ sở với
nội dung cơ bản như sau:
1.3.1 Xây dựng được gia đình văn hóa
Nghị quyết TW 5 (khóa VIII) đã định hướng phát triển đời sống văn hóa tinh
thần trong cộng đồng xã hội Để văn hóa và con người thật sự là nguồn nội lực, nội
sinh nâng cao hiệu quả, phục vụ đắc lực công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước Vì vậy việc xây dựng gia đình văn hóa ấm no hạnh phúc cũng là nền tảng
cơ bản trong phát triển xã hội hôm nay
Gia đình theo gốc Hán - Việt là nhà, Đình là cái sân Cái sân là biểu tượng để
mái nhà liên thông ra với môi trường xã hội, đó là văn hóa gia đình Văn hóa gia
đình là nét đẹp của đời sống gia đình trong việc đối xử với nhau lễ phép, khoan
dung, trung tín, yêu thương, quan tâm đến nhau Xem trọng mối quan hệ giữa vợ –
chồng, cha mẹ - con cái, anh – em đặt trên nền tảng giá trị nhân văn và dân chủ
Trang 22Nét văn hóa của mối quan hệ vợ - chồng là sự tâm đầu ý hợp “Râu tôm nấu
với ruột bầu, chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon” vợ chồng gắn bó với nhau như
đũa có đôi
Nét văn hóa của mối quan hệ cha mẹ - con cái là sự tận tụy hy sinh của cha
mẹ “Dẫu cho vất vả dãi dầu, mà con ngoan goãn cha đâu có sờn”, sự hiếu thảo của
con cái “Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Nét văn hóa của anh chị em là sự hòa thuận, kính trên nhường dưới, đùm bọc
giúp đỡ lẫn nhau “Anh em như thể tay chân”
Mở rộng quan hệ gia đình ra xã hội với những nét đẹp truyền thống: giữ gìn
lối sống hợp quần tình làng nghĩa xóm, ở thành thị tình nghĩa phường khóm “Tối
lửa tắt đèn có nhau”, gần gũi với nhau “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác
giống nhưng chung một giàn” Xa rộng hơn nữa tình nghĩa đó sâu đậm trong lòng
mỗi con người Việt Nam “Nhiều điều phủ lấy giá gương, người trong một nước thì
thương nhau cùng”
Từ khi có Đảng lãnh đạo thì tình nghĩa ấy cao đẹp hơn trở thành tình đồng
bào, tình đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà Gia đình văn hóa, vừa
phải tổ chức từ bỏ nếp sống gia trưởng, vừa phải cảnh giác với lối sống hiện sinh,
gạt đi những cở hủ lạc hậy, phòng chống tệ nạn xã hội, bài trừ mê tín dị đoan, biết
tiếp thu các giá trị hiện đại tiên tiến song không lạc điệu với bản sắc dân tộc
Gia đình có những chức năng quan trọng trong những chức năng giáo dục
con cái là cơ bản nhất Giáo dục gia đình đã tạo ra nhân cách đầu tiên con người và
ảnh hưởng đến định hướng thế hệ trẻ Sự tác động của phát triển kinh tế và nhu cầu
giao lưu văn hóa mang lại nhiều thuận lợi cũng không ít thách thức trong quan hệ
gia đình và xã hội đặc biệt là trong giáo dục trẻ nhỏ Nếp sống cá nhân ảnh hưởng
nếp sống chung của gia đình và xã hội Nói cách khác xã hội nào thì gia đình như
vậy
Về xây dựng gia đình văn hóa phải được tiến hành từ cơ sở (xóm, thôn, ấp,
tổ nhân dân tự quản) Ngành văn hóa - Thông tin phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể
Trang 23tạo ra phong trào và vận động quần chúng tự giác tham gia như: tổ văn hóa, khu phố
văn hóa, ấp văn hóa, phong trào “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” Giữ
gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên Đồng thời cũng phải biết khai
thác những yếu tố tốt đẹp của gia đình truyền thống văn hóa, đề cao trách nhiệm
từng thành viên trong gia đình Tổ chức ngày gia Việt Nam 28/6 hàng năm trở thành
ngày hội lớn về các hoạt động văn hóa thể thao tại cơ sở Nơi nào có phong trào lớn
mạnh xây dựng thành câu lạc bộ gia đình văn hóa
Gia đình văn hóa Việt Nam đã trải qua nhiều biến động nhưng vẫn mang
trong mình những nét bản sắc văn hóa dân tộc Từ gia đình, tính phong kiến cho đến
gia đình hai thế hệ, nét cơ bản văn hóa trong các gia đình văn hóa là coi trọng tình
cảm, tế nhị và kín đáo Trong mối quan hệ ứng xử năng động và linh hoạt có khả
năng thích nghi cao Hội nhập quốc tế yếu tố văn hoá truyền thống được dịp phát
huy cao hơn nữa Đối mặt với kinh tế thị trường có cái hay có cái dở, cái được cái
mất do đó lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền có nguy cơ phát triển, nhịp
sống đô thị càng tăng, ngày càng căng thẳng khiến quan hệ gia đình trở nên lỏng
lẻo, cha con, vợ chồng ít quan tâm nhau Trước những biến động đó Đảng và nhà
nước đã định hướng và ban hành chính sách phù hợp để toàn dân hưởng ứng hành
động theo mục tiêu, kế hoạch trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư và thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở” Đây chính là
bước đi tất yếu mà mỗi người trong chúng ta sẽ góp sức xây dựng gia đình và xã hội
ngày càng tươi đẹp, hạnh phúc và phồn vinh
1.3.2 Phát động các phong trào văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao và
thông tin tuyên truyền
Phát triển văn hóa, nghệ thuật, thông tin, thể dục thể thao là một trong những
mục tiêu của cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” Muốn
có văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ
giá trị mới của con người, kế thừa giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và tiếp
thu tinh hoa văn hóa của con người, tăng sức đề kháng chống văn hóa đồi trụy cần
Trang 24nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội sinh hoạt của
nhân dân Chú trọng gìn giữ, phát triển các di sản văn hóa phi vật thể, các di tích
lịch sử, nâng chất các bảo tàng Phát triển mạng lưới thư viện, hiện đại hóa các thư
viện và cộng tác lưu trữ trong thư viện Xây dựng các công trình văn hóa, các khu
vui chơi công cộng, tăng cường hiện đại hóa mạng lưới thông tin đại chúng, nâng
chất lượng sản phẩm, dịch vụ phát thanh truyền hình, báo chí, đẩy nhanh việc hoàn
thành phổ cập phát thanh truyền đến mỗi gia đình Tăng cường các hoạt động thể
dục thể thao Chú ý phát triển phong trào thể dục thể thao quần chú ý với mạng lưới
cơ sở rộng khắp nhằm nâng cao thể trạng và tầm vóc của người Việt Nam, đảm bảo
mọi điều có đủ sức khỏe để thực hiện sản xuất và học tập Đồng thời tích cực đẩy
mạnh xã hội hóa, khuyến khích nhân dân và các tổ chức tham gia thiết thực có hiệu
quả các hoạt động văn hóa, thể thao, khuyến khích các doanh nghiệp, các mạnh
thường quân đầu tư và bảo trợ các hoạt động văn hóa thể thao Phát triển thị trường
sản phẩm và dịch vụ văn hóa thể thao phong phú, lành mạnh
1.3.3 Phát triển giáo dục – y tế
Phát triển Giáo dục: Luôn được xem xét như là một thiết chế xã hội quan
trọng bậc nhất trong quá trình xã hội hóa của cá nhân, tuy rằng xã hội hóa là quá
trình liên tục, các cá nhân chịu ảnh hưởng của nó trước và sau khi đến trường Giáo
dục khác với các hình thức xã hội hóa khác ở chỗ, nó là hướng dẫn tỉ mỉ, có phương
pháp nhất định, được thừa nhận một cách hợp pháp, chính đáng đối với một cộng
đồng dành cho những đối tượng của nó Trong cách thức giáo dục, người ta không
chỉ đơn thuần trang bị cho cá nhân thông tin mà cá nhân cần thiết, mà còn trang bị
cách thức để có được thông tin đó, xử lý thông tin đó và những hiểu biết liên quan
đến nó, đồng thời là những ảnh hưởng hoàn toàn gián tiếp khác nhau: kỷ luật trong
công việc Tính đúng giờ, tính tuân lệnh, phục tùng và nhiều đức tích khác nữa
Giáo dục luôn xem là nền tảng trong việc trang bị trí thức cho người dân Là
yếu tố quan trọng để tạo ra sức thích nghi và mở rộng trí thức cho mỗi người dân
trong một xã hội đầy ắp thôn tin Vì vậy phát triển giáo dục và đào tạo là một trong
Trang 25động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa hiện hóa, là điều kiện để
phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội
Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự
nghiệp hóa – hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ
bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững Tiếp tục nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống
trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục Thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội
hóa”, phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên đề cao
năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập
trong nhân dân bằng hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện
“giáo dục cho mọi người” “cả nước trở thành xã hội học tập” Thực hiện phương
châm “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn
liền với xã hội” Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học
chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương Xây dựng quy hoạch
đào tạo nhân lực theo phương thức kết hợp học tập trung, học từ xa, học qua máy
tính Từ đó chăm sóc phát triển giáo dục mầm non, mở rộng hệ thống nhà trẻ và
trường lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư, đặc biệt là ở nông thôn và những vùng
khó khăn
Cũng cố thành tựu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học phấn đấu để
ngày càng có nhiều trường tiểu học đủ điều kiện học hai buổi mỗi ngày tại trường,
được học ngoại ngữ và tin học, đẩy nhanh tiến độ phổ cập giáo dục trung học cơ sở,
tạo điều kiện cho những địa phương có khả năng hoàn thành sớm việc phổ cập giáo
dục bậc trung học thông qua việc mở rộng qui mô đào tạo và phát triển đa dạng các
loại hình trường phổ thông, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề
Tăng ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo theo dịp độ tăng trưởng
kinh tế hiện đại hóa một số trường dạy nghề, tăng nhanh tỉ lệ lao động được đào tạo
trong toàn bộ lao động xã hội, khuyến khích phát triển hệ thống lớp dạy nghề dân
Trang 26lập và tư thục, trang bị cho thanh niên những kiến thức sản xuất, kỹ năng lao động
và năng lực tiếp thu công nghệ mới để tự tạo việc làm chủ động tìm kiếm cơ hội lập
nghiệp
Phát triển hợp lý qui mô giáo dục, mở rộng mạng lưới mô hình trường lớp
phù hợp với sự phát triển dân số và việc hình thành các khu dân cư, khu đô thị mới;
tập trung phát triển giáo dục mầm non ,nhất là ở vùng nông thôn Hoàn thành chuẩn
hóa, tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục làm
cơ sở nâng cao chất lượng dạy và học có biện pháp hiệu quả khắc phục tình trạng bỏ
học, hoàn thành chỉ tiêu chống mù chữ và phổ cập giáo dục theo kế hoạch; tiến
hành công nhận các huyện đạt chuẩn theo đề án; đồng thời sơ kết, rút kinh ngiệm để
chuẩn bị hoàn thành mục tiêu phổ cập trung học cơ sở vào năm học tới tiếp tục triển
khai chương trình kiên cố hóa trường, lớp học, xóa phòng cây lá xiêu vẹo, đồng thời
có kế hoạch tu bổ, chống xuống cấp các cơ sở đã có Đổi mới nâng cao năng lực
quản lý nhà nước trong giáo dục và đào tạo; thực hiện tốt đổi mới nội dung, chương
trình phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại, kiên quyết đấu tranh, khắc phục
tiêu cực trong dạy và học Quan tâm giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức công dân
cho người dạy và người học; góp phần ngăn chặn tình trạng suy thoái đạo đức trong
học sinh, lớp trẻ, chuyển đổi hợp lý các cơ sở giáo dục công lập sang dân lập, tư
thục bán công; đồng thời có chính sách bảo đảm cho con các gia đình nghèo cũng
có điều kiện được học tập Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục; tiếp tục phát triển phong
trào khuyến học; phát triển trung tâm học tập cộng đồng, xây dựng xã hội học tập
Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục tạo điều kiện cho người nghèo có
cơ hội học tập, tiếp tục phát triển trường phổ thông nội trú cho các em dân tộc thiểu
số, chú trọng quyền học tập của nhân dân Có chính sách hỗ trợ đặc biệt những học
sinh có năng khiếu, hoàn cảnh sống khó khăn được theo học ở các bậc học cao Có
quy hoạch và chính sách tuyển chọn người giỏi đặc biệc chú ý trong con em công
nhân, nông dân, để đào tạo các bậc Đại Học và sau Đại Học Tăng ngân sách nhà
nước cho việc cử người đi đào tạo ở các nước có nền khoa học và công nghệ tiên
tiến Khuyến khích việc du học tự túc
Trang 27Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, phát triển đa dạng các hình thức
đào tạo đẩy mạnh việc xây dựng quỹ khuyến khích tài năng, các tổ chức khuyến
học, bảo trở giáo dục
Trong những năm trước mắt, giải quyết dứt điểm những vấn đề bức xúc sửa
đổi chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của sự nghiệp – công
nghiệp hóa – hiện đại hóa, cải tiến chế độ thi cử, khắc phục khuynh hướng “thương
mại hóa” giáo dục, ngăn chặn những tiêu cực trong giáo dục, quản lý chặt trẻ việc
cấp bằng, công nhận học hàm, học vị, chấn chỉnh công tác quản lý hệ thống trường
học cả công lập và ngoài công lập
Thực hiện công tác y tế: Cũng là một trong những mục tiêu của cuộc vận
động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nâng cao chất lượng công tác
chăm sóc sức khỏe của nhân dân theo định hướng dự phòng tích cực; tăng cường
tuyên truyền, giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn vệ sinh và đảm bảo
môi trường, rèn luyện thân thể, sử dụng nước sạch, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn,
đẩy mạnh việc phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là HIV/AIDS, cúm gia cầm và các
dịch bệnh mới phát sinh Xây dựng mô hình thích hợp thu gom, xử lý rác thải ở khu
đô thị, khu du lịch, khu dân cư tập trung Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hệ thống
khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của nhân dân; cần chú ý thực hiện đầy đủ
các chương trình Quốc Gia chăm sóc sức khỏe cho người dân như: chương trình
tiêm chủng mở rộng cho trẻ em uống vác xin phòng bệnh, chương trình chăm sóc
sức khỏe ban đầu cho nhân dân, chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình; kế
hoạch hóa gia đình, giảm tăng dân số, nâng cao chất lượng dân số, giảm nhanh tỉ lệ
suy dinh dưỡng của trẻ em
Thực hiện đồng bộ chính sách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhằm
giảm tỷ kệ mắc bệnh, nâng cao thể lực tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi Củng
cố và hoàn thiện mạng lưới Y tế, đặc biệt là ở cơ sở Xây dựng một số Trung tâm Y
tế chuyên sâu Đẩy mạnh sản xuất dược phẩm, đảm bảo các loại thuốc thiết yếu đến
mọi địa bàn dân cư Thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe; đổi mới
Trang 28cơ chế và chính sách viện phí; có chính sách trợ cấp và bảo hiểm y tế người nghèo
tiến tới bảo hiểm y tế cho toàn dân Nhà nước ban hành chính sách Quốc Gia về y
học cổ truyền từ khâu đào tạo đến khâu khám và điều trị
Hệ thống các trạm xá xã, trung tâm y tế khu vực phải được đầu tư xây dựng
đều khắp, đồng thời phải tăng cường đội ngũ cán bộ y bác sỹ làm công tác chăm sóc
sức khỏe cho nhân dân Bên cạnh đó phong trào làm sạch đẹp xóm ấp, xây dựng hệ
thống đường giao thông nông thôn, đưa nước sạch phục vụ nhu cầu đi lại và sinh
hoạt của nhân dân cũng phải được thường xuyên phát động và hường dẫn người dân
thực hiện tốt
Trang 29CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG – GIẢI PHÁP VỀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
DÂN TỘC KHMER Ở TỈNH VĨNH LONG
2.1 Đặc điểm địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh vĩnh long
2.1.1 Đặc điểm địa lý
Vĩnh Long là tỉnh nằm ở khu vực trung tâm đồng bằng sông cửu long, được
thiên nhiên ưu đãi phong phú cho Vĩnh Long về sông nước, đồng bằng
Tỉnh Vĩnh Long nằm trong tọa độ địa lý từ 9o52’40’’ đến 10o19’48’’ vĩ bắc,
105o41’18’’ đến 106o17’03’’ kinh đông, Bắc giáp sông Tiền, ngăn cách với tỉnh
Tiền Giang, có cầu Mỹ Thuận Bắc qua trên quốc lộ 1A; Tây Bắc giáp tỉnh Đồng
Tháp; Tây giáp sông Hậu, ngăn cách với thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, có
cầu Cần Thơ bắc qua trên quốc lộ 1A; Nam giáp tỉnh Trà Vinh; Đông giáp sông Cổ
Chiên, ngăn cách với tỉnh Bến Tre Trong đó tỉnh Vĩnh Long cách thành phố Hồ
Chí Minh 135km về phía Bắc theo quốc lộ 1A, cách thành phố Cần Thơ 40km về
phía Nam theo quốc lộ 1A Vĩnh Long có địa thế trãi rộng dọc theo sông Tiền và
sông Hậu, thấp dần từ Bắc xuống Nam, địa hình tương đối bằng phẳng (độ dốc nhỏ
hơn 20) cao trình khá thấp so với mực nước biển Cao trình tuyệt đối từ 0,6 đến
1,2m chiếm 90% diện tích tự nhiên của tỉnh, phần còn lại là thành phố Vĩnh Long
và thị trấn Trà Ôn có độ cao trung bình khoãng 1,25m Đây là địa hình đồng bằng
ngập lục của sông, tiểu địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo giữa trung tâm tỉnh và
cao dần về hai hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Măng Thít và ven các sông
rạch lớn Không chịu ảnh hưởng của nước mặn và ít bị tác động của lũ Phân cấp
địa hình tỉnh được chia ra ba cấp như sau: vùng có cao trình từ 1,0 đến 2,0m (chiếm
37,17% diện tích) ở ven sông Hậu, sông Tiền, sông Măng Thít, ven sông rạch lớn
cũng như đất cù lao giữa sông và vùng đất giồng gò cao của huyện Vũng Liêm, Trà
Ôn Nơi đây chính là địa bàn phân bố dân cư đô thị, các khu công nghiệp… Vùng
có cao trình từ 0,4 đến 1,0m (chiếm 61,5% diện tích) phân bố chủ yếu là đất 2 – 3
Trang 30vụ lúa với tiềm năng tưới tự chảy khá lớn, năng suất cao Trong đó vùng phía Bắc
quốc lộ 1A là vùng chịu ảnh hưởng lũ tháng 8 hằng năm Vùng có cao trình nhỏ hơn
0,4 (chiếm 1,3% diện tích, có địa hình thấp trũng, ngập sâu, cơ cấu sản xuất nông
nghiệp chủ yếu 2 vụ lúa Với địa hình trên của Vĩnh Long sẽ chịu tác động hiện
tượng biến đổi khí hậu cũng như cản trở đến sản xuất và đời sống nhân dân trong
tỉnh Vĩnh Long
Điều kiện khí hậu và thời tiết ở Vĩnh Long cho biết Vĩnh Long là tỉnh nằm
trong vùng nhiệt đới gió mùa, gió mùa cận xích đạo, quanh năm nóng ẩm, có chế độ
nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào, ít bị thiên tai, lũ lục, không sét (nhiệt độ
trung bình hằng năm từ 25oC – 27oC, nhiệt độ cao nhất 36,9oC, nhiệt độ thấp nhất
17,7oC Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân 7,3oC) Đồng thời tỉnh Vĩnh
Long có vị trí địa lý thuận lợi trong việc phát triển và giao lưu kinh tế, mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm, thu hút đầu tư Song đó cũng là thách thức lớn đối với
Vĩnh Long trong điều kiện cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài [12,trg 11-20]
2.1.2 Đặc điểm kinh tế
* Tài nguyên đất:
Vĩnh Long tuy có diện tích đất phèn lớn, tầng sinh phèn ở rất sâu, tỉ lệ phèn
ít, song đất có chất lượng cao, màu mỡ vào bật nhất so với các tỉnh trong vùng Đặc
biệt tỉnh có hàng vạn ha đất phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu, đất tốt, độ phì
nhiêu cao, trồng được 2 vụ lúa trở lên, cho năng suất cao, sinh khối lớn lại thuận lợi
về giao thông kể cả thủy lẫn bộ Ở Vĩnh Long có 4 loại đất chính: đất phèn có
90.779,06 ha, chiếm 68,94% diện tích đất toàn tỉnh; đất phù sa có 40.577,06 ha,
chiếm 30,81%; đất giồng cát có 212,73 ha, chiếm 0,16%; đất xáng thổi có 116,14
ha, chiếm 0,09%
Vĩnh Long còn có lượng cát sông và đất sét làm vật liệu xây dựng khá dồi
dào, cát dưới lòng sông với trữ lượng khoãng 100 – 150 m3, cát được sử dụng chủ
yếu cho san lấp Ngoài ra do nằm ở vị trí tích tụ thuận lợi nên hằng năm sông Tiền,
sông Hậu, sông Cổ Chiên luôn được bồi tụ một lượng cát lớn; đất sét làm nguyên
liệu sản xuất gạch, ngói, gốm được tập trung chủ yếu dọc theo sông Tiền và rải rác
Trang 31ở các huyện, thị trong tỉnh, tổng trữ lượng đất sét các loại có thể khai thác được toàn
tỉnh đạt 92 triệu m3
Nếu so với toàn Quốc và vùng đồng bằng sông Cửu Long thì Vĩnh Long có
tỉ lệ đất nông nghiệp so với tổng diện tích tự nhiên cao hơn mức trung bình của
vùng và gấp 4 lần mức trung bình cả nước, đất chưa sử dụng chỉ chiếm một tỉ lệ
thấp
* Tài nguyên nước:
Nguồn nước ngầm: theo kết quả nghiên cứu của một số công trình thăm dò
thì nguồn nước ngầm ở tỉnh Vĩnh Long rất hạn chế và chỉ phân bố ở một số khu vực
nhất định
Tầng nước ngầm ở độ sâu trung bình 86,4m, nước nhạt phân bố chủ yếu ở
vùng ven sông Hậu và sông Tiền, bề dày tầng chứa nước không lớn, trữ lượng khai
thác tiềm năng khoãng 46.169 m3/ngày
Tầng chứa nước phân bố ở độ sâu trung bình 150m, nước nhạt phân bố khu
vực ven sông Hậu và 1 số xã ở phía Nam của tỉnh Vĩnh Long Bề dày tầng chứa
nước khá lớn, trữ lượng khai thác tiềm năng khoãng 86.299m3/ngày
Tầng nước phân bố ở độ sâu trung bình 333,2m, chất nước kém không thể
khai thác
Tầng chứa nước phân bố ở độ sâu trung bình 425m Bề dầy chứa nước khá
lớn Đây là tầng chứa nước đang được khai thác nhiều bằng các giếng khoan công
nghiệp
Tầng chứa nước phân bố ở độ sâu trung bình từ 439m trở xuống Nước nhạt
chỉ phân bố ở khu vực thành phố Vĩnh Long (ven sông Tiền), bề dầy tầng nước khá
lớn Đây là tầng chứa nước đang được khai thác nhiều bằng các giếng khoan công
nghiệp Trữ lượng khai thác tiềm năng khoãng 19.520m3/ngày Những tầng chứa
nước đó nhằm phục vụ cho sản xuất cũng như sinh hoạt ăn uống cửa người dân
trong xã và các huyện trong tỉnh Vĩnh Long
Trang 32Nguồn nước mặt: với 91 sông, kênh, gạch trên địa bàn, nguồn nước mặt của
tỉnh Vĩnh Long phân bố điều khắp trong tỉnh, trong đó có 3 con sông lớn cung cấp
cho hệ thống kênh gạch này đó là:
Sông Cổ Chiên nằm ở phía Đông của tỉnh, có chiều rộng từ 800 – 2500m,
sâu từ 20 – 40m với khả năng tải nước cực đại lên tới 12.000 – 19.000 m3/S
Sông Hậu chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, song song với sông Cổ
Chiên, chạy dọc theo hướng Tây Nam của tỉnh, sông có chiều rộng từ 1500 –
3000m, sâu từ 15 – 30m, khả năng tải nước cực đại lên tới 20.000 – 32.000m3/S
Sông Măng Thít: gồm 1 phần kênh thiên nhiên, 1 phần kênh đào nối từ sông
Cổ Chiên tại Quới An sang sông Hậu tại Trà Ôn, sông dài 47km, có bề rộng trung
bình từ 110 – 150m, lưu lượng cực đại chảy ra và vào tại 2 cửa sông như sau: phía
sông Cổ Chiên: 1500 – 1600m3/S; phía sông Hậu: 525 – 650m3/S, cho thấy chất
lượng nước tải từ 3 con sông lớn này hoàn toàn ngọt, chế độ thủy văn điều hòa, lưu
lượng dòng chảy thay đổi theo mùa, ít chịu chi phối của thủy triều, tuy bị ô nhiễm
nhẹ nhưng hoàn toàn dùng cho sinh hoạt được đã qua công trình xử lý nước, như
vậy tất cả các đô thị , khu dân cư có 3 con sông này chảy qua đều có thể lấy nước
mặt để phục vụ cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, phục vụ cho sản xuất công nghiệp,
du lịch, đó là những thuận lợi lớn mà ít tỉnh nào có được nguồn nước này
* Tài nguyên khoáng sản:
Vĩnh Long là tỉnh đặc biệt nghèo tài nguyên, khoáng sản cả về số lượng lẫn
chất lượng Theo thông tin về wedsite tỉnh Vĩnh Long thì tỉnh Vĩnh Long có trữ
lượng cát khoãng 129.833,822 triệu m3 tính đến năm 2020 Do nằm ở hạ nguồn
sông Tiền và sông Hậu nên lượng cát sông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có thể được
bổ sung hằng năm tùy thuộc vào chế độ của dòng chảy và hàm lượng bùn, cát mang
theo Đây là nguồn tài nguyên quý giá và đặc thù mà thiên nhiên ban cho tỉnh Vĩnh
Long còn có đất sét làm vật liệu xây dựng khá dồi dào, đất sét là nguyên liệu sản
xuất gạch, ngói, gốm, sứ có tổng trữ lượng khoãng 200 triệu m3, chất lượng khá tốt,
tập trung chủ yếu dọc theo công Tiền và rải rác ở các huyện, thị trong tỉnh
*Tiềm năng du lịch:
Trang 33Tỉnh Vĩnh Long cũng như các tỉnh khác nằm trong khu vực đồng bằng sông
Cửu Long, Vĩnh Long có tài nguyên du lịch đặc thù của sông, nước, kênh, gạch,
miệt vườn Các thế mạnh để phát triển du lịch thể hiện ở những danh lam thắng
cảnh, những di tích văn hóa cùng với di tích lịch sử nổi tiếng ở Vĩnh Long như: khu
du lịch Vinh Sang, khu du lịch Trường An, cù lao An Bình, công viên sông Tiền,
cầu Mỹ Thuận, khu du lịch Mỹ Hòa, khu du lịch cù lao Tân Quới, khu du lịch Đồng
Phú và khu du lịch Phú Thành, di tích Văn Thánh Miếu Vĩnh Long, miếu Công
Thần, miếu Thất Phủ, đình Tân Hoàn, đình Long Thanh, đình Kỳ Hà, chùa Hạnh
Phúc Tăng, chùa Kỳ Son…trong khi đó mặc dù tỉ lệ người Khơmer thấp nhưng vẫn
mang đậm nét truyền thống văn hóa riêng như: lễ vào năm mới, lễ cúng ông bà, lễ
hội cúng trăng, lễ dâng bông, lễ dâng phước của người Khơmer luôn là thời điểm
hấp dẫn du khách tham quan, nhất là những khách du lịch muốn tìm hiểu về nền văn
hóa tính ngưỡng Các điểm du lịch trên hàng năm thu hút khoãng 450.000 lượt du
khách, chiếm 70% lượng khách đến tham quan Vĩnh Long, góp phần tích cực vào
công cuộc phát triển ngành du lịch tỉnh nhà
2.1.3 Đặc điểm văn hóa xã hội
Trong tỉnh Vĩnh Long những năm qua đã và đang truyển khai thực hiện
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã được các cấp Uỷ
Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện,
trong đó mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh là thường trực ban chỉ đạo với nhiệm vụ
tập trung xây dựng hộ gia đình văn hóa, ấp – khóm, xã, phường, thị trấn văn hóa
Xây dựng nếp sống văn minh nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh trong
việc cưới, việc tang, và lễ hội Phát huy dân chủ, giữ vựng kỷ cương góp phần giữ
gìn sự ổn định chính trị và trật tự an toàn ngay tại cơ sở và cộng đồng dân cư
*Những hoạt động năm qua đạt được kết quả như sau:
Cơ cấu tổ chức, ban chỉ đạo của các ngành các cấp, đoàn thể tiếp tục kiện
toàn và ngày càng được phát huy cao độ, kế hoạch thực hiện được xây dựng một
cách cụ thể phù hợp hơn và tiến bộ hơn Các công tác tuyên truyền phát động được
tiến hành một cách sâu rộng phong phú và đa dạng hơn
Trang 34Cuộc vận đông phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” đạt nhiều
thành tựu góp phần quan trọng trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - chính
trị, văn hóa – xã hội, an ninh trật tự Trong toàn tỉnh truyển khai đồng bộ thực hiện
phong trào xây dựng gia đình văn hóa, ấp – khóm, xã, phường, thị trấn văn hóa và
phát triển một số văn hóa của tỉnh Vĩnh Long
Tính đến nay toàn tỉnh đạ công nhận 243.539/273.147 gia đình văn hóa đạt
89%; 768/846 ấp – khóm văn hóa, tỷ lệ 91, 8% (trong năm 2012 ban cỉ đạo huyện,
thị xã, thành phố công nhận thêm được 59 ấp, khóm văn hóa, chiếm 6,9%); 64/109
xã – phường văn hóa theo tiêu chí mới, tỷ lệ 58,7% (Trong đó: 32 xã, phường, thị
trấn công nhận lần đầu theo tiêu chí mới; 32 xã, phường, thị trấn văn hóa theo tiêu
chí cũ được tái nhận; còn lại 5 xã theo chí tiêu cũ), nâng tổng số toàn tỉnh có 69/107
xã, phường, thị trấn văn hóa, chiếm 63.3%; 1.589/1.705 cơ quan, đơn vị đạt tiêu
chuẩn văn hóa, tỷ lệ 93% [14,trg 5]
2.2 Khái quát tình hình dân tộc và văn hóa Khơmer ở tỉnh Vĩnh Long
2.2.1 Khái quát tình hình dân tộc Khơmer ở tỉnh Vĩnh Long
Tỉnh Vĩnh Long là một tỉnh có 12 dân tộc cư trú sinh sống so với một số
tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, nhìn chung có 3 nhóm tộc người chiếm nhiều
nhất về dân số, trong đó người Kinh chiếm tỷ lệ 96,67%, người Hoa chiếm tỷ lệ
0,68% (có 1.647 hộ, 7.324 người); dân tộc Khmer chiếm tỷ lệ 2,26% (với 4.859 hộ,
24.089 người), còn lại là các dân tộc khác có số lượng ít Người Khmer sống xen kẽ
với người Kinh, người Hoa và hầu hết ở nông thôn, tập trung ở 48 ấp, 11 xã, thị trấn
thuộc 4 huyện: Vũng Liêm, Bình Minh, Tam Bình, Trà Ôn [4,trg 5]
Trước hết cư dân Khmer Vĩnh Long trong quá trình định cư và khai phá
vùng đất mà họ đang sinh sống, thì Khmer Vĩnh Long đã chịu nhiều tác động về
mặc lịch sử và xã hội, như chúng ta cũng đã biết, dân tộc Khmer ở vùng đồng bằng
sông Cửu Long có nguồn gốc với cư dân Khmer Campuchia (Chân Lạp Cổ) họ đi
sâu vào nội địa đồng bằng sông Cửu Long do hoàn cảnh xã hội hiện thời Trong khi
đó dân tộc Khmer Vĩnh Long là một trong những dân tộc của cư dân Khmer Nam
Bộ, họ phân bố rải rác khắp cả tỉnh thành trong khu vực thành phố Vĩnh Long
Trang 35Trong khi đó địa bàn định cư và đời sống xã hội của người Khmer đã một lần xáo
trộn do những cuộc chiến tranh với những cuộc khởi nghĩa kháng chiến chống thực
dân pháp xâm lược (1945 – 1954) và cả nước chiến đấu chống Mỹ xâm lược (đầu
1955) trong đó có đồng bào chiến sĩ người dân tộc Khmer Trong hai cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, các dân tộc Vĩnh Long đã đoàn kết gắn
bó, hăng hái đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân
tộc
Cộng đồng người Khmer tỉnh Vĩnh Long cũng như các dân tộc anh em trong
tỉnh Vĩnh Long họ không những sống tập trung ở ấp, xã, huyện mà còn tập trung
sống ở các đô thị của thành phố Vĩnh Long
Nơi cư trú của dân tộc Khmer cũng rất đa dạng, họ tập trung thành những
tập thể láng giềng nhỏ (từng cụm) gọi là Phum, Sok (tương đương với xóm của
người Kinh)
Phum, Sok là những đơn vị cư trú lâu đời, là tế bào trong xã hội, truyền
thống của cư dân Khmer sở tại, trên các dòng đất cao ráo, dưới bóng cây thốt
nốt thì chúng ta thấy hàng chục nóc nhà quần tụ ấm cúng xung quanh ngôi chùa
Phật cổ kính, nguy nga, tráng lệ với những ngọn tháp nhọn hoắt, cao vút như muốn
chọc trời, đó chính là một Phum, Sok của người Khmer, trong khi đó người ta
thường đồng nhất một Phum người Khmer sẽ bằng một ấp của người Việt và khi đó
một Sok sẽ bằng một xã mặc dù đơn vị Phum cho thấy Sok không phải là đơn vị
hành chính chính thức của nhà nước ta
Hiện nay, cơ cấu tổ chức quản lý hành chính của Nhà nước đã thay đổi hệ
thống quản lý xã hội cổ truyền nên các “mề sok” và ban quản trị sok dần dần trở
thành cán bộ của xã, ấp, vùng nông thôn Khmer Đối với các thành viên trong
phum, sok, ngoài trách nhiệm thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của một nông dân, họ
còn thực hiện theo đúng nghi lễ, phong tục tập quán
Trong cộng đồng phum, sok, phải thương yêu, đùm bọc lẫn nhau Tất cả các
thành viên điều có trách nhiệm bảo vệ danh dự của phum, sok
2.2.2 Văn hóa khmer ở Tỉnh Vĩnh long
Trang 36Văn hóa khmer tỉnh Vĩnh Long là một bộ phận văn hóa khmer Tây Nam Bộ
Trong đó tỉnh Vĩnh Long với những đặc thù về hoàn cảnh lịch sử và xã hội, về mặt
địa lý - tự nhiên văn hóa tỉnh Vĩnh Long nói chung và văn hóa khmer nói riêng
Về mặt địa lý tự nhiên, người khmer Vĩnh Long cũng có những thuận lợi và
khó khăn riêng biệt, trong đó văn hóa khmer tỉnh Vĩnh Long có mối liên hệ khăn
khích với khmer CamPuChia bằng các mối quan hệ như; Đồng tộc, đồng tôn, đồng
ngôn ngữ (tiếng nói hay chữ viết) nên khi không có chiến sự thì sự liên thông của
người khmer tỉnh Vĩnh Long và khmer trên dễ dàng được thết lập và có sự tướng
tác, giao lưu trao đổi văn hóa qua lại với nhau mạnh mẽ Nên văn hóa khmer tỉnh
Vĩnh Long chịu ảnh hưởng lớn đến văn hóa khmer trên, đặc biệt là trong lĩnh vực
nghệ thuật như (Rôm băm )
Mặc dù đã trãi qua những cuộc chiến tranh, nhiều công trình văn hóa vật cổ
đã bị tàn phá, tài liệu, nghệ nhân, nghệ sỹ lưu tán khắp nơi Sự phát triển văn hóa
không có điều kiện để phát triển
Trong tỉnh Vĩnh Long có nhiều dân tộc anh em sinh sống, nhưng chiếm đông
nhất là dân tộc (Kinh, Khmer, Hoa) Từ nhiều vùng , nhiều địa phương khác nhau
Từ đó họ góp phần khai phá tạo dựng nên vùng đất, một lãnh địa tự do, tự trị Sự đa
dạng về thành phần nguồn gốc, sắc tộc đã tạo nên một sắc thái riêng biệt của văn
hóa tỉnh Vĩnh long nói chung mang tính đặc trưng cho Tây Nam Bộ Cũng có thể
lấy tính cách của người khmer tỉnh Vĩnh Long làm điển hình như (Chân thành, hiếu
khách lại rất phóng khoáng, cởi mở, hòa nhập ) là những nét tính cách chung của
người Vĩnh Long
Đối với về mặc sinh thái – nhân văn, thì Vĩnh Long cũng có khá đầy đủ
những loại sinh thái Tây Nam Bộ như (Đồng bằng phù xa ngập lũ, đồng bằng phù
xa nước ngọt ) sự đa dạng về các vùng sinh thái nhân văn đưa đến sư đa dạng về
hoạt động sản xuất phân bố dân cư So với các vùng khác người khmer Vĩnh Long
có mặt ở khắp nơi, nhưng đông nhất là ở Trà Côn, Tân Mỹ (huyện Trà Ôn), Loan
Mỹ (huyện Tam Bình) Yếu tố thích nghi và tận dụng về mặt tự nhiên người khmer
đã giúp họ phát triển mạnh hơn Người dân khmer Vĩnh Long không chỉ thuần túy
Trang 37hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp với nghề trồng lúa nước là chính
(đây là những nghề truyền thống của dân tộc khmer Vĩnh Long) Trong khi đó
người khmer Vĩnh Long họ còn tham gia vào các hoạt động khác như về việc khai
thác thủy sản, trồng cây lâm nghiệp và hoạt động thủ công nghiệp thông qua hoạt
động đó, văn hóa ở tỉnh Vĩnh Long cũng từng bước phát triển ở mức độ cao, đa
dạng và phong phú hơn trên cả hai phương diện: văn hóa vật chất như (sự thay đổi,
phát triển của công cụ lao động; kiểu nhà ở, kiểu quần cư, cách ăn uống, mặc của
người khmer) và văn hóa tinh thần (nhận thức về cộng đồng - xã hội; sự lựa chọn
ngành nghề về phát triển kinh tế, giao lưu qua lại, trao đổi kinh nghiệm thiết lập các
mối quan hệ xã hội, ý thức về truyền thống, phong tục tập quán )
Xét về phương diện thì người khmer họ phân bố khắp tỉnh Vĩnh Long Trong
khi đó thì người khmer họ thường tập trung ở những vùng sâu, vùng xa với những
điều kiện kinh tế - xã hội còn thấp đến đời sống văn hóa tinh thần của họ gặp nhiều
khó khăn bất trắc Ngoài những hoạt động văn hóa truyền thống dân tộc người và
những hoạt động thông tin tuyên truyền của Đảng và nhà nước, không những thế
còn một số hoạt động khác vẫn còn thiếu vắng nhiều Điều đó đã gây ảnh hưởng lớn
đối với đời sống của dân tộc khmer trong tỉnh Vĩnh Long
Vĩnh Long là một tỉnh chịu ảnh hưởng của cuộc chiến tranh tàn phá của bọn
thực dân Từ sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất đến nay, mặc dù các cấp chính
quyền và toàn dân Vĩnh Long đã nổ lực khôi phục nền kinh tế và phát triển đời sống
văn hóa cộng đồng nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế người khmer
sống trong tỉnh Vĩnh Long có mối quan hệ giao lưu văn hóa với các dân tộc anh em
(Kinh, Hoa ) đó là một tiền đề thuận lợi cho việc xây dựng văn hóa dân tộc khmer
tỉnh Vĩnh Long ngày càng đậm đà tiên tiến hơn
* Trang phục của người khmer
Ngày nay có một số người Khmer ăn mặc không khác chi người Kinh và
người Hoa, nhưng đa số những người đàn ông lớn tuổi thường mặc đồ bà ba đen
hoặc trắng Khi lao động họ thường mặc quần cụt, phụ nữ lớn tuổi cũng mặc đồ bà
ba, có một số áo dài tâm pông, ta thường gọi là tầm vông, hoặc áo dài cổ bà lai, đây