5. kết cấu luận văn
2.3.4 Về tình hình tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao
Trong các hoạt động văn hóa thể dục thể thao của đồng bào dân tộc khmer tỉnh Vĩnh Long. Đối với văn hóa văn nghệ thì toàn tỉnh có 13 đội văn nghệ quần chúng khmer không chuyên các nghệ nhân thành lập tổ chức biểu diễn giao lưu, vui chơi giải trí trong các ngay lễ hội, đám cưới...
Từ những năm 1998 đến nay thực hiện nghị quyết trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, các cơ sở ban hành đoàn thể các cấp tỉnh đã quan tâm đến đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc khmer tronh tỉnh tốt hơn. Hiện nay có 5\13 chùa phật giáo nam tông khmer được sở văn hóa, thể thao du lịch cung cấp kinh phí trùng tu và đề nghị UBND tỉnh công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Trong đó có 13\13 chùa khmer trong tỉnh vĩnh long được cấp trang thiết bị âm thanh, truyền hình, 13 bộ dàn nhạc ngũ âm và 13 bộ trống cha dăm, xây dựng dựng 4 phòng đọc sách tại 4 chùa, mỗi phòng có trên 1000 quyển sách. Các chùa khmer điều được cung cấp báo chí chữ khmer theo chương trình mục tiêu quốc gia. Trong khi đó phong trào văn hóa văn nghệ đồng bào dân tộc khmer luôn được giữ và phát huy đã góp phần cỗ vũ, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa và bảo tồn các giá trị văn hóa thể thao dân tộc khmer Nam Bộ. Ngoài văn hóa văn nghệ còn có hoạt động văn hóa thể dục thể thao; về thể dục thể thao quần chúng, hiện nay đồng bảo dân tộc khmer trong tỉnh tập thể dục đạt tỉ lệ 15% dân số, qua đó sở thể dục thể thao trang bị 04 chiếc ge Ngo cho 4 huyện có đồng bào dân tộc khmer như: (Tam Bình, Trà Ôn, Bình Minh, Vũng Liêm) để các đội luyện tập thi đua vào dịp lễ hội, tết dân tộc trong và ngoài tỉnh.
Tuy nhiên, những hoạt động tổ chức văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao của vùng đồng bào dân tộc khmer trong tỉnh có những bước tiến bộ về văn nghệ và thể dục thể thao, bên cạch đó vẫn kèm theo về mặc không tốt như là; Các thiết chế văn hóa dân tộc khmer còn thiếu thốn, đặc biệc là thiết chế quản bá văn hóa bân tộc người khmer, khi đó ngoài những ngôi chùa là nơi tập trung hoạt động văn hóa nghệ thuật – thể dục thể thao thì các dạng thiết chế khác gần như chưa thấy như (phòng đọc sách, nơi tập luyện...) nếu có thì cũng thường ở phum, sóc dân tộc khmer trong trung tâm ở huyện hay xã. Một phần là do hưởng thụ chưa cao, một phần là do điều
kiện địa lý tự nhiên không thuận lợi đó là những nguyên nhân tạo nên vùng “ trắng” hoạt động văn nghệ, chúng ta điều biết hoạt động văn nghệ - thể dục thể thao là một mặt đời sống văn hóa tinh thần, nên các nhà tổ chức cần phải lấy yếu tố phục vụ là chính. Vì vậy cần phải nâng cao đời sống tinh thần cộng đồng dân tộc khmer trong tỉnh.
* Đánh giá chung:
Trong việc xây dựng đời sống văn hóa dân tộc khemr ở tỉnh Vĩnh Long đã đạt được những thành tựu như sau:
việc thực hiện chính sách đổi mới toàn diện của Đảng và nhà nước, đặc biệt là việc thực hiện chỉ thị 68\CT-BBT của ban bí thư trung ương, các ấp (khóm) vùng đồng bào dân tộc khmer có bước chuyển biến tích cực. Đặc biệt kết quả thực hiện chương trình 135 và 134 của Chính Phủ đã làm bộ mặt vùng đồng bào dân tộc khmer có sự thay đổi lớn như; không còn nhà lá, hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở được đầu tư xây dựng khá hoàn chỉnh, trình độ dân trí được nâng cao hơn, hình thành các khu chợ tập trung góp phần đô thị hóa vùng nông thôn dân tộc khmer, tiến bộ khoa học được đưa vào quá trình sản xuất ngày càng nhiều.
Việc xây dựng nông thôn mới đạt những thành tựu đáng kể góp phần nâng cao ý thức cộng đồng, tinh thân tương thân tương ái giữa người Việt, Hoa, Khmer ngày càng thắt chặt. Mạng lưới văn hóa, thông tin phát triển tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp thu nhanh đường lối chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước, các thông tin về khoa học kỹ thuật...
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và xây dựng nếp sống văn minh nơi công cộng của đồng bào dân tộc nhiệt tình hưởng ứng, nhiều hộ dân tộc khmer được công nhận là gia đình văn hóa, nhiều ấp có đông đồng bào dân tộc khmer sinh sống được công nhận ấp văn hóa. Các hủ tục mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội từng bước được ngăn chặn và đẩy lùi.
Về việc đầu tư phương tiện và trang thiết bị phục vụ các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thông tin tuyên truyền trong vùng dân tộc khmer được tăng cường, việc khai thác kế thừa các giá trị tinh thần, đạo đức truyền thống và các loại hình văn hóa
từng bước được quan tâm tốt hơn, công tác bảo tồn, sưu tầm, xếp loại các di sản văn hóa được chú ý nhiều hơn. Trong vùng có đồng bào dân tộc khmer sinh sống, điều được tổ chức liên hoan văn nghệ quần chúng và hội trang phục dân tộc các trò chơi dân gian, thể thao,...tạo điều kiện bảo tồn và phát huy văn hóa nghệ thuật và các môn thể thao truyền thống dân tộc.
Về giáo dục của dân tộc khmer được quan tâm hơn, bên cảnh đó việc học tiếng nói và chữ viết của dân tộc ngày càng được quan tâm hơn và được đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông trong tỉnh mà nơi có đồng bào dân tộc khmer sinh sống.
Công tác bồi dưỡng, đào tạo, cán bộn là người khmer làm chuyên môn nghiệp vụ, công tác quản lý, sáng tác nghệ thuật được quan tâm hơn.
Song, trước sự đổi mới của đất nước, sự phát triển cộng đồng sống của đồng bào dân tộc khmer tỉnh Vĩnh Long, nó vẫn tác động những mặc trái trong quá trình phát triển, cũng như về việc xây dựng đời sống văn hóa dân tộc khmer ở tỉnh Vĩnh Long, hiện nay vẫn còn bọc lộ những bất cập, như về việc xây dựng đời sống văn hóa dân tộc khmer. Thì việc truyển khai về chính sách đó đến cán bộ người dân tộc chưa được phối hợp chặt chẻ, có những nơi còn xem nhẹ công tác xây dựng đời sống văn hóa mà chú ý đến một vấn đề khác.
Tổ chức giáo dục trong đồng bào dân tộc khmer khá tốt, nhưng vẫn tồn động không ít vấn đề nội cộm; việc phát huy các trẻ em dân tộc vào trường còn khó khăn, nhất là ở những vùng sâu vùng xa. Tỷ lệ bỏ học lưu ban còn phổ biến, việc xóa học mù chữ cho dân tộc khmer còn hạn chế.
Văn hóa nghệ thuật – thể dục thể thao vẫn còn hạn chế, hoạt động chủ yếu vào các dịp lễ hội, thiếu hoạt động thường xuyên phục vụ cộng đồng, nội dung còn nghèo nàn, hình thức còn khô cứng chưa được cải tiến, cải tiến cho phù hợp với nhu cầu hưởng thụ của công chúng hiện nay và nâng cao chất lượng để tham dự các cuộc liên hoan.
Về thông tin và thông tin cổ động còn nhiều vấn đề đặc ra giải quyết như; chưa có trạm chuyển tiếp của đài truyền hình Trung ương, thời lượng phát sóng và
chương trình phát của đài khu vực, đài tỉnh dành cho đồng bào còn ít, nội dung chưa đáp ứng được yêu cầu bức súc của đồng bào trên hai mặc: thông tin và giải trí; thông tin cổ động, hình ảnh trực quan và văn nghệ bằng biết khmer còn hạn chế.
Công tác xây dựng nếp sống văn minh – gia đình văn hóa tuy đã đạt được kết quả ban đầu, nhưng số hộ gia đình, số ấp văn hóa được công nhận còn ít, đa phần là nơi đủ điều kiện về vật chất, hạ tầng cơ sở. Tiêu chí công nhận văn hóa và quy ước văn hóa trong vùng đồng bào dân tộc khmer ở nhiều nơi, nhiều lúc còn đồng nhất với tiêu chuẩn của người kinh, thiếu vận dụng phù hợp với vận dụng tập quán của đồng bào dân tộc khmer. Do đó nhiều hộ gia đình và nhiều ấp khó được công nhận. Đồng thời dân tộc khmer coi trọng phần đạo, do vậy việc cung phụng cho nhà chùa gây nhiều tốn kém trong khi cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn.
Thiết chế văn hóa chưa được đầu tư đủ theo yêu cầu. Do xác định chùa là nơi sinh hoạt tôn giáo – xã hội, đồng thời cũng là tụ điểm sinh hoạt văn hóa, vì vậy, có ý kiến cho rằng không nên xây dựng nhà văn hóa cho xã có đồng bào dân tộc khmer, thay vào đó là tăng đầu tư thiết bị phục vụ văn hóa cho nhà chùa, hoặc xây dựng nhà văn hóa ngay trong khung viên nhà chùa, để tạo sự quản lý và khái thác hoạt động.
Đội ngũ cán bộ Đảng viên là người khmer làm công tác văn hóa còn ít, chưa tương xứng với yêu cầu thực tiễn, trình độ kiến thức về văn hóa còn thấp, thiếu ổn định do thay đổi liên tục. Do vậy chưa ngang tầm và đáp ứng được cho việc lãnh đạo và thực hiện công tác xây dựng đời sống văn hóa cho vùng đồng bào dân tộc khmer ở tỉnh Vĩnh Long.
Đời sống của bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là đồng bào khme còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo – cận nghèo còn cao so với cộng đồng.
Việc duy trì, bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc khmer có lúc chưa được quan tâm đến mức.
Nguyên nhân tồn tại mặc hạn chế
Một số cấp Ủy Đảng và đảng viên cơ sở còn lúng túng trong việc lãnh đạo và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, đa phần các xã,
huyện có dân tộc khmer lại nghèo, nên tập trung trước nhất là nhằm vào sản xuất, phát triển kinh tế để nâng cao đời sống vật chất người dân, nên họ chưa quan tâm nhiều đến với đời sống tinh thần, thiếu sự kết hợp giữa phát triển kinh tế và văn hóa để thúc đẩy phát triển toàn diện.
Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên một số chương trình đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa hiểu quả, những vướng mắc thuộc về kiến thức, nhiệm vụ chưa được các ngành chủ quản hướng dẫn tháo ngỡ và hộ trở kịp thời.
Phần đông đồng bào dân tộc khmer có cuộc sống khó khăn nên chỉ chú tâm vào sản xuất, một bộ phận ỷ lại, trong chờ vào chính sách của Đảng và nhà nước, thiếu tinh thần tự lực vươn lên, do vậy rất khó thực hiện xã hội hóa hoạt động hóa.
2.4 Giải pháp xây dựng đời sống văn hóa dân tộc khmer ở tỉnh Vĩnh Long.
Văn hóa dân tộc khmer ở tỉnh Vĩnh Long là một trong những yếu tố văn hóa mang những nét đặt trưng riêng biệt của một cộng đồng người có nhiều đống góp công hiến to lớn đối với quá trình hình thành phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và văn hóa Vĩnh Long nói riêng. Vì thế việc bảo tồn và phát huy văn hóa khmer ở tỉnh Vĩnh Long là một vấn đề thiết thực trong tổ chức thực hiện thành công nghị quyết trung ương 5 khóa VIII của Đảng về cuộc vận động “ Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở” của tỉnh Vĩnh Long, để làm tốt những vấn đề đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc khmer thì cần có một số giải pháp như sau.
Một là: tiếp tục thực hiện chương trình y tế Quốc Gia của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, và thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế đối với hộ nghèo và cận nghèo đối với dồng bào dân tộc khmer; tiếp tục đầu tư trang thiết bị đối với các trạm y tế trong vùng đồng bào dân tộc khmer, cử bác sĩ từ tuyến huyện về phục vụ. Và vận động thực hiện hiệu quả chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Hai là: việc xây dựng các bảo tàng văn hóa dân tộc khmer ở tỉnh Vĩnh Long cần được bộ sung những hiện vật mới và sắp xếp theo trình tự hợp lý, thể hiện tính tiến trình phát triển khách quan của miền đất anh hùng Vĩnh Long. Phát huy vai trò các phương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí, phát thanh và truyền hình địa phương trong việc chống lại luận điệu xuyên tạc, nói xấu nhằm chia rẽ khối đoàn kết toàn dân tộc của kẻ thù.
Ba là: Đầu tư nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống giáo dục từ mầm non đến các trường phổ thông các trường dân tộc nội trú khu vực khmer sinh sống. Tăng cường đào tạo đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên người dân tộc khmer, tạo điều kiện để họ quay về công tác ở cơ sở. Đẩy mạnh phong trào xóa đói mù chữ, đưa việc dạy tiếng khmer vào hệ thống trường học. Đồng thời tăng cường dạy tiếng phổ thông cho đồng bào dân tộc khmer.
Bốn là: Tổ chức và quản lý tốt, xây dựng mô hình nhà chùa thành tựu điểm văn hóa. Theo tập quán chùa là trung tâm văn hóa của đồng bào dân tộc khmer. Việc đưa các hoạt động văn hóa vào trong nhà chùa vừa phải đảm bảo định hướng tư tưởng chính trị, vừa chú ý tôn trộng tự do tín ngưỡng và thực hiện chính sách tôn giáo, chính sách dân tộc của Đảng nhà nước ta. Khắc phục tình trạng mê tín, dị đoan các hủ tục lạc hậu trong sinh hoạt tôn giáo.
Năm là: Đẩy mạng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Hỗ trợ, giúp đở đồng bào dân tộc khmer gặp khó khăn về kinh tế, tăng cường phổ biến kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và hội kinh tế quốc tế.
Khai thác các giá trị văn hóa đạo đức tốt của phật giáo tiểu thừa để phục vụ cho việc xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng. Sưu tầm, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể tốt đẹp của đồng bào. Xây dựng quy hoạch, quy chế hoạt động lễ hội nhằm khuyến các lễ hội có ý nghĩa lịch sử, giảm sự rườm rà, phiền nhiễu, tốn kém trong cộng đồng dân cư.
Sáu là: Việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu vực đồng bào dân tộc khmer phải gắn liền với công tác củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần “ xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và mặc trân an ninh nhân dân, phát huy sức mạnh tại chổ để sẳn sàng đập tan mọi âm mưu phá hoại các thế lực thù địch; tăng cường công tác đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra những “ điềm nóng” về an ninh, trật tự xã hội...như hội nghị trung ương lần thứ bảy khóa IX của Đảng đề ra.
Trong chiến tranh chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược, đồng bào dân tộc khmer đã anh dũng đứng lên sát cánh cùng các dân tộc anh em chiến đấu giải phóng quê hương đất nước. Ngày nay, truyền thống yêu nước và tinh thần đại đoàn kết dân tộc phải trở thành điểm tựa, trở thành nền tảng tinh thần đề đồng bào dân tộc khmer cùng các dân tộc khác đứng lên đấu tranh xây dựng quê hương đất nước vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Việc triển khai thực hiện tốt các nghị quyết của hội nghị trung ương lần thứ 5 (khóa VIII), Nghị quyết trung ương lần thứ 7 (khóa IX), trong đó những nghị quyết có một vai trò đặc biệt đối với việc phát triển của đồng bào dân tộc khmer trong giai