Về giáo dục

Một phần của tài liệu đời sống văn hóa dân tộc khmer ở tỉnh vĩnh long – thực trạng và giải pháp (Trang 62)

5. kết cấu luận văn

2.3.2 Về giáo dục

Qua sự khảo sát cho biết hiện trạng toàn tỉnh hiện có trên 150 cán bộ giáo viên là người dân tộc khmer đang làm công tác quản lý và giảng dạy ở các trường. Khi đó hằng năm cán bộ, giáo viên được dự các lớp tập huấn về phương pháp dạy tiếng khmer theo yêu cầu đổi mới của chương trình sách giáo khoa.

Trong những năn gần đây thì số lượt học sinh dân tộc khmer huy động ra lớp 31.326 lượt. Trong đó mầm non 3.201 lượt, trung học cơ sở 10.044 lượt, trung học phổ thông 3.610 lượt học sinh. Riêng trung học phổ thông nội trú tỉnh được thành lập từ năm 1993-1994 đến nay có gần 2.000 lượt học sinh dân tộc khmer theo học lớp 6 đếp lớp 12. Tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm điều đạt 95%, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông hàng năm đạt trên dưới 75 %, trong đó hàng năm đều thực hiện chính sách cử tuyển vào các trường Cao Đẳng Đại Học theo chỉ tiêu của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, từ năm 1996 đến nay, đã cử tuyển 300 em người dân tộc khmer.

Khi đó, toàn tỉnh có 1.444 em học sinh người dân tộc khmer học chương trình sông ngữ, chiếm 71,88% so với học sinh dân tộc khme tiểu học.

Những năm qua, ở các xã có đông đồng bào dân tộc khmer, ngành giáo dục đã đầu tư và xây dựng mới 40 trường học mầm non đến trung học phổ thông. Trong đó tổng học sinh dân tộc khmer các cấp được huy động đến trường đạt tỷ lệ 98%, trường trung học nội trú ở Tam Bình về chất lượng khá giỏi hằng năm của trường dao động từ 70 – 75%, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông những năm gần đây của

trường đều trên 90%. Khi đó nhà trường cũng có những hoạt động chế thực, nhằm thực hiện tốt về phong trào thi đua thân thiện, học sinh tích cực, tổ chức tốt sinh hoạt và nâng cao hiệu quả giáo dục dân tộc khmer tỉnh Vỉnh Long. Người khmer ngoài học tiếng Việt cùng học sinh người kinh, thì số học sinh trãi học người khmer trong tỉnh Vĩnh Long cũng được tổ chức học chữ khmer theo chương trình quy định của Bộ Giáo Dục đào tạo cho đội ngũ giáo viên khmer có năng lực phụ trách giảng dạy. Qua đó lực lượng giáo viên người dân tộc ở các cấp học tham gia thi giáo viên dạy giỏi ngày càng nhiều. Người dân tộc khmer ở tỉnh Vĩnh Long phần lớn sinh sống hòa nhập cùng cộng đồng người Việt. Hiện nay người khmer sống tập trung đông nhất ở Trà côn, Tân Mỹ (Huyện Trà Ôn), Loan mỹ (Huyện Tam Bình). Hoạt động giáo dục nơi đây có nhiều tiến bộ theo nhịp phát triển kinh tế - xã hội của điạ phương. Trong số 15 trường mầm non, phổ thông ở 3 xã vùng đồng bào dân tộc khmer sống tập trung có 3 trường đạt tiêu chuẩn quốc gia (mầm non 01, tiểu học 02). Ba xã trên điều đạt PCGD tiểu học đúng độ tuổi và PCGD trung học cơ sở đó là những thành quả tốt đẹp về giáo dục dân tộc khmer tronh tỉnh Vĩnh Long.

Bên cạch đó vẫn kèm theo những mặt tiêu cực về giáo dục như; nhận thức của người dân chưa cao về nền giáo dục, ý thức họ chưa đúng từ đó dẫn đến tình trạng mù chữ của người dân tộc khmer vẫn còn tiếp diễn, bên cạch những nguyên nhân đó vẫn còn nguyên nhân khác là do hoàng cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, điều kiện giao thông đi lại bất tiện và một số tác động nhiều vấn đề khác, đó là những nguyên nhân dẫn đến mặc xấu của nền giáo dục dân tộc khmer tỉnh Vĩnh Long.

Sự hiểu biết chính sách pháp luật của người dân tộc khmer vẫn chưa tốt mặt dù các thông tin được tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhiều lần, nhưng họ hình như chưa nhận thức được tầm quan trọng của các chủ trương chính sách – pháp luật đối với đời sống xã hội, do đó, chưa có thái độ quan tâm tìm hiểu về chính sách – pháp luật. Những vấn đề người dân có để ý tìm hiểu, điều xuất phát từ sự liên quan trực tiếp đến cuộc sống, đôi khi sự hiểu biết đó mang tính thụ động khách quan mà có. Qua đó một vấn đề khác mang yếu tố chủ quan của các

ngành về việc truyển khai tuyên truền các vấn đề chưa đựơc sâu rộng và thường xuyên trong nhân dân, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa. Phần lớn chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước chỉ tập trung truyển khai đến cán bộ ở huyện và xã, trong khi đó khi đến với nhân dân chỉ là việc tóm tắc lại, hiện nay rất ít cán bộ biết tiếng dân tộc và thiếu cán bộ dân tộc, từ đó sẽ tạo những hạn chế nhất định. Nên cần phải tăng cường công tác và truyển khai vấn đề một cách phù hợp nhằm giúp cho người dân nắm rỏ hơn về một số chính sách pháp luật.

Hoạt động tiếp cận và phát triển dân trí của người dân vẫn còn hạn chế là do đời sống vật chất của người khmer thấp, điều kiện kinh phí hạn hẹp, nên phần lớn vẫn còn rất thấp những phương tiện thu nhận thông tin (Tivi, tap chí, radio...). Một phần nữa đã ảnh hưởng đến việc tiếp cận và phát triển dân trí của người dân.

Một phần của tài liệu đời sống văn hóa dân tộc khmer ở tỉnh vĩnh long – thực trạng và giải pháp (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)