Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 52 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
52
Dung lượng
479,26 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
***
PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP
DOANH NGHIỆP TRONG KHU
CÔNG NGHIỆP
Sinh viên thực hiện:
Giảng viên hướng dẫn:
Dương Quốc Hoa Hồng
TS.CAO NHẤT LINH
MSSV: B110163
Lớp: LK1064A1
Cần Thơ, 4/2014
1
LỜI NÓI ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Khu công nghiệp được hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới, mở
cửa nền kinh tế đất nước, xuất phát từ chủ trương đúng đắn của Đảng, Chính phủ trong
việc xây dựng một mô hình mang tính đột phá trong thu hút đầu tư, tăng trưởng công
nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Qua 20
năm xây dựng và phát triển, thành tựu của các khu công nghiệp, khu chế xuất đã được
minh chứng sống động bằng những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế đất
nước, thể hiện trên các mặt kinh tế, môi trường và xã hội như: Khu công nghiệp đã huy
động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước phục vụ
sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hàng năm, khu công nghiệp thu hút
được một lượng lớn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào khu công nghiệp để hoạt động
sản xuất kinh doanh. Khu công nghiệp có vai trò lớn trong việc tạo ra giá trị tăng trưởng
cho ngành kinh tế trong ngành sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và sức
cạnh tranh của nền kinh tế; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương và
cả nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong khu công nghiệp có nhiều hình thức đầu tư khác nhau, khi đầu tư vào đây, nhà đầu
tư cần tìm hiểu rõ những quy trình thủ tục đầu tư đối với từng hình thức đầu tư mình lựa
chọn theo pháp luật về đầu tư. Riêng bài viết này, người viết sẽ trình bày cụ thể về trình
tự thủ tục đối với hình thức đầu tư gắn liền với thành lập tổ chức kinh tế trong khu công
nghiệp và nói rõ những ưu đãi mà nhà đầu tư sẽ được hưởng khi đầu tư vào khu công
nghiệp, ngoài ra người viết sẽ chỉ ra những hạn chế về quy chế pháp lý khi nhà đầu tư lựa
chọn hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế trong khu công nghiệp, thưc tế tại khu
công nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Đồng thời người viết sẽ đưa ra những giải
pháp cụ thể để thủ tục được hoàn thiện hiện, tạo ra cơ chế pháp lý thông thoáng để thu
hút nhà đầu tư vào khu công nghiệp nói chung và khu công nghiệp trên địa bàn thành phố
Cần Thơ nói riêng.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của bài viết này là: thứ nhất sẽ khái quát một cách chung nhất
về những vấn đề liên quan đến khu công nghiệp như định nghĩa về khu công nghiệp, các
hình thức đầu tư vào khu công nghiệp hiện nay cũng như khái quát chung về doanh
2
nghiệp đầu tư trong khu công nghiệp. Tthứ hai là trình bày cụ thể thủ tục thành lập doanh
nghiệp trong khu công nghiệp sẽ gồm những thủ tục nào, cơ quan nào có thẩm quyền tiếp
nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đầu tư gắn liền với giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp, những quyền và nghĩa vụ doanh nghiệp đươc hưởng theo pháp luật về đầu tư,
ngoài ra bài viết cũng nêu cụ thể những ưu đãi mà doanh nghiệp được hưởng khi đầu tư
vào khu công nghiệp. Cuối cùng là trình bày một số hạn chế của thủ tục pháp lý đầu tư
thành lập doanh nghiệp trong khu công nghiệp mà thực tế là tại địa bàn thành phố Cần
Thơ và người viết sẽ đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện pháp lý đối với thủ tục đầu tư
này.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu bài viết này người viết sẽ đi sâu vào phân tích những
quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo pháp luật về đầu tư khi đầu tư vào khu công
nghiệp, nêu rõ thủ tục đầu tư gắn liền với thành lập tổ chức kinh tế hay cụ thể là thành lập
doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Bên cạnh đó người viết sẽ phân tích những mặt hạn
chế của thủ tục pháp lý đối với hình thức đầu tư này, thực tế tại địa bàn thành phố Cần
Thơ thông qua những văn bản pháp luật về đầu tư và thông qua việc tìm hiểu thực tế về
những khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của đề tài này là những văn bản quy định cụ thể về khu công nghiệp
cũng như páp luật về đầu tư và những văn bản có liên quan
Luận văn được nghiên cứu bằng các phương pháp như: phương pháp phân tích luật
học; phương pháp phân tích - so sánh; phương pháp tổng hợp; phương pháp trích dẫn,
ngoài ra người viết còn nghiên cứu bằng việc tìm hiểu thực tế v.v…
5. Bố cục của đề tài
Ngoài lời nói đầu, kết luận thì đề tài gồm có 2 chương
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VẾ QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP
CHƯƠNG 2. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DOANH
NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP – THỰC TIỄN TẠI KHU CÔNG
NGHIỆP THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3
Do kiến thức của người viết còn hạn hẹp nên sẽ không tránh khỏi những hạn chế và
thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý từ quý thầy cô và các bạn để đề
tài này càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
LÒI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VẾ QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP ĐẦU
TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP .................................................................................................. 2
1.1. Khái niệm khu công nghiệp ........................................................................................ 2
1.1.1. Định nghĩa khu công nghiệp ................................................................................. 3
1.1.2. Đặc điểm khu công nghiệp .................................................................................... 4
1.1.3. Vai trò của khu công nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam...... 5
1.1.4. Gớii thiệu Ban quản lý khu công nghiệp .............................................................. 7
1.1.4.1. Định nghĩa ........................................................................................................ 7
1.1.4.3. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu công nghiệp ........................................... 8
1.2.2. Điều kiện để doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp..................................... 9
1.2.2.1. Các hình thức đầu tư vào khu công nghiệp ...................................................... 9
1.2.2.2. Chính sách ưu đãi đầu tư vào khu công nghiệp ............................................. 10
1.3. Trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp trong khu công nghiệp ........................ 16
1.3.1. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư .......................................................... 17
1.3.2. Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập doanh
nghiệp.............................................................................................................................. 17
1.3.2.1. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp trong khu công nghiệp .................................. 17
1.2.3.5. Quy trình thẩm tra dự án đầu tư .................................................................... 20
1.4. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp ..................... 22
1.4.1. Quyền của doanh nghiệp đầu tư theo pháp luật Việt Nam ................................ 22
1.4.1.1. Quyền của doanh nghiệp đầu tư theo pháp luật Việt Nam ............................ 22
1.4.1.2. Nghĩ vụ của doanh nghiệp đầu tư theo pháp luật Việt Nam .......................... 22
1.4.2. Quyền của doanh nghiệp đầu tư trong khu công nghiệp ................................ 26
1.4.2.1. Quyền của doanh nghiệp đầu tư trong khu công ngiệp ................................. 26
1.4.2.2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp đầu tư trong khu công nghiệp .......................... 27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................................. 30
CHƯƠNG 2. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DOANH
NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP – THỰC TIỄN TẠI KHU CÔNG
NGHIỆP THÀNH PHỐ CẦN THƠ ........................................................................................... 31
2.1.Tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển khu công nghiệp Cần Thơ .......... 31
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển khu công nghiệp thành phố Cần Thơ .......... 31
2.1.2. Vai trò của khu công nghiệp thành phố Cần Thơ .............................................. 35
2.2. Những bất cập về pháp luật đầu tư vào khu công nghiệp, thực tiễn áp dụng
tại khu công nghiệp thành phố Cần Thơ ........................................................................ 36
2.2.1. Những hạn chế về pháp luật đầu tư vào khu công nghiệp thành phố Cần
Thơ .................................................................................................................................. 36
2.2.2. Vấn đề bảo vệ môi trường .................................................................................. 42
2.2.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp đầu tư vào khu công
nghiệp.............................................................................................................................. 43
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................................. 45
KẾT LUẬN ...................................................................................................................................... 46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
2
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VẾ PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP ĐẦU
TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP
1.1. Khái niệm khu công nghiệp
1.1.1. Định nghĩa khu công nghiệp
Khu công nghiệp được hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới, mở cửa
nền kinh tế đất nước, xuất phát từ chủ trương đúng đắn của Đảng, Chính phủ trong việc xây
dựng một mô hình mang tính đột phá trong thu hút đầu tư, tăng trưởng công nghiệp, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Qua 20 năm xây dựng và phát
triển, thành tựu của các khu công nghiệp đã được minh chứng sống động bằng những đóng
góp quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước, thể hiện trên các mặt kinh tế, môi trường và
xã hội.
Tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 Nghị định của Chính
phủ về ban hành quy chế Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (đã hết hiệu
lực) có định nghĩa như sau:
“Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp Khu công nghiệp chuyên sản
xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa
lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định
thành lập. Trong Khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất”.
Đến khi luật đầu tư 2005 ra đời thay thế luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm
1996, khu công nghiệp được định nghĩa như sau:
“Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ
cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của
chính phủ” 1.
Ta thấy từ khi có luật đầu tư 2005 ra đời thay thế Luật đầu tư nước ngoài và các văn
bản hướng dẫn thi hành luật đầu tư 2005 thì đã có sự thay đổi về cách xác định khu công
nghiệp và quyền hạn phê duyệt thành lập khu công nghiệp. Khu công nghiệp vẫn được hiểu
là nơi chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp,
nhưng theo Luật đầu tư 2005 khu công nghiệp đã bỏ cụm từ “không có cư dân sinh sống”,
như vậy ngày nay khu công nghiệp tuy có ranh giới địa lý xác định theo quy hoạch nhưng
không tách biệt hoàn toàn khỏi dân cư đang sinh sống quanh khu công nghiệp.
1
Khoản 20 Điều 3 Luật đầu tư 2005
3
Nếu theo Nghị định 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 Nghị định của Chính phủ về ban
hành quy chế Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thì khu công nghiệp do
Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, nhưng đến nay quyền hạn đã bị
thu hẹp lại, chỉ có Chính phủ mới có quyền ra quyết định thành lập Khu công nghiệp.
1.1.2. Đặc điểm khu công nghiệp
Về không gian: Khu công nghiệp là nơi có không gian địa lý xác định riêng biệt, phân
biệt với khu dân cư sinh sống, được quy hoạch và thành lập theo quy định của Chính phủ.
Điều 4 Nghị định 29/2008/NĐ-CP Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh
tế thì căn cứ chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất của
cả nước và của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì,
phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau
đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế.
Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế đã được phê duyệt là căn cứ để
xem xét việc thành lập khu công nghiệp, khu kinh tế; xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư
phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ sự phát triển của khu
công nghiệp, khu kinh tế.
Mọi hoạt động trong khu công nghiệp về đầu tư sản xuất kinh doanh không những
được điều chỉnh bởi pháp luật chung hiện hành mà còn phải tuân thủ những quy định riêng
trong khu công nghiệp. Chẳng hạn về vấn đề bảo vệ môi trường ngoài việc tuân thủ những
quy định chung về bả vệ moi trường, Chính phủ còn ban hành những quy định riêng đối với
khu công nghiệp như Nghị định 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 quy định về
thoát nước đô thị và khu công nghiệp, Thông tư 08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm
2009 quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công
nghiệp và cum cụm nghiệp, thông tư 09/2009/TT-BXD ngày 21 tháng 5 năm 2009 quy định
chi tiết thong tu 08/2009/TT-BTNMT về thoát nước đô thị và khu công nghiệp….
Về chức năng hoạt động: Khu công nghiệp là nơi tập trung các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất hàng công nghiệp và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ gắn liền với
hoạt động sản xuất được gọi là doanh nghiệp khu công nghiệp. Các tổ chức kinh tế thành lập
trong khu công nghiệp có thể thuộc mọi hình thức sở hữu khác nhau, bao gồm cả doanh
nghiệp có vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu
trong khu công nghiệp là sản xuất công nghiệp và dịch vụ phục vụ cho sản xuất công nghiệp.
Trong khu công nghiệp không có hoạt động nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp.
4
Các khu công nghiệp hầu hết đều xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, với những
điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như đường xá, hệ
thống điện nước, hệ thống xử lý rác thải…….Việc xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp
thường do một công ty phát triển hạ tầng đảm nhiệm. Các công ty phát triển kết cấu hạ tầng
sau khi xây dựng xong sẽ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thuê lại.
Về tổ chức quản lý: hầu hết các khu công nghiệp đều thành lập Ban quản lý khu công
nghiệp thể thực hiện chức năng quản lý đối với hoạt động trong khu công nghiệp. Ban quản
lý khu công nghiệp tham gia ý kiến, xây dựng và trình với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện các công việc trong phạm vi quyền hạn của mình
được quy định trong pháp luật.
1.1.3. Vai trò của khu công nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam
Thứ nhất khu công nghiệp là nơi thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, tập
trung các doanh nghiệp vào một khu vực, địa phương nhất định, góp phần mở rộng quy mô
sản xuất và phát triển kinh tế. Điều đó được thể hiện rõ qua các dự án đầu tư vào khu công
nghiệp, dự án đầu tư là nhân tố quan trọng để khu công nghiệp tồn tại và qua đó thúc đẩy sự
phát triển kinh tế của của từng vùng, từng địa phương nói riêng và của cả nước nói chung.
Theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư, sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, các khu khu công
nghiệp, khu kinh tế đã đạt nhiều thành tựu to lớn, đóng góp tích cực vào sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hiện cả nước có 289 khu công nghiệp và 15 khu kinh tế ven biển, thu hút hơn 4.820 dự án
FDI với tổng số vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài hơn 110 tỷ USD và trong nước đạt
gần 900.000 tỷ đồng và tạo việc làm cho khoảng 2,1 triệu lao động.
Riêng 8 tháng đầu năm 2013, các khu kinh tế, khu công nghiệp cả nước đã thu hút được 208
dự án FDI với hơn 9 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài và 30.330 tỷ đồng vốn đầu tư trong
nước.2
Thứ 2 khu công nghiệp là nơi tạo ra giá trị ngày càng gia tăng về lượng hàng hóa sản
xuất công nghiệp, phục vụ cho nhu cầu trong nước cũng nhu xuất khẩu.
Theo Báo cáo kết quả hoạt động năm 2013 kết quả xây dựng, phát triển và quản lý các
khu công nghiệp năm 2014 của Ban quản lý các khu chế xuất và các khu công nghiệp Cần
Thơ ngày 11/11/2013 thì tính đến tháng 10/2013, ước tổng doanh thu của các doanh nghiệp
2
Trí Tín, Hơn 110 tỷ USD vốn FDI đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanhnghiep/hon-110-ty-usd-von-fdi-vao-khu-cong-nghiep-khu-kinh-te-2886638.html, ngày 28/09/2013.
5
đang hoạt động trong các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ là 156,207 triệu USD, tăng
30,9% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 116,240 triệu
USD, tăng 47,6% so với cùng kỳ năm 2012; xuất khẩu đạt 62,726 triệu USD, tăng 83,4% so
với cùng kỳ năm 2012 (Trong đó, Doanh nghiệp FDI: tổng doanh thu của các doanh nghiệp
FDI đang hoạt động là 38,716 triệu USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, giá
trị sản xuất công nghiệp đạt 38,716 triệu USD tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2012; xuất
khẩu đạt 20,227 triệu USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm 2012.
Các khu công nghiệp còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của các loại hình dịch vụ sản
xuất công nghiệp như dịch vụ tín dụng ngân hàng, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ
logicstic, các dịch vụ cung cấp nhà ở ăn uống cho công nhân......các loại hình dịch vụ này
phát triển đã đem lại lợi ích cho cả hai bên góp phần tạo ra thêm nguồn thu nhập cho người
dân.
Bên cạnh đó khu công nghiệp còn góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu
nhập và đời sống cho người lao động. Tác động tạo việc làm của khu công nghiệp chia ra
làm ba kênh: một là khu công nghệp tạo ra những việc làm trực tiếp cho những lao động phổ
thông và những lao động có kỹ năng, hai là khu công nghiệp tạo ra việc làm gián tiếp, ba là
khu công nghiệp tạo ra việc làm cho lao động nữ 3.
Việc làm trực tiếp được tạo ra khi các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thuê công
nhân cho các xưởng sản xuất, một số nông dân trong độ tuổi lao động nhường đất nông
nhiệp để hình thành các khu công nghiệp hoặc là lao động phổ thông trong vùng khi có sự
hình thành của khu công nghiệp đã mang lại nhiều cơ hội việc làm hoặc cơ quan hành chính
thuê của khu công nghiệp thuê lao động phục vụ công tác quản lý trong khu công nghiệp.
Nhu cầu đối với những dịch vụ và sản phẩm bổ sung cho khu công nghiệp đã tạo ra
việc làm gián tiếp, như nhu cầu về thực phẩm ăn uống cho công nhân tạo ra dịch vụ cung
cấp thực phẩm ,nhu cầu về thuê nhà trọ tạo ra những dịch vụ cho thuê nhà trọ cho công
nhân, các dịch vụ vui chơi giải trí từ đó cũng hình thành.
Khu công nghiệp phát triển cũng tạo ra việc làm cho lao động nữ, tỷ lệ công nhân nữ
trong các xí nghiệp trong khu công nghiệp cao, nhất là các lao động phổ thông, việc phát
triển khu công nghiệp cũng góp phần tạo ra thu nhập cho lao động nói chung và lao động nữ
nói riêng.
3
Tác động xã hội vùng của các khu công nghiệp Việt Nam, Nguyễn Bình Giang, Nhà xuất bản Khoa học xã hội – Hà nội 2012, tr. 37.
6
1.1.4. Gớii thiệu Ban quản lý khu công nghiệp
1.1.4.1. Định nghĩa
Ban quản lý khu công nghiệp được thành lập ở cấp tỉnh, có thể có tên gọi là ban quản lý
các khu công nghiệp và khu chế xuất, là cơ quan trực tiếp quản lý các khu công nghiệp trong
địa bàn tỉnh, có vai trò chính trong việc thực hiện nguyên tắc “một cửa, tại chổ”.4
Theo Điều 36 Nghị định 29/2008/NĐ-CP Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và
khu kinh tế thì:
Ban Quản lý là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản
lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghiệp, trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố trực thuộc
Trung ương theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan; quản lý và tổ chức
thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan
đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong khu công nghiệp, khu
kinh tế.
Ban Quản lý do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và chịu sự chỉ đạo và quản
lý về tổ chức, biên chế, chương trình kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh (trừ trường hợp Thủ tướng Chính phủ có quy định khác); chịu sự chỉ đạo,
hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của các Bộ, ngành quản lý về ngành, lĩnh
vực có liên quan; có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế.
Ban Quản lý có tư cách pháp nhân; tài khoản và con dấu mang hình quốc huy; kinh phí
quản lý hành chính nhà nước, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển do ngân
sách nhà nước cấp theo kế hoạch hàng năm.
1.1.4.2.Chức năng của Ban quản lý khu công nghiệp
Nhiệm vụ và quyền hạn chính của ban quản lý khu công nghiệp như sau:
+ Xây dựng điều lệ, quản lý khu công nghiệp.
+ Tổ chức xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch chi tiết, tiến độ xây dựng, phát
triển khu công nghiệp, bao gồm quy hoạch phát triển công trình kết cấu hạ tầng, quy hoạch
bố trí ngành nghề, tham gia phát triển công trình kết cấu hạ tầng ngoài khu công nghiệp.
+ Hỗ trợ vận động đầu tư vào khu công nghiệp.
4
Giáo trình luật đầu tư, trường Đại học luật Hà nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân – Hà nội,2006, trang 174.
7
+ Tiếp nhận đơn xin đầu tư, tổ chức thẩm định và cấp, điều chỉnh thu hồi giấy phép
đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài theo ủy quyền, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư và khu
công nghiệp và các loại chứng chỉ khác theo ủy quyền.
+ Quản lý hoạt động dịch vụ trong khu công nghiệp, thỏa thuận với công ty phát triển
hạ tầng trong việc định giá cho thuê lại đất gắn với công trình kết cấu hạ tầng, các loại phí
dịch vụ theo đúng chính sách pháp luật.
+ Một số nhiệm vụ và quyền hạn khác.
1.1.4.3. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu công nghiệp
Ban Quản lý gồm Trưởng ban, một số Phó Trưởng ban; có bộ máy giúp việc. Trưởng
ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm. Phó Trưởng ban do Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban.
Trưởng ban có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Ban quản lý, chịu trách
nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và pháp luật về hoạt động và hiệu quả hoạt động của
khu công nghiệp, khu kinh tế.
Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý bao gồm: bộ máy giúp việc (Văn phòng, các phòng
chuyên môn, nghiệp vụ và đại diện Ban Quản lý tại khu công nghiệp, khu kinh tế); các đơn
vị sự nghiệp trực thuộc thực hiện nhiệm vụ công ích, công cộng, dịch vụ hỗ trợ đầu tư, kinh
doanh cho nhà đầu tư trong khu và các tổ chức khác phù hợp với tình hình phát triển khu
công nghiệp, khu kinh tế và nhiệm vụ, quyền hạn của từng loại Ban Quản lý theo quy định
hướng dẫn của Bộ Nội vụ và quy định của pháp luật.
Ban Quản lý khu kinh tế và Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất xếp hạng I
theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ được phép thành lập Thanh tra.
Biên chế của Ban Quản lý bao gồm biên chế hành chính, biên chế sự nghiệp và do Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý
biên chế hành chính, sự nghiệp và cơ chế quản lý biên chế đối với đơn vị sự nghiệp của nhà
nước.
1.2.Khái niệm doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp
1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp khu công nhiệp
Để phân biệt với các doanh nghiệp đầu tư vào những vùng lãnh thổ còn lại của quốc gia
và xác định quyền được hưởng ưu đãi, các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh trong khu công
8
nghiệp được gọi là doanh nghiệp khu công nghiệp.Tên gọi này không biểu hiện loại hình
doanh nghiệp mà chỉ khẳng định thông tin về địa bàn đầu tư của doanh nghiệp mà thôi.5
Khoản 5 điều 2 Nghị định 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 Nghị định của Chính phủ về
ban hành quy chế Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao định nghĩa như sau:
“Doanh nghiệp khu công nghiệp” là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu
công nghiệp gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ”.
Nhưng đến khi Luật đầu tư 2005 ra đời cùng với các văn bản hướng dẫn không hề có
định nghĩa “doanh nghiệp khu công nghiệp” là doanh nghiệp gì. Tuy nhiên ta có thể hiểu
rằng, doanh nghiệp khu công nghiệp không phải là “một loại hình” doanh nghiệp, mà nó chỉ
là cách gọi để phân biệt doanh nghiệp hoạt động trong và ngoài khu công nghiệp. Hay nói
cách khác, doanh nghiệp khu công nghiệp là doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp.
Doanh nghiệp khu công nghiệp được thành lập có thể là doanh nghiệp trong nước hay doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm doanh nghiệp sản hay là doanh nghiệp dịch vụ
phục sản xuất.
1.2.2. Điều kiện để doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp
1.2.2.1. Các hình thức đầu tư vào khu công nghiệp
Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình
thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật đầu tư và các quy định
khác của pháp luật có liên quan.6
Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân mà theo pháp luật Việt Nam được tiến hành đầu tư với
các hình thức: đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư theo dự án, đầu tư mua cổ phần, góp
vốn trực tiếp vào các tổ chức kinh tế, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp…..Trong khu công
nghiệp có các loại hình đầu tư như sau:
Thứ nhất đầu tư trực tiếp là hình thức nhà đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham
gia quản lý hoạt động đầu tư 7.
Các hình thức đầu tư trực tiếp gồm có các hình thức như thành lập tổ chức kinh tế
100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài, thành lập
tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, mua cổ
phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư, đầu tư thực hiện việc sáp nhập và
mua lại doanh nghiệp.
5
Giáo trình luật đầu tư, trường Đại học luật Hà nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân – Hà nội, 2006 , trang 150.
Khoản 1 Điều 3 Luật đầu tư 2005.
7
Khoản 2 Điều 3 Luật đầu tư 2005.
6
9
Trong đó đầu tư thành lập tổ chức kinh tế được quy định đại Điều 22 Luật đầu tư
2005 như sau:
Nhà đầu tư được đầu tư đề thành lập các tổ chức kinh tế sau: Doanh nghiệp tổ chức
và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm,
quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính khác theo quy định của pháp luật, cơ sở dịch vụ y tế, giáo
dục, khoa học, văn hóa, thể thao và các cơ sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi, các
tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra nhà đầu tư trong nước còn được đầu tư để thành lập hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã tổ chức và hoạt động theo Luật hợp tác xã; hộ kinh doanh theo quy định của pháp
luật.
Đầu tư với hình thức góp vốn, mua cổ phần và sáp nhập, mua lại được quy định tại
Điều 25 Luật đầu tư 2005 như sau: nhà đầu tư được góp vốn, mua cổ phần của các công ty,
chi nhánh tại Việt Nam, tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với một
số lĩnh vực, ngành, nghề do Chính phủ quy định. Nhà đầu tư được quyền sáp nhập, mua lại
công ty, chi nhánh, điều kiện sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh theo quy định của Luật
này, pháp luật về cạnh tranh và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Thứ hai đối với hình thức đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ
phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán thông qua các
định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tu không trực tiếp tham gia quản lý hoạt
động đầu tư 8. Các hình thức đầu tư gián tiếp được quy định tại Điều 26 Luật đầu tư 2005
bao gồm mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác, thông qua quỹ đầu tư
chứng khoán, thông qua các định chế tài chính trung gian khác.
Đầu tư thông qua mua, bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác của
tổ chức, cá nhân và thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp theo quy định của pháp luật
về chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1.2.2.2. Chính sách ưu đãi đầu tư vào khu công nghiệp
Để thu hút được đầu tư vào khu công nghiệp, thì chính sách ưu đãi là rất cần thiết để
tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn, có sức cạnh tranh để có thể thu hút nguồn lực đầu tư trong
và ngoài nước. Những ưu đãi vào khu công nghiệp tùy thuộc vào từng điều kiện kinh tế xã
hội của từng thời kỳ và tùy theo từng địa bàn có khu công nghiệp, những vùng có điều kiện
kinh xã hội đặc biệt khó khăn. Theo đó luật quy định khu công nghiệp là địa bàn ưu đãi đầu
tư, được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều
8
Khoản 3 Điều 3 Luật đầu tư 2005.
10
kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Khu công nghiệp được thành lập tại địa bàn thuộc Danh mục
địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi áp
dụng đối với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó
khăn9.
Nhà đầu tư có dự án đầu tư vào khu công nghiệp, kể cả dự án đầu tư mở rộng, được
hưởng ưu đãi như sau:
“
Dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi
đầu tư được áp dụng ưu đãi đối với dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục
lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và thực hiện tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều
kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội
đặc biệt khó khăn;
Dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư và dự
án đầu tư sản xuất trong khu công nghiệp được áp dụng ưu đãi đối với dự án đầu tư vào
ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư và thực hiện tại địa bàn thuộc
Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc thuộc Danh mục địa bàn có
điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn” 10.
Nhà đầu tư khi đầu tư trong khu công nghiệp được hưởng ưu đãi theo địa bàn và theo
lĩnh vực. Địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế xã
hội đặc biệt khó khăn được quy định trong danh mục được quy định tại Phụ lục II Danh mục
địa bàn ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm
2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư (đính kèm), lĩnh
vực, ngành nghề ưu đãi đầu tư được quy định tại Phụ lục I Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư
ban hành kèm theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư (đính kèm).
Một số địa bàn thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn như các
huyện thuộc tỉnh như Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Đăk Lăk, Gia
Lai, Kon Tum, Lâm Đồng 11…doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp tại đây sẽ được
hưởng ưu đãi đối với địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Một số địa bàn
có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn như các huyện của tỉnh Đồng Tháp ( trừ huyện Hồng
Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Tháp Mười), huyện Trà Ôn Vĩnh Long, thành phố Cà Mau, thị
9
Khoản 1 Điều 16 Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 208 Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Khoản 2 Điều 16 Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 208 Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
11
Phụ lục II Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư.
10
11
xã Bạc Liêu,thị xã Hà Tiên, Rạch Giá Kiên Giang 12…..doanh nghiệp đầu tư vào khu công
nghiệp tại đây sẽ được hưởng chính sách ưu đãi đối với địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội
khó khăn. Đối với ngành nghề ưu đãi đầu tư, một số ngành nghề được đặc biệt ưu đãi đầu tư
như sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm, sản xuất
thép cao cấp, hợp kim, kim loại đặc biệt, sắt xốp, phôi thép, sản xuất máy tính, thiết bị thông
tin, viễn thông, internet và sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm, đầu tư sản xuất, chế
tạo thiết bị cơ khí chính xác, thiết bị, máy móc kiểm tra, kiểm soát an toàn quá trình sản xuất
công nghiệp; rô bốt công nghiệp13 ......doanh nghiệp đầu tư trong khu công nghiệp thuộc
ngành nghề này sẽ được hưởng ưu đãi đối với ngành nghề đặc biệt ưu đãi. Ngoài ra một số
lĩnh vực ưu đãi đầu tư gồm có những ngành nghề như sản xuất vật liệu cách âm, cách điện,
cách nhiệt cao; vật liệu tổng hợp thay thế gỗ; vật liệu chịu lửa; chất dẻo xây dựng; sợi thuỷ
tinh; xi măng đặc chủng, sản xuất kim loại màu, luyện gang, sản xuất khuôn mẫu cho các
sản phẩm kim loại và phi kim loại, sản xuất khuôn mẫu cho các sản phẩm kim loại và phi
kim loại, sản xuất thiết bị kiểm nghiệm độc chất trong thực phẩm, sản xuất trang thiết bị y tế,
xây dựng kho bảo quản dược phẩm, dự trữ thuốc chữa bệnh cho người đề phòng thiên tai,
thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm14.
Để được hưởng ưu đãi nhà đầu tư phải làm thủ tục ưu đãi theo quy định của pháp luật về
đầu tư. Đối với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn dưới mười lăm tỷ đồng Việt Nam và
không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện mà nhà đầu tư không phải làm thủ tục
đăng ký đầu tư và dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ mười lăm tỷ đồng Việt Nam đến
dưới ba trăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư
mà nhà đầu tư phải làm thủ tục đăng ký đầu tư thì thủ tục để hưởng ưu đãi đầu tư là nhà đầu
tư căn cứ và quy định của pháp luật để tự xác định ưu đãi và làm thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư
tại cơ quan có thẩm quyền. Nếu nhà đầu tư có yêu cầu xác nhận ưu đãi đầu tư thì làm thủ tục
đăng ký đầu tư để cơ quan nhà nước quản lý đầu tư ghi ưu đãi đầu tư vào Giấy chứn nhận
đầu tư.
Đối với dự án đầu tư trong nước thuộc diện thẩm tra đầu tư bao gồm dự án có vốn đầu
tư từ ba trăm tỷ đồng trở lên và dự án thuộc Danh mục dự án đầu tư có điều kiện đáp ứng
điều kiện được hưởng ưu đãi thì cơ quan nhà nước quản lý đầu tư ghi ưu đãi đầu tư vào Giấy
chứng nhận đầu tư.
12
Phụ lục II Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư.
13
Phụ lục I Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư.
14
Phụ lục I Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư.
12
Khi đầu tư vào khu công nghiệp, doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về thuế, về đất đai.
Cụ thể như sau:
Thứ nhất ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, heo quy định tại Nghị định
108/2009/NĐ-CP Quy định về khu công nghiệp khu chế xuất, thì các dự án đầu tư sẽ được
hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp nếu thuộc diện ưu đãi đầu tư theo quy định của
Nghị định vì thuế là một trong những công cụ hữu hiệu để Nhà nước có thể thu hút được các
nhà đầu tư. Khu công nghiệp là một nơi mà thuế được hưởng những ưu đãi nhất định để các
nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư những dự án. Các dự án đầu tư sau đây được hưởng ưu đãi cao
nhất theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp:
“Dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi
đầu tư và thực hiện tại khu kinh tế hoặc tại khu công nghiệp được thành lập tại địa bàn
thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu phi thuế quan trong khu kinh tế;
Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao tại khu công nghiệp, khu kinh tế;
Dự án đầu tư có quy mô lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển ngành, lĩnh
vực hoặc phát triển kinh tế - xã hội của khu vực tại khu công nghiệp, khu kinh tế sau khi
được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận 15”.
Tìm hiểu cụ thể về những ưu đãi Thuế thu nhập doanh nghiệp về vấn đề ưu đãi thì
doanh nghiệp trong khu công nghiệp sẽ được hưởng ưu đãi quy định tại khoản 3 điều 15
Nghị định 128/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn chi tiết Luật thuế Thu nhập
doanh nghiệp như sẽ được hưởng ưu đãi theo địa bàn hoặc doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực được hưởng ưu đãi, cụ thể như sau:
Đối với ưu đãi theo địa bàn: áp dụng mức thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm
được áp dụng đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn
có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị
định này, khu kinh tế, khu công nghệ cao kể cả khu công nghệ thông tin tập trung được
thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ 16 và sẽ được miễn thuế 4 năm, giảm 50
15
Khoản 4 Điều 16 Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh
tế.
16
Khoản 1 Điều 15 Nghị định 218/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 quy định chi tiết và thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
13
% số thuế phải nộp trong vòng 9 năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp thực hiện
dự án đầu tư mới được quy định như trên 17.
Như vậy ưu đãi này được hiểu như sau, nếu khu công nghiệp thành lập tại địa bàn có
điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới tại
khu công nghiệp này sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi 10 % trong vòng mười lăm năm và
được miễn thuế bốn năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong thời hạn chín năm tiếp theo.
Ngoài ra nếu doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế
xã hội khó khăn sẽ được hưởng mức thuế suất 20 % trong thời hạn mười lăm năm18.Và
những dự án thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn nêu trên sẽ được
miễn thuế hai năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong bốn năm tiếp và thu nhập của doanh
nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại khu công nghiệp (trừ khu công nghiệp nằm trên địa
bàn có điều kiện - kinh tế xã hội thuận lợi) 19.
Trong đó Địa bàn có điều kiện - kinh tế xã hội thuận lợi quy định tại Khoản này là
các quận nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị
loại I trực thuộc tỉnh; trường hợp khu công nghiệp nằm trên cả địa bàn thuận lợi và địa bàn
không thuận lợi thì việc xác định ưu đãi thuế đối với khu công nghiệp căn cứ vào địa bàn có
phần diện tích khu công nghiệp lớn hơn. Việc xác định đô thị loại đặc biệt, loại I quy định
tại Khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ quy định về phân loại đô thị.
Đối với ưu đãi theo lĩnh vực đầu tư, thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu
tư mới thuộc các lĩnh vực: nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công
nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của
Luật công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư
mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát
triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; đầu tư xây dựng - kinh doanh cơ sở ươm
tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư phát triển nhà máy nước,
nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng
biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ
tướng Chính phủ quyết định; sản xuất sản phẩm phần mềm; sản xuất vật liệu composit, các
loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm; sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch,
17
Điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 quy định chi tiết và thi hành Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp.
18
Điểm a khoản 3 Điều 15 Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 quy định chi tiết và thi hành Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp.
19
Khoản 3 Điều 16 Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 quy định chi tiết và thi hành Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp.
14
năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học. Và thu nhập của doanh
nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, bao gồm: Sản xuất
thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, thiết bị quan trắc và phân tích môi trường; xử lý ô nhiễm
và bảo vệ môi trường; thu gom, xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn; tái chế, tái sử dụng
chất thải
20
sẽ được hưởng thuế suất 10 % trong vòng mười lăm năm và sẽ được miễn thuế
bốn năm, giảm 50% số thuế trong chín năm tiếp theo. Điều này có nghĩa là nếu doanh
nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực nêu trên sẽ được hưởng thuế suất ưu
đã 10 % trong với thời gian là mười lăm năm.
Còn đối với doanh nghiệp có dự án đầu tư mới vào khu công nghiệp trong lĩnh sản xuất
thép cao cấp; sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ
cho sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; sản xuất thiết bị tưới tiêu, sẽ được hưởng thuế
suất ưu đãi 20 % trong thời gian mười năm và giảm 50 % số thuế phải nộp trong bốn năm
tiếp theo.
Thứ ba là ưu đãi đối với đất đai, theo quy định của Luật Đất đai 2003 sửa đổi bổ sung
2009, 2010 có quy định là “Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất thu
tiền thuê đất hàng năm đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cho
thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc thu tiền thuê đất hàng năm đối
với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài để đầu tư xây dựng
kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp
Đối với diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp
thì nhà đầu tư không phải trả tiền sử dụng đất, tiền thuê đất 21”.
Như vậy là chỉ riêng đối với doanh nghiệp xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung
trong khu công nghiệp thì nhà nước sẽ miễn toàn bộ tiền thuê đất. Đây là một ưu đãi đặc biệt
riêng cho doanh nghiệp xây dựng đầu tư kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp để cho các tổ
chức cá nhân khác thuê lại khi đầu tư vào khu công nghiệp, vì việc xây dựng kết cấu hạ tầng
khu công nghiệp sẽ qua nhiều giai đoạn và nhà đầu tư sẽ gặp không ít khó khăn trong việc
giải phóng mặt bằng, đền bù và tái định cư cho những hộ dân đang sử dụng đất thuộc lĩnh
vực quy hoạch khu công nghiệp nên sẽ được nhà nước hỗ trợ về chi phí thuê đất.
Ngoài ra cũng theo khoản 1 Điều 16 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3
năm 2008 của Chính phủ quy định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu kinh tế quy
định: Khu công nghiệp là địa bàn ưu đãi đầu tư, được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối
20
Điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu
tư .
21
Khoản 3 Điều 90 Luật Đất đai 2003 sửa đổi bổ sung 2009, 2010.
15
với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Khu công
nghiệp được thành lập tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc Danh mục địa
bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Bên cạnh đó quy định về miễn giảm tiền thuê đất như sau: kể từ ngày dự án hoàn
thành và đưa vào hoạt động tiền thuê đất sẽ được miễn bảy (7) năm đối với dự án đầu tư vào
địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Mười một (11) năm đối với dự án đầu tư tại
địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc Danh mục lĩnh
vực đặc biệt khuyến khích đầu tư; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư được
đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Và mười lăm (15) năm đối với dự
án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư
được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn 22.
Như vậy khu nếu khu công nghiệp được thành lập tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã
hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn mà doanh nghiệp
đầu tư vào khu công nghiệp tại đây sẽ được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất như nêu trên. Và
doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực ngành nghề được đặc biệt khuyến khích đầu tư cũng sẽ
được miễn giảm tiền thuê đất.
Những ngành nghề mà doanh nghiệp được khuyến khích đầu tư bao gồm: Sản xuất
vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm, sản xuất thép cao cấp,
hợp kim, kim loại đặc biệt, sắt xốp, đầu tư xây dựng các dự án nguồn điện từ năng lượng
mặt trời, năng lượng gió, khí sinh vật, địa nhiệt, thủy triều, sản xuất thiết bị y tế trong công
nghệ phân tích và công nghệ chiết xuất trong y học; dụng cụ chỉnh hình, xe, dụng cụ chuyên
dùng cho người tàn tật, sản xuất chất bán dẫn và các linh kiện điện tử kỹ thuật cao; sản xuất
sản phẩm phần mềm, sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm, nội dung thông tin số, đầu
tư sản xuất, chế tạo thiết bị cơ khí chính xác; thiết bị, máy móc kiểm tra, kiểm soát an toàn
quá trình sản xuất công nghiệp; rô bốt công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới
chưa được sử dụng tại Việt Nam; ứng dụng công nghệ sinh học, xử lý ô nhiễm và bảo vệ
môi trường; sản xuất thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, thiết bị quan trắc và phân tích môi
trường, thu gom, xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn; tái chế, tái sử dụng chất thải, nghiên
cứu, phát triển và ươm tại công nghệ cao.
22
Khoản 10 Điều 2 Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 142/2005/NĐ-CP về thu tiền đất, thuê mặt nước.
16
1.3. Trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp trong khu công nghiệp
1.3.1. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư
Khác với thủ tục thành lập doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp, nếu như muốn thành
lập doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp thì cơ quan có thẩm quyền là Sở kế hoạch đầu tư,
còn riêng tại khu công nghệp mọi thủ tục sẽ qua Ban quản lý khu công nghiệp với cơ chế
“một cửa” đây là một trong những thuận lợi khi thành lập doanh nghiệp trong khu công
nghiệp. Ban quản lý khu công nghiệp sẽ có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư đối
với các dự án sau:
+ Dự án trong khu công nghiệp, bao gồm cả dự án xây dựng và kinh doanh cảng hàng
không, vận tải hàng không , xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia,thăm dò khai thác
chế biến dầu khí, thăm dò khai thác khoáng sản, phát thanh truyền hình, kinh doanh casino,
sản xuất thuốc lá điếu…..được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 23.
+ Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp 24.
1.3.2. Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập doanh nghiệp
1.3.2.1. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp trong khu công nghiệp
Thứ nhất đối với nhà đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và
không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện:
Đối với hình thức đầu tư này nhà đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư. Khi
nhà đầu tư muốn thành lập doanh nghiệp trong khu công nghiệp thì hồ sơ sẽ tương ứng với
từng loại hình doanh nghiệp theo Luật doanh nghệp 2005.
Trường hợp doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư mà dự án đầu tư trong nước
có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư
có điều kiện thì hồ sơ để xác định dự án đầu tư là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thứ hai đối với nhà đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam đến dưới
300 tỷ đồng Việt Nam.
Thủ tục này được thực hiện trong hai trường hợp 25. Trường hợp thứ nhất là các dự án
không thuộc các lĩnh vực đầu tư có điều kiện gồm lĩnh vực tác động đến quốc phòng, an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, lĩnh vực tài chính, ngân hàng, lĩnh vực tác động đến
sức khỏe cộng đồng, lĩnh vực văn hóa, thông tin, báo chí, xuất bản, dịch vụ giải trí, lĩnh vực
23
24
25
Khoản 1 Điều 39 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư .
Khoản 2 Điều 39 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư .
Khoản 1 Điều 43 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
luật đầu tư.
17
kinh doanh bất động sản, khảo sát, tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên; môi
trường sinh thái, phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Trường hợp thứ hai là dự án đầu
tư không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 37 nghị định 108/NĐCP bao gồm lĩnh vực xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia, thăm dò khai thác chế
biến dầu khí, thăm dò khai thác chế biến khoáng sản, sản xuất thuốc lá điếu. Thực hiện thủ
tục đăng ký đầu tư, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ gồm các văn bản sau đây:
+ Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư ( Phụ lục I-3 ban hành kèm Quyết
định số 1088/2006/QĐ-BKH) (đính kèm)
+ Ban quản lý khu công nghiệp tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư sẽ trao biên nhận ngay
sau khi nhận được văn bản đăng ký đầu tư
+ Ban quản lý căn cứ vào nội dung văn bản đăng ký đầu tư để cấp Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đăng ký đầu tư
hợp lệ.
- Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cơ quan
tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư sao gửi Giấy chứng nhận đầu tư đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, Bộ quản lý ngành và các cơ quan có liên quan.
- Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thứ ba là thẩm tra đối với dự án đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không
thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện (gắn với thành lập doanh nghiệp). Đối với thủ tục này
nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ gồm các văn bản sau:
+ Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư ( Phụ lục I-3 ban hành kèm Quyết
định số 1088/2006/QĐ-BKH) (đính kèm)
+ Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: Bản sao hộ chiếu chứng minh
nhân dân (đối với nhà đầu tư là cá nhân).
+ Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư, do nhà đầu tư chịu trách nhiệm)
+ Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa
điểm đầu tư, vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất, giải pháp về công
nghệ và giải pháp về môi trường.
+ Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy
định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
18
Thứ tư là thẩm tra đối với dự án đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và thuộc lĩnh
vực đầu tư có điều kiện (gắn với thành lập doanh nghiệp)
+ Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư ( Phụ lục I-3 ban hành kèm Quyết
định số 1088/2006/QĐ-BKH) (đính kèm).
+ Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: Bản sao hộ chiếu chứng minh
nhân dân (đối với nhà đầu tư là cá nhân).
+ Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư chịu trách nhiệm)
+ Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa
điểm đầu tư, vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất, giải pháp về công
nghệ và giải pháp về môi trường.
+ Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy
định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
+ Giải trình khả năng điều kiện tham gia thị trường quy định đối với dự án đầu tư
thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
Thứ năm là thẩm tra đối với dự án đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và thuộc lĩnh
vực đầu tư có điều kiện (gắn với thành lập doanh nghiệp)
- Hồ sơ gồm:
+ Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư ( Phụ lục I-3 ban hành kèm Quyết
định số 1088/2006/QĐ-BKH) (đính kèm).
+ Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư chịu trách nhiệm).
+ Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy
định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
+ Giải trình khả năng điều kiện mà nhà đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp
luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
Mỗi thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra gắn với thành lập doanh nghiệp ta có sồ sơ
tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp mà theo yêu cầu của pháp luật như sau:
Đối với doanh nghiệp tư nhân hồ sơ kèm theo gồm có 26: Giấy đề nghị đăng ký
doanh nghiệp theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định,
bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, văn
bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh
26
Điều 16 Luật Doanh nghiệp 2005.
19
doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định, chứng chỉ hành
nghề của Giám đốc và cá nhân khác đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo
quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Đối với công ty hợp danh hồ sơ kèm theo gồm có 27: Giấy đề nghị đăng ký doanh
nghiệp theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định, Dự
thảo Điều lệ công ty, Danh sách thành viên, bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu
hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của mỗi thành viên. Văn bản xác nhận vốn pháp
định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty hợp danh kinh doanh ngành, nghề
mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định, Chứng chỉ hành nghề của thành viên
hợp danh và cá nhân khác đối với công ty hợp danh kinh doanh ngành, nghề mà theo quy
định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Đối với công ty TNHH hồ sơ kèm theo gồm có : Giấy đề nghị đăng ký doanh
nghiệp theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định, Dự
thảo Điều lệ công ty, Danh sách thành viên,Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật
phải có vốn pháp định, Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân
khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng
chỉ hành nghề 28.
Đối với công ty cổ phần hồ sơ kèm theo gồm có: Giấy đề nghị đăng ký doanh
nghiệp theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định, Dự
thảo Điều lệ công ty, Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ kèm theo sau đây, Văn bản
xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh
ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định,Chứng chỉ hành nghề
của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề
mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề 29.
1.2.3.5. Quy trình thẩm tra dự án đầu tư
Thủ tục thẩm tra dự án đầu tư là một thủ tục yêu cầu đối với dự án trong nước có quy
mô vốn từ ba trăm tỷ đồng Việt Nam trở lên và Dự án thuộc Danh mục đầu tư có điều kiện ,
một số ngành nghề đầu tư có điều kiện bao gồm những lĩnh vực như lĩnh vực tác động đến
quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, lĩnh vực tài chính, ngân hàng, lĩnh vực
tác động đến sức khỏe cộng đồng, lĩnh vực văn hóa, thông tin, báo chí, xuất bản, dịch vụ giải
27
Điều 17 Luật doanh nghiệp 2005.
28
Điều 18 Luật doanh nghiệp 2005.
Điều 19 Luật doanh nghiệp2005.
29
20
trí, lĩnh vực kinh doanh bất động sản, khảo sát, tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên
nhiên; môi trường sinh thái, phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo 30. Thủ tục được thực
hiện như sau:
Nhà đầu tư nộp cho Ban quản lý 4 bộ hồ sơ dự án đầu tư, trong đó có 1 bộ hồ sơ
gốc đối với dự án do Ban quản lý cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Ban
quản lý kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm tra của sở, ngành liên
quan, trường hợp cần thiết thì gửi hồ sơ lấy ý kiến của các Bộ ngành liên quan.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản
cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ
quan được hỏi có ý kiến thẩm tra bằng văn bản và chịu trách nhiệm về những vấn đề của dự
án thuộc chức năng quản lý của mình.
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Ban quản
ly tổng hợp ý kiến các cơ quan được hỏi ý kiến để quyết định cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Trường hợp dự án đầu tư không được chấp thuận, cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án
đầu tư gửi thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cơ quan
tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư sao gửi Giấy chứng nhận đầu tư đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, Bộ quản lý ngành và các cơ quan có liên quan.
Nội dung thẩm tra 31của các dự án đầu tư là sự phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ
tầng-kỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch thăm dò khai thác,
chế biến khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác, đối với dự án thuộc lĩnh vực chưa có quy
hoạch chưa có trong quy hoạch nêu trên thì Ban quản lý các khu công nghiệp có trách nhiệm
lấy ý kiến các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quy hoạch. Thẩm tra về nhu cầu
sử dụng đất, diện tích đất, loại đất và tiến độ sử dụng đất, tiến độ thực hiện dự án, thẩm tra
đánh giá về các yếu tố tác động đến môi trường và giải pháp xử lý phù hợp với quy định của
pháp luật về môi trường.
30
31
Điều 29 Luật Đầu tư 2005.
Khoản 3 Điều 45 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đầu tư.
21
1.4. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp
1.4.1. Quyền của doanh nghiệp đầu tư theo pháp luật Việt Nam
1.4.1.1. Quyền của doanh nghiệp đầu tư theo pháp luật Việt Nam
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định,
được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt
động kinh doanh 32. Trong đó “kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả
các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ
trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi 33”. Doanh nghiệp là “tổ chức kinh tế” sau khi được
thành lập theo đúng trình tự thủ tục của pháp luật sẽ có địa vị pháp lý và Luật Doanh nghiệp
cũng “trao” cho doanh nghiệp những quyền hạn và nghĩa vụ nhất định để trên cơ sở đó
doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật. Cũng theo quy định của
Luật đầu tư 2005 thì nhà đầu tư là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo
Luật doanh nghiệp 34, do do đó kết hợp Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật đầu tư 2005 nhà
đầu tư nói chung hay doanh nghiệp khi thành lập và có những hoạt động đầu tư sản xuất
kinh doanh có những quyền và nghĩa vụ đầy đủ cụ thể về pháp luật đầu tư và pháp luật về
doanh nghiệp. Quy định pháp luật doanh nghiệp có nhiều quyền và nghĩa vụ, trong khuôn
khổ của bài viết này doanh nghiệp cũng chính là nhà đầu tư và người viết chỉ phân tích một
số quyền và nghĩa vụ mà theo người viết cho là quyền và nghĩa vụ đáng lưu ý. Trước tiên
nói về quyền của doanh nghiệp:
Thứ nhất là quyền tự chủ kinh doanh, chủ động lựa chọn ngành nghề, địa bàn hình
thức kinh doanh, đầu tư, chủ động mở rộng quy mô ngành nghề kinh doanh 35. Quyền tự chủ
hoạt động kinh doanh là một trong những quyền cơ bản nhất của doanh nghiệp. Vì doanh
nghiệp là tổ chức kinh tế thành lập với mục tiệu sản xuất kinh doanh và kiếm lợi nhuận (trừ
một số doanh nghiệp vì mục tiêu xã hội từ thiện). Quyền tự chủ đầu tư kinh doanh là việc
doanh nghiệp tự mình chủ động lựa chọn ngành nghề, địa điểm, phương thức kinh doanh
phù hợp với những quy định của pháp luật, chủ động mở rộng quy mô ngành ngề kinh
doanh…Người đầu tư tự mình quyết định công việc mọi công việc và chịu trách nhiệm với
việc đầu tư kinh doanh của mình Vấn đề tự chủ kinh doanh ở đây không có nghĩa doanh
nghiệp muốn tự do làm gì thì làm, mà doanh nghiệp có thể lựa chọn ngành nghề để kinh
doanh nhưng ngành nghề đó không thuộc phạm vi cấm kinh doanh theo quy định của pháp
luật, doanh nghiệp phải kinh doanh trong khuôn khổ quy định của pháp luật, đặc biệt là kinh
32
Khoản 1 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005.
Khoản 2 Điều 3 Luật Doanh nghiệp 2005.
34
Điểm a khoản 4 Điều 3 Luật Đầu tư 2005.
35
Khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2005.
33
22
doanh đúng ngành nghề, đúng lĩnh vực đã cam kết trong giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp.
Thứ hai là quyền lựa chọn hình thức, phương thức huy động vốn, phân bổ và sử dụng
vốn
36
và quyền bình đẳng tiếp cận sử dụng nguồn lực đầu tư 37. Nguồn lực đầu tư ở đây có
thể hiểu là vốn đầu tư, máy móc thiết bị, lao động…..Nguồn vốn có thể có từ nhiếu nguồn
khác nhau, vốn tự có, vốn vay tổ chức tín dụg, vốn từ quỹ hộ trợ của Chính phủ. Doanh
nghiệp tự chủ động có thể tiếp cận nhiều nguồn vốn khác nhau đó để đầu tư hoạt động sản
suất kinh doanh như vay từ các tổ chức tín dụng , hoặc các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Doanh nghiệp bằng cách sử dụng nguồn vốn này mua sắm đầu tư máy móc thiết bị phục vụ
cho hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh, thuê mướn nhân công lao động tùy theo tính chất
và quy mô hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
Thứ ba là quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
38
và quyền xuất khẩu nhập khẩu,
quảng cáo, tiếp thị gia công và gia công lại liên quan đến hoạt động đầu tư
39
. Giữa hai
quyền này tuy quy định ở hai ngành luật khác nhau nhưng chúng có sự tương đồng về quyền
hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp . Xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động
đầu tư của doanh nghiệp để mở rộng ra thị trường bên ngoài nhằm mục đích mở rộng hoạt
động đầu tư sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp có thể chủ động tự lựa chọn quốc gia nơi mà
mình xuất hoặc nhập khẩu hàng hóa để phục vụ sản xuất kinh doanh, loại hàng hóa xuất
hoặc nhập khẩu nhưng phải tuân thủ pháp luật quy định về xuất nhập khẩu, chính sách về
vấn đề xuất nhập khẩu tùy theo từng thời điểm và từng loại hàng hóa, hàng hóa không thuộc
loại cấm hoặc hạn chế việc xuất hoặc nhập khẩu theo quy định của Chính phủ. Ngoài ra gia
công và gia công lại cũng là một trong những hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp,
trong đó gia công trong hoạt động thương mại là việc bên nhận gia công sử dụng một hoặc
một phần toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều
công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao 40,
theo đó doanh nghiệp có quyền lựa chọn và tìm đối tác để ký hợp đồng gia công để tìm lợi
nhuận cho mình và đương nhiên hoạt động này cũng phải tuân thủ theo quy định của pháp
luật về Thương mại, Xuất nhập khẩu. Ngoài ra trong lĩnh vực quảng cáo thương mại, nhà
36
Khoản 2 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2005.
Điều 14 Luật Đầu tư 2005.
38
Khoản 4 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2005.
39
Điều 15 Luật Doanh nghiệp.
40
Điều 178 Luật Thương mại 2005.
37
23
đầu tư có quyền quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của mình thông qua việc trưng bày,
giới thiệu sản phẩm hoặc thuê người khác làm công việc đó và trực tiếp ký hợp đồng quảng
cáo với tổ chức được quyền hoạt động quảng cáo theo quy định của pháp luật.
Thứ tư là quyền khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo
41
hay quyền khiếu nại, tố cáo khởi kiện tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đầu
tư theo quy định của pháp luật 42. Trong quá trình hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư doanh
nghiệp có thể bị cá nhân hoạc tổ chức khác xâm phạm vào lợi ích của mình mà có căn cứ
pháp luật xác định việc xâm hại đó thì doanh nghiệp có quyền khiếu nại hoặc tố cáo theo
quy định của pháp luật. Việc khiếu nại được quy định cụ thể trong Luật Khiếu nại 2011 và
tố cáo được quy định cụ thể trong Luật Tố cáo 2011 43. Doanh nghiệp có thể bị xâm phạm
lợi ích trong trường hợp là bị xâm hại bí mật kinh doanh, bị các tổ chức cá nhân khác nháy
sản phẩm hàng hóa mẫu mã của mình, hoặc doanh nghiệp có thể bị xâm phạm về thương
hiệu kinh doanh…
Ngoài những quyền đã nêu trên thì doanh nghiệp còn có những quyền khác như
quyền tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh, quyền chủ động ứng
dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh, quyền
tiếp tự chủ giải quyết công việc nội bộ,….được quy định trong Luật doanh nghiệp ,Luật đầu
tư và những văn bản có liên quan.
1.4.1.2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp đầu tư theo pháp luật Việt Nam
Bên cạnh những quyền mà pháp luật quy định doanh nghiệp được hưởng thì doanh
nghiệp khi hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh còn phải tuân thủ những nghĩa vụ mà pháp
luật quy định. Cũng trong giới hạn bài viết này, người viết phân tích một số nghĩa vụ theo
quy định của Luật doanh nghiệp 2005 và Luật đầu tư 2005 mà người viết cho rằng đó là
những nghĩa vụ cơ bản.
Thứ nhất, doanh nghiệp có nghĩa vụ hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã
ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đảm báo điều kiện kinh doanh theo pháp
41
Khoản 10 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2005.
Khoản 4 Điều 19 Luật Đầu tư 2005.
43
Trong đó: Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành
vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi
ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. (khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2011).
42
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm
quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi
đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình (khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2011).
24
luật khi kinh doanh ngành nghề có điều kiện
44
và theo Luật đầu tư thì cũng có quy định
tương tự là nhà đầu tư tuân thủ pháp luật về thủ tục đầu tư, thực hiện đúng nội dung đăng ký
đầu tư 45. Doanh nghiệp tuân thủ đúng với nội dung, ngành nghề, lĩnh vực mà mình đã cam
kết trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là nghĩa
vụ quan trọng nhất, vì theo phân tích quyền tự chủ kinh doanh ở trên thì doanh nghiệp đầu tư
kinh doanh đúng với ngành nghề mình cam kết, việc kinh doanh ngoài phạm vi cam kết là
trái với quy định của pháp luật, ngoài ra đối với những ngành nghề mà pháp luật về đầu tư
có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được quyền kinh doanh khi đáp
ứng đầy đủ các điều kiện đó như điều kiện về vốn pháp định,điều kiện về chứng chỉ hành
nghề trong một số lĩnh vực, chứng nhận bảo hiểm về trách nhiệm nghề nghiệp…
Thứ hai là nghĩa vụ bảo đảm quyền lợi, lợi ích của người lao động theo quy định pháp
luật về lao động, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho
người lao động theo quy định 46 và cũng theo quy định của Luật đầu tư nhà đầu tư có nghĩa
vụ thực hiện đúng pháp luật về bảo hiểm, lao động, tôn trọng danh dự nhân phẩm và bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của người lao động 47, đây là nghĩa vụ quan trọng của doanh nghiệp,
ngoài việc trả tiền lương tiền công thì để bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động doanh
nghiệp còn có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ về bảo hiểm cho người lao động gồm bảo
hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tại nạn, bảo hiểm thất nghiệp, mức trích đóng theo quy
định của pháp luật về từng loại bảo hiểm.
Thứ ba là nghĩa vụ về bảo vệ môi trường, doanh nghiệp ngoài việc hoạt động sản xuất
kinh doanh thì phải tuân thủ những quy định về pháp luật bảo vệ môi trường, việc tăng
trưởng kinh tế phải đi kèm với bảo vệ môi trường, hệ sinh thái. Theo Luật môi trường doanh
nghiệp khi hoạt động sản xuất kinh doanh phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trường, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động
môi trường đã được phê duyệt, bản cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký và tuân thủ tiêu
chuẩn môi trường, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường từ các hoạt
động của mình, khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra, Tuyên truyền,
giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người lao động trong cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ của mình, thực hiện chế độ báo cáo về môi trường theo quy định của pháp
luật về bảo vệ môi trường.
44
Khoản 1 Điều 9 Luật Doanh nghiệp 2005.
Khoản 1 Điều 20 Luật đầu tư 2005.
46
Khoản 4 Điều 9 Luật doanh nghiệp 2005.
47
Khoản 4 Điều 20 Luật Đầu tư 2005.
45
25
Ngoài những nghĩa vụ nêu trên doanh nghiệp còn có một số nghĩa vụ như tuân thủ
quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên môi
trường, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh, tôn trọng và tạo điều kiện cho
người lao động tham gia các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội…..
1.4.2. Quyền của doanh nghiệp đầu tư trong khu công nghiệp
1.4.2.1. Quyền của doanh nghiệp đầu tư trong khu công ngiệp
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đầu tư trong khu công nghiệp bao gồm quyền
và nghĩa vụ của doanh nghiệp đầu tư theo pháp luật như đã phân tích ở trên với quyền và
nghĩa vụ được quy định riêng khi hoạt động trong khu công nghiệp. Ngoài những quyền và
nghĩa vụ của doanh nghiệp được quy định chung thì doanh nghiệp trong khu công nghiệp
còn có những quyền và nghĩa vụ riêng. Cụ thể về quyền của doanh nghiệp đầu tư trong khu
công nghiệp như sau:
Thứ nhất quyền thuê nhà xưởng xây, kho bãi xây sẵn trong khu công nghiệp 48.
Trong khu công nghiệp, khi được quy hoạch đầu tư xây dựng thì để vấn đề kết cấu hạ tầng
khu công nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tự mình chọn lựa
khu công nghiệp đó có thể đầu tư hay không vì nếu kết cấu hạ tầng được xây dựng hoàn
chỉnh thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ sở
hạ tầng trong khu công nghiệp sẽ do doanh nghiệp kinh doanh xây dựng kết cấu hạ tầng đầu
tư để xây dựng nhà xưởng kho bãi…..Doanh nghiệp khi đầu tư vào khu công nghiệp sẽ
thông qua công ty xây dựng kết cấu hạ tầng này để thuê lại nhà xưởng hoặc kho đã được xây
dựng hoàn chỉnh, việc thuê do hai bên thỏa thuận thống nhất về giá cả, diện tích thuê, thời
hạn thuê, thời hạn thanh toán…..vấn đề này doanh nghiệp có quyền tự chủ động quyết định
tùy theo quy mô kinh doanh và năng lực kinh doanh.
Sử dụng có trả tiền các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các công trình dịch vụ bao
gồm hệ thống đường giao thông, cấp điện nước, thoát nước, thông tin liên lạc 49. Những tiện
như hệ thống điện nước, giao thông cũng do công ty xây dựng kết cấu hạ tầng trong khu
công nghiệp đầu tư và xây dựng để đảm bảo hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
được thuận lợi, khi những tiện ích này được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cũng góp phần vào
việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp, doanh nghiệp khi hoạt động trong
48
Điểm a khoản 1 Điều 19 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành luật đầu tư.
49
Điểm b khoản 1 Điều 19 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành luật đầu tư.
26
khu công nghiệp sẽ phải trả phí hằng năm, mức phí tùy theo quy định của từng khu công
nghiệp sẽ khác nhau.
1.4.2.2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp
Ngoài những nghĩa vụ đã phân tích ở trên thì khi đầu tư vào khu công nghiệp, doanh
nghiệp cón có thêm nghĩa vụ sau:
Thứ nhất là nghĩa vụ tuân thủ pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp hoạt động trong khu
công nghiệ phải tuân thủ những quy định mà luật đầu tư ban hành cụ thể về hoạt động đầu tư
sản xuất kinh doanh, tuân thủ những quy định về những thủ tục, hình thức đầu tư tùy theo
hình thức và quy mô đầu tư của doanh nghiệp, việc tuân thủ và tôn trọng pháp luật về đầu tư
của doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh cũng như thuận lợi cho công tác quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
Thứ hai là nghĩa vụ tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp.
Bảo vệ môi trường là một trong những yếu tố quan trọng gắn liền với việc phát triển kinh tế.
Nhà đầu tư khi thực hiện các dự án đầu tư phải tuân thủ những quy định của pháp luật về
bảo vệ môi trường nói chung và những quy định bảo vệ môi trường dành riêng cho khu công
nghiệp cụ thể đối với từng loại chất thải.
Đối với bảo vệ môi trường không khí và chống tiếng ồn trong khu kinh tế, khu công
nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp thì tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với khí thải và tiếng ồn,
áp dụng các giải pháp công nghệ và lắp đặt, vận hành các thiết bị xử lý khí thải như đã cam
kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường, khuyến
khích việc áp dụng công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, các giải pháp sản xuất
sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, đặc biệt đối với các ngành công nghiệp có tiềm năng phát
thải các chất thải gây ô nhiễm môi trường không khí lớn, như công nghiệp lọc, hóa dầu,
luyện kim, nhiệt điện, sản xuất hóa chất, xi măng, giấy 50.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp phải nộp phí bảo vệ
môi trường đối với khí thải theo quy định của pháp luật.
Đối với bảo vệ môi trường nước trong khu công nghiệp phải tuân thủ những quy
định như như việc xả nước thải ra nguồn tiếp nhận phải tuân thủ các quy định của pháp luật
về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, khai thác nước và bảo vệ công trình thủy lợi. Tuyệt
50
Điều 16 Thông tư 08/2009/TT-BTNMT ngày 17 tháng 7 năm 2009 Quy định quản lý bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ
cao, khu công nghiệp và cụm khu công nghiệp.
27
đối cấm xả nước thải trực tiếp (không qua xử lý hoặc xử lý nhưng chưa đạt quy chuẩn) ra
các nguồn tiếp nhận.
Nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đều phải xử lý sơ bộ đạt yêu
cầu trước khi đổ vào các nhà máy xử lý nước thải tập trung. Chủ đầu tư xây dựng và kinh
doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp quy định điều kiện nước thải của các cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được xả vào nhà máy xử lý nước thải tập trung. Nước thải sinh
hoạt của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các tổ chức, cá nhân trong khu công
nghiệp sau khi xử lý sơ bộ (bằng các bể xí tự hoại …) phải được xử lý tiếp tại nhà máy xử lý
nước thải tập trung. Nước thải phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
Cấm tất cả các tàu bè xả thải nước thải, nước dằn tàu chưa qua xử lý đạt quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về môi trường và chất thải rắn xuống vùng nước sông, suối và biển ven bờ
của khu công nghiệp 51 .
Đối với quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại thì tất cả các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp và các hộ gia đình trong KKT thực hiện phân loại chất
thải rắn tại nguồn theo quy định của pháp luật. Chất thải rắn của khu công nghiệp phải được
thu gom 100% và được phân loại riêng thành chất thải không nguy hại (chất thải rắn thông
thường), chất thải y tế và chất thải nguy hại. Bùn cặn của trạm xử lý nước thải và mạng lưới
thoát nước của khu công nghiệp phải được thu gom, xử lý sơ bộ, vận chuyển riêng bằng xe
chuyên dụng đưa đến cơ sở xử lý tập trung chất thải rắn để xử lý hợp vệ sinh, đạt quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có chất thải nguy hại phải lập hồ sơ
đăng ký chủ nguồn thải với Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ban Quản lý khu công
nghiệp (trường hợp Ban quản lý được ủy quyền), đồng thời phải hợp đồng với đơn vị được
cấp phép thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại để xử lý theo quy định của
pháp luật 52.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp phải nộp phí chất
thải rắn theo quy định của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
“Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn được quy định như sau: đối
với chất thải rắn thông thường phát thải từ hoạt động của cơ quan, cơ sở kinh doanh, dịch
51
Điều 17 Thông tư 08/2009/TT-BTNMT ngày 17 tháng 7 năm 2009 Quy định quản lý bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ
cao, khu công nghiệp và cụm khu công nghiệp.
52
Điều 18 Thông tư 08/2009/TT-BTNMT ngày 17 tháng 7 năm 2009 Quy định quản lý bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ
cao, khu công nghiệp và cụm khu công nghiệp.
28
vụ, cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề: không quá 40.000 đồng/tấn, đối với chất thải rắn
nguy hại: không quá 6.000.000 đồng/tấn 53”.
53
Điều 5 Nghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Đầu tư vào khu công nghiệp theo quy định của luật đầu tư gồm nhiều hình thức đầu tư,
trong khuôn khổ của bài viết này người viết nghiên cứu hình thức đầu tư trực tiếp cụ thể là
đầu tư gắn liền với thành lập tổ chức kinh tế. Qua những nội dung đã phân tích ở Chương 1,
chương đầu nghiên cứu đầu tiên, người viết đã nêu lên cụ thể thủ tục thành lập doanh nghiệp
trong khu công nghiệp cùng với quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cũng được phân tích
cụ thể đối với từng quyền và từng nghĩa vụ. Bên cạnh đó nội dung Chương 1 cũng thể hiện
rõ những ưu đãi mà doanh nghiệp được hưởng gồm ưu đãi thuế, ưu đãi sử dụng đất mà
doanh nghiệp được hưởng khi đầu tư vào khu công nghiệp.
Mô hình khu công nghiệp ra đời gắn liền với sự phát triển công nghiệp hóa hiện đại
hóa của đất nước, chính vì vậy, đầu tư vào khu công nghiệp luôn được nhà nước quan tâm
để thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư để tập trung nguồn lực phát triển khu công
nghiệp nói riêng cũng như kinh tế cả nước nói chung. Nhưng để thu hút đầu tư cần có nhiều
vấn đề cần quan tâm, như thủ tục đầu tư, vấn đề ưu đãi, vấn đề cơ sở hạ tầng khu công
nghiệp….Qua hơn 20 năm phát triển, khu công nghiệp cũng đã đóng góp không ít thành tựu
cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên bên cạnh đó, đầu tư vào khu công nghiệp
cũng còn có những hạn chế nhất định, nên nội dung Chương 2 người viết sẽ nêu rõ những
hạn chế bất cập đó đồng thời đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện cơ chế chính sách đầu tư
vào khu công nghiệp, với địa bàn thực tế tại khu công nghiệp Cần Thơ.
30
CHƯƠNG 2. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP – THỰC TIỄN
TẠI KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ CẦN THƠ
2.1.Tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển khu công nghiệp Cần Thơ
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển khu công nghiệp thành phố Cần Thơ
Khu Kỹ Nghệ Phong Dinh , tiền thân của khu công nghiệp Trà Nóc, được Chính
quyền Sài Gòn ký sắc lệnh số 4/SL/KT ngày 6 /01/1968 được thành lập và cho phép Công ty
quốc gia bấy giờ khuếch trương Khu Kỹ nghệ Việt Nam (SONADEZI) thiết lập một Khu Kỹ
nghệ tại tỉnh Phong Dinh, có diện tích trên 151 ha nằm trên địa bàn xã An Thới Đông và xã
Phước Thới, quận Phong Phú, tỉnh Phong Dinh ( nay thuộc quận Bình Thủy, thành phố Cần
Thơ). Sauk hi được phép thành lập Khu kỹ nghệ Phong Dinh, Công ty quốc gia khuếch
trương khu kỹ nghệ tại Việt Nam ( chủ đầu tư Khu Kỹ nghệ Phong Dinh) đã tiến hành mua
đất, bồi thường huê lợi, di dời các hộ dân, san lắp mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
khá hoàn thiện trong khu kỹ nghệ như làm đường giao thong, hệ thống cấp điện, chiếu sang,
cây xanh, viễn thông…..nhằm phục vụ hoạt động của các nhà máy, cơ sở xản xuất trong khu
kỹ nghệ. Công ty SONADEZI vừa là chủ đầu tư nhưng có quyền thay thế các cơ quan hành
chính tiếp nhận, xem xét, cấp phép đầu tư cũng như giải quyết tất cả các thủ tục liên quan
đến hoạt động của các nhà đầu tư trong khu kỹ nghệ.
Tính từ ngày thành lập đến năm 1975, Khu kỹ nghệ Phong Dinh đã thu hút một số dự
án đầu tư trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: dự án xây dựng nhà máy nhiện điện Trà Nóc
của Công ty điện lực Việt Nam thuê 100.000 m2 đất, công suất 33 MW, vốn đầu tư 100 triệu
đồng (tiền đồng Việt Nam của chính quyền Sài Gòn trước năm 1975), Nhà máy xi măng Hà
Tiên thuê 100.000 m2 đất sản xuất xi măng, công suất 300.000 tấn/năm với vốn đầu tư 1,3 tỷ
đồng, Hãng BGI thuê 50.000 m2 đất sản xuất bia, nước ngọt, nước đá, vốn đầu tư
31.416.000 F (tiền Pháp), Công ty CIDEC thuê 50.000 m2 đất kinh doanh ngành cầu đường,
nhà tiền chế, vốn đầu tư 200 triệu đồng…..Tuy nhiên, trong số này chỉ có 2 xí nghiệp được
triển khai xây dựng đó là Nhà máy nhiệt điện Trà Nóc và Xí Nghiệp hơi gió đá.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, chính quyền cách mạng đã tiếp quản các cơ
sở xản xuất công nghiệp của chế độ cũ. Các nhà máy, xí nghiệp của tư nhân được quốc hữu
hóa, chuyển thành quốc doanh do nhà nước quản lý ở 2 cấp: Trung ương và địa phương. Ở
tỉnh Hậu Giang lúc này (gồm thành phố Cần thơ, tỉnh Sóc Trăng và Hậu Giang ngày nay)
khối cơ sở công nghiệp quốc doanh do Trung ương quản lý gồm Nhà máy nhiệt điện Trà
Nóc, Xí nghiệp hơi kỹ nghệ Trà Nóc và Xí nghiệp nước giải khát BGI.
31
Riêng tại Khu Kỹ nghệ Phong Dinh, sau ngày 30/4/1975, Công ty SONADEZI giải
thể, các nhà máy xí nghiệp đã đi vào hoạt động tại đây được quốc hữu hóa, do nhà nước quả
lý ( cụ thể là Ty công nghiệp Hậu Giang). Tận dụng mặt bằng, cơ sở kỹ thuật hạ tầng có sẵn,
tỉnh đã khôi phục xây dựng hoạt động sản xuất.
Kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI ( tháng 12/1986), Việt Nam thực hiện đường lối đổi
mới, chuyển từ cơ chế quản lý kinh tế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bắt đầu “mở cửa” cho phép hàng hóa nhập
từ bên ngoài vào. Đến tháng 12/1987, Luật đầu tư nước ngoài được ban hành đã tạo được cơ
chế pháp lý khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt nam tiến hành các hoạt động
kinh doanh, sản xuất hàng hóa vừa tạo ra sản phẩm cung ứng nhu cầu trong nước, vừa đáp
ứng nhu cầu xuất khẩu. Khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam ra đời cùng với chính
sách đổi mới của Đại hội Đảng lần VI. Với chủ trương mở cửa, khuyến khích cơ chế kinh tế
nhiều thành phần, mở rộng quan hệ hợp tác làm ăn với nước ngoài, nhiều địa phương đã
kiến nghị với Trung ương thành lập các khu chế xuất để thu hút đầu tư.
Tại tỉnh Cần Thơ, vào thời điểm này điều kiện thành lập khu chế xuất và công nghiệp
đã được đáp ứng đầy đủ. Cần Thơ với lợi thế là trung tâm của Đồng bằng Sông Cửu Long,
nơi tập trung nguồn nguyên liệu nông, thủy sản phong phú phục vụ cho công nghiệp chế
biến, có nguồn nhân lực dồi dào….đã trở thành tâm điểm thu hút đầu tư, hơn nữa thêm một
lợi thế nữa là đã có Khu kỹ nghệ Phong Dinh cũ với hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối đồng
bộ và giữ được nguyên diện tích quy hoạch sẵn, sẽ tốn ít thời gian và chi phí để xây dựng
khu công nghiệp và khu chế xuất tại đây.
Tại thành phố Cần Thơ, khu công nghiệp tập trung được thành lập vào ngày
02/11/1993. Lúc đầu chỉ có khu công nghiệp Trà Nóc 1 với diện tích 135 ha ( trong đó có
57,1 ha là đất khu chế xuất).
Giai đoạn 1995 – 2000: Trong giai đoạn này, dù khu Công nghiệp Trà Nóc 1 vẫn còn
đất để cho nhà đầu tư thuê, nhưng với tầm nhìn chiến lược, Ban quản lý khu công nghiệp và
khu chế xuất nhận định nếu không mở rộng quy mô thì chẳng bao lâu sẽ không còn đất cho
nhà đầu tư thuê. Nên Ban quản lý vừa tăng cường công tác thu hút đầu tư vừa tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh trình chính phủ cho phép triển khai xây dựng tiếp khu công nghiệp Trà
Nóc 2 trên cơ sở mở rộng diện tích khu công nghiệp Trà Nóc 1. Đến ngày 17/02/1998, Phó
thủ tướng chính phủ Ngô Xuân Lộc đã ký quyết định số 100/QĐ-TTg phê duyệt dự án đấu
tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp và Khu chế xuất Cần thơ giai đoạn 2 với qui
mô diện tích 165 ha, địa điểm xây dựng tại xã Phước Thới, huyện Ô Môn. Sau đó, vào ngày
32
21/2/1998, Bộ xây xựng đã có quyết định 55/QĐ-BXD phê duyệt chi tiết khu công nghiệp
và khu chế xuất Cần Thơ giai đoạn 2.
Giai đoạn 2001 – 2005: Cùng với đà phát triển toàn diện của thành phố Cần Thơ, nhất
là khi thành phố Cần Thơ trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Đến năm 2001, khu
công nghiệp Trà Nóc 1 đã lắp đầy đã lắp đầy trên 94% diện tích đất công nghiệp. Khu công
nghiệp II được đầu tư xây dựng theo hình thức “cuốn chiếu”, đền bù đến đâu, tiến hành san
lắp, đầu tư cơ sở hạ tầng đến đó để cho nhà đầu tư thuê. Đến cuối năm 2001, khu công
nghiệp Trà Nóc II đã cho thuê được 24,5 ha/165 ha diện tích toàn khu. Bên cạnh đó, khu
công nghiệp Hưng Phú giai đoạn 1 được triển khai lập qui hoạch chi tiết, tiến hành giải tỏa
đền bù để triển khai xây dựng.
Theo Báo cáo số 37/BC-BQL của Ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất
Cần Thơ ngày 11 tháng 11 năm 2013 Báo cáo về kết quả hoạt động năm 2013 thì đến nay
thành phố Cần Thơ có tổng cộng 8 khu công nghiệp tập trung được quy hoạch xây dựng ở
các vị trí thuận lợi nên có nhiều triển vọng thu hút đầu tư. Gồm có:
Thứ nhất là Khu công nghiệp Trà Nóc 1 (135ha): Đã lấp đầy 100% diện tích đất công
nghiệp, đất cho thuê 106,4ha, có 122 dự án, vốn đăng ký 383,509 triệu USD, vốn thực hiện
330,033 triệu USD, đạt tỷ lệ 86,06% vốn đăng ký (Trong đó: Dự án đầu tư trong nước có
111 dự án (106 dự án đang hoạt động, 4 dự án đang xây dựng, 1 dự án chưa triển khai), với
tổng vốn đầu tư đăng ký là 305,609 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện là 252,134 triệu USD,
chiếm 82,05% vốn đăng ký; Dự án FDI có 11 dự án (11 dự án đang hoạt động), với tổng vốn
đầu tư đăng ký là 77,899 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện là 77,899 triệu USD, chiếm 100%
vốn đăng ký).
Thứ hai là Khu công nghiệp Trà Nóc 2 (157ha): Đã lấp đầy 86,58% diện tích đất công
nghiệp, có 58 dự án, vốn đăng ký 575,084 triệu USD, vốn thực hiện 322,237 triệu USD,
chiếm 56,03% vốn đăng ký (Trong đó: Dự án đầu tư trong nước có 52 dự án (45 dự án đang
hoạt động, 3 dự án đang xây dựng, 4 dự án chưa triển khai), với tổng vốn đầu tư đăng ký là
524,527 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện là 285,379 triệu USD, chiếm 54,41% vốn đăng ký;
Dự án FDI có 6 dự án (6 dự án đang hoạt động), với tổng vốn đầu tư đăng ký là 50,558 triệu
USD, vốn đầu tư thực hiện là 36,858 triệu USD, chiếm 72,9% vốn đăng ký).
Thứ ba là Khu công nghiệp Hưng Phú 1 (270ha): Đã lấp đầy 11,1% diện tích đất công
nghiệp, đất cho thuê 16,95ha, có 08 dự án (trong đó có 03 dự án hình thành trước khi thành
lập Khu công nghiệp), đã đi vào hoạt động 05 dự án, vốn đăng ký 103,461 triệu USD, vốn
thực hiện 51,959 triệu USD, chiếm 50,22% vốn đăng ký (Trong đó: Dự án đầu tư trong nước
có 04 dự án (01 dự án đang hoạt động, 03 dự án đang xây dựng gồm: Công ty TNHH Phú
33
Hưng, Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn – Cần Thơ và Tổng công ty phân bón dầu khí hóa
chất), với tổng vốn đầu tư đăng ký là 79,418 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện là 27,916 triệu
USD, chiếm 35,15% vốn đăng ký; Dự án FDI có 04 dự án (04 dự án đang hoạt động), với
tổng vốn đầu tư đăng ký là 24,043 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện là 24,043 triệu USD,
chiếm 100% vốn đăng ký).
Thứ tư là Khu công nghiệp BMC - Hưng Phú 2A (134,34ha): Hiện đã lấp đầy 43,44%
diện tích đất công nghiệp, đất cho thuê 39,35ha, có 05 dự án (trong đó có 03 dự án đã hình
thành trước khi thành lập KCN và đi vào hoạt động 03 dự án), vốn đăng ký 78,320 triệu
USD, vốn thực hiện 35,928 triệu USD, chiếm 45,87% vốn đăng ký (Trong đó: Dự án đầu tư
trong nước có 04 dự án (02 dự án đang hoạt động, 02 dự án đang xây dựng), với tổng vốn
đầu tư đăng ký là 78,320 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện là 35,928 triệu USD, chiếm
45,87% vốn đăng ký.
Thứ năm là Khu công nghiệp Hưng phú 2B (67ha): Hiện nay đã có Công ty Cổ phần
Xuất nhập khẩu Đông Tiến đăng ký làm chủ đầu tư thay Công ty TNHH MTV xây dựng hạ
tầng Khu công nghiệp Cần Thơ do không có khả năng tài chính để triển khai và đang xin
chủ trương của Ủy ban nhân dân thành phố Cần thơ.
Thứ sáu là Khu công nghiệp Thốt Nốt - Giai đoạn 1 (104,31ha): Hiện đã lấp đầy
61,65% diện tích đất công nghiệp, có 14 dự án, với vốn đầu tư 172,115 triệu USD, vốn thực
hiện 102,099 triệu USD, chiếm 59,32% vốn đăng ký (Trong đó: Dự án đầu tư trong nước có
13 dự án (12 dự án đang hoạt động, 01 dự án đang xây dựng), với tổng vốn đầu tư đăng ký là
142,169 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện là 75,599 triệu USD, chiếm 53,18% vốn đăng ký;
Dự án FDI có 01 dự án đang hoạt động, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 29,946 triệu USD,
vốn đầu tư thực hiện là 26,5 triệu USD, chiếm 88,49% vốn đăng ký).
Thứ bảy là Khu công nghiệp Ô Môn (600ha): Tọa lạc tại phường Phước Thới, quận Ô
Môn, thành phố Cần Thơ; đang lập quy hoạch tỷ lệ 1/2.000, trong đó Khu công nghiệp Ô
Môn 317ha và Khu công nghiệp Ô Môn 256ha; đã thông qua quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000
ra dân và chính quyền cấp phường, quận; Khu công nghiệp Ô Môn 256ha đã được Ủy ban
nhân dân thành phố Cần Thơ giao cho Công ty Cổ phần Hiệp Hòa Phát làm chủ đầu tư. Do
chậm triển khai nên Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã thu hồi chủ đầu tư, Ban quản lý
các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ đang xin kinh phí để quy hoạch tỉ lệ 1/5.000 để
quản lý về mặt nhà nước. Đang kêu gọi đầu tư, đã đề xuất thành phố lập dự án tiền khả thi để
kêu gọi đầu tư.
Thứ tám là KCN Bắc Ô Môn (400ha): Đã thông qua Hội đồng kiến trúc quy hoạch
thành phố, do điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố từ nay đến năm 2020 tầm nhìn đến
34
năm 2050, Hội đồng Kiến trúc Quy hoạch thành phố Cần Thơ thống nhất chậm lại. Đang xin
chủ trương quy hoạch lại KCN Bắc Ô Môn theo địa điểm mới.
2.1.2. Vai trò của khu công nghiệp thành phố Cần Thơ
Tại Cần Thơ, việc quy hoạch phát triển các khu công nghiệp luôn được lãnh đạo thành
phố quan tâm, bởi khu công nghiệp tạo tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa,
đáp ứng các mục tiêu tạo đà trăng trưởng công nghiệp, tăng nguồn hàng xuất khẩu, tăng
nguồn thu ngân sách, tạo việc làm, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương.
Thành phố đã đề ra các chủ trương, chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư, dành một phần vốn
ngân sách để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp nhằm hạ giá cho
thuê lại đất để khuyến khích thu hút đầu tư.
Các khu công nghiệp Cần Thơ đang trở thành tâm điểm thu hút đầu tư của thành phố.
Trong thời gian qua, phần lớn các dự án đầu tư vào thành phố đều được tiển khai trong khu
công nghiệp, bởi nơi đây có kết cấu hạ tầng tương đối hoàn thiện, các thủ tục đầu tư tại Ban
Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp được giải quyết nhanh gọn, áp dụng theo cơ chế
“một cửa tại chổ”, đáp ứng đầy đủ kịp thời các yêu cầu của nhà đầu tư.
Sự phát triển của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp với giá trị sản xuất công
nghiệp và kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng qua từng năm đã góp phần quan trọng vào sự
tăng trưởng kinh tế của thành phố. Việc hình thành các khu công nghiệp không chỉ có tác
động tích cực đến thu hút đầu tư, đến sản xuất công nghiệp, thúc đấy phát triển kinh tế xã
hội, giải quyết việc làm mà còn góp phần tạo điều kiện để cho thành phố Cần Thơ trở thành
đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương. Các khu công nghiệp được xây dựng với kết cấu hạ tầng
kỹ thuật xã hội theo quy hoạch đã từng bước hình thành các đô thị vệ tinh mới, rút ngắn
khoảng cách phát triển giữa các địa phương trong thành phố.
Qua hơn 20 năm thành lập, các khu công nghiệp Cần Thơ đã góp phần quan trọng vào
quá trình chuyển dịch cơ cầu kinh tế, hạt nhân của quá trình đô thị hóa và phát triển các dịnh
vụ, thương mại trên địa bàn thành phố Cần Thơ và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Đóng
góp đó thể hiện như sau:
- Về thu hút đầu tư, các khu công nghiệp Cần Thơ đã tạo nguồn vốn quan trọng cho
đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng và công tác xúc tiến đầu tư, góp phần hấp dẫn trong việc thu hút vốn đầu tư trong
và ngoài nước.
- Góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo thêm năng lực sản xuất mới, tạo nguồn hàng đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa
35
hiện đại hóa, tạo điều kiện phát triển công nghiệp theo quy hoạch,tiết kiệm đất đai, sử dụng
có hiệu quả vốn đầu tư, tiết kiệm chi phí sản xuất.
- Tạo thêm việc làm cho người lao động, tạo thêm thu nhập cho người lao động.
Doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp sẽ tạo ra nhiều việc làm, giải quyết tình trạng
công nhân thất nghiệp
- Là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa. Các khu
công nghiệp của thành phố trong thời gian qua ngoài việc đầy nhanh tốc độ đô thị hóa tại các
trung tâm công nghiệp lớn, bắt đầu có tác động lan tỏa tích cực trong việc công nghiệp hóa
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
- Cơ chế quản lý một cửa tại chổ của Ban quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp
Cần Thơ thực hiện trong quá trình quản lý các hoạt động các khu công nghiệp một cách có
hiệu quả và được đánh giá cao, giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp một cách nhanh
chóng và hiệu quả.
Thành tựu đạt được của các khu công nghiệp Cần Thơ thời gian qua đã thật sự đóng
góp đáng kế vào sự phát triển kinh tế xã hội của Thàn phố, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
và cả nước. Các khu công nghiệp Cần Thơ là địa chỉ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và
ngoài nước, đóng vai trò quan trọng trong việc huy động các nguồn lực phát triển. Các dự án
đầu tư trong khu công nghiệp Cần Thơ phần lớn là các dự án sản xuất công nghiệp có tỷ lệ
xuất khẩu sảm phẩm cao, do vậy có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế,
đấy mạnh sản xuất công nghiệp và xuất khẩu.
2.2. Những bất cập về pháp luật đầu tư vào khu công nghiệp, thực tiễn áp dụng tại khu
công nghiệp thành phố Cần Thơ
2.2.1. Những hạn chế về pháp luật đầu tư vào khu công nghiệp thành phố Cần Thơ
Qua nghiên cứu và tìm hiểu về thủ tục đầu tư gắn liền với thành lập tổ chức kinh tế
trong khu công nghiệp tại địa bàn thành phố Cần Thơ người viết nhận thấy có một số hạn
chế sau đây:
Thứ nhất về thủ tục đầu tư. Trong phạm vi bài viết này người viết chỉ nói riêng về thủ
tục đầu tư gắn liền với thành lập tổ chức kinh tế, cụ thể là thành lập doanh nghiệp trong khu
công nghiệp. Theo Luật đầu tư 2005, thành lập doanh nghiệp trong khu công nghiệp nhà đầu
tư phải làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thủ tục thẩm tra được dựa vào mức vốn đầu tư và
lĩnh vực đầu tư có điều kiện như những hình thức đầu tư khác. Theo nghiên cứu và tìm hiểu
tại Ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất Cần Thơ thì việc thủ tục đầu tư gắn liền với
thành lập tổ chức kinh tế khi áp dụng luật đầu tư không nên chia ra thủ tục đăng ký và thẩm
36
tra đầu tư theo mức vốn. Nếu nhà đầu tư cần thành lập doanh nghiệp trong khu công nghiệp
thì chỉ cần áp dụng Luật doanh nghiệp 2005 và kèm với Văn bản đề nghị cấp giấy chứng
nhận đầu tư ( Phụ lục I-3 ban hành kèm Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH), nếu nhà đầu
tư muốn thành lập loại hình doanh nghiệp nào thì chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu của Luật
doanh nghiệp 2005, vì theo quy định về nội dung thẩm tra thì thẩm tra các nội dung sau về
quy hoạch kết cấu hạ tầng-kỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, tiến độ dự
án đầu tư, thẩm tra về giải pháp môi trường trong khi đó khu công nghiệp thì vấn đề quy
hoạch sử dụng đất đề thành lập khu công nghiệp đã được quy hoạch đất và thành lập theo
quy trình thủ tục cụ thể của Thủ tướng chính phủ, về hạ tầng khu công nghiệp cũng do công
ty xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp đầu tư và cho doanh nghiệp thuê lại đất, ngoài
ra trong khu công nghiệp thì sẽ có dự án xử lý môi trường tập trung theo quy định riêng về
pháp luật môi trường trong khu công nghiệpvì lý do đó mà thủ tục thành lập doanh nghiệp
trong khu công nghiệp còn yêu cầu thủ tục thẩm tra là không cần thiết. Còn với những ngành
nghề lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì tùy theo từng lĩnh vực mà áp dụng điều kiện theo điều
kiện chuyên ngành về lĩnh vực đó. Và để thu hút đầu tư vào khu công nghiệp thì hạn chế bớt
quá nhiều thủ tục.
Thứ hai là về cách xác định khu công nghiệp được hưởng ưu đãi theo địa bàn: theo
khoản 1 Điều 16 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ
quy định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu kinh tế quy định: Khu công nghiệp là
địa bàn ưu đãi đầu tư, được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc Danh
mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Khu công nghiệp được thành lập tại địa
bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng
chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn. Có hai cách hiểu và xác định như sau:
Cách hiểu thứ nhất là ở vế đầu tiên “khu công nghiệp là địa bàn ưu đãi đầu tư, được
hưởng chính sách ưu đãi đầu tư áp dụng đối với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều
kiện kinh tế xã hội khó khăn” như vậy có nghĩa là khu công nghiệp được hiểu mặc nhiên như
là địa bàn được hưởng ưu đãi đầu tư tương đương với địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó
khăn cho dù nó được thành lập tại khu vực hay địa bàn nào ở thành phố hay ở tỉnh đều được
xem là địa bàn được hưởng ưu đãi đầu tư, không cần quan tâm nơi khu công nghiệp được
thành lập. Trong cách hiểu này, thành phố Cần Thơ tuy là thành phố trực thuộc Trung ương
nhưng khu công nghiệp được thành lập tại đây cũng sẽ được hưởng ưu đãi tương đương như
địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Đối với trường hợp đặc biệt thì nếu khu công
37
nghiệp được thành lập tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì sẽ được
hưởng ưu đãi nhiều hơn.
Cách hiểu thứ 2 là chỉ khi nào khu công nghiệp được thành lập tại địa bàn có điều
kiện kinh tế xã hội khó khăn theo danh mục mà luật quy định thì mới được hưởng ưu đãi đối
Theo cách hiểu này thì thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, không nằm
trong danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn mà đáng lý ra nếu hiểu theo
cách đầu tiên thì các khu công nghiệp Cần Thơ sẽ là địa bàn được hưởng ưu đãi
Như vậy cách hiểu nào đúng? Hiện nay cũng chưa có văn bản nào giải thích về vấn
đề này, dẫn đến có thể có nhiều cách hiểu khác nhau và dẫn đến hiểu không đúng bản chất
vấn đề. Theo quan điểm người viết, nên hiểu theo cách hiểu đầu tiên, có nghĩa là khu công
nghiệp sẽ là địa bàn được hưởng ưu đãi tương đương với địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội
khó khăn. Vì theo Điều 28 Luật đầu tư 2005 đã khẳng đinh khu công nghiệp là địa bàn ưu
đãi đầu tư, ngoài ra để thu hút đầu tư, khu công nghiệp cần có những chính sách ưu đãi hơn
so với bên ngoài thì nhà đầu tư sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư hơn.Những chính
sách ưu đãi cần thể hiện rõ cụ thể bằng văn bản để nhà đầu tư nắm rõ được những ưu đãi mà
mình được hưởng. Thực tế tại địa bàn thành Phố Cần thơ tìm hiểu tại Ban quản lý các khu
chế xuất và khu công nghiệp thì tại các khu công nghiệp thành phố Cần Thơ rất hạn chế về
vấn đầ ưu đãi đầu tư vào đây.
Thứ ba là về vấn đề ưu đãi về thuê đất trong khu công nghiệp tại địa bàn thành phố
Cần Thơ cũng chưa được thực hiện rõ ràng như luật quy định đối với trường hợp doanh
nghiệp đầu tư kinh doanh khi thuê đất trong khu công nghiệp. Vì hiện tại trên địa bàn thành
phố Cần Thơ có 8 khu công nghiệp, mỗi khu công nghiệp sẽ có một công ty xây dựng kết
cấu hạ tầng cho doanh nghiệp thuê lại đất. Cụ thể thuê đất trong khu công nghiệp Trà Nóc 1
Trà Nóc 2 sẽ do Công ty TNHH MTV Xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Cần Thơ quản lý,
thuê đất trong khu công nghiệp Thốt Nốt sẽ do Trung tâm hạ tầng khu công nghiệp Thốt Nốt
quản lý, thuê đất tại khu công nghiệp Hưng Phú 1 sẽ do Công ty cổ phần khu công nghiệp
Sài Gòn – Cần Thơ quản lý… Theo như tìm hiểu của người viết giá đất thuê ở từng khu
công nghiệp khác nhau sẽ do hai bên thỏa thuận. Giá thuê mỗi khu công nghiệp sẽ khác nhau
tùy thuộc vào công tác giải phóng mặt bằng, chí phí giải tỏa, đền bù, tái định cư…nếu các
chi phí này cao sẽ dẫn đến giá đất cho thuê trong khu công nghiệp cao, nếu chi phí thấp giá
thuê sẽ thấp, thậm chí trong mỗi khu giá cũng khác nhau tùy theo lô đất. Vậy giá thuê đất
trong các khu công nghiệp Cần Thơ hiện tại không có được ưu đãi như pháp luật quy định
theo lĩnh vực, ngành nghề ưu đãi đầu tư. Thực tế Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ cũng
không ban hành những văn bản quy định riêng về vấn đề này.
38
Mà theo quy định pháp luật về ưu đãi đất đai trong khu công nghiệp thì ưu đãi đối với
đất đai theo khoản 1 Điều 16 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của
Chính phủ quy định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu kinh tế quy định: Khu công
nghiệp là địa bàn ưu đãi đầu tư, được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc
Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Khu công nghiệp được thành lập
tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được
hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Bên cạnh đó quy định về miễn giảm tiền thuê đất như sau:kể từ ngày dự án hoàn
thành và đưa vào hoạt động tiền thuê đất sẽ được miễn bảy (7) năm đối với dự án đầu tư vào
địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Mười một (11) năm đối với dự án đầu tư tại
địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc Danh mục lĩnh
vực đặc biệt khuyến khích đầu tư; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư được
đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Và mười lăm (15) năm đối với dự
án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư
được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn 54.
Như vậy khu nếu khu công nghiệp được thành lập tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã
hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn mà doanh nghiệp
đầu tư vào khu công nghiệp tại đây sẽ được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất như nêu trên. Và
doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực ngành nghề được khuyến khích đầu tư cũng sẽ được miễn
giảm tiền thuê đất.
Cần nói rõ thêm, nhà đầu tư đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công
nghiệp từ hai nguồn vốn: nguồn vốn từ ngân sách nhà nước giá thuê đất trong khu công
nghiệp trong trường hợp này sẽ do Ủy ban nhân dân quyết định, nếu kết cấu hạ tầng trong
khu công nghiệp do doanh nghiệp đầu tư thì giá đất sẽ do doanh nghiệp đó quyết định .
”2. Người có nhu cầu sử dụng đất trong khu công nghiệp được nhận chuyển nhượng
quyền sử dụng đất, thuê đất, thuê lại đất trong khu công nghiệp của doanh nghiệp đầu tư
xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo quy định sau:
a) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng
đất hoặc thuê đất của doanh nghiệp đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công
nghiệp đã được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất;
54
Khoản 10 Điều 2 Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 142/2005/NĐ-CP về thu tiền đất, thuê mặt nước.
39
b) Người Việt Nam định cư ởnước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài
được thuê đất của doanh nghiệp đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công
nghiệp đã được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất;
c) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ởnước ngoài, tổ
chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài được thuê lại đất của doanh nghiệp đầu tư xây dựng
kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp đã được Nhà nước cho thuê đất.
3. Người có nhu cầu sử dụng đất trong khu công nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn
có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất
hoặc cho thuê đất theo quy định sau:
a) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ởnước ngoài được
Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất;
b) Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất” 55.
Như vậy cho dù doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực được hưởng ưu đãi về miễn tiền
thuê đất quy định tại khoản 10 Điều 2 Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm
2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP về
thu tiền đất, thuê mặt nước thì có được hưởng ưu đãi hay không và cách xác định ưu đãi như
thế nào, doanh nghiệp có được ưu đãi thuê đất hay không và luật cũng quy định không cụ
thể rõ ràng.
Thực tế tại địa bàn Thành phố Cần Thơ, Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Cần Thơ có
ban hành quyết định về hỗ trợ đầu tư chung trên địa bàn Thành phố Cần Thơ, trong đó có hỗ
trợ ưu đãi đối với khu công nghiệp trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ
tầng khu công nghiệp 56. Điều này có nghĩa là chỉ có duy nhất lĩnh vực kinh doanh kết cấu
hạ tầng khu công nghiệp mà doanh nghiệp khi thành lập đầu tư vào lĩnh vực này mới được
ưu đãi về đền bù giải phóng mặt bằng, cho thuê đất, hỗ trợ về công tác tuyên truyền thông
tin và quảng bá. Cụ thể như nhà đầu tư thực hiện dự án kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công
nghiệp thuộc địa bàn huyện thì được áp dụng đơn giá thuê đất một năm tính bằng 0,75% giá
đất theo mục đích sử dụng đất thuê, và thuộc địa bàn quận thì được áp dụng đơn giá thuê
đất một năm tính bằng 1,5% giá đất theo mục đích sử dụng đất thuê của bảng giá các loại
đất trên địa bàn do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành 57( hoặc được hỗ trợ về công tác
55
56
Khoản 2 và khoản 3 Điều 84 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 9 tháng 10 năm 2004 về thi hành Luật đất đai.
Điểm 3, khoản 1 Điều 3, quy định về hỗ trợ đầu tư trên địa bàn thành phố Cần Thơ, ban hành kèm Quyết định số 31/2011/QĐUBND ngày 12 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ.
57
Điều 10, quy định về hỗ trợ đầu tư trên địa bàn thành phố Cần Thơ, ban hành kèm Quyết định số 31/2011/QĐ-UBND ngày 12
tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ.
40
giải phóng mặt bằng thông qua sự kết hợp giữa Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ và
Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố.
Còn những doanh nghiệp thành lập trong khu công nghiệp đầu tư kinh doanh vào
những ngành nghề khác sẽ không được hưởng ưu đãi theo địa bàn cũng như ưu đãi theo
ngành nghề lĩnh vực được ưu đãi.
Như vậy thực tế so với luật quy định cũng chưa rõ ràng về áp dụng ưu đãi trong khu
công nghiệp như thế nào và tại thành phố Cần Thơ cũng không có quy định ưu đãi trong khu
công nghiệp, như vậy thực tế áp dụng còn có những thiếu sót không rõ ràng điều này có thể
làm mất đi quyền được hưởng ưu đãi của doanh nghiệp.
Ngoài ra về cách xác định thủ tục ưu đãi cũng có nhiều hạn chế về thủ tục, ưu đãi không
được xác nhận trên giấy chứng nhận đầu tư mà doanh nghiệp phải đến những cơ quan có
liên quan đến lĩnh vực mình được ưu đãi để xin xác nhận.
Thứ ba là vấn đề ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Pháp luật có quy định như sau:
“ Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với thu
nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định này và thu nhập
của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại khu công nghiệp (trừ khu công nghiệp
nằm trên địa bàn có điều kiện - kinh tế xã hội thuận lợi).
Địa bàn có điều kiện - kinh tế xã hội thuận lợi quy định tại Khoản này là các quận nội
thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực
thuộc tỉnh; trường hợp khu công nghiệp nằm trên cả địa bàn thuận lợi và địa bàn không
thuận lợi thì việc xác định ưu đãi thuế đối với khu công nghiệp căn cứ vào địa bàn có phần
diện tích khu công nghiệp lớn hơn. Việc xác định đô thị loại đặc biệt, loại I quy định tại
Khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ quy định về phân loại đô thị” 58.
Theo như cách xác định trên thì Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương sẽ là đô
thị loại 1, như vậy khu côn nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ sẽ mất hết ưu đãi về thuế
thu nhập doanh nghiệp được hưởng theo địa bàn đầu tư, điều này mâu thuẫn với Luật đầu tư
và các nghị định liên quan đến khu công nghiệp về vấn đề ưu đãi. Luật đầu tư xác định như
sau:
“Địa bàn ưu đầu tư gồm
1.Địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc
biệt khó khăn.
58
Khoản 3 Điều 16 Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn chi tiết luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
41
2.Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế”59.
Như vậy chính bản thân khu công nghiệp đã là địa bàn ưu đãi đầu tư được khẳng định
trong Luật đầu tư 2005.
Cũng theo quy định của nghị định 29/2006/NĐ-CP quy định về khu công nghiệp, chế
xuất và khu kinh tế quy định “khu công nghiệp là địa bàn ưu đãi đầu tư, được hưởng chính
sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội
khó khăn. Khu công nghiệp được thành lập tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện
kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn
thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn” 60. Như vậy khu
công nghiệp là địa bàn ưu đãi được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư áp dụng như là địa bàn
có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn cho dù khu công nghiệp đó được thành lập tại đâu, ở
thành phố hay ở huyện. Vì vậy việc loại trừ khu công nghiệp thành lập tại địa bàn có điều
kiện kinh tế xã hội thuận lợi theo quan điểm của người viết là mâu thuẫn với những quy định
của pháp luật quy định về khu công nghiệp.
2.2.2. Vấn đề bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường nói riêng trong khu công nghiệp là
vấn đề cần được quan tâm vì đầu tư phát triển kinh tế phải gắn liền với việc bảo vệ môi
trường sinh thái, bảo vệ sức khỏe cho con người về lâu dài. Theo quy định của Luật bảo vệ
môi trường quy định về bả vệ môi trường khu công nghiệp như sau : Phải tách riêng hoàn
toàn hệ thống thoát nước thải với hệ thống thoát nước mưa. Mạng lưới thu gom nước thải
công nghiệp phải có vị trí, cốt hố ga phù hợp để đấu nối với điểm xả nước thải của các
doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Khu công nghiệp phải có nhà máy xử lý nước thải tập
trung. Nhà máy xử lý nước thải tập trung có thể chia thành nhiều đơn nguyên (modun)
nhưng phải bảo đảm tổng công suất đủ để xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh đạt quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường khi các khu này được lấp đầy. Các nhà máy xử lý
nước thải tập trung phải thiết kế lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục đối với các
thông số: pH, DO, COD, TSS và một số thông số đặc trưng khác trong nước thải của KCNC,
KCN, CCN theo yêu cầu nêu trong Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường 61”.
59
60
61
Điều 28 Luật đầu tư.
Điều 16 Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Điều 12 Thông tư 08/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệ
cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp.
42
Thực tế tại địa bàn thành phố Cần Thơ có 8 khu công nghiệp, có 6 khu công nghiệp
đang hoạt động trên thực tế nhưng chỉ có 2 dự án xử lý nước thải trập trung gồm có:
Dự án nhà máy xử lý nước thải Khu công nghiệp Thốt Nốt (công suất giai đoạn 1 = giai
đoạn 2 = 2.500 m3/ngày.đêm) do Trung tâm Xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Thốt Nốt
làm chủ đầu tư đã khánh thành giai đoạn 1 vào ngày 27/8/2013 và đang trong giai đoạn vận
hành thử nghiệm. Vào ngày 07/01/2014 đơn vị thi công và tư vấn giám sát đã bàn giao hệ
thống thoát nước thải KCN Thốt Nốt giai đoạn 1 cho Trung tâm Xây dựng hạ tầng khu công
nghiệp Thốt Nốt để đưa vào vận hành chính thức.
Dự án đầu tư xây dựng công trình hệ thống thoát nước thải KCN Trà Nóc (GĐ1= GĐ2=
6.000m3/ngày.đêm) được xây dựng nhằm mục tiêu xử lý nước thải phát sinh trong khu công
nghiệp Trà Nóc 1 và Trà Nóc 2. Dự án do công ty TNHH MTV xây dựng hạ tầng KCN Cần
Thơ làm chủ đầu tư. Dự án đã được khởi công giai đoạn 1 vào ngày 18 tháng 4 năm 2013 và
đang trong giai đoạn xây dựng các hạng mục công trình. Cụ thể như sau: nhà điều hành đang
được hoàn thiện, bể chính và bể lắng đạt tiến độ 80%, đã tiến hành đào móng và đóng cọc bể
thu gom và bể lắng thứ cấp, đường ống thu gom đang được triển khai bắt đầu từ Trà Nóc 2
và đạt kế hoạch đề ra.
Vì vậy tình trạng ô nhiễm môi trường trong các khu công nghiệp là không thể tránh
khỏi.
“Tình trạng ô nhiễm môi trường quanh Khu công nghiệp (KCN) Trà Nóc, TP Cần Thơ
ngày càng nghiêm trọng, gây bức xúc cho người dân. Nhiều người dân ở khu vực Thới Hòa,
phường Phước Thới, quận Ô Môn, phản ánh: Trước đây, người dân ở đây (tiếp giáp với
KCN Trà Nóc) sử dụng nguồn nước của Rạch Chôm để sinh hoạt, sản xuất. Nhưng khoảng 5
năm nay, nguồn nước này đen ngòm, đặc quánh (nhất là khi nước cạn), mùi hôi nồng nặc,
không cách nào sử dụng được. Các giếng khoan của người dân cũng không thể xài vì nguồn
nước ngầm bị ô nhiễm, mùi rất khó chịu. Vấn đề này nhiều lần được người dân phản ánh tại
các buổi tiếp xúc cử tri các cấp nhưng tới nay chưa được giải quyết. Đây là KCN đầu tiên
của ĐBSCL, quy mô 300ha, cơ bản lấp đầy 62”.
2.2.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp
Như đã phân tích ở phần hạn chế của doanh nghiệp thành lập trong khu công nghiệp
trại địa bàn thành phố Cần Thơ, để góp phần hoàn thiện pháp luật về đầu tư và tạo ra cơ chế
thông thoáng cho nhà đầu tư và thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư đầu tư vào khu công
62
Báo điện tử Cần Thơ, Ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp, Thanh Huy,
http://baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=72&id=141771, [ngày truy cập 20/4/2014].
43
nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ người viết có một số kiến nghị sau đây (trong khuôn
khổ của bài viết chỉ áp dụng cho thủ tục đầu tư gắn liền với thành lập tổ chức kinh tế).
Thứ nhất là về thủ tục đầu tư như đã phân tích thì việc phân ra thủ tục đăng ký đầu tư
và thủ tục thẩm tra là không cần thiết, khi thành lập doanh nghiệp trong khu công nghiệp chỉ
áp dụng Luật doanh nghiệp và bổ sung thêm vă bản Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận
đầu tư ( Phụ lục I-3 ban hành kèm Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH) là đủ. Nhà đầu tư
phải có dự án đầu tư không cần phân biệt nguồn vốn hay lĩnh vực đầu tư vì dự án đầu tư là
một trong những yêu cầu khi nhà đầu tư cần vay vốn tại tổ chức tín dụng, có dự án đầu tư sẽ
dễ dàng trong việc vay vốn.
Thứ hai là về vấn đề ưu đãi đầu tư trong khu công nghiệp, ưu đãi là một trong những
chính sách thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào khu công nghiệp, do đó ưu đãi vào khu công
nghiệp cần được quy định rõ ràng minh bạch, không cần quá nhiều thủ tục rườm rà. Thành
phố Cần Thơ nên có chính sách ưu đãi riêng áp dụng cho khu công nghiệp, và quy định cụ
thể những ưu đãi mà họ sẽ được hưởng để thật sự thu hút các nhà đầu tư vì thực tế hiện nay
khu công nghiệp Cần Thơ hầu như không còn ưu đãi gì, vì nếu áp dụng chung chung mà
không có chính sách ưu đãi riêng vừa không thể thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp vừa
làm cho doanh nghiệp đôi khi không xác định rõ những ưu đãi đáng lý ra mình được hưởng.
Thứ ba là về vấn đề loại trừ khu công nghiệp đươc thành lập trên địa bàn có điều kiện
kinh tế xã hội thuận lợi như khu công nghiệp Cần Thơ trong việc hưởng ưu đãi thuế thu
nhập doanh nghiệp quy định tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định 218/2013 ngày 26 tháng 12 năm
2013 hướng dẫn chi tiết luật thuế thu nhập doanh nghiệp là không hợp lý, mâu thuẫn với luật
quy định về khu công nghiệp, vì bản thân khu công nghiệp là địa bàn được hưởng ưu đãi,
cho nên cần bỏ quy định này để khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Cần thơ được
hưởng ưu đãi công bằng như những khu vực khác.
Thứ tư là về vấn đề bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp thành phố Cần Thơ,
doanh nghiệp nên có ý thức trong công tác bảo vệ môi trường, các cơ quan có thẩm quyền
thực hiện đúng quy định của pháp luật là xây dựng hệ thống nhà máy xử lý nước thải tập
trung cho từng khu công nghiệp để đảm bảo vấn đề môi trường, không gây ô nhiễm trong
khu công nghiệp và lây lan ra những khu vực lân cận.
44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Như đã phân tích những nội dung trong phần chương 2, người viết đã phân tích cụ thể những
hạn chế khi nhà đầu tư đầu tư vào khu công nghiệp mà địa bàn thực tế tại khu công nghiệp
thành phố Cần Thơ bao gồm hạn chế về thủ tục đầu tư, về ưu đãi sử dụng đất, ưu đãi về
thuế. Thực tế khu công nghiệp tại Cần Thơ đã không có những chính sách quy định riêng để
ưu đãi cho nhà đầu tư. Điều này làm giảm tính thu hút trong địa bàn thành phố Cần Thơ, nên
người viết cũng đã đưa ra một số đề xuất để hoàn thiện hơn về những thủ tục cũng như ưu
đãi vào thành phố Cần Thơ. Những đề xuất này mang tính cá nhân theo quan điểm riêng của
người viết.
Để thu hút đầu tư tại địa bàn thành phố Cần Thơ thì ngoài chính sách chung áp dụng
cho khu công nghiệp thì thành phố cần có những chính sách cụ thể để thu hút đầu tư vào khu
công nghiệp góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tăng tính cạnh tranh với địa bàn
lân cận.
45
KẾT LUẬN
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế hiện nay, phát triển khu công nghiệp là
một trong phương thức thi hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, nhất là các nguồn
vốn đầu tư nước ngoài gồm có nguồn vốn FDI và vốn ODA. Phát triển khu công nghiệp bền
vững tăng trưởng kinh tế kèm theo tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.
Hòa với xu thế phát triển của đất nước trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa
ngày càng có nhiều khu công nghiệp được đầu tư xây dựng nhưng không phải khu công
nghiệp nào cũng thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia vì nó còn phụ thuộc vào môi trường
đầu tư của từng khu công nghiệp, chính sách thu hút đầu tư của từng địa phương.
Gắn với việc phát triển khu công nghiệp một vấn đề quan trọng cần được quan tâm là vấn đề
bảo vệ môi trường, rác thải, nước thải công nghiệp là những loại chất thải có tính độc hại
cao, cho nên việc phát triển khu công nghiệp phải gắn liền với việc xây dựng hệ thống xử lý
rác thải, nước thải để đảm bảo không bị ô nhiễm trong khu công nghiệp cũng như ô nhiễm ra
môi trường xung quanh.
Theo Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI cũng đưa ra 10 định hướng lớn xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm
đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, trong đó
có định hướng phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế. Vì vậy mong rằng
trong thời gian sắp tới khu công nghiệp sẽ hoàn thành tốt vai trò của mình trong tiến trình
phát triển đất nước, hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản quy phạm pháp luật
1. Luật Thương mại 2005
2. Luật Doanh nghiệp 2005.
3. Luật Đầu tư 2005.
4. Luật Đất đai 2003 sửa đổi bổ sung 2009, 2010.
5. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 9 tháng 10 năm 2004 về thi hành Luật đất đai.
6. Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư.
7. Nghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 Phí bảo vệ môi trường
đối với chất thải rắn.
8. Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 Quy định về khu công
nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
9. Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP về thu tiền đất, thuê
mặt nước.
10. Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 quy định chi tiết và thi
hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
11. Thông tư 08/2009/TT-BTNMT ngày 17 tháng 7 năm 2009 Quy định quản lý bảo
vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm khu công
nghiệp.
12. Quyết định số 31/2011/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhân
dân thành phố Cần Thơ quy định về hỗ trợ đầu tư trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Sách báo tạp chí
1. Bùi Ngọc Cường, Giáo trình luật đầu tư, Nhà xuất bản Công an nhân dân – Hà
nội, 2006.
2. Nguyễn Bình Giang , Tác động xã hội vùng của các khu công nghiệp Việt Nam,
Nhà xuất bản Khoa học xã hội – Hà nội 2012.
3. Phan Trung Hiền, Để hoàn thành tốt luận văn ngành luật, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2009.
Trang thông tin điện tử
1. Báo điện tử Cần Thơ, Ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp, Thanh Huy,
http://baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=72&id=141771, [ngày truy cập
20/4/2014].
2. Báo điện tử Tin Nhanh, Hơn 110 tỷ USD vốn FDI đầu tư vào khu công nghiệp,
khu kinh tế, Trí Tín, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/hon110-ty-usd-von-fdi-vao-khu-cong-nghiep-khu-kinh-te-2886638.html, [ngày truy
cập 15/3/2014].
[...]... Hay nói cách khác, doanh nghiệp khu công nghiệp là doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp Doanh nghiệp khu công nghiệp được thành lập có thể là doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm doanh nghiệp sản hay là doanh nghiệp dịch vụ phục sản xuất 1.2.2 Điều kiện để doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp 1.2.2.1 Các hình thức đầu tư vào khu công nghiệp Đầu tư là việc... thì doanh nghiệp trong khu công nghiệp còn có những quyền và nghĩa vụ riêng Cụ thể về quyền của doanh nghiệp đầu tư trong khu công nghiệp như sau: Thứ nhất quyền thuê nhà xưởng xây, kho bãi xây sẵn trong khu công nghiệp 48 Trong khu công nghiệp, khi được quy hoạch đầu tư xây dựng thì để vấn đề kết cấu hạ tầng khu công nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tự mình chọn lựa khu công. .. số giải pháp để hoàn thiện cơ chế chính sách đầu tư vào khu công nghiệp, với địa bàn thực tế tại khu công nghiệp Cần Thơ 30 CHƯƠNG 2 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP – THỰC TIỄN TẠI KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ CẦN THƠ 2.1.Tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển khu công nghiệp Cần Thơ 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển khu công nghiệp thành phố... trong khu công nghiệp gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ” Nhưng đến khi Luật đầu tư 2005 ra đời cùng với các văn bản hướng dẫn không hề có định nghĩa doanh nghiệp khu công nghiệp là doanh nghiệp gì Tuy nhiên ta có thể hiểu rằng, doanh nghiệp khu công nghiệp không phải là “một loại hình” doanh nghiệp, mà nó chỉ là cách gọi để phân biệt doanh nghiệp hoạt động trong và ngoài khu công nghiệp. .. là doanh nghiệp khu công nghiệp. Tên gọi này không biểu hiện loại hình doanh nghiệp mà chỉ khẳng định thông tin về địa bàn đầu tư của doanh nghiệp mà thôi.5 Khoản 5 điều 2 Nghị định 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 Nghị định của Chính phủ về ban hành quy chế Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao định nghĩa như sau: Doanh nghiệp khu công nghiệp là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong. .. 1.4.2 Quyền của doanh nghiệp đầu tư trong khu công nghiệp 1.4.2.1 Quyền của doanh nghiệp đầu tư trong khu công ngiệp Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đầu tư trong khu công nghiệp bao gồm quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đầu tư theo pháp luật như đã phân tích ở trên với quyền và nghĩa vụ được quy định riêng khi hoạt động trong khu công nghiệp Ngoài những quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được quy... thành lập doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp thì cơ quan có thẩm quyền là Sở kế hoạch đầu tư, còn riêng tại khu công nghệp mọi thủ tục sẽ qua Ban quản lý khu công nghiệp với cơ chế “một cửa” đây là một trong những thuận lợi khi thành lập doanh nghiệp trong khu công nghiệp Ban quản lý khu công nghiệp sẽ có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án sau: + Dự án trong khu công nghiệp, bao gồm... kinh doanh theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải kinh doanh trong khu n khổ quy định của pháp luật, đặc biệt là kinh 32 Khoản 1 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 Khoản 2 Điều 3 Luật Doanh nghiệp 2005 34 Điểm a khoản 4 Điều 3 Luật Đầu tư 2005 35 Khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2005 33 22 doanh đúng ngành nghề, đúng lĩnh vực đã cam kết trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Thứ hai là quyền lựa... Ban quản lý khu công nghiệp 1.1.4.1 Định nghĩa Ban quản lý khu công nghiệp được thành lập ở cấp tỉnh, có thể có tên gọi là ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất, là cơ quan trực tiếp quản lý các khu công nghiệp trong địa bàn tỉnh, có vai trò chính trong việc thực hiện nguyên tắc “một cửa, tại chổ”.4 Theo Điều 36 Nghị định 29/2008/NĐ-CP Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế... của pháp luật về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp và cơ chế quản lý biên chế đối với đơn vị sự nghiệp của nhà nước 1.2.Khái niệm doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp 1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp khu công nhiệp Để phân biệt với các doanh nghiệp đầu tư vào những vùng lãnh thổ còn lại của quốc gia và xác định quyền được hưởng ưu đãi, các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh trong khu công 8 nghiệp