Quyền của doanh nghiệp đầu tư theo pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu pháp luật về thành lập doanh nghiệp trong khu công nghiệp (Trang 26)

1.4.1.1. Quyền của doanh nghiệp đầu tư theo pháp luật Việt Nam

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định,

được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt

động kinh doanh 32. Trong đó “kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả

các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ

trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi 33”. Doanh nghiệp là “tổ chức kinh tế” sau khi được thành lập theo đúng trình tự thủ tục của pháp luật sẽ có địa vị pháp lý và Luật Doanh nghiệp cũng “trao” cho doanh nghiệp những quyền hạn và nghĩa vụ nhất định để trên cơ sở đó doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật. Cũng theo quy định của Luật đầu tư 2005 thì nhà đầu tư là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo Luật doanh nghiệp 34, do do đó kết hợp Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật đầu tư 2005 nhà

đầu tư nói chung hay doanh nghiệp khi thành lập và có những hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh có những quyền và nghĩa vụ đầy đủ cụ thể về pháp luật đầu tư và pháp luật về

doanh nghiệp. Quy định pháp luật doanh nghiệp có nhiều quyền và nghĩa vụ, trong khuôn khổ của bài viết này doanh nghiệp cũng chính là nhà đầu tư và người viết chỉ phân tích một số quyền và nghĩa vụ mà theo người viết cho là quyền và nghĩa vụ đáng lưu ý. Trước tiên nói về quyền của doanh nghiệp:

Thứ nhất là quyền tự chủ kinh doanh, chủ động lựa chọn ngành nghề, địa bàn hình thức kinh doanh, đầu tư, chủđộng mở rộng quy mô ngành nghề kinh doanh 35. Quyền tự chủ

hoạt động kinh doanh là một trong những quyền cơ bản nhất của doanh nghiệp. Vì doanh nghiệp là tổ chức kinh tế thành lập với mục tiệu sản xuất kinh doanh và kiếm lợi nhuận (trừ

một số doanh nghiệp vì mục tiêu xã hội từ thiện). Quyền tự chủ đầu tư kinh doanh là việc doanh nghiệp tự mình chủ động lựa chọn ngành nghề, địa điểm, phương thức kinh doanh phù hợp với những quy định của pháp luật, chủ động mở rộng quy mô ngành ngề kinh doanh…Người đầu tư tự mình quyết định công việc mọi công việc và chịu trách nhiệm với việc đầu tư kinh doanh của mình Vấn đề tự chủ kinh doanh ở đây không có nghĩa doanh nghiệp muốn tự do làm gì thì làm, mà doanh nghiệp có thể lựa chọn ngành nghề để kinh doanh nhưng ngành nghềđó không thuộc phạm vi cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải kinh doanh trong khuôn khổ quy định của pháp luật, đặc biệt là kinh

32 Khoản 1 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005. 33 Khoản 2 Điều 3 Luật Doanh nghiệp 2005. 34 Điểm a khoản 4 Điều 3 Luật Đầu tư 2005. 35 Khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2005.

doanh đúng ngành nghề, đúng lĩnh vực đã cam kết trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thứ hai là quyền lựa chọn hình thức, phương thức huy động vốn, phân bổ và sử dụng vốn 36 và quyền bình đẳng tiếp cận sử dụng nguồn lực đầu tư37

. Nguồn lực đầu tưở đây có thể hiểu là vốn đầu tư, máy móc thiết bị, lao động…..Nguồn vốn có thể có từ nhiếu nguồn khác nhau, vốn tự có, vốn vay tổ chức tín dụg, vốn từ quỹ hộ trợ của Chính phủ. Doanh nghiệp tự chủ động có thể tiếp cận nhiều nguồn vốn khác nhau đó đểđầu tư hoạt động sản suất kinh doanh như vay từ các tổ chức tín dụng , hoặc các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp bằng cách sử dụng nguồn vốn này mua sắm đầu tư máy móc thiết bị phục vụ

cho hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh, thuê mướn nhân công lao động tùy theo tính chất và quy mô hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.

Thứ ba là quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu 38 và quyền xuất khẩu nhập khẩu, quảng cáo, tiếp thị gia công và gia công lại liên quan đến hoạt động đầu tư 39. Giữa hai quyền này tuy quy định ở hai ngành luật khác nhau nhưng chúng có sự tương đồng về quyền hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp . Xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động

đầu tư của doanh nghiệp để mở rộng ra thị trường bên ngoài nhằm mục đích mở rộng hoạt

động đầu tư sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp có thể chủđộng tự lựa chọn quốc gia nơi mà mình xuất hoặc nhập khẩu hàng hóa để phục vụ sản xuất kinh doanh, loại hàng hóa xuất hoặc nhập khẩu nhưng phải tuân thủ pháp luật quy định về xuất nhập khẩu, chính sách về

vấn đề xuất nhập khẩu tùy theo từng thời điểm và từng loại hàng hóa, hàng hóa không thuộc loại cấm hoặc hạn chế việc xuất hoặc nhập khẩu theo quy định của Chính phủ. Ngoài ra gia công và gia công lại cũng là một trong những hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, trong đó gia công trong hoạt động thương mại là việc bên nhận gia công sử dụng một hoặc một phần toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao 40, theo đó doanh nghiệp có quyền lựa chọn và tìm đối tác để ký hợp đồng gia công để tìm lợi nhuận cho mình và đương nhiên hoạt động này cũng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về Thương mại, Xuất nhập khẩu. Ngoài ra trong lĩnh vực quảng cáo thương mại, nhà

36 Khoản 2 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2005. 37 Điều 14 Luật Đầu tư 2005.

38 Khoản 4 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2005. 39 Điều 15 Luật Doanh nghiệp.

đầu tư có quyền quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của mình thông qua việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm hoặc thuê người khác làm công việc đó và trực tiếp ký hợp đồng quảng cáo với tổ chức được quyền hoạt động quảng cáo theo quy định của pháp luật.

Thứ tư là quyền khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo 41 hay quyền khiếu nại, tố cáo khởi kiện tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật vềđầu tư theo quy định của pháp luật 42. Trong quá trình hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư doanh nghiệp có thể bị cá nhân hoạc tổ chức khác xâm phạm vào lợi ích của mình mà có căn cứ

pháp luật xác định việc xâm hại đó thì doanh nghiệp có quyền khiếu nại hoặc tố cáo theo quy định của pháp luật. Việc khiếu nại được quy định cụ thể trong Luật Khiếu nại 2011 và tố cáo được quy định cụ thể trong Luật Tố cáo 2011 43. Doanh nghiệp có thể bị xâm phạm lợi ích trong trường hợp là bị xâm hại bí mật kinh doanh, bị các tổ chức cá nhân khác nháy sản phẩm hàng hóa mẫu mã của mình, hoặc doanh nghiệp có thể bị xâm phạm về thương hiệu kinh doanh…

Ngoài những quyền đã nêu trên thì doanh nghiệp còn có những quyền khác như

quyền tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh, quyền chủđộng ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh, quyền tiếp tự chủ giải quyết công việc nội bộ,….được quy định trong Luật doanh nghiệp ,Luật đầu tư và những văn bản có liên quan.

1.4.1.2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp đầu tư theo pháp luật Việt Nam

Bên cạnh những quyền mà pháp luật quy định doanh nghiệp được hưởng thì doanh nghiệp khi hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh còn phải tuân thủ những nghĩa vụ mà pháp luật quy định. Cũng trong giới hạn bài viết này, người viết phân tích một số nghĩa vụ theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 và Luật đầu tư 2005 mà người viết cho rằng đó là những nghĩa vụ cơ bản.

Thứ nhất, doanh nghiệp có nghĩa vụ hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đảm báo điều kiện kinh doanh theo pháp

41 Khoản 10 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2005. 42 Khoản 4 Điều 19 Luật Đầu tư 2005.

43 Trong đó: Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. (khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2011).

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình (khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2011).

luật khi kinh doanh ngành nghề có điều kiện 44 và theo Luật đầu tư thì cũng có quy định tương tự là nhà đầu tư tuân thủ pháp luật về thủ tục đầu tư, thực hiện đúng nội dung đăng ký

đầu tư45. Doanh nghiệp tuân thủđúng với nội dung, ngành nghề, lĩnh vực mà mình đã cam kết trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là nghĩa vụ quan trọng nhất, vì theo phân tích quyền tự chủ kinh doanh ở trên thì doanh nghiệp đầu tư

kinh doanh đúng với ngành nghề mình cam kết, việc kinh doanh ngoài phạm vi cam kết là trái với quy định của pháp luật, ngoài ra đối với những ngành nghề mà pháp luật về đầu tư

có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉđược quyền kinh doanh khi đáp

ứng đầy đủ các điều kiện đó như điều kiện về vốn pháp định,điều kiện về chứng chỉ hành nghề trong một số lĩnh vực, chứng nhận bảo hiểm về trách nhiệm nghề nghiệp…

Thứ hai là nghĩa vụ bảo đảm quyền lợi, lợi ích của người lao động theo quy định pháp luật về lao động, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định 46 và cũng theo quy định của Luật đầu tư nhà đầu tư có nghĩa vụ thực hiện đúng pháp luật về bảo hiểm, lao động, tôn trọng danh dự nhân phẩm và bảo vệ

quyền lợi hợp pháp của người lao động 47, đây là nghĩa vụ quan trọng của doanh nghiệp, ngoài việc trả tiền lương tiền công thì để bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động doanh nghiệp còn có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ về bảo hiểm cho người lao động gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tại nạn, bảo hiểm thất nghiệp, mức trích đóng theo quy

định của pháp luật về từng loại bảo hiểm.

Thứ ba là nghĩa vụ về bảo vệ môi trường, doanh nghiệp ngoài việc hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải tuân thủ những quy định về pháp luật bảo vệ môi trường, việc tăng trưởng kinh tế phải đi kèm với bảo vệ môi trường, hệ sinh thái. Theo Luật môi trường doanh nghiệp khi hoạt động sản xuất kinh doanh phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ

môi trường, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, bản cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký và tuân thủ tiêu chuẩn môi trường, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường từ các hoạt

động của mình, khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra, Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình, thực hiện chế độ báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

44 Khoản 1 Điều 9 Luật Doanh nghiệp 2005. 45 Khoản 1 Điều 20 Luật đầu tư 2005. 46 Khoản 4 Điều 9 Luật doanh nghiệp 2005. 47 Khoản 4 Điều 20 Luật Đầu tư 2005.

Ngoài những nghĩa vụ nêu trên doanh nghiệp còn có một số nghĩa vụ như tuân thủ

quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh, tôn trọng và tạo điều kiện cho người lao động tham gia các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội…..

1.4.2. Quyền của doanh nghiệp đầu tư trong khu công nghiệp

1.4.2.1. Quyền của doanh nghiệp đầu tư trong khu công ngiệp

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đầu tư trong khu công nghiệp bao gồm quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đầu tư theo pháp luật như đã phân tích ở trên với quyền và nghĩa vụ được quy định riêng khi hoạt động trong khu công nghiệp. Ngoài những quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được quy định chung thì doanh nghiệp trong khu công nghiệp còn có những quyền và nghĩa vụ riêng. Cụ thể về quyền của doanh nghiệp đầu tư trong khu công nghiệp như sau:

Thứ nhất quyền thuê nhà xưởng xây, kho bãi xây sẵn trong khu công nghiệp 48. Trong khu công nghiệp, khi được quy hoạch đầu tư xây dựng thì để vấn đề kết cấu hạ tầng khu công nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tự mình chọn lựa khu công nghiệp đó có thể đầu tư hay không vì nếu kết cấu hạ tầng được xây dựng hoàn chỉnh thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ sở

hạ tầng trong khu công nghiệp sẽ do doanh nghiệp kinh doanh xây dựng kết cấu hạ tầng đầu tư để xây dựng nhà xưởng kho bãi…..Doanh nghiệp khi đầu tư vào khu công nghiệp sẽ

thông qua công ty xây dựng kết cấu hạ tầng này để thuê lại nhà xưởng hoặc kho đã được xây dựng hoàn chỉnh, việc thuê do hai bên thỏa thuận thống nhất về giá cả, diện tích thuê, thời hạn thuê, thời hạn thanh toán…..vấn đề này doanh nghiệp có quyền tự chủ động quyết định tùy theo quy mô kinh doanh và năng lực kinh doanh.

Sử dụng có trả tiền các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các công trình dịch vụ bao gồm hệ thống đường giao thông, cấp điện nước, thoát nước, thông tin liên lạc 49. Những tiện như hệ thống điện nước, giao thông cũng do công ty xây dựng kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp đầu tư và xây dựng để đảm bảo hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

được thuận lợi, khi những tiện ích này được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cũng góp phần vào việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp, doanh nghiệp khi hoạt động trong

48Điểm a khoản 1 Điều 19 Nghịđịnh 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật đầu tư.

49Điểm b khoản 1 Điều 19 Nghịđịnh 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật đầu tư.

khu công nghiệp sẽ phải trả phí hằng năm, mức phí tùy theo quy định của từng khu công nghiệp sẽ khác nhau.

1.4.2.2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp

Ngoài những nghĩa vụ đã phân tích ở trên thì khi đầu tư vào khu công nghiệp, doanh nghiệp cón có thêm nghĩa vụ sau:

Thứ nhất là nghĩa vụ tuân thủ pháp luật vềđầu tư, doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệ phải tuân thủ những quy định mà luật đầu tư ban hành cụ thể về hoạt động đầu tư

sản xuất kinh doanh, tuân thủ những quy định về những thủ tục, hình thức đầu tư tùy theo hình thức và quy mô đầu tư của doanh nghiệp, việc tuân thủ và tôn trọng pháp luật vềđầu tư

của doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như thuận lợi cho công tác quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm

Một phần của tài liệu pháp luật về thành lập doanh nghiệp trong khu công nghiệp (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)