Lịch sử hình thành và phát triển khu công nghiệp thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu pháp luật về thành lập doanh nghiệp trong khu công nghiệp (Trang 35 - 39)

Khu Kỹ Nghệ Phong Dinh , tiền thân của khu công nghiệp Trà Nóc, được Chính quyền Sài Gòn ký sắc lệnh số 4/SL/KT ngày 6 /01/1968 được thành lập và cho phép Công ty quốc gia bấy giờ khuếch trương Khu Kỹ nghệ Việt Nam (SONADEZI) thiết lập một Khu Kỹ

nghệ tại tỉnh Phong Dinh, có diện tích trên 151 ha nằm trên địa bàn xã An Thới Đông và xã Phước Thới, quận Phong Phú, tỉnh Phong Dinh ( nay thuộc quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ). Sauk hi được phép thành lập Khu kỹ nghệ Phong Dinh, Công ty quốc gia khuếch trương khu kỹ nghệ tại Việt Nam ( chủđầu tư Khu Kỹ nghệ Phong Dinh) đã tiến hành mua

đất, bồi thường huê lợi, di dời các hộ dân, san lắp mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khá hoàn thiện trong khu kỹ nghệ như làm đường giao thong, hệ thống cấp điện, chiếu sang, cây xanh, viễn thông…..nhằm phục vụ hoạt động của các nhà máy, cơ sở xản xuất trong khu kỹ nghệ. Công ty SONADEZI vừa là chủđầu tư nhưng có quyền thay thế các cơ quan hành chính tiếp nhận, xem xét, cấp phép đầu tư cũng như giải quyết tất cả các thủ tục liên quan

đến hoạt động của các nhà đầu tư trong khu kỹ nghệ.

Tính từ ngày thành lập đến năm 1975, Khu kỹ nghệ Phong Dinh đã thu hút một số dự

án đầu tư trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: dự án xây dựng nhà máy nhiện điện Trà Nóc của Công ty điện lực Việt Nam thuê 100.000 m2 đất, công suất 33 MW, vốn đầu tư 100 triệu

đồng (tiền đồng Việt Nam của chính quyền Sài Gòn trước năm 1975), Nhà máy xi măng Hà Tiên thuê 100.000 m2 đất sản xuất xi măng, công suất 300.000 tấn/năm với vốn đầu tư 1,3 tỷ đồng, Hãng BGI thuê 50.000 m2 đất sản xuất bia, nước ngọt, nước đá, vốn đầu tư

31.416.000 F (tiền Pháp), Công ty CIDEC thuê 50.000 m2 đất kinh doanh ngành cầu đường, nhà tiền chế, vốn đầu tư 200 triệu đồng…..Tuy nhiên, trong số này chỉ có 2 xí nghiệp được triển khai xây dựng đó là Nhà máy nhiệt điện Trà Nóc và Xí Nghiệp hơi gió đá.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, chính quyền cách mạng đã tiếp quản các cơ

sở xản xuất công nghiệp của chếđộ cũ. Các nhà máy, xí nghiệp của tư nhân được quốc hữu hóa, chuyển thành quốc doanh do nhà nước quản lý ở 2 cấp: Trung ương và địa phương. Ở

tỉnh Hậu Giang lúc này (gồm thành phố Cần thơ, tỉnh Sóc Trăng và Hậu Giang ngày nay) khối cơ sở công nghiệp quốc doanh do Trung ương quản lý gồm Nhà máy nhiệt điện Trà Nóc, Xí nghiệp hơi kỹ nghệ Trà Nóc và Xí nghiệp nước giải khát BGI.

Riêng tại Khu Kỹ nghệ Phong Dinh, sau ngày 30/4/1975, Công ty SONADEZI giải thể, các nhà máy xí nghiệp đã đi vào hoạt động tại đây được quốc hữu hóa, do nhà nước quả

lý ( cụ thể là Ty công nghiệp Hậu Giang). Tận dụng mặt bằng, cơ sở kỹ thuật hạ tầng có sẵn, tỉnh đã khôi phục xây dựng hoạt động sản xuất.

Kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI ( tháng 12/1986), Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới, chuyển từ cơ chế quản lý kinh tế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bắt đầu “mở cửa” cho phép hàng hóa nhập từ bên ngoài vào. Đến tháng 12/1987, Luật đầu tư nước ngoài được ban hành đã tạo được cơ

chế pháp lý khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt nam tiến hành các hoạt động kinh doanh, sản xuất hàng hóa vừa tạo ra sản phẩm cung ứng nhu cầu trong nước, vừa đáp

ứng nhu cầu xuất khẩu. Khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam ra đời cùng với chính sách đổi mới của Đại hội Đảng lần VI. Với chủ trương mở cửa, khuyến khích cơ chế kinh tế

nhiều thành phần, mở rộng quan hệ hợp tác làm ăn với nước ngoài, nhiều địa phương đã kiến nghị với Trung ương thành lập các khu chế xuất để thu hút đầu tư.

Tại tỉnh Cần Thơ, vào thời điểm này điều kiện thành lập khu chế xuất và công nghiệp

đã được đáp ứng đầy đủ. Cần Thơ với lợi thế là trung tâm của Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi tập trung nguồn nguyên liệu nông, thủy sản phong phú phục vụ cho công nghiệp chế

biến, có nguồn nhân lực dồi dào….đã trở thành tâm điểm thu hút đầu tư, hơn nữa thêm một lợi thế nữa là đã có Khu kỹ nghệ Phong Dinh cũ với hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ và giữ được nguyên diện tích quy hoạch sẵn, sẽ tốn ít thời gian và chi phí để xây dựng khu công nghiệp và khu chế xuất tại đây.

Tại thành phố Cần Thơ, khu công nghiệp tập trung được thành lập vào ngày 02/11/1993. Lúc đầu chỉ có khu công nghiệp Trà Nóc 1 với diện tích 135 ha ( trong đó có 57,1 ha là đất khu chế xuất).

Giai đoạn 1995 – 2000: Trong giai đoạn này, dù khu Công nghiệp Trà Nóc 1 vẫn còn

đất để cho nhà đầu tư thuê, nhưng với tầm nhìn chiến lược, Ban quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất nhận định nếu không mở rộng quy mô thì chẳng bao lâu sẽ không còn đất cho nhà đầu tư thuê. Nên Ban quản lý vừa tăng cường công tác thu hút đầu tư vừa tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình chính phủ cho phép triển khai xây dựng tiếp khu công nghiệp Trà Nóc 2 trên cơ sở mở rộng diện tích khu công nghiệp Trà Nóc 1. Đến ngày 17/02/1998, Phó thủ tướng chính phủ Ngô Xuân Lộc đã ký quyết định số 100/QĐ-TTg phê duyệt dự án đấu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp và Khu chế xuất Cần thơ giai đoạn 2 với qui mô diện tích 165 ha, địa điểm xây dựng tại xã Phước Thới, huyện Ô Môn. Sau đó, vào ngày

21/2/1998, Bộ xây xựng đã có quyết định 55/QĐ-BXD phê duyệt chi tiết khu công nghiệp và khu chế xuất Cần Thơ giai đoạn 2.

Giai đoạn 2001 – 2005: Cùng với đà phát triển toàn diện của thành phố Cần Thơ, nhất là khi thành phố Cần Thơ trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Đến năm 2001, khu công nghiệp Trà Nóc 1 đã lắp đầy đã lắp đầy trên 94% diện tích đất công nghiệp. Khu công nghiệp II được đầu tư xây dựng theo hình thức “cuốn chiếu”, đền bù đến đâu, tiến hành san lắp, đầu tư cơ sở hạ tầng đến đó để cho nhà đầu tư thuê. Đến cuối năm 2001, khu công nghiệp Trà Nóc II đã cho thuê được 24,5 ha/165 ha diện tích toàn khu. Bên cạnh đó, khu công nghiệp Hưng Phú giai đoạn 1 được triển khai lập qui hoạch chi tiết, tiến hành giải tỏa

đền bù để triển khai xây dựng.

Theo Báo cáo số 37/BC-BQL của Ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất Cần Thơ ngày 11 tháng 11 năm 2013 Báo cáo về kết quả hoạt động năm 2013 thì đến nay thành phố Cần Thơ có tổng cộng 8 khu công nghiệp tập trung được quy hoạch xây dựng ở

các vị trí thuận lợi nên có nhiều triển vọng thu hút đầu tư. Gồm có:

Thứ nhất là Khu công nghiệp Trà Nóc 1 (135ha): Đã lấp đầy 100% diện tích đất công nghiệp, đất cho thuê 106,4ha, có 122 dự án, vốn đăng ký 383,509 triệu USD, vốn thực hiện 330,033 triệu USD, đạt tỷ lệ 86,06% vốn đăng ký (Trong đó: Dự án đầu tư trong nước có 111 dự án (106 dự án đang hoạt động, 4 dự án đang xây dựng, 1 dự án chưa triển khai), với tổng vốn đầu tư đăng ký là 305,609 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện là 252,134 triệu USD, chiếm 82,05% vốn đăng ký; Dự án FDI có 11 dự án (11 dự án đang hoạt động), với tổng vốn

đầu tưđăng ký là 77,899 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện là 77,899 triệu USD, chiếm 100% vốn đăng ký).

Thứ hai là Khu công nghiệp Trà Nóc 2 (157ha): Đã lấp đầy 86,58% diện tích đất công nghiệp, có 58 dự án, vốn đăng ký 575,084 triệu USD, vốn thực hiện 322,237 triệu USD, chiếm 56,03% vốn đăng ký (Trong đó: Dự án đầu tư trong nước có 52 dự án (45 dự án đang hoạt động, 3 dự án đang xây dựng, 4 dự án chưa triển khai), với tổng vốn đầu tưđăng ký là 524,527 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện là 285,379 triệu USD, chiếm 54,41% vốn đăng ký; Dự án FDI có 6 dự án (6 dự án đang hoạt động), với tổng vốn đầu tưđăng ký là 50,558 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện là 36,858 triệu USD, chiếm 72,9% vốn đăng ký). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ ba là Khu công nghiệp Hưng Phú 1 (270ha): Đã lấp đầy 11,1% diện tích đất công nghiệp, đất cho thuê 16,95ha, có 08 dự án (trong đó có 03 dự án hình thành trước khi thành lập Khu công nghiệp), đã đi vào hoạt động 05 dự án, vốn đăng ký 103,461 triệu USD, vốn thực hiện 51,959 triệu USD, chiếm 50,22% vốn đăng ký (Trong đó: Dự án đầu tư trong nước có 04 dự án (01 dự án đang hoạt động, 03 dự án đang xây dựng gồm: Công ty TNHH Phú

Hưng, Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn – Cần Thơ và Tổng công ty phân bón dầu khí hóa chất), với tổng vốn đầu tưđăng ký là 79,418 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện là 27,916 triệu USD, chiếm 35,15% vốn đăng ký; Dự án FDI có 04 dự án (04 dự án đang hoạt động), với tổng vốn đầu tư đăng ký là 24,043 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện là 24,043 triệu USD, chiếm 100% vốn đăng ký).

Thứ tư là Khu công nghiệp BMC - Hưng Phú 2A (134,34ha): Hiện đã lấp đầy 43,44% diện tích đất công nghiệp, đất cho thuê 39,35ha, có 05 dự án (trong đó có 03 dự án đã hình thành trước khi thành lập KCN và đi vào hoạt động 03 dự án), vốn đăng ký 78,320 triệu USD, vốn thực hiện 35,928 triệu USD, chiếm 45,87% vốn đăng ký (Trong đó: Dự án đầu tư

trong nước có 04 dự án (02 dự án đang hoạt động, 02 dự án đang xây dựng), với tổng vốn

đầu tư đăng ký là 78,320 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện là 35,928 triệu USD, chiếm 45,87% vốn đăng ký.

Thứ năm là Khu công nghiệp Hưng phú 2B (67ha): Hiện nay đã có Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Đông Tiến đăng ký làm chủđầu tư thay Công ty TNHH MTV xây dựng hạ

tầng Khu công nghiệp Cần Thơ do không có khả năng tài chính để triển khai và đang xin chủ trương của Ủy ban nhân dân thành phố Cần thơ.

Thứ sáu là Khu công nghiệp Thốt Nốt - Giai đoạn 1 (104,31ha): Hiện đã lấp đầy 61,65% diện tích đất công nghiệp, có 14 dự án, với vốn đầu tư 172,115 triệu USD, vốn thực hiện 102,099 triệu USD, chiếm 59,32% vốn đăng ký (Trong đó: Dự án đầu tư trong nước có 13 dự án (12 dự án đang hoạt động, 01 dự án đang xây dựng), với tổng vốn đầu tưđăng ký là 142,169 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện là 75,599 triệu USD, chiếm 53,18% vốn đăng ký; Dự án FDI có 01 dự án đang hoạt động, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 29,946 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện là 26,5 triệu USD, chiếm 88,49% vốn đăng ký).

Thứ bảy là Khu công nghiệp Ô Môn (600ha): Tọa lạc tại phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ; đang lập quy hoạch tỷ lệ 1/2.000, trong đó Khu công nghiệp Ô Môn 317ha và Khu công nghiệp Ô Môn 256ha; đã thông qua quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 ra dân và chính quyền cấp phường, quận; Khu công nghiệp Ô Môn 256ha đã được Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ giao cho Công ty Cổ phần Hiệp Hòa Phát làm chủ đầu tư. Do chậm triển khai nên Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã thu hồi chủđầu tư, Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ đang xin kinh phí để quy hoạch tỉ lệ 1/5.000 để

quản lý về mặt nhà nước. Đang kêu gọi đầu tư, đã đề xuất thành phố lập dự án tiền khả thi để

kêu gọi đầu tư.

Thứ tám là KCN Bắc Ô Môn (400ha): Đã thông qua Hội đồng kiến trúc quy hoạch thành phố, do điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố từ nay đến năm 2020 tầm nhìn đến

năm 2050, Hội đồng Kiến trúc Quy hoạch thành phố Cần Thơ thống nhất chậm lại. Đang xin chủ trương quy hoạch lại KCN Bắc Ô Môn theo địa điểm mới.

Một phần của tài liệu pháp luật về thành lập doanh nghiệp trong khu công nghiệp (Trang 35 - 39)