Đề tài luận án “Giá trị văn hoá truyền thống với sự phát triển lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay” tập trung luận giải những vấn đề lý luận về vai trò và phát huy vai trò của GTVH
Trang 1NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 GS,TS Nguyễn Văn Huyên
2 TS Nguyễn Văn Thanh
HÀ NỘI – 2015
Trang 2T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i C¸c sè liÖu trÝch dÉn trong luËn ¸n lµ trung thùc vµ cã xuÊt xø râ rµng
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Đặng Thị Phương Duyên
Trang 3MỞ ĐẦU 5
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 11
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA
TRUYỀN THỐNG VỚI SỰ PHÁT TRIỂN LỐI SỐNG
1.1 Lý luận về giá trị văn hóa truyền thống và sự phát triển lối
1.2 Vai trò của giá trị văn hóa truyền thống đối với sự phát
triển lối sống của thanh niên Việt Nam 50
Chương 2 GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN LỐI SỐNG CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM
2.1 Thực trạng phát huy vai trò giá trị văn hóa truyền thống với
sự phát triển lối sống của thanh niên Việt Nam 762.2 Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng phát huy vai trò giá trị văn
hóa truyền thống với sự phát triển lối sống của thanh niên
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI
TRÒ GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG NHẰM PHÁT TRIỂN LỐI SỐNG CỦA THANH NIÊN VIỆT
3.1 Phương hướng phát huy vai trò giá trị văn hoá truyền thống
nhằm phát triển lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay 1173.2 Một số giải pháp phát huy vai trò giá trị văn hoá truyền
thống nhằm phát triển lối sống của thanh niên Việt Nam
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
Trang 4TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
2 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNH, HĐH
4 Giá trị văn hoá truyền thống GTVHTT
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Giới thiệu khái quát về luận án
Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, thanh niên luôn là gương mặt thể hiệnsức sống của dân tộc, của văn hóa dân tộc và nhân loại Đây là lứa tuổi nhiềuhoài bão và khát vọng, là nguồn lực nội sinh của đất nước, có tiềm năng vôcùng to lớn trong quá trình phát triển và hội nhập, hứa hẹn những đóng gópquý giá vào công cuộc kiến thiết nước nhà Để xứng đáng với vai trò ngườichủ tương lai, của đất nước, của dân tộc, thanh niên phải không ngừng hoànthiện, phát triển về thể lực, trí lực, tâm lực, về nhân cách, đạo đức, lối sống
Trong quá trình phát triển lối sống của thanh niên, GTVHTT của dântộc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là điểm tựa tinh thần vững chắc, tạo nộilực văn hoá mạnh mẽ giúp thanh niên khẳng định mình, đón nhận văn hoánhân loại, trí tuệ của thời đại mà không bị choáng ngợp, mất phương hướng.Vấn đề quan trọng là làm thế nào khai thác và phát huy tốt nhất nguồn sứcmạnh tiềm tàng của GTVHTT trong xây dựng và phát triển lối sống thanhniên, để thanh niên Việt Nam hiện nay có lối sống lành mạnh, vừa dân tộc vàhiện đại, vừa thấm đậm giá trị nhân văn đồng thời không ngừng được bổ sungcác giá trị mới Thanh niên phải trở thành người kế thừa và phát huy xuất sắcnhững giá trị văn hóa dân tộc, làm cho văn hóa dân tộc không ngừng pháttriển và tỏa sáng, đồng thời phải là lớp người tạo dựng và phát triển lối sốngmới của con người Việt Nam trong tương lai
Đề tài luận án “Giá trị văn hoá truyền thống với sự phát triển lối sống
của thanh niên Việt Nam hiện nay” tập trung luận giải những vấn đề lý luận
về vai trò và phát huy vai trò của GTVHTT đối với việc phát triển lối sốngcủa thanh niên Việt Nam, khảo sát thực trạng vấn đề đó, đề xuất một sốphương hướng, giải pháp tiếp tục phát huy GTVHTT nhằm phát triển lối sốngthanh niên Việt Nam trong thời gian tới
Trang 62 Lý do chọn đề tài luận án
Sự hình thành, phát triển của lối sống thanh niên Việt Nam chịu tácđộng của nhiều nhân tố khác nhau như môi trường tự nhiên – xã hội, điềukiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, các yếu tố đến từ truyền thống cũngnhư hiện đại, dân tộc và nhân loại, quốc gia và quốc tế Mỗi yếu tố có vịtrí, vai trò và mức độ ảnh hưởng khác nhau tới sự phát triển lối sống củathế hệ trẻ, trong đó các giá trị văn hoá truyền thống có vị trí và vai trò đặcbiệt quan trọng Không có truyền thống thì không có hiện đại, không có cácgiá trị văn hoá truyền thống cũng không có các giá trị văn hoá hiện đại Sựphát triển của mỗi cá nhân cũng như cộng đồng, dân tộc đều gắn với dòngchảy lịch sử, từ quá khứ đến hiện tại và hướng tới tương lai Sứ mệnh trọngđại của thanh niên là phải tiếp nối mạch nguồn của dân tộc, làm cho các giátrị truyền thống thấm trong tư tưởng, tâm hồn của họ, tiếp tục khẳng địnhbản sắc dân tộc thông qua lối sống, thúc đẩy sự phát triển của đất nước vàcon người Việt Nam trong thời kỳ mới
Tuy nhiên, trên thực tế, lối sống thanh niên Việt Nam hiện đang nảy sinhnhiều vấn đề phức tạp Bên cạnh lối sống văn hoá mới, tiến bộ, nhân văn, lànhững hiện tượng tiêu cực, phản văn hoá trong nhận thức, hành vi, cách ứng xửcủa một bộ phận thanh niên Đã có những biểu hiện chỉ chú ý hiệu quả kinh tế
mà xem nhẹ lợi ích văn hoá, chỉ quan tâm đến giá trị hiện đại mà coi nhẹ giá trịtruyền thống, chỉ đề cao, tung hô những giá trị nhân loại mà thờ ơ với các giátrị của dân tộc trong đời sống xã hội nói chung và trong lối sống của thanh niênViệt Nam nói riêng Những nhận thức và hành động thiên lệch như vậy khôngchỉ dẫn đến sự lệch lạc trong lối sống, nhân cách của thế hệ trẻ, ảnh hưởng tiêucực đến cuộc sống và tương lai của chính họ, mà còn dẫn đến sự đứt đoạn vớiquá khứ, nguy cơ huỷ hoại truyền thống, lịch sử, mất bản sắc văn hoá, thậm chí
đe doạ sự tồn vong của dân tộc Một trong những nguyên nhân cơ bản của tìnhhình đó là việc nghiên cứu, phát huy GTVHTT dân tộc chưa thật sự có chiều
Trang 7sâu, cơ bản và chưa được vận dụng một cách khoa học vào việc xây dựng, pháttriển lối sống thanh niên Tình hình đó đặt ra vấn đề bức thiết đối với việcnghiên cứu, khai thác, phát huy một cách khoa học và hiệu quả GTVHTT trongquá trình giáo dục thanh niên nói chung và phát triển lối sống thanh niên ViệtNam hiện nay nói riêng.
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các vấn đề văn hóa, lốisống, lối sống thanh niên ở nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên, hiện vẫn chưa cócông trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và bàn trực tiếp về khía cạnhGTVHTT với sự phát triển lối sống của thanh niên Sự thiếu vắng những côngtrình về một lĩnh vực quan trọng là khoa học về phát triển lối sống của thanhniên từ khía cạnh GTVHTT dân tộc sẽ hạn chế rất lớn đến sự phát triển lối sốngthanh niên trong thực tiễn Việc luận giải, chứng minh vai trò của GTVHTT đốivới phát triển lối sống thanh niên Việt Nam dưới góc độ triết học sẽ giúp kháiquát những khía cạnh bản chất, cho phép đề xuất những giải pháp nhằm giảiquyết hiệu quả những vấn đề đặt ra trong thực tiễn xây dựng, phát triển lối sống
thanh niên Việt Nam hiện nay Đó là cơ sở để tác giả lựa chọn vấn đề: “Giá trị văn hoá truyền thống với sự phát triển lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ của mình.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích lý luận và khảo sát thực tiễn về vai trò và phát huyvai trò của GTVHTT dân tộc đối với sự phát triển lối sống thanh niên ViệtNam, luận án đề xuất phương hướng và giải pháp tiếp tục phát huy vai trò củaGTVHTT trong việc phát triển lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận về vai trò của GTVHTT với sự pháttriển lối sống thanh niên Việt Nam và vấn đề phát huy vai trò của GTVHTTvới sự phát triển lối sống thanh niên Việt Nam
Trang 8- Phân tích, làm rõ thực trạng phát huy vai trò của GTVHTT đối với sựphát triển lối sống của thanh niên Việt Nam.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp tiếp tục phát huy vai trò củaGTVHTT đối với sự phát triển lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của giá trị văn hóa truyền thống và phát huy vai trò của giá trị
văn hoá truyền thống nhằm phát triển lối sống của thanh niên Việt Nam
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Trong mối quan hệ hữu cơ giữa văn hóa và lối sống, giữa truyền thống
và hiện đại, giữa GTVHTT và phát triển lối sống thanh niên, luận án tập trungnghiên cứu vai trò và việc phát huy vai trò của GTVHTT dân tộc Việt Nam đốivới sự phát triển lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay Phạm trù
GTVHTT trong luận án là GTVHTT của dân tộc Việt Nam Những giá trị văn
hóa truyền thống mà luận án đề cập cũng tập trung chủ yếu ở các giá trị văn hóa tinh thần tiêu biểu của dân tộc Việt Nam
- Luận án tập trung khảo sát vấn đề GTVHTT với sự phát triển lối sốngcủa đối tượng thanh niên thuộc lứa tuổi 15 – 30, phạm vi thời gian từ đổi mới,tập trung vào thời gian từ sau đại hội lần thứ IX của Đảng đến nay Nhữnggiải pháp đề xuất cũng nằm trong phạm vi này
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Luận án dựa vào lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, quan điểm của Đảng ta về văn hoá, phát triển văn hóa, về xây dựng, bồidưỡng, phát triển thế hệ thanh niên, trực tiếp là vấn đề mối quan hệ giữa truyềnthống và hiện đại, văn hoá và lối sống, giữa giá trị văn hoá truyền thống vàphát triển lối sống nói chung, lối sống thanh niên Việt Nam nói riêng
Trang 95.2 Cơ sở thực tiễn
Luận án được thực hiện trên cơ sở những tài liệu, số liệu thực tiễn quacác công trình nghiên cứu khoa học, báo cáo, tổng kết, đánh giá của Đảng,Nhà nước, các cơ quan hữu quan, của hệ thống chính trị các cấp, các tổ chứcđoàn thể, cá nhân về vấn đề xây dựng, phát triển nền văn hóa cũng như vấn
đề xây dựng, phát triển lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam Đề tài cũng dựavào sự phân tích những kết quả điều tra, khảo sát thực tiễn của bản thân tácgiả xung quanh vấn đề này
5.3 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,luận án được nghiên cứu với các phương pháp nhận thức khoa học chung
như: lô gíc và lịch sử; phân tích và tổng hợp; khái quát hóa và trừu tượng
hóa Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù củacác khoa học cụ thể: phương pháp tiếp cận triết học - văn hóa, điều tra xãhội học, v.v
6 Những đóng góp mới của luận án
- Luận án đã làm rõ lý luận về GTVHTT với sự phát triển lối sốngthanh niên Việt Nam, trong đó luận giải cấu trúc và tính quy luật của sự hìnhthành và phát triển lối sống, vấn đề phát triển lối sống thanh niên Việt Nam,mối liên hệ giữa GTVHTT và phát triển lối sống thanh niên Việt Nam, vai tròcủa GTVHTT đối với sự phát triển lối sống thanh niên Việt Nam và phát huyvai trò của GTVHTT nhằm phát triển lối sống của thanh niên Việt Nam
- Luận án đã phân tích có căn cứ (số liệu xã hội học) thực trạng vànhững vấn đề đặt ra từ thực trạng phát huy vai trò GTVHTT đối với sự pháttriển lối sống của thanh niên Việt Nam
- Luận án đã đề xuất các giải pháp có tính hệ thống, thiết thực và khảthi để phát huy hơn nữa vai trò của GTVHTT đối với sự phát triển lối sốngthanh niên Việt Nam hiện nay
Trang 107 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa lý luận: Luận án đã chứng minh vai trò quan trọng củaGTVHTT đối với sự phát triển lối sống thanh niên Việt Nam, góp phần làm sâusắc hơn cơ sở lý luận cho việc xây dựng quan điểm, nội dung xây dựng và pháttriển lối sống nói chung, lối sống thanh niên Việt Nam hiện nay nói riêng
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận án là tài liệu tham khảo cho việc xây dựngchương trình, giáo trình giảng dạy, đào tạo trong các cơ sở giáo dục, đào tạo,nghiên cứu về xây dựng và phát triển lối sống thanh niên cũng như các cơquan nghiên cứu và những ai quan tâm đến vấn đề này
8 Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tổng quan tình hình nghiên cứu liênquan đến đề tài, Danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án được kếtcấu trong 3 chương, 6 tiết
Trang 11TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1 Những công trình nghiên cứu về giá trị văn hoá, giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam, lối sống, lối sống thanh niên và vai trò của giá trị văn hoá truyền thống đối với sự phát triển lối sống của thanh niên Việt Nam
1.1 Những công trình nghiên cứu về giá trị văn hoá và giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về những vấn đề giá trị, giá trị vănhoá và giá trị văn hoá truyền thống, trong bối cảnh đất nước đang trong quáđổi mới và xây dựng, hội nhập và phát triển Có thể đề cập một số tác giả vàmột số công trình khoa học tiêu biểu như: tác giả Phạm Minh Hạc với cuốn
sách “Giá trị học – cơ sở lý luận góp phần đúc kết, xây dựng giá trị chung của người Việt Nam thời nay”[30]; tác giả Nguyễn Duy Bắc với cuốn sách
“Sự biến đổi của các giá trị văn hóa trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”[7]; tác giả Hoàng Chí Bảo với cuốn sách “Văn hóa và con người Việt Nam trong đổi mới và hội nhập quốc tế”[4]; tác giả
Trần Văn Giàu với cuốn sách “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc ViệtNam”[26]; Nhóm tác giả Phan Huy Lê và Vũ Minh Giang với cuốn sách
“Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay”[42, 43]; nhóm các tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn - Phạm Văn Đức - Hồ Sỹ Quý với cuốn sách“Tìm hiểu GTVHTT trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”[14]; tác giả Trần Ngọc Thêm (CB) với cuốn sách Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam trong giai đoạn hiện tại [77] v.v
Trong các công trình khoa học trên, các tác giả đều cho rằng giá trị làcái có ý nghĩa tích cực, tốt đẹp, đáng quý, là thuộc tính có ích của khách thểđối với các chủ thể, được xem xét trong mối quan hệ rộng lớn của con người,
Trang 12với tự nhiên, với xã hội, với giai cấp, thời đại, đặt nó trong mối quan hệ vớinhu cầu, lợi ích, với sự đánh giá của chủ thể, thể hiện tính có ích trong cảibiến thực tiễn, gắn với không gian và thời gian nhất định Giá trị có chức năngđịnh hướng, đánh giá, điều chỉnh hành vi của xã hội, là đơn vị cơ bản của xãhội và văn hoá, góp phần đảm bảo tính ổn định và bền vững của cộng đồng[7, tr 270] Những nghiên cứu về giá trị là nền tảng lý luận để tác giả luận ántiếp tục nghiên cứu vấn đề GTVHTT với sự phát triển lối sống thanh niênViệt Nam và bước đầu đặt vấn đề về xu hướng giá trị hoá lối sống thanh niên.
Về giá trị văn hoá và giá trị văn hoá truyền thống, các nhà nghiên cứu
đều thống nhất ở một điểm, thế giới văn hoá là thế giới của giá trị, trong đó
cốt lõi là giá trị chân – thiện – mỹ Tác giả Nguyễn Duy Bắc và các cộng sự, trong công trình “Sự biến đổi các giá trị văn hoá trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” đã khẳng định, “Giá trị văn hoá là giá trị
phản ánh năng lực sáng tạo vươn tới các giá trị nhân văn của con người trong hoạtđộng thực tiễn xã hội” [7, tr 277] Giá trị văn hoá bao gồm tổng thể các giá trị vănhoá vật chất và các giá trị văn hoá tinh thần, là kết quả lao động sáng tạo của nhiềuthế hệ tạo dựng nên, thể hiện sức mạnh bản chất của con người được “vật thể hoá”
và định hướng cho các hoạt động văn hoá của cá nhân và cộng đồng Các giá trịvăn hoá tiêu biểu, có tính phổ biến và được nhiều nhà khoa học cũng như cộngđồng thừa nhận là chân, thiện, mỹ (cái đúng, cái tốt, cái đẹp) Tác giả Hoàng ChíBảo đã khẳng định “tính phổ biến, phổ quát của văn hoá - ở đó, con người – dântộc và nhân loại gặp gỡ nhau, đó chính là chân – thiện – mỹ Đây là giá trị đíchthực, bền vững của một nền văn hoá, của các nền văn hoá, các thời đại văn hoátrong lịch sử nhân loại” [4, tr 50]
Các tác giả cũng khẳng định, GTVHTT là những giá trị văn hoá có ýnghĩa tốt đẹp, tích cực, tiêu biểu cho bản sắc văn hoá dân tộc và có khả năngtruyền lại qua không gian và thời gian Dù có nhiều cách định nghĩa khácnhau, nhưng nhìn chung, các nhà khoa học đều xem truyền thống là yếu tố di
Trang 13tồn của văn hoá, xã hội, thể hiện trong hành vi, tư tưởng, phong tục tập quán,lối sống thói quen của con người và cộng đồng, mang tính ổn định, đượctruyền từ đời này sang đời khác và được lưu giữ lâu dài Trong di sản truyềnthống có cả yếu tố lỗi thời, lạc hậu, cần khắc phục hay loại bỏ, có yếu tố tốtđẹp tạo nên các giá trị và bản sắc riêng cần được duy trì, bảo tồn và pháttriển Các nhà khoa học đều khẳng định, giá trị truyền thống là những yếu tốcủa truyền thống, là cái tốt đẹp, có ý nghĩa thúc đẩy xã hội phát triển Tácgiả Nguyễn Trọng Chuẩn cho rằng, “khi nói đến giá trị truyền thống thì hàm
ý đã muốn nói tới những gì là tốt đẹp, là tích cực, là tiêu biểu cho bản sắcdân tộc có khả năng truyền lại qua không gian, thời gian, những gì cần phảibảo vệ và phát triển” [14]
Trong số các công trình nghiên cứu về GTVHTT của dân tộc Việt
Nam, phải kể đến công trình của GS NGND Trần Văn Giàu - “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” [26] Từ góc độ sử học, triết học và
đạo đức học, tác giả đã nghiên cứu và đưa ra những kiến giải sâu sắc và có hệthống về nguồn gốc cũng như nội dung các giá trị truyền thống đặc thù của
dân tộc Việt Nam Các đức tính tốt đẹp như yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa được tác giả luận giải sâu sắc, trình bày
một cách có hệ thống và khoa học với ý nghĩa như một “hằng số”, một bảnggiá trị tinh thần của người Việt Những giá trị đó, theo tác giả, đã được địnhhình ngay từ thời dựng nước, phát triển độc lập, không bị đồng hóa bởi tácđộng từ bên ngoài Dù trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, người Việt luôn giữvững và phát huy các giá trị tinh thần truyền thống của mình và coi đó như
“hồn thiêng” của dân tộc Theo tác giả, tình cảm và tư tưởng chủ yếu củangười Việt, dân tộc Việt là yêu nước, và trong bảng giá trị tinh thần, yêunước là giá trị đầu tiên và quan trọng nhất, là thước đo chuẩn cho mọi thước
đo trong cuộc sống của con người Tác giả cũng dành một nội dung quan
Trang 14trọng có tính kết luận để nói về Hồ Chí Minh, như là sự kết tinh mọi giá trịtruyền thống của dân tộc với những giá trị cao đẹp nhất của nhân loại.
Lần đầu tiên, dưới nhãn quan cộng sản chủ nghĩa sâu sắc và một tinhthần dân tộc chân chính, các GTVHTT của dân tộc đã được hệ thống mộtcách toàn diện và sâu sắc, từ nguồn gốc hình thành đến sự vận động, pháttriển qua lịch sử phong phú của dân tộc Việt Nam Những khái quát này vôcùng quý giá, tạo cơ sở khoa học cho nhiều nghiên cứu tiếp theo trong lĩnhvực văn hoá, con người Việt Nam Công trình của GS Trần Văn Giàu là cơ
sở khoa học để tác giả hiểu sâu hơn về lịch sử và văn hoá dân tộc, nhận rõhơn tính ổn định, bền vững của các giá trị văn hóa truyền thống, bất chấpnhững biến thiên của lịch sử Từ đó cho phép tác giả luận án tiếp tục khẳngđịnh mối liên hệ từ quá khứ đến hiện tại và tương lai, khẳng định sức mạnhcủa dòng chảy văn hóa dân tộc, khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết và khảnăng kế thừa, phát triển tiếp tục các giá trị đó thông qua lối sống thanh niênViệt Nam hiện nay, trong xu thế hội nhập và phát triển
1.2 Những công trình nghiên cứu về vấn đề lối sống và lối sống thanh niên Việt Nam
Cùng với vấn đề giá trị, văn hoá, giá trị văn hoá truyền thống, cũng
có nhiều công trình khoa học quan tâm, luận giải về vấn đề lối sống và lốisống thanh niên Việt Nam Có thể kể đến một số tác giả và một số công
trình tiêu biểu như: Tác giả Huỳnh Khái Vinh (CB) với cuốn sách “Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội”[93]; tác giả Đỗ Huy với cuốn sách “Lối sống dân tộc, hiện đại - một số vấn đề lý luận và thực tiễn”[37]; tác giả Nguyễn Ngọc Hà với cuốn sách “Nghiên cứu đặc điểm tư duy và lối sống của con người Việt Nam hiện nay: một số vấn đề cần quan tâm”[28]; tác giả Phạm Hồng Tung với cuốn sách “Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế”[86]; tác giả Lê Thị Hoài với luận văn thạc sĩ triết học “Vấn đề lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay”[34] v.v
Trang 15Các công trình khoa học đã tiếp cận vấn đề lối sống ở nhiều góc độ khácnhau như triết học, văn hoá học, xã hội học, tâm lý học Đây là khái niệm đatầng, đa nghĩa, có cả chiều cạnh khách quan và chủ quan, cả cái chung và cáiriêng, cả tính phổ biến và tính đặc thù Lối sống không chỉ được xem xét trongmối quan hệ với điều kiện vật chất, đời sống kinh tế của xã hội mà còn gắn chặtvới đời sống tinh thần, với văn hoá, đạo đức, hệ chuẩn mực xã hội [94, tr.28,32] Tác giả Đỗ Huy đã luận giải lối sống như là tổng hoà những dạng hoạtđộng sống điển hình của con người trong sự thống nhất với các điều kiện, hoàncảnh nhất định, “lối sống có liên quan toàn bộ đến hoạt động vật chất và hoạtđộng tinh thần của con người” [37, tr 33] Tác giả đã có những luận giải sâusắc, đa diện về bản chất xã hội của lối sống Dưới góc độ triết học gắn với xãhội học, tác giả nhìn nhận lối sống như là sự phản ánh của phương thức sảnxuất xã hội, in dấu ấn xã hội, do điều kiện xã hội quy định, do đó, lối sốngmang bản chất xã hội rõ nét Bản chất xã hội của lối sống thể hiện ở mối quan
hệ qua lại giữa cái cá nhân và cái xã hội, được quy định không chỉ bởi phươngthức sản xuất xã hội, mà còn bởi tính dân tộc, gắn với đặc điểm tâm lý, vớitruyền thống văn hoá, khí chất của dân tộc đó [37, tr 46,51]
Xem xét lối sống trong mối quan hệ với văn hoá và với không gian, thờigian của hoạt động sống, tác giả Phạm Hồng Tung cho rằng, “lối sống của conngười là các chiều cạnh chủ quan của văn hoá, là quá trình hiện thực hoá cácgiá trị văn hoá thông qua hoạt động sống của con người Lối sống bao gồm tất
cả các hoạt động sống được một bộ phận lớn hoặc toàn thể nhóm hay cộngđồng người chấp nhận và thực hành trong một khoảng thời gian tương đối ổnđịnh, đặt trong mối tương tác biện chứng của các điều kiện sống hiện hữu vàtrong các mối liên hệ lịch sử của chúng” [86, tr 89 - 90] Tác giả đã đề xuấtcách tiếp cận liên ngành mới trong nghiên cứu về thanh niên và lối sống thanhniên Đó là cách tiếp cận dựa trên lý thuyết xã hội hóa nhân cách trong đó đặt
Trang 16trọng số vào sự phối hợp sử dụng hệ thống phương pháp nghiên cứu của xã hộihọc, tâm lý học và nghiên cứu văn hóa chính trị, từ đó tác giả đưa ra đề xuất về
mô hình xác định tuổi thanh niên ở Việt Nam, đề xuất một cách hiểu mới vàcách định nghĩa mới về lối sống và lối sống của thanh niên Việt Nam
Từ cách tiếp cận văn hoá đối với lối sống thanh niên, tác giả đã chỉ raranh giới tương đối giữa văn hoá và lối sống, từ đó định hướng cách luận giảilối sống thanh niên và sự biến đổi lối sống thanh niên trong mối quan hệ ba
chiều: chiều dọc – khám phá tác động của giá trị văn hoá, chế định và phương
thức ứng xử truyền thống đối với các nhóm thanh niên được phân chia theo
độ tuổi, chiều phẳng ngang – tiếp cận và khám phá tác động của các yếu tố
văn hoá truyền thống và các yếu tố hiện đại đối với các nhóm thanh niên chia
theo địa bàn cư trú, nghề nghiệp và chiều sâu – khám phá mối liên hệ giữa
những biến đổi của hệ giá trị văn hoá với những biến đổi “bề mặt” của lối ứng
xử, phục trang, ngôn ngữ, lối lao động,…Công trình khoa học này đi sâu luậngiải vấn đề thanh niên và lối sống thanh niên ở góc độ xã hội học, văn hoáhọc, dựa trên lý thuyết xã hội hoá nhân cách Như vậy, cũng như nhiều côngtrình bàn về thanh niên và lối sống thanh niên, vấn đề phát triển lối sốngthanh niên ở góc độ triết học còn đang để ngỏ
Sự tổng hợp và luận giải ở nhiều quan điểm, nhiều góc độ khác nhau vềlối sống, về nội dung và phạm vi của khái niệm lối sống cũng như việc phântích, đề cập đến những khái niệm gần gũi với lối sống đã tạo cơ sở lý luậngiúp tác giả luận án có cơ sở tiếp tục đi sâu nghiên cứu vấn đề lối sống thanhniên cũng như sự phát triển lối sống thanh niên nhìn từ góc độ triết học Bêncạnh đó, vấn đề tác động của các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội và xuhướng chuyển đổi lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị văn hóa trong giai đoạn đẩymạnh CNH, HĐH đất nước cũng như vấn đề kế thừa và phát triển nếp sống,đạo đức và các giá trị truyền thống dân tộc và cách mạng mà các tác giả tậptrung luận giải, phân tích thấu đáo đã cung cấp nguồn tư liệu quý giúp nghiên
Trang 17cứu sinh có cách nhìn đa chiều về một vấn đề phức tạp và tinh tế như lối sốngcũng như sự vận động và phát triển của nó
1.3 Những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề vai trò của GTVHTT đối với sự phát triển lối sống thanh niên Việt Nam
Về vai trò của văn hoá, văn hoá truyền thống đối với sự phát triển đấtnước nói chung và phát triển nhân cách, đạo đức, lối sống thanh niên nóiriêng, có các tác giả với các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Tác giả Hồ
Sỹ Quý với bài báo “Về vai trò động lực của văn hoá trong sự phát triển xã hội”[63]; tác giả Nguyễn Văn Huyên với bài báo “Giá trị truyền thống - nhân lõi và sức sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc”[38]; tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn với bài báo “Văn hoá Việt Nam và sự phát triển lâu bền của quốc gia”[12]; tác giả Võ Văn Thắng với luận án tiến sĩ triết học “Kế thừa và phát huy các GTVHTT dân tộc trong xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay”[74]; tác giả Hoàng Chí Bảo với bài báo “Hệ GTVHTT Việt Nam trong đổi mới và hội nhập” [3]; nhóm tác giả Lương Gia Ban, Nguyễn Thế Kiệt (CB) với cuốn sách “GTVHTT dân tộc với việc xây dựng nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay”[2] v.v…
Trong công trình nghiên cứu “Giá trị truyền thống - nhân lõi và sức sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc”, tác giả Nguyễn Văn
Huyên đã chứng minh giá trị truyền thống là tinh hoa của dân tộc, nên nó lànội lực, là sức sống của đất nước, đồng thời khẳng định tính bền vững, trườngtồn của các giá trị truyền thống Công trình khoa học này đã gợi mở cách nhìnnhận văn hóa và GTVHTT dân tộc như bản chất cốt lõi, cội nguồn sức sống,
là sức mạnh nội sinh của sự phát triển dân tộc Việc khẳng định sức mạnh vănhóa dân tộc đối với sự phát triển đất nước, dân tộc, cho phép nghiên cứu sinh
có thể tiếp tục làm sâu sắc thêm vai trò sức mạnh của các GTVHTT đối với
sự phát triển lối sống thanh niên trong đề tài luận án của mình
Trang 18Cũng bàn về vai trò của giá trị văn hoá truyền thống, nhưng trongmối quan hệ với việc xây dựng nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay,nhóm tác giả Lương Gia Ban, Nguyễn Thế Kiệt và các cộng sự đã khẳngđịnh GTVHTT là cơ sở để xây dựng, phát triển nhân cách mới cho sinhviên hiện nay [2, tr 72]; GTVHTT được kế thừa, phát huy, gia nhập cấutrúc nhân cách trở thành các phẩm chất mới, lối sống mới tích cực củasinh viên [2, tr 75]; các GTVHTT là động lực, là ngọn nguồn phát triểndân tộc, tạo nên sức mạnh tinh thần và bản lĩnh cho thế hệ thanh niên –sinh viên vươn lên trong giai đoạn mới [2, tr 76] Mặc dù công trình khoahọc này chỉ tập trung luận giải vai trò của GTVHTT đối với việc xâydựng nhân cách sinh viên Việt Nam cũng như vấn đề phát huy vai trò đótrong xây dựng nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay, nhưng lại có giátrị gợi mở đối với nghiên cứu sinh trong việc xác định mối liên hệ cũngnhư nhìn nhận ở góc độ triết học, vai trò của GTVHTT đối với sự pháttriển lối sống thanh niên Việt Nam hiện nay.
Như vậy, các công trình khoa học liên quan đến khung lý thuyết của
đề tài luận án đã luận giải ở nhiều góc độ khác nhau về giá trị và giá trị vănhoá truyền thống, về lối sống và lối sống thanh niên, về vai trò củaGTVHTT đối với sự phát triển đất nước trên mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnhvực nhân cách, đạo đức, lối sống nói chung và nhân cách, đạo đức thanhniên, sinh viên nói riêng Từ đó, nghiên cứu sinh nhận thấy, hướng nghiêncứu ở góc độ triết học, giá trị văn hoá truyền thống, phát triển lối sống thanhniên, vai trò của GTVHTT đối với sự phát triển lối sống thanh niên ViệtNam hiện nay không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đó Điềunày vừa cho phép nghiên cứu sinh có thể kế thừa một cách có chọn lọc cáckết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, vừa có thể tiếp tục làm sâu sắcthêm những vấn đề mà các công trình nghiên cứu trước đó còn để ngỏ
Trang 192 Những công trình nghiên cứu về phát huy giá trị văn hoá truyền thống nhằm phát triển lối sống thanh niên Việt Nam
Rất nhiều công trình khoa học đã đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữatruyền thống và hiện đại, nghiên cứu việc phát huy giá trị truyền thống, giá trịđạo đức, của dân tộc nhằm giáo dục đạo đức mới, lối sống mới, giáo dục nhâncách cho thế hệ trẻ, cho thanh niên, sinh viên Việt Nam Có thể kể đến một sốcông trình tiêu biểu như: Tác giả Lê Thị Hoài Thanh với luận án tiến sĩ triết
học “Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay”[71]; tác giả Võ Văn Thắng với luận
án tiến sĩ triết học “Kế thừa và phát huy các GTVHTT dân tộc trong xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay”[74]; tác giả Huỳnh Văn Sơn với đề tài khoa học cấp Bộ “Sự lựa chọn các giá trị đạo đức và nhân văn trong định hướng lối sống của sinh viên tại một số trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”[67]; tác giả Ngô Văn Thạo với bài báo “Giáo dục đạo đức cách mạng và lối sống văn hoá cho thanh niên trên truyền thông đại chúng”[73]; tác giả Phạm Hồng Tung với cuốn sách “Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế”[86]; tác giả Hoàng Đình Chiều với luận án tiến sĩ triết học “Nhập thân văn hóa trong phát triển nhân cách Bộ đội Cụ Hồ của thanh niên quân đội hiện nay”[11], tác giả Mai Thị Dung với bài báo “Về lối sống và định hướng xây dựng lối sống mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay”[17] v.v
Trong công trình khoa học “Kế thừa và phát huy các GTVHTT dân tộc trong xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay”[74], tác giả Võ Văn Thắng
nghiên cứu về vấn đề GTVHTT cũng như việc kế thừa và phát huy giá trị đótrong xây dựng lối sống ở Việt Nam Đây là một vấn đề liên quan mật thiếtđến hướng nghiên cứu của tác giả luận án - nhìn nhận sự phát triển biện
Trang 20chứng của văn hoá dân tộc từ truyền thống đến hiện đại, thông qua lối sống.
Từ việc phân tích, luận giải, khái quát chung về nội dung các GTVHTT dântộc cần kế thừa và phát huy trong xây dựng lối sống ở Việt Nam, tác giả đã cónhững khảo sát thực tế về kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa trong xâydựng lối sống ở Việt Nam hiện nay - dựa vào các nội dung của GTVHTT dântộc Từ đó, tác giả chỉ ra các xu hướng trong việc kế thừa và phát huy cácGTVHTT trong xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay Công trình khoa họcnày đã cung cấp một số tư liệu thực tế quan trọng, giúp nghiên cứu sinh có cơ
sở để so sánh, phân tích, đánh giá sự phát triển lối sống người Việt Nam nóichung và của thanh niên nói riêng trong một thập kỷ qua
Để đáp ứng yêu cầu xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạncách mạng mới, vấn đề khai thác các giá trị đạo đức truyền thống trong xâydựng nhân cách, đạo đức mới, lối sống mới của thanh niên là một lĩnh vựcđược quan tâm nghiên cứu rất nhiều trong thời gian gần đây Điều đó phầnnào cho thấy tính cấp bách cả về lý luận và thực tiễn của vấn đề đạo đức, lốisống của thế hệ trẻ, của thanh niên, sinh viên trước những đổi thay mạnh mẽcủa thời cuộc Các công trình nghiên cứu đã chỉ rõ sự cần thiết và tính cấpbách của việc cần khai thác các giá trị truyền thống nhằm giáo dục đạo đức,nhân cách, lối sống cho thế hệ trẻ Các kết quả nghiên cứu đều có điểm chungthống nhất về những giá trị đạo đức, GTVHTT căn bản cần khai thác và pháthuy trong giai đoạn hiện nay, nhấn mạnh tính tất yếu của sự kế thừa, đổi mới
và phát huy các giá trị đó trong quá trình phát triển của đất nước, hướng tớimục tiêu xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam
Liên quan đến hệ giá trị văn hoá và lối sống của thanh niên hiện nay,
Đề tài khoa học cấp Bộ của tác giả Huỳnh Văn Sơn về “Sự lựa chọn các giá trị đạo đức và nhân văn trong định hướng lối sống của sinh viên tại một số trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay” [67] đã
Trang 21cung cấp những số liệu điều tra xã hội học về thái độ và sự lựa chọn giá trịtrong định hướng lối sống của sinh viên, trong đó có cả những giá trị thuộc về
truyền thống và giá trị hiện đại Hội thảo công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên [9] do Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện cũng mang
lại một cách nhìn tổng quát về tình hình đạo đức lối sống và công tác giáo dụcđạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên hiện nay Những nhận định, đánh giá
và số liệu khảo sát của các công trình khoa học trên đã giúp tác giả luận án cóthêm những minh chứng thực tiễn cho những khái quát về sự phát triển lốisống thanh niên Việt Nam hiện nay dưới góc độ triết học
Công trình khoa học “Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế” của tác giả Phạm Hồng Tung
thuộc đề tài khoa học cấp nhà nước mã số KX.03.16/06-10 Tác giả đã chỉ ranhững đặc điểm cơ bản nhất của thanh niên Việt Nam hiện nay và cho rằng,trong các vấn đề liên quan đến quá trình phát triển nhân cách và định hướnglối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay, vấn đề giáo dục, đặc biệt là giáodục nghề nghiệp và đảm bảo công ăn việc làm là hai vấn đề cơ bản, quantrọng và bức xúc nhất Tác giả cũng đã phân tích thực trạng và tình hình pháttriển của các xu hướng lối sống tích cực và các xu hướng lối sống tiêu cực cóảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong thanh niên Việt Nam, nhất là trong điều kiệnđổi mới và hội nhập quốc tế Tác giả cũng chỉ ra và làm sáng rõ vai trò cũngnhư những mức độ tác động của các yếu tố có tính chất định hướng đối với sựbiến đổi lối sống của thanh niên nước ta, từ đó đề xuất những khuyến nghị vàgiải pháp thực tiễn nhằm góp phần xây dựng lối sống lành mạnh, tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc của thanh niên Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XXI
Công trình khoa học này đã cung cấp một cách tiếp cận khác về thanhniên và lối sống thanh niên Việt Nam - cách tiếp cận dựa trên lý thuyết xã hộihóa nhân cách Cách tiếp cận này giúp tác giả có một cách nhìn về thanh niên
Trang 22và lối sống thanh niên ở chiều cạnh xã hội học, tâm lý học cũng như văn hóachính trị, giúp có sự hiểu biết phong phú hơn về một đối tượng vốn phức tạp
về tâm lý, tính cách, đa dạng trong các mối quan hệ và chiều hướng phát triển
cả phẩm chất, nhân cách, văn hóa, lối sống Đặc biệt, công trình này giúp tácgiả luận án có nhiều cơ sở dữ liệu – nhờ vào sự khảo sát, điều tra xã hội họcmột cách hệ thống, làm căn cứ thực tiễn, giúp cho những khái quát triết học
về thanh niên và lối sống thanh niên có sức thuyết phục hơn
Về phương hướng kế thừa và phát huy GTVHTT dân tộc trong xâydựng lối sống ở Việt Nam hiện nay, tác giả Võ Văn Thắng [74] đã chỉ rõ,trong kế thừa và phát huy GTVHTT dân tộc trong xây dựng lối sống, cần gắnvới việc phát triển kinh tế - xã hội để tạo lập nền tảng vật chất cho việc nângcao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, cần gắn với việc xây dựngnền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để đảm bảo địnhhướng đúng đắn trong việc kế thừa và phát huy các GTVHTT trong xây dựnglối sống Đối với công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện
nay, tác giả Lê Thị Hoài Thanh trong công trình khoa học Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay [71] đã chỉ rõ, cần gắn bó chặt chẽ hoạt động giáo dục đạo
đức cho thanh niên với công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước, đồng thời phải quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về mối quan hệ biện chứng giữatruyền thống và hiện đại trong sự phát triển đạo đức và công tác giáo dục đạođức cho thanh niên
Trên cơ sở khảo sát và đánh giá về thực trạng mối quan hệ giữa truyềnthống và hiện đại trong giáo dục đạo đức thanh niên, tác giả Lê Thị HoàiThanh đề xuất giải pháp kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạođức cho thanh niên Việt Nam hiện nay, trong đó đặc biệt nhấn mạnh yêu cầuxây dựng một môi trường giáo dục thống nhất và một môi trường pháp lý cho
Trang 23việc kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niênViệt Nam hiện nay [71] Tác giả Võ Văn Thắng cũng đề xuất giải pháp chủyếu để kế thừa và phát huy các GTVHTT dân tộc trong xây dựng lối sống ởViệt Nam hiện nay như cần nâng cao nhận thức về vai trò của các GTVHTTdân tộc đối với việc xây dựng lối sống mới, tạo lập môi trường xã hội lànhmạnh, đấu tranh chống nguy cơ xói mòn các GTVHTT dân tộc, tiếp thu tinhhoa văn hoá nhân loại đồng thời phải hiện đại hoá các GTVHTT dân tộc, xâydựng và hoàn thiện các thể chế về hoạt động văn hoá nhằm kế thừa và pháthuy các GTVHTT dân tộc [74].
Những kết quả nghiên cứu này giúp nghiên cứu sinh có thể xem xétdòng chảy văn hóa, lối sống, đạo đức từ quá khứ đến hiện tại để định hướngphát triển lối sống thanh niên trong hiện tại và tương lai Tiếp cận truyềnthống và hiện đại trong xây dựng lối sống, trong giáo dục đạo đức nói chung
và cho thanh niên Việt Nam hiện nay nói riêng cũng là cách gợi mở, giúp tácgiả luận án định hướng giải pháp phát triển lối sống thanh niên Việt Nam trênnền gốc giá trị văn hóa dân tộc, với một logic truyền thống - hiện đại, quá khứ
- hiện tại - tương lai, ở cả mặt lý luận cũng như giải pháp thực tiễn
Cũng bàn về những giải pháp xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ, trong
công trình nghiên cứu “Về lối sống và định hướng xây dựng lối sống mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay”, trên cơ sở lý luận về lối sống và đặc điểm tâm
sinh lý cũng như những ưu điểm và hạn chế của tuổi trẻ, tác giả Mai ThịDung đã đề xuất những định hướng xây dựng lối sống mới cho thế hệ trẻ, theohướng vừa kế thừa tinh hoa văn hoá của người Việt Nam, vừa tiếp thu vănminh nhân loại, phù hợp với thời đại mới Các nội dung xây dựng lối sốngmới cho thế hệ trẻ bao gồm các khía cạnh cơ bản như lối sống có lòng yêuquê hương đất nước, có ý chí vươn lên, vì cộng đồng, nhân ái, có trách nhiệm,
có văn hoá, văn minh, lối sống có lý tưởng, ước mơ và hoài bão Đồng thời,tác giả cũng chỉ rõ yêu cầu rèn luyện đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn
để có đủ bản lĩnh, năng lực, phẩm chất tiếp nối sự nghiệp cách mạng của ông
Trang 24cha [17] Những giải pháp tác giả đề xuất đã gợi mở định hướng giá trị cho sựphát triển lối sống thanh niên Việt Nam hiện nay
Về cách thức và phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh
niên, tác giả Ngô Văn Thạo trong công trình “Giáo dục đạo đức cách mạng
và lối sống văn hoá cho thanh niên trên truyền thông đại chúng”[73] đã tiếp
cận từ góc độ nhu cầu, sở thích của thanh niên cũng như thế mạnh của truyềnthông đại chúng để đề xuất việc tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống chothanh niên Trong công trình này, tác giả đã chỉ rõ ý nghĩa, tầm quan trọngcủa việc đẩy mạnh công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng và lối sốngvăn hoá cho thanh niên, nhấn mạnh các giải pháp nhằm phát huy hiệu quảgiáo dục đạo đức, lối sống văn hoá cho thanh niên trên phương tiện thông tinđại chúng, như việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷĐảng, xây dựng quy chế phối hợp chỉ đạo nội dung, phương thức giáo dục,đổi mới, cải tiến các chương trình trên các phương tiện thông tin đại chúng,tăng sức hấp dẫn và lôi cuốn đối với thanh niên, có sự quan tâm nhiều hơnđến internet và các thông tin trên internet cũng như các ấn phẩm thông tindành cho thanh niên Kết quả nghiên cứu này đã gợi mở cho tác giả nhữngvấn đề về cách thức và giải pháp khai thác và phát huy các GTVHTT nhằmphát triển lối sống thanh niên Việt Nam hiện nay một cách hiệu quả
3 Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết
3.1 Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan đến đề tài
Một là, các công trình khoa học đã làm rõ quan niệm về giá trị và
GTVHTT Việt Nam, xác định hệ GTVHTT Việt Nam và khẳng định vai tròcủa các giá trị đó đối với sự phát triển văn hóa, con người, đất nước Việt Namtrong giai đoạn cách mạng hiện nay; khẳng định sự cần thiết phải khai thác và
Trang 25phát huy giá trị đó trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước Các công trình nghiên cứu đã tập trung làm rõ cơ sở khách quan củaviệc hình thành các GTVHTT của dân tộc, đặc trưng cốt lõi của bản sắc vănhoá dân tộc cũng như những nội dung cơ bản của GTVHTT Việt Nam, đặcbiệt là các giá trị văn hoá tinh thần truyền thống Các tác giả đã nhận diệntổng quát nội dung giá trị văn hoá tinh thần truyền thống cơ bản của dân tộcViệt Nam như: lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc; tinh thần đoàn kết, ýthức cộng đồng, tinh thần nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa; tinh thần laođộng cần cù, sáng tạo; truyền thống hiếu học cũng như lối ứng xử tinh tế.Những kết quả nghiên cứu về cơ sở, nội dung và ý nghĩa của GTVHTT dântộc sẽ giúp tác giả luận án nhìn nhận một cách sâu sắc, đa chiều về truyềnthống, văn hoá truyền thống và giá trị văn hoá truyền thống Đây là cơ sởkhoa học để nghiên cứu sinh tiếp cận và làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữaGTVHTT của dân tộc với phát triển lối sống thanh niên Việt Nam, trongkhung lý thuyết của đề tài luận án.
Các công trình khoa học kể trên cũng đã tiếp cận vấn đề thanh niên, lốisống thanh niên và xây dựng lối sống thanh niên hiện nay ở nhiều góc độ:triết học, xã hội học, văn hóa học, tâm lý học, chủ nghĩa xã hội khoa học.Những nghiên cứu đó đã đi sâu phân tích đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi thanhniên, đặc điểm phát triển nhân cách thanh niên, khẳng định vai trò quan trọngcủa thanh niên trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước cũng như trong sựnghiệp xây dựng và phát triển đất nước hiện nay Trên cơ sở đó, các tác giảcũng khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng nhân cách, đạo đức, lốisống mới cho thanh niên Việt Nam hiện nay
Hai là, các công trình khoa học đã thực hiện việc khảo sát thực trạng
phát huy vai trò của các GTVHTT trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước, thực trạng vấn đề kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây
Trang 26dựng lối sống, thực trạng phát huy giá trị truyền thống trong giáo dục đạo đứccho thanh niên Các công trình nghiên cứu trên đều khẳng định vị trí và vaitrò không thể thay thế của thanh niên với tư cách lực lượng kế cận thế hệ đitrước, chủ nhân gánh vác trọng trách to lớn là tiếp nối sự nghiệp bảo vệ, xâydựng và kiến thiết nước nhà Vì vậy, vấn đề giáo dục lý tưởng cách mạng, đạođức, nhân cách, lối sống cho thanh niên nói riêng và thế hệ trẻ nói chung làvấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chính bản thân thanh niên cũngnhư với hiện tại và tương lai của đất nước, của dân tộc Các kết quả nghiêncứu cũng cho thấy khía cạnh thực tiễn của vấn đề khai thác và phát huyGTVHTT dân tộc trong sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nướcnói chung và vấn đề xây dựng nhân cách, đạo đức, lối sống của thanh niên,của thế hệ trẻ nói riêng Nhiều công trình nghiên cứu đã thực hiện những khảosát thực tiễn công phu, khoa học, với những con số thống kê, điều tra xã hộihọc, những khái quát có tính lý luận từ thực trạng xây dựng và hoàn thiệnnhân cách, đạo đức, lối sống thế hệ trẻ, từ thực trạng khai thác và phát huyGTVHTT nhằm thúc đẩy sự phát triển nói chung và phát triển con người nóiriêng Những thách thức, mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển cũngnhư xu hướng vận động phức tạp của đời sống đạo đức, văn hoá, nhân cách,lối sống nói chung và của thanh niên, sinh viên, thế hệ trẻ nói riêng cũng đãđược luận giải ở nhiều góc độ khác nhau
Ba là, trên cơ sở lý luận và kết quả khảo sát thực tiễn, các công trình
khoa học đã kiến nghị, đề xuất các giải pháp thực tiễn trong việc phát huy cácgiá trị truyền thống dân tộc trong xây dựng đạo đức, nhân cách, lối sống củathanh niên, của thế hệ trẻ Nhiều tác giả đã đề cập đến những giải pháp cụ thể,
ở góc độ động thái của chủ thể hành động nhằm giải quyết những vấn đề thựctiễn đặt ra trong xây dựng nhân cách, đạo đức, lối sống văn hóa của thanhniên Các công trình nghiên cứu, ở những góc độ, phạm vi và mức độ khác
Trang 27nhau, đã chỉ rõ những định hướng lớn trong việc khai thác và phát huyGTVHTT dân tộc cho sự phát triển lâu bền của đất nước, những định hướngcho việc xây dựng, phát triển, hoàn thiện nhân cách, lối sống của thanh niên,sinh viên, của thế hệ trẻ, đồng thời đề xuất nhiều hệ giải pháp khai thác vàphát huy GTVHTT nhằm xây dựng và phát triển nhân cách, đạo đức, lối sốngcủa thế hệ trẻ, đặc biệt trong quá trình đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tếsâu rộng Những giải pháp tập trung vào việc nâng cao vai trò lãnh đạo củaĐảng, vai trò quản lý của Nhà nước, vấn đề tăng cường công tác giáo dục,xây dựng môi trường văn hoá, và phát huy năng lực chủ quan của các chủ thểtrong việc xây dựng đạo đức, nhân cách, lối sống cho thế hệ trẻ, cho thanhniên, sinh viên Việt Nam hiện nay
3.2 Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết
Từ tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án với những kết quả
đã khái quát ở trên, có thể thấy một số vấn đề sau:
Thứ nhất, việc đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống thực chất vai trò
của GTVHTT như một nhân tố không thể thiếu đối với sự phát triển lối sốngcủa con người Việt Nam nói chung và thanh niên Việt Nam nói riêng vẫnchưa được đề cập một cách đúng mức, đặc biệt là chưa có sự luận giải mộtcách sâu sắc và có hệ thống về mối quan hệ biện chứng giữa GTVHTT vàphát triển lối sống thanh niên Việt Nam, về vai trò của GTVHTT đối với sựphát triển lối sống thanh niên Việt Nam hiện nay Cơ sở, nền tảng, nội lực vănhóa trong lối sống thanh niên, sức mạnh của của GTVHTT trong phát triển lốisống thanh niên, làm chuyển hóa lối sống thanh niên thành các giá trị văn hóavẫn chưa được đề cập và luận giải rành mạch, tương xứng với tầm vóc củaGTVHTT trong lối sống thanh niên Hướng nghiên cứu của tác giả luận án sẽtập trung luận giải ở góc độ triết học, mối liên hệ giữa GTVHTT dân tộc với
sự phát triển lối sống thanh niên Việt Nam, từ đó khẳng định và làm sâu sắc
Trang 28thêm lý luận về vai trò của GTVHTT đối với sự phát triển lối sống thanh niênViệt Nam, thể hiện ở việc tạo nền tảng tinh thần, ở sự định hướng, điều tiết vàtạo nguồn lực cho sự phát triển lối sống của thanh niên Việt Nam Đồng thờitác giả cũng luận giải thực chất vấn đề phát huy GTVHTT nhằm phát triển lốisống thanh niên Việt Nam.
Thứ hai, những khảo sát, điều tra về thanh niên, lối sống thanh niên, xu
hướng biến đổi lối sống thanh niên Việt Nam hiện nay được thực hiện chủyếu ở góc độ văn hoá học, xã hội học, tâm lý học Chiều cạnh triết học củavấn đề vai trò GTVHTT dân tộc với sự phát triển lối sống thanh niên ViệtNam hiện nay còn bỏ ngỏ và tiếp tục là vấn đề cần được đánh giá, khảo sát ởphạm vi và mức độ sâu sắc hơn Trên nền tảng lý luận về vai trò GTVHTTdân tộc đối với sự phát triển lối sống thanh niên Việt Nam, nghiên cứu sinh sẽtập trung khảo sát, đánh giá, nhận định ở góc độ triết học về thực trạng pháthuy vai trò GTVHTT dân tộc đối với sự phát triển lối sống thanh niên ViệtNam hiện nay, phát hiện những vấn đề đặt ra trong sự phát triển lối sốngthanh niên Việt Nam, từ chiều kích là GTVHTT dân tộc
Thứ ba, ở góc độ triết học, cần thiết phải đề xuất những giải pháp có
tính chuyên biệt, giúp không chỉ có ý nghĩa thực tiễn, mà còn có thể địnhhướng về phương pháp luận triết học trong việc giải quyết những vấn đềliên quan đến phát huy vai trò của GTVHTT dân tộc nhằm phát triển lốisống thanh niên Việt Nam Xuất phát từ vấn đề lý luận và thực tiễn về vaitrò và phát huy vai trò của GTVHTT dân tộc đối với sự phát triển lối sốngthanh niên Việt Nam, tác giả luận án sẽ tập trung vào hệ giải pháp để pháthuy có hiệu quả nhất, vai trò nền tảng, định hướng, điều tiết và tạo nguồnlực của GTVHTT đối với phát triển lối sống thanh niên Việt Nam cũng nhưtạo dựng môi trường, điều kiện cho việc chuyển hoá các giá trị văn hoátruyền thống trong lối sống thanh niên Việt Nam hiện nay
Trang 30Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VỚI SỰ PHÁT TRIỂN LỐI SỐNG CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM
1.1 Lý luận về giá trị văn hoá truyền thống và sự phát triển lối sống của thanh niên Việt Nam
1.1.1 Giá trị văn hoá truyền thống và giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam
* Giá trị văn hóa
Vấn đề giá trị là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học như
đạo đức học, triết học, văn hoá học, toán học, xã hội học Trong tiếng Hy lạp,
“axios” có nghĩa là giá trị, còn trong tiếng Anh, thuật ngữ “value” cũng mang
nghĩa giá trị Định nghĩa giá trị của Từ điển Bách khoa Triết học Nga được các
nhà khoa học xem là định nghĩa tốt nhất mà hiện nay nhiều từ điển khác sử dụngnhư là sự thừa nhận hợp lý Đây là định nghĩa dễ hiểu, có căn cứ để nhận biết cảnội hàm và ngoại diên: “Giá trị là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong các tàiliệu triết học và xã hội học dùng để chỉ ý nghĩa văn hoá và xã hội của các hiệntượng Về thực chất, toàn bộ sự đa dạng của hoạt động người, của các quan hệ
xã hội, bao gồm cả những hiện tượng tự nhiên có liên quan, có thể được thể hiện
là các “giá trị khách quan” với tính cách là khách thể của quan hệ giá trị, nghĩa làđược đánh giá trong khuôn thước của thiện và ác, chân lý và sai lầm, đẹp và xấu,được phép và cấm kỵ, chính nghĩa và phi nghĩa, v.v Khi định hướng đối vớihoạt động của con người, phương thức và tiêu chuẩn được dùng làm thể thứcđánh giá sẽ định hình ý thức xã hội và trong văn hoá thành các “giá trị chủ quan”(bảng đánh giá, mệnh lệnh và những điều cấm, mục đích và ý đồ được thể hiệndưới hình thức các chuẩn mực) Giá trị khách quan và giá trị chủ quan là hai cựccủa quan hệ giá trị của con người với thế giới” [77, tr 195 - 196]
Mọi sự vật, hiện tượng trong quan hệ với con người đều tiềm ẩn giá trị,nhưng những sự vật, hiện tượng có khả năng thỏa mãn, đáp ứng những nhucầu, mang lại lợi ích cho con người thì mới có giá trị, và ngược lại là không
Trang 31có giá trị, thậm chí là phản giá trị Do đó, giá trị chỉ tồn tại trong mối quan hệ
với nhu cầu của con người, cả vật chất lẫn tinh thần Giá trị có tính khách quan bởi nó gắn với thuộc tính của sự vật hiện tượng, đồng thời cũng có tính chủ quan bởi tuỳ thuộc vào sự đánh giá của chủ thể Địa vị xã hội, nhu cầu,
lợi ích của chủ thể không giống nhau, thậm chí đối lập nhau, do đó, có những
sự vật, hiện tượng là cái có giá trị với cá nhân, cộng đồng này, nhưng lại ít giátrị hoặc không có giá trị đối với cá nhân hay cộng đồng khác
Trong không gian thời gian khác nhau, giá trị cũng có những hình tháibiểu hiện khác nhau Một sự vật hiện tượng có giá trị ở điều kiện, hoàn cảnhnày, nhưng trong điều kiện, hoàn cảnh khác, lại ít giá trị hoặc không còn giá trị
Ba giá trị phổ quát, lý tưởng nhất mà nhân loại hướng tới là Chân - Thiện - Mỹ(cái đúng - cái tốt - cái đẹp) , nhưng nội hàm của các giá trị đó cũng khác nhau
ở mỗi quốc gia, dân tộc Như vậy, giá trị là một phạm trù có tính lịch sử, luôn
biến đổi cùng sự đổi thay của bản thân chủ thể, của đời sống xã hội cũng nhưcủa hiện thực khách quan Nhưng dù khác nhau về không gian, thời gian hay sựđánh giá, những nhu cầu của cá nhân hay cộng đồng càng cao đẹp, càng giàutính nhân văn thì những gì đáp ứng nó càng có giá trị cao, càng mang tính phổquát và bền vững
Tùy theo cách tiếp cận khác nhau, cùng một sự vật hiện tượng có thể cónhiều hình thái giá trị khác nhau, như giá trị vật chất, giá trị tinh thần, giá trịkinh tế, giá trị đạo đức, giá trị văn hóa, giá trị truyền thống, giá trị hiện đạiv.v trong đó, giá trị văn hóa là bao trùm nhất
Giá trị văn hóa là tổng thể ý nghĩa văn hoá của mọi sự vật, hiện tượng
trong quan hệ với hoạt động Người, có vai trò đặc biệt to lớn đối với việc hoànthiện tính Người, nhân cách con người cũng như đối với sự tiến bộ xã hội Vềbản chất, giá trị văn hóa phản ánh trình độ phát triển của cái đúng, cái tốt, cáiđẹp trong các mối quan hệ đa dạng, phong phú của con người, thể hiện sức
mạnh của tính Người, bản chất Người và là kết quả hoạt động sáng tạo của
nhiều thế hệ Đó cũng là những gì có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng
Trang 32trong những giai đoạn lịch sử nhất định, được cộng đồng thừa nhận, tônvinh, hướng tới, là yếu tố cốt lõi đóng vai trò định hướng suy nghĩ, hành vi,thái độ cách ứng xử của con người trong mối quan hệ với tự nhiên, với xãhội và với chính mình Ở góc độ xã hội, các giá trị văn hóa đều biểu hiệnkhát vọng, nhu cầu, lợi ích chân chính của các lực lượng tiến bộ và luôn tạo
ra các nhân tố làm gia tăng cái đúng, cái tốt, cái đẹp, làm đậm tính Ngườitrong mọi lĩnh vực của đời sống
Có thể chia giá trị văn hoá theo các lớp khác nhau: Giá trị văn hóatruyền thống và giá trị văn hóa hiện đại; giá trị văn hóa vật thể và giá trị vănhóa phi vật thể; giá trị văn hóa vật chất và giá trị văn hóa tinh thần; giá trị vănhoá dân tộc và giá trị văn hoá nhân loại v.v Trong sự vận động và phát triểncủa lịch sử xã hội, tiếp cận các giá trị văn hóa truyền thống trong mối quan hệvới hiện đại là một lát cắt quan trọng Nó cho phép xem xét những vấn đề từquá khứ đến đời sống đương đại và dự báo sự phát triển trong tương lai, thựcchất là “logic hoá” lịch sử của các giá trị văn hoá
* Giá trị văn hóa truyền thống
Theo Từ điển xã hội học hiện đại (của G.A Theodorson và A.G.Theodorson, New York, 1997), thì “truyền thống là một tập quán xã hộitruyền từ thế hệ này sang thế hệ khác qua quá trình xã hội hoá”, “truyền thốngđại diện cho niềm tin, giá trị và cách suy nghĩ của một nhóm xã hội” Theo
GS Trần Văn Giàu, “truyền thống là những đức tính hay những thói tục kéodài nhiều thế hệ, nhiều thời kỳ lịch sử và hiện có nhiều tác dụng, tác dụng cóthể là tích cực, có thể là tiêu cực” [26, tr 92] Truyền thống của một dân tộc làmột vấn đề rộng lớn, nó bao gồm cả truyền thống lịch sử, truyền thống dựngnước và giữ nước, truyền thống văn hoá, có thể là tập quán hay niềm tin xãhội được truyền lại qua các thế hệ Trong phạm vi nghiên cứu này, đề tàikhông xét toàn bộ truyền thống nói chung mà chỉ đề cập đến các giá trị củavăn hoá truyền thống Đó là giá trị văn hoá được các thế hệ trước chọn lọc,thẩm định, trao truyền lại cho thế hệ sau và biểu hiện tập trung nhất ở các giá
Trang 33trị tinh thần Các GTVHTT thấm trong quan niệm, tư tưởng, đạo đức, lối sốngcủa một dân tộc, vừa là kết tinh của văn hoá dân tộc, vừa thể hiện cốt cách,tâm hồn, triết lý nhân sinh của dân tộc đó
Từ góc nhìn hiện tại, giá trị văn hóa truyền thống không chỉ chuyển tảithông điệp của quá khứ, mà còn thể hiện thái độ và cách ứng xử của hiện tạiđối với các thông điệp đó Đó là sự thống nhất biện chứng giữa những gì đượctruyền lại từ quá khứ - cái khách quan - với sự lựa chọn và tiếp nhận của hiệntại - thông qua nhân tố chủ quan Từ đó, các GTVHTT tiếp tục hòa nhập vàothế giới của các giá trị mới, nhưng vẫn không mất đi bản chất của mình Khixem xét GTVHTT, ta thường đặt nó trong mối quan hệ với giá trị văn hoáhiện đại – những giá trị văn hoá nảy sinh từ những điều kiện kinh tế - xã hộimới Những giá trị văn hoá hiện đại thường gắn với tính tiên tiến và mangtính thời đại, trong khi các GTVHTT thể hiện đậm nét tính dân tộc, mang bảnsắc dân tộc, mang tính ổn định, bền vững Trong quá trình phát triển,GTVHTT không ngừng được bổ sung các yếu tố tiên tiến của thời đại đểthích nghi với đời sống hiện đại Điều đó đảm bảo cho các GTVHTT đượcduy trì, tiếp nối và tránh sa vào bảo thủ, lỗi thời – xu thế thường thấy củatruyền thống Mặt khác, các yếu tố hiện đại, khi đáp ứng nhu cầu văn hoáchân chính, được cộng đồng khẳng định, trở thành thói quen trong nhận thức
và hành động của số đông, sẽ trở nên tương thích với truyền thống và dần kếttinh thành giá trị, hoà nhập vào hệ thống GTVHTT Sự chuyển hoá này, vừađảm bảo cho yếu tố hiện đại có chỗ dựa vững chắc là truyền thống, vừa tránhdẫn đến xung đột, phủ nhận truyền thống – xu thế thường thấy của các yếu tốhiện đại Chính vì vậy, giá trị văn hoá truyền thống, trong nội hàm của nó đã thểhiện tính biện chứng, có mối gắn kết chặt chẽ với giá trị văn hoá hiện đại
Như vậy, GTVHTT là giá trị văn hoá hình thành và kết tinh từ lịch sử, được lưu truyền lại cho hiện tại và tương lai, thể hiện ý nghĩa của nó đối với đời sống của các thế hệ kế tiếp GTVHTT thuộc về văn hóa truyền thống,
nhưng không đồng nhất với văn hóa truyền thống GTVHTT là tinh hoa của
Trang 34văn hoá dân tộc, đã qua sự thẩm định khắt khe của lịch sử, đã khẳng địnhđược sức mạnh nội tại, sức sống lâu bền cũng như khí tiết, bản sắc của dântộc Những giá trị đó không chỉ biểu hiện tính có ích trong quá khứ, mà còngiúp chủ thể văn hóa nhận định, giải quyết những vấn đề hiện tại, dự tínhnhững kế hoạch của tương lai và hành động vì sự phát triển của dân tộc.
* Giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam
Mỗi dân tộc với điều kiện và không gian sinh tồn riêng đều tạo nên mộtnền văn hóa với các giá trị riêng của mình Lịch sử dựng nước và giữ nước củadân tộc Việt Nam hình thành trên dải đất có địa hình phức tạp, tài nguyênphong phú, đất đai màu mỡ, nhưng lại nằm trong khu vực nhiệt đới, gió mùa,nóng ẩm, mưa nhiều, bão lụt triền miên Để phát triển nền kinh tế nông nghiệp,
mà chủ yếu là trồng lúa nước, dân tộc Việt Nam đã phải liên tục chống chọi vớithiên tai, quai đê, lấn biển, chống lũ lụt Môi trường tự nhiên vừa thuận lợi, vừakhắc nghiệt, cuộc đấu tranh bền bỉ chống ngoại xâm, nền sản xuất nông nghiệpcùng nét đặc thù trong tiến trình phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội lànhững điều kiện khách quan nổi bật tạo nên những giá trị văn hoá tinh thần đặcsắc của dân tộc Việt Nam Bên cạnh đó, vị trí địa lý, địa văn hoá, địa chính trịcũng tạo điều kiện cho sự giao thoa, tiếp biến văn hoá và làm nên sự phong phú,
đa dạng của văn hoá truyền thống dân tộc Vấn đề này cũng đã có nhiều nhàkhoa học nghiên cứu và đúc kết những giá trị văn hoá quý báu của dân tộc ViệtNam Từ những kết quả nghiên cứu đó, có thể khái quát những nội dung cơ bảncủa GTVHTT như sau:
Một là, lịch sử lâu dài đấu tranh chống thiên tai, giặc dã đã hình thành một
cộng đồng Việt Nam chặt chẽ mà tính dân tộc nổi trội hơn tính giai cấp Sự đoànkết, gắn bó keo sơn giữa các thành viên trong cộng đồng, được hình thành trên
cơ sở của các cuộc khai hoang, mở nước, của nền sản xuất nông nghiệp gắn bó,phụ thuộc vào thiên nhiên, của công cuộc đấu tranh chống chọi với thiên tai và
sự xâm lược từ các thế lực bên ngoài Trước yêu cầu của sự sinh tồn, phát triển,tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam không chỉ thể hiện sự gắn kết
Trang 35giữa các thành viên trong cùng thế hệ mà còn giữa các thế hệ với nhau, hìnhthành ý thức về cái chung, về cội rễ của mình Ý thức hướng về nguồn cội, thểhiện rõ nét ở tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, trong đó có tín ngưỡng thờ cúng VuaHùng trở thành nét đặc sắc trong văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhắc nhở, “Các vua Hùng đã có công dựng nước,Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” Đó không chỉ là hướng về nguồncội, mà còn là sự tiếp nối nguồn cội, duy trì mạch nguồn sức mạnh vì sự vữngbền của đất nước, của dân tộc.
Hai là, sự gắn bó tự nhiên giữa cá nhân - gia đình - làng xã đã phát triển
thành sự gắn bó với một phạm vi lớn hơn là Tổ quốc Lịch sử lâu dài, nhiều khókhăn, gian khổ chống chọi với thiên nhiên để tồn tại, phát triển, tất yếu hìnhthành ở mỗi con người sự gắn bó máu thịt với mảnh đất quê hương, xứ sở Lòngyêu nước là tình cảm thiêng liêng mà mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, dân tộc đều
có, nhưng phát triển đến trình độ chủ nghĩa yêu nước thì đặc biệt nổi trội ở dân
tộc Việt Nam Tinh thần yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử, trở thànhsức mạnh bền vững làm nên sự trường tồn của dân tộc Chủ thể của chủ nghĩayêu nước Việt Nam là toàn thể dân tộc, chứ không phải của một vài cá nhânriêng lẻ Yêu nước không phải là những quan điểm lý luận có tính hệ thống,nhưng lại là nhân tố phổ biến trong tâm thức con người Việt Nam, thành đạo
lý, lẽ sống của các thế hệ nối tiếp nhau trong lịch sử dân tộc Yêu nước trởthành ngọn cờ tập hợp mọi lực lượng để chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lậpchủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc cũng như xây dựng vàkiến thiết nước nhà
Ba là, GTVHTT của dân tộc Việt Nam còn biểu hiện ở lòng yêu thương con người, kết thành chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn cao cả Tinh thần
tương thân, tương ái, giúp đỡ, sẻ chia mỗi khi gặp hoạn nạn, mất mùa, đói rét,
bệnh tật, đó là tính Người, là tình Người trong xã hội, được hình thành một
cách tự nhiên trong điều kiện sống với thiên nhiên khắc nghiệt, chiến tranh kéo
dài Tình yêu thương con người, ở dân tộc nào cũng có, nhưng “thương người
Trang 36như thể thương thân” là đạo lý đặc sắc của dân tộc Việt Nam Cách ứng xử,
yêu thương người khác như với chính bản thân mình, không chỉ biểu hiện sựthấu hiểu, thấu cảm, hiểu người, hiểu mình, mà đã chứa đựng một tầm tư tưởngnhân văn cao đẹp Tinh thần đó thể hiện trong ứng xử nhân đạo, nhân vănkhông chỉ với đồng bào mình, mà còn với cả kẻ thù của dân tộc Đó là truyền
thống lấy “đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” Truyền
thống đó không những được duy trì, tiếp nối trong suốt lịch sử dựng nước, giữnước của dân tộc mà còn phát triển ở tầm cao mới, kết tinh trong tư tưởng nhânvăn Hồ Chí Minh Đó là chủ nghĩa nhân đạo chiến đấu, vì con người, vì lươngtâm, nhân phẩm và giá trị cuộc sống của con người
Bốn là, GTVHTT của dân tộc Việt Nam còn biểu hiện ở tính cần cù, sáng tạo Đây cũng là một phẩm chất điển hình của dân tộc Việt Nam, mà ít
dân tộc nào bì kịp Với điều kiện sinh tồn đầy khó khăn, khắc nghiệt, conngười Việt Nam không thể tồn tại nếu không chăm chỉ, cần mẫn, sáng tạo.Mảnh đất giàu tài nguyên, nhưng cũng khắc nghiệt đã rèn rũa con người ViệtNam, hình thành tính cách chịu thương, chịu khó, biết quý trọng sức lao độngcủa mình, của người khác, biết linh hoạt trong sản xuất và đấu tranh, yêu laođộng và trân trọng thành quả lao động Xuất phát từ đòi hỏi của sự sinh tồntrên mảnh đất nhiều thiên tai và sự hiểm nguy của kẻ thù, tinh thần quả cảm
và sự linh hoạt, sáng tạo đã giúp dân tộc ta ứng phó và tồn tại trong bất kỳtình huống nào
Năm là, nét đặc sắc khác trong văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam là tinh thần yêu hoà bình Giá trị đó không tự nhiên có được, mà kết tinh
từ chính lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, với trên 12 thế
kỷ đấu tranh chống lại các lực lượng xâm lược từ bên ngoài Chính những mấtmát, đau thương của chiến tranh, khiến dân tộc Việt Nam thấu hiểu hơn hết ýnghĩa, giá trị của hai chữ hoà bình Nỗi đau chiến tranh càng lớn, khát vọng
hoà bình càng mãnh liệt Đối với dân tộc Việt Nam, “việc binh là việc bất đắc dĩ”, họ chỉ cầm súng khi kẻ thù buộc họ phải chiến đấu giữ đất, giữ làng, giữ
Trang 37từng tấc đất thấm mồ hôi, nước mắt và xương máu của bao thế hệ Họ chiếnđấu để bảo vệ hoà bình, để có hoà bình Đó là sự hội tụ của lòng nhân ái, yêuthương, cùng chủ nghĩa yêu nước chân chính của dân tộc Việt Nam
Đây là các GTVHTT tiêu biểu kết tinh từ lịch sử dân tộc Việt Nam vàđược các thế hệ không ngừng kế thừa, bổ sung, phát triển và làm phong phúthêm Bên cạnh đó là các giá trị khác cũng đã trở thành phẩm chất phổ biếncủa dân tộc Việt Nam như: Anh hùng, dũng cảm, vì nghĩa, khiêm tốn, giản dị,hiếu học, khoan dung, hoà hiếu Từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đãnghiên cứu và hệ thống hóa các giá trị đó một cách khoa học, khơi dậy, pháthuy những giá trị đó trong suốt thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc cũng nhưtrong xây dựng và phát triển đất nước Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm,BCHTƯ Đảng (khoá VIII) đã khẳng định các giá trị văn hoá nổi bật, mangđậm dấu ấn và bản sắc của dân tộc Việt Nam: “Lòng yêu nước nồng nàn, lòng
tự tôn, tự cường dân tộc, tinh thần cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng
xã - tổ quốc; lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình đạo lý; đức tính cần cùsáng tạo trong lao động; là đức hy sinh cao thượng, tất cả vì độc lập dân tộc,
vì hạnh phúc của nhân dân; là sự tế nhị trong cư xử, tính giản dị trong lốisống” [18, tr 10-11] Đó là các giá trị cần phải được giữ gìn, tiếp nối, pháthuy trong giai đoạn cách mạng mới
1.1.2 Lối sống và sự phát triển lối sống của thanh niên Việt Nam
* Lối sống, cấu trúc của lối sống, tính quy luật của sự hình thành và phát triển lối sống
Khái niệm lối sống
Theo quan điểm duy vật lịch sử, lối sống của con người luôn chịu sựquy định của phương thức sản xuất và điều kiện vật chất của xã hội Phươngthức sản xuất là nhân tố cơ bản, quy định cách sống của con người trong từnggiai đoạn nhất định của lịch sử Phương thức sản xuất khác nhau sẽ tạo nên lốisống khác nhau Địa vị kinh tế, xã hội khác nhau cũng hình thành lối sốngkhác nhau Lối sống của giai cấp quý tộc phong kiến khác với lối sống của
Trang 38giai cấp nông nô, khác với lối sống của giai cấp tư sản Như vậy, lối sống
mang tính giai cấp Mặt khác, lối sống của con người còn là bức tranh phản
chiếu hệ chuẩn giá trị đã được cộng đồng dân tộc thừa nhận, luôn gắn với hệ
thống giá trị văn hoá, tinh thần của dân tộc đó, do đó, lối sống còn mang tính dân tộc Bên cạnh đó, lối sống còn phản ánh thái độ, giá trị, thế giới quan cá
nhân, thể hiện bản sắc cá nhân, đồng thời còn chịu ảnh hưởng của cả tập quán
tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng Do đó, lối sống vừa mang tính xã hội, vừa mang tính cá nhân, là biểu hiện của “cái xã hội trong cái cá nhân” [94, tr.28] Như vậy, lối sống là cách mà con người và cộng đồng người sống dựa trên một tiền đề kinh tế - văn hoá - xã hội nhất định Lối sống là biểu hiện cụ thể
của phương thức sống Cùng một phương thức sống, nhưng con người ở cáccộng đồng, các xã hội khác nhau, trong điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau cóthể có những lối sống khác nhau
Trong nhiều công trình khoa học đã được công bố, vấn đề lối sốngtrong quan hệ với những phạm trù khác như lý tưởng sống, phong cách sống,mức sống, chất lượng sống đã được luận giải thấu đáo Trong phạm vi nghiêncứu này, đề tài bước đầu xem xét cấu trúc của lối sống cũng như quy luật hìnhthành và phát triển lối sống
Cấu trúc của lối sống
Có thể xem xét các yếu tố cấu thành lối sống từ các lát cắt khác nhau Nếunhìn đời sống con người từ hai lĩnh vực cơ bản là đời sống vật chất và đời sống
tinh thần, có thể xem lối sống bao gồm khía cạnh vật chất và khía cạnh tinh thần Khía cạnh vật chất của lối sống biểu hiện ở cách thức tiến hành lao động,
thiết lập các quan hệ lao động và cách thức thoả mãn nhu cầu vật chất của conngười Khía cạnh tinh thần của lối sống biểu hiện chủ yếu ở phương thức sángtạo, sử dụng và lưu giữ các giá trị tinh thần như văn hoá, đạo đức, thẩm mỹ, là sựphản ánh đời sống vật chất của lối sống và do nội dung vật chất quy định Tuynhiên, thực tế cũng cho thấy, có lối sống văn hoá, với những giá trị cao đẹp, lạiđược tạo dựng trên nền tảng vật chất nghèo nàn, lạc hậu và khi điều kiện vật chất
Trang 39đã thay đổi, những yếu tố của lối sống cũ vẫn được bảo tồn và phát huy trongthời kỳ mới, như lối sống trọng tình nghĩa của dân tộc Việt Nam
Nếu nhìn từ các lĩnh vực trong đó hoạt động sống của con người được
thực hiện, thì lối sống biểu hiện qua những hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, hoạt động tiêu dùng, sinh hoạt, giao tiếp, trong đó, hoạt động kinh tế
đóng vai trò quyết định Cách thức hoạt động chính trị, xã hội, cách thức tiêudùng hay ứng xử, giao tiếp hàng ngày của con người xét đến cùng đều bị quyđịnh bởi phương thức hoạt động kinh tế, và ngược lại, cách thức hoạt độngcủa con người trong lĩnh vực chính trị, xã hội, sinh hoạt, tiêu dùng hay giaotiếp đều tác động đến hoạt động kinh tế ở những mức độ khác nhau Lát cắtnày cho phép xem xét lối sống trong tính cụ thể với những mối quan hệ,những lĩnh vực cụ thể mà mỗi thành viên trong cộng đồng thực hiện phươngthức sống của mình
Nếu xét theo chiều sâu hoạt động sống của con người với tính cách một
chủ thể có ý thức, lối sống bao gồm mặt tư tưởng và mặt thực tiễn Mặt tư
tưởng của lối sống, thể hiện ở quan điểm, nhận thức về lối sống trong đó “lẽsống là nhân lõi tinh thần của lối sống, nó quy định mặt ý thức, tình cảm, lýtưởng và mục tiêu của lối sống” [39], thể hiện thế giới quan cá nhân, có tácdụng dẫn dắt, định hướng cho lối sống Mặt thực tiễn của lối sống, thể hiện ởthái độ và hành động sống Thái độ là sự biểu hiện ra bên ngoài của tư tưởng.Hành động sống là sự hiện thực hóa quan điểm, lẽ sống, là kết quả của sự lựachọn các chuẩn mực giá trị và của sự chuyển hóa từ nhận thức, thái độ sanghành động Một quan điểm sống đúng đắn theo các chuẩn mực giá trị, sẽ hìnhthành động cơ thúc đẩy sự lựa chọn thái độ sống phù hợp và thực hiện hành vi
theo các giá trị văn hóa như là các hành động có tính người, khẳng định giá trị
làm người Ngược lại, những quan niệm sai lầm về lối sống có thể dẫn đếnnhững thái độ và hành động lệch lạc, phản văn hoá, thậm chí có thể gây nguyhại cho cá nhân và cộng đồng Như vậy, trong lối sống có sự thống nhất giữađiều kiện khách quan của cuộc sống với sự lựa chọn có chủ đích của con
Trang 40người về chuẩn mực, thái độ bên trong của mỗi cá nhân và cộng đồng, có sựthống nhất giữa tư tưởng và hành động, giữa quan điểm, thái độ và hành vi.Lối sống luôn phụ thuộc vào đặc điểm của hình thái kinh tế - xã hội, vào nềnvăn hóa, vào chuẩn giá trị xã hội mà cá nhân lựa chọn và hấp thu, đồng thờicũng biểu hiện thế giới quan và nhân sinh quan của cá nhân cũng như cộngđồng Lối sống cũng có quy luật hình thành và phát triển của nó
Tính quy luật của sự hình thành, phát triển lối sống
Lối sống không được sinh ra cùng bản thân cá nhân con người Với tínhcách là những hoạt động và cách thức tiến hành hoạt động sống của conngười, lối sống của mỗi cá nhân hay cộng đồng là kết quả của quá trình tíchluỹ hiểu biết, rèn luyện thói quen cùng sự trưởng thành về thể chất và tinhthần của chính họ Dựa trên thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học trước
đó, có thể khái quát quy luật hình thành và phát triển lối sống như sau:
Thứ nhất, sự hình thành và phát triển lối sống là quá trình thống nhất giữa cá nhân và xã hội Con người vốn là thực thể thống nhất giữa cái sinh vật
và cái xã hội, và về bản chất là “tổng hoà các quan hệ xã hội” Quá trình conngười hoàn thiện bản chất xã hội cũng là quá trình từng bước hình thành lốisống, vừa có sắc thái cá nhân, vừa mang dấu ấn xã hội, trong đó cái xã hội giữvai trò quyết định bản chất xã hội của lối sống, cái cá nhân tạo nên sắc thái riêng,những nét đặc thù trong nhận thức cũng như thực hành lối sống của con người
Sự hình thành và phát triển lối sống, do đó, cũng là quá trình xã hội hoá cá nhân
- tức quá trình hình thành, tạo lập và phát triển lối sống của mỗi người dưới tácđộng của các nhân tố xã hội để làm hoàn thiện tính xã hội của lối sống Mặt
khác, đó cũng là quá trình cá nhân hoá xã hội - tức quá trình khẳng định tính chủ
thể của lối sống và thông qua lối sống để tác động trở lại thế giới hiện thực, tạomôi trường thuận lợi cho sự phát triển đó
Thứ hai, sự hình thành và phát triển lối sống là quá trình thống nhất giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan Trong mỗi thời kỳ lịch sử, lối sống
của mỗi cá nhân hay cộng đồng đều chịu sự quy định của những điều kiện khách