phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng chi nhánh vĩnh long

72 315 0
phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng chi nhánh vĩnh long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỖ HOÀNG THIỆN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG CHI NHÁNH VĨNH LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Tháng 05 - 2014 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỖ HOÀNG THIỆN MSSV: 4114305 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG CHI NHÁNH VĨNH LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính ngân hàng Mã số ngành: 52340201 GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN NGUYỄN THANH BÌNH Tháng 05 - 2014 LỜI CẢM TẠ Em xin cám ơn quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trƣờng Đại học Cần Thơ đã truyền đạt cho em những kiến thức cần thiết và bổ ích trong những năm học qua. Đặc biệt em xin chân thành cám ơn thầy Nguyễn Thanh Bình đã trực tiếp hƣớng dẫn, góp nhiều ý kiến quý báu để em có thể hoàn thành luận văn của mình. Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban lãnh đạo ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng chi nhánh Vĩnh Long đã tiếp nhận thực tập và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Em xin cám ơn các anh, chị Phòng phục vụ khách hàng đã tận tình giúp đỡ, giải đáp thắc mắc để em có thể thực hiện đƣợc một cách tốt nhất luận văn của mình. Tuy nhiên, do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn hẹp nên khó tránh đƣợc những sai sót và khuyết điểm, rất mong nhận đƣợc sự góp ý của quý thầy cô, Ban lãnh đạo và các anh chị trong Ngân hàng. Cuối cùng, em xin gửi đến quý thầy cô, Ban lãnh đạo và các anh chị Phòng phục vụ khách hàng VPBank Vĩnh Long lời chúc sức khỏe và thành đạt ! Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014 Sinh viên thực hiện Đỗ Hoàng Thiện i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014 Sinh viên thực hiện Đỗ Hoàng Thiện ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Vĩnh Long, ngày ….. tháng ….. năm 2014 iii MỤC LỤC Trang CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU.................................................................................. 1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................ 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2 1.3.1 Phạm vi về thời gian ............................................................................... 2 1.3.2 Phạm vi về không gian............................................................................ 2 1.3.3 Đối tƣợng phân tích ................................................................................ 2 1.4 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI .................................................................................... 2 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................................. 4 2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN .............................................................................. 4 2.1.1 Những vấn đề chung về tín dụng ............................................................ 4 2.1.2 Các chỉ tiêu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân ................................. 8 2.1.3 Các tỷ số đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân ...................................... 9 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 11 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu................................................................ 11 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu .............................................................. 11 CHƢƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG CHI NHÁNH VĨNH LONG .............................................................. 12 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ........................................... 12 3.2 CƠ CẨU TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG BAN ..................... 12 3.3 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ........................ 15 3.4.1 Thu nhập ............................................................................................... 15 3.4.2 Chi phí ................................................................................................... 18 3.4.3 Lợi nhuận .............................................................................................. 19 3.4 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA NGÂN HÀNG ................................................................................................................... 20 iv CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG CHI NHÁNH VĨNH LONG ....................................................................................... 22 4.1 TÌNH HÌNH VỐN HUY ĐỘNG TẠI VPBANK VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2011-2013................................................................................................. 22 4.2 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI VPBANK VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2011-2013 ....................................................................................... 25 4.2.1 Doanh số cho vay.................................................................................. 27 4.2.2 Doanh số thu nợ .................................................................................... 28 4.2.3 Dƣ nợ .................................................................................................... 29 4.2.4 Nợ xấu ................................................................................................... 29 4.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI VPBANK VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2011-2013 ........................................................................... 30 4.3.1 Các sản phẩm tín dụng cá nhân của ngân hàng .................................... 30 4.3.2 Tín dụng cá nhân theo thời hạn ............................................................ 33 4.3.2 Tín dụng cá nhân theo mục đích sử dụng vốn ...................................... 37 4.3.3 Tín dụng cá nhân theo hình thức đảm bảo tiền vay .............................. 44 4.4 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI VPBANK VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2011-2013 THÔNG QUA CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH ....... 46 4.4.1 Tỷ số dƣ nợ cá nhân trên tổng tài sản ................................................... 46 4.4.2 Tỷ số dƣ nợ trên vốn huy động ............................................................. 47 4.4.3 Tỷ số vòng quay vốn tín dụng cá nhân ................................................. 48 4.4.4 Tỷ số thu nợ cá nhân ............................................................................. 48 4.4.5 Tỷ số dƣ nợ cá nhân trên tổng dƣ nợ .................................................... 49 4.4.6 Tỷ số nợ xấu cá nhân trên dƣ nợ cá nhân ............................................. 49 CHƢƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG CHI NHÁNH VĨNH LONG ................................................ 51 5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG ............... 51 5.1.1 Thuận lợi ............................................................................................... 51 5.1.2 Khó khăn ............................................................................................... 52 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG ............................................................. 53 v 5.2.1 Hoạt động huy động vốn ....................................................................... 53 5.2.2 Hoạt động tín dụng cá nhân .................................................................. 54 5.2.3 Nhân sự ................................................................................................. 55 5.2.4 Công tác tiếp thị, quảng bá, chăm sóc khách hàng ............................... 55 CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 57 6.1 KẾT LUẬN ................................................................................................ 57 6.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 60 vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 ............................................................................................................ 16 Bảng 4.1 Cơ cấu vốn huy động của VPBank Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 ... 22 Bảng 4.2 Tình hình tín dụng chung tại VPBank Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 ............................................................................................................................... 26 Bảng 4.3 Doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn của VPBank Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 .................................................................................................... 33 Bảng 4.4 Doanh số thu nợ cá nhân theo thời hạn của VPBank Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 .................................................................................................... 35 Bảng 4.5 Dƣ nợ cá nhân theo thời hạn của VPBank Vĩnh Long giai đoạn 20112013 ...................................................................................................................... 35 Bảng 4.6 Nợ xấu cá nhân theo thời hạn của VPBank Vĩnh Long giai đoạn 20112013 ...................................................................................................................... 36 Bảng 4.7 Doanh số cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn của VPBank Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 ........................................................................... 37 Bảng 4.8 Doanh số thu nợ cá nhân theo mục đích sử dụng vốn của VPBank Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 .................................................................................... 40 Bảng 4.9 Dƣ nợ cá nhân theo mục đích sử dụng vốn của VPBank Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 .................................................................................................... 41 Bảng 4.10 Nợ xấu cá nhân theo mục đích sử dụng vốn của VPBank Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 ............................................................................................. 42 Bảng 4.11 Tín dụng cá nhân theo hình thức đảm bảo tiền vay của VPBank Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 .................................................................................... 44 Bảng 4.12 Các tỷ số đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân của VPBank Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 ............................................................................................. 47 vii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức VPBank Vĩnh Long ............................................. 13 Hình 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank Vĩnh Long giai đoạn 20112013 ...................................................................................................................... 19 Hình 4.1 Cơ cấu vốn huy động của VPBank Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 ... 25 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHTM : Ngân hàng Thƣơng mại NHNN : Ngân hàng Nhà nƣớc TCTD : Tổ chức Tín dụng UBND : Ủy ban Nhân dân TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ : Tài sản cố định TSĐB : Tài sản đảm bảo TMCP : Thƣơng mại Cổ phần VPBank : Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Việt Nam : Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng VPBank Vĩnh Long Thịnh Vƣợng chi nhánh Vĩnh Long ix CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngân hàng thƣơng mại (NHTM) đƣợc ví nhƣ là xƣơng sống của nền kinh tế, tổ chức đứng ra làm trung gian giữa các doanh nghiệp, các cá nhân trong việc huy động vốn tiền nhàn rỗi và thực hiện phân phối lại vốn tiền tệ đó dƣới hình thức cấp tín dụng và đầu tƣ. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, hệ thống NHTM nƣớc ta chƣa bao giờ gặp nhiều nguy cơ thách thức nhƣ bây giờ, kinh tế khó khăn đã làm lộ rõ những yếu kém trong hoạt động của ngành. Nợ xấu, tái cấu trúc, sỡ hữu chéo, sai phạm trong quản lý, chiếm đoạt vốn khách hàng đang là những vấn đề đáng báo động. Trong đó, nghiêm trọng nhất vẫn là vấn đề nợ xấu, tính đến 9/2013 tỷ lệ này là 4,62% trên tổng dƣ nợ tín dụng. Doanh nghiệp là nhóm khách hàng đƣợc các ngân hàng đặc biệt chú trọng, vì đây là những khách hàng lớn, số món vay ít nhƣng số tiền vay nhiều, dễ quản lý và đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng. Kinh tế suy giảm, hàng hóa ế ẩm, hoạt động của nhóm khách hàng này gặp nhiều trở ngại, trong 3 năm trở lại đây đã có hơn 160 nghìn doanh nghiệp phải giải thể, phá sản số doanh nghiệp hoạt động cầm chừng rất lớn, đã góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng nợ xấu ngân hàng. Nhằm phân tán rủi ro, đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của mình, các NHTM dần chuyển sang phân khúc khách hàng cá nhân, những ngƣời có nhu cầu vay tiêu dùng. Sacombank, Vietcombank, Vietinbank, VPBank, ANZ, ACB là những ngân hàng đi đầu trong xu hƣớng này. Tuy nhiên mức độ đầu tƣ vào mảng khách hàng này của từng ngân hàng và ở từng chi nhánh là khác nhau. Bên cạnh đó, nhiều rào cản về thủ tục cho vay, phƣơng án trả nợ, tài sản đảm bảo, thu nhập của ngƣời vay đã hạn chế đáng kể việc tiếp cận vốn của nhóm khách hàng cá nhân. Vĩnh Long là một tỉnh ở trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long, dân số đông hơn 1 triệu ngƣời, với mức thu nhập tƣơng đối cao so với mặt bằng chung của vùng, đây là thị trƣờng tiềm năng đối với các NHTM. Thành phố Vĩnh Long, ngay từ khi đƣợc công nhận là thành phố loại III, đã có những bƣớc chuyển mình mạnh mẽ, mở rộng cơ sở hạ tầng, xây mới nhiều khu chung cƣ, khu nhà ở cao cấp, trung tâm thƣơng mại. Theo đó, nhu cầu về mức sống tiện nghi hơn, từ nhà ở, cơ sở vật chất gia đình, đến những dịch vụ vui chơi giải trí cũng tăng lên rất cao. Cạnh tranh đã diễn ra rất quyết liệt, hàng loạt các NHTM trên địa bàn đã tung ra những dịch vụ, sản phẩm tín dụng hấp dẫn nhằm khai thác tối đa nhu cầu tiêu dùng trên. Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng chi nhánh Vĩnh Long (VPBank Vĩnh Long), thực hiện Trang 1 những chỉ đạo từ Hội sở, với định hƣớng trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại đã và đang tham gia trong cuộc cạnh tranh thị phần khốc liệt trên. Nhằm tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng cá nhân nên tôi chọn đề tài: “Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Vĩnh Long” làm đề tài nghiên cứu của mình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần (TMCP) Việt Nam Thịnh Vƣợng chi nhánh Vĩnh Long (VPBank Vĩnh Long) giai đoạn 2011-2013, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân của VPBank Vĩnh Long trong giai đoạn 2011- 2013 thông qua các chỉ tiêu: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ và nợ xấu. Đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân của VPBank Vĩnh Long thông qua các tỷ số tài chính. Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng cá nhân tại VPBank Vĩnh Long trong thời gian tới. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi về thời gian Đề tài đƣợc thực hiện từ ngày 06/01/2014 đến ngày 28/04/2014. Số liệu trong đề tài đƣợc thu thập trong ba năm 2011, 2012 và 2013. 1.3.2 Phạm vi về không gian Đề tài đƣợc thực hiện tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng chi nhánh Vĩnh Long. 1.3.3 Đối tƣợng phân tích Hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2013. 1.4 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI Đề tài đƣợc chia thành 6 chƣơng: Chƣơng 1: Giới thiệu Chƣơng 2: Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Trang 2 Chƣơng 3: Khái quát về ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng chi nhánh Vĩnh Long. Chƣơng 4: Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng chi nhánh Vĩnh Long. Chƣơng 5: Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng chi nhánh Vĩnh Long. Chƣơng 6: Kết luận và kiến nghị. Trang 3 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Những vấn đề chung về tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác) trong đó bên cho vay ứng trƣớc vốn bằng tiền cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Trên cơ sở định nghĩa “Tín dụng ngân hàng” và đối tƣợng khách hàng cá nhân gồm cá nhân và hộ gia đình có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Vì vậy tín dụng cá nhân là hình thức tín dụng mà trong đó NHTM đóng vai trò là ngƣời chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn của mình cho khách hàng cá nhân hoặc hộ gia đình sử dụng trong một thời hạn nhất định, phải hoàn trả cả gốc và lãi với mục đích phục vụ đời sống hoặc phục vụ sản xuất kinh doanh dƣới hình thức hộ kinh doanh cá thể. (Lê Thị Mận, 2011, trang 66). 2.1.1.2 Phân loại tín dụng  Theo thời hạn tín dụng - Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dƣới một năm và thƣờng đƣợc sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lƣu động và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân. - Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 – 5 năm, đƣợc cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, loại tín dụng này đƣợc sử dụng để cung cấp cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.  Theo mục đích sử dụng vốn - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại cấp phát tín dụng cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất hàng hóa và lƣu thông hàng hóa. - Tín dụng tiêu dùng: là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nhƣ: mua sắm nhà cửa xe cộ, các hàng hóa bền chắc và cả những nhu cầu hằng ngày. Trang 4  Theo đối tƣợng tín dụng Căn cứ vào đối tƣợng tín dụng, tín dụng đƣợc chia thành hai loại: tín dụng vốn lƣu động và tín dụng vốn cố định. - Tín dụng vốn lưu động: là loại vốn tín dụng đƣợc sử dụng để hình thành vốn lƣu động của các tổ chức kinh tế, nhƣ cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu cho sản xuất. Tín dụng vốn lƣu động thƣờng đƣợc sử dụng để cho vay bù đắp mức vốn lƣu động thiếu hụt tạm thời. Loại tín dụng này thƣờng đƣợc chia ra các loại: cho vay dự trữ hàng hóa; cho vay chi phí sản xuất và cho vay để thanh toán các khoản nợ dƣới hình thức chiết khấu kì phiếu. - Tín dụng vốn cố định: là loại vốn tín dụng đƣợc sử dụng để hình thành tài sản cố định. Loại này đƣợc đầu tƣ để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới. Thời hạn cho vay là trung hạn và dài hạn. (Trần Ái Kết, 2008, trang 58).  Theo phƣơng thức hoàn trả nợ vay: Theo tiêu thức này, tín dụng có thể đƣợc phân chia thành các loại sau: - Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn. - Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp. - Cho vay trả nợ nhiều lần nhƣng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tùy khả năng tài chính của mình ngƣời đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào. (Nguyễn Minh Kiều, 2009, trang 179). 2.1.1.3 Nguyên tắc tín dụng - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Theo nguyên tắc này, tiền vay phải đƣợc sử dụng đúng theo mục đích đã đƣợc ngƣời đi vay thỏa thuận với ngân hàng và ngân hàng đã đồng ý. Đối tƣợng ngân hàng xem xét cho vay là các khoản chi phí mà ngƣời đi vay cần thực hiện phù hợp với nhu cầu đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh. Nói đến nguyên tắc là nói đến sự bắt buộc tuân thủ. Chính vì vậy, ngƣời đi vay phải sử dụng vốn đúng mục đích ghi trên hợp đồng tín dụng. Trƣờng hợp ngân hàng phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì ngân hàng có quyền thu hồi vốn trƣớc thời hạn để tránh tình trạng rủi ro do sự thất tín của ngƣời đi vay. Nếu khách hàng tuân thủ đúng nguyên tắc này của ngân hàng thì cũng có nghĩa giúp cho khách hàng sử dụng vốn vào sản xuất kinh doanh và nhƣ vậy sẽ tạo ra đƣợc lợi nhuận. Khi đó ngƣời đi vay đảm bảo đƣợc uy tín với ngân Trang 5 hàng, giúp ngân hàng thực hiện đƣợc vai trò của mình là góp phần phát triển sản xuất đồng thời cũng tạo ra lợi nhuận của chính mình. - Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Nhƣ chúng ta đã biết, ngân hàng cũng là một đơn vị kinh doanh và mục tiêu của ngân hàng cũng là lợi nhuận có đƣợc từ các khoản đầu tƣ – tín dụng. Một ngân hàng không thể tồn tại nếu các khoản cho vay của mình chỉ thu về đƣợc gốc hoặc chỉ có tiền lãi vì vốn mà ngân hàng sử dụng cho vay cũng là nguồn vốn ngân hàng đi vay, phải trả lãi. Nhƣ vậy, điều kiện vật chất để ngân hàng có thể tồn tại và phát triển là có thể thu về gốc và lãi sau khoảng thời gian cấp tín dụng cho khách hàng. Theo nguyên tắc bắt buộc, ngƣời đi vay phải chủ động trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng sau khi đáo hạn. Nếu đến hạn ngƣời đi vay không chủ động trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ phong tỏa tài khoản tiền gửi của khách hàng (trƣờng hợp khách hàng có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng), chuyển nợ quá hạn (trƣờng hợp không đƣợc cơ cấu lại thời hạn), hoặc ngân hàng có thể sử dụng biện pháp cứng rắn hơn nhƣ phát mãi tài sản để thu hồi nợ. Bất kì rủi ro sai hẹn nào từ phía ngƣời đi vay cũng có thể gây ra ảnh hƣởng đến hoạt động của ngân hàng. Trƣờng hợp nhiều khách hàng không có khả năng thực hiện đƣợc hoặc không muốn thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình có thể làm cho ngân hàng thua lỗ, thậm chí phá sản. Điều đó cũng có nghĩa sẽ tác động đến hoạt động kinh tế xã hội vì hoạt động của ngân hàng có ảnh hƣởng dây chuyền, có thể lây lan tới nhiều ngân hàng khác. (NHNN, 2001, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN về quy chế cho vay của Tổ chức Tín dụng (TCTD) đối với khách hàng). 2.1.1.4 Điều kiện cấp tín dụng 1. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Đối với khách hàng là pháp nhân và cá nhân Việt Nam: + Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự. + Cá nhân và chủ doanh nghiệp tƣ nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. + Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. + Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Trang 6 + Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nƣớc ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật của nƣớc mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nƣớc ngoài đó đƣợc Bộ Luật Dân sự của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật của Việt Nam quy định hoặc đƣợc điều ƣớc quốc tế mà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định. 2. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. 3. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. 4. Có dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tƣ, phƣơng án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. 5. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hƣớng dẫn của Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) Việt Nam. (NHNN, 2001, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc về quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng). 2.1.1.5 Đảm bảo tín dụng Bảo đảm tín dụng hay còn gọi là bảo đảm tiền vay là việc các NHTM áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro và tạo cơ sở pháp lý để thu hồi khoản nợ vay. Có hai loại bảo đảm tiền vay là: bảo đảm tiền vay bằng tài sản và bảo đảm tiền vay không bằng tài sản.  Bảo đảm tiền vay bằng tài sản: bảo đảm tiền vay bằng tài sản là việc khách hàng sử dụng các tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình để cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh vay vốn ngân hàng. o Cầm cố: Cầm cố là việc khách hàng sử dụng các tài sản, mà chủ yếu là các động sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình cầm cố ở ngân hàng để vay vốn. o Thế chấp: là việc khách hàng sử dụng giấy tờ (bản chính) chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của mình về các tài sản, mà chủ yếu là các bất động sản thế chấp ở ngân hàng để vay vốn. o Bão lãnh: là lời hứa của ngƣời thứ ba sẽ đứng ra trả nợ thay cho khách hàng vay vốn nếu ngƣời này không có khả năng trả nợ vốn vay cho ngân hàng. Trang 7  Bảo đảm tiền vay không bằng tài sản: bảo đảm tiền vay không bằng tài sản (còn gọi là cho vay tín chấp) là việc ngân hàng cho khách hàng vay không cần có bất kỳ tài sản nào là đảm bảo. (Lê Thị Mận, 2011, trang 80). 2.1.2 Các chỉ tiêu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân Doanh số cho vay Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chƣa thu hồi. Đây là chỉ tiêu tài chính thể hiện quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng. Doanh số thu nợ Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về vào một thời điểm nhất định nào đó. Dƣ nợ Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chƣa thu hồi đƣợc vào một thời điểm nhất định. Để xác định đƣợc dƣ nợ, ngân hàng sẽ dựa vào hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ: Dư nợ cuối kì = Dư nợ đầu kì + Doanh số cho vay trong kì – Doanh số thu nợ cuối kì Nợ xấu Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và sau đó đƣợc sửa đổi, bổ sung trong quyết định số 18/2007/QĐNHNN, tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo năm nhóm nhƣ sau: + Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; - Các khoản nợ quá hạn dƣới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại; - Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN. + Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn đƣợc điều chỉnh lần Trang 8 đầu); - Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN. + Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này; - Các khoản nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; - Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN. + Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; - Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN. + Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; - Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; - Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN. Nợ xấu: là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 theo quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN. 2.1.3 Các tỷ số đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân - Tỷ số dư nợ cá nhân trên tổng tài sản Dƣ nợ cá nhân Tỷ số dƣ nợ cá nhân/Tổng tài sản = Tổng tài sản Trang 9 Đây là tỷ số phản ánh mức độ đầu tƣ vào nghiệp vụ tín dụng cá nhân của ngân hàng hay nói cách khác tỷ số này có thể giúp nhà phân tích xác định quy mô tín dụng cá nhân của ngân hàng. - Tỷ số dư nợ trên vốn huy động Tỷ số dƣ nợ /Vốn huy động = Tổng dƣ nợ Vốn huy động Tỷ số này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào hoạt động cho vay. Nó có thể giúp chúng ta so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động bao gồm tiền gửi của của khách hàng, tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi của tổ chức tín dụng khác và phát hành giấy tờ có giá. - Tỷ số vòng quay vốn tín dụng cá nhân Doanh số thu nợ cá nhân Vòng quay vốn tín dụng cá nhân = Dƣ nợ cá nhân bình quân Chỉ tiêu này đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng cá nhân, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Trong đó: Dƣ nợ cá nhân đầu kì + Dƣ nợ cá nhân cuối kì Dƣ nợ cá nhân bình quân = 2 - Tỷ số thu nợ cá nhân Tỷ số thu nợ cá nhân Doanh số thu nợ cá nhân = Doanh số cho vay cá nhân Tỷ số này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay cá nhân của ngân hàng. Nhìn chung, hệ số này càng lớn so với 1 chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của ngân hàng càng tốt. - Tỷ số dư nợ cá nhân trên tổng dư nợ Dƣ nợ cá nhân Tỉ số dƣ nợ cá nhân/Tổng dƣ nợ = Tổng dƣ nợ Trang 10 Chỉ tiêu này cho biết tỉ trọng của dƣ nợ cá nhân trên tổng dƣ nợ. Chỉ số này càng lớn cho thấy mức độ đầu tƣ vào hoạt động tín dụng cá nhân càng cao. - Tỷ số nợ xấu cá nhân trên dư nợ cá nhân Nợ xấu cá nhân Tỷ số nợ xấu cá nhân/dƣ nợ cá nhân = Dƣ nợ cá nhân Tỉ số này đo lƣờng chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng cá nhân của ngân hàng. Tỉ số này càng thấp nghĩa là chất lƣợng tín dụng cá nhân của ngân hàng càng cao. (Thái Văn Đại, 2012, trang 138). 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu Số liệu trong đề tài là số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng chi nhánh Vĩnh Long trong giai đoạn 2011 - 2013, ngoài ra số liệu và thông tin còn đƣợc thu thập từ sách, báo, tạp chí, internet. 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu - Mục tiêu 1: Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp so sánh để phân tích thực trạng tín dụng cá nhân tại VPBank Vĩnh Long giai đoạn 2011 -2013. - Mục tiêu 2: Thông qua các tỷ số tài chính để đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân của VPBank Vĩnh Long. - Mục tiêu 3: Từ kết quả phân tích trên ta tổng hợp và suy luận để đề các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng cá nhân của VPBank Vĩnh Long trong thời gian tới. Trang 11 CHƢƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG CHI NHÁNH VĨNH LONG 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng chi nhánh Vĩnh Long là 1 trong 39 chi nhánh trực thuộc của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng. Đơn vị có con dấu riêng, tổ chức hạch toán các nghiệp vụ phát sinh theo đúng hệ thống kế toán của VPBank, thực hiện đầy đủ các chức năng của một ngân hàng TMCP về kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác theo quy định của VPBank, NHNN và của pháp luật. Trụ sở đặt tại: số 53, đƣờng Phạm Thái Bƣờng, Phƣờng 4, Thành phố Vĩnh Long.  Các mốc hình thành: Ngày 28/03/2008 đánh dấu cột mốc đầu tiên với việc khai trƣơng VPBank Phòng Giao Dịch Vĩnh Long. Ngày 05/08/2009 Công bố thành lập VPBank chi nhánh Vĩnh Long trên cơ sở Phòng giao dịch Vĩnh Long.  Chức năng, nhiệm vụ, vai trò và vị trí: - Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng VND, ngoại tệ và vàng. - Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, hùng vốn, liên doanh) bằng VND và ngoại tệ. - Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nƣớc, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển nhanh qua ngân hàng. - Kinh doanh ngoại tệ. - Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ. 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG BAN  Cơ cấu tổ chức: Tổng số cán bộ, công nhân viên là 23 ngƣời, trong đó: - Ban giám đốc: 2 ngƣời Phòng phục vụ khách hàng: 10 ngƣời Phòng kế toán giao dịch: 9 ngƣời Trang 12 - Phòng hành chính tổ chức: 2 ngƣời Ban Giám Đốc Phòng phục vụ khách hàng Phòng kế toán, giao dịch Phòng hành chính tổ chức Nguồn: Phòng hành chính tổ chức, VPBank Vĩnh Long Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VPBank Vĩnh Long  Nhiệm vụ từng phòng ban Ban giám đốc: - Xem xét nội dung thẩm định do phòng nghiệp vụ kinh doanh trình lên để quyết định cho vay hay không và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. - Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay và các hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cung cấp. - Quyết định các biện pháp xử lý nợ, cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, các chế tài tín dụng đối với khách hàng. - Tiếp nhận chỉ thị, nghị quyết từ hội sở sau đó phổ biến chung cho lãnh đạo các phòng ban. - Điều chỉnh mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của đơn vị. - Có thẩm quyền quyết định về tổ chức và đề xuất bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật hay nâng lƣơng cho các cán bộ công nhân viên trong đơn vị. Phòng phục vụ khách hàng - Nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội trong địa bàn hoạt động, lập và thực hiện kế hoạch, dự án khai thác nguồn vốn, chƣơng trình phát triển mạng lƣới và phát triển chi nhánh. Trang 13 - Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc thu hồi các khoản nợ đến hạn và đề xuất các biện pháp xử lý nợ quá hạn. - Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh và tái bảo lãnh trong và ngoài nƣớc theo quy định của NHNN và theo phân cấp ủy quyền của giám đốc, thực hiện các công tác phòng ngừa rủi ro. - Lập báo cáo thống kê và nghiệp vụ tín dụng theo các chế độ thông tin do Tổng giám đốc ban hành. - Quản lý theo dõi các tài sản thế chấp, cầm cố đƣợc lƣu giữ tại kho và báo cáo các nghiệp vụ theo chế độ quy định. - Tiếp cận thị trƣờng, thu thập thông tin, đề xuất các phƣơng án kinh doanh, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc. - Tìm kiếm khách hàng mới và giữ quan hệ tốt với khách hàng theo chiến lƣợc khách hàng của VPBank Vĩnh Long. - Thẩm định các phƣơng án, dự án vay vốn theo quy trình tín dụng trong phạm vi phân cấp ủy quyền của giám đốc chi nhánh. Hƣớng dẫn khách hàng làm thủ tục vay vốn, trình giám đốc phê duyệt. - Thực hiện các công tác khác do giám đốc chi nhánh giao. Phòng kế toán giao dịch - Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng nhƣ: chiết khấu chứng từ có giá, mở L/C, chuyển tiền điện tử… - Thực hiện công tác hoạch toán kế toán, theo dõi phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh tài chính, quản lý các loại vốn, tài sản tại chi nhánh, báo cáo hoạt động kinh tế - tài chính theo pháp lệnh kế toán – thống kê và theo chế độ báo cáo do tổng giám đốc quy định. - Hƣớng dẫn khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh, lập các thủ tục nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi các tổ chức kinh tế, cá nhân dịch vụ chi trả tiền kiều hối,… - Chấp hành đầy đủ, kịp thời nghiệp vụ tài chính đối với Ngân sách Nhà nƣớc theo quy định về nghiệp vụ tài chính của hệ thống. - Tổng hợp lƣu trữ hồ sơ tài liệu kế toán, giữ bí mật tài liệu theo quy định của Nhà nƣớc. - Quản lý tiền mặt tại quỹ, quản lý kho tiền, giấy tờ chứng từ có giá. Chi lƣơng, chuyển tiền vào thẻ và các nghiệp vụ kế toán khác. - Thực hiện các nghiệp vụ khác do Ban Giám Đốc giao. Trang 14 Phòng hành chính tổ chức - Tham mƣu cho giám đốc trong việc quản lý thực hiện chế độ chính sách đối với ngƣời lao động và thực hiện công tác phát triển nguồn nhân lực của chi nhánh. - Tham mƣu cho giám đốc về việc thực hiện các quy định của nhà nƣớc, của ngành có liên quan đến chính sách cán bộ theo đúng pháp luật hiện hành. - Tham mƣu cho giám đốc trong việc phân phối quỹ tiền thƣởng theo đơn giá tiền lƣơng đã đƣợc VPBank phê duyệt và thông báo. - Tham mƣu cho giám đốc trong việc mua sắm, quản lý, bảo dƣỡng toàn bộ phƣơng tiện trang thiết bị phục vụ kinh doanh tại chi nhánh và thực hiện công tác quản trị. - Tham mƣu cho giám đốc trong việc tổ chức thực hiện công tác bảo vệ an toàn tài sản, an ninh trật tự tại chi nhánh. 3.3 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Báo cáo phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động (kỳ kế toán ở đây là năm) của Ngân hàng. Việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng, trên cơ sở phân tích Ngân hàng có thể đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hàng năm, từ đó điều chỉnh chiến lƣợc hoạt động cũng nhƣ đƣa ra các quyết định kinh doanh phù hợp. Việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh đƣợc đánh giá qua ba chỉ tiêu cơ bản là thu nhập, chi phí và lợi nhuận. 3.4.1 Thu nhập Bảng 3.1 cho thấy, tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tƣơng đối khả quan, thu nhập tăng liên tục qua các năm, đặc biệt năm 2012 tăng gần 25% tƣơng ứng với số tiền 9.134 triệu đồng. Thu nhập của Ngân hàng đƣợc tổng hợp từ hai hoạt động chính là: thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi. Thu nhập lãi Giống nhƣ các TCTD khác, hoạt động chính của VPBank Vĩnh Long là cấp tín dụng cho nền kinh tế, do đó thu nhập từ lãi luôn chiếm một tỷ trọng rất cao trên 95% trong cơ cấu thu nhập. Chỉ tiêu này tăng liên tục qua các năm, năm 2012 con số này là 45.338 triệu đồng tăng 9.921 triệu đồng tƣơng ứng tăng 28,01%, năm 2013 chỉ tiêu đạt 46.581 triệu đồng tăng 1.243 triệu đồng tƣơng ứng tăng 2,74%. Đạt đƣợc kết quả nhƣ trên là quá trình phấn đấu nỗ lực rất nhiều của tập thể cán bộ nhân viên VPBank Vĩnh Long. Trang 15 Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 1. Tổng thu nhập Thu nhập lãi Thu nhập ngoài lãi -Thu nhập từ dịch vụ -Thu nhập khác 2. Tổng Chi phí Chi phí lãi Chi phí ngoài lãi -Chi phí dịch vụ -Chi phí khác 3. Lợi nhuận 2011 2012 2013 37.120 35.417 1.703 1.342 361 34.508 29.864 4.644 260 4.384 2.612 46.254 45.338 916 598 318 41.762 35.093 6.669 190 6.479 4.492 48.383 46.581 1.802 1.143 659 44.286 35.396 8.890 268 8.622 4.097 2012/2011 Số (%) tiền 9.134 24,61 9.921 28,01 (787) (46,21) (744) (55,44) (43) (11,91) 7.254 21,02 5.229 17,51 2.025 43.60 (70) (26,92) 2.095 47,79 1.880 71,95 2013/2012 Số (%) tiền 2.129 4,60 1.243 2,74 886 96,72 545 91,14 341 107,23 2.524 6,04 303 0,86 2.221 33,30 78 41,05 2.143 33,08 (395) (8,79) Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - VPBank Vĩnh Long, 2011,2012,2013. Giai đoạn 2011-2013 là khoảng thời gian đầy thách thức đối với ngành ngân hàng: tăng trƣởng tín dụng thấp nhất trong vòng 20 năm trở lại, mức tăng lần lƣợt 8,91% và 12,51% vào các năm 2012, 2013; nợ xấu tăng vọt tính đến quý IV/2013 nợ xấu toàn hệ thống là 142,33 nghìn tỷ đồng chiếm 4,62% tổng dƣ nợ (Lê Minh Hƣng, 2013); áp lực đảm bảo an toàn cho hoạt động của toàn bộ hệ thống ngày càng gay gắt khi có tới 9 ngân hàng thuộc diện hoạt động kém hiệu quả phải tự tái cơ cấu, sát nhập theo chỉ thị của NHNN: vụ sát nhập 3 ngân hàng Sài Gòn, Đệ Nhất, Tín Nghĩa, tự tái cơ cấu đối với Navibank, TrustBank, TienPhong Bank. Tình hình kinh tế trên địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn: sức mua của thị trƣờng còn yếu, bất động sản chƣa có dấu hiệu phục hồi, nhiều doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả phải giải thể, giá cả một số mặt hàng nông thủy sản giảm thấp và kéo dài, nhiều dự án chậm tiến độ. Với những nguy cơ thách thức trên, VPBank Vĩnh Long đánh giá 2011-2013 là giai đoạn chiến lƣợc có ảnh hƣởng rất lớn đến sự ổn định và phát triển trong dài hạn của chi nhánh. Đây là khoảng thời gian Ngân hàng tập trung thực hiện chỉ đạo của Hội sở chính và đƣa ra cho mình những định hƣớng kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế. Phƣơng châm “tăng trƣởng của hoạt động tín dụng gắn liền với việc hạn chế tối đa nợ xấu” đƣợc Ngân hàng chú trọng hàng đầu trong giai đoạn này. Cũng trong thời gian này, VPBank Vĩnh Long đã chuyển hƣớng tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân, đây là nhóm khách hàng ít chịu ảnh hƣởng bởi sự khó khăn của nền kinh tế hơn là nhóm Trang 16 khách hàng doanh nghiệp và bƣớc đầu đạt đƣợc những kết quả khả quan, thu nhập từ nhóm khách hàng này tăng lên đáng kể, đóng góp lớn vào thu nhập từ lãi. Giai đoạn 2011 – 2013 là khoảng thời gian bội thu của Ngân hàng về mảng cho vay ngoại tệ. Trong giai đoạn này thị trƣờng ngoại hối luôn đƣợc NHNN kiểm soát ở mức ổn định. Lãi suất cho vay USD luôn thấp hơn rất nhiều so với cho vay bằng VND, cụ thể vào quý II/2013 lãi suất cho vay VND phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu ở mức 14,5%16%/năm (thấp nhất 13,5%/năm áp dụng đối với khách hàng DN cam kết bán ngoại tệ cho NH); lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh khác là 16,5%20%/năm; lãi suất cho vay lĩnh vực không khuyến khích từ 20-25%/năm. Trong khi đó, lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 6%-7,5%/năm đối với khoản vay ngắn hạn, 7,5%-9%/năm đối với khoản vay trung và dài hạn. Lãi suất hấp dẫn, khuyến khích rất nhiều doanh nghiệp vay vốn bằng ngoại tệ để bổ sung nguồn vốn cho hoạt động xuất nhập khẩu. Áp dụng chặt chẽ thông tƣ số 03/2012/TT-NHNN về việc cho vay bằng ngoại tệ, Ngân hàng tiến hành phân tích thẩm định cẩn thận từng phƣơng án kinh doanh, năng lực tài chính và đặc biệt chỉ những doanh nghiệp có khả năng trả nợ vay bằng ngoại tệ mới đƣợc vay vốn ngân hàng. Do làm tốt công tác thẩm định khách hàng và lƣợng doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ cao nên việc cho vay bằng ngoại tệ đã đem lại nguồn thu lãi tƣơng đối cao cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, các khoản cho vay trung hạn vào năm 2011 bắt đầu thu đƣợc lãi, nguồn thu này góp phần đáng kể vào thu nhập lãi của chi nhánh trong giai đoạn này. Thu nhập ngoài lãi Thu nhập ngoài lãi chủ yếu là nguồn thu từ hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại hối. Thu nhập ngoài lãi tuy không phải là thế mạnh của Ngân hàng, nhƣng đây là một nguồn thu không thể thiếu. Qua bảng số liệu ta thấy, thu nhập ngoài lãi có sự biến động lớn giảm 787 triệu đồng vào năm 2012 và tăng trở lại hơn 886 triệu đồng vào năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu của sự biến động thu nhập ngoài lãi là do sự biến động của nguồn thu từ hoạt động dịch vụ, nguồn thu này luôn chiếm trên 65% trong cơ cầu thu ngoài lãi. Do chi nhánh có quy mô tƣơng đối nhỏ, hoạt động chính là nghiệp vụ huy động vốn và cấp tín dụng cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nên hoạt động bên mảng dịch vụ rất hạn chế. Tuy chỉ chiếm tỷ trong nhỏ trong cơ cấu thu nhập chung nhƣng đây là một lĩnh vực kinh doanh không thể thiếu, vì nó tạo điều kiện cho Ngân hàng có thể bán chéo sản phẩm, tăng tính liên kết giữ chân khách hàng. Các sản phẩm thẻ của VPBank Vĩnh Long tập trung phân khúc vào một số nhóm khách hàng; Mastercard Platinum, VietNam Airline-VPBank Trang 17 Platinum mastercard dành cho khách hàng có thu nhập cao, những doanh nhân thành đạt; Mastercard E-card dành cho những khách hàng thƣờng xuyên giao dịch trên internet; thẻ tín dụng VPLady dành riêng cho phụ nữ; MasterCard M2C dành cho khách hàng trẻ trung, năng động và sành điệu. Kinh doanh thẻ của Ngân hàng chịu sự cạnh tranh rất quyết liệt với hơn 20 NHTM trên địa bàn, trong đó đáng chú ý là những thƣơng hiệu mạnh trên lĩnh vực thẻ: Vietcombank, Sacombank, ABBank. Do đó, thu phí từ việc phát hành và sử dụng thẻ biến động liên tục; giảm 55,44% tƣơng ứng số tiền 774 triệu đồng vào năm 2012, và tăng trở lại 91,14% tƣơng ứng 545 triệu đồng vào năm 2013. 3.4.2 Chi phí Chi phí lãi Tƣơng ứng với thu nhập, chi phí của Ngân hàng bao gồm 2 khoản đó là chi phí lãi và chi phí ngoài lãi. Nhìn chung chi phí lãi tăng liên tục qua các năm, nhƣng tốc độ tăng vẫn thấp hơn thu nhập lãi cụ thể: năm 2012 tăng 17,51%, năm 2013 tăng 0,86%. Năm 2012 với việc mở rộng hoạt động tín dụng, thì việc huy động vốn của Ngân hàng cũng có những bƣớc phát triển vƣợt bậc. Để góp phần kích cầu nền kinh tế, từ 9/2011 đến 6/2013 NHNN đã có tới 8 lần điều chỉnh giảm lãi suất. Đến cuối năm 2013, lãi suất huy động của Ngân hàng ở mức: không kỳ hạn và kỳ hạn dƣới 1 tháng ở mức 1-1,2%, kỳ hạn từ 1 tháng đến dƣới 6 tháng ở mức 5–7%, kỳ hạn từ 6 tháng đến dƣới 12 tháng ở mức 6,5-7,5/năm, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 7,5-9%/năm. Ảnh hƣởng chung của tình hình trong nƣớc, bất động sản Vĩnh Long vẫn khá trầm lắng, lƣợng tồn kho vẫn còn rất lớn, nhiều công trình thi công dở dang do thiếu vốn. Tình hình sản xuất kinh doanh trong tỉnh cũng không mấy khả quan, khi mặt hàng xuất khẩu chủ lực là thủy sản gặp phải nhiều thách thức, giá cả nguyên liệu vật tƣ đầu vào liên tục tăng cao, việc xuất khẩu bị hạn chế do những yêu cầu kỹ thuật, chất lƣợng sản phẩm. Nhìn chung đây là một giai đoạn đầy khó khăn đối với nền kinh tế của tỉnh, mặc dù lãi suất huy động đƣợc điều chỉnh về mức rất thấp, nhƣng do tâm lý ngại đầu tƣ vào bất động sản, ngại đầu tƣ vào hoạt động sản xuất kinh doanh nên việc gửi tiền vào ngân hàng là một lựa chọn an toàn và đem lại khoản lợi nhuận đáng kể. Việc trả lãi tiền gửi cho khách hàng tăng đã làm cho chi phí lãi tăng cao trong giai đoạn này. Bên cạnh việc mở rộng mạng lƣới khách hàng thì lãi suất huy động từ quý III năm 2013 đã ở mức rất thấp, chi phí từ việc huy động vốn giảm đi đáng kể chỉ tăng 0,86% so với năm trƣớc. Trang 18 Chi phí ngoài lãi Chi phí ngoài lãi là các khoản chi phí từ hoạt động dịch vụ, hoạt động kinh doanh ngoại hối, dự phòng rủi ro tín dụng, chi lƣơng thƣởng cho nhân viên và các chi phí phát sinh khác. Chỉ tiêu này tăng liên tục qua các năm, tăng lần lƣợt là 43,6% và 33,3% vào năm 2012, 2013. Xét về mặt tỷ trọng thì chi phí khác luôn chiếm rất cao trong cơ cấu hơn 94% vào năm 2011, khoảng 97% vào các năm còn lại. Do đó, chi phí ngoài lãi tăng chủ yếu là do việc tăng lên từ khoản mục chi phí khác. Dƣ nợ tín dụng trong 2 năm 2012 và 2013 ở mức rất cao, đặc biệt dƣ nợ năm 2013 lên đến 295.281 triệu đồng gấp 2,5 lần năm 2011 nên việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh trong giai đoạn này. Theo đổi giá trị phát triển bền vững VPBank Vĩnh Long luôn chú trọng thực hiện cam kết trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, tài trợ và đồng hành nhiều hoạt động cộng đồng; tài trợ quỹ “Vì ngƣời nghèo” của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Vĩnh Long, kết hợp với Hội Khuyến học tỉnh trao học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo vƣợt khó, tài trợ chƣơng trình “Trái tim nhân ái” với Đài truyền hình Vĩnh Long. Những khoản chi trên góp phần tăng đáng kể chi phí ngoài lãi của Ngân hàng. 3.4.3 Lợi nhuận triệu đồng 60.000 46.254 50.000 40.000 37.120 48.383 41.762 44.286 34.508 30.000 20.000 10.000 4.492 2.612 4.097 0 Năm 2011 Năm 2012 Thu nhập Chi phí Năm 2013 Lợi nhuận Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh- VPBank Vĩnh Long, 2011,2012,2013 Hình 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 Là khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi phí, lợi nhuận có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của một NHTM. Chỉ tiêu này không chỉ phản ánh lời lỗ trong quá trình kinh doanh, mà nó còn là cơ sở tín nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng. Hình 3.2 cho thấy, lợi nhuận của Ngân hàng có mức Trang 19 tăng trƣởng mạnh vào năm 2012 tăng 71,95% tƣơng ứng với số tiền 1.880 triệu đồng và có dấu hiệu chững lại trong năm tiếp theo giảm 8,79% tƣơng ứng với số tiền 395 triệu đồng. Năm 2012, đây là khoảng thời gian mở rộng hoạt động tín dụng cá nhân của Ngân hàng. Khác với tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp, tín dụng cá nhân thƣờng tài trợ cho mục đích tiêu dùng, và đặc điểm của hình thức cho vay này là số lƣợng các món vay nhiều trong khi giá trị món vay thấp nên lãi suất cho vay thƣờng cao. Bên cạnh đó trong thời gian này NHNN đã có 6 lần điều chỉnh lãi suất, tính đến cuối quý II trần lãi suất huy động đã đƣợc đƣa về 9%/năm và đến tháng 12 trần lãi suất huy động tiếp tục đƣợc đƣa về mức 8%/năm. Hƣởng lợi từ sự chênh lệch giữa lãi suất cho vay cao và lãi suất huy động thấp, lợi nhuận lãi là hiệu số giữa thu nhập lãi và chi phí lãi khá lớn 2.667 triệu đồng, khoảng chênh lệch này góp phần tạo nên mức tăng trƣởng của tổng thu nhập 1.880 triệu đồng. Bƣớc sang năm 2013, thu nhập lãi tăng trƣởng chậm chỉ tăng 1.243 triệu đồng, trong khi chi phí ngoài lãi tăng đến 2.221 triệu đồng, đây là nguyên nhân chính của sự giảm sút lợi nhuận trong năm 2013. Trƣớc sự khó khăn chung của tình hình kinh tế trên địa bàn, nhìn chung trong giai đoạn phân tích, lợi nhuận ở mức 9,7% so với tổng thu nhập năm 2012 và 8,5% vào năm 2013, đây là tín hiệu khả quan cho thấy Ngân hàng đã có những chiến lƣợc phù hợp đảm bảo lợi nhuận ổn định cho mình. 3.4 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA NGÂN HÀNG  Khách hàng: tăng trƣởng mạnh mẽ cơ sở khách hàng, bứt phá mạnh về thị phần trong phân khúc trọng tâm: khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ.  Sản phẩm: thực hiện cá biệt hóa mạnh mẽ trong các chính sách khách hàng và sản phẩm đối với từng phân nhóm khách hàng riêng biệt.  Quản trị rủi ro và công nghệ thông tin: triển khai đồng bộ hệ thống quản trị rủi ro và hệ thống kiểm soát rủi ro trong đó trọng tâm là hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng và rủi ro vận hành. Nâng cấp hệ thống giám sát và quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trƣờng, rủi ro vận hành. Xây dựng chiến lƣợc công nghệ thông tin và triển khai các dự án sáng kiến công nghệ thông tin.  Nguồn nhân lực: xây dựng chính sách đãi ngộ cạnh tranh, giúp thu hút và duy trì nguồn nhân lực trình độ cao. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc VPBank. Trang 20  Công tác truyền thông: tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, quan hệ công chúng để quảng bá, duy trì và nâng cao hình ảnh thƣơng hiệu mới của VPBank, tăng cƣờng nhận diện thƣơng hiệu trong công chúng. Trang 21 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG CHI NHÁNH VĨNH LONG 4.1 TÌNH HÌNH VỐN HUY ĐỘNG TẠI VPBANK VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 Bảng 4.1: Cơ cấu vốn huy động của VPBank Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Không kỳ hạn Có kỳ hạn Dƣới 12 tháng Từ 12 tháng trở lên Tổng VHĐ 2011 2012 2013 2012/2011 Số tiền 36.195 37.162 58.517 967 152.795 256.201 145.612 103.406 120.100 220.205 143.625 100.105 32.695 35.996 1.987 3.301 188.990 293.363 204.129 104.373 (%) 2013/2012 Số tiền 2,67 21.355 57,46 67,68 (110.589) (43,16) 83,35 (76.580) (34,78) 10,10 (34.009) (94,48) 55,23 (89.234) (30,42) Nguồn: Báo cáo tình hình huy động vốn – VPBank Vĩnh Long, 2011,2012,2013. Vốn huy động là nguồn vốn rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM, không chỉ phản ánh quy mô tài chính của một ngân hàng mà còn là cơ sở để đánh giá khả năng huy động vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế. Nhận tiền gửi từ các cá nhân và các tổ chức kinh tế là nghiệp vụ huy động vốn chủ yếu và duy nhất của Ngân hàng trong giai đoạn này. Nhìn chung, vốn huy động của VPBank Vĩnh Long biến động tƣơng đối lớn qua các năm; năm 2012 tăng 104.373 triệu đồng tƣơng ứng tăng 55,23%; năm 2013 giảm 89.234 triệu đồng tƣơng ứng giảm 30,42%. Phân theo hình thức huy động, vốn huy động gồm 2 phần: tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải thông báo cho ngân hàng. Do đây là loại tiền gửi có tính ổn định không cao nên lãi suất thƣờng rất thấp và chủ yếu phục vụ cho nhu cầu thanh toán qua ngân hàng hơn là việc hƣởng lợi tức từ việc cho ngân hàng vay. Nguồn tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng tăng qua các năm: năm 2012 chỉ tiêu này là 37.162 triệu đồng, tăng 2,67%; năm 2013 đạt 58.517 triệu đồng tăng 57,46%. Mặc dù năm 2012 nguồn tiền gửi này chỉ tăng 967 triệu đồng so với cuối năm 2011, nhƣng đây cũng là một tín hiệu khả quan đối với Trang 22 (%) Ngân hàng. Đến nay, tâm lý ƣu thích sử dụng tiền mặt trong thanh toán của ngƣời dân vẫn còn rất cao, một phần họ ngại những thủ tục khi thanh toán qua ngân hàng, một phần họ không muốn chia sẻ bất kỳ thông tin gì về thu nhập của mình. Ảnh hƣởng từ sự ảm đạm của nền kinh tế 2012, sức mua của thị trƣờng giảm, doanh nghiệp gặp khó khăn giá nguyên liệu đầu vào tăng cao trong khi giá bán sản phẩm thấp, thị trƣờng xuất khẩu bị hạn chế. Do đó, lƣợng tiền gửi thanh toán từ các doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn từ ngƣời dân chỉ tăng một tỷ lệ rất nhỏ 2,67%. Đến năm 2013, nhờ vào việc tích cực triển khai các giải pháp đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP, 02/NQ-CP của Chính phủ và Kế hoạch của Ủy ban Nhân dân (UBND), kinh tế toàn tỉnh đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ. Trong năm tỉnh đã đƣa ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuấ t kinh doanh , hỗ trơ ̣ thi ̣trƣờng , giải quyế t nơ ̣ xấ u cho doanh nghiê ̣p, trong đó sớm thƣ̣c hiê ̣n các chin ́ h sách về giảm, hoãn, gia ha ̣n tiề n nô ̣p thuế , tiề n sƣ̉ du ̣ng đấ t , cơ cấ u la ̣i nơ ̣ ngân hàng , điều chỉnh giảm laĩ suấ t đ ối với các khoản nơ ̣ vay cũ , đã giúp cho nhiều doanh nghiệp duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhu cầu thanh toán tiền qua ngân hàng tăng cao, theo đó là lƣợng tiền gửi thanh toán từ các doanh nghiệp “chảy” vào Ngân hàng rất nhiều, nên lƣợng tiền gửi không kỳ hạn đạt mức tăng trƣởng rất tốt trong năm 2013. Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền đƣợc gửi vào ngân hàng nhằm mục đích hƣởng lãi của khách hàng. Do đây là loại tiền gửi có kỳ hạn cố định, ngân hàng có thể chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này nên lãi suất thƣờng cao hơn rất nhiều so với loại tiền gửi không kỳ hạn, kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Qua bảng 4.1 ta thấy, khoản mục này biến động khá lớn: năm 2012 đạt 246.201 triệu đồng tăng 103.406 triệu đồng; năm 2013 chỉ còn 145.612 triệu đồng giảm 110.589 triệu đồng. Năm 2012 là khoảng thời gian mà Ngân hàng tập trung mạnh mẽ vào phân khúc khách hàng cá nhân. Bức phá mạnh về lƣợng khách hàng qua việc tiếp thị hình ảnh Ngân hàng và các sản phẩm đến từng hộ tiểu thƣơng ở chợ Vĩnh Long, chợ Long Châu từng hộ gia đình có tham gia sản xuất kinh doanh ở địa bàn Thành phố Vĩnh Long và các huyện lân cận Long Hồ, Tam Bình, Bình Minh. Ngoài ra chất lƣợng sản phẩm đƣợc Ngân hàng rất quan tâm, sản phẩm có tính cạnh tranh về lãi suất, thủ tục điền kiện đơn giản nhƣng vẫn đảm bảo thực hiện đúng quy trình của VPBank hội sở, từng cán bộ tín dụng, nhân viên giao dịch phải có thái độ ân cần và niềm nở với khách hàng. Là một tỉnh ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản của Vĩnh Long vẫn chiếm rất cao trong cơ cấu GDP lên đến 47,54% (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2012), khó khăn chung của nền kinh tế năm 2012 đã tác động Trang 23 không nhỏ đến hoạt động của khu vực này. Các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm có xu hƣớng phát triển chậm lại do ảnh hƣởng tình hình dịch bệnh, giá thức ăn chăn nuôi tăng, giá tiêu thụ sản phẩm giảm mạnh nhiều khi giá bán thấp hơn giá thành. Nghề nuôi thủy sản tiếp tục gặp nhiều khó khăn, nhất là nuôi cá tra do giá bán cá nguyên liệu thấp hơn giá thành từ 4-8% và giảm 13% so với cùng kỳ năm 2011. Mặc dù, vẫn còn một lƣợng vốn đủ để tái hoạt động sản xuất nhƣng với những nguyên nhân trên, đã làm hạn chế ý muốn này của các doanh nghiệp, các hộ gia đình. Khi vốn tín dụng tạm thời nhàn rỗi không thể đi vào hoạt động sản xuất thì xu hƣớng gửi tiền vào ngân hàng để hƣởng lãi là hƣớng đi phù hợp. Bảng số liệu cho thấy, trong 103.406 triệu đồng tăng lên của tiền gửi có kỳ hạn thì đã có đến 100.105 triệu đồng là tiền gửi kỳ hạn dƣới 12 tháng, điều này cho thấy doanh nghiệp, cá nhân chọn hình thức gửi tiền có kỳ hạn ngắn một mặt để hƣởng lãi, một mặt đang trông chờ vào tín hiệu khả quan của nền kinh tế để có thể tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh. Bƣớc sang năm 2013, tiếp tục là chính sách giảm lãi suất để kích cầu nền kinh tế của NHNN, tính đến tháng 9/2013 lãi suất huy động đã giảm đi rất thấp kỳ hạn dƣới 1 tháng ở mức 1-1,2%/năm, kỳ hạn từ 1 tháng đến dƣới 6 tháng ở mức 57%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dƣới 12 tháng ở mức 6,5-7,5%/năm, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 7,5-9%/năm. Thêm vào đó là tình hình kinh tế trên địa bàn tỉnh đã có những bƣớc khởi sắc, nhiều đơn đặt hàng xuất khẩu gạo, thủy sản, giày dép đƣợc ký kết, nhiều doanh nghiệp bắt đầu khởi động lại hoạt động sản xuất, sức mua trong dân cũng tăng lên. Lãi suất thấp, kinh tế có bƣớc phát triển mới nên nguồn vốn tín dụng đã chuyển sang hoạt động sản xuất, do đó lƣợng vốn chảy vào Ngân hàng trong thời gian này rất ít, giảm 110.589 triệu đồng so với năm 2012. Tỷ trọng Tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng, cụ thể năm 2011 chiếm 63,55%, năm 2012 tỷ lệ này là 75,06%, năm 2013 chiếm 70,36%. Hai loại tiền gửi còn lại là: tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên chiếm một tỷ lệ nhỏ luôn dƣới 20%, cá biệt năm 2013 tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn tăng lên gần 30% trong khi đó, tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên giảm đột ngột không tới 1%. Năm 2012, ảnh hƣởng khó khăn chung của nền kinh tế đã làm hạn chế ý muốn tham gia sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn, nên lƣợng vốn tạm thời nhàn rỗi “chảy” vào Ngân hàng rất nhiều. Mặc dù, tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên có tăng nhƣng mức độ tăng không đáng kể so với tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng, nên tỷ trọng của Trang 24 loại tiền gửi này đã tăng lên đến 75,06%. Sang năm 2013, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn chiếm gần 30% trong cơ cấu vốn huy động. 17,30 17,30 %% 19,15 19,15 %% 12,27 12,27 %% 0,97 0,97 %% 12,67 12,67 %% 28,67 28,67 %% 63,55 63,55 %% 75,06 75,06 %% Năm2012 2012 Năm Năm 2011 Năm 2011 KKH KKH KHdƣới dƣới12 12 KH 70,36 70,36 %% Năm 2013 Năm 2013 KHtrên trên12 12 KH Ghi chú: -KKH: Không kỳ hạn -KH dưới 12: Kỳ hạn dưới 12 tháng -KH trên 12: Kỳ hạn trên 12 tháng Nguồn: Báo cáo tình hình vốn huy động-VPBank Vĩnh Long, 2011,2012,2013 Hình 4.1: Cơ cấu vốn huy động của VPBank Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 Lãi suất huy động trong thời gian này đã hạ đến mức rất thấp, mức sinh lời của đồng tiền từ việc gửi ngân hàng đã không còn hấp dẫn, một lƣợng lớn khách hàng đã chuyển sang kênh đầu tƣ khác, lƣợng vốn tín dụng trong thời gian này chủ yếu là tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp. Nhìn chung cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng đang dịch chuyển theo hƣớng tăng tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn, giảm tỷ trọng tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, điều này làm hạn chế khả năng cấp tín dụng đối với nền kinh tế nhƣng cũng phần nào giảm bớt chi phí trả lãi của Ngân hàng. 4.2 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI VPBANK VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 Hoạt động cấp tín dụng trong ngân hàng bao gồm 4 hình thức: cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính và bảo lãnh; tuy nhiên nếu nghiên cứu ở mức độ hẹp thì tín dụng ở đây đƣợc hiểu là hoạt động cho vay đối với khách hàng. Là một chi nhánh tƣơng đối nhỏ nên hoạt động chính và quan trọng bậc nhất của VPBank Vĩnh Long là cho vay, thu nhập từ hoạt động này luôn chiếm tỷ trọng rất cao trên 95% trong cơ cấu thu nhập và ngày càng tăng qua các năm. Trang 25 Thông qua 4 chỉ tiêu cơ bản là doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ và nợ xấu chúng ta có thể phân tích và đánh giá rõ hơn quy mô tín dụng, khả năng thu hồi nợ cũng nhƣ chất lƣợng hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Bảng 4.2: Tình hình tín dụng chung tại VPBank Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng 2011 Chỉ tiêu Doanh số cho vay Cá nhân Doanh Nghiệp Doanh số thu nợ Cá nhân Doanh Nghiệp Dƣ nợ Cá nhân Doanh Nghiệp Nợ xấu Cá nhân Doanh nghiệp Số tiền 162.479 46.920 115.559 159.641 67.790 91.851 116.237 43.729 72.508 12 2 10 2012 Tỷ trọng (%) 100 28,88 71,12 100 42,46 57,54 100 37,62 62,38 100 16,67 83,33 Số tiền 114.467 58.650 55.817 71.533 43.075 28.458 159.171 59.304 99.867 19 8 11 2013 Tỷ trọng (%) 100 51,24 48,76 100 60,22 39,78 100 37,26 62,74 100 42,11 57,89 Số tiền 152.370 56.076 96.294 16.260 6.763 9.497 295.281 108.617 186.664 59 22 37 2012/2011 Tỷ trọng (%) 100 36,80 63,20 100 41,59 58,41 100 36,78 63.22 100 37,29 62,71 Số tiền (48.012) 11.730 (59.742) (88.108) (24.715) (63.393) 42.934 15.575 27.359 7 6 1 (%) Số tiền (%) (29,55) 37.903 33,11 25,00 (2.574) (4,39) (51,70) 40.477 72,52 (55,19) (55.273) (77,27) (36,46) (36.312) (84,30) (69,02) (18.961) (66,63) 36,94 136.110 85,51 35,62 49.313 83,15 37,73 86.797 86,91 58,33 40 210,53 300,00 14 175,00 0,10 26 236,36 Nguồn: Báo cáo tình hình tín dụng - VPBank Vĩnh Long, 2011,2012,2013. Trang 26 2013/2012 4.2.1 Doanh số cho vay Doanh số cho vay thể hiện quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng, thông qua chỉ tiêu này chúng ta có thể biết đƣợc thực trạng về nhu cầu vốn của nền kinh tế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng cạnh tranh của Ngân hàng tốt và nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế cũng tăng lên. Doanh số cho vay trong 3 năm của Ngân hàng có sự biến động lớn. Năm 2012 con số này là 114.467 triệu đồng, giảm 48.012 triệu đồng tƣơng ứng giảm gần 30% so với năm 2011; sang năm 2013 có sự tăng trƣởng trở lại đạt 152.370 triệu đồng, tăng 37.903 triệu đồng tƣơng ứng tăng 33,11% so với năm trƣớc. Hoạt động cho vay chịu ảnh hƣởng rất lớn từ nền kinh tế, khi kinh tế đang trong giai đoạn phát triển các thành phần kinh tế cần nhiều vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra lợi nhuận, ngƣợc lại khi kinh tế khó khăn, suy thoái thì nhu cầu này giảm đi rõ rệt. Thực trạng chung của nền kinh tế Việt Nam 2012 là: tốc độ tăng trƣởng GDP thấp nhất trong vòng 10 trở lại chỉ đạt 5,03%, nợ xấu ngân hàng tăng cao, thị trƣờng thu hẹp, sức mua giảm mạnh, lƣợng hàng tồn kho ở nhiều lĩnh vực vẫn còn rất lớn đặc biệt là tồn kho bất động sản. Những khó khăn trên đã tác động không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh: giá cả vật tƣ, nguyên liệu đầu tăng cao trong khi giá bán sản phẩm bấp bênh, nhiều lúc giá bán thấp hơn giá thành đặc biệt là ngành chăn nuôi thủy sản, gia súc gia cầm; xuất khẩu lúa gạo, thủy sản gặp rất nhiều trở ngại do các đối tác nhập khẩu đặt lên các rào cản kỹ thuật, rào cản thƣơng mại; nhiều doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng, số doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận rất ít, toàn tỉnh có 58 doanh nghiệp giải thể, 30 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Tính đến cuối năm 2012, lãi suất cho vay đã đƣợc hạ rất thấp, đối với 5 lĩnh vực ƣu tiên ở mức 9-12%/năm; cho vay lĩnh vực sản xuất - kinh doanh khác và tiêu dùng ở mức 12-15%/năm, trong đó lãi suất cho vay đối với các khách hàng tốt chỉ từ 9-11%/năm. Lãi suất thấp nhƣng do sự biến động của chi phí sản xuất cũng nhƣ thị trƣờng tiêu thụ nên rất ít doanh nghiệp đề nghị vay vốn. Chỉ những doanh nghiệp có lịch sử giao dịch tốt, phƣơng án kinh doanh, tài sản đảm bảo ổn định mới đƣợc Ngân hàng giải ngân, điều này làm cho doanh số cho vay năm 2012 giảm đáng kể. Xét về cơ cấu, bảng số liệu cho thấy có sự biến động lớn trong cơ cấu cho vay cá nhân, năm 2011 chiếm 28,88%; năm 2012 là 51,24%; sang năm 2013 là 36,8%. Trong cơ cấu cho vay của Ngân hàng thì tỷ trọng của cho vay cá nhân luôn thấp hơn cho vay doanh nghiệp nhƣng vào năm 2012 tỷ trọng này đã có sự thay đổi chiếm trên 50%. Kinh tế suy giảm, sản xuất kinh doanh đình truệ các doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng nên nhu cầu vay vốn của họ rất thấp, trong khi đó khách hàng cá nhân lại ít chịu ảnh hƣởng bởi sự biến Trang 27 động của nền kinh tế. Định hƣớng của VPBank là đến năm 2017 trở thành 1 trong 3 Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần bán lẻ hàng đầu Việt Nam, theo đó chiến lƣợc của Ngân hàng đã có sự thay đổi theo hƣớng tập trung hơn vào phân khúc khách hàng cá nhân. Với chiến lƣợc và điều kiện kinh tế nhƣ trên, doanh số cho vay cá nhân đã tăng lên đáng kể tăng 11.730 triệu đồng so với năm 2011, trong đó cho vay doanh nghiệp lại giảm đến 59.742 triệu đồng điều này giải thích cho sự đột biến của tỷ trọng cho vay cá nhân năm 2012. Bƣớc sang 2013, tình hình kinh tế khả quan, giá cả nguyên liệu đầu vào cũng nhƣ thị trƣờng tiêu thụ dần ổn định. Lãi suất đã đƣợc NHNN điều chỉnh về mức rất thấp để hỗ trợ các doanh nghiệp, lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực ƣu tiên chỉ còn 9%, trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn từ 9%-11,5%, lãi suất cho vay trung và dài hạn từ 11,5%-13%. Bên cạnh đó các doanh nghiệp trong tỉnh gặp nhiều thuận lợi hơn do đƣợc giảm, giản nợ thuế theo Nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ; đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ đƣợc xem xét gia hạn 9 tháng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) còn nợ trong năm 2011, gian hạn 6 tháng thời hạn nộp thuế Giá trị gia tăng, giảm 30% thuế TNDN trong năm 2012. Với những điều kiện thuận lợi trên doanh nghiệp mạnh dạn đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó họ cần nhiều vốn hơn cho hoạt động của mình, Ngân hàng đã tận dụng tốt cơ hội này tăng cƣờng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp và đạt đƣợc kết quả ấn tƣợng cho vay doanh nghiệp tăng 72,52% kéo theo sự tăng trƣởng trở lại của doanh số cho vay đạt 152.370 triệu đồng . 4.2.2 Doanh số thu nợ Là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt động tín dụng, doanh số thu nợ phản ánh nguồn vốn tín dụng ngân hàng thu về vào một thời điểm nhất định cũng nhƣ đánh giả khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng. Nhìn chung doanh số thu nợ giảm đáng kể qua 3 năm, cụ thể 2011 chỉ tiêu này là 159.641 triệu đồng, năm 2012 là 71.533 triệu đồng và năm 2013 là 16.260 triệu đồng. Chỉ tiêu này ở mức thấp và giảm dần qua các năm cho thấy hoạt động cho vay trung và dài hạn vẫn là thế mạnh của Ngân hàng. Năm 2012, tình hình kinh tế khó khăn ảnh hƣởng đến hoạt động của các doanh nghiệp, nên doanh số cho vay giảm đi đáng kể kéo theo đó là sụ giảm sút của doanh số thu nợ doanh nghiệp. Đây là khoảng thời gian, nhu cầu xây mới và mua nhà ở tăng rất cao. Khu nhà ở công nhân viên phƣờng 3 Thành phố Vĩnh Long bắt đầu chào bán từ cuối năm 2011 và sôi động vào đầu năm 2012, nhiều tuyến đƣờng mới hoàn thành nên nhu cầu xây nhà ở cũng tăng rất mạnh vào giai đoạn này. Hoạt động cho vay cá nhân đạt kết quả rất tốt, nhƣng đây chủ Trang 28 yếu là các khoản cho vay trả góp kỳ hạn lên đến 5 năm nên nguồn vốn chƣa đƣợc thu hồi ngay trong năm. Nguồn tiền thu về trong năm 2013 đã giảm đến mức rất thấp; thu nợ cá nhân là 6.763 triệu đồng, thu nợ doanh nghiệp là 9.497 triệu đồng, chỉ tiêu này chỉ bằng 10% của năm 2011. Các khoản cho vay trung và dài hạn chƣa đến hạn thu hồi, mặc dù doanh số cho vay trong kỳ đã tăng trƣởng trở lại nhƣng đa số đây là các khoản tín dụng đƣợc cấp vào thời điểm giữa và cuối năm nên doanh số thu nợ của Ngân hàng đã xuống mức rất thấp. 4.2.3 Dƣ nợ Dƣ nợ cho vay là chỉ tiêu tài chính thể hiện quy mô tín dụng của ngân hàng tại một thời điểm nhất định (thƣờng là ngày cuối cùng của tháng, quý, năm). Dƣ nợ trong kỳ thể hiện sự tƣơng quan giữa dƣ nợ đầu kỳ, doanh số cho vay và doanh số thu nợ trong kỳ; chỉ tiêu này cho thấy tại thời điểm hiện tại lƣợng vốn ngân hàng đã cấp cho nền kinh tế mà chƣa thu hồi là bao nhiêu tiền. Dƣ nợ cho vay tăng liên tục trong 2 năm và có chiều hƣớng năm sau tăng cao hơn năm trƣớc, năm 2012 tăng 36,94% đến năm 2013 tăng 85,5%. Dƣ nợ tăng chủ yếu xuất phát từ việc doanh số cho vay cao trong khi doanh số thu nợ đạt thấp, trong năm 2013 doanh số cho vay tăng trƣởng trở lại sau thời kỳ khó khăn của năm trƣớc, tăng 37.903 triệu đồng trong khi đó doanh số thu nợ lại giảm đến 55.273 triệu đồng, điều này đã góp phần đẩy dƣ nợ cho vay của Ngân hàng tăng mạnh lên đến 136.110 triệu đồng. Dƣ nợ đến cuối giai đoạn này đã gấp 2,5 lần dƣ nợ năm 2011, con số tƣơng đối lớn chứa đựng nhiều rủi ro nhƣng với công tác thẩm định, quan sát tốt khách hàng nguồn dƣ nợ này sẽ đem lại thu nhập đáng kể cho Ngân hàng trong tƣơng lai. Về mặt tỷ trọng, trong 3 năm dƣ nợ cá nhân luôn thấp hơn 40% , điều này cho thấy mặc dù đã tập trung hơn vào phân khúc khách hàng cá nhân nhƣng khách hàng doanh nghiệp vẫn còn là trọng tâm trong chiến lƣợc cho vay của Ngân hàng. 4.2.4 Nợ xấu Nợ xấu là một vấn đề đáng lo ngại đối mới mọi ngân hàng, chỉ tiêu này càng cao thì chất lƣợng tín dụng càng thấp. Hoạt động của hệ thống NHTM chịu ảnh hƣởng rất lớn từ những biến động của nền kinh tế và những quy định của NHNN. Khó khăn chung của tình hình sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011-2013 đã tác động tiêu cực đến các khoản cho vay của VPBank Vĩnh Long. Thực hiện nghiêm túc theo tinh thần quyết định 780/QĐ-NHNN về việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ cho khách hàng, tuy nhiên nợ xấu của toàn chi nhánh vẫn tăng rất cao trong giai đoạn phân tích, bắt đầu vào năm 2011 con số này ở mức 12 triệu đồng, sang năm 2012 là 19 triệu đồng và cuối giai đoạn lên đến 59 triệu đồng. Các khoản cho vay luôn đƣợc thẩm định rất Trang 29 cẩn thận và chi tiết, nhƣng khả năng trả nợ của khách hàng trong tƣơng lai thì không thể xác định đƣợc, đặc biệt là sự “ảm đạm” của nhóm khách hàng doanh nghiệp trong giai đoạn này. Về cơ cấu, nợ xấu doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao so với nợ xấu cá nhân lần lƣợt là 83,33% vào năm 2011, 57,89% vào năm 2012 và 62,71% vào năm 2013. Nguyên liệu đầu vào tăng cao, giá bán sản phẩm bấp bênh và khó tìm thị trƣờng đầu ra là điểm chung của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ngoài các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu (chủ yếu là lƣơng thực) có hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt khá, còn lại hầu hết các doanh nghiệp hiệu quả hoạt động thấp và hoạt động cầm chừng. Khó tiếp cận đƣợc nguồn vốn ngân hàng cũng là một hạn chế của doanh nghiệp trong giai đoạn này, lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm chỉ còn 9%/năm vào năm 2013, tuy nhiên do những do vấp phải những rào cản về thủ tục và điều kiện vay vốn nên có rất ít doanh nghiệp có thể tiếp tục duy trì hoạt động nhờ vào nguồn vốn này. Toàn tỉnh có đến 131 doanh nghiệp giải thể, 66 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong giai đoạn 2011-2013. Những diễn biến bất lợi trên đã góp phần làm tăng vọt nợ xấu doanh nghiệp từ 10 triệu đồng lên đến 37 triệu đồng vào cuối giai đoạn, góp phần đáng kể vào mức tăng của nợ xấu toàn chi nhánh. 4.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI VPBANK VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 4.3.1 Các sản phẩm tín dụng cá nhân của ngân hàng 4.3.1.1 Cho vay hộ kinh doanh Khách hàng có phƣơng án kinh doanh hiệu quả đang gặp vấn đề về vốn VPBank sẽ cùng chung tay với bạn. Đặc điểm: - Hạn mức cho vay: tối đa 80% đối với cho vay vốn lƣu động và 90% đối với cho vay đầu tƣ tài sản cố định (TSCĐ). - Thời gian cho vay: tối đa 12 tháng đới với cho vay vốn lƣu động và tối đa 60 tháng đối với cho vay đầu tƣ TSCĐ - Loại tiền vay: VND - Phƣơng thức trả nợ: cho vay theo món (lãi trả định kỳ, gốc trả định kỳ/cuối kỳ) hoặc cho vay theo hạn mức (trả lãi hàng tháng, gốc trả cuối kỳ). 4.3.1.2 Thấu chi cá nhân tiêu dùng Sản phẩm cho phép khách hàng có một nguồn tiền mặt sẵn sàng bất kỳ lúc nào. Đặc điểm: - Hạn mức cho vay: tối đa 6 tháng lƣơng, tối đa 200 triệu đối với hình thức tín chấp và tối đa 300 triệu đối với hình thức đảm bảo bằng tài sản Trang 30 - Thời hạn cho vay: tối đa 12 tháng - Loại tiền vay: VND - Phƣơng thức trả nợ: Lãi tính trên số tiền thấu chi và số ngày thấu chi thực tế, trừ vào tài khoản của khách hàng vào cuối tháng. 4.3.1.3 Cho vay Hộ kinh doanh bổ sung vốn lưu động trả góp Khách hàng thiếu hụt vốn kinh doanh hoặc có phƣơng án tăng vốn lƣu động để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. VPBank sẽ cùng chung tay với bạn. Đặc điểm: - Hạn mức cho vay: tối đa 90% đối với cho vay vốn lƣu động - Thời gian cho vay: tối đa 48 tháng - Loại tiền vay: VND - Phƣơng thức trả nợ: cho vay theo món (trả lãi định kỳ hàng tháng, gốc trả định kỳ hàng tháng, 2 tháng hoặc 3 tháng). 4.3.1.4 Tín chấp Cán bộ công nhân viên và cấp quản lý Không cần tài sản đảm bảo (TSĐB), khách hàng vẫn có thể đƣợc cấp tín dụng hạn mức cao với cơ chế ƣu đãi đến từ VPBank. Đặc điểm: - Hạn mức cho vay: tối đa 12 tháng lƣơng (tối đa 70 triệu đối với cấp nhân viên và tối đa 200 triệu đối với cấp quản lý) - Thời gian cho vay: từ 6 tháng – 36 tháng - Loại tiền vay: VND - Phƣơng thức trả nợ: Lãi trả hàng tháng (tính trên dƣ nợ vay ban đầu), gốc trả hàng tháng hoặc cuối kỳ. 4.3.1.5 Tín chấp cá nhân theo dư nợ thực tế Đáp ứng mọi nhu cầu chi tiêu nhanh chóng, thuận tiên, không cần tải sản đảm bảo. Đặc điểm: - Hạn mức cho vay: tối đa 12 tháng lƣơng, không quá 300 triệu đồng Thời gian cho vay: tối đa 36 tháng Loại tiền vay: VND Phƣơng thức trả nợ: Lãi và gốc trả hàng tháng (tính trên dƣ nợ thực tế). 4.3.1.6 Cho vay mua nhà cá nhân Cơ hội sở hữu ngôi nhà mơ ƣớc với sự hỗ trợ từ VPBank. Đặc điểm: - Hạn mức cho vay: tối đa 100% chi phí mua nhà/xây dựng/sửa chữa nhà nhƣng không vƣợt quá tỷ lệ cho vay trên TSĐB do VPBank quy định - Thời gian cho vay: tối đa 20 năm Trang 31 - Loại tiền vay: VND - Phƣơng thức trả nợ: Lãi trả hàng tháng, gốc trả hàng tháng hoặc cuối kỳ. 4.3.1.7 Cho vay cá nhân xây dựng/sửa chữa nhà Cơ hội nâng cao mức sống từ căn nhà mơ ƣớc. Đặc điểm - Hạn mức cho vay: tối đa 90% chi phí xây dựng/ sửa chữa nhà nhƣng không vƣợt quá tỷ lệ cho vay trên TSĐB do VPBank quy định. - Thời gian cho vay: tối đa 15 năm - Loại tiền vay: VND - Phƣơng thức trả nợ: lãi trả hàng tháng, gốc trả hàng kỳ. 4.3.1.8 Cho vay mua ô tô cá nhân Sản phẩm hỗ trợ tài chính cho cá nhân có nhu cầu mua ô tô phục vụ nhu cầu đi lại hoặc cho nhu cầu kinh doanh. Đặc điểm: - Hạn mức cho vay: tối đa 100% giá trị xe nhƣng không vƣợt quá tỷ lệ cho vay trên TSĐB do VPBank quy định - Thời gian cho vay: tối đa 60 tháng đối với sản phẩm ô tô cá nhân thành đạt và tối đa 48 tháng đối với sản phẩm ô tô cá nhân kinh doanh - Loại tiền vay: VND - Phƣơng thức trả nợ: Lãi trả hàng tháng, gốc trả hàng tháng hoặc cuối kỳ. 4.3.1.9 Cho vay cầm cố Giấy tờ có giá do VPBank phát hành Phƣơng án cho những khách hàng tiền gửi tại VPBank phát sinh nhu cầu vay vốn đột xuất. Đặc điểm: - Hạn mức cho vay: tối đa không vƣợt quá giá trị sổ tiết kiệm - Thời gian cho vay: tối đa không vƣợt quá thời điểm đáo hạn sổ tiết kiệm - Loại tiền vay: VND - Phƣơng thức trả nợ: Gốc, lãi trả cuối kỳ. 4.3.1.10 Cho vay hỗ trợ tài chính du học Sản phẩm hỗ trợ du học sinh bổ túc hồ sơ du học và thanh toán các chi phí du học – chắp cánh ƣớc mơ. - Hạn mức cho vay: tối đa chi phí du học do cơ sở đào tao cung cấp nhƣng không vƣợt quá tỷ lệ cho vay trên TSĐB do VPBank quy định - Thời gian cho vay: Tối đa thời gian du học + 12 tháng - Loại tiền vay: VND Trang 32 - Phƣơng thức trả nợ: Lãi trả hàng tháng, gốc trả hàng tháng hoặc cuối kỳ. 4.3.2 Tín dụng cá nhân theo thời hạn 4.3.2.1 Doanh số cho vay Chỉ tiêu tài chính cho ta biết thực trạng nhu cầu vốn của các chủ thể là cá nhân trong nền kinh tế. Cho vay khách hàng cá nhân bao gồm cho vay cá nhân và hộ gia đình có giấy phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Bảng 4.3: Doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn của VPBank Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng 2011 Thời hạn Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng 2012 Tỷ Số trọng tiền (%) 21.457 45,73 27.331 25.463 54,27 31.319 46.920 100 58.650 Số tiền 2013 Tỷ Số trọng tiền (%) 46,60 35.692 53,40 20.384 100 56.076 2012/2011 2013/2012 Tỷ Số trọng (%) Số tiền tiền (%) 63,65 5.874 27,38 8.361 36,35 5.856 23,00 (10.935) 100 11.730 25,00 (2.574) Nguồn: Báo cáo tình hình tín dụng - VPBank Vĩnh Long, 2011,2012,2013. Ngắn hạn Xét về mặt tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng tƣơng đối thấp, nhƣng tăng dần trong giai đoạn này, năm 2011 là chiếm 45,73%, năm 2012 là 46,6% và năm 2013 tỷ trọng này là 63,65%. Tỷ trọng tăng cao tƣơng ứng với việc chỉ tiêu này tăng liên tục qua các năm, tăng 27,38% vào năm 2012 và tăng 30,59% vào năm 2013. Tín dụng ngắn hạn cá nhân thƣờng tài trợ cho các mục đích tiêu dùng của ngƣời dân: mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, học tập, y tế, du lịch. Đối với loại tín dụng này, Ngân hàng thƣờng cho vay dƣới 2 hình thức: tín chấp đối với những khách hàng có thu nhập ổn định hàng tháng và có tài sản đảm bảo đối với nhóm khách hàng còn lại. Thành phố Vĩnh Long là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của tỉnh nên trên địa bàn có rất nhiều cán bộ công nhân viên chức nhà nƣớc, mức thu nhập hàng tháng của những ngƣời này thƣờng không cao lắm. Bên cạnh đó, từ đầu năm 2011 đến cuối năm 2013 nhiều cửa hàng điện máy liên tục đƣa ra những đợt giảm giá để kích thích tiêu dùng nhƣ: Minh Hoàng, Khai Trí, Dienmay.com, Thegioididong.com. Việc cần một khoản tiền lớn để chi tiêu trong khi thu nhập hàng tháng không đáp ứng đủ đã khuyến khích ngƣời dân đến vay vốn ngân hàng, góp phần cho doanh số cho vay ngắn hạn cá nhân tăng trƣởng rất Trang 33 (%) 30,59 (34,91) (4,39) tốt trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này Ngân hàng cũng tài trợ rất nhiều cho hoạt động thƣơng lái thu mua nông sản, hoạt động mua bán của các tiểu thƣơng ở chợ Vĩnh Long, doanh số cho vay từ nguồn này cũng góp phần đáng kể vào mức tăng trƣởng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng. Trung và dài hạn Cho vay cá nhân trung và dài hạn chủ yếu là các khoản cấp tín dụng cho đối tƣợng là hộ kinh doanh có nhu cầu bổ sung vốn lƣu động, đầu tƣ vào tài sản cố định và cho vay cá nhân trả góp xây và sửa chữa nhà, mua ô tô riêng. Năm 2012, VPBank Vĩnh Long bắt đầu đẩy mạnh hoạt động sang phân khúc khách hàng cá nhân và đạt đƣợc kết quả rất khả quan, doanh số cho vay tăng 11.730 triệu đồng so với năm trƣớc, trong đó cho vay trung và dài hạn tăng 23% góp 5.856 triệu đồng vào mức tăng chung của tổng cho vay cá nhân. Các sản phẩm tín dụng Ngân hàng tập trung cho nhóm khách hàng này là: cho vay trả góp hộ kinh doanh bổ sung vốn lƣu động; cho vay từng lần và cho vay theo món hộ kinh doanh để hình thành vốn lƣu động và đầu tƣ tài sản cố định; cho vay trả góp mua, xây dựng sửa chữa nhà ở cá nhân. Nghị định 16/NĐ-CP của Chính phủ quyết định thành lập thành phố Vĩnh Long vào năm 2009, qua hơn 3 năm đƣợc công nhận, thành phố đã có những bƣớc chuyển mình về kinh tế xã hội, đặc biệt là trên lĩnh vực hạ tầng đô thị. Theo đề án tỉnh sẽ chi 1.270 tỷ đồng để phát triển cơ sở hạ tầng cho thành phố (Quốc Dũng, 2014), nhiều tuyến đƣờng mới đƣợc xây dựng: đƣờng Trần Đại Nghĩa, đƣờng Võ Văn Kiệt, đƣờng 2 tháng 9 nối dài, bờ kè sông Cổ Chiên. Việc xây mới và nâng cấp các tuyến đƣờng đã tạo ra nhu cầu xây mới nhà cửa, sản xuất kinh doanh tăng rất cao; nhiều ngôi nhà mới khang trang, nhiều quán ăn, quán nƣớc mọc lên ven 2 bên lề đƣợc tài trợ bởi nguồn vốn của ngân hàng trong giai đoạn này. 4.3.1.2 Doanh số thu nợ Nhìn chung doanh số thu nợ trung và dài hạn giảm rất mạnh qua các năm, giảm 28.854 triệu đồng vào năm 2012 và tiếp tục giảm 842 triệu đồng vào năm sau, tính đến cuối năm 2013 thu nợ trung và dài hạn chỉ đạt 274 triệu đồng. Đặc điểm của các khoản vay trung và dài hạn là thời gian thu hồi vốn rất chậm trên 1 năm, đối với tín dụng cá nhân thì đây chủ yếu là các hình thức trả góp hoặc vay theo món lãi trả từng tháng, từng kỳ gốc trả cuối kỳ. Nguồn vốn gốc tạm thời chƣa thu hồi đƣợc, trong giai đoạn này chủ yếu là nguồn thu từ các khoản vay của năm trƣớc chuyển sang. Thu nợ ngắn hạn, trong giai đoạn này biến động phức tạp; từ mức 37.820 triệu đồng năm 2011, con số này năm 2012 là 41.959 triệu đồng và 6.489 triệu đồng vào cuối kỳ phân tích. Năm 2012, trái ngƣợc với sự sụt giảm của thu nợ trung và dài hạn, thu nợ ngắn hạn Trang 34 tăng 10,94%. Các tiểu thƣơng hoạt động ở chợ và hình thức thƣơng lái nông sản là nhóm khách hàng có vòng quay vốn nhanh, khi họ làm ăn có hiệu quả sẽ lập tức trả nợ ngân hàng, thu nợ từ đối tƣợng này tăng cao góp phần làm cho thu nợ ngắn hạn tăng trong năm 2012. Việc giảm lãi suất huy động và cho vay đã góp phần kích cầu tiêu dùng, với mục tiêu giảm tối đa chi phí cho việc tiêu dùng của mình và việc theo dõi thƣờng xuyên diễn biến lãi suất, ngƣời dân thƣờng đợi đến khi lãi suất hạ đến mức thấp mới vay vốn Ngân hàng. Số vốn ngắn hạn 35.692 triệu đồng đã cấp cho khách hàng trong năm 2013 thƣờng là vào 2 quý cuối năm nên trong kỳ Ngân hàng chƣa thu hồi lại đƣợc, doanh số thu nợ ngắn hạn giảm chỉ còn 6.489 triệu đồng. Bảng 4.4: Doanh số thu nợ cá nhân theo thời hạn của VPBank Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng 2011 Thời hạn Số tiền Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng 37.820 29.970 67.790 2012 Tỷ trọng (%) 55,79 44,21 100 Số tiền 41.959 1.116 43.075 2013 Tỷ trọng (%) 97,41 2,59 100 Số tiền 6.489 274 6.763 2012/2011 Tỷ trọng (%) 95,95 4,05 100 2013/2012 Số tiền (%) Số tiền (%) 4.139 (28.854) (24.715) 10,94 (96,28) (36,46) (35.470) (842) (36.312) (84,53) (75,45) (84,30) Nguồn: Báo cáo tình hình tín dụng - VPBank Vĩnh Long, 2011,2012,2013. 4.3.2.3 Dư nợ Bảng 4.5: Dƣ nợ cá nhân theo thời hạn của VPBank Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng 2011 Thời hạn Số tiền Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng 21.070 22.659 43.729 2012 Tỷ Số trọng tiền (%) 48,18 6.442 51,82 52.862 100 59.304 2013 Tỷ trọng Số tiền (%) 12,17 35.645 87,83 72.972 100 108.617 Tỷ trọng (%) 32,82 67,18 100 2012/2011 Số tiền (%) 2013/2012 Số tiền (14.628) (69,43) 29.203 30.203 133,29 20.110 15.575 35,62 49.313 Nguồn: Báo cáo tình hình tín dụng - VPBank Vĩnh Long, 2011,2012,2013. Quy mô tín dụng cá nhân ngày càng đƣợc mở rộng, dƣ nợ cuối giai đoạn phân tích đạt 108.617 triệu đồng gấp gần 2,5 lần dƣ nợ đầu giai đoạn là 43.729 triệu đồng. Xét về cơ cấu thì dƣ nợ trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn dƣ nợ ngắn hạn và sự biến động của loại dƣ nợ này cũng ổn định hơn. Trang 35 (%) 453,32 38,04 83,15 Mức tăng trƣởng lần lƣợt là 30.203 triệu đồng vào năm 2012 và tăng 20.110 triệu đồng vào tiếp theo. Năm 2012, là khoảng thời gian có mức tăng trƣởng cho vay cá nhân tốt nhất giai đoạn, mức tăng này phân bố đều cho cả 2 khoản mục là ngắn hạn tăng 5.847 triệu đồng, trung và dài hạn tăng 5.856 triệu đồng. Trong khi đó thu nợ ngắn hạn chỉ tăng 4.139 triệu đồng và thu nợ trung dài hạn giảm đến 28.854 triệu đồng, đây là nguyên nhân chính tạo ra mức tăng của tổng dƣ nợ vào năm 2012 là 15.575 triệu đồng. Bƣớc sang năm 2013, tiếp tục là sự sụt giảm của doanh số thu nợ, đặc biệt thu nợ ngắn hạn chỉ đạt 6.489 triệu đồng trong khi cho vay lên đến 35.692 triệu đồng, thu nợ trung và dài hạn là 274 triệu đồng trong khi cho vay là 20.384 triệu đồng. Từ ngày 02/05/2013 đến 30/06/2013 VPBank Vĩnh Long tung ra chƣơng trình cho vay siêu ƣu đãi lãi suất dành cho khách hàng cá nhân; cụ thể khách hàng có thể chọn phƣơng án lãi suất ƣu đãi 6%/năm trong 6 tháng đầu, áp dụng cho khoản vay có thời gian cam kết tối thiểu trên 24 tháng hoặc có thể chọn vay mua nhà đất, xây dựng sửa chữa nhà với mức lãi suất 9,99%/năm, áp dụng trong 09 tháng đầu tiên; vay mua xe ô tô với mức lãi suất cho vay 9,99%/năm, áp dụng trong 06 tháng đầu tiên; vay kinh doanh với mức lãi suất 9,99%/năm, áp dụng trong 3 tháng đầu tiên. Với mức lãi suất hấp dẫn và mang tính cạnh tranh này, doanh số cho vay cá nhân đƣợc giữ ở mức ổn định, nhƣng do thời gian của các khoản vay là ở giữa năm nên nguồn tiền này chƣa đƣợc thu hồi về vào cuối năm. Dƣ nợ cuối năm 2013 ở mức rất cao, điều này sẽ đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng trong những năm kế tiếp. 4.3.1.4 Nợ xấu Bảng 4.6: Nợ xấu cá nhân theo thời hạn của VPBank Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng 2011 Thời hạn Số tiền Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng Tỷ trọng (%) 0 0 2 100 2 100 2012 Số tiền 2013 Tỷ trọng (%) 0 0 8 100 8 100 Tỷ trọng (%) 0 0 22 100 22 100 Số tiền 2012/2011 Số tiền 0 6 6 (%) 2013/2012 Số tiền 0 300 300 0 14 14 Nguồn: Báo cáo tình hình tín dụng - VPBank Vĩnh Long, 2011,2012,2013. Bảng 4.6 cho thấy, toàn bộ nợ xấu cá nhân thuộc về các khoản mục cho vay trung và dài hạn (cho vay đối với hộ kinh doanh). Đặc điểm của các khoản vay này là thời hạn trên 1 năm, vòng xoay vốn tín dụng thƣờng cao, thời gian Trang 36 (%) 0 175 175 thu hồi nợ lâu, khả năng trả nợ của khách hàng chịu ảnh hƣởng rất lớn từ những biến động của tình hình kinh tế. Ngân hàng cấp các khoản tín dụng này nhằm mục đích tài trợ cho nhu cầu bổ sung vốn lƣu động để mở rộng hoạt động sản xuất hoặc đầu tƣ vào TSCĐ của các hộ kinh doanh. Nợ xấu đƣợc chốt lại ở các con số, 2 triệu đồng vào năm 2011, 8 triệu đồng vào năm 2012 và 22 triệu đồng vào năm 2013. Sự “ảm đạm” của ngành chăn nuôi trong năm 2012-2013 đã tác động không nhỏ đến tình hình chăn nuôi trên toàn tỉnh. Giá các loại thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao, cụ thể trong 5 tháng đầu năm 2013 giá thức ăn hỗn hợp dành cho gà đã tăng 8% và giá thức ăn hỗn hợp cho heo đã tăng 10,2% so với cùng kỳ (Trần Bá Nhân, 2013); trong khi giá gia súc gia cầm giảm mạnh đã làm cho ngƣời chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, tình hình dịch bên trên đàn gia súc gia cầm diễn biến phức tạp (dịch heo tai xanh và tiêu chảy cấp ở lợn) đã làm cho nhiều gia trại, trang trại buộc phải giảm đàn hoặc tạm ngừng chăn nuôi để hạn chế thua lỗ. Hoạt động của ngành sản xuất thủy sản cũng không mấy khả quan, chi phí đầu vào tăng vọt, trong khi đầu ra lại thiếu ổn định, tình trạng mất cân đối cung - cầu liên tục xảy ra. Các khoản vay lớn của ngân hàng đến hạn trả nhƣng không có nguồn thu, không còn tài sản và khả năng huy động vốn để duy trì sản xuất cũng nhƣ trả nợ ngân hàng. Nợ quá hạn trong lĩnh vực chăn nuôi của Ngân hàng tăng dần qua các năm và nợ xấu cũng tăng vọt trong giai đoạn này. 4.3.3 Tín dụng cá nhân theo mục đích sử dụng vốn 4.3.3.1 Doanh số cho vay Bảng 4.7: Doanh số cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn của VPBank Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng 2011 Mục đích Tiêu dùng Sản xuất và lƣu thông hàng hóa Tổng 2012 2013 2012/2011 19.603 Tỷ Số trọng tiền (%) 41,78 43.477 Tỷ Số trọng tiền (%) 74,13 22.941 Tỷ trọng (%) 40,91 27.317 46.920 58,22 15.173 100 58.650 25,87 33.135 100 56.076 59,19 (12.144) (44,46) 100 11.730 25,00 Số tiền Số tiền 23.874 (%) 2013/2012 Số tiền 121,79 (20.536) (47,23) 17.962 (2.574) Nguồn: Báo cáo tình hình tín dụng - VPBank Vĩnh Long, 2011,2012,2013. Trong xu hƣớng chậm lại của nền kinh tế sau một vài năm phát triển mạnh mẽ, khối khách hàng doanh nghiệp có dấu hiệu tăng trƣởng chậm và chứa đựng nhiều rủi ro, VPBank đã tập trung hơn vào phân khúc khách hàng cá nhân hƣớng tới tầm nhìn đầy tham vọng trở thành một trong 3 ngân hàng Trang 37 (%) 118,38 (4.39) TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Cho vay hộ kinh doanh, cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo và cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo là ba sản phẩm đƣợc VPBank đẩy mạnh vào năm 2012. Với chỉ đạo từ hội sở chính và những nổ lực của mình, VPBank Vĩnh Long đã đạt đƣợc thành tích đáng kể. Nhìn chung doanh số cho vay cá nhân trong giai đoạn này tăng 19,51% trong đó, tăng mạnh 25% vào năm 2012 và có sự chững lại đôi chút giảm 4,39% vào 2013. Tín dụng tiêu dùng Cho vay tiêu dùng là khoản mục biến động phức tạp trong giai đoạn này, tăng rất cao 23.874 triệu đồng vào năm 2012 và giảm mạnh 20.536 triệu đồng vào năm 2013. Thành phố Vĩnh Long là trung tâm kinh tế chính trị văn hóa xã hội của tỉnh, nơi đây tập trung rất nhiều các Ủy ban hành chính, trƣờng học, bệnh viện, các trung tâm thƣơng mại, siêu thị, nhà hàng khách sạn, nên số lƣợng cán bộ công nhân viên chức và ngƣời có thu nhập ổn định hàng tháng là rất cao. Nhóm khách hàng tiềm năng này đƣợc Ngân hàng rất chú trọng vì ít chịu ảnh hƣởng từ sự biến động của nền kinh tế hơn là khách hàng doanh nghiệp. Từ khi đƣợc công nhận là thành phố loại III, thành phố Vĩnh Long đã có những bƣớc chuyển mình mạnh mẽ phát triển nhanh về cơ sở hạ tầng, nhiều trung tâm thƣơng mại mua sắm đƣợc xây mới và mở rộng: siêu thị Co.op Mart, siêu thị Vinatex, Dienmay.com, trung tâm điện máy Minh Hoàng, trung tâm điện máy Khai Trí. Việc mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng cùng với việc thu nhập hàng tháng của ngƣời lao động cũng tăng đã kích thích nhu cầu sửa chữa xây dựng mới nhà cửa, mua sắm mới các vật dụng gia đình cũng nhƣ xe máy, ô tô tăng cao. Đây cũng là thời điểm VPBank Vĩnh Long thực hiện rất tốt chƣơng trình lãi suất ƣu đãi kỷ niệm 19 năm thành lập VPBank, tài trợ đến 1.900 tỷ đồng cho nhu cầu xây dựng sửa chữa nhà ở, mua ô tô riêng với mức lãi suất rất cạnh tranh chỉ 12%/năm. Doanh số cho vay tiêu dùng trong năm 2012 mức tăng trƣởng rất ấn tƣợng 121,79%. Bƣớc sang năm 2013, Ngân hàng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trong mảng khách hàng này với các ngân hàng trong cùng địa bàn: Sacombank, Techcombank, DongAbank, KienLongbank, Vietcombank. Đây là những ngân hàng hoạt động khá mạnh trong lĩnh vực này, với mạng lƣới khách hàng rộng lớn và liên tục đƣa ra những sản phẩm mới với lãi suất cạnh tranh đã tác động rất lớn đến thị phần khách hàng cá nhân. Năm 2013, tình hình kinh tế khả quan nhiều hộ kinh doanh bắt đầu lại hoạt động sản xuất, do đây là thế mạnh nên ngân hàng đã quay lại với mảng khách hàng này tác động đến doanh số cho vay tiêu dùng giảm đi đáng kể. Trang 38 Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa Qua bảng số liệu ta thấy, tốc độ tăng trƣởng của tín dụng tiêu dùng và tín dụng sản xuất lƣu thông hàng hóa ngƣợc chiều nhau, nổi bật là năm 2012 khi tín dụng tiêu dùng tăng 121,79% thì chỉ tiêu còn lại giảm 44,46%; sang năm 2013 tín dụng tiêu dùng giảm 47,23% trong khi tín dụng sản xuất tăng 118,38%. Cho vay cá nhân với mục đích sản xuất là thế mạnh của Ngân hàng thƣờng chiếm trên 50% trong cơ cấu cho vay cá nhân, tuy nhiên trong giai đoạn này đã có sự biến động rất lớn khi năm 2012 tỷ trọng đã giảm đến mức kỷ lục 25,87%. Thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, trong năm 2012 tình hình sản xuất và tiêu thụ của ngành gặp rất nhiều khó khăn. Các diễn biến bất lợi gặp phải ở cả khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; về sản xuất giá cá tra nguyên liệu, thức ăn công nghiệp, thú y thủy sản liên tục tăng mạnh từ đầu năm đến cuối năm; thị trƣờng xuất khẩu bị thu hẹp đặc biệt là thị trƣờng Châu Âu giảm sút rất mạnh, do các nƣớc trong khối này liên tục đặt lên các rào cản thƣơng mại, rào cản kỹ thuật lên sản phẩm xuất khẩu; thị trƣờng tiêu thụ trong nƣớc cũng không mấy khả quan khiến cho giá bán sản phẩm liên tục giảm, dẫn đến lợi nhuận giảm vào quý I/2012 từ 2.0005.300đồng/kg cá xuống đến hòa vốn và lỗ từ 1.000-4.000đồng/kg cá trong những quý còn lại (Flcen, 2013). Bên cạnh đó tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng không mấy khả quan: mô hình chăn nuôi lợn, gà theo hƣớng trang trại gặp nhiều khó khăn do ảnh hƣởng tình hình dịch bệnh, giá thức ăn chăn nuôi tăng, giá tiêu thụ các sản phẩm giảm mạnh, thấp hơn giá thành nên ngƣời chăn nuôi thua lỗ kéo dài, chăn nuôi gia súc, gia cầm có xu hƣớng phát triển chậm lại. Trƣớc những khó khăn trên, việc sản xuất của các hộ kinh doanh trên địa bàn Thành phố Vĩnh Long và huyện Long Hồ giảm sút rõ rệt, doanh số cho vay của Ngân hàng giảm đi đáng kể. Nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành thủy sản, trong năm 2013 tỉnh đã tập trung thực hiện quyết liệt 8 nhóm giải pháp trọng yếu trong Quyết định 1690/QĐ-TTg của Chính phủ về việc phát triển ngành thủy sản, và đạt đƣợc những kết quả rất khả quan, hoạt động của ngành phục hồi và phát triển tốt, doanh số cho vay trong lĩnh vực này cũng tăng theo trong năm 2013. 4.3.3.2 Doanh số thu nợ Theo mục đích sử dụng vốn, doanh số thu nợ cá nhân đƣợc hình thành từ 2 khoản mục: tiêu dùng – sản xuất và lƣu thông hàng hóa. Nhìn chung, thu nợ từ 2 khoản mục này giảm dần qua các năm. Xét về mặt tỷ trọng thì thu nợ tiêu dùng luôn chiếm trên 60% tổng cơ cấu thu nợ. Trang 39 Bảng 4.8: Doanh số thu nợ cá nhân theo mục đích sử dụng vốn của VPBank Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 50.151 Tỷ Số trọng tiền (%) 73,98 28.157 Tỷ Số trọng tiền (%) 65,37 4.130 Tỷ trọng Số tiền (%) 61,07 (21.994) (43,86) (24.027) (85,33) 17.639 67.790 26,02 14.818 100 43.075 34,63 2.633 100 6.763 38,93 (2.821) 100 (24.715) (15,99) (12.185) (36,46) (36.312) (82,23) (84,30) Mục đích Số tiền Tiêu dùng Sản xuất và lƣu thông hàng hóa Tổng (%) Số tiền (%) Nguồn: Báo cáo tình hình tín dụng - VPBank Vĩnh Long, 2011,2012,2013. Tiêu dùng Thu nợ tiêu dùng năm 2012 giảm 28.157 triệu đồng tƣơng ứng giảm 43,86%, năm 2013 giảm 24.027 triệu đồng tƣơng ứng giảm 85,33%. Đặc điểm tín dụng cá nhân của Ngân hàng là trung và dài hạn thƣờng chiếm ƣu thế, nhu cầu của loại tín dụng này không ổn định và không thƣờng xuyên. Do đó, doanh số thu nợ của ngân hàng cũng biến động theo nhu cầu này. Thu nợ năm 2011 đạt rất cao 50.151 triệu đồng do trong năm này nhiều khoản vay của những năm trƣớc đã tới hạn và đƣợc thu hồi về. Nhƣ đã phân tích trên, tín dụng tiêu dùng tài trợ cho mục đích mua, xây dựng nhà ở, hổ trợ tài chính du học tăng cao trong giai đoạn 2012-2013. Đặc biệt là nhu cầu tiền để mua nhà ở, Thành phố Vĩnh Long ngày càng phát triển, mức sống của ngƣời dân cũng đƣợc nâng cao, thì họ muốn một cuộc sống tiện nghi hơn, thoái mái hơn là điều dễ hiểu. Khu nhà ở công nhân viên phƣờng 3 - Thành phố Vĩnh Long từ khi đƣợc chào bán vào cuối năm 2011, đã thu hút rất nhiều đối tƣợng là công nhân viên chức làm việc trong UBND tỉnh, Bảo tàng tỉnh và các giảng viên các trƣờng: đại học Xây dựng Miền Tây, cao đẳng Sƣ phạm, cao đẳng Kinh tế Tài chính đến đặt mua. Thu nhập hàng tháng của họ không đủ điều kiện để thực hiện nhu cầu trên, nên nguồn vốn từ ngân hàng là một lựa chọn hàng đầu. Doanh số cho vay tiêu dùng của ngân hàng trong thời kỳ này tăng lên rất cao, nhƣng đây chủ yếu là các khoản cho vay trả góp, trả lãi hàng tháng gốc trả cuối kỳ nên lƣợng vốn đƣợc thu hồi về trong giai đoạn này rất thấp và có dấu hiệu giảm dần chỉ đạt 28.157 triệu đồng vào năm 2012 và 4.130 triệu đồng vào năm 2013. Sản xuất và lưu thông hàng hóa Về tình hình thu nợ sản xuất và lƣu thông hàng hóa, tƣơng tự thu nợ tiêu dùng thu nợ khoản mục này cũng giảm dần, năm 2012 giảm 2.821 triệu Trang 40 đồng, năm 2013 giảm 12.185 triệu đồng. Cho vay sản xuất năm 2012 giảm, do các hộ chăn nuôi thủy sản, gia súc gia cầm ở Thành phố Vĩnh Long và huyện Long Hồ là khách hàng thân thiết của Ngân hàng gặp khó khăn từ khâu nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, nên đã hạn chế mở rộng hoạt động sản xuất, doanh số cho vay giảm đáng kể kéo theo đó là thu nợ cũng giảm theo. Sang năm 2013, những giải pháp để ổn định và phát triển ngành chăn nuôi của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh bƣớc đầu đạt đƣợc những kết quả khả quan, thị trƣờng tiêu thụ dần ổn định, hoạt động chăn nuôi phát triển. Bên cạnh việc tài trợ vốn cho các hộ chăn nuôi, trong thời gian này Ngân hàng còn tài trợ cho hoạt động mua bán của các tiểu thƣơng ở chợ Vĩnh Long nên doanh số cho vay tăng lên, nhƣng đa số đây là các khoản cho vay ở quý III và quý IV nên lƣợng vốn thu hồi về trong năm rất thấp chỉ đạt 2.633 triệu đồng. 4.3.3.3 Dư nợ Bảng 4.9: Dƣ nợ cá nhân theo mục đích sử dụng vốn của VPBank Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng 2011 Mục đích 2012 Tỷ Số trọng tiền (%) 6.296 14,4 21.616 Số tiền Tiêu dùng Sản xuất và lƣu thông hàng hóa Tổng 37.333 43.729 85,6 37.688 100 59.304 Tỷ trọng (%) 36,45 2013 Số tiền 40.427 63,55 68.190 100 108.617 2012/2011 2013/2012 Tỷ Số Số trọng (%) (%) tiền tiền (%) 37,22 15.320 243,33 18.811 87,02 62,78 355 100 15.575 0,95 30.502 80,93 35,62 49.313 83,15 Nguồn: Báo cáo tình hình tín dụng - VPBank Vĩnh Long, 2011,2012,2013. Bảng 4.9 cho thấy, dƣ nợ sản xuất và lƣu thông hàng hóa thƣờng là các khoản tín dụng trung và dài hạn nên chỉ tiêu này chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu luôn trên 60%. Dƣ nợ tiêu dùng có mức tăng tƣơng đối ổn định, năm 2012 tăng 15.320 triệu đồng, năm 2013 tăng 18.811 triệu đồng. Hoạt động tín dụng của ngân hàng chịu tác động rất lớn từ sự biến động của tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn, đặc biệt là các khoản tín dụng trung và dài hạn. Nhƣ đã phân tích trên, giai đoạn 2012-2013 nhu cầu vốn tín dụng cá nhân trên địa bàn tăng rất cao, đây là khoản thời gian tăng trƣởng vƣợt bậc của khoản mục này đặc biệt là các khoản cho vay trung hạn, có rất ít các khoản vay ngắn hạn nên lƣợng vốn thu hồi về thấp kéo theo đó là mức tăng liên tục của dƣ nợ. Dƣ nợ sản xuất cũng liên tục tăng trong giai đoạn này, tuy nhiên mức tăng là khác nhau, năm 2012 tăng 355 triệu đồng, trong khi năm 2013 tăng đến Trang 41 30.502 triệu đồng. Trƣớc sự khó khăn chung của nền kinh tế, nhu cầu vay vốn từ các hộ kinh doanh trên địa bàn giảm đi rõ rệt, điều này đƣợc thể hiện cụ thể khi doanh số cho vay cá nhân với mục đích sản xuất giảm đáng kể vào năm 2012. Mặc dù tình hình thu nợ trong năm này cũng giảm, nhƣng mức giảm không đáng kể, do đó dƣ nợ trong năm chỉ tăng 355 triệu đồng. Bƣớc sang năm 2013, cho vay đối hộ chăn nuôi và tiểu thƣơng chợ tăng cao do đây là thời gian kích cầu nền kinh tế và thực hiện quyết liệt những chính sách nhằm ổn định và phát triển sản xuất ở tỉnh. Tuy nhiên, các khoản cho vay này thƣờng là trung hạn và các khoản vay ngắn hạn lại tập trung vào những tháng cuối năm nên vẫn chƣa thu hồi đƣợc vốn vào cuối kỳ, thu nợ giảm dẫn đến dƣ nợ tăng rất cao hơn 80% so với đầu năm. 4.3.3.4 Nợ xấu Bảng 4.10: Nợ xấu cá nhân theo mục đích sử dụng vốn của VPBank Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Mục đích Tiêu dùng Sản xuất và lƣu thông hàng hóa Tổng 2011 Tỷ Số trọng tiền (%) 0 0 2 2 100 100 2012 Số tiền 0 8 8 2013 Tỷ Tỷ Số trọng trọng tiền (%) (%) 0 0 0 100 100 22 22 100 100 2012/2011 Số tiền 2013/2012 (%) Số tiền (%) 0 0 0 0 6 6 300 300 14 14 175 175 Nguồn: Báo cáo tình hình tín dụng - VPBank Vĩnh Long, 2011,2012,2013. Bảng số liệu cho thấy, các khoản mục cho vay tiêu dùng của chi nhánh không phát sinh nợ xấu. Đối với khoản mục cho vay chứa đựng nhiều rủi ro này thì công tác thẩm định khách hàng luôn đƣợc thực hiện rất cẩn thận và chi tiết. Cho vay tiêu dùng tín chấp luôn đƣợc Ngân hàng kiểm tra rất chặt chẽ từ khâu tiếp nhận khách hàng đến khâu thu nợ, đặc biệt chỉ những khách hàng có uy tín và có lịch sử giao dịch tốt mới đƣợc tài trợ nguồn vốn này. Thêm vào đó, những quy định khắt khe của cho vay tiêu dùng trả góp; cán bộ tín dụng phải đi thực tế để thẩm định chính xác mục đích vay vốn, nguồn thu nhập thƣờng xuyên và thu nhập khác, tƣ cách đạo đức và thiện chí trả nợ trong tƣơng lai; đặc biệt khách hàng có thu nhập ổn định hàng tháng là tiêu chí hàng đầu để Ngân hàng cấp các khoản tín dụng này. Nợ xấu của khoản cho vay sản xuất và lƣu thông hàng hóa tăng liên tục qua các năm, năm 2011 là 2 triệu đồng, năm 2012 là 8 triệu đồng và con số này đạt 22 triệu đồng vào năm 2013. Đứng trƣớc nhứng khó khăn chung của hoạt động sản xuất các hộ chăn nuôi VPBank Trang 42 Vĩnh Long hạn chế cho vay khách hàng mới, chỉ những khách hàng có lịch sử giao dịch tốt và khách hàng mới đƣợc những khách hàng cũ giới thiệu mới đƣợc vay vốn. Giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, trong khi giá bán sản phẩm bấp bênh và khó tìm đƣợc đầu ra khiến nhiều hộ chăn nuôi thua lỗ, tạm dừng việc chăn nuôi. Kinh tế năm 2013 với nhiều tín hiệu khả quan đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất, tuy nhiên do vấp phải những điều kiện vay vốn và thủ tục vay vốn nên ít hộ kinh doanh tiếp cập đƣợc nguồn vốn ngân hàng. Khả năng huy động lƣợng vốn lớn bên ngoài rất thấp, không thể tiếp tục sản xuất và không tìm đƣợc nguồn tiền trả nợ ngân hàng, điều này khiến cho nợ xấu Ngân hàng tăng trong giai đoạn phân tích. Nhìn chung, nợ xấu xuất phát từ những điều kiện bất lợi của nền kinh tế, tuy tăng rất cao qua các năm nhƣng đƣợc khống chế ở mức thấp khoảng 0,2% vào năm 2012 và 0,3% vào năm 2013. Trang 43 4.3.4 Tín dụng cá nhân theo hình thức đảm bảo tiền vay Bảng 4.11: Tín dụng cá nhân theo hình thức đảm bảo tiền vay của VPBank Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng 2011 TSĐB Doanh số cho vay Có TSĐB Không TSĐB Doanh số thu nợ Có TSĐB Không TSĐB Dƣ nợ Có TSĐB Không TSĐB Nợ xấu Có TSĐB Không TSĐB Số tiền 46.920 46.301 619 67.790 65.899 1891 43.729 42.850 879 2 2 0 2012 Tỷ trọng (%) 100 98,68 1,32 100 97,21 2,79 100 97,99 2,01 100 100 0 Số tiền 58.650 57.166 1.484 43.075 41.520 1.555 59.304 58.496 808 8 8 0 2013 Tỷ trọng Số tiền (%) 100 56.076 97,47 54.584 2,53 1.492 100 6.763 96,39 5.430 3,61 1.333 100 108.617 98,64 107.650 1,36 967 100 22 100 22 0 0 2012/2011 2013/2012 Tỷ trọng Số tiền (%) Số tiền (%) (%) 100 11.730 25,00 (2.574) (4,39) 97,34 10.865 23,47 (2.582) (4,52) 2,66 865 139,74 8 0,54 100 (24.715) (36,46) (36.312) (84,30) 80,29 (24.379) (36,99) (36.090) (86,92) 19,71 (336) (17,77) (222) (14,28) 100 15.575 35,62 49.313 83,15 99,11 15.646 36,51 49.154 84,03 0,89 (71) (8,08) 159 19,68 100 6 300 14 175 100 6 300 14 175 0 0 0 0 0 Nguồn: Báo cáo tình hình tín dụng - VPBank Vĩnh Long, 2011,2012,2013. Cho vay có đảm bảo tài sản luôn chiếm tỉ trọng rất cao, trên 97% tổng doanh số cho vay cá nhân. VPBank Vĩnh Long là một trong những chi nhánh có chất lƣợng quản trị rủi ro tín dụng tốt nhất toàn hệ thống VPBank. Trƣớc khi đƣa ra quyết định Trang 44 cho vay khách hàng, cán bộ tín dụng phải thẩm định khách hàng rất cẩn thận và chi tiết về khoản mục: lý lịch pháp lý, mục đích vay vốn, khả năng tài chính, hình thức đảm bảo tiền vay nhằm hạn chế tối đa rủi ro trong việc cho vay. Trong đó, Ngân hàng đặc biệt chú trọng đến mục đảm bảo tiền vay vì nó đƣợc xem nhƣ là nguồn trả nợ cuối cùng, bằng việc thu nợ từ nguồn tiền phát mãi tài sản khi khách hàng đi vay đến hạn không có khả năng hoặc không trả nợ cho ngân hàng. Các hình thức đảm bảo tiền vay phổ biến tại VPBank Vĩnh Long là thế chấp quyền sử dụng đất, nhà ở, cầm cố tài sản cố định nhƣ xe ô tô, xe máy. Trên cơ sở thẩm định và tính toán, ngân hàng sẽ quyết định mức cho vay đối với khách hàng. Tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo giảm dần, nguyên nhân đƣợc giải thích là do trong giai đoạn này Ngân hàng phải cạnh tranh rất quyết liệt trong phân khúc khách hàng này với những ngân hàng khác cùng địa bàn : Sacombank, KienLongbank, Techcombank nên doanh số cho vay đã giảm đáng kể vào năm 2013 lên đến 2.582 triệu đồng. Cho vay không có tài sản đảm bảo (cho vay tín chấp) đƣợc Ngân hàng đặc biệt quan tâm vì đây là khoản mục cho vay tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất, hoàn toàn không có nguồn thu nào đảm bảo khi khách hàng không thể trả nợ. Doanh số cho vay khoản mục này tăng qua các năm nhƣng luôn đƣợc kiểm soát tốt, lần lƣợt là 619 triệu đồng vào năm 2011, 1.484 triệu đồng năm 2012, 1.492 triệu đồng vào năm 2013. Đây chủ yếu là các khoản tín chấp cán bộ công nhân viên làm việc trong các cơ quan nhà nƣớc, giáo viên, giảng viên đại học, cao đẳng và những nhân viên làm việc trong chính VPBank Vĩnh Long. Về tình hình thu nợ, cho vay tín chấp đối với nhân viên trong chính VPBank đƣợc Ngân hàng rất quan tâm, vừa tạo đƣợc mối quan hệ gắn bó với nhân viên vừa đem lại nguồn thu nhập ổn định và chắc chắn vì khoản vay đƣợc đảm bảo trả nợ bằng chính lƣơng của ngƣời vay tại Ngân hàng. Bên cạnh đó, cho vay tín chấp chủ yếu là các khoản cho vay ngắn hạn, đặc biệt chỉ những khách hàng có lý lịch tốt và nguồn thu nhập ổn định mới tiếp cận đƣợc nguồn vốn này nên việc thu nợ rất nhanh và đạt hiệu quả cao. Nguồn vốn thu về từ việc cho vay có tài sản đảm bảo trong năm 2013 đã giảm đi rất mạnh chỉ thu về đƣợc 5.430 triệu đồng, giảm 86,92% so với năm trƣớc. Đáp ứng nhu cầu xây mới nhà ở rất cao sau khi những tuyến đƣờng mới ở nội ô thành phố hoàn thành và nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất, Ngân hàng đã tài trợ rất nhiều nguồn vốn trung và dài hạn cho khách hàng trong giai đoạn này. Đa số đây là các khoản cho vay trả góp lãi thu hàng tháng, gốc trả cuối kỳ nên việc trong kỳ chỉ thu đƣợc các khoản lãi, vốn gốc tạm thời chƣa thu hồi đƣợc, điều này khiến doanh số thu nợ giảm đáng kể. Trang 45 Về tình hình dƣ nợ, bảng số liệu cho thấy sự biến động của dƣ nợ các nhân đƣợc quyết định bởi dƣ nợ của việc cho vay có tài sản đảm bảo, bởi tỷ trọng của khoản mục này chiếm rất cao luôn trên 98%. Đáng chú ý là sự tăng lên nhanh chóng dƣ nợ của cho vay có TSĐB năm 2013 tăng 49.154 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 84,03%. Mặc dù cho vay đầu kỳ đã giảm 2.582 triệu đồng so với năm trƣớc nhƣng vẫn đạt 54.584 triệu đồng, trong khi thu nợ trong kỳ giảm kỷ lục 36.090 triệu đồng chỉ đạt 5.430 triệu đồng nên dƣ nợ cho vay cuối kỳ rất cao gấp 2,5 lần so với năm 2011. Về tình hình nợ xấu, do thực hiện tốt công tác phân tích và sàng lọc khách hàng nên trong giai đoạn phân tích không xảy ra nợ xấu trong khoản mục cho vay tín chấp. Quy mô của chi nhánh tƣơng đối nhỏ, hoạt động chính là cấp tín dụng nên công tác thẩm định khách hàng đƣợc Ngân hàng đặc biệt quan tâm. Đối với các khoản cho vay tín chấp, trƣớc khi ra quyết định cho vay, cán bộ tín dụng phải thẩm định cẩn thận về khả năng tài chính, tƣ cách đạo đức thiện chí trả nợ của khách hàng, mục đích sử dụng vốn, lịch sử giao dịch (nếu có). Đa số khách hàng vay tín chấp là những cán bộ nhân viên làm việc trong các cơ quan nhà nƣớc, các giáo viên, giảng viên đại học và chính nhân viên của VPBank Vĩnh Long, thiện chí trả nợ đƣợc đảm bảo an toàn nên công tác thu hồi nợ rất tốt, không xuất hiện tình trạng nợ quá hạn hay nợ xấu tín chấp. 4.4 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI VPBANK VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 THÔNG QUA CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH 4.4.1 Tỷ số dƣ nợ cá nhân trên tổng tài sản Tỷ số dƣ nợ cá nhân trên tổng tài sản phản ánh mức độ đầu tƣ vào hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy quy mô tín dụng cá nhân của ngân hàng càng lớn. Bảng 4.12 cho thấy, tỷ số này biến động khá phức tạp, giảm trong năm 2012 và tăng lại trong năm 2013, cụ thể là 21.40% vào năm 2011, 19.05% vào năm 2012 và 41,13% vào năm 2013. Mặc dù tỷ số này giảm vào năm 2012, nhƣng phân tích cụ thể ta thấy cho vay cá nhân đã tăng rất cao so với doanh nghiệp, nhìn chung mức độ đầu tƣ vào hoạt động tín dụng cá nhân đã tăng dần. Năm 2013, sự giảm sút của vốn huy động đã kéo theo tổng tài sản đã giảm đi rất nhiều 15,17% so với năm trƣớc. Dƣ nợ đầu kỳ cao, cho vay trong kỳ có giảm nhƣng không đáng kể, lƣợng vốn thu hồi về thì rất thấp nên mức dƣ nợ đƣợc tổng kết vào cuối kỳ chênh lệch rất lớn, tăng gần 83,15% so với năm 2012. Điều này giải thích cho sự tăng tƣởng đột ngột của tỷ số trong năm 2013. Tuy chiếm một tỷ trọng không cao nhƣng cho vay cá nhân đã đƣợc Ngân hàng quan tâm hơn, trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn thì việc đầu tƣ nhiều Trang 46 hơn vào đối tƣợng khách hàng cá nhân là hƣớng đúng đắn, sẽ đem lại nguồn thu nhập ổn định của Ngân hàng trong thời gian tới. Bảng 4.12: Các tỷ số đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân của VPBank Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu Tổng tài sản Tổng vốn huy động Tổng dƣ nợ Doanh số cho vay cá nhân Doanh số thu nợ cá nhân Dƣ nợ cá nhân Dƣ nợ cá nhân bình quân Nợ xấu cá nhân Dƣ nợ cá nhân/Tổng tài sản Dƣ nợ /Vốn huy động Vòng quay vốn tín dụng cá nhân Hệ số thu nợ cá nhân Dƣ nợ cá nhân/Tổng dƣ nợ Nợ xấu cá nhân/Dƣ nợ cá nhân Đơn vị tính Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng % % Vòng Lần % % 2011 204.328 188.990 116.237 46.920 67.790 43.729 43.458 2 21,40 56,89 1,56 1,44 37,62 0,005 2012 311.323 293.363 159.171 58.650 43.075 59.304 51.517 8 19,05 54,26 0,84 0,73 37,26 0,013 2013 264.089 204.129 295.281 56.076 6.763 108.617 83.961 22 41,13 144,65 0,08 0,12 36,78 0,020 Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán 4.4.2 Tỷ số dƣ nợ trên vốn huy động Chỉ tiêu này cho biết mức độ sử dụng vốn huy động vào hoạt động cho vay của ngân hàng. Chỉ tiêu này quá cao hay quá thấp đều không tốt đối với ngân hàng. Khi tỷ số này quá cao ngân hàng sẽ thiếu hụt vốn đầu tƣ cho hoạt động cho vay, phải vay vốn từ Hội sở với chi phí cao. Ngƣợc lại, chỉ số này quá thấp cho thấy quy mô cho vay của ngân hàng thấp, vốn bị ứ động ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Bảng 4.12 cho thấy tỷ số này biến động khá bất thƣờng, năm 2011 là 56,89%, năm 2012 giảm chỉ còn 54,26% và đến năm 2013 tăng mạnh lên đến 144,65%. Năm 2012, công tác huy động vốn đạt đƣợc những kết quả rất khả quan tăng vào khoảng 55,23%, trong khi đó dƣ nợ chỉ tăng khoảng 36,94% so với năm 2011. Vốn huy động đƣợc nhiều nhƣng Ngân hàng ngại những biến động xấu của tình hình kinh tế trên địa bàn nên đã hạn chế cho vay, khiến cho chỉ tiêu này giảm 2,63% so với năm trƣớc. Bƣớc sang năm 2013, vốn huy động đƣợc từ nền kinh tế giảm chỉ đạt 204.129 triệu đồng, trong khi đó là sự tăng trƣởng trở lại của doanh số cho vay đạt 152.370 triệu đồng và công tác thu hồi nợ đạt thấp chỉ đạt 16.260 triệu đồng. Cho vay tăng, thu hồi nợ giảm mạnh điều này giải thích cho mức tăng trƣởng đột ngột của dƣ nợ vào năm Trang 47 2013, tăng 85,51% và đạt con số tuyệt đối là 295.281 triệu đồng. Có thể thấy, năm 2013 mức độ đầu tƣ vốn huy động vào hoạt động cho vay tăng rất cao so với giai đoạn trƣớc, dƣ nợ cho vay đối với các thành phần kinh tế ngày càng mở rộng trong khi vốn huy động không thể đáp ứng nhƣ cầu trên, chi nhánh đã phải sử dụng đến nguồn vốn điều chuyển từ hội sở. Nhìn chung, vốn huy động ngày càng đƣợc VPBank Vĩnh Long sử dụng hiệu quả, tình trạng ứ động vốn rất ít xảy ra, nhu cầu tín dụng sẽ tăng cao trong giai đoạn tiếp theo, do đó Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động huy động vốn. 4.4.3 Tỷ số vòng quay vốn tín dụng cá nhân Vòng quay vốn tín dụng cá nhân thể hiện tốc độ luân chuyển các khoản vay cá nhân mà ngân hàng đã cấp, nói cách khác chỉ tiêu này cho biết ngân hàng thu đƣợc nợ khách hàng bao nhiêu để có thể cho vay mới. Vòng quay cao, tốc độ luân chuyển vốn tín dụng nhanh chƣa chắc đã tốt trong hoạt động ngân hàng, không có một hạn mức chung nào để đánh giá mức độ hiệu quả của chỉ tiêu này, tùy vào tình hình kinh tế và chiến lƣợc phát triển mà vòng quay có thể chênh lệch rất lớn giữa các ngân hàng. Cho vay trung và dài hạn là thế mạnh của VPBank Vĩnh Long, do đó không chỉ vòng quay vốn tín dụng doanh nghiệp mà vòng quay vốn tín dụng cá nhân thƣờng rất thấp, cụ thể năm 2011 là 1,56 vòng, năm 2012 là 0,84 vòng, năm 2013 là 0,08 vòng. Giai đoạn 2011-2013, đây là khoảng thời gian nhu cầu mua, xây mới, sửa chữa nhà ở trên địa bàn rất cao. Bên cạnh đó là nhu cầu đầu tƣ vào tài sản cố định để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh đã góp phần tăng doanh số cho vay, và do đây chủ yếu là các khoản vay trung và dài hạn nên dƣ nợ cá nhân trong giai đoạn này tăng rất cao. Các khoản vay năm 2013 thƣờng đƣợc giải ngân vào khoảng thời gian giữa năm nên tạm thời chƣa thu hồi đƣợc vốn vào cuối năm, điều ảnh hƣởng đến công tác thu hồi nợ cuối năm đạt rất thấp. Cho vay tăng cao trong khi thu nợ giảm nên vòng quay tín dụng năm 2013 rất thấp. 4.4.4 Tỷ số thu nợ cá nhân Chỉ tiêu này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của ngân hàng, hệ số này càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của ngân hàng càng tốt. Bảng 4.12 cho thấy, chỉ tiêu này giảm dần qua các năm; con số này là 1,44 vào năm 2011, đến 2012 chỉ còn 0,73 và đạt 0,12 vào cuối năm 2013. Giai đoạn 2011-2013 là khoảng thời gian tăng trƣởng mạnh mẽ của tín dụng cá nhân. Lãi suất đƣợc NHNN điều chỉnh về mức rất thấp để kích cầu nền kinh tế, VPBank đã liên tục tung ra những chƣơng trình cho vay ƣu đãi, thu hút khách hàng tiêu biểu là chƣơng trình cho vay tiêu dùng với lãi suất 6%, trên địa bàn tỉnh kinh tế xã hội Trang 48 có những bƣớc chuyển biến mạnh mẽ nên nhu cầu vay vốn cá nhân là rất cao, doanh số cho vay cá nhân đƣợc giữ ở mức 58.650 triệu đồng và 56.076 triệu đồng vào năm 2012 và năm 2013. Thu nợ cá nhân trong giai đoạn này giảm liên tục; từ mức 67.790 triệu đồng vào đầu giai đoạn, xuống còn 43.075 triệu đồng vào năm 2012 và chỉ vào khoản 6.763 triệu đồng trong năm 2013. Hệ số thu nợ giảm dần qua các năm, kết hợp với việc giảm mạnh của vòng quay vốn tín dụng cá nhân cho thấy các khoản cho vay trong giai đoạn này đa số là trung hạn và các khoản vay năm trƣớc chuyển sang chƣa tới hạn nên vẫn chƣa thu hồi đƣợc vốn. 4.4.5 Tỷ số dƣ nợ cá nhân trên tổng dƣ nợ Chỉ tiêu này cho biết tỉ trọng của dƣ nợ cá nhân trên tổng dƣ nợ. Chỉ số này càng lớn cho thấy mức độ đầu tƣ vào hoạt động tín dụng cá nhân càng cao. Chỉ tiêu này giảm dần qua các năm, năm 2011 là 37,62%, năm 2012 là 37,26% và năm 2013 là 36,78%. Mức giảm không đáng kể, tỷ số đƣợc giữ ở mức khoảng 37% cho thấy mức độ đầu tƣ vào tín dụng cá nhân của Ngân hàng tƣơng đối thấp và ổn định trong giai đoạn phân tích. Điều này đƣợc giải thích rõ hơn khi phân tích sự biến động của doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Năm 2012, cho vay cá nhân tăng lên đáng kể khoảng 25%, thu nợ giảm một lƣợng hơn 36% so với năm 2011. Cho vay doanh nghiệp giảm gần 52%, trong khi đó thu nợ doanh nghiệp giảm đến gần 70% so với năm 2011. Tuy những chỉ tiêu này biến động không tƣơng xứng, nhƣng xét về dƣ nợ cuối năm 2012 đƣợc giữ ở mức ổn định so với năm trƣớc. Bƣớc sang năm 2013, cho vay cá nhân giảm so với doanh nghiệp, thu nợ tuy có giảm nhƣng mức giảm thấp hơn thƣ nợ doanh nghiệp, xét về dƣ nợ cuối kỳ một lần nữa đƣợc giữ ở mức tƣơng đối về tỷ trọng so với năm 2012. Mặc dù có những biến động từ tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn đã tác động lớn đến doanh số cho vay và doanh số thu nợ, tuy nhiên với những chủ trƣơng và kế hoạch đã định sẵn, tỷ lệ dƣ nợ cá nhân trên tổng dƣ nợ của chi nhánh luôn đƣợc giữ ở mức ổn định vào khoảng 37%. 4.4.6 Tỷ số nợ xấu cá nhân trên dƣ nợ cá nhân Chỉ số dùng để đo lƣờng chất lƣợng cũng nhƣ độ rủi ro của hoạt động tín dụng cá nhân, chỉ số này càng thấp chất lƣợng của tín dụng cá nhân càng cao. Nợ xấu luôn đƣợc Ngân hàng kiểm soát rất chặt chẽ, chỉ tiêu này đạt 0,005% vào năm 2011, đạt 0,013% vào năm 2012 và 0,02% vào năm 2013. Tuy tăng dần qua các năm, nhƣng tỷ số này đƣợc giữ ở mức thấp. Dựa vào kết quả phân tích ở các phần trên, ta thấy nợ xấu cá nhân xuất phát từ các khoản cho vay trung và dài hạn, có TSĐB, với mục đích sản xuất và lƣu thông hàng hóa. Giai đoạn 2012-2013 hoạt động sản xuất của các hộ chăn nuôi gia súc, Trang 49 gia cầm, thủy sản trên địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều nông hộ phải tạm dừng chăn nuôi hoặc phá sản do giá cả đầu vào tăng cao, giá đầu ra thấp và bấp bênh và đặc biệt là tình hình dịch bệnh. Nợ xấu xuất phát từ những khoản vay cho các đối tƣợng này. Đứng trƣớc tình hình trên, chi nhánh đã hạn chế cho vay đối với nhóm khách hàng này, thẩm định thật chi tiết và cẩn thận trƣớc khi ra quyết định giải ngân, tích cực giám sát đôn đốc việc trả nợ của khách hàng, những việc làm trên đã hạn chế đƣợc phần nào nợ xấu cho những kỳ kế tiếp. Nhìn chung, nợ xấu cá nhân tuy có tăng do những yếu tố khách quan từ phía khách hàng, nhƣng đƣợc kiểm soát ở mức thấp (cao nhất chỉ 0,02% trong năm 2013), điều này cho thấy chất lƣợng tín dụng cá nhân của Ngân hàng tƣơng đối tốt. Trang 50 CHƢƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG CHI NHÁNH VĨNH LONG 5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG 5.1.1 Thuận lợi Thành lập vào năm 2009, đến nay hoạt động của VPBank Vĩnh Long đã dần đi vào ổn định và phát triển. Với vị trí khá thuận lợi, nằm ngay trung tâm Thành phố Vĩnh Long và các mạch đƣờng chính đã đem lại sự thuận tiện và chú ý của rất nhiều khách hàng. Thƣơng hiệu của Ngân hàng ngày càng đƣợc khẳng định thông qua hình ảnh nhân viên, chất lƣợng các khoản tín dụng và các hoạt động cộng đồng. Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và có tâm quyết trong công việc. Điểm mạnh về nhân sự của chi nhánh là số lƣợng nhân viên ít nhƣng hoạt động rất hiệu quả. Đối với mỗi nhân viên VPBank đƣợc xem nhƣ là ngôi nhà thứ 2 của họ; mỗi quyết định, mỗi hàng động của từng cá nhân đều luôn hƣớng đến lợi ích chung của tập thể. Bên cạnh đó, mỗi nhân viên đều đƣợc đào tạo rất bài bản về trình độ chuyên môn nghiê ̣p vụ, đa ̣o đức nghề nghiê ̣p , thái độ phục vụ, kỹ năng ứng xử với khách hàng. Đặc biệt mỗi cán bộ tín dụng đều rất am hiểu địa bàn và có mối quan hệ tốt với một lƣợng khách hàng nhất định. Thành phố trẻ Vĩnh Long nhận đƣợc sự quan tâm đầu tƣ rất nhiều từ UBND tỉnh, đến nay diện mạo của thành phố đã có những bƣớc chuyển mình mạnh mẽ. Mạng lƣới cơ sở hạ tầng đƣợc nâng cấp và hoàn thiện, nhiều tuyến đƣờng mới khang trang và rộng rãi đƣợc xây dựng đảm bảo sự thuận tiện trong việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của ngƣời dân. Nhiều khu nhà ở, khu dân cƣ hiện đại, trung tâm mua sắm, siêu thị, nhà hàng, khách sạn đƣợc đầu tƣ và đi vào hoạt động. Bên cạnh đó là chính sách thu hút đầu tƣ của tỉnh, số lƣợng doanh nghiệp có quy mô vốn lớn trên địa bàn ngày càng tăng nhanh về cả số lƣợng, chất lƣợng. Đây là khu vực có thu nhập bình quân đầu ngƣời cao nhất trên toàn tỉnh và sẽ tăng trong tƣơng lai, theo đó là nhu cầu về mức sống cao hơn với các tiện ích trong việc thanh toán và quản lý tiền tệ sẽ là rất lớn. Về hoạt động tín dụng, VPBank Vĩnh Long là một trong những chi nhánh có chất lƣợng tín dụng cao nhất toàn hệ thống với dƣ nợ tín dụng ngày càng đƣợc mở rộng trong khi nợ xấu đƣợc kiểm soát ở mức thấp trong nhiều năm. Đạt đƣợc kết quả này là do cán bộ tín dụng tuân thủ đúng quy trình tín Trang 51 dụng, từ công tác thẩm định, phát vay đến thu nợ, đặc biệt là theo dõi và kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay và theo dõi tình hình kinh doanh của khách hàng chặt chẽ, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đúng thời hạn. Về lợi nhuận, mặc dù điều kiện kinh tế khó khăn, nhu cầu tín dụng thay đổi bất thƣờng nhƣng lợi nhuận của Ngân hàng đƣợc giữ ở mức ổn định. Điều này cho thấy, công tác nghiên cứu, phân tích, dự báo tình hình và đƣa ra các giải pháp của Ngân hàng rất tốt, VPBank Vĩnh Long có ban lãnh đạo với tầm nhìn và năng lực chuyên môn rất cao. 5.1.2 Khó khăn Khó khăn bên ngoài ngân hàng Cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi, chỉ riêng trên địa bàn thành phố Vĩnh Long đã có hơn 20 ngân hàng đang hoạt động thì áp lực cạnh tranh lại càng gay gắt. Chiến lƣợc quảng bá thƣơng hiệu chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, khách hàng thƣờng đến giao dịch với những ngân hàng lớn và có uy tín: Vietcombank, Sacomank, Vietinbank. Nhiều chi nhánh của các ngân hàng: Techcombank, DongAbank, Ngân hàng Xây dựng với trụ sở khang trang và đẹp mắt nằm ngay cạnh VPBank Vĩnh Long, điều này cũng ảnh hƣởng ít nhiều đến sự lựa chọn của khách hàng. Với đội ngũ nhân viên hùng hậu và chiến lƣợc tiếp thị rộng lớn, đây sẽ là sức ép cạnh tranh rất lớn của chi nhánh trong thời gian tới. Sự biến động bất thƣờng của nền kinh tế đã tác động không nhỏ đến hoạt động của Ngân hàng. Sự thiếu ổn định từ thị trƣờng đầu vào đến thị trƣờng đầu ra đã làm chậm lại sự phát triển của ngành chăn nuôi thủy sản, gia súc, gia cầm trên toàn tỉnh. Nhiều hộ chăn nuôi đƣợc hỗ trợ bằng nguồn vốn ngân hàng gặp khó khăn, không thể trả nợ đúng hạn hoặc không thể tiếp cận nguồn vốn mới để tiếp tục hoạt động, điều này đã tác động tiêu cực đến doanh số cho vay và nợ xấu của chi nhánh trong giai đoạn đƣợc phân tích. Những quy định chặt chẽ của NHNN về hoạt động ngân hàng, cũng nhƣ những chỉ đạo khắt khe từ Hội sở đã tác động không nhỏ đến hoạt động của chi nhánh. Bên cạnh đó là những rủi ro trong hoạt động ngân hàng: việc nhiều tội phạm lừa đảo cố tình chiếm đoạt vốn của ngân hàng thông qua sử dụng báo cáo tài chính giả, làm giả hợp đồng. Sự mất lòng tin của ngƣời dân vào hệ thống Ngân hàng sau những sự kiện lãnh đạo, nhân viên ngân hàng chiếm đoạt tài sản của khách hàng, đang chú ý gần đây là vụ án “Bầu Kiên”, “Huyền Nhƣ”. Trang 52 Khó khăn bên trong ngân hàng Quy mô hoạt động của Ngân hàng còn thấp, toàn chi nhánh chỉ có 23 cán bộ công nhân viên, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, trụ sở làm việc của chi nhánh tƣơng đối nhỏ. Số chuyên viên khách hàng của Ngân hàng còn khá khiêm tốn đặc biệt là chuyên viên khách hàng cá nhân (chi nhánh chỉ có 4 chuyên viên khách hàng cá nhân), trong khi dƣ nợ lại ngày một tăng cao. Việc một chuyên viên phải thực hiện những việc: tiếp nhân khách hàng mới, thẩm định, giải ngân, kiểm tra sau khi giải ngân quá nhiều khiến họ quá tải, nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng. Công tác huy động vốn chƣa thật sự đạt hiệu quả, nhất là sự biến động tỷ trọng của các kỳ hạn trong cơ cấu vốn huy động. Vốn huy động có kỳ hạn dƣới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng rất cao, điều này làm hạn chế khả năng cấp tín dụng trung và dài hạn vốn là thế mạnh của Ngân hàng. Sản phẩm về tín dụng và dịch vụ chƣa đa dạng. Chi nhánh có quy mô tƣơng đối nhỏ, hoạt động chủ yếu là cấp tín dụng, số lƣợng các sản phẩm tín dụng phân khúc cho từng nhóm khách hàng còn thấp. Hoạt động thẻ của ngân hàng còn nhiều hạn chế, tính trên toàn địa bàn tỉnh chỉ có duy nhất 1 cây ATM của Ngân hàng đặt ngay chi nhánh, điều này rất bất tiện cho nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng. 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG 5.2.1 Hoạt động huy động vốn Theo phân tích ở phần các tỷ số, vốn huy động của ngân hàng đã không đủ để đáp ứng cho các khoản cấp tín dụng trong năm 2013. Ngân hàng cần tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn, đặc biệt là huy động các nguồn vốn trung và dài hạn. Thƣờng xuyên nghiên cứu nắm bắt tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn, đƣa ra những sản phẩm tiền gửi phù hợp với từng nhóm khách hàng và từng thời kỳ cụ thể, đồng thời kết hợp với việc quảng cáo sản phẩm: treo băng rôn tại chi nhánh, tiếp thị trực tiếp sản phẩm cho nhóm khách hàng tiềm năng để có thể kịp thời thu hút lƣợng vốn tạm thời nhàn rỗi này. Đối với mỗi sản phẩm; lãi suất, khuyến mãi kèm theo, chất lƣợng phục vụ của nhân viên phải đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và mang tính cạnh tranh. Mở rộng hoạt động huy động vốn đối với các tổ chức, các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh. Trong điều kiện kinh tế Trang 53 khó khăn và biến động nhƣ hiện nay, các doanh nghiệp cũng nhƣ hộ kinh doanh đang thu hẹp sản xuất kinh doanh, lƣợng vốn tạm thời nhàn rỗi của các thành phần này là rất lớn. Ngân hàng nên có những hƣớng đi phù hợp để chủ động tiếp cận với nguồn vốn này. 5.2.2 Hoạt động tín dụng cá nhân Qua quá trình phân tích các tỷ số vòng quay vốn tín dụng cá nhân, hệ số thu nợ cá nhân, ta thấy cho vay cá nhân trung và dài hạn chiếm tỷ lệ rất cao trong cơ cấu tín dụng. Thời hạn thu hồi nợ rất lâu và công tác theo dõi khoản vay tốn rất nhiều chi phí. Ngân hàng cần bức phá mạnh mẽ về phân khúc khách hàng cá nhân với mục đích vay vốn ngắn hạn, đa dạng hóa đối tƣợng khách hàng, tập trung và giữ vững sự ổn định vào 3 nhóm khách hàng trọng tâm là: Hộ chăn nuôi: Cung cấp các gói giải pháp phù hợp và an toàn cho các hộ chăn nuôi thủy sản, gia súc, gia cầm đặc biệt là đẩy mạnh hoạt động cấp tín dụng gián tiếp cho đối tƣợng này. Chủ động liên kết với các doanh nghiệp, trang trại cung ứng giống, thức ăn, thú y chăn nuôi, Ngân hàng sẽ thông qua đối tƣợng này cấp tín dụng cho khách hàng của mình. Với giải pháp này mục đích sử dụng vốn của khách hàng sẽ đƣợc đảm bảo, Ngân hàng có thể kiểm tra giám sát tình hình chăn nuôi thông qua những lần giải ngân, đề ra những hƣớng cấp tín dụng cho những lần tiếp theo. Tiểu thương: Mở rộng và đầu tƣ mạnh mẽ vào phân khúc tín dụng cá nhân ngắn hạn. Chủ động tiếp cận hơn nữa và giữ vững nhóm khách hàng là tiểu thƣơng buôn bán ở chợ Vĩnh Long, chợ Long Châu. Đây là nhóm khách hàng tiềm năng có nhu cầu vốn tín dụng rất lớn, dễ kiểm soát và thiện chí trả nợ cũng rất cao. Chu kỳ kinh doanh thƣờng dƣới 1 năm, đầu kỳ họ cần lƣợng vốn lớn để mua vào hàng hóa, sản phẩm và bán lại trong khoảng thời gian ngắn. Hoạt động ổn định ít chịu sự biến động từ nền kinh tế, đây sẽ là phân khúc đầy tiềm năng đem lại nguồn thu đáng kể cho Ngân hàng. Tiêu dùng cá nhân: Nhu cầu tín dụng tiêu dùng trên địa bàn là rất cao, nhƣng trong giai đoạn này vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Ngân hàng cần tập trung hơn nữa vào phân khúc này, tạo ra những hƣớng cạnh tranh hiệu quả về chất lƣợng, giá cả cũng nhƣ kênh phân phối. Về chất lƣợng, mỗi sản phẩm phải tối đa lợi ích của khách hàng, mỗi nhân viên phải có thái độ ứng xử tốt và thực hiện Trang 54 đúng phƣơng châm “khách hàng là trọng tâm”, bên cạnh đó thực hiện đơn giản hóa quy trình giao dịch, đảm bảo an toàn nhanh chóng kịp thời. Về giá cả, đƣa ra những sản phẩm với có tính cạnh tranh về lãi suất, các dịch vụ cũng nhƣ chƣơng trình khuyến mãi đi kèm. Về kênh phân phối, tăng cƣờng hơn nữa hoạt động của mạng lƣới cộng tác viên, tiếp thị sản phẩm đến từng cá nhân, gia đình trên địa bàn thành phố và các huyện lân cận. 5.2.3 Nhân sự Chi nhánh có quy mô tƣơng đối nhỏ, số lƣợng nhân viên tín dụng rất hạn chế đặc biệt là chuyên viên khách hàng cá nhân. Với việc dƣ nợ tín dụng nói chung và dƣ nợ tín dụng cá nhân nói riêng ngày càng tăng lên mạnh mẽ, số lƣợng khách hàng mới phải tiếp nhận cũng nhƣ khách hàng phải quản lý sau cho vay đối với một nhân viên là rất lớn. Áp lực làm việc cao có thể dẫn đến những rủi ro cho Ngân hàng, do đó tuyển thêm nhân sự cho bộ phận tín dụng là hƣớng đi rất hợp lý và cần thiết. Kinh nghiệm của đội ngũ nhân sự hiện tại và sự năng động, sáng tạo của lƣợng nhân sự mới sẽ tạo nên sự kết hợp hài hòa góp phần vào sự phát triển chung của Ngân hàng. Bên cạnh đó, hàng tháng, hàng quý, hàng năm cần có chế độ khen thƣởng đối với những nhân viên làm việc đạt hiệu quả cao, cũng nhƣ nhắc nhở xử lý phù hợp nhân viên thực hiện không đúng quy định của VPBank. Thƣờng xuyên đào tạo để nâng cao trình độ nghiệp vụ, cũng nhƣ năng lực làm việc cho các chuyên viên. Mỗi nhân viên sẽ đƣợc phân chia theo từng địa bàn và từng nhóm khách hàng cụ thể. Việc một nhân viên sẽ đảm nhận một nhóm khách hàng trong một lĩnh vực là rất hợp lý. Công tác thẩm định, giải ngân, thu hồi vốn sẽ đơn giản hơn rất nhiều do quy trình cấp tín dụng đối với một nhóm khách hàng là nhƣ nhau, góp phần nâng cao năng suất làm việc của mỗi nhân viên. Bên cạnh đó, giao dịch thƣờng xuyên với một nhóm khách hàng sẽ giúp cho nhân viên tín dụng am hiểu hơn về tâm lý, thói quen cũng nhƣ chu kỳ vốn của khách hàng, giải quyết kịp thời những nhu cầu của họ, tạo đƣợc mối quan hệ thân thiết góp phần giữ chân khách hàng. 5.2.4 Công tác tiếp thị, quảng bá, chăm sóc khách hàng Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng đã tạo ra áp lực cạnh tranh không hề nhỏ, chỉ tính riêng trên địa bàn Thành phố Vĩnh Long đã có hơn 20 NHTM đang hoạt động và cạnh tranh rất gay gắt. Để giữ vững thị phần và đảm bảo sự phát triển trong dài hạn, VPBank Vĩnh Long cần có những chiến lƣợc cạnh tranh hiệu quả, đẩy mạnh công tác tiếp thị, đặc biệt là công tác chăm sóc khách hàng. Trang 55 - Tích cực quảng bá hình ảnh ngân hàng thông qua các hoạt động từ thiện, cộng đồng. Treo băng rôn tại chi nhánh và các địa điểm công cộng, trong các chƣơng trình cho vay với lãi suất ƣu đãi kỷ niệm các ngày lễ, ngày thành lập VPBank hội sở, ngày thành lập chi nhánh vừa giới thiệu sản phẩm vừa giới thiệu hình ảnh Ngân hàng. - Tạo mối quan hệ thân thiết và có những ƣu đãi với những khách hàng có lịch sử giao dịch tốt, hoạt động kinh doanh ổn định. - Hàng tháng, hàng quý nên tổ chức những cuộc khảo sát điều tra tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn, thống kê số lƣợng hộ kinh doanh, số tiểu thƣơng đang hoạt động, từ đó chủ động tiếp thị những sản phẩm tín dụng phù hợp cho nhóm khách hàng này. - Tập trung hơn nữa vào phân khúc giáo viên, giảng viên đại học, cao đẳng trên địa bàn. Thông qua đội ngũ cán bộ tín dụng và cộng tác viên tiếp cận sâu rộng đối tƣợng này, cung cấp những “sản phẩm trọn gói“ cho nhóm khách hàng này, các sản phẩm bảo hiểm, tiền gửi, cho vay, thẻ và các dịch vụ khác với mức phí thấp. Trang 56 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Có thể nói tín dụng là hoạt động quan trọng bậc nhất trong hoạt động của một NHTM. Tín dụng nói chung hay tín dụng cá nhân nói riêng là mảng kinh doanh đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng. Qua quá trình phân tích trên, cho vay cá nhân có vai trò cung cấp vốn nhằm bổ sung nguồn vốn lƣu động phục vụ sản xuất kinh doanh và bổ sung nguồn vốn tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân. Bên cạnh đó, tín dụng cá nhân ít chịu ảnh hƣởng từ nền kinh tế so với tín dụng cho doanh nghiệp nên rủi ro tƣơng đối thấp. Vì vậy tín dụng cá nhân thƣờng an toàn và đem lại nguồn thu ổn định cho ngân hàng. Do đó, đẩy mạnh hoạt động của mảng tín dụng này sẽ là hƣớng đi đúng đắn và thông minh trong khi nhu cầu trong dân vẫn còn rất lớn và điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Thông qua các chỉ tiêu về tín dụng cá nhân gồm doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ và nợ xấu, ta thấy tình hình tín dụng cá nhân của Ngân hàng giai đoạn 2011-2013 là tƣơng đối khả quan. Cho vay cá nhân của Ngân hàng thƣờng tập trung vào các khoản vay trung hạn với mục đích sản xuất lƣu thông hàng hóa và xây dựng, mua mới nhà ở. Doanh số cho vay tăng rất mạnh vào năm 2012, giảm vào năm 2013 với mức giảm không đáng kể, nhìn chung chỉ tiêu này tƣơng đối ổn định vào 2 năm cuối của giai đoạn phân tích. Dƣ nợ đạt mức tăng trƣởng tốt, đặc biệt mức tăng rất cao vào năm 2013, đây sẽ là nguồn thu lãi đáng kể của Ngân hàng trong thời gian tới. Nợ xấu tuy có dấu hiện tăng dần nhƣng đƣợc kiểm soát ở mức thấp. Ngoài ra, thông qua các tỷ số tài chính đánh giá về tín dụng cá nhân cho thấy lƣợng vốn thu hồi về trong giai đoạn này là khá thấp, do đặc điểm của các khoản vay cá nhân của Ngân hàng thƣờng tập trung chủ yếu vào các khoản vay trung hạn. Mức độ sử dụng vốn huy động vào hoạt động cho vay đã tăng lên rất đáng kể, đặc biệt là vào năm 2013. Dƣ nợ của tín dụng cá nhân so với tín dụng chung thấp nhƣng tăng dần trong giai đoạn phân tích cho thấy Ngân hàng đã chú trọng hơn vào mảng tín dụng này. Tuy nhiên ngân hàng cũng còn một số hạn chế nhƣ nguồn vốn huy động chủ yếu là các khoản không kỳ hạn và ngắn hạn nên đã hạn chế quy mô cho vay trung và dài hạn. Bên cạnh đó hoạt động tín dụng chịu ảnh hƣởng lớn từ những thay đổi của kinh tế, xã hội trên địa bàn, Ngân hàng chƣa chủ động tạo một lƣợng khách hàng ổn định cho mình, chƣa thu hút đƣợc nhiều khách hàng mới. Bên cạnh các chính sách về lãi suất, chƣơng trình khuyến mãi, ƣu đãi đối với khách hàng thân thiết, ngân hàng cần chú trọng công tác quảng bá về các Trang 57 sản phẩm, dịch vụ của mình để công tác huy động vốn cũng nhƣ cho vay đạt hiệu quả hơn. 6.2 KIẾN NGHỊ Qua một thời gian thực tập và tìm hiểu về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng chi nhánh Vĩnh Long, tôi có một số kiến nghị sau: Đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước Kinh tế năm 2014 vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh có dấu hiệu chững lại, NHNN cần tiếp tục hạ trần lãi suất kết hợp với các chính sách tài chính của Chính phủ để có thể kích cầu nền kinh tế, góp phần tháo dỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, NHNN nên có những quy định về điều kiện vay vốn thông thoáng và phù hợp hơn so với từng thời điểm nhất định. Đối với Chính quyền địa phương Ủy ban Nhân dân tỉnh cần sớm đề ra và thực hiện quyết liệt những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, ổn định thị trƣờng đầu ra cho ngành chăn nuôi thủy sản, gia súc, gia cầm trên địa bàn. Các Sở, Ban, Ngành cần phát huy vai trò hỗ trợ Ngân hàng trong việc cung cấp các thông tin của khách hàng. Việc biết đƣợc chính xác ngành nghề, thực trạng hoạt động cũng nhƣ số lƣợng cụ thể của doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn, sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho công tác chủ động cấp tín dụng cho đối tƣợng này, góp phần phát triển kinh tế chung của tỉnh. Bên cạnh đó thì các Cơ quan có thẩm quyền cần giúp đỡ Ngân hàng trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ và phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi các khoản nợ quá hạn. Đối với VPBank hội sở Quy mô hoạt động của các chi nhánh ở Tây Nam Bộ vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của toàn hệ thống, tuy nhiên đây là thị trƣờng đầy tiềm năng sẽ đem lại nguồn thu lớn của VPBank trong thời gian tới. Kết quả phân tích cho thấy nhu cầu tín dụng trên địa bàn tỉnh vẫn còn rất cao, chi nhánh vẫn chƣa khai thác hết nhu cầu trên. Hội sở chính nên mạnh dạn đầu tƣ để mở rộng hoạt động của VPBank Vĩnh Long, đầu tƣ vào công nghệ ngân hàng, vào tài sản cố định, mở rộng số lƣợng các phòng ban cũng nhƣ tuyển thêm nhân sự mới cho bộ phận tín dụng. Thƣờng xuyên mở các lớp tập huấn để nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên, nhanh chóng phổ biến những quy định mới nhất của NHNN. Đồng thời VPBank hội sở, cần có những ƣu đãi về vốn điều Trang 58 chuyển và thƣờng xuyên năm bắt tình hình hoạt động của chi nhánh, chủ động đƣa ra những chỉ đạo, quy định sát với tình hình thực tế địa phƣơng. Trang 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Cần Thơ : NXB Đại học Cần Thơ. 2. Lâm Xuân Hào, 2011. Phân tích hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp đại học: Đại học Cần Thơ. 3. Trần Ái Kết và cộng sự, 2008. Lý thuyết tài chính tiền tệ. TP. Hồ Chí Minh : NXB Giáo dục. 4. Lê Thị Mận, 2011. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. TP. Hồ Chí Minh: NXB Lao động – xã hội. 5. Phạm Thị Thu Nga, 2011. Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Đồng Tháp. Luận văn tốt nghiệp đại học: Đại học Cần Thơ. 6. Quyết định 1627/2011/QĐ-NHNN về quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng trong hoạt động ngân hàng của TCTD. 7. Flcen, 2013. Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ cá tra năm 2012 và triển khai nhiệm vụ 2013.< http://tongcucthuysan.gov.vn/b-tin-tuc-su-kien/atin-van/hoi-nghi-tong-ket-san-xuat-tieu-thu-ca-tra-nam-2012-va-trien-khainhiem-vu-nam-2013/>. [ngày truy cập: 08 tháng 04 năm 2014]. 8. Quốc Dũng, 2013. Thành phố Vĩnh Long trên con đƣờng phát triển. < http://thvl.vn/?p=157909>. [ngày truy cập: 07 tháng 04 năm 2014]. 9. Dung Hạ, 2013. Những “dấu ấn” thay đổi lãi suất 2012 và “hƣớng đi” 2013.. [ngày truy cập: 02 tháng 04 năm 2014]. 10. Nguyễn Hiền, 2014. Tổng nợ xấu vẫn còn hơn 142.000 tỷ đồng.< http://dantri.com.vn/kinh-doanh/tong-no-xau-van-con-hon-142000-ty-dong803103.htm>. [ngày truy cập: 02 tháng 04 năm 2014] 11. Thanh Thanh Lan, 2013. Thống đốc xác định thêm 2 ngân hàng yếu kém.< http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/ngan-hang/thong-doc-xacdinh-them-2-ngan-hang-yeu-kem-2910960.html>. [ngày truy cập: 05 tháng 04 năm 2014] 12. SBV, 2013. Điểm lại quá trình điều hành lãi suất giai đoạn 20112013.. [ngày truy cập: 01 tháng 04 năm 2014]. 13. VPBank, 2013. VPBank cho vay ƣu đãi lãi suất từ 6%/năm. < http://www.vpb.com.vn/bai-viet/tin-vpbank/vpbank-cho-vay-uu-dai-voi-laisuat-chi-tu-6nam>. [ngày truy cập: 09 tháng 04 năm 2014]. 14. Tổng cục thống kê, 2013. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013. < http://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=13843>. [Ngày truy cập: 11 tháng 04 năm 2014]. 15. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Vĩnh Long, 2013. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2013. < http://www.vinhlong.gov.vn/>. [Ngày truy cập: 11 tháng 04 năm 2014]. Trang 61 [...]... tiêu chung Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần (TMCP) Việt Nam Thịnh Vƣợng chi nhánh Vĩnh Long (VPBank Vĩnh Long) giai đoạn 2011-2013, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân của VPBank Vĩnh Long trong giai đoạn 2011- 2013 thông qua các chỉ tiêu:... hiện tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng chi nhánh Vĩnh Long 1.3.3 Đối tƣợng phân tích Hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2013 1.4 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI Đề tài đƣợc chia thành 6 chƣơng: Chƣơng 1: Giới thiệu Chƣơng 2: Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Trang 2 Chƣơng 3: Khái quát về ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng chi nhánh Vĩnh. .. hoạt động tín dụng cá nhân của VPBank Vĩnh Long - Mục tiêu 3: Từ kết quả phân tích trên ta tổng hợp và suy luận để đề các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng cá nhân của VPBank Vĩnh Long trong thời gian tới Trang 11 CHƢƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG CHI NHÁNH VĨNH LONG 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng chi nhánh Vĩnh Long. .. Vĩnh Long Chƣơng 4: Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng chi nhánh Vĩnh Long Chƣơng 5: Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng chi nhánh Vĩnh Long Chƣơng 6: Kết luận và kiến nghị Trang 3 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Những vấn đề chung về tín. .. NHTM : Ngân hàng Thƣơng mại NHNN : Ngân hàng Nhà nƣớc TCTD : Tổ chức Tín dụng UBND : Ủy ban Nhân dân TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ : Tài sản cố định TSĐB : Tài sản đảm bảo TMCP : Thƣơng mại Cổ phần VPBank : Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Việt Nam : Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng VPBank Vĩnh Long Thịnh Vƣợng chi nhánh Vĩnh Long ix CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngân hàng. .. từ Hội sở, với định hƣớng trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại đã và đang tham gia trong cuộc cạnh tranh thị phần khốc liệt trên Nhằm tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng cá nhân nên tôi chọn đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Vĩnh Long làm đề tài nghiên cứu của mình... trên tổng dƣ nợ Chỉ số này càng lớn cho thấy mức độ đầu tƣ vào hoạt động tín dụng cá nhân càng cao - Tỷ số nợ xấu cá nhân trên dư nợ cá nhân Nợ xấu cá nhân Tỷ số nợ xấu cá nhân/ dƣ nợ cá nhân = Dƣ nợ cá nhân Tỉ số này đo lƣờng chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng cá nhân của ngân hàng Tỉ số này càng thấp nghĩa là chất lƣợng tín dụng cá nhân của ngân hàng càng cao (Thái Văn Đại, 2012, trang 138) 2.2 PHƢƠNG PHÁP... lƣu thông hàng hóa - Tín dụng tiêu dùng: là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nhƣ: mua sắm nhà cửa xe cộ, các hàng hóa bền chắc và cả những nhu cầu hằng ngày Trang 4  Theo đối tƣợng tín dụng Căn cứ vào đối tƣợng tín dụng, tín dụng đƣợc chia thành hai loại: tín dụng vốn lƣu động và tín dụng vốn cố định - Tín dụng vốn lưu động: là loại vốn tín dụng đƣợc sử dụng để hình... nghiệp vụ tín dụng cá nhân của ngân hàng hay nói cách khác tỷ số này có thể giúp nhà phân tích xác định quy mô tín dụng cá nhân của ngân hàng - Tỷ số dư nợ trên vốn huy động Tỷ số dƣ nợ /Vốn huy động = Tổng dƣ nợ Vốn huy động Tỷ số này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào hoạt động cho vay Nó có thể giúp chúng ta so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động Nguồn vốn huy động bao... đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, quan hệ công chúng để quảng bá, duy trì và nâng cao hình ảnh thƣơng hiệu mới của VPBank, tăng cƣờng nhận diện thƣơng hiệu trong công chúng Trang 21 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG CHI NHÁNH VĨNH LONG 4.1 TÌNH HÌNH VỐN HUY ĐỘNG TẠI VPBANK VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 Bảng 4.1: Cơ cấu vốn huy động của

Ngày đăng: 13/10/2015, 12:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan