Tín dụng cá nhân theo thời hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng chi nhánh vĩnh long (Trang 44)

4.3.2.1 Doanh số cho vay

Chỉ tiêu tài chính cho ta biết thực trạng nhu cầu vốn của các chủ thể là cá nhân trong nền kinh tế. Cho vay khách hàng cá nhân bao gồm cho vay cá nhân và hộ gia đình có giấy phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể.

Bảng 4.3: Doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn của VPBank Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Thời hạn 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 21.457 45,73 27.331 46,60 35.692 63,65 5.874 27,38 8.361 30,59 Trung và dài hạn 25.463 54,27 31.319 53,40 20.384 36,35 5.856 23,00 (10.935) (34,91) Tổng 46.920 100 58.650 100 56.076 100 11.730 25,00 (2.574) (4,39)

Nguồn: Báo cáo tình hình tín dụng - VPBank Vĩnh Long, 2011,2012,2013.

Ngắn hạn

Xét về mặt tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng tƣơng đối thấp, nhƣng tăng dần trong giai đoạn này, năm 2011 là chiếm 45,73%, năm 2012 là 46,6% và năm 2013 tỷ trọng này là 63,65%. Tỷ trọng tăng cao tƣơng ứng với việc chỉ tiêu này tăng liên tục qua các năm, tăng 27,38% vào năm 2012 và tăng 30,59% vào năm 2013. Tín dụng ngắn hạn cá nhân thƣờng tài trợ cho các mục đích tiêu dùng của ngƣời dân: mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, học tập, y tế, du lịch. Đối với loại tín dụng này, Ngân hàng thƣờng cho vay dƣới 2 hình thức: tín chấp đối với những khách hàng có thu nhập ổn định hàng tháng và có tài sản đảm bảo đối với nhóm khách hàng còn lại. Thành phố Vĩnh Long là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của tỉnh nên trên địa bàn có rất nhiều cán bộ công nhân viên chức nhà nƣớc, mức thu nhập hàng tháng của những ngƣời này thƣờng không cao lắm. Bên cạnh đó, từ đầu năm 2011 đến cuối năm 2013 nhiều cửa hàng điện máy liên tục đƣa ra những đợt giảm giá để kích thích tiêu dùng nhƣ: Minh Hoàng, Khai Trí, Dienmay.com, Thegioididong.com. Việc cần một khoản tiền lớn để chi tiêu trong khi thu nhập hàng tháng không đáp ứng đủ đã khuyến khích ngƣời dân đến vay vốn ngân hàng, góp phần cho doanh số cho vay ngắn hạn cá nhân tăng trƣởng rất

Trang 34

tốt trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này Ngân hàng cũng tài trợ rất nhiều cho hoạt động thƣơng lái thu mua nông sản, hoạt động mua bán của các tiểu thƣơng ở chợ Vĩnh Long, doanh số cho vay từ nguồn này cũng góp phần đáng kể vào mức tăng trƣởng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng.

Trung và dài hạn

Cho vay cá nhân trung và dài hạn chủ yếu là các khoản cấp tín dụng cho đối tƣợng là hộ kinh doanh có nhu cầu bổ sung vốn lƣu động, đầu tƣ vào tài sản cố định và cho vay cá nhân trả góp xây và sửa chữa nhà, mua ô tô riêng. Năm 2012, VPBank Vĩnh Long bắt đầu đẩy mạnh hoạt động sang phân khúc khách hàng cá nhân và đạt đƣợc kết quả rất khả quan, doanh số cho vay tăng

11.730 triệu đồng so với năm trƣớc, trong đó cho vay trung và dài hạn tăng 23% góp 5.856 triệu đồng vào mức tăng chung của tổng cho vay cá nhân. Các

sản phẩm tín dụng Ngân hàng tập trung cho nhóm khách hàng này là: cho vay trả góp hộ kinh doanh bổ sung vốn lƣu động; cho vay từng lần và cho vay theo món hộ kinh doanh để hình thành vốn lƣu động và đầu tƣ tài sản cố định; cho vay trả góp mua, xây dựng sửa chữa nhà ở cá nhân. Nghị định 16/NĐ-CP của Chính phủ quyết định thành lập thành phố Vĩnh Long vào năm 2009, qua hơn 3 năm đƣợc công nhận, thành phố đã có những bƣớc chuyển mình về kinh tế xã hội, đặc biệt là trên lĩnh vực hạ tầng đô thị. Theo đề án tỉnh sẽ chi 1.270 tỷ đồng để phát triển cơ sở hạ tầng cho thành phố (Quốc Dũng, 2014), nhiều tuyến đƣờng mới đƣợc xây dựng: đƣờng Trần Đại Nghĩa, đƣờng Võ Văn Kiệt, đƣờng 2 tháng 9 nối dài, bờ kè sông Cổ Chiên. Việc xây mới và nâng cấp các tuyến đƣờng đã tạo ra nhu cầu xây mới nhà cửa, sản xuất kinh doanh tăng rất cao; nhiều ngôi nhà mới khang trang, nhiều quán ăn, quán nƣớc mọc lên ven 2 bên lề đƣợc tài trợ bởi nguồn vốn của ngân hàng trong giai đoạn này.

4.3.1.2 Doanh số thu nợ

Nhìn chung doanh số thu nợ trung và dài hạn giảm rất mạnh qua các năm, giảm 28.854 triệu đồng vào năm 2012 và tiếp tục giảm 842 triệu đồng vào năm sau, tính đến cuối năm 2013 thu nợ trung và dài hạn chỉ đạt 274 triệu đồng. Đặc điểm của các khoản vay trung và dài hạn là thời gian thu hồi vốn rất chậm trên 1 năm, đối với tín dụng cá nhân thì đây chủ yếu là các hình thức trả góp hoặc vay theo món lãi trả từng tháng, từng kỳ gốc trả cuối kỳ. Nguồn vốn gốc tạm thời chƣa thu hồi đƣợc, trong giai đoạn này chủ yếu là nguồn thu từ các khoản vay của năm trƣớc chuyển sang. Thu nợ ngắn hạn, trong giai đoạn này biến động phức tạp; từ mức 37.820 triệu đồng năm 2011, con số này năm 2012 là 41.959 triệu đồng và 6.489 triệu đồng vào cuối kỳ phân tích. Năm 2012, trái ngƣợc với sự sụt giảm của thu nợ trung và dài hạn, thu nợ ngắn hạn

Trang 35

tăng 10,94%. Các tiểu thƣơng hoạt động ở chợ và hình thức thƣơng lái nông sản là nhóm khách hàng có vòng quay vốn nhanh, khi họ làm ăn có hiệu quả sẽ lập tức trả nợ ngân hàng, thu nợ từ đối tƣợng này tăng cao góp phần làm cho thu nợ ngắn hạn tăng trong năm 2012. Việc giảm lãi suất huy động và cho vay đã góp phần kích cầu tiêu dùng, với mục tiêu giảm tối đa chi phí cho việc tiêu dùng của mình và việc theo dõi thƣờng xuyên diễn biến lãi suất, ngƣời dân thƣờng đợi đến khi lãi suất hạ đến mức thấp mới vay vốn Ngân hàng. Số vốn ngắn hạn 35.692 triệu đồng đã cấp cho khách hàng trong năm 2013 thƣờng là vào 2 quý cuối năm nên trong kỳ Ngân hàng chƣa thu hồi lại đƣợc, doanh số thu nợ ngắn hạn giảm chỉ còn 6.489 triệu đồng.

Bảng 4.4: Doanh số thu nợ cá nhân theo thời hạn của VPBank Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: triệu đồng Thời hạn 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 37.820 55,79 41.959 97,41 6.489 95,95 4.139 10,94 (35.470) (84,53) Trung và dài hạn 29.970 44,21 1.116 2,59 274 4,05 (28.854) (96,28) (842) (75,45) Tổng 67.790 100 43.075 100 6.763 100 (24.715) (36,46) (36.312) (84,30)

Nguồn: Báo cáo tình hình tín dụng - VPBank Vĩnh Long, 2011,2012,2013.

4.3.2.3 Dư nợ

Bảng 4.5: Dƣ nợ cá nhân theo thời hạn của VPBank Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Thời hạn 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 21.070 48,18 6.442 12,17 35.645 32,82 (14.628) (69,43) 29.203 453,32 Trung và dài hạn 22.659 51,82 52.862 87,83 72.972 67,18 30.203 133,29 20.110 38,04 Tổng 43.729 100 59.304 100 108.617 100 15.575 35,62 49.313 83,15

Nguồn: Báo cáo tình hình tín dụng - VPBank Vĩnh Long, 2011,2012,2013.

Quy mô tín dụng cá nhân ngày càng đƣợc mở rộng, dƣ nợ cuối giai đoạn phân tích đạt 108.617 triệu đồng gấp gần 2,5 lần dƣ nợ đầu giai đoạn là 43.729 triệu đồng. Xét về cơ cấu thì dƣ nợ trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn dƣ nợ ngắn hạn và sự biến động của loại dƣ nợ này cũng ổn định hơn.

Trang 36

Mức tăng trƣởng lần lƣợt là 30.203 triệu đồng vào năm 2012 và tăng 20.110 triệu đồng vào tiếp theo. Năm 2012, là khoảng thời gian có mức tăng trƣởng cho vay cá nhân tốt nhất giai đoạn, mức tăng này phân bố đều cho cả 2 khoản mục là ngắn hạn tăng 5.847 triệu đồng, trung và dài hạn tăng 5.856 triệu đồng. Trong khi đó thu nợ ngắn hạn chỉ tăng 4.139 triệu đồng và thu nợ trung dài hạn giảm đến 28.854 triệu đồng, đây là nguyên nhân chính tạo ra mức tăng của tổng dƣ nợ vào năm 2012 là 15.575 triệu đồng. Bƣớc sang năm 2013, tiếp tục là sự sụt giảm của doanh số thu nợ, đặc biệt thu nợ ngắn hạn chỉ đạt 6.489 triệu đồng trong khi cho vay lên đến 35.692 triệu đồng, thu nợ trung và dài hạn là 274 triệu đồng trong khi cho vay là 20.384 triệu đồng. Từ ngày 02/05/2013 đến 30/06/2013 VPBank Vĩnh Long tung ra chƣơng trình cho vay siêu ƣu đãi lãi suất dành cho khách hàng cá nhân; cụ thể khách hàng có thể chọn phƣơng án lãi suất ƣu đãi 6%/năm trong 6 tháng đầu, áp dụng cho khoản vay có thời gian cam kết tối thiểu trên 24 tháng hoặc có thể chọn vay mua nhà đất, xây dựng sửa chữa nhà với mức lãi suất 9,99%/năm, áp dụng trong 09 tháng đầu tiên; vay mua xe ô tô với mức lãi suất cho vay 9,99%/năm, áp dụng trong 06 tháng đầu tiên; vay kinh doanh với mức lãi suất 9,99%/năm, áp dụng trong 3 tháng đầu tiên. Với mức lãi suất hấp dẫn và mang tính cạnh tranh này, doanh số cho vay cá nhân đƣợc giữ ở mức ổn định, nhƣng do thời gian của các khoản vay là ở giữa năm nên nguồn tiền này chƣa đƣợc thu hồi về vào cuối năm. Dƣ nợ cuối năm 2013 ở mức rất cao, điều này sẽ đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng trong những năm kế tiếp.

4.3.1.4 Nợ xấu

Bảng 4.6: Nợ xấu cá nhân theo thời hạn của VPBank Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Thời hạn 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Trung và dài hạn 2 100 8 100 22 100 6 300 14 175 Tổng 2 100 8 100 22 100 6 300 14 175

Nguồn: Báo cáo tình hình tín dụng - VPBank Vĩnh Long, 2011,2012,2013.

Bảng 4.6 cho thấy, toàn bộ nợ xấu cá nhân thuộc về các khoản mục cho vay trung và dài hạn (cho vay đối với hộ kinh doanh). Đặc điểm của các khoản vay này là thời hạn trên 1 năm, vòng xoay vốn tín dụng thƣờng cao, thời gian

Trang 37

thu hồi nợ lâu, khả năng trả nợ của khách hàng chịu ảnh hƣởng rất lớn từ những biến động của tình hình kinh tế. Ngân hàng cấp các khoản tín dụng này nhằm mục đích tài trợ cho nhu cầu bổ sung vốn lƣu động để mở rộng hoạt động sản xuất hoặc đầu tƣ vào TSCĐ của các hộ kinh doanh. Nợ xấu đƣợc chốt lại ở các con số, 2 triệu đồng vào năm 2011, 8 triệu đồng vào năm 2012 và 22 triệu đồng vào năm 2013. Sự “ảm đạm” của ngành chăn nuôi trong năm 2012-2013 đã tác động không nhỏ đến tình hình chăn nuôi trên toàn tỉnh. Giá các loại thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao, cụ thể trong 5 tháng đầu năm 2013 giá thức ăn hỗn hợp dành cho gà đã tăng 8% và giá thức ăn hỗn hợp cho heo đã tăng 10,2% so với cùng kỳ (Trần Bá Nhân, 2013); trong khi giá gia súc gia cầm giảm mạnh đã làm cho ngƣời chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, tình hình dịch bên trên đàn gia súc gia cầm diễn biến phức tạp (dịch heo tai xanh và tiêu chảy cấp ở lợn) đã làm cho nhiều gia trại, trang trại buộc phải giảm đàn hoặc tạm ngừng chăn nuôi để hạn chế thua lỗ. Hoạt động của ngành sản xuất thủy sản cũng không mấy khả quan, chi phí đầu vào tăng vọt, trong khi đầu ra lại thiếu ổn định, tình trạng mất cân đối cung - cầu liên tục xảy ra. Các khoản vay lớn của ngân hàng đến hạn trả nhƣng không có nguồn thu, không còn tài sản và khả năng huy động vốn để duy trì sản xuất cũng nhƣ trả nợ ngân hàng. Nợ quá hạn trong lĩnh vực chăn nuôi của Ngân hàng tăng dần qua các năm và nợ xấu cũng tăng vọt trong giai đoạn này.

4.3.3 Tín dụng cá nhân theo mục đích sử dụng vốn

4.3.3.1 Doanh số cho vay

Bảng 4.7: Doanh số cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn của VPBank Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: triệu đồng Mục đích 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Tiêu dùng 19.603 41,78 43.477 74,13 22.941 40,91 23.874 121,79 (20.536) (47,23) Sản xuất và lƣu thông hàng hóa 27.317 58,22 15.173 25,87 33.135 59,19 (12.144) (44,46) 17.962 118,38 Tổng 46.920 100 58.650 100 56.076 100 11.730 25,00 (2.574) (4.39)

Nguồn: Báo cáo tình hình tín dụng - VPBank Vĩnh Long, 2011,2012,2013.

Trong xu hƣớng chậm lại của nền kinh tế sau một vài năm phát triển mạnh mẽ, khối khách hàng doanh nghiệp có dấu hiệu tăng trƣởng chậm và chứa đựng nhiều rủi ro, VPBank đã tập trung hơn vào phân khúc khách hàng cá nhân hƣớng tới tầm nhìn đầy tham vọng trở thành một trong 3 ngân hàng

Trang 38

TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Cho vay hộ kinh doanh, cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo và cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo là ba sản phẩm đƣợc VPBank đẩy mạnh vào năm 2012. Với chỉ đạo từ hội sở chính và những nổ lực của mình, VPBank Vĩnh Long đã đạt đƣợc thành tích đáng kể. Nhìn chung doanh số cho vay cá nhân trong giai đoạn này tăng 19,51% trong đó, tăng mạnh 25% vào năm 2012 và có sự chững lại đôi chút giảm 4,39% vào 2013.

Tín dụng tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng là khoản mục biến động phức tạp trong giai đoạn này, tăng rất cao 23.874 triệu đồng vào năm 2012 và giảm mạnh 20.536 triệu đồng vào năm 2013. Thành phố Vĩnh Long là trung tâm kinh tế chính trị văn hóa xã hội của tỉnh, nơi đây tập trung rất nhiều các Ủy ban hành chính, trƣờng học, bệnh viện, các trung tâm thƣơng mại, siêu thị, nhà hàng khách sạn, nên số lƣợng cán bộ công nhân viên chức và ngƣời có thu nhập ổn định hàng tháng là rất cao. Nhóm khách hàng tiềm năng này đƣợc Ngân hàng rất chú trọng vì ít chịu ảnh hƣởng từ sự biến động của nền kinh tế hơn là khách hàng doanh nghiệp. Từ khi đƣợc công nhận là thành phố loại III, thành phố Vĩnh Long đã có những bƣớc chuyển mình mạnh mẽ phát triển nhanh về cơ sở hạ tầng, nhiều trung tâm thƣơng mại mua sắm đƣợc xây mới và mở rộng: siêu thị Co.op Mart, siêu thị Vinatex, Dienmay.com, trung tâm điện máy Minh Hoàng, trung tâm điện máy Khai Trí. Việc mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng cùng với việc thu nhập hàng tháng của ngƣời lao động cũng tăng đã kích thích nhu cầu sửa chữa xây dựng mới nhà cửa, mua sắm mới các vật dụng gia đình cũng nhƣ xe máy, ô tô tăng cao. Đây cũng là thời điểm VPBank Vĩnh Long thực hiện rất tốt chƣơng trình lãi suất ƣu đãi kỷ niệm 19 năm thành lập VPBank, tài trợ đến 1.900 tỷ đồng cho nhu cầu xây dựng sửa chữa nhà ở, mua ô tô riêng với mức lãi suất rất cạnh tranh chỉ 12%/năm. Doanh số cho vay tiêu dùng trong năm 2012 mức tăng trƣởng rất ấn tƣợng 121,79%. Bƣớc sang năm 2013, Ngân hàng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trong mảng khách hàng này với các ngân hàng trong cùng địa bàn: Sacombank, Techcombank, DongAbank, KienLongbank, Vietcombank. Đây là những ngân hàng hoạt động khá mạnh trong lĩnh vực này, với mạng lƣới khách hàng rộng lớn và liên tục đƣa ra những sản phẩm mới với lãi suất cạnh tranh đã tác động rất lớn đến thị phần khách hàng cá nhân. Năm 2013, tình hình kinh tế khả quan nhiều hộ kinh doanh bắt đầu lại hoạt động sản xuất, do đây là thế mạnh nên ngân hàng đã quay lại với mảng khách hàng này tác động đến doanh số cho vay tiêu dùng giảm đi đáng kể.

Trang 39

Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa

Qua bảng số liệu ta thấy, tốc độ tăng trƣởng của tín dụng tiêu dùng và tín dụng sản xuất lƣu thông hàng hóa ngƣợc chiều nhau, nổi bật là năm 2012 khi

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng chi nhánh vĩnh long (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)