TÌNH HÌNH VỐN HUY ĐỘNG TẠI VPBANK VĨNH LONG GIA

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng chi nhánh vĩnh long (Trang 33)

GIAI ĐOẠN 2011 – 2013

Bảng 4.1: Cơ cấu vốn huy động của VPBank Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền (%) Số tiền (%) Không kỳ hạn 36.195 37.162 58.517 967 2,67 21.355 57,46 Có kỳ hạn 152.795 256.201 145.612 103.406 67,68 (110.589) (43,16) Dƣới 12 tháng 120.100 220.205 143.625 100.105 83,35 (76.580) (34,78) Từ 12 tháng trở lên 32.695 35.996 1.987 3.301 10,10 (34.009) (94,48) Tổng VHĐ 188.990 293.363 204.129 104.373 55,23 (89.234) (30,42)

Nguồn: Báo cáo tình hình huy động vốn – VPBank Vĩnh Long, 2011,2012,2013.

Vốn huy động là nguồn vốn rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM, không chỉ phản ánh quy mô tài chính của một ngân hàng mà còn là cơ sở để đánh giá khả năng huy động vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế. Nhận tiền gửi từ các cá nhân và các tổ chức kinh tế là nghiệp vụ huy động vốn chủ yếu và duy nhất của Ngân hàng trong giai đoạn này. Nhìn chung, vốn huy động của VPBank Vĩnh Long biến động tƣơng đối lớn qua các năm; năm 2012 tăng 104.373 triệu đồng tƣơng ứng tăng 55,23%; năm 2013 giảm 89.234 triệu đồng tƣơng ứng giảm 30,42%. Phân theo hình thức huy động, vốn huy động gồm 2 phần: tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn.

Tiền gửi không kỳ hạn

Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải thông báo cho ngân hàng. Do đây là loại tiền gửi có tính ổn định không cao nên lãi suất thƣờng rất thấp và chủ yếu phục vụ cho nhu cầu thanh toán qua ngân hàng hơn là việc hƣởng lợi tức từ việc cho ngân hàng vay. Nguồn tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng tăng qua các năm: năm 2012 chỉ tiêu này là 37.162 triệu đồng, tăng 2,67%; năm 2013 đạt 58.517 triệu đồng tăng 57,46%. Mặc dù năm 2012 nguồn tiền gửi này chỉ tăng 967 triệu đồng so với cuối năm 2011, nhƣng đây cũng là một tín hiệu khả quan đối với

Trang 23

Ngân hàng. Đến nay, tâm lý ƣu thích sử dụng tiền mặt trong thanh toán của ngƣời dân vẫn còn rất cao, một phần họ ngại những thủ tục khi thanh toán qua ngân hàng, một phần họ không muốn chia sẻ bất kỳ thông tin gì về thu nhập của mình. Ảnh hƣởng từ sự ảm đạm của nền kinh tế 2012, sức mua của thị trƣờng giảm, doanh nghiệp gặp khó khăn giá nguyên liệu đầu vào tăng cao trong khi giá bán sản phẩm thấp, thị trƣờng xuất khẩu bị hạn chế. Do đó, lƣợng tiền gửi thanh toán từ các doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn từ ngƣời dân chỉ tăng một tỷ lệ rất nhỏ 2,67%. Đến năm 2013, nhờ vào việc tích cực triển khai các giải pháp đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP, 02/NQ-CP của Chính phủ và Kế hoạch của Ủy ban Nhân dân (UBND), kinh tế toàn tỉnh đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ. Trong năm tỉnh đã đƣa ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh , hỗ trợ thi ̣ trƣờng , giải quyết nơ ̣ xấu cho doanh nghiê ̣p, trong đó sớm thƣ̣c hiê ̣n các chính sách về giảm, hoãn, gia ha ̣n tiền nô ̣p thuế , tiền sƣ̉ du ̣ng đất , cơ cấu la ̣i nợ ngân hàng , điều chỉnh giảm lãi suất đ ối với các khoản nợ vay cũ , đã giúp cho nhiều doanh nghiệp duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhu cầu thanh toán tiền qua ngân hàng tăng cao, theo đó là lƣợng tiền gửi thanh toán từ các doanh nghiệp “chảy” vào Ngân hàng rất nhiều, nên lƣợng tiền gửi không kỳ hạn đạt mức tăng trƣởng rất tốt trong năm 2013.

Tiền gửi có kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền đƣợc gửi vào ngân hàng nhằm mục đích hƣởng lãi của khách hàng. Do đây là loại tiền gửi có kỳ hạn cố định, ngân hàng có thể chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này nên lãi suất thƣờng cao hơn rất nhiều so với loại tiền gửi không kỳ hạn, kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Qua bảng 4.1 ta thấy, khoản mục này biến động khá lớn: năm 2012 đạt 246.201 triệu đồng tăng 103.406 triệu đồng; năm 2013 chỉ còn 145.612 triệu đồng giảm 110.589 triệu đồng. Năm 2012 là khoảng thời gian mà Ngân hàng tập trung mạnh mẽ vào phân khúc khách hàng cá nhân. Bức phá mạnh về lƣợng khách hàng qua việc tiếp thị hình ảnh Ngân hàng và các sản phẩm đến từng hộ tiểu thƣơng ở chợ Vĩnh Long, chợ Long Châu từng hộ gia đình có tham gia sản xuất kinh doanh ở địa bàn Thành phố Vĩnh Long và các huyện lân cận Long Hồ, Tam Bình, Bình Minh. Ngoài ra chất lƣợng sản phẩm đƣợc Ngân hàng rất quan tâm, sản phẩm có tính cạnh tranh về lãi suất, thủ tục điền kiện đơn giản nhƣng vẫn đảm bảo thực hiện đúng quy trình của VPBank hội sở, từng cán bộ tín dụng, nhân viên giao dịch phải có thái độ ân cần và niềm nở với khách hàng. Là một tỉnh ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản của Vĩnh Long vẫn chiếm rất cao trong cơ cấu GDP lên đến 47,54% (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2012), khó khăn chung của nền kinh tế năm 2012 đã tác động

Trang 24

không nhỏ đến hoạt động của khu vực này. Các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm có xu hƣớng phát triển chậm lại do ảnh hƣởng tình hình dịch bệnh, giá thức ăn chăn nuôi tăng, giá tiêu thụ sản phẩm giảm mạnh nhiều khi giá bán thấp hơn giá thành. Nghề nuôi thủy sản tiếp tục gặp nhiều khó khăn, nhất là nuôi cá tra do giá bán cá nguyên liệu thấp hơn giá thành từ 4-8% và giảm 13% so với cùng kỳ năm 2011. Mặc dù, vẫn còn một lƣợng vốn đủ để tái hoạt động sản xuất nhƣng với những nguyên nhân trên, đã làm hạn chế ý muốn này của các doanh nghiệp, các hộ gia đình. Khi vốn tín dụng tạm thời nhàn rỗi không thể đi vào hoạt động sản xuất thì xu hƣớng gửi tiền vào ngân hàng để hƣởng lãi là hƣớng đi phù hợp. Bảng số liệu cho thấy, trong 103.406 triệu đồng tăng lên của tiền gửi có kỳ hạn thì đã có đến 100.105 triệu đồng là tiền gửi kỳ hạn dƣới 12 tháng, điều này cho thấy doanh nghiệp, cá nhân chọn hình thức gửi tiền có kỳ hạn ngắn một mặt để hƣởng lãi, một mặt đang trông chờ vào tín hiệu khả quan của nền kinh tế để có thể tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh. Bƣớc sang năm 2013, tiếp tục là chính sách giảm lãi suất để kích cầu nền kinh tế của NHNN, tính đến tháng 9/2013 lãi suất huy động đã giảm đi rất thấp kỳ hạn dƣới 1 tháng ở mức 1-1,2%/năm, kỳ hạn từ 1 tháng đến dƣới 6 tháng ở mức 5- 7%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dƣới 12 tháng ở mức 6,5-7,5%/năm, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 7,5-9%/năm. Thêm vào đó là tình hình kinh tế trên địa bàn tỉnh đã có những bƣớc khởi sắc, nhiều đơn đặt hàng xuất khẩu gạo, thủy sản, giày dép đƣợc ký kết, nhiều doanh nghiệp bắt đầu khởi động lại hoạt động sản xuất, sức mua trong dân cũng tăng lên. Lãi suất thấp, kinh tế có bƣớc phát triển mới nên nguồn vốn tín dụng đã chuyển sang hoạt động sản xuất, do đó lƣợng vốn chảy vào Ngân hàng trong thời gian này rất ít, giảm 110.589 triệu đồng so với năm 2012.

Tỷ trọng

Tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng, cụ thể năm 2011 chiếm 63,55%, năm 2012 tỷ lệ này là 75,06%, năm 2013 chiếm 70,36%. Hai loại tiền gửi còn lại là: tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên chiếm một tỷ lệ nhỏ luôn dƣới 20%, cá biệt năm 2013 tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn tăng lên gần 30% trong khi đó, tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên giảm đột ngột không tới 1%. Năm 2012, ảnh hƣởng khó khăn chung của nền kinh tế đã làm hạn chế ý muốn tham gia sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn, nên lƣợng vốn tạm thời nhàn rỗi “chảy” vào Ngân hàng rất nhiều. Mặc dù, tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên có tăng nhƣng mức độ tăng không đáng kể so với tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng, nên tỷ trọng của

Trang 25

loại tiền gửi này đã tăng lên đến 75,06%. Sang năm 2013, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn chiếm gần 30% trong cơ cấu vốn huy động.

Ghi chú: -KKH: Không kỳ hạn

-KH dưới 12: Kỳ hạn dưới 12 tháng -KH trên 12: Kỳ hạn trên 12 tháng

Nguồn: Báo cáo tình hình vốn huy động-VPBank Vĩnh Long, 2011,2012,2013

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng chi nhánh vĩnh long (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)