Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng đã tạo ra áp lực cạnh tranh không hề nhỏ, chỉ tính riêng trên địa bàn Thành phố Vĩnh Long đã có hơn 20 NHTM đang hoạt động và cạnh tranh rất gay gắt. Để giữ vững thị phần và đảm bảo sự phát triển trong dài hạn, VPBank Vĩnh Long cần có những chiến lƣợc cạnh tranh hiệu quả, đẩy mạnh công tác tiếp thị, đặc biệt là công tác chăm sóc khách hàng.
Trang 56
- Tích cực quảng bá hình ảnh ngân hàng thông qua các hoạt động từ thiện, cộng đồng. Treo băng rôn tại chi nhánh và các địa điểm công cộng, trong các chƣơng trình cho vay với lãi suất ƣu đãi kỷ niệm các ngày lễ, ngày thành lập VPBank hội sở, ngày thành lập chi nhánh vừa giới thiệu sản phẩm vừa giới thiệu hình ảnh Ngân hàng.
- Tạo mối quan hệ thân thiết và có những ƣu đãi với những khách hàng có lịch sử giao dịch tốt, hoạt động kinh doanh ổn định.
- Hàng tháng, hàng quý nên tổ chức những cuộc khảo sát điều tra tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn, thống kê số lƣợng hộ kinh doanh, số tiểu thƣơng đang hoạt động, từ đó chủ động tiếp thị những sản phẩm tín dụng phù hợp cho nhóm khách hàng này.
- Tập trung hơn nữa vào phân khúc giáo viên, giảng viên đại học, cao đẳng trên địa bàn. Thông qua đội ngũ cán bộ tín dụng và cộng tác viên tiếp cận sâu rộng đối tƣợng này, cung cấp những “sản phẩm trọn gói“ cho nhóm khách hàng này, các sản phẩm bảo hiểm, tiền gửi, cho vay, thẻ và các dịch vụ khác với mức phí thấp.
Trang 57
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Có thể nói tín dụng là hoạt động quan trọng bậc nhất trong hoạt động của một NHTM. Tín dụng nói chung hay tín dụng cá nhân nói riêng là mảng kinh doanh đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng. Qua quá trình phân tích trên, cho vay cá nhân có vai trò cung cấp vốn nhằm bổ sung nguồn vốn lƣu động phục vụ sản xuất kinh doanh và bổ sung nguồn vốn tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân. Bên cạnh đó, tín dụng cá nhân ít chịu ảnh hƣởng từ nền kinh tế so với tín dụng cho doanh nghiệp nên rủi ro tƣơng đối thấp. Vì vậy tín dụng cá nhân thƣờng an toàn và đem lại nguồn thu ổn định cho ngân hàng. Do đó, đẩy mạnh hoạt động của mảng tín dụng này sẽ là hƣớng đi đúng đắn và thông minh trong khi nhu cầu trong dân vẫn còn rất lớn và điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.
Thông qua các chỉ tiêu về tín dụng cá nhân gồm doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ và nợ xấu, ta thấy tình hình tín dụng cá nhân của Ngân hàng giai đoạn 2011-2013 là tƣơng đối khả quan. Cho vay cá nhân của Ngân hàng thƣờng tập trung vào các khoản vay trung hạn với mục đích sản xuất lƣu thông hàng hóa và xây dựng, mua mới nhà ở. Doanh số cho vay tăng rất mạnh vào năm 2012, giảm vào năm 2013 với mức giảm không đáng kể, nhìn chung chỉ tiêu này tƣơng đối ổn định vào 2 năm cuối của giai đoạn phân tích. Dƣ nợ đạt mức tăng trƣởng tốt, đặc biệt mức tăng rất cao vào năm 2013, đây sẽ là nguồn thu lãi đáng kể của Ngân hàng trong thời gian tới. Nợ xấu tuy có dấu hiện tăng dần nhƣng đƣợc kiểm soát ở mức thấp. Ngoài ra, thông qua các tỷ số tài chính đánh giá về tín dụng cá nhân cho thấy lƣợng vốn thu hồi về trong giai đoạn này là khá thấp, do đặc điểm của các khoản vay cá nhân của Ngân hàng thƣờng tập trung chủ yếu vào các khoản vay trung hạn. Mức độ sử dụng vốn huy động vào hoạt động cho vay đã tăng lên rất đáng kể, đặc biệt là vào năm 2013. Dƣ nợ của tín dụng cá nhân so với tín dụng chung thấp nhƣng tăng dần trong giai đoạn phân tích cho thấy Ngân hàng đã chú trọng hơn vào mảng tín dụng này.
Tuy nhiên ngân hàng cũng còn một số hạn chế nhƣ nguồn vốn huy động chủ yếu là các khoản không kỳ hạn và ngắn hạn nên đã hạn chế quy mô cho vay trung và dài hạn. Bên cạnh đó hoạt động tín dụng chịu ảnh hƣởng lớn từ những thay đổi của kinh tế, xã hội trên địa bàn, Ngân hàng chƣa chủ động tạo một lƣợng khách hàng ổn định cho mình, chƣa thu hút đƣợc nhiều khách hàng mới. Bên cạnh các chính sách về lãi suất, chƣơng trình khuyến mãi, ƣu đãi đối với khách hàng thân thiết, ngân hàng cần chú trọng công tác quảng bá về các
Trang 58
sản phẩm, dịch vụ của mình để công tác huy động vốn cũng nhƣ cho vay đạt hiệu quả hơn.
6.2 KIẾN NGHỊ
Qua một thời gian thực tập và tìm hiểu về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng chi nhánh Vĩnh Long, tôi có một số kiến nghị sau:
Đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước
Kinh tế năm 2014 vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh có dấu hiệu chững lại, NHNN cần tiếp tục hạ trần lãi suất kết hợp với các chính sách tài chính của Chính phủ để có thể kích cầu nền kinh tế, góp phần tháo dỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, NHNN nên có những quy định về điều kiện vay vốn thông thoáng và phù hợp hơn so với từng thời điểm nhất định.
Đối với Chính quyền địa phương
Ủy ban Nhân dân tỉnh cần sớm đề ra và thực hiện quyết liệt những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, ổn định thị trƣờng đầu ra cho ngành chăn nuôi thủy sản, gia súc, gia cầm trên địa bàn.
Các Sở, Ban, Ngành cần phát huy vai trò hỗ trợ Ngân hàng trong việc cung cấp các thông tin của khách hàng. Việc biết đƣợc chính xác ngành nghề, thực trạng hoạt động cũng nhƣ số lƣợng cụ thể của doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn, sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho công tác chủ động cấp tín dụng cho đối tƣợng này, góp phần phát triển kinh tế chung của tỉnh. Bên cạnh đó thì các Cơ quan có thẩm quyền cần giúp đỡ Ngân hàng trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ và phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi các khoản nợ quá hạn.
Đối với VPBank hội sở
Quy mô hoạt động của các chi nhánh ở Tây Nam Bộ vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của toàn hệ thống, tuy nhiên đây là thị trƣờng đầy tiềm năng sẽ đem lại nguồn thu lớn của VPBank trong thời gian tới. Kết quả phân tích cho thấy nhu cầu tín dụng trên địa bàn tỉnh vẫn còn rất cao, chi nhánh vẫn chƣa khai thác hết nhu cầu trên. Hội sở chính nên mạnh dạn đầu tƣ để mở rộng hoạt động của VPBank Vĩnh Long, đầu tƣ vào công nghệ ngân hàng, vào tài sản cố định, mở rộng số lƣợng các phòng ban cũng nhƣ tuyển thêm nhân sự mới cho bộ phận tín dụng. Thƣờng xuyên mở các lớp tập huấn để nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên, nhanh chóng phổ biến những quy định mới nhất của NHNN. Đồng thời VPBank hội sở, cần có những ƣu đãi về vốn điều
Trang 59
chuyển và thƣờng xuyên năm bắt tình hình hoạt động của chi nhánh, chủ động đƣa ra những chỉ đạo, quy định sát với tình hình thực tế địa phƣơng.
Trang 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Cần Thơ : NXB Đại học Cần Thơ.
2. Lâm Xuân Hào, 2011. Phân tích hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp đại học: Đại học Cần Thơ.
3. Trần Ái Kết và cộng sự, 2008. Lý thuyết tài chính tiền tệ. TP. Hồ Chí Minh : NXB Giáo dục.
4. Lê Thị Mận, 2011. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. TP. Hồ Chí Minh: NXB Lao động – xã hội.
5. Phạm Thị Thu Nga, 2011. Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Đồng Tháp. Luận văn tốt nghiệp đại học: Đại học Cần Thơ.
6. Quyết định 1627/2011/QĐ-NHNN về quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng trong hoạt động ngân hàng của TCTD.
7. Flcen, 2013. Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ cá tra năm 2012 và triển khai nhiệm vụ 2013.< http://tongcucthuysan.gov.vn/b-tin-tuc-su-kien/a- tin-van/hoi-nghi-tong-ket-san-xuat-tieu-thu-ca-tra-nam-2012-va-trien-khai- nhiem-vu-nam-2013/>. [ngày truy cập: 08 tháng 04 năm 2014].
8. Quốc Dũng, 2013. Thành phố Vĩnh Long trên con đƣờng phát triển. < http://thvl.vn/?p=157909>. [ngày truy cập: 07 tháng 04 năm 2014].
9. Dung Hạ, 2013. Những “dấu ấn” thay đổi lãi suất 2012 và “hƣớng đi” 2013.<http://laisuat.vn/tin-tuc/Nhung-%E2%80%98dau-an%E2%80%99- thay-doi-lai-suat-2012-va-%E2%80%98huong-di%E2%80%9D-nam-2013- 5684.aspx>. [ngày truy cập: 02 tháng 04 năm 2014].
10.Nguyễn Hiền, 2014. Tổng nợ xấu vẫn còn hơn 142.000 tỷ đồng.< http://dantri.com.vn/kinh-doanh/tong-no-xau-van-con-hon-142000-ty-dong- 803103.htm>. [ngày truy cập: 02 tháng 04 năm 2014]
11.Thanh Thanh Lan, 2013. Thống đốc xác định thêm 2 ngân hàng yếu kém.< http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/ngan-hang/thong-doc-xac- dinh-them-2-ngan-hang-yeu-kem-2910960.html>. [ngày truy cập: 05 tháng 04 năm 2014]
12. SBV, 2013. Điểm lại quá trình điều hành lãi suất giai đoạn 2011- 2013.<http://vietstock.vn/2013/09/diem-lai-qua-trinh-dieu-chinh-giam-lai-
Trang 61
suat-giai-doan-2011-2013-757-316231.htm >. [ngày truy cập: 01 tháng 04 năm 2014].
13.VPBank, 2013. VPBank cho vay ƣu đãi lãi suất từ 6%/năm. < http://www.vpb.com.vn/bai-viet/tin-vpbank/vpbank-cho-vay-uu-dai-voi-lai- suat-chi-tu-6nam>. [ngày truy cập: 09 tháng 04 năm 2014].
14.Tổng cục thống kê, 2013. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Việt
Nam giai đoạn 2011 – 2013. <
http://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=13843>. [Ngày truy cập: 11 tháng 04 năm 2014].
15.Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Vĩnh Long, 2013. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2013. < http://www.vinhlong.gov.vn/>. [Ngày truy cập: 11 tháng 04 năm 2014].