Do vậy để có thể tồn tại, đứng vững trên thương trường và thắng được đối thủ thì tất yếu doanh nghiệp phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình bằng cách không ngừng nâng cao chất lư
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
8 CNH – HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
Trang 2DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1 : Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Xuân Mai - Đạo Tú
Biểu đồ 1: Doanh thu, lợi nhuận của Công ty từ năm 2010 đến năm 2012
Biểu đồ 2: Lợi nhận của Công ty từ năm 2010 đến năm 2012
Trang 3DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh củaCông ty Cổ phần Xuân Mai - Đạo Tú trong 3 năm 2010 - 2012
Bảng 2: Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Xuân Mai - Đạo Tú
Bảng 3 : Bảng cân đối kế toán của công ty từ năm 2010 – 2012
Bảng 4: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty từ năm 2010 - 2012
Bảng 5: Danh mục các máy móc thiết bị chính của Công ty
Bảng 6: Chỉ tiêu thị phần tuyệt đối của Công ty và một số đối
thủ cạnh tranh chủ yếu của Công ty
Bảng 7 : Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xuân Mai – Đạo Tú
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay trước xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu đã và đang diễn ra rất mạnh
mẽ theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) Điều này đã đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước một thử thách to lớn, với những cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn trong nền kinh tế thị trường Sự cạnh tranh này không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp trong nước mà áp lực cạnh tranh lớn hơn từ phía các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp nước ngoài Vì vậy để đứng vững và thắng thế trên thương trường, việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp hiện nay là hết sức cần thiết và được quan tâm đặc biệt
Nâng cao năng lực cạnh tranh chính là đáp ứng yêu cầu tất yếu khách quan, phù hợp với quy luật cạnh tranh của thương trường và cũng là phục vụ lợi ích của chính doanh nghiệp Bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều phải đối mặt với cạnh tranh, với quy luât "mạnh được yếu thua", nếu né tránh thì sớm muộn gì doanh nghiệp cũng bị cạnh tranh đào thải Do vậy để có thể tồn tại, đứng vững trên thương trường và thắng được đối thủ thì tất yếu doanh nghiệp phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng hạ giá thành, áp dụng thành tựu công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất, sử dụng kiến thức quản lý hiện đại vào hoạt động quản trị một cách khoa học, sáng tạo
Mặt khác nâng cao năng lực cạnh tranh cũng chính là nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tế vì do yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và do cuộc cách mạng khoa học công nghệ toàn cầu bùng nổ
Vì vậy , nâng cao năng lực cạnh tranh là cần thiết cho sự phát triển kinh tế, xã hội Mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế, do vậy mỗi tế bào "khoẻ" thì cả nền kinh tế đó cũng có năng lực cạnh tranh cao hơn Ngược lại khi nền kinh tế đó
"khoẻ" thì nó lại tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát huy được lợi thế của mình
Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng và Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO, đối diện với thực tế về trình độ công nghệ mới, kỹ năng quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, đội ngũ nguồn
Trang 5nhân lực phải có kiến thức về công nghệ và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế ISO …Công ty Cổ phần Xuân Mai - Đạo Tú đã không tránh khỏi một số hạn chế khi cạnh tranh với các doanh nghịêp khác trong nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, trong quá trình thực tập tại Công ty
Cổ phần Xuân Mai - Đạo Tú, em đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xuân Mai - Đạo Tú” với mong muốn vận dụng những
kiến thức đã học áp dụng vào thực tế đồng thời đưa ra một số kiến nghị với mong muốn Công ty Cổ phần Xuân Mai - Đạo Tú ngày càng vươn lên và phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, Chuyên đề gồm
3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Xuân Mai - Đạo Tú Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xuân Mai - Đạo Tú
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xuân Mai - Đại Tú
Do thời gian thực tập còn hạn chế cũng như một số nguyên nhân khách quan nên Chuyên đề không thể tránh khỏi một số thiếu sót Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý từ phía các thầy cô, các anh chị trong Phòng Kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xuân Mai - Đạo Tú
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của gia đình, thầy giáo GS.TS Nguyễn Thành Độ, thầy giáo CN Dương Công Doanh cùng tập thể Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong Công ty Cổ phần Xuân Mai - Đạo Tú đã giúp đỡ em hoàn thành Chuyên đề thực tập này
Trang 6CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUÂN MAI - ĐẠO TÚ
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
1.1.1 Giới thiệu chung về Công ty
Tên công ty: Công ty Cổ phần Xuân Mai - Đạo Tú
Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Xuân Mai - Đạo TúTên giao dịch quốc tế: Xuan Mai Dao Tu Joint Stock CompanyTên viết tắt: XMD
Trụ sở chính: Xã Đạo Tú - Huyện Tam Dương - Tỉnh Vĩnh PhúcĐiện thoại: 02113.895 576/ 895 703
Fax: 02113.895 574
Vốn điều lệ: 40.000.000.000 đồng Việt Nam (Bốn mươi tỷ đồng)
Mã số thuế: 2500302820
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty cổ phần Xuân Mai - Đạo Tú tiền thân là Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai - Chi nhánh Vĩnh Phúc trực thuộc Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai, hoạt động theo uỷ quyền và phân cấp quản lý của Công ty, Chi nhánh Vĩnh Phúc được thành lập theo Quyết định số 272 QĐ/BTXM-TCHC ngày 29/3/2004 của Hội đồng quản trị Công ty về việc thành lập Chi nhánh tại Vĩnh Phúc
Sau gần 06 năm hình thành và phát triển từ chỗ ban đầu bộ máy hoạt động của Chi nhánh Vĩnh Phúc chỉ có 04 phòng và 02 xưởng sản xuất đến nay đã phát triển lên
07 phòng, 03 xưởng sản xuất, 01 Đội thi công lắp dựng, 01 Ban quản lý dự án và 01 chi nhánh tại Tuyên Quang; giải quyết công ăn việc làm cho hơn 500 lao động tại địa bàn
xã Đạo Tú, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc
Cùng với sự quan tâm, giúp đỡ, động viên kịp thời của Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai, tập thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh Vĩnh Phúc trước đây và nhân viên Công ty Cổ phần Xuân Mai - Đạo Tú hiện nay
đã luôn nỗ lực làm việc, không ngừng học hỏi công nghệ để bước đầu hoàn thành
Trang 7nhiệm vụ được giao và từng bước khẳng định vị trí với Công ty và góp phần vào việc khẳng định thương hiệu BÊ TÔNG XUÂN MAI trên thị trường.
Ngày 20 tháng 05 năm 2008, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai ra quyết định số 430 QĐ/BTXM-TCHC về việc chuyển Chi nhánh Vĩnh Phúc đơn vị phụ thuộc Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai thành Công ty Cổ phần Xuân Mai - Đạo Tú Công ty chính thức hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần từ ngày 01 tháng 07 năm 2008
Các sản phẩm của Công ty Cổ phần Xuân Mai - Đạo Tú cùng với Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Xuân Mai sản xuất đã đạt 25 huy chương vàng chất luợng, đặc biệt được Nhà nước tặng Giải thưởng Khoa học và công nghệ
1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty
a Chức năng
Công ty Cổ phấn Xuân Mai - Đạo Tú là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp và sản xuất công nghiệp Chức năng của công ty đưọac thể hiện qua nghành nghề kinh doanh có ghi trong giấy phép kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
- Thiết kế, thi công xây lắp công trình dân dụng, công nghiệp, cầu đường
- Sán xuất cấu kiện bê tông Dự ứng lực tiền chế bằng công nghệ căng trước phục
vụ thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp và cầu đường (Hợp tác nghiên cứu với Hãng RONVEAUX - Vương quốc Bỉ và Hãng SARET ITERNATIONAL - Cộng hoà Pháp)
- Sản xuất cấu kiện thép các công trình công nghiệp và gia công cơ khí
- Cung cấp bê tông thương phẩm, ống cống từ 300 - 2000 mm, cọc bê tông đúc sẵn các loại, bó vỉa hè, gạch lát vỉa hè, đá cốt liệu thành phẩm các loại
- Vận tải hàng hoá, vận tải hành siêu trường, siêu trọng
- Thí nghiệm vật tư, vật liệu phục vụ thi công xây lắp công trình (Phòng thí nghiệm LAS - XD682)
Trang 8- Tuân thủ các chính sách, chế độ của Nhà nước Không ngừng nâng cao trình độ văn hóa, đời sống , nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên và làm tốt công tác bảo hộ lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh
- Tăng cường đổi mới để tăng hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tăng thu cho Ngân sách nhà nước
c Quyền hạn
- Chủ động kinh doanh toàn diện, kinh doanh sản xuất hàng năm, dài hạn
- Giao dịch và ký kết hợp đồng với các thành phần kinh tế khác, được tham gia định giá và chủ động định giá bán theo cơ chế thị trường đối với các nguồn hàng do công ty cung cấp
- Được quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, tuyển chọn và đào tạo cán bộ, công nhân theo quy định của pháp luật
1.1.4 Lĩnh vực kinh doanh và thị trường hoạt động của Công ty
Theo Giấy chứng nhận ĐKKD số 2500302820 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp lần đầu ngày 11/06/2008 và đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 03/07/2009, ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm:
- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp;
- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp;
- Xây dựng công trình cầu đường và công trình thủy lợi;
- Xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp (như thi công nhà công nghiệp, nhà
ở, các hệ thống điện, làm đường, san lấp mặt bằng hạ tầng cơ sở);
- Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, các cấu kiện bê tông, các loại ống cống thoát nước;
- Vận tải hàng hóa, hàng siêu trường, siêu trọng;
- Chế tạo, lắp đặt và sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị, dây truyền công nghệ, thiết bị tự động hóa trong xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng;
- Sản xuất đá thành phẩm;
- Khai thác đá;
- Mua bán xăng dầu và các sản phẩm của chúng;
Trang 9- Dịch vụ thí nghiệm các vật liệu xây dựng và kiểm định chất lượng công trình dân dụng, công nghiệp và giao thông đường bộ.
1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty được thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo
sự chỉ đạo tập trung thống nhất trong quản lý điều hành cũng như trong thực hiện các nhiệm vụ sản xuất ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của công ty nhằm đạt được hiệu quả năng suất cao, hoàn thành mục tiêu chiến lược sản xuất kinh doanh mà công ty đã đề ra
Công ty Cổ phần Xuân Mai - Đạo Tú có số lao động là 507 người , được sắp xếp thành từng phòng ban , bộ phận sản xuất với chức năng nhiệm vụ cụ thể
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Xuân Mai - Đạo Tí đợc thể hiện theo sơ đồ dưới đây:
Trang 10Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Xuân Mai - Đạo Tú
Chi nhánh Tuyên Quang
P Tài chính
kế toán
CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC
Trang 11(Nguồn: Điều lệ hoạt động của Công ty Cổ phần Xuân Mai - Đạo Tú do phòng Tổ chức hành chính cung cấp)
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức
a Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, quyết định các vấn đề liên quan tới phương thức hoạt động, vốn điều lệ, nhân sự Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và những vấn đề khác được quy định trong Điều lệ Công ty
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty
để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông
c Ban kiểm soát
Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có trách nhiệm kiểm tra báo cáo tài chính hàng kỳ, xem xét báo cáo của Công ty về các hệ thống kiểm soát nội bộ và các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền được quy định trong Điều lệ Công ty
d Ban Giám đốc
Giám đốc điều hành
- Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị về các kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư, thay mặt Công ty ký kết các hợp đồng kinh tế, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của Công ty
Trang 12- Chuẩn bị và trình Hội đồng quản trị thông qua các dự toán dài hạn, hàng năm
và hàng tháng phục vụ cho hoạt động quản lý
- Thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền được quy định trong Điều lệ Công ty
- Chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị về thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao
e Các phòng ban chức năng của Công ty
- Giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động
- Quản lý nhân sự (tuyển dụng, điều động, luân chuyển )
- Công tác kỷ luật, thi đua khen thưởng
- Công tác đào tạo, xuất khẩu lao động
- Công tác hành chính, văn thư, lưu trữ tài liệu
- Công tác phục vụ
Phòng Tài chính kế toán
Trang 13- Quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động tài chính kế toán.
- Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Ban giám đốc về tình hình tài chính và các chiến lược về tài chính
- Lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp
- Lập dự toán nguồn vốn, phân bổ, kiểm soát vốn cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
- Dự báo các số liệu tài chính, phân tích thông tin, số liệu tài chính kế toán
- Quản lý vốn nhằm bảo đảm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và việc đầu
tư của Công ty có hiệu quả
- Triển khai kế hoạch hàng năm trên cơ sở phần việc của Công ty mẹ và Công ty
tự tìm kiếm Theo dõi, kiểm tra đôn đốc các đơn vị thực hiện công tác báo cáo
- Xây dựng kế hoạch hàng tháng, giao kế hoạch và theo dõi kế hoạch cho các đơn vị trong Công ty, điều độ sản xuất
- Thống kê, theo dõi xuất, nhập sản phẩm của các đơn vị trong Công ty
- Kết hợp với xưởng Cơ điện và các đơn vị vận tải thuê ngoài cân đối, bố trí phương tiện vận chuyển sản phẩm của Công ty
Phòng Cơ giới - Cơ khí
- Thiết kế khuôn ván, cải tiến nâng cấp thiết bị công nghệ
- Quản lý toàn bộ máy móc, thiết bị hiện có của Công ty
Phòng Kinh doanh
- Lập kế hoạch bán hàng của Công ty
Trang 14- Chịu trách nhiệm chính về công việc tổ chức, thực hiện đấu thầu, chào giá phục vụ cho việc bán hàng của Công ty.
- Quản lý công tác thu hồi công nợ từ việc bán hàng của Công ty
- Tổ chức, thực hiện, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Công ty thực hiện công việc tiếp thị, quảng bá sản phẩm của Công ty
- Cung ứng các loại vật tư chính
Phòng KCS
- Kiểm tra kiểm nghiệm các sản phẩm đầu ra
- Làm hồ sơ, chứng chỉ cho các công trình, sản phẩm Công ty sản xuất
- Tư vấn lĩnh vực đơn vị đảm nhiệm (Cấu kiện bê tông, công trình)
Phòng thí nghiệm
- Kiểm tra, kiểm nghiệm vật liệu đầu vào
- Quản lý các thiết bị, dụng cụ thí nghiệm của Công ty
- Tư vấn lĩnh vực thí nghiệm, kiểm nghiệm vật liệu xây dựng đầu vào
Ban quản lý dự án
- Tổ chức quản lý thi công các công trình Công ty giao
- Kiểm tra việc thực hiện thi công và thanh quyết toán các công trình
g Chi nhánh tại Tuyên Quang: Tuân Lộ - Sơn Dương - Tuyên Quang
- Gia công sản xuất đá thành phẩm
- Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, xây dựng công trình cầu đường, công trình thuỷ lợi, các khu đô thị, khu công nghiệp
- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, các cấu kiện bê tông, các loại ống cống thoát nước
- Vận tải hàng hoá, vận tải hàng siêu trường, siêu trọng
- Chế tạo, lắp đặt và sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị, dây truyền công nghệ, thiết bị tự động hoá trong xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng
Trang 15h Các đơn vị sản xuất
Xưởng Sản xuất chính
- Gia công, lắp đặt toàn bộ các sản phẩm cấu kiện cốt thép thường và cốt thép dự ứng lực trong các sản bê tông đúc sẵn
- Sản xuất các loại cấu kiện bê tông dự ứng lực kéo trước
- Gia công sửa chữa các loại khuôn ván để sản xuất các cấu kiện bê tông dự ứng lực kéo trước
Xưởng Cơ điện
- Cung cấp đầy đủ các dạng năng lượng như điện, nước cho sản xuất, sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ sản xuất cho các đơn vị trực thuộc Công ty
- Gia công cơ khí, cải tạo, lắp đặt mới các hệ thống điện dân dụng và công nghiệp cho các công trình
- Sản xuất các loại bê tông thương phẩm cung cấp cho các đơn vị sản xuất trong Công ty và cung cấp cho thị trường bên ngoài
Xưởng Cấu kiện bê tông
- Sản xuất các loại cấu kiện bê tông dự ứng lực kéo trước
- Gia công, lắp đặt toàn bộ các sản phẩm cấu kiện cốt thép thường và cốt thép dự ứng lực trong các sản bê tông đúc sẵn
- Gia công sửa chữa các loại khuôn ván để sản xuất các cấu kiện bê tông dự ứng lực kéo trước và thi công lắp dựng công trình do Công ty giao
Trang 16Tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuân Mai - Đạo Tú trong những năm gần đây được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh củaCông ty Cổ phần Xuân Mai - Đạo Tú
trong 3 năm 2010 - 2012
Tổng tài sản Đồng 163.856.016.888 171.857.591.029 177.714.003.318Tài sản ngắn hạn Đồng 116.011.030.122 120.568.657.178 123.257.159.357Tài sản dài hạn Đồng 47.844.986.766 51.288.933.851 54.456.843.961
Nợ phải trả Đồng 111.355.322.182 112.684.295.723 116.165.843.565Vốn chủ sở hữu Đồng 52.500.694.706 59.173.295.296 61.548.159.753Tổng doanh thu Đồng 184.513.667.913 277.021.674.865 237.159.245.350Tổng lợi nhuận
trước thuế
Đồng 10.087.147.775 17.490.603.324 13.633.542.417
Nộp Ngân sách Đồng 2.521.786.944 4.372.650.831 3.408.385.603Tổng lợi nhuận
Trang 17của Công ty Cổ phần Xuân Mai - Đạo Tú do phòng Tài chính - Kế toán cung cấp)
1.3.2 Nhận xét
Qua số liệu tại bảng 1, ta thấy: các chỉ tiêu năm 2011 là cao nhất so với năm
2010 và năm 2012 Điều đó chứng tỏ được bước đột phá trong hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011 của Công ty Cổ phần Xuân Mai - Đạo Tú
Năm 2011, tổng doanh thu đạt 277.021.674.865 đồng, tăng 92.508.006.052 đồng hay tăng 50,14% so với năm 2010 Đây là mức tăng cao, nó cho thấy Công ty đã tăng được mức bán các sản phẩm của mình tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và tăng uy tín của Công ty đối với khách hàng Tổng doanh thu tăng cho thấy tình hình khả quan về việc kinh doanh của Công ty trong việc đáp ứng các nhu cầu tiêu thụ của thị trường Lợi nhuận sau thuế đạt 13.117.952.493 đồng, tăng 5.552.591.662 đồng hay tăng 73,40% so với năm 2010 Tổng doanh thu và lợi nhuân sau thuế tăng còn là tín hiệu cho thấy được khả năng kinh doanh ổn định và từng bước phát triển theo chiều hướng tích cực Vì vậy thu nhập bình quân của người lao động đã tăng 400 nghìn đồng/người/tháng góp phần nâng cao đời sống vật chất cho CBCNV, điều đó là cần thiết trong việc khuyến khích tinh thần làm việc của người lao động đồng thời cũng cho thấy khả năng tài chính của Công ty thông qua mức lương trả cho người lao động
Trái với sự tăng trưởng của năm 2011, ta thấy các chỉ tiêu về doanh số năm 2012 đều giảm so với năm 2011 một cách đáng kể Tổng doanh thu đạt 237.159.245.350 đồng, giảm 39.862.429.515 đồng hay giảm 14,48 % so với năm 2011 Tổng lợi nhuận trước thuế giảm làm cho lợi nhuận sau thuế giảm 2.892.315.512 đồng hay giảm 22,08%
so với năm 2011
Các chỉ tiêu trên chứng tỏ sự khủng hoảng kinh tế năm 2012 đã tác động một phần không nhỏ tới sự tăng trưởng kinh tế của Công ty Cổ phần Xuân Mai – Đạo Tú Các chỉ tiêu về tài sản, vốn chủ sở hữu tăng lên nhưng các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận đã giảm xuống một cách đáng kể nên nợ phải trả tăng lên Tuy nhiên thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên tăng lên giúp cho cán bộ công nhân viên tin tưởng vào ban lãnh đạo của Công ty, tiếp tục cống hiến cho Công ty để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Điều đó cho thấy được sự nỗ lực cố gắng của Ban lãnh đạo Công ty, trong mọi hoàn cảnh đều cố gắng cải thiện thu nhập của người lao động để đời sống của người lao động được nâng cao
Trang 18CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUÂN MAI - ĐẠO TÚ
2.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh và kết quả đạt được của Công ty Cổ phần Xuân Mai - Đạo Tú trong 3 năm gần đây
2.1.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty trong 3 năm gần đây
a Tác động của các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty
Về người cung ứng
Nguồn nguyên vật liệu đầu vào của Công ty chủ yếu là cát, đá, ciment, sắt thép, nhựa đường…Đó là những sản phẩm đơn vị không thể sản xuất được nên Công ty phải mua ngoài và chịu ảnh hưởng rất lớn về tiến độ cung cấp, chất lượng sản phẩm, điều kiện thanh toán với bên bán hàng Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tiến
độ cung cấp vật tư để thi công hoàn thành công trình Khách hàng chủ yếu là các Ban quản lý dự án, đại diện cho Nhà nước quản lý thực hiện dự án nên phải thực hiện theo đúng quy trình quy phạm của Nhà nước quy định về quản lý đầu tư xây dựng
cơ bản.Vì vậy, Công ty phải đấu thầu trong kiện cạnh tranh gay gắt về giá, về tiến
độ thi công, về máy móc thiết bị, về kinh nghiệm thi công công trình tương tự và năng lực tài chính
Đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành
Đối thủ cạnh tranh hiện tại của Công ty chủ yếu là: Công ty Cổ phần đầu tư xây
Trang 19dựng & vận tải Vĩnh Phúc, Công ty Cổ phần xây dựng thương mại dân dụng & công nghiệp Vĩnh Phúc, Công ty TNHH đầu tư & phát triển xây dựng Tân Thịnh.
- Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng & vận tải Vĩnh Phúc:
+ Điểm mạnh: Có kinh nghiệm thi công các công trình giao thông, có uy tín, máy móc thiết bị nhiều và đa dạng, thị phần hoạt động tương đối lớn
+ Điểm yếu: Nguồn nhân lực hạn chế do khi trúng thầu thi công thì Công
ty chỉ bố trí cán bộ khung để quản lý, còn công nhân thuê hợp đồng công nhật nên ảnh hưởng chất lượng sản phẩm và tiến độ thi công Ngoài ra, Công ty còn chưa am hiểu nhiều thị trường và khách hàng
- Công ty Cổ phần xây dựng thương mại dân dụng & công nghiệp Vĩnh Phúc:+ Điểm mạnh: Chất lượng sản phẩm luôn đảm bảo, máy móc thiết bị đáp ứng đủ các yêu cầu thi công, khả năng tài chính đáp ứng được tiến độ thi công, có uy tín và thương hiệu trên thị trường, thị phần khá lớn, am hiểu thị trường và khách hàng
+ Điểm yếu: Khả năng cạnh tranh về giá thầu, vị trí địa lý và nguồn nhân lực
- Công ty TNHH đầu tư & phát triển xây dựng Tân Thịnh:
+ Điểm mạnh: Chủ lực thi công các công trình cầu, chất lượng sản phẩm luôn đảm bảo, máy móc thiết bị hiện đại đáp ứng đủ các yêu cầu thi công, khả năng tài chính mạnh đáp ứng được tiến độ thi công, có uy tín và thương hiệu trên thị trường, thị phần hoạt động rộng, am hiểu thị trường và khách hàng
+ Điểm yếu: Vị trí địa lý và nguồn nhân lực
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của Công ty Cổ phần Xuân Mai - Đạo Tú chủ yếu là những doanh nghiệp thuộc các tổng công ty nhà nước có quy mô và năng lực tài chính rất lớn muốn mở rộng thị trường, tham gia dự thầu các công trình có giá trị lớn
và công nghệ thi công phức tạp trong khi các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành không đủ năng lực để tham gia Vì vậy, các công ty trong ngành có thể sẽ không chống cự quyết liệt đối với sự xâm nhập của đối thủ mới vì tốc độ tăng trưởng của ngành cao nên có thể tiếp nhận thêm đối thủ mới mà không làm sụt giảm doanh thu và lợi nhuận của các công ty hiện tại
Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước
Trang 20cho các công ty yên tâm kinh doanh sản xuất.
- Môi trường pháp lý: một số quy trình, thủ tục hành chính về xây dựng cơ bản còn quá rườm rà, gây lãng phí như trình tự, thủ tục phê duyệt dự án quá lâu nên khi triển khai thực hiện so với thời điểm lập dự án không còn phù hợp với thực tế, dẫn đến hiệu quả dự án không cao
- Môi trường kinh tế: Khi chủ đầu tư chậm giải phóng mặt bằng dẫn đến công trình bị kéo dài tiến độ, bố trí vốn trả nợ không tương ứng giá trị công ty thực hiện Một số mặt hàng do Nhà nước quản lý như nhiên liệu …để biến động lớn dẫn đến các loại vật tư khác tăng giá theo nhưng không cho đơn vị thi công điều chỉnh giá, chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, lạm phát, chính sách tiền tệ không theo kịp thị trường đã tác động rất lớn đến kết quả, hiệu quả SXKD và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
- Môi trường khí hậu tự nhiên như: mưa, bão…sẽ các tác động rất lớn đến tiến
độ và chất lượng công trình
Bối cảnh quốc tế và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật
- Tình hình kinh tế thế giới suy thoái đã tác động rất lớn đến sự phát triển kinh
tế Việt Nam, đã làm gia tăng lạm phát, giảm GDP…nên ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí đầu vào của Công ty
- Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới, tiên tiến phục vụ thi công các công trình được thuận lợi Tuy nhiên chi phí chuyển giao công nghệ còn quá cao so với năng lực tài chính hiện có của Công ty
b Tác động của các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty
Về nguồn nhân lực
Số lượng người lao động trong Công ty tính đến ngày 17/12/2012 là 507 người, được phân theo trình độ như sau:
Bảng 2: Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Xuân Mai - Đạo Tú
Phân theo trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Trang 21Cán bộ có trình độ trung cấp 33 6,51
Phân theo loại hợp đồng
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2012 do Phòng Tổ chức - Hành Chính Công ty Cổ phần
Xuân Mai - Đạo Tú cung cấp)
Qua số liệu tại bảng 2, ta thấy: Trình độ cán bộ quản lý và kỹ thuật của công
ty đa số đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, được đào tạo đúng chuyên ngành, có kinh nghiệm và thâm niên công tác lâu dài tại công ty Đây là lợi thế của Công ty trong việc quản lý, điều hành thi công các công trình Ngoài ra, Công ty còn có lực lượng công nhân kỹ thuật lớn cả về số lượng và chất lượng chiếm tỷ lệ rất cao là 75,34% Đây chính là điểm mạnh của Công ty trong cạnh tranh với các công ty khác
Đồng thời, Công ty cũng rất quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhiên viên cụ thể qua thu nhập bình quân của người lao động ngày càng tăng từ 2,6 triệu đồng/người/tháng vào năm 2010 lên 3,5 triệu đồng/người/tháng vào năm 2012 Tuy
so với các công ty khác chưa phải là cao, song với điều kiện kinh doanh khắc nghiệt do phải cạnh tranh với nhiều công ty khác thì thu thập như vậy cũng đã đảm bảo được đời sống cho người lao động
Trang 22công trình khác Thêm vào đó không phải công trình nào đã được hoàn thành bàn giao cũng đều được chủ đầu tư thanh toán đầy đủ ngay mà phụ thuộc vào nguồn vốn do ngân sách Nhà nước cấp hay các chủ đầu tư tự huy động Vì vậy, Công ty phải có một nguồn lực tài chính đủ mạnh thì mới có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn thực tế để đảm bảo thi công các công trình đúng tiến độ , từ đó nâng cao thêm năng lực cạnh tranh của Công ty Năng lực tài chính của công ty thể hiện ở các chỉ tiêu cụ thể như sau:
Bảng 3 : Bảng cân đối kế toán của công ty từ năm 2010 – 2012
-(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán từ năm 2010 đến năm 2012
Trang 23của Công ty Cổ phần Xuân Mai - Đạo Tú do phòng Tài chính - Kế toán cung cấp)
Qua số liệu ở bảng 3, ta thấy:
Quy mô tài chính của công ty có xu hướng ngày càng tăng Cụ thể, năm 2012, tài sản tăng 5.856.412.289 đồng (tăng 3,40%) so v ớ i n ă m 2 0 1 1 v à t ă n g
1 3 8 5 7 9 8 6 4 3 0 đ ồ n g ( t ă n g 8 , 4 5 % ) s o v ớ i n ă m 2 0 1 0
Về nguồn vốn: Nợ phải trả năm 2012 tăng 3.481.547.842 đồng ( tăng 3,57%)
so với năm 2011 và tăng 4.810.521.383 đồng (tăng 4,61%) so với năm 2010 Nợ phải trả tăng chủ yếu là các khoản nợ Công ty đã chiếm dụng của các đối tác nhưng chưa đến hạn thanh toán và Công ty vay ngân hàng để bổ sung vốn lưu động để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2012 tăng 2.374.864.457 đồng ( tăng 4,36% ) so với năm 2011 và tăng 9.047.465.047 đồng (tăng 17,81% ) so với năm 2010 Nguồn vốn tăng chủ yếu là do lợi nhuận chưa phân phối đem lại Điều này chứng tỏ hoạt động của Công ty từng bước đi vào ổn định và
có hiệu quả
K
hả nă n g t à i c h í nh t ự c ó , k hả nă n g t ha n h t o án n h anh
Thông qua bảng tính các chỉ tiêu tài chính chủ yếu, chúng ta sẽ hiểu hơn về khả năng này của công ty:
Bảng 4: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty từ
2 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế /nguồn
4 Khả năng thanh toán hiện thời lần 1,08 1,12 1,11
Trang 24chiếm tỷ lệ 26,25% so với tổng tài sản và năm 2012 chiếm tỷ lệ 26,61% so với tổng tài sản, trong khi đó cơ cấu vốn cho tài sản lưu động ngày càng có xu hướng giảm Năm 2010 chiếm 70,81% tổng tài sản, năm 2011 giảm còn 70,15% và năm 2012 giảm còn 69,35% so với tổng tài sản Điều này hoàn toàn hợp lý cho mọi công ty chuyên ngành xây dựng nếu muốn phát triển, cạnh tranh được trên thị trường thì phải từng bước thay đổi máy móc thiết bị củ bằng những máy móc thiết bị hiện đại, có tính năng kỷ thuật cao để phù hợp yêu cầu kỷ thuật ngày càng cao trong việc thi công các công trình Ngoài ra, tỉ suất lợi nhuận năm 2011cao nhất trong 3 năm, chứng tỏ việc đầu tư kinh doanh của công ty năm 2011 có hiệu quả và hiệu ứng kéo theo là chu kỳ vòng quay vốn lưu động của công ty trong năm 2011 được rút ngắn lại, lên 1,5 lần
K
hả nă n g h u y động v ố n
Qua bảng chỉ tiêu ta thấy khả năng thanh toán còn thấp, tỷ số nợ của công ty còn khá cao do ảnh hưởng công tác thu hồi vốn công ty còn hạn chế Chính điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vay vốn của công ty
Hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong 3 năm gần đây được thể hiện qua biểu
đồ sau (Đơn vị tính: Triệu đồng):
0 50.000
Trang 25Biểu đồ 1: Doanh thu, lợi nhuận của Công ty từ năm 2010 đến năm 2012
(Nguồn: Sinh viên tự thiết kế )
Qua biểu đồ 1, ta thấy: doanh thu và lợi nhuận năm 2011 của Công ty là cao nhất trong ba năm 2010, 2011, 2012 Cụ thể như: năm 2011, tổng doanh thu tăng 92.508.006.052 đồng hay tăng 50,14% so với năm 2010 và tăng 39.862.429.515 đồng hay tăng 14,48 % so với năm 2012 Lợi nhuận năm 2011 tăng 5.552.591.662 đồng hay tăng 73,40% so với năm 2010 và tăng 2.892.315.512 đồng hay tăng 22,08% so với năm 2012 Điều này chứng tỏ Công ty đã sử dụng vốn tương đối có hiệu quả Năm
2012 sự khủng hoảng kinh tế đã tác động tới hầu hết các doanh nghiệp trong và ngoài nước nên Công ty Cổ phần Xuân Mai - Đạo Tú cũng bị ảnh hưởng từ sự khủng hoảng này Vì vậy doanh thu và lợi nhuận trong năm 2012 của Công ty giảm so với năm
Bảng 5: Danh mục các máy móc thiết bị chính của Công ty
8 Xe goòng vận chuyển cấu kiện bê tông Cái 2
Trang 26Xuân Mai - Đạo Tú do Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật cung cấp)
Do đặc trưng của ngành xây dựng chủ yếu thi công dựa trên công suất của máy móc thiết bị, nên công ty nào có hệ thống thiết bị tiên tiến thì sẽ chiếm được ưu thế cạnh tranh Qua bảng 5, ta thấy: năng lực máy móc thiết bị của công ty khá lớn về cả số lượng và chủng loại M á y m ó c củ a C ô n g t y c ó công suất trung bình tương đối cao nên đảm bảo thi công hoàn thành được công trình theo đúng tiến độ, tạo điều kiện cho công ty có thể tham gia nhiều công trình cùng một lúc, không bị bỏ lỡ cơ hội kinh doanh
C
ô n g t á c q uả n l ý m á y m ó c t h i ế t b ị
Công ty dựa vào nhiệm vụ sản xuất của các bộ phận trực tiếp sản xuất để giao quản lý, sử dụng máy móc thiết bị, khấu hao sửa chữa máy móc thiết bị theo quy chế khoán nội bộ của đơn vị Bên cạnh việc phân giao máy móc thi công, Công ty còn quan tâm đến việc trang bị cho các phòng nghiệp vụ các trang thiết
bị để phục vụ công tác được thuận lợi như: máy vi tính, máy in laze, máy fax, máy điện thoại, máy photocoppy…Ngoài ra, Công ty còn sử dụng các phần mềm chuyên dụng như: phần mềm kế toán, phần mềm thiết kế đồ hoạ Autocard nhằm tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động cho cán bộ công nhân viên
Về nguyên vật liệu
N
guồ n cu n g ứ n g n gu y ê n vậ t l i ệ u
Là một công ty xây dựng nên có rất nhiều nguyên, nhiên vật liệu cần thiết
để phục vụ cho việc thi công các công trình như: cát, đá, ciment, nhựa đường, sắt thép Nó là yếu tố đầu vào vô cùng quan trọng chiếm 70% tổng giá thành công trình và quyết định đến chất lượng và kiểu dáng của công trình cũng như ảnh hưởng đến uy tín của công ty Nhận thức được tầm quan trọng đó mà Công ty đã rất chú trọng từ khâu thu mua đến bảo quản nguyên vật liệu nhằm đảm bảo tiến
độ thi công và tiết kiệm tối đa chi phí nguyên vật liệu Là một Công ty làm ăn có
uy tín trên thương trường nên ngoài việc được các nhà cung cấp vật liệu kịp thời, chất lượng đảm bảo thì công ty còn được hưởng những điều kiện thanh toán ưu đãi như: giảm giá, bán chịu chậm thanh toán Điều này đã tạo lợi thế cho Công ty trong việc giảm bớt nhu cầu vốn lưu động, giảm chi phí vốn nên tăng khả năng cạnh tranh so với nhiều đối thủ
C
ô n g t á c q uả n l ý d ự t r ữ n g u y ê n vậ t l i ệ u