1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ tin học CES

55 468 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 408,5 KB

Nội dung

Trang 1

MỤC LỤC

Lời mở đầu

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀCÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ

DỊCH VỤ TIN HỌC CES ……….6

1- Quá trình ra đời, hình thành và phát triển Công ty……… ……6

2- Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của Công ty ……… 8

3 – Cơ cấu tổ chức của Công ty ……… 10

4 - Những nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh hiện tại của công ty ……….12

a – Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp ………12

b - Những nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp……… 12

c - Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp đến chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp……… 14

5 - Thực trạng về năng lực cạnh tranh của công ty tin học CES ………18

6- Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (2006 – 2009.) ………21

CHƯƠNG II CỦA CÔNG TY TIN HỌC CES I - THỊ TRƯỜNG, KHÁCH HÀNG VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY ……….25

I - THỊ TRƯỜNG, KHÁCH HÀNG VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNGTY………23

1.Thị trường khách hàng ……… 25

2.Đối thủ cạnh tranh ……….29

II.NHỮNG GIẢI PHÁP CÔNG TY ĐÃ THỰC HIỆN ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH……… 43

1.Hoạt động nghiên cứu thị trường ……… 43

2.Xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm ……….46

3.Công tác tổ chức quản lý và điều hành kinh doanh ……….46

III– ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TIN HỌC CES SOVỚI ĐỐI THỦ CẠNH TRANH……… 46

CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC CES ………….49

1.Phương hướng mục tiêu phát triển của công ty trong những năm tới ………….49

Trang 2

a.Phương hướng ………49

a - về sản phẩm công ty ……… 49

b - Về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty ……… 49

c - Quảng bá, xây dựng thương hiệu và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ……… 50

b.Mục tiêu ……… 50

2.Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ tin học CES……… 51

a.Giải pháp từ phía công ty ………51

b Giải pháp nâng liên quan tới sản phẩm ………52

c.Giải pháp liên quan tới công nghệ áp dụng……… 53

d.Mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu ……….54

Kết luận ……… 56

Trang 3

Lời mở đầu

Trong những năm gần đây, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tếđã và đang tác động mạnh mẽ đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Cùngvới đó là sự chuyển dịch từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm cho thị trường ngày càng mởrộng Đặc biệt là sự kiện Việt Nam ra nhập WTO và trở thành thành viên chínhthức thứ 150 của tổ chức kinh tế thế giới WTO đã mở ra một thị trường rộng lớn- thị trường toàn cầu cho mọi doanh nghiệp Đây cũng là một thuận lợi rất lớnnhưng cũng là một khó khăn, thách thức vô cùng đối với một doanh nghiệp Điềunày đòi hỏi nhà quản trị cần phải có một cái nhìn toàn diện, một bước đi sángsuốt, một chiến lược kinh doanh hợp lý để đưa doanh nghiệp mình từ một thịtrường nhỏ bé trong nước ra thị trường toàn cầu.

Trong nền kinh tế thị trường thì giá cả của một sản phẩm/dịch vụ là do thịtrường quyết định Do vậy sự tồn tại và phát triển là vấn đề mang tính sống còncủa một doanh nghiệp Vì thế, đòi hỏi mỗi nhà quản trị doanh nghiệp cần phảitìm cho doanh nghiệp mình một hướng đi đúng đắn Nói như vậy không có nghĩalà tất cả các doanh nghiệp đều tìm được cho mình một hướng đi đúng đắn để điđến thành công mặc dù khi sinh ra thì các doanh nghiệp đều muốn kinh doanh cóhiệu quả nhưng thực tế thì không như vậy bởi có những doanh nghiệp đã mangđến đỉnh cao của sự thành công trên con đường lập nghiệp bằng bước đi đúngđắn nhưng bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp phải đi đến thất bại, phásản, giải thể doanh nghiệp bởi vì họ đã nhầm một bước đi Tất cả điều đó đều phụthuộc rất lớn vào tài quản trị của nhà kinh doanh - người chèo lái trên một conthuyền.

Đối với một sinh viên mới ra trường thì việc thực tập để tiếp xúc với thựctế là vô cùng quan trọng, nó giúp cho sinh viên áp dụng những kiến thức đã họctrên sách vở, trong nhà trường vào thực tế và hơn nữa còn tạo cho sinh viên mạnhdạn hơn, tự tin hơn khi tiếp xúc với môi trường làm việc mới mẻ.

Qua quá trình tìm hiểu và thực tập trong chuyên ngành công nghệ thôngtin tại Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ tin học CES, em mạnh dạn chọn

Trang 4

đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần thương mạivà dịch vụ tin học CES” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập của mình.

Nội dung chuyên đề:

Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, chuyên đề gồm ba chương:

Chương I – Khái quát chung về Công ty Cổ phần thương mại & dịch vụtin học CES.

Chương II - Thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty tin họcCES

Chương III - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Côngty tin học CES.

Qua thời gian thực tập tại công ty tin học CES, được sự giúp đỡ tận tìnhcủa Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ trong công ty và sự hướng dẫn tận tìnhcủa thầy giáo Nguyễn văn Phúc Mặc dù đã cố gắng xong chuyên đề không tránhkhỏi những sai xót nhất định Vì vậy, em rất mong sự góp ý, chỉ bảo của các thầycô giáo cùng toàn thể anh chị em trong công ty tin học CES để chuyên đề của emđược hoàn thiện hơn nữa.

Trang 5

CHƯƠNG I

KHÁI QUÁT CHUNG VỀCÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠIVÀ DỊCH VỤ TIN HỌC CES

1- Quá trình ra đời, hình thành và phát triển Công ty

Tiền thân của Công ty Cổ phần thương mại & dịch vụ tin học CES làTrung tâm tin học CES Đây là một trung tâm tin học được thành lập dưới hìnhthức là hộ kinh doanh cá thể do một nhóm gồm ba thành viên đứng ra sáng lậpvào tháng 04 năm 2000 nhằm mục đích hoạt động trong lĩnh vực công nghệthông tin như đào tạo, sửa chữa và kinh doanh máy tính

Từ năm 2000 đến năm 2002, trung tâm đã mở rộng thị trường đào tạo vàcung ứng dịch vụ Đó là nền tảng để cho đến tháng 8 năm 2002 trung tâm tin họcCES đã được nâng cấp lên thành Công ty cổ phần thương mại & Dịch vụ tin họcCES.

Là một công ty cổ phần hoạt động trong nhiều lĩnh vực trong đó côngnghệ thông tin là lĩnh vực hoạt động chính của công ty Công ty do ba cổ đôngsáng lập và được thành lập vào tháng 8 năm 2002 với mục đích mở rộng qui mô,lĩnh vực hoạt động So với các công ty khác thì công ty cổ phần thương mại &dịch vụ tin học CES được thành lập dựa trên nền tảng là một trung tâm tin họcCES Đó là chiến lược mà Ban lãnh đạo công ty đã định hướng từ trước nhằmgiảm thiểu những rủi ro quá lớn Mặc dù đã được nghiên cứu thị trường trước khiquyết định thành lập nhưng Ban lãnh đạo công ty vẫn muốn thăm dò thị trườngbằng cách mở ra một trung tâm tin học là một bước đệm để xem xét thị trườngmột cách thực tế Qua mấy năm hoạt động, dựa trên hoạt động kinh doanh củatrung tâm là có khả thi và bước đầu xây dựng được một thị trường tiềm năng thìBan lãnh đạo quyết định thành lập Công ty cổ phần thương mại & dịch vụ tin họcCES.

Tháng 06/2004 Công ty kí hợp đồng cung cấp mực in cho 1 số Côngty như: COINCO, tập đoàn VIỆT Á trong thời gian 2 năm

Trang 6

Tháng 03/2005 Công ty quyết định mở rộng kinh doanh khi tiếp tụccung cấp đến khách hàng các sản phẩm và linh kiện về máy tính xách taycủa các hãng : Sony, Lenovo, Dell,

Đặc biệt trong năm 2007 Công ty đã nhận và thực hiện hàng loạt các dựán:

+Dự án cung cấp trang thiết bị văn phòng cho Công ty Cổ phần hoádầu Đông Anh – Hà Nội (Tổng giá trị dự án: 163 triệu VND)

+Dự án lắp đặt hệ thống mạng máy tính cho khối văn phòng trung tâmCông ty Xây lắp điện 1 Hà Nội (Tổng giá trị dự án: 228 triệu VND)

+Dự án trangbị máy tính cho Cục hàng không dân dụng Việt Nam(Tổng giá trị dự án: 270 triệu VND)

+Dự án trang bị hệ thống máy tính phục vụ dạy học cho huyện QuảngXương- Tỉnh Thanh Hoá (Tổng giá trị dự án: 210 triệu VND)

+Dự án cung cấp máy chủ, máy trạm, giải pháp quản lí mạng mội bộcho Ngân hàng Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Sài Đồng- Gia Lâm-Hà Nội (Tổng giá trị dự án: 423 triệu VND)

+Dự án trang thiết bị văn phòng cho Công ty Cổ phần xây dựngCOMA (Tổng giá trị dự án: 145 triệu VND)

+Dự án thay thế, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị điện, điện tử cho Cụccảnh sát điều tra C15 (Tổng giá trị dự án: 368 triệu VND)

+Thực hiện dự án cung cấp đồng bộ máy in đa năng, mực in cho Côngty Viễn thông liên tỉnh VTN (Tổng giá trị dự án: 142 triệu VND)

+ Thực hiện dự án cung cấp mua sắm trang thiết bị cho UBND Huyệnvà UBND các xã, thị trấn (Tổng giá trị dự án: 704 triệu VND)

Trong năm tài chính toàn cầu 2008 vừa qua Công ty cũng đã thực hiệnđược các dự án sau:

+Dự án cung cấp thiết bị cho sở CNTT Hà Nội (Tổng giá trị dự án: 54triệu VND)

Trang 7

+Dự án cung cấp thiết bị cho Viện KH- KT Bưu Điện (Tổng giá trị dựán: 150 triệu VND)

Trong thời gian đầu khi Công ty mới thành lập với nguồn vốn điều lệlà 400 triệu, với nguồn vốn ít ỏi này Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn,trong khi đó các đối thủ cạnh tranh đã có chỗ đứng trên thị trường càng tạothêm sức ép cho Công ty Do đó Giám đốc đã có những chủ trương hết sứcđúng đắn nhằm tìm kiếm thị trường và tạo uy tín với khách hàng.

Giám đốc Công ty đã nhanh chóng thiết lập được mối quan hệ với cácnhà cung cấp sản phẩm có uy tín, cung cấp hàng hoá có chất lượng tốt, ổnđịnh, giá cả hợp lí, khả năng cung ứng kịp thời góp phần tăng hiệu quả kinhdoanh cùng sự quay vòng vốn tốt Do có sự chuẩn bị và có kiến thức về kinhdoanh nên Công đã thiết lập được nhiều mối quan hệ tốt với các nhà cungcấp có uy tín cùng các sản phẩm có tiếng trên thị trường Đến nay hơn 90%số lượng máy tính, máy in, thiết bị văn phòng cùng các linh kiện, phụ đượcCông ty nhập trực tiếp từ các nhà cung cấp mà không phải qua trung giannhư thời gian đầu thành lập Do có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp nênnăm 2006 hơn 70% khối lượng hàng nhập vào được trao đổi với khách hàng,năm 2007 con số này là hơn 65%.

Thêm vào đó Công ty có đội ngũ nhân viên giỏi về trình độ chuyênmôn, kinh nghiệm và tiếp cận khách hàng cũng như mở rộng thị trường tiêuthụ chuyên nghiệp.

Khách hàng mục tiêu của Công ty là khách hàng công nghiệp bao gồmcác tổ chức, doanh nghiệp, viện, trường học, các tổ chức thương mại…Hơn 70% lượng sản phẩm bán ra được cung cấp cho các đơn vị này, số cònlại là cung cấp cho các khách hàng là cá nhân.

2- Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của Công ty

Mục tiêu chung của công ty là nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, từ đónâng cao uy tín và mở rộng quy mô hoạt động của mình mỗi ngày một lớn hơn,chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ ngày càng được hoàn thiện hơn để tạo

Trang 8

niềm tin đối với khách hàng đã đang và sẽ sử dụng sản phẩm hàng hoá, dịch vụcủa công ty

Công ty tin học CES với chức năng sản xuất kinh doanh các thiết bị vàdịch vụ trong lĩnh vực điện tử viễn thông tin học.

Những ngành nghề chính của công ty được quy định trong giấy phép kinhdoanh là:

- Máy tính, linh kiện máy tính và các thiết bị kèm theo máy tính.

- Kinh doanh dịch vụ hỗ trợ, cung cấp các giải pháp trong lĩnh vực tinhọc hoá, hiện đại hoá cho các công ty, tổ chức.

Hiện nay, công ty cổ phần thương mại & dịch vụ tin học CES đang là nhàphân phối chính thức các sản phẩm của các hãng sản xuất linh kiện và thiết bịmáy tính hàng đầu thế giới như Intel, Kington, BenQ, Gigabyte, Asus Nhờ cókhả năng tài chính ổn định, tính chuyên nghiệp cao trong kinh doanh và dịch vụ,khả năng bảo hành và hỗ trợ kỹ thuật ở mức tối đa, những mặt hàng của công typhân phối luôn được khách hàng tin tưởng nên đạt doanh số cao.

Về mặt kinh doanh dịch vụ, công ty đã triển khai và cung cấp các loạihình dịch vụ chủ yếu sau:

+ Dịch vụ lắp đặt mới, bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống máy tính, máy vănphòng, thiết bị mạng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và các tổ chứcNhà nước.

+ Dịch vụ tư vấn về quy hoạch và phát triển nền tảng ứng dụng công nghệthông tin trong sản xuất, quản lý kinh doanh cho các doanh nghiệp Nhà nước,doanh nghiệp tư nhân.

+ Khảo sát thiết kế xây dựng các phần mềm ứng dụng theo yêu cầu củakhách hàng.

Khi mới thành lập, với qui mô nhỏ, thời gian hoạt động chưa nhiều, thịtrường còn hạn hẹp do vậy công ty cổ phần thương mại và dịch vụ tin học CES gặprất nhiều khó khăn trong việc tổ chức quản lý sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, phát triểndịch vụ cũng như khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnhvực Trải qua hơn 9 năm hoạt động, Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ tin họcCES đã tìm ra cách thức hoạt động riêng, đặc trưng cho công ty của mình, tìm rahướng phát triển bền vững và có hiệu quả cho các hoạt động kinh doanh thương mại

Trang 9

của công ty của mình và đến nay CES đã trở thành công ty sản xuất, lắp ráp, phânphối, máy tính có tên tuổi cới những sản phẩm được thị trường công nhận.

3 – Cơ cấu tổ chức của Công ty

Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty CES

Giám đốc

Phòngkinh doanhbán lẻ

Phòngkế toán

Phòngtổ chức hành chính

Trungtâm bảo hành

Phònglắp máy

Phòngdự án

* Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:

+ Đứng đầu công ty là giám đốc công ty do các thành viên sáng lập đề cửlà người chịu trách nhiệm chỉ đạo chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh vàquản lý công ty.

+ Phó giám đốc phụ trách về kinh doanh, chịu trách nhiệm về quản lý cáchoạt động về kinh doanh, bán buôn, bán lẻ, quản lý và xét duyệt các hoạt độngtìm đối tác kinh doanh từ các nhân viên nghiên cứu thị trường tại các phòng (chủyếu là phòng phân phối).

+ Phó giám đốc kỹ thuật chịu trách nhiệm hoàn toàn về khâu kỹ thuật củacông ty bao gồm: lắp máy và quản lý các dự án về máy tính và tiêu thụ máy tínhcho công ty.

+ Phòng kế toán: gồm kế toán trưởng, kế toán viên, thủ quỹ chịu tráchnhiệm tổ chức công tác kế toán, thống kê, theo dõi tình hình tài chính của côngty.

Trang 10

+ Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ quản lý lực lượng cán bộ côngnhân viên của công ty và các vấn đề về hành chính có liên quan.

+ Công ty có hai phòng kinh doanh có nhiệm vụ trực tiếp tổ chức thựchiện các hoạt động kinh doanh bao gồm: Phòng bán lẻ (phục vụ người tiêu dùngcó nhu cầu mua thiết bị lẻ hay mua máy đơn chiếc) Phòng phân phối (có nhiệmvụ tìm các nguồn hàng, các đại lý lớn để phân phối với số lượng nhiều, tổ chứccác cuộc điều tra nghiên cứu thị trường).

+ Phòng bảo hành: thực hiện bảo hành các sản phẩm bán buôn và bán lẻcủa công ty.

+ Phòng lắp máy: chịu trách nhiệm lắp đặt máy móc đúng theo tiêu chuẩn,quy trình kỹ thuật và tiện lợi cho việc sử dụng của khách hàng.

+ Phòng dự án: nghiên cứu thị trường, đề xuất các phương án về nguồnnhập hàng và nguồn tiêu thụ hàng hoá đem lại lợi nhuận cho công ty.

Các nhân viên của từng phòng thực hiện công việc theo sự điều hành củatrưởng phòng, các trưởng phòng chịu sự điều hành của giám đốc hoặc phó giámđốc công ty tuỳ theo từng yêu cầu công việc cụ thể.

Giữa các phòng ban có mối quan hệ mật thiết với nhau:

Phòng kinh doanh có chức năng tạo ra thị trường cho doanh nghiệp, mởrộng liên doanh liên kết với các đối tác để tìm ra các nguồn hàng có giá cả hợp lýđồng thời tìm các nguồn đầu ra là các khách hàng tiềm năng có nhu cầu tiêu thụsản phẩm, dịch vụ của công ty Bên cạnh đó, phòng kinh doanh còn tạo ra côngăn việc làm cho phòng kỹ thuật bởi vì có bán được máy móc thì bộ phận kỹ thuậtmới có việc để kiểm tra, lắp ráp, bảo dưỡng, sửa chữa Ngược lại, phòng kỹ thuậtcó làm tốt công việc của mình thì khách hàng mới cảm thấy hài lòng về sảnphẩm, dịch vụ của công ty thì khi đó phòng kinh doanh mới có thêm cơ sở đểquảng bá sản phẩm, dịch vụ của công ty mình.

Phòng kế toán, tài vụ có chức năng quản lý tài chính của công ty, từ đó lậpra các báo cáo về tình hình tài chính cho giám đốc, đồng thời thông báo cho bộphận kinh doanh biết về những khoản thanh toán của khách hàng như đã trả hoặcchưa trả các khoản nợ của doanh nghiệp để phòng kinh doanh nắm được cụ thểcông việc Căn cứ vào đó để đánh giá và phân loại

Trang 11

khách hàng có phải là khách ruột của công ty hay chỉ là lợi dụng doanh nghiệp đểthu lợi cá nhân Từ đó nhân viên kinh doanh có các ứng xử với từng đối tượngkhách hàng khác nhau.

4 - Những nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh hiện tại của côngty.

a – Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Môi trường kinh doanh của một doanh nghiệp là tổng thể các yếu tố, cácnhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp vận động tương tác lẫn nhau, tácđộng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Các nhân tố cấu thành môi trường kinh doanh luôn luôn tác động theo các chiềuhướng khác nhau, với các mức độ khác nhau đến hoạt động kinh doanh của từngdoanh nghiệp khác nhau.Những nhân tố tác động tích cực ảnh hưởng tốt đến hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp như điểm mạnh của doanh nghiệp so với cácđối thủ cạnh tranh, các cơ hội, thời cơ kinh doanh Còn các tác động tiêu cựcảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như điểm yếu củadoanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh và các nhân tố bên ngoài tạo ra cạmbẫy, rào cản đe doạ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Để hoạch định chiến lược kinh doanh và ra quyết định kinh doanh thì cácnhà quản trị cần phải phân tích và dự báo được môi trường kinh doanh.

Để nghiên cứu môi trường kinh doanh thì trước hết phải phân loại môitrường kinh doanh theo các tiêu chí cơ bản sau:

Thứ nhất, nếu căn cứ vào phạm vi thì có thể phân chia tổng thể môi

trường kinh doanh của doanh nghiệp thành môi trường kinh doanh quốc tế, môitrường kinh doanh quốc dân, môi trường cạnh tranh nội bộ ngành và môi trườngbên trong doanh nghiệp.

Thứ hai, nếu căn cứ vào các lĩnh vực cụ thể có thể phân chia tổng thể môi

trường thành môi trường tự nhiên, môi trường chính trị xã hội, kinh tế, kỹ thuậtcông nghệ

Thứ ba, nếu căn cứ vào ranh giới giữa doanh nghiệp và bên ngoài thì phân

chia thành môi trường bên trong và môi trường bên ngoài doanh nghiệp.

b - Những nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến chiến lượccạnh tranh của doanh nghiệp

Trang 12

* Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

Với cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty tin học CES như trên thìgiữa các bộ phận khác nhau có mối liên hệ, quan hệ chặt chẽ với nhau, phụ thuộclẫn nhau, được chuyên môn hoá, được giao trách nhiệm, quyền hạn nhất định vàđược bố trí theo từng cấp nhằm tạo nên bộ máy quản trị ổn định và phát triển củadoanh nghiệp.

Quản trị có tốt thì mới tạo được môi trường kinh doanh tốt, như vậy mớitạo ra cân bằng giữa doanh nghiệp và môi trường bên ngoài cũng như cân đối cóhiệu quả của các bộ phận bên trong doanh nghiệp Mặt khác, giữa quản trị doanhnghiệp và chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty có quan hệ nhân quả, nêntác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhận thức đượcđiều đó nên công ty tin học CES chú trọng hai vấn đề chính là luôn đánh giáđúng thực trạng cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp trên cả hai phương diện làhệ thống tổ chức và cơ chế hoạt động của nó và khả năng thích ứng của cơ cấu tổchức thông qua các chỉ tiêu như tốc độ ra quyết định, tính kịp thời và độ chínhxác của các quyết định

* Tác động của hoạt động Marketing

Marketing là quá trình kế hoạch hoá và thực hiện các ý tưởng liên quanđến việc hình thành, xác định giá cả, xúc tiến và phân phối hàng hoá, dịch vụ củamọi cá nhân, tổ chức Quản trị marketing là quá trình phân tích, kế hoạch hoá, tổchức thực hiện và điều khiển những chương trình đã thiết kế tạo ra, xây dựng vàbảo toàn sự trao đổi có lợi cho cả hai bên và những mối quan hệ với các thịtrường đã được lựa chọn nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức.

Với Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ tin học CES thì mục tiêu hoạtđộng marketing của công ty là đáp ứng thoả mãn nhu cầu và mong muốn củakhách hàng bên trong và bên ngoài một cách tốt nhất, đảm bảo cung cấp sảnphẩm, dịch vụ ổn định với chất lượng tốt nhất và giá cả hợp lý nhất nhằm giúpdoanh nghiệp giành thắng lợi trong cạnh tranh và đạt được lợi nhuận cao trongdài hạn Và nhờ có hoạt động marketing tốt nên qua mấy năm hình thành và pháttriển, công ty tin học CES đã mở rộng thị trường, nâng cao được lợi thế cạnhtranh nhiều hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

* Ảnh hưởng của nguồn nhân lực

Trang 13

Nhân lực là lực lượng lao động sáng tạo doanh nghiệp Toàn bộ lực lượnglao động của doanh nghiệp bao gồm cả lao động quản trị, lao động nghiên cứu vàphát triển, đội ngũ lao động kỹ thuật trực tiếp tham gia vào các quá trình sản xuấttác động rất mạnh và mang tính chất quyết định đến mọi hoạt động của doanhnghiệp.

Do vai trò ảnh hưởng có tính chất quyết định của nguồn nhân lực, doanhnghiệp cần chú trọng trước hết đến đảm bảo số lượng, chất lượng và cơ cấu củaba loại lao động là các nhà quản trị cao cấp, các nhà quản trị trung gian và cấpthấp và đội ngũ thợ cả, nghệ nhân và công nhân có tay nghề cao Bên cạnh đódoanh nghiệp phải đảm bảo được các điều kiện vật chất, kỹ thuật cần thiết và tổchức lao động sao cho tạo động lực phát huy hết tiềm năng của đội ngũ lao độngnày.

* Tình hình tài chính của doanh nghiệp

Tình hình tài chính tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanhtrong mọi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp Mọi hoạt động đầu tư, mua sắm,dự trữ, lưu kho, cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở mọi thờiđiểm đều phụ thuộc vào khả năng tài chính của công ty.

Với một công ty tuổi đời còn rất trẻ như Công ty tin học CES thì khả năngvề tài chính còn rất hạn chế nên mọi hoạt động kinh doanh mua bán, đầu tư, đều phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định để đảm bảo được hoạt độngkinh doanh tốt cũng như quay vòng vốn nhanh Do vậy, việc phân bổ vốn, khảnăng huy động vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn đều phải hợp lý trong mọithời điểm nhằm đạt được kết quả kinh doanh cao nhất.

c - Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp đến chiến lượccạnh tranh của doanh nghiệp

Ngoài các nhân tố nội bộ bên trong của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếpđến doanh nghiệp thì các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài của doanh nghiệpcũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

* Tác động của môi trường quốc tế

- Những ảnh hưởng của nền chính trị thế giới

Trước đây, cơ chế kinh tế của nước ta là cơ chế đóng, hoạt động của cácđơn vị kinh tế ít chịu ảnh hưởng của môi trường quốc tế Ngày nay xu thế khu

Trang 14

vực hoá và quốc tế hoá nền kinh tế thế giới là xu hướng có tính khách quan ViệtNam đang xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng mở cửa và hội nhập,nền kinh tế nước ta trở thành một phân hệ mở của hệ thống lớn là khu vực và thếgiới Hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp nước ta phụ thuộc vào môitrường quốc tế, đặc biệt là hệ thống chính trị, các quan hệ chính trị hình thànhtrên thế giới và ở từng khu vực

Luật pháp của mỗi quốc gia là nền tảng tạo ra môi trường kinh doanh củaquốc gia nào đó Môi trường kinh doanh quốc tế và từng khu vực lại phụ thuộcnhiều vào luật pháp và thông lệ quốc tế Do vậy các doanh nghiệp Việt Nam cầnphải nắm bắt được các thông lệ đó để tận dụng được các cơ hội mới và hạn chếđược các nguy cơ, thách thức đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpmình.

- Những ảnh hưởng của nền kinh tế quốc tế

Các yếu tố kinh tế thế giới tác động mạnh mẽ đến kinh doanh của cácdoanh nghiệp ở mọi nước tham gia và quá trình khu vực hoá và toàn cầu hoá nềnkinh tế thế giới cụ thể như các yếu tố sau:

Thứ nhất, mức độ thịnh vượng của nền kinh tế thế giới

Mức độ thịnh vượng của nền kinh tế thế giới biểu hiện thông qua các chỉtiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển như GDP, nhịp độ tăng trưởng kinh tế, thunhập quốc dân bình quân đầu người hàng năm Khi nền kinh tế thế giới ở vàothời kỳ thịnh vượng, cầu tiêu dùng đa dạng, phong phú hơn và phổ biến là xuhướng tăng nhanh.

Thứ hai, khủng hoảng kinh tế khu vực và thế giới

Do tính chất toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới nên mọi cuộc khủng hoảngkinh tế khu vực và thế giới đều có tính chất dây chuyền và có ảnh hưởng đếnhoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Mức độ ảnh hưởng của nó phụthuộc vào qui mô, tính chất của từng cuộc khủng hoảng và từng đối tượng doanhnghiệp cụ thể.

Thứ ba, thay đổi trong quan hệ buôn bán quốc tế

Các thay đổi trong quan hệ buôn bán quốc tế đang diễn ra ở nhiều hoạtđộng khác nhau, với nhiều mức khác nhau Những thay đổi này tác động trực tiếphoặc gián tiếp đến nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp.

Trang 15

- Ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật công nghệ

Kỹ thuật công nghệ tác động trực tiếp đến việc sử dụng các yếu tố đầuvào, năng suất, chất lượng nên là các nhân tố tác động mạnh mẽ đến khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp.

- Ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá, xã hội

Mỗi quốc gia đều có một nền văn hoá riêng và xu thế toàn cầu hoá tạo raphản ứng giữ gìn bản sắc văn hoá của từng nước Bản sắc văn hoá dân tộc ảnhhưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp thiết lập quan hệ mua bán trực tiếp vớinước mà họ quan hệ Ngày nay những ảnh hưởng này không chỉ ở hành vi giaotiếp, ứng xử mà điều rất quan trọng là văn hoá dân tộc tác động trực tiếp tới việchình thành thị hiếu, thói quan tiêu dùng Điều này tác động trực tiếp đến doanhnghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm tiêu dùng.

Mặt khác, văn hoá dân tộc còn tác động đến hành vi của nhà kinh doanh,chính trị, chuyên môn của nước sở tại nên đòi hỏi các doanh nghiệp khác buônbán với họ phải chấp nhận và thích nghi.

* Tác động của môi trường kinh tế quốc dân- Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế

Các nhân tố kinh tế có vai trò quan trọng hàng đầu và ảnh hưởng có tínhquyết định đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như tăng trưởng, ổn địnhhay suy thoái kinh tế.

- Ảnh hưởng của các nhân tố luật pháp và quản lý nhà nước về kinh tế

Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh hay không lành mạnh hoàntoàn phụ thuộc vào yếu tố luật pháp và quản lý nhà nước về kinh tế Việc banhành hệ thống luật pháp có chất lượng và đưa vào đời sống là điều kiện đầu tiênđảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo điều kiện cho mọi doanh nghiệpcó cơ hội cạnh tranh lành mạnh, thiết lập mối quan hệ đúng đắn, bình đẳng giữangười sản xuất và người tiêu dùng, buộc mọi doanh nghiệp phải làm ăn chânchính, có trách nhiệm đối với xã hội và người tiêu dùng, buộc mọi doanh nghiệpphải làm ăn chân chính, có trách nhiệm đối với xã hội và người tiêu dùng.

- Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên

Trang 16

Các điều kiện, nhân tố tự nhiên khác nhau ảnh hưởng đến hoạt động củatừng doanh nghiệp cũng khác nhau Nó phụ thuộc vào địa lý, địa hình, đất đai,thời tiết, khí hậu ở trong nước cũng như ở từng khu vực.

* Tác động của môi trường cạnh tranh ngành- Khách hàng:

Khách hàng của doanh nghiệp là những người có nhu cầu về sản phẩm,dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp Đối với mọi doanh nghiệp, khách hàng khôngchỉ là các khách hàng hiện tại mà phải tính đến cả khách hàng tiềm ẩn, kháchhàng tiềm năng của doanh nghiệp Theo quan niệm hiện đại thì khách hàng làngười tạo ra lợi nhuận và sự thắng lợi của doanh nghiệp.

Cầu về sản phẩm, dịch vụ là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng có tính quyếtđịnh đến mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trong một thời kỳ nhấtđịnh, số cầu vừa tác động trực tiếp đến việc nghiên cứu quyết định cung củadoanh nghiệp, lại vừa tác động đến mức độ và cường độ cạnh tranh giữa cácdoanh nghiệp cùng ngành Thị hiếu của khách hàng cũng như các yêu cầu cụ thểcủa khách hàng về chất lượng sản phẩm, tính nhạy cảm của khách hàng về giácả, đều tác động trực tiếp có tính quyết định đến việc thiết kế sản phẩm, dịchvụ Doanh nghiệp đáp ứng đúng các yêu cầu của khách hàng sẽ giành được thắnglợi trong kinh doanh, ngược lại, doanh nghiệp nào không hoặc không chú ý tớimức nhu cầu của khách hàng ắt sẽ thất bại Nhu cầu của khách hàng là một phạmtrù không giới hạn, doanh nghiệp nào biết khai thác và biến nhu cầu của họ thànhcầu thì doanh nghiệp đó nắm chắc phần thắng trong kinh doanh Doanh nghiệpnào không chú ý đến điều này thì trước sau cũng sẽ bị thất bại.

Khách hàng của doanh nghiệp có thể là người tiêu dùng trực tiếp và cũngcó thể là doanh nghiệp thương mại Khi khách hàng là doanh nghiệp thương mạithì quyền mặc cả của họ phụ thuộc vào các nhân tố cụ thể như khối lượng muahàng, tỷ trọng chi phí đầu vào của người mua, tính chất chuẩn và tính khác biệtcủa sản phẩm

- Các đối thủ cạnh tranh trong ngành

Đối với một doanh nghiệp kinh doanh bất kỳ một sản phẩm hàng hoá hoặcdịch vụ nào thì ngành đó cũng có rất nhiều các doanh nghiệp khác cùng tham gia.do vậy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên khốc liệt.

Trang 17

Ngoài ra, các doanh nghiệp sẽ tham gia vào thị trường là những đối thủtiềm ẩn, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp Mặc dù, tác động của các doanhnghiệp này đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đến đâu phụ thuộc vàosức mạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp đó.

- Sức ép từ phía nhà cung cấp và các sản phẩm thay thế

Các nhà cung cấp hình thành các thị trường cung cấp các yếu tố đầu vàokhác nhau bao gồm cả người bán thiết bị nguyên vật liệu, người cấp vốn vànhững người cung cấp lao động cho doanh nghiệp Tính chất của các thị trườngcung cấp khác nhau sẽ ảnh hưởng ở mức độ khác nhau đến hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp.

Ngoài ra, sản phẩm thay thế là một trong những nhân tố quan trọng tácđộng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Khi nền khoa học kỹthuật công nghệ ngày càng phát triển sẽ càng tạo ra khả năng tăng số loại sảnphẩm thay thế Càng nhiều loại sản phẩm thay thế xuất hiện bao nhiêu càng tạora sức ép lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bấy nhiêu.

Trong nền kinh tế thị trường, người ta thường nói thương trường là chiếntrường không có tiếng súng Đúng vậy, khi nền kinh tế ngày càng được mở rộng,môi trường kinh doanh thường xuyên thay đổi, giá cả của một sản phẩm là do thịtrường quyết định và khi một thị trường có trăm người bán, vạn người mua thìcác doanh nghiệp hoạt động trong cùng một nghành nghề, một lĩnh vực, mộtquốc gia, cùng một môi trường kinh doanh cạnh tranh nhau ngày càng khốc liệthơn để tìm chỗ đứng cho mình Do vậy mỗi công ty cần phải tìm ra cho mìnhmột đường đi nước bước, một chiến lược cạnh tranh phù hợp với điều kiện hoàncảnh của công ty mình, đặc biệt là phải nắm bắt được chiến lược kinh doanh củađối thủ cạnh tranh để dựa vào đó doanh nghiệp có thể đưa ra những phương ánkinh doanh tốt hơn phương án kinh doanh của đối thủ cạnh tranh nhằm chiếmlĩnh được thị trường ngày càng rộng lớn hơn.

5 - Thực trạng về năng lực cạnh tranh của công ty tin học CES

Quản trị chiến lược là nhiệm vụ hàng đầu của bất kỳ một nhà quản trị, mộtcá nhân hoặc một tập thể lãnh đạo trong tổ chức, doanh nghiệp Nói như vậykhông có nghĩa là nhà quản trị nào cũng hiểu về nó một cách đúng đắn, nên có

Trang 18

những doanh nghiệp hiểu sai về nó và thực hiện thường mắc những sai lầm, cókhi phải trả giá bằng cả sự sống còn của tổ chức, doanh nghiệp.

Vậy quản trị chiến lược là gì? Quản trị chiến lược là quá trình xác địnhcác mục tiêu chiến lược của tổ chức, xây dựng các chính sách và kế hoạch để đạtđược các mục tiêu và phân bổ các nguồn lực của tổ chức cho việc thực hiện cácchính sách, kế hoạch này.

Như vậy, nhiệm vụ quản trị chiến lược bao gồm ba phần chính: thiết lậpmục tiêu - tức xác định tổ chức muốn đi đâu, về đâu; xây dựng kế hoạch - tức xácđịnh tổ chức sẽ đi đến đó bằng con đường nào; bố trí, phân bổ nguồn lực - tức tổchức dùng phương tiện, công cụ gì để đến đó.

Quá trình quản trị chiến lược của công ty được thực hiện qua bốn giaiđoạn chính:

- Phân tích tình hình: bao gồm môi trường bên ngoài, bên trong công ty.Phân tích này thường bao gồm luôn cả phân tích chính trị, môi trường, xã hội,công nghệ; phân tích những yếu tố ảnh hưởng đên doanh nghiệp và phân tích cácthế mạnh, yếu, cơ hội, thách thức đối với công ty.

- Xây dựng chiến lược: bao gồm việc xác định sứ mệnh, thiết lập các mụctiêu, đề ra các chiến lược, chính sách của công ty Việc này do ban lãnh đạo côngty quyết định

- Triển khai thực hiện chiến lược: bao gồm các chương trình hành động,ngân sách, quy trình giao cho các phòng ban thực hiện Mỗi phòng ban có chứcnăng, nhiệm vụ riêng tuỳ theo từng công việc cụ thể.

- Đánh giá và kiểm soát: bao gồm việc đánh giá kết quả sau khi hànhđộng Trên cơ sở đó doanh nghiệp nhìn lại những mặt mạnh, mặt yếu, những mặtđã làm được và chưa làm được, từ đó đưa ra những hiệu chỉnh cần thiết.

Vậy, vì sao doanh nghiệp phải thực hiện quản trị chiến lược?

Nhiều công ty Việt Nam, nhất là những công ty nhỏ nhưng phát triểnnhanh, thường bị cuốn vào vòng xoáy của công việc phát sinh hàng ngày - nhữngcông việc liên quan đến sản xuất hoặc mua hàng, tìm kiếm khách hàng, bán hàng,giao hàng, thu tiền, quản lý hàng tồn, công nợ Hầu hết những việc này đượcgiải quyết theo yêu cầu phát sinh, xảy ra đến đâu, giải quyết đến đó, chứ khônghề được hoạch định một cách bài bản, quản lý một cách có hệ thống hoặc đánh

Trang 19

giá hiệu quả một cách khoa học Đó là những yếu kém của một số doanh nghiệpở nước ta hiện nay, vẫn còn làm việc theo cảm tính Việc thực hiện theo sự vụ đãchiếm hết thời gian của các cấp quản lý nhưng vẫn bị rối và vẫn luôn bị động.Các giám đốc điều hành thường bị công việc sự vụ “dẫn dắt” đến mức “lạcđường” lúc nào không biết Như người đi trong rừng, không có định hướng rõràng, chỉ thấy ở đâu có lối thì đi, dẫn đến càng đi, càng bị lạc Vì vậy quản trịchiến lược giúp doanh nghiệp xác định rõ ràng được mục tiêu, hướng đi, vach racác con đường hợp lý và phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu để đảm bảo điđến mục tiêu đã định trong quỹ thời gian cho phép.

Mục tiêu tổ chức được xác định trên cơ sở các phân tích rất cẩn trọng vàkhoa học về tình hình thị trường, khách hàng, xu thế tiêu dùng, đối thủ cạnhtranh, sự thay đổi về công nghệ, môi trường pháp lý, tình hình kinh tế xã hội,những điểm mạnh, điểm yếu nội tại, các cơ hội và nguy cơ có thể có từ bênngoài , do vậy sẽ là những mục tiêu thách thức, nhưng khả thi, đáp ứng được sựmong đợi của cổ đông, của cấp quản lý và nhân viên Mục tiêu của tổ chức,doanh nghiệp cũng bắt nguồn từ sứ mệnh, tầm nhìn, hoài bão và các giá trị cốt lõicủa tổ chức, doanh nghiệp Sự kết hợp giữa “cái mong muốn” và “cái có thể làmđược” thông qua các phân tích khoa học sẽ giúp tổ chức không sa đà vào nhữngảo tưởng vô căn cứ hay ngược lại bỏ lỡ cơ hội phát triển do đặt ra yêu cầu tăngtrưởng quá thấp ngay từ đầu.

Đối với công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ tin học CES thì mục tiêulớn nhất mà Ban giám đốc đã lựa chọn là phấn đấu đến năm 2012 sẽ trở thànhcông ty sản xuất và nhập khẩu, phân phối hàng công nghệ thông tin lớn nhấtmiền Bắc Do vậy, ngay từ bây giờ công ty đã xây dựng một chiến lược kinhdoanh theo quy trình quản trị chiến lược là phân tích tình hình, xây dựng chiếnlược, triển khai thực hiện và đánh giá - kiểm soát.

Xây dựng chiến lược bao gồm việc xác định sứ mệnh, thiết lập mục tiêu,vạch chiến lược và xây dựng các chính sách đối với từng phòng ban Xác định sứmệnh là để trả lời câu hỏi về mục đích tồn tại của công ty Thông điệp về sứmệnh thường phải bao trùm ba ý chính: mục đích tổ chức, ngành nghề hoạt độngvà các giá trị sẽ đem lại Thiết lập mục tiêu là để trả lời câu hỏi tổ chức, doanhnghiệp muốn đạt được gì, tại thời điểm nào Mục tiêu phải gắn kết với sứ mệnh

Trang 20

và phải được thiết lập trên cơ sở các phân tích cẩn trọng, khoa học như đã nêutrên Vạch chiến lược là để trả lời câu hỏi con đường nào để đạt được mục tiêu.

Các chính sách quy định rõ ràng các nguyên tắc, quy tắc cũng như cáchướng dẫn cần thiết cho các hoạt động, trong đó gắn liền với quyền ra quyết địnhcủa các cấp quản lý Chính sách rõ ràng giúp cho các quyết định được đưa rađúng đắn và kịp thời, đáp ứng yêu cầu năng động, linh hoạt, nhiều khi là gấp gáptrong kinh doanh để chớp lấy thời cơ.

Phần triển khai thực hiện và đánh giá - kiểm soát cũng rất quan trọng Mộtchiến lược tốt là một việc làm đúng, nhưng nếu không được triển khai thực hiệnmột cách đúng đắn cũng chẳng mang lại kết quả gì Nhiều chiến lược đã thất bạiở khâu thực hiện chứ không phải ở khâu hoạch định Nhiều cấp quản lý tưởngrằng đã vạch đúng đường đi thì chắc chắn sẽ đến đích Thế nhưng có biết baodiễn biến bất thường xảy ra trên đường đi, nếu không có giải pháp ứng phó kịpthời và phân bổ nguồn lực hợp lý, các con đường sẽ không thể dẫn đến đích.

Với chiến lược của công ty là “ Bán hàng với giá tốt nhưng dịch vụ saukhi bán còn tốt hơn” tức là bán hàng với giá thấp hơn so với thị trường để thu hút

khách hàng bởi vì tâm lý của khách hàng là thích giá rẻ, nhưng hàng phải tốt,đồng thời sau khi bán hàng xong thì dịch vụ sau khi bán cũng phải được đặt lênhàng đầu để khách hàng yên tâm về sản phẩm, dịch vụ mà công ty đã cung cấpđể tạo lòng tin với khách hàng, đối tác và hy vọng lần sau khi có nhu cầu kháchhàng lại tìm đến với công ty hoặc họ có thể giới thiệu cho công ty mạng lướikhách hàng mới, từ đó thị trường của công ty được mở rộng, uy tín của công tyđược nâng cao, thương hiệu của công ty được nhiều người biết đến Tuy nhiên, từđầu năm 2009 đến nay, đứng trước nền kinh tế trong nước cũng như nền kinh tếthế giới có nhiều diễn biến rất phức tạp, giá cả thị trường biến động khônlường, thì chiến lược ngắn hạn của công ty trong giai đoạn này là hoạt độngcầm chừng, vừa hoạt động để giữ mối quan hệ với khách hàng, đối tác, vừa củngcố uy tín trên thương trường, tránh tình trạng “càng làm thì càng lỗ”

6- Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (2006 - 2009)

* Về hoạt động chung của Công ty từ năm 2006 – 2009.

Trải qua một số năm hoạt động, công ty CES đã gặt hái được nhiều thànhcông Đó chính là sự tăng trưởng doanh thu, sự tăng trưởng mức lợi nhuận, sự

Trang 21

đóng góp của công ty vào Ngân sách nhà nước, nguồn lao động tăng lên, đờisống cán bộ công nhân viên trong công ty được cải thiện Các kết quả đó đượcthể hiện qua bảng sau:

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty máy tính CES.

(Đơn vị: 1.000 đồng)

1 Tổng doanh thu 3.845.000 4.050.000 5.230.000 6.086.0002 Nộp ngân sách NN 216.000 297.000 408.000 510.3003 Doanh thu thuần 2.945.000 3.753.000 4.822.000 5.575.7004 Giá vốn bán hàng 1.785.000 2.981.000 3.910.000 4.546.0005 Lãi lỗ, lãi gộp 547.000 772.000 912.000 1.029.7006 Chi phí quản lý kinh

7 Lợi tức trước thuế 114.000 169.000 139.000 198.2008 Thuế TNDN (32%) 34.000 54.080 44.480 60.2309 Lợi tức sau thuế 86.000 114.920 94.520 127.97010 Tổng số lao động

(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty máy tính CES)

Qua bảng trên cho thấy: nhìn chung hoạt động kinh doanh của công ty quacác năm là tương đối ổn định Sau năm 2006 đạt 86.000.000 đồng đến năm 2007khi tăng lợi nhuận lên là 114,920.000 đồng thì đến năm 2008 lợi nhuận chỉ đạt94.520.000 đồng và tăng lên vào năm 2009 với lợi nhuận đạt 127.970.000 đồng.Đặc biệt, lợi nhuận của công ty giảm sút trong năm 2008 là do một số nguyênnhân sau đây:

Thứ nhất, chi phí quản lý kinh doanh tăng từ 468.000 nghìn đồng vào năm

2006 lên 603.000 nghìn đồng năm 2007 và 773.000 nghìn đồng năm 2008 Sựcộng dồn của các khoản thuế và các khoản giảm trừ tăng từ 216.000.000 đồngnăm 2006 lên 297.000.000 đồng năm 2007 và lên đến 510.300.000 năm 2008.

Thứ hai, là do công ty chưa thực sự sử dụng hết tiềm lực của mình để phát

huy vào thị trường bán lẻ, bán buôn, phân phối toàn diện cho khách hàng.

Thứ 3, mặc dù doanh thu trong các năm 2007, 2008, 2009 đều tăng lên so

với năm trước đó nhưng chi phí đầu vào tăng mạnh đã khiến cho giá vốn hànghoá quá cao khiến cho lãi suất giảm (một phần là do sự khan hiếm của một sốchủng loại hàng hoá, và sự dự trữ không hợp lý của công ty).

Trang 22

Nhìn chung doanh thu của các năm có tăng lên, đi kèm là lợi nhuận cũngtăng theo, luợng thuế đóng góp cho nhà nước tăng dần lên theo các năm với216.000.000 đồng năm 2006 lên 297.000.000 đồng năm 2007 cho đến510.000.000 đồng năm 2008 Theo đánh giá thì tình hình hoạt động của công tycó chiều hướng phát triển đi lên.

* Về doanh thu:

Bảng 2: Cơ cấu doanh thu của Công ty CES

(Đơn vị: 1000 đồng)

Tỷ lệ%

Tỷ lệ%

Tỷ lệ%

Doanh thuTỷ lệ %

tính 1.958.000 81,2% 3.520.000 86,91% 4.475.200 85,56% 5.063.000 83,19%Dịch

vụ 453.000 18,8% 530.000 13,09% 754.800 14,44% 1.023.000 16,81%

(Nguồn : Phòng tài chính - kế toán Công ty máy tính CES)

Lĩnh vực kinh doanh phần cứng như máy tính, phụ kiện và các sản phẩmliên quan là lĩnh vực kinh doanh truyền thống của Công ty cổ phần thương mạivà dịch vụ tin học CES Ban giám đốc công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ tinhọc CES luôn coi đó là lĩnh vực kinh doanh chính của họ và trong thực tế lĩnhvực này đã có doanh thu chiếm tới 81,2% năm 2006, 86,91% năm 2007, 85,56%năm 2008 và 83,19% năm 2009.

Kinh doanh dịch vụ hỗ trợ và cung cấp các giải pháp kỹ thuật cho cáccông ty khác và các tổ chức trong các dự án tin học hoặc hiện đại hoá là mộttrong những lĩnh vực quan trọng không chỉ vì nó chiếm tới 18,8% năm 2006,13,09% năm 2007, 14,44% năm 2008 và 16,81% năm 2009 doanh thu mà còn vìlĩnh vực này liên quan trực tiếp tới lĩnh vực kinh doanh phần cứng máy tính, nóchính là lĩnh vực hỗ trợ máy tính; khi tư vấn, cung cấp cho khách hàng nhữnggiải pháp hợp lý thì hình ảnh và uy tín của công ty được tăng thêm gấp nhiều lần.Trong thời gian gần đây, song song với việc phát triển kinh doanh lĩnh vực phầncứng, Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ tin học CES cũng đang rất chú

Trang 23

trọng tới việc kinh doanh các dịch vụ đi kèm để có thể khai thác hay tìm kiếmđược các khách hàng tiềm năng.

* Về vốn kinh doanh:

Bảng 3: Cơ cấu vốn của Công ty CES

Tổng vốn kinhdoanh

Vốn lưu động1.000 đồng

1.685.0002.966.0004.272.0004.504.000Vốn cố định1.000 đồng

382.000594.000634.000641.000Tỷ lệ vốn lưu động

trong tổng vốn kinh

doanh%81,5%83,31%87,08%87,54%Nguồn vốn chủ sở hữu1.000 đồng

Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ tin học CES là một công ty cổphần, có quy mô nhỏ, tuổi đời còn rất trẻ Trong giai đoạn đầu bước vào kinhdoanh trong lĩnh vực điện tử viễn thông tin học, công ty đã gặp nhiều khó khăntrong việc mở rộng nguồn vốn, nhiều hợp đồng được ký kết dưới hình thức thanhtoán sau, hoặc thanh toán dài hạn để cạnh tranh với các công ty khác Vì vậy tìnhtrạng nợ đọng vốn của công ty là không thể tránh khỏi, dẫn đến nguồn vốn quayvòng chậm Tuy nhiên, trong thời gian gần đây công ty đã có nhiều chính sáchmở rộng kinh doanh và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng nguồn vốn sản xuấtkinh doanh như vay vốn ngân hàng, khuyến khích các nhân viên trong công tycùng góp vốn Tổ chức các đợt quảng cáo, khuyến mãi sản phẩm với mục tiêutăng lượng sản phẩm bán ra nhằm thu hồi vốn nhanh Do đó, tổng nguồn vốn củacông ty hiện nay đã đạt gần mức 3,5 tỷ đồng.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANHCỦA CÔNG TY TIN HỌC CES

I - THỊ TRƯỜNG, KHÁCH HÀNG VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦACÔNG TY

1.Thị trường khách hàng

Trang 24

Với một địa bàn ở ngoại ô, khá xa trung tâm thành phố Hà Nội nên cáchoạt động mua sắm cũng như cập nhật các thông tin về thị trường hàng điện tử,điện lạnh và đặc biệt là máy vi tính hay máy in thì người dân ở khu vực nàythường phải mất rất nhiều thời gian để đi đến các phố chuyên bán máy tính nhưLý Nam Đế, Lê Thanh Nghị, Chùa Bộc, Thái Hà, để tìm hiểu thị trường và muathiết bị Nhận thức được điều đó, Công ty tin học CES đã ra đời nhằm đáp ứngnhu cầu của thị trường xung quanh khu vực này.

Với chức năng sản xuất kinh doanh các thiết bị và dịch vụ trong lĩnh vựcđiện tử tin học Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ tin học CES đã nhanhchóng hoà nhập vào thị trường máy tính ở Hà Nội với chiến lược ban đầu là pháttriển thị trường bán lẻ trong khu vực, đối tượng chủ yếu trong giai đoạn này làcác cá nhân, gia đình và các cơ quan, xí nghiệp đóng trên địa bàn Sau này pháttriển ra các địa bàn lân cận đến các tỉnh miền Bắc Việt Nam, hướng tới mở rộngquy mô trên toàn quốc và trong khu vực.

Nhu cầu tiêu dùng máy vi tính trong dân cư hiện nay chuyển dần sang loạimáy tính lắp ráp là chủ yếu Nắm bắt được nhu cầu này đồng thời cũng phù hợpvới chiến lược kinh doanh mà công ty đã đề ra, công ty CES đã tập trung và phântích hai đối tượng tiêu dùng cuối cùng chủ yếu sau:

Cá nhân, các hộ gia đình, các trung tâm trò chơi (Internet): Tỷ trọng sửdụng máy nhập ngoại chiếm 18%, máy lắp ráp chiếm 82% Đặc điểm tiêu dùngcủa họ như sau:

- Sử dụng hầu hết là máy lắp ráp với mục đích học hành và phục vụ chocông việc.

- Khi mua máy thường thông qua người thân quen giới thiệu.

- Khi mua họ thường quan tâm hàng đầu đến chất lượng, sau đó là giá cảvà chế độ bảo hành đi kèm.

- Lượng người có nhu cầu mua máy ngày càng gia tăng.

- Họ thường có nhu cầu mua máy vi tính ở mức giá trung bình từ 5 triệuđến 10 triệu.

- Rất quan tâm đến các chương trình khuyến mại của công ty.

- Thường là thanh toán ngay sau khi máy vi tính được lắp đặt và chạythử đạt theo yêu cầu của khách hàng.

Trang 25

Khách hàng là các tổ chức: tỷ trọng sử dụng máy nhập ngoại chiếm 40,8%và máy lắp ráp chiếm 59,2%.

Những đối tượng sử dụng chủ yếu máy tính nhập (nguyên bộ) như: Các cơquan thuộc ngân hàng, tài chính, hải quan, dầu khí, bưu chính viễn thông, hàngkhông, y tế có khả năng kinh phí đầu tư dồi dào, đòi hỏi cao về yêu cầu kỹthuật và ứng dụng.

Những đối tượng sử dụng máy vi tính lắp ráp như: Các cơ quan nhà nướccác cấp, giáo dục, các công ty liên doanh và tư nhân Mục đích sử dụng của cáccơ quan này chủ yếu là đào tạo, dạy học, quản lý hồ sơ, lưu trữ thông tin, thiết kế,nghiên cứu và phát triển Số lượng mỗi lần mua hàng tuỳ thuộc theo quy mô đầutư của các doanh nghiệp đó, có thể với số lượng rất lớn khi họ đầu tư nâng cấpđồng loạt các trang thiết bị hoặc số lượng nhỏ khi chỉ đơn thuần là thay thế, sửachữa Nhưng với các doanh nghiệp này thì dịch vụ sau bán hàng như chế độ bảohành bảo dưỡng rất được quan tâm, thông thường họ hay ký kết các hợp đồngbảo dưỡng theo định kỳ hay khoán theo năm Trong các tiêu thức đánh giá thì đốitượng khách hàng này quan tâm đến chất lượng và dịch vụ nhiều hơn sau đó mớiđến là giá cả.

Bảng 4: Phân phối các đoạn thị trường cho 2 nhóm máy tính.

Máy tính nhậpngoại (%)

- Cá nhân, hộ gia đình, trung tâmtrò chơi

- Cơ quan hành chính sự nghiệp 73,4 26,6

Trang 26

- Công ty liên doanh 50 50

Do thực hiện chính sách giá không phân biệt và công khai nên các hoạtđộng khuyến mại cho lĩnh vực bán lẻ luôn được công ty quan tâm chú ý Cácchương trình khuyến mại thường được tổ chức theo đợt và có sự ủng hộ giúp đỡcủa các đối tác Một số chương trình khuyến mại mà công ty đã thực hiện trongthời gian qua là:

- Mua linh kiện có giá trị trên 5USD được truy cập 01 giờ internet miễnphí tại cửa hàng của công ty.

- Mua một bộ máy vi tính (lắp ráp) tặng 01 USB 1GB hoặc tặng 01 đồnghồ treo tường.

Hoạt động khuyến mại tỏ ra là công cụ đắc lực để kích thích tăng lượngbán ra, nhất là trong điều kiện giá không thể trở thành công cụ cạnh tranh thíchhợp, nó đặc biệt tác động mạnh tới đối tượng tiêu dùng là các cá nhân Thực tếnăm 2006 trong tháng thực hiện khuyến mại, số lượng khách hàng đã tăng lên 1,3lần so với tháng không có chương trình khuyến mại Khuyến mại không chỉ thuhút thêm khách hàng cho công ty mà thông qua những tặng phẩm gửi cho kháchhàng, hình ảnh của công ty còn được khách hàng ghi nhận lại và cũng là mộthình thức quảng cáo gián tiếp cho công ty Nhưng nhìn chung các hoạt động nàyvẫn được tiến hành rời rạc chưa liên kết được với các chương trình khuyến mạicho lĩnh vực bán buôn nên đôi khi gây lãng phí chi phí của công ty và hiệu quảđem lại chưa cao.

Công ty CES cần phải có những điều chỉnh đáng kể trong việc lựa chọnchất lượng của các thiết bị và hoàn thiện hơn nữa quá trình lắp ráp đồng thời thựchiện tốt việc cung ứng các dịch vụ đi kèm sao cho sản phẩm đến tay người tiêudùng được hoàn hảo hơn, chiếm được lòng tin của khách hàng.

Trang 27

Khách hàng hiện tại thường mua máy vi tính tại các công ty, cửa hàng tinhọc là chính, chỉ có một số rất ít (1,2% khách hàng mua máy tính xách tay tạinước ngoài) Do máy vi tính là sản phẩm của nền khoa học kỹ thuật công nghệcao nên khách hàng thường dựa vào ý kiến của các chuyên gi tư vấn tin học(47%), vào người bán hàng (28%) còn lại là (25%).

Theo đánh giá chung thì khách hàng cho rằng các tiêu chí như: cấu hìnhbộ máy, chất lượng máy tính và dịch vụ bảo hành, sửa chữa là các tiêu chí đangđược khách hàng rất quan tâm tới, họ cho rằng khi đã lựa chọn một cấu hình máytính thích hợp cho công việc thì chất lượng của của bộ máy tính đó phải thật tốt,phải đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật, các linh kiện lắp ráp phải đồng bộ và tươngthích với nhau Bên cạnh đó khách hàng cũng rất băn khoăn về chế độ bảo hànhhiện nay, bởi máy tính lắp ráp hiện nay được bảo hành theo từng linh kiện chứkhông bảo hành theo cả bộ máy và theo quy định bảo hành của từng công ty nênkhi máy tính có sự cố thì khách hàng rất băn khoăn liệu rằng phần linh kiện hỏngtrong máy tính của mình có còn thời hạn bảo hành hay không và có được bảohành hay không? Đây chính là những vấn đề mấu chốt mà các công ty tin học nóichung và Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ tin học CES nói riêng cần phảikhắc phục để tạo được lòng tin cho khách hàng.

Khách hàng sẵn sàng trả thêm chi phí để đảm bảo cho máy tính của họđược hoạt động một cách an toàn và liên tục.

- Từ những phân tích ở trên, Ban giám đốc công ty quyết định chọn thịtrường mục tiêu chính là các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp sử dụng máytính lắp ráp từ những linh kiện rời rạc Bởi vì những loại máy tính này có giá hợplý khoảng từ 5 đến 7 triệu đồng, phù hợp với túi tiền của các gia đình và các côngty không đòi hỏi máy tính cấu hình cao.

- Với quy mô nhỏ hơn so với các đối thủ cạnh tranh, công ty tin học CEScần phải tập trung vào một nhóm đối tượng khách hàng chính là thị trường sửdụng máy tính lắp ráp, còn máy tính đồng bộ nhập khẩu từ Mỹ, Nhật có bánnhưng lượng tiêu thụ không cao bởi vì giá thành cao hơn và khó nâng cấp, thaythế.

2.Đối thủ cạnh tranh

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w