Giải pháp nâng liên quan tới sản phẩm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ tin học CES (Trang 49)

I THỊ TRƯỜNG, KHÁCH HÀNG VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY

b. Giải pháp nâng liên quan tới sản phẩm

Chất lượng sản phẩm không chỉ là mối quan tâm của khách hàng và công ty mà điều này cũng là một trong những yếu tố nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường đối với các công ty có hoạt động kinh doanh. Vì vậy không ngừng cải tiến các khâu nhằm tạo chất lượng sản phẩm hàng hoá cao là một trong những giải pháp cần được chú trọng đặc biệt.

Công việc đầu tiên phải làm là nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong công ty, không chỉ từ đội ngũ lãnh đạo, quản lý mà ngay cả đội ngũ kỹ thuật về ý nghĩa sống còn của công ty, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tiếp đó, công ty phải thực hiện việc giám sát kiểm tra chặt chẽ để có chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn bởi đối với hoạt động kinh doanh thì chưa nói đến việc chất lượng cao mà chất lượng không đảm bảo yêu cầu cũng dẫn tới tình trạng hàng không bán được; điều này gây hiệu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới mọi mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Đưa sản phẩm thử nghiệm cho tổ kiểm tra xem xét, nếu có sai sót phải xử lý ngay. Quá trình lắp đặt sản phẩm phải được kiểm tra giám sát chặt chẽ, từng sản phẩm phải được kiểm tra theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, hạn chế sản phẩm sai hỏng từ đó mới nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá, tăng doanh thu và lợi nhuận.

Định giá sản phẩm hợp lý.

Giá thành là một trong những công cụ cạnh tranh quan trọng của công ty và là yếu tố cạnh tranh khá mạnh của thị trường. Công ty cần xây dựng chiến lược giá cả hợp lý linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng, từng loại sản phẩm. Để có được mức gía cạnh tranh công ty cần tìm hiểu giá cả mặt hàng tương tự của các đối thủ. Công ty cần:

+ Tìm kiếm các nhà cung ứng linh kiên ổn định, đảm bảo chất lượng, đúng thời hạn, mua linh kiên từ nơi nào có lợi nhất. Cải tiến công nghệ và quản lý lao động chặt chẽ để giảm giá thành của sản phẩm.

+ Giảm tối đa các chi phí lưu kho, chi phí vận chuyển.

+ Công ty cần cố gắng giảm dần các nhà phân phối trung gian, tiếp cận càng gần với người tiêu dùng càng tốt để có thể bán được hàng với giá cao hơn và có được thông tin về khách hàng kịp thời.

Hiệu quả của giải phảp: Nếu thực hiện tốt giải pháp trên sản phẩm công ty sẽ có chất lượng cao với mức giá thành hợp lý, tăng số lượng các đơn hàng, tăng doanh thu và thị phần qua đó nâng cao được khả năng cạnh tranh so với các đối thủ.

c.Giải pháp liên quan tới công nghệ áp dụng

Ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh.

Cán bộ phòng ban trong công ty đã kết nối internet để giao dịch với khách hàng qua thư điện tử, tìm kiếm thông tin bằng các công cụ trên mạng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Tuy nhiên trong bối cảnh toàn cầu hoá như hiện nay, công ty cần ứng dụng những lĩnh vực khác nhau của thương mại điện tử như:

Ứng dụng trao đổi dữ liệu điện tử trong ký kết hợp đồng và thanh toán: Thay vì việc phải soạn thảo hợp đồng trên giấy và đóng dấu công ty có thể thay thế bằng một văn bản điện tử có sử dụng chữ ký điện tử của công ty để xác nhận nhằm rút ngắn thời gian giao dịch của công ty với khách hàng, giảm bớt chi phí giấy tờ và vận chuyển trao đổi dữ liệu điện tử trong nội bộ công ty sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Thanh toán giữa công ty với nhà cung cấp linh kiện và khách hàng qua thanh toán điện tử thì toàn bộ chứng từ thanh toán sẽ được chuyển thành dữ liệu điện tử có sử dụng chữ ký điện tử và chỉ số để xác nhận, những chứng từ này sẽ được chuyển cho ngân hàng bằng email hoặc một hệ thống file an toàn riêng, ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra chứng từ và thanh toán cho bên bán. Quá trình thanh toán diễn ra an toàn ra tiết kiệm thời gian.

Tham gia giao dịch điện tử Business to Business: Đây là một phương thức khá mới mẻ, là thị trường trực tuyến ở đó những người tham gia có thể tìm kiếm thông tin về thị trường và sản phẩm, thiết lập quan hệ cũng như tiến hành đàm phán… Sàn giao dịch điện tử là nơi mà tất cả mọi người có nhu cầu mua bán gặp nhau và đi đến các thoả thuận làm ăn thông qua mạng internet. Khi tham gia vào một sàn giao dịch điện tử sẽ giúp công ty có cơ hội tiếp xúc với nhiều khách hàng ở khắp mọi nơi trên thế giới một cách trực tiếp mà không phải qua bất kỳ nhà trung gian nào, tiếp xúc với nhà cung cấp nguyên linh kiện máy tính dễ dàng hơn đảm bảo nguồn cung ứng vững chắc.

Ứng dụng giái pháp này giúp công ty tiết kiệm được thời gian và chi phí trong quá trình giao dịch, tìm kiếm thông tin thị trường. Tuy nhiên để có thể

thành công trên sàn giao dịch công ty cần phải có sự đầu tư về công nghệ thông tin, và có nguồn nhân lực để đủ bản lĩnh, khả năng xử lý thông tin nhanh chóng trong mọi tình huống, phải tính toán để đưa ra mức giá cạnh tranh so với các công ty khác.

d.Mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu

Đây là hoạt động quan trọng đối với tất cả các công ty kinh doanh vì thế xây dựng thương hiệu, quảng cáo giới thiệu sản phẩm là vấn đề công ty cần quan tâm.

Một mặt phải duy trì các thị trường truyền thống, mặt khác cần tìm hiểu mở rộng thị trường mới bằng các công cụ như: xây dựng kênh phân phối trực tiếp bên cạnh các kênh phân phối gián tiếp hiện có, tăng cường chi phí cho công tác điều tra nghiên cứu thị trường( có thể điều tra trực tiếp hoặc thuê chuyên gia). Xây dựng quảng bá thương hiệu CES bởi thương hiệu không chỉ góp phần khẳng định vị thế của công ty trên thị trường mà còn là yếu tố quan trọng để người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm. Muốn vậy công ty cần:

- Thực hiện ngay việc đăng ký quyền sở hữu công nghiệp, đăng ký độc quyền nhãn hiệu hàng hóa, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thương hiệu tại thị trường trong nước và nước ngoài.

- Tạo dựng hình ảnh uy tín của công ty thông qua chất lượng hàng hoá, thời gian giao hàng, văn hoá doanh nghiệp…

- Quảng bá thương hiệu với người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cao trên truyền hình, báo, tạp chí và trong các chương trình triển lãm giới thiệu sản phẩm.

Công ty cần tham gia nhiều hơn nữa các hội chợ thương mại, đây là cơ hội để giới thiệu cho khách hàng tìm hiểu rõ hơn về công ty cũng như các sản phẩm của công ty.

Hiệu quả: Thực hiện tốt giải pháp này công ty sẽ lựa chọn được thị trường mục tiêu, nắm bắt kịp thời nhu cầu thị hiếu của khách hàng, hạn chế tối đa các rủi ro gặp phải nhất là khi bước vào kinh doanh tại thị trường mới; khuyếch trương được hình ảnh của công ty.

Kết luận

Nhìn chung, kết quả kinh doanh của công ty trong mấy năm trở lại đây là kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận năm sau cao hơn lợi nhuận năm trước. Riêng từ đầu năm 2009 đến nay, mọi hoạt động của doanh nghiệp diễn ra chậm trễ hơn năm trước. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của tình hình kinh tế trong nước cũng như tình hình nền kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp. Cụ thể nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ đã và đang phục hồi sau khi rơi vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng vào năm 2008, nhưng vẫn ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam là một trong những nước đó. Mặt khác, giá các mặt hàng trong nước cũng như thế giới đang tăng giảm bất thường làm cho việc kinh doanh càng trở nên khó khăn hơn. Đó là tình trạng chung của đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam, riên đối với Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ tin học CES thì từ đầu năm 2009 đến nay, công ty hoạt động cầm chừng, hiệu quả kinh doanh không

được cao nhưng ổn định được về thị trường, đảm bảo cung cấp, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ tin học CES (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w