II.NHỮNG GIẢI PHÁP CÔNG TY ĐÃ THỰC HIỆN ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ tin học CES (Trang 41)

I THỊ TRƯỜNG, KHÁCH HÀNG VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY

Thị trường in ấn, chế bản:

II.NHỮNG GIẢI PHÁP CÔNG TY ĐÃ THỰC HIỆN ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

NĂNG LỰC CẠNH TRANH

1.Hoạt động nghiên cứu thị trường

` Là một Công ty thương mại, kinh doanh trong lĩnh vực có sự thay đổi và phát triển nhanh chóng, Công ty cần quan tâm tới cả hai yếu tố giúp công ty tồn tại và phát triển, đó là thị trường các yếu tố đầu vào và thị trường các yếu tố đầu ra. Trong cả hai thị trường này đều cần có sự nghiên cứu và tìm kiếm để đạt được những tối ưu trong kinh doanh.

Tuy nhiên, như hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, hoạt động nghiên cứu tìm kiếm thị trường của Công ty diễn ra một cách không chính thức và thường không có tên gọi. Như vậy, hoạt động này diễn ra một cách chủ quan và theo những phương pháp trực quan cảm tính.

- Hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm các nhà cung ứng:

Thị trường các yếu tố đầu vào có thể được hiểu như là tập hợp các tổ chức, cá nhân sản xuất hay buôn bán những sản phẩm mà Công ty quan tâm. Như vậy, hoạt động tìm kiếm những nhà cung cấp hay những sản phẩm đầu vào sẽ bao gồm những sản phẩm mà Công ty đang kinh doanh và sản phẩm mà Công ty dự kiến kinh doanh.

Hoạt động nghiên cứu thị trường đầu vào thường được Công ty tiến hành theo phương pháp quan sát. Đây là một phương pháp trực quan, chủ yếu dựa vào cá nhân người quan sát. Những nhà cung cấp các sản phẩm đầu vào được Công ty cân nhắc, xem xét theo ý chủ quan của mình rồi đưa ra quyết định. Công ty thường tiến hành yêu cầu các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu cung cấp cho một danh mục giá cả hàng hóa và tiến hành so sánh rồi lựa chọn hoặc Công ty đánh giá các nhà cung cấp tốt nhất cho mình.

Ưu điểm của phương pháp này là nó mất ít thời gian, nhân lực và tiền bạc của Công ty, nó đơn giản và tiến hành một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, nó thiếu sự chính xác vì có thể theo chủ quan của Công ty thì những nhà cung cấp này có những sản phẩm tốt và ổn định, nhưng với khách hàng thì có thể không đúng.

Một nghiên cứu được tiến hàng quy mô và cẩn thận chắc chắn sẽ giúp Công ty có được những yếu tố đầu vào hợp lý hơn. Nhưng với khả năng và nguồn lực tài

chính của Công ty thì những gì mà Công ty đã làm được là rất khả quan. Tuy nhiên, với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường, không có điều gì là chắc chắn cả thì việc tiến hàng tìm kiếm một danh mục các nhà cung cấp để công ty đạt được sự tối ưu trong các yếu tố đầu vào vẫn là điều mà Công ty cần phải làm ngay khi có điều kiện.

- Hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm khách hàng ở Công ty:

Khách hàng của Công ty bao gồm tất cả các cá nhân tổ chức cư trú trên địa bàn Hà Nội và các vùng phụ cận, họ có nhu cầu và có khả năng thanh toans đối vơí những hàng hóa mà Công ty kinh doanh.

Như vậy, xét về mặt địa lí thì thị trường tiêu thụ của Công ty nhỏ hơn thị trường cung ứng, nhưng về số lượng thì nó lại lớn hơn, và có nhiều diễn biến phức tạp hơn, đa dạng hơn, chịu nhiều tác động từ phía môi trường hơn so với thị trường các yếu tố đầu vào. Đây là nơi mà nhu cầu trực tiếp phát sinh và nó sẽ làm nảy sinh nhu cầu thứ cấp để công ty tìm kiếm các yếu tố đầu vào.

Hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm đầu ra không được công ty tiến hành một cách quy mô và tổng thể, Công ty không có được những mô tả tổng thể về thị trường mục tiêu. Công ty thường tiến hành tìm kiếm thị trường dựa vào những quan sát và đưa ra những kết luận dựa vào ý kiến của bản thân Công ty.

Nói cách khác, những hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm thị trường đầu ra được Công ty tiến hành một cách thủ công và xác suất. Điều này có thể được lý giải bởi hai nguyên nhân sau:

+Thứ nhất: do trình độ nhận thức và kiến thức cũng như khả năng về nhân lực, tài chính không cho phép Công ty tiến hành nghiên cứu có quy mô.

+Thứ hai: điều đó có thể là không cần thiết bởi vì thị trường đầu ra dường như đã được xác định sẵn và những khách hàng tiềm năng đã xuất hiện môt cách khá rõ ràng.

Tuy nhiên, những mong muốn, nhu cầu, thói quen tiêu dùng, mua sắm và khả năng chi trả của khách hàng tiềm năng cũng nhu những khả năng biến đổi trong nhu cầu của họ nếu Công ty có thể phán đoán được thì đó là điều rất tốt, tránh cho Công ty hoàn cảnh “nước đến chân mới nhảy”, giúp Công ty định hướng kinh doanh trong dài hạn. Hơn thế nữa, một nghiên cứu tốt sẽ giúp Công ty mô tả

được tổng thể thị trường và sẽ phân ra được những đoạn thị trường khác nhau để trong ngắn hạn Công ty có thể tập trung vào đoạn thị trường đó.

Mặc dù không có hoạt động nghiên cứu thị trường lớn nào được thực hiện nhưng những quan sát và quyết định của Công ty về thị trường đầu ra trong những năm qua cũng đã thu được nhiều thành công. Số lượng khách hàng vẫn đang tăng lên, doanh thu hàng năm không có biểu hiện xấu.

Bên cạnh những thị trường truyền thống như Hà Nội công ty tiếp tục mở rộng thị trường sang các tỉnh lân cận. Để mở rộng thị trường công ty chủ trương:

+ Bám sát thị trường để xây dựng đơn hàng phù hợp, huy động tối đa năng lực phục vụ, đảm bảo thời gian giao hàng cho khách hàng ngoài tỉnh.

+ Đa dạng hoá hình thức tìm kiếm khách hàng như: Liên hệ qua các văn phòng đại diện, giao dịch qua mạng internet, tham dự triển lãm hội chợ thông qua bạn hàng để thâm nhập thị trường tiến tới mở rộng văn phòng đại diện tại các trung tâm lớn ở các tỉnh.

2.Xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm

Trong thời gian gần đây khi nước ta đã hội nhập vào nền kinh tế thế giới, muốn dành được lợi thế cạnh tranh các doanh nghiệp buộc phải chứng tỏ- khẳng định sự tồn tại của mình do đó vấn đề xây dựng thương hiệu để phát triển bền vững nâng cao hình ảnh vị thế của công ty được nhiều doanh nghiệp quan tâm và chú ý đặc biệt. Là một doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng máy tính trong thời kỳ hội hiện nay, ý thức được tầm quan trọng của thương hiệu nên Công ty chọn thương hiệu cho mình là CES.

Công ty đang tăng cường quảng bá thương hiệu của mình trên internet, tạp chí trong tỉnh và các hội chợ triển lãm cũng như thiết lập mối quan hệ làm ăn lâu dài, tạo dựng niềm tin nơi khách hàng để nâng cao hình ảnh cũng như uy tín cho công ty.

3.Công tác tổ chức quản lý và điều hành kinh doanh

Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh, tăng cường chuyên môn và các nghiệp vụ cũng như đầu tư hỗ trợ các công cụ cần thiết trong nghiên cứu và giao dịch.

Từng bước nâng cấp, trang bị nhà xưởng máy móc thiết bị đảm bảo quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến, ứng dụng rộng rãi thành tựu tin học vào quá trình quản lý kinh doanh… đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Việc đầu tư mở rộng phải phù hợp với yêu cầu, đầu tư đến đâu đưa vào sử dụng đến đó.

Tuyên truyền giáo dục để người lao động xác định lợi ích của họ luôn gắn chặt với lợi ích của doanh nghiệp và thực hiện tốt công việc của mình cũng như tìm mọi biện pháp tham gia xây dựng doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ tin học CES (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w