Kết quả Công ty đạt được qua một số chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuân mai đạo tú (Trang 28 - 30)

Điều này là do công ty vẫn còn nặng tư tưởng một công ty Nhà nước, nhưng sau thời kỳ hội nhập WTO thì công ty cần thiết lập lại kênh thông tin này nếu không năng lực cạnh tranh của công ty sẽ bị đối thủ trong ngành vượt qua.

• Trình độ cán bộ marketing thì còn yếu kém về nghiệp vụ, chưa năng động, sáng tạo, chưa nắm bắt được thị trường một cách nhanh nhạy.

2.1.2. Kết quả Công ty đạt được qua một số chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh tranh

Năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xuân Mai - Đạo Tú được thể hiện qua các nhóm chỉ tiêu sau đây:

Nhóm chỉ tiêu định lượng

- Thị phần tuyệt đối:

Thị phần tuyệt đối = Doanh thu của doanh nghiệp * 100% Tổng doanh thu trên thị trường

Thị phần tuyệt đối của Công ty năm 2010 = 184,513 * 100%= 0,12% 144.701,452

Thị phần tuyệt đối của Công ty năm 2011 = 277,021 * 100%= 0,17% 160.550,953

Thị phần tuyệt đối của Công ty năm 2012 = 237,159 * 100%= 0,04% 583.136,856

Bảng 6: Chỉ tiêu thị phần tuyệt đối của Công ty và một số đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Công ty

STT Tên công ty Thị phần tuyệt đối ( %)2010 2011 2012 1 Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng &

2 Công ty Cổ phần xây dựng thương mại

dân dụng & công nghiệp Vĩnh Phúc 0,95 0,12 0,87 3 Công ty TNHH đầu tư & phát triển xây

dựng Tân Thịnh 0,98 0,13 0,75

( Sinh viên tự thu thập số liệu và thiết kế )

Qua số liệu bảng 6, ta thấy:

Thị phần của công ty trên thị trường xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh tương đối cao. Điều đó chứng tỏ được năng lực cạnh trạnh của công ty so với nhiều đối thủ khác trong việc thi công các công trình có quy mô nhỏ và vừa (< 100 tỷ đồng).

- Chỉ tiêu lợi nhuận công ty đạt được qua các năm (Đơn vị tính: Triệu đồng)

Biểu đồ 2: Lợi nhận của Công ty từ năm 2010 đến năm 2012

(Nguồn: Sinh viên tự thiết kế)

Qua biểu đồ 2, ta thấy:

Giá trị lợi nhuận của Công ty tăng từ năm 2010 đến năm 2011 rồi lại giảm vào năm 2012. Tín hiệu này cho thấy năm 2011 Công ty hoạt động có hiệu quả. Sở dĩ năm 2012 lợi nhuận của Công ty giảm xuống là do cuộc khủng hoảng kinh tế đã tác động vào nền kinh tế và Công ty Cổ phần Xuân Mai đã chịu ảnh hưởng bởi sự tác động đó. Tuy nhiên lợi nhuận mà Công ty đạt được vẫn còn khá khiêm tốn so với nhiều doanh nghiệp xây dựng khác. Điều này có thể do công ty phải gánh

nặng lãi vay trong cơ cấu giá thành, do hao hụt, thất thoát vật tư trong thi công, do bộ máy quản lý còn cồng kềnh, chưa hợp lý.

- Năng suất lao động

Qua số liệu báo cáo của công ty đã phản ánh kết quả về năng suất lao động của công ty qua các năm như sau :

Năm 2010: đạt 31.200.000 đồng/ lao động/năm Năm 2011: đạt 36.000.000 đồng/ lao động/năm Năm 2012: đạt 42.000.000 đồng/ lao động/năm

Qua đây ta thấy năng suất lao động của công ty không ngừng tăng lên qua các năm. Điều này chứng tỏ Công ty đã sử dụng tốt các nguồn lực, giảm tối đa các chi phí và có kế hoạch SXKD hợp lý, khoa học. Đây là một dấu hiệu khả quan cho sự phát triển của công ty. Tuy nhiên so với một số Công ty trên địa bàn và đối thủ cạnh tranh thì năng suất lao động của Công ty cũng chưa cao vì vậy Công ty cần nỗ lực nhiều hơn nữa

Nhóm chỉ tiêu định tính

- Uy tín, thương hiệu

Để tạo được uy tín cho riêng mình mỗi doanh nghiệp phải trải qua quá trình phấn đấu lâu dài, không ngừng theo đuổi mục tiêu chiến lược đúng đắn của mình, đồng thời phải xây dựng và quảng bá hình ảnh của công ty một cách hiệu quả đến khách hàng. Nhưng trên hết nó được xây dựng bằng con đường chất lượng, bao gồm chất lượng của cả hệ thống quản lý của doanh nghiệp, chất lượng của ban lãnh đạo, của từng cá nhân trong công ty, chất lượng của sản phẩm công trình thi công. Vì là một Công ty chủ lực của tỉnh trong lĩnh vực xây dựng nên danh tiếng của Công ty trên thương trường đã được nhiều chủ đầu tư biết đến thông qua chất lượng sản phẩm và tiến độ thi công. Bằng chứng là số lượng các công trình có giá trị lớn mà công ty đảm nhiệm thi công ngày càng nhiều, khẳng định sự tin tưởng của chủ thầu đối với công ty ngày càng tăng.

- Kinh nghiệm và chất lượng thi công công trình

Công ty luôn coi việc nâng cao chất lượng công trình và tích luỹ kinh nghiệm làm tôn chỉ hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên công ty vẫn tồn tại yếu kém trong công tác quản lý chất lượng của một số công trình còn lơ là, gây lãng phí nguồn lực ảnh hưởng đến chất lượng và hình ảnh của công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuân mai đạo tú (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w