Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 76 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
76
Dung lượng
0,93 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐINH THỊ KIM NGỌC
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG NÔNG HỘ TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM, CHI NHÁNH
HUYỆN ĐỨC HUỆ, TỈNH LONG AN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 52340201
12-2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐINH THỊ KIM NGỌC
MSSV/HV: 4104694
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG NÔNG HỘ TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VỆT NAM, CHI NHÁNH
HUYỆN ĐỨC HUỆ, TỈNH LONG AN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 52340201
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
KHƯU THỊ PHƯƠNG ĐÔNG
12-2013
LỜI CẢM TẠ
Sau hơn ba tháng nghiên cứu, luận văn “Phân tích hoạt động tín dụng tại
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam,chi nhánh huyện
Đức Huệ, tỉnh Long An” đã được hoàn thành. Để đạt được thành quả này,
ngoài sự nỗ lực của bản thân, em còn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình
từ phía nhà trường, quý thầy cô, ban lãnh đạo của cơ quan thực tập, bạn bè và
gia đình.
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban giám hiệu
Trường Đại học Cần Thơ, quý thầy cô làm việc tại Khoa Kinh tế và Quản trị
kinh doanh đã truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích cho em, giúp em có thể hoàn
thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình.
Em xin gửi lời tri ân chân thành nhất đến Thạc sĩ Khưu Thị Phương
Đông, cán bộ hướng dẫn luận văn của em. Trong quá trình làm luận văn, Cô
đã dành nhiều thời gian quý báo để hướng dẫn, góp ý để em có thể hoàn thành
tốt luận văn của mình.
Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các cô chú,
anh chị nhân viên làm việc tại Ngân hàng NHNo & PTNT Việt Nam, chi
nhánh huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, tất cả mọi người đã giúp đỡ và hỗ trợ
em rất nhiều trong suốt thời gian thực tập và thực hiện luận văn của mình.
Do kiến thức của bản thân còn hạn hẹp nên luận văn tất yếu sẽ không
tránh khỏi sai sót, em mong sẽ nhận được sự góp ý quý báo từ các thầy cô, cơ
quan và đọc giả.
Cuối cùng, em xin chúc sức khỏe và thành công đến Ban giám hiệu nhà
trường, Thạc sĩ Khưu Thị Phương Đông, quý thầy cô làm việc tại Khoa Kinh
tế và Quản trị kinh doanh, các cô chú, anh chị tại tại Ngân hàng NHNo &
PTNT tại Ngân hàng NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Đức Huệ,
tỉnh Long An
Cần Thơ, ngày 1 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Đinh Thị Kim Ngọc
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 1 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Đinh Thị kim Ngọc
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………..
Cần Thơ, ngày 4 tháng năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
iii
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Đức
Huệ giai đoạn 2010 -2012..........................................................................................14
Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Đức
Huệ giai đoạn 6 tháng 2013 .......................................................................................16
Bảng 3.3: Tình hình sử dụng vốn tại NHNo & PTNT chi nhánh Đức Huệ Long An giai đoạn 2010 – 2012 ................................................................................17
Bảng 3.4: Tình hình sử dụng vốn tại NHNo & PTNT chi nhánh Đức Huệ Long An giai đoạn 6/2012 – 6/2013 ..........................................................................20
Bảng 3.5: Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT chi nhánh Đức
Huệ - Long An giai đoạn 2010 – 2012 ......................................................................21
Bảng 3.6: Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT chi nhánh Đức
Huệ - Long An giai đoạn 6/2012 – 6/2013 ................................................................ 23
Bảng 4.1: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng giai đoạn 2010 – 2012 .............26
Bảng 4.2: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế giai đoạn 2010 – 2012 ..................28
Bảng 4.3: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng giai đoạn 2010 – 2012 ...............31
Bảng 4.4 : Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế giai đoạn 2010 – 2012 ....................33
Bảng 4.5: Tình hình dư nợ theo thời hạn tín dụng giai đoạn 2010 - 2012 ................36
Bảng 4.6: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế giai đoạn 2010 – 2012 .....................38
Bảng 4.7: Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng giai đoạn 2010 – 2012 .......................40
Bảng 4.8: Nợ quá hạn theo ngành kinh tế giai đoạn 2010 - 2012 ............................ 42
Bảng 4.9: Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng nông hộ của NHN o& PTNT
huyện Đức Huệ tỉnh Long An giai đoạn 2010 – 2012 ...............................................44
Bảng 4.10: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng giai đoạn 6/2012 –
6/2013 ........................................................................................................................46
Bảng 4.11: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế giai đoạn 6/2012 – 6/2013 ..........47
Bảng 4.12: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng giai đoạn 6/2012 – 6/2013 ......48
Bảng 4.13: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế giai đoạn 6/2012 – 6/2013 ............49
Bảng 4.14: Tình hình dư nợ theo thời hạn tín dụng giai đoạn 6/2012 – 6/2013
....................................................................................................................................50
iv
Bảng 4.15: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế giai đoạn 6/2012 - 6/2013 ..............51
Bảng 4.16: Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng giai đoạn 6/2012 – 6/2013 ...............52
Bảng 4.17: Nợ quá hạn theo ngành kinh tế giai đoạn 6/2012 – 6/2013 ....................53
v
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh
huyện Đức Huệ, tỉnh Long An ....................................................................................8
Hình 3.2: Quy trình xét duyệt cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh
huyện Đức Huệ, tỉnh Long An...................................................................................12
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHNo & PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
CBTD: Cán bộ tín dụng
VHĐ: Vốn huy động
DSCV: Doanh số cho vay
DSTN: Doanh số thu nợ
vii
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ...........................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 1
1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 2
1.3.1 Phạm vi về thời gian thực hiện đề tài .................................................................2
1.3.2 Phạm vi về không gian .......................................................................................2
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................3
2.1. Cơ sở lý lý luận .....................................................................................................3
2.1.1 Khái quát về tín dụng ..........................................................................................3
2.1.1.1 Khái niệm tín dụng và tín dụng ngân hàng ......................................................3
2.1.1.2 Chức năng ngân hàng thương mại ...................................................................3
2.1.2 Khái quát về nông hộ ..........................................................................................4
2.1.2.2 Đặc điểm tín dụng nông hộ ..............................................................................4
2.1.2.3 Vai trò của tín dụng đối với kinh tế nông thôn ................................................5
2.1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng nông hộ ........................................5
2.1.4.1 Hệ số thu nợ nông hộ .......................................................................................6
2.1.4.2 Vòng quay vốn tín dụng nông hộ ....................................................................6
2.1.4.3 Tỷ lệ quá hạn nông hộ trên tổng dư nợ nông hộ ..............................................6
2.1.4.4 Tỷ lệ Dư nợ nông hộ trên vốn huy động..........................................................7
2.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................7
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN ĐỨC HUỆ, TỈNH
LONG AN....................................................................................................................8
3.1. KHÁI QUÁT VỀ NHNo & PTNT CHI NHÁNH ĐỨC HUỆ ............................. 8
viii
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT chi nhánh huyện
Đức Huệ .......................................................................................................................8
3.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của NHNo & PTNT chi nhánh Huyện
Đức Huệ .......................................................................................................................8
3.1.3 Quy trình xét duyệt cho vay..............................................................................11
3.1.3.1 Hồ sơ xin vay vốn ..........................................................................................11
3.1.3.2 Sơ đồ xét duyệt cho vay .................................................................................12
3.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NHNo & PTNT CHI
NHÁNH HUYỆN ĐỨC HUỆ, TỈNH LONG AN TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6/2013 .....13
3.2.1 Khái quát tình hình nguồn vốn của NHNo & PTNT chi nhánh huyện
Đức Huệ, tỉnh Long An giai đoạn 2010 đến 2012 .....................................................13
3.2.2 Khái quát tình hình nguồn vốn của NHNo & PTNT chi nhánh huyện
Đức Huệ, tỉnh Long An giai đoạn 6/2012 – 6/2013 ..................................................16
3.3. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGUỒN VỐN CỦA NHNo &
PTNT CHI NHÁNH HUYỆN ĐỨC HUỆ, TỈNH LONG AN TỪ NĂM 2010
ĐẾN 6/2013 ...............................................................................................................17
3.3.1. Khái quát tình hình sử dụng nguồn của NHNo & PTNT chi nhánh Đức
Huệ, Long An giai đoạn 2010 – 2012........................................................................17
3.3.2. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNN chi nhánh
Đức Huệ - Long An giai đoạn 6/2012 – 6/2013 ........................................................20
3.4. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo
& PTNT CHI NHÁNH HUYỆN ĐỨC HUỆ, TỈNH LONG AN TỪ NĂM
2010 ĐẾN 6/2013 ......................................................................................................21
3.4.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT chi
nhánh Đức Huệ, Long An giai đoạn 2010 – 2012 .....................................................21
3.4.2. Khái quát kết tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNN chi
nhánh Đức Huệ - Long An giai đoạn 6/2012 – 6/2013 .............................................23
3.5. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG
CỦA NGÂN HÀNG ..................................................................................................24
3.5.1. Thuận lợi ..........................................................................................................24
3.5.2. Khó khăn ..........................................................................................................24
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG HỘ TẠI
NHNo & PTNT HUYỆN ĐỨC HUỆ , TỈNH LONG AN .......................................26
ix
4.1.PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG HỘ TẠI NHNo & PTNT
CHI NHÁNH HUYỆN ĐỨC HUỆ - LONG AN GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 ...........26
4.1.1. Phân tích doanh số cho vay tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Đức
Huệ ,tỉnh Long An giai đoạn 2010 -2012 ..................................................................26
4.1.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng .....................................................26
4.1.1.2. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế ........................................................... 27
4.1.2. Phân tích doanh số thu nợ tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Đức Huệ
tỉnh Long An giai đoạn 2010 – 2012 .........................................................................31
4.1.2.1 Phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng ........................................31
4.1.2.2. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế ............................................................. 33
4.1.3. Phân tích dư nợ tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Đức Huệ tỉnh
Long An giai đoạn 2010 – 2012 ................................................................................35
4.1.3.1 Tình hình dư nợ theo thời hạn tín dụng .........................................................36
4.1.3.2 Phân tích tình hình dư nợ theo ngành kinh tế ................................................37
4.1.4. Phân tích nợ quá hạn tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Đức Huệ tỉnh
Long An giai đoạn 2010 – 2012 ................................................................................39
4.1.4.1 Phân tích nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng .................................................40
4.1.4.2. Nợ quá hạn theo ngành kinh tế .....................................................................41
4.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN
XUẤT TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN ĐỨC HUỆ - LONG AN
GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 .........................................................................................44
4.3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo &
PTNT CHI NHÁNH HUYỆN ĐỨC HUỆ - LONG AN GIAI ĐOẠN 6
THÁNG 2013 ............................................................................................................46
4.3.1. Phân tích doanh số cho vay tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Đức
Huệ tỉnh Long An giai đoạn 6 tháng 2013 ................................................................ 46
4.3.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng .....................................................46
4.3.1.2. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế ........................................................... 47
4.3.2. Phân tích doanh số thu nợ tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Đức Huệ
tỉnh Long An giai đoạn 6/2012 – 6/2013 ...................................................................48
4.3.2.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng ........................................................48
4.3.2.2. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế ............................................................. 48
x
4.3.3. Phân tích doanh số thu nợ tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Đức Huệ
tỉnh Long An giai đoạn 6/2012 – 6/2013 ...................................................................49
4.3.3.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng........................................................50
4.3.3.2. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế ............................................................. 50
4.3.4. Phân tích nợ quá hạn tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Đức Huệ tỉnh
Long An giai đoạn 6/2012 – 6/2013 ..........................................................................51
4.3.4.1 Phân tích nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng .................................................51
4.3.4.2 Phân tích nợ quá hạn theo ngành kinh tế .......................................................53
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN ĐỨC HUỆ .........................................54
5.1 Biện pháp nâng cao hoạt động cho vay ............................................................... 54
5.2 Biện pháp nâng cao công tác thu nợ ....................................................................55
5.1.3 Hạn chế nợ xấu .................................................................................................55
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 57
6.1 Kết luận ................................................................................................................57
6.2 Kiến nghị..............................................................................................................58
6.2.1 Đối với chính phủ và các cấp chính quyền địa phương ....................................58
6.2.2 Đối với NHNo & PTNT Việt Nam ...................................................................59
PHỤ LỤC ..................................................................................................................61
xi
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHÊN CỨU
Việc đầu tư nguồn vốn vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn góp phần
phát triển kinh tế xã hội nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân
được chính quyền, các ban ngành đoàn thể và Agribank Chi nhánh huyện Đức
Huệ Long An quan tâm. Ngân hàng đã đẩy mạnh đầu tư tín dụng cho tam
nông. Cụ thể là bám sát Nghị định số 41/2010/NĐ – CP về chính sách phát
triển nông nghiệp, nông thôn đã phần nào tháo gỡ được những vấn đề khó
khăn trước mắt về việc vay vốn của nông dân, đồng thời cũng giúp cho Ngân
hàng mạnh dạn hơn trong hoạt động cho vay đối với nông hộ. Đây là một vấn
đề vô cùng quan trọng và có ý nghĩa. Đặc biệt là đối với vùng kinh tế khó
khăn gần biên giới cụ thể là ở huyện Đức Huệ, tỉnh Long An.
Làm sao để nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của nông dân, giúp họ vượt
qua cảnh nghèo bằng con đường làm ăn chính đáng, góp phần cải thiện đời
sống của bà con nông dân và thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn ngày càng
đi lên, chính là nỗi trăn trở của chính quyền địa phương nhằm để khắc phục
khó khăn, tìm ra những bước đi thích hợp với điều kiện kinh tế của huyện
nhàVới đối tượng phục vụ chủ yếu là nông dân và các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Trong suốt thời gian qua NHNo &
PTNT Chi Nhánh huyện Đức Huệ đã không ngừng vươn lên phục vụ cho bà
con nông dân nhằm đáp ứng khá đầy đủ, kịp lúc, kịp thời nhu cầu về vốn cho
hộ nông dân - những hộ thiếu vốn, từng bước đưa sản xuất kinh doanh đạt hiệu
quả, góp phần nâng cao mức sống của người dân. Cụ thể là làm thế nào để
nguồn vốn đến tay nông dân một cách kịp thời, hiệu quả đáp ứng được nhu
cầu cấp bách trong quá trình phát triển sản xuất, cải thiện kĩ thuật, sử dụng vốn
sao cho đúng mục đích. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề
này nay em xin chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng nông hộ tại NHNo &
PTNT chi nhánh Huyện Đức Huệ Tỉnh Long An” nhằm phân tích, đánh giá
hoạt động tín dụng nông hộ và đề ra một số biện pháp nâng cao hoạt động tín
dụng nông hộ của Ngân hàng
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng nông hộ của Ngân hàng từ năm
2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.Thông qua đó để đề xuất một số biện pháp
1
nhằm nâng cao hoạt động tín dụng nông hộ nói riêng và hoạt động tín dụng
của Ngân hàng nói chung.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích hoạt động tín dụng nông hộ của ngân hàng từ năm
2010 đến tháng 6/2013.
Mục tiêu 2: Đánh giá hoạt động tín dụng nông hộ trong Ngân hàng từ
năm 2010 đến 6/2013.
Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động tín dụng nông hộ của Ngân hàng.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về thời gian thực hiện đề tài
Thông tin số liệu được sử dụng cho luận văn là thông tin số liệu từ năm
2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
Luận văn được thực hiện trong thời gian từ ngày 03/08/2013 đến ngày
18/11/2013.
1.3.2 Phạm vi về không gian
Luận văn này được thực hiện dựa trên số liệu tại Ngân hàng nông nghiệp
chi nhánh Huyện Đức Huệ và số liệu sơ cấp thu thập trên địa bàn huyện Đức
Huệ.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài này là hoạt động tín dụng hộ
sản xuất của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Đức Huệ kể từ việc cho vay đến
thu hồi vốn với một số đối tượng cụ thể như sau: Hộ sản xuất và những cá
nhân có nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng.
2
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái quát về tín dụng
2.1.1.1 Khái niệm tín dụng và tín dụng ngân hàng
Tín dụng là một hoạt động ra đời và phát triển gắn liền với sự tồn tại và
phát triển của sản xuất hàng hóa. Tín dụng là một hệ thống các quan hệ phân
phối theo nguyên tắc có hoàn trả giữa người đang tạm thời thừa vốn sang
người tạm thời thiếu vốn và ngược lại. Có nhiều các khái niệm khác nhau về
tín dụng, được diễn đạt dưới nhiều lời lẽ khác nhau, nhưng chúng cùng chỉ
những hành động thống nhất là hoạt động cho vay và đi vay và quan hệ này
được ràng buộc trên cơ sở pháp luật hiện hành.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các ngân hàng,
các tổ chức tín dụng với các đối tác kinh tế - tài chính của toàn xã hội, bao
gồm doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước,...
Tín dụng thường kèm theo một khoản lãi
Căn cứ quan trọng nhất của tín dụng là sự tin tưởng
Việc hoàn trả trong tín dụng là vô điều kiện
2.1.1.2 Chức năng ngân hàng thương mại
Chức năng trung gian tín dụng
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất
của ngân hàng thương mại (NHTM). Khi thực hiện chức năng này, NHTM
đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với
chức năng này, NHTM vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là
người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi
và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người
gửi tiền và người đi vay...
Chức năng trung gian thanh toán
Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân,
thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài
khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài
khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo
lệnh của họ.
3
Chức năng tạo tiền
Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của ngân
NHTM. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự
tồn tại và phát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang
tính đặc thù của mình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền
kinh tế.
Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của
NHTM là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng
trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số
tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán
dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn
được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng
hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng
tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán,
chi trả của xã hội. Ngân hàng thương mại tạo tiền phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ
bắt buộc của ngân hàng trung ương đã áp dụng đối với NHTM. Do vậy,
NHTW có thể tăng tỉ lệ này khi lượng cung tiền vào nền kinh tế lớn.
2.1.2 Khái quát về nông hộ
2.1.2.1 Khái niệm nông hộ
Đơn thuần có thể gọi nông hộ là hộ nông dân. Hay còn gọi là hộ sản xuất
là hộ chuyên sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi,
làm kinh tế tổng hợp và một số hoạt động khác nhằm phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp, có tính chất tự sản xuất, do cá nhân làm chủ hộ, tự chịu trách
nhiệm toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh.
Hoạt động tín dụng của hộ sản xuất nông nghiệp là việc tổ chức tín dụng
sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng cho hộ phục
vụ sản xuất nông nghiệp, cũng như các mục đích khác.
2.1.2.2 Đặc điểm tín dụng nông hộ
Tính thời vụ gắn liền với chu kỳ sinh trưởng của động thực vật
Tính chất thời vụ trong cho vay nông nghiệp có liên quan đến chu kỳ
sinh trưởng của động, thực vật trong ngành nông nghiệp nói chung và các
ngành nghề cụ thể mà Ngân hàng tham gia cho vay. Thường tính thời vụ được
biểu hiện ở những mặt sau:
+Tính mùa, vụ trong sản xuất nông nghiệp quyết định thời điểm cho vay
và thu nợ của Ngân hàng. Nếu ngân hàng tập trung cho vay vào các chuyên
4
ngành hẹp như cho vay một số cây, con nhất định thì phải tổ chức cho vay tập
trung vào một thời gian nhất định của năm, đầu vụ tiến hành cho vay, đến kỳ
thu hoạch/ tiêu thụ tiến hành thu nợ.
+ Chu kỳ sống tự nhiên của cây, con là yếu tố quyết định để Ngân hàng
tính toán thời hạn cho vay.
Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ
của khách hàng
Nguồn trả nợ ngân hàng chủ yếu là tiền thu từ bán nông sản và các sản
phẩm chế biến có liên quan đến nông sản. Như vậy sản lượng nông sản thu
được là yếu tố quyết định khả năng trả nợ của khách hàng. Mà sản lượng nông
sản chịu ảnh hưởng của thiên nhiên rất lớn.
Chi phí tổ chức cho vay cao
Cho vay hộ sản xuất đặc biệt là cho vay hộ nông dân thường chi phí
nghiệp vụ cho một đồng vốn vay thường cao do qui mô từng món vay nhỏ. Số
lượng khách hàng đông, phân bố ở khắp mọi nơi nên mở rộng cho vay thường
liên quan tới việc mở rộng mạng lưới cho vay và thu nợ: Mở chi nhánh, bàn
giao dịch, tổ lưu động cho vay tại xã. Hiện nay mạng lưới của NHNo&PTNT
Việt Nam cũng mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vay của nông nghiệp.
Do đặc thù kinh doanh của hộ sản xuất đặc biệt là hộ nông dân có độ rủi
ro cao nên chi phí cho dự phòng rủi ro là tương đối lớn so với các ngành khác.
2.1.2.3 Vai trò của tín dụng đối với kinh tế nông thôn
Tín dụng có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nông thôn, là cơ sở
hỗ trợ vốn cho các hộ sản xuất nông nghiệp. Có thể liệt kê một số vai trò của
tín dụng như:
+ Góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế
cao trong sản xuất nông nghiệp.
+ Góp phần nâng cao thu nhập và đời sống nông dân, thu hẹp sự cách
biệt giữa nông thôn và thành thị
+ Thúc đẩy xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đảm bảo cho người dân
có điều kiện áp dụng các kỹ thuật công nghệ vào sàn xuất kinh doanh.
+ Góp phần xóa bỏ nạn cho vay nặng lãi ở nông nghiệp nông thôn
2.1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng nông hộ
2.1.4.1 Hệ số thu nợ nông hộ
5
Hệ số thu nợ nông hộ phản ánh hiệu quả thu nợ nông hộ của ngân hàng
hay khả năng trả nợ vay của khách hàng, cho biết số tiền mà ngân hàng thu
được trong một thời kỳ kinh doanh nhất định từ một đồng doanh số cho vay
nông hộ. Hệ số thu nợ càng lớn thì càng được đánh giá tốt, cho thấy công tác
thu hồi nợ của ngân hàng có hiệu quả và ngược lại.
Hệ số thu nợ nông hộ được xác định bằng công thức:
Doanh số thu nợ nông hộ
Hệ số thu nợ =
x 100
(2.1)
Doanh số cho vay nông hộ
2.1.4.2 Vòng quay vốn tín dụng nông hộ
Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng nông hộ đo lường chất lượng điều
chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm.
Vòng quay vốn tín dụng nông hộ được xác định bằng công thức:
Doanh số thu nợ nông hộ
Vòng quay vốn tín dụng nông hộ =
(2.2)
Dư nợ nông hộ bình quân
Trong đó, dư nợ nông hộ bình quân bằng :
Dư nợ nông hộ đầu năm + Dư nợ nông hộ cuối năm
2
2.1.4.3 Tỷ lệ quá hạn nông hộ trên tổng dư nợ nông hộ
Tỷ lệ nợ quá hạn nông hộ được tính bằng công thức:
Nợ quá hạn nông hộ
( 2.3)
Dư nợ nông hộ
Là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng tại Ngân hàng. Nếu tại một thời điểm
nào đó mà tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ càng cao thì chứng tỏ hoạt động tín
dụng càng kém hiệu quả và ngược lại nếu tỷ lệ này càng thấp thì hoạt động tín
dụng của Ngân hàng càng hiệu quả hơn.
6
2.1.4.4 Tỷ lệ Dư nợ nông hộ trên vốn huy động
Dư nợ nông hộ
( 2.4)
Vốn huy động
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng,
chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ điều không tốt. Bởi vì nếu chỉ tiêu này lớn thì
khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại nếu chỉ tiêu này nhỏ thì
Ngân hàng sử dụng vốn huy động không hiệu quả.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục tiêu 1: Để phân tích hoạt động cho vay của ngân hàng từ năm 2010
đến tháng 6/2013. Ta sử dụng:
+ Phương pháp so sánh tuyệt đối là phương pháp sử dụng số liệu năm
tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra
nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc
phục.
+ Phương pháp so sánh bằng số tương đối là kết quả của phép chia giữa
trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. để làm rõ tình
hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nghiên cứu, so sánh tốc
độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng
giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân phát sinh và đưa ra biện pháp khắc
phục kịp thời.
Mục tiêu 2 : Để đánh giá hoạt động tín dụng trong Ngân hàng từ năm
2010 đến 6/2013. Ta sử dụng một số chỉ tiêu phân tích như: hệ số thu nợ nông
hộ, vòng quay vốn tín dụng nông hộ, tỷ lệ nợ xấu nông hộ trên tổng dư nợ
nông hộ.
Mục tiêu 3 : Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng
nông hộ của Ngân hàng. Sau khi phân tích mục tiêu 1 và mục tiêu 2, sẽ đề
xuất các biện pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng nông hộ của Ngân hàng
7
CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH HUYỆN ĐỨC HUỆ, TỈNH LONG AN
3.1. KHÁI QUÁT VỀ NHNo & PTNT CHI NHÁNH ĐỨC HUỆ
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT chi
nhánh huyện Đức Huệ
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Đức
Huệ được thành lập từ ngày 19/06/1998.
Trụ sở chính: đường 839 Khu vực II, thị trấn Đông Thành, huyện Đức
Huệ, tỉnh Long An.
Điện thoại: (072)3 854 244
Fax: (072)3 856 255
PGD: ấp 1, xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An
Điện thoại: (072)3 856 256
Fax: (072)3 856 255.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của NHNo & PTNT chi
nhánh Huyện Đức Huệ
Ban Giám Đốc
Phòng
Tổ Chức
Hành Chính
Phòng
Tín
Dụng
Phòng
Kế Toán Và
Ngân Quỹ
Tổ
Bảo Vệ
Phòng
Giao Dịch
Mỹ Quý
Tây
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Huyện
Đức Huệ, tỉnh Long An.
Ban giám đốc
Ban giám đốc bao gồm giám đốc và phó giám đốc với nhiệm vụ tổ chức,
chỉ đạo điều hành, là nơi xét duyệt, ký quyết định cho các nghiệp vụ của
8
ngân hàng theo quyền hạn của chi nhánh. Đồng thời quyết định các chủ
trương, chính sách, các kế hoạch chiến lược của ngân hàng. Quản lý, quyết
định, kiểm tra đôn đốc các nhân viên thực hiện đúng các chế độ, chính sách
của Nhà nước cũng như các chủ trương của NHNN và NHNo & PTNT Việt
Nam. Ngoài ra còn chịu trách nhiệm thực hiện các công việc như:
Xem xét nội dung thẩm định do phòng tín dụng trình lên để đưa ra
quyết định cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Quyết định các biện pháp xử lý nợ, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ,
chuyển nợ quá hạn, thực hiện các chế tài tín dụng đối với khách hàng.
Được quyền quyết định bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hoặc nâng
lương cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị.
Phòng tổ chức hành chính
Có nhiệm vụ quản lý đội ngũ công nhân viên, tổ chức đào tạo, huấn
luyện, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ công
nhân viên và tham mưu cho ban giám đốc về việc bố trí nhân sự cho các
phòng ban.
Ngoài ra, còn có nhiệm vụ sửa chữa các tài sản cố định của ngân hàng,
mua sắm trang thiết bị, bố trí sắp xếp cán bộ nhân viên trực ban nhằm đảm
bảo an ninh cho ngân hàng.
Phòng tín dụng
Đây được coi là bộ phận quan trọng nhất của ngân hàng, vì bộ phận này
chịu trách nhiệm về các nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Đây là bộ phận
chuyên sâu về các nghiệp vụ về tiền tệ, tín dụng như: cho vay, chiết khấu,
bảo lãnh, huy động vốn,....Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân
hàng và đem lại nguồn thu nhập cho ngân hàng. Chính vì vậy, nếu phòng tín
dụng hoạt động có hiệu quả thì kết quả kinh doanh của ngân hàng cũng có
hiệu quả.
Trưởng phòng tín dụng là người đứng đầu phòng tín dụng, chịu trách
nhiệm về các công việc:
Phân công cán bộ tín dụng (CBTD) phụ trách từng địa bàn, kiểm tra
đôn đốc CBTD thực hiện đầy đủ quy chế cho vay và hướng dẫn của
ngân hàng.
Kiểm soát nội dung thẩm định của CBTD, tiến hành tái thẩm định
hồ sơ vay vốn, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và trình lên Ban
giám đốc ký duyệt để đưa lên quyết định cho vay hay không.
9
Cán bộ tín dụng của ngân hàng chịu trách nhiệm về các công việc:
Giao dịch trực tiếp với khách hàng muốn vay vốn, hướng dẫn, giúp
đỡ giải đáp những thắc mắc của khách hàng, thẩm định khách hàng
và tài sản đảm bảo của khách hàng để ký duyệt cho vay lần đầu
trước khi trình lên trưởng phòng tín dụng và Ban giám đốc ký duyệt
và giải ngân.
Nhận hồ sơ và thẩm định các hồ sơ khách hàng đề nghị gia hạn nợ,
điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và đề xuất các biện pháp xử lý cần thiết.
Thông báo cho khách hàng biết về quyết định cho vay hay từ chối
giải ngân của Ban giám đốc, hoặc phụ trách thông báo đến khách
hàng khi khách hàng trễ hạn, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.
Kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích
hay không.
Phòng kế toán và ngân quỹ
Bộ phận kế toán và ngân quỹ được xem là bộ mặt của ngân hàng, là cầu
nối giữa ngân hàng và khách hàng. Đây là bộ phận tiếp xúc thường xuyên với
khách hàng về các hoạt động dịch vụ, thanh toán. Thái độ của cán bô nhân
viên trong phòng là chìa khóa để khách hàng dễ dàng tiếp cận các sản phẩm,
dịch vụ của ngân hàng. Cụ thể, bộ phận kế toán và ngân quỹ có nhiệm vụ:
Tổng hợp các báo cáo sơ kết tình hình hoạt động, kết quả hoạt động
kinh doanh của ngân hàng.
Tư vấn cho khách hàng am hiểu về các sản phẩm, dịch vụ của ngân
hàng.
Tư vấn những thắc mắc của khách hàng hay hướng dẫn khách hàng
mở tài khoản tiền vay. Hoặc giải quyết những khiếu nại của khách
hàng trong phạm vi thẩm quyền cho phép.
Kiểm tra danh mục hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn của khách hàng.
Thực hiện thủ tục giải ngân và thu nợ theo quyết định của giám đốc
Trực tiếp hạch toán kế toán, thống kê các nghiệp vụ thanh toán của
ngân hàng.
Thực hiện sao kê hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn, sao kê nợ đến hạn,
quá hạn, cung cấp tín dụng theo quy định hiện hành và chế độ kế
toán.
10
Thực hiện các nhiêm vụ thu chi, quản lý an toàn kho quỹ, bảo quản
tài sản thế chấp, hồ sơ bản chính của khách hàng theo đúng quy
định, đảm bảo đầy đủ.
Thực hiện các công việc khác có liên quan theo yêu cầu của trưởng,
phó phòng.
Phòng giao dịch Mỹ Qúy Tây
Là bộ phận trực thuộc NHNo & PTNT huyện Đức Huệ, được đặt xã Mỹ
Qúy tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Phòng giao dịch có nhiệm vụ:
Huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư tại địa phương để cho vay ra
theo chế độ của ngành và định hướng phát triển kinh tế huyện.
Thực hiện giải ngân, thu nợ trong địa bàn quản lý
Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của cấp
trên.
Tiếp nhận nguồn vốn điều chuyển từ chi nhánh để đảm bảo vốn cho
vay khách hàng
Cuối ngày, tổng hợp báo cáo thu chi, và chuyển báo cáo lên chi
nhánh.
Tổ bảo vệ
Tổ bảo vệ là bộ phận bao gồm các nhân viên phụ trách bảo vệ an toàn
cho ngân hàng trước những thành phần xã hội xấu có thể gây ảnh hưởng tiêu
cực đến ngân hàng. Ngoài ra, tổ bảo vệ còn phụ trách thực hiện các công việc
như trông coi các phương tiện của khách hàng khi khách đến giao dịch với
ngân hàng, đóng và mở cửa ngân hàng theo thời gian quy định,..
3.1.3 Quy trình xét duyệt cho vay
3.1.3.1 Hồ sơ xin vay vốn
Khi có nhu cầu về vốn, khách hàng gởi giấy đề nghị xin vay vốn, các
thông tin và các tài liệu cần thiết cho Agribank Tháp Mười, bộ hồ sơ bao
gồm:
+ Đơn xin vay vốn.
+ Sổ vay vốn do ngân hàng cấp đối với hộ sản xuất nông – lâm – ngư
nghiệp vay vốn không phải bảo đảm tiền vay.
+ Sổ hộ khẩu.
11
+ Giấy chứng minh nhân dân (bản sao) và bản chính khi đến lĩnh tiền
vay.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính), giấy sở hữu các tài
sản thế chấp khác (bản chính).
+ Hợp đồng tín dụng đối với khách hàng vay có bảo đảm.
+ Dự án sản xuất kinh doanh tương ứng với mục đích vay vốn của khách
hàng để kinh doanh.
3.1.3.2 Sơ đồ xét duyệt cho vay
Cán bộ tín dụng
Khách hàng
(1)
(2)
Trưởng phòng tín
dụng
(3)
(6)
(4)
Giám đốc
(P. GĐ)
P. Kế toán &
Ngân quỹ
(5)
(Nguồn: Tư liệu của ngân hàng)
Hình 3.2 Quy trình xét duyệt cho vay của NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh
huyện Đức Huệ, tỉnh Long An
Giải thích quy trình
(1) Khách hàng có nhu cầu vay vốn đến CBTD để xin tư vấn, hướng
dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.
(2) Cán bộ tín dụng nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, tiến hành
thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định, báo cáo thẩm định đề xuất cho
vay trình trưởng phòng tín dụng.
(3) Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tín dụng có trách nhiệm
kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ cho vay và báo cáo thẩm định do
CBTD lập, tiến thành xem xét tái thẩm định và trình lên giám đốc ra quyết
định.
12
(4) Giám đốc, Phó Giám đốc căn cứ báo cáo thẩm định hoặc tái
thẩm định do trưởng phòng tín dụng trình để ra quyết định cho vay hay không
cho vay. Nếu không cho vay thì thông báo từ chối cho vay cho khách hàng
biết bằng văn bản và ghi rõ lý do không cho vay.
(5) Nếu đồng ý cho vay thì thì ngân hàng và khách hàng lập hợp
đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có đảm bảo
bằng tài sản). Hồ sơ khoản vay sau khi được Giám đốc hoặc Phó giám đốc ký
tên và đóng dấu, chuyển cho phòng Kế toán và Ngân quỹ thực hiện các nghiệp
vụ kế toán, thanh toán, nhập máy và chuyển sang cho thủ quỹ để tiến hành giải
ngân.
(6) Giải ngân tiền vay cho khách hàng.
3.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NHNo & PTNT CHI
NHÁNH HUYỆN ĐỨC HUỆ, TỈNH LONG AN TỪ NĂM 2010 ĐẾN
6/2013
3.2.1 Khái quát tình hình nguồn vốn của NHNo & PTNT chi nhánh
huyện Đức Huệ, tỉnh Long An giai đoạn 2010 đến 2012
Với vai trò làm trung tâm trong việc phân phối trong việc phân phối
nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh
doanh của xã hội. Nhưng như thế nào để cho vay vừa tìm được lợi nhuận cao,
phục vụ tốt cho nhu cầu vay vốn của khách hàng. Để làm tốt điều này thì
ngoài việc vay vốn từ Ngân hàng cấp trên, các Ngân hàng cần phải đẩy mạnh
huy động vốn trên thị trường để đáp ứng đủ nhu cầu vốn vay của khách hàng.
Tuy nhiên trong điều kiện như hiện nay, môi trường cạnh tranh giữa các Ngân
hàng ngày càng trở nên gay gắt, đòi hỏi các Ngân hàng phải xây dựng được
chiến lược lãi suất phù hợp thì mới có thể đáp ứng nhu cầu huy động vốn của
mình. Trong quá trình hình thành và phát triển NHN o &PTNT huyện Đức
Huệ cũng đã gặp không ít khó khăn trong quá trình huy động vốn. Tuy nhiên,
trong những năm gần đây tình hình huy động vốn của Ngân hàng có chiều
hướng tăng lên. Có được như vậy là do sự nổ lực của Ngân hàng không ngừng
nâng cao uy tín của mình nên đã tạo được lòng tin cho khách hàng trong việc
huy động vốn. Các dịch vụ của Ngân hàng như: Nhận tiền gửi có kì hạn và
không kì hạn từ các tổ chức kinh tế và dân cư.
13
Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Đức
Huệ giai đoạn 2010 -2012
Đơn vị tính: triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM
2010
2011
SO SÁNH CHÊNH LỆCH
2012
2011 - 2010
2012 – 2011
Số
tiền
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Tỷ lệ
(%)
I.VỐN HUY
ĐỘNG
163.172 193.885 260.679 30.713
18,82
66.794
34,45
Tiền gửi dân
cư
146.008 170.593 219.048 24.585
16,84
48.455
28,40
-Không
hạn
2.735
18,09
1.942
10,88
130.887 152.737 199.250 21.850
16,69
46.513
30,45
18,42
3.926
21,80
kì
15.121
-Có kì hạn
17.856
19.798
Tiền gửi kho
bạc
15.210
18.011
21.937
2.801
Tiền gửi của
TCTD,TCKT
1.954
5.281
19.694
3.327 170,27
14.413 272,92
II.VỐN
ĐIỀU HÒA
249.674 312.183 353.311 62.509
25,04
41.128
13,17
TỔNG
412.846 506.068 613.990 93.222
22,58 107.922
21,33
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Đức Huệ năm 2010 – 2012
Tổng nguồn vốn: Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn của Ngân
hàng tăng đều qua các năm. Nhìn chung, tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân
hàng tăng với tốc độ khá cao là do vốn điều chuyển của Ngân hàng tăng qua
các năm và nó cũng chiếm một tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn, bên
cạnh đó vốn huy động cũng tăng mạnh qua các năm. Đây là dấu hiệu phát
triển rất khả quan của Ngân hàng.
Vốn huy động
Trong cơ cấu Vốn huy động thì tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất
và cũng tăng cụ thể qua các năm. Nguyên nhân làm cho tiền gửi của khách
hàng luôn tăng qua các năm là do xu hướng đầu tư của người dân hiện nay là
14
muốn nguồn vốn của mình không bị ứ đọng mà phải làm cho nó có thêm lợi
nhuận dù ở trong thời gian ngắn. Trong khoản mục tiền gửi của khách hàng thì
tiền gửi có kì hạn chiếm tỷ trọng lớn, là do người dân gửi tiền vào Ngân hàng
chủ yếu là để tiết kiệm lấy lãi chứ chưa có xu hướng chi tiêu, thanh toán qua
Ngân hàng. Mặc khác, hệ thống thanh toán qua Ngân hàng chưa thực sự phát
huy hết tính tối ưu của nó. Do Đức Huệ là một huyện còn nghèo, các hoạt
động trao đổi mua bán chủ yếu diển ra trong phạm vi hẹp và trao đổi trực tiếp
nên hình thức thanh toán qua Ngân hàng chưa được phổ biến rộng rãi. Đạt
được những thành quả như trên cũng là sự nổ lực rất lớn của toàn thể lãnh đạo
và nhân viên của NHNo & PTNT chi nhánh Đức Huệ, với thái độ niềm nở và
tác phong chuyên nghiệp đó là điểm mạnh cần được phát huy, ngoài ra do
khung lãi suất và kì hạn huy động rất đa dạng cộng với uy tín được tạo dựng
từ trước đến nay của Ngân hàng, đã thu hút và tạo niềm tin cho khách hàng.
Tiền gửi của kho bạc nhà nước: Tăng ổn định qua 3 năm. Nguyên nhân tăng là
do trước đó năm 2008 huyện tiến hành xây dựng các công trình bờ đê chống
lũ, phòng lũ. Nên những năm gần đây huyện đã khắc phục được tình trạng lũ
tràn về gây thiệt hại đến đời sống của người dân. Đồng thời cũng tiết kiệm
được các khoảng chi về sơ tán, di tản, hổ trợ bà con đến vùng tránh lũ.
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng: Khoản này tăng qua
qua năm. Đây là khoảng mục chiếm tỷ trọng thấp nhất trong nguồn vốn huy
động tuy nhiên trong những năm qua lại tăng với tốc độ cao nhất. Đó là một
dấu hiệu chứng tỏ sự đi lên và phát triển của tình hình kinh tế của huyện Đức
Huệ. Rõ ràng những năm gần đây hàng loạt các xí nghiệp các cơ sở đã ra đời
góp phần không nhỏ trong sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế đưa đời sống
người dân thoát dần với cảnh thiếu thốn, khó khăn.
Vốn điều hòa
Để đảm bảo cân đối về vốn và sử dụng vốn, đáp ứng nhu cầu vốn của
nhân dân thì bên cạnh nguồn vốn huy động Ngân hàng còn tiếp nhận vồn điều
hoà từ Trung Ương. Nguồn vốn điều hoà của Ngân hàng tăng liên tục qua các
năm . Nguyên nhân tăng lên không phải vì nguồn vốn huy động tại địa phương
giảm mà do nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng và để đáp ứng nhu cầu đó
thì Ngân hàng phải cần đến nguồn vốn điều hoà từ Ngân hàng Trung Ương
chuyển về. Đặc biệt đóng vai trò chủ lực trong đầu tư cho nông nghiệp, nông
dân, nông thôn, năm 2011. Agribank dẫn đầu các tổ chức tín dụng trong việc
cho vay thí điểm xây dựng nông thôn mới, góp phần vào thành công bước đầu
của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010- 2020 của Chính phủ. Do áp dụng theo nghị định 41 nên trong năm 2011
15
lượng vốn điều chuyển tăng đáng kể hơn 25% đây là một bước ngoặc đánh
đánh dấu sự chuyển biến tích cực trong việc cho vay nông nghiệp, phát triển
nông thôn. Ngân hàng đã thổi một làn gió mới vào đời sống và sản xuất của
nông dân. Với những chính sách ưu đãi về khung lãi suất cũng như hạn mức
cho vay, tài sản thế chấp,…. Giúp nông dân tiếp cận với nguồn vốn một cách
nhanh chóng, kịp thời làm cuộc sống người dân có nhiều chuyển biến tích
cực.Tuy nhiên nguồn vốn điều hoà ở Ngân hàng luôn chiếm tỉ trọng cao hơn
vốn huy động, điều đó gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động cho vay của
Ngân hàng. Bởi vì lãi suất từ nguồn vốn điều hoà bao giờ cũng cao hơn lãi
suất huy động tại địa phương. Vì thế Ngân hàng cần có những giải pháp nhằm
giảm bớt nguồn vốn điều hoà từ Trung Ương và tăng dần nguồn vốn huy động
trong dân với nhiều hình thức và biện pháp phù hợp.
3.2.2 Khái quát tình hình nguồn vốn của NHNo & PTNT chi nhánh
huyện Đức Huệ, tỉnh Long An giai đoạn 6/2012 – 6/2013
Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Đức
Huệ giai đoạn 6 tháng 2013
Đvt: triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM
6/2012
6/2013
SO SÁNH CHÊNH LỆCH
6/2013 – 6/2012
Số tiền
Tỷ lệ (%)
I.VỐN HUY ĐỘNG
127.542
200.878
73.336
57,50
Tiền gửi dân cư
108.116
170.026
61.910
57,26
8.921
10.812
1.891
21,20
- Có kì hạn
99.195
159.214
60.019
60,51
Tiền gửi kho bạc
9.214
18.231
9.017
97,86
10.212
12.621
2.409
23,59
II.VỐN ĐIỀU HÒA
195.342
275.215
79.873
40,89
TỔNG
322.884
476.093
153.209
47,45
-Không kì hạn
Tiền gửi của TCTD,TCKT
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Đức Huệ 2010 – 2012
Nhìn chung tình hình huy động vốn của 6 tháng đầu năm 2013 có sự
tăng trưởng mạnh mẽ, đây là dấu hiệu đáng mừng khi trong thời kì kinh tế
cạnh tranh khó khăn như hiện chứng tỏ được tín và chất lượng hoạt động của
NHNo & PTNT huyện Đức Huệ hơn hẳn so với các Ngân hàng thương mại
16
khác trên địa bàng. Tuy nhiên Nguồn vốn điều hòa qua các năm vẫn chiếm tỷ
trọng lớn hơn so với nguồn vốn huy động, để tăng cường đầu tư tín dụng cho
“tam nông” Ngân hàng tiếp tục tăng lượng vốn điều chuyển để đáp ứng nhu
cầu vay vốn của bà con nông dân. Do đó ngân hàng phải tăng cường đề ra
chính sách khuyến mãi hấp dẫn, đồng thời nâng cao các hình thức dịch vụ
phục vụ để thu hút khách hàng gửi tiền.
3.3. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGUỒN VỐN CỦA NHNo &
PTNT CHI NHÁNH HUYỆN ĐỨC HUỆ, TỈNH LONG AN TỪ NĂM
2010 ĐẾN 6/2013
3.3.1. Khái quát tình hình sử dụng nguồn của NHN o & PTNT chi
nhánh Đức Huệ, Long An giai đoạn 2010 - 2012
Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Đức Huệ là chổ dựa vững chắc cho
các hộ nông dân và các khách hàng có nhu cầu vốn để kinh doanh. Từ khi
thành lập đến nay ngân hàng đã cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của
mình, tuy có nhiều khó khăn trong hoạt động như sự biến động của thời tiết,
dịch bệnh, lạm phát… nhưng các cán bộ ngân hàng đã cố gắng hết mình để
hoàn thành nhiệm vụ mà ngân hàng Tỉnh giao và góp phần tạo sự phát triển ổn
định nền kinh tế Huyện nhà. Để thấy rõ điều đó ta đi sơ lược phân tích tình
hình hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012 thông qua
bảng 3.3 dưới đây.
Bảng 3.3: Tình hình sử dụng vốn tại NHNo & PTNT chi nhánh Đức Huệ Long An giai đoạn 2010 – 2012
Đvt: triệu đồng
Năm
Chỉ
tiêu
So sánh chênh lệch
2010
2011
2012
2011 - 2010
Số tiền
Số tiền
Số tiền
2012 - 2011
Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
DSCV
536.462 589.748 653.013
53.286
9,93
63.265
10,73
DSTN
438.674 501.663 561.117
62.989
14,36
59.454
11,85
DN
389.341 477.426 569.322
88.085
22,62
91.896
19,25
-178
-4,62
-89
-2,42
NQH
3.854
3.676
3.587
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Đức Huệ năm 2010 – 6/2013
Doanh số cho vay
17
DSCV là chỉ tiêu đánh giá qui mô hoạt động của Ngân hàng, chỉ tiêu này
càng cao chứng tỏ Ngân hàng có thị phần hoạt động rộng lớn. Đồng thời
DSCV cũng phần nào thể hiện thực trạng của nền kinh tế. DSCV cao chứng tỏ
nền kinh tế có xu hướng phát triển người dân gia tăng đầu tư mở rộng hoạt
động kinh doanh nên nhu cầu về vay vốn cũng tăng lên. Do xuất thân từ một
Ngân hàng nông nghiệp nên mục tiêu chủ yếu của Ngân hàng là phục vụ cho
người nông dân. Đối tượng cho vay chủ yếu của Ngân hàng là hoạt động sản
xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây do hoạt động sản xuất kinh
doanh lúa gạo trên địa bàn được mở rộng, nhu cầu vay vồn của người dân
càng tăng cao nên đã làm cho DSCV của Ngân hàng cũng gia tăng liên tục.
Ngân hàng đã gia tăng DSCV để giữ vững thị phần cạnh tranh của mình với
nhiều Ngân hàng thương mại cổ phần khác trên địa bàn cũng như đáp ứng đầy
đủ nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh ở địa phương.
Doanh số thu nợ
Thu nợ là công việc quan trọng trong nghiệp vụ tín dụng, nguồn tái đầu
tư tín dụng nhằm bảo tồn nguồn vốn có hiện có và đẩy nhanh tốc độ luân
chuyển vốn trong lưu thông. Số thu nợ tuỳ thuộc vào kỳ hạn thoả thuận giữa
người đi vay và ngân hàng.
Chỉ tiêu DSTN phản ánh hiệu quả hoạt động của đơn vị vay vốn cũng
như uy tín của khách hàng về khoản vay đối với ngân hàng. Hệ số thu nợ càng
cao so với DSCV cho thấy khả năng thu nợ của ngân hàng càng tốt và việc sử
dụng vốn của ngân hàng có hiệu quả.
DSTN của Ngân hàng tăng liên tục trong giai đoạn năm 2010 – 2012.
Đây là một bước chuyển biến tốt. Tuy nhiên ở năm 2012 tuy có tăng nhưng
không đáng kể do tình hình khách quan, năm 2012 là một năm người dân Đức
Huệ gặp nhiều khó khăn do thiên tai, lũ kéo về sớm khiến bà con trở tay
không kịp hầu hết các ruộng hoa màu, lúa đều ngập úng, đến cuối vụ đông
xuân dịch bệnh một lần nữa hoành hành khiến cho tình kinh tế và đời sống của
bà con gặp nhiều khó khăn. Vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thu
nợ của Ngân hàng. Có được kết quả này là do ngân hàng đã có những chủ
trương, chính sách đúng đắn đối với hoạt động thu hồi nợ, đưa ra nhiều hình
thức phương án giúp đỡ khách hàng đang gặp khó khăn tìm ra cách giải quyết
để thu hồi nợ đạt hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, còn cho thấy đội ngủ cán bộ
tín dụng rất tích cực từ khâu thẩm định phát tiền vay đến thu hồi nợ. Cũng
phải kể đến tình hình kinh tế trên địa bàn có sự tiến bộ tích cực nên việc sản
xuất kinh doanh của khách hàng có hiệu quả và tất nhiên khả năng trả nợ của
họ cũng cao hơn.
18
Dư nợ
Dư nợ là chỉ tiêu thể hiện số vốn mà Ngân hàng đã cho vay nhưng chưa
thu hồi lại tại thời điểm báo cáo. Nếu như danh số cho vay của Ngân hàng
phản ánh qui mô hoạt động tín dụng thì dư nợ tín dụng là một yếu tố phản ánh
thực tế hiệu quả cùng qui mô hoạt động của Ngân hàng.
Nhìn chung tổng dư nợ của Ngân hàng đều tăng liên tục qua các năm. Sự
tăng dư nợ qua các năm là do chi nhánh mở rộng qui mô kinh doanh đa dạng
hoá sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu về vốn cho mọi ngành nghề, mọi
thành phần kinh tế. Tuy nhiên vốn huy động tăng trong năm chưa phù hợp với
mức tăng dư nợ, chủ yếu là tăng dư nợ vay ngắn hạn phục vụ sản xuất nông
nghiệp. Dư nợ trung hạn phát triển chủ yếu phục vụ doanh nghiệp tư nhân, hộ
kinh doanh , nhu cầu xây dựng và sửa chửa nhà ở trong dân cư và cán bộ công
nhân viên. Đặc biệt do áp dụng theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP “Về Chính
sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” , Ngân hàng tiếp tục
mở rộng cho vay vào sản xuất nông nghiệp, người dân tiếp tục đẩy mạnh hoạt
động sản xuất của mình nên DSCV nông nghiệp của Ngân hàng tiếp tục tăng
cao. Kéo theo dư nợ của khu vực này cũng không ngừng tăng lên.
Dư nợ của Ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm 2010 – 2012 nhưng nếu
đem so sánh với tốc độ gia tăng của doanh số cho vay thì tỉ lệ tăng của dư nợ
nhanh hơn doanh số cho vay là công tác thu nợ còn nhiều khó khăn bất cặp, do
2012 bởi tác động của thời tiết, thiên tai mà công tác thu nợ đã bị trở ngại
khiến dư nợ năm 2012 tăng cao.
Nợ quá hạn
Trong quan hệ tín dụng của Ngân hàng nợ quá hạn hầu như luôn luôn
tồn tại nhưng nhiều hay ít còn phụ thuộc vào những yếu tố. Có thể do nguyên
nhân chủ quan hay khách quan nhưng dù bất cứ nguyên nhân nào đi nữa thì nó
cũng không tốt. Đây là mối quan tâm thường xuyên của các Ngân hàng. Nợ
quá hạn là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, có tác dộng xấu đến chất lượng
tín dụng của Ngân hàng và hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng. Nợ quá
hạn phát sinh vượt quá chỉ tiêu cho phép sẽ làm tăng rủi ro, dẫn đến tình trạng
mất khả năng thanh toán của Ngân hàng. Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp
đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng mà còn ảnh hưởng xấu đến nền kinh
tế.
Nợ quá hạn của Ngân hàng có sự tăng giảm xen kẻ qua 3 năm, nhưng
vẫn còn ở mức thấp và dưới mức cho phép của Ngân hàng nhà nước (5%). So
với chỉ tiêu của tỉnh giao thì nợ quá hạn của Ngân hàng thấp hơn. Điều này
cho thấy mặc dù kinh tế nông nghiệp trên địa bàn có nhiều khó khăn, sản xuất
19
nông nghiêp rất bấp bên, lúa thường xuyên bị dịch bệnh và giá cả nông sản khi
trồi khi sụt không có lợi cho người dân nhưng Ngân hàng đã quan tâm chỉ đạo
và thực hiện nhiều biện pháp trong thu hồi nợ quá hạn. Tuy nhiên với xu
hướng nợ quá hạn tăng lên, Ngân hàng nên đặt ra việc quan tâm chỉ đạo tập
trung thu hồi nợ quá hạn, có biện pháp phối hợp cùng với chính quyền địa
phương trong khâu quản lý thu hồi nợ.
3.3.2. Khái quát tình hình sử dụng nguồn của NHNo & PTNT chi
nhánh Đức Huệ, Long An giai đoạn 6/2012 – 6/2013
Bảng 3.4: Tình hình sử dụng vốn tại NHNo & PTNT chi nhánh Đức Huệ Long An giai đoạn 6/2012 – 6/2013
Đvt: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
So sánh chênh lệch
6/2012
6/2013
Số tiền
Số tiền
6/2013 – 6/2012
Số tiền
Tỷ lệ %
DSCV
354.113
452.975
98.862
27,92
DSTN
312.245
382.076
69.831
22,36
DN
519.294
640.221
120.927
23,29
2.515
2.406
-109
-4,33
NQH
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Đức Huệ 2010 – 2012
Doanh số cho vay
6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay tăng cao việc đầu tư nguồn vốn
vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn góp phần phát triển kinh tế xã hội nâng
cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân được chính quyền, các ban
ngành đoàn thể và Agribank Chi nhánh huyện Đức Huệ Long An quan tâm,
đây cũng là mục tiêu định hướng phát triển của Ngân hàng trong năm 2013
này.
Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ cũng tăng trưởng nhanh đây chính là sự nổ lưc của toàn
bộ cán bộ và ban lãnh đao Ngân hàng, qua đó cũng thấy được kinh tế huyện
nhà đang có sự chuyển biến tích cực, và công cuộc đẩy mạnh tín dụng cho lĩnh
vực “tam nông” tại huyện Đức Huệ đã đã những đi đúng đắn và đạt hiệu quả
cao.
20
Dư nợ
Do Ngân hàng đẩy mạnh cho vay đối với nông hộ, nên cũng làm cho dư
nợ tăng đến 23,29% điều này cho thấy mi mô hoạt động của Ngân hàng ngày
càng được mở rộng, vì uy tín và chất lượng không ngừng được nâng cao, đặc
biệ là lãi suất cho vay đối với nông dân luôn có ưu đãi và thấp hơn các Ngân
hàng thương mại khác trên cùng địa bàng.
Nợ quá hạn
6/2013 nợ quá hạn chỉ gần bằng 0,6% dư nợ nợ quá hạn trên dư nợ luôn
nhỏ hơn 2% luôn đạt mục tiêu mà ngân hàng Agribank tỉnh Long An đề ra, đó
là một tín hiệu rất tốt, thấy rằng công tác quản lý nợ quá hạn đã được Ngân
hàng rất quan tâm, và có những biện pháp thích hợp để hạn chế nợ quá hạn
trong năm 2013 cũng như rong định hướng phát triển sắp tới.
3.4. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN ĐỨC HUỆ, TỈNH LONG AN TỪ
NĂM 2010 ĐẾN 6/2013
3.4.1. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNN
chi nhánh Đức Huệ - Long An giai đoạn 2010 -2012
Bảng 3.5: Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT chi nhánh Đức
Huệ - Long An giai đoạn 2010 – 2012
Đvt: triệu đồng
Năm
So sánh chênh lệch
2010
2011
2012
2011 - 2010
Chỉ tiêu
Số
tiền
Số tiền
Số tiền
Tổng thu nhập
52.194
57.391
62.125
5.197
9,96
4.734
8,25
Tổng chi phí
28.287
30.892
32.894
2.605
9,21
2.002
6,48
Lợi nhuận
23.907
26.499
29.231
2.592
10,84
2.732
10,31
Số tiền
2012 - 2011
Tỷ lệ %
Số tiền
Tỷ lệ %
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Đức Huệ 2010 – 2012
Nhận xét
Dựa vào bảng trên ta thấy lợi nhuận của Ngân hàng tăng giảm không liên
tục trong ba năm. Cụ thể là giảm nhẹ vào năm 2012, lợi nhuận giảm là do tốc
độ tăng của doanh thu chậm hơn so với tốc độ tăng của chi phí
21
Doanh thu
Dựa vào hình trên ta thấy doanh thu của Ngân hàng tăng liên tục qua ba
năm. Đạt được kết quả này là do Ngân hàng có chính sách phù hợp trong công
tác huy động vốn và chính sách cho vay như chính sách về lãi suất, chính sách
ưu đãi khi cho vay, các chương trình khuyến mãi....Bên cạnh đó Ngân hàng
còn nâng cao các hoạt động dịch vụ cho khách hàng và thu hút ngày càng
nhiều khách hàng lớn có uy tín làm cho hoạt động tín dụng thu từ cho vay của
Ngân hàng ngày càng tăng làm cho tổng thu nhập của Ngân hàng cũng tăng
lên, vì khoản thu từ lãi cho vay là khoản thu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng thu nhập của Ngân hàng. Ngoài ra còn có các hoạt động dịch vụ như:
Chuyển đổi ngoại tệ, dịch vụ thẻ (ATM, Visa Card,...), chuyển tiền, bảo
lãnh,...tuy có tăng qua các năm nhưng chưa đủ bù đắp lại những chi phí mà
Ngân hàng đã bỏ ra cho các hoạt động này như: Lắp đặt thêm máy ATM. Năm
2011 Sở dĩ tốc độ tăng trưởng thu nhập khá cao như vậy là do Ngân hàng đã
kết hợp thành công giữa công tác mở rộng tăng cường cho vay và công tác
kiểm tra, đôn đốc thu lãi các khoản vay đúng hạn. Nhưng đến năm 2012 vẫn
tăng nhưng tốc độ tăng lại nhỏ hơn so với năm 2011 là năm 2012 là một năm
đầy khó khăn đối với bà con nông dân huyện Đức Huệ, khi mùa lũ tràn về
sớm khiến bà con trở tay không kịp làm tổn thất rất lớn đến hoạt động chăn
nuôi, sản xuất, kéo theo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng bị phần
nào ảnh hưởng xấu.
Chi phí
Cùng với sự biến động của các khoản doanh thu thì các khoản chi phí
của ngân hàng cũng tăng lên tương ứng. Tổng chi phí của Ngân hàng bao gồm
nhiều khoản như chi trả lãi, chi dịch vụ, chi lương, chi tài sản , chi dự phòng
rủi ro và các khoản chi khác. Có rất nhiều nguyên nhân làm cho tổng chi phí
tăng lên như: chênh lệch lãi suất đầu ra và đầu vào tăng, chi mua sắm và khấu
hao tài sản cố định, chi dự phòng rủi ro tăng. Bên cạnh đó năm 2012 Ngân
hàng đã đầu tư để trang bị máy móc, sửa chửa cơ sở hạ tầng cho phòng giao
dịch ở xã Mỹ Thạnh Đông nên đã làm cho tổng chi phí của Ngân hàng tăng
cao.
Lợi nhuận
Lợi nhuận là một trong số nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
của Ngân hàng nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị
trường nói chung. Các Ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề là thực hiện tốt
mục tiêu kế hoạch đề ra, mục tiêu kế hoạch chung của ngành và mục đích cuối
22
cùng là đạt được lợi nhuận tối ưu với rủi ro thấp nhất. Dựa vào bảng trên ta
thấy lợi nhuận của Ngân hàng tăng liên tục trong ba năm.
3.4.2. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNN
chi nhánh Đức Huệ - Long An giai đoạn 6/2012 – 6/2013
Bảng 3.6: Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT chi nhánh Đức
Huệ - Long An giai đoạn 6/2012 – 6/2013
Đvt: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
So sánh chênh lệch
6/ 2012
6/2013
Số tiền
Số tiền
6/2012 – 6/2013
Số tiền
Tỷ lệ %
Tổng thu nhập
30.321
35.916
5.595
18,45
Tổng chi phí
18.929
23.103
4.174
22,05
Lợi nhuận
11.392
12.813
1.421
12,47
Nguồn: Phòng kế toán NHNo & PTNT Đức Huệ năm 6/2012 – 6/2013
Đến tháng 6/2013 lợi nhuận của ngân hàng đạt 12.813 triệu đồng, tăng
chiếm khoảng 12,47% so với năm 2012, tình hình hoạt động kinh doanh đã có
nhiều chuyển biến tích cực cụ thể là lợi nhuận đã tăng vọt so với năm 2012 .
Nhưng chi phí đến 6/2013 lại tăng mộ cách đáng kể là do Ngân hàng xây dựng
nới rộng phòng giao dịch Mỹ Qúy Tây, đồng thời cũng trang bị thêm một số
may móc trang thiết bị Do Ngân hàng mở rộng cho vay tăng thu dịch vụ, một
phần là do đời sống người dân đã được cải thiện do thực hiện chuyển đổi cơ
cấu cây trồng vật nuôi, phù hợp đúng hướng mang lại lợi nhuận cao, góp
phâng thúc đẩy kinh tế địa phương ngày một đi lên, trong đó NHNo & PTNT
chính là bộ mặt phản ánh rõ quá trình phát triển kinh tế của huyện nhà.
Kết quả này khá tốt với chỉ nửa năm đầu, với tình hình gần đến cuối
năm bà con nông dân đang vào mùa thu hoạch các loại nông sản như chanh,
hoa hiên lý, đậu phọng, mía, nấm rơm,…Năm nay nhờ sự phối hợp hổ trợ
của hộ khuyến nông, bà con canh tác rất được mùa, năng suất cao hơn mọi
năm, năm nay bà con sẽ đạt lợi nhuận cao hơn mọi năm . Chính vì thế, nhiều
khả năng cuối năm 2013 lợi nhuận ngân hàng có thể sẽ tăng trưởng cao hơn
nữa.
23
3.5. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT
ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG.
3.5.1. Thuận lợi
- Ngân hàng chỉ phục vụ hầu hết là nông dân, các món vay nhỏ lẽ nên khi
có xảy ra nợ quá hạn thì chỉ nhỏ lẻ không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của
Ngân hàng
- Trụ sở NHNo & PTNT chi nhánh huyện Đức Huệ - Long An đặt tại thị
trấn, đường giao thông tiện cho khách hàng đến giao dịch và thuận lợi
- Ngân hàng có hệ thống cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ, hiện đại có
thể đáp ứng tốt nhu cầu giao dịch của khách hàng, trụ sở khang trang tạo niềm
tin cho khách hàng trong việc gửi tiền, mở tài khoản,… Cùng với sự phát triển
của công nghệ thông tin đã hổ trợ đắc lực cho sự phát triển của ngân hàng.
- Thủ tục cho vay đơn giản, dể hiểu, nhanh chóng, vẫn đảm bảo các quy
định.
- Hệ thống kế toán được lập trình thành phần mềm máy vi tính hiện đại
nên việc tính toán chính xác rất cao, lưu trữ dữ liệu thông tin được bảo mật.
- Ban lãnh đạo với bề dầy kinh nghiệm, có tầm nhìn xa, quản lý sâu sắc,
tập thể cán bộ rất nhiệt tình, đoàn kết với không khí làm việc thân thiện.
- Dịch vụ ngân hàng càng được mở rộng, đa dạng hóa dưới nhiều hình
thức.
- Ngân hàng đã đầu tư cho vay đến tận thôn ấp, từng nhà của nông dân,
góp phần giải quyết việc làm cho số đông lao động ở nông thôn, giúp nâng cao
đời sống của người dân, đồng thời đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi trong
nông thôn.
3.5.2. Khó khăn
- Huy đông vốn của ngân hàng chưa cao, chỉ tập trung chủ yếu ở thị trấn
Đông Thành, còn các nơi đóng trên địa bàn ấp, xã thì khả năng huy động vốn
chưa nhiều, nên ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn điều hòa đầu tư cho vay
điều này làm giảm lợi nhuận của ngân hàng vì lãi suất vốn điều hòa cao hơn
lãi huy động tại chỗ.
- Điều kiện giao thông nông thôn của huyện chưa được các cấp chính
quyền quan tâm mở rộng, thế nên các hộ vay vốn phân tán khắp nơi đã gây
không ít khó khăn cho cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định và thu nợ,…
24
- Sự tấn công của sâu bệnh, lũ lụt hàng năm cũng ảnh hưởng đến năng
suất cây trồng. Giá cả nông sản không ổn định, dịch cúm gia cầm gần như đã
bị dập tắt nhưng hậu quả ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ chăn nuôi.
- Khách hàng phục vụ chủ yếu là nông dân nên ý thức về nợ vay chưa
cao.
- Khách hàng cung cấp thông tin không chính xác gây khó khăn cho việc
kiểm tra thu hồi vốn.
25
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG HỘ TẠI
NHNo & PTNT HUYỆN ĐỨC HUỆ , TỈNH LONG AN
4.1. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG HỘ TẠI NHNo &
PTNT CHI NHÁNH HUYỆN ĐỨC HUỆ - LONG AN GIAI ĐOẠN 2010
– 2012
4.1.1. Phân tích doanh số cho vay tại NHNo & PTNT chi nhánh
huyện Đức Huệ, tỉnh Long An giai đoạn 2010 -2012
Doanh số cho vay là tổng số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân dưới hình
thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một khoảng thời gian nhất định. Sự
tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện qui mô tăng trưởng của công tác tín
dụng. Nếu Ngân hàng có nguồn vốn mạnh thì doanh số cho vay có thể cao hơn
nhiều lần so với các Ngân hàng có nguồn vốn nhỏ. Do bản chất của hoạt động
tín dụng là “đi vay để cho vay”, vì thế với nguồn vốn huy động được trong
mỗi năm Ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn vốn
đó thật hiệu quả nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn
4.1.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng
Bảng 4.1: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng giai đoạn 2010 - 2012
Đvt: triệu đồng
Năm
Chỉ
tiêu
2010
Số tiền
So sánh chênh lệch
2011
Tỷ
trọng
%
Số tiền
2012
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
2011 - 2010
2012 - 2011
Số
tiền
Số
tiền
Ngắn
354.048
hạn
82,10 377.099
83,21 400.395
80,12 23.051
Trung
hạn
17,90
16,79
16,88
Tổng
cộng
77.192
86.090
51.350
Tỷ lệ
%
6,51 23.296
9.717 12,59
431.240 100,00 463.189 100,00 499.745 100,00 31.949
26
6,18
13.260 15,40
7,41 36.556
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Đức Huệ năm 2010 - 2012
Tỷ lệ
%
7,89
Doanh số cho vay ngắn hạn.
Khoản mục này tăng qua các năm, Doanh số cho vay ngắn hạn luôn
chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay (trên 75%) là do khách hàng
chính của Ngân hàng là hộ nông dân với mục đích sử dụng như: Trồng trọt,
kinh tế tổng hợp, chăn nuôi,... Đây là những đối tượng vay vốn ngắn hạn để
phục vụ nhu cầu sản xuất của mình. Ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn là
bởi vì ít rủi ro, thời gian quay vòng vốn nhanh, đảm bảo tính thanh khoản cao
cho Ngân hàng, khả năng thu nợ là rất lớn.
Doanh số cho vay trung hạn
Xét về cơ cấu thì tỷ trọng của doanh số cho vay trung hạn tăng giảm
không liên tục qua các năm, vì cho vay trung hạn chủ yếu là cho vay mua máy
nông nghiệp, sửa chửa nhà, xuất khẩu lao động nước ngoài,... các khoản này
vay nhiều vào những năm trước nhưng khi đã trang bị đầy đủ các thiết bị công
cụ về sau những đối tượng này vay ít lại. Bên cạnh đó giá cả biến động liên
tục nên nhu cầu sửa chửa nhà, xây dựng bị thay đổi. Ngoài ra những năm gần
đây tình hình xuất khẩu lao động cũng suy giảm vì hiện tại đã có nhiều khu
công nghiệp được xây dựng tại các khu vực lân cận như Đức Hòa, Củ Chi đã
giúp người dân có công ăn việc làm ổn định. Nên tỷ trọng của DSCV trung
hạn tăng giảm không ổn định qua các năm.
Nhìn chung: Xét về cơ cấu doanh số cho vay, Doanh số cho vay ngắn
hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay (trên 75%) là do
khách hàng chính củaNgân hàng là hộ nông dân với mục đích sử dụng như:
Trồng trọt, kinh tế tổng hợp, chăn nuôi,... Đây là những đối tượng vay vốn
ngắn hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất của mình. Ngân hàng tập trung cho vay
ngắn hạn là bởi vì ít rủi ro, thời gian quay vòng vốn nhanh, đảm bảo tính
thanh khoản cao cho Ngân hàng, khả năng thu nợ là rất lớn.
4.1.1.2. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế
Phân tích doanh số cho vay theo ngành nghề kinh doanh ta sẽ phân
tích xem việc Ngân hàng đầu tư cho vay với qui mô cụ thể của từng ngành nào
nổi trội nhất và hiệu quả hoạt động của mỗi ngành ra sao cũng như hiệu quả
tín dụng mà Ngân hàng đạt được.
27
Bảng 4.2: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế giai đoạn 2010 - 2012
Đvt: triệu đồng
Năm
2010
Chỉ tiêu
Số tiền
So sánh chênh lệch
2011
Tỷ trọng
%
Số tiền
2012
Tỷ trọng
%
Số tiền
2011 - 2010
Tỷ trọng
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
2012 - 2011
Số tiền
Tỷ lệ
%
Nông nghiệp
321.575
74,57
340.027
73,41
365.913
73,22
18.452
5,74
25.886
7,61
1.Trồng trọt
273.621
63,45
270.317
58,36
285.904
57,21
-3.304
-1,21
15.587
5,77
2.Chăn nuôi
47.954
11,12
69.710
15,05
80.009
16,01
21.756
45,37
10.299
14,77
Thương nghiệp, dịch
vụ
38.208
8,86
51.043
11,02
67.566
13,52
12.835
33,59
16.523
32,37
Ngành khác
71.111
16,49
72.119
15,57
66.266
13,26
1.008
1,41
-5.853
-8,16
431.240
100,00
463.189
100,00
499.745
100,00
31.949
7,41
36.556
7,89
(1+2)
Tổng
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Đức Huệ năm 2010 - 2012
28
Nông nghiệp
Hoạt động chính của Ngân hàng là tập trung đầu tư vào ngành nông
nghiệp cho nên DSCV của ngành này chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng
DSCV luôn đạt trên 70%, do áp dụng theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP “Về
Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” , Ngân hàng
tiếp tục mở rộng cho vay vào sản xuất nông nghiệp, người dân tiếp tục đẩy
mạnh hoạt động sản xuất của mình nên DSCV nông nghiệp của Ngân hàng
tiếp tục tăng cao. Điều này đã tạo một hiêu ứng rất tốt vì mang lại hiệu quả
cao, có tác động tích cực đến đời sống người dân, bên cạnh việc tăng doanh
thu và lợi nhuận cho Ngân hàng, và cũng là một trong những sự kiện nổi bật
của NHNo & PTNT chi nhánh Đức Huệ, Long An. Dưới sự lãnh chỉ đạo của
Ban Giám Đốc tiếp tục đầu tư cho nông dân để có nguồn vốn chuyển đổi cây
trồng, vật nuôi phù hợp với vùng đất nhiễm phèn nặng này. Đi đầu trong việc
chuyển đổi giống cây trồng là ở xã Bình Hòa Nam đã chuyển từ cây lúa sang
trồng chanh đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với vùng đất phèn nặng đời
sống của người dân được cải thiện, từ những hộ luôn quá hạn, nay trở thành
những khách hàng có khả năng trả nợ tốt, và có những hộ từ chỉ vay vốn đến
nay đã trở thành khách hàng tiền gửi. Bên cạnh trồng chanh thì nhiều hộ đã
mạnh dạn vay vốn để đầu tư mua bình hạ thế, máy phát điện, máy bơm nước,
cùng vật tư nông nghiệp khác để phục vụ cho việc chuyển đổi cây trồng như
đu đủ, dưa hấu, thiên lý, ớt bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tình
hình làm ăn có hiệu quả nên nông dân trả được nợ vòng quay vốn tốt không
còn nợ quá hạn nữa.
Có được kết quả khả quan như trên là do Ngân hàng đã mở rộng việc cho
vay xuống từng ấp xã thu hút lượng khách hàng ngày càng đông. Mặt khác,
Đức Huệ là huyện nghèo và nghề nông là nghề truyền thống chủ yếu là trồng
lúa và các loại rau màu.Tuy nhiên những năm gần đây với sự quan tâm kịp
thời của các cấp lãnh đạo và hội khuyến nông huyện đã tạo điều kiện cho bà
con tiếp cận với khoa học kĩ thuật, thông qua các lớp tập huấn về kỉ thuật
trồng chanh, trồng ớt, trồng hoa thiên lý, làm nấm rơm,… Bên cạnh đó là
ngành chăn nuôi cũng rất phát triển DSCV của ngành này tăng liên tục qua các
năm là do bà con nông dân đã biết kết hợp việc trồng trọt với chăn nuôi để tận
dụng triệt để nguồn tài nguyên, chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi bò, trâu, dê.
Nên nhu cầu vay vốn cũng ngày một tăng.
29
Thương nghiệp, dịch vụ
Nền kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất cũng
ngày càng tăng đặc biệt là ngành công nghiệp, thương nghiệp dịch vụ. Nắm
bắt kịp thời nhu cầu đó Ngân hàng đẩy mạnh cho vay đối với các ngành này
nên doanh số cho vay tăng liên tục trong 3 năm. Qua bảng 2 ta thấy doanh số
cho vay đối với ngành Thương nghiệp, dịch vụ qua 3 năm như sau:
Năm 2010 đạt 38.208 triệu đồng sang năm 2011 đạt 51.043 triệu đồng,
năm 2012 đạt 67.566 triệu đồng, tăng 16.523 triệu đồng. Nguyên nhân DSCV
ngành thương mại dịch vụ tăng nhanh qua các năm là do từ khi hệ thống giao
thông được xây dựng hoàn chỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự lưu thông,
từ đó các các xí nghiệp, các cơ sở gia công, các cửa hàng, các quán ăn, các
dịch vụ phục nhu nhu cầu đời sống của người dân nhanh chống xuất hiện. Với
sự tham gia của các thành phần kinh tế đã làm cho ngành thương nghiệp, dịch
vụ mang tính đa dạng cả về quy mô sản xuất chủng loại và chất lượng sản
phẩm, đây là ngành nghề mang lại lợi nhuận tương đối cao đang thu hút nhiều
đối tượng tham gia, đặc biệt là ngành kinh doanh thương nghiệp và buôn bán.
Cụ thể là việc kinh doanh các loại máy móc trang bị cho ngành nông nghiệp,
các cơ sở chế biến nông sản, đã hổ trợ cho ngành nông nghiệp phát triển hoàn
thiện hơn.
Ngành khác
Ngoài những ngành nghề chủ yếu trên thì NHNo & PTNT huyện Đức
Huệ còn cho vay phục vụ nhu cầu đời sống cá nhân, cán bộ công nhân viên
chức cải thiện đời sống như cho vay mua sắm thiết bị, đồ dùng trong gia đình,
sửa chửa nhà,cho vay xuất khẩu lao động nước ngoài, mua sắm thêm máy móc
thiết bị phục vụ sản xuất (máy cày, máy gặt đập liên hợp). Tóm lại khoản mục
này tăng giảm không ổn định qua các năm.
Nhìn chung, tổng doanh số cho vay của Ngân hàng đều tăng qua các năm
cho thấy sự cố gắng rất lớn của cán bộ tín dụng Ngân hàng trong việc đẩy
mạnh công tác cho vay, với mức lãi suất thấp hơn so với các Ngân hàng
thương mại khác tại khu vực. Đồng thời NHNo & PTNT Chi nhánh Đức Huệ
là Ngân hàng đầu tiên xuất hiện tại đây, có bề dày lịch sử và uy tín. Trong quá
trình cho vay Ngân hàng có nhiều thuận lợi như: Nằm ngay trung tâm huyện,
có các phòng giao dịch ở tuyến xã thuận tiện đường đi cho khách hàng đến
giao dịch,....Vì thế mà doanh số cho vay của Ngân hàng tăng liên tục qua các
năm.
30
4.1.2. Phân tích doanh số thu nợ tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện
Đức Huệ tỉnh Long An giai đoạn 2010 – 2012
Cùng với vấn đề doanh số cho vay thì công tác thu nợ là một vấn đề rất
quan trọng đòi hỏi chi nhánh phải quan tâm. Nó thể hiện rõ hơn khả năng thẩm
định, đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, nó phản ánh mức độ rủi ro
trong hoạt động của Ngân hàng thể hiện qua sự biến động của doanh số thu
nợ, khoản mục này nói lên hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Trong những
năm qua cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay ngắn hạn thì doanh số thu
nợ cũng tăng lên. Điều này sẽ được thể hiện rõ qua sự phân tích về doanh số
thu nợ theo thời hạn và theo ngành.
4.1.2.1 Phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng
Bảng 4.3: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng giai đoạn 2010 - 2012
ĐVT: Triệu đồng.
Năm
2010
So sánh chênh lệch
2011
2012
2011 - 2010
2012 - 2011
Số
tiền
Số
tiền
Tỷ lệ
%
-3.926
-1,11
Chỉ
tiêu
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Ngắn
hạn
309.982
80,77 353.987 82,00 350.061
82,05 44.005 14,20
Trung
hạn
73.824
19,23
17,95
Tổng
cộng
Số tiền
Tỷ
trọng
%
77.705 18,00
Số tiền
89.714
Tỷ
trọng
%
3.881
Tỷ lệ
%
5,26 12.009 15,45
383.806 100,00 431.692 100,00 439.775 100,00 47.886 12,48
8.083
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Đức Huệ năm 2010 – 2012
Doanh số thu nợ ngắn hạn
Nhìn vào cơ cấu doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng cao
và liên tục tăng qua các năm. Cụ thể năm 2010 DSTN ngắn hạn chiểm
80,77% tổng DSTN, đến năm 2011 tăng lên 82,00% ,năm 2012 đã tăng lên
82,05%. Thực tế cho thấy tín dụng ngắn hạn là rất quan trọng vì thời gian thu
hồi vốn nhanh, đảm bảo cho Ngân hàng có đủ vốn để tái đầu tư. Thời gian cho
vay ngắn có tác dụng giảm rủi ro cho các món vay rất nhiều, tạo sự an toàn
cho vốn đầu tư của Ngân hàng. Do đó chủ trương của Ngân hàng trong những
31
1,87
năm kế tiếp là sẽ tăng doanh số cho vay ngắn hạn nhằm đảm bảo vòng quay
tín dụng nhanh chóng để đầu tư tái mở rộng.
Nếu xét về tốc độ tăng trưởng thì doanh số thu nợ ngắn hạn của NHN o &
PTNT chi nhánh Đức Huệ tăng giảm không ổn định qua các năm. Từ năm
2010 DSTN ngắn hạn là 309.982 triệu đồng đến 2011 là 353.987 triệu đồng,
tăng 23.051 triệu đồng tương đương 6,51% so với năm 2010. Đến năm 2012
doanh số thu nợ ngắn hạn là 350.061 triệu đồng, tăng triệu đồng giảm tương
đương 1,11% so với năm 2011, 6/2012 doanh số thu nợ ngắn hạn là 212.136
triệu đồng đến 6/2013 là 235.019 triệu đồng tăng triệu đồng tăng tương đương
26.682%. Năm 2012 là một năm đầy khó khăn của toàn hệ thống Agribank, tại
Đức Huệ năm 2012 cũng gặp không ít vấn đề về việc thu nợ. Vì đây là năm bà
con nông dân bị mất mùa do thời tiết bất thường cộng với lũ về sớm hơn đã
khiến một số nông dân không ứng phó kịp thời, dẫn đến rất nhiều ruộng đu đủ,
chanh bị ngập úng. Bên cạnh đó thì một số dịch bệnh giai đoạn đông xuân
2012 đã làm mất năng suất lúa. Khiến cho doanh số thu nợ của Ngân hàng sụt
giảm đáng kể.
Doanh số thu nợ trung hạn
Doanh số cho vay trung hạn tăng liên tục qua các năm và doanh số thu
nợ cũng tăng liên tục. Vì đa số các khoản vay trung hạn là để kinh doanh, xuất
khẩu lao động nước ngoài nên các khoản thu nợ trung hạn không bị tác động
bởi các yếu tố bất thường của thời tiết khí hậu. Riêng các khoản vay trung hạn
để xây nhà, mua thiết bị, đồ dung lại là các khoản khó thu vì khi nông dân
không có thu nhập từ việc làm nông thì họ hoàn toàn không có khả năng chi
trả. Cụ thể năm 2010 doanh số thu nợ trung hạn 73.824 triệu đồng đến 2011 là
77.705 triệu đồng, tăng 3.881 triệu đồng tăng tương đương 5,26% so với năm
2010. Năm 2012 doanh số thu nợ trung hạn là 89.714 triệu đồng, tăng 12.009
triệu đồng so với năm 2011 tăng tương đương 15,45%, 6/2012 doanh số thu
nợ ngắn hạn là 56.325 triệu đồng đến 6/2013 là 77.923 triệu đồng tăng 21.598
triệu đồng tăng tương đương 38,35% so với cùng kỳ.
Nhìn chung tổng doanh số thu nợ tăng giảm qua các năm, đặc biệt là
doanh số thu nợ năm 2012 lại giảm. Lý do là năm 2012 là năm luc tràn về sớm
gây ngập úng nhiều ruộng dưa hấu, đu đủ, đậu phộng,…. Gây ảnh hưởng trực
tiếp đến kinh tế scuar cả huyện, đứng trước tình hình này Ngân hàng cũng có
một số biện pháp nhằm hổ trợ nông dân như, phối hợp cùng chính quyền địa
phương và hội khuyến nông hổ trợ kĩ thuật và giống để bà con chuyển đổi cơ
cấu giống cây trồng vật nuôi. Bên cạnh đó còn gia hạn một số trường hợp nợ
đến hạn, để bà con yên tâm sản xuất và sớm trả nợ cho Ngân hàng.
32
4.1.2.2. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế
Bảng 4.4 : Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế giai đoạn 2010 - 2012
ĐVT: Triệu đồng
Năm
2010
Chỉ tiêu
Số tiền
So sánh chênh lệch
2011
Tỷ trọng
%
Số tiền
2012
Tỷ trọng
%
Số tiền
2011 - 2010
Tỷ trọng
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
2012 - 2011
Số tiền
Tỷ lệ
%
Nông nghiệp
286.318
74,60
316.344
73,28
327.543
74,48
30.026
10,49
11.199
3,54
1.Trồng trọt
243.332
63,40
251.676
58,30
256.080
58,23
8.344
3,43
4.404
1,75
2.Chăn nuôi
42.986
11,20
64.668
14,98
71.463
16,25
21.682
50,44
6.795
10,51
Thương nghiệp, dịch
vụ
34.005
8,86
48.340
11,02
57.083
12,98
14.335
42,16
8.743
13,05
Ngành khác
63.482
16,54
67.008
15,52
55.149
12,54
3.526
5,55
-11.859
-17,70
383.805
100,00
431.692
100,00
439.775
100,00
47.887
12,48
8.083
1,87
(1+2)
Tổng
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Đức Huệ năm 2010 - 2012
33
Ngành nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành được chú trọng đầu tư tại huyện Đức Huệ vì hơn
80% người dân sống tại đây là nông dân. Sản xuất nông nghiệp ở đây chủ yếu
là trồng lúa, trồng hoa màu như: đậu phộng, mía, chanh, hoa thiên lý, đu đủ,
nấm rơm,…. Chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm. Tuy nhiên trong những năm
gần đây tỷ trọng doanh số thu nợ ngành nông nghiệp lại giảm.
Trồng trọt: Năm 2010 doanh số thu nợ ngành trồng trọt này chiếm
63,40% trong tổng doanh số thu nợ. Sang năm 2011 giảm xuống chỉ còn
58,30% và năm 2012 là 58,23 %, 6/2013 là 58,22%. Nguyên nhân của sự sụt
giảm tỷ trọng là do địa bàn đã có sự chuyển đổi có cấu song các ngành khác
như thương mại, dịch vụ, mặt khác do ảnh hưởng của nạn dịch gia cầm, do
nông sản bị mất giá nên người dân ít đầu tư vào lĩnh vực này.
Chăn nuôi: Riêng ngành chăn nuôi lại có sự tăng trưởng tích cực so với
nhiều địa phương khác. Do đặc trưng về khí hậu, tài nguyên thiên nhiên còn
khá hoang sơ với nhiều cây cỏ, người dân nơi đây thường chọn các loại gia
súc như bò, trâu, dê, thỏ là chủ yếu. Đã tránh được những dịch bệnh như cúm
gia cầm, heo tai xanh…Nên ngành chăn nuôi ngày càng được chú trọng và
phát triển. Doanh số cho vay cũng như doanh số thu nợ của ngành này tăng
liên tục trong những năm qua, và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ
cấu thu nợ .
Mặc dù tỷ trọng doanh số thu nợ ngành nông nghiệp có giảm nhưng xét
về mặt giá trị thì nó lại tăng trưởng liên tục qua các năm và chiếm tỷ trọng rất
cao trong tổng doanh số thu nợ hộ nông dân. Đạt được hiệu quả như trên là do
nông nghiệp là ngành mà Ngân hàng cho vay với doanh số nhiều nên doanh số
thu nợ cao hơn so với các ngành khác. Ngành này chủ yếu cho vay ngắn hạn
nên vòng quay vốn nhanh dẫn đến thu nợ cao. Bên cạnh đó còn phải kể đến
công lao tích cực của đội ngũ cán bộ tín dụng đã thường xuyên theo dõi quá
trình kinh doanh, đôn đốc khách hàng trả nợ cho Ngân hàng.
Ngành thương nghiệp – dịch vụ
Doanh số thu nợ ngành thương nghiệp - dịch vụ của NHNo & PTNT Đức
Huệ thể hiện việc thu hồi nợ của Ngân hàng đối với khách hàng vay kinh
doanh, chế biến lúa gạo, nông sản, các cơ sở mua bán, dịch vụ karaoke, quán
ăn sinh thái,… đây cũng là mức thu nợ chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng
doanh số thu nợ của Ngân hàng. Cũng như doanh số thu nợ ngành nông
nghiệp thì doanh số thu nợ ngành này cũng có sự gia tăng qua từng năm. Kết
quả này cho thấy ngành thương nghiệp - dịch vụ đang phát triển và đầu tư của
34
Ngân hàng vào ngành này có hiệu quả cao. Đặc biệt việc kinh doanh, chế biến
nông sản , kinh doanh các máy móc phục vụ nông nghiệp, là thế mạnh của địa
bàn. Đặc biệt một số quán ăn sinh thái đã ăn nên làm ra do nhu cầu của người
dân tăng cao, do đường xá giao thông được mở mang, đón được một lượng
khách vãng lai rất lớn vì đây là tuyến đường có thể đi qua Campuchia. Tóm
lại, đây là ngành có tiềm năng phát triển trên địa bàn. Vì vậy Ngân hàng nên
quan tâm đối tượng này hơn nữa nhằm phát triển kinh tế địa phương, đồng
thời là đối tượng vay vốn tiềm năng mà Ngân hàng cần khai thác.
Ngành khác
Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ theo ngành khác tăng
giảm không ổn định qua các năm, doanh số cho vay ngành khác thường là cho
vay tiêu dùng, cho vay sửa chửa và xây cất nhà ở, mua sắm trang thiết bị máy
móc. Các khoản vay này thường là các khoản vay trung hạn. Nguyên nhân làm
cho doanh số thu nợ ngành này tăng giảm không liên tục qua các năm là do
ngoài các khoản cho vay công nhân viên chức ra còn những khoản vay để xây
nhà và tiêu dùng thường là các khoản vay khó thu vì nguồn thu nhập kinh tế
chủ yếu của người dân ở đây là lĩnh vực nông nghiệp, nó còn phụ thuộc nhiều
vào yếu tố khách quan, nên Ngân hàng đa chủ động cắt giảm các khoản cho
vay này, cũng như buộc các cán bộ tín dụng phải thận trọng hơn trong công
tác thẩm định cho vay. Nên doanh số cho vay từ năm 2011 trở đi giảm xuống
rõ rệt, kéo theo đó doanh số thu nợ của ngành cũng giảm xuống từ năm 2011
đến nay.
4.1.3. Phân tích dư nợ tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Đức Huệ
tỉnh Long An giai đoạn 2010 - 2012
Dư nợ là khoản vay của khách hàng qua các năm mà chưa đến thời điểm
thanh toán, hoặc đến thời điểm thanh toán mà khách hàng không có khả năng
trả do nguyên nhân khách quan hoặc nguyên nhân chủ quan, dư nợ bao gồm
nợ quá hạn, nợ chưa đến hạn, nợ được gia hạn điều chỉnh và nợ khó đòi. Dư
nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và qui mô hoạt động của
Ngân hàng. Dư nợ cho biết tình hình cho vay, thu nợ đạt hiệu quả như thế nào
đến thời điểm báo cáo và đồng thời nó cho biết số nợ mà Ngân hàng còn phải
thu từ khách hàng.
35
4.1.3.1 Tình hình dư nợ theo thời hạn tín dụng
Bảng 4.5: Tình hình dư nợ theo thời hạn tín dụng giai đoạn 2010 - 2012
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Chỉ
tiêu
2010
So sánh chênh lệch
2011
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số
tiền
Tỷ
lệ
%
2012 - 2011
Tỷ
trọng
%
219.052
68,39 240.001
66,34 271.998
66,06 20.949 9,56 31.997 13,33
Trung 101.225
hạn
30,61 121.773
33,66 139.746
33,94 20.548 20,30 17.973 14,76
Tổng
cộng
Tỷ
trọng
%
2011 - 2010
Số tiền
Ngắn
hạn
Số tiền
2012
Số
tiền
Tỷ lệ
%
320.277 100,00 351.774 100,00 411.744 100,00 31.497 9,83 59.970 17,05
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Đức Huệ năm 2010 – 2012
Dư nợ ngắn hạn
Dư nợ ngắn hạn nói lên số tiền khách hàng còn nợ Ngân hàng tại thời
điểm xét đến và số tiền này sẽ được trả trong thời gian dưới 12 tháng. Trong
cơ cấu tổng dư nợ thì dư nợ ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng cao trên 65% và
tăng liên tục qua các năm. Mặc khác, do năm 2012 doanh số cho vay tăng và
doanh số thu nợ tuy giảm làm cho dư nợ của năm 2012 tăng lên và nguyên
nhân chính của sự thay đổi này là do thiên tai, lũ tràn về sớm cộng với dịch
bệnh đã khiến đời sống nguời dân vô cùng khó khăn, nó cũng ảnh hưởng rõ rệt
đến công tác thu hồi nợ của Ngân hàng. Nhìn chung doanh số dư nợ có tăng
qua các năm, nhưng tăng với một tỷ lệ tương đối thấp.
Dư nợ trung hạn
Những năm qua dư nợ trung hạn không ngừng giảm qua các năm. Năm
2010 mặc dù doanh số cho vay trung hạn chỉ đạt được 77.192 triệu đồng
nhưng do dư nợ của năm trước chuyển sang khá nhiều và chưa thu hết được
trong năm nên đã làm cho dư nợ năm 2010 khá cao đạt 101.225 triệu đồng
chiếm 30,61% trong tổng dư nợ. Bước sang năm 2011 và năm 2012 thì dư nợ
trung hạn lại tiếp tục tăng lên. Dư nợ trung hạn tăng cao là do dư nợ của năm
36
trước chuyển sang khá nhiều và chưa thu hết được trong năm nên đã làm cho
dư nợ của những năm gần đây liên tục tăng cho dù Ngân hàng đã cắt giảm các
khoản cho. Nhu cầu xây dựng và sửa chửa nhà ở trong dân cư và cán bộ công
nhân viên ngày càng cao cộng với nhu cầu vay vốn để cải tạo vườn, sản xuất
nông nghiệp, Đặc biệt việc kinh doanh, chế biến nông sản , kinh doanh các
máy móc phục vụ nông nghiệp, là thế mạnh của địa bàn. Bên cạnh đó một số
quán ăn sinh thái đã ăn nên làm ra do nhu cầu của người dân tăng cao, do
đường xá giao thông được mở mang, đón được một lượng khách vãng lai rất
lớn vì đây là tuyến đường có thể đi qua Campuchia kinh doanh mở các trang
trại nuôi thỏ, bồ câu, kết hợp quán ăn sinh thái, các dịch vụ giải trí, nên đã làm
doanh số cho vay tăng lên góp phần làm dư nợ cũng tăng lên. Vốn trung và dài
hạn do các đối tượng vay vốn trung và dài hạn thường vay với số vốn lớn và
trả theo phương thức từng lần và do vốn đầu tư lớn nên khi phương án sản
xuất gặp khó khăn thì họ sẽ không đủ khả năng trả nợ được cho Ngân hàng
đúng hạn, nhất là trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay. Trước xu
hướng gia tăng dư nợ trung hạn như hiện nay Ngân hàng đã cắt giảm, thận
trọng hơn trong quá trình xét duyệt cho vay.
Tóm lại, qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình tổng dư nợ của Ngân
hàng có xu hướng tăng qua các năm. Qua phân tích trên cho thấy Ngân hàng
cho vay các đối tượng vay vốn ngắn hạn hiệu quả hơn các đối tượng vay vốn
trung và dài hạn. Tuy nhiên các khoản cho vay trung hạn để mua máy móc
phục vụ cho nông nghiệp như: máy cày, máy gặt đập liên hợp,…. Và cho vay
để trồng cây lâu năm như cấy chanh, cam. Là các khoản nợ luôn hoàn trả đúng
hạn, và cũng mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng. Riêng
các khoản bà con vay để tiêu dung, mua hoăc sửa chửa nhà ở, xuất khẩu lao
động lại là các khoản nợ không hoàn trả đúng hạn.
4.1.3.2 Phân tích tình hình dư nợ theo ngành kinh tế
Xem xét mức dư nợ của từng ngành và phân tích dư nợ qua từng năm để
thấy được việc đầu tư vốn của Ngân hàng đối với sự phát triển của từng ngành
khác nhau như thế nào và ngành nào được đầu tư với qui mô lớn, ngành nào
có thể mạnh trên địa bàn.
37
Bảng 4.6: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế giai đoạn 2010 - 2012
Đvt: triệu đồng
Năm
2010
Chỉ tiêu
Số tiền
So sánh chênh lệch
2011
Tỷ trọng
%
Số tiền
2012
Tỷ trọng
%
Số tiền
2011 - 2010
Tỷ trọng
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
2012 - 2011
Số
tiền
Tỷ lệ
%
Nông nghiệp
222.498
69,47 254.720
72,41 298.103
72,40
32.222
14,48 43.383
17,03
1.Trồng trọt
188.387
58,82 208.813
59,36 237.494
57,68
20.426
10,84 28.681
13,74
2.Chăn nuôi
34.111
10,65
45.907
13,05
60.609
14,72
11.796
34,58 14.702
32,03
Thương nghiệp, dịch
vụ
31.379
9,86
39.117
11,12
65.220
15,84
7.738
24,66 26.103
66,73
Ngành khác
197.380
20,67
57.937
16,47
48.421
11,76
139.443
Tổng
320.277
100,00 411.744
100,00
31.497
(1+2)
100,00 351.774
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Đức Huệ năm 2010 - 2012
38
-70,65
-9.516
-16,42
9,83 59.970
17,05
Dư nợ ngành nông nghiệp
Đây là ngành được Ngân hàng đầu tư cho vay nhiều nên mức dư nợ của
ngành tại Ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao hơn các ngành khác. Qua bảng
số liệu trên ta thấy dư nợ ngành này qua các năm đều tăng. Lý do dư nợ ngành
này tăng là do đây là ngành trọng tâm của nền kinh tế địa phương và cũng là
đối tượng cho vay chủ yếu của Ngân hàng nên Ngân hàng tập trung đầu tư vào
nó khá cao. Đồng thời trong những năm qua khách hàng xin Ngân hàng gia
hạn nợ khi đên hạn trả cũng khá cao nên đã làm dư nợ tăng cao.
Ngành thương nghiệp - dịch vụ:
Do có xu hướng kết hợp nông nghiệp, trang trại với nhà hàng sinh thái
dẫn đến việc đầu tư cho các ngành dịch vụ cũng tăng. Các loại hình dịch vụ
như ăn uống, nhà nghỉ phục vụ khách vãng lai, các cửa hàng và hộ buôn bán
nhỏ trong chợ ngày càng tăng. Mặt khác trong những năm qua các cơ sở chế
biến, lúa gạo và nông sản xuất hiện khá nhiều, doanh số cho vay của đối tượng
này tăng trưởng liên tục qua các năm nên đã làm cho dư nợ cũng tăng. Từ kết
quả trên ta thấy đây là ngành đang có nhiều triển vọng trên địa bàn. Vì thế
Ngân hàng cần có những biện pháp đầu tư thích hợp để tăng lợi nhuận cho
Ngân hàng đồng thời góp phần phát triển nền kinh tế địa phương.
Ngành khác
Nhìn chung tỷ trọng và dư nợ của ngành này đều giảm qua các năm. Bởi
vì ngành này bao gồm các khoản cho vay cho tiêu dùng, xây cất và sửa chửa
nhà ở, xuất khẩu lao động nước ngoài… nhận thấy những khoản này hầu hết là
các khoản khó thu, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng nên Ngân hàng đã cắt giảm các khoản này, vì vậy doanh số cho
vày ngành này giảm dẫn đến dư nợ cũng giảm rõ rệt qua các năm.
4.1.4. Phân tích nợ quá hạn tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Đức
Huệ tỉnh Long An giai đoạn 2010 – 2012
Để thấy được hiệu quả công tác thu hồi nợ đến hạn của Ngân hàng, sự
nhiệt tình và có trách nhiệm trong việc trả nợ khi đên hạn của khách hàng ta sẽ
phân tích xem nợ quá hạn theo từng thời hạn tín dụng và nợ quá hạn của từng
ngành qua từng năm đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Nếu nợ quá
hạn nhỏ mà dư nợ cao thi chất lượng tín dụng càng cao, hiệu quả hoạt động tín
dụng càng tốt và ngược lại thì nó sẽ làm cho hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng ngày càng trở nên kém hiệu quả. Cho nên nợ quá hạn là nổi quan tâm
hàng đầu của các Ngân hàng. Nợ quá hạn nhiều dẫn đến rủi ro cao, tình hình
39
hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, vòng quay vốn tín dụng nhỏ, khả năng
thu hồi vốn thấp.
4.1.4.1 Phân tích nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng
Bảng 4.7: Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng giai đoạn 2010 - 2012
Đvt: Triệu đồng
Năm
2010
Chỉ
tiêu
2011
So sánh chênh lệch
2012
2011 - 2010
Số
tiền
Tỷ
trọng
%
Số
tiền
Tỷ
trọng
%
Số
tiền
Tỷ
trọng
%
Ngắn
hạn
1.089
28,82
998
28,87
925
28,20
-91
Trung
hạn
2.689
71,18
2.459
71,13
2.355
71,80
Tổng
cộng
3.778
100,00
3.457
100,00
3.280
100,00
Số
tiền
Tỷ lệ
%
2012 - 2011
Số tiền
Tỷ lệ
%
-8,36
-73
-7,89
-230
-8,55
-104
-4,42
-321
-8,50
-177
-5,40
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Đức Huệ năm 2010 – 2012
Nợ quá hạn ngắn hạn
Nhìn chung nợ quá hạn giảm qua các năm. Mặc dù dư nợ ngắn hạn luôn
chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ trung hạn nhưng điều đó không có nghĩa là nợ
quá hạn ngắn hạn lại cao hơn nợ quá hạn trung hạn mà ngược lại nợ quá hạn
ngắn hạn lại thấp hơn trung hạn. Nợ quá hạn ngắn hạn của Ngân hàng biến
động không ổn định qua các năm. Mặc dù công tác thu hồi nợ trong năm này
khá tốt nhưng do tình hình thiên tai, đời sống kinh tế của người dân gặp nhiều
khó khăn, đồng vốn bỏ ra kinh doanh kém hiệu quả làm việc thu hồi nợ bị
chậm trễ. Sang năm 2011, tình hình nơ quá hạn đã giảm chính do sự nổ lực
của ban lãnh đạo và cán bộ Ngân hàng trong quá trình đôn đốc khách hàng trả
nợ, ngoài ra cũng do người dân đã cải tiến sản xuất nên đã tăng thêm thu nhập,
nên đã làm nợ quá hạn ngắn hạn của năm đã giảm còn 4.193 triệu đồng chiếm
44,36% trong tổng dư nợ quá hạn của nông dân. Đến năm 2012 người dân đã
bất ngờ chịu những cơn bão và lũ về sớm làm ngập úng hầu hết các ruộng hoa
màu. Nhưng với sự nổ lực và những biện pháp phối hợp cùng chính quyền địa
phương Ngân hàng đã nhanh chóng giúp những người dân bị ảnh hưởng trực
40
tiếp bởi lũ, có điều kiện để tiếp tục canh tác khôi phục những thiệt hại. Mặt
khác chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Ngân hàng khá hiểu quả, chất lượng
công tác tín dụng của Ngân hàng rất khả quan. Nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn
trên tổng dư nợ của Ngân hàng còn thấp, chưa vượt qua quy định cho phép của
Ngân Hàng Nông Nghiệp Việt Nam.
Nợ quá hạn trung hạn
Nợ quá hạn trung hạn xảy ra khi các cơ sở sản xuất kinh doanh, các
khoản vay cải tạo vườn của bà con nông dân, các khoản vay để xây nhà, tiêu
dùng… đã đến thời hạn trả mà Ngân hàng không thu hồi được vốn đã phát vay
thì số nợ đó sẽ chuyển sang nợ quá hạn.Mặc dù doanh số cho vay trung hạn
không chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số dư nợ nhưng nợ quá hạn trung
hạn lại chiếm tỷ trọng cao hơn nợ quá hạn ngắn hạn. Nhìn chung tỷ trọng nợ
quá hạn trung hạn hộ nông dân có xu hướng tăng qua các năm và chiếm tỷ
trọng cao trong tổng nợ quá hạn. Nguyên nhân là do quá trình quản lý việc sử
dụng vốn vay của cán bộ tín dụng chưa thật chặc chẽ, nhất là các khoản vay để
chi tiêu xây nhà, luôn là các khoản khó thu. Khách hàng sử dụng vốn vay sai
mục đích nên khả năng trả nợ thấp. Mặt khác do quá trình sản xuất kinh doanh
của khách hàng gặp nhiều khó khăn, giá cả nông sản bấp bênh, thường bị mất
giá,.… nguồn thu nhập của người dân thấp nên việc trả nợ cho Ngân hàng khi
đến hạn là rất khó khăn. Nên trong thời gian gần đây Ngân hàng đã cắt giảm
bớt những khoản cho vay này, và thận trọng hơn trong công tác thẩm định và
quyết định cho vay với các khoản cho vay trung hạn.
Nhìn chung, một điều đáng chú ý là tuy công tác thu hồi nợ gặp nhiều
khó khăn, tốc độ của doanh số thu nợ tăng chậm hơn tốc độ của doanh số cho
vay.Nhưng Ngân hàng vẫn luôn đạt yêu cầu của Agribank tỉnh Long An đề ra
là nợ quá hạn trên dư nợ phải thấp hơn 2%, Ngân hàng luôn hoàn hành chỉ tiểu
này ở mức bé hơn 1%. Là do sự nổ lực và tận tâm của lãnh đạo của chính
quyền địa phương và ban lãnh đạo Ngân hàng, đã hổ trợ người dân bằng
những hành động thiết thực đã giúp người dân vượt qua những trở ngại, để có
thể trở lại canh tác với các hình thức chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đã
đạt hiệu quả cao, vừa có thể trả nợ cho Ngân hàng, vừa nâng cao chất lượng
cuộc sống. Hầu hết các khoảng nợ quá hạn này đều nằm ở nợ nhóm 1, 2 là do
các cán bộ tín dụng luôn đôn đốc nhắc nhở khách hàng trả nợ nhanh nhất có
thể. Ngoài ra cũng khuyến khích bà con nên trả đúng hạn để có uy tín sau đó
Ngân hàng mới có thể cho vay lại hoặc có thể vay nhiều hơn mức vay ban đầu.
4.1.4.2. Nợ quá hạn theo ngành kinh tế
41
Bảng 4.8: Nợ quá hạn theo ngành kinh tế giai đoạn 2010 - 2012
Đvt: Triệu đồng
Năm
2010
Chỉ tiêu
So sánh chênh lệch
2011
2012
2011 - 2010
Tỷ trọng
Tỷ
Số tiền Tỷ trọng % Số tiền
%
Số tiền trọng %
Số tiền
2012 - 2011
Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
Nông nghiệp
(1+2)
1.690
44,73
1.528
44,20
1.429
43,57
-162
-9,59
-99
-6,48
1.Trồng trọt
898
23,77
859
24,85
797
24,30
-39
-4,34
-39
-4,54
2.Chăn nuôi
792
20,96
669
19,35
632
19,27
-123
-15,53
-123
-18,39
Thương nghiệp, dịch vụ
956
25,30
935
27,05
905
27,59
-21
-2,20
-21
-2,25
Ngành khác
1.132
29,96
994
28,75
946
28,84
-138
-12,19
-138
-13,88
Tổng
3.778
100,00
3.457
100,00
3.280
100,00
-321
-8,50
-177
-5,12
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Đức Huệ năm 2010 - 2012
42
Ngành nông nghiệp
Do đây là đối tượng cho vay chủ yếu của Ngân hàng và dư nợ của nó
cũng chiếm tỷ trọng cao nên nợ quá hạn của nó cũng chiếm tỷ trọng khá cao
trong tổng nợ quá hạn. Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình nợ quá hạn đối
với ngành này tăng giảm không liên tục do ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết và
các yếu tố khách quan
Nợ quá hạn đối với ngành này tuy có g qua các năm nhưng do việc sản
xuất gặp nhiều khó khăn thời tiết không ổn định, mặc dù được mùa nhưng lại
mất giá. Bên cạnh đó, đối tượng cho vay của ngành này phụ thuộc khá nhiều
vào tự nhiên, một cán bộ tín dụng phả quản lý khoảng 1800 hồ sơ, nên công
tác thẩm định để cho vay cũng gặp nhiều khó khăn và không được chính xác,
do Đức Huệ còn khá hoang sơ. Mặt khác do một số người dân còn hạn chế
chưa có kinh nghiệm trong việc sản xuất đối với những loại cây trồng mới,
dẫn đến việc sản xuất không đạt hiệu quả nên nợ quá hạn ngày càng tăng. Bà
con nông dân thường có thói quen, canh tác theo kiểu tràn lan, mất kiểm soát
tự làm cho nông sản rơi vào tình trạng mất giá do nguồn cung quá thừa.
Ngành thương nghiệp - dịch vụ
Nợ quá hạn của ngành này tăng giảm không ổn định qua các năm..
Nguyên nhân của sự gia tăng nợ quá hạn ngành thương nghiệp - dịch vụ là do
ngày càng có nhiều các cơ sở sản xuất kinh doanh xuất hiện trên địa bàn, cạnh
tranh cao nên gây khó khăn trong kinh doanh, vòng quay vốn chậm hơn, việc
thanh toán nợ đến hạn của khách hàng cũng trẽ hơn. Một số cơ sở sản xuất chế
biến bánh tráng, đậu phông, lò đường, với nguyên liệu là gạo, đậu phộng,
mía,… vì vậy khi nông dân mất mùa, thì các ngành này cũng bị ảnh hưởng
thiếu ngyên liệu đầu vào. Nhưng đến năm 2012 nợ quá hạn đã giảm rõ rệt do
bà con đã thay đổi phương thức kinh doanh, nắm bắt nhu cầu thị hiếu của xã
hội nhiều quán ăn sinh thái, các cửa hàng, đã mộc lên, một phần cũng nhờ cầu
đường, giao thông được xây dựng tạo điều kiện thuận lơi cho hoạt động kinh
doanh, buôn bán
Ngành khác
Tình hình nợ quá hạn của việc cho vay tiêu dùng, xây dựng và sửa chửa
nhà ở, xuất khẩu lao động, biến động không ổn định qua các năm. Tỷ lệ nợ
quá hạn của các khoản vay này chiếm tỷ trọng khá lớn. Sở dĩ nợ quá hạn trong
năm này tăng là do dư nợ ngành này không trực tiếp tạo ra thu nhập hoặc
không tạo ra thu nhập mà phải phụ thuộc vào nguồn thu từ các ngành khác dẫn
đến việc trả nợ cho Ngân hàng kém hiệu quả.
43
4.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN
XUẤT TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN ĐỨC HUỆ - LONG
AN GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
Bảng 4.9: Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng nông hộ của NHNo& PTNT
huyện Đức Huệ tỉnh Long An giai đoạn 2010 – 2012
CHỈ TIÊU
NĂM
ĐƠN VỊ
2010
2011
2012
Vốn huy động
Triệu đồng
163.172
193.885
260.679
Doanh số cho vay
Triệu đồng
431.240
463.189
499.745
Doanh số thu nợ
Triệu đồng
383.806
431.692
439.775
Dư nợ cho vay
Triệu đồng
320.277
351.774
411.744
Nợ quá hạn
Triệu đồng
3.778
3.457
3.457
Dư nợ bình quân
Triệu đồng
312.458,50
366.025,50
381.759
89
93,2
88
1,96
1,81
1,58
1,23
1,18
1,15
1,18
0,98
0,84
Hệ số thu nợ nông hộ
DNCV nông hộ /VHĐ
Vòng quay vốn TD
nông hộ
Nợ quá hạn nông hộ/
Dư nợ nông hộ
%
Lần
Vòng
%
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Đức Huệ năm 2010 – 2012
Hệ số thu nợ nông hộ
Chỉ tiêu này đánh giá hoạt động tín dụng trong việc thu hồi nợ. Qua bảng
cho thấy hệ số thu nợ tại NHN0 & PTNT huyện Đức Huệ luôn có hệ số thu nợ
cao được thể hiện qua các năm, năm 2005 là 89,00%, năm 2011 là 93,20%
tăng 4% và năm 2012 là 88,00% giảm. Mặc dù hệ số thu nợ có tăng giảm qua
các năm nhưng với hệ số này cho thấy hoạt động thu nợ của Ngân hàng rất có
hiệu quả. Có được kết quả này một phần cũng là nhờ vào sự nỗ lực, cố gắng
của cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng đã cho vay đúng người, đúng đối tượng
và làm tốt khâu thẩm định trước khi cho vay, thường xuyên kiểm tra sau khi
cho vay nên kết quả thu hồi nợ mới đạt kết quả như thế. Ngoài ra, điều kiện tự
44
nhiên- xã hội cũng có vai trò quyết định không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh
doanh của nông hộ.
Dư nợ nông hộ / vốn huy động
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng,
chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ điều không tốt. Bởi vì nếu chỉ tiêu này lớn thì
khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại nếu chỉ tiêu này nhỏ thì
Ngân hàng sử dụng vốn huy động không hiệu quả.
Nhìn chung chỉ tiêu dư nợ trên nguồn vốn huy động của Ngân hàng
tương đối cao. Năm 2010 bình quân 1,96 đồng dư nợ có 1 đồng vốn huy động
tham gia vào. Sang năm 2011, mức tăng huy động vốn của Ngân hàng lớn hơn
mức tăng dư nợ, nên bình quân tới 1,81 đông dư nợ có 1 đồng vốn huy động
tham gia vào. Bước sang năm 2012, bình quân 1,58 đồng dư nợ có 1 đồng vốn
huy động. Do 2012 Ngân hàng có nhiều chính sách ưu đãi khách hàng trong
công tác huy động vốn nên vốn huy động của Ngân hàng gia tăng đáng kể. Chỉ
tiêu này có xu hướng giảm xuống chứng tỏ Ngân hàng ngày càng quan tâm
nhiều hơn đến việc huy động vốn từ các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, góp
phần đáng kể vào tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Đó đã là một sự nổ lực rất
lớn của toàn thể lãnh đạo và cán bộ của Ngân hàng, vì vùng đất Đức Huệ là
vùng nghèo nhất của Long An, mức sống và thu nhập của người dân vẫn còn
thấp so với những khu vực khác.
Vòng quay vốn tín dụng
Tỷ số này phản ánh khả năng thu hồi vốn nông hộ và xem xét việc sử
dụng vốn tín dụng của nông hộ trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng có
hiệu quả hay không. Tương tự như hệ số thu nợ thì vòng quay vốn tín dụng
nông hộ cũng có cùng xu hướng giảm trong giai đoạn này. Chỉ tiêu này phán
ánh một đồng vốn của ngân hàng được sử dụng cho vay mấy lần trong một
năm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng đã
luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Ta thấy
vòng quay vốn tín dụng có xu hướng giảm nhẹ qua các năm cụ thể năm 2010
là 1,23 và năm 2011 điều là 1,18 vòng, đến năm 2012 là 1,15 vòng. Nguyên
nhân của việc giảm sút này là do nhu cầu vay vốn của hộ nông dân tăng làm
cho dư nợ bình quân cũng tăng theo nhưng việc thu nợ trong năm này chỉ tăng
tương đối do bị ảnh hưởng trưc tiếp bởi thời tiết, lũ về sớm, làm cho ngành
trồng trọt bị hư hại, nhiều nguời còn bị mất trắng hoa màu, do bi úng nước.
Bên cạnh đó do một số món vay trung hạn không trả trong một năm nên nó
làm ảnh hưởng đến vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh.
45
Nợ quá hạn nông hộ / dư nợ nông hộ
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng một
cách rõ rệt. Năm 2010 chỉ số này là1,18 % sang năm 2011 là 0,98 % giảm
0,2% so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 tỷ số này giảm xuống còn 0,84%.
Chi số này giảm qua ba năm và luôn đạt mục tiêu mà Ngân hàng nông nghiệp
tỉnh Long An đề ra đó là bé hơn 2%. Riêng năm 2012 găp những khó khăn do
điều kiện khách quan nhưng Ngân hàng đã phối hợp cùng địa phương hổ trợ
nông dân về kĩ thuật và vốn để họ an tâm tiếp tục sản xuất theo hướng chuyển
đổi cây trồng vật nuôi cho phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tại địa
phương, và họ đã nhanh chóng hoàn trả được nguồn vốn vay ban đầu. Hầu hết
các khoảng nợ quá hạn này đều nằm ở nợ nhóm 1, 2 là do các cán bộ tín dụng
luôn đôn đốc nhắc nhở, khuyến khích bà con nên trả đúng hạn để có uy tín sau
đó Ngân hàng mới có thể cho vay lại.Điều này khẳng định thêm công tác thu
nợ của Ngân hàng cũng như chất lượng của chi nhánh thông qua quá trình
kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc cho vay và sử dụng đồng vốn vay của nông hộ
do cán bộ tín dụng có được mối quan hệ tốt về phía địa phương.
4.3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHN o
& PTNT CHI NHÁNH HUYỆN ĐỨC HUỆ - LONG AN GIAI ĐOẠN 6
THÁNG 2013.
4.3.1. Phân tích doanh số cho vay tại NHNo & PTNT chi nhánh
huyện Đức Huệ tỉnh Long An giai đoạn 6 tháng 2013.
4.3.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng
Bảng 4.10: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng giai đoạn 6/2012 –
6/2013
Đvt: triệu đồng
Năm
So sánh chênh lệch
6/2012
Chỉ tiêu
Số tiền
Ngắn hạn
250.419
Trung hạn
61.746
Tổng cộng
312.165
6/2013
Tỷ trọng
%
6/2013 - 6/2012
Số tiền
Tỷ trọng
%
Số tiền
80,22 277.119
75,27
26.700
10,66
19,78
91.047
24,73
29.301
47,45
100,00 368.166
100,00
56.001
17.93
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Đức Huệ 6/2012 – 6/2013
46
Tỷ lệ %
So với 6 tháng đầu năm 2012 thì 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay
tăng lên. Đặc biệt DSCV trung hạn lai tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái là
do từ 2013 nắm bắt được nhu cầu đời sống tinh thần và nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân, một số người có nhu cầu vay vốn trung hạn là để
đầu tư vào các quán ăn sinh thái, các dịch vụ giải trí như Karaoke, sân bóng
nhân tạo, các cửa hàng, nhà sách. Đây là một điểm nhấn đặc biệt đánh dấu sự
thay đổi bộ mặt của một huyện nghèo gần biên giới như Đức Huệ.
4.3.1.2. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế
Bảng 4.11: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế giai đoạn 6/2012 – 6/2013
Đvt:triệu đồng
So sánh chênh
lệch
Năm
Chỉ tiêu
6/2012
Số tiền
6/2013
Tỷ trọng
%
Số tiền
6/2013 - 6/2012
Tỷ lệ
%
Số
tiền
Tỷ lệ
%
Nông nghiệp
214.583
68,74 257.642
68,98 43.059
20,07
1.Trồng trọt
175.281
56,15 198.699
53,97 23.418
13,36
2.Chăn nuôi
39.302
12,59
58.943
16,01 19.641
30,81
Thương nghiệp,
dịch vụ
63.744
20,42
73.780
20,04 10.036
15,74
Ngành khác
33.838
10,84
36.742
Tổng
312.165
(1+2)
9,98
2.904
8,58
100,00 368.166 100,00 56.001
17,93
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Đức Huệ 6/2012 – 6/2013
Nhìn chung, Ngân hàng đã hoạt động theo mục tiêu đã đề ra năm 2013 là
đẩy mạnh đầu tư tín dụng cho tam nông , được sự lãnh chỉ đạo của Ban Giám
Đốc tiếp tục đầu tư cho nông dân để có nguồn vốn chuyển đổi cây trồng, vật
nuôi phù hợp với vùng đất nhiễm phèn nặng này. Đi đầu trong việc chuyển đổi
giống cây trồng là ở xã Bình Hòa Nam đã chuyển từ cây lúa sang trồng chanh
đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với vùng đất phèn nặng đời sống của
người dân được cải thiện, từ những hộ luôn quá hạn, nay trở thành những
khách hàng có khả năng trả nợ tốt, và có những hộ từ chỉ vay vốn đến nay đã
trở thành khách hàng tiền gửi. Bên cạnh trồng chanh thì nhiều hộ đã mạnh
47
dạn vay vốn để đầu tư mua bình hạ thế, máy phát điện, máy bơm nước, cùng
vật tư nông nghiệp khác để phục vụ cho việc chuyển đổi cây trồng như đu đủ,
dưa hấu, thiên lý, ớt bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.
4.3.2. Phân tích doanh số thu nợ tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện
Đức Huệ tỉnh Long An giai đoạn 6/2012 – 6/2013
4.3.2.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng
Bảng 4.12: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng giai đoạn 6/2012 – 6/2013
ĐVT: Triệu đồng.
Năm
Chỉ tiêu
So sánh chênh
lệch
6/2012
Số tiền
6/2013
Tỷ
trọng
%
Số tiền
6/2013 - 6/2012
Tỷ trọng
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
Ngắn hạn
212.136
79,02
235.019
75,27
26.682
10,65
Trung hạn
56.325
20,98
77.923
24,73
21.598
38,35
Tổng cộng
268.461
100,00
312.942
100,00
44.481
16,56
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Đức Huệ 6/2012 – 6/2013
Nhưng 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ ngắn hạn và trung hạn có
nhiều chuyển biến tích cực Điều này càng thể hiện rõ hiệu quả của công tác
thu hồi nợ của ngân hàng. Bên cạnh đó vì bà con nông dân đã được hội
khuyến nông tập huấn các kĩ thuật nuôi trồng, và chọn lựa đúng những giống
cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện tài nguyên, khí hậu, thời tiết tại đây.
Năng suất chất lượng cây trồng vật nuôi nâng cao rõ rệt, mang lại thu nhập ổn
định cho đời sống người dân. Bên cạnh đó với việc canh tác các loài cây lâu
năm như chanh, cam…. Đã mang lại hiệu quả rất cao. Một số bà con đã đầu tư
trung hạn vào các nhà máy xử lý nông sản, và đã tạo ra một môi trường sản
xuất tốt hơn cho bà con nông dân, đã phát triển rất mạnh và hu hút nhiều đầu
tư, vì đường xá giao thông tại địa phương đã được nâng cấp để thuận tiện cho
việc đi lại, vận chuyển.
4.3.2.2. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế
48
Bảng 4.13: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế giai đoạn 6/2012 – 6/2013
ĐVT:Triệu đồng
So sánh chênh
lệch
Năm
Chỉ tiêu
6/2012
Số tiền
6/2013 – 6/2012
6/2013
Tỷ trọng
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
Nông nghiệp
198.500
73,23 233.893
74,74
35.393
17,83
1.Trồng trọt
160.593
59,11 182.195
58,22
21.602
13,45
2.Chăn nuôi
37.907
14,12
51.698
16,52
13.791
36,38
Thương nghiệp,
dịch vụ
49.826
18,56
65.905
21,06
16.079
32,27
Ngành khác
20.135
7,50
13.114
9,98
-7.021
-34,86
100,00 312.942
100,00
44.481
16,56
(1+2)
Tổng
268.461
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Đức Huệ năm 2012 – 6/2013
Kết quả này cho thấy ngành nông nghiệp vốn là đối tượng cho vay chủ
yếu của Ngân hàng, đây là nghề truyền thống ngành thương nghiệp - dịch vụ
đang phát triển và đầu tư của Ngân hàng vào ngành này có hiệu quả cao. Đặc
biệt việc kinh doanh, chế biến nông sản , kinh doanh các máy móc phục vụ
nông nghiệp, là thế mạnh của địa bàn. Đặc biệt một số quán ăn sinh thái đã ăn
nên làm ra do nhu cầu của người dân tăng cao, do đường xá giao thông được
mở mang, đón được một lượng khách vãng lai rất lớn vì đây là tuyến đường có
thể đi qua Campuchia. Họ đã ăn nên làm ra có thể với số vốn vay được còn
hạn hẹp ban đầu nhưng họ đã biết sử dụng có hiệu quả và đã hoàn trả cho
Ngân hàng đúng hạn. Tóm lại, đây là ngành có tiềm năng phát triển trên địa
bàn. Vì vậy Ngân hàng nên quan tâm đối tượng này hơn nữa nhằm phát triển
kinh tế địa phương, đồng thời là đối tượng vay vốn tiềm năng mà Ngân hàng
cần khai thác. Bên cạnh đó còn phải kể đến công lao tích cực của đội ngũ cán
bộ tín dụng đã thường xuyên theo dõi quá trình kinh doanh, đôn đốc khách
hàng trả nợ cho Ngân hàng.
4.3.3. Phân tích dư nợ tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Đức Huệ
tỉnh Long An giai đoạn 6/2012 – 6/2013
49
Dư nợ là khoản vay của khách hàng qua các năm mà chưa đến thời điểm
thanh toán, hoặc đến thời điểm thanh toán mà khách hàng không có khả năng
trả do nguyên nhân khách quan hoặc nguyên nhân chủ quan, dư nợ bao gồm
nợ quá hạn, nợ chưa đến hạn, nợ được gia hạn điều chỉnh và nợ khó đòi. Dư
nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và qui mô hoạt động của
Ngân hàng. Dư nợ cho biết tình hình cho vay, thu nợ đạt hiệu quả như thế nào
đến thời điểm báo cáo và đồng thời nó cho biết số nợ mà Ngân hàng còn phải
thu từ khách hàng.
4.3.3.1 Tình hình dư nợ theo thời hạn tín dụng
Bảng 4.14: Tình hình dư nợ theo thời hạn tín dụng giai đoạn 6/2012 – 6/2013
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
So sánh chênh
lệch
6/2012
6/2013
Số tiền
6/2013 - 6/2012
Số tiền
Tỷ trọng
%
Tỷ trọng Số tiền
%
Tỷ lệ
%
Ngắn hạn
274.669
69,45
314.230
67,29
39.561
14,40
Trung hạn
120.809
30,55
152.738
32,71
31.929
26,43
Tổng cộng
395.478
100,00
466.968
100,00
71.490
18,08
Nguồn: Phòng tín dụng NHNN & PTNT Đức Huệ 6/2012 – 6/2013
Như đã phân tích các chỉ tiêu ngắn hạn thường là các khoản vay phục vụ nông
nghiệp, cũng như đặc điểm của tín dung nông hộ là có titnhs thời vụ, vì vậy
nhìn vào bảng dư nợ ta thấy dư nợ ngắn hạn chiếm một tỷ trọng rát cao. Tuy
nhiên vào giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 thì dư nợ trung hạn lại có xu hướng
tăng là do người dân nơi đây thật sự có nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn để xây
dựng mô hình trang trại, kết hợp với quán ăn sinh thái, đây là môt loại hình
kinh doanh mới thu hút khá nhiều đối tượng tham gia đầu tư, bởi vì đây còn là
một thị rường khá mới mẻ. Có nhiều tiềm năng phát triển do nhu cầu đời sống
vât chất tinh thần của người dân ngày càng nâng cao.
4.3.3.2 Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế
50
Bảng 4.15: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế giai đoạn 6/2012 - 6/2013
Đvt: Triệu đồng
So sánh chênh
lệch
Năm
Chỉ tiêu
6/2012
Số tiền
Nông nghiệp
6/2013
Tỷ trọng
%
Số tiền
6/2013 - 6/2012
Tỷ lệ
%
Số tiền
Tỷ lệ %
326.283
82,503 350.944
75,15
24.661
7,56
1.Trồng trọt
273.497
69,156 289.678
62,03
16.181
5,92
2.Chăn nuôi
52.786
13,347
61.266
13,12
8.480
16,06
Thương nghiệp,
dịch vụ
23.969
6,0608
89.675
19,2
65.706
274,13
Ngành khác
45.226
11,436
26.349
5,64 -18.877
-41,74
(1+2)
Tổng
395.478
100,00 466.968
100,00
71.490
18,08
Nguồn: Phòng tín dụng NHNN & PTNT Đức Huệ 6/2012 – 6/2013
Với việc đẩy mạnh cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp. Điều này đã
skhiến cho dư nợ ở khu vực này luôn chiếm một tỷ trọng cao nhất trong tổng
dư nợ cũng luôn tăng qua các năm nhưng Nhìn vào bảng số liệu thì 6 tháng
đầu năm 2013 lại tăng đột biến 18,08%. Lý giải cho con số này, thực tế cho
thấy năm 2013 Ngân hàng thực hiện mở rộng cho vay nông hộ, với các khoản
ngắn hạn này chủ yếu được đầu tư vào các hoạt động sản xuất như chăn nuôi
(thỏ, dê, bồ câu, cút...), trồng trọt (trồng chanh, ớt, bông thiên lý,….) Các loại
gia súc, gia cầm và nông sản này có thời gian nuôi và canh tác dài hơn 6
tháng. Vì vậy các khoản vay này thường được hoàn trả vào thời điểm cuối
năm khi đến thời gian thu hoạch. Cho nên con số 18,08% không thể hiện sự
kém hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, cũng không phải là
do công tác thu nợ bị trì trệ.
4.3.4. Phân tích nợ quá hạn tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Đức
Huệ tỉnh Long An giai đoạn 6/2012 – 6/2013
4.3.4.1 Phân tích nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng
51
Bảng 4.16: Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng giai đoạn 6/2012 – 6/2013
Đvt: Triệu đồng
So sánh chênh
lệch
Năm
Chỉ tiêu
6/2012
Số
tiền
6/2013
Tỷ trọng
%
Số
tiền
6/2013 - 6/2012
Tỷ trọng
%
Số tiền
Tỷ lệ %
Ngắn hạn
514
30,22
506
33,33
-8
-1,56
Trung hạn
1.187
69,78
1.012
66,67
-175
-14,74
Tổng
cộng
1.701
100,00
1.518
100,00
-183
-10,76
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Đức Huệ 6/ 2012 – 6/2013
Khoản nợ quá hạn luôn giảm qua các năm 6 tháng 2013 đã có sự sụt
giảm mạnh so với các năm trước . Nguyên nhân gây ra nợ quá hạn là do quá
trình quản lý việc sử dụng vốn vay của cán bộ tín dụng chưa thật chặc chẽ,
nhất là các khoản vay để chi tiêu xây nhà, luôn là các khoản khó thu. Khách
hàng sử dụng vốn vay sai mục đích nên khả năng trả nợ thấp. Mặt khác do quá
trình sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp nhiều khó khăn, giá cả nông sản
bấp bênh, thường bị mất giá,.… nguồn thu nhập của người dân thấp nên việc
trả nợ cho Ngân hàng khi đến hạn là rất khó khăn. Nên trong thời gian gần đây
Ngân hàng đã cắt giảm bớt những khoản cho vay này, và thận trọng hơn trong
công tác thẩm định và quyết định cho vay với các khoản cho vay trung hạn.
Nhìn chung, một điều đáng chú ý là tuy công tác thu hồi nợ gặp nhiều khó
khăn, tốc độ của doanh số thu nợ tăng chậm hơn tốc độ của doanh số cho vay.
Nhưng thật sự các khoản nợ quá hạn này thường cũng là các khoản vay nhỏ lẻ
ít có sự ảnh hưởng lớn, và các khoản nợ quá hạn này cũng thường nằm ở
nhóm 1 hoặc nhóm 2 rất ít trường hợp bị đưa vào nợ xấu.
52
4.3.4.2 Phân tích nợ quá hạn theo ngành kinh tế
Bảng 4.17: Nợ quá hạn theo ngành kinh tế giai đoạn 6/2012 – 6/2013
ĐVT:: Triệu đồng
So sánh
Năm
Chỉ tiêu
6/2012
Số
tiền
chênh lệch
6/2013
Tỷ trọng
%
Số
tiền
Tỷ lệ
%
6/2013 - 6/2012
Số
tiền
Tỷ lệ
%
Nông nghiệp
(1+2)
913
53,67
865
56,98
-48
-5,26
2.Chăn nuôi
458
26,93
437
28,79
-21
-4,59
Thương nghiệp,
dịch vụ
455
26,75
428
28,19
-27
-5,93
Ngành khác
342
20,11
321
21,15
-21
-6,14
Tổng
446
26,22
332
21,87
-114
-25,56
1.701
100,00
1.518
100,00
-183
-10,76
1.Trồng trọt
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Đức Huệ năm 2012 – 6/2013
Chiếm tỷ trọng cao trong quá hạn của ngân hàng là nợ quá hạn thuộc lĩnh
vực sản xuất nông nghiệp. Có thể thấy tình hình thu nợ ở lĩnh vực này khá tốt,
khách hàng nông hộ luôn mong muốn có thể trả xong nợ ngân hàng càng sớm
càng tốt, vì khi cần họ có thể xin vay lại, vì thế những khoản vay không thu
hồi nợ được là những khoản vay mà nông hộ hoàn toàn không có khả năng
xoay sở. Thực tế tại huyện cho thấy, tình hình sản xuất nông nghiệp,cụ thể là
sản xuất lúa của nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng bên cạnh đó vẫn là
do sư thiếu ý thức của một số thành phần, do trình độ phát triển dân trí trên địa
bàng còn thấp, người vay chưa ý thức được hết trách nhiệm của mình, cũng
như giữ uy tín để có thể tiếp tục vay vốn từ Ngân hàng. Khu vực Đức Huệ gần
sát biên giới Campuchia nên một số người bị sa vào các tệ nạn như bài bạc, đá
gà, buôn lậu…. Và vay vốn để sử dụng cho các hành vi tệ nạn xã hội này. Vì
vậy cán bộ tín dụng cần phải thận trọng hơn trong công tác thẩm định trước
khi cho vay.
53
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN ĐỨC HUỆ
5.1 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY
- Bên cạnh việc huy động vốn vào ngân hàng thì ngân hàng phải nổ lực
tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để tránh đồng tiền bị đóng
băng, làm tăng doanh thu và lợi nhuận thì ngân hàng phải có những biện pháp
thực sự phù hợp giữa việc huy đồng vốn và sử dụng vốn nhằm mang lại hiệu
quả kinh doanh càng cao, sau đây là một số giải pháp:
- Mở rộng thêm các đối tượng khách hàng bên cạnh lĩnh vực nông
nghiệp, cụ thể tại địa phương một ngành dịch vụ như trang trại kết hợp nhà
hàng, quán ăn sinh thái, cơ sở chế biến nông sản cũng có nhiều triển vọng.
Hiện nay do kinh tế xã hội ngày càng phát triển, sản xuất càng tăng trưởng nên
nhu cầu về vốn của người dân cũng ngày càng phong phú.
- Thành lập bộ phận Tư vấn tại Ngân hàng để điều tra nhu cầu và thăm
dò ý kiến khách hàng đã, đang và chưa từng vay vốn Ngân hàng nhằm nắm bắt
được nguyện vọng, nhu cầu của khách hàng để đáp ứng kịp thời nhu cầu
khách hàng để tăng doanh số cho vay tại chi nhánh, ngoài ra còn để hướng dẫn
khách hàng ghi hồ sơ, kiểm tra các thủ tục giấy tờ nhằm giúp cán bộ tín đỡ
mất thời gian. Bên cạnh đó Tổ tư vấn này cũng có nhiệm vụ theo dõi khách
hàng về tư cách, nhu cầu, quá trình sử dụng vốn của khách hàng từ những
thông tin đã khai thác ban đầu
- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định : Bổ sung thêm cán bộ chuyên
trách về khâu thẩm định vì hiện tại cán bộ tín dụng phải đảm nhiệm việc đi
đến từng xã để thẩm định, trong khi công việc tại Ngân hàng đã quá tải một
người phải quản lí gần 1800 hồ sơ, tổ tín dụng chỉ có 4 người và 1 trưởng
phòng . Nâng cao kiến thức hiểu biết về pháp luật cho cán bộ viên chức như
luật các tổ chức tín dụng, luật đất đai, luật doanh nghiệp, luật dân sự… nhằm
giúp cho cán bộ thực hiện tốt công việc của mình. Nên kiến nghị với ngân
hàng cấp trên để phân bổ thêm cán bộ tín dụng về ngân hàng hoặc tuyển dụng
thêm nhân viên tín dụng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong hoạt động
tín dụng của ngân hàng. Trang bị thêm trang thiết bị, máy móc nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ ngân hàng, đồng thời nâng cao trình độ
tin học để quản lý hồ sơ trên máy giúp cho ngân hàng quản lý và truy cập
nhánh chóng hồ sơ khách hàng,
54
5.2 BIỆN PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC THU NỢ
Hiện nay chi nhánh chủ yếu cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp. Một
ngành nghề mà thu nhập của khách hàng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự
nhiên, giá cả nông sản rất nhạy cảm với những biến động của thị trường. Vì
vậy, Ngân hàng có thể áp dụng một số biện pháp sau để nâng cao khả năng thu
hồi nợ:
- Thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn: Đối với thu nợ theo
thời hạn, sau khi cho vay cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra quá
trình sử dụng vốn vay của khách hàng, bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh
của khách hàng, thường xuyên theo dõi sự biến động giá cả cũng như nhu cầu
của thị trường trong và ngoài nước. Đối với một số ngành sản xuất mang tính
thời vụ, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải nắm được khi nào nhu cầu vốn của khách
hàng tăng cao, khi nào khách hàng có vốn nhàn rỗi để định kỳ hạn trả nợ.
- Thành lập tổ thu nợ tại mỗi xã để thuận tiện cho việc thu nợ và xử lý rủi
ro. Theo tình hình của Ngân hàng tại phòng tín dụng hiện nay một cán bộ tín
dụng phải quản lý khoảng 3 xã, gần 1800 bộ hồ sơ. Do đó công tác thu nợ gặp
không ít khó khăn. Tổ thu nợ này có thể là các cán bộ, muốn làm thêm vào
ngày thứ 7 Chủ nhật. Công việc của họ là vừa hổ trợ cán bộ tín dụng giám sát
quá trình sử dụng vốn, vừa đến nhắt nhở và gửi giấy báo nợ đến khách hàng.
Đối với các hộ nông dân hoặc người đại diện ở xã, ấp, ngân hàng nên trích
một khoản tiền hoa hồng để họ tích cực, tận tình giúp đở cán bộ hoàn thành
công việc của mình.
- Gia hạn nợ tùy đối tượng khách hàng: Xem xét thực tế khả năng và
trường hợp khách hàng chưa trả nợ đúng hạn. Tùy trường hợp mà cho khách
hàng gia hạn nợ sẽ tốt hơn cho cả 2 bên, khách hàng có thể tiếp tục hoạt động
kinh doanh, phục hồi những biến cố xảy ra, còn Ngân hàng vẫn đảm bảo thu
được nợ.
5.3 BIỆN PHÁP HẠN CHẾ NỢ XẤU
- Can thiệp kịp thời, nghiêm khắc với các trường hợp sử dụng vốn sai mục
đích với hợp đồng tín dụng ban đầu Như đã tìm hiểu từ thực tế do sự thiếu ý
thức của một số thành phần, do trình độ phát triển dân trí trên địa bàng còn
thấp, người vay chưa ý thức được hết trách nhiệm của mình, cũng như giữ uy
tín để có thể tiếp tục vay vốn từ Ngân hàng. Khu vực Đức Huệ gần sát biên
giới Campuchia nên một số người bị sa vào các tệ nạn như bài bạc, đá gà,
buôn lậu…. Và vay vốn để sử dụng cho các hành vi tệ nạn xã hội này. Vì vậy
cán bộ tín dụng cần phải thận trọng hơn trong công tác thẩm định trước khi
cho vay. Và đặc biệt cần phải theo dõi quá trình sử dụng vốn của nông hộ.
55
Quá trình tín dụng là một quá trình từ giải ngân cho đến khi khách hàng trả hết
nợ. Chính vì thế, sau khi giải ngân ngân hàng cần phải quan tâm theo dõi sâu
xát tình hình sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích đã thỏa thuận hay
không, tránh trường hợp khách hàng sử dụng sai mục đích sẽ ảnh hưởng đến
khả năng trả nợ của khách hàng. Điều đó có nghĩa nhân viên ngân hàng, cụ thể
là các CBTD phải kiểm tra theo dõi quá trình sử dụng vốn vay của khách
hàng, giám sát khách hàng để phát hiện những trường hợp sử dụng vốn sai
mục đích và có các biện pháp cưỡng chế, hướng dẫn kịp thời.
- Theo dõi tình hình trả nợ, lãi của khách hàng: Cán bộ tín dụng cần phối
hợp với phòng kế toán nhiều hơn để theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng
đồng thời nắm được nợ đến hạn của khách hàng mà thông báo đôn đốc khách
hàng trả nợ.
- Phân loại nợ xấu theo nguyên nhân để có hướng xử lý thích hợp: Do
khách hàng không có thiện chí trả nợ hay là do các yếu tố khách quan, để xử
lý theo trường hợp thỏa thuận hay nhờ pháp luật can thiệp. Đa số người dân ở
đây trình độ dân trí thấp, chưa ý thức được trách nhiệm pháp lý của họ. Ngân
hàng giải thích và thuyết phục họ, không nên để òa án xử lý, vì chi phí án phí
rất cao, tài sản phát mãi tính theo giá nhà nước, trong khi số tiền họ thiếu ngân
hàng không nhiều lắm, họ chính là những người chịu thiệt hại nhất nếu đưa ra
Pháp luật.
- Ngân hàng nên xem xét giải quyết nạn quá tải công việc của cán bộ tín
dụng tại chi nhánh hiện nay. Để cán bộ tránh khỏi trường hợp không có đủ
thời gian mà làm một cách cẩu thả bỏ qua các khâu thẩm định ban đầu. Vì nếu
làm tốt các khâu thẩm định trước khi cho vay, và kiểm định quá trình sử dụng
vốn thì thì sẽ không xảy ra vấn đề nợ xấu Tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên
của Ngân hàng được học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tinh thông về
nghiệp vụ, có khả năng đánh giá xu hướng biến động tình hình kinh tế xã hội.
56
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Với chức năng là trung gian tín dụng chi nhánh của NHNo & PTNT chi
nhánh huyện Đức Huệ - Long An đã huy động và cung cấp vốn cho nông dân,
các tổ chức kinh tế địa phương để mở rộng về qui mô và hình thức sản xuất,
góp phần nâng cao năng suất sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng nông
sản làm tăng thu nhập cho nông dân và lợi nhuận cho các ngành kinh tế địa
phương, ba năm qua Ngân hàng đã cố gắng hết sức để đáp ứng nhu cầu vốn
của bà con nông dân để tăng gia, mở rộng sản xuất nông nghiệp nhằm nâng
cao đời sống người dân và từng bước góp phần thực hiện công cuộc đổi mới
toàn diện đất nước. Bên cạnh đó, chi nhánh đang tăng doanh số cho vay các
ngành thương nghiệp, dịch vụ và tiêu dùng để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu
đầu tư phát triển kinh tế của địa phương. Ngoài ra, dư nợ của Ngân hàng luôn
tăng qua 3 năm, đã góp phần quan trọng vào việc cung ứng vốn cho bà con
nông dân, hỗ trợ vốn cho các tầng lớp dân cư đồng thời nhờ đó tác động tích
cực đến việc khai thác các thế mạnh, tiềm năng kinh tế của địa phương.
Nhìn một cách tổng quát hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT chi
nhánh Đức Huệ - Long An đã đang đi đúng hướng. Việc cần làm là phát huy
những thành tích đã đạt được khẩn trương và ra sức khắc phục những yếu kém
còn tồn tại để đảm bảo hoạt động tín dụng của Ngân hàng có được sự phát
triển lành mạnh và bền vững. Tín dụng trong nông thôn tạo ra thu nhập, lợi
nhuận cho Ngân hàng, tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao
trong toàn bộ hoạt động cho vay của Ngân hàng. Cho nên có thể nói thu nhập,
lợi nhuận của Ngân hàng trong thời gian qua là do sự đóng góp to lớn của tín
dụng này.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn phát sinh nhiều trở ngại, khó
khăn do sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các ban ngành. Nhưng không vì lý do
này mà Ngân hàng không đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, Ngân hàng sẽ luôn
bám sát thị trường truyền thống này, sẽ luôn là người bạn đồng hành kề vai sát
cánh với nông dân trong những lúc khó khăn về vốn. Bám sát thị trường này
còn vì lý do cạnh tranh trong xu thế hiện nay.
Qua kết quả điều tra và phân tích cho thấy đa số nông hộ điều tham gia
vào lĩnh vực nông nghiệp chỉ một số ít hộ là hoạt động kinh doanh, đối tượng
sản xuất chủ yếu của hộ là sản xuất lúa, làm vườn, chăn nuôi nhỏ lẻ. Nguồn
vốn sản xuất một phần là nguồn vốn tự có của gia đình và một phần là vốn vay
của Ngân hàng. Sản xuất của nông hộ đạt hiệu quả cao nhưng do giá cả thị
57
trường biến động liên tục, thu nhập tăng nhưng chi tiêu và chi phí sản xuất
cũng tăng. Vì vậy, làm cho hộ nông dân không thoát khỏi vòng lẩn quẩn của
sự thiếu hụt về nguồn vốn sản xuất. Tuy nhiên việc vay vốn tại Ngân hàng đã
tạo điều kiện thuận lợi cho nông hộ mở rộng được quy mô sản xuất, đáp ứng
kịp thời cho mùa vụ, dự trữ được nguồn nguyên liệu cho việc sản xuất . Vì vậy
Ngân hàng nên tạo điều kiện cho các hộ nông dân có ý tưởng đổi mới phương
thức, cơ cấu sản xuất, như việc kết hợp giữa trang trại và quán ăn sinh thái, các
xưởng chế biến nông sản,…. Đây là những khách hàng tiềm năng, nên chú ý
khai thác để mở rộng quy mô cho vay.
Tóm lại, trong giai đoạn 2010 - 6/2013, NHNo & PTNT huyện Đức Huệ,
Long An đã đạt được các chỉ tiêu mà cấp trên đã đề ra dù trong giai đoạn này
ngành ngân hàng phải hứng chịu những tác động từ sự khó khăn của nền kinh
tế, ngân hàng tập trung và đẩy mạnh hỗ trợ vốn cho nông dân phục vụ sản xuất
nông nghiệp. Tuy nhiên thực trạng hiện nay cho thấy, vẫn còn khá nhiều bà
con nông dân nghèo, không có đất chưa thể tiếp cận được tín dụng ngân hàng.
Với những thành tích đặt được trong quý 3 “thống kê đến 31/10/2013 những
hộ nông dân vay vốn để chuyển đổi canh tác đã làm ăn có hiệu quả ngoài việc
hoàn trả toàn bộ số vốn vay các hộ này còn trở thành khách hàng gửi tiền của
Ngân hàng giúp cho doanh số huy động của Ngân hàng đạt 251 tỷ đồng đạt
104% kế hoạc năm”. Hồ Tấn Kha, 2013. Agribank Chi nhánh huyện Đức Huệ
tỉnh Long An đẩy mạnh việc đầu tư tín dụng cho "Tam nông" <
http://agribank.com.vn/31/820/tin-tuc/hoat-dongagribank/2013/11/7123/agribank-chi-nhanh-huyen-duc-hue-tinh-long-an-daymanh-viec-dau-tu-tin-dung-cho--tam-nong---15-11-2013-.aspx>. [ Ngày truy
cập: 15/11/2013]. Đây là một thông tin chứng tỏ việc đầu tư vốn cho nông
nghiệp là một lối đi đúng đắn mang lại hiệu quả cao.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với chính phủ và các cấp chính quyền địa phương
Các biện pháp để hổ trợ Ngân hàng: Từ các giải pháp đã đề ra cho
Ngân hàng để thực hiện được phải nhờ đến sự hổ trợ thiết thực từ phía chính
quyền địa phương.
-. UBND các xã, thị trấn cần xem xét và quản lí chặt chẽ hơn khi cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp xin vay vốn của Ngân hàng.
Tránh những trường hợp sai sót khiến Ngân hàng phải gặp khó khăn trong quá
trình quản lý hồ sơ vay, và những trường hợp phải phát mãi tài sản.
58
- Cần công khai những vùng có qui hoạch phát triển kinh tế nhằm giúp
Ngân hàng nắm được những thông tin chính xác để cho vay đúng đối tượng,
tránh rủi ro.
Các biện pháp để hổ trợ nông dân: Nhằm giúp người dân sử dụng
nguồn vốn đúng mục đích và có hiệu quả, chính quyền địa phương cũng nên
hổ trợ một số vấn đề sau:
Xử lý nhanh các thủ tục hành chính như xác nhận các giấy tờ cho nông
dân trong quá trình vay vốn. Tạo điều kiện cho nông dân khi, xác nhận hồ sơ
vay, UBND các xã, thị trấn cần phải giải quyết nhanh và chính xác, giảm
phiền hà đi lại nhiều cho nhân dân
- Đẩy mạnh công tác khoa học kỹ thuật, đưa tới cho người dân các loại
giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao và ổn định nhằm tạo điều kiện để
hạ giá thành sản phẩm nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh với nước ngoài.
Cần tạo điều kiện để tiêu thụ hết lượng nông sản hằng năm do hộ sản xuất ra.
Đồng thời giúp họ ổn định giá nông sản để nông dân yên tâm sản xuất, như
việc hướng dẫn nông dân cùng các tổ chức thương mại kí kết hợp đồng tiêu
thụ sản phẩm nhằm hạn chế dược rủi ro cho người nông dân
- Cần phải cải thiện mạng lưới giao thông nông nông thôn, tạo điều kiện
thuận lợi cho đi lại cũng như giao lưu kinh tế giữa các vùng nông thôn với
nhau. Hiện tại các tuyến đường giữa các xã còn rất hoang sơ, đi lại rất khó
khăn.
- Phải phát triển thị trường và đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu. Vì
địa phương có rất nhiều loại nông sản nếu biết khai thác và chế biến, tìm hiểu
thị hiếu của người tiêu dùng để có thể đem lại giá trị kinh tế cao.
6.2.2 Đối với NHNo & PTNT Việt Nam
- Ngân hàng NHNo & PTNT Việt Nam cần có chính sách cho vay ưu đãi
dành cho các chi nhánh NHNo & PTNT hoạt động ở những vùng kinh tế khó
khăn như huyện Đưc Huệ, tỉnh Long An.
Các chi nhánh NHNo & PTNT hoạt động chủ yếu là lĩnh vực nông
nghiệp, đặc trưng của lĩnh vực nông nghiệp là tính thời vụ cao. Do khi đến
mùa vụ thì nhu cầu vay vốn của nông dân rất cao, Ngân hàng không thể huy
động kịp để đáp ứng như cầu của nông dân. Vì vậy rất cần đến sự hổ trợ cho
vay phía Ngân hàng nhà nước với những tiêu chí cụ thể như sau:
+ Lãi suất cho vay phải thích hợp để các chi nhánh NHNo & PTNT cho
nông dân vay lại với lãi suất chấp nhận được mà Ngân hàng không bị lỗ.
59
+ Thời hạn cho vay đủ dài để Ngân hàng có thể khắc phục được những
bất lợi do yếu khách quan như thời tiết, dịch bệnh gây ra.
+ Các khoản vay phải nhanh chóng, kịp thời tạo điều kiện thuận lợi để
Ngân hàng có thể cho nông dân vay lại để tiêp tục duy trì, ổn định quá trình
sản xuất.
60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng thương
mại, NXB Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
2. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, NXB
Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
3. Nguyễn Thị Thùy Trang, 2008.Phân tích tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh
nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cái Bè. Luận
văn tốt nghiệp Đại học. Đại học Cần Thơ.
4. Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng
phục
vụ
phát
triển
nông
nghiệp,
nông
thôn.. [Ngày truy cập: 10 tháng 10
năm 2013].
5. Hồ Tấn Kha ,2013. Agribank Chi nhánh huyện Đức Huệ tỉnh Long An đẩy
mạnh
việc
đầu
tư
tín
dụng
cho
"Tam
nông"
<
http://agribank.com.vn/31/820/tin-tuc/hoat-dongagribank/2013/11/7123/agribank-chi-nhanh-huyen-duc-hue-tinh-long-an-daymanh-viec-dau-tu-tin-dung-cho--tam-nong---15-11-2013-.aspx>.
[ Ngày truy cập: 15/11/2013]
6. Xuân Hưng, 2012. Nông nghiệp, nông thôn là cứu cánh khi kinh tế suy
thoái.. [Ngày truy cập : 10 tháng 10 năm 2013].
61
62
63
[...]... cao hoạt động tín dụng nông hộ của Ngân hàng 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình hoạt động tín dụng nông hộ của Ngân hàng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.Thông qua đó để đề xuất một số biện pháp 1 nhằm nâng cao hoạt động tín dụng nông hộ nói riêng và hoạt động tín dụng của Ngân hàng nói chung 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Phân tích hoạt động tín dụng nông hộ của ngân. .. NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN ĐỨC HUỆ, TỈNH LONG AN 3.1 KHÁI QUÁT VỀ NHNo & PTNT CHI NHÁNH ĐỨC HUỆ 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Đức Huệ Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Đức Huệ được thành lập từ ngày 19/06/1998 Trụ sở chính: đường 839 Khu vực II, thị trấn Đông Thành, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An Điện thoại:... sử dụng một số chỉ tiêu phân tích như: hệ số thu nợ nông hộ, vòng quay vốn tín dụng nông hộ, tỷ lệ nợ xấu nông hộ trên tổng dư nợ nông hộ Mục tiêu 3 : Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng nông hộ của Ngân hàng Sau khi phân tích mục tiêu 1 và mục tiêu 2, sẽ đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng nông hộ của Ngân hàng 7 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ... PTNT chi nhánh Đức Huệ, Long An giai đoạn 2010 – 2012 17 3.3.2 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNN chi nhánh Đức Huệ - Long An giai đoạn 6/2012 – 6/2013 20 3.4 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN ĐỨC HUỆ, TỈNH LONG AN TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6/2013 21 3.4.1 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh Đức Huệ,. .. LONG AN .26 ix 4.1.PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG HỘ TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN ĐỨC HUỆ - LONG AN GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 26 4.1.1 Phân tích doanh số cho vay tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Đức Huệ ,tỉnh Long An giai đoạn 2010 -2012 26 4.1.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng .26 4.1.1.2 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế 27 4.1.2 Phân tích doanh số thu nợ tại. .. quát tình hình nguồn vốn của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Đức Huệ, tỉnh Long An giai đoạn 2010 đến 2012 .13 3.2.2 Khái quát tình hình nguồn vốn của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Đức Huệ, tỉnh Long An giai đoạn 6/2012 – 6/2013 16 3.3 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGUỒN VỐN CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN ĐỨC HUỆ, TỈNH LONG AN TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6/2013 .17 3.3.1 Khái quát tình hình sử dụng. .. 4.1.4 Phân tích nợ quá hạn tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Đức Huệ tỉnh Long An giai đoạn 2010 – 2012 39 4.1.4.1 Phân tích nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng 40 4.1.4.2 Nợ quá hạn theo ngành kinh tế .41 4.2 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN ĐỨC HUỆ - LONG AN GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 44 4.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ... XUẤT TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN ĐỨC HUỆ - LONG AN GIAI ĐOẠN 6 THÁNG 2013 46 4.3.1 Phân tích doanh số cho vay tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Đức Huệ tỉnh Long An giai đoạn 6 tháng 2013 46 4.3.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng .46 4.3.1.2 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế 47 4.3.2 Phân tích doanh số thu nợ tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Đức Huệ tỉnh Long. .. đối tượng cụ thể như sau: Hộ sản xuất và những cá nhân có nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái quát về tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng và tín dụng ngân hàng Tín dụng là một hoạt động ra đời và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hóa Tín dụng là một hệ thống các quan hệ phân phối theo nguyên tắc... nợ nhanh hay chậm Vòng quay vốn tín dụng nông hộ được xác định bằng công thức: Doanh số thu nợ nông hộ Vòng quay vốn tín dụng nông hộ = (2.2) Dư nợ nông hộ bình quân Trong đó, dư nợ nông hộ bình quân bằng : Dư nợ nông hộ đầu năm + Dư nợ nông hộ cuối năm 2 2.1.4.3 Tỷ lệ quá hạn nông hộ trên tổng dư nợ nông hộ Tỷ lệ nợ quá hạn nông hộ được tính bằng công thức: Nợ quá hạn nông hộ ( 2.3) Dư nợ nông hộ Là