NĂM 2010 ĐẾN 6/2013
3.4.1. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNN chi nhánh Đức Huệ - Long An giai đoạn 2010 -2012
Bảng 3.5: Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT chi nhánh Đức Huệ - Long An giai đoạn 2010 – 2012
Đvt: triệu đồng
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Đức Huệ 2010 – 2012
Nhận xét
Dựa vào bảng trên ta thấy lợi nhuận của Ngân hàng tăng giảm không liên tục trong ba năm. Cụ thể là giảm nhẹ vào năm 2012, lợi nhuận giảm là do tốc độ tăng của doanh thu chậm hơn so với tốc độ tăng của chi phí
Chỉ tiêu
Năm So sánh chênh lệch
2010 2011 2012 2011 - 2010 2012 - 2011 Số
tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
Tổng thu nhập 52.194 57.391 62.125 5.197 9,96 4.734 8,25
Tổng chi phí 28.287 30.892 32.894 2.605 9,21 2.002 6,48
22
Doanh thu
Dựa vào hình trên ta thấy doanh thu của Ngân hàng tăng liên tục qua ba năm. Đạt được kết quả này là do Ngân hàng có chính sách phù hợp trong công tác huy động vốn và chính sách cho vay như chính sách về lãi suất, chính sách ưu đãi khi cho vay, các chương trình khuyến mãi....Bên cạnh đó Ngân hàng còn nâng cao các hoạt động dịch vụ cho khách hàng và thu hút ngày càng nhiều khách hàng lớn có uy tín làm cho hoạt động tín dụng thu từ cho vay của Ngân hàng ngày càng tăng làm cho tổng thu nhập của Ngân hàng cũng tăng lên, vì khoản thu từ lãi cho vay là khoản thu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của Ngân hàng. Ngoài ra còn có các hoạt động dịch vụ như: Chuyển đổi ngoại tệ, dịch vụ thẻ (ATM, Visa Card,...), chuyển tiền, bảo lãnh,...tuy có tăng qua các năm nhưng chưa đủ bù đắp lại những chi phí mà Ngân hàng đã bỏ ra cho các hoạt động này như: Lắp đặt thêm máy ATM. Năm 2011 Sở dĩ tốc độ tăng trưởng thu nhập khá cao như vậy là do Ngân hàng đã kết hợp thành công giữa công tác mở rộng tăng cường cho vay và công tác kiểm tra, đôn đốc thu lãi các khoản vay đúng hạn. Nhưng đến năm 2012 vẫn tăng nhưng tốc độ tăng lại nhỏ hơn so với năm 2011 là năm 2012 là một năm đầy khó khăn đối với bà con nông dân huyện Đức Huệ, khi mùa lũ tràn về sớm khiến bà con trở tay không kịp làm tổn thất rất lớn đến hoạt động chăn nuôi, sản xuất, kéo theo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng bị phần nào ảnh hưởng xấu.
Chi phí
Cùng với sự biến động của các khoản doanh thu thì các khoản chi phí của ngân hàng cũng tăng lên tương ứng. Tổng chi phí của Ngân hàng bao gồm nhiều khoản như chi trả lãi, chi dịch vụ, chi lương, chi tài sản , chi dự phòng rủi ro và các khoản chi khác. Có rất nhiều nguyên nhân làm cho tổng chi phí tăng lên như: chênh lệch lãi suất đầu ra và đầu vào tăng, chi mua sắm và khấu hao tài sản cố định, chi dự phòng rủi ro tăng. Bên cạnh đó năm 2012 Ngân hàng đã đầu tư để trang bị máy móc, sửa chửa cơ sở hạ tầng cho phòng giao dịch ở xã Mỹ Thạnh Đông nên đã làm cho tổng chi phí của Ngân hàng tăng cao.
Lợi nhuận
Lợi nhuận là một trong số nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường nói chung. Các Ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề là thực hiện tốt mục tiêu kế hoạch đề ra, mục tiêu kế hoạch chung của ngành và mục đích cuối
23
cùng là đạt được lợi nhuận tối ưu với rủi ro thấp nhất. Dựa vào bảng trên ta thấy lợi nhuận của Ngân hàng tăng liên tục trong ba năm.
3.4.2. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNN chi nhánh Đức Huệ - Long An giai đoạn 6/2012 – 6/2013
Bảng 3.6: Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT chi nhánh Đức Huệ - Long An giai đoạn 6/2012 – 6/2013
Đvt: triệu đồng
Nguồn: Phòng kế toán NHNo & PTNT Đức Huệ năm 6/2012 – 6/2013
Đến tháng 6/2013 lợi nhuận của ngân hàng đạt 12.813 triệu đồng, tăng chiếm khoảng 12,47% so với năm 2012, tình hình hoạt động kinh doanh đã có nhiều chuyển biến tích cực cụ thể là lợi nhuận đã tăng vọt so với năm 2012 . Nhưng chi phí đến 6/2013 lại tăng mộ cách đáng kể là do Ngân hàng xây dựng nới rộng phòng giao dịch Mỹ Qúy Tây, đồng thời cũng trang bị thêm một số may móc trang thiết bị Do Ngân hàng mở rộng cho vay tăng thu dịch vụ, một phần là do đời sống người dân đã được cải thiện do thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phù hợp đúng hướng mang lại lợi nhuận cao, góp phâng thúc đẩy kinh tế địa phương ngày một đi lên, trong đó NHNo & PTNT chính là bộ mặt phản ánh rõ quá trình phát triển kinh tế của huyện nhà.
Kết quả này khá tốt với chỉ nửa năm đầu, với tình hình gần đến cuối năm bà con nông dân đang vào mùa thu hoạch các loại nông sản như chanh, hoa hiên lý, đậu phọng, mía, nấm rơm,…Năm nay nhờ sự phối hợp hổ trợ của hộ khuyến nông, bà con canh tác rất được mùa, năng suất cao hơn mọi năm, năm nay bà con sẽ đạt lợi nhuận cao hơn mọi năm . Chính vì thế, nhiều khả năng cuối năm 2013 lợi nhuận ngân hàng có thể sẽ tăng trưởng cao hơn nữa.
Chỉ tiêu
Năm So sánh chênh lệch 6/ 2012 6/2013 6/2012 – 6/2013 Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ %
Tổng thu nhập 30.321 35.916 5.595 18,45
Tổng chi phí 18.929 23.103 4.174 22,05
24
3.5. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG. ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG.
3.5.1. Thuận lợi
- Ngân hàng chỉ phục vụ hầu hết là nông dân, các món vay nhỏ lẽ nên khi có xảy ra nợ quá hạn thì chỉ nhỏ lẻ không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của Ngân hàng
- Trụ sở NHNo & PTNT chi nhánh huyện Đức Huệ - Long An đặt tại thị trấn, đường giao thông tiện cho khách hàng đến giao dịch và thuận lợi
- Ngân hàng có hệ thống cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ, hiện đại có thể đáp ứng tốt nhu cầu giao dịch của khách hàng, trụ sở khang trang tạo niềm tin cho khách hàng trong việc gửi tiền, mở tài khoản,… Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin đã hổ trợ đắc lực cho sự phát triển của ngân hàng.
- Thủ tục cho vay đơn giản, dể hiểu, nhanh chóng, vẫn đảm bảo các quy định.
- Hệ thống kế toán được lập trình thành phần mềm máy vi tính hiện đại nên việc tính toán chính xác rất cao, lưu trữ dữ liệu thông tin được bảo mật.
- Ban lãnh đạo với bề dầy kinh nghiệm, có tầm nhìn xa, quản lý sâu sắc, tập thể cán bộ rất nhiệt tình, đoàn kết với không khí làm việc thân thiện.
- Dịch vụ ngân hàng càng được mở rộng, đa dạng hóa dưới nhiều hình thức.
- Ngân hàng đã đầu tư cho vay đến tận thôn ấp, từng nhà của nông dân, góp phần giải quyết việc làm cho số đông lao động ở nông thôn, giúp nâng cao đời sống của người dân, đồng thời đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi trong nông thôn.
3.5.2. Khó khăn
- Huy đông vốn của ngân hàng chưa cao, chỉ tập trung chủ yếu ở thị trấn Đông Thành, còn các nơi đóng trên địa bàn ấp, xã thì khả năng huy động vốn chưa nhiều, nên ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn điều hòa đầu tư cho vay điều này làm giảm lợi nhuận của ngân hàng vì lãi suất vốn điều hòa cao hơn lãi huy động tại chỗ.
- Điều kiện giao thông nông thôn của huyện chưa được các cấp chính quyền quan tâm mở rộng, thế nên các hộ vay vốn phân tán khắp nơi đã gây không ít khó khăn cho cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định và thu nợ,…
25
- Sự tấn công của sâu bệnh, lũ lụt hàng năm cũng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Giá cả nông sản không ổn định, dịch cúm gia cầm gần như đã bị dập tắt nhưng hậu quả ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ chăn nuôi.
- Khách hàng phục vụ chủ yếu là nông dân nên ý thức về nợ vay chưa cao.
- Khách hàng cung cấp thông tin không chính xác gây khó khăn cho việc kiểm tra thu hồi vốn.
26
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG HỘ TẠI NHNo & PTNT HUYỆN ĐỨC HUỆ , TỈNH LONG AN 4.1. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG HỘ TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN ĐỨC HUỆ - LONG AN GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
4.1.1. Phân tích doanh số cho vay tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Đức Huệ, tỉnh Long An giai đoạn 2010 -2012
Doanh số cho vay là tổng số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một khoảng thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện qui mô tăng trưởng của công tác tín dụng. Nếu Ngân hàng có nguồn vốn mạnh thì doanh số cho vay có thể cao hơn nhiều lần so với các Ngân hàng có nguồn vốn nhỏ. Do bản chất của hoạt động tín dụng là “đi vay để cho vay”, vì thế với nguồn vốn huy động được trong mỗi năm Ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn
4.1.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng
Bảng 4.1: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng giai đoạn 2010 - 2012 Đvt: triệu đồng
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Đức Huệ năm 2010 - 2012
Chỉ tiêu Năm So sánh chênh lệch 2010 2011 2012 2011 - 2010 2012 - 2011 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Ngắn hạn 354.048 82,10 377.099 83,21 400.395 80,12 23.051 6,51 23.296 6,18 Trung hạn 77.192 17,90 86.090 16,79 51.350 16,88 9.717 12,59 - 13.260 - 15,40 Tổng cộng 431.240 100,00 463.189 100,00 499.745 100,00 31.949 7,41 36.556 7,89
27
Doanh số cho vay ngắn hạn.
Khoản mục này tăng qua các năm, Doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay (trên 75%) là do khách hàng chính của Ngân hàng là hộ nông dân với mục đích sử dụng như: Trồng trọt, kinh tế tổng hợp, chăn nuôi,... Đây là những đối tượng vay vốn ngắn hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất của mình. Ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn là bởi vì ít rủi ro, thời gian quay vòng vốn nhanh, đảm bảo tính thanh khoản cao cho Ngân hàng, khả năng thu nợ là rất lớn.
Doanh số cho vay trung hạn
Xét về cơ cấu thì tỷ trọng của doanh số cho vay trung hạn tăng giảm không liên tục qua các năm, vì cho vay trung hạn chủ yếu là cho vay mua máy nông nghiệp, sửa chửa nhà, xuất khẩu lao động nước ngoài,... các khoản này vay nhiều vào những năm trước nhưng khi đã trang bị đầy đủ các thiết bị công cụ về sau những đối tượng này vay ít lại. Bên cạnh đó giá cả biến động liên tục nên nhu cầu sửa chửa nhà, xây dựng bị thay đổi. Ngoài ra những năm gần đây tình hình xuất khẩu lao động cũng suy giảm vì hiện tại đã có nhiều khu công nghiệp được xây dựng tại các khu vực lân cận như Đức Hòa, Củ Chi đã giúp người dân có công ăn việc làm ổn định. Nên tỷ trọng của DSCV trung hạn tăng giảm không ổn định qua các năm.
Nhìn chung: Xét về cơ cấu doanh số cho vay, Doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay (trên 75%) là do khách hàng chính củaNgân hàng là hộ nông dân với mục đích sử dụng như: Trồng trọt, kinh tế tổng hợp, chăn nuôi,... Đây là những đối tượng vay vốn ngắn hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất của mình. Ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn là bởi vì ít rủi ro, thời gian quay vòng vốn nhanh, đảm bảo tính thanh khoản cao cho Ngân hàng, khả năng thu nợ là rất lớn.
4.1.1.2. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế
Phân tích doanh số cho vay theo ngành nghề kinh doanh ta sẽ phân tích xem việc Ngân hàng đầu tư cho vay với qui mô cụ thể của từng ngành nào nổi trội nhất và hiệu quả hoạt động của mỗi ngành ra sao cũng như hiệu quả tín dụng mà Ngân hàng đạt được.
28
Bảng 4.2: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế giai đoạn 2010 - 2012
Đvt: triệu đồng
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Đức Huệ năm 2010 - 2012
Chỉ tiêu Năm So sánh chênh lệch 2010 2011 2012 2011 - 2010 2012 - 2011 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Nông nghiệp ( 1 + 2 ) 321.575 74,57 340.027 73,41 365.913 73,22 18.452 5,74 25.886 7,61 1.Trồng trọt 273.621 63,45 270.317 58,36 285.904 57,21 -3.304 -1,21 15.587 5,77 2.Chăn nuôi 47.954 11,12 69.710 15,05 80.009 16,01 21.756 45,37 10.299 14,77 Thương nghiệp, dịch vụ 38.208 8,86 51.043 11,02 67.566 13,52 12.835 33,59 16.523 32,37 Ngành khác 71.111 16,49 72.119 15,57 66.266 13,26 1.008 1,41 -5.853 -8,16 Tổng 431.240 100,00 463.189 100,00 499.745 100,00 31.949 7,41 36.556 7,89
29
Nông nghiệp
Hoạt động chính của Ngân hàng là tập trung đầu tư vào ngành nông nghiệp cho nên DSCV của ngành này chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng DSCV luôn đạt trên 70%, do áp dụng theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP “Về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” , Ngân hàng tiếp tục mở rộng cho vay vào sản xuất nông nghiệp, người dân tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sản xuất của mình nên DSCV nông nghiệp của Ngân hàng tiếp tục tăng cao. Điều này đã tạo một hiêu ứng rất tốt vì mang lại hiệu quả cao, có tác động tích cực đến đời sống người dân, bên cạnh việc tăng doanh thu và lợi nhuận cho Ngân hàng, và cũng là một trong những sự kiện nổi bật của NHNo & PTNT chi nhánh Đức Huệ, Long An. Dưới sự lãnh chỉ đạo của Ban Giám Đốc tiếp tục đầu tư cho nông dân để có nguồn vốn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với vùng đất nhiễm phèn nặng này. Đi đầu trong việc chuyển đổi giống cây trồng là ở xã Bình Hòa Nam đã chuyển từ cây lúa sang trồng chanh đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với vùng đất phèn nặng đời sống của người dân được cải thiện, từ những hộ luôn quá hạn, nay trở thành những khách hàng có khả năng trả nợ tốt, và có những hộ từ chỉ vay vốn đến nay đã trở thành khách hàng tiền gửi. Bên cạnh trồng chanh thì nhiều hộ đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư mua bình hạ thế, máy phát điện, máy bơm nước, cùng vật tư nông nghiệp khác để phục vụ cho việc chuyển đổi cây trồng như đu đủ, dưa hấu, thiên lý, ớt bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tình hình làm ăn có hiệu quả nên nông dân trả được nợ vòng quay vốn tốt không còn nợ quá hạn nữa.
Có được kết quả khả quan như trên là do Ngân hàng đã mở rộng việc cho vay xuống từng ấp xã thu hút lượng khách hàng ngày càng đông. Mặt khác, Đức Huệ là huyện nghèo và nghề nông là nghề truyền thống chủ yếu là trồng lúa và các loại rau màu.Tuy nhiên những năm gần đây với sự quan tâm kịp thời của các cấp lãnh đạo và hội khuyến nông huyện đã tạo điều kiện cho bà con tiếp cận với khoa học kĩ thuật, thông qua các lớp tập huấn về kỉ thuật trồng chanh, trồng ớt, trồng hoa thiên lý, làm nấm rơm,… Bên cạnh đó là