Bảng 4.17: Nợ quá hạn theo ngành kinh tế giai đoạn 6/2012 – 6/2013
ĐVT:: Triệu đồng
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Đức Huệ năm 2012 – 6/2013
Chiếm tỷ trọng cao trong quá hạn của ngân hàng là nợ quá hạn thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Có thể thấy tình hình thu nợ ở lĩnh vực này khá tốt, khách hàng nông hộ luôn mong muốn có thể trả xong nợ ngân hàng càng sớm càng tốt, vì khi cần họ có thể xin vay lại, vì thế những khoản vay không thu hồi nợ được là những khoản vay mà nông hộ hoàn toàn không có khả năng xoay sở. Thực tế tại huyện cho thấy, tình hình sản xuất nông nghiệp,cụ thể là sản xuất lúa của nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng bên cạnh đó vẫn là do sư thiếu ý thức của một số thành phần, do trình độ phát triển dân trí trên địa bàng còn thấp, người vay chưa ý thức được hết trách nhiệm của mình, cũng như giữ uy tín để có thể tiếp tục vay vốn từ Ngân hàng. Khu vực Đức Huệ gần sát biên giới Campuchia nên một số người bị sa vào các tệ nạn như bài bạc, đá gà, buôn lậu…. Và vay vốn để sử dụng cho các hành vi tệ nạn xã hội này. Vì vậy cán bộ tín dụng cần phải thận trọng hơn trong công tác thẩm định trước khi cho vay.
Chỉ tiêu Năm So sánh chênh lệch 6/2012 6/2013 6/2013 - 6/2012 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Nông nghiệp ( 1 + 2 ) 913 53,67 865 56,98 -48 -5,26 1.Trồng trọt 2.Chăn nuôi 458 26,93 437 28,79 -21 -4,59 Thương nghiệp, dịch vụ 455 26,75 428 28,19 -27 -5,93 Ngành khác 342 20,11 321 21,15 -21 -6,14 Tổng 446 26,22 332 21,87 -114 -25,56 1.701 100,00 1.518 100,00 -183 -10,76
54
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN ĐỨC HUỆ 5.1 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY
- Bên cạnh việc huy động vốn vào ngân hàng thì ngân hàng phải nổ lực tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để tránh đồng tiền bị đóng băng, làm tăng doanh thu và lợi nhuận thì ngân hàng phải có những biện pháp thực sự phù hợp giữa việc huy đồng vốn và sử dụng vốn nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh càng cao, sau đây là một số giải pháp:
- Mở rộng thêm các đối tượng khách hàng bên cạnh lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể tại địa phương một ngành dịch vụ như trang trại kết hợp nhà hàng, quán ăn sinh thái, cơ sở chế biến nông sản cũng có nhiều triển vọng. Hiện nay do kinh tế xã hội ngày càng phát triển, sản xuất càng tăng trưởng nên nhu cầu về vốn của người dân cũng ngày càng phong phú.
- Thành lập bộ phận Tư vấn tại Ngân hàng để điều tra nhu cầu và thăm dò ý kiến khách hàng đã, đang và chưa từng vay vốn Ngân hàng nhằm nắm bắt được nguyện vọng, nhu cầu của khách hàng để đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng để tăng doanh số cho vay tại chi nhánh, ngoài ra còn để hướng dẫn khách hàng ghi hồ sơ, kiểm tra các thủ tục giấy tờ nhằm giúp cán bộ tín đỡ mất thời gian. Bên cạnh đó Tổ tư vấn này cũng có nhiệm vụ theo dõi khách hàng về tư cách, nhu cầu, quá trình sử dụng vốn của khách hàng từ những thông tin đã khai thác ban đầu
- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định : Bổ sung thêm cán bộ chuyên trách về khâu thẩm định vì hiện tại cán bộ tín dụng phải đảm nhiệm việc đi đến từng xã để thẩm định, trong khi công việc tại Ngân hàng đã quá tải một người phải quản lí gần 1800 hồ sơ, tổ tín dụng chỉ có 4 người và 1 trưởng phòng . Nâng cao kiến thức hiểu biết về pháp luật cho cán bộ viên chức như luật các tổ chức tín dụng, luật đất đai, luật doanh nghiệp, luật dân sự… nhằm giúp cho cán bộ thực hiện tốt công việc của mình. Nên kiến nghị với ngân hàng cấp trên để phân bổ thêm cán bộ tín dụng về ngân hàng hoặc tuyển dụng thêm nhân viên tín dụng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trang bị thêm trang thiết bị, máy móc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ ngân hàng, đồng thời nâng cao trình độ tin học để quản lý hồ sơ trên máy giúp cho ngân hàng quản lý và truy cập nhánh chóng hồ sơ khách hàng,
55
5.2 BIỆN PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC THU NỢ
Hiện nay chi nhánh chủ yếu cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp. Một ngành nghề mà thu nhập của khách hàng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, giá cả nông sản rất nhạy cảm với những biến động của thị trường. Vì vậy, Ngân hàng có thể áp dụng một số biện pháp sau để nâng cao khả năng thu hồi nợ:
- Thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn: Đối với thu nợ theo thời hạn, sau khi cho vay cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, thường xuyên theo dõi sự biến động giá cả cũng như nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Đối với một số ngành sản xuất mang tính thời vụ, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải nắm được khi nào nhu cầu vốn của khách hàng tăng cao, khi nào khách hàng có vốn nhàn rỗi để định kỳ hạn trả nợ.
- Thành lập tổ thu nợ tại mỗi xã để thuận tiện cho việc thu nợ và xử lý rủi ro. Theo tình hình của Ngân hàng tại phòng tín dụng hiện nay một cán bộ tín dụng phải quản lý khoảng 3 xã, gần 1800 bộ hồ sơ. Do đó công tác thu nợ gặp không ít khó khăn. Tổ thu nợ này có thể là các cán bộ, muốn làm thêm vào ngày thứ 7 Chủ nhật. Công việc của họ là vừa hổ trợ cán bộ tín dụng giám sát quá trình sử dụng vốn, vừa đến nhắt nhở và gửi giấy báo nợ đến khách hàng. Đối với các hộ nông dân hoặc người đại diện ở xã, ấp, ngân hàng nên trích một khoản tiền hoa hồng để họ tích cực, tận tình giúp đở cán bộ hoàn thành công việc của mình.
- Gia hạn nợ tùy đối tượng khách hàng: Xem xét thực tế khả năng và trường hợp khách hàng chưa trả nợ đúng hạn. Tùy trường hợp mà cho khách hàng gia hạn nợ sẽ tốt hơn cho cả 2 bên, khách hàng có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh, phục hồi những biến cố xảy ra, còn Ngân hàng vẫn đảm bảo thu được nợ.
5.3 BIỆN PHÁP HẠN CHẾ NỢ XẤU
- Can thiệp kịp thời, nghiêm khắc với các trường hợp sử dụng vốn sai mục đích với hợp đồng tín dụng ban đầu Như đã tìm hiểu từ thực tế do sự thiếu ý thức của một số thành phần, do trình độ phát triển dân trí trên địa bàng còn thấp, người vay chưa ý thức được hết trách nhiệm của mình, cũng như giữ uy tín để có thể tiếp tục vay vốn từ Ngân hàng. Khu vực Đức Huệ gần sát biên giới Campuchia nên một số người bị sa vào các tệ nạn như bài bạc, đá gà, buôn lậu…. Và vay vốn để sử dụng cho các hành vi tệ nạn xã hội này. Vì vậy cán bộ tín dụng cần phải thận trọng hơn trong công tác thẩm định trước khi cho vay. Và đặc biệt cần phải theo dõi quá trình sử dụng vốn của nông hộ.
56
Quá trình tín dụng là một quá trình từ giải ngân cho đến khi khách hàng trả hết nợ. Chính vì thế, sau khi giải ngân ngân hàng cần phải quan tâm theo dõi sâu xát tình hình sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích đã thỏa thuận hay không, tránh trường hợp khách hàng sử dụng sai mục đích sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Điều đó có nghĩa nhân viên ngân hàng, cụ thể là các CBTD phải kiểm tra theo dõi quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, giám sát khách hàng để phát hiện những trường hợp sử dụng vốn sai mục đích và có các biện pháp cưỡng chế, hướng dẫn kịp thời.
- Theo dõi tình hình trả nợ, lãi của khách hàng: Cán bộ tín dụng cần phối hợp với phòng kế toán nhiều hơn để theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng đồng thời nắm được nợ đến hạn của khách hàng mà thông báo đôn đốc khách hàng trả nợ.
- Phân loại nợ xấu theo nguyên nhân để có hướng xử lý thích hợp: Do khách hàng không có thiện chí trả nợ hay là do các yếu tố khách quan, để xử lý theo trường hợp thỏa thuận hay nhờ pháp luật can thiệp. Đa số người dân ở đây trình độ dân trí thấp, chưa ý thức được trách nhiệm pháp lý của họ. Ngân hàng giải thích và thuyết phục họ, không nên để òa án xử lý, vì chi phí án phí rất cao, tài sản phát mãi tính theo giá nhà nước, trong khi số tiền họ thiếu ngân hàng không nhiều lắm, họ chính là những người chịu thiệt hại nhất nếu đưa ra Pháp luật.
- Ngân hàng nên xem xét giải quyết nạn quá tải công việc của cán bộ tín dụng tại chi nhánh hiện nay. Để cán bộ tránh khỏi trường hợp không có đủ thời gian mà làm một cách cẩu thả bỏ qua các khâu thẩm định ban đầu. Vì nếu làm tốt các khâu thẩm định trước khi cho vay, và kiểm định quá trình sử dụng vốn thì thì sẽ không xảy ra vấn đề nợ xấu Tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên của Ngân hàng được học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ, có khả năng đánh giá xu hướng biến động tình hình kinh tế xã hội.
57
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Với chức năng là trung gian tín dụng chi nhánh của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Đức Huệ - Long An đã huy động và cung cấp vốn cho nông dân, các tổ chức kinh tế địa phương để mở rộng về qui mô và hình thức sản xuất, góp phần nâng cao năng suất sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng nông sản làm tăng thu nhập cho nông dân và lợi nhuận cho các ngành kinh tế địa phương, ba năm qua Ngân hàng đã cố gắng hết sức để đáp ứng nhu cầu vốn của bà con nông dân để tăng gia, mở rộng sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao đời sống người dân và từng bước góp phần thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Bên cạnh đó, chi nhánh đang tăng doanh số cho vay các ngành thương nghiệp, dịch vụ và tiêu dùng để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế của địa phương. Ngoài ra, dư nợ của Ngân hàng luôn tăng qua 3 năm, đã góp phần quan trọng vào việc cung ứng vốn cho bà con nông dân, hỗ trợ vốn cho các tầng lớp dân cư đồng thời nhờ đó tác động tích cực đến việc khai thác các thế mạnh, tiềm năng kinh tế của địa phương.
Nhìn một cách tổng quát hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh Đức Huệ - Long An đã đang đi đúng hướng. Việc cần làm là phát huy những thành tích đã đạt được khẩn trương và ra sức khắc phục những yếu kém còn tồn tại để đảm bảo hoạt động tín dụng của Ngân hàng có được sự phát triển lành mạnh và bền vững. Tín dụng trong nông thôn tạo ra thu nhập, lợi nhuận cho Ngân hàng, tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao trong toàn bộ hoạt động cho vay của Ngân hàng. Cho nên có thể nói thu nhập, lợi nhuận của Ngân hàng trong thời gian qua là do sự đóng góp to lớn của tín dụng này.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn phát sinh nhiều trở ngại, khó khăn do sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các ban ngành. Nhưng không vì lý do này mà Ngân hàng không đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, Ngân hàng sẽ luôn bám sát thị trường truyền thống này, sẽ luôn là người bạn đồng hành kề vai sát cánh với nông dân trong những lúc khó khăn về vốn. Bám sát thị trường này còn vì lý do cạnh tranh trong xu thế hiện nay.
Qua kết quả điều tra và phân tích cho thấy đa số nông hộ điều tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp chỉ một số ít hộ là hoạt động kinh doanh, đối tượng sản xuất chủ yếu của hộ là sản xuất lúa, làm vườn, chăn nuôi nhỏ lẻ. Nguồn vốn sản xuất một phần là nguồn vốn tự có của gia đình và một phần là vốn vay của Ngân hàng. Sản xuất của nông hộ đạt hiệu quả cao nhưng do giá cả thị
58
trường biến động liên tục, thu nhập tăng nhưng chi tiêu và chi phí sản xuất cũng tăng. Vì vậy, làm cho hộ nông dân không thoát khỏi vòng lẩn quẩn của sự thiếu hụt về nguồn vốn sản xuất. Tuy nhiên việc vay vốn tại Ngân hàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho nông hộ mở rộng được quy mô sản xuất, đáp ứng kịp thời cho mùa vụ, dự trữ được nguồn nguyên liệu cho việc sản xuất . Vì vậy Ngân hàng nên tạo điều kiện cho các hộ nông dân có ý tưởng đổi mới phương thức, cơ cấu sản xuất, như việc kết hợp giữa trang trại và quán ăn sinh thái, các xưởng chế biến nông sản,…. Đây là những khách hàng tiềm năng, nên chú ý khai thác để mở rộng quy mô cho vay.
Tóm lại, trong giai đoạn 2010 - 6/2013, NHNo & PTNT huyện Đức Huệ, Long An đã đạt được các chỉ tiêu mà cấp trên đã đề ra dù trong giai đoạn này ngành ngân hàng phải hứng chịu những tác động từ sự khó khăn của nền kinh tế, ngân hàng tập trung và đẩy mạnh hỗ trợ vốn cho nông dân phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên thực trạng hiện nay cho thấy, vẫn còn khá nhiều bà con nông dân nghèo, không có đất chưa thể tiếp cận được tín dụng ngân hàng. Với những thành tích đặt được trong quý 3 “thống kê đến 31/10/2013 những hộ nông dân vay vốn để chuyển đổi canh tác đã làm ăn có hiệu quả ngoài việc hoàn trả toàn bộ số vốn vay các hộ này còn trở thành khách hàng gửi tiền của Ngân hàng giúp cho doanh số huy động của Ngân hàng đạt 251 tỷ đồng đạt 104% kế hoạc năm”. Hồ Tấn Kha, 2013. Agribank Chi nhánh huyện Đức Huệ tỉnh Long An đẩy mạnh việc đầu tư tín dụng cho "Tam nông" < http://agribank.com.vn/31/820/tin-tuc/hoat-dong-
agribank/2013/11/7123/agribank-chi-nhanh-huyen-duc-hue-tinh-long-an-day-
manh-viec-dau-tu-tin-dung-cho--tam-nong---15-11-2013-.aspx>. [ Ngày truy
cập: 15/11/2013]. Đây là một thông tin chứng tỏ việc đầu tư vốn cho nông nghiệp là một lối đi đúng đắn mang lại hiệu quả cao.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với chính phủ và các cấp chính quyền địa phương
Các biện pháp để hổ trợ Ngân hàng: Từ các giải pháp đã đề ra cho Ngân hàng để thực hiện được phải nhờ đến sự hổ trợ thiết thực từ phía chính quyền địa phương.
-. UBND các xã, thị trấn cần xem xét và quản lí chặt chẽ hơn khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp xin vay vốn của Ngân hàng. Tránh những trường hợp sai sót khiến Ngân hàng phải gặp khó khăn trong quá trình quản lý hồ sơ vay, và những trường hợp phải phát mãi tài sản.
59
- Cần công khai những vùng có qui hoạch phát triển kinh tế nhằm giúp Ngân hàng nắm được những thông tin chính xác để cho vay đúng đối tượng, tránh rủi ro.
Các biện pháp để hổ trợ nông dân: Nhằm giúp người dân sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và có hiệu quả, chính quyền địa phương cũng nên