Xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử tại thư viện đại học y tế công cộng

123 607 1
Xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử tại thư viện đại học y tế công cộng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------- ĐỖ THÙY DƯƠNG XÂY DỰNG, TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC NGUỒN TIN ĐIỆN TỬ TẠI THƯ VIỆN ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------- ĐỖ THÙY DƯƠNG XÂY DỰNG, TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC NGUỒN TIN ĐIỆN TỬ TẠI THƯ VIỆN ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG Chuyên ngành: Mã số: Khoa học Thông tin - Thư viện 60 32 02 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN Người hướng dẫn khoa học: TS. Tạ Bá Hưng T XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG Giáo viên hướng dẫn Chủ tịch hội đồng chấm luận văn thạc sĩ khoa học TS. Tạ Bá Hưng PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Thanh HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài luận văn này, bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận đƣợc sự giúp đỡ, động viên rất nhiều của thầy cô, gia đình và bạn bè. Lời đầu tiên, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS. Tạ Bá Hƣng, ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo tham gia giảng dạy Đại học, sau Đại học tại Khoa Thông tin - Thƣ viện, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, các bạn bè đồng nghiệp và ngƣời thân - những ngƣời đã quan tâm động viên, cổ vũ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Tác giả Đỗ Thùy Dƣơng MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN TIN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG .................................................... 9 1.1. Khái quát chung về nguồn tin điện tử ..................................................... 9 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................ 9 1.1.2. Vai trò của nguồn tin điện tử đối với các cơ sở đào tạo y tế ............... 15 1.1.3. Yếu tố tác động và tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử ...................................................................... 17 1.2. Khái quát về Trƣờng Đại học Y tế Công cộng và Trung tâm Thông tin Thƣ viện ................................................................................................. 22 1.2.1. Khái quát về Trƣờng Đại học Y tế Công cộng .................................... 22 1.2.2. Khái quát về Trung tâm Thông tin Thƣ viện ....................................... 27 1.3. Vai trò của công tác xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử tại Trƣờng Đại học Y tế Công cộng....................................................................... 32 1.3.1. Đối với Nhà trƣờng .............................................................................. 32 1.3.2. Đối với Trung tâm Thông tin Thƣ viện Đại học Y tế công cộng ........ 34 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG, TỔ CHỨC, KHAI THÁC NGUỒN TIN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG ..................................... 38 2.1. Thực trạng nguồn tin điện tử ................................................................ 38 2.1.1. Các CSDL điện tử ................................................................................ 38 2.1.2. Các nguồn tin trực tuyến ...................................................................... 39 2.1.3. Website của Trung tâm Thông tin Thƣ viện ........................................ 41 2.2. Công tác xây dựng và tổ chức nguồn tin điện tử .................................. 43 2.2.1. Tạo lập nguồn tin điện tử ..................................................................... 43 2.2.2. Xử lý nguồn tin điện tử ........................................................................ 50 2.2.3. Tổ chức nguồn tin điện tử .................................................................... 56 2.2.4. Lƣu trữ và bảo quản nguồn tin điện tử ................................................ 57 2.3. Công tác khai thác nguồn tin điện tử..................................................... 59 2.3.1. Chính sách khai thác ............................................................................ 59 2.3.2. Hình thức khai thác .............................................................................. 60 2.3.3. Quản lý truy cập ................................................................................... 61 2.4. Nguồn nhân lực đảm bảo công tác xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử ..................................................................................................... 62 2.4.1. Cán bộ quản lý ..................................................................................... 62 2.4.2. Cán bộ Trung tâm Thông tin Thƣ viện ................................................ 62 2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử .............................................................................. 62 2.6. Phát triển và đẩy mạnh chia sẻ, khai thác nguồn tin điện tử thông qua hợp tác nhiều mặt với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nƣớc .... 64 2.7. Đánh giá và nhận xét hiệu quả của công tác xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử .............................................................................. 70 2.7.1. Đánh giá hiệu quả của công tác xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử. ...................................................................................................... 70 2.7.2. Nhận xét về công tác xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử ....................................................................................................................... 74 CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC XÂY DỰNG, TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC NGUỒN TIN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG .......... 77 3.1. Hoàn thiện chính sách và chiến lƣợc phát triển nguồn tin điện tử ..... 78 3.1.1. Hoàn thiện chính sách phát triển nguồn tin điện tử ............................. 78 3.1.2. Chiến lƣợc phát triển nguồn tin điện tử ............................................... 79 3.2. Tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử .................................................................. 81 3.2.1. Tăng cƣờng máy móc trang thiết bị ..................................................... 82 3.2.2. Tăng cƣờng đƣờng truyền Internet, hệ thống mạng không dây ............. 83 3.3. Nâng cao trình độ cán bộ Trung tâm Thông tin - Thƣ viện và đào tạo ngƣời dùng tin ............................................................................................ 83 3.3.1. Nâng cao trình độ nghiệp vụ thông tin - thƣ viện cho cán bộ ............. 83 3.3.2. Đào tạo ngƣời dùng tin ........................................................................ 84 3.4. Chủ động bố trí kinh phí cần thiết hàng năm để phát triển nguồn tin điện tử ..................................................................................................... 85 3.5. Tăng cƣờng tuyên truyền về nguồn tin điện tử .................................... 85 3.6. Mở rộng quan hệ hợp tác với các TT-TV của các cơ sở đào tạo y tế trong và ngoài nƣớc ................................................................................................ 86 3.7. Một số giải pháp khác cho việc tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử.......................................................................................................................86 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 92 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 95 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT TỪ ĐẦY ĐỦ TIẾNG VIỆT 1 CSDL Cơ sở dữ liệu 2 CNTT Công nghệ thông tin 3 ĐH Đại học 4 NCKH Nghiên cứu khoa học 5 NTĐT Nguồn tin điện tử 6 TT-TV Thông tin- thƣ viện 7 TV Thƣ viện 8 YTCC Y tế Công cộng TIẾNG ANH 1 AACR2 Anglo - American Cataloguing Rules 2 Quy tắc biên mục Anh - Mỹ xuất bản lần 2 2 DDC Dewey Decimal Classification Khung phân loại thập phân Dewey 3 LAN Loacal Area Network Mạng máy tính cục bộ 4 OPAC Online Public Access Catalogs Mục lục truy cập công công trực tuyến DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH Bảng 1.1: Sơ đồ các khóa đào tạo của Trƣờng ĐH YTCC ................................. 24 Bảng 1.2: Cơ cấu cán bộ của Trung tâm Thông tin Thƣ viện ............................. 30 Biểu đồ 2.1: Thống kê số lƣợng nguồn tin điện tử .............................................. 38 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ % CSDL tại Trung tâm TT-TV ĐH YTCC ........................... 39 Biểu đồ 2.3: Mục đích sử dụng NTĐT tại Trung tâm TT-TV ĐH YTCC .......... 71 Biểu đồ 2.4: Mức độ đáp ứng nội dung NTĐT tại Trung tâm TT-TV ĐH YTCC ............................................................................................................ 72 Biểu đồ 2.5: Mức độ đáp ứng các yếu tố cho việc truy cập, khai thác NTĐT .... 74 Hình 1.1: Sơ đồ cấu cơ cấu tổ chức Trƣờng Đại học Y tế công cộng ................. 26 Hình 2.1: Giao diện Website của Trung tâm TT-TV .......................................... 42 Hình 2.2: Màn hình các website liên kết với Trung tâm TTTV Trƣờng ĐH YTCC ............................................................................................................ 43 Hình 2.3: Giao diện chính của phân hệ Biên mục ............................................... 51 Hình 2.4: Biên mục nguồn tin điện tử ................................................................. 52 Hình 2.5: Giao diện phần nhập thông tin biên mục NTĐT ................................. 53 Hình 2.6: Giao diện cập nhật biểu ghi NTĐT ..................................................... 54 Hình 2.7: Giao diện cập nhật file trailer .............................................................. 54 Hình 2.8: Minh họa mẫu phiếu mục lục theo AACR2 ........................................ 56 Hình 2.9: Giao diện CSDL HINARI ................................................................... 57 Hình 2.10: Giao diện phân hệ sƣu tập số phần mềm Libol 6.0 ........................... 64 PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngày nay, chúng ta đang sống trong “thời đại thông tin” mà đặc trƣng nổi bật là việc sáng tạo, sử dụng và chia sẻ thông tin, tri thức đã trở thành nhu cầu tự thân của mỗi cá nhân, cộng đồng và toàn xã hội. Thông tin có vai trò quan trọng trong đáp ứng nhu cầu nhận thức, phát triển nhân cách, hoàn thiện và khẳng định bản thân của mỗi cá nhân trong xã hội. Có thể nói, thông tin gắn bó hữu cơ với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài ngƣời, góp phần quan trọng cho sự tiến hóa và phát triển nhân loại. Trong nền kinh tế tri thức nhƣ hiện nay thì thông tin có vai trò to lớn trong sự phát triển về mọi mặt của các nƣớc trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động lớn đến mọi ngành nghề trong xã hội, đặc biệt trong giáo dục. Với việc kết nối mạng toàn cầu qua Internet, việc tiếp cận, khai thác và chia sẻ nguồn tin, tri thức của nhân loại trở nên khả thi và trong tầm tay đối với mọi ngƣời, ở mọi nơi và mọi lúc. Giáo dục từ xa đã trở thành một thế mạnh của thời đại, tạo nên một nền giáo dục mở phi khoảng cách thích ứng với nhu cầu của từng ngƣời học. Đây là hình thức học tập ở mọi nơi, mọi lúc và cho mọi ngƣời, trở thành một giải pháp hiệu quả nhất để đáp ứng các yêu cầu ngày càng tăng của xã hội về giáo dục và đào tạo. Đối với ngành thƣ viện, những thành tựu của công nghệ thông tin nhƣ: xuất bản điện tử, công nghệ đa phƣơng tiện (multimedia), Internet và world wide web, trang thông tin, cổng điện tử đã và đang hỗ trợ đắc lực cho các thƣ viện và cơ quan thông tin đƣa ra những sản phẩm, dịch vụ và phƣơng pháp quản trị thông tin hữu hiệu, tạo ra những cơ hội hết sức phong phú cho việc truy nhập và chia sẻ thông tin, xây dựng và phát triển thƣ viện điện tử, thƣ viện số. 1 Phát triển từ thƣ viện truyền thống thành thƣ viện điện tử đang là xu hƣớng tất yếu ở tất cả các thƣ viện Đại học của các nƣớc trên thế giới và Việt Nam. Các nguồn tin điện tử của những thƣ viện điện tử hay thƣ viện số đang đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thông tin - thƣ viện, do có nhiều ƣu thế vƣợt trội và đáp ứng đƣợc nhiều hơn nhu cầu tin của ngƣời dùng tin hiện nay. Trƣờng Đại học Y tế Công cộng (ĐHYTCC) là một trong những trƣờng Đại học đào tạo chuyên ngành Y từ cử nhân y tế công cộng, thạc sĩ quản lý bệnh viện và tiến sĩ y tế công cộng. Trƣờng còn đƣợc coi là một trong những cơ sở hàng đầu về mở rộng, phát huy hợp tác quốc tế nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên, phát triển chƣơng trình giảng dạy, tăng cƣờng môi trƣờng làm việc tƣơng tác có hiệu quả của mình. Trung tâm Thông tin- Thƣ viện Trƣờng ĐH Y tế Công cộng đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển để trở thành một trong những Trung tâm Thông tin Thƣ viện điện tử hiện đại trong mạng lƣới các thƣ viện Đại học ở nƣớc ta. Hiện nay, trƣớc nhu cầu đào tạo mới của Nhà trƣờng và để phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên, giảng viên, nghiên cứu sinh trong Trƣờng, Trung tâm Thông tin -Thƣ viện đang đảm bảo việc thu thập, lƣu trữ và cung cấp thông tin khoa học về y tế công cộng, cũng nhƣ hỗ trợ khai thác hiệu quả những nguồn tin điện tử phục vụ cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trƣờng cũng nhƣ các bạn đọc bên ngoài quan tâm. Tuy nhiên, trƣớc yêu cầu thực tế về nguồn học liệu phục vụ các cấp, ngành đào tạo đang ngày càng mở rộng của Nhà trƣờng, thực hiện chuyển đổi phƣơng thức đào tạo theo học chế tín chỉ trên cơ sở ứng dụng CNTT, triển khai đào tạo trực tuyến từ xa ( E-Learning), hỗ trợ và chia sẻ nguồn tin với các cơ sở đào tạo khác … đòi hỏi hoạt động của Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Y tế Công cộng phải đổi mới một cách toàn diện, từ mô hình tổ chức hoạt động đến việc cải tiến phƣơng thức tổ chức dịch vụ thông 2 tin, đặc biệt là phải tăng cƣờng nguồn tin, tri thức cần thiết để đáp ứng đƣợc mọi nhu cầu kiểm soát, khai thác thông tin phục vụ việc đào tạo, nghiên cứu khoa học, cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu đổi mới trong quản lý và phát triển chung của Nhà trƣờng. Từ yêu cầu trên, việc phát triển nguồn tin điện tử là một trong các nhiệm vụ chiến lƣợc trong quá trình hiện đại hóa Trung tâm Thông tin- Thƣ viện, là nền tảng để phát triển nguồn tin hƣớng tới xây dựng Trung tâm học liệu chuyên cung cấp, phục vụ nguồn tin điện tử, góp phần giải quyết các vấn đề về đổi mới và nâng cao chất lƣợng đào tạo, nghiên cứu của Trƣờng Đại học YTCC. Đề tài “Xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử tại Thư viện Trường Đại học Y tế Công cộng” đƣợc tác giả luận văn lựa chọn tuy không phải đề tài nghiên cứu hoàn toàn mới, song có tính cấp bách và thiết thực, trực tiếp góp phần hoàn thiện và phát triển nguồn tin điện tử, nâng cao chất lƣợng phục vụ thông tin - thƣ viện cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu và quản lý của Trƣờng Đại học Y tế Công cộng trong giai đoạn mới hiện nay. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU Theo hƣớng nghiên cứu của đề tài ở trong và ngoài nƣớc đã có một số công trình mang tính nghiên cứu ứng dụng, điều tra thực tiễn tại một số các cơ quan TT-TV cụ thể nhƣ sau: Về vấn đề xây dựng thư viện điện tử và số hóa tài liệu có thể kể tới các công bố nhƣ “Xây dựng Thƣ viện điện tử và vấn đề số hóa tài liệu ở Việt Nam” (Tạp chí Thông tin- tƣ liệu, số 2, 2005) của ThS. Nguyễn Tiến Đức; “Phát triển nội dung số ở Việt Nam: những nguyên tắc chỉ đạo” (Tạp chí Thông tin và tƣ liệu, số 1, 2000) của TS Tạ Bá Hƣng; “Thƣ viện điện tử trƣờng ĐH Tổng hợp Amsterdam và vấn đề xây dựng thƣ viện điện tử Việt Nam” (Tạp chí Thông tin tƣ liệu, số 3, 2004) của tác giả Nguyễn Thị Huệ... 3 Các bài viết trên đã xem xét khía cạnh cấu trúc, hạ tầng cơ sở kỹ thuật và phát triển kho tƣ liệu số hóa của thƣ viện điện tử, cũng nhƣ các tiền đề về pháp lý, tổ chức và kinh nghiệm để triển khai số hóa tại các cơ quan thông tin- thƣ viện. Các tài liệu nói trên cũng đề cập tới nhóm cơ sở dữ liệu và các biện pháp để thực hiện việc tạo lập nguồn tin số, vấn đề xây dựng kho tài liệu số hóa và phát triển các mối liên kết, chia sẻ của các thƣ viện khi xây dựng thƣ viện điện tử ở VN. Vấn đề chính sách phát triển nguồn tin có “Phƣơng pháp luận xây dựng chính sách phát triển nguồn tin” (Tạp chí Thông tin và tƣ liệu số 1, 2001) của TS Nguyễn Viết Nghĩa; “Phát triển thông tin để trở thành nguồn lực” (tạp chí Thông tin và tƣ liệu số 1, 2005) của PGS. TS Nguyễn Hữu Hùng. Các bài viết trên đã khẳng định vị trí quan trọng trong chính sách phát triển nguồn tin đối với việc tạo nguồn, xây dựng hệ thống các kho tài liệu của các thƣ viện và cơ quan thông tin; phân tích hệ thống thông tin khoa học và công nghệ quốc gia từ phƣơng diện nguồn tin cũng nhƣ luận chứng và trình bày các giải pháp tạo lập môi trƣờng thông tin đề phát triển nguồn lực thông tin trong điều kiện ở Việt Nam. Về vấn đề tổ chức và bảo quản tài liệu số có bài viết “Hệ thống kiến thức về Thƣ viện số” (Digital Library Federation and The council on library and information resources, 2000) của tác giả Gail Hodge; Các biện pháp khuyến khích để bảo quản tài liệu kỹ thuật số… (The Incentives to Presever Digital materials: Roles, Scenarios and Economic Decision- Making) (http://www.oclc.org, 2003) của tác giả Brian F. Lavoie; Báo cáo về Kho lƣu trữ kỹ thuật số đáng tin cậy: Các thuộc tính và trách nhiệm (Trusted Digital Repositories: Attributes and Responsibilities: An RLG - OCLC Report) (http://www.rgl.org, 2002) của Nhóm nghiên cứu về thƣ viện… Các bài viết và báo cáo này đều đã trình bày về vai trò, một số vấn đề trong hoạt động tổ chức và bảo quản tài liệu số. 4 Về vấn đề chia sẻ nguồn tin, bài viết “Một số vấn đề thiết lập hình thức mƣợn, chia sẻ tài liệu, thông tin giữa các thƣ viện Việt Nam” (Kỷ yếu hội thảo khoa học TVVN, 2006) đề cập tới việc thiết lập hình thức mƣợn, chia sẻ tài liệu, thông tin giữa các TV Việt Nam trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nƣớc. Một số hội nghị, hội thảo đƣợc tổ chức nhằm thảo luận về vấn đề này nhƣ: Hội nghị quốc tế Thƣ viện số châu Á lần thứ XI năm 2008; Hội thảo “Phát triển và chia sẻ nguồn tài nguyên số trong các thƣ viện Đại học và nghiên cứu” (2009) do Hội Thƣ viện Việt Nam tổ chức; Hội thảo “Nâng cao năng lực xây dựng tài nguyên số cho cán bộ thƣ viện trƣờng Đại học, cao đẳng” (2011)… Trên thực tế, cũng có một số luận văn thạc sĩ chuyên ngành Khoa học Thông tin Thƣ viện nghiên cứu vấn đề này nhƣ: “Tăng cƣờng nguồn tin điện tử tại Trung tâm Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia” (2006) của tác giả Lê Thế Long; “Phát triển và quản lý nguồn lực thông tin số tại TT TT-TV Trƣờng Đại học Kiến Trúc Hà Nội (2008) của tác giả Hoàng Sơn Công; “Phát triển nguồn tài nguyên số hóa toàn văn tại Thƣ viện Trƣờng ĐH Hà Nội” (2009) của tác giả Lê Thị Vân Nga; “Nghiên cứu và khai thác phát triển nguồn học liệu số tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm HN trong giai đoạn đổi mới giáo dục” (2009) của tác giả Vũ Văn Thƣờng; “Xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin điện tử ở Học viện Hậu cần” của tác giả Lê Anh Tiến; “Phát triển nguồn lực thông tin số tại Thƣ viện trƣờng ĐH Ngoại Thƣơng HN” (2011) của tác giả Hoàng Vũ. Trong những công trình kể trên, hầu hết các tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn lực thông tin điện tử, công tác tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử; hiện trạng công tác xây dựng, khai thác và một số giải pháp tăng cƣờng nguồn tin điện tử. Nhƣng chƣa có một nghiên cứu nào giải 5 quyết vấn đề nói trên đối với Trƣờng ĐH Y tế Công cộng. Đây là một đề tài không trùng lặp với bất kỳ đề tài nghiên cứu nào đã đƣợc thực hiện ở trong và ngoài nƣớc. 3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu: Luận văn có mục tiêu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phát triển công tác xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử tại Trung tâm Thông tin- Thƣ viện Trƣờng ĐH Y tế Công cộng góp phần nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo, nghiên cứu và quản lý tại Trƣờng Đại học Y tế Công cộng trong giai đoạn mới hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu: Thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về nguồn tin điện tử; - Làm rõ vai trò của nguồn tin điện tử đối với các hoạt động của nhà trƣờng; - Tìm hiểu đặc điểm nhu cầu tin của ngƣời dùng tin về nguồn tin điện tử tại Trung tâm Thông tin- Thƣ viện; - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử tại Trung tâm Thông tin- Thƣ viện - Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phát triển công tác xây dựng, tổ chức và khai thác hiệu quả nguồn tin điện tử tại Trung tâm TT-TV Trƣờng Đại học Y tế công cộng. 4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là: thực trạng xây dựng, tổ chức và khai thác các nguồn tin điện tử. Tìm hiểu cách thức xây dựng và phát triển nguồn tin điện tử tại Trung tâm Thông tin- Thƣ viện trƣờng ĐH Y tế Công cộng. 6 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi không gian: Trung tâm Thông tin- Thƣ viện ĐH Y tế Công cộng. Phạm vi thời gian nghiên cứu: từ năm 2006 đến nay. 6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phƣơng pháp luận: Luận văn vận dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lê nin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, dựa trên quan điểm đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về công tác thông tin- thƣ viện, phát triển khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo. Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nƣớc về đƣờng lối phát triển sự nghiệp thông tin-thƣ viện. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể: - Phân tích, tổng hợp tài liệu, số liệu. - Phƣơng pháp thống kê, so sánh, suy luận. - Khảo sát bằng bảng hỏi. 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Về mặt lý luận: Góp phần làm rõ và khẳng định vị trí quan trọng của công tác xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử trong hoạt động TTTV và vai trò của nó trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan TTTV trong xu thế mới. Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở khảo sát thực trạng nguồn tin điện tử của Trung tâm Thông tin- Thƣ viện trƣờng Đại học Y tế Công cộng, xác định phƣơng hƣớng và đề xuất những giải pháp phát triển nguồn tin điện tử phục vụ công tác nghiên cứu và đào tạo của trƣờng ĐH Y tế Công cộng. Nghiên cứu cách thức tạo lập, phát triển, tổ chức, quản lý tài liệu điện tử nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn tin điện tử và phục vụ khai thác có hiệu quả nhất. Vận dụng kinh nghiệm hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông tin của một số thƣ viện 7 Đại học ở trong và nƣớc ngoài để mở rộng nguồn tài nguyên thông tin thƣ viện nhằm từng bƣớc đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu của Trƣờng ĐH Y tế Công cộng. 8. BỐ CỤC Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc xây dựng gồm 3 chƣơng: CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN TIN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG, TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC NGUỒN TIN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC XÂY DỰNG, TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC NGUỒN TIN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG 8 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ VAI TRÕ CỦA NGUỒN TIN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG 1.1. Khái quát chung về nguồn tin điện tử 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản  Nguồn tin Ngày nay, trong hoạt động TT-TV, cùng với thuật ngữ “vốn tài liệu” là sự xuất hiện thuật ngữ “nguồn tin”. Ở một khía cạnh nào đó nguồn tin có thể đƣợc hiểu là vốn tài liệu nhƣng không chỉ là vốn tài liệu hiện có tại cơ quan, đơn vị nhất định mà là vốn tài liệu có thể huy động, chia sẻ từ nhiều nơi nhằm đáp ứng các yêu cầu tin cụ thể. Nguồn tin tồn tại dƣới nhiều vật mang tin và con ngƣời có thể khai thác và sử dụng chúng theo nhiều cách khác nhau với các mục đích khác nhau. Có nhiều định nghĩa khác nhau về nguồn tin: - Theo nghĩa rộng, nguồn tin tƣơng đƣơng với tiềm lực thông tin. Theo nghĩa này, nguồn tin bao gồm bản thân nguồn tin và các yếu tố khác nhau tạo nên hoạt động thông tin nhƣ cơ sở vật chất, kinh phí và nhân lực. - Theo nghĩa hẹp, nguồn tin đƣợc hiểu là đối tƣợng phát triển, truy cập, khai thác, sử dụng, quản trị và chia sẻ nhằm đáp ứng nhu cầu tin của nhóm ngƣời dùng tin nhất định. Nguồn tin đƣợc phát triển, tổ chức, quản lý, kiểm soát để có thể truy cập và chia sẻ dễ dàng. Nguồn tin bao gồm: các dữ liệu đƣợc thể hiện dƣới dạng văn bản, số, hình ảnh hoặc âm thanh đƣợc ghi lại trên phƣơng tiện theo quy ƣớc hoặc không theo quy ƣớc, các sƣu tập kiến thức của con ngƣời, những kiến thức của tổ chức có thể truy cập và có giá trị cho ngƣời sử dụng. Nguồn tin là phần cốt lõi của tiềm lực thông tin, đƣợc kiểm soát giúp con ngƣời có thể truy cập, tìm kiếm, khai thác sử dụng đƣợc và phục vụ cho các mục đích khác nhau trong hoạt động của con ngƣời. Theo đó, nguồn tin là 9 sản phẩm trí tuệ, là sản phẩm lao động khoa học, kiến thức, suy nghĩ, sáng tạo của con người, phản ánh những thông tin được kiểm soát và ghi lại dưới một dạng vật chất nào đó.  Nguồn lực thông tin Muốn khai thác và sử dụng nguồn tin hợp lý, đòi hỏi nguồn tin phải đƣợc quản trị, đƣợc quản lý. Quản lý thông tin là phải đƣa thông tin vào sử dụng, quay vòng và đƣa thông tin đến đúng với ngƣời dùng tin (NDT) giúp họ tạo ra những sản phẩm mới. Với cách quản lý nhƣ vậy, thông tin chính là tài sản, là nguồn lực của xã hội. Nguồn lực thông tin khác hẳn với các loại nguồn lực khác trong xã hội. Nếu nhƣ các nguồn lực khác càng sử dụng nhiều càng cạn kiệt thì ngƣợc lại, nguồn lực thông tin càng dùng nhiều, càng phong phú và càng có tính giá trị gia tăng vì mỗi ngƣời dùng thông tin lại tạo ra thông tin mới. Nguồn lực thông tin phản ánh một phần kết quả hoạt động sáng tạo của con người, một bộ phận của tiềm lực thông tin được kiểm soát, tổ chứcgiúp cho con người có thể dễ dàng truy cập, khai thác và sử dụng phục vụ cho các mục tiêu phát triển.[18] Nguồn lực thông tin và thông tin tiềm năng cần đƣợc phân biệt rõ ràng. Thông tin tiềm năng là thông tin tồn tại ở dạng tự nhiên và xã hội, nhƣng để khai thác đƣợc phải đƣa vào quản lý thông qua thu thập, xử lý, lƣu trữ và có thể truy nhập tới đƣợc. Những thông tin đã đƣợc quản lý, kiểm soát phục vụ đƣợc cho lợi ích phát triển thì đƣợc gọi là nguồn lực thông tin. Đối với những nƣớc đang phát triển việc biến thông tin tiềm năng thành nguồn lực thông tin là một vấn đề rất khó khăn và phức tạp. Do vậy mỗi quốc gia cần phải có chiến lƣợc biến những thông tin tiềm năng thành nguồn lực thông tin và đƣa chúng vào sử dụng, khai thác phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. 10  Tài liệu điện tử Thuật ngữ “tài liệu điện tử” đã xuất hiện vào đầu những năm 1990, tại thời điểm đó, trong các sách trong nƣớc và nƣớc ngoài có các thuật ngữ đƣợc chấp nhận chung là “tài liệu đọc đƣợc bằng máy”, “tài liệu trên vật mang là máy tính (từ tính)”, “tài liệu đƣợc máy tính dẫn hƣớng” và “đồ họa máy tính”. Cụ thể từ đó tới nay có rất nhiều định nghĩa về tài liệu điện tử: - Ở nƣớc Nga, khái niệm tài liệu điện tử lần đầu tiên xuất hiện trong Luật liên bang về “Chữ ký điện tử số”: “tài liệu điện tử - đó là tài liệu mà thông tin của nó được thể hiện dưới dạng điện tử - số”. Định nghĩa này không ràng buộc khái niệm “tài liệu điện tử” với cả những vật mang tin đặc biệt (ví dụ nhƣ máy tính) lẫn các phƣơng tiện bảo mật thông tin và chứng nhận tác giả (ví dụ nhƣ chữ ký điện tử số), nó còn tạo sự nhấn mạnh cơ bản vào phƣơng pháp diễn đạt thông tin.[5] - Theo định nghĩa của Lƣu trữ quốc gia Mỹ, tài liệu điện tử, đó là tài liệu chứa đựng thông tin số, đồ thị và văn bản có thể đƣợc ghi trên bất cứ vật mang máy tính nào (nghĩa là chứa thông tin đƣợc ghi dƣới hình thức thích hợp cho xử lý chỉ nhờ sự hỗ trợ của máy tính) - Cũng có một số khái niệm khác đƣợc đƣa ra nhƣ: + Tài liệu điện tử là toàn bộ tài liệu do cơ quan, tổ chức tạo ra dƣới dạng điện tử, đƣợc xem nhƣ một hệ thống thông tin điện tử và đƣợc hỗ trợ bằng các phƣơng tiện kỹ thuật điện tử; + TLĐT là tài liệu đƣợc tạo ra, gửi, truyền và nhận đƣợc hoặc lƣu trữ bằng phƣơng tiện điện tử; + TLĐT là những phiên bản trong máy tính của các tài liệu truyền thống đƣợc tạo ra và lƣu trữ bởi các cơ quan, tổ chức; + TLĐT là tài liệu mà thông tin của nó đƣợc thể hiện dƣới dạng điện tử, đƣợc tạo ra, chuyển giao và lƣu trữ bằng các phƣơng tiện điện tử hoặc trong môi trƣờng điện tử; 11 + Tài liệu điện tử là một hình thức trình bày tài liệu dƣới dạng tập hợp các thực hiện liên quan với nhau trong môi trƣờng điện tử và các thực hiện liên quan với nhau tƣơng ứng với chúng trong môi trƣờng số. Tóm lại, tuy các định nghĩa trên đây về tài liệu điện tử phản ánh các cách tiếp cận khác nhau nhƣng chúng đều có chung các yếu tố cơ bản nhƣ nội dung thông tin, vật mang điện tử, cách thức thể hiện và phƣơng thức xử lý, lƣu trữ, bảo quản, phổ biến bằng phƣơng tiện điện tử, kỹ thuật số. Theo tác giả luận văn, tài liệu điện tử chính là nội dung thông tin đƣợc tạo ra, thu thập, xử lý, bảo quản và phổ biến bằng phƣơng tiện điện tử, kỹ thuật số, có khả năng chia sẻ, trao đổi trong môi trƣờng nối mạng. Cách hiểu về tài liệu điện tử nhƣ thế này cũng phù hợp với xu hƣớng phát triển của ngành công nghiệp thông tin hiện đại, trong đó có bộ phận cốt lõi là phát triển nội dung thông tin (content).  Nguồn tin điện tử + Theo nghĩa hẹp: khái niệm “Nguồn tin điện tử” là các loại tài liệu nhƣ sách, báo, tạp chí, các trang Web, các cơ sở dữ liệu (CSDL) đƣợc bao gói hay đƣợc lƣu trữ trên các vật mang tin mà ngƣời ta chỉ có thể tiếp cận chúng thông qua các phƣơng tiện điện tử nhƣ máy tính. Theo nghĩa này thì “Nguồn tin điện từ’ sẽ không bao gồm các phần mềm máy tính nhƣ hệ điều hành, phần mềm tiện ích, hệ quản trị CSDL, các chƣơng trình máy tính chuyên dụng hay các trang thông tin đặc biệt nhƣ phim ảnh, âm nhạc đã đƣợc số hóa.[6] +Theo nghĩa rộng: “Nguồn tin điện từ’ ngoài các tài liệu nhƣ sách điện tử, báo điện tử, CSDL còn bao gồm các phần mềm, các chƣơng trình chạy trên máy tính, các file multimedia, các trang Web,... tức là tất cả những gì có thể đọc đƣợc, truy cập đƣợc thông qua máy tính hay mạng máy tính điện tử. Quan niệm này đƣợc nhiều ngƣời đồng tình và ủng hộ, nó phản ánh đúng bản chất của khái niệm “điện tử’ hay “số hóa”.[6] 12 * Đặc điểm ưu việt của nguồn tin điện tử: Nguồn tin điện tử có một số đặc điểm ƣu việt nhƣ sau: + Dễ truy cập và đa truy cập : nguồn tin điện tử trực tuyến trên mạng có thể đƣợc truy cập một cách dễ dàng từ mọi lúc, mọi nơi và và nhiều ngƣời dùng tin có thể cùng sử dụng, chia sẻ; + Tốc độ xử lý, phổ biến nhanh: Tốc độ phổ biến thông tin điện tử- số hiện nay đã đạt đến mức tức thời nhờ các phƣơng tiện tin học và viễn thông, đặc biệt là mạng Internet. Nhiều bài báo dƣới dạng điện tử có thể đến với ngƣời đọc sớm hơn rất nhiều so với thời điểm chúng đƣợc công bố trên các trang tạp chí in trên giấy. + Không gian lƣu trữ, bảo quản càng ngày càng đƣợc tối ƣu theo hƣớng tiết kiệm , thuận tiện và hiệu quả : Mật độ thông tin ghi trên các thiết bị nhớ, bảo quản ngày một tăng, giá thành ngày một rẻ, tốc độ truy cập, xử lý ngày một tăng. + Thuận lợi trong bảo trì: nguồn tin điện tử có khả năng tái sử dụng, tính liên tác (Interoperability) trong các thao tác cập nhật mới, loại bỏ trùng lặp và lỗi thời, sắp xếp lại. + Bảo hiểm và an toàn: trong nhiều trƣờng hợp đối với tài liệu quý, hiếm, bản gốc của tài liệu cần đƣợc bảo vệ thì phiên bản thông tin điện tử sẽ là sự thay thế cần thiết cho ngƣời dùng tin. + Nhân bản nhanh, dễ dàng và với chi phí thấp: Nguồn tin điện tử có thể nhân bản một cách nhanh chóng, dễ dàng và với chi phí rất thấp. Điều này rất quan trọng trong việc phát triển nguồn tin và phổ biến thông tin với xu thế nguồn tin điện tử ngày càng rẻ, trong khi các tài liệu truyền thống ngày càng đắt đỏ. 13 * Nhược điểm của nguồn tin điện tử: Mặc dù có hàng loạt các đặc tính ƣu việt nêu trên, nguồn tin điện tử luôn tiềm ẩn một số nhƣợc điểm cần lƣu ý trong phát triển, bảo quản, xử lý và phổ biến nguồn tin điện tử, cụ thể là: + Sự bất trắc nghiêm trọng hơn trong bảo quản lâu dài nguồn tin: nếu nguồn tin truyền thống đã đƣợc thực tế chứng minh có khả năng đƣợc bảo quản lâu dài, hàng trăm, hàng ngàn năm, thì chƣa ai có thể khẳng định các vật mang tin điện tử có thể có tuổi thọ đƣợc bao lâu. Ngoài ra, nguồn tin điện tử có thể đƣợc bảo quản tốt trong thời gian dài, song công cụ (thiết bị và phần mềm) để đọc, xử lý chúng lại bị thay thế rất nhanh, thậm chí không thể tìm đƣợc lại trên thị trƣờng. Ví dụ nhiều loại máy tính xách tay thế hệ mới không còn trang bị các đầu đọc đĩa quang CD/DVD, chƣa nói đến đầu đọc đĩa mềm đã biến khỏi các máy tính để bàn cách đây hàng chục năm. Điều này, trên thực tế đã biến nhiều kho tài liệu trên đĩa quang CD/DVD, mặc dù thể trạng còn rất tốt, nhƣng không thể đƣa vào khai thác đƣợc vì không có đầu đọc đƣợc chúng nữa trên thị trƣờng. + Sự rủi ro cao trong an toàn và an ninh thông tin: Nếu nhƣ rủi ro đối với nguồn tin truyền thống chủ yếu là hỏa hoạn, thiên tai, mối mọt hay sự vô ý thức của ngƣời đọc làm hƣ hại, thì nguồn tin điện tử tiềm ẩn rủi ro rất cao từ việc nhiễm virut độc hại do vô tình khi sử dụng đến các cuộc tấn công mạng, đột nhập của hacker, có thể khiến nguồn tin khổng lồ phút chốc bị hủy hoại hoặc bị đánh cắp. + Tâm lý và hành vi trong văn hóa đọc chƣa thật sự thích ứng với nguồn tin điện tử, nhất là đối với nhóm ngƣời dùng tin chƣa quen sử dụng các phƣơng tiện điện tử. + Sự phức tạp trong việc quản lý và thực thi bản quyền đối với nguồn tin điện tử. Nạn đạo văn trở nên khó kiểm soát hơn khi các nguồn tin điện tử đƣợc truy cập, khai thác, chia sẻ một cách dễ dàng. 14  Tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử: Trong phạm vi luận văn này, công tác tổ chức bao gồm các công việc: Tạo lập nguồn tin điện tử, xử lý tài liệu điện tử, tổ chức các bộ sƣu tập điện tử, lƣu trữ và bảo quản tài liệu điện tử. Công tác khai thác tài liệu điện tử bao gồm: xây dựng và thực hiện chính sách khai thác, các hình thức khai thác, cách quản lý việc truy cập của ngƣời dùng trong môi trƣờng điện tử. Tài liệu điện tử đƣợc tổ chức thành các bộ sƣu tập. Bộ sƣu tập tài liệu điện tử bao gồm một tập hợp có tổ chức nhiều tài liệu điện tử dƣới nhiều hình thức khác nhau (văn bản, hình ảnh, audio, video…) về một chủ đề. Mặc dù mỗi loại hình tài liệu có sự khác nhau về cách thể hiện nhƣng nó đều cung cấp một giao diện đồng nhất qua đó các tài liệu có thể đƣợc truy cập, tìm kiếm dễ dàng… 1.1.2. Vai trò của nguồn tin điện tử đối với các cơ sở đào tạo y tế Một trong những nhiệm vụ ƣu tiên hàng đầu trong kế hoạch chiến lƣợc phát triển của các trƣờng Đại học nói chung và cơ sở đào tạo y tế nhƣ Đại học YTCC nói riêng, đó là việc tăng cƣờng mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ thiết thực và hiệu quả cho công tác quản lý, công tác đào tạo, nghiên cứu hƣớng tới mục tiêu trở thành trƣờng Đại học tiên tiến đạt chuẩn trong khu vực và trên thế giới. Chất lƣợng đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trƣờng (cơ sở đào tạo y tế) là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu mà nhà trƣờng (cơ sở đào tạo y tế) đề ra trong Kế hoạch chiến lƣợc phát triển. Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 07/11/2006. Trong giáo dục và đào tạo, từ năm 2009 Nhà nƣớc cho các cơ sở đào tạo nƣớc ngoài đầu tƣ 100% vốn vào Việt Nam. Điều đó đã và đang làm tăng tính cạnh tranh đối với các 15 cơ sở giáo dục Đại học của Việt Nam. Do đó yêu cầu các cơ sở đào tạo cần phải đổi mới phƣơng thức đào tạo, nâng cao chất lƣợng, từng bƣớc hội nhập với quốc tế, tạo sự cạnh tranh với các đối tác nƣớc ngoài thì mới tồn tại và phát triển. Xuất phát từ những yêu cầu nêu trên, công tác thông tin - thƣ viện ở các trƣờng Đại học nói chung và các cơ sở đào tạo y tế nhƣ trƣờng Đại học Y tế Công cộng nói riêng phải có sự đổi mới mạnh mẽ và phải đi trƣớc một bƣớc mới đáp ứng đƣợc yêu cầu phục vụ thông tin - tri thức cho nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng. Giải pháp xây dựng các nguồn tin điện tử trong các Trung tâm TT-TV của các cơ sở đào tạo y tế là một bƣớc đi cần thiết để góp phần giải quyết các vấn đề về đổi mới và nâng cao năng lực, chất lƣợng đào tạo của các cơ sở đào tạo y tế. Bởi lẽ nguồn tin điện tử có những đặc tính nổi trội mà dịch vụ thƣ viện truyền thống chƣa có nhƣ: - Nguồn tin điện tử tạo ra một môi trƣờng và cơ hội bình đẳng rộng mở cho tất cả mọi ngƣời đều có cơ hội sử dụng nguồn tài liệu học tập bởi tài liệu điện tử không bị giới hạn về không gian và thời gian. Loại bỏ khoảng cách tri thức giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa các quốc gia. - Tính linh hoạt và khả năng đáp ứng của tài liệu điện tử trong đào tạo thể hiện ở chỗ một bản tài liệu điện tử có thể cùng lúc phục vụ cho nhiều đối tƣợng khác nhau, không phụ thuộc vào số lƣợng ngƣời dùng, thời gian và vị trí địa lý của ngƣời học. - Tính hiệu quả của nguồn tin điện tử là tiết kiệm thời gian và kinh phí: Trung tâm Thông tin Thƣ viện đỡ tốn kinh phí xây dựng kho tàng, kinh phí bổ sung tài liệu, bảo quản và kinh phí trả lƣơng cho ngƣời phục vụ. Hơn hết là giúp cho ngƣời dùng tin đƣợc dễ dàng thuận tiện, tiết kiệm đƣợc thời gian, tiền bạc trong việc tìm thông tin. 16 - Nguồn tin điện tử kết hợp với phƣơng thức thƣ viện truyền thống sẽ phục vụ có hiệu quả hơn cho việc đổi mới và nâng cao chất lƣợng đào tạo, đặc biệt là đào tạo theo tín chỉ, đào tạo trực tuyến của nhà trƣờng. Giúp cho ngƣời học chủ động trong việc sắp xếp thời gian học tập, họ không phải đến thƣ viện cũng có thể lấy đƣợc tài liệu qua hệ thống mạng thông tin ở mọi lúc, mọi nơi. - Trong điều kiện còn thiếu nguồn tài liệu tham khảo học tập trên giấy, thì việc có thêm giải pháp tài liệu điện tử sẽ giúp cho ngƣời học có thêm nhiều lựa chọn để phục vụ cho kế hoạch học tập của cá nhân. - Nguồn tin điện tử góp phần giải phóng kiến thức, mở rộng đối tƣợng phục vụ: Phạm vi phục vụ các tài liệu của thƣ viện không bị bó hẹp trong khuôn viên của nhà trƣờng mà nó vƣơn tới các vị trí địa lý khác nhau. - Nguồn tin điện tử là lựa chọn tối ƣu để bảo tồn đƣợc lâu dài các tài liệu quý hiếm, ngăn chặn những rủi ro hủy hoại do thời gian, thiên tai, khí hậu và tần suất sử dụng. 1.1.3. Yếu tố tác động và tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác xây dựng, tổ chức và khai thácnguồn tin điện tử 1.1.3.1. Yếu tố tác động đến công tác xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử Công tác xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử tại một cơ quan thông tin- thƣ viện chịu nhiều yếu tố tác động chủ quan và khách quan khác nhau. Có thể kể đến một số yếu tố tác động chủ yếu sau đây. 1.1.3.1.1. Trình độ đội ngũ cán bộ Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng, có tính quyết định đến sự phát triển chung của mọi cơ quan tổ chức. Đối với hoạt động của các cơ quan thông tin - thƣ viện, nguồn nhân lực luôn đóng một vai trò quan trọng. Việc lựa chọn, tuyển dụng, quản lý, khai thác tốt nguồn nhân lực phục vụ phát 17 triển thƣ viện. Hơn nữa, công tác xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử là vấn đề quan trọng trong quản lý, phát triển Trung tâm Thông tin Thƣ viện hiện đại, do vậy cần có những cán bộ có đủ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, các kỹ năng mềm khác… Trình độ cán bộ càng cao thì việc tiếp cận và tiếp thu kinh nghiệm của các thƣ viện lớn và trình độ khoa học công nghệ càng đƣợc tăng cƣờng. Do vậy mà chất lƣợng của công tác xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử sẽ bị ảnh hƣởng lớn bởi yếu tố trình độ cán bộ. Song song với trình độ cán bộ thƣ viện có ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của công tác trên thì việc sử dụng hay nói cách khác là hoạt động tổ chức lao động khoa học cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả của Trung tâm Thông tin Thƣ viện. Đây chính là hình thức của việc quản lý, khai thác nguồn nhân lực tại Trung tâm Thông tin Thƣ viện trong khi trình độ của cán bộ ngày càng đƣợc tăng cƣờng lớn mạnh. Vì vậy, việc quản lý nhân lực sao cho tƣơng xứng với các vị trí đảm trách của Trung tâm TT-TV đòi hỏi ngƣời lãnh đạo cần có năng lực để sử dụng hiệu quả, hợp lý nguồn nhân lực của Trung tâm mình. 1.1.3.1.2. Nguồn tin điện tử của cơ quan thông tin-thư viện Theo Từ điển thuật ngữ “Thƣ viện học” của Liên Xô thì vốn tài liệu của Thƣ viện là bộ phận sƣu tập các xuất bản phẩm và các vật mang tin đƣợc hình thành phù hợp với chức năng của Thƣ viện để sử dụng có tính chất xã hội, phù hợp với chức năng và đƣợc giới thiệu nhiều phƣơng diện với sự trợ giúp của hệ thống mục lục. Trong Pháp lệnh Thƣ viện tại Điều 3, mục 2 đã khẳng định: “Vốn tài liệu thƣ viện là những tài liệu đƣợc sƣu tầm, tập hợp theo nhiều chủ đề, nội dung nhất định, đƣợc xử lý theo quy tắc, quy trình khoa học của nghiệp vụ thƣ viện, để tổ chức phục vụ bạn đọc đạt đƣợc hiệu quả cao và đƣợc bảo quản”. 18 Vốn tài liệu là kho tàng văn hóa vừa có giá trị về phƣơng diện vật chất, vừa có giá trị về phƣơng diện tinh thần. Vốn tài liệu giữ gìn tàng trữ những kinh nghiệm sản xuất, đấu tranh của nhiều thế hệ, những thành tựu mà con ngƣời đạt đƣợc. Có thể nói đây là sản phẩm vô giá cần đƣợc bảo tồn và phát triển. Vốn tài liệu nói chung và vốn sách nói riêng đƣợc coi là tiêu chí đánh giá sự phát triển của xã hội loài ngƣời. Số sách vở nhiều hay ít chứng tỏ trình độ văn hóa của một dân tộc thấp hay cao. Và có lẽ ở đây vốn tài liệu nhiều hay ít của một cơ quan thông tin chứng tỏ sự phát triển và lớn mạnh của cơ quan thông tin thƣ viện đó là lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu. Cũng giống nhƣ vốn tài liệu truyền thống, nguồn tin điện tử thực sự là rất quan trọng đối với Trung tâm Thông tin Thƣ viện hiện đại. Vì nếu thiếu hoặc không có đủ và đa dạng các nguồn tin điện tử thì sẽ không xây dựng đƣợc nguồn tin điện tử choTrung tâm Thông tin Thƣ viện, cũng nhƣ bạn đọc không có nhiều tài liệu điện tử để khai thác… 1.1.3.1.3. Cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin Cơ sở vật chất kỹ thuật đƣợc hiểu nhƣ là diện tích dành cho Trung tâm Thông tin Thƣ viện với toàn bộ trang thiết bị của chúng. Chúng có vai trò hết sức to lớn: Đối với tài liệu nó là nơi chứa và bảo quản tài liệu; Đối với bạn đọc đó là nơi làm việc với tài liệu, tiếp xúc với các nguồn thông tin trong nƣớc và trên thế giới, là nơi gặp gỡ trao đổi cảm nghĩ về những gì đã đọc hoặc các thông tin khác với bạn bè, đồng nghiệp, là nơi họ sáng tạo. Đối với cán bộ thƣ viện, đây là ngôi nhà thứ hai của họ. Cơ sở vật chất trong Trung tâm Thông tin Thƣ viện là yếu tố quan trọng đảm bảo yêu cầu nâng cao và hoàn thiện chất lƣợng phục vụ của Trung tâm. Qua đó giúp đảm bảo hiệu quả nhu cầu tin của ngƣời dùng tin, nâng cao chất lƣợng đào tạo, nghiên cứu khoa học của ngƣời sử dụng. 19 Công tác xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử của bất kỳ Trung tâm Thông tin Thƣ viện nào cũng cần có hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng tƣơng ứng. Có trang bị tốt cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thì mới tăng cƣờng chất lƣợng phục vụ nguồn tin điện tử và cũng nhƣ đạt hiệu quả cao, ngƣời dùng tin mới khai thác sử dụng thuận tiện, dễ dàng, nhanh chóng và góp phần tích cực đáp ứng đƣợc mục tiêu phát triển của Trung tâm Thông tin Thƣ viện. 1.1.3.1.4. Trình độ người dùng tin Trƣớc hết ngƣời dùng tin (NDT) là ngƣời sử dụng tài liệu trong Trung tâm Thông tin Thƣ viện để thỏa mãn nhu cầu tin của mình. Mỗi đối tƣợng NDT khác nhau có trình độ khác nhau và có nhu cầu tin khác nhau. Ngƣời dùng tin là yếu tố quan trọng của mọi hệ thống thông tin. Đó là đối tƣợng phục vụ của công tác thông tin tƣ liệu. NDT vừa là khách hàng của dịch vụ thông tin, đồng thời cũng là ngƣời sản sinh ra thông tin mới. Ngƣời dùng tin giữ vai trò quan trọng trong hệ thống thông tin. Họ nhƣ là yếu tố tƣơng tác hai chiều với đơn vị thông tin. NDT luôn là cơ sở để định hƣớng các hoạt động của đơn vị thông tin (trong công tác xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử thì họ đóng vai trò quan trọng vì chính họ sẽ giúp Trung tâm Thông tin Thƣ viện định hƣớng những gì cần phải làm để xây dựng, tổ chức và giúp họ khai thác tốt nguồn tin điện tử của Trung tâm Thông tin Thƣ viện). NDT tham gia vào hầu hết các công đoạn của dây chuyền thông tin. Họ biết các nguồn tin điện tử và có thể thông báo hoặc đánh giá các nguồn tin điện tử đó. Chính sách bổ sung nguồn tin điện tử cũng phụ thuộc vào yêu cầu của chính những NDT của Trung tâm Thông tin Thƣ viện. Trình độ của NDT thể hiện ở khối lƣợng và chất lƣợng thông tin mà họ lĩnh hội đƣợc, tập quán thông tin và kỹ năng thông tin trong đó bao gồm kỹ năng tìm, phân tích và sử dụng thông tin. 20 Trình độ NDT là điều kiện cần thiết để NDT làm việc có hiệu quả và nó đƣợc hình thành dƣới sự ảnh hƣởng của nhiều yếu tố nhƣ khả năng cảm thụ thông tin, sự sáng tạo của NDT, trình độ chuyên môn, khả năng phân tích, khả năng tổng hợp thông tin. 1.1.3.1.5. Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại Để ứng dụng đƣợc công nghệ thông tin hiện đại vào công tác thông tin thƣ viện một cách có hiệu quả ngƣời cán bộ thƣ viện cần có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ tƣơng ứng. Việc xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ thông tin; nhƣ máy tính điện tử, liên lạc viễn thông, mạng máy tính, kỹ thuật lƣu giữ và chuyển đổi tài liệu đƣợc ứng dụng vào công tác thƣ viện gọi là ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại. Việc này tạo ra Trung tâm Thông tin Thƣ viện hiện đại, tự động hóa từng phần hay tự động hóa hoàn toàn. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thƣ viện trƣớc hết bắt đầu từ việc tự động hóa các khâu xử lý, tàng trữ và trao đổi thông tin, hƣớng tới liên kết các Trung tâm Thông tin Thƣ viện thành các mạng lƣới thông ngành, quốc gia, kết nối Internet, đảm bảo cho bạn đọc sử dụng các nguồn lực thông tin trong nƣớc và trên thế giới. Kết quả là tạo ra các thƣ viện điện tử có khả năng đáp ứng hiệu quả nhu cầu tin của cơ quan, đơn vị. 1.1.3.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử Công tác xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử bao gồm rất nhiều công đoạn chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến nhiều đối tƣợng tham gia cho nên việc xác định các tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác này không hề đơn giản. Tuy nhiên, có thể đề xuất một số tiêu chí có tính tổng hợp để đánh giá công tác này, cụ thể là: 21 - Tiêu chí đánh giá về nội dung xem xét các mặt về chất lƣợng, mức độ bao quát, mức độ đầy đủ và mức độ cập nhật của nguồn tin điện tử đƣợc xây dựng, tổ chức và khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu của ngƣời dùng tin; - Tiêu chí đánh giá về hình thức các nguồn tin điện tử, cách tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử; - Tiêu chí đánh giá về truy cập xem xét việc xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử đã hợp lý và hiệu quả đến đâu, việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông mà biểu hiện cụ thể là mức độ dễ dàng hay phức tạp, thuận tiện hay không thuận tiện cho ngƣời dùng tin khi truy cập, tìm hiểu và khai thác nguồn tin điện tử. Tiê 1.2. Khái quát về Trƣờng Đại học Y tế Công Cộng và Trung tâm Thông tin Thƣ viện - Trƣờng Đại học Y tế Công cộng 1.2.1. Khái quát về Trường Đại học Y tế Công cộng Trƣờng Đại học Y tế Công cộng có tiền thân là Trƣờng cán bộ quản lý ngành y tế. Trƣờng đƣợc thành lập năm 1976 nhằm đào tạo các lớp chuyên khoa I về Y tế công cộng trọng tâm là phòng chống bệnh dịch và một số các kỹ năng rất cơ bản về quản lý. Trong nhiều năm cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, nhà trƣờng nỗ lực cải tổ hệ thống đƣa vào chƣơng trình đào tạo lý thuyết hiện đại gắn liền với thực tiễn đáp ứng nhu cầu mới của đất nƣớc. Trƣờng Đại học Y tế công cộng đƣợc thành lập theo Quyết định số 65/2001/QĐ-TTg ngày 26/4/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thành lập trƣờng Đại học Y tế Công cộng. Quyết định số 2175/QĐ-BYT ngày 11/6/2001 của Bộ trƣởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế tạm thời về Tổ chức và hoạt động của Trƣờng Đại học Y tế Công cộng. 22 Ngày 26/04/2001, Thủ tƣớng chính phủ đã ký quyết định nâng cấp Trƣờng cán bộ quản lý y tế thành Trƣờng Đại học Y tế công cộng. Cho đến nay đây là trƣờng Đại học Y tế công cộng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Áp dụng những kinh nghiệm thực tiễn với phong cách đào tạo hiện đại, năng động, Đại học Y tế Công cộng liên tục đổi mới phƣơng pháp sƣ phạm với tiêu chí chất lƣợng đặt lên hàng đầu. Tăng trƣởng nhanh chóng về chất lƣợng, số lƣợng và đa dạng hóa về loại hình đào tạo nhƣ hệ cử nhân, hệ thạc sĩ, tiến sĩ chuyên khoa I, thạc sĩ quản lý bệnh viện (QLBV), các chƣơng trình cử nhân chuyên sâu về sức khỏe môi trƣờng, dinh dƣỡng an toàn thực phẩm, dịch tễ học, nâng cao sức khỏe và nhiều lớp đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ về chuyên khoa I Y tế công cộng hệ cử nhân vừa học vừa làm. Trƣờng đã trở thành nguồn đóng góp quan trọng nhất cho sự nghiệp phát triển đội ngũ cán bộ và hệ thống y tế công cộng có chất lƣợng phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Nghiên cứu khoa học và hoạt động can thiệp cộng đồng là một trong những trọng tâm của Trƣờng ĐHYTCC. Trƣờng ĐHYTCC đã nhận đƣợc nhiều phần thƣởng quý của Đảng, Nhà nƣớc và Chính phủ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Là một trƣờng Đại học non trẻ tại Việt Nam, nhƣng ĐHYTCC đã từng bƣớc xây dựng đƣợc hình ảnh của mình và mở rộng mạng lƣới hợp tác quốc tế. Cho đến nay, trƣờng đã tạo đƣợc mối liên kết với khá nhiều tổ chức quốc tế, các trƣờng, viện nghiên cứu hàng đầu trong khu vực và trên toàn thế giới, chia sẻ kiến thức kinh nghiệm trao đổi giảng viên, học viên. Các quan hệ hợp tác này ngày càng phong phú và mở rộng đã tạo nên ấn tƣợng của trƣờng ĐHYTCC nói riêng và ngành y tế Việt Nam nói chung với bạn bè quốc tế. Chức năng và nhiệm vụ của Trường Trƣờng Đại học Y tế công cộng phấn đấu trở thành đơn vị dẫn đầu về đào tạo, nghiên cứu và tƣ vấn Y tế công cộng ở Việt Nam và trong khu vực. Đây là cách tối ƣu mà Đảng Ủy, Ban giám hiệu, thầy và trò nhà trƣờng đặt ra để phấn đấu cho sự thay đổi về chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam. 23 - Nghiên cứu: Góp phần tăng cƣờng kiến thức và thay đổi vị thế Y tế công cộng. - Đào tạo: Đào tạo ra các chuyên gia Y tế công cộng hàng đầu, cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội. Với các hệ đào tạo sau: Các bậc đào tạo: NCS 1 NCS 2 NCS 3 NCS 4 NCS 5 Tiến sĩ Y tế công cộng YTCC Quản lý bệnh viện QLBV YTCC 14 YTCC 13 QLBV 3 QLBV 2 CKI 30 Chuyên khoa I tại trƣờng (CKI) CKI 28 Sau Đại học CKI 29 CKI Đồng Tháp CKI Bạc Liêu Chuyên khoa I tại địa phƣơng CKI Vũng Tàu (CKI) CKI Lào Cai VLVH 6 VLVH 3 Vừa làm vừa học tại trƣờng (VLVH) VLVH 4 VLVH 5 VLVH 3 Đồng Tháp Vừa làm vừa học tại địa phƣơng VLVH 6 Bạc Liêu Cử nhân (VLVH) VLVH 4 Vũng Tàu VLVH5 Đồng Tháp CNCQ 9 CNCQ 6 Cử nhân chính quy CNCQ CNCQ 7 CNCQ 8 Các lớp ngắn hạn trong các năm Bảng 1.1: Sơ đồ các khóa đào tạo của Trƣờng 24 - Tƣ vấn vận động: Trao đổi tƣ vấn với các đơn vị khác trong lĩnh vực Y tế công cộng các vấn đề về chính sách. Từ khi thành lập đến nay, nhà trƣờng đã chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu khoa học với quy mô toàn quốc nhƣ hoạt động can thiệp tại cộng đồng. Kết quả của những chƣơng trình này đã hỗ trợ lãnh đạo ngành y tế và các bộ ngành có liên quan đề xuất những chính sách, chiến lƣợc giải quyết các vấn đề thực tiễn. Nhiều số liệu và bằng chứng khoa học đã đƣợc Chính phủ sử dụng trong việc hoạch định chiến lƣợc và chính sách quốc gia. Song hành với các hoạt động tại cộng đồng ĐH Y tế Công cộng là hạt nhân trong xây dựng và phát triển Hội Y tế công cộng Việt Nam. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Trường Trƣờng Đại học Y tế Công cộng gồm có 8 phòng chức năng và 16 bộ môn, hai Trung tâm Thông tin Thƣ viện và một văn phòng. Đứng đầu là Hiệu Trƣởng cùng 3 Hiệu phó. 25 Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức trƣờng Đại học Y tế công cộng Mặc dù là trƣờng Đại học đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực y tế dự phòng, y tế công cộng, các cán bộ giảng viên của trƣờng phần lớn đều đã trải qua quá trình học tập, đào tạo chuyên môn tại các nƣớc có nền y tế công cộng phát triển nhất thế giới nhƣ: Mỹ, Anh, Hà Lan, Úc … Số lƣợng giảng viên và cán bộ nhà trƣờng gia tăng nhanh chóng trong 10 năm trở lại đây. Trong môi trƣờng hòa đồng, thân thiện, hiện đại, các bạn trẻ của trƣờng Đại học Y tế công cộng luôn thể hiện sự tự tin, năng động và giàu trách nhiệm cộng đồng. Nhiều hoạt động phát triển mạnh thể hiện tính sáng tạo, hiệu quả và luôn gắn bó với thực tiễn đã tạo ra một không gian văn hóa đặc trƣng của Đại học Y tế công cộng. 26 1.2.2. Khái quát về Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Y tế Công cộng 1.2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Thông tin Thư viện Trung tâm Thông tin Thƣ viện trƣờng Đại học Y tế Công cộng đƣợc xây dựng và phát triển trên cơ sở thƣ viện trƣờng Cán bộ quản lý y tế (tiền thân của trƣờng ĐH YTCC hiện nay). Thƣ viện đƣợc thành lập theo quyết định số 65/2001/QĐ-TTg ngày 26/4/2001 của thủ tƣớng Chính phủ về việc thành lập trƣờng Đại học Y tế Công cộng. Quyết định số 2175/QĐ-BYT ngày 11/6/2001 của Bộ trƣởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế tạm thời về Tổ chức và hoạt động của Trƣờng Đại học Y tế Công cộng. Trong đó nêu rõ việc thành lập các phòng ban, Thƣ viện trực thuộc Trƣờng. Trƣớc năm 2003, Thƣ viện nằm trong sự quản lý của Phòng đào tạo Đại học của Trƣờng. Từ năm 2003, Thƣ viện đã tách ra khỏi Phòng Đào tạo thành Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐH Y tế Công cộng có con dấu riêng và cán bộ chuyên trách. 1.2.2.2. Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Thông tin Thư viện Chức năng củaTrung tâm Thông tin Thƣ viện: Trung tâm Thông tin Thƣ viện có chức năng đảm bảo việc thu thập, lƣu trữ và phổ biến, cung cấp thông tin khoa học về y tế công cộng, cũng nhƣ hỗ trợ khai thác hiệu quả những nguồn thông tin phục vụ cho công tác giảng dạy học tập và nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trƣờng cũng nhƣ các bạn đọc bên ngoài có quan tâm. 27 Nhiệm vụ cụ thể:  Bổ sung-trao đổi, phân tích-xử lý, bảo quản các loại hình tài liệu, xây dựng, hoàn thiện hệ thống tra cứu, tìm kiếm phù hợp, hƣớng dẫn bạn đọc truy cập, khai thác kho tƣ liệu một cách hiệu quả.  Cung cấp các dịch vụ thƣ viện chất lƣợng cao, cụ thể nhƣ sau: - Dịch vụ mƣợn trả, mƣợn liên thƣ viện - Hỗ trợ tra cứu trực tuyến, trực tiếp hoặc qua thƣ điện tử - Cung cấp thông tin theo yêu cầu - Đào tạo: + Đào tạo định kỳ: Định kỳ hàng tuần có các buổi hƣớng dẫn miễn phí cho bạn đọc có nhu cầu về các chủ đề khác nhau: Các kỹ năng tìm kiếm cơ bản; Hƣớng dẫn tìm kiếm, đánh giá các nguồn tin YTCC; Hƣớng dẫn tra cứu trên một số cơ sở dữ liệu nhất định nhƣ: HINARI, PubMed, EBSCO; Hƣớng dẫn viết thƣ mục tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khoa học... + Đào tạo cho sinh viên mới nhập học: Tham gia phối hợp với phòng Quản lý sinh viên hoặc bộ môn Tin học giảng dạy cho sinh viên mới nhập học kiến thức cơ bản về sử dụng Trung tâm Thông tin Thƣ viện. - Các dịch vụ photocopy, cho thuê giáo trình.... - Đảm bảo việc truy cập thông suốt tới các nguồn thông tin đa dạng. - Hỗ trợ môi trƣờng học tập, nghiên cứu thuận lợi cho bạn đọc.  Mở rộng hợp tác quốc tế, phát triển các cơ hội đào tạo cho cán bộ, các cơ hội mở rộng nguồn tin, bổ sung vốn tài liệu, phát triển cơ sở vật chất... Với số lƣợng tài liệu hiện nay khoảng gần 17.000 tài liệu thuộc các loại hình đa dạng: sách, luận văn, băng, đĩa từ, v.v..., có nội dung rất cập nhật và hoàn chỉnh về các khía cạnh của y tế công cộng, Trung tâm Thông tin Thƣ 28 viện Đại học Y tế công cộng cam kết hỗ trợ tốt nhất cho bạn đọc và cho các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học cũng nhƣ sự phát triển chung của nhà trƣờng, để từng bƣớc phấn đấu trở thành Trung tâm Thông tin Thƣ viện cung cấp thông tin chuyên ngành về y tế công cộng lớn trong cả nƣớc. Trung tâm Thông tin Thƣ viện phục vụ gần 1.500 cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trƣờng, ngoài ra còn có các đối tƣợng là những nhà nghiên cứu, làm việc trong lĩnh vực y tế công cộng trong cả nƣớc hoặc những ngành có liên quan. Tại Trung tâm Thông tin Thƣ viện bạn đọc có thể tra cứu thông tin trên Internet hoặc các cơ sở dữ liệu lớn nhƣ PubMed, MedlinePlus, và các cơ sở dữ liệu khác thông qua hệ thống Internet không dây tại Trung tâm Thông tin Thƣ viện. Trong một ngôi trƣờng thông tin mở, việc hỗ trợ cập nhật các thông tin, kiến thức Y tế công cộng phục vụ cho học tập giảng dạy và nghiên cứu khoa học đƣợc đảm bảo. Trung tâm Thông tin Thƣ viện có đầy đủ các đầu sách, tài liệu cập nhật của các tác giả có uy tín thuộc các chuyên ngành Y tế công cộng trên thế giới. Qua hệ thống mạng nội bộ của trƣờng giảng viên, cán bộ và sinh viên nhà trƣờng có thể truy cập mạng lƣới Internet tốc độc cao miễn phí phục vụ mục đích học tập và nghiên cứu. 1.2.2.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Trung tâm Thông tin Thư viện Trung tâm Thông tin Thƣ viện hiện có 05 cán bộ trong đó 02 cán bộ có trình độ thạc sĩ thƣ viện tốt nghiệp nƣớc ngoài cụ thể là tốt nghiệp khóa học về Quản lý Thƣ viện và Thƣ viện Y học (Medical Library) tại SIMMONS của Mỹ. 03 cán bộ đã và đang chuẩn bị hoàn thành khóa học thạc sĩ Thông tin Thƣ viện trong nƣớc. Trong đó, do đặc thù công việc nên tất cả các cán bộ là nữ giới ở độ tuổi khá trẻ từ 25 đến 45 tuổi. 29 Đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình trong công việc và có tính kiên trì, chịu khó học hỏi và mầy mò kiến thức mới. Bên cạnh đó các cán bộ của Trung tâm Thông tin Thƣ viện đều có nghiệp vụ thƣ viện, đều đƣợc đào tạo về thƣ viện cùng với môi trƣờng làm việc hiện đại nên có các kỹ năng tốt trong công việc. Số lƣợng Cơ cấu (%) Thạc sĩ nƣớc ngoài Thạc sĩ trong nƣớc Tổng số 02 03 05 40% 60% 100 Bảng 1.2: Cơ cấu cán bộ của Trung tâm Thông tin Thƣ viện Trung tâm Thông tin Thƣ viện hiện có 02 kho: Kho Đóng và kho Mở. Kho Đóng có 02 cán bộ. Với đặc điểm là lƣu trữ và phục vụ các tài liệu giáo trình phôto, các tài liệu nội sinh của các bộ môn chuyển lên chƣa chính thức in thành sách để phục vụ bạn đọc. Bên cạnh đó còn lƣu trữ nhiều luận văn, luận án của các năm học. Kho Mở có 03 cán bộ, là nơi lƣu trữ và phục vụ các tài liệu tham khảo là tiếng Việt, tiếng Anh, các sách tra cứu, từ điển, bách khoa toàn thƣ, báo tạp chí về Y tế và chuyên ngành Y tế công cộng… Chịu trách nhiệm quản lý chung cả hai kho là Giám đốc của Trung tâm Thông tin Thƣ viện. Mặc dù chỉ với 05 cán bộ nhƣng Trung tâm Thông tin Thƣ viện cũng có tổ chức Đảng ủy, Công đoàn và đoàn thanh niên, tham gia tích cực các hoạt động và phong trào của nhà Trƣờng. 1.2.2.4. Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin Với diện tích 270m2, chia làm hai kho: kho Đóng và Kho Mở, mỗi kho có chức năng và nhiệm vụ riêng biệt. Trung tâm Thông tin Thƣ viện kế thừa và phát triển những mô hình Trung tâm Thông tin Thƣ viện Đại học hiện đại trong nƣớc và quốc tế, với nhiều trang thiết bị tiên tiến, tạo điều kiện tiếp cận các thông tin một cách dễ dàng nhất cho độc giả. Cụ thể: 30 Kho Mở gồm có: Máy tính tra cứu: 05 chiếc Máy tính làm việc: 03 chiếc Máy đọc mã vạch: 02 chiếc Máy khử từ: 01 chiếc Phần mềm Libol phiên bản 6.0 để quản lý công tác lƣu thông, mƣợn trả, giữ chỗ, tra cứu tài liệu và phân hệ bạn đọc của Trung tâm Thông tin Thƣ viện Phần mềm kiểm kê và máy kiểm kê: 01 Máy điều hòa cây: 02 chiếc Cổng từ: 01 chiếc Máy phát wifi: 02 chiếc Với hệ thống máy tính tra cứu trong và ngoài trƣờng, hệ thống Internet bao phủ với wifi trong toàn trƣờng, sinh viên có thể truy cập mạng Internet mọi lúc, mọi nơi để tra cứu thông tin của Trung tâm Thông tin Thƣ viện cũng nhƣ các trang web điện tử về Y tế công cộng và các lĩnh vực xã hội có liên quan. Kho Mở còn lƣu trữ các tài liệu là sách tra cứu, sách tham khảo tiếng Việt và tiếng Anh. Báo, tạp chí chuyên ngành về Y tế công cộng. Trong đó các tài liệu là sách đƣợc phân loại theo khung phân loại DDC, xếp giá ngay ngắn gọn gàng theo chỉ số phân loại từ trái qua phải, từ bé đến lớn và từ trên xuống dƣới thuận lợi cho việc tìm kiếm. Cùng với hệ thống biển chỉ dẫn cụ thể cho từng khu vực tài liệu, tạo điều kiện dễ dàng cho bạn đọc trong việc lựa chọn và tiếp cận tài liệu. Kho Đóng đƣợc trang bị: Máy tính tra cứu: 08 chiếc Máy tính làm việc: 05 chiếc Máy điều hòa cây: 02 chiếc 31 Phần mềm Libol quản lý công tác bổ sung, biên mục modul quản lý… Máy in thẻ bạn đọc ngoài: 01 chiếc Máy in nhãn barcode: 01 chiếc Máy in: 01 chiếc Máy Photo quẹt thẻ: 01 chiếc Kho Đóng: Thực hiện công tác bổ sung tài liệu, nhận sách của Bộ Y tế cũng nhƣ các đơn vị trong và ngoài trƣờng. Làm công tác nghiệp vụ thƣ viện; phân loại tài liệu, định từ khóa, tạo biểu ghi thƣ mục, xếp giá tài liệu, chuyển kho.Phục vụ bạn đọc tham khảo các tài liệu là Luận án, Luận văn, nội dung bài giảng đã đƣợc hội đồng khoa học nhà trƣờng thông qua, các sách giáo trình photo và các sách tham khảo là các tài liệu nội sinh của các khoa trong Trƣờng. Kho Đóng còn có danh mục tài liệu sách bán, danh mục luận văn, danh mục các tài liệu tham khảo giúp cho bạn đọc có thể tiếp cận và tra tìm tài liệu theo cả hình thức điện tử trên Mục lục tra cứu OPAC hoặc trên cả phƣơng diện truyền thống. 1.3. Vai trò của công tác xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử tại Trƣờng Đại học Y tế Công cộng 1.3.1. Đối với Nhà trường Việc đổi mới phƣơng pháp dạy và học trong các trƣờng Đại học ở nƣớc ta đã khẳng định tầm quan trọng, làm thay đổi sâu sắc vị thế của thƣ viện trong môi trƣờng giáo dục Đại học. Trung tâm Thông tin Thƣ viện của các trƣờng Đại học đã trở thành giảng đƣờng thứ hai mà hầu hết mọi ngƣời học đến có nhu cầu sử dụng trong quá trình học tập của mình. Phƣơng pháp dạy và học mới bắt buộc ngƣời học phải tham khảo nhiều nguồn tài liệu hơn, cần nhiều thông tin hơn, tần suất sử dụng các tài liệu lớn hơn, đòi hỏi các Trung tâm Thông tin Thƣ viện phải đƣa ra rất nhiều giải pháp khả thi trong việc cung cấp 32 tài liệu cho ngƣời học một cách tốt nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất, và chính xác nhất. Tài liệu truyền thống bên cạnh những tính năng ƣu việt của mình, đã bộc lộ nhiều hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của ngƣời dùng tin. Nguồn tin điện tử với đặc điểm là hệ thống đa truy cập, tốc độ tra cứu nhanh, cập nhật thông tin dễ dàng, và nội dung thông tin đa dạng, đang dần dần trở nên phổ biến trong các Trung tâm Thông tin Thƣ viện của các trƣờng Đại học. Quá trình tin học hóa, xã hội hóa thông tin, sự bùng nổ của cuộc cách mạng thông tin đòi hỏi các Trung tâm Thông tin Thƣ viện của các trƣờng Đại học phải chuyển đổi hình thức hoạt động của mình từ truyền thống sang hiện đại để đáp ứng đƣợc xu thế của thời đại. Hiện đại hóa trong quá trình phục vụ ngƣời học, cũng nhƣ hiện đại hóa trong quá trình lƣu trữ nguồn tài liệu, và việc tạo ra các nguồn thông tin mới bằng các thiết bị hỗ trợ hiện đại nhƣ máy tính, mạng viễn thông, vật liệu lƣu trữ tài liệu mới có một vai trò rất quan trọng đối với các trƣờng Đại học ở Việt Nam, trong đó có Đại học Y tế Công cộng. Hơn nữa, trong công tác đào tạo của trƣờng, sử dụng tài liệu điện tử nhằm chia sẻ thông tin giữa các giảng viên, giữa các sinh viên, giữa giảng viên với sinh viên và giữa giảng viên sinh viên trong Trƣờng với các giảng viên, sinh viên trƣờng khác cùng ngành là một tất yếu. Đây cũng là một phƣơng thức làm việc, học tập mới, nhiều tiện ích, phát huy đƣợc tối đa khả năng làm việc nhóm, cùng với kỹ năng làm việc độc lập để tự đánh giá khả năng thông tin hữu ích. Ngoài ra, ở phƣơng diện rộng hơn tài liệu điện tử giúp cho Nhà trƣờng hòa nhập với cộng đồng khoa học quốc tế, mở rộng phạm vi liên kết đào tạo và làm giàu kho tin. Đại học YTCC sẽ là nơi đầu tiên đƣợc biết đến khi cần những thông tin về chuyên ngành y tế công cộng nói riêng và y tế nói chung. 33 Ngày nay, việc chia sẻ nguồn tin điện tử đang đƣợc mở rộng giữa các hệ thống thông tin ở các quốc gia khác nhau trên thế giới. Nhờ giao lƣu và chia sẻ thông tin mà phạm vi và tần suất sử dụng thông tin đƣợc nhân lên, vừa có lợi cho ngƣời dùng tin vừa tạo thêm giá trị cho nguồn thông tin. Đào tạo từ xa không thể thực hiện đƣợc nếu không có thƣ viện điện tử và nguồn tin điện tử. Ngƣời học không cần phải đến Trung tâm Thông tin Thƣ viện để truy cập và tìm kiếm tài liệu mà chính Trung tâm Thông tin Thƣ viện sẽ đem tài liệu đến ngƣời dùng ở bất cứ nơi đâu và trong mọi thời điểm.Với tài liệu điện tử các giảng viên có thêm điều kiện trau dồi kiến thức với nguồn thông tin chất lƣợng (có thể đƣợc kiểm định bởi nhiều nguồn uy tín), nhanh chóng chia sẻ, cập nhật các kiến thức chuyên ngành. Hƣớng dẫn sinh viên đọc các tài liệu tham khảo, chỉ nguồn, chia sẻ thông tin cũng đơn giản hơn khi cả giảng viên và sinh viên cùng có quyền truy cập và khai thác tài liệu điện tử. Điều này đã làm thay đổi phƣơng pháp sƣ phạm, khuyến khích khả năng tự học của sinh viên dƣới sự hƣớng dẫn của giảng viên. Cả giảng viên và sinh viên khi nghiên cứu tài liệu điện tử sẽ tránh trùng lặp đề tài nghiên cứu, lãng phí thời gian và công sức. Đây là công cụ để giảng viên kiểm tra và đánh giá sự trung thực khả năng sáng tạo của sinh viên. Đồng thời, với các đề tài đã đƣợc nghiên cứu trƣớc đó, ngƣời thực hiện đề tài mới sẽ nhanh chóng tiếp cận đƣợc các nguồn tài liệu tham khảo có giá trị, có tầm nhìn sâu rộng và toàn diện hơn về vấn đề mình đang nghiên cứu. Tóm lại, nguồn tin điện tử cũng nhƣ công tác xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử đóng một vai trò hết sức quan trọng trong mọi hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và học tập của trƣờng ĐH Y tế Công cộng. 1.3.2. Đối với Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Y tế công cộng Phát triển các nguồn tin điện tử là vấn đề thiết yếu đƣợc đặt ra cho Trung tâm Thông tin Thƣ viện Đại học Y tế Công cộng cũng nhƣ các Trung tâm Thông tin Thƣ viện đại học khác nhằm thỏa mãn nhu cầu ngƣời học và 34 ngƣời dạy, đồng thời đó là một trong những yếu tố góp phần đƣa Trung tâm Thông tin Thƣ viện Đại học Y tế Công cộng phát triển ngang tầm với các Trung tâm Thông tin Thƣ viện hiện đại khác ở trong và ngoài nƣớc phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nƣớc. Có thể nói, ngày nay Trung tâm Thông tin Thƣ viện đã có vị trí quan trọng trong các trƣờng Đại học nói chung và Đại học Y tế Công cộng nói riêng. Hơn nữa, muốn thực hiện đƣợc chiến lƣợc phát triển Trung tâm Thông tin Thƣ viện hiện nay thành trung tâm học liệu chuyên cung cấp nguồn tin điện tử là chủ yếu thì công tác xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử tại đây cần đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển nhiều hơn nữa. Vì làm tốt công tác này sẽ đáp ứng tốt hơn các nhu cầu ngày càng cao của ngƣời dùng tin cũng nhƣ cho phép ngƣời sử dụng nhiều tiện ích hơn. - Góp phần vào sự phát triển để Trung tâm Thông tin Thƣ viện trở thành trung tâm học liệu, chủ yếu cung cấp, phục vụ tài liệu điện tử. Để hoàn thành mục tiêu đặt ra trong tƣơng lai, cụ thể là định hƣớng phát triển Trung tâm Thông tin Thƣ viện Đại học YTCC thành Trung tâm học liệu - nơi cung cấp, chia sẻ thông tin điện tử về y tế công cộng. Để đẩy nhanh hoạt động này thì việc tăng cƣờng, chú trọng phát triển cũng nhƣ cần nâng cao hiệu quả tổ chức và khai thác tài liệu điện tử là một việc hết sức quan trọng. Nhƣ vậy, có thể nói tài liệu điện tử là một trong những yếu tố quan trọng và trọng tâm để Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐHYTCC trở thành một Trung tâm học liệu. Xây dựng đƣợc kho tài liệu điện tử phong phú, đa dạng chính là góp phần hoàn thành mục tiêu trên. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó nên Trung tâm Thông tin Thƣ viện YTCC đã và đang không ngừng phát triển tài liệu điện tử. Hiện nay, Trung tâm Thông tin Thƣ viện đã nhanh chóng triển khai phục vụ tài liệu điện tử cũng nhƣ xây dựng E-Learning phục vụ hoạt động đào tạo tín chỉ; xây dựng, phát triển và từng bƣớc hoàn thiện các nguồn 35 tin điện tử của mình. Trong thời gian tới, Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐH YTCC sẽ chú trọng phát triển, tổ chức khai thác nguồn tin điện tử hiệu quả để đẩy nhanh cả về số lƣợng và chất lƣợng, để hoàn thành mục tiêu đề ra và bắt kịp với sự phát triển của nhiều cơ quan TT-TV khác trong nƣớc. - Đáp ứng nhu cầu tiếp cận và khai thác thông tin của ngƣời dùng tin Hiện nay, con ngƣời có ít thời gian hơn nhƣng lại cần nhiều thông tin hơn. Thông tin quan trọng và cần thiết cho mọi hoạt động sống, lao động, học tập của con ngƣời. Không chỉ cần những tài liệu, thông tin dƣới dạng truyền thống họ có nhu cầu cao về các loại tài liệu điện tử, nhu cầu đƣợc tiếp cận và khai thác các nguồn thông tin có giá trị, cập nhật là nhu cầu cơ bản của mọi đối tƣợng ngƣời dùng tin. Vì vậy, tài liệu điện tử đáp ứng tốt hơn nhu cầu tin của ngƣời dùng tin nhất là trong giai đoạn hiện nay khi Trƣờng ĐH Y tế Công cộng chuyển sang đào tạo tín chỉ và Trung tâm Thông tin Thƣ viện đang có chiến lƣợc phát triển thành Trung tâm học liệu, phục vụ tài liệu điện tử là chủ yếu. Bên cạnh đó, giảng viên của trƣờng có nhu cầu cao sử dụng tài liệu điện tử để giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Sinh viên cần chủ động trong học tập, nghiên cứu là chính. Do đó họ luôn mong muốn đƣợc tiếp cận và sử dụng các tài liệu trên mạng, CSDL online, ebook phục vụ cho hoạt động học tập, nghiên cứu. - Tài liệu điện tử cho phép ngƣời dùng sử dụng nhiều tiện ích hơn. Không phải trực tiếp đến Trung tâm Thông tin Thƣ viện để đọc tài liệu, ghi chép hay chờ đợi để đăng ký sao chụp tài liệu hoặc đƣa ra yêu cầu thu thập, cập nhật thông tin và phải đến lấy kết quả; ngƣời dùng tin có thể chủ động tạo ra các bộ sƣu tập cá nhân chỉ với một tài khoản ngƣời dùng và những thao tác đơn giản trên mạng máy tính. Đối với website, CSDL trực tuyến ngƣời dùng tin chỉ cần xác định tiêu chí thông tin cần cập nhật, tạo ra các cảnh báo trên mạng là có thể nhận đƣợc những email thông báo ngay khi có nguồn tin điện tử phù hợp mới đƣợc bổ sung. Ngƣời dùng tin dễ dạng tìm 36 kiếm lại những tài liệu điện tử đã sử dụng và truy cập trƣớc đó nhanh chóng vì chúng đƣợc ghi lại tự động. Tài liệu điện tử có sẵn trên mạng đã tạo cho ngƣời dùng có khả năng tiếp cận tài liệu nhanh chóng, dễ dàng hơn. Nhiều nhóm ngƣời dùng không có thời gian trực tiếp đến khai thác tài liệu tại Trung tâm Thông tin Thƣ viện và để không bị hạn chế về không gian, thời gian sử dụng thông tin họ có thể tiếp cận tài liệu nhanh chóng thông qua dải IP Internet của trƣờng. Tài liệu điện tử đã giúp thông tin và ngƣời dùng xích lại gần nhau hơn, phá bỏ những rào cản về không gian. Đối với những ngƣời làm công tác quản lý, lãnh đạo quỹ thời gian ít ỏi họ gặp khó khăn khi phải đến Trung tâm Thông tin Thƣ viện để có tài liệu. Đối với cán bộ, giáo viên họ luôn khao khát thông tin vì thông tin là chất liệu, là nguyên liệu đầu vào cho quá trình nghiên cứu khoa học, giảng dạy và tiếp tục nâng cao kiến thức của họ. Nhƣ vậy, tài liệu truyền thống chƣa đủ để họ tiếp cận nguồn thông tin mới, đa dạng, phong phú. Tài liệu truyền thống không có khả năng lƣu trữ đƣợc các thông tin đa phƣơng tiện bao gồm hình ảnh, âm thanh…trong khi đó lƣợng thông tin này vô cùng cần thiết cho những nhóm đối tƣợng này không bị hạn chế bởi không gian. Nhƣ vây, tài liệu điện tử giúp Trung tâm Thông tin Thƣ viện Đại học YTCC đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiếp cận, khai thác thông tin của ngƣời dùng tin. Với số lƣợng ngƣời dùng tin ngày càng gia tăng hiện nay, nhu cầu tin cũng gia tăng và không ngừng biến đổi, phát triển tài liệu điện tử là hƣớng đi tất yếu của nhiều cơ quan TT-TV trong đó có Trung tâm Thông tin Thƣ viện Đại học Y tế Công cộng. 37 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG, TỔ CHỨC, KHAI THÁC NGUỒN TIN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG 2.1. Thực trạng nguồn tin điện tử 2.1.1. Các CSDL điện tử Hiện nay, các cơ sở dữ liệu điện tử (CSDL) của Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐH YTCC tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực nhƣ thông tin y học, y tế công cộng... và đƣợc quản lý trong phân hệ Sƣu tập số của phần mềm quản trị Trung tâm Thông tin Thƣ viện. Tới nay, Trung tâm Thông tin Thƣ viện đã xây dựng, tổ chức và đƣa vào khai thác các CSDL tài liệu điện tử khoảng gần 3000 tài liệu trong đó 259 bài trích tạp chí; ESBCO có 309 tài liệu, luận ánluận văn 1975 tài liệu, nghiên cứu khoa học có 49 tài liệu, Oxford có 33 tài liệu, Ebook có 14 tài liệu, iGroup là 194 tài liệu, khác 1 tài liệu. Biểu đồ 2.1: Thống kê số lƣợng tài liệu điện tử 38 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ % CSDL điện tử tại Trung tâm TT-TV ĐH YTCC Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy rằng, CSDL điện tử chủ yếu của Trung tâm Thông tin Thƣ viện là luận văn-luận án (chiếm 69,7% tổng số CSDL điện tử). Nguồn tài liệu ESBCO chiếm 25, 58% CSDL sách điện tử (Ebook), Oxfrod và đề tài nghiên cứu còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số CSDL điện tử của Trung tâm Thông tin Thƣ viện, lần lƣợt là 0, 5%, 1, 16% và 1,73%. Trong nguồn tin điện tử thì tài liệu bằng tiếng Việt và tiếng Anh chiếm phần lớn và cũng đƣợc ngƣời dùng tin sử dụng nhiều. Theo kết quả khảo sát, số lƣợng ngƣời dùng tin thƣờng sử dụng nguồn tin điện tử bằng tiếng Việt chiếm 81%, tiếng Anh chiếm 12%, còn lại là ngôn ngữ khác. Có đến 56% ngƣời dùng tin thƣờng sử dụng nguồn tin điện tử bằng cả hai ngôn ngữ. 2.1.2. Các nguồn tin trực tuyến Ngoài các CSDL điện tử trên, Trung tâm còn liên kết và giới thiệu đến NDT các nguồn tin trực tuyến sau: 39 Tạp chí điện tử tiếng Việt và tiếng Anh Tạp chí Tiếng Việt: Tạp chí Cây thuốc quý, Tạp chí Chính sách y tế, Tạp chí Dân số và Phát triển, Tạp chí Tia sáng, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Y học thực hành, Tạp chí Y tế công cộng, Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến (VJOL). Tạp chí Tiếng Anh: HINARI, ProQuest, BioMed Central, Highwire Press - Stanford University, PubMed, PubMed Central, Free Medical Journals. Sách điện tử tiếng Việt và tiếng Anh Sách điện tử Tiếng Việt: Giáo trình điện tử - Bộ Y tế, Giáo trình điện tử - Bộ Giáo dục và Đào tạo, eBooks cộng đồng. Sách điện tử Tiếng Anh: National Center for Biotechnology Information (NCBI), National Library of Medicine Catalog, FreeBooks4Doctors, National Academies Press, Hesperian Foundation. Số liệu thống kê - Cơ sở dữ liệu Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ (MICS) - Cơ sở dữ liệu về Phát triển ở Việt Nam (VietInfo) - Điều tra quốc gia Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam (SAVY) 2003 - Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2006 - Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008 - Niên giám thống kê Việt Nam 2008 - Niên giám thống kê tóm tắt (Việt Nam) 2009 Tài liệu điện tử khác: Popline, One Source (bao gồm cả Popline), WHO Library Database, Publications of WHO Regional Office for the Western Pacific, WHO Reproductive Health Library, Trung tâm Thông tin Thƣ viện Sức khỏe sinh sản của Tổ chức Y tế thế giới số 12, Essential Health Links, HIV/AIDS Gateway, Reproductive Health Gateway, Malaria Gateway. 40 Tóm lại, Trung tâm Thông tin Thƣ viện trƣờng ĐHYTCC đang có một nguồn tin điện tử khá phong phú, phục vụ tích cực cho hoạt động học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học của sinh viên, học viên và giảng viên nhà trƣờng. 2.1.3. Website của Trung tâm Thông tin Thư viện Website là một cẩm nang bách khoa giới thiệu các thông tin và cách thức truy nhập tới thông tin về một thực thể nào đó (cơ quan, tổ chức, cá nhân, đơn vị hành chính ...) trên mạng máy tính. Website có chức năng chủ yếu sau:  Thông tin về cơ cấu tổ chức của đối tƣợng đƣợc phản ánh. Trong số các thông tin đó, thông thƣờng có các thông tin về các bộ phận cấu thành, thông tin về nguồn nhân lực, thông tin về các khía cạnh: chức năng, nhiệm vụ, diện hoạt động chính, những vấn đề có liên quan, các quan hệ đƣợc thiết lập với các cơ quan khác.  Giới thiệu và có thể truy nhập đƣợc các nguồn thông tin trên các CSDL để NDT có thể truy nhập đƣợc và cách thức để truy nhập đến chúng và cách thức truy nhập tới thông tin trong mỗi CSDL.  Là phƣơng tiện thông tin quan trọng để thực hiện nhiều hoạt động tác nghiệp và nghiệpmvụ của bộ máy lãnh đạo, bộ máy hành chính của cơ quan. Trung tâm TT-TV trƣờng ĐH YTCC đã đƣợc xây dựng một website riêng để làm cầu nối giữa Trung tâm Thông tin Thƣ viện với ngƣời dùng tin. Qua trang web này, mọi thông tin mới nhất về hoạt động cũng nhƣ vốn tài liệu của Trung tâm sẽ đƣợc cập nhật đến ngƣời dùng tin một cách nhanh nhất. Ngƣời dùng tin cũng có thể dễ dàng truy nhập để khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thông tin phong phú của Trung tâm Thông tin Thƣ viện. 41 Hình 2.1: Giao diện Website của Trung tâm Thông tin Thƣ viện Trang web của Trung tâm Thƣ viện có địa chỉ http://library.hsph.edu.vn/ nằm trong trang web của Trƣờng Đại học Y tế Công cộng. Trang web của Trung tâm cung cấp cho NDT những thông tin căn bản về Trung tâm Thông tin Thƣ viện để bạn đọc quan tâm có thể tìm hiểu nhƣ chức năng, nhiệm vụ, chính sách của Trung tâm Thông tin Thƣ viện. Thông qua trang web này, ngƣời dùng tin có thể tự tìm hiểu những hoạt động của Trung tâm Thông tin Thƣ viện trƣớc khi đến sử dụng Trung tâm. Bên cạnh đó, trang web còn giới thiệu đến NDT các dịch vụ và các nguồn tài liệu của Trung tâm. NDT trƣớc khi đến đây có thể biết đƣợc những tài liệu mình cần có ở Trung tâm Thông tin Thƣ viện hay không. Trên trang web của Trung tâm Thông tin Thƣ viện, NDT có thể tra cứu tài liệu trƣớc khi đến Trung tâm Thông tin Thƣ viện thông qua trang OPAC. 42 Điều này rất thuận lợi cho NDT khi họ chủ động tìm kiếm trƣớc các tài liệu mình quan tâm, tiết kiệm đƣợc thời gian khi đến mƣợn hay tìm đọc tài liệu Bên cạnh việc cung cấp các thông tin của mình, Trung tâm còn giới thiệu đến NDT liên kết trang web của các trƣờng Đại học y dƣợc trong cả nƣớc và các cơ quan thông tin y học để NDT biết và tìm hiểu khi có nhu cầu. Hình 2.2: Màn hình các website liên kết với TT TTTV Trƣờng ĐH YTCC 2.2. Công tác xây dựng và tổ chức nguồn tin điện tử 2.2.1. Tạo lập nguồn tin điện tử Tạo lập và phát triển nguồn tin điện tử là vấn đề trọng tâm của Trung tâm Thƣ viện. Hiện nay có 3 cách để tạo lập tài liệu điện tử: - Bổ sung/tích hợp nguồn tin điện tử thông qua trao đổi tài liệu điện tử đang đƣợc xuất bản. Nếu tận dụng đƣợc nguồn này thì sẽ tiết kiệm đƣợc thời gian, công sức; 43 - Tự tiến hành số hóa nguồn tài liệu giấy, nghĩa là chuyển tài liệu hiện có sang dạng điện tử bằng phƣơng pháp quét hoặc nhận các bản mềm của tài liệu; - Xây dựng liên kết (tạo khả năng truy cập) đến các nguồn tài liệu trên Internet, đặc biệt là nguồn của các cơ quan TT-TV khác có cùng chuyên đề bao quát, hoặc của các nguồn có trong Liên hợp Thƣ viện Việt Nam về nguồn tin điện tử. Trung tâm Thông tin thƣ viện ĐH YTCC hiện nay chủ yếu tạo lập tài liệu điện tử bằng cách thông qua trao đổi, chia sẻ và tự tiến hành số hóa tài liệu. 2.2.1.1. Bổ sung nguồn tin điện tử - Chính sách bổ sung nguồn tin điện tử + Đối với việc mua các nguồn tin điện tử: cho tới nay trong chính sách phát triển nguồn tin của Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐH YTCC chƣa có mục dành riêng và ổn định để mua nguồn tin điện tử. Vì vậy, việc phát triển nguồn tin điện tử chƣa đƣợc tiến hành định kỳ hàng năm, mà chủ yếu chỉ qua trao đổi, chia sẻ. + Đối với việc thu thập nguồn tin điện tử trong Trƣờng: Tài liệu điện tử nội sinh của Trƣờng có thể hiểu là những tài liệu đƣợc tạo ra tại Trƣờng bởi cán bộ, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh của nhà Trƣờng; các hội nghị, hội thảo đƣợc diễn ra trong phạm vi Trƣờng; tài liệu thăm quan, học tập công tác của cán bộ Trƣờng ở trong và ngoài nƣớc. Tài liệu nội sinh bao gồm một số loại tài liệu chủ yếu nhƣ sau: luận văn, luận án; bài giảng điện tử; bản mềm chƣơng trình hội nghị, hội thảo, ebook; bản mềm các tài liệu của các đoàn thăm quan do Trƣờng cử đi học tập, công tác… Nhà trƣờng cũng quy định các công trình nghiên cứu khoa học nộp về Trung tâm Thông tin Thƣ viện của Trƣờng, các tài liệu xuất bản, tài liệu nội sinh cũng phải nộp cho Trung tâm Thông tin Thƣ viện nhƣng hiện nay quy định này vẫn chƣa đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh. Trong số các loại tài liệu 44 điện tử nội sinh trên chỉ có luận văn, luận án dạng điện tử đƣợc nộp đầy đủ 100% về Trung tâm Thông tin Thƣ viện. Hiện nay, hàng năm trƣờng có khoảng hơn 1.500 học viên và nghiên cứu sinh do đó luận án, luận văn là nguồn tài liệu nội sinh đặc trƣng có giá trị cao đối với ngƣời dùng tin trong Trƣờng. Các luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ để hoàn thiện hồ sơ xin bảo vệ và xin cấp bằng phải có xác nhận của các phòng ban liên quan trong đó có Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐH YTCC. Sau khi nộp đầy đủ theo quy định, học viên sẽ đƣợc nhận giấy biên nhận. Vì vậy, mọi học viên phải nộp bản mềm luận văn, luận án đầy đủ về Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐH YTCC. Số lƣợng bản mềm giáo trình do các thầy cô trong Trƣờng viết, tài liệu điện tử hội nghị, hội thảo của nhà trƣờng cũng khá phong phú và đƣợc nộp đầy đủ vào Trung tâm Thông tin Thƣ viện… - Nguồn bổ sung: Nguồn tin điện tử mà Trung tâm Thông tin Thƣ viện YTCC hiện có chủ yếu thông qua trao đổi, chia sẻ, nhận tài trợ và tự tiến hành số hóa các tài liệu truyền thống có sẵn ở Trƣờng. Với chính sách không chi kinh phí cho việc bổ sung bằng hình thức mua bán các CSDL hay thu thập các tài liệu điện tử khác thì đây thực sự là một vấn đề cản trở cho việc bổ sung nguồn tài liệu điện tử tại Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐH YTCC. Ngoài ra, thời gian gần đây Trung tâm cũng triển khai kho sách điện tử, bƣớc đầu xây dựng CSDL toàn văn luận văn, cung cấp thêm các nguồn tin điện tử cho bạn đọc đặc biệt là nguồn tài liệu nƣớc ngoài. Phần lớn các tài liệu này đƣợc tìm kiếm tại một số trang mạng uy tín và CSDL về y tế, các sách trong trang HINARY, PUBMED, MEDLINE, hoặc các trang trong nƣớc nhƣ của Bộ Y tế, WHO... nhằm phục vụ có hiệu quả hơn nữa cho công tác đào tạo nghiên cứu của cán bộ và học viên. 45 Nhƣ vậy, nguồn bổ sung vốn tài liệu của Trung tâm Thông tin Thƣ viện chủ yếu qua các nguồn: Nhận biếu tặng từ các tổ chức, cá nhân và trao đổi. Ngoài ra, còn nguồn tin nội sinh đƣợc tạo ra từ giảng viên, sinh viên, học viên và sinh viên Nhà trƣờng. - Công tác thanh lý: Theo định kỳ, Trung tâm Thông tin Thƣ viện tiến hành công tác thanh lý tài liệu vào giữa tháng 7 hàng năm. Công tác này đƣợc thực hiện trong nhóm công tác nghiệp vụ Trung tâm Thông tin Thƣ viện triển khai khi sinh viên đã nghỉ hè. Với nội dung các tài liệu cũ, không có giá trị sử dụng đối với bạn đọc nhƣ các báo, tạp chí cũ, các tài liệu cũ nát, lâu năm, và đã có xuất bản mới thay thế thì tài liệu đƣợc thanh lọc cẩn thận, kỹ càng. Các tài liệu đƣợc đƣa vào danh sách thanh lý chủ yếu là các sách, CSDL mà các số liệu thống kê về y tế không còn đƣợc sát thực và đã có các số liệu mới thay thế. Các tài liệu thanh lý đƣợc lập danh mục và xin ý kiến Nhà trƣờng để có thể cung cấp miễn phí cho học viên nếu có nhu cầu, ngoài ra đây cũng đƣợc coi là nguồn tƣ liệu tham gia trao đổi hữu hiệu với các đầu mối trong hệ thống nếu có quan tâm đến các số liệu thống kê của các năm cũ. Việc thanh lý tài liệu còn giúp Trung tâm Thông tin Thƣ viện có thêm diện tích kho để bổ sung các tài liệu mới. Công tác này đòi hỏi khá nhiều công sức và thời gian do vậy hầu nhƣ cán bộ Trung tâm Thông tin Thƣ viện không có thời gian nghỉ hè và phải nghỉ phục vụ bạn đọc để tiến hành. - Kinh phí bổ sung: Nhà trƣờng hiện chƣa dành kinh phí cho việc bổ sung nguồn tin điện tử, do đó việc cập nhật nguồn tin điện tử mới của Trung tâm hàng năm là khác nhau. Hàng năm để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc và hoạt động học tập giảng 46 dạy của giảng viên và sinh viên, Trung tâm Thông tin Thƣ viện tiến hành trao đổi hoặc đƣợc chia sẻ những tài liệu điện tử có liên quan đến nhu cầu của ngƣời dùng tin để chọn lọc và bổ sung nguồn tin điện tử của Trung tâm. Duy chỉ có hai năm 2006 và 2009 số tài liệu điện tử đƣợc bổ sung tăng vọt do nguồn tài liệu của quỹ AP(Atlantic Philanthropies) về Y học tăng cao nên lƣợng bổ sung của các năm này cũng tăng cao. Đây cũng là một nguồn bổ sung hiệu quả và thiết thực cho Trung tâm Thông tin Thƣ viện trong những năm vừa qua. 2.2.1.2. Số hóa tài liệu Số hóa tài liệu là một trong những phƣơng thức cơ bản đƣợc sử dụng rộng rãi trong các cơ quan TT-TV để tạo lập tài liệu điện tử nhanh chóng và hiệu quả. - Thực thi các quy định về bản quyền: Trong quá trình tiến hành số hóa tài liệu Trung tâm TT-TV ĐH YTCC rất quan tâm đến vấn đề bản quyền. Việc số hóa tài liệu nội sinh, đặc biệt các luận án, luận văn đƣợc tiến hành với sự đồng ý của tác giả. Các tài liệu số hóa này cũng chỉ phục vụ trong phạm vi Trƣờng ĐH YTCC nhằm mục đích phục vụ học tập, nghiên cứu. - Phƣơng thức tạo lập nguồn tin điện tử: Hiện nay, Trung Tâm TT-TV đang tạo lập nguồn tin điện tử theo hai phƣơng dƣới đây, trong phƣơng thức thứ hai là chủ yếu, cụ thể là + Thứ nhất, Tạo lập nguồn tin điện tử thông qua xử lý các file văn bản: Các luận án, luận văn cũng nhƣ các bài giảng, bài báo nghiên cứu khoa học của giảng viên đều là file điện tử dạng word. Do vậy, cán bộ Trung tâm Thông tin Thƣ viện chỉ cần tiến hành chuyển dạng file (chuyển từ file word sang pdf; tạo bookmark cho tài liệu; lƣu trữ dữ liệu và tiến hành mô tả tài liệu theo các trƣờng biên mục có trong phần mềm Libol 6.0). 47 + Thứ hai, Số hóa bằng máy Scanner: * Trƣớc khi thực hiện số hóa nguồn tài liệu, Trung tâm Thông tin Thƣ viện đã đƣa ra các tiêu chí để làm căn cứ lựa chọn những tài liệu nào cần thiết đƣa vào bộ sƣu tập, cụ thể là: > Tiêu chí tình trạng bản quyền của tài liệu: >Theo tiêu chí nhóm ngƣời dùng mà Trung tâm Thông tin Thƣ viện xác định mức độ ƣu tiên phục vụ: 1. Cán bộ lãnh đạo; 2. Giảng viên, cán bộ nghiên cứu; 3. Cán bộ kỹ thuật; 4. Sinh viên; 5. Các đối tƣợng khác. >Theo tiêu chí nội dung tài liệu: Trên cơ sở xác định nhóm ngƣời dùng mục tiêu mà Trung tâm Thông tin Thƣ viện lựa chọn các chủ đề tài liệu theo nội dung tài liệu phục vụ; tài liệu phục vụ phát triển giáo trình, bài giảng; tài liệu có tần suất sử dụng cao. >Theo tiêu chí điều kiện bảo quản hiện tại: Tùy tình hình cụ thể của Trung tâm Thông tin Thƣ viện trong tình trạng điều kiện bảo quản kết hợp với nội dung tài liệu mà quyết định lựa chọn tài liệu đƣa vào. Ví dụ: ƣu tiên cho các tài liệu in trên giấy ròn, dễ rách, có hóa chất bảo quản. > Theo tiêu chí các loại tài liệu đặc biệt: Tài liệu độc bản, tài liệu quý hiếm, thời gian xuất bản (Luận án tiến sĩ, tài liệu cổ, tài liệu cẩm nang chuyên ngành)... * Việc lựa chọn công nghệ để tiến hành số hóa rất quan trọng bởi vì nó là công cụ đắc lực giúp ta thực hiện các công việc trong quy trình tạo lập và vận hành của bộ sƣu tập số. Trung tâm Thông tin Thƣ viện đã lựa chọn phân hệ quản lý bộ sƣu tập số trong hệ quản trị Thƣ viện điện tử LIBOL phiên bản 6.0 của Công ty Tinh Vân để quản lý nguồn tin điện tử của mình. 48 Phần mềm quản lý tài liệu số đã đáp ứng các yêu cầu nhƣ: > Tạo siêu dữ liệu: có 3 dạng siêu dữ liệu: Siêu dữ liệu mô tả: Mô tả các thông tin về tài liệu; Siêu dữ liệu cấu trúc: Mô tả các liên kết giữa các đối tƣợng thông tin liên quan của tài liệu nhƣ mục lục, chƣơng, phần, trang sách, hình ảnh minh họa, phụ lục...giúp ngƣời dùng dễ dàng di chuyển đến các thành phần của tài liệu. Siêu dữ liệu quản trị: gồm tạo kích cỡ tập tin; Định dạng tài liệu (PDF); Đặc tính sử dụng và tình trạng của tài liệu. > Mô tả dữ liệu: (theo một trong các chuẩn siêu dữ liệu: MARC; Dublin core; MODS; METS, ISO 2709) trong đó chuẩn Dublin Core là dùng tƣơng đối phổ biến vì có khả năng tùy biến cho các tiêu chuẩn khác với 16 trƣờng biên mục. > Vận hành liên kết là tạo ra một giao diện tra cứu tích hợp cho ngƣời dùng trên nhiều bộ sƣu tập cùng một lúc dựa trên các điểm truy cập nhất quán nhƣ: tác giả; nhan đề tài liệu, từ khóa; chủ đề; chỉ mục quốc gia... > Quản lý các nguồn dữ liệu truy cập đƣợc cho phép (phần này chƣa có trong các phần mềm nguồn mở). Theo đó chỉ có các thành viên đã đƣợc đăng ký mới đƣợc quyền truy cập vào tài liệu (hoặc quản lý chế độ dowload của tài liệu). > Xuất - nhập dữ liệu để trao đổi với các hệ thống khác theo các chuẩn chung. * Số hoá nguồn tài liệu: Đây là công đoạn đòi hỏi đầu tƣ nhiều công sức, kinh phí nhƣng lại là khâu dễ dàng thực hiện nhất. Hiện nay, Trung tâm TTTV đã có 2 máy scanner để số hóa tài liệu, với 2 thiết bị này có thể giúpTrung tâm Thông tin Thƣ viện có thể số hóa nguồn tài liệu với số lƣợng lớn và đảm bảo chất lƣợng. Đặc biệt là công nghệ mới, các máy này có một phần mềm biên tập BookScan Editor cho phép tự động biên tập, tạo siêu dữ liệu theo yêu cầu; hơn nữa chúng không làm hƣ hỏng tài liệu gốc do không phải tháo gáy tài liệu đối với tài liệu có độ dày trang khi thực hiện Scan. 49 2.2.2. Xử lý tài liệu điện tử 2.2.2.1. Biên mục tài liệu điện tử - Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐH YTCC sử dụng phân hệ biên mục của phần mềm Libol 6.0 để biên mục tài liệu điện tử. Từ khi phần mềm Libol 6.0 đƣợc đƣa vào sử dụng đến nay, công tác biên mục tại Trung tâm đã đƣợc thay đổi. Việc biên mục thủ công truyền thống trƣớc đây đã đƣợc thay thế bằng biên mục tự động trên phân hệ Biên mục của phần mềm Libol. Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong công tác biên mục tài liệu (đặc biệt là biên mục tài liệu điện tử) đòi hỏi ngƣời cán bộ xử lý phải nắm vững các khái niệm và thao tác trên phần mềm cũng nhƣ phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn và cập nhật các kiến thức mới. Các dữ liệu biên mục đƣợc thực hiện trên các vùng mô tả của biểu ghi khổ mẫu MARC 21 và tuân thủ các chuẩn quốc tế về biên mục là biên mục theo quy tắc biên mục Anh - Mỹ AACR2. Phân hệ biên mục là công cụ mạnh, thuận tiện giúp biên mục mọi dạng tài nguyên (trong đó có tài liệu điện tử) củaTrung tâm Thông tin Thƣ viện theo các tiêu chuẩn đã đƣợc qui định giúp trao đổi dữ liệu biên mục với các Trung tâm Thông tin Thƣ viện khác và giúp xuất bản các ấn phẩm thƣ mục phong phú và đa dạng. Đây là một công cụ hữu hiệu và tiện lợi để tiến hành công tác biên mục, cán bộ thƣ viện có thể chỉnh sửa và tạo mới các mẫu biên mục và tiến hành các khâu trong quá trình biên mục bao gồm: nhập mới, sửa chữa, xoá, duyệt, xem, tái sử dụng bản ghi... Phân hệ này hỗ trợ mọi trƣờng theo mọi chuẩn của MARC 21 và đƣợc bổ sung thêm các trƣờng dữ liệu đặc thù của Việt Nam. 50 Hình 2.3: Giao diện chính phân hệ Biên mục Công tác biên mục tài liệu điện tử tại Trung tâm chủ yếu đƣợc thực hiện theo 2 hình thức là biên mục gốc và biên mục sao chép. Đối với những tài liệu tiếng Việt, Trung tâm Thông tin Thƣ viện tiến hành biên mục trực tiếp trên phân hệ Biên mục của phần mềm Libol. Đối với những tài liệu tiếng Anh có thể tải về đƣợc, Trung tâm Thông tin Thƣ viện tiến hành biên mục sao chép bằng cách tải các biểu ghi của Thƣ viện Quốc hội Mỹ thông qua cổng Z39.50. Sau đó Trung tâm Thông tin Thƣ viện sẽ thêm các yếu tố của mình vào để hoàn chỉnh biểu ghi đó. Biên mục tự động theo khổ mẫu MARC 21 trên phần mềm Libol còn cho phép ngƣời xử lý xem lại biểu ghi đã nhập, nếu có sau sót có thể chuyển về màn hình nhập tin để sửa chữa lại. Sau khi biểu ghi đã đƣợc xử lý hoàn chỉnh, ngƣời cán bộ có thể cập nhật biểu ghi đó vào cơ sở dữ liệu của Trung tâm để đƣa ra phục vụ cho NDT. 51 Dƣới đây là quá trình biên mục tài liệu điện tử trên phần mềm Libol 6.0 tại Trung tâm TT-TV ĐH YTCC: - Bƣớc 1: Chọn tài liệu cần biên mục Hình 2.4: Biên mục tài liệu điện tử 52 - Bƣớc 2: Nhập các thông tin biên mục vào các trƣờng tƣơng ứng trong mẫu biểu ghi Hình 2.5: Giao diện phần nhập thông tin biên mục TLĐT 53 - Bƣớc 3: Cập nhật biểu ghi Hình 2.6: Giao diện cập nhật biểu ghi TLĐT - Bƣớc 4: Cập nhật file trailer. Hình 2.7: Giao diện cập nhật file trailer 54 2.2.2.2. Phân loại Hiện nay Trung tâm Thông tin Thƣ viện đang áp dụng Khung phân loại DDC 14 đã đƣợc dịch ra tiếng Việt và chính thức đƣợc xuất bản vào ngày 16/8/2006 để phân loại toàn bộ các tài liệu. Trong số định danh tài liệu, ngoài ký hiệu phân loại theo bảng DDC, Trung tâm Thông tin Thƣ viện còn gắn thêm chỉ số Cutter của tên tác giả nếu tác giả là ngƣời Việt Nam, họ của tác giả nếu tác giả là ngƣời nƣớc ngoài hoặc tên tài liệu nếu tài liệu không có tên tác giả hoặc tài liệu có từ 4 tác giả trở lên. Số định danh này chính là ký hiệu sử dụng để xếp giá tài liệu trong Kho Mở. Tại Trung tâm TT-TV trƣờng Đại học Y tế công cộng, công tác biên mục tài liệu đƣợc thực hiện theo AACR2. Việc lập tiêu đề mô tả đƣợc thực hiện đối với tên tác giả đối với những tài liệu có từ 3 tác giả trở xuống. Khi lập tiêu đề mô tả, dấu phẩy (,) đƣợc đặt ngay sau họ của tác giả. Đối với tác giả là ngƣời Việt Nam, tên gọi có cấu trúc Họ - Đệm - Tên thì tiêu đề mô tả để nguyên thứ tự và thêm dấu phẩy vào sau họ. Đối với tác giả là ngƣời nƣớc ngoài, khi lập tiêu đề mô tả, họ sẽ đƣợc đảo lên trƣớc và thêm dấu phẩy sau đó mới đến tên tác giả. Đối với những tài liệu không có tác giả hoặc có từ 4 tác giả trở lên thì tiêu đề mô tả sẽ là tên tài liệu. Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐH YTCC đã tuân thủ nghiêm ngặt việc thực hiện biên mục theo AACR2. Đối với tài liệu có từ 4 tác giả trở lên, trong phần Nhan đề và thông tin trách nhiệm, chỉ ghi tên của tác giả đầu sau đó là dấu 3 chấm và et al. (… [et al.]). 55 Bonita, R. Dịch tễ học cơ bản = basic epidemiology / R. Bonita, R. Beaglehole, T. Kjellstrom ; ngƣời hiệu đính, Trần Hữu Bích, Vũ Hoàng Lan ; ngƣời dịch, Trần Hữu Bích ... [et al.]. - Xuất bản lần thứ 2. - H. : Y học, 2009 xvii, 216 tr. : minh họa ; 26 cm 1. Dịch tễ học. I. Beaglehole, R. II. Kjellstrom, T. III. Trần, Hữu Bích. IV. Vũ, Hoàng Lan. V. Nhan đề Số định danh: 614.4 B431 Hình 2.8: Minh họa mẫu phiếu mục lục theo AACR2 2.2.3. Tổ chức nguồn tin điện tử Tới nay, Trung tâm đƣợc trang bị phần mềm Libol 6.0 của công ty Tinh Vân. Từ khi ứng dụng phần mềm, các tài liệu điện tử của Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐH YTCC đƣợc đƣa lên Website và tổ chức thành 3 bộ sƣu tập chính, cụ thể là: - Luận văn, luận án: Bộ sƣu tập luận văn, luận án bao gồm các luận văn, luận án đƣợc bảo vệ tại Trƣờng ĐH YTCC qua các năm. Các tài liệu điện tử này đƣợc sắp xếp theo trật tự vần chữ cái tên tài liệu. Ngoài ra, bộ sƣu tập này còn có thể tìm kiếm theo tên tác giả, tên tài liệu, năm bảo vệ, từ khóa. - Bài báo, công trình NCKH chuyên ngành: Bộ sƣu tập các bài báo và công trình NCHK đƣợc xếp theo năm và theo chuyên ngành. Do giảng viên và ngƣời nghiên cứu của Hội Y tế công cộng cung cấp. Các loại tài liệu này đƣợc cung cấp dƣới dạng toàn văn; và - Tài liệu điện tử đƣợc khai thác từ các CSDL. Trung tâm đã giới thiệu đến ngƣời dùng tin một số CSDL có chất lƣợng nhƣ CSDL HINARI, đây là CSDL miễn phí cung cấp những thông tin y tế. Cán bộ Trung tâm Thông tin Thƣ viện sẽ tìm kiếm theo chủ đề sau đó tập hợp 56 lại thành file hoặc hƣớng dẫn bạn đọc khai thác trên CSDL. HINARI là sáng kiến của Tổ chức Y tế Thế giới phối hợp với các nhà xuất bản lớn nhằm cho phép các nƣớc đang phát triển có khả năng tiếp cận tới các nguồn thông tin y tế và từ đó nâng cao chất lƣợng dịch vụ chăm sóc sức khỏe. HINARI là CSDL lớn nhất cho phép cung cấp truy cập đến hơn 1.500 tạp chí, 15.000 nguồn thông tin của 150 nhà xuất bản lớn trên thế giới gồm các tạp chí y học, điều dƣỡng, y tế liên quan và khoa học xã hội. Ngƣời dùng tin tại Trung tâm đƣợc cung cấp tài khoản để truy cập và sử dụng CSDL này. Hình 2.9: Giao diện CSDL HINARI 2.2.4. Lưu trữ và bảo quản nguồn tin điện tử - Phƣơng tiện lƣu trữ tài liệu điện tử: Hiện nay, Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐH YTCC lƣu trữ tài liệu điện tử trên một số phƣơng tiện nhƣ: Lƣu trữ dƣới dạng CD-ROM cất giữa trong các tủ đựng đĩa; Lƣu trong ổ cứng của máy chủ,… 57 - Các yêu cầu đối với lƣu trữ tài liệu điện tử tại Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐH YTCC: + Chỉ sử dụng đĩa CD-ROM đĩa ghi một lần, không sử dụng đĩa ghi nhiều lần. + Cán bộ Trung tâm Thông tin Thƣ viện trực tiếp quản lý và cung cấp cho bạn đọc khi có yêu cầu. + Lƣu trữ các file tài liệu điện tử trong các ổ cứng riêng, máy chủ. + Sao lƣu dự phòng tất cả các đĩa… - Bảo quản tài liệu điện tử: Bảo quản tài liệu điện tử là một quy trình quan trọng có vai trò quyết định đến khả năng truy cập lâu dài và tính bền vững của tài liệu. Các tài liệu điện tử phải đƣợc lƣu trữ, bảo quản để đảm bảo có thể sử dụng lâu dài, phục vụ cho nhu cầu tin của ngƣời dùng tin. Trong Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐH YTCC các yêu cầu và biện pháp bảo quản tài liệu điện tử luôn đƣợc tiến hành một cách cẩn thận và đúng quy trình… * Yêu cầu sử dụng tài liệu điện tử theo đúng quy định, đúng cách - Không chạm vào mặt chứa dữ liệu. - Không để đĩa trong ổ sau khi sử dụng. Bạn đọc sử dụng đĩa xong phải mang trả cho cán bộ Trung tâm Thông tin Thƣ viện. - Sử dụng phƣơng tiện ghi 1 lần thay cho phƣơng tiện ghi xóa nhiều lần. - Sau khi bạn đọc sử dụng xong, cán bộ Trung tâm Thông tin Thƣ viện phải đặt ngay đĩa ngay vào hộp và cất vào kho lƣu trữ. - Đặt chế độ bảo vệ cho máy tính khi bạn đọc sử dụng để hạn chế virut xâm nhập gây hƣ hại, mất dữ liệu trong đĩa… - Đối với cán bộ : Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐH YTCC yêu cầu cán bộ phải nâng cao ý thức trách nhiệm trong quá trình nhận, xử lý, quản lý và bảo quản tài liệu điện tử; phải thực hiện nghiêm túc, đảm bảo công tác bảo quản trong các khâu… 58 - Đối với ngƣời dùng tin: Phải tham dự các lớp tập huấn sử dụng Trung tâm Thông tin Thƣ viện và đƣợc cấp tài khoản, thẻ thƣ viện; yêu cầu thực hiện đầy đủ những quy định sử dụng tài liệu điện tử tại Trung tâm Thông tin Thƣ viện; không tự ý cài đặt các phần mềm, sử dụng USB tại các máy tính của Trung tâm Thông tin Thƣ viện…. * Các biện pháp bảo quản tài liệu điện tử tại Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐH YTCC - Thứ nhất: Sao lƣu dữ liệu (backup data): Backup dữ liệu thƣờng xuyên bằng cách thiết lập một hệ thống dự phòng để sao lƣu thƣờng xuyên các tệp tin trên máy tính sang đĩa CD, DVD hoặc sao sang một ổ cứng khác. Sao chép các tệp tin máy tính ra nhiều bản và lƣu các bản sao ở nhiều nơi khác nhau. Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐH YTCC đã tiến hành sao lƣu dữ liệu nhằm tạo nhiều bản copy khác của tài liệu gốc, lƣu trữ bản copy trên nhiều phƣơng tiện khác nhau nhƣ đĩa CD-ROM, ổ cứng, máy chủ,… - Thứ hai: Thiết lập cơ chế “Quản trị quyền”- cơ chế vừa đảm bảo bản quyền và có thể khai thác tài liệu điện tử. Quản trị quyền đƣợc thực hiện bằng các cách sau: + Theo dõi việc sử dụng tài liệu trên mạng thông qua thống kê số ngƣời truy cập, lƣợt tải tài liệu về, quản lý qua tài khoản và qua địa chỉ IP. + Kiểm tra và xác nhận quyền sử dụng từ phía ngƣời dùng. + Chỉ cho phép số lƣợng truy cập đồng thời có giới hạn. + Không cho sao, in đĩa khi chƣa xin phép. + Cài đặt phần mềm diệt virut hữu hiệu, bảo vệ tốt nội dung tài liệu. 2.3. Công tác khai thác nguồn tin điện tử 2.3.1. Chính sách khai thác Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐH YTCC cho phép khai thác miễn phí tài liệu điện tử tại phòng đọc đóng và trên website của Trung tâm Thông tin Thƣ viện. Ngƣời dùng tin có thể đến phòng đọc đóng hoặc truy cập bằng các 59 máy tính có kết nối Internet trong dải IP của trƣờng ĐH YTCC để download, xem trực tiếp tài liệu điện tử. Ngƣời dùng tin đƣợc cấp phép sử dụng Trung tâm Thông tin Thƣ viện có thể sử dụng các đĩa lƣu trữ có tại phòng đọc đóng và sử dụng Internet tại các máy tính có tại đây. Trong cơ quan TT-TV truyền thống phạm vi khai thác tài liệu truyền thống chủ yếu là trong không gian, khuôn viên cơ quan TT-TV. Còn đối với tài liệu điện tử phạm vi khai thác tài liệu điện tử chính là phạm vi đƣợc cấp quyền sử dụng và khai thác tài liệu điện tử. Tài liệu điện tử đƣa lên website chủ yếu là các tài liệu nội sinh thuộc bản quyền Nhà trƣờng với mục đích là đáp ứng cho nhu cầu nghiên cứu, học tập và giảng dạy của cán bộ công nhân viên trong toàn Trƣờng. 2.3.2. Hình thức khai thác Hiện nay, có nhiều hình thức khai thác tài liệu điện tử nhƣng Trung tâm Thông tin Thƣ viện YTCC chỉ sử dụng hai hình thức khai thác tài liệu điện tử là khai thác tại chỗ và khai thác từ xa. * Khai thác tại chỗ: Đối với tài liệu điện tử ở dạng đĩa CD-ROM, DVD đƣợc lƣu trữ tại phòng đọc đóng. Tại các máy tính tra cứu của Trung tâm Thông tin Thƣ viện đều có thông tin và hƣớng dẫn tra cứu, sử dụng tài liệu điện tử nhằm giúp ngƣời dùng tin có thể khai thác tài liệu điện tử nhanh chóng, dễ dàng. * Khai thác từ xa: Nếu ngƣời dùng tin không có thời gian trực tiếp đến Trung tâm Thông tin Thƣ viện thì mọi máy tính có nối mạng trong Trƣờng đều có thể truy cập website tài liệu điện tử nhanh chóng, dễ dàng. Điều này tạo điều kiện thuân lợi cho các cán bộ, học viên, sinh viên không mất nhiều thời gian, công sức tìm kiếm hoặc chờ đợi đƣợc phục vụ tài liệu, không bị giới hạn bởi số lƣợng máy tính, thời gian truy cập tại Trung tâm Thông tin Thƣ viện mà vẫn có thể tìm đƣợc tài liệu để nghiên cứu, làm luận văn, luận án nhanh chóng. 60 Ngoài ra, ngƣời dùng tin nếu có yêu cầu thì có thể gửi yêu cầu về địa chỉ email của Trung tâm Thông tin Thƣ viện; cán bộ Trung tâm Thông tin Thƣ viện sẽ trực tiếp trả lời, hỗ trợ. Bên cạnh đó, Trung tâm Thông tin Thƣ viện cũng có chính sách ƣu tiên hơn đối với bạn đọc ở xa, cán bộ thƣ viện có thể gửi file tài liệu điện tử nhiều hơn quy định. 2.3.3. Quản lý truy cập Để theo dõi cũng nhƣ quản lý truy cập của ngƣời sử dụng đối với tài liệu điện tử có nhiều cách quản lý khác nhau. Tuy nhiên căn cứ vào tình hình hiện tại, Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐH YTCC lựa chọn hai cách quản lý truy cập phổ biến trong nhiều cơ quan TT-TV và có hiệu quả cao: quản lý qua tài khoản truy cập và quản lý qua dải địa chỉ IP. 2.3.3.1. Quản lý qua tài khoản truy nhập: Do số lƣợng ngƣời dùng tin của Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐH YTCC rất lớn và đa dạng nên cần có cơ chế, xác lập quyền cho ngƣời dùng cũng nhƣ quản lý ngƣời dùng. Trung tâm Thông tin Thƣ viện áp dụng phân hệ quản lý của phần mền Libol 6.0 để quản lý truy cập bằng tài khoản truy nhập với cả cán bộ Trung tâm Thông tin Thƣ viện và ngƣời dùng. + Phân quyền truy cập cho cán bộ, ngƣời có tài khoản truy nhập mới có thể truy nhập để thực hiện công việc biên mục tài liệu điện tử, sửa đổi dữ liệu, xóa biểu ghi… Điều này đảm bảo an toàn và phân chia quyền quản trị dữ liệu. + Quản lý ngƣời dùng tin theo tài khoản truy nhập. 2.3.3.2. Quản lý qua dải địa chỉ IP: Quản lý truy cập qua dải địa chỉ IP tới tài liệu điện tử đƣợc tiến hành nhằm mục đích giới hạn phạm vi truy cập, xác lập chỉ những máy tính thuộc phạm vi trong trƣờng ĐH YTCC mới truy cập đƣợc. 61 2.4. Nguồn nhân lực đảm bảo công tác xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử 2.4.1. Cán bộ quản lý Trung tâm Thông tin Thƣ viện hiện có 05 cán bộ trong đó 02 cán bộ quản lý có trình độ thạc sĩ - Thông tin Thƣ viện (tốt nghiệp nƣớc ngoài cụ thể là tốt nghiệp khóa học về Quản lý Thƣ viện và thƣ viện Y học (Medical Library) tại SIMMONS của Mỹ). Họ có đầy đủ kiến thức chuyên môn cũng nhƣ năng lực lãnh đạo để có thể quản lý Trung tâm Thông tin Thƣ viện về mọi mặt. Đó là những ngƣời tâm huyết với nghề, cũng nhƣ rất mong muốn phát triển Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐH YTCC trở thành Trung tâm học liệu hiện đại cùng với sự phát triển của nhà trƣờng và hệ thống TT- TV. 2.4.2. Cán bộ Trung tâm Thông tin Thư viện Với số lƣợng khá ít, chỉ 03 cán bộ nhƣng họ đều đã hoàn thành khóa học thạc sĩ ngành Thông tin Thƣ viện trong nƣớc, do vậy về kiến thức chuyên môn họ đƣợc đánh giá cao. Do đặc thù công việc nên tất cả các cán bộ là nữ giới ở độ tuổi khá trẻ từ 25 đến 45 tuổi nhƣng họ có lòng yêu nghề, luôn năng động, nhiệt tình trong công tác chuyên môn. Mặc dù ít cán bộ nhƣng các khâu của Trung tâm đều đƣợc họ tổ chức, khai thác có hiệu quả. Hơn nữa, bên cạnh việc bồi dƣỡng về kiến thức chuyên môn thì kỹ năng tin học và ngoại ngữ của họ cũng rất tốt nên công tác tổ chức, khai thác nguồn tin điện tử tại đây đƣợc đảm bảo hoàn thành tốt. 2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xây dựng, tổ chức và khai thác tại Trung tâm Thông tin Thƣ viện trƣờng ĐH YTCC Trong số các trang thiết bị, hạ tầng công nghệ đã đƣợc nêu ở trên, Trung tâm Thông tin Thƣ viện đã sử dụng phần mền Libol 6.0; máy tính, 2 máy scanner, 2 máy in, đƣờng truyền internet tốc độ cao trong xử lý nghiệp vụ, xây dựng, tổ chức, khai thác nguồn tin điện tử. 62 + Phần mềm libol 6.0 với nhiều tính năng đã đƣợc áp dụng tại nhiều cơ quan TT-TV trong cả nƣớc… Phần mềm Libol 6.0 có một số tính năng nổi bật sau đây: - Hỗ trợ chuẩn biên mục MARC 21, AACR2, ISBD - Hỗ trợ các khung phân loại thông dụng nhƣ DDC, BBK, UDC, NLM, LOC - Cho phép xuất nhập dữ liệu theo chuẩn ISO 2709 - Liên kết các Trung tâm Thông tin Thƣ viện và tài nguyên thông tin trực tuyến trên Internet khác qua giao thức Z39.50, OAI- PMH - Mƣợn liên thƣ viện theo giao thức ISO 10161, tích hợp các thiết bị mƣợn trả tự động theo chuẩn SIP 2 - Có khả năng tích hợp các thiết bị mã vạch, thẻ từ và RFID - Hỗ trợ đa ngôn ngữ (Anh, Việt, Nga, Trung, Nhật…) và Unicode với dữ liệu và giao diện làm việc, đồng thời hỗ trợ các bảng mã tiếng Việt nhƣ: TCVN 5712, VNI, TCVN 6909 - Công cụ xây dựng, quản lý và khai thác kho tài nguyên số - Tìm kiếm toàn văn; xuất bản các CSDL hoặc thƣ mục trên đĩa CD - Tuỳ biến cao - Bảo mật và phân quyền chặt chẽ - Thống kê, tra cứu đa dạng, chi tiết và trực quan phục vụ mọi nhóm đối tƣợng - Vận hành hiệu quả trên những CSDL lớn nhiều triệu bản ghi - Hỗ trợ hệ quản trị CSDL Oracle hoặc Microsoft SQL Server - Khai thác và trao đổi thông tin qua Web, thƣ điện tử, GPRS (điện thoại di động) và hỗ trợ ngƣời khiếm thị - Hỗ trợ hệ thống Trung tâm Thông tin Thƣ viện nhiều kho, nhiều điểm lƣu thông; tƣơng thích với cả mô hình kho đóng và kho mở 63 + Các thiết bị số hóa tài liệu hiện nay đều là những máy tính tốt, có thể kiểm tra độ trung thực của ảnh tốt. Một số thiết bị khác nhƣ: ổ đọc, ghi đĩa CD/DVD; máy scanner đảm bảo chất lƣợng và thích hợp cho việc quét ảnh với độ phân giải cao; phần mềm xử lý ảnh chuyên nghiệp,… Hình 2.10: Giao diện phân hệ sƣu tập số phần mềm Libol 6.0 2.6. Phát triển và đẩy mạnh chia sẻ, khai thác nguồn tin điện tử thông qua hợp tác nhiều mặt với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nƣớc Trong những năm qua, Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐH YTCC đã có mối quan hệ, hợp tác nhiều mặt với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nƣớc: * Trong nƣớc: Trung tâm Thông tin Thƣ viện đã tiến hành trao đổi nguồn tin điện tử và liên kết website với một số cơ sở đào tạo y tế nhƣ: - Học viện Quân y - Học viện Y Dƣợc học cổ truyền Việt Nam - Trung tâm học liệu Đại học Cần Thơ 64 - Trung tâm học liệu Đại học Đà Nẵng - Trung tâm học liệu Đại học Huế - Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên - Trƣờng ĐH Dƣợc Hà Nội - Trƣờng ĐH Điều dƣỡng Nam Định - Trƣờng ĐH Kỹ thuật y tế Hải Dƣơng - Trƣờng ĐH Tây Nguyên - Trƣờng ĐH Thăng Long - Trƣờng ĐH Y Dƣợc Cần Thơ - Trƣờng ĐH Y Dƣợc Huế - Trƣờng ĐH Y Dƣợc Thái Nguyên - Trƣờng ĐH Y Dƣợc TP. Hồ Chí Minh - Trƣờng ĐH Y Hà Nội - Trƣờng ĐH Y Hải Phòng - Trƣờng ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch - Trƣờng ĐH Y Thái Bình * Ngoài nƣớc: Một số dự án hợp tác của Trƣờng, Trung tâm Thông tin Thƣ viện Đại học Y tế công cộng: Trƣờng Đại học Y tế công cộng (Việt Nam), Mạng ấn phẩm khoa học quốc tế (INASP, Vƣơng quốc Anh) và Mạng tài liệu và nguồn thông tin trực tuyến quốc tế (INFORM, Thụy Điển) cùng hợp tác triển khai Chƣơng trình đào tạo và nâng cao năng lực cấp quốc gia-Truy cập và sử dụng thông tin y tế dành cho các cán bộ Trung tâm Thông tin Thƣ viện, các nhà nghiên cứu và các cán bộ làm việc trong lĩnh vực y tế thuộc các trƣờng Đại học của Việt Nam có các chƣơng trình và hoạt động liên quan đến y tế. 65 Chƣơng trình đƣợc tiến hành trong 2 năm 2009-2010 với sự tài trợ kinh phí từ Tổ chức từ thiện Đại Tây Dƣơng (Atlantic Philanthropies) và Tổ chức INASP, trong đó bao gồm đào tạo cho 20 cán bộ làm việc tại thƣ viện hoặc trung tâm thông tin từ các trƣờng Đại học hàng đầu trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam. Những cán bộ này sẽ đƣợc đào tạo qua ba khóa hội thảo tập huấn nâng cao (một khóa 2 tuần và hai khóa 1 tuần) với các chuyên gia nƣớc ngoài. Sau đó, mỗi nhóm hai ngƣời sẽ tiếp tục đƣợc hỗ trợ trong việc thiết kế chƣơng trình và triển khai các hoạt động đào tạo tại chính đơn vị mình cho đối tƣợng là ngƣời dùng tin. Mục tiêu của dự án là nhằm cung cấp chƣơng trình đào tạo chất lƣợng cao trong truy cập và sử dụng các nguồn thông tin y học trực tuyến và các lĩnh vực liên quan cho hơn 600 nhà nghiên cứu, bác sĩ lâm sàng và sinh viên. Bên cạnh đó, chƣơng trình cũng sẽ xây dựng năng lực cho các Trung tâm Thông tin Thƣ viện và các đơn vị tham gia chƣơng trình trong việc thiết kế và tiến hành một cách hiệu quả các chƣơng trình và hoạt động đào tạo thông tin y tế tại chính đơn vị mình. Mục tiêu của chƣơng trình nhằm:  Đƣa việc sử dụng và truy cập thông tin trở thành một thói quen cho những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu y tế và giáo dục sức khỏe ở Việt Nam.  Tận dụng tối đa những nguồn thông tin trực tuyến sẵn có.  Xây dựng năng lực cho các cán bộ và chuyên gia thông tin thƣ viện trong việc cung cấp một cách có hiệu quả các dịch vụ thông tin điện tử.  Tăng cƣờng năng lực thông tin trong lĩnh vực y tế thông qua việc khuyến khích sử dụng những thông tin cập nhật từ các nguồn thông tin trực tuyến. 66 Chƣơng trình sẽ đạt đƣợc những mục tiêu trên thông qua việc:  Đào tạo cho các cán bộ và chuyên gia thông tin thƣ viện đƣợc chọn lọc nhằm cung cấp chƣơng trình đào tạo thông tin y học trực tuyến có ảnh hƣởng lớn và chất lƣợng cao,  Phát triển các nhóm làm việc có khả năng cộng tác và bổ sung kiến thức và kinh nghiệm cho nhau,  Hỗ trợ các cán bộ Trung tâm Thông tin Thƣ viện trong việc tiến hành một loạt các hội thảo đào tạo thông tin trực tuyến có ảnh hƣởng và chất lƣợng cao cho các nhà nghiên cứu, bác sĩ và sinh viên ngành y thuộc các đơn vị tham gia chƣơng trình,  Hỗ trợ và đào tạo cho hơn 600 ngƣời trong toàn bộ chƣơng trình,  Cung cấp các tài liệu đào tạo đƣợc thiết kế riêng, phù hợp với nhu cầu của từng địa phƣơng và hỗ trợ các nguồn thông tin trực tuyến để tất cả thành viên tham gia chƣơng trình có thể tăng cƣờng việc truy cập và sử dụng các nguồn thông tin trực tuyến. Ba hội thảo đào tạo giảng viên bao gồm:  Một hội thảo tập trung vào việc truy cập và sử dụng thông tin y tế trực tuyến  Một hội thảo đào tạo về các kỹ năng sƣ phạm nhằm hỗ trợ cho việc tiến hành các hoạt động đào tạo thông tin sau này  Một hội thảo tạo cơ hội ứng dụng và thực hành những nội dung đã đƣợc đề cập đến trong 2 hội thảo trƣớc Hội thảo đầu tiên về nguồn thông tin trực tuyến sẽ bao gồm các phần với các chủ đề sau:  Tổ chức thông tin học thuật trên mạng, phát triển bản đồ trí tuệ và những chiến lƣợc tìm kiếm  Tìm kiếm tài liệu tham khảo cho các bài tạp chí, sách và tài liệu chất xám 67  Sử dụng các cơ sở dữ liệu, bao gồm Medline/PubMed; những lựa chọn tìm kiếm nâng cao trong Medline, bao gồm những yêu cầu về lâm sàng, MeSH, và nhiều giới hạn khác  Hiểu các cách/nguồn truy cập thông tin miễn phí khác nhau đến các bài báo/tạp chí toàn văn  Truy cập bài tạp chí toàn văn miễn phí và các tài liệu trực tuyến miễn phí khác qua HINARI; tiến hành đăng ký HINARI  Truy cập các bài toàn văn miễn phí thông qua INASP/PERI; tiến hành đăng ký PERI  Truy cập các bài toàn văn theo nhiều nguồn khác, bao gồm các trang web truy cập mở, các dịch vụ cung cấp tài liệu miễn phí; HighWire, Open JGate, DOAJ, Info Project, Free for All, TALC, Satellife, v.v...  Tìm kiếm sách điện tử trực tuyến miễn phí; sử dụng FreeBooks4Doctor, NLM BookShelf, và Medicalstudent.com  Năm kỹ thuật nhận diện các trang web hữu ích: máy tìm tin, danh mục chủ đề, pathfinders, cổng thông tin, và Trung tâm Thông tin Thƣ viện điện tử; sử dụng Advanced Google, Scirus, Google Directory, Essential Health Links, BioMedicalLinks, Intute, v.v...  Những trang web cụ thể về thông tin trực tuyến liên quan đến y tế công cộng, những hƣớng dẫn lâm sàng, y học dựa trên vấn đề, những tài liệu dạy/học về y học, thống kê y tế, thông tin y tế khu vực, bệnh tật và những điều kiện, và những chủ đề y học cụ thể khác; phần này sẽ bao gồm khoảng 100 trang web đƣợc lựa chọn. Hội thảo thứ hai, về các vấn đề đào tạo, kỹ năng sƣ phạm, sẽ bao gồm các chủ đề sau:  Đào tạo về các nguyên tắc và thực hành, dạy và học cho ngƣời lớn trong môi trƣờng thông tin 68  Kế hoạch và tổ chức một chƣơng trình đào tạo; kế hoạch, hậu cần và tổ chức các hoạt động đào tạo thông tin  Hỗ trợ các hoạt động dạy và học; kỹ năng trình bày, sử dụng có hiệu quả ứng dụng máy tính trong trình bày và hỗ trợ các bài tập có ứng dụng máy tính hoặc thảo luận  Giám sát và đánh giá các hoạt động đào tạo và lập kế hoạch đào tạo  Các nguyên tắc của nghề Thƣ viện tích cực với việc tham khảo đặc biệt các dịch vụ thông tin trực tuyến Ở hội thảo thứ ba, những ngƣời tham gia sẽ thực hành trình bày, sử dụng những gì đã học về cả nguồn thông tin trực tuyến và những hỗ trợ trong hội thảo và kết hợp các yếu tố đã học từ 2 hội thảo trƣớc. Những ngƣời tham gia khóa đào tạo cũng sẽ phát triển một chƣơng trình đào tạo sẽ thực hiện tại đơn vị mình khi kết thúc hội thảo này. Những ngƣời tham dự khóa đào tạo này cũng sẽ tiến hành những bài tập trƣớc và sau mỗi hội thảo sử dụng diễn đàn học trực tuyến do INASP thiết lập. Những bài tập này sẽ cho phép những giảng viên sau này ứng dụng những gì đã học vào những tình huống làm việc thực tế và bảo đảm rằng những nguồn lực và kỹ thuật đƣa ra trong khóa học sẽ trở thành một phần trong môi trƣờng làm việc hàng ngày của họ. Nguồn tin điện tử là một nguồn tài liệu quan trọng, để làm giàu và phong phú nguồn tài liệu này trong tƣơng lai Trung tâm TT-TV cần mở rộng hoạt động hợp tác, giao lƣu thông tin, tiến hành trao đổi, chia sẻ với các cơ quan TT-TV khác trong Liên hiệp thƣ viện, các consortium. Vì khi tham gia những tổ chức đó, Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐH YTCC có rất nhiều lợi ích: - Các đơn vị thành viên tiết kiệm đƣợc nhiều kinh phí - Tận dụng, có cơ hội để nâng cao trình độ về nghiệp vụ thông tin và ngoại ngữ. 69 - Nhờ có sự liên kết để cùng phối hợp bổ sung và trao đổi các nguồn tin điện tử, hoạt động thông tin của các đơn vị thành viên tránh đƣợc tình trạng biệt lập và khép kín. - Cung cấp cho ngƣời dùng tin khả năng vƣơn tới các nguồn tin điện tử phong phú và đa dạng. Đó là tiền đề kích thích sự phát triển nhu cầu tin của ngƣời dùng tin tại Trung tâm TT-TV ĐH YTCC. - Tổ chức và tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế về thông tin - thƣ viện nhằm trao đổi kinh nghiệm và học thuật…. 2.7. Đánh giá và nhận xét hiệu quả của công tác xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử 2.7.1. Đánh giá hiệu quả của công tác xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử. Hiệu quả của công tác xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử tại Trung tâm TT-TV ĐH YTCC đƣợc đánh giá trên cơ sở điều tra xã hội học đối với 280 ngƣời dùng tin đến và sử dụng Trung tâm TT-TV ĐH YTCC. Số phiếu điều tra phát ra là 280 phiếu, số phiếu thu về 230 phiếu (đạt tỷ lệ 82%); tác giả đã xử lý số liệu của 230 phiếu thu về để đánh giá hiệu quả của công tác xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử tại Trung tâm TTTV ĐH YTCC. 2.7.1.1. Về nội dung: Theo kết quả của các phiếu điều tra dành cho bạn đọc, cho thấy tuyệt đại đa số (82,1%) ngƣời dùng tin đƣợc hỏi có nhu cầu sử dụng nguồn tin điện tử của Trung tâm Thông tin Thƣ viện, trong đó 16,9% ngƣời dùng tin đánh giá nguồn tin điện tử là rất cần và 65,2% đánh giá nguồn tin điện tử là cần thiết đối với họ. Trong khi đó, 6% ngƣời dùng tin cho rằng nguồn tin điện tử có cũng đƣợc, không có cũng đƣợc và còn tới 11,8% ngƣời dùng tin đƣợc hỏi cho biết hiện họ không cần đến nguồn tin điện tử. Tuy nhiên, tùy thuộc vào 70 đặc điểm của từng nhóm ngƣời dùng tin mà họ sử dụng nguồn tin điện tử vào những mục đích khác nhau nhƣng chủ yếu để học tập chiếm 70% . Cụ thể: Biểu đồ 2.3: Biểu đồ mục đích sử dụng TLĐT của ngƣời dùng tin tại Thƣ viện ĐH YTCC Nội dung của tài liệu điện tử đƣợc ngƣời dùng tin đánh giá khá cao về mức độ đáp ứng. Cụ thể: Mức độ đáp ứng nội Số phiếu Tỷ lệ (%) Rất đầy đủ 12 5,2 Đầy đủ 166 72,17 Chƣa đầy đủ 39 16,95 Rất thiếu 13 5,65 Tổng số 230 100 dung tài liệu điện tử 71 Biểu đồ 2.4: Mức độ đáp ứng nội dung TLĐT tại Thƣ viện ĐH YTCC Qua số liệu thống kê ở bảng trên cho thấy nội dung tài liệu điện tử đáp ứng đƣợc đầy đủ nhu cầu tin của bạn đọc là rất cao 72,17%, điều này cho thấy nội dung nguồn tin điện tử tại Trung tâm Thông tin Thƣ viện là cao và mức độ bao quát về mặt nội dung của nguồn tin là tƣơng đối đầy đủ đối với ngƣời dùng tin. Bên cạnh đó cũng tùy thuộc vào lĩnh vực ngƣời dùng tin có nhu cầu sử dụng tài liệu điện tử mà họ đánh giá mức độ cập nhật nội dung của tài liệu điện tử. Số lƣợng ngƣời đánh giá mức độ cập nhật nội dung tài liệu điện tử kịp thời là khá cao chiếm 58,7%, nhƣng cũng có không ít ý kiến cho rằng nội dung tài liệu điện tử vẫn chƣa cập nhật kịp thời (23%). 2.7.1.2. Về hình thức Đa số ngƣời dùng tin đƣợc hỏi đều cho rằng hình thức nguồn tin điện tử của Trung tâm TT-TV còn chƣa phong phú, đa dạng, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu tin của họ. Nguyên nhân là do hình thức tài liệu điện tử của Trung tâm chủ yếu là ở dạng file text (dƣới dạng pdf), số lƣợng tài liệu điện tử dƣới dạng 72 âm thanh, hình ảnh còn rất ít. Họ là những học viên chuyên ngành y tế, rất cần những tài liệu điện tử về ngành y có âm thanh, hình ảnh minh họa sinh động, mang tính trực quan để giúp họ có thể học tập, nghiên cứu hiệu quả hơn. Để thu hút và phục vụ đƣợc hiệu quả nguồn tin điện tử đối với ngƣời dùng tin, Trung tâm TT-TV ĐH YTCC cần chú trọng đầu tƣ, phát triển đa dạng hóa các tài liệu điện tử (video, hình ảnh, âm thanh…). 2.7.1.3. Về truy cập Theo kết quả điều tra, có 63% ngƣời dùng tin đã biết đến và thƣờng xuyên truy cập đến Website Trung tâm Thông tin Thƣ viện của trƣờng, 21,9% thỉnh thoảng truy cập, 13,1 % ngƣời dùng tin chƣa bao giờ truy cập website Trung tâm Thông tin Thƣ viện. Nhƣng có đến 75,2% ngƣời dùng tin đƣợc hỏi về giao diện tìm kiếm trên website Trung tâm Thông tin Thƣ viện đánh giá giao diện thân thiện, dễ tìm kiếm và 24,8% cho rằng chƣa thân thiện, khó tìm kiếm. Nguyên nhân cản trở ngƣời dùng tin truy cập và khai thác nguồn tin điện tử tại Trung tâm Thông tin Thƣ viện đƣợc phản ánh cụ thể: Nguyên nhân Tỷ lệ (%) Không truy cập đƣợc 16.6 Chƣa biết cách sử dụng NTĐT 13 Chƣa biết đến các NTĐT của TT 13 Ý kiến khác 57.4 Qua số liệu điều tra cho thấy một số nguyên nhân chủ yếu cản trở việc truy cập và khai thác nguồn tin điện tử (chiếm 57,4%) là vì có nhiều nguồn tin từ các website của nƣớc ngoài muốn truy cập, khai thác thì phải mất phí; Nguồn tin điện tử chƣa phong phú, một số lĩnh vực chƣa đƣợc cập nhật…. 73 Về mức độ đáp ứng các yếu tố cho việc truy cập, khai thác nguồn tin điện tử trên website Trung tâm TT-TV ĐH YTCC đƣợc ngƣời dùng tin đánh giá nhƣ sau: Biểu đồ 2.5 : Mức độ đáp ứng các yếu tố cho việc truy cập, khai thác NTĐT 2.7.2. Nhận xét về công tác xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử 2.7.2.1. Về công tác xây dựng, tổ chức nguồn tin điện tử: * Ưu điểm: - Công tác tổ chức đã thực hiện theo quy trình rõ ràng, nhất quán đặc biệt là quy định, quy trình số hóa, xử lý tài liệu điện tử. Trung tâm Thông tin Thƣ viện Đại học YTCC đã sử dụng phân hệ sƣu tập số của phần mềm Libol 6.0 để quản lý, tổ chức nguồn tài liệu điện tử; việc này tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý, trao đổi, chia sẻ tài liệu điện tử… - Bảo quản tài liệu điện tử tuân thủ khá đầy đủ quy trình bảo quản nói chung, đảm bảo công tác bảo quản đạt hiệu quả cao. 74 * Hạn chế: - Chất lƣợng nội dung tài liệu điện tử chƣa cao, một số nội dung còn phải mất phí để truy cập, khai thác… - Không có kinh phí bổ sung tài liệu điện tử hàng năm, chủ yếu trông chờ vào các nguồn miễn phí hoặc đƣợc chia sẻ. - Chính sách bổ sung tài liệu điện tử chƣa rõ ràng, cụ thể,… 2.7.2.2. Về công tác khai thác nguồn tin điện tử: * Ưu điểm: - Dù còn nhiều những khó khăn khi đƣa tài liệu điện tử vào cho ngƣời dùng tin khai thác nhƣng nguồn tin điện tử đã đƣợc nhiều ngƣời dùng tin sử dụng, khai thác tại Trung tâm Thông tin Thƣ viện Đại học YTCC cũng nhƣ qua website. - Hoạt động tuyên truyền, giới thiệu tài liệu điện tử, một số cách trợ giúp từ xa đã giúp ngƣời dùng tin khai thác hiệu quả hơn… - Cách quản lý khai thác tài liệu điện tử khoa học và có mức độ thực thi bản quyền cao. * Hạn chế: - Hệ thống máy tính tại Trung tâm TT-TV còn chƣa đƣợc bảo hành, bảo trì thƣờng xuyên nên tốc độ máy còn chậm. - Đƣờng truyền Internet còn chƣa ổn định, tốc độ chƣa cao. Nhận xét chung: - Tài liệu điện tử tại Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐH YTCC luôn luôn là hƣớng đầu tƣ, phát triển của Nhà trƣờng cũng nhƣ Ban giám đốc Trung tâm Thông tin Thƣ viện. Để hoàn thành các mục tiêu, định hƣớng phát triển đã đề ra trong những năm tới đặc biệt là để đáp ứng nhu cầu tin của ngƣời dùng tin, hƣớng tới phục vụ nguồn tin điện tử là chủ yếu, Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐH YTCC đã và đang không ngừng nỗ lực hết mình trong công tác xây 75 dựng, tổ chức, phát triển nguồn tin điện tử, cũng nhƣ công tác quản lý website Trung tâm Thông tin Thƣ viện, phục vụ đa phƣơng tiện, nghiên cứu các công nghệ mới để ứng dụng hiệu quả… - Các cán bộ Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐH YTCC đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao về chuyên ngành TT-TV, công nghệ thông tin. Ngoài ra, các cán bộ không ngừng nỗ lực nâng cao trình độ. Đội ngũ cán bộ có trình độ cao là một lợi thế rất lớn đối với Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐH YTCC trong việc phát triển nguồn tin điện tử trong tƣơng lai. Đa số đều là cán bộ trẻ, nhiệt tình, ham học hỏi, luôn cầu tiến trong công việc, luôn ý thức trách nhiệm trong công việc, đoàn kết, giúp đỡ nhau. - Nguồn tin điện tử đƣợc chú trọng tổ chức, quản lý và phát triển. Đông đảo ngƣời dùng tin đã biết đến và truy cập đến website của Trung tâm Thông tin Thƣ viện, phần lớn ngƣời dùng tin đã đƣợc đáp ứng đầy đủ nhu cầu tin của mình. Các CSDL online đƣợc trao đổi, chia sẻ đều có giá trị, phù hợp với diện đào tạo trong Trƣờng đã đƣợc đƣa ra phục vụ cho ngƣời dùng tin. - Bên cạnh đó, vẫn còn những hạn chế cần khắc phục: + Nguồn kinh phí đầu tƣ cho các hoạt động tổ chức, phát triển nguồn tin điện tử tại Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐH YTCC chƣa có. + Tài liệu điện tử của Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐH YTCC chƣa phong phú, chƣa đƣợc cải thiện đáng kể. Số lƣợng tài liệu điện tử còn hạn chế, chƣa đa dạng về loại hình chủ yếu chỉ có dạng text. 76 CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC XÂY DỰNG, TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC NGUỒN TIN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG Mọi hoạt động của Trung tâm Thông tin Thƣ viện đều nhằm chung một mục đích là đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tin của ngƣời dùng tin, trong đó công tác phát triển nguồn tin, nhất là nguồn tin điện tử là nền tảng của toàn bộ hoạt động của Trung tâm Thông tin Thƣ viện. Hiệu quả hoạt động của Trung tâm Thông tin Thƣ viện phụ thuộc vào chất lƣợng, sự đầy đủ và đa dạng của các nguồn tin có tại Trung tâm Thông tin Thƣ viện. Muốn trở thành một Trung tâm học liệu chỉ phục vụ tài liệu điện tử là chủ yếu thì công tác phát triển, tổ chức, khai thác nguồn tin điện tử cần phải có chiến lƣợc và kế hoạch. Nguồn tin điện tử tốt nhƣng không có các hình thức, phƣơng thức, phƣơng tiện khai thác thích hợp thì nguồn tin điện tử đó cũng không đƣợc khai thác triệt để và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của ngƣời dùng tin. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn tin điện tử, vai trò của chúng đối với công tác đào tạo, nghiên cứu của nhà trƣờng đƣợc trình bày trong chƣơng 1, đặc biệt trên cơ sở phân tích thực trạng nguồn tin điện tử của Trung tâm Thông tin Thƣ viện ở chƣơng 2, tác giả nhận thấy công tác xây dựng, tổ chức, khai thác nguồn tin điện tử ở Trung tâm Thông tin Thƣ viện đã có một chính sách tƣơng đối hoàn chỉnh - yếu tố tạo nên sự phát triển bền vững và có tính định hƣớng cho Trung tâm Thông tin Thƣ viện. Việc ứng dụng CNTT vào các quá trình xử thông tin còn yếu, NDT chƣa thực sự biết hết các nguồn tin điện tử mà Trung tâm Thông tin Thƣ viện có, cũng nhƣ sử dụng các nguồn tin còn gặp một số khó khăn. Vì vậy, tác giả xin đƣa ra một số giải pháp nhằm xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử của Trung tâm Thông tin Thƣ viện có hiệu quả hơn trong thời gian tới. 77 3.1. Hoàn thiện chính sách và chiến lƣợc phát triển nguồn tin điện tử 3.1.1. Hoàn thiện chính sách phát triển nguồn tin điện tử 3.1.1.1. Chính sách phát triển nguồn tin điện tử Mặc dù tài liệu điện tử tại Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐH YTCC luôn luôn là hƣớng đầu tƣ, phát triển của Nhà trƣờng cũng nhƣ Ban giám đốc Trung tâm Thông tin Thƣ viện. Nhƣng đến nay vẫn chƣa có chính sách cụ thể vạch rõ số lƣợng kinh phí đƣợc cấp, nguồn kinh phí, loại hình tài liệu điện tử cần đƣợc phát triển. Trung tâm TT-TV ĐH YTCC cần hoàn thiện chính sách phát triển nguồn tin điện tử, đặc biệt cần cụ thể, chi tiết hóa: cần phát triển những loại tài liệu điện tử nào, bố trí bao nhiêu kinh phí hàng năm cho phát triển nguồn điện tử, kế hoạch mở rộng trao đổi chia sẻ với những tổ chức, cơ quan TT-TV liên quan để có thêm những nguồn tin điện tử chất lƣợng, diện bao quát về nội dung, loại hình và ngôn ngữ nguồn tin điện tử. Có thể xem chính sách phát triển nguồn tin điện tử đóng vai trò quan trọng, là kim chỉ nam cho hoạt động phát triển nguồn tin điện tử hiệu quả, đảm bảo cho Trung tâm TT-TV bổ sung những tài liệu điện tử có giá trị, phù hợp với nhu cầu tin của ngƣời dùng tin. Do đó cần phải hoàn thiện chính sách này. 3.1.1.2. Chính sách khai thác nguồn tin điện tử Chính sách khai thác nguồn tin điện tử cũng cần có trong thời gian tới. Trong chính sách cần nêu rõ phạm vi, đối tƣợng sử dụng cũng nhƣ phƣơng thức khai thác tài liệu điện tử. Mặc dù, việc khai thác tài liệu điện tử tại Trung tâm đã có chính sách chung là cho phép ngƣời dùng tin đƣợc sử dụng, khai thác tài liệu điện tử tuy nhiên vẫn còn một số nguồn tin điện tử chỉ khai thác đƣợc trong phạm vi dải IP của trƣờng. Do vậy để đáp ứng tốt hơn nhu cầu tin của ngƣời dùng tin, Trung tâm TT-TV bên cạnh cần tăng cƣờng số lƣợng, chất lƣợng tài liệu điện tử, tổ chức khai thác hợp lý, thì cũng nên xem xét vấn đề ngƣời dùng tin vẫn phải mất phí khi khai thác một số tài liệu điện tử… 78 3.1.1.3. Chính sách số hóa tài liệu Hiện nay, chính sách của Trung tâm tập trung ƣu tiên chuyển dạng file mềm của luận văn, luận án nộp về Trung tâm. Số lƣợng luận văn, luận án là chủ yếu còn số lƣợng những tài liệu khác đƣợc số hóa là rất ít. Vì vậy, trong thơì gian tới, Trung tâm cần hoàn thiện chính sách số hóa, chú trọng mở rộng đối tƣợng số hóa, ƣu tiên và đầu tƣ hơn nữa cho công tác số hóa tài liệu, quan tâm đến cả số lƣợng và chất lƣợng của tài liệu số hóa. 3.1.1.4. Chính sách trao đổi, chia sẻ nguồn tin điện tử Trong điều kiện hạn hẹp kinh phí cho bổ sung tài liệu điện tử, mà số lƣợng tài liệu điện tử không ngừng gia tăng thì việc trao đổi,chia sẻ với các cơ quan TT-TV là hoạt động rất quan trọng, cần thiết để làm giàu nguồn tin điện tử cho Trung tâm. Mặc dù đã có những chính sách về công tác này, nhƣng Trung tâm cần cụ thể hóa chính sách hơn nữa khi quy định nguyên tắc trao đổi, hình thức trao đổi, đối tƣợng, phạm vi trao đổi… 3.1.2. Chiến lược bổ sung nguồn tin điện tử Công tác phát triển nguồn tin điện tử đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các cơ quan thông tin - thƣ viện. Nhận thức đƣợc điều này, trong những năm qua, Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐH YTCC đã có nhiều cố gắng trong việc thu thập, bổ sung và khai thác nguồn tin điện tử. Nhƣng muốn hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, muốn đạt đƣợc hiệu quả phục vụ tốt hơn, điều quan tâm trƣớc tiên phải xây dựng cho đƣợc một nguồn tin điện tử đủ lớn về số lƣợng, phong phú về chủng loại với chất lƣợng tốt, phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của NDT. Tuy nhiên, để xây dựng đƣợc một nguồn tin điện tử vừa lớn về số lƣợng, vừa mạnh về chất lƣợng, các cơ quan thông tin - thƣ viện không thể bổ sung ồ ạt các nguồn tin có trên thị trƣờng mà phải tiến hành lựa chọn, cân nhắc kỹ càng từng nguồn tin. Cơ sở của việc lựa chọn đó là các nguyên tắc, quy tắc 79 lựa chọn các nguồn tin hay còn gọi là chính sách lựa chọn tài liệu. Những nguyên tắc này đƣợc xây dựng dựa trên chức năng, nhiệm vụ mà các cơ quan thông tin - thƣ viện đƣợc giao phó, đối tƣợng phục vụ cũng nhƣ nhu cầu thông tin của họ. Với mục tiêu xây dựng, bổ sung và phát triển các nguồn tin điện tử cả về chất và về lƣợng nhằm đáp ứng nhu cầu trƣớc mắt và lâu dài của NDT, Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐH YTCC cần thực hiện một số việc sau: 3.1.2.1. Bổ sung nguồn tin điện tử Trung tâm cần thƣờng xuyên theo dõi nhu cầu tin và có những điều tra xã hội học về nhu cầu sử dụng và khai thác nguồn tin điện tử của ngƣời dùng tin để bổ sung một số tài liệu nhƣ: - Bách khoa thƣ và từ điển trên CD-ROM (đặc biệt về chuyên ngành y tế), bởi đây cũng nguồn tra cứu hết sức quan trọng cần thiết với nhiều NDT. - Các nguồn tin điện tử toàn văn liên quan tới một số lĩnh vực, ngành học trọng tâm của trƣờng từ nay đến năm 2020. 3.1.2.2. Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu toàn văn - Xây dựng cơ sở dữ liệu toàn văn cho luận án, luận văn, công trình NCKH Trung tâm cần tiếp tục duy trì và đẩy mạnh xây dựng CSDL toàn văn cho luận án, luận văn. Tuy nhiên, khi nhận lƣu chiểu luận án, luận văn, Trung tâm mới chỉ nhận đƣợc bản cứng còn bản mềm của các tài liệu đƣợc Phòng Đào tạo Sau Đại học lƣu giữ. Vì vậy hiện nay, Trung tâm mới chỉ số hóa phần mục lục và tóm tắt của các luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học. Trong thời gian tới, Trung tâm cần đề nghị đƣợc cung cấp toàn văn của các tài liệu này để xây dựng CSDL toàn văn. Việc xây dựng CSDL toàn văn gắn liền với cung cấp thông tin qua mạng sẽ phục vụ NDT có hiệu quả và tạo thuận lợi cho NDT khi không cần đến Trung tâm Thông tin Thƣ viện mà vẫn tra cứu sử dụng đƣợc tài liệu của Trung tâm Thông tin Thƣ viện. 80 - Xây dựng cơ sở dữ liệu toàn văn cho Tạp chí Y tế công cộng Tạp chí YTCC là tạp chí khoa học, là cơ quan ngôn luận của Hội YTCC cung cấp những thông tin cập nhật nhất về các hoạt động YTCC trong và ngoài nƣớc nhằm giúp ngƣời đọc nắm bắt đƣợc những gì đang diễn ra xung quanh trong lĩnh vực YTCC và coi đó là những tham khảo cần thiết cho việc định hƣớng phát triển YTCC ở Việt Nam. Có thể nói, tạp chí YTCC là tạp chí khoa học hàng đầu của ngành y tế công cộng. Hiện nay, NDT có thể tìm đọc toàn văn tạp chí này trên trang web của Hội Y tế công cộng Việt Nam. Tuy nhiên, trang web của Hội YTCC chỉ liệt kê các bài báo khoa học theo các số tạp chí. NDT khi muốn tra tìm các bài báo mình cần phải lật dở lại từng số tạp chí, gây mất nhiều thời gian. Hội YTCC Việt Nam đặt trụ sở tại trƣờng ĐH YTCC với nòng cốt là các nhà khoa học, các cán bộ, giảng viên của nhà trƣờng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Trung tâm khi kết hợp với Hội Y tế công cộng tiến hành xây dựng CSDL toàn văn cho Tạp chí Y tế công cộng. 3.1.2.3. Nâng cao chất lượng website Trung tâm hiện nay đã đƣợc xây dựng website để cung cấp thông tin cho NDT. Tuy nhiên website của Trung tâm còn khá đơn giản, chƣa mang tính tƣơng tác với NDT. Để phổ biến cho NDT các nguồn tin y tế hữu ích, Trung tâm cần đầu tƣ phát triển website của mình làm cầu nối giữa Trung tâm Thông tin Thƣ viện với NDT. Website của Trung tâm Thông tin Thƣ viện cần đƣợc đầu tƣ phát triển và mang tính cập nhật hơn. Tổ chức của website cần đƣợc cơ cấu lại cho hợp lý và thu hút NDT hơn nữa. 3.2. Tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử Để theo kịp sự phát triển của xã hội và của ngành thông tin - thƣ viện, tạo điều kiện để có thể hội nhập vào mạng lƣới thông tin của khu vực, 81 cũng nhƣ để nâng cao chất lƣợng cho công tác xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử, Trung tâm Thông tin Thƣ viện cần phải có phƣơng hƣớng, kế hoạch đầu tƣ phát triển cụ thể về cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị cho hoạt động thông tin - thƣ viện nói chung và công tác xây dựng, tổ chức, khai thác nguồn tin điện tử nói riêng. 3.2.1. Tăng cường máy móc trang thiết bị Trung tâm hiện nay có số lƣợng máy tính phục vụ NDT tra cứu khá hạn chế với 11 máy tính có kết nối Internet. Những máy tính này đƣợc NDT sử dụng để tra cứu tài liệu trong Trung tâm Thông tin Thƣ viện và truy cập thông tin. Với số lƣợng hơn 2.000 NDT, những máy tính này không đủ đáp ứng nhu cầu của NDT vào những lúc cao điểm. Số lƣợng máy tính cho NDT của Trung tâm sử dụng đã ít về số lƣợng, chất lƣợng các máy này vẫn còn hạn chế. Một số máy thƣờng xuyên bị lỗi, hỏng hóc khiến NDT không thể sử dụng đƣợc. Thời gian đầu đã khắc phục đƣợc tình trạng trên. Tuy nhiên về lâu dài, để NDT có thể chủ động khai thác đƣợc các nguồn tin điện tử thì Trung tâm cần đƣợc đầu tƣ thêm một số máy tính mới cho NDT sử dụng. Tới nay, Trung tâm đã sử dụng phần mềm Libol 6.0 của công ty Tinh Vân vào các công tác của mình. Phần mềm này đã hỗ trợ rất lớn cho mọi hoạt động của Trung tâm, giúp cán bộ Trung tâm Thông tin Thƣ viện tổ chức nguồn tài liệu hợp lý và NDT khai thác tài liệu nhanh chóng, hiệu quả. Qua một thời gian dài sử dụng, phần mềm đã bộc lộ những hạn chế về mặt kỹ thuật nhƣ phần mềm thƣờng xuyên bị lỗi, không thể truy cập đƣợc ở nhà ... ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình sử dụng của cán bộ Trung tâm Thông tin Thƣ viện và NDT. Trong thời gian tới , khi có điều kiện thuận lợi, Trung tâm cần nâng cấp phần mềm, thƣờng xuyên bảo trì hệ thống để phần mềm chạy thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi khi sử dụng. 82 3.2.2. Tăng cường đường truyền Internet, hệ thống mạng không dây Bên cạnh hệ thống máy tính, đƣờng truyền Internet đảm bảo sẽ góp phần nâng cao khả năng truy cập, khai thác nguồn tin điện tử của ngƣời dùng tin. Các máy tính cho ngƣời dùng tin sử dụng thƣờng xuyên gặp vấn đề về lỗi mạng, không truy cập đƣợc Internet và phải nhờ đến sự hỗ trợ của cán bộ kĩ thuật. Trung tâm đã đƣợc đầu tƣ một mạng không dây cho NDT truy cập nhƣng hệ thống mạng không dây này thƣờng xuyên không hoạt động khiến NDT không thể truy cập đƣợc vào các CSDL. Vấn đề này đã gặp phải một thời gian, tuy đƣợc khắc phục nhƣng hệ thống mạng thƣờng xuyên không kết nối đƣợc khiến NDT không còn thói quen sử dụng đƣờng mạng này nữa. Vì vậy Trung tâm cần đề xuất lên ban lãnh đạo để duy trì đƣờng mạng riêng cho NDT có thể dễ dàng truy cập nào các nguồn tin hữu ích. Bên cạnh đó, hệ thống mạng này cần thƣờng xuyên đƣợc kiểm tra, khắc phục sự cố kịp thời, đảm bảo mạng thông suốt. 3.3. Nâng cao trình độ cán bộ Trung tâm Thông tin Thƣ viện và đào tạo ngƣời dùng tin 3.3.1. Nâng cao trình độ nghiệp vụ thông tin - thư viện cho cán bộ Xu thế phát triển của Trung tâm TT-TV ĐH YTCC hiện nay là chuyển dần từ Trung tâm Thông tin Thƣ viện truyền thống sang Trung tâm học liệu hiện đại. Trong Trung tâm TT-TV, ngƣời cán bộ với tƣ cách là một chủ thể đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lƣợng hoạt động của cơ quan thông tin thƣ viện nói chung và công tác xây dựng, tổ chức, khai thác nguồn tin điện tử nói riêng. Ngày nay, CNTT đƣợc ứng dụng trong các hoạt động của thƣ viện đã làm thay đổi căn bản các mối quan hệ giữa cán bộ thƣ viện với xử lý tài liệu, lƣu trữ và bảo quản cũng nhƣ cán bộ thƣ viện với NDT thông qua máy tính và công nghệ điện tử. CNTT đã làm thay đổi phƣơng thức làm việc của cán bộ TTTV, đòi hỏi họ phải thƣờng xuyên cập nhật kiến thức mới, nâng cao trình độ 83 và luôn tự điều chỉnh mình để có thể thích nghi đƣợc với sự phát triển của công nghệ. Cán bộ thƣ viện của Trung tâm hiện đã có kiến thức chuyên môn tốt, họ cũng có kiến thức về tin học văn phòng, kiến thức về CNTT, sử dụng thành thạo máy tính để xử lý thông tin, nắm bắt các kỹ năng khai thác thông tin qua mạng và từ nhiều nguồn thông tin khác nhau để có thể phổ biến lại kiến thức và kỹ năng cho đồng nghiệp và NDT. Bên cạnh đó, họ vẫn mong muốn đƣợc học tập thêm về các kỹ năng nhƣ tổng hợp và phân tích thông tin, tìm hiểu thêm về các phần mềm chuyên dụng để có thể nâng cao công tác xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử tại Trung tâm. - Đối với cán bộ lãnh đạo, họ cũng cần phải nâng cao năng lực quản lý, vì hiện nay để điều hành một Trung tâm Thông tin Thƣ viện hiện đại cũng cần thêm nhiều những kỹ năng, thêm nhiều kiến thức nhất là về CNTT để từ đó có các quyết định tin học hoá và tự động hóa công tác TT-TV. Đồng thời, luôn sử dụng thành thạo ngoại ngữ và máy tính để có thể giao dịch và đối ngoại. Vấn đề đào tạo cán bộ cần phải đƣợc hoạch định trong kế hoạch chiến lƣợc phát triển của Trung tâm Thông tin Thƣ viện. Vì đào tạo cán bộ không chỉ có lợi cho bản thân họ mà để phục vụ nhu cầu thông tin của NDT và sự phát triển của Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐH YTCC ngày càng tốt hơn. 3.3.2. Đào tạo người dùng tin NDT là chủ thể của hoạt động thông tin, họ là ngƣời sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin đồng thời họ cũng sáng tạo ra thông tin và xử lý thông tin. Để hoạt động thông tin phát triển, tiếp cận đƣợc những nguồn thông tin hữu ích thì NDT cần đƣợc nâng cao trình độ thƣờng xuyên. Đào tạo NDT sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động thông tin vì họ là ngƣời sử dụng, đánh giá các nguồn thông tin và gửi phản hồi lại cho các Trung tâm Thông tin Thƣ viện. Từ đó, các Trung tâm Thông tin Thƣ viện sẽ điều chỉnh hoạt động của mình để đáp ứng nhu cầu của NDT. 84 3.4. Chủ động bố trí kinh phí cần thiết hàng năm để phát triển nguồn tin điện tử Trong những năm gần đây, kinh phí dành để mua tài liệu điện tử của Trung tâm Thông tin Thƣ viện đã không đƣợc quan tâm đề xuất. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động nên Nhà trƣờng và Trung Tâm TT-TV ĐH YTCC chƣa thể có đƣợc kinh phí dành cho công tác mua, bổ sung tài liệu điện tử. Để hoàn thành mục tiêu trở thành Trung tâm học liệu chủ yếu cung cấp tài liệu điện tử thì Trung tâm cần đầu tƣ mạnh và duy trì tài chính dành cho bổ sung tài liệu điện tử. Nguồn kinh phí có thể từ nhiều nguồn khác nhau: ngân sách nhà nƣớc, nguồn thu từ cơ quan TT-TV, huy động từ các tổ chức, các quỹ tài trợ, các dự án trong và ngoài nƣớc… 3.5. Tăng cƣờng tuyên truyền, quảng bá nguồn tin điện tử Ngoài việc việc giới thiệu tại chỗ và trên website cho bạn đọc về các nguồn tin điện tử hiện có tại Trung tâm Thông tin Thƣ viện. Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐH YTCC cũng cần phải tăng cƣờng tiến hành hình thức tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị các nguồn tin điện tử hiện có, kể cả xu hƣớng mới của những loại CSDL sắp có hoặc đang tiến hành xây dựng. - In các tờ gấp, tờ quảng cáo với nhiều loại khác nhau, theo từng loại hình sản phẩm thông tin và đối tƣợng phục vụ thông tin khác nhau. - Các tờ quảng cáo về nguồn tin điện tử cần đƣợc trình bày hấp dẫn, nội dung có tính thuyết phục với NDT. - Cộng tác với các cơ quan thông tin - thƣ viện cơ sở để tạo thành các điểm trung gian nhằm giúp cho việc quảng cáo, tiếp thị và tiêu thụ thông tin tại các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo y tế, các trƣờng Đại học,.... - Tăng cƣờng quảng cáo thông qua các bài viết giới thiệu, gửi các bản tin, tạp chí trong ngành thông tin - tƣ liệu của cả nƣớc và giới thiệu trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ: đài truyền hình, đài truyền thanh, báo chí. 85 - Tổ chức đội ngũ cộng tác viên đi đến các cơ quan thông tin - thƣ viện, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, các trƣờng Đại học,.... để giới thiệu những CSDL Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐH YTCC đang có và nêu lên những lợi ích mà các CSDL đó có thể mang lại cho ngƣời dùng. 3.6. Mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ quan TT-TV của các cơ sở đào tạo y tế trong và ngoài nƣớc Quan hệ hợp tác với các cơ quan TT-TV, đặc biệt các cơ quan TT-TV của các cơ sở đào tạo y tế trong và ngoài nƣớc có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây cũng là thế mạnh của Trƣờng Đại học Y tế Công cộng trong trời gian qua. Trong thời gian tới quan hệ hợp tác này cần đƣợc mở rộng và tăng cƣờng hơn nữa, theo hƣớng triển khai và tham gia các chƣơng trình, dự án hợp tác trao đổi, chia sẻ nguồn tin điện tử. Trong lĩnh vực này, một mặt Trung tâm TT-TV cần tiếp tục tham gia tích cực trong dự án hợp tác với INASP, khai thác chiều sâu CSDL HINARI, đặc biệt cần chủ động tham gia Liên hợp thƣ viện Việt Nam về nguồn tin điện tử nhằm tăng cƣờng chia sẻ, khai thác các nguồn tin điện tử trong nƣớc và quốc tế về KH&CN nói chung và về y tế công cộng, nói riêng. 3.7. Một số giải pháp khác cho công tác tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử 3.7.1. Đa dạng hoá các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin tư liệu Để ngƣời dùng tin có thể khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tin điện tử hiện có của Trung tâm thì bản thân trung tâm cần nỗ lực hơn nữa trong các khâu của thƣ viện đặc biệt là cần đa dạng hóa các loại hình sản phẩm và dịch vụ của Trung tâm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời đọc, ngƣời dùng tin. 86 Trong thời gian tới nhà trƣờng sẽ chuyển hƣớng đào tạo tín chỉ cho các khóa mới, do vậy việc cung cấp thông tin của trung tâm cho ngƣời dùng đặc biệt là sinh viên, học viên cũng cần có những thay đổi nhất định. Điều này đã đƣợc ban lanh đạo nhà trƣờng, Giám đốc thƣ viện cùng các nhân viên có một quá trình chuẩn bị, tham khảo ý kiến, học hỏi kinh nghiệm và sáng tạo ý tƣởng mới trong điều kiện thực tế của trƣờng nói chung, của trung tâm nói rêng để đƣa ra các phƣơng án cụ thể và xây dựng kế hoạch cho các loại hình sản phẩm dịch vụ mới của Trung tâm trong điều kiện mới. Kế hoạch sẽ triển khai số hóa một số giáo trình phôto thành tài liệu điện tử và đƣa vào elearning của Nhà trƣờng để tất cả các học viên và sinh viên Nhà trƣờng sẽ không phải đến thƣ viện để mƣợn tài liệu giáo trình tại kho đóng nhƣ trƣớc nữa. Việc này phù hợp với việc đào tạo tín chỉ của Nhà trƣờng. Nhƣ vậy, với các môn học khác nhau các em vẫn có thể có sẵn tài liệu trên elearning để phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu của mình. Đây là một ý tƣởng vừa giảm thiểu các công đoạn thủ công của thƣ viện, giúp nhanh chóng tin học hóa thƣ viện cũng là nhằm tăng khả năng tự học và phù hợp với chủ trƣơng đào tạo dựa trên vấn đề BPL (Base Learner) của nhà trƣờng. Với các sản phẩm hiện có: - Mục lục tra cứu trực tuyến - CSDL trực tuyến - Website thƣ viện - Nguồn tin điện tử Bên cạnh đó là việc hình thành và xây dựng kho sách điện tử tại Trung tâm. Hiện nay, Giám đốc Trung tâm đã chủ trƣơng xây dựng kho sách điện tử về Y tế công cộng trong cung cấp cho bạn đọc trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Các tài liệu điện tử này bao gồm cả tiếng Anh và tiếng Việt tồn tại ở dạng toàn văn PDF đƣợc xử lý theo đúng chuẩn nghiệp vụ của 87 thƣ viện. Sau đó đƣợc đƣa lên lƣu trữ tại kho MEDIA, một kho lƣu trữ tài liệu điện tử của Trƣờng Đại học y tế công cộng. Tất cả các bạn đọc của Thƣ viện đều có thể truy cập và sử dụng kho tài liệu sách điện tử này một cách chủ động và hiệu quả. Bởi lẽ đây là các tài liệu quý, hiếm chƣa hoặc không đƣợc in thành sách, chủ yếu tồn tại dƣới dạng điện tử và lƣu hành nội bộ trong các trang Wed của các Tổ chức quốc tế trong và ngoài nƣớc về Y học và Y tế công cộng ( nhƣ WHO, cục AIDS, ...). Bạn đọc chỉ cần truy cập vào trang OPAC, tra tìm tài liệu theo nhu cầu, các thông tin về tài liệu và tài liệu tài liệu điện tử nếu có sẽ đƣợc cung câp đầy đủ, có dẫn đƣờng link đến kho lƣu trữ MEDIA để bạn đọc có thể dễ dàng tiếp cận và khai thác. Số hóa một phần hoặc toàn bộ tài liệu là Luận văn của TT. Với phƣơng châm phục vụ tối đa nhu cầu bạn đọc trong trƣờng có thể trực tiếp tham khảo tài liệu tại TT cũng nhƣ các bạn đọc từ xa và các lớp đào tạo tại các tỉnh, thành trong cả nƣớc của nhà Trƣờng, TT đã tiến hành số hóa một phần hoặc toàn bộ nguồn tài liệu là luận văn, một nguồn tài liệu xám của nhà trƣờng. Là một trƣờng đại học tiếp cận nhiều với các nền văn minh thế giới, thì luật bản quyền cũng đƣợc lãnh đạo nhà Trƣờng và TT lƣu ý đến. Do vậy, theo nội quy sử dụng thƣ viện của Trƣờng Đại học Y tế công cộng thì với nguồn tài liệu xám là luận văn, luận án có lƣu trữ trong thƣ viện bạn đọc chỉ đƣợc phép đọc tại chỗ và yêu cầu phô tô 10% số trang của tài liệu. Bởi vậy, việc số hóa một phần luận văn cũng phải đảm bảo tiêu chí này. Các tài liệu đƣợc số hóa sẽ lƣu dƣới dạng PDF và post lên cùng các thông tin tài liệu trên trang OPAC của phần mềm quản lý thƣ viện. Việc này vừa đảm bảo cho bạn đọc có thể tiếp cận nguồn tài liệu xám ở mọi nơi, mọi lúc, không nhất thiết phải đến thƣ viện để đọc, vừa đảm bảo giữ bản quyền của nguồn tài liệu xám theo đúng nội quy của lãnh đạo nhà Trƣờng cũng nhƣ lãnh đạo Trung tâm thống nhất. 88 Nhƣ vậy, Trung tâm đã bƣớc đầu số hóa một số các giáo trình đào tạo theo tín chỉ, số hóa một phần luận văn tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho công tác khai thác, tra cứu, tham khảo tài liệu của ngƣời dung tin trong trƣờng cũng nhƣ các bạn đọc ngoài trƣờng và các lớp đào tạo từ xa không có điều kiện đến tham khảo trực tiếp tại trung tâm. 3.7.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin Song song với việc phát triển và xây dựng các nguồn tin điện tử khác nhau thì Trung tâm cũng cần phát triển thêm các sản phẩm của thƣ viện. Hiện nay, thƣ viện đã có các dịch vụ sản phẩm nhƣ: - DV mƣợn trả tải liệu - DV đọc tại chỗ - DV in sao tài liệu - DV gia hạn giữ chỗ - DV chỉ dẫn nguồn - Đào tạo ngƣời dùng tin - Hỗ trợ tra cứu Cùng với các dịch vụ mới trong tƣơng lai sẽ đƣợc triển khai: - Dịch vụ phổ biến thông tin có chọn lọc - Dịch vụ tƣ vấn khai thác thông tin - Dịch thuật - Hội thảo, hội nghị Thời gian gần đây, Trung tâm cũng tập trung phát triển dịch vụ thông tin phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu của thấy và trò nhà trƣờng. Nhằm nâng chất lƣợng dịch vụ thông tin lãnh đạo Trung tâm cũng nhƣ các cán bộ thƣ viện luôn nỗ lực gắn kết với bạn đọc trong quá trình đƣa ra các dịch vụ đáp ứng NCT. Bạn đọc là đối tƣợng đánh cao nhất cho chất lƣợng các dịch vụ thông tin của Trung tâm tạo ra. Với các con số cụ thể về khả năng đáp ứng NCT của các dịch vụ thông tin tại Trung tâm, có thể thấy những đóng góp của cán bộ, nhân viên của Trung tâm trong thời gian qua. 89 KẾT LUẬN Thời đại bùng nổ thông tin đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin làm cho số lƣợng tài liệu điện tử không ngừng gia tăng nhanh chóng. Bên cạnh đó, phát triển Trung tâm Thông tin Thƣ viện điện tử là xu thế tất yếu, diễn ra mạnh mẽ ở các cơ quan TT-TV. Trung tâm Thông tin Thƣ viện Đại học Y tế Công cộng cũng đã không ngừng nỗ lực trong nghiên cứu, triển khai để xây dựng, phấn đấu trở thành Trung tâm Thông tin Thƣ viện điện tử, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đào tạo của trƣờng Đại học Y tế Công cộng. Nguồn tin điện tử đóng vai trò quan trọng trong xây dựng, duy trì và phát triển Trung tâm Thông tin Thƣ viện điện tử. Thời gian qua công tác xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử tại Trung tâm Thông tin Thƣ viện Đại học Y tế Công cộng bƣớc đầu đã đạt đƣợc một số thành tựu quan trọng. Nhà trƣờng cùng với Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐH Y tế Công cộng luôn quan tâm, chú trọng, tạo mọi điều kiện, ƣu tiên cho phát triển Trung tâm Thông tin Thƣ viện điện tử. Tuy nhiên, Trung tâm Thông tin Thƣ viện điện tử đang trong giai đoạn thử nghiệm còn gặp nhiều khó khăn do một số yếu tố chi phối nhƣ kinh phí, chính sách, nhân lực, trang thiết bị…nên chƣa đáp ứng tốt nhu cầu tin ngày càng cao của ngƣời dùng tin. Trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử tại Trung tâm Thông tin Thƣ viện Đại học Y tế Công cộng cần đồng bộ các nhóm giải pháp lớn đƣợc đề xuất trong luận văn, cụ thể là: - Hoàn thiện và thực thi nhất quán chính sách và chiến lƣợc phát triển nguồn tin điện tử; - Tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử; - Nâng cao trình độ cán bộ Trung tâm Thông tin Thƣ viện và đào tạo ngƣời dùng tin; 90 - Chủ động bố trí kinh phí cần thiết hàng năm để phát triển nguồn tin điện tử; - Tăng cƣờng tuyên truyền, quảng bá nguồn tin điện tử; - Mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ quan TT-TV, nhất là các cơ quan TT-TV của các cơ sở đào tạo y tế trong và ngoài nƣớc. Trong các nhóm giải pháp nêu trên, nhóm giải pháp hoàn thiện và thực thi nhất quán chính sách và chiến lƣợc phát triển nguồn tin điện tử là giải pháp cơ bản, có ý nghĩa lâu dài. Giải pháp nâng cao trình độ cán bộ Trung tâm Thông tin Thƣ viện và đào tạo ngƣời dùng tin là giải pháp chủ yếu và giải pháp chủ động bố trí kinh phí cần thiết hàng năm để phát triển nguồn tin điện tử có ý nghĩa đột phá./. 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: [1] Bộ Y tế (2001), Quyết định số 2175/2001/QĐ-BYT: Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế Ban hành Quy chế tạm thời về Tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Y tế Công cộng. [2] Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ (2001), Quyết định số 65/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Y tế Công cộng. [3] Trịnh Kim Chi (2000), “Vấn đề chia sẻ nguồn lực”, Tập san Trung tâm Thông tin Thư viện, (1), tr. 13-16. [4] Nguyễn Huy Chƣơng, “Sƣu tầm và khai thác thông tin số”, Bài giảng Thư viện điện tử, tr.1-14. [5] Nguyễn Cảnh Đƣơng, Hoàng Văn Thanh, “Bàn về khái niệm “tài liệu”, “văn bản”, “tài liệu lƣu trữ”, “tài liệu điện tử”, “văn bản điện tử” và “tài liệu lƣu trữ điện tử”, Hội thảo khoa học Quản lý tài liệu điện tử và lƣu trữ điện tử, Bộ Nội vụ. [6] Nguyễn Thị Đào, Phan Thị Lý (2006), “Nguồn tin điện tử”, Trung tâm Thông tin Thư viện Việt Nam, số 1, tr.25-29. [7] Nguyễn Tiến Đức (2005), “Xây dựng Trung tâm Thông tin Thƣ viện điện tử và vấn đề số hóa tài liệu ở Việt Nam”, Tạp chí Thông tin- tư liệu, số 2. [8] Nguyễn Văn Hành, “ Thƣ viện trƣờng Đại học với công tác phát triển học liệu phục vụ đào tạo theo tín chỉ”. [9] Nguyễn Thị Thúy Hạnh, “Tác động của công nghệ thông tin và công nghệ số đối với công tác đào tạo bậc Đại học”, Kỷ yếu hội thảo khoa học ngành Thông tin - Trung tâm Thông tin Thư viện trong xã hội thông tin, tr.260-265. 92 [10] Hoàng Đức Liên (2009), “Xây dựng nguồn học liệu điện tử hƣớng tới xây dựng Trung tâm Thông tin Thƣ viện số tại các trƣờng Đại học”, Kỷ yếu hội thảo khoa học phát triển và chia sẻ nguồn tài liệu số trong các Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học và nghiên cứu Hà Nội, tr.22-32. [11] Phạm Thị Thu Loan, Võ Thị Bạch Trúc, “Phát triển nguồn tin điện tử ở một số thƣ viện Đại học Đồng bằng sông Cửu Long”. [12] Lê Thế Long (2006), “Tăng cường nguồn tin điện tử tại Trung tâm Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia”, Luận văn thạc sĩ Thông tin -Thƣ viện, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội. [13] Luật sở hữu trí tuệ (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [14] Luật sở hữu trí tuệ và bản quyền (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [15] Lê Thị Vân Nga (2009), “Phát triển nguồn tài liệu số hóa toàn văn tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ Thông tin - Thƣ viện, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội. [16] Nguyễn Viết Nghĩa (2003), “Tài liệu điện tử và giá cả tài liệu điện tử”, Tạp chí thông tin và tư liệu, số 1, tr. 2-8. [17] Nguyễn Viết Nghĩa (2001), “Phƣơng pháp luận xây dựng chính sách phát triển nguồn tin”, Tạp chí thông tin và tư liệu, số 1, tr.12-17. [18] Pháp lệnh Thƣ viện Việt Nam (2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [19] Trần Thị Phƣợng, “Công tác phát triển nguồn tin với việc nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học tại Đại học Quốc gia Hà Nội”. [20] Số hóa và vấn đề bản quyền (2008), website của mạng Thƣ viện Việt Nam, truy cập ngày 12/12/2012, địa chỉ: http://thuvien.net/btlcntv/mlfolder.2005-07-27.9501097988. [21] Trần Thị Quý, Đỗ Văn Hùng (2007), Tự động hóa trong hoạt động Thông tin - Thư viện, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 93 [22] Đoàn Phan Tân (1997), Tin học trong hoạt động thông tin - Trung tâm Thông tin Thư viện, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. [23] Nguyễn Trung Thành, Đặng Thị Hớn, “Thực trạng tổ chức và hoạt động thông tin- thƣ viện trong hệ thống y tế ở Việt Nam”, Viện Công nghệ thông tin- thư viện Y học trung ương. [24] Vũ Văn Thƣờng (2009), “Nghiên cứu và khai thác phát triển nguồn học liệu số tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ Thông tin -Trung tâm Thông tin Thƣ viện, Đại học Văn hóa Hà Nội. [25] Trần Thị Thanh Thủy (2012), “Tổ chức và khai thác tài liệu số tại Trung tâm Thông tin Thư viện Tạ Quang Bửu Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ Thông tin -Thƣ viện, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội. [26] Trƣờng Đại học Y tế cộng cộng (2011), Trường Đại học Y tế Công cộng 2008-2010 .- 72 tr. [27] Vai trò của thông tin đối với sự phát triển, website của Trung tâm Thông tin Thƣ viện điện tử Kilobooks, truy cập ngày 10/12/2012, địa chỉ http://www.kilobooks.com/threads/7469-Vai-trò-của-Thông-tin-đốivới-sự-phát triển?s=f82015c3f058fb2e21eb14370ad4a5e1#ixzz2El2ljt8 Tiếng Anh: [1] http://www.educause.edu/ero/article/use-and-users-digital-resources. [2] http://www.uta.edu/library/archive/ir/files/policy-er.pdf. [3] http://scholar.lib.vt.edu/DLI2/defineDL.html [4] HINARI: http://www.who.int/hinari/en/ [5] National Center for Biotechnology Information(NCBI): http://www.ncbi.nlm.nih.gov/ 94 PHỤ LỤC 95 PHỤ LỤC 1 Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -----------------PHIẾU HỎI (Dành cho ngƣời dùng tin) Để có cơ sở khoa học và thực tiễn tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả phục vụ thông tin/tài liệu cho cán bộ, giảng viên, sinh viên và học viên của trường, chúng tôi mong các Anh/chị vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây: (điền thông tin vào chỗ trống và đánh (X) vào ô tương ứng) Chân thành cảm ơn sự hợp táccủa Anh/chị! 1. Mức độ sử dụng thƣ viện của Anh/chị?  Thƣờng xuyên  Thỉnh thoảng  Không bao giờ 2. Mục đích sử dụng thƣ viện của Anh/chị?  Nghiên cứu  Học tập  Giải trí  Phục vụ giảng dạy  Mục đích khác 3. Loại hình tài liệu và mức độ sử dụng của Anh/chị? TT 1 2 3 4 5 6 7 Loại hình tài liệu Thƣờng xuyên Sách tham khảo in ấn Sách tham khảo điện tử Báo, tạp chí in ấn Báo, Tạp chí điện tử Công trình NCKH Kỷ yếu khoa học Luận án 96 Thỉnh thoảng Chƣa bao giờ 8 Luận văn 9 Khóa luận 10 Giáo trình, Bài giảng 11 Sách tra cứu, bách khoa thƣ, Từ điển 12 Loại hình tài liệu khác 5. Mục đích sử dụng nguồn tin điện tử tại thƣ viện của Anh/chị?  Nghiên cứu  Học tập  Giải trí  Phục vụ giảng dạy  Mục đích khác 6. Ngôn ngữ nguồn tin điện tử Anh/chị thƣờng sử dụng? Tiếng Việt Tiếng Anh Tiếng Pháp Tiếng Trung quốc Tiếng Nga Ngôn ngữ khác 7. Mức độ cần thiết khai thác sử dụng nguồn tin điện tử?  Rất cần  Cần  Có cũng đƣợc, không có cũng đƣợc  Không cần 8. Nội dung thông tin/tài liệu điện tử Anh/chị quan tâm và mức độ? TT Nội dung thông tin/tài liệu 1 Tài liệu khoa học cơ bản 2 Tài liệu sức khỏe cộng đồng 3 Khoa học Xã hội và Thƣờng Thỉnh xuyên thoảng Nhân văn 4 Quản lý y tế 5 Sức khỏe môi trƣờng 6 Y học cơ sở 7 Ngoại ngữ 8 Thể thao, Giải trí 9 Lĩnh vực khác 97 Chƣa bao giờ 9. Đánh giá của Anh/chị về vốn tài liệu điện tử của thƣ viện? Rất đầy đủ Đầy đủ Chƣa đầy đủ Rất thiếu 10. Mức độ cập nhật nội dung của tài liệu điện tử có trong Thƣ viện? Rất kịp thời Kịp thời Chƣa kịp thời Ý kiến khác 11. Theo Anh/chị Thƣ viện nên bổ sung loại hình tài liệu nào và mức độ? Dạng hiện đại (CD,DVD, CSDL, băng từ, đĩa từ) TT Loại hình tài liệu 1 Sách tham khảo chuyên ngành 2 Giáo trình, bài giảng 3 Tài liệu tra cứu 4 Báo, Tạp chí chuyên ngành 5 Tài liệu khoa học thƣờng thức 6 Tài liệu giải trí 7 Loại hình khác Dạng In ấn truyền thống Rất Chƣa Cần cần cần 12. Theo Anh/chị Thƣ viện cần bổ sung thêm tài liệu điện tử thuộc ngôn ngữ nào? Tiếng Việt Tiếng Trung quốc Tiếng Nga Tiếng Anh Tiếng Pháp Tiếng khác 13. Anh/chị có thƣờng xuyên truy cập đến Website thƣ viện của trƣờng không? Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa bao giờ 98 14. Mức độ đáp ứng của việc khai thác nguồn tin điện tử trên website thƣ viện Rất đầy đủ Đầy đủ Khá đầy đủ Chƣa đáp ứng 15. Đánh giá của anh/chị về giao diện tìm kiếm trên website thƣ viện ? Thân thiện, dễ tìm kiếm Chƣa thân thiện, khó tìm kiếm 16. Những nguyên nhân cản trở việc truy cập và khai thác nguồn tin điện tử tại thƣ viện  Không đƣợc truy cập  Chƣa biết cách sử dụng nguồn tin điện tử  Chƣa biết đến các nguồn tin điện tử của thƣ viện  Ý kiến khác 17. Anh/chị có thƣờng xuyên truy cập đến hệ thống học tập trực tuyến không? Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa bao giờ 18. Theo Anh/chị để nâng cao hiệu quả tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử trong thời gian tới Thƣ viện cần thực hiện những biện pháp gì? Tăng cƣờng hệ thống máy tính, nâng cấp đƣờng truyền Đầu tƣ kinh phí mua tài liệu số và số hóa tài liệu Nâng cao trình độ cán bộ thƣ viện Hỗ trợ ngƣời dùng tin tra cứu và khai thác tài liệu tốt hơn 99 Ý kiến khác...................................................................................................... .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Anh/chị vui lòng cho biết thông tin về bản thân  Nam - Giới tính:  Nữ - Đối tượng:  Cán bộ quản lý  Cán bộ nghiên cứu  Giảng viên  Sinh viên  Nghiên cứu sinh  Học viên cao học  Chuyên viên  Khác - Trình độ học vấn và học hàm  Cử nhân  Thạc sĩ  Giáo sƣ  Phó giáo sƣ  Tiến sĩ Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các Anh/chị. 100 PHỤ LỤC 2 Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -----------------PHIẾU HỎI (Dùng cho cán bộ thƣ viện) Để có cơ sở khoa học và thực tiễn tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả phục vụ thông tin/tài liệu cho cán bộ, giảng viên, sinh viên và học viên trường ĐH Y tế Công Cộng trong nghiên cứu và đào tạo, chúng tôi mong các Anh/chị vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây: (điền thông tin vào chỗ trống và đánh (X) vào ô tương ứng) Chân thành cảm ơn sự hợp tác của Anh/chị! 1. Anh/chị cho biết khoảng % ngƣời dùng tin đến thƣ viện hàng ngày Đối tƣợng 10-25% 25-50% Cán bộ, giảng viên Nghiên cứu sinh Học viên cao học Sinh viên Đối tƣợng khác 101 50-75% 75-100% 2. Anh/chị cho biết % ngƣời dùng tin truy cập vào mạng của thƣ viện hàng ngày Đối tƣợng 10-25% 25-50% 50-75% 75-100% Cán bộ, giảng viên Nghiên cứu sinh Học viên cao học Sinh viên Đối tƣợng khác 3. Anh/chị cho biết nguồn nhân lực hiện nay của thƣ viện Tổng số Nam Nữ Trình độ Đại học cao đẳng Sau Tốt Đại học nghiệp ngành 4. Trình độ của cán bộ thông tin thƣ viện? Trình độ/mức độ Rất tốt Công nghệ thông tin Ngoại ngữ Kỹ năng chuyên môn 102 Tốt Không tốt 5. Anh/chị cho biết vốn tài liệu hiện tại của Thƣ viện Tài liệu in  Tài liệu điện tử  Tài liệu khác  6. Nguồn tin điện tử của Thƣ viện hiện đƣợc bổ sung theo những hình thức nào Mua  Trao đổi, chia sẻ  Thƣ viện tự số hóa  Cán bộ TV khai thác Khác… 7. Các phần mềm nào sau đây Anh/chị có thể sử dụng?  MS. Word  MS. Explorer  MS. Windows  MS Excel  Phần mềm quản lý thƣ viện điện tử ..................  CDS/ISIS  Green stone  Các phần mềm khác (xin kể tên)..................................................................... .............................................................................................................................. 8. Anh/chị có nhu cầu học thêm những nội dung nào sau đây không?  Ngoại ngữ  Tin học  Kỹ năng phục vụ Anh/chị đọc  Xử lý thông tin/tài liệu  Phƣơng pháp tra cứu tìm tin  Tổng hợp và phân tích thông tin  Tổ chức kho tài liệu  Các phần mềm chuyên dụng  Các chuẩn, khổ mẫu, quy tắc  Mô tả tài liệu  Các nội dung khác (xin kể tên):…………………………………………… 103 9. Anh/chị cho biết cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin của thƣ viện? Mức độ TT Cơ sở VC và hạ tầng CNTT Có/không Rất tốt 1 Hệ thống mạng Internet 2 Hệ thống mạng Intranet 3 Máy chủ 4 Máy trạm 5 Máy tính điện tử 6 Mã vạch, 7 Máy quét (Scan), photocopy 8 Máy sao CD,.... 9 Máy quản lý và in thẻ, 10 Phần mềm thƣ viện tích hợp 11 Phần mềm hệ thống 12 Phần mềm số hóa tài liệu 13 Cổng từ 14 Camera 15 Quạt, điều hòa 16 Diện tích kho 17 Diện tích phòng đọc 18 Diện tích làm việc 19 Hệ thống giá, kệ sách 21 Khác (nêu cụ thể) 104 Tốt không Không tốt biết Khác 10. Anh/chị cho biết kinh phí hoạt động thƣ viện? Kinh phí năm Nội dung sử dụng 2012 2013 Dự kiến 2014 2015 Tổng kinh phí Bổ sung tài liệu điện tử Đầu tƣ cho CNTT Đầu tƣ cho đào tạo nhân lực 11. Anh/chị cho biết thƣ viện đang sử dụng những phần mềm nào?  MS. Word  MS. Explorer  MS Excel  Phần mềm quản lý thƣ viện điện tử  CDS/ISIS  Greenstone  ILIP của công ty CMC  MS. Windows  Vebrary của Lạc Việt  LIBOL của công ty Tinh Vân  Vlas của Nam Hoàng  Phần mềm VTSL của Mỹ  Các phần mềm khác (xin kể tên):.................................................................... 12. Theo Anh/chị có cần chia sẻ thông tin/tài liệu điện tử giữa các cơ sở đào tạo y tế không?  Rất cần  Cần  Không cần Lý do:............................................................................................................... .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. ......................................................................................................................... 105 13. Lãnh đạo Trƣờng của Anh/chị có chiến lƣợc phát triển Thƣ viện không? Có Không biết Không 14. Lãnh đạo của Thƣ viện có chiến lƣợc phát triển Thƣ viện không? Có Không biết Không 15. Theo Anh/chị trong những năm tới thƣ viện cần chú trọng lĩnh vực nào & mức độ? TT Nội dung Rất cần Cần Không cần 1 Nguồn lực thông tin điện tử 2 Nguồn lực thông tin in ấn truyền thống 3 Phần mềm quản lý thƣ viện 4 Mạng máy tính 5 Cơ sở vật chất 6 Đào tạo nguồn nhân lực 7 Tăng cƣờng đầu tƣ ngân sách 8 Đào tạo ngƣời dùng tin 9 Đổi mới nhận thức về vai trò của thƣ viện 10 Xây dựng Web chung cho các thƣ viện trong bộ 11 Không cần chú trọng đến lĩnh vực nào 12 Ý kiến khác (nêu cụ thể): 106 16. Theo Anh/chị trong những năm tới thƣ viện cần chú trọng phát triển nguồn thông tin điện tử nào? TT Nội dung Rất cần Cần Không cần 1 Sách điện tử 2 Báo, tạp chí điện tử 3 CSDL thƣ mục 4 CSDL toàn văn 5 Website 6 Các loại khác 17. Theo Anh/chị để nâng cao hiệu quả tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử trong thời gian tới Thƣ viện cần thực hiện những biện pháp gì? Tăng cƣờng hệ thống máy tính, nâng cấp đƣờng truyền Đầu tƣ kinh phí mua tài liệu số và số hóa tài liệu Nâng cao trình độ cán bộ thƣ viện Hỗ trợ ngƣời dùng tin tra cứu và khai thác tài liệu tốt hơn Ý kiến khác...................................................................................................... .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Anh/chị vui lòng cho biết thông tin về bản thân - Giới tính:  Nam  Nữ - Đối tượng:  Cán bộ quản lý  Cán bộ nghiên cứu  Giảng viên  Sinh viên  Nghiên cứu sinh  Học viên cao học  Chuyên viên  Khác 107 - Trình độ học vấn và học hàm  Cử nhân  Thạc sĩ  Giáo sƣ  Phó giáo sƣ  Tiến sĩ Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các Anh/chị. 108 PHỤ LỤC 3 PHÂN TÍCH SỐ LIỆU PHIẾU ĐIỀU TRA Số phiếu phát ra: 280 Số phiếu thu đƣợc: 230 Tỷ lệ: 82% 1. Thông tin về bản thân của NDT 1.1. Giới tính Nữ: 167 (72,6%) Nam: 63 (%) 1.2. Nghề nghiệp Sinh viên: 153 (66,5%) Nghiên cứu sinh: 10 (0,9%) Giảng viên: Học viên cao học: 51 (22,17%) Lãnh đạo, quản lý: 3 (1,3%) 13 (5,65%) 1.3. Học hàm Giáo sƣ: 0 (0%) Phó Giáo sƣ: 0 (0%) 1.4. Học vấn/học vị Cử nhân: 160 (69,6%) Thạc sĩ: 60 (26,1%) Tiến sĩ: 10 (4,34%) 2. Mức độ sử dụng TT TT-TV của NDT Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ Thƣờng xuyên 155 67,4% Thỉnh thoàng 64 27,8% Không bao giờ 11 4,8 % 109 3. Mục đích sử dụng TT TT-TV của NDT Mục đích Phục vụ Nghiên cứu Học tập Giải trí 24 181 10 13 2 10,4 78,7 4,3 5,6 1 Số lƣợng Tỷ lệ (%) giảng dạy Khác 4. Loại hình tài liệu và mức độ sử dụng của NDT Mức độ sử dụng TT Loại hình tài liệu Thƣờng Thỉnh thoảng Chƣa bao giờ xuyên SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ Sl Tỷ lệ 1 Sách tham khảo in ấn 219 95,2 11 4,8 0 0 2 Sách tham khảo điện tử 27 11,7 85 37 118 51,3 3 Báo, tạp chí in ấn 58 25,2 145 63 27 11,7 4 Báo, Tạp chí điện tử 46 20 138 60 46 20 5 Công trình NCKH 159 69,1 53 23 18 7,82 6 Kỷ yếu khoa học 12 5,2 81 35,2 137 59,6 7 Luận văn 166 72,2 54 23,5 10 4,3 8 Luận án 92 40 73 31,7 65 28,3 9 Khóa luận 167 72,6 48 20,9 15 6,5 53 23 102 44,3 75 32,6 19 8,3 21 9,1 190 82,6 11 4,8 16 7 203 88,2 10 Giáo trình, Bài giảng 11 Sách tra cứu, BKT, Từ điển 12 Loại hình tài liệu khác 110 5. Mục đích sử dụng nguồn tin điện tử tại TT TT-TV của NDT Mục đích Phục vụ Nghiên cứu Học tập Giải trí 25 161 5 21 18 10,8 70 2,17 9,13 7,82 Số lƣợng Tỷ lệ (%) giảng dạy Khác 6. Ngôn ngữ nguồn tin điện tử NDT thƣờng sử dụng Ngôn ngữ Số lƣợng Tỷ lệ (%) Tiếng Việt 186 81 Tiếng Anh 44 19 Khác 0 0 7. Mức độ cần thiết khai thác sử dụng nguồn tin điện tử của NDT - Rất cần : 39 (16,9%) - Cần: 150 (65,2%) - Có cũng đƣợc, không có cũng đƣợc: 14 (6,1%) - Không cần: 27 (11,8%) 111 8. Nội dung thông tin/tài liệu điện tử NDT quan tâm và mức độ Mức độ sử dụng Nội dung TT thông tin/tài liệu Thƣờng Thỉnh Chƣa bao xuyên thoảng giờ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ Sl Tỷ lệ 1 Tài liệu khoa học cơ bản 76 33 120 52,2 34 14,8 2 Tài liệu sức khỏe 174 75,7 38 16,5 18 7,8 14 6,1 25 10,9 191 83 cộng đồng 3 Khoa học Xã hội và Nhân văn 4 Quản lý y tế 166 72,2 49 21,3 15 6,5 5 Sức khỏe môi trƣờng 179 77,8 37 16,1 14 6,1 6 Y học cơ sở 158 68,7 52 22,6 20 8,7 7 Ngoại ngữ 55 23,9 129 56,1 46 20 8 Thể thao, Giải trí 36 15,7 154 67 40 17,3 9 Lĩnh vực khác 10 4,3 18 9,1 202 87,8 9. Đánh giá của NDT về nguồn tin điện tử của TT TT-TV Vốn tài liệu điện tử Số phiếu Tỷ lệ (%) Rất đầy đủ 12 5,2 Đầy đủ 166 72,17 Chƣa đầy đủ 39 16,95 Rất thiếu 13 5,65 112 10. Mức độ cập nhật nội dung của tài liệu điện tử có trong TT TT-TV - Rất kịp thời: 9% - Kịp thời: 58,7% - Chƣa kịp thời: 23% - Ý kiến khác: 9,3% 11. TT TT-TV nên bổ sung loại hình tài liệu điện tử và mức độ theo NDT TT Dạng TLĐT hiện đại Loại hình tài liệu Rất cần Tỷ lệ (%) 1 Sách tham khảo Cần Tỷ lệ (%) Chƣa cần Tỷ lệ (%) 9 88 3 chuyên ngành 2 Giáo trình, bài giảng 19 75 6 3 Tài liệu tra cứu 56 32,7 11,3 4 Báo, Tạp chí chuyên ngành 25,6 59,1 18,3 5 Tài liệu khoa học TT 11,3 37,4 51,3 6 Tài liệu giải trí 7,4 71,3 21,3 7 Loại hình khác 13 82,2 4,8 12. TT TT-TV cần bổ sung thêm tài liệu điện tử thuộc ngôn ngữ - Tiếng Việt: 82% - Tiếng Anh: 18% 113 13. Mức độ thƣờng xuyên truy cập đến Website TT TT-TV của NDT - Thƣờng xuyên:63% - Thỉnh thoảng:21,9% - Chƣa bao giờ:13,1% 14. Mức độ đáp ứng của việc khai thác nguồn tin điện tử trên website TT TT-TV - Rất đầy đủ: 9% - Đầy đủ: 28% - Khá đầy đủ:61% - Chƣa đáp ứng:2% 15. Đánh giá của NDT về giao diện tìm kiếm trên website TT TT-TV - Thân thiện, dễ tìm kiếm:75,2% - Chƣa thân thiện, khó tìm kiếm:24,8% 16. Những nguyên nhân cản trở việc truy cập và khai thác nguồn tin điện tử tại TT TT-TV Nguyên nhân Tỷ lệ (%) Không truy cập đƣợc 16.6 Chƣa biết cách sử dụng NTĐT 13 Chƣa biết đến các NTĐT của TT 13 Ý kiến khác 57.4 114 17. Mức độ thƣờng xuyên truy cập đến hệ thống học tập trực tuyến của NDT - Thƣờng xuyên:25% - Thỉnh thoảng:55% - Chƣa bao giờ:20% 18. Đánh giá của NDT để nâng cao hiệu quả tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử trong thời gian tới TT TT-TV cần thực hiện những biện pháp: - Tăng cƣờng hệ thống máy tính, nâng cấp đƣờng truyền: 27% - Đầu tƣ kinh phí mua tài liệu số và số hóa tài liệu: 69% - Nâng cao trình độ cán bộ TT TT-TV:1% - Hỗ trợ ngƣời dùng tin tra cứu và khai thác tài liệu tốt hơn:1% - Ý kiến khác: 2% - Ý kiến khác: + Tăng thời gian mở cửa TT TT-TV + Có các hƣớng dẫn trực tuyến trên website + Hƣớng dẫn chi tiết cách thức tra cứu tài liệu 115 [...]... KHOA HỌC TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC X Y DỰNG, TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC NGUỒN TIN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC X Y DỰNG, TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC NGUỒN TIN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG 8 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ VAI TRÕ CỦA NGUỒN TIN ĐIỆN TỬ... mức độ đ y đủ và mức độ cập nhật của nguồn tin điện tử đƣợc x y dựng, tổ chức và khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu của ngƣời dùng tin; - Tiêu chí đánh giá về hình thức các nguồn tin điện tử, cách tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử; - Tiêu chí đánh giá về truy cập xem xét việc x y dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử đã hợp lý và hiệu quả đến đâu, việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông... đặc điểm nhu cầu tin của ngƣời dùng tin về nguồn tin điện tử tại Trung tâm Thông tin- Thƣ viện; - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng x y dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử tại Trung tâm Thông tin- Thƣ viện - Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phát triển công tác x y dựng, tổ chức và khai thác hiệu quả nguồn tin điện tử tại Trung tâm TT-TV Trƣờng Đại học Y tế công cộng 4 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN... thành lập trƣờng Đại học Y tế Công cộng Quyết định số 2175/QĐ-BYT ng y 11/6/2001 của Bộ trƣởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế tạm thời về Tổ chức và hoạt động của Trƣờng Đại học Y tế Công cộng 22 Ng y 26/04/2001, Thủ tƣớng chính phủ đã ký quyết định nâng cấp Trƣờng cán bộ quản lý y tế thành Trƣờng Đại học Y tế công cộng Cho đến nay đ y là trƣờng Đại học Y tế công cộng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam... thể là mức độ dễ dàng hay phức tạp, thuận tiện hay không thuận tiện cho ngƣời dùng tin khi truy cập, tìm hiểu và khai thác nguồn tin điện tử Tiê 1.2 Khái quát về Trƣờng Đại học Y tế Công Cộng và Trung tâm Thông tin Thƣ viện - Trƣờng Đại học Y tế Công cộng 1.2.1 Khái quát về Trường Đại học Y tế Công cộng Trƣờng Đại học Y tế Công cộng có tiền thân là Trƣờng cán bộ quản lý ngành y tế Trƣờng đƣợc thành lập... một cách dễ dàng 14  Tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử: Trong phạm vi luận văn n y, công tác tổ chức bao gồm các công việc: Tạo lập nguồn tin điện tử, xử lý tài liệu điện tử, tổ chức các bộ sƣu tập điện tử, lƣu trữ và bảo quản tài liệu điện tử Công tác khai thác tài liệu điện tử bao gồm: x y dựng và thực hiện chính sách khai thác, các hình thức khai thác, cách quản lý việc truy cập của ngƣời dùng... đến công tác x y dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử Công tác x y dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử tại một cơ quan thông tin- thƣ viện chịu nhiều y u tố tác động chủ quan và khách quan khác nhau Có thể kể đến một số y u tố tác động chủ y u sau đ y 1.1.3.1.1 Trình độ đội ngũ cán bộ Nguồn nhân lực là y u tố quan trọng, có tính quyết định đến sự phát triển chung của mọi cơ quan tổ chức. .. Thƣ viện, là nền tảng để phát triển nguồn tin hƣớng tới x y dựng Trung tâm học liệu chuyên cung cấp, phục vụ nguồn tin điện tử, góp phần giải quyết các vấn đề về đổi mới và nâng cao chất lƣợng đào tạo, nghiên cứu của Trƣờng Đại học YTCC Đề tài X y dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử tại Thư viện Trường Đại học Y tế Công cộng đƣợc tác giả luận văn lựa chọn tuy không phải đề tài nghiên cứu hoàn... thông tin NDT luôn là cơ sở để định hƣớng các hoạt động của đơn vị thông tin (trong công tác x y dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử thì họ đóng vai trò quan trọng vì chính họ sẽ giúp Trung tâm Thông tin Thƣ viện định hƣớng những gì cần phải làm để x y dựng, tổ chức và giúp họ khai thác tốt nguồn tin điện tử của Trung tâm Thông tin Thƣ viện) NDT tham gia vào hầu hết các công đoạn của d y chuyền... trạng x y dựng, tổ chức và khai thác các nguồn tin điện tử Tìm hiểu cách thức x y dựng và phát triển nguồn tin điện tử tại Trung tâm Thông tin- Thƣ viện trƣờng ĐH Y tế Công cộng 6 5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi không gian: Trung tâm Thông tin- Thƣ viện ĐH Y tế Công cộng Phạm vi thời gian nghiên cứu: từ năm 2006 đến nay 6 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phƣơng pháp luận: Luận văn vận dụng phƣơng pháp luận duy vật ... TÁC X Y DỰNG, TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC NGUỒN TIN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC X Y DỰNG, TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC NGUỒN... 1.1.3 Y u tố tác động tiêu chí đánh giá hiệu công tác x y dựng, tổ chức khai thácnguồn tin điện tử 1.1.3.1 Y u tố tác động đến công tác x y dựng, tổ chức khai thác nguồn tin điện tử Công tác x y dựng,. ..ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỖ TH Y DƯƠNG X Y DỰNG, TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC NGUỒN TIN ĐIỆN TỬ TẠI THƯ VIỆN ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG Chuyên

Ngày đăng: 12/10/2015, 19:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan