Khái quát về Trƣờng Đại họ cY tế Công cộng và Trung tâm

Một phần của tài liệu Xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử tại thư viện đại học y tế công cộng (Trang 30)

1.2.1. Khái quát về Trường Đại học Y tế Công cộng

Trƣờng Đại học Y tế Công cộng có tiền thân là Trƣờng cán bộ quản lý ngành y tế. Trƣờng đƣợc thành lập năm 1976 nhằm đào tạo các lớp chuyên khoa I về Y tế công cộng trọng tâm là phòng chống bệnh dịch và một số các kỹ năng rất cơ bản về quản lý.

Trong nhiều năm cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, nhà trƣờng nỗ lực cải tổ hệ thống đƣa vào chƣơng trình đào tạo lý thuyết hiện đại gắn liền với thực tiễn đáp ứng nhu cầu mới của đất nƣớc. Trƣờng Đại học Y tế công cộng đƣợc thành lập theo Quyết định số 65/2001/QĐ-TTg ngày 26/4/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thành lập trƣờng Đại học Y tế Công cộng.

Quyết định số 2175/QĐ-BYT ngày 11/6/2001 của Bộ trƣởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế tạm thời về Tổ chức và hoạt động của Trƣờng Đại học Y tế Công cộng.

Ngày 26/04/2001, Thủ tƣớng chính phủ đã ký quyết định nâng cấp Trƣờng cán bộ quản lý y tế thành Trƣờng Đại học Y tế công cộng. Cho đến nay đây là trƣờng Đại học Y tế công cộng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Áp dụng những kinh nghiệm thực tiễn với phong cách đào tạo hiện đại, năng động, Đại học Y tế Công cộng liên tục đổi mới phƣơng pháp sƣ phạm với tiêu chí chất lƣợng đặt lên hàng đầu. Tăng trƣởng nhanh chóng về chất lƣợng, số lƣợng và đa dạng hóa về loại hình đào tạo nhƣ hệ cử nhân, hệ thạc sĩ, tiến sĩ chuyên khoa I, thạc sĩ quản lý bệnh viện (QLBV), các chƣơng trình cử nhân chuyên sâu về sức khỏe môi trƣờng, dinh dƣỡng an toàn thực phẩm, dịch tễ học, nâng cao sức khỏe và nhiều lớp đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ về chuyên khoa I Y tế công cộng hệ cử nhân vừa học vừa làm. Trƣờng đã trở thành nguồn đóng góp quan trọng nhất cho sự nghiệp phát triển đội ngũ cán bộ và hệ thống y tế công cộng có chất lƣợng phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Nghiên cứu khoa học và hoạt động can thiệp cộng đồng là một trong những trọng tâm của Trƣờng ĐHYTCC.

Trƣờng ĐHYTCC đã nhận đƣợc nhiều phần thƣởng quý của Đảng, Nhà nƣớc và Chính phủ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Là một trƣờng Đại học non trẻ tại Việt Nam, nhƣng ĐHYTCC đã từng bƣớc xây dựng đƣợc hình ảnh của mình và mở rộng mạng lƣới hợp tác quốc tế. Cho đến nay, trƣờng đã tạo đƣợc mối liên kết với khá nhiều tổ chức quốc tế, các trƣờng, viện nghiên cứu hàng đầu trong khu vực và trên toàn thế giới, chia sẻ kiến thức kinh nghiệm trao đổi giảng viên, học viên. Các quan hệ hợp tác này ngày càng phong phú và mở rộng đã tạo nên ấn tƣợng của trƣờng ĐHYTCC nói riêng và ngành y tế Việt Nam nói chung với bạn bè quốc tế.

Chức năng và nhiệm vụ của Trường

Trƣờng Đại học Y tế công cộng phấn đấu trở thành đơn vị dẫn đầu về đào tạo, nghiên cứu và tƣ vấn Y tế công cộng ở Việt Nam và trong khu vực. Đây là cách tối ƣu mà Đảng Ủy, Ban giám hiệu, thầy và trò nhà trƣờng đặt ra để phấn đấu cho sự thay đổi về chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam.

- Nghiên cứu: Góp phần tăng cƣờng kiến thức và thay đổi vị thế Y tế công cộng.

- Đào tạo: Đào tạo ra các chuyên gia Y tế công cộng hàng đầu, cung cấp

nguồn nhân lực cho xã hội. Với các hệ đào tạo sau: Các bậc đào tạo: Tiến sĩ NCS 1 NCS 2 NCS 3 NCS 4 NCS 5 Sau Đại học Y tế công cộng YTCC YTCC 14 YTCC 13 Quản lý bệnh viện QLBV QLBV 3 QLBV 2

Chuyên khoa I tại trƣờng (CKI)

CKI 30 CKI 28 CKI 29

Chuyên khoa I tại địa phƣơng (CKI)

CKI Đồng Tháp CKI Bạc Liêu CKI Vũng Tàu CKI Lào Cai

Cử nhân

Vừa làm vừa học tại trƣờng (VLVH)

VLVH 6 VLVH 3 VLVH 4 VLVH 5

Vừa làm vừa học tại địa phƣơng (VLVH) VLVH 3 Đồng Tháp VLVH 6 Bạc Liêu VLVH 4 Vũng Tàu VLVH5 Đồng Tháp Cử nhân chính quy CNCQ CNCQ 9 CNCQ 6 CNCQ 7 CNCQ 8 Các lớp ngắn hạn trong các năm

- Tƣ vấn vận động: Trao đổi tƣ vấn với các đơn vị khác trong lĩnh vực Y tế công cộng các vấn đề về chính sách.

Từ khi thành lập đến nay, nhà trƣờng đã chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu khoa học với quy mô toàn quốc nhƣ hoạt động can thiệp tại cộng đồng. Kết quả của những chƣơng trình này đã hỗ trợ lãnh đạo ngành y tế và các bộ ngành có liên quan đề xuất những chính sách, chiến lƣợc giải quyết các vấn đề thực tiễn. Nhiều số liệu và bằng chứng khoa học đã đƣợc Chính phủ sử dụng trong việc hoạch định chiến lƣợc và chính sách quốc gia. Song hành với các hoạt động tại cộng đồng ĐH Y tế Công cộng là hạt nhân trong xây dựng và phát triển Hội Y tế công cộng Việt Nam.

Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Trường

Trƣờng Đại học Y tế Công cộng gồm có 8 phòng chức năng và 16 bộ môn, hai Trung tâm Thông tin Thƣ viện và một văn phòng. Đứng đầu là Hiệu Trƣởng cùng 3 Hiệu phó.

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức trƣờng Đại học Y tế công cộng

Mặc dù là trƣờng Đại học đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực y tế dự phòng, y tế công cộng, các cán bộ giảng viên của trƣờng phần lớn đều đã trải qua quá trình học tập, đào tạo chuyên môn tại các nƣớc có nền y tế công cộng phát triển nhất thế giới nhƣ: Mỹ, Anh, Hà Lan, Úc … Số lƣợng giảng viên và cán bộ nhà trƣờng gia tăng nhanh chóng trong 10 năm trở lại đây. Trong môi trƣờng hòa đồng, thân thiện, hiện đại, các bạn trẻ của trƣờng Đại học Y tế công cộng luôn thể hiện sự tự tin, năng động và giàu trách nhiệm cộng đồng. Nhiều hoạt động phát triển mạnh thể hiện tính sáng tạo, hiệu quả và luôn gắn bó với thực tiễn đã tạo ra một không gian văn hóa đặc trƣng của Đại học Y tế công cộng.

1.2.2. Khái quát về Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Y tế Công cộng

1.2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Thông tin Thư viện

Trung tâm Thông tin Thƣ viện trƣờng Đại học Y tế Công cộng đƣợc xây dựng và phát triển trên cơ sở thƣ viện trƣờng Cán bộ quản lý y tế (tiền thân của trƣờng ĐH YTCC hiện nay).

Thƣ viện đƣợc thành lập theo quyết định số 65/2001/QĐ-TTg ngày 26/4/2001 của thủ tƣớng Chính phủ về việc thành lập trƣờng Đại học Y tế Công cộng.

Quyết định số 2175/QĐ-BYT ngày 11/6/2001 của Bộ trƣởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế tạm thời về Tổ chức và hoạt động của Trƣờng Đại học Y tế Công cộng. Trong đó nêu rõ việc thành lập các phòng ban, Thƣ viện trực thuộc Trƣờng.

Trƣớc năm 2003, Thƣ viện nằm trong sự quản lý của Phòng đào tạo Đại học của Trƣờng.

Từ năm 2003, Thƣ viện đã tách ra khỏi Phòng Đào tạo thành Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐH Y tế Công cộng có con dấu riêng và cán bộ chuyên trách.

1.2.2.2. Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Thông tin Thư viện

Chức năng củaTrung tâm Thông tin Thƣ viện: Trung tâm Thông tin Thƣ viện có chức năng đảm bảo việc thu thập, lƣu trữ và phổ biến, cung cấp thông tin khoa học về y tế công cộng, cũng nhƣ hỗ trợ khai thác hiệu quả những nguồn thông tin phục vụ cho công tác giảng dạy học tập và nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trƣờng cũng nhƣ các bạn đọc bên ngoài có quan tâm.

Nhiệm vụ cụ thể:

 Bổ sung-trao đổi, phân tích-xử lý, bảo quản các loại hình tài liệu, xây

dựng, hoàn thiện hệ thống tra cứu, tìm kiếm phù hợp, hƣớng dẫn bạn đọc truy cập, khai thác kho tƣ liệu một cách hiệu quả.

 Cung cấp các dịch vụ thƣ viện chất lƣợng cao, cụ thể nhƣ sau:

- Dịch vụ mƣợn trả, mƣợn liên thƣ viện

- Hỗ trợ tra cứu trực tuyến, trực tiếp hoặc qua thƣ điện tử - Cung cấp thông tin theo yêu cầu

- Đào tạo:

+ Đào tạo định kỳ: Định kỳ hàng tuần có các buổi hƣớng dẫn miễn phí cho bạn đọc có nhu cầu về các chủ đề khác nhau: Các kỹ năng tìm kiếm cơ bản; Hƣớng dẫn tìm kiếm, đánh giá các nguồn tin YTCC; Hƣớng dẫn tra cứu trên một số cơ sở dữ liệu nhất định nhƣ: HINARI, PubMed, EBSCO; Hƣớng dẫn viết thƣ mục tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khoa học...

+ Đào tạo cho sinh viên mới nhập học: Tham gia phối hợp với phòng Quản lý sinh viên hoặc bộ môn Tin học giảng dạy cho sinh viên mới nhập học kiến thức cơ bản về sử dụng Trung tâm Thông tin Thƣ viện.

- Các dịch vụ photocopy, cho thuê giáo trình....

- Đảm bảo việc truy cập thông suốt tới các nguồn thông tin đa dạng. - Hỗ trợ môi trƣờng học tập, nghiên cứu thuận lợi cho bạn đọc.

 Mở rộng hợp tác quốc tế, phát triển các cơ hội đào tạo cho cán bộ, các

cơ hội mở rộng nguồn tin, bổ sung vốn tài liệu, phát triển cơ sở vật chất... Với số lƣợng tài liệu hiện nay khoảng gần 17.000 tài liệu thuộc các loại hình đa dạng: sách, luận văn, băng, đĩa từ, v.v..., có nội dung rất cập nhật và hoàn chỉnh về các khía cạnh của y tế công cộng, Trung tâm Thông tin Thƣ

viện Đại học Y tế công cộng cam kết hỗ trợ tốt nhất cho bạn đọc và cho các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học cũng nhƣ sự phát triển chung của nhà trƣờng, để từng bƣớc phấn đấu trở thành Trung tâm Thông tin Thƣ viện cung cấp thông tin chuyên ngành về y tế công cộng lớn trong cả nƣớc.

Trung tâm Thông tin Thƣ viện phục vụ gần 1.500 cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trƣờng, ngoài ra còn có các đối tƣợng là những nhà nghiên cứu, làm việc trong lĩnh vực y tế công cộng trong cả nƣớc hoặc những ngành có liên quan. Tại Trung tâm Thông tin Thƣ viện bạn đọc có thể tra cứu thông tin trên Internet hoặc các cơ sở dữ liệu lớn nhƣ PubMed, MedlinePlus, và các cơ sở dữ liệu khác thông qua hệ thống Internet không dây tại Trung tâm Thông tin Thƣ viện.

Trong một ngôi trƣờng thông tin mở, việc hỗ trợ cập nhật các thông tin, kiến thức Y tế công cộng phục vụ cho học tập giảng dạy và nghiên cứu khoa học đƣợc đảm bảo.

Trung tâm Thông tin Thƣ viện có đầy đủ các đầu sách, tài liệu cập nhật của các tác giả có uy tín thuộc các chuyên ngành Y tế công cộng trên thế giới. Qua hệ thống mạng nội bộ của trƣờng giảng viên, cán bộ và sinh viên nhà trƣờng có thể truy cập mạng lƣới Internet tốc độc cao miễn phí phục vụ mục đích học tập và nghiên cứu.

1.2.2.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Trung tâm Thông tin Thư viện

Trung tâm Thông tin Thƣ viện hiện có 05 cán bộ trong đó 02 cán bộ có trình độ thạc sĩ thƣ viện tốt nghiệp nƣớc ngoài cụ thể là tốt nghiệp khóa học về Quản lý Thƣ viện và Thƣ viện Y học (Medical Library) tại SIMMONS của Mỹ. 03 cán bộ đã và đang chuẩn bị hoàn thành khóa học thạc sĩ Thông tin Thƣ viện trong nƣớc. Trong đó, do đặc thù công việc nên tất cả các cán bộ là nữ giới ở độ tuổi khá trẻ từ 25 đến 45 tuổi.

Đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình trong công việc và có tính kiên trì, chịu khó học hỏi và mầy mò kiến thức mới. Bên cạnh đó các cán bộ của Trung tâm Thông tin Thƣ viện đều có nghiệp vụ thƣ viện, đều đƣợc đào tạo về thƣ viện cùng với môi trƣờng làm việc hiện đại nên có các kỹ năng tốt trong công việc.

Thạc sĩ nƣớc ngoài Thạc sĩ trong nƣớc Tổng số

Số lƣợng 02 03 05

Cơ cấu (%) 40% 60% 100

Bảng 1.2: Cơ cấu cán bộ của Trung tâm Thông tin Thƣ viện

Trung tâm Thông tin Thƣ viện hiện có 02 kho: Kho Đóng và kho Mở. Kho Đóng có 02 cán bộ. Với đặc điểm là lƣu trữ và phục vụ các tài liệu giáo trình phôto, các tài liệu nội sinh của các bộ môn chuyển lên chƣa chính thức in thành sách để phục vụ bạn đọc. Bên cạnh đó còn lƣu trữ nhiều luận văn, luận án của các năm học. Kho Mở có 03 cán bộ, là nơi lƣu trữ và phục vụ các tài liệu tham khảo là tiếng Việt, tiếng Anh, các sách tra cứu, từ điển, bách khoa toàn thƣ, báo tạp chí về Y tế và chuyên ngành Y tế công cộng… Chịu trách nhiệm quản lý chung cả hai kho là Giám đốc của Trung tâm Thông tin Thƣ viện.

Mặc dù chỉ với 05 cán bộ nhƣng Trung tâm Thông tin Thƣ viện cũng có tổ chức Đảng ủy, Công đoàn và đoàn thanh niên, tham gia tích cực các hoạt động và phong trào của nhà Trƣờng.

1.2.2.4. Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin

Với diện tích 270m2

, chia làm hai kho: kho Đóng và Kho Mở, mỗi kho có chức năng và nhiệm vụ riêng biệt. Trung tâm Thông tin Thƣ viện kế thừa và phát triển những mô hình Trung tâm Thông tin Thƣ viện Đại học hiện đại trong nƣớc và quốc tế, với nhiều trang thiết bị tiên tiến, tạo điều kiện tiếp cận các thông tin một cách dễ dàng nhất cho độc giả. Cụ thể:

Kho Mở gồm có:

Máy tính tra cứu: 05 chiếc Máy tính làm việc: 03 chiếc Máy đọc mã vạch: 02 chiếc Máy khử từ: 01 chiếc

Phần mềm Libol phiên bản 6.0 để quản lý công tác lƣu thông, mƣợn trả, giữ chỗ, tra cứu tài liệu và phân hệ bạn đọc của Trung tâm Thông tin Thƣ viện

Phần mềm kiểm kê và máy kiểm kê: 01 Máy điều hòa cây: 02 chiếc

Cổng từ: 01 chiếc

Máy phát wifi: 02 chiếc

Với hệ thống máy tính tra cứu trong và ngoài trƣờng, hệ thống Internet bao phủ với wifi trong toàn trƣờng, sinh viên có thể truy cập mạng Internet mọi lúc, mọi nơi để tra cứu thông tin của Trung tâm Thông tin Thƣ viện cũng nhƣ các trang web điện tử về Y tế công cộng và các lĩnh vực xã hội có liên quan.

Kho Mở còn lƣu trữ các tài liệu là sách tra cứu, sách tham khảo tiếng Việt và tiếng Anh. Báo, tạp chí chuyên ngành về Y tế công cộng. Trong đó các tài liệu là sách đƣợc phân loại theo khung phân loại DDC, xếp giá ngay ngắn gọn gàng theo chỉ số phân loại từ trái qua phải, từ bé đến lớn và từ trên xuống dƣới thuận lợi cho việc tìm kiếm. Cùng với hệ thống biển chỉ dẫn cụ thể cho từng khu vực tài liệu, tạo điều kiện dễ dàng cho bạn đọc trong việc lựa chọn và tiếp cận tài liệu.

Kho Đóng đƣợc trang bị:

Máy tính tra cứu: 08 chiếc Máy tính làm việc: 05 chiếc Máy điều hòa cây: 02 chiếc

Phần mềm Libol quản lý công tác bổ sung, biên mục modul quản lý… Máy in thẻ bạn đọc ngoài: 01 chiếc

Máy in nhãn barcode: 01 chiếc Máy in: 01 chiếc

Máy Photo quẹt thẻ: 01 chiếc

Kho Đóng: Thực hiện công tác bổ sung tài liệu, nhận sách của Bộ Y tế cũng nhƣ các đơn vị trong và ngoài trƣờng. Làm công tác nghiệp vụ thƣ viện; phân loại tài liệu, định từ khóa, tạo biểu ghi thƣ mục, xếp giá tài liệu, chuyển kho.Phục vụ bạn đọc tham khảo các tài liệu là Luận án, Luận văn, nội dung bài giảng đã đƣợc hội đồng khoa học nhà trƣờng thông qua, các sách giáo trình photo và các sách tham khảo là các tài liệu nội sinh của các khoa trong Trƣờng. Kho Đóng còn có danh mục tài liệu sách bán, danh mục luận văn,

Một phần của tài liệu Xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử tại thư viện đại học y tế công cộng (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)