0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Chủ động bố trí kinh phí cần thiết hàng năm để phát triển

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG, TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC NGUỒN TIN ĐIỆN TỬ TẠI THƯ VIỆN ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG (Trang 93 -93 )

nguồn tin điện tử

Trong những năm gần đây, kinh phí dành để mua tài liệu điện tử của Trung tâm Thông tin Thƣ viện đã không đƣợc quan tâm đề xuất. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động nên Nhà trƣờng và Trung Tâm TT-TV ĐH YTCC chƣa thể có đƣợc kinh phí dành cho công tác mua, bổ sung tài liệu điện tử. Để hoàn thành mục tiêu trở thành Trung tâm học liệu chủ yếu cung cấp tài liệu điện tử thì Trung tâm cần đầu tƣ mạnh và duy trì tài chính dành cho bổ sung tài liệu điện tử. Nguồn kinh phí có thể từ nhiều nguồn khác nhau: ngân sách nhà nƣớc, nguồn thu từ cơ quan TT-TV, huy động từ các tổ chức, các quỹ tài trợ, các dự án trong và ngoài nƣớc…

3.5. Tăng cƣờng tuyên truyền, quảng bá nguồn tin điện tử

Ngoài việc việc giới thiệu tại chỗ và trên website cho bạn đọc về các nguồn tin điện tử hiện có tại Trung tâm Thông tin Thƣ viện. Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐH YTCC cũng cần phải tăng cƣờng tiến hành hình thức tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị các nguồn tin điện tử hiện có, kể cả xu hƣớng mới của những loại CSDL sắp có hoặc đang tiến hành xây dựng.

- In các tờ gấp, tờ quảng cáo với nhiều loại khác nhau, theo từng loại hình sản phẩm thông tin và đối tƣợng phục vụ thông tin khác nhau.

- Các tờ quảng cáo về nguồn tin điện tử cần đƣợc trình bày hấp dẫn, nội dung có tính thuyết phục với NDT.

- Cộng tác với các cơ quan thông tin - thƣ viện cơ sở để tạo thành các điểm trung gian nhằm giúp cho việc quảng cáo, tiếp thị và tiêu thụ thông tin tại các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo y tế, các trƣờng Đại học,....

- Tăng cƣờng quảng cáo thông qua các bài viết giới thiệu, gửi các bản tin, tạp chí trong ngành thông tin - tƣ liệu của cả nƣớc và giới thiệu trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ: đài truyền hình, đài truyền thanh, báo chí.

- Tổ chức đội ngũ cộng tác viên đi đến các cơ quan thông tin - thƣ viện, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, các trƣờng Đại học,.... để giới thiệu những CSDL Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐH YTCC đang có và nêu lên những lợi ích mà các CSDL đó có thể mang lại cho ngƣời dùng.

3.6. Mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ quan TT-TV của các cơ sở đào tạo y tế trong và ngoài nƣớc

Quan hệ hợp tác với các cơ quan TT-TV, đặc biệt các cơ quan TT-TV của các cơ sở đào tạo y tế trong và ngoài nƣớc có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây cũng là thế mạnh của Trƣờng Đại học Y tế Công cộng trong trời gian qua. Trong thời gian tới quan hệ hợp tác này cần đƣợc mở rộng và tăng cƣờng hơn nữa, theo hƣớng triển khai và tham gia các chƣơng trình, dự án hợp tác trao đổi, chia sẻ nguồn tin điện tử. Trong lĩnh vực này, một mặt Trung tâm TT-TV cần tiếp tục tham gia tích cực trong dự án hợp tác với INASP, khai thác chiều sâu CSDL HINARI, đặc biệt cần chủ động tham gia Liên hợp thƣ viện Việt Nam về nguồn tin điện tử nhằm tăng cƣờng chia sẻ, khai thác các nguồn tin điện tử trong nƣớc và quốc tế về KH&CN nói chung và về y tế công cộng, nói riêng.

3.7. Một số giải pháp khác cho công tác tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử

3.7.1. Đa dạng hoá các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin - tư liệu

Để ngƣời dùng tin có thể khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tin điện tử hiện có của Trung tâm thì bản thân trung tâm cần nỗ lực hơn nữa trong các khâu của thƣ viện đặc biệt là cần đa dạng hóa các loại hình sản phẩm và dịch vụ của Trung tâm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời đọc, ngƣời dùng tin.

Trong thời gian tới nhà trƣờng sẽ chuyển hƣớng đào tạo tín chỉ cho các khóa mới, do vậy việc cung cấp thông tin của trung tâm cho ngƣời dùng đặc biệt là sinh viên, học viên cũng cần có những thay đổi nhất định. Điều này đã đƣợc ban lanh đạo nhà trƣờng, Giám đốc thƣ viện cùng các nhân viên có một quá trình chuẩn bị, tham khảo ý kiến, học hỏi kinh nghiệm và sáng tạo ý tƣởng mới trong điều kiện thực tế của trƣờng nói chung, của trung tâm nói rêng để đƣa ra các phƣơng án cụ thể và xây dựng kế hoạch cho các loại hình sản phẩm dịch vụ mới của Trung tâm trong điều kiện mới.

Kế hoạch sẽ triển khai số hóa một số giáo trình phôto thành tài liệu điện tử và đƣa vào elearning của Nhà trƣờng để tất cả các học viên và sinh viên Nhà trƣờng sẽ không phải đến thƣ viện để mƣợn tài liệu giáo trình tại kho đóng nhƣ trƣớc nữa. Việc này phù hợp với việc đào tạo tín chỉ của Nhà trƣờng. Nhƣ vậy, với các môn học khác nhau các em vẫn có thể có sẵn tài liệu trên elearning để phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu của mình. Đây là một ý tƣởng vừa giảm thiểu các công đoạn thủ công của thƣ viện, giúp nhanh chóng tin học hóa thƣ viện cũng là nhằm tăng khả năng tự học và phù hợp với chủ trƣơng đào tạo dựa trên vấn đề BPL (Base Learner) của nhà trƣờng.

Với các sản phẩm hiện có:

- Mục lục tra cứu trực tuyến

- CSDL trực tuyến

- Website thƣ viện

- Nguồn tin điện tử

Bên cạnh đó là việc hình thành và xây dựng kho sách điện tử tại Trung tâm. Hiện nay, Giám đốc Trung tâm đã chủ trƣơng xây dựng kho sách điện tử về Y tế công cộng trong cung cấp cho bạn đọc trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Các tài liệu điện tử này bao gồm cả tiếng Anh và tiếng Việt tồn tại ở dạng toàn văn PDF đƣợc xử lý theo đúng chuẩn nghiệp vụ của

thƣ viện. Sau đó đƣợc đƣa lên lƣu trữ tại kho MEDIA, một kho lƣu trữ tài liệu điện tử của Trƣờng Đại học y tế công cộng. Tất cả các bạn đọc của Thƣ viện đều có thể truy cập và sử dụng kho tài liệu sách điện tử này một cách chủ động và hiệu quả. Bởi lẽ đây là các tài liệu quý, hiếm chƣa hoặc không đƣợc in thành sách, chủ yếu tồn tại dƣới dạng điện tử và lƣu hành nội bộ trong các trang Wed của các Tổ chức quốc tế trong và ngoài nƣớc về Y học và Y tế công cộng ( nhƣ WHO, cục AIDS, ...). Bạn đọc chỉ cần truy cập vào trang OPAC, tra tìm tài liệu theo nhu cầu, các thông tin về tài liệu và tài liệu tài liệu điện tử nếu có sẽ đƣợc cung câp đầy đủ, có dẫn đƣờng link đến kho lƣu trữ MEDIA để bạn đọc có thể dễ dàng tiếp cận và khai thác.

Số hóa một phần hoặc toàn bộ tài liệu là Luận văn của TT. Với phƣơng châm phục vụ tối đa nhu cầu bạn đọc trong trƣờng có thể trực tiếp tham khảo tài liệu tại TT cũng nhƣ các bạn đọc từ xa và các lớp đào tạo tại các tỉnh, thành trong cả nƣớc của nhà Trƣờng, TT đã tiến hành số hóa một phần hoặc toàn bộ nguồn tài liệu là luận văn, một nguồn tài liệu xám của nhà trƣờng.

Là một trƣờng đại học tiếp cận nhiều với các nền văn minh thế giới, thì luật bản quyền cũng đƣợc lãnh đạo nhà Trƣờng và TT lƣu ý đến. Do vậy, theo nội quy sử dụng thƣ viện của Trƣờng Đại học Y tế công cộng thì với nguồn tài liệu xám là luận văn, luận án có lƣu trữ trong thƣ viện bạn đọc chỉ đƣợc phép đọc tại chỗ và yêu cầu phô tô 10% số trang của tài liệu. Bởi vậy, việc số hóa một phần luận văn cũng phải đảm bảo tiêu chí này. Các tài liệu đƣợc số hóa sẽ lƣu dƣới dạng PDF và post lên cùng các thông tin tài liệu trên trang OPAC của phần mềm quản lý thƣ viện. Việc này vừa đảm bảo cho bạn đọc có thể tiếp cận nguồn tài liệu xám ở mọi nơi, mọi lúc, không nhất thiết phải đến thƣ viện để đọc, vừa đảm bảo giữ bản quyền của nguồn tài liệu xám theo đúng nội quy của lãnh đạo nhà Trƣờng cũng nhƣ lãnh đạo Trung tâm thống nhất.

Nhƣ vậy, Trung tâm đã bƣớc đầu số hóa một số các giáo trình đào tạo theo tín chỉ, số hóa một phần luận văn tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho công tác khai thác, tra cứu, tham khảo tài liệu của ngƣời dung tin trong trƣờng cũng nhƣ các bạn đọc ngoài trƣờng và các lớp đào tạo từ xa không có điều kiện đến tham khảo trực tiếp tại trung tâm.

3.7.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin

Song song với việc phát triển và xây dựng các nguồn tin điện tử khác nhau thì Trung tâm cũng cần phát triển thêm các sản phẩm của thƣ viện. Hiện nay, thƣ viện đã có các dịch vụ sản phẩm nhƣ:

- DV mƣợn trả tải liệu

- DV đọc tại chỗ

- DV in sao tài liệu

- DV gia hạn giữ chỗ

- DV chỉ dẫn nguồn

- Đào tạo ngƣời dùng tin

- Hỗ trợ tra cứu

Cùng với các dịch vụ mới trong tƣơng lai sẽ đƣợc triển khai:

- Dịch vụ phổ biến thông tin có chọn lọc

- Dịch vụ tƣ vấn khai thác thông tin

- Dịch thuật

- Hội thảo, hội nghị

Thời gian gần đây, Trung tâm cũng tập trung phát triển dịch vụ thông tin phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu của thấy và trò nhà trƣờng. Nhằm nâng chất lƣợng dịch vụ thông tin lãnh đạo Trung tâm cũng nhƣ các cán bộ thƣ viện luôn nỗ lực gắn kết với bạn đọc trong quá trình đƣa ra các dịch vụ đáp ứng NCT. Bạn đọc là đối tƣợng đánh cao nhất cho chất lƣợng các dịch vụ thông tin của Trung tâm tạo ra. Với các con số cụ thể về khả năng đáp ứng NCT của các dịch vụ thông tin tại Trung tâm, có thể thấy những đóng góp của cán bộ, nhân viên của Trung tâm trong thời gian qua.

KẾT LUẬN

Thời đại bùng nổ thông tin đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin làm cho số lƣợng tài liệu điện tử không ngừng gia tăng nhanh chóng. Bên cạnh đó, phát triển Trung tâm Thông tin Thƣ viện điện tử là xu thế tất yếu, diễn ra mạnh mẽ ở các cơ quan TT-TV. Trung tâm Thông tin Thƣ viện Đại học Y tế Công cộng cũng đã không ngừng nỗ lực trong nghiên cứu, triển khai để xây dựng, phấn đấu trở thành Trung tâm Thông tin Thƣ viện điện tử, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đào tạo của trƣờng Đại học Y tế Công cộng. Nguồn tin điện tử đóng vai trò quan trọng trong xây dựng, duy trì và phát triển Trung tâm Thông tin Thƣ viện điện tử. Thời gian qua công tác xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử tại Trung tâm Thông tin Thƣ viện Đại học Y tế Công cộng bƣớc đầu đã đạt đƣợc một số thành tựu quan trọng. Nhà trƣờng cùng với Trung tâm Thông tin Thƣ viện ĐH Y tế Công cộng luôn quan tâm, chú trọng, tạo mọi điều kiện, ƣu tiên cho phát triển Trung tâm Thông tin Thƣ viện điện tử. Tuy nhiên, Trung tâm Thông tin Thƣ viện điện tử đang trong giai đoạn thử nghiệm còn gặp nhiều khó khăn do một số yếu tố chi phối nhƣ kinh phí, chính sách, nhân lực, trang thiết bị…nên chƣa đáp ứng tốt nhu cầu tin ngày càng cao của ngƣời dùng tin. Trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử tại Trung tâm Thông tin Thƣ viện Đại học Y tế Công cộng cần đồng bộ các nhóm giải pháp lớn đƣợc đề xuất trong luận văn, cụ thể là:

- Hoàn thiện và thực thi nhất quán chính sách và chiến lƣợc phát triển nguồn tin điện tử;

- Tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác xây dựng,

tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử;

- Nâng cao trình độ cán bộ Trung tâm Thông tin Thƣ viện và đào tạo

- Chủ động bố trí kinh phí cần thiết hàng năm để phát triển nguồn tin điện tử;

- Tăng cƣờng tuyên truyền, quảng bá nguồn tin điện tử;

- Mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ quan TT-TV, nhất là các cơ quan TT-TV của các cơ sở đào tạo y tế trong và ngoài nƣớc.

Trong các nhóm giải pháp nêu trên, nhóm giải pháp hoàn thiện và thực thi nhất quán chính sách và chiến lƣợc phát triển nguồn tin điện tử là giải pháp cơ bản, có ý nghĩa lâu dài. Giải pháp nâng cao trình độ cán bộ Trung tâm Thông tin Thƣ viện và đào tạo ngƣời dùng tin là giải pháp chủ yếu và giải pháp chủ động bố trí kinh phí cần thiết hàng năm để phát triển nguồn tin điện tử có ý nghĩa đột phá./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

[1] Bộ Y tế (2001), Quyết định số 2175/2001/QĐ-BYT: Quyết định của Bộ

trưởng Bộ Y tế Ban hành Quy chế tạm thời về Tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Y tế Công cộng.

[2] Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ (2001), Quyết định số

65/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Y tế Công cộng.

[3] Trịnh Kim Chi (2000), “Vấn đề chia sẻ nguồn lực”, Tập san Trung tâm

Thông tin Thư viện, (1), tr. 13-16.

[4] Nguyễn Huy Chƣơng, “Sƣu tầm và khai thác thông tin số”, Bài giảng Thư

viện điện tử, tr.1-14.

[5] Nguyễn Cảnh Đƣơng, Hoàng Văn Thanh, “Bàn về khái niệm “tài liệu”, “văn bản”, “tài liệu lƣu trữ”, “tài liệu điện tử”, “văn bản điện tử” và “tài liệu lƣu trữ điện tử”, Hội thảo khoa học Quản lý tài liệu điện tử và lƣu trữ điện tử, Bộ Nội vụ.

[6] Nguyễn Thị Đào, Phan Thị Lý (2006), “Nguồn tin điện tử”, Trung tâm

Thông tin Thư viện Việt Nam, số 1, tr.25-29.

[7] Nguyễn Tiến Đức (2005), “Xây dựng Trung tâm Thông tin Thƣ viện điện

tử và vấn đề số hóa tài liệu ở Việt Nam”, Tạp chí Thông tin- tư liệu, số 2.

[8] Nguyễn Văn Hành, “ Thƣ viện trƣờng Đại học với công tác phát triển học liệu phục vụ đào tạo theo tín chỉ”.

[9] Nguyễn Thị Thúy Hạnh, “Tác động của công nghệ thông tin và công nghệ

số đối với công tác đào tạo bậc Đại học”, Kỷ yếu hội thảo khoa học

ngành Thông tin - Trung tâm Thông tin Thư viện trong xã hội thông tin, tr.260-265.

[10] Hoàng Đức Liên (2009), “Xây dựng nguồn học liệu điện tử hƣớng tới

xây dựng Trung tâm Thông tin Thƣ viện số tại các trƣờng Đại học”, Kỷ

yếu hội thảo khoa học phát triển và chia sẻ nguồn tài liệu số trong các Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học và nghiên cứu Hà Nội, tr.22-32. [11] Phạm Thị Thu Loan, Võ Thị Bạch Trúc, “Phát triển nguồn tin điện tử ở

một số thƣ viện Đại học Đồng bằng sông Cửu Long”.

[12] Lê Thế Long (2006), “Tăng cường nguồn tin điện tử tại Trung tâm

Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia”, Luận văn thạc sĩ Thông tin -Thƣ viện, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội.

[13] Luật sở hữu trí tuệ (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[14] Luật sở hữu trí tuệ và bản quyền (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[15] Lê Thị Vân Nga (2009), “Phát triển nguồn tài liệu số hóa toàn văn tại

Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ Thông tin - Thƣ viện, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội. [16] Nguyễn Viết Nghĩa (2003), “Tài liệu điện tử và giá cả tài liệu điện tử”,

Tạp chí thông tin và tư liệu, số 1, tr. 2-8.

[17] Nguyễn Viết Nghĩa (2001), “Phƣơng pháp luận xây dựng chính sách phát

triển nguồn tin”, Tạp chí thông tin và tư liệu, số 1, tr.12-17.

[18] Pháp lệnh Thƣ viện Việt Nam (2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [19] Trần Thị Phƣợng, “Công tác phát triển nguồn tin với việc nâng cao chất

lƣợng công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học tại Đại học Quốc gia Hà Nội”.

[20] Số hóa và vấn đề bản quyền (2008), website của mạng Thƣ viện Việt Nam, truy cập ngày 12/12/2012, địa chỉ:

http://thuvien.net/btlcntv/mlfolder.2005-07-27.9501097988.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG, TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC NGUỒN TIN ĐIỆN TỬ TẠI THƯ VIỆN ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG (Trang 93 -93 )

×