phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm tôm nuôi của hộ nông dân tại tỉnh bạc liêu

74 604 0
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm tôm nuôi của hộ nông dân tại tỉnh bạc liêu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH -----0-0-0----- QUÁCH VŨ HIỆP PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA BẢO HIỂM TÔM NUÔI CỦA HỘ NÔNG DÂN TẠI TỈNH BẠC LIÊU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ NGÀNH: 52340201 Tháng 11 - 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH -----0-0-0----- QUÁCH VŨ HIỆP MSSV: 4104514 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA BẢO HIỂM TÔM NUÔI CỦA HỘ NÔNG DÂN TẠI TỈNH BẠC LIÊU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ NGÀNH: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. PHAN ĐÌNH KHÔI Tháng 11 - 2013 LỜI CẢM TẠ ……….. Trong suốt những năm học ở trường Đại học Cần Thơ, tôi được Quý thầy, cô ở trường của nói chung và Quý thầy, cô của khoa kinh tế-QTKD nói riêng truyền đạt những kiến thức chuyên môn và kỹ năng xã hội vô cùng quý giá. Những kiến thức hữu ích đó trở thành hàng trang sẽ giúp tôi vượt qua những khó khăn, thách thức trong công việc cũng như cuộc sống sau này. Với thời gian một học kỳ, Quý thầy cô đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể vận dụng kiến thức đã học vào bài nghiên cứu của mình. Đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn thầy Phan Đình Khôi đã cho tôi cơ hội được tham gia vào đề tài nghiên cứu của Thầy và được sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cám ơn gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi, ủng hộ động viên trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu này. Cuối cùng tôi xin chân thành cám ơn các cơ quan ban ngành đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thu thập số liệu, xin cám ơn chân thành những người đã dành thời gian quý báu để trả lời bảng câu hỏi điều tra số liệu của đề tài. Xin chân thành cám ơn! Tác giả QUÁCH VŨ HIỆP i LỜI CAM ĐOAN ………………. Tôi xin cam đoan rằng đề tài nghiên cứu này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, không trùng với bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. Cần Thơ, ngày 05 tháng 12 năm 2013 Người thực hiện QUÁCH VŨ HIỆP ii MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2 1.3. Giả thiết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu ........................................... 2 1.3.1 Giả thiết cần kiểm định............................................................................... 2 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.4 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3 1.4.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu .................................................................... 3 1.4.2 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 3 1.4.3 Không gian nghiên cứu .............................................................................. 3 1.4.4 Bố cục của đề tài......................................................................................... 3 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 4 2.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................ 4 2.1.1 Tổng quan về bảo hiểm nông nghiệp ......................................................... 4 2.1.2 Sự cần thiết bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam....................................... 9 2.2 Lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nông nghiệp.............................................................................................. 11 2.2.1 Khung lý thuyết về tham gia bảo hiểm nông nghiệp ................................ 11 2.2.2 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm ............................................................ 13 2.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 14 2.3.1 Số liệu nghiên cứu .................................................................................... 14 2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................. 15 Chương 3: THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÀ CÔNG TÁC TRIỂN KHAI BẢO HIỂM TÔM NUÔI TẠI TỈNH BẠC LIÊU ........... 18 3.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình chung kinh tế-xã hội ............................... 18 3.1.1 Đặc điểm địa lý và hành chính ................................................................. 18 3.1.2 Dân số ....................................................................................................... 18 3.1.3 Tài nguyên ................................................................................................ 19 3.1.4 Tiềm năng du lich ..................................................................................... 19 3.1.5 Tình hình kinh tế - xã hội ......................................................................... 19 3.2 Phân tích thực trạng ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh Bạc Liêu ................. 21 3.2.1 Tình hình chung của ngành nuôi trồng thủy sản ...................................... 21 3.2.2 Công tác khuyến ngư và dịch vụ kỹ thuật cho nuôi trồng thủy sản ......... 25 3.3 Đánh giá công tác triển khai thí điểm bảo hiểm tôm nuôi ......................... 26 iii 3.3.1 Hoàn thiện cơ chế chính sách và quản lý ................................................. 26 3.3.2 Kết quả triển khai ..................................................................................... 28 3.3.3 Những khó khăn, hạn chế còn tồn tại trong quá trình triển khai .............. 31 Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA BẢO HIỂM TÔM NUÔI ............................................................ 33 4.1 Tổng quan mẫu nghiên cứu ......................................................................... 33 4.1.1 Đặc điểm của hộ ...................................................................................... 33 4.1.2 So sánh đặc điểm hộ tham gia BH và không tham gia BH .................... 39 4.2 Kết quả ước lượng ....................................................................................... 43 4.2.1 Thông tin BH ............................................................................................ 44 4.2.2 Làm việc ở địa phương ............................................................................. 45 4.2.3 Tập huấn kỹ thuật ..................................................................................... 46 4.2.4 Diện tích nuôi tôm .................................................................................... 47 4.2.5 Trình độ học vấn ....................................................................................... 47 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 50 5.1 Kếtluận………………...…………………………………………………..50 5.1.1 Kết quả chính của đề tài .......................................................................... 50 5.1.2 Hạn chế đề tài .......................................................................................... 51 5.2 Kiến nghị…………………………………………………………………..51 5.2.1 Về phía nhà nước ...................................................................................... 51 5.2.2 Về phía đơn vị cung bảo hiểm .................................................................. 52 Tài liệu tham khảo ............................................................................................ 53 iv DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1: Số tiền bảo hiểm ............................................................................ 8 Bảng 2.2: Diễn giải các biến độc lập và kỳ vọng trong phân tích mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 17 Bảng 3.1: Diện tích và sản lượng NTTS tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2008-2012 ........................................................................................... 22 Bảng 4.1: Thông tin tổng quát về mẫu khảo sát .......................................... 33 Bảng 4.2: Cơ cấu mẫu theo giới tính giữa khách hàng mua BH và không mua BH ........................................................................................ 40 Bảng 4.3: Cơ cấu mẫu theo trình độ học vấn giữa cá nhân mua BH và không mua BH ........................................................................................ 40 Bảng 4.4: Tham gia tập huấn kỹ thuật giữa khách hàng mua và không mua BH tôm nuôi ........................................................................................41 Bảng 4.5: Cơ cấu mẫu theo tình trạng vay vốn giũa nhóm mua BH và không mua BH ........................................................................................ 41 Bảng 4.6: Kinh nghiệm sản xuất chủ hộ mua và không mua BH................ 42 Bảng 4.7 Tiếp cận thông tin giữa khách hàng mua BH và không mua BH ........................................................................................ 42 Bảng 4.8 Diện tích nuôi tôm TC-BTC của hộ mua và không mua BH ....... 43 Bảng 4.9: Kết quả mô hình Logit cho quyết định mua BH tôm nuôi .......... 44 Bảng 4.10 Dự báo mô hình .......................................................................... 44 v DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1 Doanh thu phí BH tôm nuôi từ ngày triển khai đến ngày 15/10/2012 và ngày 27/12/2012.......................................................... 29 Hình 3.2 Kết quả bồi thường thiệt hại tính đến ngày 27/12/2012 ............... 30 Hình 3.3 Cơ cấu diện hộ tham gia BH tôm nuôi ......................................... 31 Hình 4.1: Cơ cấu trình độ học vấn chủ hộ ................................................... 35 Hình 4.2: Cơ cấu nguồn vốn vay của hộ nuôi tôm năm 2012 ..................... 37 Hình 4.3 Cơ cấu chi phí nuôi tôm TC-BTC thời điểm 2012 ....................... 39 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................... BHNN BH TC-BTC NTTS NN&PTNT BCĐ : : : : : : Bảo hiểm nông nghiệp Bảo hiểm Thâm canh- Bán thâm canh Nuôi trồng thủy sản Nông nghiệp và phát triển nông thôn Ban chỉ đạo NN : Nông nghiệp vii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) được coi là phương tiện hiệu quả để hỗ trợ người sản xuất nông nghiệp (NN) giảm thiểu một số hiểm họa cụ thể tác động đến mùa màng và sản lượng. Bảo hiểm nông nghiệp còn có khả năng gia tăng việc bảo hiểm (BH) tài sản cho trang trại, đời sống và sức khỏe của người nông dân (Hazell, 1992). Ngày nay, nhiều sản phẩm BHNN được cung cấp, cũng như gia tăng sự đồng thuận trong nhiều hộ nông dân. Tuy nhiên, chương trình BHNN tại một số quốc gia vẫn còn là một vấn đề khó khăn do chi phí quản lý cao, cấu trúc thị trường BH chưa hoàn thiện và khả năng tiếp cận BH của nông dân phụ thuộc lớn vào sự trợ cấp phí BH từ chính phủ (FAO, 2011). Ở Việt Nam, thị trường BHNN được tồn tại khá lâu, nhưng việc cung cấp sản phẩm này bị giới hạn tại một số vùng nông thôn với chương trình quy mô nhỏ. Kết quả nghiên cứu của Dufhuesa và cộng sự (2004) cho thấy các công ty BH muốn giảm thiểu rủi ro và đảm bảo quỹ tài chính nên đã đặt ra thủ tục tham gia và bồi thường thiệt hại cho một hợp đồng BHNN tương đối phức tạp cùng với mức phí BH cao so với thu nhập của người nông dân và vì thế làm giảm nhu cầu BHNN ở nước ta. Nhận thấy nhiều điểm khó khăn của các chương trình BHNN, xuất phát từ yêu cầu phát triển NN trong nền kinh tế và hạn chế tác động xấu của điều kiện tự nhiên mang lại cho ngành NN, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 315/QĐ-TTg ngày 01/03/2011 về việc thực hiện thí điểm BHNN giai đoạn 2011-2013 tại 20 tỉnh, thành phố. So với các chương trình BHNN trước đây, dự án thí điểm theo Quyết định 315/QĐ-TTg được sự hỗ trợ đặc biệt của nhà nước về phí BH và môi trường pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng sản xuất NN hưởng ứng tham gia. Tỉnh Bạc Liêu là một trong những địa phương được lựa chọn triển khai BH tôm nuôi theo Quyết định 315/QĐ-TTg. Hiện nay, nuôi trồng thủy sản (NTTS) là một trong những ngành NN chủ lực của tỉnh, tổng số hộ có diện tích nuôi tôm Thâm canh-Bán thâm canh (TC-BTC) năm 2012 ước tính khoảng 7.241 hộ với diện tích tương ứng 17.180 ha (Cục Thống kê Bạc Liêu), thì chính sách hỗ trợ này được mong đợi sẽ đảm bảo an toàn cho người dân trong khu vực, góp phần tích cực trong việc khắc phục các thiệt hại tài chính do thiên tai, dịch bệnh. Sau hơn một năm thực hiện chính sách, kết quả ban đầu đạt được khá tích cực; tuy nhiên, tỉ lệ hộ tham gia BHNN còn thấp, cụ thể đạt 19,82% tổng số hộ nuôi tôm TC-BTC. Vì vậy, một vấn đề cần được giải 1 thích đó là tại sao chính sách hỗ trợ này chưa thật sự đi vào đời sống của nông dân. Phải chăng do mức phí BH vượt quá khả năng tài chính của các hộ nuôi tôm, hay là do chưa nắm bắt đầy đủ thông tin từ cấp địa phương; hay đặc tính của sản phẩm BH tôm nuôi chưa phù hợp với nhu cầu thực tế. Đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm tôm nuôi của hộ nông dân tại tỉnh Bạc Liêu” được lựa chọn nghiên cứu. Kết quả kỳ vọng của đề tài này nhằm cung cấp nguồn thông tin quan trọng cho Ban chỉ đạo (BCĐ) các cấp, công ty BH để điều chỉnh, xây dựng chương trình hiệu quả hơn cho giai đoạn còn lại, cũng như tạo thuận lợi cho mở rộng tại nhiều địa phương, nhiều hình thức nuôi tôm để mọi người dân đều nhận được sự hỗ trợ từ chính sách này. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.3 Mục tiêu chung Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua BH tôm nuôi của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, từ đó đề xuất một số giải pháp mở rộng dịch vụ BH cho hộ nuôi tôm ở tỉnh Bạc Liêu. 1.2.4 Mục tiêu cụ thể Từ mục tiêu tổng quát trên, đề tài tập trung tìm hiểu những mục tiêu cụ thế sau:  Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng triển khai thí điểm BH tôm nuôi ở tỉnh Bạc Liêu.  Mục tiêu 2: Phân tích nhân tố tác động đến quyết định tham gia BH tôm nuôi của người dân trên địa bàn Tỉnh.  Mục tiêu 3: Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao tỉ lệ mua BH của hộ nuôi tôm. 1.3 GIẢ THIẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.3 Giả thiết cần kiểm định Các nhân tố cần kiểm định: giới tính, trình độ học vấn chủ hộ, số năm kinh nghiệm, diện tích nuôi, tập huấn kỹ thuật, thông tin BH, chi phí sản xuất, vay vốn, làm việc ở địa phương. 1.3.4 Câu hỏi nghiên cứu - Những khía cạnh nào được ghi nhận trong kết quả sau hơn một năm thực hiện thí điểm ở tỉnh Bạc Liêu: doanh thu phí BH, tỉ lệ hộ tham gia và tình hình bồi thường thiệt hại? 2 - Những điểm thuận lợi, khó khăn nào cần được xem xét trong quá trình triển khai? - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào BH tôm nuôi của nông dân và mức độ ảnh hưởng như thế nào? - Những giải pháp nào có thể đưa ra từ kết quả nghiên cứu được? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu Luận văn tập trung tìm hiểu các nhân tố quyết định tham gia BHNN của các hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. 1.4.2 Đối tượng nghiên cứu Các hộ nuôi tôm sú TC-BTC và tôm thẻ chân trắng thâm canh đã ký kết hợp đồng BH tôm nuôi và chưa tham gia BH tôm nuôi, bao gồm: hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ bình thường. 1.4.3 Không gian nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại tỉnh Bạc Liêu, cụ thể các địa phương được lựa chọn là xã Vĩnh Hậu, xã Vĩnh Mỹ A, xã Vĩnh Trạch, phường 2 có diện tích nuôi tôm sú TC-BTC và tôm thẻ chân trắng thâm canh. 1.4.4 Bố cục của đề tài Ngoài danh mục các từ viết tắt, danh mục biểu bảng, danh mục các hình, lời cảm ơn, tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung của đề tài bao gồm 6 chương: - Chương 1: Giới thiệu khái quát về sự cần thiết của nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và bố cục của đề tài. - Chương 2: Giới thiệu cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu, lược khảo các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Chương 3: Trình bày thực trạng phát triển NTTS và công tác triển khai thí điểm BH tôm nuôi tại tỉnh Bạc Liêu . - Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu, từ đó đánh giá yếu tố tác động đến quyết định mua BH tôm nuôi của hộ nông dân ở tỉnh Bạc Liêu. Đề xuất giải pháp. - Chương 5: Kết luận vấn đề thu được từ nghiên cứu và đưa ra một số kiến nghị cho các cơ quan hữu quan. 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Tổng quan về BHNN a) Khái niệm BHNN Theo FAO, BHNN bao gồm cả chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp, hướng tới BH thiệt hại do thời tiết bất lợi và các sự kiện tương tự ngoài sự kiểm soát của người nông dân. Tuy nhiên, BH không phải là giải pháp chung với tất cả rủi ro mà nông dân đối mặt. Bảo hiểm nông nghiệp chỉ có thể giải quyết một phần tổn thất từ một số nguy hiểm và nó không thể thay thế cho những kỹ thuật tốt trong quản lý rủi ro trang trại, chẳng hạn như hoạt động quản lý trong sản xuất và đầu tư vào công nghệ. Bảo hiểm nông nghiệp là hình thức quản lý rủi ro được sử dụng để phòng vệ trước sự mất mát bất ngờ. Nó cũng có thể được hiểu là sự chuyển giao công bằng giữa nguy cơ tổn thất từ tổ chức NN sang doanh nghiệp BH với một khoản phí BH hoặc chấp nhận một thiệt hại nhỏ trong sản lượng để ngăn cản một sự tàn phá có thể xảy ra và nghiêm trọng hơn. Bảo hiểm nông nghiệp không giới hạn BH cây trồng, nó cũng áp dụng cho chăn nuôi, lâm nghiệp, NTTS và nhà kính (Iturrioz, 2009). Mặt khác, Hasanabadi (2005) lập luận rằng BHNN được xem là một phần thiết yếu của một chương trình NN, dùng để bảo vệ cho nông dân chống lại sự thiệt hại vật chất trong sản xuất do thời tiết và thiên tai bất khả kháng. Bảo hiểm nông nghiệp thúc đẩy quá trình ổn định của ngành NN sang giai đoạn sản xuất, làm cho quá trình này toàn diện hơn, hiệu quả và hữu ích. b) Phân loại BHNN  Phân loại theo phương pháp tiến hành: - Bảo hiểm truyền thống là BH theo nguyên tắc bồi thường. Đặc trưng cơ bản nhất của BH bồi thường là lấy thiệt hại, tổn thất của từng cá nhân, tổ chức làm căn cứ để xét bổi thường. Điều đó đòi hỏi phải tiến hành giám định để xác định mức độ thiệt hại của từng đối tượng, tiến hành bồi thường trên cơ sở và trong phạm vi tổn thất của từng cá nhân, tổ chức (Hazell và cộng sự, 1986). - Bảo hiểm chỉ số là BH lấy các chỉ số khách quan (đối với cây trồng, đó là chỉ số thời tiết) và mức bồi thường tương ứng với chỉ số (quy định trong hợp đồng BH) làm căn cứ xét bổi thường (không cần tiến hành giám định để 4 xác định thiệt hại từng cá nhân mua BH). Để đảm bảo bồi thường hợp lý, mức độ bồi thường được ước tính trên cơ sở năng suất bình quân nhiều năm chung của cả vùng hay tiểu vùng sinh thái (Skees cùng cộng sự, 2006).  Phân loại theo mức trách nhiệm: Theo Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn (IPSARD) định nghĩa BH thảm họa định danh và BH đa thảm họa như sau: - Bảo hiểm cây trồng cho thảm họa định danh là BH cho một loại rủi ro cụ thể. Thông thường, rủi ro này dẫn tới những tổn thất độc lập (nó chỉ ảnh hưởng đến một số khách hàng BH cùng một lúc). Bảo hiểm thiên tai đòi hỏi những người tính toán tổn thất phải đánh giá thiệt hại đối với từng nông hộ. Bảo hiểm mưa đá là phương thức BH phổ biến nhất của BH cây trồng cho hiểm họa định danh. - Bảo hiểm cây trồng đa thảm họa là BH tổng hợp giúp bảo vệ vụ mùa khỏi tổn thất từ nhiều loại rủi ro. Một số rủi ro này dẫn tới tổn thất tương quan (ảnh hưởng đến nhiều khách hàng BH cùng một lúc). Các chương trình BH cây trồng đa thảm họa rất khó quản lý vì chi phí cao, một phần do làm giảm động lực quản lý rủi ro hiệu quả của các nông dân. Các nước phát triển dùng các khoản trợ cấp chính phủ to lớn để khắc phục khoản chi phí ngất ngưởng này. Bảo hiểm cây trồng đa thảm họa hoàn toàn không phù hợp cho những nước mà các nông hộ nhỏ chiếm đa số vì chi phí phân phối rất cao và vấn đề kép về lựa chọn đối nghịch và hiểm họa đạo đức. c) Định nghĩa hợp đồng BH Hợp đồng BH là căn cứ quan trọng quy định quyền và nghĩa vụ giữa doanh nghiệp BH và người tham gia BH theo thỏa thuận của hai bên. Theo Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, quy định: - Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng và bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. - Nội dung của hợp đồng bảo hiểm: 1. Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung sau đây: a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểmhoặc người thụ hưởng; b) Đối tượng bảo hiểm; 5 c) Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản; d) Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm; đ) Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm; e) Thời hạn bảo hiểm; g) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm; h) Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường; i ) Các quy định giải quyết tranh chấp; k) Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng. 2. Ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, hợp đồng bảo hiểm có thể có các nội dung khác do các bên thỏa thuận. d) Sự ra đời và phát triển của BHNN Theo Nguyễn Văn Định (2005), BHNN ra đời xuất phát từ nhu cầu ổn định sản xuất và phát triển. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng, cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm và hàng tiêu dùng cho xuất khẩu. Nông nghiệp cũng là ngành thu hút nhiều lao động của xã hội, giải quyết công ăn việc làm và đóng góp không nhỏ vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Nhưng sản xuất NN lại thường không ổn định, bởi lẻ ngành này có nhiều đặc điểm khác biệt so với các ngành sản xuất khác trong nền kinh tế quốc dân. Những đặc điểm cơ bản đó là: Sản xuất NN được trải trên phạm vi rộng lớn và hầu hết được tiến hành ngoài trời, vì thế nó chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên. Mặc dù trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng tiên tiến và hiện đại, con người ngày càng chế ngự những ảnh hưởng xấu của hiện tượng thiên nhiên nhưng mâu thuẫn giữa con người và lực lượng tự nhiên vẫn tồn tại trong sản xuất NN. Hằng năm điều kiện tự nhiên vẫn luôn đe dọa và gây tổn thất lớn cho quá trình sản xuất NN. Đối tượng của sản xuất NN là những cơ thể sống như: cây trồng, vật nuôi. Chúng không chỉ chịu tác động của điều kiện tự nhiên, mà còn chịu sự tác động của quy luật sinh học. Đó là các quy luật đồng hóa, dị hóa, biến dị, di truyền, quy luật về thời gian sinh trưởng và cho sản phẩm, vv..Vì vậy, xác suất rủi ro trong NN càng lớn hơn so với nhiều ngành sản xuất khác. 6 Chu kỳ sản xuất trong NN thường kéo dài, chẳng hạn cây lúa khoảng 4 tháng, cây cà phê khoảng 20 đến 30 năm, cây cao su trên 50 năm; thêm vào đó thời gian sản xuất và thời gian lao động lại không trùng nhau, do đó việc đánh giá, kiểm soát và quản lý rủi ro là rất khó thực hiện. Trong NN có hàng trăm, hàng ngàn loại cây trồng và vật nuôi khác nhau, mỗi loại lại thường gặp những rủi ro khác nhau. Các loại rủi ro có thể kể đến như: gió bão, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh và dịch bệnh,…Những rủi ro này thường gây thiệt hại mang tính chất thảm họa và hậu quả của chúng thật khó đo lường. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người chăn nuôi và trồng trọt. Mặc dù có lao động, có đất đai nhưng muốn mở rộng quy mô sản xuất, muốn đầu tư thâm canh, muốn sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, họ cũng không dám mạnh dạn vay vốn để đầu tư bởi vì tài sản thế chấp không có, mà rủi ro lại luôn rình rập. Những đặc điểm trên cho thấy tính chất ổn định trong sản xuất NN là rất thấp. Vì vậy, để chủ động đối phó và có quỹ dự trữ, dự phòng bồi thường kịp thời những tổn thất do thiên tai gây ra, biện pháp tốt nhất và hiệu quả nhất là tiến hành BHNN. Chính vì có tác dụng rất lớn cho nên BHNN đã triển khai ở rất nhiều nước trên thế giới. Chúng ta biết rằng, nông dân tất cả các nước đều có tập quán tương trợ giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn. Hình thức “Hội tương hỗ” cũng là hình thức BH đầu tiên ở nông thôn. Năm 1898 đánh dấu sự ra đời của BHNN. Nước Phổ đã tiến hành BH mọi rủi ro cho cây trồng thông qua hoạt động của các công ty BH tương hỗ nhỏ. Nhưng các công ty này không tồn tại và phát triển được trước các thảm họa lớn. Ở Mỹ, vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, một số công ty BH tư nhân tiến hành BH mọi rủi ro cây trồng nhưng đều thất bại vì thiếu thông tin, phí BH quá thấp, địa bàn hẹp nên việc phân tán rủi ro bị hạn chế. Năm 1993, cả Nhật Bản và Mỹ đều thực hiện chương trình BH mọi rủi ro cho cây trồng. Chương trình này có hai đặc trưng cơ bản: Chính phủ tài trợ và do các công ty nhà nước đảm trách. Nhờ đó, hoạt động BH có thuận lợi. Song chiến tranh Thế giới thứ II đã ảnh hưởng đến chương trình này. Từ năm 1949 đến nay, nhiều nước trên thế giới tiến hành BH cây trồng theo hướng BH mọi rủi ro hoặc một số loại rủi ro; có nước BH một loại cây trồng; có nước BH nhiều loại cây khác nhau. Hình thức BH bao gồm: tự nguyện và bắt buộc do các công ty tư nhân hoặc công ty nhà nước tiến hành. 7 e) Đặc điểm BH tôm, cá Theo quyết định định số 3035/QĐ-BTC quy định một số quy tắc, biểu phí, mức trách nhiệm cho BH tôm, cá như sau:  Phạm vi BH: - Tôm sú: Bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHNV); hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS). Tôm thẻ chân trắng: Bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHNV), bệnh hoại tử cơ hay bệnh đục cơ do vi rút (IMNV); hội chứng Taura, hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS). Các dịch bệnh trên được công bố dịch bệnh hoặc xác nhận dịch bệnh của cơ quan chức năng có thẩm quyền. - Cá tra của cơ sở nuôi trồng được BH bị thiệt hại từ 80% trở lên do bệnh gan thận mủ được cơ quan chức năng có thẩm quyền công bố hoặc xác nhận. - Tôm, cá của cơ sở nuôi trồng được BH bị thiệt hại từ 80% trở lên do thiên tai được cơ quan chức năng có thẩm quyền công bố”.  Thời hạn và phí BH:  Thời hạn: - Đối với tôm chân trắng, thời hạn BH có hiệu lực kể từ 00h00 ngày nuôi thứ nhất (ngày thả con giống) đến 24h00 ngày nuôi thứ 80 và được ghi rõ trong hợp đồng BH. - Đối với tôm sú, thời hạn BH có hiệu lực kể từ 00h00 ngày nuôi thứ nhất (ngày thả con giống) đến 24h00 ngày nuôi thứ 120 và được ghi rõ trong hợp đồng BH. - Đối với cá, thời hạn BH có hiệu lực kể từ 00h00 ngày nuôi thứ nhất (ngày thả con giống) đến 24h00 ngày nuôi thứ 182 và được ghi rõ trong hợp đồng BH.  Phí BH được tính theo công thức sau: Phí BH = Số tiền BH x Tỷ lệ phí BH  Thanh toán bồi thường: Số tiền bồi thường: Khi xảy ra sự kiện BH, doanh nghiệp BH sẽ chi trả cho người được BH số tiền bồi thường được tính theo công thức sau: Số tiền bồi thường = (Tỷ lệ thiệt hại được BH x Số tiền BH) x (100% - Mức khấu trừ). 8  Số tiền BH: Bảng 2.1: Số tiền bảo hiểm Tôm STBH = (DT x MĐ x HS x GT) + CG Trong đó: STBH: Số tiền BH (đồng) DT: Diện tích nuôi trồng (m2) MĐ: Mật độ nuôi trồng (con/m2) HS: Khối lượng thức ăn trung bình của tôm. Trong đó tôm sú là 0,03 kg/con, tôm chân trắng là 0,02 kg/con GT: Giá thức ăn trung bình (đồng/kg). CG: Giá mua con giống (đồng). Cá STBH = (TT x MĐ x HS x GT) + CG Trong đó: STBH: Số tiền BH (đồng) TT: Thể tích nuôi trồng (m3) MĐ: Mật độ nuôi trồng (con/m3) HS: Khối lượng thức ăn trung bình của cá. Trong đó cá tra là 1,8 kg/con, cá basa là 2,3 kg/con. GT: Giá thức ăn trung bình (đồng/kg). CG: Giá mua con giống (đồng). Nguồn: Quyết định 3035/QĐ-BTC f) Điều kiện được hỗ trợ Tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất được hỗ trợ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Có đối tượng được BH và khu vực triển khai thí điểm theo Quyết định 315/QD-TTg. - Có quyền lợi được BH. - Tham gia thí điểm BHNN và đóng phí BH thuộc phần trách nhiệm của mình. - Thực hiện sản xuất, canh tác, chăn nuôi, nuôi trồng, phòng dịch theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT). 2.1.2 Sự cần thiết BHNN tại Việt Nam Trên góc độ kinh tế - xã hội, việc triển khai BHNN ở Việt Nam có tác dụng rất lớn: Góp phần bảo vệ an toàn các loại tài sản và quá trình sản xuất NN, góp phần ổn định cuộc sống của hàng triệu người lao động cùng một lúc, ổn định giá cả trên thị trường tự do, đặt biệt là giá cả của các mặt hàng thiết yếu nhất như: lương thực và thực phẩm. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với nước ta khi NN là lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, giá trị NN vẫn tăng ổn định và góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP, cụ thể tăng 3,34% giai đoạn 2006-2010, tạo việc làm và thu nhập cho 9 người lao động. Bên cạnh đó, lực lượng lao động của khu vực nông thôn chiếm 70,3% dân số (Tổng Cục Thống Kê, 2012). Hoạt động đầu tư vốn trong sản xuất của phần lớn nông dân ở Việt Nam bằng nguồn vốn tín dụng chính thức hoặc phi chính thức. Bằng chứng cụ thể là một phần hộ gia đình ở phía Bắc, Trung và Nam nước ta sử dụng 54% vốn vay chính thức đầu tư vào chăn nuôi (Duong and Izumida, 2002). Tuy nhiên, sản xuất NN luôn có độ rủi ro cao do chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh xảy ra hằng năm; gây ra những thiệt hại nghiêm trọng trên diện tích lớn và dẫn đến thất bại trong đầu tư, đó cũng được xem là một trong những yếu tố chính dẫn đến nghèo đói ở một số vùng nông thôn nước ta (WB and DFID, 1999). Hằng năm, ngân sách nhà nước và quỹ lương thực dự trữ quốc gia đã dành ra những khoản lương thực và khoản tiền rất lớn để cứu trợ nông dân gặp thiên tai, miễn giảm thuế cho nông dân bị mất mùa. Tuy nhiên, cách tiếp cận như thế đem lại sự đảm bảo rất hạn chế cho các hộ gia đình, có thể dễ bị động và kém hiệu quả trong trường hợp khẩn cấp. Để khắc phục tình trạng này, phải tính đến vai trò của quỹ BH. Trong điều kiện kinh tế thị trường, mô hình tổ chức và quản lý NN rất đa dạng, phong phú trong đó mô hình trang trại diễn ra khá phổ biến và mang tính quy luật. Tổ chức quản lý kiểu trang trại đã làm cho lao động, đất đai và tiền vốn được tích tụ và tập trung. Vì vậy nhu cầu ổn định sản xuất, bảo toàn và tăng trưởng đồng vốn luôn là vấn đề bức xúc, đươc các chủ trang trại quan tâm hàng đầu, do đó BHNN là công cụ dự phòng rủi ro rất cần thiết và hiệu quả nhất. Mặt khác, thị trường BHNN có thể đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng họ có thể tiếp xúc với các dịch vụ tài chính khác như cho vay và tiết kiệm, vì thế cung cấp cho các trang trại có được sự bảo vệ cần thiết để áp dụng các giống lúa cải tiến, đầu tư phân bón và thực hiện đầu tư khác để tăng năng suất. Tuy nhiên, để phát triển BHNN thì đòi hỏi thời gian và đầu tư thích hợp của chính phủ (GlobalAgRisk, 2009). Ở Việt Nam, chương trình BHNN được bắt đầu triển khai bởi Bảo Việt từ năm 1982 với đối tượng được BH là vật nuôi, nhưng chương trình này chỉ kéo dài trong thời gian 2 năm và sau đó tạm thời dừng lại vì nhiều lí do khác nhau, đặc biệt do cơ chế tổ chức quản lý trong NN có sự thay đổi căn bản sau chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Năm 1993, Bảo Việt đã cung cấp dịch vụ BH đối với thiệt hại của sản lượng lúa, dịch vụ này tạm bị đình chỉ sau 5 năm hoạt động do lỗ mất 5 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ thâm hụt 10% so với phí BH thu được. Sự thất bại của chương trình này là do nông dân thiếu kiến thức chung về hoạt động sản xuất kinh doanh, kỹ thuật canh tác nuôi trồng còn lạc hậu, chưa ý thức cao về quyền lợi và nghĩa vụ khi mua BH, 10 những người tham gia BH thường ở những khu vực có độ rủi ro cao, cùng với sự hỗ trợ không thỏa đáng về tài chính cả bên phía tái BH và trợ cấp chính phủ đã làm hạn chế khả năng tài chính để chi trả BH của công ty. Công ty TNHH bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam cũng triển khai BHNN từ năm 2002. Công ty cung cấp một số sản phẩm BH trong nông nghiệp nhưng doanh thu mang lại thấp, bồi thường cao, thậm chí bị lỗ sau một số vụ thiên tai. Ngoài ra, có thêm công ty Bảo Minh (BH cây cà phê) và ABIC (BH bò sữa tại Nghệ An) bắt đầu từ năm 2010. Theo Bộ tài chính, số lượng nông dân tham gia BHNN vẫn còn rất khiêm tốn, doanh thu phí BHNN chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng phí BH phi nhân thọ: năm 2004 chiếm khoảng 0,069%, 2005 chiếm 0,008%, 2006 chiếm 0,012%, từ 2007 đến 2010 chiếm 0,01%/năm (Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam). Mặc dù thị trường BHNN còn tồn tại nhiều khó khăn nhưng vẫn có một nhu cầu cho BH cây trồng, hơn nữa nhu cầu này sẽ tăng lên gần 70% nếu chính phủ trợ cấp một phần phí BH (Võ Trí Thành và cộng sự, 2013). Mặt khác, sản xuất NN là một thị trường rất rộng lớn cho các công ty BH với đối tượng là hàng trăm loại cây trồng và con gia súc khác nhau sẽ giúp các công ty dễ dàng khai thác, hạn chế được sức ép của cạnh tranh. Đồng thời nó còn phát huy tối đa quy luật “số đông bù số ít” trong hoạt động kinh doanh BH. Từ yêu cầu phát triển NN trong nền kinh tế của nước ta, căn cứ vào Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Theo đề nghị của Bộ Tài chính và các Bộ, Ngành, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 về việc thực hiện thí điểm BHNN giai đoạn 2011-2013. Việc triển khai thí điểm BHNN trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết trên các phương diện chủ yếu sau: + Tạo ra một khung khổ pháp lý để triển khai hoạt động BH trong nông nghiệp, trong đó xác định rõ cơ chế BH và chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người nông dân. + Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được với các hình thức BH theo nguyên tắc tự nguyện, nông dân tham gia thông qua việc đóng phí BH, theo đó sẽ được đền bù tổn thất khi thiên tai, dịch bệnh xảy ra. Nếu cơ chế thí điểm này thực hiện tốt sẽ góp phần tích cực trong việc khắc phục các thiệt hại về tài chính, đảm bảo sự an toàn cho người dân trong khu vực nông thôn. + Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp BH triển khai sản phẩm kinh doanh mới nhằm đa dạng hóa các hoạt động BH trong nền kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. 11 2.2 LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA BHNN 2.2.1 Khung lý thuyết về tham gia BHNN Quyết định lựa chọn một sản phẩm BHNN phù hợp xuất phát từ nhu cầu đảm bảo lợi ích trong hoạt động sản xuất NN. Nông nghiệp là một ngành kinh doanh chịu nhiều rủi ro, các loại và mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ mà nông dân phải đối mặt thay đổi theo hệ thống NN, thời tiết, chính sách và điều kiện thị trường. Những tác động từ rủi ro trong sản xuất làm biến động đáng kể lợi nhuận, chúng ảnh hưởng nặng nề cho hộ gia đình hoạt động trang trại với quy mô nhỏ ở các quốc gia đang phát triển và vì thế dễ dàng dẫn đến đau khổ và khó khăn nghiêm trọng. Mặt khác, Binswanger (1980) chỉ ra rằng nông dân thường sợ rủi ro và vì thế họ cố gắng né tránh thông qua các công cụ và hoạt động quản lý rủi ro, trong đó BHNN là một công cụ thường được dùng để hạn chế thiệt hại và cải thiện nhất định thu nhập của nông dân. Hơn nữa, số lượng áp dụng BH cây trồng có mối tương quan tích cực với khả năng nhận thức của nông dân về tầm quan trọng và lợi ích của nó đối với thu nhập của họ nếu được hỗ trợ bảo hiểm, khi đó nông dân có xu hướng chấp nhận BH trong sản xuất (Sadati và cộng sự, 2010). Bên cạnh đó, BH trở nên hấp dẫn hơn khi nhà sản xuất kỳ vọng một mức lợi nhuận cao hơn, khả năng tham gia sẽ tăng cùng với quy mô, nhưng lại giảm nếu có sự sự đa dạng hóa trong hoạt động sản xuất (Knight and Coble, 1997; Torkamani, 2002). Trên thực tế, hầu hết chương trình BHNN thật sự hiệu quả nếu cùng tồn tại chương trình hỗ trợ về giá hoặc thu nhập, do đó, giúp nông dân ít chịu tác động từ rủi ro hơn. Tuy nhiên, Weldon and VanSickle (2005) nhận thấy rằng vai trò và ý nghĩa của chương trình có những điểm khác biệt nếu không có sự can thiệp cho trường hợp BH cây trồng đặc sản, khi đó nhà sản xuất đặc biệt quan tâm về giá cả và rủi ro thị trường chứ không phải là nguy cơ sản xuất và vì thế BH doanh thu đã thu hút phần lớn đối tượng này tham gia. Bảo hiểm nông nghiệp đã được chấp nhận rộng rãi trong nông dân, điều này không chỉ xuất phát từ lợi ích trực tiếp của BH mà còn tác động gián tiếp mạnh mẽ trên thị trường tín dụng. Bảo hiểm có thể dẫn đến một sự mở rộng thị trường tín dụng cho các nhóm khách hàng vay trước đây không có được món vay, bởi vì việc sử dụng BH làm gia tăng khả năng trả nợ. Người cho vay có lợi thế trong chuyển đổi tài sản mà khách hàng trước đây không có tài sản có giá trị để thế chấp thành những tài sản có thể chấp nhận được, do đó đảm bảo an toàn cho khoan vay, người đi vay cũng đạt được mục tiêu BH cho hoạt động sản xuất khi tham gia một hạn mức tín dụng, tức là khi có tổn thất xảy ra, người được BH cũng không bắt buộc hoàn trả khoản vay bằng các nguồn lực 12 khác hoặc rời khỏi kinh doanh vì được bù đắp bằng tiền bồi thường BH (Smith and Baquet, 1996). Hơn nữa, Binswanger and Donald (1983) chỉ ra rằng khi hệ thống tài chính phát triển, những điều khoản của một hợp đồng tín dụng được quy định chặt chẽ, các tổ chức tín dụng không thể điều chỉnh mức lãi suất cao hơn cho nhóm khách hàng “không tốt”. Vì vậy, các tổ chức tín dụng thường yêu cầu BH như là một vật đảm bảo rủi ro cho món vay. Việc cung ứng BH đến nông dân không chỉ dựa trên nhu cầu bù đắp thiệt hại trong sản xuất mà còn phụ thuộc vào chính sách phục vụ của công ty BH cho loại sản phẩm này. Các công ty thương mại đang trở nên quan tâm tiếp cận sản phẩm BHNN ở thị trường mới, đặt biệt là các nước đang phát triển; tuy nhiên, họ đang gặp phải nhiều trở ngại cả hoạt động và điều hành. Quiggin cùng cộng sự (1999) kết luận rằng lựa chọn bất lợi là một nguyên nhân quan trọng ngăn cản công ty cung cấp BH cho người dân. Lựa chọn bất lợi có nghĩa là những người có nhiều khả năng bị sự kiện BH hơn thì sẽ sẵn sàng tham gia để đảm bảo một tỷ lệ nhất định, trong khi công ty BH đặt mức phí với thông tin hạn chế, vì thế đối tượng tham gia có xu hướng tiếp nhận được tiền bồi thường nhiều hơn. Nếu nâng mức phí để tránh sự thất bại của chương trình thì đồng nghĩa với chương trình trở nên tập trung quản lý rủi ro cao và tập hợp những cá nhân nhận được lợi ích tuyệt vời từ việc tham gia. Mặt khác, Chambers (1989) cung cấp lý thuyết về mối tương quan thuận giữa rủi ro đạo đức đến tiến trình bồi thường BH. Rủi ro đạo đức liên quan đến người được BH thay đổi hành vi trong sản xuất nhằm mục đích làm tăng xác suất xảy ra sự kiện bảo hiểm hoặc mức độ nghiêm trọng của sự mất mát. Do các công ty BH không có cơ chế hoàn hảo để kiểm soát rủi ro đạo đức và lựa chọn bất lợi. Để giải quyết vấn đề như vậy, công ty có thể xây dựng quy định khắt khe cho các sự kiện BH, vì thế việc đánh giá và hoàn trả cho vụ kiện có thể bị chậm trễ. Một trở ngại khác cũng ảnh hưởng đến quyết định mua BH, đó là văn hóa và khuyến khích của công ty BH cho sản phẩm này còn hạn chế. Trong việc phục vụ nông dân, công ty phải chịu chi phí tiếp thị đáng kể và quản lý một khối lượng lớn khách hàng ở khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, những đại lý và chi nhánh BH nói chung là thích hợp phân phối cho tổ chức hoặc cá nhân có giá trị cao, các nhân viên BH thường không quen với nhu cầu hoặc mối quan tâm của nông dân vì họ cho rằng nông dân không có đủ khả năng BH. Hơn nữa, các công ty thường khuyến khích tập trung vào chính sách lớn, những khách hàng có lợi nhuận nhiều hơn và không khuyến khích nhân viên phát triển phân khúc thị trường NN (Churchill, 2007). Nếu tính hiệu quả của kênh phân phối và dịch vụ BH được giải quyết, tức là khách hàng sẽ nắm được thông tin cần thiết, các quy trình tiếp cận của sản phẩm BHNN, đồng thời khách hàng có thể 13 lựa chọn và mua sản phẩm một cách dễ dàng và thuận tiện cả về địa điểm và thời gian. Khi đó giá trị nhận thức của khách hàng về sản phẩm phần nảo được thay đổi (Sheth và cộng sự, 2001). Chương trình BHNN được đẩy mạnh nhằm giảm tác động xấu của biến động trong thu nhập của nông dân. Tuy nhiên, BH lại liên quan đến chi phí xã hội cao, vấn đề lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức, do đó hỗ trợ của chính phủ, đặc biệt phí BH, là cơ chế thúc đẩy sự tham gia của thị trường. Ginder cùng cộng sự (2006) ghi nhận được từ kết quả khảo sát thì mức giá BH là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định mua BHNN, thêm vào đó sự hỗ trợ chính phủ về phí BH đóng vai trò quan trọng mở rộng thị trường. Vai trò của chính phủ trong việc cung cấp thì đã rõ ràng, tuy nhiên các biện pháp hỗ trợ khác đi cùng sẽ giảm bớt khó khăn từ mất mùa, dịch bệnh cho đến tất cả tầng lớp, đồng thời tỉ lệ tham gia BHNN cũng sẽ có chiều hướng tăng lên (Backor and Hart, 2005). 2.2.2 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm Capitanio và cộng sự (2011) cho rằng có nhiều cách tiếp cận khác nhau có thể được sử dụng để xác định nhân tố tác động đến quyết định tham gia BHNN, cho dù rời rạc hay liên tục. Lựa chọn của họ phụ thuộc vào quy mô mà được chọn để phân tích. Tập trung ở mức độ cá nhân, một phương pháp phổ biến để đo lường sự đề phòng rủi ro là dùng biến giả. Với bộ dữ liệu thu thập được từ nông dân, nhóm nghiên cứu đã phát triển hai loại mô hình để nắm bắt các yếu tố quyết định mua BH. Mô hình đầu tiên đo lường sự co dãn của nhu cầu BH ở quy mô cá nhân, là một biến liên tục. Để tránh các vấn đề nội sinh, các biến liên tục được trễ. Các hệ số trong mô hình được giải thích như là co giãn, tức là một phần trăm thay đổi trong biến phụ thuộc do sự thay đổi một phần trăm trong giá trị của một biến độc lập. Cách tiếp cận thứ nhất được bổ sung bằng mô hình logistic để đo lường trực tiếp tác động của các biến nghiên cứu về việc mua BHNN, mô hình xem xét nhu cầu của nông dân được BH hay không. Mohammed và cộng sự (2005) cũng đã sử dụng mô hình xác xuất nhị phân (binary logistic) để phân tích nhu cầu bảo hiểm được thực hiện cho một mẫu của 74 hộ chăn nuôi thương mại trong ba vùng của Eritrea. Mặt khác, khi Mishra and Goodwin (2006) lựa chọn mô hình phù hợp để phân tích nhu cầu tham gia của nông dân cho BH doanh thu, dựa vào lý thuyết kinh tế, tác giả cho rằng mô hình định tính có mối liên hệ chặt chẽ với lý thuyết hiệu dụng, cụ thể là được ứng dụng rộng rãi để điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của một cá nhân từ giữa hai hay nhiều lựa chọn thay thế, vì thế tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy logistic với phương pháp ước lượng hợp lý tối đa thay cho phương pháp bình phương bé nhất. 14 Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu còn sử dụng mô hình nghiên cứu khác. Trong nghiên cứu của Fields and Gillespie (2003) đã thực hiện phỏng vấn các nhà sản xuất để xác định sở thích của họ và quyết định mua BH doanh thu cho vật nuôi. Mô hình probit đơn biến được ước tính để đánh giá ảnh hưởng của đặc điểm nhà sản xuất lên quyết định tham gia, cụ thể mô hình probit đơn biến ước tính cho chín sản phẩm được lựa chọn để xác định hiệu quả các nhân tố ảnh hưởng. Những sản phẩm này đã được lựa chọn bằng cách thay đổi một thuộc tính trong khi vẫn giữ tất cả các thuộc tính khác không đổi ở mức độ trung bình. Điều này cung cấp một tập hợp các sản phẩm thực tế để đánh giá. Quyết định mua dựa trên bảng xếp hạng của sản phẩm đối với các sản phẩm khác nhà sản xuất sẽ mua lại. Do phân phối logistic và phân phối chuẩn tắc rất gần nhau, ngoại trừ phần đuôi, nên kết quả mô hình probit và logit không khác nhau nhiều khi cỡ mẫu đủ lớn. 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Số liệu nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu trong đề tài này là phương pháp chọn mẫu phân cụm. Phương pháp này được áp dụng do tổng thể nghiên cứu dàn trải trên địa bàn rất rộng, danh sách các phần tử quá nhiều, nhưng cũng có điểm thuận lợi là đã có sẵn khung chọn mẫu. Phương pháp này có ưu điểm là sẽ giúp giải quyết việc chia nhỏ tổng thể một cách thích hợp nhằm tạo điều kiện cho việc chọn mẫu dễ dàng hơn, đại diện hơn, tăng tính chính xác cho kết quả khảo sát. Cụ thể, tỉnh Bạc Liêu hiện đang triển khai BHNN tại 1 thành phố và 2 huyện, sau đó chọn đại diện thành phố Bạc Liêu và huyện Hòa Bình làm mẫu nghiên cứu cho đề tài. Trong đó, thành phố Bạc Liêu chọn ra 2 xã, huyện Hòa Bình gồm 2 xã để quan sát. Ngoài ra, để đảm bảo lựa chọn đúng đối tượng phỏng vấn ở cấp xã, các xã được lựa chọn phải có chương trình triển khai thí điểm BHNN theo Quyết định 315/Q Đ-TTg. Số liệu được thu thập từ các hộ gia đình lấy trong mẫu. Do chủ hộ là người nắm bắt rõ tình hình hoạt động sản xuất của hộ cũng như ảnh hưởng lớn đến quyết định tham gia hay không sản phẩm BH tôm nuôi, nên người đứng đầu các hộ gia đình đã được lựa chọn để phỏng vấn. Mặt khác, đối tượng điều tra được phân loại thành 2 nhóm dựa trên tình trạng tham gia BH từ chương trình thí điểm BH tôm nuôi giai đoạn 2011-2013 của tỉnh. Nhóm các hộ đã mua BH tôm nuôi do công ty BH cung cấp được gọi là nhóm tham gia. Nhóm hộ chưa có ý định mua BH tôm nuôi cho sản xuất được gọi là nhóm không tham gia. Để đảm bảo kết quả nghiên cứu phản ánh khách quan nhân tố ảnh 15 hưởng đến quyết định tham gia BH tôm nuôi, mẫu điều tra cần phải bao gồm các hộ đã tham gia và không tham gia BH. Tổng cộng có 113 hộ gia đình đã được lựa chọn và yêu cầu được phỏng vấn. Câu hỏi nghiên cứu được thiết kế nhằm xác định nhu cầu tham gia BH của người trả lời. Lúc đầu, bảng câu hỏi dùng để phỏng vấn thử một vài hộ nông dân, sau đó tiến hành đánh giá và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế cũng như mục tiêu nghiên cứu, trước khi tiến hành điều tra chính thức. Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng số liệu thứ cấp được cung cấp từ Công ty Bảo Việt Bạc Liêu, Cục Thống kê tỉnh Bạc Liêu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) để phân tích tổng quan các vấn đề có liên quan đến BH tôm nuôi. 2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu a) Mô hình nghiên cứu - Đề tài sử dụng phương pháp phân tích hồi quy logistic phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua BH của nông dân. Mô hình logistic được thiết lập như sau: Pr (y=1│xi) = Pi = F(x’iβ) Trong đó: Y: biến phụ thuộc thể hiện quyết đinh mua BH tôm nuôi của nông dân trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Y là biến giả: Y= 0 trường hợp khách hàng không mua BH tôm nuôi Y= 1 trường hợp khách hàng có mua BH tôm nuôi F: hàm tích lũy xác suất của phân phối logistic x’iβ = β0+ x1β1+ x2β2+...+ xkβk+ ε xi là véctơ của các biến độc lập có thể ảnh hưởng đến quyết định mua BH β là véctơ của tham số được ước lượng. Các tham số β1, β2,…, βk được ước lượng bằng phương pháp ước lượng hợp lý tối đa. Ta có: Pi F ( xi'  )    i f ( x ' i  ) điều này được diễn dịch rằng tác động xi xi biên của xi lên Pi có cùng dấu với βi và phụ thuộc vào giá trị của xi, không giống như các mô hình tuyến tính. 16 b) Phương pháp kiểm định trong mô hình Kiểm định  2 :  qs2 = -2(lnL(1) – lnL(k)), kiểm định ý nghĩa của toàn bộ mô hình, với giả thuyết H0: β1= β2= β3=…= βk= 0. Nếu  qs2  2( k 1) thì bác bỏ H0, tức mô hình có ý nghĩa thống kê. Kiểm định ý nghĩa của các hệ số với giả thuyết: βi= 0 bằng đại lượng Vald Chi Square được tính bằng cách lấy ước lượng của các hệ số hồi quy của biến độc lập trong mô hình chia cho sai số chuẩn của ước lượng hệ số hồi quy hoặc sử dụng giá trị P-value của từng hệ số theo nguyên tắc thông thường. Kiểm định đa cộng tuyến được tiến hành nhằm kiểm định mối tương quan giữa các biến giải thích trong mô hình hồi quy. Khi có hiện tượng đa công tuyến thì mức độ phù hợp của mô hình thể hiện không chính xác, đồng thời làm tăng độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy và làm giảm giá trị thống kê trong kiểm định ý nghĩa của từng yếu tố trong mô hình. Danh sách các biến sử dụng trong nghiên cứu này được trình bày cụ thể trong bảng 2.2: Bảng 2.2: Diễn giải các biến độc lập và kỳ vọng trong phân tích mô hình nghiên cứu STT Tên biến Diễn giải Kỳ vọng 1 TRINHDO Trình độ học vấn của chủ hộ, được tính bằng số năm đến trường (lớp) + 2 GIOITINH Biến giả, giá trị 1 là nam, giá trị 0 là nữ + 3 SONAMKN 4 DTNUOI 5 CHIPHISX 6 LAMVIECDP 7 THONGTIN 8 TAPHUANKT 9 VAYVON Kinh nghiệm của chủ hộ trong nghề nuôi tôm TC-BTC (năm) Diện tích mặt nước nuôi tôm sú của nông hộ (1.000 m2) Chi phí đầu tư một vụ trên 1000m2 mặt nước nuôi tôm của nông hộ (ngàn đồng/1000m2) Biến giả, nhận giá trị 1 nếu gia đình có thành viên làm việc ở địa phương, ngược lại là 0 Biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ có tiếp nhận thông tin về BH tôm nuôi, ngược lại là 0 Biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ có tham gia tập huấn kỹ thuật, ngược lại là 0 Biến giả, bằng 1 nếu nông hộ có sử dụng vốn vay cho hoạt động nuôi tôm, nhận giá trị 0 nếu không có 17 − + + + + + + Dựa vào lập luận trong phần cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư BHNN của nông dân kết hợp với khảo sát thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu, tác giả đưa ra các nhân tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến quyết định tham gia BH tôm nuôi của nông hộ ở tỉnh Bạc Liêu. Trong đó, hệ số của các biến TRINHDO, GIOITINH, DTNUOI, CHIPHISX, VAYVON, LAMVIECDP, THONGTIN, TAPHUANKT được kỳ vọng có giá trị dương và hệ số của biến SONAMKN được kỳ vọng có giá trị âm. 18 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÀ CÔNG TÁC TRIỂN KHAI BẢO HIỂM TÔM NUÔI TẠI TỈNH BẠC LIÊU 3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH CHUNG KINH TẾ - XÃ HỘI 3.1.1 Đặc điểm địa lý và hành chính Tỉnh Bạc Liêu nằm ở miền Tây Nam Bộ, thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, phía bắc giáp tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang, phía đông và đông bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, phía tây và tây nam giáp tỉnh Cà Mau, phía đông và đông nam giáp biển Đông. Bạc Liêu có đường bờ biển dài 56 km, với ba cửa biển quan trọng là Gành Hào, Nhà Mát và Cái Cùng, với lợi thế về vị trí địa lý này đã mang lại cho tỉnh Bạc Liêu nguồn lợi thủy sản vô cùng phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh có nhiều kênh rạch lớn như kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp, kênh Cạnh Đền, kênh Phó Sinh và kênh Giá Rai cùng với hệ thống thủy lợi đầu tư tương đối tốt nên đã giải quyết yêu cầu cơ bản cho lưu thông và sản xuất. Mặt khác, khí hậu mang những đặc trưng điển hình của khí hậu nhiệt đới ẩm cận xích đạo, thời tiết chia làm hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa, những yếu tố quan trọng đó là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế NN và nghề NTTS của tỉnh nhà. Năm 2011, tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 2.468,7 km2, Bạc Liêu có sáu huyện, bao gồm: Hòa Bình, Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai, Phước Long, Đông Hải và thành phố Bạc Liêu. Địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu nằm ở độ cao trên dưới 1,2 m so với mặt nước biển, còn lại là những giồng cát và một số khu vực trũng ngập nước quanh năm. Địa hình có xu hướng dốc từ bở biển vào nội đồng, từ Đông Bắc xuống Tây Nam. 3.1.2 Dân số Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Bạc Liêu đạt gần 873.300 người, mật độ dân số đạt 354 người/km², cao hơn nhiều so với mật độ dân số chung của cả nước đạt 265 người/km2 (Tổng Cục Thống Kê, 2011). Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 234.700 người, dân số sống tại nông thôn đạt 638.600 người; tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 10,1%. Dân tộc chủ yếu là dân tộc Kinh (chiếm khoảng 90% dân số), dân tộc Khmer (chiếm khoảng 7% dân số) và dân tộc Hoa (chiếm khoảng 3% dân số). Dân số phân bố không đều, tập trung ở những nơi có điều kiện thuân lợi cho giao lưu kinh tế. Đại bộ phận nhân dân sống bằng nghề NN, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản và một số ít bộ phận dân cư chủ yếu tập trung ở thành thị sống bằng sản xuất nhỏ, dịch vụ. 19 3.1.3 Tài nguyên Tài nguyên rừng và động-thực vật: rừng Bạc Liêu thuộc hệ sinh thái rừng ngập mặn như: tràm, chà là, giá, cóc, lâm vồ,... Bên dưới là thảm thực vật gồm cỏ và các loài dây leo. Theo Viện sinh học nhiệt đới, rừng Bạc Liêu có 104 loài thực vật, 10 loài thú nhỏ, 8 loài bò sát,.. Ngoài ra, Bạc Liêu có 01 vườn chim hoang dã (diện tích hơn 30 ha) ở xã Hiệp Thành, cách thị xã Bạc Liêu khoảng 3 km (về phía đông); hai vườn cò ở thị trấn Phước Long và Vĩnh Phú Tây (huyện Phước Long); một vườn chim với loài giang sen quý hiếm ở huyện Đông Hải. Đặc biệt, vườn chim Bạc Liêu là vườn chim lớn nhất trong tỉnh với khoảng hơn 40 loài chim, số lượng hơn 60 nghìn con, gồm nhiều loại như: điên điển, quắm trắng, quắm đen, chằn bè, cò lông bông, le le, vịt nước, còng cộc, vạc, cò ngà, cò trắng, giang sen, mỏ thác, ốc cao, thằng chài, diệc Sunatra,...Vườn chim Bạc Liêu là một trong những khu vực được đưa vào hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia của Việt Nam. 3.1.4 Tiềm năng du lịch Thế mạnh du lịch của Bạc Liêu là du lịch sinh thái, du lịch biển với những cảnh quan thiên nhiên độc đáo như vườn chim, vườn nhãn,... đồng thời với những di tích lịch sử- văn hóa như: tháp cổ Vĩnh Hưng, Nọc Nạng, đền thờ chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu,... Tiềm năng du lịch Bạc Liêu còn ở những nét độc đáo trong các làng nghề truyền thống như là dệt chiếu, mộc gia dụng, muối, đan đát,…Mô hình phát triển du lịch kết hợp với làng nghề đang được du khách quan tâm và thích thú (chiếm tỷ lệ 99,06%), bởi đây là du lịch làng nghề rất mới mẻ đối với khách du lịch, đặt biệt là ham muốn sỡ hữu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn với đặt trưng văn hóa của từng vùng và mong muốn học hỏi, tham gia vào quá trình sản xuất của du khách (Mai Văn Nam, 2012). 3.1.5 Tình hình kinh tế - xã hội Năm 2012, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bạc Liêu tiếp tục phát triển, nhiều chỉ tiêu cơ bản đạt được khá so với kế hoạch cả năm và có bước tăng trưởng so với năm 2011 như: tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt 11.062 tỷ đồng (theo giá so sánh 1994), tăng 12,6% so cùng kỳ, trong đó khu vực nông nghiệp tăng 9,4%, công nghiệp- xây dựng tăng 14% và dịch vụ tăng 16,2%. Tỷ trọng kinh tế khu vực III ngày càng cao, khu vực I có xu hướng giảm và khu vực II có tính ổn định trong tổng GDP của Tỉnh. Từ đó cho thấy, sản xuất NN trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh càng nhiều. Trong khi ngành dịch vụ phát triển tương đối nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của 20 Tỉnh. Thu nhập bình quân tăng đều qua các năm, riêng năm 2012 đạt 29.789.000 đồng. Trong cơ cấu kinh tế: khu vực nông lâm thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng cao 51,39%, công nghiệp- xây dựng đạt 24,58% và các ngành dịch vụ đạt 24,03%. Trong cơ cấu kinh tế NN: tỷ trọng NN và lâm nghiệp chỉ chiếm 32,39% nhưng tỷ trọng thủy sản chiếm đến 67,61%. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh còn phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ tăng trưởng của ngành thủy sản. Đối tượng chính trong sản xuất thủy sản là tôm sú. Lĩnh vực nông lâm thủy sản có sự chuyển dịch tương đối rõ nét, hiệu quả sử dụng đất được tăng lên, đã chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang NTTS. Sản xuất NN tuy còn gặp nhiều khó khăn do thời tiết, môi trường, dịch bệnh gây hại trên cây trồng, vật nuôi nhưng nhờ chủ động, kịp thời thực hiện các giải pháp quyết liệt, đồng bộ đã góp phần từng bước phát triển sản xuất NN, cụ thể: tổng sản lượng lúa thu hoạch 965.364 tấn, tăng 6,2% so cùng kỳ; giá trị sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản đạt 10.908 tỷ đồng, tăng 9,46% so với năm 2011. Mặc dù công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tuy chưa được đầu tư thỏa đáng nhưng vẫn có mức tăng trưởng khá, cụ thể giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15,5% so với cùng kỳ, chủ yếu là công nghiệp chế biến hàng nông- thủy sản và thực phẩm với các mặt hàng chính như gạo, thủy hải sản đông lạnh, muối, bia,… Kim ngạch xuất khẩu tăng gần 18%, thị trường xuất khẩu truyền thống đối với các mặt hàng chủ lực của tỉnh (thủy sản và gạo) tiếp tục ổn định và phát triển. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 25,7% so cùng kỳ. Ngoài ra, các mặt an sinh xã hội, phục vụ đời sống nhân dân cũng được tăng cường, hạ tỷ lệ hộ nghèo từ 15,29% xuống 12,24%. Nguồn vốn đầu tư cho các công trình, dự án tăng hơn so với năm trước, một số dự án động lực, dự án hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu vẫn được triển khai và đẩy nhanh tiến độ như dự án đầu tư Khu du lịch Nhà Mát - Hiệp Thành, dự án xây dựng nhà máy điện gió và khai thác du lịch với vốn đầu tư trên 4.000 tỷ đồng, trung tâm nhiệt điện Vĩnh Thịnh, v.v. khi hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh Bạc Liêu phát triển. Mục tiêu đặt ra tỉnh Bạc Liêu năm 2013 là tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi để đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cường công tác đối ngoại và thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh đến đầu tư, kết hợp khai thác nguồn nội lực với thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài và tranh thủ sự ủng hộ của Trung ương để tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Giữ mục tiêu tăng trưởng hợp lý và bền vững, triển khai quyết liệt thực hiện các dự án kinh tế động lực để thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển 21 như: khu kinh tế Gành Hào, trung tâm nhiệt điện Cái Cùng, triển khai xây dựng công trình Tower II, nâng cấp khai thác tốt các cơ sở du lịch- văn hóa, trên cơ sở đó tập trung chỉ đạo phát triển công nghiệp, dịch vụ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh. Ngoài ra, chuyển dịch trong cơ cầu nội bộ ngành NN theo hướng phát triển theo chiều sâu, xây dựng và nhân rộng mô hình nuôi tôm sinh thái, kết hợp trồng rừng và bảo vệ nghiêm ngặt rừng phòng hộ ven biển của tỉnh, triển khai xây dựng nhiều cánh đồng lúa chất lượng cao, xúc tiến xây dựng khu sản xuất NN công nghệ cao. Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, công tác giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân. 3.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGÀNH NTTS TỈNH BẠC LIÊU 3.2.1 Tình hình chung của ngành NTTS 3.2.1.1 Sản lượng, diện tích NTTS Do ảnh hưởng của điều kiện thổ nhưỡng nên các huyện trong tỉnh Bạc Liêu cũng có đặt thù riêng của nghề NTTS. Do có vành đai tiếp giáp với cửa biền nên phần lớn diện tích đất của nội ô thành phố Bạc Liêu và ba huyện Đông Hải, Hòa Bình và Vĩnh Lợi bị nhiễm mặn với tổng diện tích 95.698 ha rất phù hợp cho mô hình nuôi TC-BTC. Các huyện còn lại như Hồng Dân, Phước Long, Giá Rai là đất lợ nên phù hợp cho các mô hình sản xuất kết hợp như hình thức nuôi tôm quảng canh cải tiến, thâm canh tôm lúa hoặc nuôi cua kết hợp. Hình thức nuôi tôm hiện nay tại tỉnh Bạc Liêu đang tồn tại ba mô hình chủ yếu. Quảng canh cải tiến kết hợp: thả nuôi tôm chung với các loại thủy sản khác như cua, cá kèo. Quảng canh cải tiến chuyên tôm: nuôi tôm với mật độ thấp từ 3-5 con/m2, không có hệ thống quạt nước, sục khí. Hình thức nuôi TC-BTC có mật độ thả giống từ 6-30 con/m2, có sử dụng hệ thống quạt nước, sục khí và nuôi hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp. Nhìn chung, các mô hình nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long và Bạc Liêu cơ bản giống nhau ở chỗ đều lấy mật độ và thức ăn làm tiêu chí chính để phân biệt mức độ thâm canh giữa các mô hình. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện từng vùng miền, từng giai đoạn mà có những cách phân biệt khác nhau như ở Bạc Liêu trước đây có 4 mô hình quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh nhưng hiện nay là quảng canh cải tiến chuyên tôm, quảng canh cải tiến kết hợp, bán thâm canh và thâm canh. Mô hình quảng canh truyền thống không còn tồn tại do không phù hợp với điều kiện sản xuất hiện nay do nguồn tôm tự nhiên rất ít, bệnh xảy ra thường xuyên hơn người nuôi cần đầu tư nhiều hơn. Bảng 3.1 cho thấy biến động về diện tích và sản lượng của ngành NTTS tỉnh Bạc Liêu qua các năm. Diện tích NTTS giai đoạn 2008-2012 tăng giảm 22 không đều. Riêng năm 2012, diện tích NTTS đã giảm 2.525 ha tương ứng với khoảng 2% so với năm 2011, chủ yếu là do diện tích nuôi tôm giảm. Trong tổng diện tích NTTS thì diện tích nuôi tôm chiếm tỷ lệ rất lớn (trên 90% mỗi năm), diện tích nuôi cá chiếm từ 3%-5% và các loài thủy sản khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Thực tế những năm gần đây cho thấy nuôi tôm vụ hai thường bị thất bại và thua lỗ do mùa vụ nuôi không thích hợp, không đủ thời gian cải tạo ao theo đúng quy định kỹ thuật cần thiết nên tạo điều kiện cho dịch bệnh phát sinh dẫn đến thiệt hại một số diện tích nuôi tôm, cụ thể năm 2012 diện tích thiệt hại khoảng 17.305 ha, diện tích khắc phục 12.987 ha (Cục thống kê Bạc Liêu, 2012), chủ yếu là các bệnh nhiễm MBV, đốm trắng, đầu vàng, nguồn nước nhiễm khuẩn,…Hiện tại, nông dân có khuynh hướng chuyển sang mô hình nuôi có hiệu quả như tôm càng xanh hoặc cá kết hợp lúa, nuôi cua nhằm đa dạng hóa các hoạt động sản xuất và giảm rủi ro thua lỗ, góp phần tăng sản lượng thủy sản khác, từ đó mang lại tổng sản lượng cho ngành NTTS ổn định và tăng đều qua các năm, tốc độ tăng bình quân khoảng 5%/năm giai đoạn 2008-2012. Với những kết quả đạt được qua các năm, Bạc Liêu đã trở thành nơi có diện tích nuôi tôm đứng thứ hai trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước. Ngoài ra, sự phát triển mạnh mẽ của nghề nuôi tôm đã góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng kinh tế hằng năm của tỉnh, cụ thể giá trị sản xuất của ngành NTTS chiếm khoảng 65% trong tổng sản phẩm GDP năm 2012 (Cục thống kê Bạc Liêu). Từ thực tế nêu trên, các nhà lãnh đạo và toàn thể người dân trong tỉnh một lần nữa đã khẳng định được tầm quan trọng của nghề NTTS trong chiến lược hoạch định và phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Bảng 3.1: Diện tích và sản lượng NTTS tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2008-2012 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng sản lượng (tấn) 208.151 222.700 241.044 253.479 259.428 Tổng diện tích (ha) 125.602 126.338 125.410 126.266 123.741 Diện tích tôm (ha) 116.873 119.323 120.747 122.883 120.152 Diện tích cá (ha) 7.026 5.140 2.354 2.600 2.948 Diện tích TS khác (ha) 1.703 1.875 2.309 783 641 Nguồn: Cục Thống kê Bạc Liêu, 2008-2012. 3.2.1.2 Khó khăn và vấn đề cần giải quyết Từ thực trạng và các kết quả đã đạt được của ngành NTTS tỉnh, thì song song đó ngành này cũng tồn tại một số khó khăn trở ngại đang gặp phải, đặc 23 biệt là đối với nghề nuôi tôm theo hai hình thức TC-BTC. Những khó khăn này có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân chính sau: Do đặc thù của nghề nuôi tôm TC-BTC là một quá trình dài và phức tạp, đòi hỏi người nuôi phải làm tốt tất cả các khâu nuôi kết hợp với kỹ thuật nuôi phù hợp với từng điều kiện khí hậu, nguồn nước, ao nuôi, sử dụng thức ăn phù hợp. Trong cả quá trình nuôi kéo dài từ 5 đến 6 tháng, nếu người nuôi chỉ cần gặp rắc rối ở một yếu tố nào đó thì cũng có nghĩa là họ có thể gặp rủi ro cao trong công việc của mình. Mặt khác, do ảnh hưởng từ việc trình độ dân trí thấp, với tỷ lệ tiểu học chiếm 23,9% tập trung chủ yếu ở độ tuổi trên 40 chính là trở ngại to lớn cho nghề nuôi tôm (Số liệu khảo sát, 2013), bởi vì ngành nghề này đòi hỏi người nuôi ngoài kinh nghiệm lâu năm thì còn phải hiểu biết nhất định về các kiến thức cơ bản có liên quan đến kỹ thuật nuôi trồng, cũng như quá trình sử dụng các chế phẩm sinh học phục vụ cho quá trình nuôi. Phát sinh từ nguyên nhân trình độ học vấn thấp nên người nuôi tôm không biết cách chọn mua con giống có nguồn gốc tốt, chất lượng để giảm rủi ro dịch bệnh phát sinh trong quá trình nuôi. Kế đến, họ cũng không biết cách lựa chọn và sử dụng các loại thức ăn hay thuốc kháng sinh có chất lượng thực sự trong quá trình nuôi trồng mà chỉ sử dụng theo sự chỉ dẫn của người bán, qua thông tin đại chúng hoặc truyền miệng giũa các nông dân. Trong những năm gần đây, thời tiết chuyển biến thất thường, mùa nắng kéo dài với nhiệt độ cao, mùa mưa thì nhiệt độ xuống thấp, gió giật mạnh đã ảnh hưởng xấu đến tình hình nuôi tôm rất nhiều. Mặt khác, do nghề nuôi tôm truyền thống hơn 10 năm, nhưng cũng chính thời gian nuôi kéo dài đó đã đem lại những hậu quả năng nề mà hiện nay người tham gia NTTS đang phải đối mặt, đó chính là môi trường đất và nước bị ô nhiễm nặng nề. Đó là kết quả của quá trình sử dụng thức ăn, chất kháng sinh trong thời gian dài, dư lượng hóa chất và thức ăn tồn đọng làm cho môi trưởng nuôi bị ô nhiễm, dịch bệnh phát sinh nhưng không được xử lý triệt để mà thải ra môi trường làm ô nhiễm và lây lan trên diện rộng. Do giá thị trường sản phẩm luôn biến động tùy theo mùa vụ hay nhu cầu của thị trường tiêu thụ. Đặt biệt, đối với sản phẩm là tôm nguyên liệu thì thị trường tiêu thụ chủ yếu là các nước Châu Âu và Châu Mỹ nên giá cả sản phẩm từ người dân trực tiếp nuôi hay các doanh nghiệp thu mua không thể nào chủ động ước đoán hay đo lường được, cộng thêm chi phí đầu vào như giá thức ăn hay thuốc chữa bệnh cho tôm luôn biến động tăng nên đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất, làm giảm nguồn lợi nhuận sau vụ thu hoạch của người nuôi. 24 Cũng giống như một số địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long, Bạc Liêu mặc dù có lợi thế phát triển nghề NTTS nhưng vẫn chưa tương xứng tiềm năng sẵn có. Do giá trị kinh tế mà con tôm mang lai khá cao nên có rất nhiều hộ dân đã ồ ạt chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi tôm một cách đột ngột, việc chuyển dịch diễn ra khá nhanh đã vượt các dự tính quy hoạch, khả năng về cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện có và trình độ sản xuất của người nuôi, điều này gây không ít khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan chức năng. Hiện nay, hai vấn đề cấp bách nhất cần phải được quy hoạch lại nhằm tạo điều kiện thuận lợi phục vụ cho việc nuôi tôm đó là hệ thống thủy lợi và hệ thống điện công cộng. Hệ thống kênh mương hiện nay chủ yếu là những con rạch nhỏ, nên lưu lượng dẫn và trữ nước rất kém, còn để phục vụ cho nuôi tôm TC-BTC thì đòi hỏi những kênh rạch này phải sâu và rộng nhằm đảm bảo đủ lượng nước biển lưu thông và độ mặn cần thiết cho tôm. Mặt khác, sự phối hợp giữa các địa phương trong vùng, giữa yêu cầu thủy lợi nông nghiệp và thủy lợi thủy sản chưa chặt chẽ nên dẫn đến tranh chấp mặn- ngọt phục vụ giữa nuôi tôm và sản xuất lúa. Nhận thức được không ít khó khăn, bất cập hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS, chính quyền tỉnh và các địa phương gần đây đã dành nhiều sự quan tâm và giải pháp đầu tư phát triển, điển hình là: Bản quy hoạch thủy lợi giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Viện quy hoạch thủy lợi miền Nam thực hiện; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiêp tại xã Long Điền Đông và xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải theo Quyết định số 940/QĐ-BNN-TCTL ngày 26/4/2012; xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 1984/QĐ-UBND ngày 13/8/2012, nhằm mục tiêu xây dựng một hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS ở Bạc Liêu ổn định và bền vững. Hiện tại ở một số khu vực nuôi vẫn còn thiếu hệ thống điện trầm trọng hay những khu vực đã có điện thì lại thường xuyên chịu cảnh mất điện vào mùa khô, người nuôi phải sử dụng xăng, dầu diesel làm nhiên liệu thay thế, giá nhiên liệu ngày một tăng cao đã đẩy chi phí sản xuất lên rất nhiều. Vì thế, việc quy hoạch đồng bộ cho ngành NTTS và các ngành nghề khác là một nhiệm vụ cấp bách và hết sức khó khăn của tỉnh Bạc Liêu. Tình trạng người nông dân không có vốn để đầu tư sản xuất hoặc không đủ vốn để đầu tư sản xuất đang diễn ra nghiêm trọng, gây ra hàng loạt các khó khăn liên quan như: người dân không thể đi vào sản xuất mặc dù đất đai và lao động sẵn có, công tác cải tạo ao chuẩn bị cho vụ nuôi được làm qua loa, thậm chí có hộ nuôi bỏ qua khâu quan trọng này, những hộ thiếu vốn sẽ không đủ khả năng để lựa chọn các loại chất kháng sinh tốt để chữa bệnh cho tôm hoặc một số chế phẩm sinh học để làm sạch môi trường nước. Hiện tại, các ngân 25 hàng quốc doanh như: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng Công Thương có nợ xấu cho lĩnh vực NTTS vượt quá mức cho phép, nguồn vốn bị động. Vì thế, họ rất hạn chế trong việc cho vay với mục đích NTTS, thậm chí một số ngân hàng thương mại đã nói không với mục đích vay này. Mặt khác, các cấp Đảng ủy và chính quyền cũng chỉ đạo khảo sát, nắm tình hình thiệt hại trên địa bàn toàn tỉnh và đã bổ sung ngân sách cho các huyện, thành phố hỗ trợ cho người nuôi tôm. Tuy nhiên, do quá trình tổng hợp thống kê diện tích bị thiệt hại, một số huyện, thành phố chưa thực hiện khung thời gian công bố thiên tai nên phải xác minh, điều chỉnh lại diện tích và kinh phí hỗ trợ nhiều lần, tốn thời gian, nên việc hỗ trợ có chậm trễ, đến tháng 12/2012 đã hoàn thành việc hỗ trợ tôm nuôi bị thiệt hại năm 2011 cho nông dân trong tỉnh. Những điều này là rào cản lớn nhất cho việc sản xuất của người dân, vì không thể tiếp cận được các nguồn vốn chính thức từ phía ngân hàng và hạn chế tiếp nhận chính sách hỗ trợ từ địa phương, nên một số hộ đã phải đi vay người thân, tín dụng được cung cấp bởi các nhà thương nhân địa phương hoặc mua chịu vật tư với lãi suất thực rất cao từ các nhà cung cấp đầu vào cho sản xuất NN. Nghiên cứu của Phan Đình Khôi (2012) đã đề cập đến nhận định Putzeys (2002) rằng hình thức tín dụng phi chính thức dần trở thành bộ phận quan trọng trong thị trường tín dụng Việt Nam, với hơn 51% các khoản tín dụng ở nông hộ được cung cấp thông qua kênh tín dụng này. 3.2.2 Công tác khuyến ngư và dịch vụ kỹ thuật cho NTTS 3.2.2.1 Công tác khuyến ngư Trong những năm qua, công tác khuyến ngư luôn được Sở NN&PTNT Bạc Liêu và Trung tâm khuyến nông Quốc gia quan tâm. Được biết năm 2012, trung tâm khuyến nông của tỉnh đã phối hợp với các đơn vị trực thuộc tổ chức tập huấn kỹ thuật 430 lớp, với 11.008 người tham dự, đồng thời thực hiện nhiều chương trình khuyến nông, khuyến ngư trên sóng phát thanh và truyền hình vào mỗi tuần và phát hành tài liệu khoa học các loại. hệ thống khuyến ngư cũng đã xây dựng được nhiều mô hình nuôi thủy sản ở các địa bàn sinh thái khác nhau, phối hợp được với các Viện, Trường để chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân như công nghệ sản xuất giống tôm sú, tôm càng xanh,…Triển khai các mô hình trình diễn về nuôi các mú, cá chẽm, nuôi cá lóc trong mùng trên sông. Qua các chương trình khuyến nông, ngành chức năng đã kịp thời cung cấp đến người nông dân những thông tin khoa học kỹ thuật thiết thực, cập nhật những tiến bộ kỹ thuật và mô hình mới hiệu quả đến nông dân. Tuy nhiên, một số mô hình hiệu quả, việc chuyển giao một số tiến bộ kỹ thuật mới vào thực tế 26 sản xuất còn chậm. Do một số bà con nông, ngư dân chưa mạnh dạn áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, giá cả vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng cao, giá bán sản phẩm không ổn định, dịch bệnh, thời tiết diễn biến phức tạp, một số cán bộ làm công tác khuyến ngư (nhất là ở tuyến xã, huyện) vừa ít về số lượng vừa còn hạn chế về kinh nghiệm thực tế. 3.2.2.2 Sản xuất giống, thuốc và thức ăn thủy sản Từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp quản lý cho 788 cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thức ăn và giống thủy sản, trong đó: 328 cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thức ăn, 205 cơ sở sản xuất tôm sú giống, 03 cơ sở sản xuất tôm thẻ giống, 39 cơ sở sản xuất cua giống, 207 cơ sở ươm thuần tôm sú giống và cơ sở ươm thuần tôm thẻ giống. Uớc tính năm 2012 toàn tỉnh sản xuất đạt khoảng 5,6 tỷ con giống các loại. Tuy nhiên, số lượng giống của Tỉnh hiện nay được kiểm dịch còn rất thấp, chưa thật sự đảm bảo chất lượng dẫn đến việc một số hộ nuôi tôm trong Tỉnh vẫn chọn thả con tôm giống sản xuất ở khu vực miền Trung. Mặc dù số lượng cơ sở sản xuất và ương tôm giống để bán ngày càng đông, nhưng số cơ sở đầu tư mạnh về quy mô, đi đầu trong ứng dụng công nghệ hiện đại, sử dụng nguồn tôm bố mẹ sạch bệnh để tạo giống chất lượng cao chỉ chiếm 20%. Những yếu kém trong vấn đề con giống thủy sản đã cho thấy sự không bền vững về mặt kinh tế và môi trường nuôi cho ngành NTTS, bởi vì khi con giống không đảm bảo chất lượng thì lợi nhuận trong NTTS chỉ là may rủi và vấn đề con giống không được kiểm tra dịch bệnh trước khi thả nuôi sẽ làm tăng khả năng lan truyền dịch bệnh giữa các hộ nuôi sử dụng chung nguồn nước. Mặt khác, việc sản xuất các giống cá nước ngọt tuy đã thỏa mãn nhu cầu nuôi trong Tỉnh nhưng chất lượng giống vẫn chưa cao. Đối với cá nuôi nước mặn thì chủ yếu dựa vào giống thiên nhiên, giá thành con giống còn khá cao nên vẫn chưa được nuôi phổ biến. Ở khía cạnh khác, hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc và thức ăn thủy sản đang diễn ra phức tạp trên địa bàn Tỉnh, các biểu hiện điển hình nhất là tình trạng kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, làm giả nhãn hiệu các doanh nghiệp có uy tín, gây ra sự ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con tôm và thuốc kháng sinh không có tác dụng trong việc giúp nông dân xử lý dịch bệnh. 3.2.2.3 Về dịch vụ thu mua các sản phẩm NTTS Mạng lưới dịch vụ thu mua các sản phẩm NTTS tại các địa phương hầu hết thông qua các đại lý. Mạng lưới đại lý phân bố gần khu vực nuôi tôm nên việc mua bán rất linh hoạt, nhanh chóng nên giúp người sản xuất tiêu thụ sản phẩm dễ dàng. Tuy nhiên, mặt tiêu cực của một số thương lái thường ép giá hoặc gian lận khi thu mua sản phẩm làm nông dân bị nhiều thiệt hại. Đối với 27 các công ty chế biến thủy sản thì họ tiếp nhận tôm nguyên liệu từ thương lái đồng thời cũng trực tiếp thu mua từ người dân nhằm giảm một phần chi phí trung gian. 3.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM BH TÔM NUÔI 3.3.1 Hoàn thiện cơ chế chính sách và quản lý Sau Quyết định số 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, việc triển khai thực hiện thí điểm BH tôm nuôi đã được triển khai một cách đồng bộ, từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách cho phù hợp; sự phối hợp thống nhất giữa Sở Tài chính, Sở NN&PTNT, BCĐ tỉnh triển khai thí điểm BHNN, công ty BH Bảo Việt Bạc Liêu, cơ quan thông tấn báo chí địa phương. Cụ thể như sau: a) Về công tác chỉ đạo, triển khai thí điểm BHNN - Căn cứ vào thông tư số 47/2011/TT-BNNPTNT ngày 26/06/2011 của Bộ NN&PTNT, Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu thành lập BCĐ theo Quyết định số 2593/QD-UBND ngày 21/09/2011. Ban chỉ đạo tỉnh quyết định lựa chọn triển khai tại 9 xã, phường của thành phố Bạc Liêu và hai huyện Hòa Bình, Đông Hải với hai đối tượng được chọn BH là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Đến nay, BCĐ tỉnh đã tổ chức thành công 2 lần hội nghị để quán triệt chủ trương, chính sách, tổng kết những điểm tích cực và hạn chế trong quá trình triển khai; tập huấn cho các cán bộ nắm vững quy tắc BH, quy trình sản xuất áp dụng trên tôm nuôi. - Ban chỉ đạo tỉnh cũng chỉ đạo, yêu cầu các doanh nghiệp BH trong việc phổ biến, đưa sản phẩm BH tôm nuôi đến gần với người dân hơn, đồng thời tăng cường công tác quản lý rủi ro, xác nhận dịch bệnh và mức độ thiệt hại thực tế để đảm bảo giải quyết bồi thường đúng với chế độ quy định. - Sự phối hợp tốt giữa Bảo Việt Bạc Liêu với Sở Tài Chính, Sở NN&PTNT và địa phương trong việc thống kê số liệu đối tượng thuộc diện được hỗ trợ BH. - Trong quá trình thực hiện thí điểm, BCĐ tỉnh và công ty Bảo Việt cũng tiến hành ghi nhận ý kiến phản ánh và nghiên cứu hướng giải quyết những bất cập, tạo sự phù hợp với khả năng thực thi cao của từng địa phương, cụ thể: BCĐ tỉnh đã mở rộng rủi ro thiên tai được BH (giông và lốc xoáy) và bệnh hoại tử gan trên tôm theo Quyết định số 2114/QĐ-BTC ngày 24/8/2012 của Bộ tài chính, BCĐ tỉnh quyết định áp dụng quy trình, yêu cầu kỹ thuật của Sở NN&PTNT được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Bạc Liêu phê duyệt thay vì thực 28 hiên áp đặt theo Thông tư số 47/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/06/2011 của Bộ NN&PTNT. - Ban chỉ đạo huyện, thành phố đã tổ chức các buổi hội thảo để tuyên truyền, phổ biến chính sách đến nông dân; chính quyền địa phương đến trực tiếp nhà dân để vận động tích cực tham gia vì quyền lợi của bản thân và phát triển địa phương. Bên cạnh đó, BCĐ đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn báo chí để tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đài truyền hình BTV, báo Bạc Liêu, đài truyền thanh, qua đó làm cho người dân, các ban ngành hiểu rõ về chủ trương của Đảng, chính sách BHNN. b) Về phía doanh nghiệp BH Được tiếp cận thông tin chi tiết về chủ trương thí điểm BH qua các lớp tập huấn của Bộ Tài Chính và Bộ NN&PTNT tổ chức; cùng với sự nhiệt tình năng nổ, tinh thần trách nhiệm cao của lực lượng nhân viên công ty Bảo Việt là một điểm rất đáng ghi nhận trong điều kiện có nhiều khó khăn về kỹ thuật và chuyên môn, đặt biệt là lợi nhuận thấp và khả năng bồi thường cao, nhiều rủi ro, góp phần rất lớn trong việc mang lại kết quả cao trong thực hiện thí điểm năm đầu tiên. Ngoài ra, hệ thống đại lý và cộng tác viên bước đầu đã được hình thành đi vào hoạt động và phủ kín các địa bàn thí điểm. 3.3.2 Kết quả triển khai a) Doanh thu phí BH tôm nuôi Phần này phát họa sự thay đổi doanh thu phí BH tôm nuôi, thể hiện một khía cạnh quan trọng của kết quả chương trình thí điểm BH ở tỉnh Bạc Liêu. Theo số liệu thống kê từ công ty BH cho thấy, doanh thu phí BH tôm nuôi tăng lên đáng kể (hơn 13 lần) so với thời điểm ngày 15/10/2012 (Hình 3.1). Thành quả này đạt được là do sự quan tâm và chỉ đạo cụ thể, thường xuyên từ BCĐ tỉnh, sự phối hợp khá tốt của các ban ngành và các cấp chính quyền trong triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, sự thay đổi cơ chế, chính sách cho phù hợp với thực tiễn đã góp phần sớm đưa chính sách này dần đi vào cuộc sống. Đến nay sản phẩm BH tôm nuôi nhận được sự ủng hộ càng nhiều từ nông dân, điều này xuất phát từ thủ tục tham gia BH tương đối đơn giản, người dân dần tin tưởng vào sản phẩm BH tôm nuôi bởi vì một số hộ tham gia BH đầu tiên đã nhận được tiền bồi thường khi xảy ra thiệt hại. Tuy nhiên, theo quy tắc tính phí BH trong Quyết định số 3035/QĐ-BTC thì doanh thu phí tăng cũng do một phần từ giá thức ăn thủy sản trên thị trường có biến động theo chiểu hướng tăng (giá thức ăn thủy sản tăng khoảng 1.500-2.000đ/kg trong một năm trở lại đây), điều này làm phản ánh không chính xác số liệu báo cáo 29 và gây khó khăn về tài chính cho người dân tiếp cận sản phẩm BHNN. Do đó, Bộ và các bên liên quan nên quan tâm hơn đến yếu tố này khi thời gian của Quyết định số 315/QĐ-TTg sắp kết thúc. 50 47,29 45 40 Phí BH (tỷ đồng) 35 30 Doanh thu phí BH 25 20 15 10 5 3,54 0 15/10/2012 27/12/2012 Thời điểm Nguồn: công ty Bảo Việt Bạc Liêu, 2012 Hình 3.1 Doanh thu phí BH tôm nuôi từ ngày triển khai đến ngày 15/10/2012 và ngày 27/12/2012 b) Kết quả bồi thường thiệt hại Hình 3.2 phản ánh tổng quát tiến độ chi trả bồi thường BH cho các hộ nuôi tôm bị thiệt hại do thiên tai hoặc dịch bệnh là còn chậm, cụ thể số tiền đã giải quyết bồi thường chỉ chiếm khoảng 1/7 lần tổng số tiền bồi thường ước tính. Do diện tích tôm chết tăng cao trong hai tháng 10 và 11 làm phát sinh đột biến lượng mẫu cần phân tích. Hiện tại, chi cục NTTS của tỉnh chỉ có 4 máy xét nghiệm PCR với lượng mẫu phân tích tối đa mỗi ngày được 30 mẫu, trong khi lượng mẫu mỗi ngày cần phân tích trung bình hơn 100 mẫu. Mặt khác, do thay đổi quy trình xác định dịch bệnh, cụ thể theo Công văn 1950/BNN-KTHT ngày 28/06/2012 của Bộ NN&PTNT về việc hướng dẫn giải quyết các tổn thất do dịch bệnh đối với đối tượng tham gia thí điểm BHNN, Thông tư số 43/2011/TT-BNNPTNT ngày 23/08/2012 của Bộ NN&PTNT. Theo các công văn chỉ đạo nêu trên, đối với những loại bệnh chưa đến mức phải công bố dịch thì chi cục NTTS phân tích mẫu, UBND huyện, thành phố xác nhận làm cơ sở bồi thường. Vì vậy, trong quá trình bồi thường phải thêm công đoạn chuyển hồ sơ về UBND các huyện/thành phố để xác nhận dịch bệnh, vấn đề này cũng làm phát sinh thêm thời gian để hoàn chỉnh hồ sơ cho các hộ bị thiệt hại. Bên cạnh đó, vấn đề xác nhận dịch bệnh của một số huyện, thành phố còn để tồn đọng hồ sơ kéo dài, dẫn đến việc chi trả bồi thường cho hộ nông dân không bảo đảm thời gian. Một nguyên nhân quan trọng khác ảnh hưởng đến việc giải quyết hồ sơ bồi thường chưa kịp thời, đó là diện tích tôm bị thiệt hại quá lớn trên diện rộng, nhưng mỗi địa bàn xã tối đa chỉ có hai cán bộ: một của chi cục 30 NTTS và một của công ty Bảo Việt phụ trách, làm cho công tác giám định, lấy mẫu xét nghiệm tốn kém nhiều thời gian. 114,2 120 100 Tỷ đồng 80 60 40 15,7 20 0 1 Số tiền đã bồi thường số tiền bồi thường ước tính Nguồn: công ty Bảo Việt Bạc Liêu, 2012 Hình 3.2 Kết quả bồi thường thiệt hại tính đến ngày 27/12/2012 c) Cơ cấu diện hộ tham gia Theo kết quả thống kê cho thấy có sự khác biệt lớn trong cơ cấu diện hộ tham gia BH tôm nuôi, trong đó, tỉ lệ hộ bình thường tham gia BH nhiều nhất trong các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ BH. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do phần lớn hộ bình thường có thể đáp ứng đủ điều kiện tham gia BH. Trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh trên thủy sản ngày càng đa dạng và mức thiệt hại cao, BH tôm nuôi là công cụ dự phòng rủi ro hấp dẫn bởi vì nông dân sẽ có được một phần vốn để tái đầu tư cho vụ nuôi tiếp theo khi xảy ra tổn thất. Ngoài ra, việc tính hạn mức bồi thường cho BH tôm thẻ chân trắng theo Quyết định 3035/QD-BTC chưa hợp lý, cụ thể thời điểm thiệt hại 55-60 ngày tỷ lệ bồi thường lên đến 64%. Đối với thẻ chân trắng tại thời điểm trên khi xảy ra thiệt hại người nuôi có thể thu hoạch và sản lượng đem bán thu hồi một phần kinh phí để tái sản xuất, vì thế một số hộ nuôi tôm đăng ký tham gia BH để mong nhận được tiền bồi thường. Hiện tại, Bộ tài chính đã ban hành Quyết định số 1042/QĐ-BTC về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 3035/QĐ-BTC về điều chỉnh quy định một số khoản bổi thường đối với thẻ chân trắng nhằm đảm bảo công bằng cho các bên tham gia. Ngược lại, hầu hết đối tượng thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo tiếp nhận hạn chế các thông tin, quy tắc của sản phẩm BH tôm nuôi, vì thế họ vẫn còn tâm lý chưa tin tưởng vào chủ trương thí điểm tại địa phương; một số hộ không có khả năng về vốn để tái sản xuất do đã thất bại trước đó, thậm chí diện tích đất canh tác đã đem bán hoặc cho đối tượng khác thuê. Đối với các tổ chức chưa tham gia BH tôm 31 nuôi là do họ sợ nếu thất bại, thông tin lan truyền ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Hộ nghèo; 8,60% Hộ cận nghèo; 2,60% Tổ chức; 0% Hộ bình thường; 88,80% Nguồn: công ty Bảo Việt Bạc Liêu, 2012 Hình 3.3 Cơ cấu diện hộ tham gia BH tôm nuôi đến ngày 27/12/2012 3.3.3 Những khó khăn, hạn chế còn tồn tại trong quá trình triển khai - Công tác triển khai BH tôm nuôi theo Quyết định 315/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu tương đối chậm, tất cả các khâu đều bị chậm như thành lập BCĐ, tổ chức tập huấn, tuyên truyền đến việc bắt đầu bán sản phẩm BH tôm nuôi, do đó đã ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận BH của nông dân do trễ lịch thời vụ. Ở khía cạnh khác, một số điều khoản trong quy tắc BH chưa phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, chẳng hạn: quy định hộ nuôi phải tham gia toàn bộ diện tích, trong khi điều kiện thực tế của họ không đủ khả năng tài chính để tham gia, do đó trong thời gian triển khai thực hiện phải thường xuyên kiến nghị sửa đổi bổ sung nên làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai. - Quy trình triển khai giữa các huyện/thành phố và địa bàn xã/phường chưa thống nhất bằng một quy trình cụ thể, gây khó khăn đối với cán bộ chuyên môn và phản ứng không tốt trong nhân dân. Hiện tại, các BCĐ địa phương cũng chưa thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo hàng tháng theo quy định. Trong kế hoạch thực hiện triển khai BH tôm nuôi năm 2013, BCĐ tỉnh đã ban hành Quyết định 1449/QĐ-UBND ngày 02/07/2013 về trình tự các bước thực hiện trong công tác thí điểm BH tôm nuôi nhằm đảm bảo minh bạch, rõ ràng, quy định trách nhiệm cụ thể của các thành phần tham gia trong công tác triển khai theo Quyết định 315/QĐ-TTg. - Vấn đề kiểm soát số lượng tôm giống và thời gian thả của các hộ tham gia BH là rất khó khăn do địa bàn rộng, diện tích nuôi lớn, số hộ nuôi nhiều 32 nên khi tập trung thả cùng vào thời điểm, việc sắp xếp, bố trí cán bộ giám sát số lượng giống thả chưa được chặt chẽ bởi bởi vì mỗi địa bàn xã, phường tối đa chỉ có hai cán bộ: một chi cục NTTS và một công ty Bảo Việt phụ trách. Ngoài ra, do phạm vi đối tượng và địa bàn BH khá rộng, nhưng lực lượng cán bộ mỏng, thiếu kinh nghiệm dẫn đến công tác giám sát việc tuân thủ các quy trình, giám định và giải quyết bồi thường vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. - Đa số các hộ dân đều canh tác theo kinh nghiệm là chính, trình độ kỹ thuật còn hạn chế cùng với vấn đề thiếu vốn sản xuất, vì vậy phần lớn nông dân khó đáp ứng quy trình canh tác được ban hành. Nhìn chung, kinh tế tỉnh Bạc Liêu tiếp tục phát triển ổn định và đang trên đà tăng trưởng tốt, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch đáng kể theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trên cơ sở phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh. Kết cấu hạ tầng tiếp tục được tăng cường. Các mặt xã hội chuyển biến nhanh, đời sống dân cư được cải thiện. Ngành sản xuất thủy sản năm 2012 vẫn bình ổn và tiếp tục phát triển tương đối khá. Nhận được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, các cấp trong tỉnh trong việc chỉ đạo, giám sát và hỗ trợ các chính sách mới phù hợp trong quá trình sản xuất một cách kịp thời, đồng thời nông dân đã thực hiện tốt hoạt động canh tác, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đẩy mạnh đa dạng hóa mô hình, vật nuôi nên kết quả sản xuất trong năm đạt tương đối khả quan. Bên cạnh đó, tình hình sản xuất vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức. Giá cả vật tư, thức ăn nuôi tôm luôn biến động tăng trong khi giá tôm nguyên liệu không ổn định, phụ thuộc lớn vào thị trường xuất khẩu làm ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ. Vốn tín dụng của các ngân hàng đầu tư cho thủy sản còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu cải tạo ao, mua con giống và thức ăn thả nuôi. Ngoài ra, tình hình sản xuất thủy sản cũng gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng thời tiết diễn biến phức tạp, chỉ số môi trường ao nuôi luôn biến động cùng với chất lượng tôm giống thấp, chưa qua quy trình kiểm dịch chặt chẽ đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh phát sinh, gây hại trên tôm bùng phát cục bộ một số nơi trong tỉnh. Mặc dù hoạt động NTTS còn tồn tại khó khăn và rủi ro, nhưng do tỉnh thực hiện chương trình thí điểm BH tôm nuôi cho mô hình nuôi TC-BTC từ năm 2012 nên ngư dân phần nào đó an tâm sản xuất, hạn chế phần nào rủi ro trong việc thu hồi vốn. Qua một năm triển khai, các cơ chế, chính sách được ban hành khá đầy đủ và hoàn thiện nhằm bảo đảm lợi ích, hợp lý và chặt chẽ của chính sách BHNN; Ban chỉ đạo và doanh nghiệp BH đã có những chủ trương và kế hoạch cụ thể để đưa BH đến tay người nông dân. Vì thế, nông dân dần thay đổi nhận thức và tham gia, được thể hiện qua doanh thu phí BH 33 tăng nhanh qua Báo cáo tổng kết tại các địa phương. Tuy nhiên, tiến độ chi trả bồi thường vẫn chưa đảm bảo theo thời gian quy định nên gây bức xúc cho người tham gia BH, đặt biệt ảnh hưởng đến hoạt động tái sản xuất. Do đó, các đơn vị tiếp tục làm tốt nhiệm vụ nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn cho việc tái sản xuất khi gặp rủi ro tại các địa bàn triển khai. 34 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA BẢO HIỂM TÔM NUÔI 4.1 TỔNG QUAN MẪU NGHIÊN CỨU 4.1.1 Đặc điểm của hộ Danh sách các biến được thống kê mô tả trong kết quả điều tra hộ nuôi tôm TC-BTC (bảng 4.1). Bảng 4.1: Thông tin tổng quát về mẫu khảo sát Biến số Trung bình Giới tính (1=Nam, 0=Nữ) Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch chuẩn 0,841 1 0 0,368 Trình độ học vấn (lớp) 7,7 16 0 3,3 Số năm kinh nghiệm (năm) 9,3 17 3 3,2 0,195 1 0 0,398 0,425 1 0 0,497 0,673 1 0 0,471 0,522 1 0 0,502 Làm việc địa phương (1=Có, 0=không) Tập huấn kỹ thuật (1=Có, 0=không) Vay vốn (1=Có, 0=không) Thông tin bảo hiểm (1=Có, 0=không) Chi phí sản xuất (ngàn đồng/1.000 m2) 15.137,881 135.200 886,364 19.318,160 Diện tích nuôi (1.000m2) Thu nhập sản xuất (ngàn đồng/1.000m2) Tổng số quan sát (hộ) 13,9 48,5 15.032,825 276.000 1 9,9 0 32.301,371 113 Nguồn: số liệu tính toán của tác giả, 2013 a) Mô tả mẫu Số phiếu tiến hành khảo sát và được sử dụng trong nghiên cứu là 113, tương ứng với 113 hộ nuôi tôm. Để đảm bảo mức độ phù hợp và chính xác cho kết quả nghiên cứu, trong tổng số 113 hộ được lựa chọn bao gồm 59 hộ đã tham gia BH tôm nuôi và 54 hộ không tham gia BH tôm nuôi. Điều kiện để tham gia BH tôm nuôi theo Quyết định 315/QĐ-TTg được áp dụng tại tỉnh Bạc Liêu chỉ cho hai hình thức nuôi tôm thâm canh hoặc bán thâm canh, vì thế các hộ được phỏng vấn trước tiên phải đáp ứng điều kiện này. 35 Số liệu được thu thập từ những người quản lý, trực tiếp canh tác trong hoạt động sản xuất của gia đình. Cuộc điều tra khảo sát thông tin như: đặc điểm cá nhân chủ hộ, thông tin chung của hộ, đặc điểm sản xuất của hộ và thông tin về chương trình BH. b) Giới tính Cả lao động nam và nữ đều có những vai trò nhất định trong từng ngành nghề khác nhau. Riêng nghề nuôi tôm có thể được xem là một trong những nghề khó nhất đối với bà con ở tỉnh Bạc Liêu bởi tính phức tạp và dễ nhạy cảm trước sự thay đổi của thời tiết và môi trường nuôi. Hằng ngày, người canh tác phải thường xuyên kiểm tra, xử lý mức tiêu chuẩn phù hợp của môi trường nước và lượng thức ăn cho tôm, cũng như quy trình kỹ thuật chữa bệnh cho tôm khi xảy ra dịch bệnh. Để đảm bảo cho vụ nuôi được an toàn và đạt được sản lượng như kỳ vọng là một điều hết sức vất vả trong quá trình nuôi kéo dài từ 5-6 tháng, do đó các hộ nuôi thường có chủ hộ là nam giới để đứng ra quản lý và điều hành hoạt động sản xuất của gia đình. Đối với nữ giới thường thì thích hợp các ngành đòi hỏi sự khéo léo hoặc linh hoạt trong lao động, đặc biệt ở nông thôn phần lớn phụ nữ đảm nhận công việc nội trợ và nuôi dạy con cái trong gia đình. Phù hợp với lập luận này, kết quả tính toán từ số liệu tự điều tra cho thấy các chủ hộ là nam giới chiếm tỷ trọng cao 84,1% tương ứng với 95 hộ trong tổng số 113 hộ nuôi được khảo sát, tỷ lệ còn lại là nữ giới. c) Kinh nghiệm sản xuất Nghề nuôi tôm ở Bạc Liêu có từ rất lâu, vào khoảng những năm 1990 nhưng lúc đó chỉ đơn thuần là hình thức nuôi tôm quảng canh, dần người dân chuyển sang hình thức nuôi tôm quảng canh cải tiến, kết hợp giữa nuôi tôm và trồng lúa hoặc nuôi cua. Cho đến thời điểm cuối những năm 1990 thì hai hình thức nuôi tôm TC-BTC mới được hình thành, do giá trị kinh tế của con tôm mang lại rất cao, cải thiện đáng kể đời sống, vì thế nhiều hộ nuôi tôm trong tỉnh chuyển đổi mạnh mẽ theo hai hình thức này. Với số năm kinh nghiệm trung bình hơn 9 năm, các hộ có đủ kinh nghiệm trong việc xử lý các tình huống xảy ra với ao nuôi tôm của mình. Ngoài ra cũng thể hiện sự chênh lệch khá lớn trong số năm sản xuất với chủ hộ nuôi có kinh nghiệm nhỏ nhất là 3 năm và cao nhất là 17 năm. Để giúp người trẻ mới bắt đầu tham gia nuôi tôm có được những vụ mùa bội thu, họ đang cố gắng nắm bắt kinh nghiệm từ những người đi trước, ứng dụng nhiều hoạt động giảm thiểu rủi ro, trong đó họ đang kỳ vọng lợi ích của BH tôm nuôi đang triển khai tại địa phương. 36 d) Trình độ học vấn Trình độ học vấn chủ hộ càng cao thì khả năng tìm hiểu và áp dụng các hoạt động quản lý rủi ro trong sản xuất được hiệu quả hơn. Trình độ học vấn khác nhau thì khả năng nhận thức và hiểu biết vấn đề sẽ khác nhau. Trong 113 cá nhân được điều tra thì trình độ học vấn trung bình của chủ hộ là 7,7 lớp, trình độ học vấn thấp nhất lớp 0 và cao nhất lớp 16, qua đó ta thấy những hộ nuôi tôm TC-BTC trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có thể chỉ dựa vào kinh nghiệm hoặc có sự kết hợp cả trình độ chuyên môn và kinh nghiệm. Kết quả chạy tần số về trình độ học vấn thì chủ hộ có trình độ từ tiểu học trở xuống chiếm tỷ lệ 23,9% tương đương với 27 cá nhân, tỷ lệ chủ hộ có trình độ trung học chiếm 46,0% tương đương với 52 cá nhân, trình độ phổ thông có 32 cá nhân, chiếm tỷ lệ 28,3%, còn lại 2 cá nhân có trình độ trên phổ thông, chiếm tỷ lệ 1,8% (Hình 4.1) Do đặc điểm tại vùng nông thôn, các điều kiện về trường lớp còn hạn chế thì việc đến trường là điều hết sức khó khăn. Đặc biệt trong tổng số 113 người trong mẫu quan sát thì vẫn còn khá nhiều nông dân lớn tuổi có trình độ thấp hoặc mù chữ. Điều này được lý giải là do trong điều kiện chiến tranh nên việc đến trường của những nông dân này là không thể. Trình độ dân trí ở tỉnh Bạc Liêu còn thấp là một trở ngại đáng kể trong việc tiếp cận các nguồn thông tin vay vốn, tiếp cận khoa học kỹ thuật, đồng thời công tác triển khai chính sách BH tôm nuôi tại địa phương gặp không ít khó khăn về mặt tuyên truyền, giải thích về quyền lợi và trách nhiệm của nông dân khi tham gia BH. 60 52 Số quan sát 50 40 32 30 27 20 10 2 0 Tiểu học Trung học Phổ thông Trên phổ thông Trình độ Nguồn: số liệu điều tra của tác giả, 2013. Hình 4.1 Cơ cấu trình độ học vấn chủ hộ e) Diện tích nuôi tôm Bảng 4.1 cho thấy diện tích đất nuôi tôm công nghiệp của hộ có sự chênh lệch lớn, hộ có diện tích nhiều nhất có đến 48.500 m2, có hộ chỉ một ít diện 37 tích đất canh tác với khoảng 1.000 m2, trung bình mỗi nông hộ có 13.900 m2. Thực tế, những nông hộ sống ở khu vực nông thôn thì nguồn thu nhập chính của họ bắt nguồn từ hoạt đông sản xuất trên diện tích đất sỡ hữu, xem như là tài sản gắn liền với sinh kế của gia đình. Những hộ có ít đất đai thì thường kết hợp hoạt động phi NN và nuôi tôm để đảm bảo thu nhập, còn hộ sỡ hữu càng nhiều đất thì có thể kiếm được nhiều tiền từ nghề nuôi tôm nhưng khả năng kiểm soát hoạt động nuôi có thể bị giới hạn ở mức nhất định, vì thế trường hợp xảy ra rủi ro tài chính là có thể nếu hộ không chủ động sử dụng một số công cụ phòng ngừa, điển hình là BHNN. f) Vay vốn Vốn là điều kiện cần trong bất kỳ lĩnh vực nào không riêng vì sản xuất NN. Nông dân rất cần vốn để trang trải và phục vụ cho sản xuất. Từ thực tế điều tra 113 hộ nuôi tôm TC-BTC ở tỉnh Bạc Liêu thì có 76 hộ tham gia các hình thức tín dụng tương ứng với 67,3% tổng số quan sát, 37 hộ còn lại không có vay vốn từ bất kỳ hình thức nào. Đối với những hộ không vay, một phần hộ cho rằng có đủ nguồn lực tài chính mà gia đình tiết kiệm được từ những vụ thu hoạch trước, những hộ khác có nhu cầu vay nhưng chưa được vay do không đủ tài sản thế chấp hoặc có nợ quá hạn chưa trả hết nên không thể vay tiếp. Trong tổng số 76 hộ có tham gia tín dụng thì chỉ có 9 hộ có thể tiếp cận được vốn sản xuất từ một nguồn tín dụng chính thức, chiếm 11,8% trên tổng số nông dân vay vốn. Riêng số hộ tham gia đồng thời cả hai nguồn tín dụng chính thức và phi chính thức có 5 hộ, chiếm 6,6% trên tổng số hộ có vay vốn được phỏng vấn, điều này có thể được giải thích bởi hành vi hạn lượng khoản vay của các ngân hàng và nhu cầu vốn cao trong nghề nuôi tôm TC-BTC. Số hộ có vay vốn từ nguồn phi chính thức là cao nhất, có tổng cộng 62 khách hàng chiểm tỷ lệ 81,6%, chủ yếu vay mượn từ người thân, bạn bè hoặc phổ biến hơn là mua chịu từ các đại lý vật tư nông nghiệp. Mặc dù lãi suất của tín dụng phi chính thức rất cao (khoảng 20,01%/vụ) nhưng đa số nông dân cảm thấy tính đơn giản và thuận tiện trong quá trình vay mượn cũng như trả nợ, khi đến mùa sản xuất hoặc thả giống vốn tín dụng chính thức bị hạn chế và không kịp thời nên nông dân ra đại lý mua chịu thức ăn, thuốc cho tôm,…xong vụ thì họ trả cả gốc lẫn lãi. Ngoài ra, người đi vay tín dụng phi chính thức không chịu thêm bất kỳ khoản chi phí nào khác và cũng không gặp khó khăn trong quá trình xin vay, đặt biệt là tài sản thế chấp và hồ sơ phức tạp, hầu hết họ đi vay dưới hình thức tín chấp. Qua số liệu thống kê trên cho thấy thị trường tín dụng phi chính thức dần chiếm ưu thế và đóng vai trò chủ đạo trong việc góp phần giải tỏa cơn khát vốn cho ngành NTTS tỉnh nhà. Ở khía cạnh khác, trong hai năm trở lại đây tình hình nuôi tôm ở Bạc Liêu gặp nhiều khó khăn về điều 38 kiện khí hậu bất thường, dịch bệnh cao làm tôm chết hàng loạt, thêm vào đó giá cả đầu ra bấp bênh làm cho người nuôi bị thua lỗ nặng nề, đáng nói là những nông dân đầu tư hoạt động nuôi tôm bằng nguồn vốn tín dụng phi chính thức càng nhiều thì nguy cơ rủi ro tài chính càng cao, vì thế họ rất cần chính sách hỗ trợ hoặc công cụ tài chính để giúp họ an tâm trong sản xuất và dám mạnh dạn đầu tư để phát triển nghề nuôi tôm truyền thống tại địa phương. Vay chính thức; 11,80% Vay hai nguồn; 6,60% Vay phi chính thức; 81,60% Nguồn: số liệu khảo sát năm 2013 Hình 4.2 Cơ cấu nguồn vốn vay của hộ nuôi tôm năm 2012 g) Làm việc tại địa phương Trong 113 quan sát thu thập được từ các hộ nuôi tôm thì có 22 hộ (chiếm tỷ lệ 19,5%) có thành viên trong gia đình làm việc tại địa phương, những cá nhân đó bao gồm cán bộ xã, thôn hoặc thành viên trong các tổ chức đoàn thể, hội phụ nữ. Xét trên khía cạnh quản lý tình hình nuôi tôm, nhiệm vụ chính của những cán bộ này là nắm bắt hoạt động nuôi tôm của từng hộ, chẳng hạn như diện tích thả nuôi hoặc tình hình thiệt hại, làm công tác trung gian và cung cấp thông tin về chính sách, các buổi hội thảo để bà con kịp thời theo dõi. Trong kết quả thực hiện BH tôm nuôi tại địa phương, một số cán bộ đóng góp vai trò quan trọng trong việc phổ biến thông tin và vận động nông dân tham gia. h) Tập huấn kỹ thuật Nhằm nâng cao hiệu quả và giảm giá thành sản xuất, ngoài kinh nghiệm của bản thân tích lũy được từ quá trình hoạt động và học tập thì người nuôi phải tham gia các buổi hội thảo chuyên đề, thu thập thông tin kỹ thuật từ nhiều nguồn khác nhau. Khảo sát thực tế cho thấy, có 48 hộ nuôi tôm theo kỹ thuật do tiếp nhận thông tin, khuyến cáo từ những lớp tập huấn của ngành NN địa phương, các công ty cung cấp thức ăn thủy sản tổ chức hoặc tài liệu khuyến nông - khuyến ngư phần nào giúp ích cho việc sản xuất, tương ứng 42,5% tổng số nông hộ được phỏng vấn, còn lại 65 hộ chiếm tỷ lệ 57,5% nuôi theo kinh nghiệm và trao đổi thông tin kinh tế, kỹ thuật với những nông dân khác. Hiện tại, các ban quản lý ngành, tổ chức địa phương thực hiện chính sách hỗ 39 trợ, chuyển giao khoa học-kỹ thuật nhằm xây dựng các mô hình nuôi tôm hiệu quả, an toàn sinh học theo tiêu chuẩn VietGap, cụ thể như hướng dẫn cách sử dụng các sản phẩm vi sinh, phương pháp phòng ngừa và trị bệnh thường gặp trong quá trình nuôi tôm, cách chọn và bắt con giống tốt, nuôi mật độ như thế nào để đạt hiệu quả cao, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, phát triển bền vững kinh tế gia đình. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cao và quy trình kỹ thuật phức tạp là những rào cản chính ảnh hưởng đến tiếp cận và ứng dụng quy trình nuôi tôm sạch. i) Thông tin BH Kết quả phản ánh của nông dân về khả năng tiếp cận thông tin sản phẩm BH tôm nuôi đang triển khai tại các địa phương chưa được khả quan, trong số 113 nông dân được phỏng vấn thì có 59 người biết được sản phẩm từ chính quyền địa phương, công ty BH và thêm các kênh truyền thông khác, tương ứng với tỷ lệ 52,2%. Thực tế, BH tôm nuôi là loại hình bảo hiểm mới, rất phức tạp, lần đầu tiên được triển khai trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu nên công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách gặp khá nhiều khó khăn, do phạm vi đối tượng và địa bàn triển khai khá rộng bởi đặc thù vùng nuôi tôm ở cách xa thành thị và diện tích nuôi TC-BTC lớn, nhưng lực lượng cán bộ địa phương và công ty Bảo Việt mỏng cùng với hệ thống thông tin còn hạn chế. Mặt khác, công tác tuyên truyền của một số cấp cơ sở, đại lý chưa thể hiện quan tâm đúng mức, thường xuyên, liên tục nên một số địa phương hầu như không biết chính sách hỗ trợ này, nhưng nếu có biết đến thì nhiều nông dân còn cảm thấy mập mờ, thông tin nhận được từ nhân viên BH hoặc dân địa phương không đầy đủ, quyền lợi của họ như thế nào khi đã bỏ ra một khoản tiền lớn để mua sản phẩm này, thậm chí các thông tin khách hàng nhận được có thể trái ngược nhau, đây là một trong những rào cản lớn ảnh hưởng đến quyết định mua BH của khách hàng. j) Chi phí nuôi Khi đầu tư nuôi tôm theo hình thức TC-BTC thì người nuôi phải chuẩn bị lượng vốn khá lớn do chi phí một một vụ nuôi là khá cao, bình quân 15.137,881 ngàn đồng/1.000 m2. Trong cơ cấu chi phí nuôi tôm theo hình thức TC-BTC cho thấy chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất là 50,32%, tiếp đến chi phí thuốc, hóa chất 15,95% và các khoản chi phí còn lại chiếm tỷ lệ nhỏ (xem hình 4.3). Trong thời gian vừa qua, các hộ nuôi tôm cho rằng chi phí sử dụng hóa chất chữa bệnh cho tôm ngày càng tăng do điều kiện thời tiết thất thường dẫn đến dịch bệnh trên tôm càng nhiều và mức nguy hiểm. Ngoài ra, một số hộ trình độ học vấn còn hạn chế, chưa được tập huấn nên khả năng tổ chức sản 40 xuất còn yếu điều này làm tăng giá thành, chẳng hạn tình trạng sử dụng thuốc và hóa chất chưa phù hợp, có tâm lý sài “trừ hao”, sử dụng thuốc trừ sâu gây tích tụ chất độc hại và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này muốn nói lên rằng nếu người nuôi quản lý tốt lượng thức ăn, sử dụng hợp lý hóa chất sẽ có khả năng làm giảm đáng kể chi phí đầu vào. Năm 2011, tổng chi phí trung bình mỗi vụ cho cả hai mô hình 13.643,010 ngàn đồng/1.000 m2 (Trần Văn Kiên, 2012) thì thấp hơn so với kết quả nghiên cứu này là 15.137,881 ngàn đồng/1.000 m2 và hiệu suất đồng vốn lại cao hơn, cụ thể là 1,35 so với nghiên cứu này là 0,99. Chi phí sản xuất tăng, giá cả tôm thương phẩm luôn biến động làm ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của hầu hết nông hộ, nghiêm trọng hơn là thiên tai, dịch bệnh làm thua thiệt, mất khả năng trả nợ, không có vốn để tái sản xuất là hoàn toàn có thể xảy ra. 5,52% 3,30% 0,73% 14,99% 9,19% Giống Thức ăn Thuốc Tiền công Nhiên liệu 15,95% Chi phi sữa chữa 50,32% Chi phí khác Nguồn: số liệu khảo sát năm 2013 Hình 4.3 Cơ cấu chi phí mỗi vụ nuôi tôm TC-BTC năm 2012 k) Thu nhập từ nuôi tôm Thu nhập bình quân trên vụ của mỗi hộ nuôi tôm là 15.032,825 ngàn đồng/1.000 m2, mức thu nhập này thấp hơn so với thu nhập trung bình là 18.418,050 ngàn đồng/1.000 m2 mỗi hộ nuôi tôm ở Bạc Liêu vào năm 2011 (Trần Văn Kiên, 2012). Điều này cho thấy hộ nuôi tôm ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay phải đầu tư nhiều hơn nhưng hiệu quả mang lại thấp hơn so với các năm trước đó. Ngoài ra, thu nhập cao nhất là 276.000 ngàn đồng/1.000 m2 và mức thu nhập thấp nhất là 0 đồng/1.000m2. Nhìn vào đây cho thấy có sự chênh lệch khá lớn trong thu nhập giữa các hộ nuôi tôm, chứng tỏ một số nông hộ làm ăn hiệu quả, làm giàu từ nghề nuôi tôm công nghiệp, nhưng cũng có người thất bại và lâm vào cảnh nợ nần từ nghề này. Nguyên nhân thu nhập khá thấp từ hoạt động nuôi tôm TC-BTC là do thời tiết không thuận trong NTTS, nắng nóng kéo dài, gần về cuối mùa khô độ mặn cao hơn bình thường nên ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của tôm, chưa có biện pháp khống chế hữu 41 hiệu về dịch bệnh nguy hiểm, đặc biệt xuất hiện vi bào tử ký sinh trên gan tụy của tôm nuôi nên kích cỡ tôm thu hoạch nhỏ hơn dẫn đến sản lượng thấp. Bên cạnh đó, giá cả đầu ra cho mặt hàng tôm nguyên liệu bấp bênh nên ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất. 4.1.2 So sánh đặc điểm hộ tham gia BH và không tham gia BH Để tìm hiểu sự khác biệt giữa nhóm tham gia BH và nhóm không tham gia BH tôm nuôi, ta tiến hành phân tích một số tiêu chí quan trọng như sau: a) Giới tính Trong tổng số 59 cá nhân được phỏng vấn có tham gia BH tôm nuôi, tỷ lệ về giới tính có sự khác biệt lớn. Chủ hộ là nam giới có 49 người tham gia BH, chiếm tỷ lệ 83,1%, số cá nhân tham gia BH tôm nuôi còn lại là nữ, chiếm tỷ lệ 16,9%. Mặt khác, kết quả thống kê cũng cho thấy một khác biệt lớn trong cơ cấu giới tính của đối tượng không mua BH, cụ thể nam giới không mua BH có 46 người và nữ giới có 8 người (xem bảng 4.2). Bảng 4.2: Cơ cấu mẫu theo giới tính giữa khách hàng mua BH và không mua BH Tham gia BH Không tham gia BH Tham gia BH Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Nam 49 83,1 46 85,2 Nữ 10 16,9 8 14,8 Tổng 59 100,0 54 100,0 Nguồn: kết quả điều tra khách hàng, 2013 b) Tập huấn kỹ thuật Kết quả điều tra được thể hiện trong bảng 4.3, hộ có tham gia tập huấn thì xác suất mua BH khá cao tương ứng với 66,1%, còn lại 20 hộ không tập huấn kỹ thuật, chiếm tỷ lệ 33,9% trong tổng số hộ có tham gia BH tôm nuôi. Thực tế, tham gia tập huấn là cơ hội cho người nuôi tôm trong việc tiếp cận kỹ thuật mới có hiệu quả hơn, đồng thời thực hiện tốt quy chuẩn nuôi tôm cho đối tượng tham gia BH. Ngược lại, một số hộ chưa nhận thức tầm quan trọng tham gia tập huấn, còn tư tưởng bảo thủ, quá tin vào kinh nghiệm của mình mà không áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nên chắc rằng hiệu quả kinh tế sẽ thấp hơn hộ có tập huấn, đồng thời hộ cũng nhận thiệt thòi trong việc tiếp cận sản phẩm BH tôm nuôi đang triển khai tại địa phương. 42 Bảng 4.3: Tham gia tập huấn kỹ thuật giữa khách hàng mua BH và không mua BH Tham gia BH Không tham gia BH Tham gia BH Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Có tập huấn 39 66,1 9 16,7 Không tập huấn 20 33,9 45 83,3 Tổng 59 100,0 54 100,0 Nguồn: kết quả điều tra khách hàng, 2013 c) Trình độ học vấn Nhìn vào bảng kết quả thống kê cho thấy cá nhân tham gia BH tôm nuôi tập trung dàn trải ở trình độ tiểu học, trung học và phổ thông, nhóm còn lại có trình độ trên phổ thông chiếm tỷ lệ nhỏ, cụ thể 1,7% tổng số khách hàng có mua BH. Đối với cá nhân không mua BH thì tập trung nhiều nhất vào nhóm có trình độ trung học phổ thông, chiếm tỷ lệ 61,1% trong số người không mua BH. Nhìn chung, trình độ học vấn của chủ hộ cũng ảnh hưởng đến việc mua BH tôm nuôi. Bảng 4.4: Cơ cấu mẫu theo trình độ học vấn giữa cá nhân đã mua BH và không mua BH Tham gia BH Không tham gia BH Trình độ Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tiểu học 17 28,8 10 18,5 Trung học 19 32,2 33 61,1 Phổ thông 22 37,3 10 18,5 1 1,7 1 1,9 59 100,0 54 100,0 Trên phổ thông Tổng Nguồn: kết quả điều tra khách hàng, 2013 d) Vay vốn Số liệu thống kê điều tra thể hiện ở bảng 4.5 cho thấy trong nhóm hộ tham gia BH tôm nuôi thì tỉ lệ về tình trạng vay vốn có sự chênh lệch rất lớn, cụ thể khách hàng tham gia BH có vay vốn là 43 hộ, chiếm tỷ lệ 72,9% và không vay vốn là 16 hộ tương đương với 27,1%. Thật thú vị, trong nhóm không mua BH thì tình trạng đầu tư nuôi tôm TC-BTC bằng nguồn vốn vay chiếm tỷ lệ đáng kể với khoảng 61,1%, điều này ngụ ý rằng những đối tượng này nguy cơ đối mặt với rủi ro tài chính khá cao trong điều kiện nuôi không thuận lợi. 43 Bảng 4.5: Cơ cấu mẫu theo tình trạng vay vốn giữa nhóm mua BH và không mua BH Tham gia BH Không tham gia BH Tham gia BH Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Vay vốn 43 72,9 33 61,1 Không vay vốn 16 27,1 21 38,9 Tổng 59 100,0 54 100,0 Nguồn: kết quả điều tra khách hàng, 2013 e) Kinh nghiệm sản xuất Trong sản xuất NN truyền thống, kinh nghiệm sản xuất có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của hộ sản xuất. Kinh nghiệm sản xuất được thể hiện qua số năm sản xuất của chủ hộ. Bảng 4.6 cho thấy kinh nghiệm sản xuất của hai đối tượng nghiên cứu đều khá cao và chênh lệch không đáng kể. Thường thì khi chủ hộ có nghiều năm kinh nghiệm có thể giúp họ quản lý rủi ro tốt hơn hoạt động nuôi tôm TC-BTC, đạt được năng suất cao, do đó nhu cầu tham gia BH của hộ có thể ít hơn đối tượng khác. Tuy nhiên, kết quả kiểm định cho thấy kinh nghiệm của chủ hộ tham gia và không tham gia BH không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy có thể kinh nghiệm sản xuất không ảnh hưởng đến quyết định đầu tư BH của nông hộ. Bảng 4.6: Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ mua và không mua BH Đơn vị tính: năm Kinh nghiệm Tham gia BH Không tham gia BH Thấp nhất 3 3 Cao nhất Trung bình * 17 14 9,6 8,9 Nguồn: kết quả khảo sát năm 2013 Ghi chú: Số năm kinh nghiệm của 2 đối tượng nghiên cứu không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 10% qua kiểm định T-test (*) f) Thông tin BH Trong 59 cá nhân đại diện cho hộ có tham gia BH thì có 48 người cơ bản hiểu được đặc điểm của loại sản phẩm này, chiếm tỷ lệ 81,4%, còn lại 11 người hầu như chưa tiếp nhận được thông tin rõ ràng, tương ứng tỷ lệ 18,6% trong số khách hàng có tham gia BH. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế bởi vì BH tôm nuôi là một loại BH mới, lần đầu tiên được bán ra trên địa bàn Bạc Liêu, nông dân hoàn toàn chưa hiểu biết về BH, vì thế họ cần nhiều thông tin và sự hỗ trợ trước khi đưa ra một lựa chọn hợp lý. 44 Bảng 4.7: Tiếp cận thông tin giữa khách hàng mua BH và không mua BH Tham gia BH Tiếp nhận TT Tham gia BH Tần số Tỷ lệ (%) 48 81,4 Không tham gia BH Tần số Tỷ lệ (%) 11 20,4 Không tiếp nhận TT 11 18,6 43 79,6 Tổng 59 100,0 54 100,0 Nguồn: kết quả điều tra khách hàng, 2013 g) Diện tích nuôi tôm Kết quả điều tra 113 hộ sản xuất tôm theo hình thức TC-BTC ở 2 đối tượng nghiên cứu cho thấy diện tích sản xuất của các hộ tương đối lớn, cụ thể diện tích nuôi bình quân của đối tượng tham gia BH có 18.900 m2 và diện tích nuôi của đối tượng không tham gia BH có 7.700 m2. Diện tích trung bình của các hộ sản xuất tương đối lớn, điều này thuận lợi cho phân bổ hợp lý diện tích ao lắng và diện tích thả nuôi, đồng thời diện tích sản xuất tương đối lớn cho thấy nghề nuôi tôm truyền thống vẫn còn được chú trọng và phát triển mặc dù tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn. Bảng 4.8 thể hiện chênh lệch đáng kể về diện tích giữa đối tượng đầu tư và không đầu tư vào BH tôm nuôi, đồng thời kết quả kiểm định cũng cho thấy có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy diện tích nuôi tôm có thể ảnh hưởng đến quyết định mua BH của nông hộ. Bảng 4.8: Diện tích nuôi tôm TC-BTC của hộ mua và không mua BH ĐVT: 1.000 m2 Diện tích Tham gia BH Không tham gia BH Thấp nhất 1 2 Cao nhất Trung bình *** 48,5 22 18,9 7,7 Nguồn: kết quả khảo sát năm 2013 Ghi chú: Số năm kinh nghiệm của 2 đối tượng nghiên cứu có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 1% qua kiểm định T-test (***) 4.2 KẾT QUẢ Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BH tôm nuôi của nông hộ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đề tài sử dụng mô hình Logit để phân tích. Kết quả chạy mô hình Logit được trình bày cụ thể bảng 4.9. Bảng 4.9 trình bày kết quả giá trị kiểm định mô hình (P-value = 0,000) cho biết các hệ số của mô hình có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, nghĩa là hệ số của các biến giải thích có thể được sử dụng để giải thích nhu cầu tham gia BH của nông hộ. 45 Kiểm định đa cộng tuyến được tiến hành để kiểm tra tính vững của các hệ số trong phương trình. Kết quả kiểm định cho thấy các giá trị đều nhỏ hơn 0,8, do đó có thể bỏ qua tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình. Bảng 4.9: Kết quả mô hình Logit cho quyết định mua BH tôm nuôi Biến độc lập Hệ số Hiệu ứng biên Giá trị P Hằng số - 2,906* _ 0,067 TRINHDO - 0,252** - 0,057 0,037 GIOITINH 0,316 0,074 0,781 DTNUOI 0,159** 0,036 0,011 VAYVON 0,294 0,068 0,687 LAMVIECDP 1,871* 0,331 0,084 THONGTIN 2,334*** 0,497 0,002 SONAMKN 0,072 0,016 0,445 TAPHUANKT 2,545*** 0,503 0,002 - 0,000 0,218 CHIPHISX - 0,000 Tổng số quan sát Pr   2 Log likelihood Pseudo R2 113 0,000 -32,676 0,582 Nguồn: số liệu phân tích của tác giả, 2013 Ghi chú: ***: biến có ý nghĩa thống kê mức 1% **: biến có ý nghĩa thống kê mức 5% *: biến có ý nghĩa thống kê mức 10% Bảng 4.10: Dự báo mô hình Dự báo Tham gia BH Không tham gia BH Quan sát Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tham gia BH 52 88,14 7 11,86 Không tham gia BH 5 9,26 49 90,74 Mô hình dự báo đúng (%) 89,38 Nguồn: số liệu phân tích của tác giả, 2013 Trong mô hình Logit, hệ số Pseudo-R2 không hoàn toàn giải thích cho sự phù hợp của mô hình, mà thường dùng để so sánh các mô hình với nhau, vì vậy ta cần xem xét mức độ giải thích chính xác của mô hình thay cho giá trị R2 khi nhận xét về sự phù hợp của mô hình. Mức độ chính xác được thể hiện ở bảng 4.10, cho thấy trong 57 trường hợp tham gia BH tôm nuôi (xem theo cột) 46 mô hình đã dự đoán đúng 52 trường hợp (xem theo hàng), vậy tỷ lệ đúng là 88,14%. Còn với 56 trường hợp không tham gia BH, mô hình dự đoán đúng 49 trường hợp, tương ứng tỷ lệ đúng là 90,74%. Từ đó ta tính được tỷ lệ dự đoán đúng của toàn bộ mô hình là 89,38%. Theo kết quả phân tích, trong 9 biến đưa vào mô hình thì có 5 biến có ý nghĩa thống kê. Cụ thể: các biến TAPHUANKT, THONGTIN có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, biến TRINHDO và DTNUOI có ý nghĩa thống kê mức 5%, còn lại biến LAMVIECDP có ý nghĩa mức 10%. Để thấy rõ hơn tác động của từng biến giải thích lên biến phụ thuộc trong mô hình phân tích trên, các biến độc lập lần lượt được xem xét. Dựa trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm gia tăng nhu cầu đối với BH tôm nuôi. 4.2.1 Thông tin BH Hệ số của biến THONGTIN có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Biến này có hệ số dương cho thấy nếu khách hàng được tiếp cận thông tin về sản phẩm BH tôm nuôi thì xác suất quyết định mua BH sẽ cao hơn 49,7% so với những nông hộ khác. Kết quả này phù hợp với lập luận của Sheth và cộng sự (2001) rằng khách hàng chỉ có thể tham gia khi dịch vụ thông tin sản phẩm và sự hỗ trợ được thỏa mãn. Do đặc tính vô hình của sản phẩm BH và các thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng trong hợp đồng, chẳng hạn mức phí BH, trách nhiệm khi tham gia, đáng quan tâm hơn là điều khoản bồi thường, nên đối với một số khách hàng thì sản phẩm BH có thể khiến họ không dễ dàng hiểu hoặc hình dung cụ thể, vì thế khách hàng thường có xu hướng không mua những sản phẩm mà họ không hiểu rõ vì họ sợ rằng sẽ quyết định sai lầm và chịu thiệt hại. Bên cạnh đó, do đặt thù vị trí địa lý và văn hóa của những nông dân sống khu vực nông thôn ít tiếp xúc và sử dụng các công cụ tài chính, cụ thể là các sản phẩm BH nhân thọ để bảo vệ cho cuộc sống bản thân chứ chưa nói là BH tôm nuôi, một loại hình BH hoàn toàn mới, lần đầu tiên triển khai tại địa bàn tỉnh Bạc Liêu, nếu khách hàng không được giải thích đầy đủ và rõ ràng các thông tin liên quan thì họ rất ngần ngại bỏ ra một số tiền lớn để mua sản phẩm này. Kết quả phân tích này ngụ ý rằng chương trình thí điểm BH có thể thành công khi công tác phổ biến thông tin đến các hộ nuôi tôm đạt hiệu quả. Do đó, các cơ quan chức năng tiếp tục làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về sản phẩm BH tôm nuôi trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc có thể treo băng rôn tại các thôn, ấp để người dân biết chính sách BHNN đang triển khai tại địa phương. Mặt khác, theo kết quả khảo sát có đến 85 khách hàng (chiếm tỷ lệ 75,2%) biết đến BH tôm nuôi từ cán bộ địa phương, vì vậy cần phát huy 47 một cách hiệu quả hơn vai trò chính quyền địa phương trong việc truyền tải thông tin đến nông dân và nâng cao sự tin tưởng của họ vào sản phẩm này. Ngành NN địa phương và công ty BH cần phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề để gia tăng sự hiểu biết của khách hàng về BHNN, tốt hơn nữa là đi đến trực tiếp nhà dân để tư vấn thủ tục tham gia và bồi thường, trao đổi thắc mắc với người dân để họ tin tưởng vào sản phẩm này. Ngoài ra, công ty BH cần tăng cường nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên thông qua đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng nghiệp vụ để tạo ra một lực lượng đại lý chuyên nghiệp có thể tư vấn trực tiếp hoặc liên lạc qua điện thoại với khách hàng, tăng cường giáo dục về tinh thần trách nhiệm, ý thức nhân viên về mục đích chương trình BH mang tính nhân đạo không vì mục tiêu lợi nhuận. Mặt khác, nông dân cũng phải chủ động tìm hiểu và liên lạc với đại lý BH, chính quyền địa phương để nắm bắt thông tin và đưa ra quyết định đúng. 4.2.2 Làm việc ở địa phương Làm việc ở địa phưởng (LAMVIECDP) có ảnh hưởng thuận chiều với quyết định tham gia BH của nông hộ ở mức ý nghĩa 10%. Một hộ gia đình có chủ hộ hay thành viên giữ chức vụ trong cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức đoàn thể tại địa phương thì khả năng tiếp cận BH cao hơn 33,1% so với những hộ khác. Điều này là do các hộ gia đình có thành viên làm việc như một nhân viên chính quyền địa phương có nhiều thông tin về chương trình triển khai BH, họ dễ dàng biết được quy trình thủ tục tham gia, được đặc ân trong ký kết hợp đồng và giải quyết bồi thường nhờ mối quan hệ với đại lý BH. Tuy nhiên, quyết định mua BH tôm nuôi một phần mang tính chất bắt buộc, bởi vì những đảng viên tại địa phương tham gia nhằm thể hiện tinh thần nêu gương trong việc thực hiện chính sách BHNN, làm cơ sở tuyên truyền nhân rộng trong nhân dân. Kết quả nghiên cứu cho thấy cán bộ địa phương có xác suất mua BH tôm nuôi rất lớn, vì thế đại lý BH cần tập trung khai thác khách hàng tiềm năng này. Hơn nữa, việc chú trọng đối tượng có tham gia công tác công cộng như những người trong hội nông dân, hội phụ nữ hoặc đoàn thanh niên sẽ giúp công ty tăng cường tuyên truyền thông qua các đối tượng này, tạo được niềm tin cho nông dân làm theo. Bên cạnh sự nhiệt tình từ đại lý BH và đại diện chủ hợp đồng thì cán bộ và chính quyền địa phương cần phải quan tâm hơn trong chỉ đạo thực hiện, gương mẫu tham gia, làm tốt công tác tuyên truyền để thuyết phục nông dân tin dùng. Ngoài ra, cán bộ địa phương cần thiết nắm rõ nội dung chương trình thí điểm và sản phẩm BHNN để linh hoạt giải đáp thắc mắc và vận động người dân tham gia. 48 4.2.3 Tập huấn kỹ thuật Hệ số dương của TAPHUANKT có ý nghĩa ở mức 1% ngụ ý rằng các hộ gia đình có tham gia tập huấn kỹ thuật thì nhu cầu mua BH lớn hơn 50,3% so với hộ không được tập huấn. Bởi vì khi tham gia tập huấn, nông hộ có cơ hội tiếp cận với kỹ thuật sản xuất phù hợp, đặc biệt là nhận thức được rủi ro trong sản xuất và lợi ích của việc tham gia BH (Nguyễn Quốc Nghi, 2012). Ngoài ra, khóa tập huấn giúp bà con áp dụng quy chuẩn kỹ thuật mới vào hoạt động sản xuất nhằm năng cao chất lượng, giảm thiểu nguy cơ xảy ra dịch bệnh, đảm bảo lợi ích cho người tham gia BH và doanh nghiệp BH. Kết quả này phản ánh vai trò quan trọng của hỗ trợ tập huấn kỹ thuật trên nhiều khía cạnh, vì vậy ngành chức năng cần tăng cường chương trình khuyến nông để kịp thời cung cấp đến người nông dân những thông tin khoa học kỹ thuật thiết thực, cập nhật những tiến bộ kỹ thuật và mô hình mới hiệu quả đến nông dân. Bên cạnh đó, ngành NN cần đẩy mạnh cải tiến nội dung và phương pháp tập huấn phù hợp với trình độ học vấn của người nông dân. Nội dung truyền đạt phải gần gũi, dễ hiểu, cô đọng, đặc biệt là gắn liền với điều kiện tự nhiên địa phương. Chương trình tập huấn cần thiết truyền tải nội dung, những yêu cầu kỹ thuật được quy định theo Quyết định 669/QĐ-UBND đáp ứng điều kiện tham gia BH tôm nuôi và cần lồng ghép nội dung chương trình thí điểm BH tôm nuôi đến các học viên trong khóa học. Một điều cũng cần phải quan tâm đó là trình độ học vấn nông dân thấp có thể ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng khóa học, bởi vì họ khó tiếp cận và ứng dụng những thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật, không áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, do đó ngành giáo dục tỉnh cần triển khai thường xuyên các lớp học bổ túc văn hóa, bổ túc kiến thức tại các huyện, xã trọng điểm nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho nông dân trong vùng tham gia học tập nhằm nâng cao trình độ học vấn và nâng cao khả năng tiếp cận thông tin khoa học, thay đổi nhận thức nông dân trong hoạt động nuôi trồng. Mặc dù ngành chức năng đã vận động, tập huấn, khuyến khích các quy trình nuôi tiên tiến nhưng đa phần nông hộ do thiếu vốn nên chưa đáp ứng đủ điều kiện cơ sở, vật chất theo yêu cầu, vì thế cần đẩy mạnh chính sách hỗ trợ, đặt biệt là triển khai thực hiện Quyết định 01/2012/QĐ-TTg ngày 9/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình sản xuất tốt trong NN, lâm nghiệp và thủy sản để có cơ sở hỗ trợ và khuyến khích việc áp dụng kỹ thuật vào sản xuất. 4.2.4 Diện tích nuôi tôm Hệ số diện tích nuôi tôm (DTNUOI) dương và có ý nghĩa ở mức 5%, chỉ ra rằng quy mô nuôi tôm tỉ lệ thuận với quyết định đầu tư vào BH của nông 49 hộ, cụ thể diện tích nuôi tăng thêm 1.000m2 thì nhu cầu mua BH tăng 3,6%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Knight and Coble (1997) ở hai quận của nước Mỹ và nghiên cứu của Torkamani (2002) tại Iran. Thực tế cho thấy những hộ nuôi với quy mô lớn thì khả năng kiểm soát hoạt động nuôi của hộ bị hạn chế, chẳng hạn người canh tác khó có thể quản lý tốt hơn việc kiểm tra yếu tố môi trường nước, kỹ thuật chăm sóc tôm trong suốt quá trình nuôi, vì vậy họ nhận thức được nguy cơ đối mặt với rủi ro cao và một trong những giải pháp ưu tiên là tham gia BH. Diện tích nuôi tôm cũng góp phần giải thích nhu cầu tham gia BH của nông hộ, vì thế khi tìm kiếm khách hàng tiềm năng để tư vấn thì các đại lý BH nên chú ý đến những đối tượng này. Mặc khác khi tư vấn cho nông dân thì phải nhấn mạnh tầm quan trọng về lợi ích mà BH mang lại và khiến họ cảm thấy yên tâm hơn khi quy mô sản xuất lớn. 4.2.5 Trình độ học vấn Hệ số TRINHDO có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với quyết định mua BH của nông hộ ở mức ý nghĩa 5%. Điều này ngụ ý rằng chủ hộ có trình độ học vấn càng cao thì ít tham gia vào loại hình BH này. Phát hiện này trái ngược với quan điểm của Sadati và cộng sự (2010) rằng kiến thức của người nông dân có tác động tích cực đến xu hướng chấp nhận bảo hiểm tại Behbahan. Nguyên nhân là do một số nông dân có trình độ học vấn cao thì sự hiểu biết của họ càng rộng. Đề cập đến BH tôm nuôi, một loại hình BH hoàn toàn mới ở địa bàn nông thôn, những nông dân này cũng tìm hiểu, nhận thức và cân nhắc rất kỹ đến quyền lợi tài chính và pháp lý mà sản phẩm này mang lại. Mặt khác, chương trình thí điểm BH tôm nuôi lần đầu triển khai nên còn tồn tại nhiều bất cập trong văn bản hướng dẫn, công tác triển khai, chẳng hạn các đại lý bảo hiểm và cán bộ địa phương đã được tập huấn nhưng hoạt động còn yếu, chưa thông tin đầy đủ về trách nhiệm và quyền lợi của nông dân khi tham gia bảo hiểm. Điều đáng quan tâm hơn là các quy định về bồi thường còn nhiều phức tạp, trải qua nhiều khâu trung gian nên tốn nhiều thời gian và thâm chí dư luận cũng phản ánh một số đại lý BH thiếu trách nhiệm và vấn đề đạo đức, rõ ràng nhất là trường hợp nông dân mong nhận được tiền bồi thường nhanh thì phải trả một khoản phí huê hồng cho đại lý. Thực tế trên làm cho một số nông dân không muốn tham gia bởi vì họ thiếu tin tưởng sản phẩm và không muốn đem đến phiền phức cho gia đình. Ngược lại, nhiều hộ nuôi có thể chưa cập nhật đầy đủ các quy tắc, điều khoản hợp đồng BH nhưng cũng tham gia bởi họ nhận thấy các hộ lân cận nhận được tiền bồi thường BH. Để tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức ý nghĩa, góp phần triển khai thành công và sâu rộng trong nhân dân, thiết nghĩ BCĐ các cấp tiếp tục thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách 50 và cũng cần chú ý là chủ trương chính sách đến người dân cần thiết phải có nội dung đơn giản, phù hợp để họ dễ dàng nắm bắt, tuân thủ theo quy định. Hiện nay, còn tồn tại các đại lý BH có mục đích tư lợi riêng trong triển khai thí điểm BH tại địa phương, vì vậy công ty nên ban hành nguyên tắc chuẩn mực đạo đức cho nhân viên, đại lý để họ có hành vi ứng xử, trách nhiệm phục vụ khách hàng luôn hài lòng. Trong giao dịch, ký kết hợp đồng và giải quyết quyền lợi cho khách hàng sẽ phát sinh khiếu nại của khách hàng. Do vậy công ty cần công khai, minh bạch, thể hiện linh hoạt trong việc hướng dẫn cho khách hàng thủ tục yêu cầu trả tiền BH, đồng thời nhân viên cần chủ động tìm hiểu nguyên nhân và có hướng giải quyết nhanh chóng, kịp thời, thỏa đáng trong quá trình giải quyết nhằm tạo sự an tâm và sự tin tưởng khi mua BH của doanh nghiệp, qua đó cũng tạo ra thông tin truyền miệng đúng trong nhân dân. Xét về phía người nuôi tôm, họ cũng nên thường xuyên quan tâm đến chính sách, văn bản liên quan đến BH tôm nuôi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, internet hoặc trực tiếp tại cơ quan ban ngành, điều này giúp họ tiếp nhận thông tin chính xác, nhận thức vấn đề khách quan và đưa ra quyết định đúng đắn. Kết quả phân tích cho thấy các yếu tố giới tính, số năm kinh nghiệm của chủ hộ, chi phí nuôi tôm, vay vốn là 4 biến có hệ số không có ý nghĩa về mặt thống kê. Xác suất ra quyết định mua BH tôm nuôi không bị ảnh hưởng bởi giới tính cho thấy cả nam và nữ đều có xác suất mua BH như nhau. Bên cạnh đó những nông hộ có kinh nghiệm lâu năm trong nghề hay chi phí đầu tư cao trong điều kiện môi trường rủi ro cũng không ảnh hưởng đến quyết định mua BH tôm nuôi. Kết quả nghiên cứu này tương đối phù hợp với nhu cầu đầu tư vào sản phẩm BH của hộ nuôi tôm dựa trên lựa chọn những tiêu chí quan trọng đã được phân tích chi tiết ở phần trên. Tóm lại, chương này đã phân tích các đặc điểm đặc trưng của các hộ nuôi tôm của mẫu khảo sát, trình bày kết quả nghiên cứu về xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm BH tôm nuôi của nông hộ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu thông qua việc sử dụng mô hình Logit. Nhu cầu tham gia BH của nông hộ bị ảnh hưởng bởi 5 nhân tố quan trọng: trình độ học vấn chủ hộ, tiếp nhận thông tin BH, tập huấn kỹ thuật, làm việc địa phương, diện tích nuôi tôm. Để góp phần gia tăng nhu cầu BH của hộ nuôi tôm và tiếp tục nhân rộng chính sách BH này đến các địa phương, nghiên cứu đã đề xuất những giải pháp phù hợp như: hoàn thiện cơ chế chính sách, tập huấn nghiệp vụ thí điểm BH tôm nuôi, tăng cường tổ chức hoạt động tuyên truyền, tổ chức hướng dẫn tham gia thí điểm và ký kết hợp đồng, nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên công ty Bảo Việt và đại lý bán hàng. 51 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN 5.1.1 Kết quả chính của đề tài Nghiên cứu này tập trung xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư BH tôm nuôi cho hoạt động giảm thiểu rủi ro của nông dân trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Dữ liệu phân tích trong đề tài được thu thập thông qua bảng phỏng vấn với 113 hộ tại huyện Hòa Bình và thành phố Bạc Liêu. Đây là 2 huyện có đặc trưng nổi bật nghề nuôi tôm dưới hình thức TC-BTC, đồng thời là địa bàn phản ánh khá chính xác thực trạng triển khai thí điểm BH tôm nuôi thời điểm năm 2012. Qua điều tra khảo sát thực tế cho biết hoạt động nuôi tôm TC-BTC trên địa bàn nghiên cứu được hình thành và phát triển từ nhiều năm, điều này được thể hiện qua kinh nghiệm sản xuất 9,3 năm và diện tích đầu tư trung bình 13.884 m2 của mỗi nông hộ. Bên cạnh đạt được lợi thế trong tích lũy kinh nghiệm sản xuất, người nuôi tôm cũng đang bộc lộ nhiều hạn chế trong việc tiếp cận tiến bộ kỹ thuật và mô hình nuôi tôm hiệu quả, cùng với trình độ học vấn đạt mức trung bình 7,7 lớp, điều này xem như là một trở ngại lớn trong ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khả năng nhận thức vấn đề nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Cuộc điều tra mẫu cũng phát hiện hoạt động đầu tư cho hình thức nuôi TC-BTC của hầu hết nông hộ tại địa bàn nghiên cứu bằng nguồn vốn tín dụng, chủ yếu là tín dụng phi chính thức chiếm 81,6% tổng số hộ có vay vốn. Mặc dù thực tế tín dụng chính thức luôn được các nhà làm chính sách xem như là công cụ hữu hiệu nhất cho khu vực kinh tế nông nghiệp nông thôn, tuy nhiên kết quả nghiên cứu của đề tài này cho thấy rằng nó chưa thể hiện tốt vai trò của mình. Hiện nay, người nuôi tôm ở địa bàn Bạc Liêu đang đối mặt với tình trạng chi phí đầu tư cho thức ăn và hóa chất chữa bệnh cho tôm ngày càng tăng, đạt trung bình 15.137,881 ngàn đồng/1.000 m2, trong khi thu nhập có xu hướng giảm do ảnh hưởng bởi giá tôm nguyên liệu bấp bênh và dịch bệnh ngày càng nguy hiểm. Do đó, nông dân cần các chính sách hỗ trợ hoặc công cụ tài chính để giúp họ giảm thiểu rủi ro và an tâm trong sản xuất nuôi tôm truyền thống tại địa phương. Từ kết quả vừa nêu trên, đề tài tiếp tục tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư vào BH tôm nuôi của nông dân. Kết quả từ mô hình Logit chỉ ra rằng nông hộ chỉ có thể mua BH khi được tiếp nhận thông tin đầy đủ. Rõ ràng, việc tư vấn thông tin giúp đối tượng tham gia hiểu biết rõ hơn về đặc tính sản phẩm, những điều khoản của hợp đồng BH. Do đó, hoàn thiện công tác thông tin, tuyên truyền là một giải pháp quan trọng. Bên cạnh đó, khả năng 52 tham gia BH tôm nuôi nhiều hơn nếu chủ hộ được tham dự các buổi hội thảo, tập huấn kỹ thuật bởi vì nó cung cấp cho nông dân nhiều kiến thức về kỹ thuật nuôi trồng và áp dụng kỹ thuật nuôi phù hợp cho đối tượng tham gia BH, đồng thời có cơ hội tiếp nhận đầy đủ nội dung chính sách BH. Làm việc ở địa phương cũng có ảnh hưởng đến quyết định tham gia BH của nông hộ. Gia đình có các thành viên làm việc ở địa phương có nhiều thuận lợi trong việc tiếp nhận thông tin, ký kết và giải quyết bồi thường BH, song song đó cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm trong chủ trương thí điểm, vì vậy xác xuất mua BH của đối tượng này khá cao. Mặt khác, trình độ học vấn của chủ hộ lại là yếu tố hạn chế mua BH tôm nuôi. Thực tế cho thấy, BH tôm nuôi là mô hình BH mới, thông tin nhận được về sản phẩm còn nhiều điểm chưa rõ ràng, do đó, sự đánh đổi giữa phí BH và lợi ích BH đang là một sự lựa chọn có cân nhắc của nhiều hộ nuôi tôm. Cuối cùng, diện tích nuôi tôm cũng được xem là một trong các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư của nông hộ cho loại hình sản phẩm này. Các hộ có quy mô sản xuất lớn có xu hướng đầu tư nhiều hơn. Nguyên nhân hiện tượng này là do khả năng quản lý của hộ nuôi có giới hạn trên diện tích đất canh tác nên họ e ngại gặp rủi ro trong sản xuất, vì thế giải pháp an toàn là tham gia BH. Các yếu tố khác như số năm kinh nghiệm, vay vốn và chi phí sản xuất không có tác động rõ rệt đến quyết định tham gia BH tôm nuôi của nông hộ. Để giúp BH tôm nuôi trở thành một công cụ dự phòng rủi ro hữu ích cho nông dân, các bên liên quan cùng phải thống nhất trong nhận thức, hành động và chịu trách nhiệm; thay đổi chính sách hỗ trợ và cần có một chiến lược cụ thể phát triển sản phẩm BHNN trong tương lai. 5.1.2 Hạn chế đề tài Do khả năng có hạn cũng như giới hạn về mặt thời gian nghiên cứu nên việc chọn cỡ mẫu và lấy mẫu còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu chỉ tập trung điều tra và phân tích nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua BH của nông hộ ở địa bàn tỉnh Bạc Liêu, trong khi chương trình triển khai thí điểm BH tôm nuôi theo quyết định 315/QĐ-TTg ở 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, nên chưa phản ánh chính xác và đầy đủ các khía cạnh. Một hạn chế khác của đề tài là nghiên cứu chỉ mới xem xét một vài yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BH của nông hộ, có những yếu tố quan trọng khác mà đề tài chưa khảo sát hết. Mặc dù vậy, nghiên cứu cũng đạt được mục tiêu đặt ra và là cơ sở cho mở rộng hướng nghiên cứu chuyên sâu hơn tại các tỉnh, thành phố đang triển khai thí điểm BHNN tại Việt Nam. 53 5.2 KIẾN NGHỊ 5.2.1 Về phía nhà nước - Bộ tài chính và Bộ NN&PTNT cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động triển khai BHNN nhằm tạo cơ sở hỗ trợ BCĐ các cấp và doanh nghiệp BH thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. - Ban chỉ đạo tỉnh cần tuyển chọn và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác BH bằng việc Bộ tài chính tăng cường phối hợp với các bên liên quan mở các lớp tập huấn kỹ năng chuyên môn và cập nhật những quy định mới, góp phần công tác thông tin, tuyên truyền được hiệu quả. - Sở NN&PTNT phối hợp với ngành NN địa phương tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề về kỹ thuật mới trong nuôi tôm TC-BTC, quy trình nuôi áp dụng cho đối tượng tham gia BH. - Tạo điều kiện phát triển mạng lưới trung gian BH dưới nhiều hình thức như môi giới BH, đại lý độc lập nhằm giúp người dân dễ dàng tiếp cận BH và bảo vệ quyền lợi bản thân. 5.2.2 Về phía đơn vị cung cấp BH - Tăng cường hoạt động đào tạo đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, đầy nhiệt huyết, thể hiện trách nhiệm đạo đức trong nhiệm vụ thực hiện thí điểm BH tôm nuôi nhằm phục vụ tốt và tận tâm cho khách hàng tham gia BH. Bên cạnh đó, công ty cần thực hiện định kỳ việc kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh hoạt động đại lý nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho người mua BH. - Công ty cần tuyển chọn và mở rộng đại lý hoặc môi giới trên các địa bàn triển khai BH để dễ dàng tiếp cận được khách hàng, đồng thời quan tâm đến huấn luyện đại lý, nhân viên kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày rõ ràng, dễ hiểu để nông dân có thể nắm bắt thông tin chính xác. - Một kiến nghị quan trọng nữa cho việc nâng cao dịch vụ BH nhất thiết phải tiếp tục nghiên cứu cải tiến sản phẩm bởi vì BH tôm nuôi là mô hình mới, một số điều kiện, điều khoản còn chưa phù hợp cao với thị hiếu của khách hàng. Đồng thời, việc thiết kế hợp đồng BH cần cố gắng sử dụng ngôn từ sao cho đơn giản, dễ hiểu nhưng không làm ảnh hưởng đến nội dung quan trọng trong hợp đồng. 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO  Danh mục tài liệu tiếng Việt 1. Bùi Dương Hải và cộng sự, 2009. Giáo trình kinh tế lượng. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài Chính. 2. Cục Thống kê Bạc Liêu, 2012. Báo cáo tình hình sản xuất Nông-LâmThủy sản ước năm 2012. Bạc Liêu, tháng 12 năm 2012. 3. Cục thống kê Bạc Liêu, 2012. Niên giám thống kê 2012. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 4. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam. Báo cáo thị trường bảo hiểm Việt Nam 2006, 2007, 2008, 2009, 2010. 5. IPSARD (Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiêp Nông thôn), 2009. Tầm nhìn chính sách bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam, [pdf] Available at: < http://ipsard.gov.vn/images/2009/12/7tailieuthamkhao_BHNN.pdf> [Accessed 12 September 2013]. 6. Mai Văn Nam, 2012. Xây dựng mô hình phát triển làng nghề kết hợp với du lịch ở Bạc Liêu. Báo cáo tổng hợp khoa học công nghệ. Đại học Cần Thơ. 7. Nguyễn Quốc Nghi, 2012. Nhu cầu tham gia bảo hiểm sản lượng của hộ nuôi tôm sú ở huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. Kỷ yếu khoa học Đại Học Cần Thơ, 2012. 8. Nguyễn Văn Định, 2005. Giáo Trình Bảo Hiểm. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê. 9. Phan Đình Khôi, 2012. Tín dụng chính thức và không chính thức ở Đồng bằng sông Cửu Long: Hiệu ứng tương tác và khả năng tiếp cận. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, 2012: 144-165. 10. Quốc Hội, 2000. Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000. Hà Nội, tháng 12 năm 2000. 11. Sở NN&PTNT Bạc Liêu, 2013. Báo cáo sơ kết tỉnh hình thực hiện thí điểm BH tôm nuôi theo Quyết định 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ. Bạc Liêu, tháng 01 năm 2013. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu. 12. Tổng cục thống kê, 2012. Kết quả điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và Thủy sản năm 2011. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 13. Trần Văn Kiên, 2012. Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh ở thành phố Bạc Liêu. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Cần Thơ.  Danh mục tài liệu tiếng Anh 1. Babcock, B. A., and Hart, C. E., 2005. Influence of the Premium Subsidy on Farmers’ Crop Insurance Coverage Decisions. Working Paper 05-WP 393. 55 Center for Agricultural and Rural Development, Iowa State University, Ames. April 1, 2005. 2. Baquet, A. and Smith, V., 1996. Demand for multiple peril crop insurance: Evidence from Montana wheat farms. American Journal of Agricultural Economics, 78(1): 189-201. 3. Binswanger, H. P. 1980. Attitudes Toward Risk: Experimental Measure_ ment inRural India. American Journal of Agricultural Economics, 62: 174-82. 4. Binswanger, H. P. and Donald A. S., 1983. Risk Aversion and Credit Constraints in Farmers' Decision Making: A Reinterpretation. Journal of Development Studies, 20: 5-21. 5. Chambers, R. G., 1989. Insurability and moral hazard in agricultural insurance markets. American Journal of Agricultural Economics, 71: 604-616. 6. Churchill,C., 2007. Insuring the Low-Income Market: Challenges and Solutions for Commercial Insurers. Actuary of the Future, 27(9): 28-33. 7. Dufhuesa, T. Lemke, U. and Fischer, I., 2004. New ways for rural finance? Livestock insurance schemes in Vietnam. Conference on Internatio_ nal Agricultural Research for Development. Berlin, October 5-7, 2004 8. Duong, P.B. and Izumida,Y., 2002. Rural development finance in Vietnam: A microeconomic analysis of household surveys. World Development, 30: 319-335. 9. Enjolras, G., Capitanio, F., and Adinolfi, F., 2011. The demand for crop insurance: Combined approaches for France and Italy, [pdf] Available at: < http://www.eng.auth.gr/mattas/13_1_1.pdf Accessed 1 September 2013]. 10. FAO, 2011. Agricultural insurance in Asia and the Pacific region, [pdf] Available: [Accessed 14 August 2013]. 11. Fields, D. and Gillespie, J., 2003. Beef Producer Preferences and Purchase Decisions for Livestock Revenue Insurance Products. Annual Meeting: the Southern Agricultural Economics Association. Alabama, February 1-5, 2003. 12. Ginder, M., Spaulding, A.D., Winter, J.R. and Tudor, K., 2006. Crop Insurance Purchase Decisions:A Study Of Northern Illinois Farmers, [pdf] Available at: < http://ageconsearch.umn.edu/bitstream/96367/2/297_Spaulding.pdf> Accessed 13 August 2013]. 13. GlobalAgRisk, 2009. Designing Agricultural Index Insurance in Developing Countries: A GlobalAgRisk Market Development Model Hand_book for Policy and Decision Makers, [pdf] Available: < https://www. agriskmanagementforum.org/sites/agriskmanagementforum.org/files/Docume nts/Designing%20Ag%20Ins%20in%20DCs.pdf> [Accessed 6 August 2013]. 56 14. Hasanabadi, 2005. An economic analysis of crop insurance for onion in Dharwad district, [pdf] Available at: < http://etd.uasd.edu/ft/th8465.pdf> [Accessed 24 September 2013]. 15. Hazell, P. B. R., Pomareda, C. and Valdes, A., 1986. Crop Insurance for Agricultural Development: Issues and Experience, [pdf] Available at: [Accessed 12 September 2013]. 16. Hazell, P. B. R.,1992. The Appropriate Role of Agricultural Insurance in Developing Countries. Journal of International Development, 4: 567–581. 17. Iturrioz, R., 2009. Agricultural Insurance, [pdf] Available at: [Accessed 12 September 2013]. 18. Just, R. E., Calvin, L., Quiggin, J.,1999. Adverse Selection in Crop Insurance: Actuarial and Asymmetric Information Incentives. American Journal of Agricultural Economics, 4: 834-849. 19. Knight, T.O. and Coble, K.H., 1997. Survey of U.S. Multiple Peril Crop Insurance Literature Since 1980. Review of Agricultural Economics, 19: 128156. 20. Mishra, A.K., Goodwin, B.K., 2006. Revenue insurance purchase decisions of farmers. The Journal of Applied Economics, 38: 149-159. 21. Mohammed, M. and Ortmann, G., 2005. Factors Influencing Adoption Of Livestock Insurance By Commercial Dairy Farmers In Three Zobatat Of Eritrea. Research in agricultural and applied economics, 2 (2005): 172-186. 22. Sadati, S.A., Ghobadi, F. R., Mohamadi, Sharifi, Y. O. and Asakereh, A., 2010. Survey of effective factors on adoption of crop insurance among farmers: A case study of Behbahan County. African Journal of Agricultural Research, 5(16): 2237-2242 23. Sheth, J.N., Mittal, B. and Newman, B.I., 2001. Understanding Customer as Financial Services Customer, Customer behavior. Harcourt Brace College Publisher. 24. Skees, J. R., Hartell, J. and Hao, J., 2006. Weather and Index-based Insurance for Developing Countries:Experience and Possibilities. Agricultural Commodity Markets and Trade: New Approaches to Analyzing Market Structure and Instability. 25. Torkamani, J. 2002. Final reports of plan efficiency of wheat insurance. Planning research and agricultural economic institution of agricultural department, Iran. 26. Võ Trí Thành, Trịnh Quang Long, Trần Bình Minh và Nguyễn Công Mạnh, 2013. Farm Households’ Willingness To Pay For Crop (Micro) Insurance In Rural Vietnam: An Investigation Using Contingent Valluation Method, [pdf] Available: [Accessed 29 September 2013]. 57 27. WB and DFID (The World Bank and Department for International Development), 1999. Vietnam, voices of the poor; synthesis of participatory poverty assessments, [pdf] Available at: [Accessed 12 August 2013]. 28. Weldon, R. and VanSickle,J., 2005. Specialty Crop Producers’ Crop Insurance Decisions. Annual Meeting. Southern Agricultural Economics Ass_ ociation. Arkansas, February 5-9, 2005. 58 PHỤC LỤC 1 KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH LOGIT . logit thamgiabhnn taphuankt gioitinh trinhdo lamviecdp sonamkn dt_tom vayvon thongtinbh chiphisxtomtbvu1000m2 Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration 0: 1: 2: 3: 4: 5: 6: log log log log log log log likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood = = = = = = = -78.214976 -40.882273 -34.407734 -32.833304 -32.678586 -32.676455 -32.676454 Logistic regression Number of obs LR chi2(9) Prob > chi2 Pseudo R2 Log likelihood = -32.676454 thamgiabhnn Coef. Std. Err. taphuankt gioitinh trinhdo lamviecdp sonamkn dt_tom vayvon thongtinbh chiphisxto~2 _cons 2.544849 .3159692 -.2519812 1.871005 .0722796 .158575 .2935898 2.338032 -.0000359 -2.906091 z .8072774 1.133944 .1207942 1.081677 .0945316 .0624119 .7284027 .7471735 .0000291 1.585732 P>|z| 3.15 0.28 -2.09 1.73 0.76 2.54 0.40 3.13 -1.23 -1.83 0.002 0.781 0.037 0.084 0.445 0.011 0.687 0.002 0.218 0.067 = = = = 113 91.08 0.0000 0.5822 [95% Conf. Interval] .9626145 -1.90652 -.4887336 -.249044 -.1129989 .0362499 -1.134053 .8735986 -.0000929 -6.01407 4.127084 2.538459 -.0152289 3.991054 .2575581 .2809001 1.721233 3.802465 .0000212 .201887 . mfx Marginal effects after logit y = Pr(thamgiabhnn) (predict) = .6491852 variable taphua~t* gioitinh* trinhdo lamvie~p* sonamkn dt_tom vayvon* thongt~h* chiphi~2 dy/dx .5032032 .0739857 -.0573872 .3305719 .0164612 .0361145 .0677478 .4966277 -8.17e-06 Std. Err. .12208 .27155 .02742 .13898 .02161 .01267 .17003 .13813 .00001 z 4.12 0.27 -2.09 2.38 0.76 2.85 0.40 3.60 -1.20 P>|z| [ 0.000 0.785 0.036 0.017 0.446 0.004 0.690 0.000 0.232 95% C.I. .263938 -.458243 -.111122 .058172 -.025898 .011278 -.265504 .225891 -.000022 .742468 .606214 -.003652 .602972 .05882 .060951 .400999 .767365 5.2e-06 (*) dy/dx is for discrete change of dummy variable from 0 to 1 59 ] X .424779 .840708 7.69027 .19469 9.29204 13.8841 .672566 .522124 15137.9 . corr taphuankt gioitinh trinhdo lamviecdp sonamkn dt_tom vayvon thongtinbh chiphisxtomtbvu1000m2 (obs=113) taphua~t gioitinh trinhdo lamvie~p sonamkn taphuankt gioitinh trinhdo lamviecdp sonamkn dt_tom vayvon thongtinbh chiphisxto~2 1.0000 0.0316 1.0000 0.2392 0.2094 1.0000 0.3009 -0.0913 0.0804 1.0000 -0.0672 0.0926 0.0726 -0.0099 1.0000 0.2865 -0.0474 0.2903 0.2478 0.1701 1.0000 0.1418 -0.3037 -0.0888 0.1049 0.0755 0.1433 0.4637 0.1645 0.3900 0.2914 0.1205 0.4607 0.0171 0.1235 0.0898 -0.1120 -0.0168 -0.3509 . estat classification Logistic model for thamgiabhnn True Classified D ~D Total + - 52 7 5 49 57 56 Total 59 54 113 Classified + if predicted Pr(D) >= .5 True D defined as thamgiabhnn != 0 Sensitivity Specificity Positive predictive value Negative predictive value Pr( +| D) Pr( -|~D) Pr( D| +) Pr(~D| -) 88.14% 90.74% 91.23% 87.50% False False False False Pr( +|~D) Pr( -| D) Pr(~D| +) Pr( D| -) 9.26% 11.86% 8.77% 12.50% + + - rate rate rate rate dt_tom for for for for true ~D true D classified + classified - Correctly classified 89.38% 60 vayvon thongt~h chiphi~2 1.0000 0.0498 1.0000 0.0849 -0.1749 1.0000 PHỤC LỤC 2 BẢNG PHỎNG VẤN NÔNG HỘ Xin chào Ông (Bà), tôi tên …………………., là sinh viên thuộc khoa kinh tế - QTKD của Trường Đại học Cần thơ. Tôi đang thực hiện một nghiên cứu về “Bảo hiểm Nông nghiệp” – đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Cần Thơ. Rất mong ông (bà) vui lòng dành khoảng 20 phút để giúp tôi hoàn thành bảng câu hỏi khảo sát dưới đây. Tôi cam đoan những câu trả lời của ông (bà) sẽ được giữ bí mật tuyệt đối. Chân thành cảm ơn sự cộng tác của ông (bà). I. PHẦN QUẢN LÝ - Ngày phỏng vấn: - Số thứ tự BCH: - Tên đáp viên: - Địa chỉ: Ấp, khu vực:________ Phường, xã: ____________ Huyện, thị xã:________Tỉnh, Tp:___________ - Số điện thoại (nếu có): II. THÔNG TIN CHUNG CỦA CHỦ HỘ Họ và tên chủ hộ: .................................................................................. Giới tính: 1 - Nam 0 - Nữ 2. Năm sinh của chủ hộ:______ 3. Dân tộc của chủ hộ: 1 - Kinh 2 - Khmer 3 - Hoa 4 - Chăm 5 - Khác (ghi rõ)_________ 4. Trình độ học vấn của chủ hộ:_____ 5. Hoạt động chính của chủ hộ:_______________ 6. Ông (Bà) đã thực hiện hoạt động chính này mấy năm (kinh nghiệm): ______________ 7. Thời gian sống tại địa phương của chủ hộ:________ năm III. THÔNG TIN CHUNG CỦA HỘ 8. Tổng số thành viên trong gia đình: _______người 8.1 Số thành viên trong độ tuổi lao động (Có khả năng lao động) là: _____________người 8.2 Thông tin về các thành viên trong độ tuổi lao động(Có khả năng lao động) năm 2013: Quan hệ với TT Tên Tuổi Nam Trình độ học vấn Nghề nghiệp chủ hộ (1) (lớp) 1 nữ (0) 2 3 4 5 6 7 9. Trong gia đình ông (bà) có thành viên làm tại một trong các đơn vị sau đây: TT Tiêu thức Có (1) ; Không (0) 1 Làm ở cơ quan hành chính địa phương 1 0 Làm trong các tổ chức xã hội hay đoàn thể tại địa 2 1 0 3 phương Làm ở ngân hàng 1 0 4 Làm ở các công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm 1 0 10. Ông (Bà) có là xã viên của hợp tác xã nông nghiệp không: 0 – Không ; 1 – Có 11. Hộ gia đình của ông (bà) thuộc đối tượng nào sau đây? 1. Hộ nghèo 2. Hộ cận nghèo 3. Hộ bình thường 4. Tổ chức 5. Khác 61 12. Diện tích đất của gia đình năm 2012 và năm 2013 Phân loại đất theo mục đích sử dụng Năm Đất thổ cư Đất trồng lúa Đất nuôi tôm (*) 2 2 (m ) (m ) (m2) Khác (m2) Tổng 2012 2013 (*) Ghi chú: Không bao gồm diện tích đất dùng làm ao/hồ chứa lắng và ao/hồ xử lý nước thải IV. THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA HỘ 13. Ông (Bà) có vay vốn hay không: 0 Không (tiếp câu 16); 1 Có (tiếp câu 17) 14. Ông (bà) vui lòng cho biết lý do tại sao không vay vốn 1. Đủ nguồn lực tài chính sẵn có 2. Không đủ điều kiện được vay 3. Không biết thông tin về vay vốn 4. Khác 15. Ông (bà) vui lòng cho biết thông tin cụ thể về tình hình vay vốn của gia đình Chỉ tiêu Nguồn vay Mục đích sử dụng Số tiền (VND) Năm 2012 6 tháng 2013 Cung cấp bởi: 0 - không được cung cấp ; 1 - các tổ chức chính phủ ; 2 - các tổ chức tư nhân ; 3 - cả hai nguồn Ảnh hưởng của các thông tin này đến kết quả sản xuất KD của gia đình : 1. Rất xấu ; 2.Xấu ; 3.Không ảnh hưởng ; 4. tốt và 5. rất tốt 1. Chính thức 2. Bán chính thức 3. Phi chính thức 1. Sản xuất kinh doanh 2. Tiêu dùng 3. Trả nợ 1. Xin vay 2. Vay được Kỳ hạn (tháng) Lãi suất (%/năm) 16. Các thông tin ông (bà) được hỗ trợ: TT Tiêu thức Kiến thức sử dụng yếu tố đầu vào 0 1 2 3 1 2 3 4 5 của sản xuất (phân bón, giống, .) 2 Thông tin thị trường đầu ra 0 1 2 3 1 2 3 4 5 3 Thông tin về các nguồn tín dụng 0 1 2 3 1 2 3 4 5 4 Khác (ghi rõ) 0 1 2 3 1 2 3 4 5 17. Mô hình sản xuất (bằng cách khoanh tròn số thích hợp) 17.1 Đối với hộ trồng lúa: 1 - độc canh (chỉ trồng lúa) 2 - luân canh (luân phiên lúa với cây trồng hay khác) 17.2 Đối với hộ nuôi tôm: 1- nuôi thâm canh 2- nuôi bán thâm canh 3- nuôi quảng canh 4- nuôi quảng canh cải tiến 5- Khác (ghi rõ) _________________ 18. Thu nhập năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 từ hoạt động sản xuất 1 62 19. Chi tiêu của hộ 1 Chi tiêu trung bình tháng Năm 2012 Năm 2013 Tiêu thức TT Chi tiêu cho tiêu dùng Trong đó: Ăn uống, mua sắm Giáo dục Đi lại Giao tiếp Trả nợ (nếu có) 2 Chi tiêu cho sản xuất Trong đó: Trồng lúa Nuôi tôm 3 Phần tích lũy Tổng cộng 20. Ông (Bà) vui lòng cho biết thông tin về khoản tích lũy của gia đình mình trong năm 2012 và 2013 Năm 2012 Năm 2013 TT Tiêu thức Có (1) Không Có (1) Không (0) 1 Mua vàng (0) 2 Chơi hụi 3 Tham gia tổ tiết kiệm của Hội phụ nữ, ... 4 Gởi quỹ tiết kiệm 21. Chi phí sản xuất của gia đình năm 2012 và 2013 22. Ông (Bà) thường tiêu thụ sản phẩm như thế nào? (1) Thương lái Khác______________ (2) Bán lẻ (3) Cả hai đối tượng (4) V. CHƯƠNG TRÌNH BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP 23. Những khó khăn mà ông (bà) gặp phải trong quá trình sản xuất? 1 - Thiếu vốn đầu tư 2 - Giá (con) giống cao 3 - Giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cao/ Giá thuốc chữa bệnh cho thủy sản cao 4 - Giá thức ăn cho tôm tăng cao 5 - Điều kiện môi trường ngày càng khắc nghiệt 6 - Thiếu thông tin về kỹ thuật nuôi, trồng, chăm sóc, thu hoạch 7 - Sâu, bệnh hoành hành 8 - Thiếu lao động 9 - Chính sách bảo hiểm nông nghiệp còn nhiều bất cập 10 - Thiếu nguồn tiêu thụ 11 - Giá bán không ổn định 12- Khác_________________ 24. Ông bà thường giải quyết bằng cách nào? 1 – Đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi 2 – Cải tạo quy trình kỹ thuật 3 – Mua bảo hiểm cho cây trồng vật nuôi 4– Khác____________________________ 25. Ông (Bà) có tham gia chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp ? 0 – Không 1 - Có (Nếu có thì trả lời tiếp câu hỏi 26; nếu không có thì trả lời tiếp câu hỏi 27) 26. Lý do ông (bà) tham gia bảo hiểm nông nghiệp? 1 - Đáp ứng điều kiện vay vốn sản xuất của ngân hàng 2 - Khuyến cáo của địa phương 63 3 - Giảm thiểu thiệt hại, thu hồi vốn sản xuất khi có rủi ro 4 - Được hỗ trợ mức phí tham gia 5 - Giảm được chi phí đầu vào (giá giống, thức ăn cho thủy sản,…) 6 - Được tập huấn kỹ thuật sản xuất 7 - Khác (ghi rõ)_______________________________ 27. Lý do ông (bà) không tham gia bảo hiểm nông nghiệp ? 1 - Không biết thông tin về chương trình bảo hiểm nông nghiệp 2 - Phí tham gia bảo hiểm cao 3 - Thủ tục phiền phức (khi tham gia, khi bồi thường) 4 - Sản xuất nhỏ lẻ 5 - Không muốn bị áp đặt thực hiện theo 1 quy trình (sản xuất) nhất định 6 - Tự khắc phục được rủi ro 7 - Khác (ghi rõ)________________________________ 28. Ông (bà) đã biết đến bảo hiểm nông nghiệp từ đâu? 1 - Từ chính quyền địa phương 2 - Từ các công ty bảo hiểm 3 - Tổ chức tín dụng 4 - Từ người thân, bạn bè 5 - Từ TV, báo đài, tạp chí, ... 6 - Tự tìm thông tin 7 - Khác (ghi rõ)________________________________ 29. Ông (Bà) đang tham gia chương trình bảo hiểm nông nghiệp gì ? 1 - Bảo hiểm cây lúa 2 - Bảo hiểm tôm cá 3 - Bảo hiểm vật nuôi 30. Ông (Bà) đang tham gia bảo hiểm nông nghiệp của công ty nào? 1 - Công ty bảo hiểm Bảo Việt 2 - Công ty cổ phần Bảo Minh 3 Khác 31. Ông (Bà) đã tham gia được bao nhiêu vụ? ………………năm……………… 32. Mức phí ông (bà) được hỗ trợ khi tham gia chương trình bảo hiểm ? 1 - 100% 2 - 90% 3 - 60% 4 - Khác 33. Cách thức tham gia bảo hiểm ? 1 - Cá nhân hộ 2 - Nhóm hộ 3 - Hợp tác xã 4 - Khác 34. Loại hình tham gia bảo hiểm nông nghiệp ? 1. Bảo hiểm bồi thường tổn thất theo giá 2. Bảo hiểm bồi thường tổn thất theo năng suất 3. Bảo hiểm bồi thường tổn thất theo loại rủi ro 4. Bảo hiểm bồi thường tổn thất theo chỉ số 5. Khác_____________________________ 35. Thông tin liên quan bảo hiểm nông nghiệp Năm 2012 Tiêu thức Vụ 1 Vụ 2 Năm 2013 Vụ 1 Vụ 2 Diện tích nuôi tôm tham gia BHNN (ha) Tôm giống Thức ăn Số lượng (con) Đơn giá (đồng/con) Khối lượng (tấn) Đơn giá (đồng/kg) Rủi ro được bảo hiểm Thời điểm nuôi bị thiệt hại (ngày thứ….) Tỷ lệ phí bảo hiểm theo hình thức nuôi(%) Số tiền bảo hiểm (triệu đồng) Số tiền bồi thường (triệu đồng) Ước tính Thực tế 36. Việc tham gia bảo hiểm nông nghiệp có mang lại hiệu quả như ông (bà) mong đợi không? Ông (Bà) có ý kiến gì khi tham gia chương trình bảo hiểm nông nghiệp? __________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________ ______________________ 64 37. Theo ông (bà) có nên phát triển rộng rãi bảo hiểm nông nghiệp hay không? Vì sao? __________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________ ______________________ 38. Ông (bà) có đề xuất gì để nâng cao hiệu quả của chương trình bảo hiểm trong việc ổn định thu nhập của hộ sản xuất? __________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________ _________________________________ 39. Ông (Bà) có muốn tham gia vào vụ tới không ? 0. Không 1. Có XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ GIÚP ĐỠ CỦA ÔNG (BÀ)! 65 [...]... đó là tại sao chính sách hỗ trợ này chưa thật sự đi vào đời sống của nông dân Phải chăng do mức phí BH vượt quá khả năng tài chính của các hộ nuôi tôm, hay là do chưa nắm bắt đầy đủ thông tin từ cấp địa phương; hay đặc tính của sản phẩm BH tôm nuôi chưa phù hợp với nhu cầu thực tế Đề tài: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm tôm nuôi của hộ nông dân tại tỉnh Bạc Liêu được... văn tập trung tìm hiểu các nhân tố quyết định tham gia BHNN của các hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu 1.4.2 Đối tượng nghiên cứu Các hộ nuôi tôm sú TC-BTC và tôm thẻ chân trắng thâm canh đã ký kết hợp đồng BH tôm nuôi và chưa tham gia BH tôm nuôi, bao gồm: hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ bình thường 1.4.3 Không gian nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại tỉnh Bạc Liêu, cụ thể các địa phương được lựa... nếu nông hộ có sử dụng vốn vay cho hoạt động nuôi tôm, nhận giá trị 0 nếu không có 17 − + + + + + + Dựa vào lập luận trong phần cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư BHNN của nông dân kết hợp với khảo sát thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu, tác giả đưa ra các nhân tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến quyết định tham gia BH tôm nuôi của nông hộ ở tỉnh Bạc Liêu Trong đó, hệ số của các. .. BH tôm nuôi của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, từ đó đề xuất một số giải pháp mở rộng dịch vụ BH cho hộ nuôi tôm ở tỉnh Bạc Liêu 1.2.4 Mục tiêu cụ thể Từ mục tiêu tổng quát trên, đề tài tập trung tìm hiểu những mục tiêu cụ thế sau:  Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng triển khai thí điểm BH tôm nuôi ở tỉnh Bạc Liêu  Mục tiêu 2: Phân tích nhân tố tác động đến quyết định tham gia BH tôm nuôi của. .. để phân tích tổng quan các vấn đề có liên quan đến BH tôm nuôi 2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu a) Mô hình nghiên cứu - Đề tài sử dụng phương pháp phân tích hồi quy logistic phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua BH của nông dân Mô hình logistic được thiết lập như sau: Pr (y=1│xi) = Pi = F(x’iβ) Trong đó: Y: biến phụ thuộc thể hiện quyết đinh mua BH tôm nuôi của nông dân trên địa bàn tỉnh. .. nhóm tham gia Nhóm hộ chưa có ý định mua BH tôm nuôi cho sản xuất được gọi là nhóm không tham gia Để đảm bảo kết quả nghiên cứu phản ánh khách quan nhân tố ảnh 15 hưởng đến quyết định tham gia BH tôm nuôi, mẫu điều tra cần phải bao gồm các hộ đã tham gia và không tham gia BH Tổng cộng có 113 hộ gia đình đã được lựa chọn và yêu cầu được phỏng vấn Câu hỏi nghiên cứu được thiết kế nhằm xác định nhu cầu tham. .. đồng bảo hiểm phải có những nội dung sau đây: a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểmhoặc người thụ hưởng; b) Đối tượng bảo hiểm; 5 c) Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản; d) Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm; đ) Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm; e) Thời hạn bảo hiểm; g) Mức phí bảo hiểm, phương... tham gia BH theo thỏa thuận của hai bên Theo Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, quy định: - Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng và bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm - Nội dung của hợp đồng bảo hiểm: 1 Hợp đồng bảo. .. mẫu Do chủ hộ là người nắm bắt rõ tình hình hoạt động sản xuất của hộ cũng như ảnh hưởng lớn đến quyết định tham gia hay không sản phẩm BH tôm nuôi, nên người đứng đầu các hộ gia đình đã được lựa chọn để phỏng vấn Mặt khác, đối tượng điều tra được phân loại thành 2 nhóm dựa trên tình trạng tham gia BH từ chương trình thí điểm BH tôm nuôi giai đoạn 2011-2013 của tỉnh Nhóm các hộ đã mua BH tôm nuôi do công... khảo các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu - Chương 3: Trình bày thực trạng phát triển NTTS và công tác triển khai thí điểm BH tôm nuôi tại tỉnh Bạc Liêu - Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu, từ đó đánh giá yếu tố tác động đến quyết định mua BH tôm nuôi của hộ nông dân ở tỉnh Bạc Liêu Đề xuất giải pháp - Chương 5: Kết luận vấn đề thu được từ nghiên cứu và đưa ra một số kiến nghị cho các ... -0-0-0 - QUÁCH VŨ HIỆP MSSV: 4104514 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA BẢO HIỂM TÔM NUÔI CỦA HỘ NÔNG DÂN TẠI TỈNH BẠC LIÊU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN... yếu tố ảnh hưởng đến định đầu tư BHNN nông dân kết hợp với khảo sát thực tiễn địa bàn nghiên cứu, tác giả đưa nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến định tham gia BH tôm nuôi nông hộ tỉnh Bạc Liêu. .. sau:  Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng triển khai thí điểm BH tôm nuôi tỉnh Bạc Liêu  Mục tiêu 2: Phân tích nhân tố tác động đến định tham gia BH tôm nuôi người dân địa bàn Tỉnh  Mục tiêu 3:

Ngày đăng: 12/10/2015, 18:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan